1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận văn thạc sỹ đặc sắc nghệ thuật thơ ý nhi

116 549 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 116
Dung lượng 15,91 MB

Nội dung

Cũng tác giả Nguyễn Thị Minh Thái trong Trò chuyện về thơ với Người đàn bà ngôi đan, đã nói: “Ý Nhi tìm được giọng điệu riêng trên một tâm thế thanh thản và một tư thế gần gũi như “thiền

Trang 1

TRUONG DAI HOC VINH

NGUYEN THI ANH TUYET

ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT THƠ Ý NHI

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

VINH - 2010

Trang 2

TRUONG DAI HOC VINH

NGUYEN THI ANH TUYET

ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT THƠ Ý NHI

CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VĂN HỌC

MÃ SỐ: 60.22.32

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học:

TS LÊ THỊ HỒ QUANG

VINH - 2010

Trang 4

Dé hoan thanh dé tai luan van “Dac sac nghé thuat tho Y Nhi”, trước

hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giảng viên - TS Lê Thị Hồ Quang

đã tận tình chỉ dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn tập thể các thầy cô giáo khoa Ngữ Văn, tổ Lý luận văn học, Khoa sau Đại học trường Đại học Vinh, tac gia Y

Nhi, cùng bạn bè đồng nghiệp và những người thân đã tạo điều kiện thuận

lợi động viên, giúp đỡ tôi trong thời gian học tập và quá trình hoàn thành luận văn

Tuy đã cố gắng rất nhiều trong quá trình nghiên cứu, nhưng chắc chắn luận văn không tránh khỏi những thiếu sót Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự

thông cảm, đóng góp ý kiến của các nhà khoa học, của thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp

Xin chân thành cảm ơn !

Vinh, tháng 12 năm 2010

Tác giả

Nguyễn Thị Ánh Tuyết

Trang 5

5 Đóng góp của luận văn + + xxx E2 ST ng ngư 7

Chương 1 THƠ Ý NHI TRONG BÓI CÁNH ĐÓI MỚI

CỦA THƠ VIỆT NAM SAU 1975 - 2 sccs+zxsrxecxeẻ §

1.1 Những tiền dé lịch sử - thẩm mĩ và sự đổi mới trong tư duy thơ

1.1.1 Những tiền đề lịch sử - thâm mĩ 2 2© 2+2s+EE+E£+EE+Ex+ze+rxzxezee 8

1.1.2 Sự đổi mới trong tư duy thơ Việt Nam sau 1975 -s s¿ 9

1.2 Các chặng đường thơ Ý Nhi 2©72S22EE22EESEEEeEErrrrrrrrerxee 17 1.2.1 Khái lược tiểu sử tác giả -¿-2¿©2++2k+x2EESEEEEEEEEerkrrkerkrrkrvee 17 1.2.2 Hành trình thơ Ý Nhi 25:c55t222xtt2ExtittErtrrtrtrrrtrrrsrrrrrre 18

1.2.3 Sự đổi mới của thơ Ý Nhi qua các chặng sáng tác - 25

1.3 Quan niệm về nghệ thuật của Ý Nhi . 2- 2c 25s£xccEcxerxezxez 26

Chương 2 ĐẶC SẮC THƠ Ý NHI TRÊN PHƯƠNG DIỆN

CẢM HỨNG VÀ HỆ THÓNG HÌNH TƯỢNG 30

2.1 Cảm hứng chủ đạo trong thơ Ý Nhi 2-©22©22222z+2Ez+Ezszzesrez 30 2.1.1 Cảm hứng phân tÍch - 5-63 33+ SE E*E+vEEeEEeEerkeeesrkrsrrrsrree 31

2.1.2 Cảm hứng triẾt lý -2-2¿ 5S+2E2EESE2E1221231271271212712121 21.22 xe 37

Trang 6

2.2.1.1 Cái tôi Ady tinh than trdch NNi€Mnccccccccccccecceccesvesveesessesseeseees 52

2.2.1.2 Cái tôi ý thức sâu sắc về giá trị cá nhân . -:-s 56

2.2.1.3 Cái tôi hướng tới những giá trị tỉnh thần cao cả 58

2.2.2 Hình tượng Đất nước, Quê hương . - 2: 2¿ 2+ s+2x+zz+zxezxzzx 61

2.2.3 Hình tượng người nghệ Sỹ .- - - + 5+ 3xx Svsesrksrerserrree 66

Chương 3 ĐẶC SÁC THƠ Ý NHI TRÊN PHƯƠNG DIỆN

NGÔN NGỮ, KÉT CÁU, THẺ LOẠI . - 2-5522 71 3.1

3.1.1 Sử dụng lớp từ ngữ, hình ảnh đơn giản, ngắn gọn 71 3.1.2 Sử dụng lớp từ ngữ, hình ảnh tỉnh tế, biểu cảm - 2-2 74 3.1.3 Sử dụng lớp từ ngữ, hình ảnh mang tính tượng trưng 76

EU TT nŸl4 80 Kkhuuttaa 83 3.1.4.3 Tương phản - đối lập . -©22-©ce+cccScksEkcrrkrrrrrrrrerkes 84 : 86

3.2.1 Kt cau tm trang oe eccecccccccessessessessssessssssesssssessessessessessesseesesseeseees 86

3.3.2 Các thể thơ khác -:-2:©2+++22+2E+22EE22122112221221E21 2 re 99 3.3.2.1 Thể thơ năm €hiữ 2-©s+©+2cxtSxSExtSEtsrxezrxrsrrerxesrxes 99 3.3.2.2 Thể thơ lục bái -©2c-©5+2St‡2Et‡Ext+EteEEtSEkesxrerkrsrrerrrcree 101 KET LUẬN 2 52-S5SS29EEE2E22EE21121121121121121111211 1121111 E1 104 TÀI LIỆU THAM KHẢO - 2-52 ©2S222E‡EE2EE2EECZESEErzrkerkrerkee 106

Trang 7

1 Ly do chon dé tai

1.1 Cuộc kháng chiến cứu nước đã đi qua nhưng du âm của nó còn vang vọng mãi trong thơ và tiếp tục phát huy những thành tựu đó vào giai

đoạn lịch sử mới Nhiều nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ

như Phạm Tiến Duật, Hữu Thỉnh, Lưu Quang Vũ, Xuân Quỳnh, Phan Thị

Thanh Nhàn, Bằng Việt, Thanh Thảo, Ý Nhi vẫn tiếp tục khắng định mình

trong giai đoạn sau 1975 Trong số đó, Ý Nhi nổi lên như một gương mặt

xuất sắc Năm 1985, tập thơ Người đàn bà ngồi đan của chị nhận giải A của

Hội Nhà văn Việt Nam Sau đó, cùng với sự xuất hiện liên tục của các tập thơ Ngày thường (1987), Mưa tuyết (1991), Gương mặt (1991), Vườn (1998), Ý Nhi đã trở thành một hiện tượng đáng chú ý trong nền thơ Việt Nam đương

đại Công chúng biết đến chị bởi một giọng thơ lạ, giàu tính triết lý, suy tư,

cách lập tứ chặt chẽ, với những hình ảnh, biểu tượng đầy sức gợi Là nhà thơ

luôn có ý thức cách tân, sáng tạo, Ý Nhi rất nhất quán trong quan niệm sáng

tác: “Về xúc cảm - phẩm chất cao nhất là sự thành thực Về hình thức cần đạt

tới sự giản dị” [59] Quan niệm đó chi phối rất rõ trong các tác phâm thơ của

chị, đem lại những giá trị thấm mĩ độc đáo và giúp chị khắng định được vị thé

riêng của mình trong dòng văn học đổi mới

1.2 Đã có nhiều bài nghiên cứu, bài viết về sáng tác của Ý Nhi trên các

báo, tạp chí, và một số khoá luận đại học, luận văn thạc sĩ Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn còn thiếu một công trình nghiên cứu mang tính bao quát về

những đặc sắc nghệ thuật của thơ Ý Nhi Đó là những lí do cơ bản thúc đây

chúng tôi tìm đến với vấn đề “Đặc sắc nghệ thuật thơ Ý Nhĩ” Đến với dé tài

này, chúng tôi mong muốn có thể mô tả và lí giải một cách kĩ lưỡng hơn về diện mạo thơ độc đáo của nữ tác giả này Đồng thời, qua trường hợp thơ Ý

Nhi, chúng tôi hy vọng có được một điểm nhìn tham chiếu đề đánh giá khách

Trang 8

nhà trường phô thông hiện nay

2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu

Sáng tác của Ý Nhi đã xuất hiện từ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ

Nhưng mãi đến năm 1985, khi tập Người đàn bà ngôi đan nhận giải A của

Hội Nhà văn Việt Nam, tên tuổi của Ý Nhi mới chính thức được khẳng định

trên văn đàn, với giọng thơ mới lạ, “đương vào độ chín” [63] Kế từ đây, đã

xuất hiện nhiều công trình, bài viết nghiên cứu về thơ Ý Nhi

Nhà phê bình Chu Văn Sơn là người sớm quan tâm đến hiện tượng thơ

Ý Nhi và cũng là người có nhiều bài viết về hiện tượng thơ này Năm 1987, trong bài Thơ của tâm hôn xao xác giữa ngày yên (báo Văn nghệ số 36 ngày

5/9), tác giả này nhận xét: "Đọc Ý Nhi, càng trở lại đây người đọc càng

mừng vì thấy chị càng tự tin hơn trên con đường riêng của mình Bằng một nội tâm mạnh mẽ, chị đã đồng hoá được thế giới bên ngoài dé làm thành một

cái tôi lúc nào cũng dồi đào phong phú, một cái tôi lúc nào cũng xáo động như “cây trước thềm xao xác giữa ngày yên” để làm một trữ lượng thi liệu lớn cho sáng tác lâu dài của chị” /59] Nhà phê bình chỉ rõ thao tác nghệ

thuật chi phối thơ Ý Nhi là “phân tích nội tâm với mọi đối cực” /59] Và

“đằng sau ngôn ngữ miêu tả hình tượng là một thứ ngôn ngữ phân tích lí luận” [59] Năm 1992, voi bai Sw gidi toa bang tho, Chu Van Son cting chi

ra trong thơ Ý Nhi, một “giọng tâm tinh khá riết róng ít lời nhưng ân chứa một ngọn lửa hoả tâm” [61] Tiếp đó, trong bài Đến với từng bông tuyết,

đăng trên tạp chí Tác phẩm mới, ông nhận định: “Từ bỏ sự giãi bày nặng

chất duy cảm buổi đầu, chị đã bước nhanh tới những lời thơ tiết chế nặng chất suy tư và bút pháp phân tích sắc sảo chiếm dần ưu thé khién cho thơ

chị có độ nén hơn, nhiều dư vang hơn” [60]

Trang 9

Minh, đã nhận xét về nghệ thuật thơ Ý Nhi: “Nếu có một thi pháp trong tho Y Nhi thì có thể gọi là gián cách” [67] Nhà thơ Hoàng Hưng cũng đồng tình với nhận định này, ông khẳng định: “Bút pháp thơ Ý Nhi là trữ tình gián cách và cảm xúc được kìm nén hoặc để nguội ” [25] Cũng tác giả Nguyễn Thị Minh Thái trong Trò chuyện về thơ với Người đàn bà ngôi đan, đã nói: “Ý Nhi tìm được giọng điệu riêng trên một tâm thế thanh thản và một tư thế gần gũi như

“thiền”, nhà thơ đã ngộ ra được hai điều cốt nhất của thi sỹ: bút pháp riêng và

tình điệu riêng [6§] Bút pháp của Ý Nhi trong Người đàn bà ngôi đan được

nhiều người nhận xét như một nét chấm phá hiện đại

Có thể nói, những bài viết về thơ Ý Nhi tập trung nhiều nhất khoảng từ

năm 1999 trở lại đây Phần lớn các bài viết đều đề cập tới mạch nguồn thơ của

chị với những xúc cảm, suy tư là những đối cực trong tâm trạng Đặc biệt, các

tác gia chú ý đến nhiều các bài thơ như : Mia thu, Vé Thdi Nguyén, Bién, Người đàn bà ngôi đan, Cái, Tiểu dẫn Họ đều có những nhận xét khá thống

nhất về nhiều phương diện nghệ thuật trong thơ Ý Nhi như cảm hứng, hình

tượng, kết cấu, nhịp điệu, những đối cực chói gat và màu sắc triết lí đậm nét

trong thơ

Trong bài Vườn lạ chợt thấy quen, Nguyễn Nhã Tiên đã đưa ra nhận xét:

“Con đường thơ Ý Nhi muốn đạt được một loại nghệ thuật mà nhiều nhà thơ phương Tây gọi là loại nghệ thuật của sự tiềm ấn, chọn lựa thủ pháp để ngôn

từ tạo ra hình ảnh và sự đa nghĩa” Và Nguyễn Nhã Tiên còn nhấn mạnh

chính sự “kiệm lời trong thơ chị là một đặc trưng nồi bật một cá tính, tạo ra sự

hãng hụt để gợi sức liên tưởng, thấm sâu tat cả những vị đắng cay hoặc ngọt

ngào” [74]

Trong bài Nỗi khắc khoải từ niềm ký ức, đăng trên báo Văn nghệ ngày

19/8/2000, Lưu Khánh Thơ đã nhận định: “Tác giả sử dụng một thứ ngôn ngữ

Trang 10

công nhất trong sáng tác của Ý Nhi, theo tác giả Lưu Khánh Thơ, đó là gia tăng chất nghĩ cho thơ

về cấu tứ, thể loại chủ yếu trong thơ chị: “Cấu tứ khúc chiết, để bật ra bất ngờ

ở cuối kết một chiêm nghiệm nhưng dễ được đồng cảm Thể thơ tự do không vần, lắm lúc văn xuôi một cách triệt để” [25]

Hà Ánh Minh trong tạp chí Nha Trang, số 72 (2001), với bài Mạch đập

thơ Ý Nhỉ dong wu tr chảy xiết, lại nhắn mạnh mạch n gầm, nội lực bên trong và

chất triết luận trong thơ chị: “Thơ Ý Nhi cũng như một dòng chảy nham thạch cuộn tròn đỏ dưới ánh nắng chiều Ý Nhi không những viết bằng ngôn ngữ của

cảm xúc mà chủ yếu viết bằng ngôn ngữ của trí tuệ Những bài thơ dài, những khổ thơ dài cứ hực lên sức nóng, mạch ngầm suy cảm cua chi ” [31]

Năm 2002, Nguyễn Hoàng Sơn trong bài Ý Nhỉ qua Tuyến thơ, đăng

trên báo Tiền phong (28/7), đã khắng định lối làm thơ chủ yếu trong sáng tác

của chị: “Chị đã sớm và dứt bỏ lối “làm thơ” ngòn ngọt dễ dãi của một thời,

tìm tới một bút pháp chắc thực, hiện đại Thơ chị rất ngắn gọn, không vần, lập tứ rất vững” [64]

Cũng trong năm 2002, tác giả Ngô Thị Kim Cúc với bài Nhà tho y

Nhi: Sự run rấy của số phận, đăng trên báo Thanh niên (23/2), đã nhận xét:

“Thơ chị rất ít chữ, càng ít những từ bóng bẩy, những câu thơ như được nén

lại, nhiều khi gây cảm giác tức thở Vì thế lúc đọc lên, chúng như được thả ra,

ngân vang những hồi âm của một tâm trạng thắm sâu, tâm trạng một người

từng trải và biết kìm nén” [9] Ngô Thị Kim Cúc nhắn mạnh: “Thơ Ý Nhi vừa

nữ tính đồng thời lại có chất trí tuệ Thơ chị luôn mang nỗi khắc khoải khôn

nguôi trước những gì trông thấy và cảm thấy” [9] Ý này cũng được tác giả

Trang 11

Năm 2003, tác giả Khánh Phương với bài Ý Nhi một sự nghiệp không

bao giờ hết đây dưa, đã phác hoạ về phạm vi hiện thực được phản ánh trong

thơ chị: “Chị thường soi mình vào nhiều kiểu người khác nhau trong xã hội để

phần nào tự vẽ nên chân dung bản thân nhà thơ luôn mong muốn là người khám phá sắc sảo đối với tất cả những góc cạnh của cuộc sông” [52]

Tác giả Lê Hồ Quang trong bài Hành trình lặng lẽ trong thơ Ý Nhi (Tạp chí Thơ, Hội Nhà văn Việt Nam, số 3 năm 2010) nhận xét khả năng

phân tích tỉnh táo trong thơ Ý Nhi “đã tạo nên chất “duy lí” độc đáo giữa một nền thơ Việt Nam hiện đại vốn nặng chất “duy tình”, “duy cảm” Chất triết lí

ấy cũng tạo nên nét riêng của thơ chị: “Không lạm dụng các mĩ từ kêu vang,

nó toát ra từ một cái nhìn nội tâm trầm tĩnh, sâu sắc nhưng đầy khắc khoải của

một con người đang trên hành trình tìm kiếm ý nghĩa của cuộc đời Đặc biệt

là những hình ảnh so sánh, liên tưởng những hình ảnh thơ ấy đã “mềm hoá”

những cấu tứ đậm tính triết lí trong tho Y Nhi” [56]

Còn có nhiều bài viết, bài nghiên cứu về thơ Ý Nhi trong các báo, Tạp chí,

Luận văn thạc sĩ của các tác giả Nguyễn Bảo Chân, Thuý Nga, Thanh Thảo,

Đỗ Thị Hoa, Nguyễn Mậu Hùng Kiệt Các tác giả này đều đánh giá cao thơ

Ý Nhi trên các phương diện như cách tạo dựng hình ảnh, biểu tượng, phong

cách giản dị mà đậm chất trí tuệ, một giọng thơ trầm lắng suy tư

Tóm lại, qua tìm hiểu, khảo sát, chúng tôi nhận thấy, Ý Nhi là một hiện tượng thơ được dư luận quan tâm và đánh giá cao Nhìn chung, ý kiến của các

nhà nghiên cứu, phê bình đi trước khá thống nhất trong việc khắng định những thành công trên bước đường sáng tác của Ý Nhi, đánh giá Ý Nhi là cây

bút giàu tính sáng tạo, có phong cách riêng mới lạ, cảm hứng sáng tạo phong phú, đặc sắc Với chúng tôi, những ý kiến đó có ý nghĩa tham chiếu quan

Trang 12

3 Đối tượng, phạm vi tư liệu và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Đối trợng nghiên cứu: Đặc sắc nghệ thuật thơ Ý Nhi

3.2 Phạm vi tư liệu khao sat

Luận văn tập trung khảo sát những tập thơ sau đây của tác giả Ý Nhi :

- Trái tìm nỗi nhớ (1974)

- Đến với dòng sông (1978)

- Cây trong phố chờ trăng (1981)

- Người đàn bà ngôi đan (1985)

3.3 Nhiệm vụ nghiên cứu

Với đề tài này, luận văn xác định những nhiệm vụ nghiên cứu chính

như sau:

- Tìm hiểu về bối cảnh lịch sử - thẩm mĩ chỉ phối và các chặng đường

thơ của Ý Nhi

- Tìm hiểu đặc sắc thơ Ý Nhi trên phương diện cảm hứng và hệ thống

hình tượng

- Tìm hiểu đặc sắc thơ Ý Nhi trên phương diện ngôn ngữ, kết cấu,

thể loại

4 Phương pháp nghiên cứu

Chúng tôi sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp phân loại, thống kê

Trang 13

5 Đóng góp của luận văn

Luận văn đưa lại một cái nhìn tương đối hệ thống và bao quát về những đặc sắc nghệ thuật trong thơ Ý Nhi, một tác giả nổi bật trong nền thơ Việt Nam đương đại

6 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần Mở đâu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, nội dụng chính của

luận văn gồm có 3 chương:

Chương I Thơ Ý Nhi trong bối cảnh đổi mới của thơ Việt Nam

Trang 14

CUA THO VIET NAM SAU 1975

1.1 Những tiền dé lich sir - tham mi va sw d6i moi trong tw duy tho Viét

Nam sau 1975

1.1.1 Những tiền đề lịch sử - thẩm mĩ

Trong suốt 30 năm chiến đấu chống ngoại xâm, dân tộc Việt Nam đã

vượt qua bao gian khổ để đi đến đại thắng mùa xuân 1975, mở ra kỷ nguyên

độc lập tự do, thống nhất đất nước Tuy nhiên, đời sống hậu chiến cũng đặt ra

rất nhiều cam go và thách thức đối với những con người vừa bước ra khỏi

chiến tranh Chuyến sang thời bình, cuộc sống dần trở lại với qui luật bình thường của nó Chính hoàn cảnh ấy đã tác động mạnh mẽ đến lối sống, cách nghĩ của con người, buộc họ phải nhận thức lại nhiều vấn đề về cuộc sống

cũng như các mối quan hệ nhân sinh, xã hội Sau 1975, ta có thế thấy rõ

những biến chuyến và đồi thay phức tạp, đa chiều trong trạng thái tinh thần xã hội Trong Tản mạn thời tôi sống, nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo đã viết: 7hởi rồi

sống có bao nhiêu câu hỏi/ Câu trả lời thật không dễ dàng chi

Sau 1986, cùng với Đại hội Đảng lần thứ VI, đất nước chuyên sang thời

kỳ Đổi mới Nội dung quan trọng nhất của sự nghiệp Đổi mới là định hướng

vì con người: "Phát huy yếu tố con người và lấy việc phục vụ con người làm mục đích của mọi hoạt động" [13] Điều này đã kéo theo những chuyên biến

tích cực và to lớn trên nhiều phương diện: kinh tế, chính trị, văn hoá, tư

tưởng Riêng về lĩnh vực văn nghệ, Nghị quyết 05 của Bộ Chính Trị đã nêu rõ: “Đổi mới và nâng cao sự lãnh đạo và quản lý văn hoá văn nghệ lên một bước phát triển cao hơn” [13] Nghị quyết đã khẳng định vai trò tự do sáng

tạo của mỗi văn nghệ sỹ chính là điều kiện sống còn để tạo nên giá trị đích

thực trong văn hoá, văn nghệ và đề phát triển tài năng Có thé khang dinh Dai

Trang 15

Từ đây, nền kinh tế xã hội chuyển từ mô hình bao cấp sang mô hình kinh

tế thị trường Công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa kéo theo quá trình đô

thị hóa Tinh thần dân chủ được phát huy trên nhiều lĩnh vực đời sống, đã tiếp

thêm nghị lực và sức mạnh cho toàn thể dân tộc trong thời kì đổi mới Bối cảnh

ấy thúc đầy sự thức tỉnh ý thức cá nhân, đòi hỏi sự quan tâm chú ý đến từng số

phận con người Bên cạnh đó, việc nhà nước chủ trương mở cửa hội nhập với thế giới tạo nên những hoạt động và giao lưu văn hóa, văn học rộng rãi, cởi mở

Sự phát triển của đời sống kinh tế - xã hội, tỉnh thần dân chủ và ý thức “nhìn

thắng vào sự thật”, “nói rõ sự thật” là những động lực cơ bản của văn học Đổi

mới Trong quan niệm về chức năng văn học, mối quan hệ giữa văn học và đời

sống, nhà văn và bạn đọc cũng như sự tiếp nhận văn học v.v có những thay đổi tích cực Việc tìm kiếm, thể nghiệm cách tiếp cận thực tại, về các thủ pháp và bút pháp nghệ thuật đã được phát huy mạnh mẽ Đồng thời, cá tính và phong

cách cá nhân của nhà văn cũng được chú ý, đề cao

Tóm lại, chiến thắng mùa xuân năm 1975 đã mở ra một thời kỳ mới đối với lịch sử dân tộc, đồng thời cũng mở ra một chặng đường mới của nền văn học Việt Nam Sự chuyền biến lớn của đất nước sau 1975, đặc biệt sau Đại hội Đảng lần thứ VI, đã tác động sâu sắc, mạnh mẽ tới sinh hoạt vật chất và tỉnh thần của nhân dân, trong đó có văn học nghệ thuật Tắt cả đã tạo điều kiện thúc day su phat triển tích cực của nền văn học Việt Nam hiện đại Sẽ

không thể hiểu được những đặc điểm của nền văn học Đổi mới nếu ta không

đặt nó vào điều kiện văn hóa - xã hội nói trên

1.1.2 Sự đỗi mới trong tư duy thơ Việt Nam sau 1975

1.1.2.1 Tương ứng với sự thay đôi của bối cảnh lịch sử - xã hội, tình

hình phát triển của thơ Việt Nam sau 1975 cũng có nhiều thay đổi so với

Trang 16

trước đó Trong giai đoạn 1945 -1975, tương ứng và chi phối bởi một hoàn

cảnh lịch sử có tính đặc thù, những giá trị văn hoá xã hội cơ bản đã được thiết lập trên cơ sở cộng đồng, tập thé, dân tộc; cảm hứng chủ đạo của nền văn học

Cách mạng là chủ nghĩa yêu nước, khát vọng độc lập tự do và lý tưởng xã hội

chủ nghĩa Văn học thời kỳ này hướng đến những sự kiện và biến cố khách

quan, trọng đại có liên quan trực tiếp đến sự tồn vong của dân tộc, của cộng

đồng, những xung đột gay gắt về ý thức hệ, nội dung cảm hứng thiên về cái cao cả, cái hào hùng với thái độ ngợi ca:

Thơ ta ơi hãy cất tiếng hát

Ca ngợi trăm lần Tổ quốc của ta

(Tô Hữu)

Người nghệ sỹ đồng hành với Cách mạng qua bao gian lao, thăng trầm

lịch sử và đã tạo nên một diện mạo văn học đặc thù, mang đậm dấu ấn của

một giai đoạn lịch sử dữ dội mà hào hùng Hướng đến và đề cao giá trị cộng

đồng, dân tộc với những phẩm chất truyền thống, nhiệm vụ cơ bản của sáng

tác văn học giai đoạn này là tuyên truyền, cổ vũ cho Cách mạng, cho các

nhiệm vụ chính trị Do đó, hình tượng trung tâm của nền văn học này cũng

chính là những hình tượng sử thi như Tổ quốc, Nhân dân, Lãnh tụ, Người

lính Hình tượng Tổ quốc, Nhân dân hiện lên dep đẽ, rực rỡ, muôn người như một Vai trò cá nhân mờ nhạt, ít được nói đến trong văn học, cái riêng

hoà vào cái chung của cộng đồng, như ta có thê thấy trong những câu thơ nỗi tiếng một thời của Tổ Hữu:

Trai tim anh đó Rất chân thật chia ba phần tươi đó Anh giành riêng cho Dang phan nhiéu Phân cho thơ và phân để em yêu

(Bài ca xuân 61)

Trang 17

Sau 1975, khi đất nước hoàn toàn thống nhất, hoàn cảnh đó đã tác động sâu sắc, mạnh mẽ tới toàn bộ sinh hoạt vật chất và tinh thần của dân tộc, trong

đó có lĩnh vực văn học nghệ thuật Đặc biệt từ sau Đại hội lần thứ VI của Đảng, “với tinh thần “đổi mới tư duy, nhìn thắng vào sự thật” đã tạo cơ sở tư tưởng cho hướng dân chủ hoá trong văn học được khơi dòng và phát triển mạnh mẽ Dân chủ hoá đã thấm sâu và được thể hiện ở nhiều cấp độ và bình

diện của đời sống văn học” [48;14] Điều này đòi hỏi người nghệ sĩ phải tích

cực đối mới quan niệm về hiện thực, về bản chất hoạt động sáng tạo cũng như vai trò trách nhiệm của mình trong điều kiện lịch sử xã hội mới Đây chính là động lực quan trọng tạo nên nguồn cảm hứng sáng tạo mới trong thơ Việt Nam sau 1975

Trước 1975, do hoàn cảnh lịch sử- xã hội gắn liền với cuộc chiến tranh vệ quốc dẫn đến việc đề cao quá mức thuộc tính phản ánh hiện thực

Vấn đề hình thức nghệ thuật bị hiểu một cách phiến diện, hẹp hòi, cũng như

sự tìm tòi sáng tạo của cá nhân nghệ sĩ bị coi nhẹ Do quan niệm phản ánh

ấu trĩ và thô sơ này mà bản chất hiện thực chưa được khai thác thể hiện một

cách sâu sắc và phong phú như vốn có Đời sống nội tâm, tinh thần của con

người cá nhân không được chú ý đúng mức, thậm chí những biểu hiện của

tình cảm riêng tư có khi còn bị đồng nhất với chủ nghĩa cá nhân cực đoan Nói cách khác, ở thời kỳ này, thơ đã không phản ánh được một cách toàn

vẹn và khách quan hiện thực tâm hồn con người Bên cạnh đó, do bị chi phối bởi hoàn cảnh lịch sử đặc thù, trong văn học nghệ thuật nói chung, thơ ca nói riêng, những mặt tiêu cực, hạn chế trong xã hội chưa được đề cập, nhiều

nội dung hiện thực trở thành "huý ky" cần né tránh Đó là những ngang trái, bất công trong xã hội, những bi kịch, mất mát, đau thương trong chiến tranh, những tình cảm riêng tư, những khao khát bản năng trong đời sống cá

nhân Tóm lại, trong một thời gian dài trước 1975, con người được chú ý

Trang 18

nhiéu hon trong mối quan hệ với lịch sử, dân tộc, thời đại, ngược lại, song

phần riêng tư, cá nhân, cá tính, số phận riêng ít được chú ý đề cập Nói cách

khác, văn học thời kì này quan tâm đến vấn đề "con người trong lịch sử" hơn

là vấn đề "lịch sử trong con người"

Sau 1975, tỉnh thần “phản tỉnh” đã trỗi đậy mạnh mẽ trong thơ ca nói

riêng, trong văn học nói chung, nhằm hướng tới một quan niệm đầy đủ, sâu

sắc và toàn diện hơn về hiện thực Nhận thức này là tất yếu, bởi nó gắn với

những thay đổi mạnh mẽ của bối cảnh hậu chiến, và khi bên cạnh đời sống lịch sử, cộng đồng, đời sống cá nhân đã được đặt ra như một vấn đề xã hội cần thiết Cũng do vậy, bản chất của thơ cũng như mối quan hệ giữa thơ ca và hiện thực đã được nhận thức lại Giờ đây thơ có quyền nói tới cả những vấn

đề mà trước đây người ta ít quan tâm, thậm chí cá những vấn đề trước đây bị

xem như là những "huý kị" Hiện thực được phản ánh trong văn học nghệ thuật nói chung và thơ ca nói riêng phải là một hiện thực toàn vẹn, được nhìn nhận trong mối quan hệ đa chiều phong phú và phức tạp như chính bản thân

đời sống Đó cũng không chỉ là hiện thực bên ngoài mà còn là hiện thực bên trong, hiện thực của đời sống tư tưởng, tình cảm, cảm xúc của con người Trách nhiệm của người nghệ sỹ phải nói lên được cái toàn vẹn, cái đa chiều

đó Như vậy, sự thức tỉnh trở lại ý thức cá nhân đã mở ra cho văn học nhiều

dé tai và chủ đề mới, làm thay đổi về quan niệm con người “Văn học ngày

càng đi tới một quan niệm toàn vẹn và sâu sắc hơn về con người mà nền tảng triết học hạt nhân cơ bản của quan niệm ay la tu tuong nhân bản” [49,16]

Giờ đây con người được xem là điểm xuất phát, là đích cuối cùng của

văn học, là điểm quy chiếu, vừa là thước đo của mọi vấn đề trong xã hội, cho nên, tư tưởng thời đại đòi hỏi người nghệ sĩ phải có sự đổi mới mạnh mẽ trong cách cảm, cách nghĩ với quan niệm dấn thân vào cuộc đời và tôn trọng

sự thật Nhà văn hào Nga I Turghenhev từng nói: "Nghệ sĩ mà bị tước mất

Trang 19

khả năng nhìn thấy cái trắng và cái đen - cả ở bên phải và bên trái - thì có

nghĩa anh ta đã đứng bên lằn ranh của cái chết" Một nền thơ nhân đạo, mang

tính hiện thực không thể né tránh sự thật, mặc dù để làm được điều đó, đòi hỏi

rất nhiều trách nhiệm, bản lĩnh cũng như lương tri của người cầm bút Từ góc

nhìn của mĩ học, nhà lí luận Lê Ngọc Trà khẳng định: "Trong cuộc chạy đua ồ

ạt của nhân loại về tương lai, nhà văn không được quyền chỉ vỗ tay hoan hô

mà còn phải cảnh tỉnh, không có quyền chỉ chào đón những người anh hùng đang có đầy triển vọng mà còn phải nhìn thấy trước và báo động về nguy cơ cái xấu đang về đích trước hay cùng lúc với cái đẹp Đó là nghĩa vụ xã hội

Trên lịch sử tối tăm, trên tro bụi

Xuất phát từ một ý thức xã hội - thâm mĩ mới, đầy tính trách nhiệm công dân của người nghệ sĩ trước hiện thực, thơ ca giờ đây không chỉ là

những “chữ đẹp”, những chữ “ngọ¿ ngào”, đã được dùng "quen tay đến nhẫn

mòn sờn rách" mà phải là "những chữ lắm lem đứng dậy từ đời thực" (thơ Lưu Quang Vũ) Thơ sau 1975, do vậy, mang đậm màu sắc duy lý, với cảm

hứng chủ đạo giàu tính nhân bản, đó là thức tỉnh lương tri, lòng nhân ái và

khát vọng của con người

Trang 20

1.1.2.2 Trước 1975, ý thức cộng đồng dường như trùm lấp ý thức cá

nhân Cả nền thơ thống nhất trong ý thức cái tôi trữ tình chính trị Dù nhà thơ

muốn hay không, tác phâm của họ cũng phải đại điện cho quan điểm thầm mỹ

của một thời kỳ lịch sử nhất định, một bộ phận xã hội nhất định, xuất phát từ

ý thức chính trị nhất định

Sau 1975, ý thức về cái tôi đã có sự thay đối, điều chỉnh và bổ sung tích

cực, đó là cái tôi ý thức về mình như một cá nhân trước một hiện thực đời sống đa chiều Nó đã mở ra cho văn học nhiều đề tài, chủ đề mới mà trước đây chưa được khai thác, lí giải một cách sâu sắc, toàn vẹn Giờ đây, con người được nhìn nhận trong nhiều mối quan hệ đa dạng với xã hội, với lịch

sử, với gia đình, với thiên nhiên và với bản thân mình Đó là con người được

nhìn nhận trên cả bình diện ý thức và vô thức, đời sống tư tưởng, bản năng, tâm linh, từ góc độ số phận, thân phận Điều đó, dẫn đến sự đôi khác trong

quan niệm cái tôi và đó là một sự mở rộng, bố sung cần thiết cho thơ Việt

Nam hiện đại Như vậy, xuất phát từ những tiền đề lịch sử- xã hội mới, thơ

Việt Nam sau 1975 đã trở về với cái tôi cá nhân trên một nền tảng tư tưởng

nhân văn thẩm mĩ mới Có thể nói, cái tôi trong thơ sau 1975 là một cái tôi

duy lý, giàu suy nghĩ với chiều sâu tâm tư nội cảm

Đi sâu khai thác thế giới nội cảm, các nhà thơ đã tự điều chỉnh thái độ

thấm mĩ của mình Có nghĩa là họ đã chủ trương lý giải cuộc sống bằng lăng kính chủ quan, lăng kính cá nhân, thông qua những trải nghiệm và nhận thức riêng, trên cơ sở đó mà phân tích, cắt nghĩa về cuộc đời:

Đời ngoài tuổi năm mươi

Mong gì hương sắc lạ

Nở chùm hoa trên đá

Mùa xuân không chịu lùi

(Hoa trên đá - Chế Lan Viên)

Trang 21

Có thể khẳng định, sau 1975 thơ Việt Nam từ “âm hưởng anh hùng ca,

thơ chính luận, thời sự chuyển sang những suy ngẫm trải nghiệm về cuộc đời,

về nghệ thuật” [4] Nhà thơ Thanh Thảo, một đại diện tiêu biểu của nền thơ

chống Mỹ trong Khói vuông rubic, nhận thức rất rõ sự chuyên động ấy của chính mình Nếu trước kia ông viết về hiện thực đời sống chiến tranh bằng giọng điệu sử thi và bút pháp lãng mạn đầy hào sảng và bay bồng thì sau

1975, thơ ông đầy chất lý sự, và tinh táo đến rạch ròi: “ Có nhà ?hơ tin rằng đời bây giờ tỉnh quá Tôi ngược lại, tôi thích: tỉnh táo, tính khô, tỉnh bơ, tỉnh như sáo, vì tôi biết cái tỉnh đó chỉ là phía nhìn thấy được của đam mê” Những thay đổi trong quan niệm nghệ thuật đó đem lại những sản phẩm nghệ thuật mang tinh thần đổi mới

Từ đây, xuất hiện xu hướng cảm hứng thơ quay về các đề tài thế sự và đời tư với những suy tư cá nhân, những trăn trở đời thường Trong thơ giờ

đây trỗi dậy những mô típ chủ đề vĩnh cửu như cái tôi, tình yêu, tình cảm gia đình, tình yêu thiên nhiên, vấn đề thân phận của con người Đây cũng là giai đoạn trỗi lên nhiều gương mặt thơ nữ với những cá tính sáng tạo mạnh mẽ,

độc đáo như Xuân Quỳnh, Ý Nhi, Đoàn Thị Lam Luyến, Lê Thị Mây,

Nguyễn Thị Hồng Ngát, Dư Thị Hoàn, Giáng Vân, Phạm Thị Ngọc Liên, Vi

Thùy Linh, Phan Huyền Thư, Ly Hoàng Ly Ngay tên tác phâm của họ cũng

thể hiện rõ bản sắc, cá tính riêng như: 7 há/ (Xuân Quỳnh), Người đàn bà

ngôi đan (Ý Nhì), Lỡ một thì con gái (Đoàn Thị Lam Luyễn), Em muốn giăng tay giữa trời mà hét (Phạm Thị Ngọc Liên), Khái, Linh (VI Thùy Linh)

Trong các sáng tác này, các tác giả đi sâu khai thác những góc cạnh sâu kín tinh tế, phức tạp trong đời sống nội cảm của cá nhân Có thể nói, đó là một

trong những đặc điểm mới của tư duy nghệ thuật thơ Việt Nam sau 1975, góp phần tạo nên những giá trị thâm mĩ mới của văn học giai đoạn này

Trang 22

Tom lai, chua bao gid khat vong tim dién mao riéng, giong diéu riéng

lại da diết như hiện nay Các nhà thơ, mỗi người đều cố gắng đối mới và

khẳng định phong cách cá nhân của mình Những đổi mới trong quan niệm về vai trò của chủ thể sáng tạo đem lại những thay đổi tích cực trong cách nhìn

nhận về đời sống cũng như hình thức nghệ thuật diễn tá trong thơ Việt Nam

sau 1975 Đây cũng sẽ là động lực làm xuất hiện và mài sắc cá tính sáng tạo của nghệ sĩ

1.1.2.3 Thơ ca trước 1975 chủ yếu sử dụng thi pháp truyền thống Đó

là những quy phạm nghệ thuật, những nguyên tắc thấm mỹ đã được hình

thành từ trước đó và trở nên bền vững qua nhiều thời kỳ văn học Giọng điệu

trong thơ chủ yếu nghiêng theo xu hướng mượt mà, êm ái, du đương và đến nay, điều đó vẫn chi phối trong dòng chủ lưu của thơ ca đương đại Sau 1795,

trong văn học Việt Nam nói chung, thơ trữ tình nói riêng, trỗi lên nhu cầu tìm kiếm một lối viết mới tương ứng với những thay đổi trong nhận thức, quan

niệm về thơ Do đó, ý thức cách tân, đôi mới về hình thức nghệ thuật ở nhiều

tác giá hết sức mạnh mẽ, quyết liệt Nhà thơ Nguyễn Lương Ngọc, trong một sáng tác của ông, đã khẳng định:

Có gì không ồn

Có gì như bệnh tật

Khi mô hôi vẫn ê a thiên chức nghệ sĩ Anh không muốn nhìn những gì mình đã vẽ Chính nước mắt hay máu tứa ra từ cái nhìn bên bỉ

Đã cho anh chiếc lăng kính này đây

Đểanh đủ sức đập vụn mình ra mà ghép lại Nhung chảy mình ra mà tìm lõi

Xẻ toang mình ra mà kết cấu

(Hội họa lập thê)

Trang 23

Tuy nhiên, sự cách tân hình thức ấy không phải là sự chối bỏ tuyệt đối

kinh nghiệm thơ truyền thống Vừa tiếp nối thơ truyền thống, đồng thời, bằng vốn sống và nhận thức thâm mĩ phong phú tích lũy trong quá trình sáng tạo cá nhân, các nhà thơ đã không ngừng tìm tòi và nỗ lực cách tân thi pháp thơ Đây

là thời kỳ thơ đổi mới trên nhiều phương diện hình thức: thế loại, kết cấu,

giọng điệu, ngôn ngữ, biểu tượng Tiêu biểu như trong sáng tác của Trần

Dần, Lê Đạt, Dương Tường, Đặng Đình Hưng, Hoàng Hưng, Inrasara,

Nguyễn Quang Thiều, Mai Văn Phấn, Nguyễn Lương Ngọc, Nguyễn Bình Phương, Nguyễn Hữu Hồng Minh, Vi Thuỳ Linh, Phan Huyền Thư Trước

đây, câu thơ êm ái, du dương Bây giờ, chủ yếu là thơ tự do không vần, lắm

lúc câu thơ theo lối vắt dòng tự nhiên, kêu gọi sự tiết chế và gia tăng chất trí

tụê, tư tưởng trong thơ, sử dụng thủ pháp, cách viết mới Sự sáng tạo làm mới

cho thơ, đòi hỏi người nghệ sỹ phải nắm vững truyền thống và đồng thời phải biết phá vỡ quy phạm truyền thống Trên cơ sở đó, bản sắc cá nhân của nghệ

sỹ được khẳng định

Chính những đối mới trong tư duy nghệ thuật đã tạo nên sự chuyên

biến mạnh mẽ và tích cực của thơ Việt Nam sau 1975 Đấy là một dòng thơ

mang tiếng nói cá nhân, đi sâu vào nội cảm, đời tư của con người Sự thay đổi

của lịch sử xã hội dẫn đến sự thay đổi lớn trong văn học Mỗi người nghệ sỹ đều cố gắng tìm tòi cho mình một lối đi riêng và góp phần phát triển thơ ca dân tộc, vươn lên với thế giới trong thời kỳ mở cửa giao lưu và hội nhập

1.2 Các chặng đường thơ Ý Nhi

1.2.1 Khái lược tiểu sử tác giả

Ý Nhi tên đầy đủ là Hoàng Thị Ý Nhi, sinh năm 1944, quê ở thị xã

Hội An, tỉnh Quảng Nam, lớn lên theo gia đình đi tản cư ở Hải Phòng và

sống gần 30 năm ở Hà Nội, tốt nghiệp khoa văn trường Đại học Tổng hợp

Hà Nội

Trang 24

Sau khi tét nghiệp Đại học, chị làm việc tại Viện văn học, biên tập thơ cho nhà xuất bản Tác phẩm mới Hà Nội, sau đó chuyền vào làm việc tại nhà

xuất bản Hội Nhà văn thường trú tại Thành phố Hồ Chí Minh cho đến lúc nghỉ hưu Hiện nay chị sống ở Thành phố Hồ Chí Minh

Năm 1969, chị nhận giải khuyến khích cuộc thi thơ của tuần báo Văn

nghệ và con đường sáng tác thơ của Ý Nhi bắt đầu từ đây Từng làm nghiên

cứu và biên tập thơ, Ý Nhi có thời gian học hỏi và tiếp xúc với nhiều cây bút

giàu tâm huyết và cách tân Đây chính là bản lề khơi nguồn cho thơ Ý Nhi phát lộ và khởi sáng

Ý Nhi là một cây bút có phong cách riêng Với tập thơ Người đàn bà ngồi đan (NXB Hội Nhà văn, 1985) Ý Nhi được nhận giải A của Hội Nhà văn Việt Nam, và từ đó, chị đã thực sự khang định được tiếng nói riêng của mình trong đòng thơ ca đương đại Chị đã xuất bản nhiều tập thơ, bao gồm: Trái

tim nỗi nhớ (in chung với Lâm Thị Mỹ Dạ, 1974), Cây rong phố chờ trăng (in chung với Xuân Quỳnh, 1981) ; những tác phẩm in riêng như: Đến với

dòng sông (1978), Người đàn bà ngôi dan (1985), Ngày thường (1987), Mưa

tuyết (1991) Gương mặt (1991), Vườn (1998), Thơ tuyển (2000), Thơ với tuổi

thơ (2002) Những năm gần đây Ý Nhi có những sinh hoạt đáng chú ý như: tô chức các CLB Thơ, tham gia bình chọn và giới thiệu các nhà thơ trẻ trên báo

chí Ngoài ra Ý Nhi còn viết tiểu luận chân dung văn học Những gương mặt những câu thơ (2008) và viết truyện ngắn

1.2.2 Hành trình thơ Ý Nhỉ

Sau giải phóng (1975), ý thức cá nhân trỗi đậy mạnh mẽ trong đời sống

tỉnh thần xã hội cũng như trong thơ ca và điều đó đã tạo nên một sự khởi sắc

thực sự cho nền thơ Việt Nam giai đoạn này Chính những dòng thơ dung dị nhưng chở nặng những suy tư về cuộc sống, con người đã tạo nên dấu ấn

riêng của thơ Ý Nhi Đây là một giọng thơ có cá tính riêng, độc đáo Nếu

Trang 25

trong những tập thơ đầu tay, Ý Nhi thường thể hiện cảm xúc một cách hồn

nhiên, cảm tính, thì càng về sau, đặc biệt ở thời kỳ sau 1980, thơ chị càng nghiêng về tính triết luận, suy tư đậm nét với những hình ảnh - biểu tượng

trùng phức, đa nghĩa

Con đường sáng tác của Ý Nhi trải qua nhiều chặng đường phát triển

Nếu những tập đầu tay vẫn còn chịu ảnh hưởng khuynh hướng cảm hứng chung của thời đại - cảm hứng sử thi thì càng về sau thơ chị càng gia tăng

chất thế sự, đời tư với những sắc thái thẩm mĩ độc đáo Sau đây chúng tôi sẽ

mô tả khái lược về hành trình thơ Ý Nhi qua những sáng tác tiêu biểu của chị

- Nỗi nhớ con đường (1974)

Đây là tập thơ Ý Nhi in chung với Xuân Quỳnh, người bạn thơ thân thiết của chị Hình tượng trung tâm của tập thơ này là hình tượng con đường

qua “nỗi nhớ” của chủ thể trữ tình Nhà thơ đã tái hiện một thời chiến tranh

gian khổ nhưng hào hùng khi cả dân tộc “xẻ đọc Trường Sơn đi cứu nước” Những con đường đất nước - chiến tranh cách mạng cứu nước đã tôi luyện nên phẩm chất của con người Việt Nam Nhớ về con đường là nhớ về mọi miền quê khô căn sỏi đá, gió lào cát trắng và những cơn mưa bắt chợt; là nhớ

về Đèo Ngang núi non trời biển hùng vĩ; là nhớ về những ngày đánh giặc trên

đất Cảng, với những hiện thực mất mát khốc liệt Con người nén nỗi đau,

nắm chặt tay nhau, động viên nhau từ ánh mắt đến trái tim, tất cả vì sự sống còn của đất nước: Chỉ những mắt nhìn nhau/ rất lâu rất lâu/ đề thành phố có

một gương mặt chung rất đanh, bên bử/ nhìn vào kẻ thù (Ngày đánh giặc)

Trên những con đường khói lửa chiến tranh, hình tượng con đường gắn với hình tượng Em (cô gái thanh niên xung phong, cô công nhân giao thông mở đường đi cứu nước, cô dân quân vai sting tay cay ) Ndi nhớ con đường là

niềm tự hào, ca ngợi những cô gái Việt Nam bình dị, dịu hiền mà hào hùng

cao cả, vừa lạ lẫm vừa thân quen vì những khuôn mặt cháy nắng, những bàn tay đập đá mở đường phông rộp Tắt cả đã trở thành “nỗi nhớ không nguôi” :

Trang 26

Dấu có gặp bao con đường khác dẫu nhiều cô gái trong cuộc đời này tôi gặp

em và con đường là nỗi nhớ không nguôi

(Nỗi nhớ con đường)

Cuộc sống chiến tranh, tình yêu và nỗi nhớ được Ý Nhi cảm nhận và

đưa vào trong thơ những chỉ tiết chân thật, xúc động:

Những nơi nào em đã đặt bàn chân Nơi ấy mở ra con đường lạ

Con đường áy vẫn xanh rì ngọn cỏ

Mỏ lỗi về mùa xuân

(Con đường của em)

Ý Nhi nhớ về con đường, về đất nước, về con người trong chiến tranh

với tất cả niềm yêu thương, xúc động, khâm phục và tự hào Có lẽ vì thế mà hình ảnh con đường trở thành nổi nhớ thường trực trong thơ chị Vẻ đẹp của con người Việt Nam với sự cộng hưởng của phâm chất anh hùng, lý tưởng

cao đẹp và tình yêu trong sáng, lãng mạn đã tạo nên chất thơ riêng của tập thơ này

- Đến với Dòng sông (1978)

Tập thơ này là sự bộc bạch những tâm trạng cảm xúc của nhà thơ trước

hiện thực mới Chị nói về cuộc sống đất nước thời hậu chiến không phải bằng

sự tụng ca giản đơn, dễ dãi, mà bằng thái độ của người từ trong cuộc chiến đi

ra Vì thế, nỗi đau chiến tranh vẫn là một ám ảnh trong thơ chị Vết tích đề lại

là nhà đồ nát, người mẹ mất con, người vợ mắt chồng, chiếc cầu bị bom đánh

đồ Chị nói về cuộc sống hoà bình, dẫu phải đối mặt với bao điều gian khó,

bên hố bom còn vương vãi những vỏ đạn, vỏ bom bị, đã là màu xanh của cỏ

non mơn mởn, và sự sống đang trỗi dậy mãnh liệt: Đát đữ dội những tháng

ngày đánh giặc/ Lại yên lành trong sắc đỏ cây xanh (Qua đường chín)

Trang 27

Nếu ở Nổi nhớ con đường vẫn còn giàu màu sắc cảm tính, mơ mộng với hình ảnh con đường thì Đến với dòng sông, nhà thơ nói nhiều về những dòng sông mà chị đã gắn bó, đã đi qua với nhiều đáng vẻ, ở đó tâm trạng nỗi niềm của chị đã hoà nhịp cùng sự trưởng thành đi lên của đất nước Ở hai tập thơ này mang một hồn thơ dung dị trong sáng Những tình cảm trong sáng

tươi trẻ Ấy thể hiện trong lối thơ tự do, có sự kết hợp nhuần nhị yếu tố trữ tình

và tự sự với những liên tưởng, so sánh khá độc đáo Tuy nhiên, với hai tập

này, thơ Ý Nhi vẫn còn lẫn vào "đàn đồng ca" của nền thơ Cách mạng

- Người đàn bà ngôi đan (1985)

Đất nước sau chiến tranh đặt ra bao điều khắc nghiệt, công cuộc đổi

mới đất nước là tất yếu và dẫn đến đối mới trong văn học, đòi hỏi các nhà tho,

nhà văn phải tích cực tự đổi mới trong tư đuy sáng tạo nếu không muốn bị tụt

hậu với thời cuộc Tập thơ này đánh dấu một bước tiến mạnh mẽ của thơ Ý Nhi trong quan niệm sáng tạo Xuyên suốt tập thơ là toàn bộ hình tượng nhân vật “những người bạn đồng hành” và Ý Nhi thường soi mình vào trong đó dé

vẽ nên chân dung tâm hồn của chính chị Từ thực tại, Ý Nhi luôn nhìn nhận

về quá khứ bằng bút pháp hồi tưởng, đối sánh với thực tại để tìm ra mạch nối

quá khứ - hiện tại trong sự đa chiều của cuộc sống Trong tập này, Người đàn

bà ngôi đan là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo về cái tôi nhà thơ và nhìn rộng ra, là về tâm hồn người phụ nữ hiện đại Đây cũng là một hình tượng

trung tâm xuyên suốt tập thơ với bao trạng thái đối nghịch và phức tạp:

Thiếu nữ đã là người đàn bà ở tuổi bốn mươi

cam chịu và cuồng nộ, mong mỏi và buỗn nản đem cho và nhận về, kiếm tìm và đánh mất

giản đơn và rồi ren, lớn lao và cạn hẹp

(Về Thái Nguyên)

Trang 28

Trong thơ Ý Nhi giai đoạn này, cảnh vật thiên nhiên cũng nhuốm màu

tâm trạng, như hoá thân thành máu thịt cuộc đời, trở thành nỗi ám ảnh khôn

ngudi Nhin mia thu, hang cây, con đường hay đứng trước Cá, Biển, Những cây sỗi bên Hồ Thuyêền Quang, Rau me đất Ý Nhi luôn thây một nỗi lòng

“không xác thực” Giữa biến đời đầy sóng gió, người phụ nữ muốn được che chở, muốn được bình yên, an ủi như sự tĩnh lặng của sông Trà, như chùm rau

me đất “giữa độ đường không cây” Tâm trạng con người đã hoá thân thành hình ảnh thơ qua một "ngôn ngữ" phân tích sâu sắc và tinh nhạy

Trong tập thơ này, tác giả chủ yếu sử dụng bút pháp đối lập nhằm bộc bạch nội tâm, câu thơ tự do, không vần, cách lập tứ vững vàng gây ấn tượng mạnh Tập thơ này là sự toả sáng của bản sắc thơ Ý Nhi trong dòng văn học đương đại

- Ngày thường (1987)

Ở tập thơ này, tác giả tập trung khắc họa những chân dung con người

từ góc độ "đời thường" Tuy nhiên, như thường thấy trong thơ chị, đấy đồng

thời cũng là chân dung của những con người luôn khát khao vươn tới cái

Chân, cái Thiện, tới những giá trị tính thần cao quý Chu Văn Sơn nhận xét:

“Nhìn vào bất cứ chân dung nào cũng đều thấy rõ các nhân vật ở đây chỉ có một phong thái: giản dị đến khác thường từ xúc cảm đến hành vi, chỉ có một

tư thế: đối diện với chính mình, chỉ có một trạng thái tỉnh thần: nỗi day vo 4m

ảnh bởi đau đớn cùng cực, bởi khát khao cháy bỏng, bởi sợ hãi không nguôi, hay bởi một niềm lo âu nào đó vẫn theo đuôi như chiếc bóng không thể nắm

giữ cũng không thể lia bo” [58]

Với giọng triết luận - tâm tình trực điện và giản dị, Ý Nhi đã chạm khắc

chân dung của một người đàn bà “đời thường”: /oay hoay trang sách cũ quân của con cần xuống gấu / gạo hết, lo xép hàng / dau tranh cho sự cân

bằng của giá cả Trước cuộc đời, người đàn bà phải đối điện với biết bao lo

Trang 29

toan vat va Ho phải vượt lên mọi thử thách, mọi cám dỗ của đời thường để

luôn giữ được những giá trị tinh thần tốt đẹp Hình tượng thơ với bao trạng thái đa chiều vẫn toát lên vẻ đẹp thầm lặng mà cao cả Ấy chính 1a biéu tượng chung của người phụ nữ chân thật, bản lĩnh, không chút tô vẽ Trong Ngày

thường, Ý Nhi cũng bày tỏ thái độ kính trọng, ngưỡng mộ của chị với những

người nghệ sỹ nổi tiếng xưa và nay Họ vừa hiện lên những nét đẹp đời thường vốn có vừa dung dị, gần gũi mà đáng khâm phục về tài năng, nhân

cách như Hàn Mặc Tử, Nguyễn Du, Nguyên Hồng, Nguyễn Minh Châu Ở

đây, qua việc vẽ nên chân dung tinh thần của những người nghệ sĩ mà chị

ngưỡng mộ, nhà thơ cũng đồng thời vẽ nên bức chân dung tỉnh thần độc đáo của tâm hồn chị

Với câu thơ tự do, cùng sự kết hợp đa dạng những câu dài ngắn khác nhau, cách ngắt nhịp, gieo vần tự nhiên, linh hoạt, cho phép Ý Nhi thể hiện

suy nghĩ, cảm xúc của mình về đời sống một cách tự nhiên mà không bó buộc Bằng sự suy ngẫm, chiêm nghiệm từ cuộc sống hiện thực, Ý Nhi đã viết

nên những câu thơ mang đậm tính triết lí nhân sinh:

Giọt nước mắt ràn rụa qua gương mặt hạnh phúc

nụ cười cay đắng trước trò đùa nghiệt ngã của số phận

cái giá của tự do

mặt trái của quyên lực

(Nhà thơ và cái hô nhỏ)

Từ tập Ngày £hường cho đến Mưa tuyết, Gương mặt (1991), Ý Nhi đã

“đi tới nhưng bông tuyết nhẹ nhàng, tinh trong buốt giá đến với những ứng xử

tâm tình, với chất thơ của sự trầm tĩnh và thoang thoảng một khí vị thiền” (Chu Văn Sơn)

Mưa tuyết (1991) cho ta thấy tình yêu sâu nặng của Ý Nhi đành cho các thiên tài nước Nga: Maria Xvetaeve, Akhmatova, Borit Pastesnak Nhà thơ

Trang 30

bày tỏ sự ngưỡng mộ với những tài năng và nhân cách cao khiết và luôn

nguyện cầu mọi điều tốt đẹp, bình yên thanh thản cho họ: chưa một lần gap

gỡ/ hàng đêm / bà nguyện câu cho sự bình yên cho người ấy Ta bắt gặp ở đây những hinh anh tho day tam trang (Maria Xvetaeve, Qua tang, Chiéu

xuân, Thư, AhnaAta, Trong mùa thu ) Trong ương mặt, những chân dung

nghệ sỹ được nhà thơ khắc họa đều là những nhân cách sáng tạo đẹp đẽ Bằng

tài năng của mình, họ đã vượt qua tất cả mọi hệ lụy phàm tục của đời sống để

đạt đến cõi “đắc đạo” - sự tự do tinh thần tuyệt đối:

Những đối cực

đã tuyệt vời hài hoà trên mặt vải

những tiếng kêu bi thương, cuông nộ

đã tan trong lặng thỉnh ky bi

(Đắc đạo)

Thơ Ý Nhi luôn toát lên nỗi khắc khoải của một tâm hồn giàu suy tư,

luôn khát khao những giá trị tinh thần cao thượng Bằng những trái nghiệm đời sống sâu sắc, nhà thơ hiểu rằng không có cuộc đấu tranh nào gian khổ, bền bỉ và vinh quang bằng chiến thắng bản thân mình Đó là cuộc đấu tranh

nội tâm nhằm khẳng định cái “thiên lương” cao quý của con người

- Vườn (1998)

Dường như Ý Nhi đã chắt lọc, dồn nén rất nhiều cung bậc, cảm xúc,

tâm trạng của mình vào trong tập Vởờn Nói như Lưu Khánh Thơ, “Đây là tập

thơ bộc lộ nhiều khoảnh khắc tâm trạng - tâm trạng được dồn nén bởi Suy tư

và cảm xúc Ngôn ngữ là ngôn ngữ văn xuôi chắt lọc, giàu suy tưởng và hết sức kiệm lời, nhịp điệu trong thơ là nhịp điệu của tâm trạng” [72] Đây là tập

thơ bộc lộ sự dịu dang, dam thắm mà đầy nữ tính với tình cảm yêu quê

hương, niềm hoài niệm và đặc biệt là tình yêu Trong tập thơ này tác giả viết

nhiều về chủ đề như tình yêu, thiên nhiên, quê hương

Trang 31

Những hoài niệm về quá khứ, về thiên nhiên dịu dàng, đằm thắm “với

ngôn ngữ thơ văn xuôi chắt lọc, giàu suy tưởng hầu như đã tước bỏ hết những rườm rà, hoa lá dé trang điểm cho các bài thơ với từ ngữ cô đọng nhưng đã

làm thành một phong cách thơ riêng” [72]

1.2.3 Sự đổi mới cúa thơ Ý Nhỉ qua các chặng sáng tác

Với 8 tập thơ, Ý Nhi đã trải qua một quá trình lao động sáng tạo miệt

mài và bền bỉ Hành trình sáng tạo ấy cho thấy một hồn thơ nhạy cảm, giàu

tỉnh thần trách nhiệm xã hội và có ý thức cao trong sáng tạo nghệ thuật

Nhìn chung, có thể chia sáng tác của Ý Nhi thành hai giai đoạn chính: trước và sau 1985 Trước 1985, chủ yếu chi phối thơ chị vẫn là âm hưởng sử

thi Sống trong cuộc chiến và cuộc chiến vừa mới đi qua, Ý Nhi đã thể hiện

tất cả trong thơ những gì mà chị trông thấy Đặc biệt không khí của chiến tranh đối với các cô thanh niên xung phong là dư âm còn lại, là kỷ niệm về

thời đã qua Về hình thức chủ yếu vẫn là thơ năm chữ và thơ tự đo Biện pháp

tu từ thường được sử dụng là so sánh và điệp ngữ Tính trực cảm vẫn chỉ phối đậm nét trong sáng tác của chị giai đoạn này

Tuy nhiên, trên hành trình sáng tạo cá nhân, Ý Nhi luôn có ý thức ráo

riết tìm tòi và đổi mới Với tập thơ Người đàn bà ngôi đan (1985), Ý Nhi đã khẳng định được một lối viết mới, khác với thời kỳ trước Càng về sau, sự

cách tân trong thơ Ý Nhi càng mạnh mẽ, chị đứt khoát vứt bỏ lối “làm thơ ngòn ngọt dễ dãi của một thời, tìm tới một bút pháp mới chắc thực, hiện đại”

[63] Nhìn chung, thơ Ý Nhi có cách lập tứ và cấu trúc hiện đại Bằng lối nói

giản dị, kiệm lời nhưng giàu suy tưởng, thơ Ý Nhi càng ngày càng đậm chất

triết lí, chất tượng trưng, điều đó khiến tác phẩm của chị luôn “ở dạng chất

liệu đơn sơ của sự trầm tích”, “ẩn ngữ” [70], không dễ hiểu song rất giàu sức nghĩ, sức gợi

Có thể nói, con đường sáng tác thơ đã phản chiếu trung thực cuộc đời

của chính Ý Nhi - cuộc đời “Người đàn bà làm thơ” Sự tự ý thức và nỗ lực

Trang 32

đổi mới trong sáng tác đã tạo nên cá tính độc đáo của thơ chị Hành trình sáng

tạo của Ý Nhi đồng thời cũng chính là hành trình tìm kiếm cái diện mạo chân

thật của bản ngã, đó là hành trình dài dặc không dễ dàng và luôn phải tiếp tục

Bởi đó là hành trình đi tìm ý nghĩa của cuộc sống, của khát vọng và lý tưởng

1.3 Quan niệm về nghệ thuật của Ý Nhi

1.3.1 Quan niệm về nhà thơ

Là một nhà thơ có ý thức cao về nghệ thuật, về sứ mệnh của người nghệ sỹ, luôn khao khát được thê hiện ngòi bút của mình trong suốt chặng đường thơ, Ý Nhi không ngừng suy ngẫm, trăn trở về công việc sáng tạo nghệ

thuật, về đối tượng của nghệ thuật và về cái đẹp trong thơ Theo chị, người

cam but phải có lương tâm, trách nhiệm với những gì mình viết ra Không lần

tránh, không thoái thác, thậm chí tự nguyện chấp nhận số phận nghiệt ngã,

chịu lắm bùn từ đầu đến chân "(Thanh Thảo) Trong sáng tác, Ý Nhi luôn giữ

một nguyên tắc “chỉ viết khi nào nội tâm có nhu cầu” [52] Thơ, với chị hoàn

toàn không phải là một thứ trang sức, nó thực sự là tiếng nói của những đồn

nén, bức bách mãnh liệt nội tâm trước những vấn đề của đời sống nhân sinh

Nó đòi hỏi người cầm bút không chỉ có tài năng mà còn phải có lương tri và bản lĩnh Nói cách khác, công việc sáng tạo luôn đòi hỏi một ý thức trách nhiệm xã hội rất cao ở người nghệ sĩ Vì vậy mà khi đứng trước “mô? miễn cát nóng” thực chất cũng là đứng trước hiện thực cuộc đời, chị đã cất lên lời thơ thật gan ruột, chân thành:

Dù chỉ một lần bước ẩi trên cát chỉ một lần thấu hiểu khúc ca kia

suốt đời tôi chang thé bao gio

đặt bút viết những điều dối trá

(Bài ca)

Trang 33

Cũng theo Ý Nhi, người “làm thơ cũng như người thầy thuốc đều có điểm chung rất quan trọng đó là sự nhạy cảm” Quả vậy, nếu nhà thơ không

có sự nhạy cảm thì khi đứng trước một khung cảnh, một cuộc đời đầy xúc động không thể viết lên những câu thơ hay làm lay động lòng người được

Nhà thơ Thanh Thảo đã nói: “Sức sống của thơ ca là cảm giác nhưng thơ

không thể hoàn toàn là cảm giác mà từ những cảm giác giản dị tự nhiên thơ cần khơi gợi, đánh thức những phần sâu kín của bản thể đó chính là cái kỳ lạ của thơ” [36] Từ cái nhìn ấy, mà mỗi miền đất nhà thơ đã từng sống và đi qua đều trở thành dấu ấn trong thơ chị Chắng hạn như về Thái Nguyên,

Quảng Bình, Trung Du, Đà Lạt, Hà Nội ở đó mỗi địa danh là những kỷ

niệm vui, buồn gắn với những trạng thái tâm trạng phức hợp khác nhau Tất

cả những trạng thái ấy được thể hiện rõ trong thơ chị Đến với thơ, chị sẵn

sàng chấp nhận những khó khăn gian khổ, chấp nhận nghèo khó, chấp nhận

đơn độc Bỏ lại sau lưng những ham muốn những đam mê vật chất tầm thường, hành trang của chị chỉ có “bài ca” - khát vọng sáng tạo nghệ thuật:

Từ góc nhìn "đời thường", chị ví công việc của người làm thơ cũng

giống như người phụ nữ ngày thường phải biết "tính toán", "cân, đo, đong,

đếm" và phải biết pha chế thực phâm đề cái đích cuối cùng hướng tới chính là

“vẻ đẹp thực chất của bữa ăn”, là đem lại niềm hạnh phúc cho mọi người Cho nên, có lần tâm sự với các nhà thơ trẻ, chị đã nói: “Tôi nghĩ nhà thơ trẻ cần có quan niệm triết học hắn hoi về làm thơ, làm thơ rất cần đến kỹ thuật

Trang 34

cao về sử dụng ngôn từ, nhưng cần hơn lại là một bản lĩnh, là nội lực ” (Đối

thoại với văn chương)

1.3.2 Quan niệm về thơ

Ý Nhi cũng bày tỏ một quan niệm khá sâu sắc và toàn diện về thơ

Trước hết, thơ là “một ký thác, một bộc bạch, trước hết với chính mình và

hơn thế nữa như một lựa chọn, một thái độ của người trong cuộc ” [9] Với chị, thơ gắn liền với khát vọng hoàn thiện tâm hồn và cuộc sống Cho nên,

làm thơ là phải thành thực Thành thực, đó chính là vẻ đẹp cốt yếu của thơ

Trong một lần nói chuyện với phóng viên báo Thể thao va văn hoá, chị đã nói

rõ quan niệm đó: “Từ trước đến nay, tôi chỉ viết thơ khi nào nội tâm có nhu cầu chứ không bắt mình phải làm thơ vì bất cứ một lý do nào, kể cả cái tiếng

nhà thơ” [52] Chị còn nhắn mạnh: “Về xúc cảm - pham chất cao nhất là sự

thành thực Về hình thức cần đạt tới sự gian di” [59]

Với Ý Nhi, thơ là “tinh chat gan loc tir bin ban, từ đau thương, cùng quấn”, nó gắn liền với cuộc sống và luôn hướng tới việc phục vụ đời sống nhân sinh Đặc biệt khi cuộc sống thực tại luôn là sự đan xen giữa sự thật và

giả trá, cái tốt và cái xấu luôn song hành tồn tại, mỗi câu thơ phải được nung

nấu trong sâu thắm tâm hồn thì thơ ấy mới có khả năng thanh lọc và thức tỉnh,

hay nói như Ý Nhi, mới có thể đem lại “niềm vui, niềm hạnh phúc” đích thực

Có một lần đọc thơ trên đất Mĩ, Ý Nhi đã nhấn mạnh vai trò to lớn của thơ:

“Tôi có cảm tưởng chính trong đời sống hiện đại căng thắng, người ta lại cần

đắp Phải biết “ ự bước ra khói lối mòn” nó đòi hỏi không chỉ tài năng mà

Trang 35

«

còn là “ mộ! lương tâm trong sạch”, một bản lĩnh “mạnh mẽ” Do đó nghệ

thuật đích thực bao giờ cũng hội tụ trong đó một vẻ đẹp phi thường, cao khiết: Câu thơ/ lan toả như sóng/ quậy cựa như sóng/ trắng xóa/ và xanh biếc (Tặng một người làm thơ trẻ) [56] Nhìn chung, Ý Nhi đã sớm ý thức về thơ,

về nghệ thuật như một hành động sáng tạo Đặc biệt Ý Nhi có quan niệm rất

tích cực trong vấn đề cách tân hình thức Theo chị, “hình thức là sự hiện diện

nghệ thuật của từng nghệ sỹ Không có cái hình thức đó thì cũng chắng bao giờ có nghệ thuật” [22] Song, mặt khác, chị cũng cho rằng: Những câu thơ hay nhất của mình / lại vô cùng giản dị” Thơ đạt tới sự trong sáng, giản dị sẽ

bay xa và có sức sống lâu bền hơn trong lòng độc giả Giản đị có nghĩa là

không màu mè, không giả dối, nhưng nó có khả năng diễn tả một cách chính xác và ngắn gọn nhất bản chất của đối tượng Ngôn ngữ là chất liệu đặc thù của thơ ca Theo Ý Nhi, ngôn ngữ thơ phải là ngôn ngữ giản dị, chan thật

Ngôn ngữ ấy phải biết “chắt lọc” đê tự mình “bước ra khói lỗi mòn” Như vậy

là giản di chứ không phải đơn giản, tự nhiên chứ không phải dễ dãi Ngôn ngữ

đó phải là kết quả của một sự tìm tòi có ý thức Những hình ảnh trong thơ Ý

Nhi cũng là những hình ảnh bình thường, giản dị nhưng có sức gợi lớn Nhà

thơ tước bỏ những từ ngữ, hình ảnh màu mè đến gần cái giản dị như là cái bản chất đích thực của đời sống và sự sáng tạo nghệ thuật

Có thể nói, trong tư cách một nghệ sĩ, một nhà thơ, Ý Nhi đã góp một tiếng nói mạnh mẽ, độc đáo và tích cực trong sự đi lên của nền văn học trong

thời kỳ Đổi mới Thơ chị gắn bó với đời sống hiện thực sau chiến tranh, là sự

kết tỉnh sâu sắc những suy nghĩ, những trải nghiệm của nhà thơ với hiện thực cuộc sống Thơ chị thể hiện rõ ý thức trách nhiệm của một người nghệ sĩ chân

chính luôn xác định chỗ đứng của mình trong đời sống hôm nay

Trang 36

Chương 2

ĐẶC SẮC THƠ Ý NHI TRÊN PHƯƠNG DIỆN

CẢM HỨNG VÀ HỆ THÓNG HÌNH TƯỢNG

2.1 Cảm hứng chủ đạo trong thơ Ý Nhi

Cảm hứng chủ đạo là trạng thái tình cảm mãnh liệt, là cảm xúc say đắm được thể hiện sâu sắc, nhuần nhuyễn trong tác phẩm nghệ thuật Nó là tư

tưởng, là linh hồn của tác phẩm, gây tác động và truyền cảm, hấp dẫn đến người đọc Có thé nói, cảm hứng chủ đạo chỉ nội dung chủ yếu của tác phẩm,

chỉ thái độ nhiệt tình, đam mê xuyên suốt sáng tác của người nghệ sỹ Cho

nên, có thể xem “cảm hứng chủ đạo thống nhất với đề tài và tư tưởng của tác

pham dem lai cho tac pham một không khí xúc cam tinh thần nhất định, thống nhất tất cả các cấp độ và yếu tố của nội dung tác phẩm” [34; 1§]

Nền văn học Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 là nền văn học mang

khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn Cách mạng Trong không khí lịch sử hào hùng, dù còn nhiều đau thương, gian khổ nhưng tâm hồn con người Việt Nam luôn hướng về lý tưởng, về tương lai tươi sáng của đất nước

Đó là nguồn sức mạnh tỉnh thần to lớn đề giúp họ vượt qua mọi khó khăn thử

thách Điều đó đã được thể hiện đậm nét trong thơ ca:

Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước

Mà lòng phơi phới dậy tương lai

(Theo chân Bác - Tố Hữu) Sau 1975, cùng với sự thay đổi của điều kiện lịch sử - xã hội, cảm hứng

thơ đã nhanh chóng chuyền đôi từ cảm hứng sử thi sang cảm hứng trữ tình thế

sự - đời tư Cùng với nhiều cây bút trưởng thành trong thời chống Mỹ như:

Thu Bồn, Phạm Tiến Duật, Thanh Thảo, Xuân Quỳnh, Phan Thị Thanh Nhàn, Lâm Thị Mỹ Dạ , Ý Nhi là một trong những nhà thơ nhanh chóng bắt nhịp

Trang 37

với hiện thực cuộc sống mới, với một nhãn quan nghệ thuật nhạy bén, giàu

suy tư nhưng không kém phần sâu sắc và tỉnh tế Những sáng tác của chị thường nghiêng về duy lý, với cái nhìn phân tích, tỉnh táo về đời sống hiện

thực và nội tâm con người

2.1.1 Cảm hứng phân tích

Trong phạm vi luận văn này, chúng tôi hiểu khái niệm "cảm hứng phân tích" như là một loại cảm hứng mô tả gắn liền nhu cầu cắt nghĩa, lí giải một cách tỉnh táo về đời sống và nội tâm con người Bị chi phối bởi cảm hứng phân tích này, nhà thơ thường cố gắng "bóc tách", "phân chia" các sự vật hiện

tượng, nhất là các trạng thai tinh thần, xúc cảm, đời sống phức tạp và mơ hồ, xem xét chúng từ nhiều góc độ, bình diện khác nhau để tìm ra các đặc điểm,

quy luật mang tính bản chất Điều này xuất phát từ nhu cầu nhận thức đời

sống một cách chính xác và khách quan, vượt lên những ấn tượng "mù mờ",

chung chung bề mặt (dĩ nhiên, đây là sự "chính xác" và "khách quan" của

nghệ thuật) Đây cũng là kết quả của một kiểu tư duy "duy lí" của con người

hiện đại, nhằm tìm ra những ý nghĩa, giá trị nhân sinh phổ quát đằng sau bề

mặt của sự vật, sự việc cụ thể, cảm tính

Sau 1975, đặc biệt là từ 1985 trở đi, sáng tác của Ý Nhi đã chuyền sang

hướng mới với cách mô tả cuộc sống mang đậm cảm hứng phân tích, lý giải Cảm hứng phân tích này luôn gắn liền với một nhãn quan nhận thức cá nhân sâu sắc và tỉnh táo Hiện thực đời sông trong thơ chị, do vậy, bao giờ cũng đa chiều, phức tạp, không hề giản đơn Nếu như Xuân Quỳnh người bạn thân

thiết của nhà thơ, chị thường “thổ lộ những cảm xúc mãnh liệt nội tâm hơn là

mục đích truy cầu một sự phân tích lý giải” [56], thì trong thơ Ý Nhi thường trỗi lên cảm hứng phân tích, lý giải về cuộc đời, về con người Do vậy, thơ chị thường xuất hiện nhiều những từ ngữ như nhận /hức, thấu hiểu, nhận biết,

biết, hiểu, nghĩ Nhu cầu phân tích, lí giải cũng làm xuất hiện phổ biến trong

Trang 38

thơ chị nhiều hình thức câu hỏi, câu kế, tả, câu cắt nghĩa, định nghĩa ; cách

mô tả sự vật trong thế đối lập, trong những mâu thuẫn, nghịch lí Tương ứng

với cảm hứng phân tích ấy thường là một giọng điệu chậm, trầm, rành rọt,

tỉnh táo và đầy ưu tư Đây là một trong những nguyên nhân làm gia tăng màu

sắc đuy lí độc đáo của thơ Ý Nhi Chị “nhìn cuộc đời trong sự đối lập, mâu

thuẫn có tính phổ quát Trong thơ chị bức tranh cuộc đời hiện lên hết sức phức tạp, đầy những nghịch lý và không đễ nắm bắt bằng vẻ bề ngoài Motip

hình ảnh con người với những trạng thái cảm xúc, suy tư đối lập chói gắt trở

đi trở lại trong thơ chị: Thiếu nữ đã là người đàn bà ở tuổi bốn mươi/ Cam

chịu và cung nộ, mong mỏi và buôn nản/ Đem cho và nhận về, kiếm tìm và

đánh mắt Giản đơn và rối ren, lớn lao và cạn hẹp (Về Thái Nguyên); Tôi thường đợi mùa thu với nỗi lòng không xác thực/ Vừa hân hoan vừa ưu phién/

Vừa mong ngóng vừa ngại ngùng (Mùa thu) [S6]

Trước hết, cảm hứng phân tích này được bộc lộ rõ trong cách mô tả nội tâm cái tôi chủ thể Nhà thơ nhận thấy trong tâm hồn mình, niềm vui,

hạnh phúc xen lẫn nỗi cay đắng, nó luôn “đày vò như một chứng bệnh” Dù ít nói với vẻ bề ngoài trầm tĩnh, khiêm nhường lạ lùng nhưng trong tâm hồn chị

luôn chan chứa một ngọn lửa “hoá tam” Va chị bộc bạch rất thành thực:

“nhiều khi tôi khóc vì chính cái khiến những người quanh tôi vui sướng/ và lại muốn thét lên khi mọi người yên lặng (Tiểu dân) Trong thơ, Ý Nhi thường

ít khi bày tỏ những cảm xúc ồn ào trực diện, chị thường nghiêng về những suy tư, nghĩ ngẫm, những phân tích về cuộc đời nhiều hơn Ngay cả khi bày

tỏ cảm xúc, cảm xúc ấy cũng gắn liền với một nỗ lực nhận thức, tra vấn

không ngừng về cuộc sống Trong một cảm hứng tự mô tả và cũng là tự phân

tích về chính cuộc đời mình, chị viết:

Nhiều khi ta làm hỏng đời mình

như đứa trẻ vụng về

Trang 39

nhiều khi ta bị đánh gục

đúng vào lúc không hê tự vệ

nhiều khi ta đơn độc nhiều khi số phận buộc ta phải nhìn thấy bộ mặt thật của

ai đó

buộc ta do dự khi đặt chân lên con đường

đường như ta ít ngạc nhiên hơn khó đau đớn hơn

nhưng cũng chẳng khôn ngoan hơn máy nỗi

(Gửi bạn)

Với tâm thế của “người đàn bà tìm về kết cục” và “đang đứng kè bên

cái vạch nhỏ xíu”, cái còn lại trong tâm trạng của nhà thơ vẫn là nỗi lo âu

“không thể nắm giữ/ không thể lìa bỏ” Nhà thơ luôn nhận thức sâu sắc về

cuộc đời trong tính hai mặt, trong những mâu thuẫn, nghịch lí chói gắt của nó: vừa hân hoan, vừa ưu phiển/ vừa mong ngóng/ vừa ngại ngùng Chị đặc biệt

nhạy cảm trước những “cái vạch nhó xíu” - những lần ranh giới mong manh giữa sống/ chết, mắt/ còn, hạnh phúc/ bất hạnh, vinh quang/ điển nhục

trong đời sống của con người Cũng cần nói thêm rằng, sự phân tích này

không chỉ là kết qủa của một tư duy duy lí sắc sảo, tỉnh táo, mà còn là kết quả

của những rung động nội tâm trầm tĩnh và sâu sắc, nó tạo nên một sự bén

nhạy như là trực giác, với những "linh cảm" lo âu mơ hồ mà chính xác:

Tôi không sao tránh được lo âu trước mỗi độ thu trước chiếc lá chợt ánh vàng

trước ngọn gió may

và đường chân trời xám bac

nổi lo âu vốn có trong mỗi niềm hạnh phúc mỗi khi lòng ta đối diện với những gì trong sạch

Trang 40

những gì như mùa thu

Là vòm trời xanh dịu kia

hay là cơn bão lớn, mùa thu

(Mùa thu)

Thơ Ý Nhi là một dòng chảy không ngừng nghỉ của suy tư, được bắt đầu từ những góc nhìn của một con người mang đầy tâm trạng Do đó, khi mô

tả đời sống và con người, bao giờ chị cũng có gắng phân tích cho ra cái bản

chất thực sự của nó sau những nghịch lí không dễ cắt nghĩa Chắng hạn, chị viết về một người nhà thơ:

Suốt thời tuổi trẻ

tôi chỉ gặp nơi ông ánh nhìn gay gắt

chỉ đọc nơi ông câu thơ đữ dội

những lời lẽ gớm ghê, khinh bạc

Chọt đằng sau ánh nhìn gay gắt nọ tôi nhận thấy nỗi u buỗn

đằng sau những lời lẽ ôn ào, cay nghiệt tôi nhận biết nỗi cô đơn

Gay gắt và u buôn

ân ào và đơn độc ông đã từng khao khát yêu thương khao khát được chở che

khao khát được dịu dàng

(Cái chết của nhà thơ)

Ngày đăng: 18/10/2014, 01:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w