Con mắt bạn bè nhìn về trẻ em

Một phần của tài liệu Đặc sắc nghệ thuật truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Thuần (Trang 55)

6. Cấu trúc luận văn

2.2.1.Con mắt bạn bè nhìn về trẻ em

Người lớn có cách nhìn nhận về trẻ em một cách khác biệt. Đó là cái nhìn của những người bề trên nhìn xuống họ luôn xem trẻ em chỉ là những đứa trẻ chưa có hiểu biết gì. Những việc trẻ em làm họ luôn xem đó là những việc của con nít không đáng quan tâm. Nhưng dưới con mắt thơ ngây trong trẻo của mình, trẻ em cũng có những cách nhìn nhận về những người bạn cùng trang lứa một cách thú vị.

Với các em khi nhìn về những người bạn của mình các em thấy tất cả đều rất vui tính, hồn nhiên nhưng cũng rất thật thà. Đó là tính cách đáng quý vốn có của trẻ em. Trong câu chuyện đầu tiên Những âm thanh đẹp nhất của truyện dài Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ khi nhân vật tôi nói với các bạn trong lớp của mình là bị bà mụ đánh vào mông đến năm mươi chín lần mới tỉnh ngủ nhưng thực ra chỉ có bảy lần. Ngay ngày hôm sau có đứa khoe bị bà mụ đánh đến một trăm cái, có đứa nói hai trăm “Con Hồng mít ướt đụng một chút là khóc nhè còn dám nói đến bốn trăm cái. Chúng tôi cười ồ lên. Thằng Toàn thành thật nói “Tao có hai cái à” (hồi nãy nó nói hai trăm).” [60,179]. Trẻ con luôn thích mình là nhất, mình phải hơn các bạn nên chúng đua nhau nói để mình giành vị trí đứng đầu nhưng khi nhận ra là mình đã nói quá chúng lại trở về với bản chất trung thực đến mức ngây ngô. Những khi ấy trông chúng thật đáng yêu.

Đối với trẻ em, trong nhóm bạn nếu đứa nào có những đặc điểm riêng khác biệt với chúng thì chúng cho đó là điểm không đẹp. Răng khểnh đối với

người lớn đó là cái răng duyên là nét đẹp thu hút mọi người nhất là khi người đó cười nụ cười thật tươi và rạng rỡ. Nhưng đối với trẻ con khi nhìn thấy bạn có cái răng khểnh chúng cho đó là cái xấu. “Tôi có một cái răng khểnh. Khi đến trường tụi bạn bảo đó là cái răng bừa cào. Mỗi lần tôi cười chúng cứ chỉ vào đó: - Ha ha, bừa cào kìa! Mày cho tao mượn về chải chí đi!... Chúng còn chỉ vào mặt tôi nói: Đó là vì mày không chịu đánh răng. Những người đánh răng, răng mòn đều.” [60,185]. Những suy luận rất trẻ con ấy thật vui và thú vị đúng là chỉ có trẻ con mới nghĩ ra được những lí do độc đáo đến thế. Điều này khiến người lớn không khỏi ngạc nhiên và bật cười.

Trong suy nghĩ của người lớn trẻ em sẽ mãi là trẻ em, không bao giờ trẻ em có thể làm được những việc như người lớn. Điều này có ảnh hưởng nhiều đến trẻ em khiến trẻ em cũng luôn nghĩ như vậy. Nhưng trong hoạn nạn mọi tính cách mới được bộc lộ và trải qua hoạn nạn các em mới nhận ra rằng có nhiều khi trẻ em cũng cứng rắn như một người lớn thực sự. Trải qua ngày kinh hoàng trong rừng khi con Dung bị ngất đứa nào cũng sợ co rúm người lại, không dám đến gần. Lúc đó, thằng Toàn là đứa mà cả lớp cho là mít ướt, là nhát gan lại trở thành một người anh hùng. Toàn từ từ đến gần và thều thào gọi rồi lấy ngón tay chạm nhẹ vào người nhưng con Dung vẫn nằm im không động đậy. Nó khóc òa rồi như ma xui quỷ khiến nó nắm tay lay lúc đầu còn nhẹ sau mạnh dần, con Dung mở hé mắt nó sốc con Dung dậy nhưng người nó cứ mềm xèo. Khi đó đứa nào cũng đứng lì ra không biết làm gì thằng Toàn hét lớn “Đồ hèn, đồ hèn” rồi nó nói như ra lệnh: “Đi kiếm nước nhanh lên”. Khi xoa nước lên khắp người một lát sau con Dung đã tỉnh lại. Chính thằng Toàn là người đã cứu sống con Dung. Thằng Toàn là “đứa anh hùng nhất”. Như vậy không chỉ có người lớn mới trở thành người hùng, người lớn mới biết cách cứu giúp người khác thoát khỏi cơn nguy kịch mà những việc gì người lớn làm được trẻ em cũng làm được. và làm một cách đáng khâm phục.

Các em đã nhận ra một điều trong hoạn nạn con người mới học được một bài học về sự yêu thương.

Người lớn khi nhìn thấy một con người không bình thường như người khuyết tật thì cảm thấy bình thường không có gì đáng sợ cả. Đối với trẻ con chúng lại hết sức sợ hãi nhưng cũng rất tò mò muốn biết đó là người như thế nào. Trong truyện dài Một thiên nằm mộng khi được nghe kể về anh em thằng Tí, hai anh em nó dính chùm bả vai vào nhau, chúng có bốn cái chân đàng hoàng nhưng chỉ có ba cái tay, em đã thấy sờ sợ, ghê ghê. Nhưng về nhà em

cứ thắc mắc trong giấc mơ chúng có dính chùm nhau không hay mỗi thằng một nơi. Dù dính chùm với nhau chung nhau một cái tay, làm gì cũng phải cùng nhau nhưng tính cách của anh em thằng Tí lại khác nhau. Thằng anh thích trèo cây, thằng em thì lại ghét. Thằng em thì nhanh quên mọi chuyện còn thằng anh thì nhớ dai như đỉa. Khi ngủ thằng em rất thích mơ còn thằng anh thì ghét mơ lắm. Nhưng có trái tính trái nết nhưng hai anh em nó vẫn rất thương yêu nhau và luôn tự tin rằng anh em nó là một đôi giàu có. Lần đầu tiên gặp anh em nó em đã bỏ chạy như bị ma đuổi vừa chạy em vừa sợ chúng đuổi theo. Em sợ đến nỗi vừa chạy em vừa cảm thấy lồng ngực như bị thít lại không thể thở được. Lần thứ hai gặp anh em thằng Tí là khi em đang cho bà cả Sề trái ổi, lúc đó anh em nó đã ở ngay sau lưng, một cái bóng lớn đổ trùm lên em. Quá sợ hãi, người em lạnh toát. Bởi vì: “Một bàn tay trong ba cái tay của chúng chạm lên người em. Chúng cào cào như những con quỷ vờn mồi. Chúng rên hừ hừ trên cổ áo, sau đó chúng còn rờ vào cái bụng mềm xèo của em, cười hắc hắc.” [59,134]. Không thể bỏ chạy như lần trước em đành ngồi thụp xuống nhắm mắt thật chặt, lấy hai tay bịt chặt hai tai lại. Chúng cố tình kéo tay em ra, hét vào tai em, banh mắt em lên nhưng đều vô ích. Chẳng thà

em ngồi đó đến đem còn hơn là phải mở mắt ra nhìn thấy chúng nó. Em

co rúm người lại. Trong đầu em cứ nghe như tiếng anh em nó đang bàn nhau có nên ăn thịt em không hay là mang về. Dường như vì quá sợ hãi em không còn biết gì nữa, em không thể khóc được từ lúc gặp chúng. Nhưng bây giờ nỗi sợ hãi đã lên đến đỉnh điểm, không còn cách nào giải thoát được nữa em gào lên khiến chúng cũng phải sợ hãi. Lí do mà em sợ anh em thằng Tí bắt nguồn từ câu chuyện anh Toàn kể cho em nghe về chúng và em cứ thế tưởng tượng ra, càng ngày càng thấy sợ. Nhưng thật ra khi đã vượt qua được nỗi sợ hãi, tiếp xúc trực tiếp với anh em nó mà nhất là khi thằng em bị bệnh thằng anh cũng phải nằm ở nhà cùng thằng em thì nhìn chúng thật tội nghiệp. Chúng cũng bình thường như bao người khác. Biết thằng em ốm thằng anh thường kể chuyện cho thằng em vui. Tí anh cố gắng ăn nhiều, ăn hộ để cho Tí em nhanh khỏe, cánh tay chung của hai anh em Tí anh cũng bảo đó là tay của Tí em. Lúc đầu mới gặp em thấy sợ anh em thằng Tí vô cùng. Nhưng khi đã gặp và không còn thấy sợ nữa mà em thấy ngưỡng mộ tình cảm của anh em thằng Tí. Dù chúng có khác người nhưng chúng yêu thương nhau hết mực. Vì Tí em, Tí anh có thể hi sinh sở thích và nhường nhịn mọi điều. Với em anh em thằng Tí thực sự là một đôi giàu có.

Một phần của tài liệu Đặc sắc nghệ thuật truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Thuần (Trang 55)