Chương 2. ĐẶC SẮC THƠ BÙI CHÍ VINH TRÊN PHƯƠNG DIỆN ĐỀ TÀI VÀ CẢM HỨNG SÁNG TẠO
2.3. Cảm hứng thơ Bùi Chí Vinh
2.3.3. Dấn thân cùng cuộc đời, thời đại
Cảm hứng trữ tình thế sự đòi hỏi thơ phải phản ánh đầy đủ diện mạo tinh thần xã hội với tất cả sự phức tạp của nó. Từ xưa, những tác giả lớn đều có những bài thơ, ý thơ sâu sắc về thế sự như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh
Khiêm, Nguyễn Khuyến, Tú Xương… Trong thơ của các tác giả thời trung đại ấy, cảm hứng trữ tình thế sự có màu sắc khác, ghi lại những chiêm nghiệm rất riêng. Nếu là nữ, họ thể hiện nỗi đau buồn rất thật về những cuộc chiến tranh phong kiến phi nghĩa, về tình cảnh những người chinh phụ mòn mỏi đợi chờ (Đoàn Thị Điểm), về cái chết đột ngột của một đấng phu quân đồng thời là người anh hùng cái thế (Lê Ngọc Hân), về kiếp hồng nhan, về những trói buộc của xã hội trọng nam khinh nữ (Hồ Xuân Hương). Nếu là nam, họ viết về chí tang bồng hồ thỉ (Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Công Trứ), về bi kịch của người phụ nữ và những phẩm chất tốt đẹp của họ trong xã hội mục nát (Nguyễn Du)…
Trong hai cuộc chiến tranh, cảm hứng trữ tình thế sự trong thơ không thật rõ nét trong khi cảm hứng trữ tình công dân chiếm vị trí nổi bật, nhằm thúc đẩy sự ra đời của những tác phẩm cổ vũ mạnh mẽ cho cuộc chiến đấu của toàn dân tộc.
Chiến tranh khép lại, nhịp sống thời bình hoàn toàn khác so với trước đó. Nhà nghiên cứu Phong Lê đã phát biểu: “cuối những năm 80 trở lại đây, những qui luật của thị trường, của cuộc mưu sinh khiến cho cảm hứng sử thi không còn thuần chất mà ngả sang màu sắc thế sự, được cảm nhận trên những cung bậc mới của cuộc sống đời thường”. Với Bùi Chí Vinh, trong thời kì đổi mới, thi ca mang trong mình trọng trách nặng nề và những thách thức không nhỏ. Trọng trách lớn là vẽ lại khuôn mặt thời đại mình, dân tộc mình để lưu lại cho hậu thế. Trọng trách ấy còn là việc đánh thức nhân cách con người, lay động những phần tâm can bí ẩn, mỏng manh để hướng đến cái đẹp, cái thiện, góp phần thanh lọc, tẩy rửa tâm hồn con người. Thơ vừa có số phận vừa có thân phận. Số phận là biểu hiện sự tìm kiếm chính mình, sự trải nghiệm, sự khắc khoải, là lời tự thú, là tiếng kêu… Bổn phận là thơ nói lên tiếng nói đồng cảm, những dự báo, bênh vực cho chân lí và lẽ phải. Đó cũng là một thái độ dấn thân.
Trong hồi kí của mình, Bùi Chí Vinh đã từng tâm sự: “Tại điểm sửa xe, mỗi ngày tôi chứng kiến biết bao nhiêu chuyện khổ đau của kiếp người. Chỉ cần một tai nạn giao thông xảy ra trên đường là đủ thấy hậu quả nhãn tiền của một xã hội duy vật thực dụng. Mọi người hầu như bỏ mặc nạn nhân hấp hối để lo tiếp thị thu hoạch lợi tức cá nhân”. Bài thơ Thời của thú như là một lời cảnh báo về hiểm họa “vô cảm” của con người:
Ở một thời kỳ mà xe đụng ngoài đường Xác người chết được đem lên bàn mổ Mọi người xúm nhau như ong vỡ tổ Chợ trời lăng xăng quảng cáo thuốc Tây Gã sửa xe chuẩn bị túi đồ nghề
Chiếc mỏ lết há hàm răng chó sói Xe xích lô nối đuôi cười khiêu gợi Chiếc nệm ăn mày thủng cả lò xo
Những con thú đói bu quanh con thú không no Ở một thời kỳ mà trái tim đi vắng
Nợ áo cơm làm thủng mắt con người…
Bùi Chí Vinh cũng nhanh chóng nhập vào guồng quay thời đại ấy.
Những trang viết của anh có sự kế thừa, chọn lọc khi viết tiếp những vần thơ về thực tế cuộc đời. Thơ bán kẹo là bài thơ anh viết cho vợ chồng người bạn tên Lưu Ngũ, nhưng cũng là viết cho bản thân mình:
Bạn bè ta và vợ ta bán kẹo
Chỉ mình ta thích hợp với “kẹo đồng”
Chính vì thế các em nên mua kẹo Để mỗi ngày gỡ bựa dưới chân răng…
Đó là những dòng thơ thể hiện một thái độ sống, một cách sống hiện đại, tự chủ, mạnh mẽ, tự tin.
Đối với nhân tình thế thái, Bùi Chí Vinh luôn có thái độ dấn thân: luôn vượt lên mọi hoàn cảnh, thử thách, trung thành với sự thật cuộc đời và có con- mắt-thơ nhân ái:
Đừng vì nỗi héo hon Mà đầu hàng số phận Ta thiết gì mồi ngon Chiếc cần câu danh vọng Trước mặt là khoảng trống Sau lƣng là vũng lầy
Ta nhƣ là trái đất
Quay, một mình tự quay…
(Mạt lộ)
Cũng như các nhà thơ đương đại khác, Bùi Chí Vinh đi sâu phát hiện nhiều vấn đề nhức nhối của xã hội, bộc lộ những khía cạnh bi đát của cuộc sống và ném ra những lời chất vấn đầy tính cách gây sự. Bài thơ nói về cảnh ngộ không hộ khẩu sống rày đây mai đó của gia đình cặp vợ chồng nghệ sĩ ve chai Trịnh Nghĩa và cô Hiền – bài thơ Căn nhà nằm mơ có đoạn:
Trời sinh anh yêu em Mà không sinh hộ khẩu Con chim có chỗ đậu Con chó có nơi nằm Anh và em lưu vong
Như người không quốc tịch Đất nước giàu diện tích Cho châu chấu cào cào Có đâu nghèo lý lịch
Với những người yêu nhau?
Rồi cũng có lúc anh cũng dùng thơ mình xoa dịu nỗi đau, xoa dịu sự nhọc nhằn, vì tấm chăn hạnh phúc không đủ ấm cho tất cả mọi người. Dẫu bản thân chưa đạt được những điều mơ ước nhưng trong anh vẫn có chút gì đó như sự day dứt, đớn đau khi chứng kiến những cảnh đời nghiệt ngã. Ấy là lúc anh viết cho Bùi Đại Bằng, một người bạn vốn bất đắc dĩ phải đi bán cá kiếm tiền độ nhật. Dân có máu Thủy Hử cụng ly nhau nhiều khi nước mắt ứa ra vì thời thế. Anh có bài Thơ bán cá an ủi vợ chồng họ như Hàn Tín an ủi bữa cơm Phiếu Mẫu:
Vậy thì ta chính là ma quỷ Bắt cá hai tay thú lẫn người Vậy thì bạn chính là tiên thánh Bán cá cần chi sợ hổ ngươi.
Thái độ dấn thân của thơ Bùi Chí Vinh thể hiện qua thi pháp lấy sự cợt nhả làm điểm tựa ấy có thể không đẻ ra ý nghĩa cuộc đời, mà chỉ sản sinh ra cảm giác và ấn tượng. Nhưng điều đó không hề là dấu hiệu mất đi của chủ nghĩa nhân văn. Trái lại, đó là một chiều kích mới của chủ nghĩa nhân văn, không chỉ vì những ấn tượng và cảm giác đó vẫn thường khơi gợi những miền ký ức văn hoá thiêng liêng, những cảm hứng sáng tạo lành mạnh, mà chính vì đó là sự rên xiết của con người, cỏ cây và đồ vật trong một thế giới đã hư nát bởi sự đầu độc của văn minh vật chất, của những vụ cưỡng hiếp văn hoá, của những ảo tưởng tham lam, ti tiện, thù địch ngày ngày với ý tưởng nhân văn hằng sống trong thơ và tâm khảm các nhà thơ. Đó là cách mà Bùi thi sĩ muốn lặn sâu vào thế giới, thám hiểm những đường hầm chật chội bên dưới những nền tảng đời sống ù lì quen thuộc và nhàm chán trong cuộc sống.
Có thể nói, tình yêu, trách nhiệm, nỗ lực sáng tác đã làm nên thành công cho Bùi Chí Vinh. Nó thể hiện tài năng, tâm huyết, hướng đi của nhà thơ khi chọn vùng sáng tác cho mình. Anh đã gặp gỡ những con người cùng thời đại.
Chương 3