Chương 3. ĐẶC SẮC THƠ BÙI CHÍ VINH TRONG NGHỆ THUẬT TỔ CHỨC NGÔN TỪ
3.3. Ngôn ngữ thơ Bùi Chí Vinh
3.3.2. Phương ngữ Nam Bộ trong thơ và hiệu quả nghệ thuật của nó
Phương ngữ (tiếng Anh: dialect, tiếng Pháp: dialecte, đều có nguồn gốc từ tiếng La tinh là dialectus; và từ La tinh này lại có cội nguồn Hi Lạp:
dialektos) ban đầu có nghĩa là nói năng, hội thoại, mà hội thoại bao giờ cũng xảy ra tại một nơi, cho nên sau này, dialektos có nghĩa phái sinh là tiếng địa phương [63, 13].
Theo Hoàng Thị Châu thì phương ngữ là một thuật ngữ ngôn ngữ học được dùng để chỉ “sự biểu hiện của ngôn ngữ toàn dân hay với một địa phương khác” [15, 29]
Còn xét về đặc điểm thì “Phương ngữ là hình thái nhất định của một ngôn ngữ. Hình thái ấy có những đặc điểm riêng trong hệ thống ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng và được sử dụng ở một môi trường địa lý hẹp hơn môi trường của ngôn ngữ” [97, 142].
Như vậy, phương ngữ là hình thức ngôn ngữ có hệ thống ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp riêng biệt được sử dụng ở một phạm vi lãnh thổ hay xã hội.
Nó hẹp hơn ngôn ngữ vồn được hiểu là một hệ thống ký hiệu và qui tắc kết hợp của tiếng nói toàn dân tộc. Các phương ngữ khác (có người gọi là tiếng địa phương, phương ngôn) khác nhau trước hết là ở cách phát âm, sau đó là từ vựng, kể cả ngữ pháp.
Có thể nói, nếu từ toàn dân là phương tiện chung nhất của mỗi tác giả khi sáng tạo tác phẩm thì phương ngữ là những dấu hiệu biểu hiện phong cách và cá tính nhà thơ. Nó là một trong nhiều dấu hiệu làm nên cái riêng của từng tác giả. Nó phản ánh quá trình sáng tác của tác giả đó có ảnh hưởng đến quá trình sinh sống, sự tiếp nhận văn hóa vùng miền. Nói về vai trò của tiếng địa phương trong sáng tác của nhà văn, nhà thơ, Hữu Đạt có nhận định: „Thứ nhất nó có vai trò làm nổi bật cá tính, tâm lý của con người ở mỗi vùng đất, quê hương cụ thể và để cá biệt hóa những cái chung. Thứ hai, nó là biến thể của ngông ngữ chung, nhưng cũng có khi lại hoạt động ở thế bổ sung cho ngôn ngữ chúng thống nhất. Đó là trường hợp nó chỉ những sản vật riêng, đặc sắc của từng vùng khác nhau”.
Trong thực tiễn sáng tạo thi ca của văn học Việt Nam từ xưa đến nay, nhiều tác giả đã sử dụng phương ngữ như một đặc trưng thi pháp và tạo ra những hiệu quả thẩm mĩ đặc biệt (Nguyễn Du, Tố Hữu, Nguyễn Ngọc Tư).
Họ đã dùng đến phương ngữ như một phương tiện để phát huy tối đa tính độc đáo của sáng tác. Họ cũng không sử dụng phương ngữ tràn lan khiến cho người đọc khi tiếp nhận tác phẩm sẽ bị ức chế.
Sở dĩ cần nói cặn kẽ như vậy vì phương ngữ Nam Bộ trong sáng tác của Bùi Chí Vinh là lớp từ không phải chính thống nhưng sự hiện diện của nó tạo chỗ đứng riêng cho thơ Bùi Chí Vinh không lẫn vào đâu được. Nhiều người cũng thừa nhận rằng cái độc đáo làm nên phong cách Bùi Chí Vinh là sự chân chất, mộc mạc tươm ra từ nồng độ phương ngữ Nam Bộ đậm đặc. Ngôn ngữ trong sáng tác của Bùi Chí Vinh không “rặt Nam Bộ” như Nguyễn Đình Chiểu, Sơn Nam thời trước hay Mai Ninh, Nguyễn Ngọc Tư hiện giờ, nhưng đó lại là thứ ngôn từ góp nhặt từ lời ăn tiếng nói, sinh hoạt, văn hóa, cuộc sống thường nhật ở Sài Gòn. Đọc tác phẩm của Bùi Chí Vinh, ta sẽ nhận ra rằng, nếu phương ngữ Nam Bộ được dùng đúng chỗ thì cùng với những tác
giả văn học đương đại khác, đây có thể cấu thành một nhánh văn chương đặc biệt, không kém những chuẩn mực ở những miền khác.
Có thể nói Bùi Chí Vinh là một trong những nhà thơ sử dụng nhiều phương ngữ Nam Bộ - một hiện tượng lạ, mới trong dòng văn học đương đại.
Bùi Chí Vinh đã mạnh dạn khoác lên mình một chiếc áo đa sắc màu về phương ngữ Nam Bộ. Điều đó tạo một hiệu quả nghệ thuật nhất định trong sáng tác thơ anh.
Ta bắt gặp phương ngữ Nam Bộ ngay trong tựa đề tác phẩm. Nào là:
Ngó lại tiền nhân; Đụng độ Nguyễn Đức Sơn, Ghẹo Phạm Thiên Thƣ, Cách nhậu với Nguyễn Bắc Sơn, Nói dóc xuống Sài Gòn đòi nợ, Ngộ, Cái dằm, Ve chai hành, Tứ khoái, Hết biết, Cây dương ốm (tập Thơ đời, gồm 11/60 bài, tỉ lệ 18.3 %). Rồi đến Coi chừng, Trái mít Bình Dương, Anh và thằng nhóc (tập Thơ tình, gồm 3 /110 bài, tỉ lệ 2.7 %).
Từ tỉ lệ này, có thể thấy rằng, khi nói đến đề tài thế sự, Bùi Chí Vinh dùng thứ ngôn ngữ bình dân để diễn đạt, dù đó là ở ngay đầu đề tác phẩm.
Còn với loại thơ tình, có lẽ anh trau chuốt vốn từ ngữ hơn một chút, nên lớp từ địa phương Nam Bộ ít xuất hiện ở tiêu đề bài thơ.
Bước vào nghiệp thơ ca, Bùi Chí Vinh đã soi rọi thơ bằng vẻ mặn mà, đơn sơ của tiếng nói miền đất phương Nam. Không khoa trương, không cầu kì, không cường điệu mà cứ chân thật, bình dị, những từ ngữ xuất hiện trong câu thơ mà dân miền Nam đọc lên nghe quen thuộc vô cùng:
Không xỉn nhƣng mà hơi lạng quạng Nên các em hãy cố ngậm ngùi
Nếu thấy ta đọc thơ hào sảng Yêu cầu cả đám cạn li coi!
(Thơ rượu) Thì ta mừng ké dùm con mắt Gặp đàn bà là đá lông nheo
Các em trời đất cho khuynh quốc Khuynh cả đời ta muốn lộn lèo.
(Thượng thọ, Thơ đời,112) Với phụ nữ, ta định làm gì vậy
Sao lại chàng ràng nhƣ gã Lã Phụng Tiên?
(Phố động) Vài lời nhắn lão Tề Thiên
Tội chi không liệng vòng kiềng kim cô?
(Tứ khoái)
Chao ơi, cái bệnh anh hùng ngộ Xỉn quá làm vua cũng bắt mê
(Bùi Vương ác mộng) Ta đi dụ khị người phàm
Thấy huynh hiền sĩ từ quan lên rừng (Thơ xích lô) Phải chiếc guốc biết đi Thì đúng là cổ tích
Nhƣng đằng này em thích Làm chiếc guốc sút ra.
(Chuyện chiếc guốc)
Với 1069 lần sử dụng những từ ngữ Nam Bộ (thống kê qua hai tập thơ), chúng ta thấy rằng không như những nhà thơ đương thời hay những nhà thơ mang trong mình hai dòng văn hóa Bắc - Nam, Bùi Chí Vinh đã không ngại, không sợ người đọc biết mình là người Nam Bộ hay nói khác hơn là anh đã không phải cố sửa giọng, nắn giọng, thay đổi thói quen dùng từ của mình để người đọc cảm thấy có tính toàn dân. Ngược lại, anh để cho lời thơ, câu thơ thuần Nam Bộ của mình trôi chảy một cách tự nhiên. Số lượng từ ngữ Nam Bộ được dùng trong tác phẩm của anh vừa đủ để tạo ra một diện mạo thơ
riêng của anh. Điều này đã làm cho thơ anh có phong vị riêng mà nhiều người khi đọc thơ anh cảm thấy yêu thích (không phải vì lý do đồng hương nữa), dẫu chưa một lần đến Nam Bộ cũng cảm hết được. Sự thú vị của nó hiện ra mồn một. Chất Nam Bộ ấy ẩn chứa trong tâm hồn của những người sống giữa Sài Gòn phồn hoa đô hội, phố thị xô bồ nhưng phóng khoáng, nhân hậu, thẳng thắn, trung thực hết mình trong đời sống.
Có lẽ điều làm nên sự đặc sắc trong thơ thi sĩ họ Bùi này là sự kết hợp việc dùng phương ngữ Nam Bộ để tạo ra không gian văn hóa Nam Bộ.
Không gian văn hóa Nam Bộ trong thơ Bùi Chí Vinh chỉ là sự phác thảo thuần túy, đơn nét, người đọc nhận ra sau khi đọc thơ anh. Đó là những tập quán, cách sinh hoạt, lối sống, cách đối đãi bạn bè, đặc sản…theo kiểu Nam Bộ, rặt Nam Bộ.
Trước hết là văn hóa ẩm thực. Điều này thể hiện rõ tính cộng đồng.
Người miền Nam gặp nhau hỏi thân tình: “Nhậu không?” là có ngay một cuộc uống-rượu-không-lí-do mà đối tượng không phân biệt già trẻ lớn bé, thân sơ (đương nhiên trong cuộc vui đó cũng có chuyện kính trên nhường dưới). Hãy nhìn Bùi Chí Vinh vẽ ra một cuộc nhậu trong Thơ rƣợu của mình:
Đầu đuôi bạn mời ta uống rƣợu Kể tiếu lâm chơi, cười khan chơi Cần chi phải bồ đào, mỹ tửu Xƣa nay ai đã kỉ nhân hồi
Xây chừng bàn rƣợu dăm ba đứa Nhìn nhau chợt hiểu sắp sương sương Đứa nào lƣng cũng còng nhƣ ngựa Làm sao mà không cạn hồ trường
Thì chí của ai, thằng đó biết Riêng chí của ta, ta mỏi mệt Chí lớn chí nhỏ đổ đầy li
Khí phách chuyền một vòng cạn hết.
Cái kiểu xây chừng bàn rƣợu dăm ba đứa (vài người ngồi cùng bàn, mặt hướng vào nhau gọi là xây), sương sương (rượu đã ngấm vào người, nhưng chưa say hẳn), chuyền một vòng cạn hết (ở miền Nam, mọi người trong bàn nhậu uống rƣợu (không phải uống bia, uống bia kiểu khác) chung trong một cái ly cối (loại ly cỡ lớn, cách gọi dân gian), rượu được rót vào trong ly, chuyền đi tuần tự cho từng người, người cuối cùng phải uống hết số rượu còn trong ly – người miền Nam không uống rượu mỗi người một chung (cốc) như người miền Bắc), thì chính đó là kiểu văn hóa Nam Bộ.
Hay như một kiểu chúc mừng, tán thành thật đời thường đã vẽ lên một không gian sinh hoạt Nam Bộ thân tình :
Không xỉn nhƣng mà hơi lạng quạng Nên các em hãy cố ngậm ngùi
Nếu thấy ta đọc thơ hào sảng Yêu cầu cả đám cạn ly coi
(Thơ rượu)
Cũng có thể gọi những biểu hiện ấy là văn hóa cộng đồng Nam Bộ.
Nhìn chung, trong đời sống của người Nam Bộ, do nhiều nguyên nhân xã hội và lịch sử, tâm thức duy cộng đồng chiếm ưu thế hơn so với tâm thức duy cá nhân. Hay nói cụ thể hơn, chỉ có tính cộng đồng mà không có tính cá nhân, ngược lại với văn hóa phương Tây. Con người cá nhân ở đây phụ thuộc cộng đồng, sống vì cộng đồng, vui với cộng đồng. Đó là sự đoàn kết một cách tự giác không toan tính, là nét đẹp văn hóa của Nam Bộ nói riêng trong dòng chảy văn hóa cả nước nói chung.
Rồi đến đặc sản, món ngon Nam Bộ :
Đến nhà gặp bạn hiền bán cá Cá rô, cá sặc, cá thòi lòi Mà ta thì vốn thằng láu cá Thấy cá là chỉ muốn nướng trui
(Thơ bán cá)
Ngay trong cả cách xưng hô, Bùi thi sĩ cũng thể hiện chất thật thà, đơn sơ, bình dị nhưng đậm đà tình cảm bình dân. Đó là những từ nhân xưng đặc trưng của phương ngữ Nam Bộ không có ở phương ngữ Bắc Bộ. Chẳng hạn như xƣng qua được dùng ở ngôi thứ nhất (và gọi là bậu ) trong quan hệ tình thân (xưa dùng trong quan hệ vợ chồng). Bây giờ anh đưa vào lời nói của nhân vật mình làm cho ngôn ngữ trở nên mộc mạc :
Ông già kể: nếu ƣng nhậu rắn Mời mấy em lên núi một lần Khô hổ khô trăn qua chất đống Gọi là có dịp ngộ tri âm
(Ông già bắt rắn)
Ngay cả khẩu ngữ trong phương ngữ Nam Bộ cũng được anh sử dụng một cách khéo léo trong ngôn ngữ đối thoại, phản án được tâm tình, tình cảm của nhân vật trữ tình. Đó là lúc anh gật gù :
- Ờ, sao trái đất lắm đàn bà…
- Ờ, sao trái đất lắm đàn ông…
- Ờ, sao trái đất lại có ta…
Có khi lại bật ra tiếng cười khan:
Hê hê, thủy tổ nhà ta lạ
Khinh ngai vàng, mê gái thiệt sao ? (Họ Bùi)
Nhìn lại việc sử dụng phương ngữ Nam Bộ rất thoải mái trong thơ Bùi Chí Vinh, ta thấy có hai nguyên nhân chính. Xét về khách quan, đó là do
nguồn gốc, xuất xứ của sự việc, đối tượng được đề cập đến trong thơ anh quy định. Còn xét về chủ quan, đó là do nguồn gốc, xuất xứ của tác giả. Nam Bộ là nơi quê hương, nơi sinh trưởng, thành danh có những mảnh vỡ văn hóa găm vào da thịt, khiến cho sáng tác của anh vừa mang đậm phong vị miền đất này, lại vừa dễ đọc, dễ hiểu, bình dân như cách nói, cách nghĩ của người dân miền Nam nói chung và người Sài Gòn nói riêng.
Xét ở phương diện nào đó, văn hóa như một dòng chảy, có sức mạnh vô hình, tiềm tàng, dù trải qua bao thời gian và bất cứ không gian nào, có thiên biến vạn hóa vẫn không tách khỏi cội nguồn. Nam Bộ là vùng đất mới, thậm chí còn rất mới so với chiều dài lịch sử của đất nước, và tộc người Việt xuất hiện ở đây chỉ mới năm ba thế kỷ (do sự di dân từ phương Bắc, với những lí do về lịch sử và địa dư). Trên đường Nam tiến, chắc chắn những người di dân này đã mang theo di sản văn hóa của cả mấy ngàn năm từ miền Bắc, miền Trung vào. Trong điều kiện thiên nhiên - cuộc sống như vậy, tất nhiên nền văn hóa ấy phải ứng biến cho phù hợp. Có thể kết luận rằng: văn hóa Nam Bộ, văn hóa Sài Gòn chính là chồi lộc hoa trái của hạt giống văn hóa truyền thống Việt Nam mà thôi. Và Bùi Chí Vinh, con người sinh trưởng tại Nam Bộ, với tư cách là chủ thể sáng tạo văn học, đã ươm được một vườn thơ mà mọi thứ hoa lá cành đều có sự “đột biến gen”, dị biệt. Thật may mắn cho vùng miền nào cũng có được một nhà thơ thể hiện được cái chất của địa phương mình như Bùi Chí Vinh đã làm cho Sài Gòn, cho Nam Bộ.