Những người hàng xóm thân thiết

Một phần của tài liệu Đặc sắc nghệ thuật truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Thuần (Trang 50)

6. Cấu trúc luận văn

2.1.3.Những người hàng xóm thân thiết

Ông cha ta đã từng nói: “Bán anh em xa, mua láng giềng gần”, “Hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau”. Câu nói ấy quả thật hợp tình hợp lẽ. Bởi nếu sống chân thành và thân thiết với những người xung quanh thì chúng ta sẽ thấy họ cũng như anh em ruột thịt của mình vậy. Truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Thuần các nhân vật có mối quan hệ mật thiết với nhau không phân biệt thân sơ và xem như người thân ruột thịt. Họ cùng nhau chia sẻ những niềm vui nỗi buồn và cùng giúp nhau vượt qua mọi khó khăn thử

thách trong cuộc sống. Trong truyện dài Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ những người hàng xóm thân thiết với nhân vật chính đó là chú Hùng, cô Hồng và ông Tư.

Chú Hùng là người cùng làng hay sang nhà tôi uống trà với bố. Chú Hùng là người rất vui tính, tính tình hiền lành và chú là người siêng năng chăm chỉ. Buổi sáng chú thường hay sang đánh thức tôi dậy bằng nhiều cách nói khác nhau khiến tôi rất vui. Hôm thì chú chui vào mền của tôi rồi hỏi:

- Có ai ở nhà không? Tôi nói: có, có…!

- Sao tui không thấy ai mở cửa vậy cà. Hình như đi vắng phải không? Chú gầm ghè. Tôi nói:

- Tui cũng không biết nữa chú hai ơi! - Vậy ai lên tiếng với tôi vậy cà? - Đó là cái nhà. Tui là cái nhà đây!

… Hai chú cháu ồ lên cười. Tôi ôm lấy cổ chú và cứ như thế, chú đi thẳng ra bàn, không hề vịn tôi.” [60,188]. Có hôm chú sang và chọc tôi có phải là cái bánh xèo không? “Tôi hét lớn: Không. Tui là con cọp!”. Mỗi buổi sáng như thường lệ tôi đều nằm nán lại chờ chú sang gọi. Tôi yêu chú lắm, tôi

yêu giọng cười của chú. Tôi luôn nghĩ mình đóng vai gì thật hay để chú cười to nhất. Nằm trong chăn tiếng cười của chú thật vang. Nó cứ âm âm trong đầu

tôi như một bài hát. Phải yêu quý và xem như người ruột thịt thì chú Hùng mới thường xuyên sang chơi, đánh thức tôi và hai chú cháu mới tìm mọi cách để đùa vui như thế. Tình cảm giữa tôi và chú Hùng thật gắn bó, có hôm chú bận không sang gọi tôi được tôi cứ nằm mãi chờ khi chú sang mới chịu dậy. Chú còn hay chơi trò vật tay với tôi và chú toàn thua cuộc chú lấy lí do thật khéo tại vì buổi sáng tôi không chịu đánh răng nên mới thua. Nhưng thực ra đó là chư nhắc khéo tôi. Điều này vừa làm tôi vui vừa nhắc nhở tôi phải chăm

đánh răng vào mỗi buổi sáng khi mới ngủ dậy. Có một người hàng xóm vui tính và tốt bụng như vậy còn điều gì vui sướng hơn chú thường gọi tôi

người láng giềng.

Chú Hùng vừa là người vui tính vừa là người chăm chỉ và khéo léo. Chú làm gì cũng rất cẩn thận và khéo léo. Nhà tôi có việc gì chú cũng sang làm giúp. Cả nhà tôi ai cũng yêu quý chú và “Bố gọi chú là người nhà vì việc lớn nhỏ chú đều làm giùm, và khi làm thì rất cẩn thận. Chú đóng rào rất khéo, dây kẽm gai căng như dây đàn.” [60, 190]. Chú Hùng làm mọi việc đều giỏi, tính tình chú lại rất vui vẻ nhưng chú rất nhút nhát và hay mắc cỡ. Khi mắc cỡ mặt chú cứ đen xì, đôi tai thì đỏ rực trông rất ngộ. Chú yêu cô Hồng mà không dám nói ra. Nhưng với tình yêu chân thành của mình cuối cùng chú đã cưới được cô Hồng về làm vợ. Hôm tổ chức hôn lễ bố tôi đã tặng chú một con bò để làm vốn, chú rất vui đứng bên cô Hồng mặt chú vẫn đen xì như thế. Cuộc sống gia đình chú thật hạnh phúc. Chú ngày ngày chăm chỉ làm việc đồng áng, đi rừng.

Chú Hùng là người sống rất tình cảm. Chú không chỉ quan tâm đến những người láng giềng chú yêu quý mà đối với người trong gia đình chú dành tình cảm đặc biệt sâu sắc. Khi được hay tin cô Hồng đau bụng sinh em bé chú đã rất hoảng hốt. Bởi vì vợ chú mới mang bầu chưa đầy tám tháng sao đã sinh em bé được. Chờ đợi ở ngoài sân chú sốt ruột cứ đi đi, lại lại, mặt chú đen xì vì lo lắng. “ Đứng dưới gốc cây mắt chú Hùng đỏ hoe. Tôi chưa bao giờ thấy chú như vậy, đây là lần đầu tiên. Chú không hề rên rỉ cũng không kêu hu hu, chỉ chớp mắt lên tục. Lâu lâu lấy tay quệt vài giọt nước mắt rồi quay đi chỗ khác.” [60,259]. Còn gì lo lắng hơn khi người thân nhất là vợ con mình đang trong lúc nguy kịch không biết sẽ ra sao. Những tình cảm đó thật đặc biệt không gì tả xiết. Chú Hùng đã âm thầm chịu đựng và chú không muốn ai nhìn thấy chú như vậy nên chú đã quay mặt đi để dấu những giọt

nước mắt đang trào ra vì lo lắng. Khi bác sĩ hỏi ai là người có nhóm máu O để tiếp máu cho cô Hồng vì cô bị mất quá nhiều máu thì nỗi lo lắng của chú đã lên đến đỉnh điểm chú Hùng òa khóc vì chú không biết mình nhóm máu gì. Nếu không ai có nhóm máu O thì vợ chú sẽ ra sao có qua khỏi cơn nguy kịch này không. Chú lo lắng đến mức khi các bác sĩ đang cấp cứu không ai được phép vào nhưng chú không thể chờ đợi thêm được nữa chú quát lớn: “- Vợ tôi đang chết các người không cho vào hay sao?” Cuối cùng người ta không cản nổi được chú vì chú gây ầm ĩ quá đành phải cho chú vào. Người ta nói rằng nước mắt đàn ông chảy vào trong và nhìn vào con người chú Hùng chắc ai cũng nghĩ chú sẽ chẳng bao giờ khóc như trẻ con đâu. Nhưng khi “cửa phòng xịch mở, chú Hùng ngơ ngác đi ra vừa thấy bố tôi chú ôm chặt và khóc ngất.” Còn gì đau đớn hơn khi niềm mong ngóng và bao yêu thương chú dành cho vợ và đứa con đầu lòng sắp sửa chào đời giờ đã tan thành mây khói. Đứa con chưa kịp chào đời đã rời xa chú, vợ chú - cô Hồng đang hôn mê bất tỉnh như muốn bỏ chú mà đi. Mọi người trong xóm chứng kiến cảnh đó cũng không khỏi xót xa thương cho vợ chồng chú ở hiền mà sao phải chịu cảnh đau thương như vậy. Nỗi đau ấy không biết khi nào chú mới nguôi ngoai được. Chú buồn lắm ở nhà chú cứ ra nhà sau ngồi một mình, từ hôm xảy ra chuyện chú chẳng thiết làm việc gì cả bỏ dở cả việc đồng áng, ruộng rẫy, ở nhà quanh quẩn chú cứ đi ra đi vào bứt rứt vì không được làm bố. Thật tội nghiệp cho những người bố mất con như chú.

Còn cô Hồng là một người xinh đẹp, có mái tóc dài và cô mặc áo dài thật đẹp nhất là bộ màu xanh. Cô Hồng là con gái của ông Tư. Trước kia cô làm việc trên huyện nhưng từ khi lấy chú Hùng cô chuyển về làm việc ở xã và chăm lo cho tổ ấm của mình. Cô cũng là người sông rất tình cảm. Khi còn ở nhà cô đã chăm lo chu đáo từ miếng ăn giấc ngủ cho ông Tư, bố cô. Khi lập gia đình rồi cô lại chăm sóc cho chồng rất tỉ mỉ và chu đáo. Cô đã rất vui và

hạnh phúc khi chờ đón đứa con đầu lòng chào đời. Nhưng thật không may số phận đứa bé thật ngắn ngủi, nó đã rời xa cô khi mói chào đời. Cô rất buồn và đau khổ tất cả tình thương và nỗi nhớ về con cô đều gửi gắm vào từng đường kim mũi chỉ để đan mũ len cho tôi và việc làm đó khiến cô vơi bớt phần nào nỗi buồn đang vây kín cõi lòng cô.

Những người hàng xóm thân thiết đã có ảnh hưởng lớn đến nhân vật chính là các em thiếu nhi. Bởi được sống trong tình làng nghĩa xóm thân thiết, hiền hòa các em cũng học được rất nhiều điều. Đó là các em biết quan tâm chia sẻ với mọi người xung quanh, biết nhận ra những điều hay lẽ phải, biết làm những việc có ích trong cuộc sống.

Câu chuyện về ông Tư đã khiến tôi rất xúc động và nhận ra nhiều điều thật ý nghĩa. Ông Tư là người hi sinh thân mình vì người khác và luôn nghĩ cho người khác trước khi nghĩ đến bản thân mình. Những năm kháng chiến chống Mĩ ông làm bảo vệ lớp học vào một hôm máy bay giặc oanh tạc vào đúng lúc học sinh đang học trên lớp. Vì che chở cho một đứa bé không kịp xuống hầm trú ẩn ông đã để lại một phần thân thể của mình lại tại ngôi trường ấy. Bây giờ, ông mất cả hai tay và hai chân nên chỉ ở nhà không đi lại được nhưng lúc nào ông cũng cảm thấy ân hận vì đã không cứu sống được đứa bé ấy. Dù mang trên mình thương tật và nỗi đau về một thân thể không lành lặn nhưng ông không bao giờ gợi nhớ lại chuyện cũ bởi vì ông sợ chị Hồng con gái ông sẽ buồn. Một con người hết lòng vì mọi người, một người cha hết lòng vì con như thế khiến mọi người phải nể phục. Ông là tấm gương sáng để thế hệ con cháu sau này học tập. Câu chuyện của ông khiến tôi cảm động và nhận ra nhiều điều: “Lần đầu tiên tôi thấy một niềm vui từ thân thể mình và tôi cũng hiểu nỗi buồn của những người không còn đầy đủ thân thể.” [60,192]. Tôi đã tình nguyện làm đôi tay để khi cần ông Tư có thể sai khiến bất cứ khi nào “Tui là bàn tay đây, bàn tay xin tuân lệnh hoàng thượng”. Đây

cũng là bài học cho tất cả mọi người. Chúng ta phải biết quý trọng bản thân, biết yêu quý thân thể mà bố mẹ đã cho và hãy cùng chia sẻ với những thân phận thiệt thòi không có cơ thể lành lặn như mình. Đó cũng là thông điệp mà tác giả trân trọng gửi tới bạn đọc.

Một phần của tài liệu Đặc sắc nghệ thuật truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Thuần (Trang 50)