Chương 3. ĐẶC SẮC THƠ BÙI CHÍ VINH TRONG NGHỆ THUẬT TỔ CHỨC NGÔN TỪ
3.1. Sự lựa chọn thể loại và nghệ thuật tổ chức bài thơ
3.1.2. Nghệ thuật tổ chức bài thơ
Đọc thơ Bùi Chí Vinh, ai cũng nhận ra rằng anh hay có sự “kết luận”, chốt ý - thường bằng hai câu thơ - ở cuối bài. Khảo sát 168 bài thơ trong hai tập thơ, có 34 lần anh sử dụng kiểu kết thúc này, như để nhấn mạnh, xâu chuỗi hoặc rút ra một điều gì đó sau mỗi nội dung biểu đạt. Thử đọc qua một số trường hợp:
Trong bài Cây dương ốm, Bùi Chí Vinh tự nguyện:
Thì ta sẽ thành cây dương ốm nhất Cho các em nhìn suốt bốn ngàn năm…
Còn đây là kiểu kết luận về Con mắt của bé:
Nói chung, con mắt là con gái Tắm biển dòm chơi đủ nhức đầu.
Sau một hồi bông đùa, trêu ghẹo những cô gái Bắc, anh kết luận một cách tình tứ, như một lời tỏ tình vừa dễ thương, vừa bạo dạn, vừa văn hoa theo cái cách của Bùi Chí Vinh:
… Hà Nội băm sáu phố phường Ngó môi em hết nhớ đường về Nam…
(Con gái ba miền)
Khi nghe tin cô gái thứ bảy trên thế giới chịu thí nghiệm sinh con mà không cần đàn ông, Bùi Chí Vinh mạnh dạn đưa ra lời nhắn với các chàng trai:
Hỡi trí tuệ chúng ta, những chàng trai dũng cảm Hãy tỏ tình mạnh dạn với các em
Đừng để Đức Mẹ đồng trinh vầng trán nhăn thêm.
Sau một hồi bông lơn, so sánh “em” (nhân vật trong bài thơ) với đủ thứ, nào là hạt mƣa, là cao su, là dây thun, nhà thơ giải thích nguyên do trước khi kết thúc bài thơ:
… Vì em nhan sắc mặn mòi
Nên anh thí dụ đùa chơi xíu mà.
(Thí dụ) Lại có lúc anh thầm thì với Gái biển:
… Nghìn năm biển vẫn thì thầm Có người đăng ký làm dân Vũng Tàu.
Thật thú vị khi anh vừa mới viết những lời thơ đầy trăn trở kiểu Trịnh Công Sơn “từng người tình bỏ ta đi như những dòng sông nhỏ”:
Hỡi những dòng sông làm mặt biển biết đau Chừng ấy nhánh lại bỏ ta đi biền biệt
Nhưng ta còn một đại dương mà các em chưa hề ngờ đến Trăm suối nghìn sông lần lƣợt lại đổ về
thì liền sau đó anh lại dặn dò, chỉ bằng một câu thơ để kết thúc bài thơ 11 khổ:
Mà nhớ đổ về thật sớm các em nghe…
(Trước những dòng sông) Có khi anh bâng quơ về những thật – giả của cuộc đời:
Nắng lên phơi áo công hầu
Đợi khô, đóng kịch, biết đâu thành người?
(Thơ giặt đồ)
Hay sau khi viết những dòng thơ thật thiết tha, trìu mến cho một nhân vật - em - đã cùng chia sẻ những ngọt bùi của cuộc sống trong bài Vợ, nhà thơ kết thúc bằng một câu nghi vấn lửng lơ (nhưng thực ra đã mang hàm ngôn khẳng định):
Em là cái gì anh định nghĩa không ra?
Sau một hồi mượn hình ảnh cây trường sinh ngày Tết để luận điệu về sự sinh – tử của con người trong cuộc đời, anh khéo léo đưa ra “chân lí”:
Ta chỉ muốn thơ ta tách khỏi con người ta
Cũng như cây trường sinh kia tách khỏi chậu trường sinh bằng đất
Lấy tuổi thọ của thiên tài nhìn mệnh yểu của hình nhân!
(Cây trường sinh)
Bên cạnh lối kết thúc mang tính cô đọng sự việc, sự trùng điệp cũng là một khía cạnh cần nói tới của thơ Bùi Chí Vinh. Có 43 bài thơ được nhà thơ sử dụng cấu trúc trùng điệp (theo đủ kiểu) như một sự luyến láy duyên dáng.
Phép trùng điệp, về cơ bản là nhấn mạnh, rất hợp với khuynh hướng ngợi ca và khẳng định, với nhiều cấp độ phong phú.
Trước hết là là các điệp từ nhấn mạnh:
Chỉ vì em là trúc Nên anh làm cần câu Người ta đi câu cá Còn anh câu ngọt ngào
Câu cá thì ra ao Câu ngọt ngào ra phố Câu cá sợ cá ƣơn Câu tình e tình vỡ.
(Trúc)
Thiên hạ chữ nghĩa bốn bồ Mình ông giữ đến hai bồ, ớn chƣa
Đƣợc một bồ, giặc thành vua Ngốn hai bồ chữ, ông thua nghiệp thầy.
(Tế Cao Bát Quát)
Sinh nghi ta viết một bài hành Vợ nghi chồng, em út nghi anh Cha nghi con cái, bè nghi bạn
Thủ trưởng thì nghi hết ban ngành Láng giềng dòm ngó nghi hàng xóm Ngoài đường nghi phố chứa lưu manh Ngay ta khi viết bài in báo
Cũng nghi mình kiếm chác công danh Trời ơi, mọi chuyện sinh nghi thiệt Chén kiểu thường nghi kỵ chén sành…
(Sinh nghi hành) Rồi đến điệp từ ngữ theo kiểu liệt kê:
Cái đầu gối không nói Đƣợc bất cứ điều gì Nhƣng mà cái rèm mi Lại rất nhiều ngôn ngữ Trong đó có Sở Thú Trong đó có quán chè Trong đó có xinê Trong đó đầy cóc ổi Trong đó có buổi tối Mẹ kể chuyện đời xƣa Trong đó có buổi trƣa Anh chở đi Văn Thánh…
(Nỗi buồn của Phượng) Hay như:
Cám ơn chút rƣợu về khuya cho tôi cảm giác Cám ơn bữa ăn mẹ cha rau mắm dƣa cà Cám ơn những bài thơ sinh đôi sinh ba Đẻ khó nhọc trong từng lom gạo chợ
Cám ơn những người tôi yêu không thành chồng thành vợ
Và hỡi kẻ thù tôi nữa, cám ơn!
(Mở) Và:
Chính lúc này môi mới thật là son Đỏ như lửa người đàn ông thần thoại Đỏ như máu bộ tuần hoàn đang chảy Đỏ như em : con rắn của Chúa Trời Đỏ như tôi : trái cấm nuốt chƣa trôi
Trần trụi nhảy xuống trần gian gieo giống.
(Đêm Mona Lisa) Viên kẹo the em đƣa
Anh ngậm vào thấy ngọt Thấy lƣỡi biết thƣa thốt Thấy con mắt biết nhìn Thấy vành tai vểnh lên Thấy hai chân động đậy Qua giác quan, anh thấy Trái tim anh xuống đường Căng lên hàng biểu ngữ :
“Tình yêu cần kẹo ngon”
(Em và viên kẹo)
… Ngôi nhà thuở ấy trồng hoa Con gái đi qua thành ý tứ Con gái đi qua thành tâm sự Con gái đi qua thành thơ
Con thả diều bay cho hết ƣớc mơ
Ước mơ hết năm mười tám tuổi Mẹ không còn xoa đầu con nổi
Mẹ muốn đầu con thờ phƣợng ông bà Mẹ muốn chân con đi đất nhƣ cha Mẹ muốn bụng con thực thà nhƣ mẹ Mẹ muốn trái tim con khỏe
Để yêu thật nhiều người Và dạ dày con khỏe Để ăn đƣợc bầu trời…
(Mẹ và con) Rồi đến điệp từ ngữ cách quãng:
… Khi anh bị sét đánh Là rèm mi cong lên Khi anh bị yếu tim Là rèm mi khép lại…
(Nỗi buồn của Phƣợng) và điệp đoạn câu trọn vẹn:
Bằng sáng tác của mình
Tôi đánh tan những điều nghi hoặc Tôi trồng cỏ khắp nơi trên mặt đất Chuẩn bị cho cổ tích loài bò
…
Bằng sáng tác của mình Tôi thực sự ăn mày phép lạ
Tôi thương Rimbaud, tôi mê Remarque quá
Các bạn đi bộ khắp Châu Âu không có một mái nhà
…
Bằng sáng tác của mình
Tôi tăng tuổi thọ cho người sắp chết Tôi giúp đỡ cho ai thất nghiệp
Phát chẩn thi ca để ứng thí việc làm ...
Bằng sáng tác của mình
Tôi xuất bản không cần trang bị Sách vở cung đình đang chờ cân ký Tôi cân ký cái lƣỡi của mình
…
Bằng sáng tác của mình
Tôi nhổ nước bọt vào những điều lừa mị Tôi hôn thiết tha người con gái nghèo làm đĩ Và bạt tai đứa công chúa hợm mình
...
Bằng sáng tác của mình Tôi bắt tay bạn bè anh em Bắt tay các tiệc tùng giai cấp
Cảm ơn chút rƣợu về khuya cho tôi cảm giác.
(Mở) Điệp đoạn câu không trọn vẹn:
Em kể về miền Tây em nghe:
“Trời có mây, dưới nước có ghe”
Khiến cho anh biến thành con cá Mắc lưới làm sao nhớ lới về
Em kể về miền Tây anh coi:
“Đất có vườn cây, rẫy có chòi”
Khiến cho anh biết thành con kiến
Bò mỗi ngày đƣợc một mét thôi…
(Em và quê hương)
Em có giống Blao không em?
Đón anh đừng đóng cửa, cài then
Bằng không anh biến thành bông giấy Mọc tỉnh bơ ngay phía trước thềm
Em có giống Blao không em?
Ngắt anh đừng nỡ ngắt trong đêm Bằng không anh biến thành trái bắp Cắn vào răng em để bắt đền
Em có giống Blao không em?
Vất anh đừng vất ở ngoài hiên
Bằng không anh biến thành con muỗi Chờ dịp giường em bị hở mền
(Blao)
Trong thơ cổ điển, phép trùng điệp ít được các bậc tiền nhân sử dụng bởi quan niệm “đúc chữ”, nếu lặp lại sẽ bị đánh giá là ít chữ; và điều này cũng do quan niệm làm thơ chi phối, những khuôn vàng thước ngọc được đúc sẵn trong những tỉ lệ con chữ nhất định (thơ thất ngôn bát cú Đường luật, thơ tuyệt cú…). Tuy nhiên, lịch sử văn học đã chứng minh việc sử dụng phép trùng điệp một cách có ý thức, có chủ ý vẫn tạo nên những tác phẩm thơ ca có giá trị, mà loại “thủ vĩ ngâm” (câu đầu tiên và cũng là câu kết thúc hay còn gọi là kết cấu vòng tròn, sau này) trong thơ cổ điển là một bằng chứng có giá trị nhất.
Để tạo ấn tượng mạnh về nỗi buồn chia ly, tác giả của Chinh phụ ngâm từng viết:
Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?
Thử xét bài Khóc ông phủ Vĩnh Tường của Hồ Xuân Hương:
Trăm năm ông phủ Vĩnh Tường ôi!
Cái nợ ba sinh đã trả rồi.
Chôn chặt văn chương ba thước đất, Tung hê hồ thỉ bốn phương trời.
Cán cân tạo hóa rơi đâu mất, Miệng túi càn khôn thắt lại rồi.
Hăm bảy tháng trời đà mấy chốc, Trăm năm ông phủ Vĩnh Tường ôi!
Kết cấu vòng tròn này cũng được Bùi Chí Vinh thử nghiệm trong bài Bàn về nhân tính và tạo được hiệu quả nghệ thuật cũng như tính thẩm mĩ nhất định. Tuy nhiên, sự sáng tạo của thi sĩ họ Bùi không nằm ở chỗ điệp một câu mà anh điệp cả đoạn bảy câu, như trong bài Bàn về nhân tính, bài thơ có 5 khổ làm theo lối tự do, nhưng khổ thơ cuối là sự lặp lại của khổ thơ đầu.
Việc sử dụng nhuần nhuyễn và sáng tạo phép trùng điệp của nhà thơ Bùi Chí Vinh vừa tạo sự mạnh mẽ cho giọng điệu, vừa nhấn mạnh những suy nghĩ, cảm xúc của nhà thơ muốn chuyển tải đến người đọc, vừa tạo nên nhạc điệu của bài thơ. Việc lặp lại những từ ngữ, câu thơ, đoạn thơ góp một phần nhất định trong việc tạo ra những hiệu quả thẩm mĩ đơn lẻ trong sự phối ngẫu những giá trị nghệ thuật khác để có được những tác phẩm hay.