1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đặc sắc nghệ thuật truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Thuần

135 2,4K 30

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 135
Dung lượng 627 KB

Nội dung

Đồng cảm với những trang văn của Nguyễn Ngọc Thuần, Trần Viết Nhi trong một bài viết Triết lí về giá trị con người trong truyện thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Thuần tiếp tục biểu lộ cảm xúc:

Trang 2

LÊ THỊ HẰNG

ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT TRUYỆN VIẾT CHO THIẾU NHI CỦA NGUYỄN NGỌC THUẦN

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM

MÃ SỐ: 60.22.34

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS PHAN HUY DŨNG

NGHỆ AN - 2012

Trang 3

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Lịch sử vấn đề 3

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6

4 Nhiệm vụ nghiên cứu 7

5 Phương pháp nghiên cứu 7

6 Cấu trúc luận văn 7

Chương 1: CON ĐƯỜNG ĐẾN VỚI VĂN HỌC VIẾT CHO THIẾU NHI CỦA NGUYỄN NGỌC THUẦN 8

1.1 Khái niệm văn học viết cho thiếu nhi 8

1.2 Bức tranh văn học viết cho thiếu nhi từ 1975 đến nay 9

1.2.1 Văn học thiếu nhi 1975 - 1985: giai đoạn chuẩn bị cho sự đổi mới 9

1.2.2 Văn học thiếu nhi 1986 đến nay: giai đoạn đổi mới trên mọi phương diện 16

1.3 Cơ duyên với văn học viết cho thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Thuần 26

1.3.1 Vài nét tiểu sử 26

1.3.2 Sự chuẩn bị vốn sống, vốn văn hóa 27

1.3.3 Quan niệm của Nguyễn Ngọc Thuần về truyện viết cho thiếu nhi 30

Chương 2: CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN TRONG TRUYỆN VIẾT CHO THIẾU NHI CỦA NGUYỄN NGỌC THUẦN 32

2.1 Nhân vật người lớn 32

2.1.1 Góc nhìn về nhân vật người lớn 32

2.1.2 Nhân vật bố, mẹ 36

2.1.3 Những người hàng xóm thân thiết 46

2.2 Nhân vật trẻ em 51

Trang 4

2.2.1 Con mắt bạn bè nhìn về trẻ em 51

2.2.2 Những nhân vật giàu cảm xúc 54

2.2.3 Những nhân vật tự chủ, đầy cá tính 62

2.3 Thiên nhiên, môi trường 68

2.3.1 Tâm thế nói về thiên nhiên, môi trường 68

2.3.2 Thiên nhiên nguyên sơ, thuần khiết 70

2.3.3 Thế giới đồ vật 75

Chương 3: ĐẶC SẮC VỀ NGÔN NGỮ, GIỌNG ĐIỆU VÀ TỔ CHỨC VĂN BẢN TRONG TRUYỆN VIẾT CHO THIẾU NHI CỦA NGUYỄN NGỌC THUẦN 78

3.1 Đặc sắc về ngôn ngữ 78

3.1.1 Ngôn ngữ người kể chuyện 78

3.1.2 Ngôn ngữ đối thoại 84

3.1.3 Ngôn ngữ độc thoại nội tâm 91

3.2 Đặc sắc về giọng điệu 96

3.2.1 Giọng điệu trữ tình trong trẻo 96

3.2.2 Giọng điệu triết lý hồn nhiên 100

3.2.3 Giọng điệu giễu cợt tinh quái 105

3.3 Đặc sắc trong tổ chức văn bản 108

3.3.1 Kết cấu “thơ” 108

3.3.2 Kết cấu xâu chuỗi 113

3.3.3 Sự kết hợp kênh chữ và kênh hình 119

KẾT LUẬN 123

TÀI LIỆU THAM KHẢO 126

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

1.1 Văn học thiếu nhi là bộ phận cấu thành và có vị trí đặc biệt trong

nền văn học dân tộc Văn học thiếu nhi có vai trò quan trọng trong việc hìnhthành nhân cách và làm giàu có tâm hồn con người ngay từ thời thơ ấu Vănhọc viết cho thiếu nhi ở nước ta ra đời khá muộn nhưng đã có những bướcphát triển mạnh mẽ với những tác giả nổi bật như Tô Hoài, Phạm Hổ, VõQuảng, Trần Đăng Khoa Tiếp bước những thế hệ nhà văn đi trước là sự xuấthiện của những nhà văn viết cho thiếu nhi cũng rất tâm huyết như NguyễnNhật Ánh, Trần Thiên Hương, Lê Cảnh Nhạc, Tạ Duy Anh, Nguyễn NgọcThuần… Nguyễn Ngọc Thuần là nhà văn trẻ có sức viết khá dồi dào và đặcbiệt có duyên với truyện viết cho thiếu nhi Chỉ trong một thời gian ngắn,bằng sự lao động miệt mài, nghiêm túc và khả năng sáng tạo tuyệt vờiNguyễn Ngọc Thuần đã cho ra đời hàng loạt các tác phẩm hay, càng viết càngtrở nên cuốn hút, càng gây ấn tượng mạnh mẽ đối với độc giả Sự xuất hiệncủa anh làm bao người phải ngỡ ngàng bởi một giọng văn trong trẻo đến lạthường Tác phẩm của anh không chỉ thu hút bạn đọc trẻ tuổi mà còn nhậnđược sự quan tâm của độc giả lớn tuổi bởi ai cũng thấy được hình ảnh tuổi thơcủa mình trong đó, thấy được cả miền kí ức xa xôi mà lâu nay đã bị lãngquên, nó là món ăn tinh thần không thể thiếu đối với đông đảo bạn đọc Bởithế, ai đã từng đọc tác phẩm của Nguyễn Ngọc Thuần dù chỉ một lần cũngkhông thể nào quên được nghệ thuật viết truyện hết sức độc đáo và đặc sắccái làm nên phong cách riêng của anh

1.2 Viết truyện cho thiếu nhi, Nguyễn Ngọc Thuần thuộc thế hệ nhà

văn đi sau Trước anh đã có những tác giả như Phạm Hổ, Nguyễn QuangSáng, Võ Quảng… Các tác phẩm của họ thường phản ánh thực tế đất nước

Trang 6

trong thời kì đau thương khói lửa của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

Nó đã gợi cho người đọc lớn tuổi cảm giác như sống lại thời thơ trẻ thử thách,đầy gian khổ của chính mình và giúp cho thế hệ trẻ hôm nay có thể cảm hiểuđược một thời gian khổ mà hào hùng của cha anh mình Với Tô Hoài, tạmbiệt chú dế mèn phiêu lưu, ông đưa đến cho người đọc trẻ tuổi một lối viếttruyện mới kết hợp giữa lịch sử với huyền thoại giúp họ tiếp nhận được những

tri thức lịch sử và văn hóa một cách dễ dàng qua bộ ba tác phẩm Nhà Chử,

Đảo hoang và Truyện nỏ thần Trong những năm gần đây, Nguyễn Nhật Ánh,

Lê Cảnh Nhạc, Nguyễn Ngọc Thuần… cũng là những tác giả viết cho thiếunhi được chú ý Nguyễn Ngọc Thuần nổi lên như là một hiện tượng bởi nhữngtác phẩm anh sáng tác hầu như đều đạt giải thưởng cao trong các cuộc thi viết

cho thiếu nhi Phải kể đến là Giăng giăng tơ nhện - Giải 3 cuộc vận động sáng tác văn học tuổi 20 lần 2; Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ - Giải A cuộc thi văn

học thiếu nhi “Vì tương lai đất nước lần 2” do Nxb Trẻ và Hội Nhà văn TP

Hồ Chí Minh tổ chức Năm 2007, cuốn sách này được phát hành tại Thụy

Điển với bản dịch của Trần Hoài Anh và nhận giải thưởng Piter Pan; Một

thiên nằm mộng - Giải A cuộc vận động sáng tác cho thiếu nhi của Nxb Kim

Đồng năm 2001 - 2002; Nhện ảo - Giải A cuộc vận động sáng tác cho thiếu nhi năm 2003 và tác phẩm Trên đồi cao chăn bầy thiên sứ đoạt giải B (không

có giải A) cuộc thi sáng tác văn học cho tuổi trẻ do Nxb Thanh Niên phối hợpvới Nxb Văn nghệ tổ chức Ngoài ra, anh còn xuất bản nhiều tập truyện khác

như Chuyện tào lao, Tuổi 20, Cha và con và tàu bay… Để đạt được những

giải thưởng danh giá như vậy, bên cạnh nội dung phong phú là sự sáng tạonghệ thuật đặc sắc tài tình Đặc sắc nghệ thuật truyện viết cho thiếu nhi củaNguyễn Ngọc Thuần chính là điều mà chúng tôi quan tâm nghiên cứu

1.3 Trong những năm gần đây, việc nghiên cứu văn học thiếu nhi nói

chung và truyện viết cho thiếu nhi nói riêng được quan tâm chú ý Nhìn chung

Trang 7

các công trình mới đi vào nghiên cứu văn học thiếu nhi trên những nét tổngthể mà chưa đi sâu nghiên cứu các tác giả, tác phẩm cụ thể Truyện viết chothiếu nhi của Nguyễn Ngọc Thuần vẫn là một hiện tượng còn bỏ ngỏ Mới cómột vài bài phỏng vấn, lời nhận xét chung chung, khái quát của một số nhàbáo nhà văn, chưa có một công trình nghiên cứu công phu và dày dặn Nhận

thức được điều này, chúng tôi nghĩ tìm hiểu về Đặc sắc nghệ thuật truyện viết

cho thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Thuần là một việc làm cần thiết Qua đề tài

này, chúng tôi còn mong muốn các nhà nghiên cứu, phê bình có sự quan tâmhơn nữa đến mảng sáng tác dành cho thiếu nhi và hy vọng các nhà biên soạnsách giáo khoa có thêm dữ liệu cho việc lựa chọn một số tác phẩm hay và có

ý nghĩa đưa vào chương trình Ngữ văn các bậc THCS và THPT

2 Lịch sử vấn đề

Truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Thuần đang được nhiềuđộc giả quan tâm đón đọc Qua những tác phẩm của mình, nhà văn đã khắchọa nổi bật tâm lý của trẻ thơ, những linh hồn bé bỏng với những ước mơ,khát vọng chính đáng và trong sáng; một thế giới tưởng tượng đầy huyền ảo,một tấm lòng nhân ái bao la Bằng những hình tượng chân thực nhất, gần gũinhất, Nguyễn Ngọc Thuần đã truyền đến cho trẻ thơ những bài học về đạođức nhẹ nhàng, sâu sắc thông qua những triết lý gần gũi Từ năm 2000 trở lạiđây, anh đã sáng tác nhiều tác phẩm có giá trị Những tác phẩm xuất sắc ấy đãđem lại cho anh nhiều giải thưởng lớn của Nxb Trẻ và Hội Nhà văn TP HồChí Minh, Nxb Kim Đồng, giải thưởng Piter Pan của Thụy Điển… Nhữngthành quả của Nguyễn Ngọc Thuần không những được ghi nhận bằng các giảithưởng văn học cao quý mà còn được Thủ tướng chính phủ trao tặng bằngkhen “Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2004” Chính vì thế, truyện viếtcho thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Thuần đã thu hút được sự quan tâm chú ý củanhiều nhà nghiên cứu phê bình trong cả nước Tuy nhiên, những bài nghiên

Trang 8

cứu phê bình chưa nhiều, chủ yếu dừng lại ở một số bài báo, lời nhận xét kháiquát, những bài phỏng vấn.

Trên trang báo điện tử cand.com, Toàn Nguyễn trong bài Nguyễn Ngọc

Thuần - “Hoàng tử bé” biến mất đã viết: “Sự xuất hiện của anh trong làng

văn, với Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ, Một thiên nằm mộng đã tạo nên một

thế giới tươi sáng, mơ hồ mà quyến rũ Sự đẹp đẽ của những trang vănNguyễn Ngọc Thuần đã "đánh gục" sự nghi ngờ của những nhà văn lão thành.Ngay cả những nhà phê bình khó tính nhất cũng chấm cho anh trên điểm 5trong thang điểm 10.”[39]

Trong một bài viết khác trên blog yume.vn, Trần Viết Nhi nhận xét về

truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Thuần: “Cái đẹp trong văn xuôithiếu nhi Nguyễn Ngọc Thuần xuất phát từ điểm nhìn dưới cặp mắt trẻ thơcủa nhà văn Sự kết hợp giữa các yếu tố màu sắc, đường nét trong hội họa, sựgiản dị, trong sáng và tinh khiết trong ngôn từ và giọng văn đầy chất cổ tíchtrong từng trang viết của anh đã tạo nên mối giao cảm đa chiều giữa nhân vậtvới nhân vật, nhân vật với độc giải và giữa độc giả với tác giả.” [40] Quảthật, với độc giả thiếu nhi, Nguyễn Ngọc Thuần mãi là người bạn của trẻ embởi vì anh biết đồng cảm, chia sẻ cùng trẻ những nỗi niềm tâm sự, thấu hiểunỗi lòng con trẻ Đồng cảm với những trang văn của Nguyễn Ngọc Thuần,

Trần Viết Nhi trong một bài viết Triết lí về giá trị con người trong truyện

thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Thuần tiếp tục biểu lộ cảm xúc: “thật nhẹ nhàng,

thấm thía nhưng cũng không kém phần sâu sắc! Qua những dòng văn đậm sắcmàu triết lý, Nguyễn Ngọc Thuần đã gửi gắm những quan niệm của mình vềgiá trị của con người Đó là cách tiếp cận mới mẻ, qua sự thể hiện sáng tạo,sâu sắc, tế vi và mang đậm tính nhân văn.” [41]

Sau khi Cuộc vận động sáng tác cho thiếu nhi 2001 - 2002 kết thúc, nhàvăn Nguyễn Nhật Ánh trưởng ban chung khảo trong bản tổng kết cuộc thi

Trang 9

Những tín hiệu mới đã nhận định về nhà văn Nguyễn Ngọc Thuần và tác

phẩm của anh như sau: “Sau tác phẩm Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ, Nguyễn Ngọc Thuần tiếp tục đem lại cho chúng ta sự thú vị qua truyện vừa Một thiên

nằm mộng với lối viết lạ, trong trẻo và giàu chất thơ Bằng cái nhìn hồn nhiên

và ngạc nhiên của trẻ thơ, bằng những nắm bắt tinh tế, những phát hiện ngộnghĩnh nhưng có sức gợi lớn, qua ngòi bút của Nguyễn Ngọc Thuần thế giớiquen thuộc của chúng ta bỗng hiện lên mới mẻ, tinh khôi như mới sinhthành.” [59, trang mở đầu]

Nhà văn Nguyễn Thị Minh Thái nhận xét về truyện Vừa nhắm mắt vừa

mở cửa sổ: “Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ đã thật sự là một cú đúp ngoạn

mục về văn chương Mỗi truyện ngắn nho nhỏ trong đó đã là một truyện tặngcho bạn đọc trẻ thơ, lại vừa là một truyện dành cho người lớn Bởi chúngnhiều tầng nghĩa, giàu chất thơ, và có lẽ, bởi cả tác phẩm chính là kết quả cáinhìn độc đáo của một chủ thể thi sĩ viết văn xuôi, với động thái đắm đuối nhịnguyên rất mới lạ: Vừa nhắm mắt, vừa mở cửa sổ nhìn ra thế giới Và chỉ

để phát hiện ra rằng ''thế giới'' chính là tất cả những gì thân thuộc, thân mếnnhất ngay ở trước mắt: Khu vườn nhỏ cạnh cửa sổ nhà mình, cuộc sống hằngngày êm đềm của cha mẹ, bạn bè, cô giáo, hàng xóm láng giềng kế bên, và thật thú vị, ở ngay trong trái tim của chính mình, khiến mình phải viết ragiấy, cho chính mình trước hết” [51]

Nhà văn Hồ Anh Thái lại có suy nghĩ khác: “Nghĩ ngợi loay hoay, nhân

đọc cuốn Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ Ðọc xong ngẩn ngơ lâu lâu Văn

phong đẹp, trong vắt Người đọc soi vào đấy, thấy cả những ao ước tuổi thơmình Ðúng giọng đúng kiểu trẻ con, không phải giả vờ ngọng nghịu nhưphần lớn người viết truyện thiếu nhi dễ mắc Nhưng cũng không tự nhiên chủnghĩa ú ớ trẻ con mãi Sau khi đã tạo dựng được một thế giới trẻ con đáng tincậy, tác giả khéo lồng vào đó chất lãng mạn tuyệt vời khiến những ai từng làtrẻ con đều phải bâng khuâng.” [50]

Trang 10

Lã Thị Bắc Lý trong Giáo trình văn học thiếu nhi có nhận xét, đánh giá

về nhà văn trẻ này như sau: “Nguyễn Ngọc Thuần có lối viết không mới màvẫn lạ Anh thu hút người đọc ở giọng văn trong trẻo, với cái nhìn hồn nhiên,đầy sự ngạc nhiên thơ trẻ Thế giới xung quanh rất quen thuộc qua con mắtcủa anh bỗng trở nên sống động, tinh khôi, trong vắt và đầy yêu thương mới

lạ Nguyễn Ngọc Thuần được coi là một hiện tượng của văn học thiếu nhiViệt Nam trong những năm đầu của thế kỉ XXI.” [31]

Nhìn chung, những nhận xét, đánh giá của những độc giả yêu mến, củacác nhà văn, nhà nghiên cứu phê bình về truyện viết cho thiếu nhi của NguyễnNgọc Thuần mới chỉ là những bài nhận xét khái quát về giá trị các tác phẩm

đó mang đến cho độc giả hoặc là những nhận xét về một tác phẩm cụ thể Đó

là những giá trị nhân văn về con người và cuộc sống về những gì thân thuộcxung quanh mà nhiều khi chúng ta không để ý Truyện của anh gần gũi vớicác em thiếu nhi bởi anh nhìn cuộc sống dưới con mắt của trẻ thơ, anh đồngcảm và chia sẻ với các em Với lối viết nhẹ nhàng, giàu chất thơ và đầy ýnghĩa truyện của Nguyễn Ngọc Thuần đã để lại nhiều cảm xúc sâu lắng tronglòng độc giả

Chúng tôi thấy những đánh giá của các nhà nghiên cứu phê bình vềtruyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Thuần còn rất ít Đặc biệt chưa có

một công trình nghiên cứu quy mô về Đặc sắc nghệ thuật truyện viết cho

thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Thuần Là độc giả yêu mến truyện viết cho thiếu

nhi của Nguyễn Ngọc Thuần, chúng tôi không chỉ muốn tìm hiểu truyện của anh ởmức độ sơ lược, khái quát mà còn mong muốn nghiên cứu sâu tác phẩm của anh đểhọc tập, nhìn nhận những giá trị thẩm mĩ, đặc sắc nghệ thuật đó một cách khoa học

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng mà đề tài chúng tôi hướng đến là Đặc sắc nghệ thuật truyện

viết cho thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Thuần.

Trang 11

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Chúng tôi quan tâm đến đặc sắc nghệ thuật truyện viết cho thiếu nhi

của Nguyễn Ngọc Thuần thể hiện qua các tác phẩm chính: Trên đồi cao chăn

bầy thiên sứ, Một thiên nằm mộng, Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ và Cha và con và…tàu bay - tuyển tập “những truyện hay nhất và mới nhất” của Nguyễn

Ngọc Thuần

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

4.1 Khái quát con đường đến với văn học viết cho thiếu nhi củaNguyễn Ngọc Thuần

4.2 Tìm hiểu nét đặc sắc trong nghệ thuật thể hiện con người và thiênnhiên trong truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Thuần

4.3 Phân tích những đặc sắc trong ngôn ngữ, giọng điệu và cách tổchức văn bản trong truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Thuần

5 Phương pháp nghiên cứu

Trong luận văn này chúng tôi sử dụng kết hợp nhiều phương pháp:

phương pháp hệ thống - cấu trúc, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp so sánh - đối chiếu,…

6 Cấu trúc luận văn

Ngoài Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận

văn được trình bày trong 3 chương:

Chương 1 Con đường đến với văn học viết cho thiếu nhi của

Nguyễn Ngọc Thuần

Chương 2 Con người và thiên nhiên trong truyện viết cho thiếu nhi của

Nguyễn Ngọc Thuần

Chương 3 Đặc sắc về ngôn ngữ, giọng điệu và tổ chức văn bản trong

truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Thuần

Trang 12

Chương 1 CON ĐƯỜNG ĐẾN VỚI VĂN HỌC VIẾT CHO THIẾU NHI

CỦA NGUYỄN NGỌC THUẦN

1.1 Khái niệm văn học viết cho thiếu nhi

Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa: “văn học thiếu nhi, theo nghĩa

hẹp “gồm những tác phẩm văn học hoặc phổ cập văn học dành cho trẻ em”.Tuy vậy, khái niệm văn học thiếu nhi cũng thường bao gồm một phạm vi rộngrãi những tác phẩm văn học thông thường (cho người lớn) đã đi vào phạm viđọc của thiếu nhi” [17, 412]

Giáo trình văn học thiếu nhi (dùng cho sinh viên khoa Giáo dục tiểu

học, Trường Đại học Vinh) viết: “Văn học thiếu nhi là những sáng tác do các

em viết và do các nhà văn chuyên nghiệp viết cho các em, bao gồm những tácphẩm có mặt trong văn học truyền miệng của dân tộc cho tới những tác phẩmvăn học hiện đại, gồm cả những tác phẩm trong nước và nước ngoài” [54, 7]

Trên thế giới, các tác phẩm văn học viết cho thiếu nhi đã xuất hiện từrất sớm Những cuốn sách đầu tiên mang nặng nội dung giáo khoa và tínhchất giáo huấn nghiêm khắc: đó là những sách học vần, sách bách khoa, sáchdạy các quy tắc ứng xử trong xã hội xuất hiện ở châu Âu thế kỉ XIV Theoquy luật phát triển của văn học, các tác phẩm mang tính chất giáo điều khôngcòn được độc giả chấp nhận, thay vào đó khuynh hướng đề cao nghệ thuậttrong các sáng tác của các em ngày càng được quan tâm chú ý Đã có nhiềusáng tác cho các em trở thành những tác phẩm kiệt xuất của nền văn học thế

giới, chẳng hạn: Truyện cổ Anđécxen, Truyện cổ Grim, Rôbinxơn Cruxô của Đêphô, Không gia đình của Hecto Malô… Ở mỗi quốc gia, văn học cho thiếu

nhi có những nét đặc sắc riêng mang đậm dấu ấn của từng dân tộc, tuy nhiên,những tác phẩm hay đều có điểm chung là hướng đến mục đích nhân văn,hướng tới cái chân - thiện - mĩ trong cuộc sống

Trang 13

Ở Việt Nam, sang đầu thế kỉ XX bắt đầu xuất hiện các tác phẩm vănhọc viết cho thiếu nhi, nhưng phải đến sau Cách mạng tháng Tám 1945, nềnvăn học thiếu nhi mới chính thức được hình thành Trải qua nhiều giai đoạnphát triển, đến nay văn học thiếu nhi Việt Nam đã có những bước phát triểnvượt bậc, phong phú về đề tài, đa dạng về thể loại, chất lượng tác phẩm khôngngừng được nâng cao Văn học thiếu nhi trở thành một bộ phận quan trọngcủa nền văn học dân tộc.

1.2 Bức tranh văn học viết cho thiếu nhi từ 1975 đến nay

1.2.1 Văn học thiếu nhi 1975 - 1985: giai đoạn chuẩn bị cho sự đổi mới

1.2.1.1 Bối cảnh đất nước sau 1975

Sau ngày 30 - 4 - 1975, lịch sử dân tộc Việt Nam bước sang một trangmới Bên cạnh niềm vui được sống trong hòa bình, nhân dân Việt Nam đãphải đối mặt với muôn ngàn khó khăn của thời kì hậu chiến Con người trở vềvới muôn mặt đời thường, phải đối mặt với bao nhiêu vất vả, khó khăn Nềnkinh tế nghèo nàn, lạc hậu, đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước cònnhiều chỗ khiếm khuyết chưa bám sát vào thực tế đất nước Không những thế,vừa thắng đế quốc Mĩ, nhân dân Việt Nam lại tiếp tục phải đương đầu với âmmưu chống phá của bọn diệt chủng Pôn Pốt và nước láng giềng Trung Quốc.Trước tình hình đó, yêu cầu cấp bách đặt ra đối với Đảng và Nhà nước là phảiđổi mới đất nước, cải thiện đời sống nhân dân Điều này đã ảnh hưởng khôngnhỏ đến tư tưởng, nhận thức của các văn nghệ sĩ về hiện thực cuộc sống xãhội Đây là một tiền đề thúc đẩy sự đổi mới và cách tân của văn học sau 1975

Đại hội VI của Đảng (tháng 12/1986) được coi là đại hội có ý nghĩalịch sử trọng đại, đánh dấu một bước ngoặt trong đường lối lãnh đạo, mở ramột thời kì mới cho cách mạng Việt Nam Đảng ta chủ trương xây dựng nềnkinh tế mở, vận hành theo cơ chế thị trường, hội nhập với nền kinh tế thế giới.Đảng cũng khuyến khích toàn Đảng, toàn dân đổi mới tư duy, nhìn thẳng vào

Trang 14

sự thật của đất nước và cuộc sống của nhân dân Những định hướng đúng đắntrong đường lối phát triển đã làm cho đời sống nhân dân được cải thiện Cómột sự thay đổi nhanh chóng và diệu kì của cả dân tộc ta trong thời kì mởcửa, thời kì kinh tế thị trường, xóa bỏ chế độ quan liêu bao cấp cũ Mọi mặtcủa đất nước đang thay da đổi thịt: Chính trị ổn định, kinh tế tăng trưởngmạnh, đời sống của nhân dân cả nước được nâng lên, văn hóa xã hội vì thếcũng được phát triển mạnh mẽ và có sự đổi mới không ngừng Song nền kinh

tế thị trường, bên cạnh việc đưa đất nước đi lên cũng bộc lộ những mặt tráicủa nó Văn học là một bộ phận hết sức nhạy cảm, trước những đổi thay củađất nước các nhà văn cũng đã nhanh chóng tự đổi mới mình để đáp ứng nhucầu của thời đại, hòa nhập vào nền văn học của thế giới

1.2.1.2 Sự chuẩn bị đổi mới của văn học viết cho thiếu nhi

Cách mạng tháng Tám 1945 thành công đã mở ra một kỉ nguyên mớitrong lịch sử đất nước ta, đồng thời cũng mở ra một thời đại mới với nhữngbiến đổi lớn trên mọi mặt của đời sống văn học Văn học thiếu nhi dù mớibước đầu hình thành phát triển nhưng cũng đã có những đóng góp đáng kểgóp phần hình thành và tạo nên những giá trị phong phú cho nền văn học dântộc trong 30 năm đầu giành độc lập Những thành tựu mà nó đem lại cũng đãgóp phần vào sự phát triển của nền văn học Việt Nam sau năm 1975

Kháng chiến chống Mĩ kết thúc thắng lợi, nước nhà hoàn toàn độc lập,toàn dân nhanh chóng bắt tay vào công cuộc khôi phục, xây dựng và pháttriển đất nước, bộ mặt xã hội đã có những biến đổi to lớn Văn học thiếu nhitrong mười năm (1975 - 1985) là giai đoạn trăn trở, tìm tòi, nhìn chung vẫngần với cách tiếp cận cũ Điều này thể hiện rõ nhất trong những năm đầu saukhi kháng chiến chống Mĩ kết thúc, chủ yếu các tác phẩm vẫn chỉ xoay quanh

đề tài kháng chiến

Trang 15

Đề tài kháng chiến chống thực dân Pháp: Nhà văn Võ Quảng, sau

thành công của Quê nội, tiếp tục phát triển cốt truyện, mạch truyện và cho ra mắt bạn đọc tác phẩm Tảng sáng Điểm nổi bật ở hai thiên truyện này chính

là cảm hứng ngợi ca quê hương đất nước, ngợi ca cách mạng, ngợi ca nhiệthuyết cách mạng của những em thiếu nhi xứ Quảng Tuy tuổi còn nhỏ nhưngtinh thần chiến đấu dũng cảm, ý chí quật cường và tình bạn hết sức bình dị,trong sáng của các em đã kiến mọi người phải nể phục Ở đề tài này còn có

các tác phẩm tiêu biểu Cơn giông tuổi thơ của Thu Bồn, Đội thiếu niên tình

báo Bát Sắt của Phạm Thắng,…

Đề tài kháng chiến chống Mĩ có những tác phẩm Ngôi nhà trống của

Quang Huy, Hoa cỏ đắng của Nguyễn Thị Như Trang, Những tia nắng đầu

tiên của Lê Phương Liên Các tác phẩm này chủ yếu được viết với cảm hứng

hồi cố về một thời đạn bom, một thời mang mũ rơm đi học đường dài, các emnhỏ từ thành phố sơ tán về nông thôn xa nơi phố phường nhộn nhịp với cuộcsống đầy đủ sung túc giờ đây phải tự lo toan cuộc sống với bao khó khăn,thiếu thốn vất vả Với lối kể chuyện nặng về hồi tưởng, lời kể dung dị màthiết tha, các tác phẩm này đã gợi cho người đọc những cảm giác về một thờithơ ấu đầy gian khổ hào hùng nhưng cũng đầy thi vị, tình thầy trò, tình bạn bèthuần khiết và đầm ấm đáng trân trọng Đặc biệt nó còn giúp cho những bạntrẻ hôm nay có thể thấu hiểu được những khó khăn vất vả của lớp thế hệ chaanh đi trước Từ đó các em biết trân trọng cuộc sống hòa bình, ấm no, hạnhphúc, biết cố gắng phấn đấu để xây dựng đất nước tươi đẹp phồn thịnh Tuynhiên, đất nước và con người trong hoàn cảnh chiến tranh giờ đây không cònđược nhìn nhận một cách đơn giản và xuôi chiều Vì thế trái ngược với những

tác phẩm gợi lại “một thời để nhớ” thật cảm động này, các tác phẩm Hồi đó ở

Sa Kì của Bùi Minh Quốc, Cát cháy của Thanh Quế, Cơn giông tuổi thơ của

Thu Bồn,… đã mạnh dạn viết về những đau thương tổn thất nặng nề trong

Trang 16

chiến tranh, điều mà lâu nay văn học cách mạng ít đề cập đến nhất là văn họcviết cho thiếu nhi Lần đầu tiên, truyện viết cho các em đã đề cập đến sự khốcliệt của chiến tranh với những tổn thất nặng nề do chiến tranh mang lại Cáctác phẩm trên đã dựng lại được không khí chung của đất nước trong thời kìđau thương khói lửa của hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ Đókhông phải là thực tế tầm thường mà là cái thực tế “đã được rèn lại, đúc lại,tái tạo lại”, “là những chất đã tinh chế, tỏa ra, chói sáng suy nghĩ, tâm tư

người viết” Trong Hồi đó ở Sa Kì và Cát cháy, Bùi Minh Quốc và Thanh

Quế đã dựng nên cảnh tượng em gái Tư một mình dẫn bọn ngụy vào bãi mìn,cùng nổ tung với chúng; hay hình ảnh cô bé Bích gan góc, không chịu khuấtphục khi tên sĩ quan Mĩ thọc mũi dao vào bụng đã để lại lòng kính trọng, sựkhâm phục và lòng tiếc thương vô hạn trong lòng người đọc Nhưng dù cóchết chóc, có mất mát, tổn thất và cả sự phản bội thì cũng không vì thế màkhiến con người ta bi quan Bao trùm lên tác phẩm vẫn là tinh thần đấu tranhquả cảm của nhân dân trong đó có đóng góp tích cực của các em

Viết về cuộc sống mới, khi đất nước đã hoàn toàn thống nhất, các tác

phẩm viết cho thiếu nhi đã mở ra một bình diện mới trong cách lí giải thể hiện

về con người Con người được nhìn trong mối quan hệ đa chiều với đời sốngtâm lí hết sức phức tạp Vì thế sáng tác của các nhà văn quan tâm nhiều tớivấn đề đạo đức của con người Với các tác phẩm tiêu biểu được xem là mởđầu trong việc mạnh dạn mổ xẻ, phanh phui những tiêu cực của xã hội vớithói hư, tật xấu, cái lạc hậu sự nhỏ nhen, đố kị và những mưu mô hiểm độc

của lòng người: Tình thương của Phạm Hổ, Chú bé có tài mở khóa của Nguyễn Quang Thân, Hành trình ngày thơ ấu của Dương Thu Hương.

Ở tiểu thuyết Tình thương Phạm Hổ đã xây dựng hệ thống nhân vật trẻ

em rất đặc biệt Câu chuyện xoay quanh một nhóm trẻ hư, đi lang thang bụiđời và được tập chung đưa vào trường giáo dưỡng Kim Đồng Mỗi nhân vật

Trang 17

khi vào trại giáo dưỡng đều có những hoàn cảnh, số phận đặc biệt éo le.Trong đó đáng chú ý nhất là nhân vật Khải Do cuộc sống gia đình không mấy

êm đềm, phải sống với người bố dượng xảo trá, độc ác Khải với tâm hồn nonnớt của một đứa trẻ đã không thể chấp nhận được điều đó em quyết định bỏ đikhỏi nhà Rời khỏi mái ấm gia đình em đã sa ngã vào con đường tội lỗi Tácgiả đã khắc họa rất tài tình tâm trạng của Khải, sống ở trại giáo dưỡng khi mà

em nhận ra được sai lầm của mình và quyết tâm sữa chữa thì cũng đúng lúc

đó em lại bị thầy giáo nghi oan cho rằng em chính là thủ phạm ăn cắp bộ dípcủa Phi “quăn” Khải đau khổ, cô đơn, xót xa cho thân phận mình em muốntìm đến cái chết để quên đi tất cả nhưng không được và em bỏ trốn khỏi trại.Phạm Hổ đã rất thành công khi đặc tả tâm trạng đứng bên bờ vực thẳm giữamột bên là sự sống một bên là cái chết của nhân vật Qua nhân vật Khải thôngđiệp mà nhà văn đưa đến cho độc giả chính là một người muốn trở nên tốt,lương thiện thì cần được sống trong môi trường tốt nếu bên cạnh họ cònnhững người xấu thì con đường hoàn lương sẽ rất khó khăn Chính hoàn cảnhgia đình éo le, ngang trái là một nguyên nhân dẫn đến con đường sa ngã,phạm tội của trẻ em, để cứu những đứa trẻ tội lỗi đó chúng ta cần sự quan tâmchăm sóc tận tình và lòng bao dung, sự sẻ chia là liều thuốc tốt nhất kéo các

em trở về với bản tính lương thiện vốn có Có thể nói Tình thương là tác phẩm

có những tìm tòi và phát hiện mới mẻ trong việc thể hiện số phận con ngườinhất là thân phận trẻ em đã có những phút lầm đường lạc lối bởi nhữngnguyên nhân gia đình và xã hội

Nếu như những tác phẩm viết cho trẻ em trước kia xây dựng nhân vật ngườilớn đều là tốt đẹp, là đúng, người lớn có quyền dạy bảo trẻ em thì giờ đây quanniệm này đã không còn phù hợp nhất là trong bối cảnh đất nước có nhiều đổi thay.Thực tế cho thấy có nhiều người lớn không hẳn đã tốt và có nhiều lúc trẻ em có tácđộng đến người lớn giúp người lớn nhìn lại chính bản thân mình Vấn đề đạo đức

Trang 18

giờ đây không còn được miêu tả, quan niệm một cách xuôi chiều, phiến diện mà nó

được nhìn nhận từ chình đời sống nội tâm của nhân vật Ở Chú bé có tài mở khóa,

diễn biến tâm trạng của chú bé Hùng có những điều hết sức đặc biệt Hùng là chú

bé lười học, ham chơi rất nổi tiếng với chùm chìa khóa vạn năng đi ăn trộm khắpnơi nhưng luôn mủi lòng trước những số phận bất hạnh Hùng rất thương mẹ, người

mẹ tần tảo vất vả sớm hôm nhưng cũng không thể mang lại cho em cuộc sống sungtúc Xót xa cho thân phận, em lại càng đau khổ, day dứt hơn khi tìm thấy trongđống đồ ăn cắp của mình con búp bê - món quà sinh nhật của bé Liên Hùng đãquyết tâm mạo hiểm thân mình vượt qua mọi hiểm nguy chỉ để trả lại con búp bê ấycho bé Liên Nguyễn Quang Thân đã rất thành công khi đưa cái xấu cái tiêu cựctrong hiện thực cuộc sống vào trong tác phẩm của mình một cách tinh tế, tài tình màtrẻ em là nhân vật trung tâm Tác giả đã khám phá ra những tiềm năng đạo đức củacon người đó là sự cảm thông, chia sẻ với người khác và khát vọng về một cuộcsống tốt đẹp Hùng mang một khát vọng lớn lao muốn trở thành một người tốt,muốn làm những việc tốt có ích cho đời nhưng vì sự xấu xa, suy đồi về đạo đức củamột số người lớn đã làm vẩn đục tâm hồn trong sáng thơ ngây của em Xây dựngnhân vật Hùng, nhà văn muốn giúp các em nhìn nhận cuộc sống một cách đa chiều:cuộc sống không phải lúc nào cũng tươi đẹp mà nó có mặt trái, mặt phải, các emcần phải thấy được điều đó để không bị hoang mang, vỡ mộng và để tự tin bướcvào cuộc sống với bao khó khăn thử thách đang chờ

Đề tài lịch sử ở giai đoạn trước rất phát triển thì đến bây giờ hầu như

chững lại Các tác giả chuyên viết về đề tài lịch sử như Nguyễn Huy Tưởng,

Hà Ân, Lê Vân,… thường khai thác lịch sử gắn với các nhân vật anh hùng vàtruyền thống chống giặc ngoại xâm anh dũng của dân tộc, bây giờ gần như đivào bế tắc Tô Hoài đã mở ra một hướng khai thác mới đó là gắn lịch sử với

huyền thoại, phong tục và văn hóa Đọc Đảo hoang, Nỏ thần, Nhà Chử bạn

đọc được trở về với cái nôi văn hóa của người Việt cổ thời kì khai sơn lập địa

Trang 19

Tác phẩm của Tô Hoài đã cung cấp cho các em những tri thức về truyềnthống chống lại thiên tai, địch họa, tri thức về thiên nhiên và con người thời

ăn hoa quả thay cơm, săn thú làm thức ăn, thuần hóa thú dữ, từ đó giúp các

em thấy được mối quan hệ mật thiết giữa con người với thế giới thiên nhiênxung quanh

Một sự kiện văn học gây được sự chú ý của đông đảo độc giả lúc bấy

giờ chính là sự ra đời tiểu thuyết Búp sen xanh của Sơn Tùng Với quan niệm:

“các bậc thiên tài không có sẵn Chính truyền thống gia đình, quê hương làkhởi thủy tạo nên những tính cách đầu tiên của mỗi con người đi vào đời…”[62, trang bìa] Tác giả dựng lên cuộc đời Bác thật giản dị, sinh động và gầngũi làm cho người đọc nhớ về Bác với cảm xúc trong sáng, trân trọng Lầnđầu tiên trẻ em Việt Nam được đọc một cuốn sách viết tỉ mỉ, đầy đủ về tuổithơ của Bác Hồ Tiểu thuyết đã giúp bạn đọc biết được nguồn gốc xuất thân,gia đình, quá trình sinh ra và lớn lên từ thuở thiếu thời tới lúc trưởng thànhcủa cậu bé Nguyễn Sinh Cung (tự Tất Thành) Chính vì thế người đọc càngtrân trọng cuốn sách vì họ tìm thấy ở đó hình ảnh của một con người đã hisinh tất cả vì nền độc lập, tự do, hạnh phúc của dân tộc Việt Nam Đây chính

là một tác phẩm có đóng góp to lớn cho thiếu nhi ở đề tài viết về Bác Hồ, một

đề tài lớn của văn học Việt Nam hiện đại

Tóm lại: trong khoảng mười năm sau khi đất nước hòa bình lập lại vănhọc thiếu nhi đang trong giai đoạn trăn trở, tìm tòi Nếu như mảng thơ viếtcho trẻ em gần như bế tắc thì truyện viết cho thiếu nhi có những tác phẩm mớigây được sự chú ý của độc giả nhưng vẫn chưa thực sự tạo ra một bước ngoặtlớn Những tác phẩm truyện có dấu hiệu đổi mới trong giai đoạn này có đónggóp to lớn cho quá trình đổi mới văn học thiếu nhi trong thời kì mới, thời kìđổi mới toàn diện

Trang 20

1.2.2 Văn học thiếu nhi 1986 đến nay: giai đoạn đổi mới trên mọi phương diện

1.2.2.1 Đổi mới đất nước tạo đà cho đổi mới văn học và văn học thiếu nhi

Đại hội Đảng lần VI đã đem lại không khí tươi mới, tạo đà cho văn học nóichung và văn học thiếu nhi nói riêng phát triển Thực ra, không khí đổi mới đã có

từ trước đó nhưng phải đến sau năm 1986 sự đổi mới mới thực sự diễn ra đồng bộ

và mạnh mẽ Các tác giả đã phát huy tối đa cá tính sáng tạo của mình trên từngtrang sách và tạo cho mình một phong cách riêng độc đáo, đặc sắc

Trong không khí sôi nổi, hào hứng của công cuộc đổi mới dễ nhận thấymảng truyện viết cho các em có sự thay đổi mạnh mẽ hơn mảng thơ ca Truyệnviết cho thiếu nhi thực sự bùng nổ vào năm 1986, 1987 với hàng loạt các tác phẩm

đạt giải thưởng văn học thiếu nhi như: Dòng sông thơ ấu của Nguyễn Quang Sáng, Tuổi thơ im lặng của Duy Khán, Miền thơ ấu của Vũ Thư Hiên, Người đi

săn và con sói lửa của Nguyễn Quỳnh, Tuổi thơ dữ dội của Phùng Quán,…

Nhưng nếu như trong hai năm này, truyện viết cho thiếu nhi có được những thànhcông nhất định thì đến năm 1988 văn học thiếu nhi lại bị cuốn vào vòng xoáy của

cơ chế thị trường Sách viết cho các em rơi vào tình trạng khủng hoảng nghiêmtrọng “Trong năm 1988, Nhà xuất bản Kim Đồng chỉ xuất bản chưa quá 50 đầusách, hầu như chỉ in truyện cổ tích và truyện dịch Văn học nói chung và văn họcthiếu nhi nói riêng bị rơi vào tình trạng thương mại hóa Suốt mấy năm liền,truyện dịch, truyện tình, truyện trinh thám rẻ tiền chiếm lĩnh trên thị trường sách.”[30, 28] Như vậy những biến đổi nhanh chóng trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội đã

có tác động mạnh đến văn học nhất là văn học thiếu nhi Sau mấy năm chịu sự chiphối, tác động xấu từ nền kinh tế thị trường thì đến đầu những năm 90 văn họcthiếu nhi đã dần được điều chỉnh và định hướng theo chiều phát triển tích cực bámsát với nhu cầu đích thực của độc giả Hội Nhà văn phối hợp chặt chẽ với Nhàxuất bản Kim Đồng, Uỷ ban chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em,… phát động

Trang 21

hàng loạt các cuộc thi, cuộc vận động sáng tác cho các em Điều đó đã tạo đà chonhiều nhà văn, nhà thơ sáng tác nhiều tác phẩm có chất lượng cho độc giả nhỏtuổi, và nhiều giải thưởng lớn đã được trao cho các nhà văn có tác phẩm xuất sắcnhất Đây chính là động lực to lớn để đội ngũ sáng tác cho thiếu nhi ngày càngphát triển nhanh về chất lượng và số lượng để ngày càng đáp ứng kịp thời nhu cầuđọc sách của các em.

Trong quá trình đổi mới, nhà nước có chính sách mở cửa, giao lưu, hợp tácvới các nước trên thế giới điều này có ảnh hưởng lớn tới văn học thiếu nhi Cáctác phẩm văn học thiếu nhi của nước ngoài được dịch in một cách ồ ạt tạo nên thếcạnh tranh gay gắt với các tác phẩm trong nước, từ đó buộc các nhà văn Việt phải

cố gắng nỗ lực nhiều hơn nữa để không bị lấn át Bên cạnh sự du nhập của các tácphẩm văn học nước ngoài, các phương tiện thông tin đại chúng ngày càng pháttriển dẫn tới văn hóa đọc đang có nguy cơ bị văn hóa nghe - nhìn lấn át Thói quenđọc sách của các em đang dần bị mai một Điều này rất cần sự quan tâm sát sao

và định hướng đúng đắn của ngành giáo dục của cả xã hội và để trẻ em có môitrường phát triển trí lực một cách tốt nhất

1.2.2.2 Đội ngũ sáng tác gia tăng

Văn học thiếu nhi Việt Nam hình thành và phát triển qua nhiều thời kì.Những tác giả tiêu biểu đã miệt mài viết cho các em là Tô Hoài, Võ Quảng,Phạm Hổ,… Dù đã cao tuổi nhưng họ vẫn nhiệt tình viết và họ tự đổi mới bảnthân, tìm tòi, khám phá, khai thác những hướng đi mới phù hợp với nhu cầucủa độc giả thời hiện đại

Tiếp nối sự nghiệp của các bậc đàn anh đi trước, giờ đây đội ngũ sángtác cho các em ngày càng gia tăng về số lượng Một số nhà văn cả đời viếtcho người lớn bây giờ lại đến với các em như một mối duyên nợ Chính vìvậy mà các tác phẩm của họ ẩn chứa biết bao tâm sự, tình cảm đáng trân trọngdành tặng các em Đó là những sáng tác thực sự tâm huyết và có chất lượng

Trang 22

được độc giả đánh giá cao Tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội của Phùng Quán, Tuổi

thơ im lặng của Duy Khán,… là những tác phẩm tiêu biểu.

Đến đầu những năm 90, đội ngũ sáng tác cho các em được bổ sungthêm nhiều cây bút mới như Lê Cảnh Nhạc, Trần Thiên Hương, Nguyễn NhậtÁnh, Lê Phương Liên, Hoàng Dạ Thi, và đầu những năm 2000 là hiện tượngNguyễn Ngọc Thuần… Họ mang đến cho văn học thiếu nhi một làn gió mới,một sức sống mới trẻ trung, tươi tắn Điều đó giúp cho văn học thiếu nhi cónhiều khởi sắc và gặt hái được những thành công nhất định

Một điều đặc biệt nữa là chính các em cũng là một lực lượng quantrọng đóng góp vào sự gia tăng nhanh chóng của đội ngũ sáng tác văn họcthiếu nhi Phong trào sáng tác cho thiếu nhi phát triển mạnh mẽ vào nhữngnăm 60 của thế kỉ XX, với sự xuất hiện của thần đồng thơ Trần Đăng Khoa.Tiếp bước bậc đàn anh là hàng loạt các tác giả nhí góp mặt trên các tờ báodành cho lứa tuổi thiếu niên nhi đồng như Mực tím, Tuổi xanh, Thiếu niêntiền phong,… Hiện tượng đáng chú ý nhất trong năm 2005 là em Hoàng Lê

Quỳnh Như đã đạt giải nhất cuộc thi thơ quốc tế với bài thơ Thế giới Cuối

năm 2011 vừa qua dư luận cả nước xôn xao về hai thần đồng thơ thế kỉ XXIcủa Việt Nam là Đặng Chân Chân 17 tuổi và Ngô Gia Thiên An 12 tuổi Dùtuổi đời còn rất trẻ nhưng các em đã giới thiệu đến độc giả tập thơ đầu tay củamình do Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu và phát hành, Đặng Chân Chân

với tập Giấc mơ và Ngô Gia Thiên An với tập Những ngôi sao lấp lánh Sáng

tác của các tác giả nhí chủ yếu thiên về phần thơ, đây cũng là điều dễ hiểu vìvốn sống, vốn kinh nghiệm của các em còn rất non nớt mà cảm xúc của các

em dồi dào, thơ rất cần những người có cảm xúc dạt dào như thế

Như vậy, chỉ trong một thời gian ngắn đội ngũ sáng tác cho các em đãphát triển nhanh chóng với lực lượng khá hùng hậu Nguyễn Nhật Ánh đã tựđịnh hình được phong cách, tìm cho mình một hướng đi phù hợp Bộ truyện

Trang 23

Kính vạn hoa viết về cuộc sống của trẻ em nơi thành phố là tác phẩm tiêu

biểu nhất của anh Đó là thành công ở mảng truyện, còn về mảng thơ viết chocác em có nhiều tác giả chuyên tâm hơn như Mai Văn Hai, Dương Thuấn,Nguyễn Hoàng Sơn,… Sự gia tăng đội ngũ sáng tác đông đảo là điều kiệnthuận lợi cho văn học thiếu nhi phát triển và giúp cho các em có nhiều tácphẩm hay để thưởng thức

1.2.2.3 Đề tài mở rộng, cách tiếp cận đời sống và khám phá con người được đa dạng hóa

Trong thời buổi kinh tế thị trường con người cũng phải thay đổi để bắtkịp với nhịp phát triển chung của thời đại, trẻ em sinh ra được tiếp xúc vớikhoa học kĩ thuật tiên tiến, tiếp thu nhiều nguồn văn hóa của thế giới Vì thếlối sống, cách suy nghĩ của các em cũng phức tạp hơn trước Văn học viết chothiếu nhi buộc phải có những tìm tòi, đổi mới để đáp ứng được yêu cầu củađộc giả Đổi mới cách tiếp cận đời sống, mở rộng đề tài, đi sâu thể hiện khámphá con người chính là lựa chọn đúng đắn nhất

Đề tài cách mạng và kháng chiến còn được gọi là đề tài truyền thống,

cùng với việc kế thừa và phát huy những thành tựu cũ, tiếp tục đi sâu khám

phá các vấn đề mới phong phú và đa dạng hơn Tuổi thơ dữ dội của Phùng Quán, Bây giờ bạn ở đâu của Trần Thiên Hương,… là những tác phẩm có ý

nghĩa nhân văn sâu sắc Nó không chỉ cho người đọc thấy được cuộc chiếntranh ác liệt mà còn thể hiện số phận, nhân cách của những con người thamgia trong cuộc chiến ác liệt đó Tác giả Phùng Quán đã đặt các nhân vật vàobối cảnh cuộc chiến đấu để bảo vệ thành phố Huế đang hồi khốc liệt giằng conhau từng tấc đất, ranh giới giữa sự sống và cái chết hết sức mong manh Nếukhông có ý chí và tinh thần kiên định thì con người ta sẽ sa ngã, đánh mấtmình, chỉ trong lúc hiểm nguy ấy mới thấy được những con người anh hùng,những tấm gương bất tử Mừng bị nghi oan làm gián điệp, bị mọi người nghi

Trang 24

ngờ, xa lánh nhưng em không nản lòng vẫn một lòng đi theo kháng chiến Em

đã chiến đấu và hi sinh anh dũng tại đài quan sát trên cây vả rừng cổ thụ Tuổi

thơ dữ dội đã đem đến cho người đọc những câu chuyện hết sức cảm động về

tinh thần chiến đấu gan dạ của các em thiếu nhi thành Huế, tình bạn bè, đồngđội, tình mẹ con ruột thịt thắm thiết Đó cũng chính là bài học, là tấm gươngsáng cho lớp lớp thế hệ các em sau này học tập, noi theo

Lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta trải qua ngàn

năm Bắc thuộc, bốn mươi năm chiến đấu chống thực dân xâm lược dành lạiđộc lập cho nước nhà Lịch sử chính là đề tài lớn để các nhà văn khai thác vàthể hiện Đề tài về những nhân vật lịch sử, anh hùng giữ nước như Hai BàTrưng, Trần Quốc Toản, Quang Trung, đã được khai thác quá nhiều nên đôikhi tác phẩm trở nên khô cứng, gượng ép không thu hút được độc giả Dườngnhư giai đoạn này đề tài lịch sử trong văn học thiếu nhi rơi vào thế bế tắc, tácphẩm chưa thực sự hấp dẫn Riêng nhà văn Tô Hoài đã tự tìm ra hướng đi mớikhai thác lịch sử từ thời tiền sử gắn với phong tục tập quán của người Việt cổxưa là một sáng tạo mà ít người có thể bắt nhịp theo được

Kí ức tuổi thơ là đề tài phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn này Hàng

loạt tác phẩm trở thành điểm sáng như: Tuổi thơ im lặng của Duy Khán,

Đường về với mẹ Chữ của Vi Hồng, Côi cút giữa cảnh đời của Ma Văn

Kháng,… Nếu như ở giai đoạn trước, kí ức là kí ức về chiến tranh, thì giờ đây

nó còn hướng về phong tục tập quán, văn hóa và đặc biệt là về các vấn đề đời

tư, thế sự Dòng sông thơ ấu của Nguyễn Quang Sáng là kí ức của tôi về

những ngày làng quê đấu tranh giành chính quyền thắng lợi tháng Tám năm

1945 Côi cút giữa cảnh đời của Ma Văn Kháng là kí ức về người bà như một

huyền thoại Duy và Thảo hai đứa bé côi cút, nhỏ nhoi được bà che chở, cưumang, an ủi bao đau khổ đắng cay, dìu dắt chúng đi qua những năm thángcách trở, bất công đi qua nơi hỗn độn để đến với sự an bằng Tình thương, sự

Trang 25

hi sinh của bà đã giúp anh em Duy khôn lớn, trưởng thành Khi đi sâu vào thểhiện số phận con người tác giả đã gửi vào đó những điều ngỡ chỉ dành chomột thời, nhưng hóa ra nhiều đời lấy đó làm bài học quý giá.

Tiếp cận trẻ em trong đời sống hiện đại, các tác giả đã làm nổi bật được

nhiều vấn đề của đời sống Nhưng chủ đề được các tác giả dành sự quan tâmđặc biệt ở giai đoạn này chính là trẻ em trong mối quan hệ với gia đình Đây

là vấn đề nhạy cảm và tinh tế Trong gia đình, mối quan hệ giữa bố mẹ vớicon cái, giữa anh chị em với nhau là sợi dây gắn kết con người bền chặt, lànhân tố quan trọng cấu thành nên nền tảng xã hội Nếu mọi thành viên tronggia đình gắn kết yêu thương thì xã hội sẽ phát triển lành mạnh, đoàn kết Còngia đình có những mối bất hòa là mầm mống cho một xã hội có nguy cơkhông ổn định Các tác giả chủ yếu khai thác mối xung đột, bất hòa trong giađình Thường là mâu thuẫn của bố mẹ với con cái và mâu thuẫn giữa anh chị

lớn với em nhỏ Có rất nhiều tác phẩm viết về đề tài này: Chị của Cao Xuân Sơn, Kẻ thù của Quế Hương, Út Quyên và tôi, Em gái của Nguyễn Nhật Ánh,

Bỏ trốn của Phan Thị Thanh Nhàn,… Cô bé Thi trong Bỏ trốn từ khi mẹ mất,

bố đi lấy vợ hai rồi bà ngoại nhân từ cũng mất, phải ở với người bác dâu hẹphòi, nanh nọc, thủ đoạn, bị bác Mai vu oan cho là kẻ cắp để có lí do đuổi rakhỏi nhà, Thi đã không còn niềm tin với người ruột thịt nữa Trong quan hệgiữa thi và bác Mai không còn tình bác cháu mà là mối quan hệ giữa hai nhâncách đối lập nhau Chính vì thế Thi đã quyết định bỏ trốn Truyện đã chongười đọc thấy được do sự khắc nghiệt của thời buổi kinh tế thị trường kéotheo sự đổ vỡ của mô hình gia đình truyền thống, gia đình bị phân hóa rõràng, sự lên ngôi của các nàng dâu thời hiện đại đã ảnh hưởng không nhỏ tớicuộc sống của mỗi cá nhân mà ảnh hưởng sâu sắc tới tâm hồn thơ ngây củacác em Không chỉ mảng truyện, thơ viết cho thiếu nhi cũng đề cập đến vấn

đề nhức nhối này với các tác phẩm Nhà không có bố của Nguyễn Thị Mai,

Tuổi thơ cánh diều của Trần Huyền v.v…

Trang 26

Viết về sinh hoạt của trẻ em thành phố, có hai đối tượng được các nhà

văn đề cập nhiều: trước hết là những em thuộc gia đình có cuộc sống khá giả,sung sướng và ngược lại là những em con nhà nghèo vừa học vừa phải lo toancơm áo gạo tiền, thậm chí phải đi bụi Bản thân các em không gây nên hai lốisống trái ngược này nhưng các em phải hứng chịu ảnh hưởng của nó Các tác

phẩm tiêu biểu là Kính vạn hoa của Nguyễn Nhật Ánh, Hoa trên đường phố của Thu Trân, Kiềng ba chân của Đoàn Lư,… Đặc biệt Kính vạn hoa được

đánh giá là hiện tượng nổi bật nhất, một bộ sách được xếp hạng kỉ lục, có sốlượng xuất bản vào loại lớn nhất trong lịch sử ngành xuất bản ở Việt Nam

Với 45 tập truyện Kính vạn hoa, Nguyễn Nhật Ánh tập trung thể hiện cuộc

sống của các em nhỏ Thành phố Hồ Chí Minh, chủ yếu xoay quanh các nhânvật Qúy ròm, Tiểu Long, nhỏ Hạnh, Văn Châu,… gia đình giàu có, các em cóđiều kiện học tập, vui chơi Các em như những ông hoàng, bà chúa sống trongnhững ngôi nhà đẹp, bài trí xa hoa Nhà Văn Châu được tác giả miêu tả nhưmột cung điện thu nhỏ, một ngôi biệt thự nguy nga, tráng lệ, trong nhà có chịgiúp việc là một người phụ nữ nghèo ở dưới quê lên Chị Thắm là người chămchỉ, chịu thương chịu khó và thật thà vì cuộc sống mưu sinh chị lên thành phốlàm ô sin cho nhà Văn Châu Được bố mẹ yêu chiều muốn gì được nấy, đồchơi của Văn Châu có vô số, không thích lại bỏ đi, trong số đồ bỏ đi đó cómột con búp bê rất đẹp Chị Thắm thấy tiếc nên giữ lại định bụng mang vềcho con dưới quê chơi trong chuyến về phép Nhưng chỉ vì con búp bê này

mà chị bị một thằng bé mới bẩy tuổi tra khảo một cách hùng hổ Người phụ

nữ khốn khổ chỉ biết khóc sụt sùi và khẳng định là mình không ăn cắp Khiđọc những trang văn trên nhiều người lớn cũng phải giật mình bởi trẻ emkhông còn vẻ ngây thơ như nó vốn có Chính vì thế các bậc phụ huynh nênxem lại cách giáo dục của mình đối với con trẻ để các em phát triển theo đúngquy luật tự nhiên, sống đúng bản chất hồn nhiên của tuổi thơ

Trang 27

Bên cạnh cuộc sống xa hoa của trẻ em gia đình giàu có là cuộc sốnglam lũ của những em nhà nghèo nửa ngày đi học, nửa ngày đi bán báo, bán vé

số, bán kem,… Giã biệt bụi đời của Lê Cảnh Nhạc, Bong bóng lên trời của

Nguyễn Nhật Ánh,… là các tác phẩm đề cập đến vấn đề này Cũng có tácphẩm viết về những em bé bơ vơ không cha không mẹ, cuộc sống cơ cực như

Kiềng ba chân của Đoàn Lư, Tiếp đạn của Nguyễn Thị Ấm, Ngày khai trường trong mơ của Kim Hài,… Gia đình ở giai đoạn này được nhìn nhận là

tổ ấm nuôi dưỡng và hình thành nên nhân cách trẻ em Các tác giả đã đi vàotiếp cận các em ở cự li gần, đi sâu khám phá những xung đột, ẩn khuất củamỗi số phận trong gia đình, không chỉ thể hiện những cái tốt đẹp mà còn phơibày cả những cái xấu, cái bất công, ngang trái của cuộc sống

Viết về cuộc sống nông thôn có rất ít tác phẩm, hầu hết là các tác phẩm

buồn gợi suy nghĩ cho người đọc Nước mắt ngày tựu trường của Đào Hữu

Phương, là câu chuyện cảm động viết về cậu bé Mùi vì cuộc sống gia đìnhquá khó khăn nên em phải nghỉ học Nhưng khi tiếng trống khai trường vanglên từng hồi lòng em lại khắc khoải một nỗi niềm Hình ảnh cậu bé Mùi gầyguộc quay đi với những bước chân lặng lẽ, nặng nề để lại sau lưng ngôitrường mà em luôn mơ ước trong nước mắt khiến người đọc cũng phải nghẹn

ngào rơi lệ Viết về đề tài này còn có một số tác phẩm: Ông tôi của Nguyễn Nhật Ánh, Thành hoàng quê ngoại của Đào Hữu Phương, Tiếng nói người mẹ

câm và Lời du không bán của Lê Cảnh Nhạc.

Đề tài miền núi của văn học thiếu nhi giai đoạn này phát triển mạnh và

đạt được nhiều thành tựu với các tác phẩm tiêu biểu: Kỉ vật cuối cùng của Hà Lâm Kì, Một lớp trưởng khác thường của Lương Tố Nga, Đường về với mẹ

chữ của Vi Hồng, Truyền thuyết trong mây của Đào Hữu Phương, Chú bé thổi kèn của Quách Liêu, Đồi sói hú của Nguyễn Quỳnh,…Khá am hiểu về

phong tục tập quán và con người miền núi qua sáu truyện ngắn được in trong

Trang 28

tập Truyền thuyết trong mây Đào Hữu Phương đã giúp cho người đọc thấy

được những nỗi vất vả cực nhọc của trẻ em miền núi Dù cuộc sống khó khăn,lạc hậu nhưng các em vẫn vươn lên với nghị lực phi thường và khao khátđược hiểu biết thật mãnh liệt Đó là câu chuyện về một cậu bé hàng ngày đi từchân núi bên này sang chân núi bên kia với ước mong nhỏ bé “học được cáichữ để biết trong những quyển sách có vẽ tranh người ta nói gì…” (Đầu

nguồn) Bé Tú trong Đôi mắt là em bé có nghị lực phi thường khiến mọi

người cảm phục Dù đôi mắt bị mù không nhìn thấy gì nhưng Tí vẫn mộtmình băng rừng, vượt qua vực thẳm một mình dẫn cán bộ y tế về Chòm Lũy

Viết cho lứa tuổi hoa học trò là mảng đề tài đạt được thành công đáng

kể Các tác giả tập trung thể hiện thế giới nội tâm sâu kín cùng với nhữngrung động đầu đời của lứa tuổi học trò thật trong sáng, thi vị Đáng chú ý là

các tác phẩm Bây giờ bạn ở đâu và Cỏ may ngày xưa của Trần Thiên Hương,

Hương sữa đầu mùa của Lê Cảnh Nhạc và hàng loạt các tác phẩm của

Nguyễn Nhật Ánh: Còn chút gì để nhớ, Thằng quỷ nhỏ, Bàn có năm chỗ ngồi,

Bong bóng lên trời,… Lứa tuổi thiếu niên là lứa tuổi tâm lí bắt đầu biến đổi

mạnh mẽ Ý thức cá nhân dần hình thành, các em muốn tự khẳng định mình

Vì thế tình cảm bạn bè là điều mà các em quan tâm tôn thờ Nắm bắt đượcđiều này các tác giả đề cập tới tình yêu lứa tuổi học trò như là một điều tấtyếu của quá trình phất triển tâm lí trẻ em Những rung động đầu đời của các

em xuất phất từ sự quan tâm, sẻ chia, dần trở thành cảm mến nhau Vì vậy màtình cảm đó thật đẹp, thật trong sáng, đáng quý, đáng trân trọng biết bao Tập

truyện ngắn Bây giờ bạn ở đâu của Trần Thiên Hương được xem là tập sáng tác đầu tiên viết về tình yêu lứa tuổi học trò Truyện ngắn Lặng lẽ là câu

chuyện về một cô bé đêm đêm thức dưới ánh đèn bên cửa sổ học bài, bỗngmột ngày cô phát hiện căn phòng đối diện cũng có một anh con trai thườngthức khuya như thế Cô gọi anh là người cùng thức và bắt đầu suy tư, dệt nên

Trang 29

bao điều lãng mạn Dần dần cô cảm mến anh lúc nào không biết còn chàngtrai thì vẫn thờ ơ không hay biết gì Đến hôm anh cưới vợ cô bé mới giật mìnhtỉnh mộng, nỗi buồn lặng lẽ thấm vào trong lòng cô Câu chuyện thật nhẹnhàng, dung dị nhưng thấm vào lòng người đọc bao niềm cảm xúc chânthành, sâu lắng Có thể nói chưa bao giờ chuyện viết cho lứa tuổi hoa học tròđặc biệt là tình yêu học trò lại khởi sắc như ở giai đoạn này Viết về tâm lí củalứa tuổi mới lớn, lứa tuổi hồn nhiên, tinh nghịch với chút xao xuyến đầu đời,các nhà văn như bắt gặp hình ảnh của chính mình trong đó vì thế câu chuyệntrở nên bình dị, sâu lắng hơn.

Có thể nói đội ngũ sáng tác cho các em gia tăng nhanh chóng với sốlượng tác phẩm lớn hơn nhiều so với giai đoạn trước đó Bên cạnh đội ngũ tácgiả chuyên nghiệp với những tác phẩm mang tính nhân văn sâu sắc là nhữngnhà nghiên cứu chuyên về văn học thiếu nhi Đội ngũ những nhà nghiên cứunày còn rất ít nhưng họ đã có những bài viết, công trình nghiên cứu tâm

huyết Đó là Truyện viết cho thiếu nhi dưới chế độ mới, Phác thảo văn học

thiếu nhi của Vân Thanh, Văn học thiếu nhi trong quá trình đổi mới của Vũ

Ngọc Bình, Văn học cho thiếu nhi trong cơ chế kinh tế thị trường của Văn Hồng, Truyện viết cho thiếu nhi sau năm 1975 và Giáo trình văn học thiếu

nhi của Lã Thị Bắc Lý, Đề tài sáng tác cho thiếu nhi cũng được mở rộng,

không còn bó hẹp ở đề tài lịch sử, đấu tranh cách mạng mà đề cập đến nhữngvấn đề mới nóng bỏng, cấp thiết, mang tính thời sự, cập nhật đời sống hômnay Điều này cho thấy những vấn đề được các nhà văn thể hiện trong tácphẩm viết cho thiếu nhi luôn bám sát hiện thực, đồng thời còn đi sâu khai thácnhững biến đổi tâm lí thầm kín của các em, điều mà trước đây ít được đề cập.Không chỉ đa dạng về đề tài và thể loại, văn học thiếu nhi sau năm 1975 còn

đa dạng về giọng điệu, từ giọng trữ tình êm ái, giọng giáo huấn đến giọng tinhnghịch hóm hỉnh Điều đó chứng tỏ văn học thiếu nhi đã hòa nhập được với

Trang 30

quá trình đổi mới của văn học nước nhà trong giai đoạn mới, khẳng định sứcmạnh của bộ phận văn học riêng - văn học thiếu nhi

1.3 Cơ duyên với văn học viết cho thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Thuần

1.3.1 Vài nét tiểu sử

Nguyễn Ngọc Thuần sinh năm 1972 trong một gia đình nông dân nghèo khótại xóm Phò Trì, xã Tân Thiện, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận Cha mất sớm từnăm anh chưa tròn mười tuổi Học hết THPT anh lên Thành phố Hồ Chí Minh học

và kiếm sống Khi còn học đại học Nguyễn Ngọc Thuần đã từng vẽ minh họa cho

báo Nhi Đồng thành phố và làm biên tập văn xuôi cho báo Mực Tím Năm 2003

Nguyễn Ngọc Thuần tốt nghiệp trường Đại học Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh,

hiện anh đang sống và công tác tại báo Tuổi trẻ Thành phố Hồ Chí Minh.

Nguyễn Ngọc Thuần đã khẳng định được vị trí của mình với những giải

thưởng cao qua các cuộc thi: Giăng giăng tơ nhện - Giải 3 cuộc vận động sáng tác văn học tuổi 20 lần 2; Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ - Giải A cuộc

thi văn học thiếu nhi “Vì tương lai đất nước lần 2” do NXB Trẻ và Hội Nhàvăn TP.HCM tổ chức Năm 2007, cuốn sách này được phát hành tại Thụy

Điển với bản dịch của Trần Hoài Anh; Một thiên nằm mộng - Giải A cuộc vận động sáng tác cho thiếu nhi của NXB Kim Đồng Năm 2001 - 2002 là Nhện

ảo - Giải A cuộc vận động sáng tác cho thiếu nhi năm 2003 và tiểu thuyết Trên đồi cao chăn bầy thiên sứ đoạt giải B (không có giải A) cuộc thi sáng tác

văn học cho tuổi trẻ do NXB Thanh niên phối hợp với NXB Văn nghệ tổ

chức Ngoài ra, anh còn xuất bản nhiều tập truyện khác như Chuyện tào lao,

Tuổi 20, Cha và con và tàu bay,… Những cố gắng và nỗ lực của Nguyễn

Ngọc Thuần đã được ghi nhận bằng các giải thưởng văn học cao quý và đặcbiệt anh còn được Thủ tướng chính phủ trao tặng bằng khen “Gương mặt trẻViệt Nam tiêu biểu năm 2004”

Trang 31

1.3.2 Sự chuẩn bị vốn sống, vốn văn hóa

Nguyễn Ngọc Thuần xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo khó Quêanh là một vùng thuần nông, người dân quanh năm chỉ biết gắn bó với đồng ruộngsuốt ngày “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” Dường như cái nắng cái gió nơi đây

đã làm con người anh thêm rắn giỏi, gắn bó như dòng nước mát trong chảy mãi đếnmuôn đời Nó là nguồn cảm hứng bất tận để anh cho ra đời nhiều tác phẩm hay vàđặc sắc, là món quà vô giá anh dành tặng độc giả Khi nói về quê hương NguyễnNgọc Thuần đã từng tâm sự: “Quê hương tôi là những khoảng trời rộng rãi Nằmđâu cũng có thể ngủ được, ở đâu cũng có một mùi thơm lúa non, mùi rạ, mùi cây láđược ủ ê trong ngập ngụa không khí…” [40] Quê hương tươi đẹp là thế nên trongtâm thức anh lúc nào cũng hướng về nguồn cội, nơi chôn rau cắt rốn, nơi gắn bótuổi thơ êm đềm và hạnh phúc Sống ở thành phố nơi phồn hoa đô thị, ồn ào náonhiệt nhưng thật lòng anh chỉ muốn về quê, nơi mà cuộc sống êm đềm, giản dị Anhcho rằng nó hợp với tôi hơn Chính vì vậy, trong các trang truyện của Nguyễn NgọcThuần người đọc luôn được thả hồn mình theo không gian mênh mông của cánhđồng quê, con sông quê, và khu vườn đầy ắp hoa thơm trái ngọt

Sinh ra trong một gia đình khó khăn về mặt kinh tế, nhưng Nguyễn NgọcThuần may mắn được sống trong sự thương yêu đùm bọc của bố mẹ, anh chị em vànhững người ruột thịt thân thiết, những người hàng xóm tốt bụng Vì thế, trong cáctác phẩm của anh luôn tràn ngập tình yêu thương, sự quan tâm, sẻ chia của mọingười dành cho nhau thật nồng ấm Với anh sự quan tâm, yêu thương, chia sẻ giữangười với người là một tình thương lớn, một điều đáng trân trọng

Đến với văn chương như là duyên nợ và thật tình cờ Nguyễn Ngọc Thuần đãtừng chia sẻ: “Tất cả bắt đầu từ một sự tình cờ Một hôm, tôi ghé chơi nhàngười dì, nhìn thấy một cái máy đánh chữ cũ kỹ bụi bám đầy Tôi bèn mang

ra lau dầu Lau dầu xong, tiện tay tôi gõ chơi vài chữ rồi ngẫu hứng viết lungtung, không ngờ càng viết lại càng thấy thích Từ đó, tôi bắt đầu viết và dần

Trang 32

dần hình thành ý thức viết Đến lúc ấy tôi mới tập trung học ngữ pháp ” [53].Tình cờ đến với văn chương nhưng những tác phẩm anh viết ra hầu như đềunhận được giải thưởng mà toàn là giải cao Như vậy, những giải thưởng màanh đạt được không phải do may mắn mà do sự nỗ lực sáng tạo không biếtmệt mỏi và niềm đam mê cháy bỏng đối với văn chương.

Chuyên ngành mỹ thuật là niềm đam mê Nguyễn Ngọc Thuần theođuổi thời đại học Dường như mối duyên giữa mỹ thuật và văn chương thậtgắn bó và gần gũi trong anh Những nhân vật được anh vẽ nên trong nhữngbức tranh cũng giống như những nhân vật được anh khắc họa trong các tácphẩm văn học Đó là kết quả sáng tạo nghệ thuật của một họa sĩ viết văn Độcgiả yêu mến anh, những nhà phê bình văn học đánh giá cao anh bởi văn xuôicủa anh là sự hòa hợp giữa hội họa và văn học Tất cả các tác phẩm NguyễnNgọc Thuần viết ra đều được anh tự minh họa bằng những hình ảnh sinhđộng, đó cũng chính là một kênh liên kết giúp độc giả hiểu sâu sắc ý nghĩacủa truyện Viết cho thiếu nhi đã khó, viết để đạt giải nhiều như Nguyễn Ngọcthuần càng khó hơn Anh cho rằng, khi viết văn thì điều đầu tiên phải hiểu rõ

là mình viết cho đối tượng nào để có những điều chỉnh phù hợp Khi viết chothiếu nhi anh đã đặt mình vào vị trí của một đứa trẻ để xem chúng có hiểukhông, có thích thú không Có được thành công lớn như vậy là bởi anh viếtbằng cả tấm lòng yêu thương con trẻ, bằng cả ý thức trách nhiệm của ngườicầm bút Đọc truyện của anh ta thấy thấp thoáng hình ảnh của một nhà tâm líhọc, một người bạn của trẻ thơ đồng thời toát lên vẻ đẹp của đường nét, màusắc trong hội họa tất cả hội tụ lại làm nên tính nhân văn sâu sắc trong các tácphẩm của anh

Để viết nên những tác phẩm, các nhà văn cần phải có vốn hiểu biếtphong phú Nguyễn Ngọc Thuần rất ít đọc sách, nhưng cuốn nào thích thì đọc

cả chục lần cho đến khi không còn thích nữa Với anh đọc một cuốn sách thì

Trang 33

phải “chôm” lấy một điều gì đó, không được nhiều thì cũng phải được ít Cónhư vậy dần dần mới tích lũy được nhiều điều về vốn sống, vốn văn hóa, nó

là kiến thức bổ ích cho quá trình sáng tác của anh Không chỉ tìm hiểu kiếnthức qua sách vở mà Nguyễn Ngọc Thuần còn tìm hiểu từ chính cuộc sốngthực tế Anh tâm sự: “Trước đây, tôi nhận nuôi "dùm" gia đình cả gần chụcđứa cháu! Gần gũi với trẻ con, người ta phát hiện ra nhiều điều thú vị trongcuộc sống Trong thế giới trẻ thơ, mọi việc thật nhẹ nhàng, không lo toan Cứthử tưởng tượng, trong một gia đình, khi có biến cố xảy ra thì những đau buồn

ấy được trẻ con cảm nhận một cách nhẹ nhàng hơn, ít bi lụy hơn Người lớnnên học nhìn đời bằng đôi mắt của trẻ thơ để thấy cuộc sống thanh thản, đángsống hơn [34]” Những điều giản dị mà anh cảm nhận được từ những đứa trẻ

ấy chính là điều được anh phản ánh trong tác phẩm của mình Những nhân vậttrong các tác phẩm của Nguyễn Ngọc Thuần đều bắt nguồn từ anh nhưngkhông phải là anh Anh chỉ mượn cảnh làng quê, cuộc sống thời thơ ấu làmnền cho câu chuyện mà anh kể cho độc giả Những tình cảm thân yêu của bố,

mẹ, anh chị, bạn bè trong các tác phẩm là những cảm nhận của chính anh đãtrải qua thời thơ ấu Vì “từ nhỏ, tôi đã là một đứa trẻ giàu có về tinh thần Trong gia đình, tôi là con út, lại là con trai duy nhất trong nhà nên rất đượcmọi người chiều chuộng, hầu như muốn gì được nấy Đó là tài sản lớn nhất vàquý giá nhất mà tôi sở hữu [34].” Tình cảm của gia đình, bạn bè chính là vốnsống quý giá giúp nhà văn thêm trưởng thành và đêm đến cho độc giả nhữngtác phẩm văn học có giá trị

Như vậy, vốn sống, vốn văn hóa của Nguyễn Ngọc Thuần được tích lũy

từ chính cuộc đời Bắt đầu từ khi anh còn là một cậu bé học trường làng đếnkhi trưởng thành, học tập tại trường Đại học Mỹ thuật và công tác tại báo

Mực Tím, báo Tuổi trẻ Thành phố Hồ Chí Minh Với những trải nghiệm thú vị

và những bài học rút ra từ cuộc sống, Nguyễn Ngọc Thuần, bằng tài năng và

Trang 34

sự sáng tạo tuyệt vời đã cho ra đời một loạt các tác phẩm hay được nhiều độcgiả yêu mến Hi vọng rằng trong thời gian không xa anh sẽ tiếp tục cho ra đờinhiều tác phẩm có giá trị để không phụ sự kì vọng của bạn đọc

1.3.3 Quan niệm của Nguyễn Ngọc Thuần về truyện viết cho thiếu nhi

Viết truyện cho thiếu nhi, mỗi nhà văn đều có quan niệm riêng Nhà văn

Võ Quảng quan niệm: “Tác phẩm viết cho các em là một công trình sư phạm.Người viết nên cân nhắc mình nên nói cái gì, nói như thế nào để có lợi cho tâmhồn các em mà không ảnh hưởng đến sự thể hiện nghệ thuật… Một quyển sáchtốt có lúc mở cho các em thấy một ước mơ tươi đẹp, ước mơ đó các em theođuổi mãi cho đến khi khôn lớn” [31, 33] Và ông cũng tâm sự rằng: “hãy dànhcho con trẻ những gì đẹp đẽ và tinh khiết nhất ngay từ khi trẻ bước vào đời”[31, 23] Võ Quảng đã nêu tấm gương đó trong những trang văn của mình như

là sự kết tinh của toàn bộ tài năng và tâm huyết của cuộc đời

Nhà văn trẻ Nguyễn Ngọc Thuần cho rằng: “Tôi quan niệm văn chươngthì phải đẹp và nhân văn Yếu tố con người là quan trọng… Tôi là dân mỹthuật, nếu viết không đẹp thì thà rằng không viết” [53] Cái đẹp và tính nhânvăn trong truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Thuần được thể hiện ởmối giao cảm giữa người với người trong cuộc sống Đó là tình yêu thương,

sự quan tâm, sẻ chia những niềm vui, nỗi buồn của mọi người trong gia đình

và ngoài xã hội với nhau Các nhân vật trong truyện của anh dù khó khăn vềvật chất, dù thân thể có khiếm khuyết, có những bất hạnh trong cuộc đời thì

họ vẫn nỗ lực vươn lên sống một cuộc sống vui vẻ, lạc quan và có ý nghĩa Vìvậy nhân vật của anh luôn giàu có về mặt tinh thần Anh nói: “Những nhânvật của tôi luôn giàu Tinh thần thì ai cũng giàu cả, tôi tin vậy Khi một đứatrẻ ra đời, nó đã là một kẻ giàu có về mặt tinh thần rồi” [34] Đặc biệt, khi viếtcho thiếu nhi Nguyễn Ngọc Thuần luôn tâm niệm một điều rằng: “Khi viếtcho trẻ con, tôi thấy rằng một đứa trẻ cần được đối xử trân trọng, như một tòa

Trang 35

lâu đài, một con người biết tự trọng, một con người trưởng thành về mặt nhâncách, một người đàn ông” [37] Vậy nên trong các tác phẩm của anh, nhân vậtngười lớn luôn là người bạn thân thiết của trẻ thơ, người quan tâm, thấu hiểutâm tư tình cảm, luôn trân trọng và dành cho trẻ những tình cảm tốt đẹp nhất.

Họ luôn mong muốn mang lại cho trẻ em một cuộc sống hạnh phúc, luônhướng các em đến một tương lai tươi sáng, truyền cho các em ngọn lửa niềmtin về cuộc sống tốt đẹp, để các em biết ước mơ và thực hiện mơ ước củachính mình Với độc giả nhỏ tuổi, Nguyễn Ngọc Thuần mãi là người bạn củatrẻ thơ bởi anh luôn đồng cảm, sẻ chia, thấu hiểu nỗi lòng con trẻ Điều đặcbiệt, những gì anh viết ra không chỉ dành cho độc giả mà “tôi viết để sau nàycon tôi đọc” Vì vậy, anh gửi trọn vẹn tình cảm yêu thương của mình vàotrong trang sách để sau này con anh đọc và cảm nhận được những điều nhắnnhủ, tình cảm thiết tha mà anh đã dành cho con

Với quan niệm viết cho thiếu nhi phải đẹp và nhân văn Nguyễn NgọcThuần đã thổi hồn vào trong tác phẩm của mình để những câu chuyện trở nênđẹp hơn, lung linh hơn Người đọc như được đắm chìm vào một thế giới mầunhiệm mà ở đó con người luôn dành cho nhau tình yêu thương, sự quan tâm,

sẻ chia thật nồng ấm Thiên nhiên thật đẹp và nên thơ với những khu vườnđầy hoa trái, những cánh đồng trải rộng mênh mông… Thiên nhiên và conngười hòa quyện vào nhau làm nên một bản đàn huyền diệu Truyện viết chothiếu nhi của Nguyễn Ngọc Thuần khơi gợi ở người đọc nhiều cảm xúc

Trang 36

Chương 2 CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN TRONG TRUYỆN VIẾT CHO THIẾU NHI CỦA NGUYỄN NGỌC THUẦN

Lí luận văn học do Phương Lựu (chủ biên) đã định nghĩa: “Nhân vật

văn học là con người được miêu tả trong văn học bằng phương tiện văn học

Đó là những nhân vật có tên như Tấm, Cám, Thúy Kiều, Kim Trọng, chị Dậu,Chí Phèo… đó là những nhân vật không tên như thằng bán tơ, lính hầu, con

sen, những kẻ đưa tin trong Truyện Kiều… đó là những con vật bao gồm cả

quái vật, thần linh, ma quỷ, những con vật mang nội dung ý nghĩa của người”[29] Nhân vật là linh hồn của tác phẩm, được xây dựng và phản ánh từ chínhđời sống hiện thực và qua bàn tay nhào nặn của nhà văn Một tác phẩm vănhọc không thể thiếu vắng nhân vật cũng như một vở kịch không thể không códiễn viên Thông qua nhân vật nhà văn tái hiện được hiện thực cuộc sống mộtcách khách quan và cũng thông qua nhân vật nhà văn thể hiện tư tưởng, quanniệm của mình về cuộc sống Nhân vật chính là yếu tố then chốt của tác phẩmvăn học

2.1 Nhân vật người lớn

2.1.1 Góc nhìn về nhân vật người lớn

Trong các tác phẩm viết cho thiếu nhi, bên cạnh nhân vật chính là các

em thiếu nhi còn có nhân vật người lớn, những người có ảnh hưởng lớn đếncác em Trong truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Thuần nhân vậtngười lớn được nhìn nhận dưới con mắt trẻ thơ với cái nhìn thật trong trẻo và

thuần khiết Trong truyện dài Một thiên nằm mộng nhân vật em được nghe

anh Toàn kể chuyện về ông cả Bảy - một người đàn ông kì lạ đã mất từ rất lâuchỉ vì một đêm ngắm sao Câu chuyện về ông tiên có tên là ông cả Bảy đã

kích thích trí tưởng tượng của em, em nghĩ: “Để thành tiên thông thường

Trang 37

người ta phải hiền lắm, phải đẹp lắm, và đặc biệt phải có râu để vuốt Emchưa bao giờ thấy ông tiên nào lại không có râu… Em có một hình dung vềông, cao hai mét rưỡi, râu rất dài và khi ngắm sao thì nằm co” [59,18] Đốivới người lớn khi nói về một ông, bà nào đó thì họ nghĩ đó cũng là một ngườibình thường có thể đó là người có địa vị trong xã hội hoặc là người đã già dotuổi cao Còn đối với trẻ con khi nói đến ông, bà các em sẽ nghĩ ngay đến đó

là người già râu tóc bạc phơ và lưng thì còng xuống “Ông rất già, già lắm, máhóp lòi cả sọ Ông bới một củ tỏi sau gáy và đêm đêm xõa ra như một conma… Một đôi lần thấy ông cuốc đất sau vườn, cái lưng cong vồng như một

bó tre bị đọi.” [60,304] Đó là cái nhìn của cậu bé Dũng về ông lang vườn

trong truyện Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ Đặc biệt khi nói đến ông tiên ông

bụt các em thường tưởng tượng đó là những con người to lớn, phi phàm có

sức mạnh vạn năng không ai có thể sánh được Nhưng cũng có lúc em nghĩ

rằng “có lẽ khi một ông tiên bị bệnh thì ông cũng nằm bẹp và rất mong cóngười đút cháo Khi muốn hóa phép ông phải nhờ ai đó khiêng cây phất trầnlên, và như vậy thì cú hóa phép cũng không linh lắm.” [59,118] Đó là điềuchỉ có trẻ thơ mới có những suy tưởng thú vị như thế Đối với trẻ nhỏ ông tiênvừa là người kì bí nhưng cũng rất bình thường Như vậy với các em khoảngcách giữa người và tiên vừa xa xôi lại vừa gần gũi Tiên cũng như người vậy.Trí tưởng tượng phong phú đã nuôi dưỡng tâm hồn các em giúp các emtrưởng thành và chính những câu chuyện đó đã đi theo suốt cuộc đời của mỗicon người và trở thành những kỉ niệm đẹp khó quên Cuộc đời của mỗi conngười đều trải qua một thời tuổi thơ đầy mộng mơ và tươi đẹp

Dưới con mắt trẻ thơ người lớn luôn là những người to lớn hoặc những

người có đặc điểm ngoại hình khác thường Chú Hùng trong truyện Vừa

nhắm mắt vừa mở cửa sổ được nhân vật tôi miêu tả một cách độc đáo: “Chú

có cái hàm to, bạnh ra như một con cọp Chú khỏe lắm Chú có thể chạy bộ

Trang 38

nhiều tiếng đồng hồ mà không mệt… Chú có cánh tay to lắm, từng cái cơvồng lên như những trái núi nhỏ ” [60,188] Cách miêu tả này chỉ có ở trẻ embởi vì các em có trí tưởng tượng phong phú, chỉ có trẻ con mới có thể miêu tảhàm răng của một con người như một con cọp Đối với trẻ em thì cách sosánh ví von này không có gì đặc biệt nó chỉ thể hiện một điều là người đó rấtkhỏe mạnh Nhưng đối với người lớn nếu miêu tả về một người như thế họ sẽnghĩ ngay đó là một người dữ tợn như con cọp vậy Và chỉ có trẻ em khi nhìnthấy bắp tay rắn chắc với những múi cơ bắp cuộn lên mới liên tưởng đượcrằng nó giống trái núi nhỏ còn đối với người lớn đó là điều bình thường ởnhững người đàn ông khỏe mạnh và điều này chẳng có gì đáng chú ý cả

Cách nhìn nhận của trẻ em về người lớn thật ngây thơ nhưng cũng rấtthật và thú vị Trong con mắt trẻ thơ người lớn luôn phải khỏe mạnh to lớn và

có những đặc điểm riêng biệt khác với trẻ em Khi nói về một người bị bệnhtâm thần thường tất cả trẻ em đều rất sợ hãi vì luôn nghĩ rằng đó là nhữngngười bệnh hoạn, gớm ghiếc và có hình thù kì dị Vì thế bà cả Sề trong truyện

dài Một thiên nằm mộng được phác họa thật đặc biệt: “Mái tóc bà xổ ra Bà

cười ha ha, cười hi hi hi… Khuôn mặt bà cả Sề man dại lắm… Khuôn mặt bà

cả Sề có rất nhiều túi, mỗi túi chứa hai ba nỗi buồn Có cả thảy là hai mươichín nỗi buồn lớn và ba mươi bảy nỗi buồn nhỏ… Bà cả Sề chạy nhanh lắm

Từ một bụi lúa bà bay vút lên Bà bay nhanh như điện xẹt Và bà cả Sề còn có

thể nghe được cả hơi thở” [59,47] Đối với nhân vật em trong truyện thì bà cả

Sề vừa là người đáng sợ nhưng cũng là người đáng thương vì em tin rằng bà

không bao giờ cười tức là gương mặt bà chứa đầy nỗi buồn, trong lòng bàchứa chất bao nỗi buồn đau khó tả Nỗi đau của một bà mẹ mất con hóa thànhngười điên dại

Đọc truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Thuần ta thấy anh đãkhéo léo dẫn dắt để người đọc thấy được cách nhìn nhận về nhân vật người

Trang 39

lớn dưới con mắt của trẻ em mà không phải là cách nhìn của người lớn nhìn

về người lớn Đó là một cách giải quyết thông minh bởi qua góc nhìn của trẻthơ mọi người, mọi sự vật hiện tượng cũng sẽ trở nên khách quan hơn Cáchnhìn của trẻ con cũng hồn nhiên tươi trẻ và mang lại nhiều điều thú vị Trẻcon nhìn về người lớn với một cách nhìn khác, các em luôn thấy người lớn có

gì khác lạ và có phần kì cục không giống các em Bởi người lớn luôn nhìn conngười ở nhiều khía cạnh khác nhau Người lớn khi nhìn một người cụ thểkhông chỉ nhìn trực diện, nhìn tổng thể cái vẻ bề ngoài mà họ còn nhìn nhận

từ ngoại hình đó nói lên điều gì, họ còn nhìn nhận từ những bạn bè, ngườithân, công việc của người đó và sau đó họ đưa ra những nhận xét đánh giátổng thể xem đó là người như thế nào Còn trẻ con khi nhìn về người lớnthường nhìn một chiều có sao nói vậy không sa đà vào chuyện đánh giá conngười đó ra sao và luôn ấn tượng về một người nào đó qua đặc điểm ngoạihình nổi bật nhất Người lớn khi nhìn về trẻ em họ luôn xem trẻ em là nhữngđứa trẻ chưa hiểu biết gì về cuộc sống vì thế cần phải chăm sóc và giáo dục đểcác em trưởng thành hơn

Ở những tác phẩm viết cho thiếu nhi nổi tiếng như Túp lều bác Tom,

Không gia đình… thì các nhân vật được nhìn nhận dưới con mắt của người

lớn một con người từng trải có vốn hiểu biết Bác Tom xuất hiện trong tácphẩm với những lời giới thiệu thật đẹp: “Chính bác Tom là người đang ngồibên cái bàn ấy Bác là người thợ giỏi nhất của ông Shelby Bác là nhân vậtchính, là người hùng trong câu chuyện của chúng ta Bác thuộc dạng ngườisức dài vai rộng: Mặt bác rất đen, có những nét điển hình của người châu Phi,với vẻ mặt nghiêm trọng nhưng tốt tính, đầy tình thương con người.” [67,39].Nếu là trẻ con thì sẽ không thể có những lời giới thiệu nhận xét về một ngườilớn như vậy được Đó chỉ có thể là lời của một người có hiểu biết, biết nhìnnhận và đánh giá về một con người thực thụ và đó chính là lời giới thiệu chứa

Trang 40

chan tình cảm mà tác giả dành cho nhân vật của mình Tiểu thuyết Không gia

đình của Hector Malot cậu bé Rêmi đã giới thiệu về người mẹ nuôi của mình

-má Bácbơranh: “Mỗi khi tôi khóc luôn luôn có một người đàn bà dịu dàng ômtôi vào lòng, âu yếm ru, khiến cho nước mắt tôi ngừng chảy Mỗi khi tôi lêngiường ngủ, cũng có một người đàn bà đến hôn tôi Và khi gió rét tháng chạptrát những bông tuyết vào cửa kính trắng xóa, bà ấy vừa ấp ủ tôi trong đôi bàntay trìu mến của bà, vừa hát cho tôi nghe bài hát mà giờ đây tôi vẫn còn nhớđiệu và lõm bõm vài lời ca” Đây là những lời ca ngợi của Rêmi về người mẹnuôi của mình Đối với cậu, má Bacbơranh là một người mẹ vĩ đại, giàu lòngnhân hậu, luôn quan tâm chăm sóc con cái tận tình từng miếng ăn, giấc ngủ.Một người mẹ có tình yêu thương bao la đối với con Dưới con mắt trẻ thơcủa mình, đối với Rêmi, người lớn luôn là những người đáng kính trọng,người luôn quan tâm lo lắng cho trẻ nhỏ Hình ảnh cụ Vitali như một ngườicha, người thầy vĩ đại trong lòng Rêmi Bởi chính ông cụ đã dạy dỗ và dìudắt, rèn luyện nhân cách, bản lĩnh giúp cậu vững bước trên hành trình giannan đầy sóng gió của cuộc đời

2.1.2 Nhân vật bố, mẹ

Giống như tình yêu, gia đình luôn là một tồn tại vĩnh hằng Gia đình làmái ấm chở che con người, dù đi khắp bốn phương trời, trái tim của mỗingười luôn hướng về gia đình với niềm yêu thiết tha Gia đình chính là chỗdựa tinh thần vững chắc để những đứa con dù đi xa hay ở gần đều cảm thấy

ấm lòng Ở đó, người mẹ luôn là ngọn lửa ấm nồng, là hơi thở, là linh hồnthổi vào đời những đứa con sức sống mãnh liệt và tình yêu thương bao la Cha

mẹ luôn tần tảo sớm hôm mong con cái nên người, công ơn cha mẹ như trờibiển không gì sánh được

Cha mẹ là người luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu, là ngườiluôn sát cánh bên những đứa con trên bước đường đời Chính từ điều này mà

Ngày đăng: 27/10/2015, 20:25

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Andersen (2008), Truyện cổ Andersen, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyện cổ Andersen
Tác giả: Andersen
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 2008
2. Nguyễn Thị Vân Anh (1993), “Nhà nước nên dành sự ưu đãi đặc biệt cho văn học thiếu nhi trong cơ chế thị trường”, Tạp chí Văn học, (5), tr. 5 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhà nước nên dành sự ưu đãi đặc biệt chovăn học thiếu nhi trong cơ chế thị trường”, "Tạp chí Văn học
Tác giả: Nguyễn Thị Vân Anh
Năm: 1993
3. Phan Thị Vàng Anh (2002), “Về bản thảo Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ”, vantuyen.net Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về bản thảo "Vừa nhắm mắt vừa mở cửasổ"”
Tác giả: Phan Thị Vàng Anh
Năm: 2002
4. Nguyễn Nhật Ánh (2008), Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, Nxb Trẻ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ
Tác giả: Nguyễn Nhật Ánh
Nhà XB: Nxb Trẻ
Năm: 2008
5. Nguyễn Nhật Ánh (2008), Quán gò đi lên, Nxb Trẻ, TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quán gò đi lên
Tác giả: Nguyễn Nhật Ánh
Nhà XB: Nxb Trẻ
Năm: 2008
6. Nguyễn Nhật Ánh (2008), Tôi là Bê tô, Nxb Trẻ, TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tôi là Bê tô
Tác giả: Nguyễn Nhật Ánh
Nhà XB: Nxb Trẻ
Năm: 2008
7. Nguyễn Nhật Ánh (2010), Đảo mộng mơ, Nxb Trẻ, TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đảo mộng mơ
Tác giả: Nguyễn Nhật Ánh
Nhà XB: Nxb Trẻ
Năm: 2010
8. Nguyễn Nhật Ánh (2010), Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh, Nxb Trẻ, TP.Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh
Tác giả: Nguyễn Nhật Ánh
Nhà XB: Nxb Trẻ
Năm: 2010
9. Lê Huy Bắc (2008), Từ điển văn học trong nhà trường (Văn học nước ngoài), Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển văn học trong nhà trường
Tác giả: Lê Huy Bắc
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2008
10. Vũ Ngọc Bình (1993), “Văn học thiếu nhi trong tiến trình đổi mới”, Tạp chí Văn học, (5), tr. 8 - 9 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học thiếu nhi trong tiến trình đổi mới”, "Tạpchí Văn học
Tác giả: Vũ Ngọc Bình
Năm: 1993
11. Hoàng Nguyên Cát (1993), “Những cuốn sách đầu tiên của thời thơ ấu”, Tạp chí Văn học, (5), tr. 51 - 54 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những cuốn sách đầu tiên của thời thơ ấu”,"Tạp chí Văn học
Tác giả: Hoàng Nguyên Cát
Năm: 1993
12. Phan Chính (2008), “Nguyễn Ngọc Thuần với khoảng trời đong đầy hoài niệm”, Thân hữu Bình Tuy.com Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Ngọc Thuần với khoảng trời đong đầy hoàiniệm”
Tác giả: Phan Chính
Năm: 2008
13. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện đại hội Đảng lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện đại hội Đảng lần thứ VI
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NxbSự thật
Năm: 1987
14. Huy Đăng (2011), “Thế giới trẻ thơ trong Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ”, Quân đội nhân dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thế giới trẻ thơ trong "Vừa nhắm mắt vừa mở cửasổ"”
Tác giả: Huy Đăng
Năm: 2011
15. Hoàng Anh Đường (1985), “Đọc truyện viết cho thiếu nhi dưới chế độ mới”, Tạp chí Văn học, (2), tr. 153 - 158 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đọc truyện viết cho thiếu nhi dưới chế độmới”, "Tạp chí Văn học
Tác giả: Hoàng Anh Đường
Năm: 1985
16. Antoine de Saint - Exupery (2011), Hoàng tử bé, Vĩnh Lạc dịch, Nxb Dân trí, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàng tử bé
Tác giả: Antoine de Saint - Exupery
Nhà XB: NxbDân trí
Năm: 2011
17. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên, 2007), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từđiển thuật ngữ văn học
Nhà XB: Nxb Giáo dục
18. Tô Hoài (1993), “Văn học thiếu nhi hôm nay”, Tạp chí Văn học, (5), tr.2 -3 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học thiếu nhi hôm nay”, "Tạp chí Văn học
Tác giả: Tô Hoài
Năm: 1993
19. Tô Hoài (2005), Nhà Chử, Đảo hoang, Chuyện nỏ thần, Nxb Kim Đồng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhà Chử, Đảo hoang, Chuyện nỏ thần
Tác giả: Tô Hoài
Nhà XB: Nxb Kim Đồng
Năm: 2005
20. Hải Hoàng (2011), “Đôi khi cần vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ”, Báo Pháp luật và Xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đôi khi cần vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ”, Báo
Tác giả: Hải Hoàng
Năm: 2011

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w