Chương 3. ĐẶC SẮC THƠ BÙI CHÍ VINH TRONG NGHỆ THUẬT TỔ CHỨC NGÔN TỪ
3.3. Ngôn ngữ thơ Bùi Chí Vinh
3.3.1. Tính “vỉa hè” của ngôn ngữ
Đọc thơ Việt Nam thời trung đại, thậm chí thơ của thời Thơ mới, ta ngập vào một không gian ngôn ngữ đầy tính ước lệ, hoa mĩ, bóng bẩy. Mọi lời ăn tiếng nói hàng ngày, mọi thứ ngấp nghé “khẩu ngữ” đều bị coi rẻ và khả năng loại trừ cao ngất. Nhưng trong thơ đương đại, tính khẩu ngữ không phải bao giờ cũng bị xem là một yếu tố tiêu cực, phản thẩm mỹ.
Dạng thức khẩu ngữ xuất hiện khá nhiều trong thơ Bùi Chí Vinh. Điều này không có gì lạ. Các nhà thơ khác thi thoảng cũng sử dụng hình thức khẩu ngữ trong thơ. Nguyễn Du cũng đã từng đặt vào mồm Tú Bà: Thôi thôi vốn liếng đi đời nhà ma; Lưu Trọng Lư từng viết: Mƣa mãi mƣa hoài…/ Mƣa chi mƣa mãi…; Thế Lữ thốt lên trong Tiếng gọi bên sông: Đi đâu vội bấy, hỡi ai ơi!; Tản Đà tha thiết nhắn: Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi/ Trần thế em nay chán nữa rồi…Có điều, Bùi Chí Vinh dùng khẩu ngữ như một phương thức biểu đạt thường trực.
Ngôn ngữ vỉa hè trong thơ Bùi Chí Vinh mang tính suồng sã, đời thường là loại ngôn ngữ xuất phát từ điểm nhìn có tính chất dân chủ hóa. Nhà thơ xuất hiện như một người bình thường giữa xô bồ phức tạp bụi bặm. Nó thể hiện sự khước từ chất thơ gắn với cái đẹp một cách thơ mộng, cách điệu, vượt lên trên đời sống hàng ngày. Nó cũng phản ánh vị trí bình thường của nhà thơ trong cuộc sống đời thường:
Chán cảnh triều đình ƣa dạ vũ Ghét gớm ghê một lũ nịnh thần Ra cha quán cóc tìm chút rƣợu Yến ẩm cùng quan võ quan văn
(Bùi Vương ác mộng)
Anh cũng có cái nhìn cận cảnh với ngôn ngữ thơ cực kì đời, cực kì hiện thực, với những từ ngữ thông tục:
Ả điếm được no nhờ bước hai hàng Tôi được làm người nhờ đói quanh năm
(Đói)
Những câu thơ “giật cục” như nhát búa đóng vào tâm thức chúng ta về một sự thực xót xa!
Xưa cụ Nguyễn Du tả cái nụ hàm tiếu của Thuý Vân khiến ai cũng ngẩn ngơ: Hoa cười ngọc thốt đoan trang. Nay tả nụ cười của người yêu, Bùi Chí Vinh không ngần ngại khi có lối so sánh “trăm cây” (nghĩa là trăm lượng vàng) sặc mùi vật chất:
Em đã đến không người đưa kẻ đón
Nhoẻn miệng cười ngang giá trị “trăm cây”
(Đằng sau những quầy đổi tiền)
Đói khát, nợ nần, cơm ăn, nước uống, tiền bạc… tràn vào thơ, nằm chỏng quèo biểu tình đợi người thu nhặt. Nhà thơ sử dụng kiểu liệt kê để nói về những vấn đề này:
Bà già nhai trầu và bõm bẽm đơn ca Bài vọng cổ sáu câu về cơm áo Bà già làm một triệu nghề độc đáo
Lên bục đọc diễn văn, xuống bục ngủ vỉa hè Bà già disco mở cửa hàng nhậu nhẹt
Chăn gối thừa trong các phòng khuê (Thời của người già) Đó còn là chất ngang tàng bỗ bã:
Gặp chiều mƣa lạnh Chén tạc chén thù
Đem thơ tặng Phạm Đếch cần thiên thƣ
(Ghẹo Phạm Thiên Thư) Hay như cách dùng từ đệm “cha” trong câu thơ:
Ra cha quán cóc tìm chút rƣợu Yến ẩm cùng quan võ quan văn
(Bùi Vương ác mộng)
khác với từ “cha”- là đại từ để trỏ, thuộc ngôi thứ hai số ít, không mang nét nghĩa chỉ cha mẹ - trong hai câu thơ:
Xỏ giàm vào mõm nữa cha Để cho số tuổi ta già theo răng
(Thơ xích lô) Dạ dày ta nhảy lung tung
Nhảy dăm phút nữa dám khùng nghe cha (Thơ xích lô)
Cũng có khi đó là tiếng chửi:
Nhƣ là góa phụ tắt kinh
Ruột xe có chửa thình lình, chết cha (Thơ xích lô)
“Ngôn ngữ vỉa hè” có khi tạo cảm giác không đẹp nơi người đọc. Nó làm cho người đọc vốn quen thuộc với sự lãng mạn của hiện tượng mƣa từ trước đến nay trong thơ ca như:
Gió đưa mắt biếc cười xinh, Cho anh về với ân tình ngày xƣa . Nắng lên trời ngả bóng mƣa, Giọt sương tím nhỏ, nô đùa thời gian.
(Lãng tử mưa qua bụi trần – Hoài Vũ)
bỗng trở nên “choáng” khi đọc:
Những giọt nước sỗ sàng đang ói (Mưa, sự lặp lại)
Loại ngôn ngữ này đã góp phần đổi mới thơ, không muốn thơ ở mãi trong từ trường thơ mộng của thơ kiểu cũ và sự nghiêm trang của ngôn ngữ thơ Cách mạng.
Kể cả trong đề tài tình yêu, nơi cần những mĩ từ trau chuốt, Bùi Chí Vinh cũng không ngần ngại đưa vào hàng loạt từ ngữ dung tục, quá tự nhiên, những câu bỗ bã, suồng sã. Người đọc sẽ dễ dàng nhăn mặt, bịt mũi dị ứng với thứ ngôn ngữ xuất hiện bằng những từ khó chấp nhận. Anh từng thốt lên Anh yêu em …thấy mẹ; …Rang muối sao mà thơm thấy…mẹ; Các em nhƣ miếng cá kho/ Ngó thì thấy “đã”, cắn vô thấy …bà. Có người cho rằng vấn đề ở đây là tính mức độ. Cần làm chủ ngòi bút, cần tôn trọng người đọc và cũng nên nghĩ về “nhận thức Á Đông” để hướng đến cái đẹp của thơ ca.
Nhưng, cứ đọc hết toàn bài thơ, đặt nó vào “môi trường diễn xướng”, đặt nó trong hoàn cảnh sáng tác cụ thể của từng bài thì bài thơ vẫn mang đầy đủ tố chất của một bài thơ hay. Tại sao thế? Vì sự vận động của mạch thơ được sự chỉ đạo về tư tưởng nghệ thuật của Bùi Chí Vinh. Những chất liệu khẩu ngữ ấy được chuyển hóa thành ngôn ngữ thi ca thực sự bởi ngôn ngữ đó mang tính chất khẩu ngữ nhưng được gọt giũa, chọn lọc để lập tứ thơ, tìm hình ảnh, khai thác biểu tượng.
Và, với anh, làm thơ là một cuộc đối thoại. Thơ anh mang hơi thở của sự sống hằng thường. Vì thế, đôi lúc anh cũng sử dụng tiếng lóng trong thơ.
“Thƣ” trong câu thơ sau có nghĩa là “ếm”, “ếm bùa”:
Nếu trời cho tôi có bùa
Tôi sẽ “thư” hết những kẻ ăn cơm một ngày ba buổi (Đói)
Phong cách ngôn ngữ được Bùi Chí Vinh vận dụng trong thơ rất đa dạng, lúc thô mộc, xù xì, lúc trau chuốt, chọn lọc, nhưng phần lớn đều là dụng công nghệ thuật. Nó tạo ra giọng điệu thơ khó lẫn với người khác. Chính thao tác quen dùng khẩu ngữ trong thơ đã góp phần làm nên một Bùi Chí Vinh sáng tác thơ nhanh và dễ đến mức như lấy thơ từ trong túi ra.
Thơ ca hiện đại nói chung và thơ ca Bùi Chí Vinh nói riêng không chỉ đi tìm cái đẹp của thiên nhiên mà còn khai thác vẻ đẹp của cuộc sống con người trong qui luật vận động có tính thời đại và lịch sử của nó. Vì thế, đọc thơ Bùi Chí Vinh ta thấy nhiều bài thơ được cấu hình bằng ngôn ngữ của đời sống tự nhiên, là ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày, thậm chí, đó là ngôn ngữ đối đáp “lượm” được từ lề đường, hè phố, anh “bê” nguyên vào thơ, đến nỗi nhiều người không chấp nhận được, hoặc những người ủng hộ anh đôi lúc cũng dè dặt. Đó là hệ quả từ một quá trình lăn lộn kiếm sống, bươn chải tìm việc, hết mình vì bạn bè, bằng hữu, gia đình để “khạc” (từ dùng của Bùi Chí Vinh trong hồi ký của anh) ra thơ.
Chúng ta còn thấy tính vỉa hè của ngôn ngữ được dùng qua cách biểu đạt của hình thức thơ - đối - thoại. Ngôn ngữ thơ khi được khai thác ở hướng này thường giàu chất tự nhiên của đời sống. Nó khiến người đọc như vừa được đối thoại trực tiếp, vừa nghe cuộc đối thoại trực tiếp, vừa tạo những ấn tượng, cảm xúc hồn nhiên và được chấp nhận tồn tại như một lẽ tự nhiên của nó:
Tại bạn lắm nghề nên lắm nghiệp Hết bán gạo xong đến bán nhà Bán nhà đâu sướng bằng bán cá Xƣa Thúy Kiều còn phải bán “bar”
(Thơ bán cá)
Tác giả đang đối thoại với bạn mình và động viên bạn về nghề bán cá mưu sinh bất đắc dĩ của bạn. Nhưng vấn đề đang nói đến là quán ngữ “gái bán
bar” - một quán ngữ xuất hiện từ vỉa hè Sài Gòn từ những năm trước 1975, khi Sài Gòn bị biến thành nơi ăn chơi trác táng với “những cô gái ít học, thích son phấn, thích tụ tập, nhảy đầm và lấy Tây”. Gái bán bar là những phụ nữ kiểu như vậy và “công sở” họ làm là những nhà hàng, khách sạn, vũ trường...
Tuy nhiên, không phải lúc nào Bùi Chí Vinh đưa yếu tố khẩu ngữ và thứ “ngôn ngữ vỉa hè” vào thơ cũng đạt được hiệu quả tốt. Một sự sơ sẩy, quá đà, dễ dãi trong cách chơi từ, đùa chữ của anh cũng để lại những hạt sạn đáng tiếc: Mệnh phụ tuột quần đứng ngóng ngã tƣ; hay Ả điếm trở về mang theo hơi thối.
Tóm lại, có thể gọi tính dân dã vỉa hè của ngôn ngữ thơ Bùi Chí Vinh là một thứ đặc sản có từ cuộc sống Sài Gòn. Nói một cách nghiêm chỉnh thì đó là một sự táo bạo, mạnh dạn, cá tính trong quá trình sáng tạo nghệ thuật của Bùi Chí Vinh. Nó thể hiện thế giới quan, tầm nhìn, sự tiến bộ của người sáng tác. Nó chứng minh mối quan hệ mật thiết giữa văn và đời, giữa con người cá thể với cộng đồng cuộc sống. Tuy nó không nuôi dưỡng tâm hồn người bằng nghệ thuật ngôn từ, nhưng nó chuyển tải được chức năng nhận thức của văn học.
Hơn nữa, không riêng gì Bùi Chí Vinh mà các nhà thơ đương đại đều có quan niệm về ngôn ngữ thơ khác với giai đoạn, thời kì trước đó. Họ xem ngôn ngữ thơ là ngôn ngữ tự qui chiếu, thiên về ngôn ngữ biểu đạt nội dung hơn hình thức. Bùi Chí Vinh muốn tìm tòi và thể nghiệm cái mới lạ, nhưng
“sự mới lạ nhiều khi đến mức khó chấp nhận của thơ, lại có thể chấp nhận như những bước dò tìm khó nhọc của một cá thể đến với những tâm hồn đồng điệu” [6, 134]. Ở góc độ cảm thụ văn chương mà nói, cái bất lợi của một tác phẩm sử dụng nhiều ngôn ngữ vỉa hè là khó được những người không quen với loại ngôn ngữ ấy (đặc biệt là giới văn nghệ sĩ) cảm nhận và chấp nhận.
Đối với loại độc giả này, tác phẩm văn chương ấy là một công trình gợi sự tò mò, hoặc hấp dẫn họ ở những lí do khác, mà ngôn ngữ vỉa hè là một chướng
ngại. Song, Bùi Chí Vinh đã thành công khi anh sử dụng chính những vật liệu có sẵn trong cuộc sống này, không thèm gọt giũa, cho vào thơ, để phản ánh hiệu quả tri giác của con người đối với hiện thực khách quan, trong việc cần thiết phải phân biệt những ý nghĩa cơ bản đó bằng những từ ngữ khác nhau.
Khi đó, tính hình tượng và tính cụ thể trong ngôn ngữ thơ Bùi Chí Vinh chẳng những không làm phương hại tính khái quát, tính trừu tượng, mà ngược lạiẩic hai được phát triển song song, tạo sắc thái mới cho thơ ca của anh.