6. Cấu trúc luận văn
3.3.3. Sự kết hợp kênh chữ và kênh hình
Trước khi trở thành nhà văn Nguyễn Ngọc Thuần là một sinh viên trường đại học Mĩ thuật Sài Gòn. Vì thế chính anh đã tự vẽ những bức hình minh hoạ trong các tác phẩm văn xuôi viết cho thiếu nhi của mình. Đây là điều đặc biệt bởi thông thường những bức hình minh họa trong truyện viết cho thiếu nhi thường do các họa sĩ khác vẽ chứ không phải chính tay nhà văn phác họa nên. Do đó sự kết hợp giữa kênh chữ và kênh hình trong truyện của anh hợp lí hơn, nhuần nhuyễn hơn. Thể hiện được đầy đủ hơn điều mà nhà văn muốn nói đến trong tác phẩm của mình và bạn đọc nhỏ tuổi cũng dễ hiểu và thích thú hơn khi đọc truyện. Vừa đọc truyện vừa nhìn hình minh họa trẻ sẽ dễ dàng hiểu truyện.
Truyện viết cho thiếu nhi nên đa phần các nhân vật chính trong truyện của Nguyễn Ngọc Thuần đều là nhân vật trẻ em. Đã là trẻ em thì luôn hiếu động nghịch ngợm, vì thế tác giả không chỉ viết mà còn vẽ những tấm hình minh họa về các em gắn với những câu chuyện, hành động rất gần gũi, dễ thương. Trong truyện Một thiên nằm mộng nhân vật chính gọi con gà là Hoa lan. Lần đầu tiên nếu nghe nói đến hoa lan chắc hẳn ai cũng nghĩ đến một loài hoa đẹp, nhưng khi đọc truyện và thấy hình minh họa và chỉ dẫn đề ngay bên dưới bức tranh thì ai cũng biết Hoa lan là một con gà trống rất đáng yêu. Kết
hợp giữa kênh chữ và kênh hình ta thấy tình cảm mà nhân vật dành cho con gà là rất lớn vì vậy mới đặt tên và gọi con gà là Hoa lan một cách thân mật như thế.
Trẻ em có trí tưởng tượng rất phong phú và khi đọc truyện của Nguyễn Ngọc Thuần điều đó càng được khẳng định thêm lần nữa. Khi nói đến chuyện ma quỷ trẻ em thường tưởng tượng đó là những gì rất to lớn và gớm ghiếc vì thế khiến trẻ rất sợ mỗi khi nhắc đến. Nhưng cậu bé Tèo đã tưởng tượng con ma giống con mực khô và bức tranh về con ma được cậu vẽ ra giống hệt con mực và cậu chú thích ở bên dưới bằng những từ ngữ rất hồn nhiên và chân thật “con ma nhìn rất giống con mực thiệt đó”. Điều này khiến nhiều trẻ em khi đọc truyện sẽ rất ngạc nhiên và tin rằng đó là một điều đúng đắn. Và khi nói về các thiên thần một bức tranh khác lại hiện ra với những từ ngữ giới thiệu về bức tranh rất thú vị. Khi ở giữa cánh đồng em nghĩ rằng các thiên thần sẽ xuất hiện với những đôi cánh trắng tinh, theo em ở cánh đồng phải có những con trâu đang ăn cỏ và những thiên thân sẽ rất sợ con trâu với đôi sừng dài. Bức tranh cho mọi người biết rõ những điều em suy nghĩ và tưởng tưởng. Bức tranh vẽ hình một bà già với khuôn mặt đau khổ bị xích chân và nhốt trong một ngôi nhà và một cậu bé đứng ngoài khung cửa sổ gây sự chú ý đối với bạn đọc. Kết hợp giữa hình ảnh và câu chuyện được kể người đọc nhận ra được đó là hình ảnh về bà cả Sề và em. Phải là người có tình cảm sâu sắc và tinh tế em mới có thể đồng cảm và thấu hiểu với nỗi đau của bà như vậy được. Trong bức tranh hình ảnh bà cả Sề với khuôn mặt buồn đau khiến nhiều người không khỏi xót xa. Vì vậy trong mắt em bà luôn là người mẹ vĩ đại, hết mực yêu thương con cái. Sự kết hợp tinh tế giữa kênh chữ và kênh hình trong câu chuyện giúp cho bạn đọc nhất là bạn đọc trẻ thơ dễ dàng hiểu nội câu chuyện đang đề cập đến vấn đề gì. Những bức họa và những lời chú thích đặc biệt bên dưới cũng thu hút sự chú ý của các em đối với câu chuyện.
Truyện dài Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ, nhân vật chính có cái răng khểnh nhưng bị tụi bạn cười chê nên tôi rất gét cái răng khểnh vì thế ít khi tôi
cười mặt lúc nào cũng buồn buồn và tác giả đã vẽ khuôn mặt buồn rầu của cậu bé đặt ngay đầu câu chuyện. Tương tự như vậy mở đầu chương truyện
Vừa nhắm mắt vừamở cửa sổ nhà văn cũng vẽ hình ảnh một cậu bé vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ với khung cảnh bên ngoài là bầu trời sáng trong được chiếu rọi bởi ánh trăng lung linh. Vừa đọc truyện vừa xem tranh người đọc càng hiểu rõ hơn về ý nghĩa câu chuyện mà tác giả đã dày công tạo dựng. Trong câu chuyện Một ngày kinh hoàng khi tôi và các bạn bị lạc trong rừng và gặp cơn mưa, tôi và các bạn đã lấy cây rừng làm thành mái che để trú mưa. Để độc giả nhỏ tuổi có thể hình dung được cơn mưa rừng khủng khiếp như thế nào tác giả đã minh họa bằng bức tranh những đứa trẻ đang đứng chen chúc trong lều tạm bợ. Mưa to trong rừng tối sầm lại đứa nào đứa nấy co rúm lại ôm chặt lấy nhau cho đỡ lạnh và dường như tất cả đều đang run lên không chỉ vì ngấm lạnh của nước mưa mà còn đang rất lo sợ, băn khoăn không biết khi nào mưa tạnh, không biết khi nào mới có thể tìm được đường về nhà. Bên trên bức tranh một lời chú thích ngắn gọn “cơn mưa trong rừng, mưa rơi” điều đó thể hiện phần nào tình cảnh bọn trẻ đang gặp phải trong khu rừng già là một điều thật kinh hoàng.
Mở đầu câu chuyện Bi kịch hình ảnh một con rắn đang há hốc cái miệng và nhia hai cái răng sắc nhọn ra trước một cậu bé giúp mọi người hình dung được một bi kịch sắp sảy ra. Qủa đúng như những gì mà bức tranh đã thể hiện. Thằng Tí bạn thân của tôi vì tính tò mò muốn biết con rắn hai đầu như thế nào đã bị rắn độc cắn thiếu chút nữa là nó đã không còn trên cõi đời này. Hình ảnh ông lang vườn cũng được tác giả minh họa giống như lời kể của tôi về ông. Theo tôi thấy ông lang vườn là một ông rất già, già lắm, cái lưng ông cong vồng như bó tre bị đọi. Vì thế hình ảnh ông lang vườn được
phác họa là một ông già gầy gò, lưng còng phải chống gậy và có bộ râu dài. Nhìn qua bức vẽ người đọc đã thấy ông là người rất già.
Sự kết hợp giữa kênh chữ và kênh hình trong truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Thuần thật thú vị. Nó giúp cho tác phẩm có mối liên kết chặt chẽ cái này bổ sung cái kia giúp người đọc hình dung được những điều mà nhà văn thể hiện trong tác phẩm của mình. Những bức hình minh họa cùng những lời chú giải rất dễ thương tạo nên sức hấp dẫn riêng cho câu chuyện được kể và đặc biệt thu hút được sự chú ý của nhiều độc giả nhí.
Đọc truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Thuần ta như thấy thấp thoáng hình ảnh hoàng tử bé của Saint-Exupery. Bởi nhà văn Pháp cũng viết và tự minh họa về hoàng tử bé với những hình ảnh sinh động và đẹp nhất. Hoàng tử bé một mình trên tinh cầu nhỏ bé của mình lặng ngắm những tinh cầu khác là trăng và sao. Để cho bạn đọc thấy được hiểm họa của những cây bao báp trên tinh cầu của hoàng tử bé tác giả đã vẽ một bức tranh về những cây bao báp với những chiếc rễ khổng lồ đã bao trọn tinh cầu bé nhỏ khiến hoàng tử bé không còn nơi để ngồi và cậu bất lực trước sự lớn mạnh của những cây bao báp. Bức tranh này giúp tác giả nói lên một điều hãy coi chừng bọn bao báp và mọi người hãy cảnh giác về một nguy cơ không báo trước nếu không bạn cũng sẽ phải gánh chịu những hậu quả khôn lường. Đồng thời để cho người đọc có một hình dung cụ thể về cuộc sống của hoàng tử bé nhà văn đã vẽ một bức tranh về tinh cầu nơi hoàng tử bé ở có ba quả núi lửa, trong đó có hai quả núi lửa đang hoạt động rất thuận tiện cho việc nấu ăn. Sáng nào hoàng tử bé cũng nạo muội khói thật sạch sẽ cho ba quả núi lửa của mình và cậu chăm sóc cây hoa hồng nhỏ xinh trong lồng kính vì sợ hoa bị gió lạnh tàn phá. Mỗi câu chuyện được kể về hoàng tử bé cũng đều được tác giả minh họa bằng những bức tranh tuyệt đẹp điều này giúp độc giả dễ dàng hình dung về một tinh cầu xa xôi khác biệt với thế giới con người. Câu chuyện về hoàng tử bé được nhà văn kể lại và minh họa bằng những hình vẽ thật sinh động hấp dẫn bao thế hệ bạn đọc trên thế giới và dường như nhà văn trẻ Nguyễn Ngọc
Thuần trong các sáng tác của mình cũng chịu ảnh hưởng rất nhiều từ Hoàng tử bé.
KẾT LUẬN
1. Nguyễn Ngọc Thuần là nhà văn trẻ mới xuất hiện vào những năm đầu của thế kỉ XXI. Đến với văn chương thật tình cờ nhưng bằng tài năng và sức sáng tạo của mình Nguyễn Ngọc Thuần đã cho ra đời nhiều tác phẩm hay và đặc sắc dành tặng độc giả, đặc biệt là dành cho thiếu nhi. Anh rất có duyên với giải thưởng, bởi tác phẩm nào anh gửi đi dự thi đều lĩnh được giải thưởng mà toàn là những giải cao. Trong các tác phẩm của anh, người đọc cảm nhận được tình cảm yêu thương mà anh dành cho nhân vật. Thế giới con người, thiên nhiên được nhìn nhận dưới con mắt trẻ thơ vì thế mọi thứ hiện lên thật trong trẻo, tinh khôi. Qua những câu chuyện ngây thơ của trẻ, người đọc như thấy được hình ảnh tuổi thơ của mình trong đó. Đằng sau những câu chuyện đời thường giản dị là triết lí sâu sắc về cuộc sống nhà văn muốn gửi đến độc giả.
2. Trong các sáng tác văn xuôi viết cho thiếu nhi của mình Nguyễn Ngọc Thuần đã sáng tạo ra một thế giới nghệ thuật vô cùng đặc sắc. Nhân vật đa dạng, phong phú không chỉ có nhân vật trẻ em mà có cả những nhân vật người lớn. Nhân vật người lớn luôn quan tâm, chăm sóc và yêu thương con trẻ, luôn lắng nghe và thấu hiểu tâm tư của trẻ. Người lớn luôn cư xử rất đúng mực và là tấm gương để con trẻ noi theo. Đặc biệt nhân vật bố mẹ là những người luôn quan tâm, dạy dỗ con cái những điều nhỏ nhặt nhất và trở thành người bạn để chia sẻ cùng con những niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống. Nhân vật trẻ em đều là những nhân vật có cá tính nhưng giàu cảm xúc. Các em biết quan tâm tới tất cả mọi người và cả thế giới xung quanh mình. Mọi sự kiện diễn ra đều có tác động mạnh đến các em, những điều các em suy nghĩ mang tính triết lí sâu xa khiến người lớn chúng ta phải giật mình nhìn lại. Thế
gới thiên nhiên trong truyện hiện lên thật đẹp biết bao. Vì thế con người luôn hòa mình vào với thiên nhiên xem thiên nhiên như một người bạn thân thiết.
3. Cũng như các tác phẩm viết cho thiếu nhi khác, sáng tác văn xuôi của Nguyễn Ngọc Thuần mang giọng điệu hóm hỉnh tinh nghịch đậm dấu ấn trẻ thơ. Tiếng cười luôn luôn xuất hiện bởi những chi tiết gây cười độc đáo, ngôn ngữ tinh nghịch dí dỏm. Bên cạnh giọng điệu giễu cợt tinh quái là giọng điệu trữ tình trong trẻo. Những trang văn viết cho thiếu nhi của anh tràn đầy chất trữ tình, chất thơ, giọng điệu hồn nhiên trong trẻo mang đến cho người đọc cảm giác thanh thản yên bình như đang lạc vào một thế giới cổ tích. Truyện của Nguyễn Ngọc Thuần vừa là món quà tặng bạn đọc trẻ thơ vừa là món quả tặng những bạn đọc lớn tuổi. Bởi đọc truyện của anh ai cũng thấy được một hình ảnh tuổi thơ của mình trong đó, những kỉ niệm thời thơ ấu cứ tràn về trong niềm vui lan tỏa. Không những thế bạn đọc nhiều khi còn nhận ra được những điều tưởng chừng rất giản đơn trong cuộc sống lại trở thành những triết lí sâu xa nhưng nếu chúng ta không để ý thì sẽ không bao giờ nhận ra được. Thông qua giọng điệu hồn nhiên, ngây thơ của con trẻ nhà văn muốn gửi gắm nhiều điều cần phải suy nghĩ đến bạn đọc các thế hệ hôm nay và mai sau. Đó chính là ý nghĩa nhân văn cao cả trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Thuần.
4. Truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Thuần sử dụng đan xen các kiểu kết cấu tạo nên sức hấp dẫn ngay từ khi bắt đầu đến khi kết thúc câu chuyện. Nếu như “kết cấu thơ” tạo cho tác phẩm sự mượt mà như một bài thơ trữ tình thì kết cấu xâu chuỗi làm cho các sự kiện trở nên có tính hệ thống. Câu chuyện này kết thúc lại khéo léo mở ra những câu chuyện mới thu hút sự chú ý của độc giả. Vì thế khi đã đọc truyện của anh người đọc không thể gấp lại cuốn sách khi chưa đọc đến trang cuối cùng. Đặc biệt truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Thuần còn thu hút được độc giả bởi sự kết hợp linh hoạt nhuần nhuyễn giữa kênh chữ và kênh hình giúp bạn đọc dễ dàng nắm bắt câu chuyện.
Những bức hình do chính tay tác giả minh họa khiến bạn đọc dễ hiểu và hiểu chính xác ý đồ nghệ thuật mà nhà văn muốn đề cập đến trong tác phẩm.
5. Nguyễn Ngọc Thuần là một họa sĩ nhà văn tài hoa. Bằng tài năng của mình anh đã sáng tác nhiều tác phẩm hay và đặc sắc cả về nội dung và nghệ thuật. Chính đặc sắc nghệ thuật trong truyện viết cho thiếu nhi đã tạo nên cho anh một phong cách mới lạ và độc đáo, gây ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Đến với truyện của anh người đọc như đang lạc vào thế giới cổ tích thần tiên, ở đó mọi người được thỏa sức tưởng tượng và tìm lại cho mình những kí ức tươi đẹp của tuổi thơ. Chúng tôi thiết nghĩ Nguyễn Ngọc Thuần là một hiện tượng đáng chú ý, cần được nghiên cứu bằng những công trình khoa học quy mô hơn nữa.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Andersen (2008), Truyện cổ Andersen, Nxb Văn học, Hà Nội.
2. Nguyễn Thị Vân Anh (1993), “Nhà nước nên dành sự ưu đãi đặc biệt cho văn học thiếu nhi trong cơ chế thị trường”, Tạp chí Văn học, (5), tr. 5. 3. Phan Thị Vàng Anh (2002), “Về bản thảo Vừa nhắm mắt vừa mở cửa
sổ”, vantuyen.net.
4. Nguyễn Nhật Ánh (2008), Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, Nxb Trẻ. 5. Nguyễn Nhật Ánh (2008), Quán gò đi lên, Nxb Trẻ, TP. Hồ Chí Minh. 6. Nguyễn Nhật Ánh (2008), Tôi là Bê tô, Nxb Trẻ, TP. Hồ Chí Minh. 7. Nguyễn Nhật Ánh (2010), Đảo mộng mơ, Nxb Trẻ, TP. Hồ Chí Minh. 8. Nguyễn Nhật Ánh (2010), Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh, Nxb Trẻ, TP.
Hồ Chí Minh.
9. Lê Huy Bắc (2008), Từ điển văn học trong nhà trường (Văn học nước ngoài), Nxb Giáo dục, Hà Nội.
10. Vũ Ngọc Bình (1993), “Văn học thiếu nhi trong tiến trình đổi mới”, Tạp chí Văn học, (5), tr. 8 - 9.
11. Hoàng Nguyên Cát (1993), “Những cuốn sách đầu tiên của thời thơ ấu”,
Tạp chí Văn học, (5), tr. 51 - 54.
12. Phan Chính (2008), “Nguyễn Ngọc Thuần với khoảng trời đong đầy hoài niệm”, Thân hữu Bình Tuy.com.
13. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện đại hội Đảng lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội.
14. Huy Đăng (2011), “Thế giới trẻ thơ trong Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ”, Quân đội nhân dân.
15. Hoàng Anh Đường (1985), “Đọc truyện viết cho thiếu nhi dưới chế độ mới”, Tạp chí Văn học, (2), tr. 153 - 158.
16. Antoine de Saint - Exupery (2011), Hoàng tử bé, Vĩnh Lạc dịch, Nxb Dân trí, Hà Nội.
17. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên, 2007), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
18. Tô Hoài (1993), “Văn học thiếu nhi hôm nay”, Tạp chí Văn học, (5), tr.2 -3. 19. Tô Hoài (2005), Nhà Chử, Đảo hoang, Chuyện nỏ thần, Nxb Kim Đồng,