1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đặc sắc nghệ thuật thơ viết cho thiếu nhi của Võ Quảng (LV00272)

102 15,6K 77

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 102
Dung lượng 583,66 KB

Nội dung

[ 20, 354] Nhà văn lão thành - Vũ Ngọc Bình nói đến cái đẹp của đồng thoại Võ Quảng khác nào cái đẹp của con ốc trai: Trai đã “ chắt lọc ánh sáng và màu sắc của mặt trời và mặt trăng, c

Trang 1

Bộ giáo dục và đào tạo Trường đại học sư phạm hà nội 2 -*** -

Ma thị như hoa

Đề tài

đặc sắc nghệ thuật thơ viết cho thiếu nhi của võ quảng

Chuyên ngành: Giáo dục học ( Bậc tiểu học) Mã số: 06 14 01

Người hướng dẫn khoa học: ts: Nguyễn Thị Mai liên

Hà Nội, 2009

Trang 2

Mục lục

Mở đầu

1 Lí do chọn đề tài

2 Lịch sử vấn đề

3 Mục đích nghiên cứu

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Chương 1: Thế giới thiên nhiên và đồ vật trong thơ Võ Quảng

3.1 Thủ pháp nhân hoá

73

73 3.2 Thủ pháp so sánh

Trang 3

Võ Quảng sinh ngày 01/ 03/ 1920 – mất ngày 15/ 6 / 2007 trong một gia

đình nhà nho trung lưu ở xã Đại Hoà, huyện Đại Lộc, bên dòng sông Thu Bồn, Quảng Nam - Đà Nẵng Ông chịu ảnh hưởng của người cha, một nhà nho về lòng say mê văn học

Năm 15 tuổi, Võ Quảng rời quê ra học ở trường Quốc học Huế Năm 17 tuổi, ông tham gia phong trào học sinh yêu nước, gia nhập đoàn thanh niên Dân chủ ở Huế, năm 1939 làm tổ trưởng tổ Thanh niên Phản đế ở Huế Tháng 9/1954, bị chính quyền Pháp bắt giam ở nhà lao Thừa Phủ, sau đó bị đưa đi quản thúc vô thời hạn ở quê nhà.… Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, ông

được giao rất nhiều nhiệm vụ Sau khi tập kết ra Bắc, ông được điều về công tác ở chức vụ Uỷ viên Ban nhi đồng Trung ương, phụ trách mảng văn học thiếu nhi Ông là một trong những người tham gia sáng lập và từng giữ chức Giám đốc Nhà xuất bản Kim Đồng,… năm 1971, về Hội Nhà văn Việt Nam,

được phân công làm chủ tịch Hội đồng Văn học Thiếu nhi Hội Nhà văn Việt Nam và giữ chức vụ này đến khi về hưu Năm 2007, ông được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật

Võ Quảng viết văn và làm thơ ở lĩnh vực nào, ông cũng có nhiều tác phẩm được thiếu nhi yêu thích Riêng về thơ, Võ Quảng là một nguồn thơ dồi

dào với 6 tập thơ xuất hiện đều đặn từ Gà mái hoa ( 1957), Thấy cái hoa nở

(1962), Nắng sớm ( 1965), Anh Đom đóm ( 1970), Măng tre ( 1971), Quả đỏ ( 1980) Ngoài phần sáng tác thơ, Võ Quảng còn viết nhiều tiểu luận, phê

bình, kinh nghiệm sáng tác và bài giảng về lí luận sáng tác văn học thiếu

Trang 4

nhi… góp phần đắc lực và sự hình thành và phát triển của nền văn học thiếu

nhi Việt Nam

Ông còn nổi tiếng về văn xuôi cho thiếu nhi Ngoài truyện đồng thoại,

ông còn nhiều sáng tác khác: “ Cái Thăng”, “ Quê nội”, “ Tảng sáng” Võ

Quảng đến với trẻ em bằng thơ, truyện, kịch bản phim hoạt hình ở thể loại nào, ông cũng để lại ấn tượng lắng đọng sâu nhất trong tâm hồn bạn đọc, nhất

là thơ và hai tiểu thuyết Quê nội và Tảng sáng Không chỉ trẻ em yêu thích thơ

văn của ông, mà người lớn đọc thơ văn của ông hầu như cũng giữ được nguyên vẹn cái hào hứng của tuổi thơ

1.2 Thơ Võ Quảng thấm đẫm chất trữ tình, nhẹ nhàng và thân mật như mạch nước ngầm tươi mát nuôi dưỡng tâm hồn ngây thơ của các em, mở ra cho các em cả một chân trời nhận thức về thế giới xung quanh, khơi dậy những tình cảm tốt đẹp

1.3 Thơ ông còn có nội dung phong phú, nghệ thuật đặc sắc và mang ý nghĩa giáo dục cao Ông thường kể chuyện về quê hương hoặc viết về những gì gần gũi với cuộc sống của trẻ thơ Ông có lối viết dí dỏm, hóm hỉnh Giàu

nhạc điệu, không lẫn với bất cứ ai Ông quan niệm: “ Tác phẩm văn học viết

cho các em là một công trình sư phạm Người viết cần cân nhắc nên nói cái gì, nói như thế nào để có lợi cho tâm hồn các em mà không ảnh hưởng đến sự thể hiện nghệ thuật”

1.4 Thơ là một thể loại chiếm vị trí quan trọng trong phân môn Tập đọc

ở Tiểu học Thơ có sức hút mạnh mẽ, dễ thuộc, dễ nhớ, dễ đi sâu vào tâm hồn các em, hình thành cho các em nhân cách, năng lực thẩm mỹ, nhận thức về thế giới khách quan Khảo sát chương trình Tiểu học có thể thấy thơ Võ Quảng

được tuyển chọn khá nhiều trong sách Tiếng Việt từ lớp 1 đến lớp 5, có tất cả

5 bài Đó là các bài: Mời vào, Ai dậy sớm, Anh Đom đóm, Mầm non, Đàn bồ

chao Điều đó càng khẳng định vai trò to lớn của Võ Quảng trong việc bồi đắp

tâm hồn trẻ nhỏ

Trang 5

Tuy vậy, đối với lứa tuổi nhỏ, để cho các em không chỉ nhớ, thuộc “ vẹt”

mà hiểu sâu sắc giá trị của thơ, người giáo viên cần định hướng cho các em thấy được cái hay về nội dung, cái đẹp về hình thức

1.5 Khuynh hướng hiện nay là tiếp cận tác phẩm văn học từ nghệ thuật

Từ góc độ nghệ thuật người đọc cảm nhận vẻ đẹp thẩm mỹ, từ đó tiếp xúc với thế giới nội dung, tư tưởng của tác phẩm Nghiên cứu tác phẩm từ nghệ thuật

sẽ giúp ta hiêủ chính xác nội dung tác phẩm, không sa vào suy diễn “Hình

thức nghệ thuật là kênh duy nhất truyền đạt nội dung của nó, là phương tiện cấu tạo nội dung và làm cho nó có bộ mặt độc đáo Do đó tìm hiểu hình thức

là điều kiện không thể thiếu để hiểu đúng nội dung Bỏ qua hình thức hoặc bỏ qua tính chỉnh thể của nó có nguy cơ hiểu lệch nội dung tác phẩm, biến nó thành cái tương đương xã hội học Về mặt triết học, nội dung luôn luôn quyết

định hình thức, hình thức phù hợp với nội dung” [3,141]

Tất cả những điều nói trên thôi thúc tôi đi tìm hiểu về đề tài: “ Đặc sắc

nghệ thuật thơ viết cho thiếu nhi của Võ Quảng” để tìm thấy được nhiều hơn nữa nét độc đáo về tính giáo dục và tính nghệ thuật trong thơ ông

2 Lịch sử vấn đề

Võ Quảng từng tâm sự: “ Hãy dành cho con trẻ những gì đẹp đẽ và tinh khiết

nhất ngay từ khi trẻ bước vào đời” Và ông đã thực sự nêu gương đó trong cả cuộc

đời mình, trong những trang văn như là sự kết tinh toàn bộ tài năng và tâm hồn

ông Ngoài phần sáng tác thơ văn, Võ Quảng còn viết nhiều tiểu luận, phê bình, kinh nghiệm sáng tác và bài giảng về lí luận sáng tác văn học thiếu nhi…góp phần

đắc lực vào sự hình thành và phát triển của nền văn học thiếu nhi Việt Nam

Trong phạm vi tài liệu nghiên cứu mà tôi sưu tầm được, tôi nhận thấy đặc

điểm nghệ thuật và nội dung thơ của Võ Quảng đã được các nhà nghiên cứu

đề cập đến như sau:

Trang 6

Nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên cho rằng, bài thơ “ Anh Đom

đóm” của Võ Quảng đã được nhà văn Pháp chọn dịch ra tiếng Pháp để giới

thiệu cho bạn đọc thế giới Cả một đời nhà văn Võ Quảng như “ Anh Đom

đóm” kia, chỉ khác, anh đom đóm của ông canh gác cho mọi vật, cho đất trời, còn ông canh gác cho con người, cho thời thơ ấu, cho thời hình thành nhân cách của con người Phạm Xuân Nguyên đánh giá rất cao ý nghĩa giáo dục nhân cách trẻ thơ của thơ Võ Quảng

Nhà văn Đoàn Giỏi từng viết “ Không phải chỉ có tấm lòng mà bằng kiên

trì lao động không mệt mỏi, đã khiến anh thêm già dặn, có bản lĩnh và trở thành một tài năng” Nói như kinh thánh: “ Sung sướng thay kẻ khát” thì Võ

Quảng là một người sung sướng Bởi anh không lúc nào tự bằng lòng với mình, không tự mãn, lúc nào cũng thấy chưa đủ, cần phải vươn tới [ 20, 354] Nhà văn lão thành - Vũ Ngọc Bình nói đến cái đẹp của đồng thoại Võ

Quảng khác nào cái đẹp của con ốc trai: Trai đã “ chắt lọc ánh sáng và màu

sắc của mặt trời và mặt trăng, của sao đêm và biển cả để làm nên ngọc quý”

Giáo sư Phong Lê đã có lần viết về Võ Quảng rằng đường đời ông rất có thể chuyển theo một hướng khác với nghiệp viết, và như vậy xem ra là thật, là hợp với số đông người Thế nhưng rồi ông đã chọn nghề viết ấy là điều xem

Trang 7

ra không bình thường Lại viết cho thiếu nhi khi chớm vào tuổi 40 ( chính xác

là năm ông 35 tuổi), trong bối cảnh một nền văn học cho thiếu nhi còn đang

trong buổi đầu thanh vắng Với sự “ trái chứng” và “ngược đời” kia của Võ Quảng, xem ra có thể gọi ông là “ông Bụt” hiện ra tạo dựng một thiên đường

cho lớp lớp thế hệ thiếu nhi qủa cũng không phải là quá lời Viết cho thiếu nhi – nhi đồng là công việc khổ ải tự vượt qua những ham muốn thường nghiệm,

kể cả nhu cầu bản năng thường thấy trong trái tim nhạy cảm của một nghệ sĩ trước bao la cuộc đời để rồi ông có được những thành công viên mãn Ông còn

nhận định: “ Võ Quảng là hình ảnh một bộ hành chung thuỷ trong cuộc đi vẫn

còn là vắng vẻ và vất vả”, “ người trong số hiếm hoi, gắn nối văn mạch dân tộc và khơi tiếp cho nó một dòng chảy mới sau năm 1954” [ 4, 336]

Nhà văn, nhà thơ Phạm Hổ, người bạn đường gần gũi của Võ Quảng trên con đường văn học thiếu nhi đã nói lên cảm nghĩ của mình khi đọc thơ Võ

Quảng: “Thơ Võ Quảng thường có những cái hay trong sự mộc mạc, hồn

nhiên có khi đến vụng về, một sự vụng về rất đáng yêu Và như Pi - cát - xô đã nói - có đôi khi chính sự vụng về kia là một yếu tố góp phần tạo nên phong cách” [ 23, 119]

Xuân Tửu nhận xét về tập thơ “ Nắng sớm” của Võ Quảng là tôi muốn nêu một nhận xét đầu tiên: nhìn tổng quát, tập Nắng sớm có một chủ đề tư

tưởng rõ rệt: Võ Quảng đã phản ánh đúng trình độ nhận thức và tâm trạng thiếu nhi Việt Nam trong giai đoạn này: yêu nước, yêu đồng bào, ghét đế quốc

Mỹ [21, 884]

Ngô Quân Miện cho rằng: “Đọc thơ Võ Quảng viết cho thiếu nhi, ta luôn

luôn bắt gặp những con vật và những cỏ cây Có thể nói, trong thơ Võ Quảng,

có cả một thế giới loài vật và cỏ cây Nói một cách khác, trong thơ Võ Quảng

có một mảng vườn bách thú và bách thảo, mà những em bé nào có cái may mắn được vào đấy đều say mê và yêu thích” [5, 301]

Trang 8

Nhà văn Nguyễn Minh Châu chỉ qua vài nét về ngôn ngữ trong thơ của

Võ Quảng: “Vốn từ trong thơ ông là những từ thông dụng, ít có từ khó hiểu đối

với trẻ thơ Cách dùng từ lặp, câu lặp trong thơ hợp với khả năng nhớ của các

em Những từ láy trong thơ Võ Quảng làm tăng thêm nhịp điệu của lời thơ Võ Quảng khéo léo kết hợp mảng từ tượng thanh bằng cách dùng hoàn toàn bằng tiếng kêu của loài vật” [5, 318 ]

Võ Quảng thường khám phá ra nhiều điều bất ngờ từ những sự vật rất bình thường Nhờ đó, ngòi bút Võ Quảng đã tạo được một cá tính riêng qua

những trang viết dành cho thiếu nhi “Đọc Võ Quảng, thấy không giống một

tác giả nào khác” [24, 114]

Sự thành công của Võ Quảng, bên cạnh nét hồn nhiên, mới mẻ của nội dung, có sự góp mặt không nhỏ của những nét đặc sắc nghệ thuật Viết cho lứa tuổi nhỏ, Võ Quảng rất quan tâm đến việc lựa chọn hình thức nghệ thuật

để truyền tải nội dung sao cho phù hợp với đối tượng thiếu nhi Ông “ rất sính

và sành dùng vần trắc trong thơ” [ 24, 112], “ hay chú ý đến nhịp điệu trong câu thơ sao cho thích hợp với nội dung” [ 24,119], ông “ hay dùng nhiều từ tượng thanh để tạo không khí” [24,119] Võ Quảng ra nhiều tập thơ như: Gà mái hoa, Thấy cái hoa nở, Anh Đom đóm,…đã gây được nhiều tiếng vang

Như vậy, thơ Võ Quảng đã có rất nhiều lời nhận xét, bàn định của các nhà nghiên cứu, nhà phê bình văn học nổi tiếng Tuy nhiên, đó chỉ là những lời bàn định khái quát, chưa đi sâu vào nghiên cứu đầy đủ nghệ thuật trong thơ Theo tôi, thơ Võ Quảng có nhiều nét đặc trưng về nghệ thuật Ông đề cập nhiều đến những vấn đề của trẻ thơ Thơ ông không chỉ trẻ em yêu thích, mà người lớn đọc thơ của ông hầu như cũng giữ được nguyên vẹn cái hào hứng của tuổi thơ Thơ Võ Quảng còn có nội dung phong phú, nghệ thuật đặc sắc và

ý nghĩa giáo dục cao Chính vì thế mà tôi chọn đền tài “ Đặc sắc nghệ thuật

thơ viết cho thiếu nhi của Võ Quảng” để tìm hiểu sâu hơn về nghệ thuật

trong thơ ông

Trang 9

3 Mục đích nghiên cứu

- Luận văn đi sâu vào nghiên cứu những nét đặc sắc nghệ thuật trong thơ viết cho thiếu nhi của Võ Quảng Từ đó có thể biết nhiều về một tài năng văn chương, thành công trong các thể loại khác nhau của văn học nghệ thuật

Từ việc khám phá những đặc sắc nghệ thuật, luận văn chỉ ra những sâu sắc về nội dung thơ Võ Quảng Từ đó đánh giá những bài học giáo dục mà thơ Võ Quảng đã mang lại cho trẻ thơ

4 nhiệm vụ nghiên cứu

- Để đạt được mục đích trên, nhiệm vụ của tôi là khảo sát, thống kê, phân tích, tìm hiểu thơ viết cho thiếu nhi của Võ Quảng, để thấy được những đặc sắc nghệ thuật trong ngòi bút của ông Từ đó chỉ ra những phương diện nội dung trong thơ ông

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi nghiên cứu: Tôi tập trung tìm hiểu những tập thơ của Võ Quảng viết cho thiếu nhi, lấy một số bài cụ thể có sự xuất hiện của nhân vật là con vật và những cỏ cây, vườn bách thú và bách thảo Những nét nghệ thuật

đặc sắc, tâm hồn trẻ thơ trong sáng cao đẹp, giàu tình yêu thương, những bài

thơ có tính giáo dục sâu sắc Những tập thơ: Gà mái hoa, Thấy cái hoa nở,

Nắng sớm, Anh Đom đóm, Măng tre, Quả đỏ

- Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu nghệ thuật thơ Võ Quảng, những nét đặc sắc trong nghệ thuật và nôi dung thơ ông

6 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp phân tích tổng hợp

- Phương pháp thống kê

- Phương pháp so sánh

Trang 10

7 Giả thuyết khoa học

- Giúp hiểu thêm về nhà thơ Võ Quảng một trong rất ít nhà văn, nhà thơ chuyên tâm viết cho thiếu nhi

- Hiện nay môn Văn học thiếu nhi được đưa vào giảng dạy ở Đại học, Cao đẳng, Trung học sư phạm,…nhưng việc nghiên cứu về môn này chưa có

bề dày Các công trình nghiên cứu về tác giả, tác phẩm văn học thiếu nhi còn

ít Sinh viên thiếu tài liệu học tập một cách trầm trọng Đề tài thực hiện thành công sẽ là một nguồn tài liệu phong phú về thơ, văn Võ Quảng nói riêng, văn học thiếu nhi nói chung

- Trong chương trình tiếng Việt ở tiểu học, Võ Quảng là một nhà thơ có nhiều bài đưa vào chương trình Đề tài thực hiện thành công còn giúp cho giáo viên tiểu học tiếp cận dễ hơn với thơ, văn Võ Quảng

Trang 11

Nội dung Chương 1 Thế giới thiên nhiên và đồ vật

trong thơ Võ Quảng 1.1 Khung cảnh thiên nhiên

Võ Quảng quan niệm: “ Thơ, theo đúng nghĩa của nó, dù là thơ bộc lộ

tâm tư hay vẽ lên một cảnh đẹp, hoặc vẽ lên một cuộc sống, hay phản ánh một thời đại, tất cả cuối cùng đều xuất phát từ những rung động chân thật của nhà thơ Chính những rung động chân thật và sâu đó đã làm cho chất thơ có sự sống, có hơi thở, làm cho hiện thực phản ánh hoá sinh động, làm cho chủ đề tư tưởng của nhà thơ cùng phát huy mạnh mẽ hơn”.[ 24, 34]

Thơ Võ Quảng có nội dung phong phú, nghệ thuật đặc sắc và mang ý nghĩa giáo dục cao Ông kể về quê hương, viết về những gì gần gũi với cuộc sống của trẻ thơ Ông có lối viết dí dỏm, hóm hỉnh, giàu nhạc điệu, không lẫn với bất cứ ai Trong thơ Võ Quảng, khung cảnh thiên nhiên hiện lên thật đẹp, thật dung dị, thật bình yên

1.1.1 Biến đổi theo mùa

Vườn thơ của Võ Quảng có những bức tranh lộng lẫy của cảnh vật thiên nhiên Dường như mùa xuân, hạ, thu, đông đều được ông thâu tóm những nét

điển hình nhất để đưa vào thơ

a Mùa xuân

Võ Quảng đã sử dụng bút pháp miêu tả kết hợp nhiều biện pháp tu từ: nhân hoá, so sánh…để vẽ lên nhiều hình ảnh thơ tuyệt đẹp Đối với các em thiên nhiên là một người bạn lớn kì diệu, luôn có những biến đổi bất ngờ, Thiên nhiên mở ra trước mắt các em tuơi đẹp, êm dịu, muôn màu nghìn vẻ

Đây là một thoáng thay đổi của đất trời khi mùa xuân chợt đến qua sự thức tỉnh kỳ diệu của chồi biếc

Trang 12

Mầm non mắt lim dim

Cố nhìn qua kẽ lá

Thấy mây bay hối hả

Thấy lất phất mưa phùn

( Mầm non)

Rồi cả đất trời xôn xao, chim muông ríu rít, khe suối rì rào, mầm non cùng bật dậy trong không khí tràn đầy sức sống, hoà thêm một sắc màu với mùa xuân

Vội bật chiếc vỏ rơi

Nó đứng dậy giữa trời Khoác áo màu xanh biếc…

Trang 13

b Mùa hạ

Thiên nhiên có khi là một buổi bình minh rực rỡ, tưng bừng của mùa hạ:

Ngày tưng bừng vừa đến Trâu ngẩng cổ lên trông, Thấy rực rỡ vừng hồng

Nó liền reo: Ngá ọ!

( Ngày đến) Thế giới thiên nhiên trong “ Ai dậy sớm” một buổi sớm với vừng đông

và đất trời thật rạng rỡ, tinh khôi

Ai dậy sớm Bước ra nhà Cau ra hoa

Đang chờ đón

(Ai dậy sớm)

Với mùa hạ, một mùa nóng bức không ai thích thú, nhưng ngược lại nó cũng là một mùa khá đẹp trong mỗi người, đẹp trong mỗi câu thơ mà Võ Quảng viết:

Trang 14

Nắng tung lưới lửa

Đốt cháy cánh đồng,

Ao hồ, suối sông Thẩy đều cạn sạch

( Biết phải làm gì)

Nhưng trong lúc ánh nắng đốt cháy cả cánh đồng, rồi sông suối thì Võ Quảng lại cho ta gặp những làn mây theo gió, vô tư, nhàn nhã đang tung bay trên trời

Chợt có Làn Mây Theo gió hây hây Trôi đi trắng xoá, Vô tư, nhàn nhã

Ngay giữa đỉnh trời!

( Biết phải làm gì)

Rồi tiếp đó là những tiếng gọi: Mây ơi! dừng lại! Tưới nước xuống

ngay! Dường như mây đã hiểu điều đó và:

Gió giật rung cây, Mưa rơi lốp đốp

( Biết phải làm gì)

Vườn thơ của Võ Quảng còn có nhiều bức tranh lộng lẫy của cảnh vật Cảnh hồ sen mùa hạ được vẽ nên bằng những nét bút cổ điển, gợi một không khí yên bình, thoáng đãng trong lành

Hoa sen sáng rực Như ngọn lửa hồng Một chú bồ nông Mải mê đứng ngắm Nước xanh thăm thẳm Lồng lộng mây trời

Trang 15

Một cánh sen rơi Rung rinh mặt nước

( Có một chỗ chơi)

ở đây, một cánh sen rơi, một cái động chạm rất nhẹ cũng đủ làm mặt nước rung rinh, gợn sóng Tiếng động của cánh sen rơi càng làm tăng thêm sự tĩnh lặng của hồ nước Không gian yên tĩnh, thoáng đãng và trong lành như được ướp hương sen, và chú bồ nông kia dường như đã bị thôi miên bởi cảnh sắc này Bài thơ không chỉ miêu tả một cảnh đẹp, mà tác giả còn muốn giới thiệu với các em một địa điểm chơi thật thú vị và hấp dẫn, ở đó các em có thể vừa vui chơi, vừa thả hồn thơ mộng cùng với thiên nhiên Phải chăng, đó cũng chính là ấn tượng sâu sắc, là kỷ niệm dịu

êm của chính tác giả về quê hương của mình

c Mùa thu

Mùa thu là một mùa khá đẹp được nói đến trong bài Mời xuống đây

chơi Nó không chỉ đẹp trong mắt tác giả mà ngay cả trong mắt những người

không phải là thi sĩ cũng cảm nhận được điều đó Mùa thu đất trời hiền hoà, trăng thu tươi tắn, vạn vật cũng nhô lên để ngắm nhìn những cảnh vật lạ mắt

(Mời xuống đây chơi)

Trăng đùa sóng lăn tăn, Trăng rải vàng rải bạc, Trăng thổi làn gió mát, Trăng phủ lụa xóm làng

Trang 16

Đẹp như trong thần thoại

(Mời xuống đây chơi)

Mùa thu còn là mùa của các em nhỏ, được vui tết trung thu, được rước

(Mời xuống đây chơi)

Mùa thu còn với những cơn mưa nhẹ nhàng, mát dịu đưa con người vào khoảng không mơ màng, lãng mạn

Chân mưa như một điểm chú ý của mọi người, một cảnh thiên nhiên

đáng để ngắm, khi:

Mặt trời hé nhìn Mưa rơi sáng quắc Chân mưa thoăn thoắt Chạy vụt quanh làng Từng hàng từng hàng Dài hơn chân sếu

( Chân mưa)

Sự chuyển mùa được ông đưa vào thơ một cách tinh tế, làm cho người

đọc đang theo chân của mùa hạ rồi từ từ chuyển sang tiết trời mùa thu Ông cho chúng ta biết sự chuyển mùa từ những chú thỏ đáng yêu, từ những cái run rẩy, đến sự hoảng hốt mới ngộ nghĩnh làm sao

Thỏ Con run rẩy Hoảng hốt kêu la:

Trang 17

- “ ối mẹ! ối cha!

Ôi kìa! Cháy lớn!

( Thỏ con)

Nhưng thỏ con đâu biết đó là sự chuyển mùa đến kỳ lạ, mà phải nhờ sự giải thích của mẹ, thỏ con mới biết một mùa thu lại đến, mùa thu làm cho tiết trời thêm mát mẻ, mọi vật đều trở lên tươi tắn hơn

Lửa kia rực đỏ

Là những rừng bàng Tiết thu vừa sang Nhuốm thành màu lửa!

( Thỏ con)

Tác giả quả là tài tình khi ngắn những con vật vào những câu thơ để khi

đọc các em cảm nhận được ngay sự thay đổi của từng mùa Mỗi mùa đem lại cho các sự yêu mến, sự thích thú khác nhau

d Mùa đông

Như đã nói ở phần trên tác giả rất tích cực đưa những con vật đáng yêu

vào các bài thơ, mỗi bài thơ là một sự khám phá mới mẻ Với bài Kêu rét ông

đã gắn những tiếng kêu của con vật thành những tiếng nói của con người Từ những tiếng kêu đó báo hiệu cho ta biết mùa đông đã đến

- Rét quá! Rét quá!

- Ai kêu đó hả?

- Tôi là Mèo đây!

- Đi bắt chuột ngay Mày sẽ hết rét!

( Kêu rét)

Sự thay đổi tiếng kêu của các con vật thành tiếng nói của con người, làm cho trẻ thơ đọc vừa thấy sự thú vị, trẻ thấy được cái rét nó đem đến cho không chỉ con người mà vạn vật xung quanh đều cảm nhận cái rét như thế

Trang 18

nào Từ cái rét đó ông muốn mỗi con vật hãy đi làm việc của mình như con Mèo thì hãy đi “ bắt chuột” sẽ hết rét, con Chó thì hãy “đuổi trộm” gâu, gâu, còn con Chim thì hãy “tung cánh bay” thì sẽ hết rét Ông muốn nhắc nhở các

em hãy làm việc gì mà mình thích, mình thường làm để xua đi cái giá lạnh của mùa đông

Mùa nào cũng vậy đến rồi đi, mùa nào cũng đẹp giản dị, cái đẹp thanh cao, cái đẹp mà để lại trong mỗi người khó có thể quên Còn với tác giả ông cho rằng không có mùa nào xấu, bốn mùa đều tuyệt đẹp Và quả đúng như vậy cuối xuân trời nắng ấm, một tiết trời đẹp mang theo bao cái rét đi, những cơn rét cuối cùng đành chạy vào hang vào hốc nhường chỗ cho mùa hạ

Cuối xuân anh nắng ấm

Đuổi hết rét về rừng Bọn rét phút cuối cùng Chạy vào hang vào hốc

( Nắng ấm)

Bốn người trong con mắt của nhà thơ như là bốn mùa xuân, hạ, thu,

đông không có mùa nào xấu, mỗi mùa đều có đặc trưng, những vẻ đẹp riêng

và Võ Quảng đã dí dỏm gọi bốn mùa như bốn người chăm chỉ, đầy trách nhiệm để gìn giữ cho đất nước luôn luôn mới mẻ

Thay đổi ca kíp

Đổi mới non sông Xuân, hạ, thu, đông Mỗi người một vẻ…

( Bốn người)

Với nghệ thuật miêu tả tinh tế, Võ Quảng đã thổi cái hồn của mình vào loài vật và cây cỏ, đem đến cho các em tình yêu dạt dào với thiên nhiên tươi

đẹp Từ đó vun đắp cho các em ý thức chăm sóc, bảo vệ thiên nhiên

Trang 19

1.1.2 Miêu tả sinh động hấp dẫn

Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của Võ Quảng cũng rất đặc sắc Ông thường phát hiện ra những vẻ đẹp thiên nhiên gần gũi mà kì diệu

Một mảnh vườn rực rỡ với những bông hoa Nhưng không là hoa cúc, là thược dược, lay ơn để trang trí trong nhà, mà là những loài hoa đơn sơ, mộc mạc, giản dị:

Hoa cải li ti

Đốm vàng óng ánh Hoa cà tim tím

Nõn nuột hoa bầu

Có cái gì đó bâng khuâng khi đọc bài “ Ai dậy sớm?” Bài thơ chỉ có ba

đoạn Mỗi đoạn có bốn câu, mỗi câu ba chữ Hai đoạn đầu là cảnh tưng bừng của một ngày mới, khi tất cả, ông mặt trời, gió, cánh đồng đều đã thức dậy chờ đón

Võ Quảng đã sáng tác những bài thơ không chỉ giúp các em phát hiện ra cái

vẻ đẹp xung quanh, cái đẹp của thiên nhiên, mà còn giúp các em hiểu sở dĩ có cái

đẹp ấy chính là nhờ bàn tay lao động, nhờ công sức của con người Không bỗng dưng mà em có một mảnh vườn xinh đẹp, đủ hương thơm, sắc màu

Trang 20

Võ Quảng có ưu điểm quan sát tinh tế Nhìn nghe điều gì, ông cũng chăm chú, cặn kẽ, rồi ông lại giúp các em đào sâu suy nghĩ thêm một chút, để

mở rộng tầm nhìn, tầm nghe, nâng cao nhận thức và mỹ cảm Ông dẫn các em nhỏ đi theo con đường nhỏ, dọc bìa rừng, vui chân đi mãi, càng đi càng thấy nhiều điều mới lạ: hoa dại, cây xanh, chú bướm, cái ao, ngôi nhà, cành tre,…và cuối cùng là con đường nhỏ mở ra một cánh đồng mênh mông lúa chín vàng Hơi thở đi một mạch mạnh mẽ đều đều theo con đường nhỏ, cho

đến lúc mở ra một tầm mắt rộng thênh thang rồi, đứng ngợp trước không khí

trong lành Với bài Sông vội đi đâu nhà thơ tả con sông có con mắt và cái lỗ

tai tinh quá

Tôi qua rừng trầm Tôi vượt rừng mun, Tôi vào rừng trúc

Rừng thông vi vút

Đỏ thắm rừng sao, Rừng lim, rừng trắc

(Sông vội đi đâu)

Hay “Mưa” là một bài khá hay, sinh động, thú vị Trẻ em rất thích

mưa, thích nghịch mưa, những cơn mưa đem lại cho trẻ em nhiều điều kì lạ trong đó, nếu như ta bắt gặp một cơn mưa ta sẽ nhớ và đó là những kỷ niệm khó quên

Mưa rơi quanh vườn Nghe vui rộn rã

( Mưa)

Những bài thơ viết viết về loài vật, những bài thơ viết về cỏ cây, hoa lá càng cho ta thấy thơ ông dạt dào tình cảm yêu thiên nhiên, yêu đất nước Cái chất xanh tươi, trong sáng trong thơ ông là một món ăn tinh thần rất quý, bồi

bổ cho tâm hồn các em

Trang 21

1.2 Khu vườn bách thú

1.2.1 Đa dạng

Nhà thơ Ngô Quân Miện đã có nhận xét: “ Trong thơ anh ( Võ Quảng)

có một mảnh vườn bách thú và bách thảo mà những em bé nào có cái may mắn được vào đều say mê và yêu thích”, [5, 103] Quả đúng như vậy Vườn

thơ của Võ Quảng khá giàu về các loài chim và thú Những con vật gần nhất với người như mèo, gà, vịt, chó, trâu, bò, lợn Những con chim trời như chào mào, chim khuyên, cò vạc, quạ, vàng anh, bói cá, bồ chao, cò bợ, bách thanh, vẹt,… Những con vật ở rừng như thỏ, nai, cáo, voi,… những con vật khác như cóc, chẫu chàng, ếch, nhái,…và cả chuột nữa

Thơ Võ Quảng là một xã hội chim, thú rất đông, rất vui, đầy những tiếng hót, tiếng kêu, tiếng vỗ cánh,…Đó cũng chính là một xã hội nhộn nhịp, ríu rít, inh ỏi những tiếng nói, tiếng cười, tiếng hát của trẻ con, một xã hội trẻ con luôn luôn náo động rất đáng yêu của các loài vật

a Loài vật trên mặt đất

Hãy thử xem một con bê con tung tăng đi tìm mẹ:

Đi vào vườn ớt

Nhìn sau, nhìn trước,

Đi qua vườn cà,

Đi vào đi ra

( Con bê lông vàng)

Trang 22

Một con bê hay một chú bé nghịch ngợm, hay vòi, hay dỗi, ăn vạ, nhưng khóc đấy lại cười ngay đấy, thấy cái gì cũng lạ, cũng vui ngay được Trong thơ Võ Quảng, có con trâu mộng được ông miêu tả một cách tỉ

mỉ, tinh tế

Trợn tròn đội mắt

Nó cứ nhìn nhìn Coi bộ không tin Những người lạ mặt

( Con Trâu mộng)

Có những con vịt háu ăn cứ kéo nhau xếp hàng xung quanh chuồng lợn

mà lên tiếng đòi

“ Mau chia cám! Chia cám!”

Có chú chó vàng tinh nghịch, thấy cái gì cũng chẳng để yên, cũng sủa, cũng cào, cũng trêu, cũng chọc, thế nào chọc phải cái tổ ong, ong đốt cho sưng cả mặt mũi Có chú nghé con ngày thì đòi học lái máy kéo, còn chú voi con ngộ nghĩnh chăm tập thể dục

Ai đó? Mời vào - một hoạt cảnh thật vui với những “ nhân vật” ở đây

như Thỏ, Nai, Vạc, Gió,… chưa hề quen nhau mà đầy lòng hiếu khách

- Cốc, cốc, cốc!

- Ai gọi đó?

- Tôi là Thỏ

- Nếu là Thỏ Cho xem tai

- Cốc, cốc, cốc!

- Ai gọi đó?

- Tôi là Nai

- Thật là Nai

Trang 23

- Cốc, cốc, cốc!

- Ai gọi đó?

- Tôi là gió Xin mời vào…

( Mời vào)

Mỗi bài thơ là một câu chuyện nhỏ xinh, một tiếng cười hóm hỉnh, sảng khoái Các con vật dưới đất của ông hiện lên ngộ nghĩnh, đáng yêu như thế giới của các em bé đầy tưởng tượng, nhầm lẫn và thắc mắc

Rung dọc vườn xoan…

( Anh Đom đóm)

Một mầm non “ mắt lim dim” “nhìn qua kẽ lá”, thấy thế giới chung quanh vẫn còn chìm trong yên lặng

Trang 24

Chợt một tiếng chim kêu Chíp chiu chiu, Xuân đến!

Tiếng chim như đánh thức cả đất trời, vạn vật xung quanh, nó dường như muốn báo hiệu một điều gì đó đến và đúng như vậy đó chính là mùa xuân, mùa xuân mùa của vạn vật, của muông thú, của các loài cây thi nhau đua sắc Võ Quảng yêu hồn nhiên và thắm thiết thế giới hoa cỏ và loài vật xung quanh ta

Ông thổi vào đấy sự sống vui, và làm cho các em cùng chúng ta vui cái vui của

sự sống bình thường Cứ như vậy ông góp phần làm giàu đời sống tinh thần của con người, bắt đầu từ tuổi thơ và giúp con người kéo dài sự tươi trẻ của tuổi thơ Mỗi một loài vật đều được ông khắc hoạ những nét tinh nghịch, những cá tính đặc biệt

Đàn bồ chao luôn miệng

Hú hí ngoài cây rơm

Chúng nhảy nhót lơn tơn Rồi tung bay đi tuốt

( Đàn bồ chao)

Thế giới loài vật của ông thật phong phú Mỗi loài chim ông mang đến cho bạn đọc nhỏ tuổi một cảm nhận mới mẻ Loài thì báo mùa xuân đến, loài thì mang đến những niềm vui cho mọi người, loài thì chăm chỉ làm việc:

Hỏi chú Chích Bông

- “ Sao Chích Bông Suốt ngày luôn nhảy nhót?

Chích Bông trả lời:

- “ Cậu nói gì lạ?

Phải hiểu cho tôi!

Tôi nhảy khắp nơi

Để lo làm việc!

( Hỏi Chích Bông)

Trang 25

Với chú chim Chích Bông bé nhỏ như vậy thì làm được gì Các em nhỏ khi đọc rất thích thú chú chim bé nhỏ Nhỏ bé là vậy, thế mà chú làm việc miệt mài với công việc bắt sâu của mình, để cho những vườn rau được xanh, tốt, những cây ăn quả sai trĩu

Nhảy để nhặt sạch Hàng vạn con sâu Nhặt để mai đây Cây cành trĩu quả!

đem lại ích lợi gì cho con người chúng ta không? Khi đọc những dòng thơ

Trang 26

của Võ Quảng các em mới thấy rằng mỗi câu thơ là một lời giáo dục, một nghệ thuật,…ông gửi gắm vào đó

Cạnh lùm tre bóng mát Một đàn vịt xôn xao Chúng gọi kêu ồn ào

Rồi: Một chị Niềng Niễng thì:

Hì hục dưới bùn

Còn: Một chú Nòng Nọc

Ngọ nguậy cái đuôi Một bác Cá Trôi Xèo vây quạt quạt

( Chú Chẫu Chàng)

Với bài thơ Rùa con, các em đọc sẽ cảm nhận được cái hay trong bài

thơ, đó là sự giáo dục cao của Võ Quảng khi dựa vào một chú rùa con

Thức dậy trời chưa sáng Rùa mẹ bảo Rùa con:

Trang 27

- Con mẹ hãy chạy bon

Đia mua ít hoa quả!

Trong thơ Võ Quảng cái thế giới ấy dàn ra, ngọt ngào, êm dịu Có sự cựa quậy bên trong ấy, có tiếng nói thì thầm, những hoạt động, từ “ con trâu mộng nông trường” to béo, đen nhánh, từ chú chẫu chàng “ ngồi trên lá sen - mải nhìn hồ nước”, từ con gà mái hoa buổi đầu mỗi sớm mai còn “ kêu một tiếng oác! - Nhảy phắt khỏi chuồng” đến lúc kêu “ tót, tót” rồi “ cục, cục, cục, tác” sau đó là ấp trứng nở thành con

Có thể nói, bằng sự am hiểu loài vật, bằng việc kết hợp nhuần nhuyễn nghệ thuật mô phỏng âm thanh và nghệ thuật miêu tả loài vật, Võ Quảng không chỉ đem đến cho các em kiến thức về đặc điểm cơ thể, đời sống của các con vật mà còn giúp các em hiểu được tính nết từng con: Anh Đom đóm chuyên cần, Vịt thì háu ăn, Cáo hay bắt trộm gà…

Thế giới loài vật trong thơ ông đem lại vẻ đẹp, niềm vui trong cuộc đời

Đọc thơ Võ Quảng các em thêm yêu quý những sự vật nhỏ bé quanh mình Với Võ Quảng cách nhìn, cách miêu tả đã làm cho thơ viết về loài vật mang

vẻ độc đáo riêng biệt

Trang 28

1.2.2 Miêu tả chấm phá rất sinh động có linh hồn

Võ Quảng có nghệ thuật miêu tả hành động, tư thế của loài vật rất tinh

tế Ông không ham tả nhiều mà chỉ bằng vài chi tiết chọn lọc ông đã khắc hoạ nhưng đủ để tạo ra sức hút với trẻ em Thế giới loài vật trong thơ của ông khá phong phú như: Bói cá, cò bợ, vạc…hay các loài thú: thỏ, lợn, bê, trâu …và các con vật quen thuộc khác: cóc, chẫu chàng…

Võ Quảng hiểu khá kĩ về các loài vật Về phương diện này, Võ Quảng cho người đọc nhớ đến nhà văn Tô Hoài Những trang văn của Tô Hoài viết về

loài vật như: Dế Mèn phiêu lưu kí, Dê và Lợn…được các em yêu quý bao

nhiêu thì những trang thơ của Võ Quảng viết về loài vật cũng được yêu quý và thích thú nhường ấy

Các em bắt gặp khi đọc Gà Mái Hoa, khi Mái Hoa đẻ trứng, nó rất vui,

- Cụ, cục, cục…tác!

- Cụ, cục, cục…tác!

( Gà mái hoa)

Khi Mái Hoa ấp trứng, nó trở lên dữ tợn, luôn đề phòng bất cứ cái gì có nguy cơ đe doạ đàn con tương lai của mình

Trang 29

Bốc được núm nếp,

Tý trèo lên bàn, Gọi gà Túc, túc!

-Này nếp! Này nếp!

Bỗng gà quắc mắt

Xù lông, la: oắc!

( Gà mái hoa)

Những biến đổi rất nhỏ từ hình dáng, động tác của con gà nhảy ổ, từ cái

đầu nghếch lên, cái cổ giật “thon thót” đến tiếng kêu rối rít “ tót, tót, tót!” đều

được tác giả chú ý quan sát và tái hiện thành công

Cùng miêu tả đàn gà xuống ổ, Phạm Hổ tả bằng những từ ngữ gợi hình

ảnh: “ Lông vàng mát rượi - Mắt đen sáng ngời” thì Võ Quảng lại tả bằng những từ láy đặc sắc Mỗi hình ảnh cái mỏ, cái mắt, cái chân đều được miêu tả ngắn gọn, cô đọng mà vẫn gợi lên đầy đủ cái non tơ, bỡ ngỡ, bé bỏng, dễ thương của những chú gà con đầu tiên tiếp xúc thế giới bên ngoài:

Cặp mắt đen huyền Ngơ ngác!

Cái mỏ tí hon Liếc chiếc!

Cái chân tí hon Run run!

( Gà Mái Hoa)

Điều đó chứng tỏ một quá trình quan sát rất lâu dài và tỉ mỉ của tác giả, khiến cho ông hiểu kỹ về chúng, tái hiện chúng với những nét cơ bản nhất Chỉ

bằng vài chi tiết chọn lọc, tác giả đã khắc hoạ ngoại hình của chúng rất nổi

Con trâu mộng còn là nhân vật khá quan trọng không chỉ trong thơ mà còn cả trong văn xuôi của Võ Quảng Nó thực sự là một người bạn của các

Trang 30

em, chia sẻ cùng các em những buồn vui, từ những buổi tắm trâu ngoài sông, chơi trận giả ngoài bãi, ép mía đường, đến những cuộc tản cư đầy gian truân Con trâu mộng đẹp ở chỗ nó khoẻ

Da đen bóng loáng

ức rộng thênh thênh

Đôi sừng vênh vênh Chóp sừng nhọn hoắt

( Con trâu mộng)

Tác giả còn tả một chú Chẫu Chàng rất nhanh nhẹn nhưng hơi nhát gan trong những câu thơ đầy kịch tính

Bỗng cạc, cạc, cạc, ( Có tiếng đàn vịt) Chú Chẫu Chàng Như tia chớp Vụt xuống nước Biến đâu mất

( Chú Chẫu Chàng) Còn đây là con lợn:

Lưng mày múp míp, Mắt mày béo híp,

Đuôi mày ngúc ngoắc, Miệng mày nhóp nhép

( Được! Được!)

Đọc những câu thơ trên, các em hình dung ngay ra một chú lợn béo tròn

đến híp cả mắt, da căng mịn màng và cái đuôi thì ngắn củn luôn ngoe nguẩy, miệng thì nhóp nhép đòi ăn

Trang 31

Đáng chú ý là khi miêu tả ngoại hình của con vật, Võ Quảng hay miêu tả

chú trọng trạng thái đang hoạt động, trong sự biến đổi đầy bất ngờ Điều này rất

thích hợp với tâm lí hiếu động của trẻ em Con Cóc nhảy ra một cách đột ngột:

Con Cóc

Đánh một phóc Như bật lò xo Cái bụng Cóc to Tròn như cái trống

( Báo mưa)

Con Bê hiện lên không chỉ bằng màu lông vàng điểm lan trắng mà còn

với điệu đi “ liến thoắng” và tiếng kêu “vang vọng” trong Thấy cái hoa nở

Con Bê lông vàng

Cổ lan màu trắng,

Bộ đi liến thoắng, Miệng cứ: bê …ê!

( Thấy cái hoa nở)

Những con vật qua cách miêu tả của ông hiện lên thật sống động Ông

không chỉ quan sát ngoại hình của con vật mà còn lột tả tâm tính của chúng

Với bài Ba chị gà mái không chỉ thể hiện một Võ Quảng hóm hỉnh mà còn

cho thấy một Võ Quảng thật duyên dáng và tinh tế Phải hiểu biết kỹ lắm ông

mới có thể nắm bắt được những tình tiết như thế này:

Mái nâu thì: Uống ngụm nước mưa

Như người say sưa Nhắm li rượu ngọt Mái Trắng yếm đỏ hoa vông thì:

Mắt nhìn tha thiết Còn mái Đen thì:

Đi đứng loăng quăng

Trang 32

Như người mất của

( Ba chị gà mái)

Đáng chú ý ở thơ Võ Quảng là cách dùng từ Với các em nhỏ, ông ít dùng hình, dùng từ mà chỉ dùng động từ Nó khiến cho những câu thơ như cựa quậy

Một chị Niềng Niễng Hì hục dưới bùn Một chú Chuồn Chuồn

Là là mặt nước Một anh Nòng Nọc Ngọ nguậy cái đuôi Một bác Cá Trôi Xoè vây quạt quạt Chẫu Chàng im bặt

Đưa mắt ngồi nhìn

……

( Chú Chẫu Chàng)

Nhiều bài thơ của ông giống như một hoạt cảnh, một câu chuyện biến

đổi linh hoạt như bài: Mời vào; Được! Được!; Như thuyền lướt;… đem đến

cho bạn đọc một cảm giác mới lạ, thú vị Các em rất thích nghe những bài thơ này bởi vì các em có thể vừa nghe, vừa hình dung ra các con vật với những hình ảnh sinh động, tiêu biểu nhất của nó: Con Thỏ thì vểnh cái tai, con Nai thì vênh bộ ngạc ngộ nghĩnh, ngây thơ, anh Đom đóm thì như ông lính gác chuyên cần, đêm đêm xách đèn đi bảo vệ giấc ngủ cho mọi người và sự bình yên của xóm làng, thím Vạc thì mò tôm bên hồ long lanh ánh sao thêm gợi lên những bà mẹ tảo tần của mỗi chúng ta,… Đây thực sự là những bức tranh cuộc sống, kích thích sự tìm tòi, khám phá trong trí tuệ, sự xúc động, cảm thông trong tính cách của các em, giúp các em hiểu hơn về thế giới sinh vật phong phú xung quanh

Trang 33

1.3 Khu vườn bách thảo

1.3.1 Đa dạng

a Cây trong vườn

Võ Quảng viết về cây cỏ thường rất tươi tắn ông đem đến cho các em vườn

xuân rực rỡ sắc màu, mà ông gọi là “ Các màu sắc quý …Đủ sắc trời mây”

Bài thơ Ai cho em biết tác giả đã thể hiện trong những câu thơ dù ngắn

nhưng nó thể hiện được các sắc màu, nét dịu dàng của mỗi loài hoa

Hoa cải li ti

Đốm vàng óng ánh Hoa cà tim tím Nõn nuột hoa bầu Hoa ớt trắng phau Xanh lơ hoa đỗ

Đỏ mọng trĩu cành Xanh ngắt hàng hành Hay:

Mờ ảo tưng bừng Thêm nhiều sắc lạ:

Hoa hoè, cánh trả

Cổ vịt, thanh thiên Lá mạ, hoa hiên Cánh sen, hoa lí…

( Các sắc màu quý)

Tác giả đưa vào bài thơ hình ảnh thiên nhiên được hồi sinh tươi đẹp Dù cho Mỹ thả bom, Mỹ đốt ruộng vườn, chúng đốt một thì trồng lại mười, sự quyết tâm đó, đồng lòng của con người đất Việt đã làm lên được điều đó

Trồng dừa Dừa tươi

Trang 34

Trồng xoan Xoan tốt Cây lên Cao vút,

( Trồng cây

Bài thơ của ông là một bức tranh quê hương tươi đẹp, trong đó ông đưa vào đủ chất liệu của cuộc sống, một thiên nhiên tươi đẹp ở những sắc màu cây cối Phải chăng ông muốn trẻ em đọc nhưng phải nhớ, đọc nhưng phải hiểu, nên lối viết ngắn gọn, dễ nhớ, dễ hiểu Bài thơ phần nào giúp cho các em hiểu phải biết yêu quý và gìn giữ cảnh sắc thiên nhiên để có một cuộc sống tốt hơn

Em bé gieo hạt đỗ và hạt cứ nằm im lìm Em đã muốn nản thì bỗng dưng hạt nảy mầm, cọng trắng muốt đỡ trên hai chiếc lá tí teo Rồi cả rừng đỗ mọc lên, cho đến lúc:

Một hôm ngoài trời Hoạ mi ca hát Hoa chanh ngào ngạt Hoa lựu lập loè

Cây đỗ cũng khoe

Trang 35

Những hoa tim tím Giúp các em có một nhận thức về thiên nhiên tươi đẹp, muôn màu nghìn vẻ nhưng đồng thời nhà thơ cũng biết lồng vào đó những ý nghĩa của cuộc đời, mở rộng suy nghĩ, đặt ra những vấn đề xã hội

b Cây ngoài đồng

Với nghệ thuật miêu tả của Võ Quảng, ta thấy sự tìm tòi một cách tỉ mỉ

từng cây trong mỗi bài thơ của ông Nó được thể hiện trong bài Con đường

nhỏ với bụi ngải hoang mọc chen bồm bộp, là một chỗ chơi với “Hoa sen sáng

rực, như ngọn lửa hồng”; một mầm non khi mùa xuân tới bỗng bật dậy “khoác

áo màu xanh biếc”… Cây cỏ thiên nhiên trong thơ Võ Quảng thường mang

một sức sống rất mãnh liệt, khiêm nhường như một Mần non cũng biết “bật

chiếc vỏ rơi” để “đứng dậy giữa trời”, mạnh thì như rừng núi đồi nương “đâm toạc màn sương, mở ra cõi đất”…

Hay khi ông viết về một cây bàng qua mùa đông chỉ còn một vài lá đỏ, chiếc mần non nằm ép trong thớ vỏ im lặng nhìn bốn bề: nào là mây bay hối hả, là những trận mưa phùn lất phất, một chú thỏ phóng vào bụi vắng, tất cả

đều im ắng từ ngọn cỏ, làn rêu… Nhưng, kìa, một tiếng chim kêu “ Chiếp, chiu chiu! Xuân tới!” Thế là mọi vật bừng lên, suối reo mừng róc rách, chim tưng đàn hát ca, và:

Mầm non vừa nghe thấy Vội bật chiếc vỏ rơi

Nó đứng dậy giữa trời Khoác áo mầu xanh biếc

Trang 36

của những gánh lúa được đưa về nhà, là những công sức nhọc nhằn của con người lao động vất vả mới có được

Đến mùa gặt Quê tôi Xóm thôn trở đầy vàng!

Lúa rải sân phơi Sân phơi phủ vàng

( Dát vàng)

Với một luỹ tre làng mà tác giả đưa các em nhỏ đến cả một thế giới chim muông nào là sáo sậu, hoạ mi,…tất cả những con vật đó làm nổi bật lên thân hình cây tre

c Cây trong rừng

Nếu như ai đó chưa từng đọc bài Trồng cây thì quả thật đáng tiếc Trồng

cây để làm gì? để tạo nên môi trường đẹp, tô thêm vào đó khung trời xanh tươi

Xanh rì

Rừng Xanh Long lanh Núi biếc

Xanh ngắt Ngàn dâu

Đồng sâu

Trang 37

Xanh thẳm

( Trồng cây)

Bài thơ Vót chông của Võ Quảng có dấu ấn riêng Đề tài này, nhiều nhà

thơ đề cập đến và cũng có một số bài khá hay Với Võ Quảng thì không có từ gì mới, đặc sắc nhưng những hiểu biết của ông cũng giúp được cho các em:

Tôi tìm trong tre Cây tre nhặt đốt Cây tre đặc ruột Cây tre thật già Tôi vót

Tôi vót thật thong Thong như vòi ong Thong như mũi thép

Và những cây chông tre nhọn sắc đó sẽ giúp các em lập chiến công “

đánh cho Mỹ cút - đánh cho Nguỵ nhào”

Có thể nói những bài thơ ông viết về cỏ cây đã cho ta thấy một hồn thơ dạt dào cảm xúc của Võ Quảng Đó chính là món ăn tinh thần quý giá mà nhà thơ đã trân trọng đem tới, không chỉ bồi dưỡng cho tâm hồn thêm phong phú

mà ông còn giáo dục cho các em tình yêu thiên nhiên đất nước

Trong Măng tre, Võ Quảng mượn lời của măng để miêu tả vẻ đẹp và

sức sống của loài tre thân thuộc và gần gũi Nhưng qua cái nhìn của măng, tác giả đã đem đến cho các em những ấn tượng khó quên, vừa ngạc nhiên vừa thú

vị Này đây, một mầm non mới nhú, một măng tre lá vừa nảy xanh chờ xuân

đến Khác với Mầm non phải trải qua những ngày dài chờ đợi đồng nghĩa với

hy vọng, niềm hy vọng của một người biết tin có ngày mai

Thức dậy buổi sớm

Nghe tiếng chim ca Hớp giọt sương sa

Trang 38

Lòng nghe mát rượi

( Măng tre)

Và khi những tia nắng ấm áp đầu tiên báo hiệu mùa xuân về, Măng bỗng khoẻ khoắn vươn mình vụt lên cao vút như Phù Đổng, trước sự ngỡ ngàng của loài cò, vạc:

Chuyện kể lại rằng:

Ngày xưa Sóc đến ở Trong hốc một cây thông,

ấm áp cả mùa đông…

( Vì sao thông vi vu)

Sự thể hiện đa dạng trong thơ của Võ Quảng đã đưa các em đến gần với cảnh vật quen thuộc Nào là ngắm nhìn những cây cải li ti, nào là đi trồng cây,…Tất cả đó là những nét đáng yêu của quê hương, đất nước Hơn thế nữa, những cảnh vật ấy còn “ biết” dẫn trí tưởng tượng và lòng ước mơ của các em

đi tới những chân trời xa

1.3.2 Miêu tả tỉ mỉ sinh động

Với nghệ thuật miêu tả tinh tế, sinh động Cách sử dụng các biện pháp tu

từ linh hoạt đặc biệt là sử dụng nhân hoá, Võ Quảng đã thổi cái hồn của mình vào cỏ cây đem đến cho các em tình yêu dạt dào với thiên nhiên tươi đẹp

Đọc thơ Võ Quảng, các em như được dạo chơi trong một khu vườn bách thảo đầy là hoa, với đủ sắc màu lung linh rực rỡ Nơi đây có biết bao nhiêu loài cỏ thơm, những áng nắng mai, những giọt sương sớm…Bằng bút pháp

Trang 39

miêu tả của mình, Võ Quảng đã đem đến cho các em những rung động tinh tế trước những cảnh vật giản dị

Một con đường nhỏ vui chân cứ đi mãi, đi mãi, càng đi càng thấy cảnh sắc đất nước mở ra rộn rã, tươi đẹp hơn

Dọc đường hoa dại

Đốm trắng đốm vàng Những bụi ngải hoang, Mọc chen bồm bộp

Những cảnh giản dị ấy đã được Võ Quảng đưa vào một cái nhìn mới Thật khó tin một người lớn lại viết được những câu thơ hồn nhiên như thế Thưởng thức hay dạo chơi trong vườn thơ của Võ Quảng các em bắt gặp được nhiều cái sững sờ, nhiều khi đột ngột

Một hạt đỗ được gieo xuống đất, nằm lặng im bỗng một hôm bất ngờ nảy lá xanh tươi, hé chồi lên bỡ ngỡ Một mầm non nép dưới vỏ cành bàng,

“lim dim” mắt “nhìn qua kẽ là” thấy thế giới xung quanh vẫn còn chìm trong yên lặng, chợt một tiếng chim kêu báo mùa xuân đến, đất trời bừng tỉnh và:

Mầm Non vừa nghe thấy Vội bật chiếc vỏ rơi

Nó đứng dậy giữa trời Khoác áo màu xanh biếc

( Mầm Non)

Võ Quảng có ưu điểm quan sát tinh tế Nhìn, nghe, điều gì ông cũng chăm chú, cặn kẽ, rồi ông lại thường giúp các em đào sâu suy nghĩ thêm một chút, để mở rộng tầm nhìn, tầm nghe, nâng cao nhận thức và mỹ cảm

1.3.3 Rực rỡ sắc màu

Những người bạn trong vườn bách thảo của Võ Quảng là những cây cối dâng hoa thơm, quả ngọt và màu xanh tươi cho cuộc sống Cánh cửa vườn đã mở toang, dẫn các em đến với một thế giới thiên nhiên kỳ thú, đầy hương vị và sắc màu

Trang 40

Màu vàng rực rỡ của cánh đồng lúa bát ngát tận chân trời, của những gánh lúa mang về nhà:

Đến mùa gặt Quê tôi Xóm thôn trở vàng!

( Dát vàng)

Với màu sắc nắng vàng tác giả đưa vào trong thơ đến kỳ lạ “Vàng nong, vàng nia…” Tác giả muốn cho chúng ta biết mùa lúa trĩu hạt Những hạt lúa vàng óng được phơi trên những cái nong, cái nia nhìn mới đẹp mắt làm sao

Các màu sắc quý được ông tôn vinh, như không thể mất đi được các sắc màu đó Ông thể hiện liền mạch trong các câu thơ với các sắc màu khác nhau, khiến cho người đọc tưởng tượng, hình dung những màu sắc đó thật kỳ diệu làm sao:

Tôi cầm chiếc giỏi Nhặt chiếc cầu vồng Toả rộng mênh mông Khi mưa chiều lạnh Trăm màu óng ánh Lộng lẫy huy hoàng

Ngày đăng: 22/07/2015, 22:51

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w