Góc nhìn về nhân vật người lớn

Một phần của tài liệu Đặc sắc nghệ thuật truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Thuần (Trang 36)

6. Cấu trúc luận văn

2.1.1. Góc nhìn về nhân vật người lớn

Trong các tác phẩm viết cho thiếu nhi, bên cạnh nhân vật chính là các em thiếu nhi còn có nhân vật người lớn, những người có ảnh hưởng lớn đến các em. Trong truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Thuần nhân vật người lớn được nhìn nhận dưới con mắt trẻ thơ với cái nhìn thật trong trẻo và thuần khiết. Trong truyện dài Một thiên nằm mộng nhân vật em được nghe anh Toàn kể chuyện về ông cả Bảy - một người đàn ông kì lạ đã mất từ rất lâu chỉ vì một đêm ngắm sao. Câu chuyện về ông tiên có tên là ông cả Bảy đã kích thích trí tưởng tượng của em, em nghĩ: “Để thành tiên thông thường

người ta phải hiền lắm, phải đẹp lắm, và đặc biệt phải có râu để vuốt. Em chưa bao giờ thấy ông tiên nào lại không có râu…. Em có một hình dung về ông, cao hai mét rưỡi, râu rất dài và khi ngắm sao thì nằm co” [59,18]. Đối với người lớn khi nói về một ông, bà nào đó thì họ nghĩ đó cũng là một người bình thường có thể đó là người có địa vị trong xã hội hoặc là người đã già do tuổi cao. Còn đối với trẻ con khi nói đến ông, bà các em sẽ nghĩ ngay đến đó là người già râu tóc bạc phơ và lưng thì còng xuống “Ông rất già, già lắm, má hóp lòi cả sọ. Ông bới một củ tỏi sau gáy và đêm đêm xõa ra như một con ma… Một đôi lần thấy ông cuốc đất sau vườn, cái lưng cong vồng như một bó tre bị đọi.” [60,304]. Đó là cái nhìn của cậu bé Dũng về ông lang vườn trong truyện Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ. Đặc biệt khi nói đến ông tiên ông bụt các em thường tưởng tượng đó là những con người to lớn, phi phàm có sức mạnh vạn năng không ai có thể sánh được. Nhưng cũng có lúc em nghĩ rằng “có lẽ khi một ông tiên bị bệnh thì ông cũng nằm bẹp và rất mong có người đút cháo. Khi muốn hóa phép ông phải nhờ ai đó khiêng cây phất trần lên, và như vậy thì cú hóa phép cũng không linh lắm.” [59,118]. Đó là điều chỉ có trẻ thơ mới có những suy tưởng thú vị như thế. Đối với trẻ nhỏ ông tiên vừa là người kì bí nhưng cũng rất bình thường. Như vậy với các em khoảng cách giữa người và tiên vừa xa xôi lại vừa gần gũi. Tiên cũng như người vậy. Trí tưởng tượng phong phú đã nuôi dưỡng tâm hồn các em giúp các em trưởng thành và chính những câu chuyện đó đã đi theo suốt cuộc đời của mỗi con người và trở thành những kỉ niệm đẹp khó quên. Cuộc đời của mỗi con người đều trải qua một thời tuổi thơ đầy mộng mơ và tươi đẹp.

Dưới con mắt trẻ thơ người lớn luôn là những người to lớn hoặc những người có đặc điểm ngoại hình khác thường. Chú Hùng trong truyện Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ được nhân vật tôi miêu tả một cách độc đáo: “Chú có cái hàm to, bạnh ra như một con cọp. Chú khỏe lắm. Chú có thể chạy bộ

nhiều tiếng đồng hồ mà không mệt… Chú có cánh tay to lắm, từng cái cơ vồng lên như những trái núi nhỏ ” [60,188]. Cách miêu tả này chỉ có ở trẻ em bởi vì các em có trí tưởng tượng phong phú, chỉ có trẻ con mới có thể miêu tả hàm răng của một con người như một con cọp. Đối với trẻ em thì cách so sánh ví von này không có gì đặc biệt nó chỉ thể hiện một điều là người đó rất khỏe mạnh. Nhưng đối với người lớn nếu miêu tả về một người như thế họ sẽ nghĩ ngay đó là một người dữ tợn như con cọp vậy. Và chỉ có trẻ em khi nhìn thấy bắp tay rắn chắc với những múi cơ bắp cuộn lên mới liên tưởng được rằng nó giống trái núi nhỏ còn đối với người lớn đó là điều bình thường ở những người đàn ông khỏe mạnh và điều này chẳng có gì đáng chú ý cả.

Cách nhìn nhận của trẻ em về người lớn thật ngây thơ nhưng cũng rất thật và thú vị. Trong con mắt trẻ thơ người lớn luôn phải khỏe mạnh to lớn và có những đặc điểm riêng biệt khác với trẻ em. Khi nói về một người bị bệnh tâm thần thường tất cả trẻ em đều rất sợ hãi vì luôn nghĩ rằng đó là những người bệnh hoạn, gớm ghiếc và có hình thù kì dị. Vì thế bà cả Sề trong truyện dài Một thiên nằm mộng được phác họa thật đặc biệt: “Mái tóc bà xổ ra. Bà cười ha ha, cười hi hi hi… Khuôn mặt bà cả Sề man dại lắm… Khuôn mặt bà cả Sề có rất nhiều túi, mỗi túi chứa hai ba nỗi buồn. Có cả thảy là hai mươi chín nỗi buồn lớn và ba mươi bảy nỗi buồn nhỏ… Bà cả Sề chạy nhanh lắm. Từ một bụi lúa bà bay vút lên. Bà bay nhanh như điện xẹt. Và bà cả Sề còn có thể nghe được cả hơi thở” [59,47]. Đối với nhân vật em trong truyện thì bà cả Sề vừa là người đáng sợ nhưng cũng là người đáng thương vì em tin rằng bà không bao giờ cười tức là gương mặt bà chứa đầy nỗi buồn, trong lòng bà chứa chất bao nỗi buồn đau khó tả. Nỗi đau của một bà mẹ mất con hóa thành người điên dại.

Đọc truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Thuần ta thấy anh đã khéo léo dẫn dắt để người đọc thấy được cách nhìn nhận về nhân vật người

lớn dưới con mắt của trẻ em mà không phải là cách nhìn của người lớn nhìn về người lớn. Đó là một cách giải quyết thông minh bởi qua góc nhìn của trẻ thơ mọi người, mọi sự vật hiện tượng cũng sẽ trở nên khách quan hơn. Cách nhìn của trẻ con cũng hồn nhiên tươi trẻ và mang lại nhiều điều thú vị. Trẻ con nhìn về người lớn với một cách nhìn khác, các em luôn thấy người lớn có gì khác lạ và có phần kì cục không giống các em. Bởi người lớn luôn nhìn con người ở nhiều khía cạnh khác nhau. Người lớn khi nhìn một người cụ thể không chỉ nhìn trực diện, nhìn tổng thể cái vẻ bề ngoài mà họ còn nhìn nhận từ ngoại hình đó nói lên điều gì, họ còn nhìn nhận từ những bạn bè, người thân, công việc của người đó và sau đó họ đưa ra những nhận xét đánh giá tổng thể xem đó là người như thế nào. Còn trẻ con khi nhìn về người lớn thường nhìn một chiều có sao nói vậy không sa đà vào chuyện đánh giá con người đó ra sao và luôn ấn tượng về một người nào đó qua đặc điểm ngoại hình nổi bật nhất. Người lớn khi nhìn về trẻ em họ luôn xem trẻ em là những đứa trẻ chưa hiểu biết gì về cuộc sống vì thế cần phải chăm sóc và giáo dục để các em trưởng thành hơn.

Ở những tác phẩm viết cho thiếu nhi nổi tiếng như Túp lều bác Tom,

Không gia đình… thì các nhân vật được nhìn nhận dưới con mắt của người lớn một con người từng trải có vốn hiểu biết. Bác Tom xuất hiện trong tác phẩm với những lời giới thiệu thật đẹp: “Chính bác Tom là người đang ngồi bên cái bàn ấy. Bác là người thợ giỏi nhất của ông Shelby. Bác là nhân vật chính, là người hùng trong câu chuyện của chúng ta. Bác thuộc dạng người sức dài vai rộng: Mặt bác rất đen, có những nét điển hình của người châu Phi, với vẻ mặt nghiêm trọng nhưng tốt tính, đầy tình thương con người.” [67,39]. Nếu là trẻ con thì sẽ không thể có những lời giới thiệu nhận xét về một người lớn như vậy được. Đó chỉ có thể là lời của một người có hiểu biết, biết nhìn nhận và đánh giá về một con người thực thụ và đó chính là lời giới thiệu chứa

chan tình cảm mà tác giả dành cho nhân vật của mình. Tiểu thuyết Không gia đình của Hector Malot cậu bé Rêmi đã giới thiệu về người mẹ nuôi của mình - má Bácbơranh: “Mỗi khi tôi khóc luôn luôn có một người đàn bà dịu dàng ôm tôi vào lòng, âu yếm ru, khiến cho nước mắt tôi ngừng chảy. Mỗi khi tôi lên giường ngủ, cũng có một người đàn bà đến hôn tôi. Và khi gió rét tháng chạp trát những bông tuyết vào cửa kính trắng xóa, bà ấy vừa ấp ủ tôi trong đôi bàn tay trìu mến của bà, vừa hát cho tôi nghe bài hát mà giờ đây tôi vẫn còn nhớ điệu và lõm bõm vài lời ca”. Đây là những lời ca ngợi của Rêmi về người mẹ nuôi của mình. Đối với cậu, má Bacbơranh là một người mẹ vĩ đại, giàu lòng nhân hậu, luôn quan tâm chăm sóc con cái tận tình từng miếng ăn, giấc ngủ. Một người mẹ có tình yêu thương bao la đối với con. Dưới con mắt trẻ thơ của mình, đối với Rêmi, người lớn luôn là những người đáng kính trọng, người luôn quan tâm lo lắng cho trẻ nhỏ. Hình ảnh cụ Vitali như một người cha, người thầy vĩ đại trong lòng Rêmi. Bởi chính ông cụ đã dạy dỗ và dìu dắt, rèn luyện nhân cách, bản lĩnh giúp cậu vững bước trên hành trình gian nan đầy sóng gió của cuộc đời.

Một phần của tài liệu Đặc sắc nghệ thuật truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Thuần (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(135 trang)
w