1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phong cách tô hoài qua truyện viết cho thiếu nhi

95 920 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 95
Dung lượng 795,89 KB

Nội dung

kỳ của mình, các em sẽ tìm đến những câu chuyện phù hợp với sở thích và lứa tuổi của mình như truyện cổ tích, truyện về các loài vật, những câu chuyện dành cho thiếu nhi….vì thế văn học

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Hà Nội - 2016

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trang 3

Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành công trình nghiên cứu này

Hà Nội, ngày tháng năm 2016

Học viên

Phạm Thị Vân Anh

Trang 4

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

3 Lịch sử vấn đề 3

4 Phương pháp nghiên cứu 8

5 Những đóng góp của luận văn 8

CHƯƠNG 1 TÔ HOÀI – CÂY BÚT ĐỘC ĐÁO CỦA THẾ GIỚI TUỔI THƠ 10

1.1 Khái niệm phong cách 10

1.2 Vấn đề văn học dành cho thiếu nhi 11

1.2.1 Khái niệm văn học thiếu nhi 11

1.2.2 Truyện viết cho thiếu nhi 13

1.3 Hai giai đoạn sáng tác của Tô Hoài 16

1.3.1 Giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám 16

1.3.2 Giai đoạn sau Cách mạng tháng Tám 20

1.4 Phong cách Tô Hoài từ góc nhìn tiểu sử 21

1.4.1 Gia đình và xã hội 21

1.4.2 Hành trình sáng tác đến với độc giả thiếu nhi 23

Tiểu kết 26

CHƯƠNG 2 PHONG CÁCH TÔ HOÀI TỪ GÓC NHÌN “THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT” 27

2.1 Loại truyện viết cho thiếu nhi của Tô Hoài 27

2.1.1 Tự truyện 28

2.1.2 Truyện loài vật 29

2.1.3 Truyện về quê hương đất nước 31

2.1.4 Truyện viết lại 33

Trang 5

2.2 Thế giới nhân vật trong truyện viết cho thiếu nhi của Tô Hoài 34

2.2.1 Nhân vật – con người 35

2.2.2 Nhân vật thuộc thế giới loài vật 41

2.2.3 Hình tượng thiên nhiên 46

2.2.4 Nhân vật – siêu nhân, siêu nhiên 51

2.3 Nghệ thuật xây dựng nhân vật 53

2.3.1 Miêu tả nhân vật qua ngoại hình và hành động 54

2.3.2 Sử dụng biện pháp nhân hóa 57

2.3.3 Miêu tả nội tâm nhân vật 61

Tiểu kết 63

CHƯƠNG 3 NGHỆ THUẬT KỂ CHUYỆN 65

3.1 Ngôn ngữ đặc thù cho truyện thiếu nhi 65

3.1.1 Cách sử dụng phương ngữ 66

3.1.2 Ngôn ngữ miêu tả 67

3.1.3 Ngôn ngữ đồng thoại 70

3.1.4 Ngôn ngữ lứa tuổi thiếu nhi 72

3.2 Giọng điệuTô Hoài 75

3.2.1 Giọng điệu dí dỏm 76

3.2.2 Giọng điệu trữ tình man mác 80

3.3 Người kể chuyện 82

Tiểu kết 84

KẾT LUẬN 85

TÀI LIỆU THAM KHẢO 87

Trang 6

kỳ của mình, các em sẽ tìm đến những câu chuyện phù hợp với sở thích và lứa tuổi của mình như truyện cổ tích, truyện về các loài vật, những câu chuyện dành cho thiếu nhi….vì thế văn học thiếu nhi trở thành một bộ phận quan trọng trong bất cứ nền văn học dân tộc nào trên trái đất này

Trong các sáng tác văn học dành cho thiếu nhi của Tô Hoài đã thể hiện được cái nhìn mới mẻ, ngộ nghĩnh đáng yêu và phải thật sự là cây bút

am hiểu tâm lý trẻ thơ mới có thể viết được những câu chuyện hay, phù hợp tâm lý….Văn học là nhân học, văn học cũng là cái nôi nuôi dưỡng và phát triển cho một nhân cách toàn vẹn, hài hòa thông qua nghệ thuật ngôn

từ Với bất cứ ai, tuổi thơ đi qua gắn những câu chuyện bài học đầu đời Ký

ức về tuổi thơ luôn là ký ức từ một quãng thời gian quý giá của mỗi người

và không thể phai mờ Cho nên trẻ thơ sớm được tiếp xúc với các tác phẩm văn học có giá trị sẽ là những bài học bổ ích trang bị thêm hiểu biết trong cuộc hành trình đi đến tương lai

Nhà văn Tô Hoài là một trong những cây bút viết truyện cho thiếu nhi tiêu biểu nhất trong nền văn học Việt Nam hiện đại Ông có rất nhiều tác phẩm viết cho trẻ thơ Từ những câu truyện nhỏ hàng ngày hay những câu Chuyện được lấy cốt truyện từ cổ tích, truyền thuyết trong dân gian đến truyện viết về thế giới loài vật đáng yêu gần gũi với cuộc sống con người….Tác giả dành phần lớn sự nghiệp của mình viết những tác phẩm dành

Trang 7

2

tặng thiếu nhi Thông qua những hình tượng nhân vật, tác giả đã giúp trẻ thơ

có một nền tảng nhận thức tốt để cảm nhận những điều hay lẽ phải trong đời Chọn đề tài phong cách tác giả viết truyện cho thiếu nhi của Tô Hoài, chúng tôi xuất phát từ mong muốn tìm hiểu kỹ hơn về mảng sáng tác và phong cách sáng tác của người viết truyện dành cho thiếu nhi Hơn nữa, người viết là một giáo viên học đại học văn, nhưng có duyên khi ra trường lại đi dạy tiểu học và đã mấy năm liền đều dạy lớp Một, lớp Vỡ lòng đầu tiên trong cuộc đời cắp sách tới trường của mỗi người Tôi cảm thấy rất hứng thú khi các bạn nhỏ rất thích được cô đọc truyện cho nghe Học sinh tỏ ra thích thú với mỗi bài học mà cô giáo lấy các hình tượng nhân vật trong truyện làm ví

dụ minh họa cho bài giảng

Khi bắt tay vào làm luận văn người viết cũng hy vọng góp thêm tài liệu hữu ích đối với những ai yêu thích truyện viết cho thiếu nhi của Tô Hoài, đồng thời mong mang lại cái nhìn cụ thể hơn về thể loại truyện viết cho thiếu nhi của Tô Hoài Cũng thông qua trường hợp nghiên cứu cụ thể này, chúng tôi có ý thức sâu sắc hơn về vị trí và tầm quan trọng của văn học dành cho thiếu nhi trong chương trình văn học và tiếng Việt của nhà trường phổ thông

2 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

Tô Hoài sáng tác rất nhiều truyện cho đối tượng độc giả thiếu nhi, với nhiều đề tài phong phú: đề tài về thế giới loài vật ( có thiên truyện nổi tiếng

Dế mèn phiêu lưu kí, O chuột, Đàn chim gáy, Chuột thành phố, ba anh em, Bốn con chó, O chuột, Mụ ngan, Chú gà trống ri, Đôi gi đá, Đực, Võ sĩ bọ ngựa, Truyện gã chuột bạch, Một cuộc bể dâu, Đám cưới chuột…), truyện

viết về quê hương đất nước theo định hướng giáo dục đạo đức, truyện kể về

các nhân vật thiếu nhi ( ví dụ như: Kim Đồng, Vừ A Dính….), truyện về miền

Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội, lễ hội mùa xuân, hay những câu chuyện cổ

tích viết lại Tô Hoài còn có những truyện ly kỳ như Truyện ông Gióng,

Trang 8

3

Truyện nỏ thần, Đất nước một nghìn lẻ một đêm… Có thể nói cho đến nay Tô

Hoài là một trong những nhà văn viết truyện cho thiếu nhi có khối lượng tác phẩm nhiều và chất lượng tốt nhất

Với việc xem xét khoảng 180 tác phẩm viết cho thiếu nhi của Tô Hoài, Luận văn đi sâu vào nội dung tác phẩm từ quan niệm của nhà văn về thiếu nhi đến đặc điểm truyện viết cho thiếu nhi gồm đề tài, chủ đề, kết cấu, ngôn ngữ nhân vật Đặc biệt, luận văn sẽ cố gắng đi sâu nhận diện thế giới nhân vật đa dạng trong truyện và tìm hiểu những yếu tố thi pháp tự sự như ngôi kể, giọng điệu của người kể chuyện, để từ đó xác định những yếu tố định hình nên phong cách nghệ thuật Tô Hoài Hy vọng luận văn sẽ góp thêm một cái nhìn mới về những cống hiến sáng tác của Tô Hoài dành cho thiếu nhi

3 Lịch sử vấn đề

Tô Hoài đã để lại một sự nghiệp văn chương mang nhiều màu sắc khác nhau Ông đã khẳng định được vị thế của mình trong nền văn học Việt Nam hiện đại, trong đó mảng truyện viết cho thiếu nhi chiếm một vị trí đặc biệt ấn tượng Với lối văn dí dỏm, tinh quái đầy những phong vị và màu sắc của trẻ thơ, Tô Hoài đã chinh phục bạn nhỏ bằng những câu chuyện chân thực gần gũi mà sâu lắng

Vương Trí Nhàn có lần đã nhận xét: “ Tô Hoài lõi đời, sành sỏi con

ruồi bay qua cũng không lọt khỏi mắt” , hay Nguyễn Đăng Điệp khái quát “ cái nhìn không nghiêm trọng hóa là nét nổi trội trong cảm quan nghệ thuật của Tô Hoài” , hoặc Hà Minh Đức khẳng định “ Tô Hoài có một năng lực đặc biệt và nắm bắt nhanh chóng thế giới khách quan”…Có rất nhiều đánh

giá về Tô Hoài nhưng tựu trung là nhận xét về khả năng quan sát hiện thực sắc sảo tinh tế của nhà văn là một yêu tố bẩm sinh Cái tố chất nghệ sỹ tự nhiên, có sẵn đem đến những điểm nổi bật trong phong cách sáng tác của ông Đề tài viết truyện cho thiếu nhi chủ đề loài vật Tô Hoài đã bộc lộ rõ

Trang 9

4

năng khiếu trời phú mà khó ai có thể bắt chước được Bằng sự quan sát tỉ

mỉ, tinh tế ông đưa những con vật thân quen, gần gũi với con người vào

truyện Vũ Ngọc Phan viết: “truyện của ông có tính chất nửa tâm lý nửa

triết lý, mà các vai lại là loài vật, mới nghe tưởng truyện ngụ ngôn, nhưng thật ra không có ngụ ngôn chút nào Ông không phải là một nhà luân lý, truyện của ông không răn đời nó là những truyện tả chân về loài vật, về cuộc sống loài vật, tuy bề ngoài có vẻ lặng lẽ nhưng phần trong có lắm cái

“ồn ào” vui cũng có buồn cũng có" (trích nhà văn Việt Nam hiện đại –

quyển IV, NXB Tân Dân, H 1994) [ 21, 59]

Nhận xét về “Dế mèn phiêu lưu ký” Trần Hữu Tá – Văn Học Việt Nam

1947 – 1975 tập 2 (NXB Giáo Dục - 1990) nói: “Dế mèn phiêu lưu ký là một

thành công xuất sắc của Tô Hoài, khẳng định tiếng nói đặc sắc cũng như vị trí văn học độc đáo của ông trong văn học đương thời cũng như trong lịch sử văn học lâu dài sau này Mỗi đối tượng độc giả - người lớn và trẻ nhỏ - đều

có thể tìm thấy Dế Mèn phiêu lưu ký những thích thú riêng Tuổi thơ bị lôi cuốn bởi cốt truyện lý thú lạ lùng, giàu kịch tính, pha trộn cả hiện thực và huyền thoại, bởi thế giới loài vật nhỏ bé gần gũi chàng Dế Mèn hùng dũng, đường hoàng đáng yêu, anh Dế trũi cần cù, chung thủy; bác Xiến tóc trầm lắng chán đời; các chị Cào Cào ồn ào duyên dáng; cô nhà Trò yếu đuối đáng thương; võ sĩ Bọ Ngựa kiêu căng ngạo mạn; lão Cóc huyênh hoang dở hơi; Ếch Cốm đại vương khệnh khạng, thông thái giả…ngần ấy con vật đông đúc nhốn nháo mà sinh động, quen thuộc đấy mà sao vẫn làm ta ngỡ ngàng” [20;

148] Tô Hoài đã mang đến cho trẻ thơ cái nhìn mới mẻ gần gũi: “ ở những

truyện thiếu nhi thành công nhất, ông đã kích thích trí tưởng tượng , lòng ham muốn vươn tới cái đẹp, cái thiện cho trẻ nhỏ, bồi dưỡng cho các em lòng yêu văn chương, học được cách miêu tả, kể truyện tự nhiên, duyên dáng và một vốn ngôn ngữ phong phú” [ 33; 157] Dưới ngòi bút của ông cảnh vật

Trang 10

5

thiên nhiên, con người trở nên sống động tinh tế: Tô Hoài có khả năng quan sát tinh tế và nghệ thuật miêu tả linh động Người, vật, thiên nhiên, cảnh sinh hoạt….tất cả đều hiện lên lung linh sống động, lộ rõ cái thần của đối tượng và thường bàng bạc một chất thơ” [33; 158]

Trong Tạp chí Văn học (số 9 - 1995) Trần Đình Nam đã xác định tài

năng người viết truyện cho thiếu nhi: “ Tô Hoài là một nhà văn xuôi bẩm

sinh Chỉ có nhà văn bẩm sinh mới viết được cuốn sách như Dế Mèn phiêu lưu ký ở độ tuổi hai mươi Cuộc dấn thân của Dế Mèn vì hòa bình, công lý đã làm xúc động hàng triệu trái tim mọi lứa tuổi, dân tộc, xứ sở” Tô Hoài viết

nhiều, viết rất hay về thế giới loài vật; ông có hẳn một se-ri sách viết về các loài vật như : chuột, dế, chim, cá, mèo…được gọi là truyện loài vật Hà Minh

Đức trong cuốn Đi tìm chân lý nghệ thuật (NXB văn học , 1998) có nhận xét

về nét bút miêu tả loài vật sống động “ Tô Hoài là người biết tạo yếu tố

truyện, phát hiện yếu tố truyện trong đời sống tự nhiên của loài vật Đường dây truyện không nhiều màu sắc phức tạp mà đôi lúc đơn giản: đôi ri đã làm

tổ, chú gà trống ri đi tìm người bạn tình, một đời vênh vang và tàn phai của

Gà Chọi, cuộc phiêu lưu của Dế Mèn Và chính trên mạch truyện tự nhiên ấy ngòi bút của tác giả biến hóa tạo nên những lý thú cho các “ nhân vật hỗn tạp

và đa dạng” của mình Ngòi bút của Tô hoài đã phát hiện cái ngộ nghĩnh lố lăng, khoe mẽ, đa diện của một số loài vật Tác giả không châm biếm đả kích một đối tượng nào trong các giống loài mà ông miêu tả Ông không ghét bỏ

mà cố tìm thấy ở mỗi loài những nét hay hay, ngộ nghĩnh và miêu tả với chất

dí dỏm Chất dí dỏm làm cho đối tượng được nói đến thêm sinh động và trong chiều sâu của cách viết này vẫn là lòng yêu mến các loài vật” [11; 467] Nhà

nghiên cứu Vân Thanh trong cuốn Truyện viết cho thiếu nhi dưới chế độ mới (NXB Khoa học xã hội, H.1982) có nhận định: “ Tô Hoài là một trong số ít

nhà văn viết đều tay nhất cho thiếu nhi Ông viết nhiều loại truyện, về nhiều

Trang 11

6

đề tài, nhiều lứa tuổi Và điều quan trọng: có nhiều tác phẩm hay, được các

em ưa thích Làm đọng lại trong tâm trí và tình cảm các em những ấn tượng sâu” Nhà văn đặc biệt quan tâm đến lứa tuổi nhỏ “tác giả sử dụng những mẩu truyện với lời văn dí dỏm, với ngôn ngữ đối thoại sinh động, với sự việc

cụ thể và nhất là với hình ảnh những con vật quen thuộc để khêu gợi ở các em những suy nghĩ đơn giản nhưng thấm thía về vẻ đẹp của chế độ, về những vấn

đề đặt ra trong sinh hoạt hàng ngày của các em” [28; 140]

Trong truyện viết cho thiếu nhi của Tô Hoài chúng ta có thể phân loại

ra làm ba phần: truyện viết về loài vật, truyện về nhân vật thiếu nhi, và truyện

cổ tích sáng tác lại Tô Hoài đã biết khai thác mảng truyện cổ tích dưới ánh

sáng mới Phan Cự Đệ - Kỷ yếu Kỷ niệm 20 năm NXB Kim Đồng , 1977)

có nhận xét: “Những truyện cổ tích đồng thoại, những câu chuyện thơ mộng

trong văn học dân gian đã khơi dậy trí tưởng tượng, lòng khao khát muốn hiểu biết, khám phá đến mênh mông, vô tận của các em Tô Hoài chủ chương viết lại câu chuyện ấy dưới một ánh sáng mới nhằm giáo dục thế hệ trẻ, đồng thời cũng nhằm bồi đắp thêm vào kho truyện huyền ảo, thi vị mà trí tuệ loài người đã để lại cho con cháu về sau” [6; 94]

Đỗ Bạch Mai trong báo Văn nghệ (số 19-01-1985) đã nhận xét về cuốn

“Chiếc nỏ thần” của Tô Hoài như một tác phẩm chinh phục được độc giả nhỏ

tuổi: “Giọng điệu và lời văn đối thoại của nhà văn Tô Hoài có một phong vị

đặc biệt, vừa không xa cách với lối nghĩ, lối nói của chúng ta ngày nay, vừa gợi được lối nghĩ, lối nói của con người ngày xưa Có thể nói cuốn tiểu thuyết

có một giọng văn thuần Việt khá mẫu mực Và điều này, đối với các bạn nhỏ tuổi của nhà xuất bản Kim Đồng, sẽ có tác dụng tốt trong việc giáo dục các

em về lời ăn tiếng nói hàng ngày” Trong tuyển tập Tô Hoài – tập I

(NXB-Văn Học,H.1987) Hà Minh Đức có nhận xét thêm: “ đặc điểm dễ thấy qua

những sáng tác đầu tiên của Tô Hoài là tính dân tộc rõ nét và đậm sắc thái

Trang 12

7

Có thể nói rằng tất cả những cái ông viết ra đều thuộc về phần bản chất và tiêu biểu của đời sống dân tộc Ông muốn trở lại với ngọn nguồn của những tiểu thuyết, thần tích, những câu truyện cổ tích, những câu truyện cổ để tìm hiểu sự sống của dân tộc trong thời kỳ xa xưa và những cảm nghĩ và hình thái

tư duy, với những hành động sáng tạo của người lao động trong quá trình đấu tranh giữ nước và dựng nước Tô Hoài với lòng mến yêu sâu sắc truyền thống của dân tộc đã gửi bao tâm huyết và trí sáng tạo qua những trang viết”

[8, 128,] Đánh giá về sự công phu ngôn từ nghệ thuật, Hà Minh Đức nhận xét

thêm: “ Sự tìm tòi rõ nhất trong nghệ thuật văn xuôi của Tô Hoài thuộc lĩnh

vực ngôn từ Ông là nhà văn sử dụng nhiều thể loại văn học và ở nhiều thể loại nào mạch văn của ông cũng vươn tới giá trị nghệ thuật ngôn từ, hay nói một cách nôm na, là có văn Tính văn chương của ngôn từ được tạo nên bằng nhiều nỗ lực tìm tòi sáng tạo Ông không thể chịu để câu văn rơi vào tình trạng sáo mòn và lối biểu hiện nghèo nàn Có nhiều hiện tượng vốn khó khăn trong miêu tả nhưng dưới ngòi bút Tô Hoài cũng trở nên sinh động, cách diễn

tả nhiều cảm hứng, liên tưởng đẹp, so sánh thích hợp, chữ nghĩa chọn lọc và gợi cảm” [8; 139] Tô Hoài là nhà văn có nhiều đóng góp quan trọng trong

nền văn học thiếu nhi với giọng văn dí dỏm, giàu hình ảnh, quan sát tinh tế sắc sảo nhưng vô cùng sâu lắng, ngôn ngữ giản dị tự nhiên, nghệ thuật phương ngữ được sử dụng nhiều Tô Hoài là một nhà văn có trách nhiệm cao,

như Phan Cự Đệ nhận xét: “Tô Hoài là nhà văn viết cho thiếu nhi với tất cả ý

thức trách nhiệm, với niềm say mê và tâm huyết của mình Anh xem nền văn học cho thiếu nhi là một công cụ có tác dụng giáo dục trực tiếp cho các em

Và người viết phải hết sức chú ý đến phương pháp giáo dục sao cho phù hợp với một đối tượng phát triển, mỗi bước thay đổi tâm sinh lý”[5; 92]

Nhìn chung, có rất nhiều công trình nghiên cứu về nhà văn Tô Hoài Tuy nhiên, phần lớn các nhà nghiên cứu đều đi sâu vào khai thác mảng sáng

Trang 13

8

tác của Tô Hoài dành cho người lớn tuổi Vẫn còn ít công trình đi sâu vào khái quát về truyện viết cho thiếu nhi của Tô Hoài, và đặc biệt là về phương diện phong cách người viết truyện cho thiếu nhi thì thật sự ít được đề cập Trong khả năng có thể tôi xin kế thừa những người đi trước, tìm hiểu mở rộng

và phát huy thêm vấn đề phong cách Tô Hoài viết truyện cho thiếu nhi Hy vọng đây là đề tài có ý nghĩa cho những ai quan tâm tới truyện viết cho thiếu nhi của văn học Việt Nam đương đại

4 Phương pháp nghiên cứu

Trong luận văn đã sử dụng những phương pháp như phương pháp tiểu

sử, phương pháp phân tích – tổng hợp, phương pháp so sánh – đối chiếu, chúng tôi cố gắng vận dụng phương pháp nghiên cứu hệ thống nhằm nhận biết, phân loại sáng tác của nhà văn trên hai mảng đối tượng độc giả chính : văn học dành cho độc giả phổ thông - người lớn và văn học dành cho tuổi thiếu nhi Trong quá trình nghiên cứu tìm hiểu phong cách nhà văn trong đề tài dành cho thiếu nhi, chúng tôi không thể không tiếp cận đối tượng từ bình diện thi pháp tự sự, vì tuyệt đại đa số sáng tác của nhà văn đều thuộc các thể loại văn xuôi kể chuyện

5 Những đóng góp của luận văn

Chọn đề tài “Phong cách Tô Hoài qua truyện viết cho thiếu nhi”, trên

cơ sở phân tích các tác phẩm cụ thể và hệ thống hóa vấn đề, chúng tôi muốn làm rõ phong cách sáng tác của nhà văn viết truyện cho thiếu nhi, từ lối viết đến các biện pháp nghệ thuật Đồng thời chúng tôi cũng muốn đề cập đến sự phát triển của bộ phận văn học dành cho thiếu nhi và những đặc điểm nổi bật trong truyện viết cho thiếu nhi của nhà văn Tô Hoài Luận văn cũng hi vọng góp một phần vào việc giảng dạy cho thiếu nhi, trong đó có truyện viết cho thiếu nhi của Tô Hoài, đặc biệt hơn nữa là đối tượng hướng đến có thể là các

em nhỏ ở bậc tiểu học, đặc biệt là học sinh lớp 1

Trang 14

9

CẤU TRÚC LUẬN VĂN

Luận văn được triển khai giải quyết các vấn đề qua ba chương: Chương 1: Tô Hoài – cây bút độc đáo của thế giới tuổi thơ

Chương 2: Phong cách Tô Hoài từ góc nhìn “thế giới nghệ thuật” Chương 3: Nghệ thuật kể chuyện

Trang 15

10

CHƯƠNG 1

TÔ HOÀI - CÂY BÚT ĐỘC ĐÁO CỦA THẾ GIỚI TUỔI THƠ

1.1 Khái niệm phong cách

Hegen trong cuốn Mỹ học tập 1 đã chỉ ra rằng: “ phong cách nói chung

bao hàm tính chất độc đáo của một chủ đề nhất định, chủ đề này sẽ biểu lộ trong phương thức biểu đạt, trong cách nói năng” Ông khẳng định: “Hạt nhân của phong cách nghệ thuật là tính chất độc đáo của một chủ thể”

Ở Việt Nam, nghiên cứu phong cách đến tận những năm 80 của thế kỉ

20 mới đề cập đến trong cuốn “Từ điển văn học” do Đỗ Đức Hiểu chủ biên (1984) đã đưa ra định nghĩa: “phong cách là chỗ độc đáo mang phẩm chất

thẩm mĩ cao, đúc kết tinh hoa trong sự sáng tạo của nhà văn Không phải nhà văn nào cũng tất yếu có phong cách” “Phong cách không chấp nhận sự chóng phai mờ, nhưng phải lặp đi lặp lại một cách đổi mới” Tác giả Phương

Lựu khi viết Lý luận văn học cũng đã khẳng định: “phong cách là chỗ độc

đáo về tư tưởng cũng như nghệ thuật có phong cách thẩm mĩ được thể hiện trong sáng tác của những nhà văn ưu tú Nó đòi hỏi trước hết nhà văn phải đem lại tiếng nói mới cho văn học”

Phong cách bắt nguồn từ thực tiễn cuộc sống của nhà văn Nhà văn muốn tạo được cho mình một phong cách riêng trước hết phải có cảm quan độc đáo, khác lạ về cuộc sống Văn học thông qua nghệ thuật ngôn từ để thể

hiện nội dung độc đáo của mình Nhà văn Pháp Macxen Pruxt đã viết: “Đối

với nhà văn phong cách không phải là vấn đề kĩ thuật mà là vấn đề cách nhìn Cách nhìn hay thì thế giới quan sẽ là yếu tố quyết định nên phong cách của nhà văn”

Phong cách hình thành và có sự vận động biến đổi trong quá trình sáng tác của nhà văn Tuy vậy, có những yếu tố phong cách mang tính ổn định, bền

Trang 16

11

vững do gắn với đặc điểm tâm lý, cá tính nhà văn Có thể nói, có bao nhiêu yếu tố cấu thành tác phẩm thì có chứng đó yếu tố mang dấu ấn phong cách nhà văn Tuy vậy, mức độ biểu hiện phong cách không phải đồng đều, như nhau ở mọi yếu tố Có những tác phẩm, có những giai đoạn sáng tác, phong cách chủ yếu biểu hiện qua các yếu tố thuộc về nội dung, đề tài, chủ đề, thế giới nhân vật đặc trưng, khi khác lại chủ yếu ở hình thức, thủ pháp nghệ thuật

Do vậy, ở mỗi nhà văn, mỗi tác phẩm, chúng ta có thể thấy biểu hiện phong cách có những biến thái khác nhau

Tô Hoài với khả năng quan sát, cái nhìn hiện thực tinh tế sắc sảo là một yếu tố nổi trội thuộc khả năng bẩm sinh của nhà văn Đó là hạt nhân phong cách nghệ thuật tác giả, bởi chính năng khiếu này đem đến chất liệu hiện thực riêng trong sáng tác của Tô Hoài Phong cách Tô Hoài làm bằng những nét nhẹ, mảnh, nhuần nhị, tinh tế, đôi khi hơi mờ ảo

1.2 Vấn đề văn học dành cho thiếu nhi

1.2.1 Khái niệm văn học thiếu nhi

Thiếu nhi là khái niệm chỉ “ trẻ em thuộc các lứa tuổi thiếu niên nhi

đồng” Đó là các em nhỏ đang ở lứa tuổi từ 6 tuổi đến 15 tuổi sống trong sự dìu

dắt nâng niu của gia đình và xã hội Tìm hiểu về khái niệm thiếu nhi, có thể gọi “

trẻ em” theo nhiều cách khác nhau như “ các em , tuổi thơ, măng non, trẻ thơ, tuổi Kim Đồng” “ lớp công dân nhỏ tuổi” ( Tố Hữu )… Trẻ em có nhiều điểm

không giống với người lớn như: cơ thể, tư tưởng, tình cảm…vì sự khác biệt này

mà có quan niệm cho rằng trẻ em là người lớn thu nhỏ Tuy nhiên cách nhìn nhận này có phần lệch lạc Trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ và người lớn không phải lúc nào cũng thấu hiểu được nguyện vọng, tình cảm của trẻ thơ

Theo quan niệm duy vật biện chứng thì “ trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ lại Sự khác nhau giữa trẻ em và người lớn là sự khác nhau về chất Trẻ

Trang 17

12

em là trẻ em, nó vận động và phát triển theo quy luật của trẻ em Ngay từ khi cất tiếng khóc chào đời, đứa trẻ đã là một con người, một thành viên của xã hội”

Như vậy, có thể hiểu thiếu nhi là một thành viên xã hội, một con người

có tâm hồn phong phú và tính cách đặc biệt Lứa tuổi thiếu nhi suy nghĩ, tưởng tượng không như người lớn Để thấu hiểu thế giới rộng lớn ngây thơ của các em, người lớn phải nhạy cảm và nắm bắt được ngôn từ đặc biệt Như thế, mới có thể gần gũi và hòa nhập tâm lý lứa tuổi thiếu nhi

Theo cách hiểu phổ biến hiện nay thì văn học thiếu nhi là những tác phẩm văn học phục vụ độc giả thiếu nhi Rõ ràng cách hiểu này đã mở rộng ra rất nhiều đường biên của khái niệm, không chỉ còn bó hẹp là viết về lứa tuổi trẻ em mà còn là tất cả các lĩnh vực đời sống mà các em hướng tới Thậm chí

đó có thể là tác phẩm viết về người lớn nhưng vẫn thuộc phạm vi quan tâm của các em Chính vì lý do này mà ở một số nước châu Âu, đặc biệt là Pháp,

Thụy Điển… thì danh mục sách dành cho trẻ em vẫn có những Truyện cổ tích của Andersen, Rô-bin-xơn Cru-xô của Đê-phô, Gu-li-vơ du ký của Gi Xuýp,

Túp lều bác Tôm của Bi-chơ Xtâu… Những cuốn này, ở những nước ấy cũng

được rất nhiều trẻ em tìm đọc

Một nét đặc trưng của tâm lý trẻ thơ là rất giàu mơ mộng, tưởng tượng, liên tưởng… Do vậy, một trong những tiêu chuẩn của tác phẩm văn học thiếu nhi là phải sáng tạo ra một thế giới mới khác với thế giới thực để hấp dẫn các

em Đối tượng mô tả không chỉ là chính bản thân trẻ em mà còn là thế giới loài vật, là thế giới người lớn… nhưng được nhìn nhận qua lăng kính các em, được các em thích thú tìm hiểu

Nhưng dù ở đâu, thế giới hay Việt Nam; ở thời kỳ nào, cổ đại, trung đại hay hiện đại thì người ta vẫn rất chú ý tới phẩm chất của một tác phẩm văn học thiếu nhi, thể hiện ở tính giáo dục và tính nhận thức Văn học thiếu nhi châu Âu thế kỷ XIV đến XVI, đặc biệt ở thời Khai sáng rất chú ý tới tính giáo

Trang 18

13

huấn Truyện cổ tích nước ta và các tác phẩm thời trung đại mang tính răn đời như Gia huấn ca (tương truyền của Nguyễn Trãi) hay Thập ân (hát chèo)… cũng đậm tinh thần giáo huấn Đầu thế kỷ XX trở lại đây thì văn học thiếu nhi thế giới lại nghiêng về nhận thức, tăng cường sự hiểu biết cho đối tượng độc giả trẻ này

Một trong những nét tính cách trẻ mới lớn là bắt chước người lớn Do vậy văn học thiếu nhi ở đâu cũng thế, thời nào cũng thế là luôn sáng tạo ra những hình tượng mang tính tấm gương Đó không chỉ là hình tượng con người

mà có thể là hình tượng thiên nhiên, loài vật… nhưng chuyển tải được bài học làm người về cách rèn luyện, cách ứng xử…Điều này lại quy định văn học thiếu nhi cũng rất đa dạng về thể loại, là văn xuôi, là thơ, là kịch, là cổ tích, thần thoại, ngụ ngôn… Văn học thiếu nhi có rất nhiều đặc trưng, trong đó tính giáo dục là đặc trưng quan trọng nhất, sống còn nhất Quan điểm sáng tác của người viết và đặc điểm nhận thức, tâm lí của đối tượng tiếp nhận là những căn

cứ giúp sinh viên lí giải tầm quan trọng của đặc trưng này Lưu ý, văn học thiếu nhi thực hiện chức năng giáo dục bằng con đường chính thống của văn chương,

đó là giáo dục bằng tình cảm thông qua hệ thống hình tượng Do đó, tính giáo dục được thể hiện một cách mềm mại, không khô khan, cứng nhắc

1.2.2 Truyện viết cho thiếu nhi

Truyện là “một tác phẩm văn học miêu tả tính cách nhân vật và diễn

biến của sự kiện thông qua lời kể của nhà văn” Trong văn học hiện đại thì truyện là một khái niệm chỉ các tác phẩm tự sự có cốt truyện như truyện kí, tiểu thuyết

Truyện viết cho thiếu nhi không giống như truyện viết cho người lớn Độc giả ở lứa tuổi này bé nhỏ, mong manh, nên cần có những tác phẩm văn học phù hợp với tâm sinh lí các em Truyện viết cho thiếu nhi phải thật gần gũi với cuộc sống, gần gũi với suy nghĩ của các em thiếu nhi là những cậu bé,

Trang 19

14

cô bé dễ tin, dễ tưởng tượng Theo nhà nghiên cứu Vân Thanh “chân thật

trong từng chữ, từng câu, trong cảm xúc, suy nghĩ, hành động của nhân vật và quan trọng hơn là chân thật, nghiêm túc trong vấn đề của thực tại, trong

những quy luật chi phối cuộc sống hàng ngày” Có thể thấy, điều quan trọng

khi viết truyện cho thiếu nhi là các nhân vật, hoàn cảnh hành động phải có sức thuyết phục Tâm hồn trẻ em vốn nhạy cảm nên các em dễ vui và cũng dễ buồn cùng nhân vật Tác phẩm thiếu nhi muốn có tính thuyết phục thì người viết phải lựa chọn được góc độ và cách nói phù hợp với tầm hiểu biết, sự quan tâm thích thú của lứa tuổi các em

Nội dung truyện viết cho thiếu nhi phải trong sáng, phong phú và toàn vẹn Bởi cá em còn nhỏ, chưa hiểu được những ý nghĩa sâu sắc của thời đại, của tâm hồn con người Nhưng các em có nhu cầu khám phá cuộc sống, tìm hiểu quá khứ, hiện tại Với các em trang sách mở ra viết về cuộc sống Đọc sách các em biết thêm điều mới mẻ, học những tấm gương tốt, những lời khuyên hay Vì thế mà truyện viết cho thiếu nhi không dễ Nhà văn khi sáng tác phải thật sự hòa mình, biết đứng ở vị trí của trẻ thơ, hiểu được tâm lí của các em Truyện viết cho thiếu nhi thành công khi truyện thu hút các em, thỏa mãn những vấn đề mà các em đang nghĩ, những mong muốn, mà các em đang

ấp ủ Lật giở những trang sách, các em sẽ lưu giữ những hình tượng nhân vật, giúp các em tìm thấy niềm vui, niềm tin Hành động của nhân vật mà các em thích sẽ tồn tại trong trí nhớ của các em Đồng thời còn là hình mẫu để các em học hỏi và noi gương, tác phẩm văn học có tác động sâu xa trong nhận thức

và trí nhớ của trẻ Vì thế đòi hỏi người cầm bút phải thật sự có tâm, có ý thức trách nhiệm lớn lao

Văn học viết cho thiếu nhi thực sự gần gũi với cuộc sống, gần gũi với tâm

lý, suy nghĩ, tình cảm của trẻ em Các tác phẩm văn học có giá trị lâu nay đều mang lại cho các em cách nhìn nhận, tiếp cận cuộc sống toàn diện và sâu sắc hơn

Trang 20

15

Tô Hoài đến với truyện thiếu nhi một cách rất tự nhiên: trước cách

mạng tháng 8 – 1945, Dế mèn phiêu lưu kí của Tô Hoài ra đời khi tác giả mới

17 tuổi Với tác phẩm tiêu biểu này Tô Hoài được đánh giá là nhà văn đầu tiên bắt đầu dòng văn học viết cho thiếu nhi ở Việt Nam Ông quan niệm khi viết truyện cho thiếu nhi là phải làm cho thiếu nhi thích bằng những câu chuyện vui, hóm hỉnh, sinh động và quen thuộc, gần gũi với các em Ông cũng cho rằng dù viết cho thiếu nhi hay người lớn cũng phải giải thích Điều đặc biệt trong những tác phẩm của Tô Hoài lúc nhỏ đọc đã thích nhưng mới hiểu được một phần, sau này lớn lên, vẫn độc giả ấy lại đọc lần nữa, tự tìm ra những cái hay mới Người lớn cũng từng trải càng ngẫm những điều hay trong tác phẩm Tô Hoài:

Tô Hoài thường căn dặn lớp nhà văn viết cho thiếu nhi rằng phải làm sao để tính chất giáo dục trong chuyện không được quá lộ liễu, phải khiến các

em thiếu nhi tự nhận thức được hành động đúng sai của mình như nhân vật

Dế Mèn tự nhận thức mình Từ một kẻ hung hăng, thích bắt nạt người khác, chú đã biết yêu thương mọi người, bảo vệ kẻ yếu Trong cuộc chu du, nhân vật dế mèn tự khai sáng, tâm hồn chú đã trở nên nhân hậu với mong muốn

một thế giới đại đồng “ muôn loài cùng là anh em” Dế mèn phiêu lưu kí đã

miêu tả một xã hội loài vật mang dáng dấp xã hội con người Xã hội có kẻ

nhút nhát, có kẻ hung hăng, có những nhân vật “ ếch ngồi đáy giếng” với

những tư tưởng bảo thủ, thích đấu đá, chèn ép lẫn nhau…

Trong suốt cuộc đời, nhà văn luôn đau đáu với dòng văn học thiếu nhi, ông thường chia sẻ với các nhà văn phải luôn hướng về thiếu nhi, viết cho thiếu nhi Theo ông trẻ em phải được tiếp xúc, với tinh hoa văn học từ bé và sớm hình thành thói quen đọc sách, vì nền văn học cho thiếu nhi thể hiện tương lai của cả ngành sách và xuất bản

Trang 21

16

Viết cho thiếu nhi từ năm 17 tuổi đến năm 80 tuổi, Tô Hoài vẫn trăn trở với các tác phẩm văn học dành cho trẻ em của mình Ông khai thác vốn dân

tộc, kể lại các câu truyện cổ tích bằng ngôn từ mới với các tác phẩm như Ông

trạng chuối, Quả dưa đỏ, Nỏ Thần, Nhà chử…Các tác phẩm của Tô Hoài rất

phong phú đa dạng, cách dùng từ rất tinh xảo, vừa dân dã, vừa thượng lưu, vừa tinh tường lại vừa giản dị Trẻ em đọc những tác phẩm của Tô Hoài sẽ

được thưởng thức những “ bữa tiệc về ngôn ngữ” làm dầy thêm vốn từ tiếng

Việt của các em

1.3 Hai giai đoạn sáng tác của Tô Hoài

1.3.1 Giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám

Tô Hoài bước vào nghề văn từ năm 16-17 tuổi Ông được đăng một số

bài thơ trên báo Tiểu thuyết thứ bảy” ( Tiếng reo ) “ những bài thơ đăng trên

báo gợi một thứ tình cảm lãng mạn nhẹ nhàng không khác gì loại thơ lãng mạn phổ biến đương thời, ở một vài tứ thơ có khi cũng hay nhưng vần điệu kém, câu thơ vụng về”, sau đó Tô Hoài đến với văn xuôi

Tác phẩm của Tô Hoài trước cách mạng tháng Tám: Nước lên, Dế mèn

phiêu lưu kí (1941), Quê người (1941), O chuột (1942), Giăng thề ( 1943), Nhà nghèo (1944), Xóm giếng ngày xưa ( 1944), Cỏ dại ( 1944) Nhìn chung

tác phẩm của Tô Hoài trước cách mạng có thể phân thành 2 loại chính là: truyện về loài vật và truyện về nông thôn trong cảnh nghèo đói

Sau truyện ngắn đầu tay “Nước lên” in ở Hà Nội tân văn nói về số phận bi

thảm của người nông dân ngoại ô trong mùa lũ, thì ông còn được đăng trên các

báo một số truyện nữa Nhưng phải đến 1941, khi viết “ Dế mèn phiêu lưu kí” ,

cái tên Tô Hoài mới được nhiều bạn đọc chú ý, đặc biệt tác phẩm này là một bài học có tầm ảnh hưởng lớn đối với nhiều thế hệ, từ người già, thanh niên và nhất

là trẻ em Ở mỗi lứa tuổi tiếp nhận câu chuyện dưới góc độ khác nhau, tác phẩm

kể về những cuộc phiêu lưu kì thú của chú Dế mèn cường tráng, mạnh mẽ, giàu

Trang 22

17

chất lí tưởng, đã góp phần thức tỉnh ước mơ và giục giã tuổi trẻ thành công Bằng cách quan sát tinh tế về loài vật, kết hợp với những nhận xét thông minh, hóm hỉnh, nhà văn đã lôi cuốn các em vào thế giới loài vật bé nhỏ, gần gũi, hấp dẫn và

kì thú qua hình ảnh của Dế Mèn, Dế Trũi như anh em kết nghĩa vườn đào sẵn sàng quên mình vì bạn, vì nghĩa lớn Bác xiến tóc trầm tư, vừa yêu đời, vừa chán đời Chị cào cào ồn ào và duyên dáng Bọ ngựa kiêu căng, ngạo mạn, Cóc huênh hoang, dở hơi Ếch thông thái Anh chàng Kỉm kìm kim cùng cậu công tử bột chim chả non có mẻ mà đầu óc rỗng tuếch…từ đời sống và tính cách của từng con vật, nhà văn nhằm bày tỏ quan niệm cuả mình về thế giới nhân sinh, về khát vọng chính đáng của người lao động, về một cuộc sống hòa bình, yên vui về tinh

thần, lòng chân thành và sự đoàn kết Chính vì vậy mà câu chuyện Dế mèn phiêu

lưu kí không chỉ có ý nghĩa cho trẻ em, mà còn cả cho người lớn và cho xã hội

Truyện viết về loài vật dành cho thiếu nhi chiếm một vị trí quan trọng trong sự nghiệp sáng tác của Tô Hoài Viết về loài vật, nhiều truyện của Tô Hoài sử dụng hình thức đồng thoại: Hình thức này mang đến một sắc thái riêng cho truyện về loài vật dành cho thiếu nhi Truyện viết về loài vật của Tô Hoài lại mang đến cảm quan sinh hoạt- phong tục như đời sống con người Khi viết về loài vật Tô Hoài đã dành khá nhiều trang thể hiện về họ nhà chuột như: chuột nhắt, chuột cống, chuột cộc, chuột bạch, chuột chù… Trong số

những truyện viết về chuột thì truyện “Gã chuột bạch” đã để lại cho người đọc bao điều suy nghĩ Cuộc đời vợ chồng chuột bạch là “ vởn vơ tìm những

hạt gạo tẻ mà người ta rắc và một cái đĩa ở đáy lồng”, là “ đánh vòng dựa vào lồng ngủ đứng” Ngay cả khi có dịp ra khỏi lồng chúng vẫn không lấy gì

làm thích thú mà “ ngơ ngác nhìn quanh quẩn Như là họ hít phải cái không

khí lạ Như là họ chẳng quen bò giữa nơi khoáng đãng Và họ lại nối đuôi nhau thơ thẩn, từ từ bò vào, cũng như lúc bò ra”

Trang 23

18

Nhiều loài vật khác qua cách miêu tả của Tô Hoài tạo dấu ấn lâu bền

trong độc giả Đó là gã mèo mướp “ lừ đừ nghiêm nghị tựa như thầy dòng, trên

mình có khoác bộ áo thâm Hắn có cái cốt cách quí phái và trưởng giả, lúc nào cũng nghĩ ngợi như sắp mưu toan việc gì ghê gớm lắm” Đó là cậu gà trống gi,

bé nhỏ sống côi cút một thân một mình, thuở nhỏ nhưng khi lớn lại có “bộ măt

khinh khỉnh ta đây và cũng rất đa tình,có tật mê gái, như cái tính chung của loài gà – cả của loài người khi lớn lên, bỏ nhà ra đi vì ái tình, hay để quên đi ái tình cũ để lần mò đi tìm một vài ái tình khác” Với chàng gà chọi “ nhất sinh chỉ có một nghề đi đánh nhau cho người khác xem” “ lúc nào cũng chỉ ngứa ngáy chân tay”, quả không đủ chữ nghĩa để “ tả cái oai lẫm liệt của chàng”

Chàng ta không thiết gì đến con gái, trong đầu “ chỉ đen những ý tình ma

chuột”, hay “đi ve gái thế mà khi một cuộc bể dâu” xuất hiện, họ nhà gà chết

dần , chết mòn, chàng gà chọi dù anh hùng, lẫm liệt nhưng rồi cũng “ tắc thở”

để lại một mình chị gà mái ra lại vào Ngẩn ngơ với vợ chồng “ đôi gi đá”, “

như vợ chồng quê mới rủ nhau lên tỉnh Họ lờ khờ ngẩn ngơ, xấu xí, nghĩa là đặc nhà quê” Chúng cần mẫn xây tổ ấm, sống hạnh phúc, “ bình lặng, chịu khó, ít ồn ào” chờ ngày đẻ trứng, chờ ngày trứng nở, chờ những đứa con lớn

lên từng ngày thế rồi tết đến, tiếng pháo nổ mùa xuân về, vô tình đã làm tan

nát gia đình chúng Nghe tiếng pháo “ khinh khỉnh nổ vang động trong cây cả

nhà cuống cuồng bay đi” Cuộc sống của vợ chồng đôi gi đá rồi sẽ như thế nào

Còn mụ ngan với cái tính ngu dốt, chậm chạp đến mức những đứa con của mình gặp nạn, hay bị chết vẫn vô tình , thản nhiên Kể cả khi bị đả, bị đuổi

đánh, “bị bỏ tù” thì “ chúng vẫn không hiểu chi” Hơn thế nữa khi chồng mụ bị làm thịt, mụ vẫn thản nhiên, mụ ngan chỉ nhớ rõ “ khi có hạt ngô đo đỏ, hạt

thóc vàng vàng, tàu lá xanh xanh thì xô đến mà khởi sự ăn”

Mỗi con vật trong thế giới loài vật của Tô Hoài có số phận khác nhau:

tiểu thư chuột ( Đám cưới chuột) bất hạnh bị khước hôn, từ đó tiểu thư chuột

Trang 24

19

chỉ “ héo hắt đi rồi chết già chẳng ai buồn lấy, chẳng ai rước đi cho Là vì cô

đỏng đảnh khinh người làm bộ quá Làm bộ mãi thì đời làm bộ trả” Vợ

chồng lão trê ( Trê và cóc ) khôn ngoan xảo quyệt tính cướp đàn con vợ

chồng cóc Kết cục vừa không có con, lại phải chung thân trong bùn lầy đáy

ao Câu chuyện là bài học mang tính giáo dục, người sống tốt sẽ được hưởng hạnh phúc, kẻ gian xảo cuối cùng sẽ bị trừng trị thích đáng Truyện còn là lời

lí giải cho trẻ em biết lí do vì sao trê không bao giờ ăn nổi trên mặt nước

Trong những câu chuyện về vùng ngoại ô Hà Nội, ta thấy nhân vật chủ yếu là người nông dân, thợ thủ công suốt ngày lam lũ, điêu đứng với miếng cơm manh áo Khác với nhiều nhà văn hiện thực phê phán cùng thời, Tô Hoài không

để cập đến những mâu thuẫn quyết liệt, không miêu tả những nhân vật độc đáo phi thường, Tô Hoài viết về những nhân vật đời thường với những con người đời thường bình dị, tâm hồn giản dị, không ước vọng cao xa, họ yêu cuộc sống bình

dị và muốn sống mãi với nó Trong cảm quan sáng tác của Tô Hoài, con người ít

bị đẩy đến tận cùng của những đau thương sầu thảm Con người trong sáng tác của ông có những đau thương khổ đau, có niềm bất hạnh, thậm chí có cả tha hóa,

nhưng trong mỗi con người phần thiên lương vẫn còn tiềm ẩn Cái Gái (Nhà nghèo) chẳng may bị rắn độc cắn trong một chiều đi bắt nhái, mụ Hối ( Ông cúm bà co) bỏ lại hai đứa con thơ bị bệnh nặng nhà nghèo, “trong nhà không có lấy một xu nhỏ chữa bệnh, lão lái Khế ( Khách nợ) chết thảm vì bị chó cắn, anh Thoại ( Quê người) đói kém vì bị nợ nần dẫn đến gia đình bất hòa, đánh vợ để

rồi lại day dứt ân hận, xót xa thương cảm cho số phận của mình và vợ con mình

Tô Hoài cảm nhận sâu sắc tấm lòng tha hương của con người trong cảnh loạn li

Bức tranh sinh hoạt của Tô Hoài mang một sắc thái riêng, nó êm ả, bình yên, ở đó có những người ở cùng một làng, cùng làm một nghề, cùng sinh hoạt với những phong tục, cùng quan tâm đến nhũng vui buồn hay dở trong cuộc đời tự nhiên của nó

Trang 25

20

1.3.2 Giai đoạn sau Cách mạng tháng Tám

Cách mạng tháng Tám thành công, Tô Hoài cũng như nhiều văn nghệ

sĩ khác cùng thế hệ, tích cực tham gia kháng chiến Ông có mặt trong nhiều chiến dịch với tư cách là phóng viên mặt trận Hiện thực cách mạng và con người cụ thể đã trở thành đối tượng trực tiếp của những trang viết và sâu sắc hơn đã trở thành máu thịt gắn bó với tình cảm máu thịt của tác giả

Năm 1952, sau chuyến đi theo bộ đội giải phóng lên Tây Bắc, Tô Hoài

đã cho ra đời tập “truyện Tây Bắc” gồm ba tác phẩm: Mường Giơn, Cứu đất

cứu mường, Vợ chồng A Phủ Tập truyện này kể về cuộc sống bị áp bức, đau

khổ của đồng bào các dân tộc Tây Bắc và quá trình vùng dậy giải phóng mình dưới sự lãnh đạo của Cách mạng Đây là tác phẩm xuất sắc về miền núi Tập truyện được giải nhất về văn xuôi của Hội văn nghệ Việt Nam (1956) Năm

1967, Tô Hoài công bố tiểu thuyết Miền Tây Đến năm 1970 tác phẩm này

được tặng giải thưởng Hội nhà văn Á – Phi Ngoài ra Tô Hoài còn có tập

truyện viết về những tấm gương anh hùng tuổi trẻ vùng cao như truyện Kim

Đồng (1946), Vừ A Dính (1952), Tuổi trẻ vùng cao Hoàng Văn Thụ (1971)

Bút ký Lên Sùng Đô giới thiệu về những cán bộ người H’mông tích cực tham

gia đổi mới và người anh hùng nông nghiệp Giàng A Thào

Tô Hoài vẫn tiếp tục về đề tài Hà Nội và làm nên ba bộ tiểu thuyết về vùng ngoại thành từ khi Pháp xâm lược đến Cách mạng tháng 8 thành công Đó là

truyện Quê Người (1942), Mười năm và Quê nhà (1980) Truyện Quê Nhà phản

ánh phong trào đấu tranh quyết liệt của người dân những năm đầu Pháp chiếm Hà

Nội Mười Năm diễn tả sự thay đổi lớn trong cuộc sống của con người mà Cách

mạng mang lại từ thời kỳ Mặt trận dân chủ (1936-1939) đến Cách mạng tháng 8 Tác phẩm này ra đời gây nhiều tranh cãi trong giới phê bình văn học Ngoài ra Tô

Hoài còn có tập truyện ký Người ven thành (1972), tập Chuyện cũ Hà Nội (1988)

kể về những chuyện liên quan đến Hà Nội lúc bấy giờ

Trang 26

21

Ngoài Cỏ dại viết trước Cách mạng tháng 8, sau này Tô Hoài còn có

Tự truyện (1978), Những gương mặt (1988), Cát bụi chân ai (1992), Chiều chiều (1998) Và thành công hơn cả là Cát bụi chân ai và Chiều chiều, ba người khác, chuyện cũ Hà Nội…

1.4 Phong cách Tô Hoài từ góc nhìn tiểu sử

1.4.1 Gia đình và xã hội

Tô Hoài tên thật là Nguyễn Sen, ông còn có nhiều bút danh khác như

Mắt Biển, Mai Trang, Duy Phương, Hồng Hoa ( dùng cho viết báo ) Ông

sinh ra ( 07-09-1920) và lớn lên trong một gia đình thợ thủ công nghèo ở làng Nghĩa Đô, phủ Hoài Đức nay là phường Nghĩa Đô - quận Cầu Giấy,

Hà Nội Cuộc sống nghèo khó đã khiến nhà văn vất vả trong chuyện mưu sinh Tuổi thơ của Tô Hoài không mấy êm đềm Tô Hoài gần gũi với ông

bà ngoại và các dì Từ bé, chàng Sen đã chứng kiến cảnh ông ngoại nghiện rượu thường chửi, đay nghiến bà ngoại Nhưng lúc thường ông lại rất hiền lành âu yếm kể cho cậu bé Sen nghe biết bao câu chuyện ngày xưa… Bà

ngoại là người cam chịu nhưng cũng lắm điều nhiều lời “ không bao giờ im

đưa đến những cuộc xô xát thường xuyên xảy ra” Đối với Tô Hoài bà

ngoại lại hết mực yêu thương chiều chuộng Ngày đầu tiên đi học bà dỗ dành đưa cháu đến tận trường, thậm chí còn ngồi cạnh cháu đến khi trống tan, bà lại dắt cháu về Trong kí ức của Tô Hoài trường học đặt ở một nơi

đặc biệt “cái trường là một gian giải vũ đình làng Yên Thái Ngoài sân có

hai con rồng đá chầu hai bên Dọc theo con rồng đá ra ngoài đối mặt với nhau, thông luôn hai cái hành lang, một hành lang để cỗ đòn đám sơn then, một chiếc văng vong gỗ mộc, những đồ tống chung của hàng thôn Bên kia là trường học”

Và các dì, cuộc sống quẫn bách nên cũng không còn thuần khiết như xưa nữa, cũng cãi lại cha mẹ, cũng tình ý với thầy giáo làng Cái không khí

Trang 27

22

gia đình đến phiên chợ thật nặng nề: “nhà người ta phiên chợ bán được hàng

thì vui, nhà tôi ngày chợ không sinh chuyện này thì sinh chuyện khác Hàng ít lại còn xấu, không đều, mặt hàng ngùn ngụt nên không ai mua Thế là xảy ra những xô xát giữa bà ngoại và các dì”

Tô Hoài học hết bậc tiểu học, bắt đầu ngày tháng lêu lổng, rồi cũng như những thanh niên trong làng khác, Tô Hoài sớm trở thành anh thợ cửi Hai bên nội ngoại của Tô Hoài đều nghèo cả, cũng chẳng có truyền thống văn chương mà chỉ trang bị cho nhà văn những trải nghiệm về cảnh nghèo đói, quẫn bách Tuy chưa đến tận đáy xã hội nhưng cũng đủ thấm đẫm nỗi vất vả

vì cơm áo gạo tiền…Tất cả những ngày ấu thơ nghèo đói, tối tăm ấy về sau trở thành chất liệu quan trọng trong sự nghiêp sáng tác của Tô Hoài Tuy viết lâu năm, viết nhiều cho đến tận bây giờ chúng ta vẫn thấy đề tài chủ yếu của

nhà văn vẫn là viết về ngoại thành Hà Nội, trong Tự truyện tác giả viết: “Ở

trong làng, xung quanh cứ tự nhiên mà vào mình, và đã lớn lên, đã sống và hoạt động trong đó Còn kỉ niệm nào sâu sắc hơn những việc mà chính mình

đã từng trải”

Hoàn cảnh gia đình khó khăn Tô Hoài lại lận đận trong mưu kế sinh nhai Ông phải kiếm sống bằng nhiều nghề khác nhau như: thợ cửi, bán hàng, phụ kế toán, coi kho cho hiệu buôn giầy, dậy học…và còn phải sống qua những ngày thất nghiệp đói ăn, không một đồng xu dính túi Tô Hoài vừa học vừa đi làm, đọc sách và tập viết văn, ông bắt đầu sự nghiệp sáng tác của mình bằng một số bài thơ lãng mạn, sau đó ông nhanh chóng chuyển sang viết văn xuôi theo xu hướng hiện thực và Tô Hoài đã gặt hái được rất nhiều thành công

Tô Hoài sớm giác ngộ cách mạng Năm 1938, Tô Hoài tham gia phong trào Ái hữu thợ dệt, làm thư kí Ban trị sự hội Ái hữu thợ dệt Hà Đông Rồi tham gia phong trào thanh niên phản đế Năm 1943 tham gia tổ chức Văn hóa cứu quốc ở Hà Nội

Trang 28

Ngoài ra Tô Hoài còn tham gia nhiều hoạt động xã hội khác nhau: Đại biểu quốc hội khóa VII, Phó Chủ tịch Ủy ban đoàn kết Á – Phi, Phó Chủ tịch Hội hữu nghị Việt - Ấn, Ủy viên Ban chấp hành Hội hữu nghị Việt – Xô

Ngoài mấy bài thơ sáng tác khi mới vào nghề Tô Hoài chuyên viết văn xuôi: kí ( bút kí, hồi kí, chân dung ), truyện ngắn, tiểu thuyết Nhiều sáng tác của Tô Hoài đã được dịch ra các thứ tiếng nước ngoài như Nga, Trung Quốc, Pháp, Ba Lan, Séc, Đức,…

1.4.2 Hành trình sáng tác đến với độc giả thiếu nhi

Tô Hoài là một nhà văn giàu trải nghiệm thực tế từ cuộc sống Tô Hoài sớm thành công và có chỗ đứng cao trong nền Văn Học Việt Nam Đề tài viết cho thiếu nhi luôn được ông coi trọng

Tô Hoài sinh ra lớn lên ở Hà Nội, nơi làng quê nghèo có nghề thủ công truyền thống là dệt lụa và làm giấy, những đường thôn ngõ xóm, những căn nhà đơn sơ luôn vẳng ra tiếng khung cửi lách tách, những tàu reo, róc rách nước đêm khuya… Đó là môi trường sinh sống và trưởng thành của nhà văn Ông đã chứng kiến cảnh quê nghèo từng ngày thay đổi, để Tô Hoài đưa đời sống thực vào những câu chuyện đời thường của ông Tô Hoài vừa đi học, vừa đi làm, lại rất tích cực tham gia các hoạt động xã hội Nhà văn sớm bị cuốn vào không khí sôi nổi của những năm tháng cả nước đấu tranh Sau này

Tô Hoài đã bộc bạch chân thành qua Tự truyện: “ thời kì ấy phong trào mặt

Trang 29

24

trận dân chủ Đông Dương rầm rộ lôi cuốn thanh niên giác ngộ, chính trị Làng quê nhỏ bé của tôi cũng sôi nổi trong cơn lốc cách mạng” “Ngay trên bãi nhãn mà năm trước tôi còn đi đào dế, năm nay tôi là thanh niên hăng hái

dự những buổi họp Ái hữu thợ dệt và tham gia chống thuế, chồng đồn bãi nhãn bán lấy tiền cho hương lý chè chén… Sự trải biết của tuổi thơ và hành động đấu tranh của chúng tôi lúc ấy Dế mèn, dế trũi đều được tôi phú cho những đường nét tư tưởng xã hội của tôi, của thời đại tôi đương sống”

Tô Hoài đến với truyện thiếu nhi rất tự nhiên, có thể gọi là tất yếu, dường như ông sinh ra để viết truyện trẻ em và viết cho trẻ em Mọi mặt góc cạnh, nề nếp và truyền thống đều mang bóng hình tuyệt vời trong cổ tích Nghe cổ tích, ngẫm cổ tích, thấy được và cắt nghĩa được căn cơ ta tồn tại, ta sinh sôi Mỗi câu chuyện, mỗi nhân vật hoang đường đến đâu đều thấm đượm

ý nghĩa đời người, con người, nỗi niềm than thở bay ngàn vạn ước mong đều vẫn nảy nở từ trong tấm lòng nhân xá và đức tính hay làm cũng với nụ cười thật tươi Truyện viết cho thiếu nhi mang phong cách viết của Tô Hoài Đặc biệt đó còn là tình cảm, sự hiểu biết những trải nghiệm cuộc đời mình Ông

viết 3 bộ truyện Đảo Hoang (1980), Nỏ Thần (1982) và Nhà Chử (1985)

Đây là tấm lòng tri ân đối với ông bà tổ tiên với người đi trước Bộ truyện này cũng hướng tới gương mặt của dân tộc Việt Nam trong sâu xa của lịch sử: cải tạo thiên nhiên hoang dã, chống ngoại xâm ngoan cố, hiểm độc và khát khao một đời sống lao động ấm áp tình người

Cách mạng tháng Tám thành công đánh dấu một bước chuyển quan trọng trong tư tưởng và sáng tác của Tô Hoài Ông hòa mình vào hiện thực đời sống dân tộc, có mặt trên nhiều địa bàn, nhiều măt trận Những năm tháng

đi theo cách mạng và kháng chiến đã giúp Tô Hoài có một nhận thức mới, vốn sống mới vượt ra ngoài khuôn khổ vùng ngoại ô Hà Nội trước đây Những sáng tác ở giai đoạn này cho thấy một Tô Hoài dấn thân vào hoạt

Trang 30

25

động Trong những năm tháng theo bộ đội lên Tây Bắc, Tô Hoài đã thâm nhập thực tế vùng cao, làm cán bô địa phương, cùng ăn cùng ở với đồng bào,

các dân tộc anh em Tác giả viết: “ Ban ngày vác dao mang gùi ra rẫy, ra

nương theo bà con, vưà làm việc, vừa nói chuyện tuyên truyền, tổ chức cơ sở Đêm đêm dạy học chữ, kể truyện đời xưa đời nay, truyền bá văn minh khoa học tiến bộ hoặc quy tụ trẻ em dạy chúng hát, hoặc dệt vải sợi thô, học thổi kèn, múa vũ, học bắn ná, làm bẫy, đi săn với các thanh niên trong bản, cùng các cụ già chuyện trò, uống rượu cần…” Tô Hoài phải tập ăn các món ăn

không quen, mặc quần áo bằng vải sợi thô, nói tiếng dân tộc Từ cách ăn uống, từ thói quen, từ nếp suy nghĩ, từ phong tục tập quán cho đến tâm hồn

của đồng bào dân tộc ít người đều như thấm hẳn vào Tô Hoài (Tô Hoài - về

tác giả và tác phẩm, Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội - 2003 ) Chính vì thế mà

Tô Hoài đã viết được những trang đặc sắc trong “truyện Tây Bắc”, “Tào

Lường”, “Miền Tây” và những tác phẩm viết về tấm gương tiêu biểu của tuổi

trẻ vùng cao

Là người Hà Nội nên Tô Hoài rất am hiểu Hà Nội Nhìn vào những sáng tác viết về Hà Nội của ông, ta thấy Tô Hoài hiện ra như là pho từ điển sống về Hà Nội ở phương diện tái hiện Hà Nội thời pháp thuộc, Hà Nội những năm tháng sục sôi trước và sau cách mạng, Hà Nội khi hòa bình lập lại Ngoài vốn sống trực tiếp ông còn tích lũy qua sách báo, chịu khó quan sát ghi chép rất tỉ mỉ về những gì diễn ra hàng ngày như giá cả, mốt quần áo, bài hát, trò chơi, tiếng lóng… ông còn tham gia làm đại biểu tổ dân phố, tìm hiểu về đời sống suy nghĩ, tình cảm của người dân bình thường… đây cũng chính là những trải nghiệm, là cách thâm nhập quen thuộc của nhà văn Ngoài ra, những chuyến đi công tác nước ngoài còn giúp ông tích lũy thêm kiến thức vốn sống để đưa vào sáng tác của mình

Trang 31

26

Với hơn 65 năm bền bỉ lao động nghệ thuật Tô Hoài bao giờ cũng vậy, trước sau như một ông luôn tự vuợt mình, cái sau bao giờ cũng tìm ra cái khác trước Không ồn ào, nhà văn âm thầm lặng lẽ đổi mới một cách hiệu quả và

có tính thuyết phục cao “ gừng càng già càng cay” là như vậy Ở cả hai thời

kì trước sau cách mạng tháng 8 ông đều có mặt: Giai đoạn trước ông là một cây bút hiện thực có giá tri, có bản sắc, sau cách mạng, ông là một nhà văn dung dị, đời thuòng Các tác phẩm của ông đã phản ánh được nhiều sự kiện

dân tộc “ Nếu đóng góp của một nhà văn vào nền văn học vào đời sống tinh

thần cộng đồng là ở phong cách, ở khối lượng và chất lượng tác phẩm thì có thể nói Tô Hoài là một trong những đời văn đẹp nhất của văn học Việt Nam đương đại” [ 45; 206]

Tiểu kết

Phong cách nghệ thuật Tô Hoài hình thành trong quá trình sáng tác Phong cách nghệ thuật không chỉ là sự tổng hợp những yếu tố hiển thị trên văn bản tác phẩm mà còn bắt nguồn tiềm ẩn từ trong cấu trúc tâm - sinh lý nhà văn Phong cách Tô Hoài bị quy định bởi những yếu tố từ hoàn cảnh xuất thân, môi trường sống và hoạt động xã hội của nhà văn Chính vì vậy, việc nghiên cứu tiểu sử, nghề nghiệp mưu sinh, lịch trình sáng tác của nhà văn như chúng tôi tiến hành ở phần trên là việc làm cần thiết

Phong cách nghệ thuật Tô Hoài trong truyện viết cho thiếu nhi được bộc lộ qua nhiều yếu tố, từ nội dung đến hình thức nghệ thuật, từ thế giới hình tượng đến hàng loạt các yếu tố thi pháp Có bao nhiêu yếu tố nội dung và thi pháp thì có ngần ấy yếu tố biểu hiện phong cách đặc thù của nhà văn Tuy vậy phong cách không bộc lộ đồng đều, bình quân trong mọi yếu tố Có những yếu tố bộc lộ nổi trội, rõ rệt, có những yếu tố chỉ thể hiện nhạt nhòa Do vậy chúng tôi cố gắng tìm những yếu tố cơ bản, bộc lộ rõ rệt nhất phong cách nhà văn Đó là các yếu tố thuộc về nội dung ( bao gồm: đề tài - hệ thống nhân vật

Trang 32

27

nằm trong thế giới nghệ thuật đặc thù của nhà văn) và các yếu tố thuộc về hình thức nghệ thuật ( như người kể chuyện và ngôn ngữ truyện thiếu nhi) mà chúng tôi sẽ trình bày trong hai chương tiếp theo

CHƯƠNG 2

PHONG CÁCH TÔ HOÀI TỪ GÓC NHÌN “THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT”

Có nhiều định nghĩa khác nhau về phong cách nghệ thuật của nhà văn

Trong các bài viết Về khái niệm phong cách cá nhân của nhà văn (Tạp chí Văn học số 1/1997), Một số khuynh hướng nghiên cứu phong cách (Tạp chí

Nghiên cứu Văn học số 5/2006) nhà nghiên cứu văn học Tôn Thảo Miên đã khái quát các vấn đề thuộc phạm trù nghiên cứu của phong cách như: phong cách thời đại, cá tính sáng tạo của nhà văn, thế giới quan và tài năng, vấn đề bút pháp, vấn đề ngôn ngữ Và cuối cùng tác giả kết luận: "Phong cách là sự thống nhất trọn vẹn của nội dung và hình thức, nó tạo nên nét riêng độc đáo của mỗi tác phẩm, đồng thời cũng là nét riêng để phân biệt tác giả này với tác giả khác, thời đại này với thời đại khác." Nếu như phong cách được hiểu như

là “nét riêng độc đáo”, là “nét khu biệt” thì nét đó bộc lộ rõ nhất trong thế giới nghệ thuật mà nhà văn kiến tạo Trong truyện ngắn, tiểu thuyết và các thể văn xuôi tự sự nói chung, nét phong cách của nhà văn bộc lộ qua cách lựa chọn đề tài, phạm vi hiện thực mà nhà văn yêu thích, mô tả, đặc biệt là bộc lộ qua hệ thống nhân vật mà nhà văn xây dựng

2.1 Loại truyện viết cho thiếu nhi của Tô Hoài

Đối với truyện thiếu nhi cũng như truyện cho người lớn, Tô Hoài đã sử dụng tài năng quan sát, khả năng miêu tả chi tiết, tinh tế, huy động mọi vốn hiểu biết trực tiếp và gián tiếp và bằng một lối văn trong sáng, giàu hình ảnh,

Trang 33

28

những từ ngữ chính xác, ông đã chinh phục các bạn đọc nhỏ tuổi và cả những người lớn tuổi Ông xứng đáng được tôn vinh là cây đại thụ văn học thiếu nhi của Việt Nam

Tô Hoài viết nhiều truyện cho thiếu nhi, tựu trung lại tác phẩm của ông chia làm các loại sau:

- Tự truyện

- Truyện về loài vật

- Truyện quê hương đất nước

- Truyện viết lại

2.1.1 Tự truyện

Đọc hồi kí của Tô Hoài chúng ta nhận thấy bên canh việc nâng niu gìn giữ những kí ức về tuổi thơ, tác giả tỏ ra có một khả năng suy nghĩ, ý thức độc lập về cuộc sống hiện tại Thời gian luôn minh chứng và chọn lọc, tôn vinh

những gì sâu lắng nhất Những trang viết của Tô Hoài trong Tự truyện là

những chi tiết điển hình, là những cảm xúc những hình ảnh ấn tượng, dễ xúc

động, dễ đi vào lòng người Tự truyện ông có 5 tác phẩm: Cỏ dại, Mùa hạ đến

mùa xuân đi, Những người thợ cửi, Đi làm, Hải Phòng

Với lối viết tự tin đằm thắm, chân thành, Tô Hoài viết về chính mình,

một cậu bé sinh ra và lớn lên ở vùng ven thành phố Tác phẩm Cỏ dại kể về

chuyến hành hương vào thành phố của cu Bưởi Cu Bưởi sớm phải rời xa gia đình đi ở cho người thân Gọi là đi học nhưng thực chất cuộc sống của

cậu trôi qua tẻ nhạt trong một cửa hàng nhỏ Đọc Cỏ dại, người đọc nhận ra

cuộc sống buồn tẻ của cậu bé nghịch ngợm ưa cuộc sống sôi động Tô Hoài rất tự tin khi đưa những câu chuyện buồn, những trang đời thật vào trang viết Tài năng tinh tế, tâm hồn nhạy cảm, cùng với bản lĩnh người cầm bút, ông mang đến cho người đọc những cảm xúc đến ứa nước mắt Hồi kí của

Tô Hoài được viết bằng lối văn gọn gàng, chặt chẽ Nhà văn viết về tuổi

Trang 34

29

thơ của mình bằng cảm xúc chân thành Kí ức thời thơ ấu đã làm nên nhiều

giá trị thuyết phục trong Cỏ dại Thành công của Tô Hoài là tạo ra sức lôi

cuốn với người đọc bằng những chi tiết mộc mạc bình dị Cái hay của nhà văn là dẫn dắt một cu Bưởi ngoài đời thực vào trang viết Một Cu Bưởi

trong sáng ngây thơ làm nên Cỏ dại “Cỏ dại của Tô Hoài kể lại quảng đời

thơ ấu của tác giả đã để lại ấn tượng khó phai mờ trong lòng người đọc về nỗi buồn mênh mông cuả những kiếp người về cảnh vật thôn quê, kẻ chợ nhiều lam lũ”

Chúng ta nhận thấy trong tác phẩm hồi ký về những cuộc đời, những thân phận, những miền quê đổ nát Tô Hoài luôn là người tôn trọng sự thật khách quan, ông viết bằng cảm xúc, bằng lý trí và bằng suy nghĩ Những chi

tiết ông đưa vào tác phẩm đều có sự chọn lọc kĩ lưỡng Ba mươi năm sau “Cỏ

dại” Tô Hoài viết Mùa hạ đến mùa xuân đi Tiếp tục viết về Cu Bưởi những

năm tháng đến trường với hình ảnh người thầy và lũ bạn nghịch ngợm trở về nguyên vẹn Giọng văn ngộ nghĩnh, cảm động đã đưa những kỉ niệm đến gần

với người đọc Mùa hạ đến mùa xuân đi không chỉ là những kí ức qua bộ nhớ

con người mà còn là giá trị tinh thần khắc sâu trong trái tim Phong cách Tô Hoài qua dung dị đời thường và gần gũi với cuốc sống hàng ngày

2.1.2 Truyện loài vật

Truyện loài vật của Tô Hoài là loại truyện viết về thế giới tự nhiên vô cùng phong phú, đa dạng Dưới ngòi bút tài hoa của mình, nhà văn đưa những con vật đi vào trang viết rất tự nhiên Ông không phân biệt loài xấu - loài đẹp Tất cả đều bình đẳng, bình quyền, đều dễ xuất hiện trong tác phẩm của ông Đọc truyện loài vật của Tô Hoài người đọc hiểu rằng qua hình thức ngụ ngôn này, ông muốn nói đến cuộc sống của con người Tô Hoài viết về những con vật gần gũi với con người như chó mèo, chuột, bọ ngựa, dế mèn, dế trũi, xén tóc Có thể thấy khi những con vật đi vào tranh sách, luôn tạo nên sự liên hệ

Trang 35

30

gần gũi giữa loài vật với thế giới con người Ngòi bút miêu tả của Tô Hoài thật tài tình và hiếm thấy Cái khó của viết truyện đồng thoại là sự kết hợp giũa hiện thực và mơ tưởng Tô Hoài viết về loài vật, ông đã tả đúng đặc tính – hình dáng – tính cách của từng loài vật Sau đó ông gắn tính cách của con người sang cho con vật một cách phù hợp với đặc điểm của chúng Sự khéo léo của nhà văn đã khỏa lấp những chi tiết cứng nhắc, giúp độc giả nhỏ tuổi

có dịp lạc vào thế giới loài vật phong phú, sinh động và chân thực bằng biện pháp nhân hóa tài hoa

Trong truyện Dế mèn phiêu lưu kí một thế giới côn trùng hiện lên sinh động với nhiều tính cách khác nhau Chú Dế Mèn thích khoe mẽ, hiếu thắng, thiếu khiêm tốn, còn Dế Choắt nhút nhát, Dế Trũi chân thành, Kiến Chúa siêng năng, Cào Cào đỏm dáng, Bồ nông cố chấp, Nhện ranh mãnh… cũng với ếch Cốm kém cỏi, Bọ ngựa tầm thường đã làm nên thế giới loài vật sinh

động và hấp dẫn

Trong truyện viết về loài vật, Tô Hoài viết nhiều về mối quan hệ giữa Mèo và Chuột Nào là chuột nhắt, chuột cống, chuột đồng, chuột bạch… với

những ngõ ngách mà chúng thường xuyên sinh sống Trong các tác phẩm O

chuột, Chuột thành phố, Đám cưới chuột, Truyện gã chuột bạch Cuộc sống

loài chuột với những cuộc đấu tranh sinh tồn Giống Mèo cũng xuất hiện trong tác phẩm với đầy đủ tính năng trời cho của nó Mèo đáng yêu – hay ngạc nhiên, mèo mũi đỏ lười biếng – quen ngủ ngày, gã Mèo Mướp cáu kỉnh thích vờm chuột, thích hù dọa những conc chuột nhắt Bên cạnh đó, chó cũng

là con vật rất trung thành của con người, được khen ngợi về sự thông minh và

nhanh nhẹn như trong hai truyện: Vện ơi là Vện, Đực

Trong truyện Tuổi trẻ, Đôi gi đá, Ghi chép một ngày, Mụ Ngan, Một

cuộc bể dâu…tác giả đã miêu tả những con vật sống gần gũi với cuộc sống

hàng ngày của chúng ta: đó là gà trống tê tái, gà mái hoa, anh Tía, gà con, mụ

Trang 36

31

ngan, ngỗng, vịt… Những con vật với đặc điểm về loài vật của chúng làm nên một xã hội thu nhỏ trong mảnh vườn quen thuộc của con người Loài vật trong truyện của Tô Hoài đều có nét ngây ngô, đáng yêu của các cô bé, cậu bé luôn thích khám phá những điều mới lạ Những loài chim bay trên trời cao, loài cá dưới nước, những con thú trong cánh rừng xa xôi… tất cả đều được Tô Hoài quan sát, miêu tả tỉ mỉ trên những trang viết sinh động Tính cách loài vật đi vào trong truyện thường gắn với tính cách của trẻ em Dù thói quen tốt hay thói quen xấu đều được tác giả lồng vào những bài học nhẹ nhàng mang tính giáo dục cao Tô Hoài là nhà văn của trẻ thơ, nên ông thấu hiểu tinh tế những tình cảm, sở thích của các em Viết truyện loài vật, với cách viết dí dỏm, thông minh, kết hợp biện pháp nhân hóa tài tình, nhà văn đã làm con vật trở thành hình tượng đẹp đẽ trong tâm hồn các em

2.1.3 Truyện về quê hương đất nước

Truyện viết về quê hương đất nước của Tô Hoài thể hiện qua nhiều chủ

đề phong phú: viết về giáo dục đạo đức, về thiếu nhi làm giao liên, về xây dựng miền Bắc, về tết Trung thu, về mùa xuân… Tác giả bộc lộ sâu sắc tình yêu quê hương đất nước của mình Nội dung của các tác phẩm đề tài này đều ngợi ca vẻ đẹp con người trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Bằng những hiểu biết tích lũy qua thực tế, nhà văn đã mang kiến thức lịch sử, phong tục, văn hóa, cách ứng xử vào mỗi trang văn cho các em

Trong những tác phẩm xuất sắc nói về thiếu niên đi làm giao liên trong

cuộc kháng chiến chống Pháp chúng ta thấy tác giả có Vừ A Dính, Kim Đồng,

Páo và Sua, Hoa Sơn Đây là những nhân vật góp phần làm nên trang sử vàng

của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống Pháp Tô Hoài tìm về những rẻo vùng cao phía Bắc, gặp gỡ những người từng sống trong thời bom đạn, khai thác các câu chuyện kể, các sự kiện có thật Ông xây dựng các nhân vật bằng

Trang 37

32

ngòi bút sắc sảo của mình Hình tượng Vừ A Dính, Kim Đồng, Hoa Sơn, Páo

và Soa hiện lên đẹp đẽ sáng ngời trong lịch sử đấu tranh giữ nước của dân tộc

Miền Bắc xây dựng xã hội chủ nghĩa, Tô Hoài đã khắc họa những thay đổi trong thời kì đầu hòa bình qua nhiều chi tiết đời thường Ông lấy đối tượng là các em nhỏ lúc nào cũng ngây thơ, hiếu động, nhưng lòng đầy khát vọng, ước mơ Người dân miền Bắc Việt Nam từng bước xây dựng những

viên gạch đầu tiên và họ đã có những thành quả đáng tự hào Truyện Ò ó o

không đơn giản chỉ là tiếng gà gáy nơi thôn xóm mà điều tác giả muốn nói là niềm vui của cậu bé đứng ngắm ánh điện đang sáng rực cả ngôi làng Truyện

Hai ông cháu và đàn trâu ca ngợi công trình thủy lợi về làng, mang theo niềm

vui của cậu bé và các bác nông dân Truyện Lỗ tường hổng, xúc động bởi chi tiết quá khứ Trong Cánh đồng làng, tình yêu dành cho quê hương thể hiện

qua bài văn của cậu bé đạt điểm cao Em siêng năng dậy sớm, thích thú quan sát cánh đồng làng vào mỗi sáng tinh mơ Sự thay đổi hàng ngày trên mảnh đất bé sinh ra đã làm nên cảm xúc trong tâm hồn bé Là nhà văn của trẻ em, yêu trẻ em và hiểu tâm lý trẻ em, ông đã viết về niềm vui của trẻ em trong ngày lễ tết của dân tộc Đó là những nét đẹp của văn hóa cổ truyền như tết

trung thu trong truyện Bày cỗ rằm Thiên nhiên cũng là chủ đề mà nhà văn Tô

Hoài viết nhiều Có thể thấy niềm tự hào, yêu quê hương đất nước Việt, được ông gửi gắm vào những trang văn

Truyện về quê hương đất nước của Tô Hoài rất phong phú về chủ đề Ông đề cập đến nhiều chi tiết trong cuộc sống làm nổi bật lên tình yêu quê hương đất nước Đây là ưu điểm lớn của nhà văn Qua mỗi tác phẩm đã khơi dậy cho các em những hiểu biết về quá khứ, lòng nhân ái của con người, niềm tin ở con người với nhau Thể tài truyện đất nước – quê hương của nhà văn đã góp phần giúp các độc giả nhỏ tuổi hoàn thiện nhân cách, trau dồi tri thức trở thành người có ích cho xã hội sau này

Trang 38

33

2.1.4 Truyện viết lại

Văn học viết dành cho thiếu nhi, có một thể loại tưởng là cũ, nhưng lại mới Theo Tô Hoài đó là truyện “ tích xưa kể lại” Có thể thấy đây là thể loại vừa

dễ, vừa khó Dễ vì cốt truyện đã có sẵn trong dân gian, không cần phải tìm đề tài, nhân vật Khó là bởi khi viết truyện, bên cạnh việc nhà văn làm mới tác phẩm theo lời kể truyền miệng của dân gian mà vẫn phải giữ nguyên được cốt truyện Đây là một thách thức không hề đơn giản với những ai yêu thích thể loại này Tô Hoài đã dày công tìm kiếm ngược xuôi, sưu tầm những câu truyện cổ tích hay Trong kho tàng truyện “tích xưa kể lại”, nhân vật xuất hiện từ truyền thuyết, từ trí tưởng tượng, từ các mốc son lịch sử dân tộc Truyện cổ dân tộc kinh có:

Chuyện nỏ thần, Nhà Chủ, Đảo Hoang, Các tướng tài của Hai Bà Trưng, Lê Lợi, Lý Ông Trọng, Vua Heo, Người hóa dế, Tra tấn hòn đá, Đồng tiền Vạn Lịch… Dân tộc Chăm có: Hòn vợ hòn chồng… Dân tộc Mường có: Chuyện Cuội… Dân tộc Hà Nhì có : Rùa và Hươu… Dân tộc Nùng có: Kho báu trên núi phia Mạ… Dân tộc Mông có: Nhìa Lừ đi tìm bố mẹ, Hổ và Gấu đi cày, Voi biết bay…Dân tộc Tày có: Ai là chúa muôn loài, Hồ Ba Bể, Ơn bố mẹ, Hai anh em…

Dân tộc Xê Đăng có: Nàng tên gạo, Nàng Ren Đắc… Dân tộc Mạ có: Chúa đất

xứ Blao, Làm ác phải tội, Con cua đá, Con hươu sao, Sự tích Đam Bri… Sự

phong phú trong kho tàng truyện “ tích xưa kể lại” của Tô Hoài đã mang đến cho các em những am hiểu về nguồn gốc, phong tục tập quán của nhiều các dân tộc khác nhau trên đất nước Việt Nam Xu hướng mượn truyện cổ tích dân gian viết lại không phải nhà văn nào cũng thành công Tô Hoài cũng vậy Trong truyện

viết lại, ông được đánh giá cao ở ba tác phẩm: Đảo hoang, Nhà chử, Nỏ thần và một số truyện tiêu biểu khác Thành công ở Đảo hoang, Chuyện nỏ thần, Nhà

Chử, nhà văn Tô Hoài đã góp phần làm cho bộ phận văn học thiếu nhi nước nhà

thêm phong phú Ông không chỉ làm mới nhân vật Mai An Tiêm, An Dương Vương, Chử Đồng tử có từ trong truyền thuyết, mà còn làm sống dậy không khí

Trang 39

2.2 Thế giới nhân vật trong truyện viết cho thiếu nhi của Tô Hoài

“ Nhân vật văn học là hệ thống nghệ thuật về con người, một trong những dấu hiệu về sự toàn vẹn của con người trong nghệ thuật ngôn từ Bên cạnh con người nhân vật văn học có đôi khi là các nhân vật, các loài vật, các sinh thể hoang đường gán cho những đặc điểm giống với con người” [16;tr 249]

Nhân vật chính là linh hồn của tác phẩm là đứa con tinh thần của nhà

văn Tô Hoài cũng từng viết: “đã gọi là viết truyện từ một bút kí đến một

truyện dài, dù mỗi thể loại khác nhau…thì ở một sáng tác chỉ là nhân vật và những vận động của nhân vật, tức là vận động của con người và sự hoạt động trong cuộc đời họ” [32;tr 61] Có thể hiểu nhân vật là nơi tập trung duy nhất,

những sự kiện, xung đột, diễn biến Chỉ có nhân vật mới kiểm tra được cốt truyện, mới có quyền chi phối ý chính – phụ Nhân vật phản ánh tư tưởng và quan niệm của nhà văn Nhân vật là hạt nhân sáng tạo, quyết định sự sống còn của tác phẩm

Nhân vật là con người, những con người có tên và không tên được khắc sâu và thoáng qua trong tác phẩm Nhân vật có thể là con vật như Dế Mèn, Dế Trũi, bác Xén Tóc, Mụ Ngan…tất cả đều mang dáng vóc, hành động suy nghĩ của con người

Trang 40

35

2.2.1 Nhân vật – con người

Tự truyện của Tô Hoài có nguồn gốc chủ yếu từ thời thơ ấu của tác giả Hình tượng thiếu nhi trong truyện Tô Hoài giản dị, các nhân vật đều được khắc họa hình ảnh trong sáng, chân thực Khác với truyện người lớn, tác giả không đưa nhiều vấn đề góc cạnh của cuộc sống vào truyện viết cho thiếu nhi Các nhân vật thiếu niên trong truyện đều có tính cách phức tạp…Ông xây dựng hình thượng nhân vật, bối cảnh nhiều mâu thuẫn Từ đó nhân vật có thể bộc lộ rõ tính cách của mình thông qua hành động và cách giải quyết vấn đề Nhân vật con người trong truyện ngắn viết cho thiếu nhi rất phong phú Trong khuôn khổ cho phép, người viết tạm chia nhân vật - con người làm hai kiểu

- Con người trong hồi ức

- Con người trong hiện tại

- Con người trong hồi ức: là một cu Bưởi in đậm trong trái tim những kỉ niệm

về thời thơ ấu của chính tác giả Một xã hội thực dân nửa phong kiến, với những quan niệm cũ, số phận con người bị vùi dập Cu Bưởi một cậu bé hiền

lành, nhút nhát, sống tình cảm: “ gì mà tôi chẳng hãi Tôi sợ cả cái mặt đất

dưới hai bàn chân lên năm, tôi vẫn chưa dám, lại nằm Chỉ khi nào u tôi cho tôi nửa xu, tôi buộc đồng xu vào giải rút rồi mới ra ngõ đợi hàng kẹo xóc”

[49; 450] cu Bưởi là một cậu bé ham hỏi Cậu lớn lên trong tình yêu thương bao bọc của ông bà Họ là người thắp sáng niềm tin cuộc sống trong tâm hồn cậu, dạy cậu phân biệt đúng sai, xấu, đẹp,…khi rời khỏi làng quê thân yêu đến với kẻ chợ, ở đây cậu gặp rất nhiều loại người tốt – xấu, vui – buồn… Cảm giác sống xa người thân của một cậu bé 5 tuổi gợi lên trong lòng bạn đọc nỗi

buồn man mác Thời gian sống ở kẻ chợ cu Bưởi nhớ nhà quay quắt: “ tôi nhớ

nhà đến vàng cả người, thấy bà mắt tôi đã lóa đi” [49; 478] Cuộc sống của

Cu Bưởi phản ánh số phận của con người sống trong xã hội bây giờ: Xã hội

Ngày đăng: 25/11/2016, 11:56

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Hoàng Nguyên Cát (1973) Tác dụng của truyện dân gian trong việc giáo dục trẻ em, Tạp chí Văn học Nghệ thuật ( số 34) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác dụng của truyện dân gian trong việc giáo dục trẻ em
2. Hoàng Văn Cẩn (2005), Dạy học tác phẩm văn học dành cho thiếu nhi _ tập 1. NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy học tác phẩm văn học dành cho thiếu nhi
Tác giả: Hoàng Văn Cẩn
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2005
3. Hà Châu (1970), Từ nhân vật truyện cổ tích thần kỳ đến nhân vật cười. Tạp chí Văn học (số 5) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ nhân vật truyện cổ tích thần kỳ đến nhân vật cười
Tác giả: Hà Châu
Năm: 1970
4. Phan Cự Đệ (1977) “ Tiểu thuyết Đảo Hoang của Tô Hoài” Kỷ yếu 20 năm, NXB Kim Đồng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiểu thuyết Đảo Hoang của Tô Hoài
Nhà XB: NXB Kim Đồng
5. Pham Cự Đệ - Hà Minh Đức (1980), Phê bình, bình luận Văn học, NXB Văn Nghệ, Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phê bình, bình luận Văn học
Tác giả: Pham Cự Đệ - Hà Minh Đức
Nhà XB: NXB Văn Nghệ
Năm: 1980
6. Phan Cự Đệ (1977), Kỷ yếu kỉ niện 20 năm, NXB Kim Đồng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỷ yếu kỉ niện 20 năm
Tác giả: Phan Cự Đệ
Nhà XB: NXB Kim Đồng
Năm: 1977
7. Nguyễn Đăng Điệp (2004), Tô Hoài sinh ra để viết, Tạp chí Văn học, (số 9) 8. Hà Minh Đức (1991), Mấy vấn đề lí luận văn nghệ trong sự nhiệp đổimới. NXB Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tô Hoài sinh ra để viết", Tạp chí Văn học, (số 9) 8. Hà Minh Đức (1991), "Mấy vấn đề lí luận văn nghệ trong sự nhiệp đổi "mớ
Tác giả: Nguyễn Đăng Điệp (2004), Tô Hoài sinh ra để viết, Tạp chí Văn học, (số 9) 8. Hà Minh Đức
Nhà XB: NXB Sự thật
Năm: 1991
9. Hà Minh Đức (1996), Lời giới thiệu tuyển tập Tô Hoài, tập 1, NXB Văn Học, Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lời giới thiệu tuyển tập Tô Hoài
Tác giả: Hà Minh Đức
Nhà XB: NXB Văn Học
Năm: 1996
13. Đỗ Đức Hiểu – chủ biên (2004), Từ điển Văn học. NXB thế giới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Văn học
Tác giả: Đỗ Đức Hiểu – chủ biên
Nhà XB: NXB thế giới
Năm: 2004
14. Lã Thị Bắc Lý (2000), Truyện viết cho thiếu nhi sau 1975, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyện viết cho thiếu nhi sau 1975
Tác giả: Lã Thị Bắc Lý
Nhà XB: NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội
Năm: 2000
15. Mai Thị Nhung (2006) Phong cách nghệ thuật Tô Hoài, NXB Giáo Dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phong cách nghệ thuật Tô Hoài
Nhà XB: NXB Giáo Dục
16. Trần Đình Sử - chủ biên (2008), Lí luận văn học _ tập 1. NXB Đại học sư phạm Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận văn học
Tác giả: Trần Đình Sử - chủ biên
Nhà XB: NXB Đại học sư phạm Hà Nội
Năm: 2008
17. Trần Đình Sử (1978), Một số vấn đề thi pháp học hiện đại, NXB Văn Học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề thi pháp học hiện đại
Tác giả: Trần Đình Sử
Nhà XB: NXB Văn Học
Năm: 1978
18. Trần Đình Sử (1996), Lí luận văn phê bình Văn học, NXB Hội nhà văn Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận văn phê bình Văn học
Tác giả: Trần Đình Sử
Nhà XB: NXB Hội nhà văn Việt Nam
Năm: 1996
19. Trần Đình Sử (1998), Dẫn luận thi pháp học, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dẫn luận thi pháp học
Tác giả: Trần Đình Sử
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1998
20. Trần Hữu Tá (1996), Văn học Việt Nam 1947 – 1975 tập 2, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Việt Nam 1947 – 1975 tập 2
Tác giả: Trần Hữu Tá
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1996
21. Vũ Ngọc Phan (1994), Nhà văn văn học hiện đại – quyển 4, NXB Tân Dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhà văn văn học hiện đại – quyển 4
Tác giả: Vũ Ngọc Phan
Nhà XB: NXB Tân Dân
Năm: 1994
22. Vũ Ngọc Phan (1994), Tô Hoài – Nguyễn Sen, sách nhà văn hiện đại, NXB Tân Dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tô Hoài – Nguyễn Sen, sách nhà văn hiện đại
Tác giả: Vũ Ngọc Phan
Nhà XB: NXB Tân Dân
Năm: 1994
23. Phong Lê – Vân Thanh (2000), Tô Hoài về tác giả và tác phẩm. NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tô Hoài về tác giả và tác phẩm
Tác giả: Phong Lê – Vân Thanh
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2000
24. Vân Thanh (1976), Tác giả văn xuôi Việt Nam hiện đại, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác giả văn xuôi Việt Nam hiện đại
Tác giả: Vân Thanh
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
Năm: 1976

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w