Ngôn ngữ độc thoại nội tâm

Một phần của tài liệu Đặc sắc nghệ thuật truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Thuần (Trang 95)

6. Cấu trúc luận văn

3.1.3. Ngôn ngữ độc thoại nội tâm

“Độc thoại nội tâm là lời phát ngôn của nhân vật nói với chính mình, thể hiện trực tiếp quá trình tâm lí nội tâm, mô phỏng hoạt động cảm xúc, suy nghĩ của con người trong dòng chảy trực tiếp của nó.” [17,122]. Lời độc thoại nội tâm là lời nói lên suy nghĩ thầm kín của nhân vật với chính mình hoặc một đối tượng nào đó trong tưởng tượng nhưng không phát ra thành lời. Mỗi một con người là một thế giới bí ẩn cần được khám phá. Để quá trình tìm hiểu khám phá con người đạt hiểu quả cao cách tốt nhất là đi sâu vào thế giới nội tâm. Từ đó chúng ta sẽ phát hiện ra nhiều điều thật thú vị về con người mà trước đây ta chưa biết hoặc chưa hiểu.

Trong các tác phẩm truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Thuần ngôn ngữ độc thoại nội tâm của nhân vật xuất hiện ở hình thức trực tiếp thể hiện nội tâm với hàng loạt các từ như: “em cứ nghĩ, em hay nghĩ, em tự hỏi, em tưởng tượng…”. Bắt đầu từ đây dòng suy nghĩ của nhân vật được trải ra như những con chữ trải trên trang sách. Theo dòng ý thức đó nhân vật suy nghĩ về tất cả mọi điều xảy ra xung quanh mình. Cậu bé trong truyện Một thiên nằm mộng lúc nào cũng bay bổng theo những giấc mơ hằng đêm. Trong những giấc mơ dài ấy tất cả những câu chuyện tác động đến nhân vật đều được tái hiện lại một cách sinh động. “Trong giấc mơ của em, ông cả bảy cao vòi vọi, tám mét râu dài trắng toát, cầm một cái phất trần. Ông nhún mình rồi bay vút vào đêm sao.” [59,20]. Tâm lí của trẻ thơ khi nói đến những ông tiên, ông bụt luôn tưởng tượng đó là những nhân vật siêu phàm. Vì thế ngay cả trong giấc mơ của em hình tượng ông cả Bảy đẹp và lớn lao đến thế. Em vẫn tin ông còn đâu đó trên mộ, trong lá cây, trong không gian tối tối như đêm nay. Ông ở cả trong gió, trong đêm sao tuyệt diệu Em cứ nghĩ mãi về ngôi mộ

của ông cả Bảy và con gà vì vậy trong đầu em diễn ra một cuộc đối thoại ngầm về những điều mà em còn khúc mắc. Nó ở đó làm gì nhỉ! Chẳng lẽ từ trong mộ chui ra! Thế ban ngày nó đi đâu! Hàng loạt các câu hỏi được đặt ra và cần có lời giải đáp. Những thắc mắc hết sức hồn nhiên này cho chúng ta thấy em là cậu bé ham hiểu biết, có tính tò mò và có tâm hồn nhạy cảm.

Ngôn ngữ độc thoại nội tâm của nhân vật trẻ thơ nhà văn cho chúng ta thấy được tâm hồn trong trắng thơ ngây của các em. Với những em bé, khi có chuyện gì đó làm các em chú ý các em sẽ mải mê suy nghĩ về những điều đó. Câu chuyện về anh em thằng Tí thật đặc biệt làm cho tâm trí em lúc nào cũng nghĩ về anh em nó, làm việc gì em cũng đem so sánh, suy nghĩ, thắc mắc nếu anh em nó làm gống mình thì sẽ như thế nào. Những suy nghĩ ấy cứ chồng chéo lên nhau khiến em khó có thể thoát ra được. Nào là: “Em đồ rằng khuôn mặt thằng anh hẳn phải cau có lắm”, rồi lại “giả sử anh em thằng Tí cũng thách nhau như vậy thì sẽ ra sao”… Những điều làm em suy nghĩ thật giản dị và gần gũi thể hiện sự quan tâm của em đến những người xung quanh. Những khi sợ hãi nhất em không thể nghĩ đến một ai khác ngoài mẹ, em muốn có mẹ ở bên vỗ về an ủi, bảo vệ em xua tan đi bao nỗi sợ hãi mà em đang phải chịu đựng. “Em ước gì có mẹ ở đây. Em cần có đôi tay mẹ để che cái sự sợ này. Chỉ có vẻ mềm mại của tay mẹ mới có thể xoa dịu mà thôi”. Và từ lức đó em

không còn biết gì nữa. Khi nghĩ về mẹ với vòng tay rộng lớn và nồng ấm luôn che chở cho con mọi giông tố của cuộc đời em đã cảm thấy yên lòng và phấn trấn lên nhiều. Em nghĩ rằng giờ đây em đã có sức mạnh để vượt qua mọi hiểm nguy vì lúc nào em cũng có mẹ ở bên.

Với những trang văn thể hiện dòng ý thức độc thoại nội tâm của nhân vật nhà văn cho thấy trong những tâm hồn trẻ thơ cũng chứa đầy những suy nghĩ day dứt khôn nguôi. Câu chuyện về bà Cả sề đã có tác động mạnh đối với em. Khi ngồi trong cái lều cỏ ở giữa cánh đồng nơi mà bà nghỉ ngơi

những lúc mệt mỏi vì đi tìm con. Dường như tâm hồn em có một sự đồng cảm lạ kì. “Em tưởng tượng vào buổi tối, bà cả Sề đã nằm ở đây. Bà ta vừa nằm vừa khóc hu hu. Bà ta rên rỉ vì không tìm thấy con mình. Bà ta rên rỉ vì lạnh. Trong cơn lạnh đó bà vẫn không nguôi nhớ về con mình. Bà ta tưởng tượng khi nhìn vào bóng tối. Bà nói mẹ sẽ đi tìm con.” [59,88]. Những lời độc thoại của em khiến người lớn cũng phải giật mình kinh ngạc. Tại sao một cậu bé lại có thể tưởng tượng được những điều này, đó là những điều thật gần gũi. Những điều này phải có một sự quan sát tinh tế và một tâm hồn nhạy cảm mới có được. Nếu như tất cả mọi người cho rằng bà bị điên thì đối với em bà là một người mẹ vĩ đại nhất. Em không thể chấp nhận được một điều rằng bà cả Sề sẽ xa em mãi mãi. Vì thế khi nghe tin bà sắp được người ta đưa đi xa em đã rất lo lắng và như có một sức mạnh vô hình nào đó cứ thúc dục em phải đến thăm bà lần cuối. Khi nhìn thấy khuôn mặt hốc hác xanh sao hằn lên những vết nhăn đau khổ của người mẹ vĩ đại ấy em đã không thể cầm lòng được. một ý nghĩ táo bạo cứ thôi thúc em rằng bằng mọi cách em phải cứu bà cả Sề nếu bây giờ không hành động thì suốt đời em sẽ phải sống trong sự dằn vặt. “Đã đến lúc em phải cứu bà cả Sề. Từ sáng giờ em cứ nghĩ mãi điều đó. Tại sao không chứ, em sẽ giải thoát cho bà đi tìm con.” [59,154]. Những dòng độc thoại nội tâm này cho thấy ý thức, sự đấu tranh tư tưởng của em thật mạnh mẽ nó đã chiến thắng mọi nỗi sợ hãi và thúc đẩy em hành động.

Ở tiểu thuyết Trên đồi cao chăn bầy thiên sứ độc thoại nội tâm được thể hiện rõ nhất ở nhân vật người chị cả. Khi người bố mất cô vô cùng hoang mang, hình ảnh người bố cứ ám ảnh khiến cô tưởng rằng mình là bản sao của ông. “Cô tưởng tượng những cọng râu bỗng dưng đen nhánh, càng lúc càng rõ mồn một trên đôi môi mất màu của cô. Chúng biến cô thành người đàn ông kì lạ, một thứ ẩn dụ về hóa thân. Ngực cô xẹp xuống. Vai cô to ra. Mông trở nên suôn suôn không hiểu nổi, một nét mông không nguyên vẹn cho lắm. Cô trở

thành người cha.” [61,13]. Cú hoang mang đến với cô bất kể ngày đêm, đang khuya khoắt chúng xồng xộc tới, bò lên giường, chui vào trí não, chúng khoan từng nhát một, chúng mổ đầu cô ra cùng những ý nghĩ bổ báng, thô thiển nhất. Chỉ qua mấy câu văn ngắn tác giả đã cho người đọc thấy được nỗi ám ảnh về bóng hình của người bố khiến cô chị hoang mang. Trong đầu cô lúc nào cũng thấy khuôn mặt, dáng hình tất cả mọi thứ trên cơ thể cô đều giống với cha cô. Điều đó làm cô sợ hãi vô cùng. Những ngôn từ tưởng chừng giản đơn lại có sức gợi lớn đối với độc giả. Đây cũng chính là thủ pháp nghệ thuật đắc địa được Nguyễn Ngọc Thuần sử dụng để gợi mở tâm hồn nhân vật. Giúp độc giả dễ dàng hơn trong việc nắm bắt tâm lí nhân vật.

Nhân vật chính trong truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Thuần chủ yếu là trẻ em vì thế không chỉ ngôn ngữ đối thoại của các em dí dỏm vui tươi mà ngôn ngữ độc thoại cũng rất hồn nhiên. Trong truyện dài Một thiên nằm mộng bằng những lời nói rất ngô nghê, thật thà tôi đã thổ lộ một chuyện khiến tôi rất vui. “Nói gì thì nói tôi vẫn mừng húm, mừng nhất không phải chuyện thằng Tí còn sống mà vì khi tôi ôm tay nó khóc, nó vẫn còn mê man. Còn tụi con Phượng thì không có mặt. Chứ không à, chúng nó sẽ lên lớp diễu lại trò này bêu riếu tôi. Vừa nắm tay thằng Tí vừa rên rỉ, Tí, Tí ơi, Tí ơi Tí… chắc tôi chỉ còn nước đi tìm hai con rắn lốm đốm nhờ nó cắn mình một phát cho tiêu đời mất thôi. Thật là hú vía!” [60,312]. Bằng những ngôn từ mộc mạc mang đậm chất đời thường trong lời nói của trẻ thơ, nhà văn đã cho chúng ta thấy hình ảnh một cậu bé vừa vui vẻ hồn nhiên lại vừa rụt rè nhút nhát. Bạn đọc khi đọc đến đoạn này không khỏi phá lên cười vì những lời nói chân thật mà rất ngộ nghĩnh của cậu bé.

Trong Hành trình ngày thơ ấu, Dương Thu Hương đã xây dựng nhân vật Bê một cô bé có cá tính, ngoan ngoãn, thật thà và rất ngay thẳng. Dù nhỏ tuổi nhất lớp nhưng Bê lại là người có suy nghĩ sâu sắc. Cô bé bất bình và

không chấp nhận được sự xấu xa của thầy giáo dạy thể dục vì thế Bê đã có hành động nông nổi, nhốt thầy giáo trong nhà vệ sinh. Sau khi sự việc xảy ra nhà trường đã bắt cậu học sinh lớp trên nhận tội và ra hình thức kỉ luật cao nhất là đuổi học. Cô bé Bê cá tính đã suy nghĩ rất nhiều bởi cô là một học sinh giỏi, một diễn viên không chuyên có tài, một vận động vên thể dục dụng cụ tài năng, lại là con của cô giáo. Giờ đây nếu Bê đứng ra nhận tội thì tất cả mọi vinh quang đều tan biến, cánh của tương lai sẽ đóng lại trước mắt. Nhưng nếu không nhận tội cậu Xít sẽ phải chịu tội thay, phải nghỉ học, nếu tin này mà đến tai mẹ cậu thì mẹ cậu sẽ ra sao bởi vì bà bị bệnh tim người gầy còm ốm yếu, liệu bà có chịu nổi cú sốc này không. Trong đầu Bê cứ quay cuồng với những ý nghĩ đó không biết nên làm thế nào. Tâm trạng rối bời của Bê đã được tác giả miêu tả thật tỉ mỉ “Trước đây tôi hồi hộp chờ phút người ta tìm được thủ phạm, và chuẩn bị tư thế giơ lưng ra chịu đòn. Giờ, bỗng nhiên một kẻ khác phải hứng chịu thay tôi. Một cậu học sinh vô tội. Nỗi lo bay mất, thay vào đó là nỗi hổ thẹn và buồn bã. Tôi cảm thấy nhục nhã như mình là một tên móc túi mà ngang nhiên nhìn người khác bị còng tay dẫn vào trại giam.” [25,60]. Nhà văn đã sử dụng những từ ngữ chỉ cảm giác, tâm trạng thật đắt hồi hộp, nỗi hổ thẹn, buồn bã như chính tác giả đang trải qua những phút giây căng thẳng đó. Bên cạnh đó tác giả còn dùng những từ ngữ, hình ảnh so sánh ví von mang tính tạo hình giúp người đọc có thể hình dung được khuôn mặt và cảm nhận được sự giằng xé mãnh liệt trong tâm hồn cô bé Bê. Điều này cho chúng ta thấy sự tinh tế, nhạy bén trong việc nắm bắt và thể hiện tâm lí nhân vật thật tài tình của nhà văn nữ Dương Thu Hương.

Nhân vật chính trong sáng tác truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Thuần cũng như các nhân vật thiếu nhi trong các tác phẩm khác, bên cạnh sự hồn nhiên nhí nhảnh, dí dỏm các em cũng có những suy nghĩ và hành động như người lớn vậy. Ngôn ngữ độc thoại nội tâm phần nào thể hiện

những điều các em suy nghĩ tạo nên nét tính cách nổi bật của mỗi em trong cuộc sống.

Một phần của tài liệu Đặc sắc nghệ thuật truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Thuần (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(135 trang)
w