Tâm thế nói về thiên nhiên, môi trường

Một phần của tài liệu Đặc sắc nghệ thuật truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Thuần (Trang 72)

6. Cấu trúc luận văn

2.3.1.Tâm thế nói về thiên nhiên, môi trường

Thiên nhiên là một đề tài lớn và hết sức quen thuộc trong văn học nói chung và văn học thiếu nhi nói riêng. Nếu như trước kia Đoàn Giỏi viết Đất rừng phương Nam với những trang văn miêu tả về cảnh thiên nhiên sông nước cảnh rừng đước Cà Mau bạt ngàn khiến người đọc khó quên như trên thì trời xanh, dưới thì nước xanh, chung quanh mình chỉ toàn một sắc xanh cây lá... Nhà văn miêu tả thiên nhiên là để thể hiện tình yêu, sự gắn bó máu thịt với vùng trời vùng đất quê hương. Từ những trang văn miêu tả về thiên nhiên nhà văn truyền cho các em tình yêu thiên nhiên, lòng yêu đời, yêu cuộc sống và trên hết là lòng yêu Tổ quốc. Ở giai đoạn hiện nay gắn bó với thiên nhiên, sống hòa nhập với thiên nhiên, thể hiện tâm hồn trong sáng, tinh khôi của trẻ thơ là nội dung quan trọng trong các tác phẩm viết cho thiếu nhi.

Trong các tác phẩm của mình nhà văn Nguyễn Ngọc Thuần đã để cho nhân vật đứng trước thiên nhiên, tự trải nghiệm và đưa ra những nhận xét, cảm nhận rất thú vị về thiên nhiên. Với tâm thế con mắt trẻ thơ nhìn về thiên nhiên ta bắt gặp được những cái nhìn hết sức hồn nhiên đầy mới lạ của con trẻ

mà nhiều khi người lớn không thể nhìn thấy được. Xem thiên nhiên như một người bạn thân để giải bầy tâm sự, cậu bé trong thiên truyện Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ với cái nhìn thơ trẻ, hồn nhiên khi ngắm trăng em thấy “Mặt trăng tròn vành vạnh nhô ra ở giữa như cái nôi bập bềnh, lúc thì lồng bên dưới đứa trẻ, lúc thì chạy lên phía trên không thể nào đoán trước được. Người ta nói trong mặt trăng có chị Hằng. Chị đẹp lắm nên lúc nào cũng dấu mặt sau những lưới mây.” [60,226].

Mỗi buổi tối tôi trèo lên cây vú sữa vừa nghe những con dế trong vườn đang thi nhau gáy râm ran vừa ngước lên ngắm nhìn những ngôi sao xa sáng lấp lánh trên bầu trời. Tôi đã chọn ngôi sao sáng nhất và đặt cho nó một cái tên, “ngôi sao cũng như người vậy chỉ khác một điều là ban ngày nó đi ngủ thôi”. Và em đã đặt tên cho ngôi sao “đó là Lê Văn Tí, tên thằng Tí bạn em”. Dường như ở đây những gì tưởng như xa lạ với con người giờ trở nên thân thương quen thuộc hơn bao giờ hết, ngôi sao xa kia tưởng chừng như chẳng bao giờ ta với tới thì giờ đây nó được gọi một cách thân thiết là người bạn luôn bên em mỗi ngày người bạn đó có tên là Tí.

Được tắm mưa là một điều vô cùng thích thú đối với trẻ em. Nhân vật tôi trong Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ khi được đắm mình trong làn nước mưa mát lạnh tôi thấy một cảm thấy người muốn tan chảy ra cùng dòng nước. Được hòa mình vào với thiên nhiên tôi thấy thích thú vô cùng và kêu gọi mọi người cùng tham gia. Không những thế với con mắt trẻ thơ của mình tôi còn nhìn thấy trong những đám mây trắng tinh bay qua bầu trời là hình ảnh con người. Trên đám mây đó khuôn mặt dễ thương của em bé và khuôn mặt hạnh phúc rạng ngời của người mẹ hiện lên như đang cười với tôi. Với tôi thiên nhiên trở thành người bạn thân thiết cùng tôi chia sẻ mọi niềm vui nỗi buồn.

Trong tiểu thuyết Trên đồi cao chăn bầy thiên sứ, từ khi phát hiện ra chỗ mùa thu, con bé ba ngày nào cũng lén bỏ trốn đi chơi từ sáng sớm đến tối

mịt mới chịu về. Khung cảnh mùa thu đã khiến nó mải mê chơi đến khi mệt nhoài nó lăn ra ngủ ngay trên những vạt cỏ. Dường như khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp đó đã hiểu được tâm sự của nó và chính thiên nhiên đã kéo nó ra khỏi những trò chơi ma quái. Và từ khi gặp gỡ chơi đùa trong khung cảnh mùa thu ấy những giấc ngủ của nó cũng trở nên sâu hơn không còn gặp những cơn ác mộng ghê gớm đang hủy diệt tâm hồn non nớt của nó nữa. Cũng như nhân vật con bé ba, cậu bé nhân vật chính trong truyện Một thiên nằm mộng

khi đi giữa cánh đồng lúa xanh mướt rập rờn trong nắng cậu thấy tâm hồn mình thật thoải mái biết bao. Đứng trước cánh đồng cậu cảm thấy mình thật nhỏ bé và cậu tha hồ tưởng tượng ra nhiều điều tật thú vị. Theo cậu đi dưới cánh đồng người ta như đang đi dưới những bóng râm khổng lồ ở đó có những thiên thần đang giang rộng đôi cánh bay lượn tung tăng. Tất cả như đang cùng hòa vào bản nhạc du dương làm con người cảm thấy sảng khoái và cậu bé đã không thể giữ được im lặng khi đứng trước cánh đồng tươi đẹp đó.

Như vậy, trong truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Thuần các nhân vật luôn xem thiên nhiên như những người bạn để cùng chia sẻ và cùng hòa mình vào thế giới ấy. Điều này thể hiện tâm hồn tươi trẻ, hồn nhiên, thuần khiết của trẻ thơ.

Một phần của tài liệu Đặc sắc nghệ thuật truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Thuần (Trang 72)