Nhân vật bố, mẹ

Một phần của tài liệu Đặc sắc nghệ thuật truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Thuần (Trang 40)

6. Cấu trúc luận văn

2.1.2.Nhân vật bố, mẹ

Giống như tình yêu, gia đình luôn là một tồn tại vĩnh hằng. Gia đình là mái ấm chở che con người, dù đi khắp bốn phương trời, trái tim của mỗi người luôn hướng về gia đình với niềm yêu thiết tha. Gia đình chính là chỗ dựa tinh thần vững chắc để những đứa con dù đi xa hay ở gần đều cảm thấy ấm lòng. Ở đó, người mẹ luôn là ngọn lửa ấm nồng, là hơi thở, là linh hồn thổi vào đời những đứa con sức sống mãnh liệt và tình yêu thương bao la. Cha mẹ luôn tần tảo sớm hôm mong con cái nên người, công ơn cha mẹ như trời biển không gì sánh được.

Cha mẹ là người luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu, là người luôn sát cánh bên những đứa con trên bước đường đời. Chính từ điều này mà

truyện viết cho thiếu nhi trước kia luôn quan niệm chỉ có người lớn, những bậc làm cha làm mẹ mới có quyền dạy bảo con cái. Cha mẹ luôn đúng và luôn tốt đẹp. Trong tác phẩm Dòng sông thơ ấu nhân vật tôi luôn yêu quý và kính trọng cha mình, những lời dạy của cha luôn đúng và có ý nghĩa đối với tôi

trong cả cuộc đời. Nhiều khi tôi cảm thấy sợ cha vì “cha tôi đúng là người nghiêm khắc, chẳng những con cái mà bà con dòng họ cũng như những người quen biết ai cũng nể cũng sợ. Má tôi cũng sợ cha tôi lắm.” [49,9]. Nhưng cha của tôi cũng chỉ là một người bình thường làm nghề thợ bạc, không giàu có cũng không có chức quyền gì. Cái uy của người cha toát lên từ nét mặt, dáng người và nhất là thần thái của ông. Những lời dạy dỗ nghiêm khắc nhưng cũng rất ân cần của cha đã giúp tôi trưởng thành hơn và vững bước trên con đường đấu tranh cách mạng.

Tuy nhiên khi xã hội đã bước sang một giai đoạn phát triển mới, quan niệm của con người cũng có sự thay đổi. Đầu những năm 1990 trở lại đây các nhà văn đã có sự nhìn nhận lại vấn đề và thực tế không phải người lớn lúc nào cũng tốt đẹp, cũng đúng đắn mà nhiều khi người lớn cũng có những hành động sai trái và đôi khi trẻ nhỏ có những ảnh hưởng và tác động nhất định đến người lớn. Nhân vật Khải trong tiểu thuyết Tình thương của Phạm Hổ lúc đầu cũng là một đứa bé ngoan nhưng không thể sống với người cha dượng độc ác và nanh nọc nên em đã bỏ nhà ra đi và sa vào vòng tội lỗi. Điều này khiến người đọc phải suy nghĩ bởi nếu trẻ em được sống trong một môi trường trong sạch lành mạnh các em sẽ phát triển và có một nhân cách tốt. Nhưng khi sống trong môi trường xấu sẽ làm cho tâm hồn các em bị hoen ố. Khi đã bất mãn với thực tại cuộc sống các em sẽ tự tìm cho mình một lối thoát, với tâm hồn non nớt trước vòng xoáy cuộc đời các em đã không thể chống cự được và bị cuốn vào lúc nào không hay. Khi muốn quay trở lại cuộc sống lương thiện thì thật khó khăn.

Nguyễn Ngọc Thuần đã đặt mình vào vị trí của trẻ thơ, anh thấu hiểu nỗi lòng con trẻ và biết được con trẻ cần những gì. Vì thế trong truyện viết cho thiếu nhi của anh, nhân vật trẻ em luôn được bố mẹ quan tâm chở che và thương yêu hết mực. Bố mẹ không áp đặt suy nghĩ hay bắt ép con cái làm theo những điều mình nghĩ mà luôn là người đồng hành tin cậy, người sẻ chia buồn vui, người dẫn dắt các em bước vào đời. Trong truyện dài Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ bố là người dạy tôi biết được những âm thanh đẹp nhất là gì. Đó không phải là âm thanh của tiếng đàn du dương huyền diệu, không phải âm điệu trầm bổng của tiếng sáo diều vi vu, càng không phải là tiếng hót líu lo của những chú chim sơn ca hót chào bình minh mà đó chính là những âm thanh vang vọng từ tên gọi của từng người. “Theo bố tôi cái tên quan trọng lắm. Bởi nó là cái tiếng đẹp đẽ nhất mà người ta sẽ gọi trong suốt cuộc đời một đứa trẻ. Đứa trẻ này khác với đứa trẻ kia trước tiên là một cái tên. Khi nhớ một cái tên tức là ta nhớ một con người có cái tên đó. Không gì tuyệt diệu hơn khi mình gọi tên người thân của mình… Bố tôi nói: Không có gì đẹp bằng cái tên của mình, một cái tên là một tình thương lớn.” [60,183]. Câu chuyện của bố thật nhẹ nhàng, truyền cảm nó giúp tôi hiểu được ý nghĩa lớn lao từ tên gọi không chỉ của mình mà cả của mọi người. Đồng thời thông qua câu chuyện nhỏ này nhà văn đã giúp bạn đọc hiểu được giá trị thực của tên gọi đối với mỗi người. Mỗi cái tên ẩn chứa trong mình một ý nghĩa sâu xa, một câu chuyện dài về nó và đó là điều bí mật về bạn. “Khi đó bạn mới biết tại sao một cái tên là một tiếng nói đẹp đẽ nhất.”[60,184].

Bố mẹ không chỉ là người dạy dỗ, chỉ bảo con cái biết điều hay lẽ phải như biết kính trên, nhường dưới, biết lễ phép, ngoan ngoãn, không được bắt nạt hay xem thường người khác. Bên cạnh đó bố mẹ còn là người dẫn dắt con đi những bước đi đầu tiên trên con đường khám phá và chinh phục thế giới tươi đẹp đang chờ chúng ta phía trước. Để công cuộc khám phá cuộc sống có

hiệu quả nhất đối với trẻ em cách tốt nhất là khuyến khích các em cùng tham gia vào một công việc có ý nghĩa từ đó dần dần giải thích và hướng dẫn để các em có thể hiểu và thực hiện công việc một cách nhanh nhất. Khi các em đã thành thạo những việc làm đó các em sẽ nhận ra được công việc đó có ý nghĩa như thế nào. Điều này sẽ có tác động sâu sắc đến suy nghĩ và hành động của các em trong cuộc sống. Chỉ cần một hành động, một việc làm nhỏ cũng mang lại cho các em những điều có ý nghĩa lớn lao. Thấu hiểu và nắm bắt trọn vẹn tâm lí trẻ em Nguyễn Ngọc Thuần đã tập trung xây dựng nhân vật một cách tinh tế giống như hiện thực đang diễn ra trước mắt chúng ta. Người bố trong truyện Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ đã khéo léo dạy cho cậu con trai yêu quý của mình những điều giản dị trong cuộc sống bình thường bằng cách làm thật hiệu quả. Để dạy con trai biết thưởng thức cái đẹp của những bông hoa trong khu vườn nhà mình đầu tiên ông đã đưa con ra vườn cùng lao động bằng cách làm những đồ dùng nhỏ phù hợp với sức của con, hướng dẫn con biết tưới nước cho cây, biết bắt sâu nhổ cỏ và chăm sóc để cây tốt tươi đơm bông kết trái. “Nhà tôi có khu vườn rất rộng. Bố trồng nhiều hoa. Buổi chiều ra đồng về, bố thường dẫn tôi ra vườn, hai bố con thi nhau tưới. Bố làm cho tôi một cái bình tưới nhỏ bằng cái thùng đựng sơn rất vừa tay. Bố lại lấy hộp lon gò thành cái vòi sen nữa.” [60,202]. Nắm bắt được tâm lí trẻ thơ là ham học hỏi và thích được làm việc cùng người lớn với các dụng cụ nhỏ nhắn mà các em thích, người bố đã biết khuyến khích con mình từ những công việc đầu tiên và dần thử thách con ở những việc khác hấp dẫn hơn. “Bố hay bảo tôi nhắm mắt lại sau đó bảo tôi đi chạm từng bông hoa một. Bố nói:

- Đố con hoa gì?

Tôi luôn nói sai. Nhưng bố nói không sao cả, dần dần tôi sẽ nói đúng”. Với phương pháp vừa khen ngợi, vừa khuyến khích khi tôi đoán đúng các loài hoa, bố đã thành công. Bởi không bao lâu sau tôi đã đoán được hết tất cả các

loài hoa và tôi cũng đã thuộc khu vườn đến mức “tôi có thể vừa nhắm mắt vừa đi mà không chạm vào vật gì”. Bố tiếp tục trò chơi này không chỉ ở ngoài vườn mà cả trong nhà: “Bố hay giấu cục kẹo đâu đó rồi đố tôi, và lần nào tôi cũng tìm thấy. Và bố còn đố khi tôi nhắm mắt, bố đứng cách tôi bao xa”. Với trò chơi này tôi đã có một kỉ niệm đáng nhớ đó là tôi đã nghe và đoán được hướng có người kêu cứu hướng bờ sông. Nhờ vậy mà bố đã kịp thời chạy ra và cứu được thằng Tí vì mải chơi mà trượt chân xuống sông chỉ chậm chút nữa thì bị dòng nước cuốn trôi. Như vậy, người bố trong câu chuyện này không chỉ dạy giỗ giúp con mình phát triển một cách hoàn thiện mà qua đó điều quan trọng hơn nữa là ông đã giúp con mình biết nắm bắt những điều diễn ra trong cuộc sống một cách nhanh nhất và trọn vẹn nhất. Đó là thành công ngoài sức mong đợi của người bố. Còn gì tuyệt vời hơn khi bạn vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ và cảm nhận được những hương thơm của những loài hoa đang đua nhau khoe sắc lan tỏa trong khắp khu vườn nhà bạn. Đồng thời vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ cũng chính là để bạn lắng nghe những âm thanh vang vọng từ cuộc sống tươi đẹp đang diễn ra, đang mời gọi mọi người hãy cùng hòa nhịp vào bản đàn muôn điệu mà con người là chủ thể quan trọng nhất.

Bố thường là người dạy dỗ, hướng dẫn con cái tìm hiểu và khám phá cuộc sống thì mẹ là người luôn quan tâm tới những điều nhỏ bé thường nhật của con, chăm lo cho con từng miếng ăn giấc ngủ. Tình thương của mẹ dành cho con thật bao la, nồng ấm. Thật hạnh phúc cho những ai lúc nào cũng có mẹ kề bên chăm sóc, chia sẻ những niềm vui nỗi buồn trong cuộc sống. “Em thích mình đau khổ lắm, vì lúc đó mẹ sẽ đến bên em, vừa cười mẹ vừa nói, ôi cái cục đau khổ của tui! Đôi tay mẹ chạm vào em như chạm vào đau khổ, từng ngón mềm mại và nương nhẹ. Mẹ cười to. Em rúc vào lòng mẹ và em cười. Em chỉ thích cười trong lòng mẹ.” [59,9]. Nhân vật chính trong truyện

Lòng mẹ thật nhiệm màu. Khi đau khổ hay thất vọng, nếu ta được sà vào lòng mẹ thì mọi điều phiền muộn sẽ tan biến, và khi vui, nếu ta sà vào lòng mẹ thì niềm hạnh phúc được nhân lên gấp bội. Nếu con bị đau ốm, mẹ sẽ lo lắng, đau đớn như mất đi một phần cơ thể của mình. Hôm bà cả Sề làm em

bị thương ngoài cánh đồng mẹ đã rất lo lắng và đau khổ. Lúc nào mẹ cũng ở bên chăm sóc lau rửa từng vết thương và từng vết thương như những mũi dao cứa vào người mẹ khiến mẹ đau nhói: “Riêng mẹ không nói gì. Mẹ chỉ im lặng như đang suy tính một chuyện gì hệ trọng. Mẹ đăm chiêu nhìn những vết xước trên người em… Mẹ phải nấu nước nóng để rửa vết thương cho em. Chúng buốt như sương lạnh, thấm vào người đến tận tủy.” [59,99]. Mỗi vết thương của con như những vết dao cứa vào lòng người mẹ. Âm thầm và lặng lẽ người mẹ nén nỗi đau vào trong để con mình được yên lòng. Đó là nét tính cách nổi bật của tất cả những người mẹ trên thế giới này.

Còn gì đau đớn hơn đối với người mẹ mất con. Khi đọc truyện dài Một thiên nằm mộng hình ảnh người mẹ mất con hóa thành điên dại đọng sâu trong tâm trí người đọc. Người mẹ đó không ai khác chính là bà cả Sề. Chẳng biết vì lí do gì bà đã mất đứa con mà bà dành trọn vẹn niềm yêu thương vào nó. Mất con bà trở nên điên dại. “Anh Toàn vẫn hay nói với em bà cả Sề đi tìm con. Bà cả Sề giấu con trong túi áo phải. Sau đó tìm trong túi áo trái rồi khóc hu hu. Bà giật tóc của mình cho đến lúc xác xơ. Chưa bao giờ người ta thấy bà cả Sề cười. Khuôn mặt bà man dại lắm.” [59,47]. Bà đi tìm con suốt ngày đêm không kể ngày nắng gắt hay đêm mưa rào. Bà đi với một niềm tin mãnh liệt rằng một ngày nào đó bà sẽ tìm thấy con mình. Người mẹ ấy đã đi tìm con, và người mẹ không còn tìm thấy giấc ngủ. Đôi mắt người mẹ cứ mở trừng trừng suốt đêm thâu. Tình cảm của người mẹ dành cho con thật mãnh liệt không gì có thể sánh được: “Người ta nói, những đêm ròng nằm ngụp trong mưa vẫn không giết chết được bà, người mẹ này. Những cơn đói cũng

phải đành chào thua. Bởi vì, bà có một sức mạnh vĩ đại và sức mạnh đó người ta gọi bằng một cái tên rất lạ lùng. Người ta gọi là yêu thương. Người ta gọi là tình yêu. Người ta gọi là trái tim. Và người ta gọi mãi cho đến khi không gọi được nữa.” [59,92]. Hình ảnh người mẹ tần tảo sớm hôm chăm lo từng miếng ăn giấc ngủ, lo lắng khi em bị bệnh, san sẻ cùng em mọi niềm vui nỗi buồn và hình ảnh bà cả Sề hóa điên vì mất con đã làm em rất xúc động. Em xem người mẹ như một vị thần, một vị thần chói lòa ánh sáng, một người vĩ đại nhất trên trên thế gian này.

Nếu như trong truyện Một thiên nằm mộng hình ảnh người mẹ gây ấn tượng mạnh mẽ cho con thì trong tiểu thuyết Trên đồi cao chăn bầy thiên sứ

người bố lại để lại những dấu ấn sâu đậm trong lòng các con. Dù người bố đã khuất xa nhưng dường như hình ảnh của ông không bao giờ rời xa gia đình. Bất cứ một vật dụng trong nhà hay những góc sân, khoảng vườn đều in đậm dấu ấn của ông ở đấy. Dấu ấn ấy còn để lại ngay trong từng câu nói, từng trò chơi và nhất là nó để lại ngay trên thân thể những đứa con. Mỗi đứa mang một đường nét một hình hài riêng nhưng có những dấu vết của người cha để lại như một sự di truyền truyền kiếp của dòng họ. Dấu ấn ấy in đậm ở đứa này mà nhạt nhòa ở đứa kia. Ở cô út là cái trán đẫm lệ, còn cô ba lại là sự nhạt nhòa của di chứng đẫm lệ. Hình ảnh người cha in đậm nhất ở cô chị cả: “Ngay thời điểm sinh ra cô đã thuộc về ông. Cô là một bàn chân là cái miệng, là tư tưởng, là thói quen, là nét u uẩn của cha.” [61,12]. Cô chị cả hoang mang khi nhìn mình trong gương mà thấy hình hài của người cha thật rõ nét, cô tìm mọi cách để xóa bỏ dấu vết người cha trên cơ thể mình nhưng đều vô ích. Có lúc cô đã tìm đến những viên thuốc ngủ để kết liễu đời mình, nhưng thật may cô đã bình tĩnh và suy xét lại cô sẽ giữ mãi hình bóng người cha trong chính bản thân mình. Trong cô luôn có sự hiện diện của cả hai khi là cô và khi là hình ảnh của cha cô. Khi còn sống vì câu nói: Ba chúng ta là một nên người

bố đã làm chiếc xích đu trong vườn để ba chị em cùng ngồi. Sợ cô út không được hưởng ánh nắng mặt trời nên ông đã phát quang cây cối bên trên và kết quả là ba chị em đều bị phơi nắng. Khi người bố đã đi xa một hôm “ba chị em sum họp với nhau và dòng sáng từ từ tỏa xuống đã làm con ba òa khóc. Cô khóc trong quầng sáng ngập ngụa đó… Phải chăng người bố muốn cho mỗi đứa con một bầu trời khác nhau, một kí ức thiếu thốn, không trọn vẹn? Nó chỉ là một chỉnh thể khi:

- Tất cả chúng bay đã vào hàng chưa? - Người bố dõng dạc nói. - Vâng chúng con đã vào hàng.

- Bởi vì sao?

- Bởi vì chúng con không còn cách nào khác…

Ba chị em đã òa khóc trong tiếng vọng xanh xao như vậy.” [61,26]. Dấu ấn của người bố đã in đậm trong tâm trí của những đứa con khiến

Một phần của tài liệu Đặc sắc nghệ thuật truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Thuần (Trang 40)