1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thơ viết cho thiếu nhi của phạm hổ

104 4,4K 17

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 104
Dung lượng 767,64 KB

Nội dung

Trải qua hơn 50 năm miệt mài sáng tác, Phạm Hổ đã để lại cho nền văn học thiếu nhi Việt Nam khoảng 25 tập thơ, 10 kịch bản sân khấu, hoạt hình… với những đóng góp lớn lao ấy, các sáng tá

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

NGUYỄN THỊ THU HÀ

THƠ VIẾT CHO THIẾU NHI CỦA PHẠM HỔ

Luận văn thạc sĩ chuyên ngành: Lí luận Văn học

Mã số: 60220120

Người hướng dẫn khoa học: TS Diêu Thị Lan Phương

Hà Nội-2016

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU… … 2

1 Lý do chọn đề tài 2

2 Lịch sử vấn đề 3

3 Đối tượng, phạm vi và mục đích nghiên cứu 3

4 Phương pháp nghiên cứu 7

5 Cấu trúc luận văn 8

CHƯƠNG 1: PHẠM HỔ - TỪ CUỘC ĐỜI ĐẾN QUAN NIỆM SÁNG TÁC CHO THIẾU NHI 9

1.1 Thơ viết cho thiếu nhi trong dòng chảy văn học 9

1.1.1 Vị trí và quá trình phát triển của thơ viết cho thiếu nhi 9

1.1.2 Đặc điểm của thơ thiếu nhi 13

1.2 Phạm Hổ và thơ thiếu nhi 16

1.2.1 Quá trình sáng tác của Phạm Hổ 16

1.2.2 Quan niệm sáng tác cho thiếu nhi 19

CHƯƠNG 2 CẢM HỨNG VÀ HÌNH TƯỢNG TRONG THƠ PHẠM HỔ 22

2.1 Cảm hứng trong thơ Phạm Hổ 22

2.1.1 Cảm hứng về thiên nhiên 22

2.1.2 Cảm hứng về tình cảm gia đình 34

2.2 Hình tượng trong thơ Phạm Hổ 38

2.2.1 Những em bé đáng yêu 38

2.2.2 Thế giới loài vật 46

Trang 4

CHƯƠNG 3 ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT TRONG THƠ PHẠM HỔ 71

3.1 Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ 71

3.1.1 Ngôn ngữ giàu nhạc tính 71

3.1.2 Ngôn ngữ mang tính tạo hình cao 75

3.1.3 Ngôn ngữ mang đậm tính dân gian 78

3.1.4 Các biện pháp tu từ 82

3.2 Cách tổ chức bài thơ 89

3.2.1 Hình thức đối thoại 90

3.2.2 Hình thức mô phỏng 92

3.2.3 Hình thức trích dẫn 95

KẾT LUẬN .98

Tài liệu tham khảo 100

Trang 5

PHẦN MỜ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Văn chương khơi dậy cảm xúc cho con người, làm cho người ta biết khóc, biết cười, biết vui, biết buồn, biết yêu, biết ghét… nó bồi đắp cho con người nhiều hơn về mặt tình cảm Thật khó có thể hình dung một người sống

mà không có cảm xúc, không có tình cảm Sự nhạy cảm, tinh tế của tâm hồn được hình thành từ thời thơ ấu Trên thực tế, không ai không thừa nhận vai trò của văn học thiếu nhi đối với việc bồi dưỡng tâm hồn, cao hơn là cách xây dựng

nhân cách cho các thế hệ trẻ thơ

Nhắc đến dòng văn học thiếu nhi chúng ta không thể không nhắc tới những nhà thơ nổi tiếng như: Tô Hoài, Nguyễn Huy Tưởng, Trần Đăng Khoa,

Võ Quảng và đặc biệt là nhà thơ, nhà văn Phạm Hổ - một cái tên đã trở nên khá quen thuộc đối với trẻ thơ Phạm Hổ được biết đến với những vần thơ ngộ nghĩnh, cách định nghĩa sự vật hiện tượng xung quanh đáng yêu và với khát vọng cháy lòng là mãi được làm bạn với trẻ thơ

Trước thực trạng tiếp cận văn hóa một cách ồ ạt như hiện nay, internet, truyện tranh đã thực sự chiếm ưu thế, những vần thơ được các em tìm đọc ngày một ít đi Với sự xuất hiện của internet việc tiếp cận thông tin đã trở nên vô cùng dễ dàng, việc học, đọc và biết được nội dung chính của những tác phẩm văn học đã không còn là chuyện khó khăn với một thao tác click chuột Đó là những lợi ích mà internet mang lại song bên cạnh đó nó cũng có mặt trái khôn lường Trẻ em không được chủ động sáng tạo, tự tìm hiểu nội dung theo cách hiểu của chúng nữa mà hiểu theo cái khuôn mẫu sẵn có trên mạng Đọc được thông tin mà không hiểu nó hay vì sao? Quan trọng hơn là sẽ thật khó và thiệt thòi với các em nếu không hiểu biết được cái hay từ mặt nghệ thuật trong bài

Trang 6

Đã ít sự quan tâm, nay lại còn bị giảm đi sự chú ý, nền văn học thiếu nhi Việt Nam hiện nay đang dần bị khô cạn Để có thêm cái nhìn mới, tìm tòi thêm những phát hiện, sự cách tân và điểm mới lạ về thơ viết cho thiếu nhi, chúng tôi

đi sâu vào tìm hiểu Thơ viết cho thiếu nhi của Phạm Hổ Chúng tôi hi vọng

thông qua luận văn này sẽ tìm được những cái mới về mặt nghệ thuật trong thơ của Phạm Hổ và đặc biệt là hướng đi mới cho nền văn học thiếu nhi Việt Nam trong khi những cây bút gạo cội chưa tìm thêm cái mới và những cây bút trẻ sẽ thêm yêu và dành nhiều tâm huyết cho nên văn học này hơn

2 Lịch sử vấn đề

Phạm Hổ là một trong số ít nhà văn chuyên tâm viết cho thiếu nhi Trải qua hơn 50 năm miệt mài sáng tác, Phạm Hổ đã để lại cho nền văn học thiếu nhi Việt Nam khoảng 25 tập thơ, 10 kịch bản sân khấu, hoạt hình… với những đóng góp lớn lao ấy, các sáng tác của ông đã thu hút được đông đảo sự quan tâm của giới phê bình và bạn đọc Nhiều nhà nghiên cứu đã thể hiện sự ưu ái, ngưỡng

mộ, cảm phục trước một tấm lòng vì tuổi thơ của Phạm Hổ trong những công trình nghiên cứu, bài báo, luận văn, luận án…

Các công trình trên báo và tạp chí: Trên báo Văn nghệ số 373 Võ Quảng đã viết bài Một cái nhìn kì thú yêu thương khi đọc tập Chú bò tìm bạn Ông nhận định “Với mùi thơm của hoa trái với tiếng “ậm ò” của chú bò tìm bạn, trong tiếng gà “chiếp chiếp” tập thơ đưa các em về thế giới chính thức của mình Và cũng đưa những người lớn về những màu sắc, cảm xúc tươi mát từ lâu

bị quên đi, nhưng mỗi lần nhớ lại trong lòng không khỏi chút bâng khuâng nhớ tiếc.” [25,tr 24]

Trên Tạp chí văn học số 6 năm 1964, Trần Thanh Địch có bài “Những người bạn nhỏ, Một tập thơ đáng yêu của các em” ông đã viết: “Những người bạn nhỏ còn có nhiều bài thơ nói về những con vật nhỏ, bạn hàng ngày của các

em Những người “bạn nhỏ” ấy thường hay có sự chạm trán trái cựa gây ra

Trang 7

từng chút kịch tính” Không đơn thuần là miêu tả, Phạm Hổ còn tạo dựng tính

kịch cho chính tác phẩm của mình để thêm phần độc đáo và hấp dẫn

Cũng nhận định giống Vũ Duy Thông nhưng có phần mở rộng hơn, nhà

thơ Trần Đăng Khoa có những khám phá rất thú vị: “Phạm Hổ đã hiến dâng trọn vẹn cái phần tinh túy nhất của đời mình, của tâm hồn mình cho con trẻ Đọc thơ ông ta thấy ông yêu trẻ con Mà không chỉ yêu, ông còn sùng bái chúng Vì thế nói đến ông ta vẫn quen nghĩ đó là thi sĩ chuyên viết cho thiếu nhi, viết bằng nhiều thể loại: thơ, truyện, kịch, thần thoại, rồi kịch bản hoạt hình…” [17, tr 950]

Trong bài viết Mười lăm năm viết cho thiếu nhi nhà thơ Đinh Hải đã viết:

“Thơ Phạm Hổ nặng về khai thác những khía cạnh tình cảm của nhi đồng, Thơ anh giàu nhạc điệu, gần gũi với đồng dao Bạn đọc thường nhắc những bài thơ hay của anh như – Xe cứu hỏa, Bắp cải xanh, Chú bò tìm bạn”.[15, 638]

Trên Tạp chí văn học số tháng 3 năm 1989, phó giáo sư Vân Thanh có

bài viết Phạm Hổ với tuổi thơ cũng có nhận định: “Không phải ngẫu nhiên, thơ Phạm Hổ tươi mát và rất trẻ Ông là một trong những nhà thơ thường xuyên có những buổi gặp gỡ, trò chuyện trao đổi với các em – Ông thường nói: người sáng tác cho thiếu nhi phải có tâm hồn tươi trẻ, phải hiểu trẻ, biết cách thâm nhập vào cuộc sống trẻ thơ”.[17,tr 1017]

Trong cuộc hội thảo về các tác giả viết cho thiếu nhi, nhà văn Nguyên

Ngọc đã phát biểu: “Bạn (Phạm Hổ) vừa mở thêm ra một cánh cửa nữa và theo chân anh, bước ra cánh cửa ấy, ta bỗng gặp một chân trời hứa hẹn và mênh mông hơn, vừa gần gũi vừa mới lạ, vừa quen thuộc vừa mỗi bước khiến ta lại ngạc nhiên”[17, tr 153]

Công trình nghiên cứu được in thành sách: phó giáo sư Vân Thanh đã

tập hợp được rất nhiều bài viết phê bình về văn học thiếu nhi in thành tập Văn học thiếu nhi Việt Nam do nhà xuất bản Kim Đồng năm 2002 Nhà thơ Vũ Duy Thông cũng có bài Con đường đến với trẻ thơ ông phát biểu: “Đọc thơ Phạm

Trang 8

Hổ viết cho các em, ấn tượng đầu tiên để lại: đây là con người yêu trẻ thơ đến mức đắm đuối, không bao giờ no chán, một người luôn luôn khao khát tìm đến trẻ để hiểu và yêu quý chúng hơn nữa, một người muốn – không phải là đóng vai một người thầy giáo nghiêm nghị cất lời răn dạy phải trái mà là một người bạn chân thành của trẻ” [29,tr 16]

Về luận văn, khóa luận: nghiên cứu về những sáng tác của Phạm Hổ, năm 2008 có luận văn của thạc sĩ Ngô Đình Vân Nhi với đề tài Đặc điểm viết truyện cho thiếu nhi của Phạm Hổ Công trình đã có đóng góp đáng kể vào việc

hình thành những đặc điểm riêng trong sáng tác truyện nói riêng và trong các sáng tác của Phạm Hổ nói chung

Năm 2009 sinh viên Nguyễn Thúy Hằng trường Đại học Sư phạm Hà Nội

khoa Giáo dục tiểu học, đã thực hiện khóa luận tốt nghiệp với đề tài Nghệ thuật tập thơ chú bò tìm bạn của Phạm Hổ Khóa luận đã tập trung tìm hiểu nghệ thuật tập thơ Chú bò tìm bạn và đưa ra hướng thiết kế giáo án giảng dạy tác

phẩm thơ của Phạm Hổ

Năm 2012 có khóa luận tốt nghiệp của sinh viên Trần Thị Thanh Nga

trường Đại học Sư phạm Hà Nội với công trình Thế giới hình tượng trong thơ Phạm Hổ viết cho thiếu nhi Khóa luận đã hệ thống các hình tượng có trong

sáng tác của Phạm Hổ một cách khá khoa học

Chúng ta thấy rằng những lời nhận xét, đánh giá hay nghiên cứu của các nhà nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở mức độ cảm nhận thể hiện tình cảm với tập

thơ Chú bò tìm bạn hoặc tìm hiểu nội dung của một vài bài thơ cụ thể chứ chưa

có bài viết nào đi khai thác góc độ nghệ thuật của cả tập thơ Một hi vọng của người viết là được khai thác sâu hơn về thơ viết cho thiếu nhi của nhà thơ Phạm

Hổ được in trong 2 tập thơ đó là Những người bạn im lặng, (NCB Kim Đồng, 1984) và Tuyển tập tác phẩm Chú bò tìm bạn (NXB Kim Đồng, 2002)

3 Đối tượng, phạm vi và mục đích nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu

Trang 9

Trong khuôn khổ của luận văn, người viết đi sâu vào nghiên cứu hai tập

thơ của nhà thơ Phạm Hổ, đó là tập Những người bạn im lặng, (NXB Kim Đồng, 1984) và Tuyển tập tác phẩm Chú bò tìm bạn (NXB Kim Đồng, 2002)

- Phạm vi nghiên cứu

Để có thể tìm hiểu được phong cách nghệ thuật, đặc điểm sáng tác về thơ viết cho thiếu nhi của thơ Phạm Hổ, chúng tôi thấy rằng phải xem xét đầy đủ các bài thơ trong gia tài thơ viết cho thiếu nhi của Phạm Hổ và có sự so sánh với các nhà thơ khác cùng thời

Tuy nhiên, phân tích cần đi liền với tổng hợp để các kết luận không mang tính ngẫu nhiên vun vặt mà thể hiện sự đánh giá mang tính khái quát và thuyết phục hơn

- Phương pháp đối chiếu, so sánh

Trang 10

Chúng tôi so sánh các tác phẩm thơ của Phạm Hổ với các tác phẩm của những nhà thơ khác cùng viết về thể loại thơ cho thiếu nhi như: Trần Đăng Khoa, Võ Quảng, Xuân Quỳnh, Đinh Hải, Huy Cận…

5 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung được chia làm ba chương như sau:

Chương 1: Phạm Hổ - Từ cuộc đời đến quan niệm sáng tác cho thiếu nhi

Chương 2: Cảm hứng và hình tượng trong thơ Phạm Hổ

Chương 3: Những đặc sắc nghệ thuật trong thơ Phạm Hổ

Trang 11

CHƯƠNG 1: PHẠM HỔ - TỪ CUỘC ĐỜI ĐẾN QUAN NIỆM SÁNG TÁC CHO THIẾU NHI

1.1 Thơ viết cho thiếu nhi trong dòng chảy văn học

1.1.1 Vị trí và quá trình phát triển của thơ viết cho thiếu nhi

Văn học thiếu nhi được hiểu là những tác phẩm văn học mà nhân vật trung tâm là thiếu nhi, được nhìn bằng đôi mắt trẻ thơ, có nội dung gần gũi, quen thuộc được các em thích thú, say mê Văn học thiếu nhi là một bộ phận không thể tách rời của văn học dân tộc Bất kì nền văn học nào cũng chứa đựng trong nó một bộ phận không thể thiếu là văn học thiếu nhi, sự có mặt của bộ phận này làm đa dạng hơn, hoàn thiện hơn về đối tượng bạn đọc đồng thời cũng nhằm nuôi dưỡng thêm về mặt tâm hồn và nhân cách cho thế hệ tương lai của đất nước Cùng với thời gian, mảng văn học này dần hoàn thiện cả về nội dung lẫn hình thức và góp phần vào sự trưởng thành của văn học nước nhà

Cũng như hầu hết các quốc gia trên thế giới, văn học thiếu nhi Việt Nam

có một bộ phận đáng kể là văn học dân gian Những sáng tác truyền miệng này không phải chủ yếu dành cho trẻ em nhưng vẫn được bạn đọc nhỏ tuổi mọi thời đại yêu thích và có ảnh hưởng lớn đến việc hình thành nhân cách của trẻ, đặc biệt là các thể loại truyện thần thoại, cổ tích, ngụ ngôn,… Còn văn học hiện đại viết cho thiếu nhi Việt Nam bắt đầu được manh nha từ những năm 20 của thế kỉ

XX nhưng thực sự phát triển và trở thành một bộ phận của văn học Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 Chúng ta có thể phân chia tiến trình văn học viết thiếu nhi Việt Nam thành các giai đoạn chính sau đây:

Giai đoạn đầu tiên theo nhà nghiên cứu Vân Thanh có nhận định “Trước cách mạng tháng Tám năm 1945, ở Việt Nam đã có sách viết cho thiếu nhi nhưng hiện tượng đó chưa đủ để khẳng định có một nền văn học cho thiếu nhi”,

dưới chế độ phong kiến, những sáng tác văn học cho trẻ em chưa xuất hiện

Trang 12

Sang những năm đầu của thế kỉ XX, văn học cho thiếu nhi đã xuất hiện song chủ yếu có được từ 3 nguồn: truyện dịch của các nhà văn Pháp như La Fontaine, Perault… một số sáng tác lãng mạn của nhóm Tự lực văn đoàn và sáng tác của các nhà văn hiện thực phê phán Những sáng tác của nhóm Tự lực văn đoàn tập trung phản ánh đời sống sinh hoạt của trẻ em thành phố thông qua các loại sách

như Hồng, Hoa mai, Học sinh, Tuổi xanh, Truyền Bá Một số nhà văn sáng tác

theo hướng hiện thực phê phán như Tú Mỡ, Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Tô Hoài…lại hướng tới nỗi bất hạnh, khổ đau của những bất hạnh của trẻ em nghèo

với các tác phẩm tiêu biểu như Từ ngày mẹ chết, Bài học quét nhà, Một đám cưới, Bảy bông lúa lép của Nam Cao, Bữa no đòn của Nguyễn Công Hoan, Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng…Chú ý khai thác số phận trẻ thơ với

những bi kịch nhân sinh sâu sắc, các nhà văn hiện thực đã để lại trên trang viết những cuộc đời thiếu thốn vật chất, trống vắng tinh thần và rất nặng gánh về tâm hồn Trong thời kì này, Tô Hoài đã cho ra đời một số tác phẩm đồng thoại

khá đặc sắc: Đám cưới chuột, Võ sĩ Bọ Ngựa, Dế Mèn phiêu lưu kí, tác giả đã

mượn hình thức đồng thoại, để chuyển tải những vấn đề mang tính xã hội Nhìn chung, trước cách mạng tháng Tám chưa thực sự có phong trào sáng tác cho trẻ

em nhưng những tác phẩm của giai đoạn này đã đặt những nền móng đầu tiên cho văn học thiếu nhi nước nhà

Giai đoạn kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) sau khi cách mạng tháng Tám thành công, Đảng và Nhà nước đã quan tâm để phát triển văn học thiếu nhi Dưới chế độ mới, những thành tựu đầu tiên của văn học thiếu nhi đã được tạo lập, Thiếu sinh - tiền thân của báo Thiếu niên tiền phong, ra số đầu tiên vào 1946 Từ đây, các em đã có tờ báo dành riêng cho mình Tiếp đó là sự

ra đời của tờ Thiếu niên, Tuổi trẻ, Xung phong, Măng non… và đặc biệt là sách Kim Đồng, một loại sách mà nhà xuất bản Văn nghệ đã in riêng cho thiếu nhi

Đó là những vốn quý ban đầu của nền văn học thiếu nhi non trẻ Nhìn chung, số lượng tác phẩm văn học thời này còn ít ỏi, nội dung đơn giản, chủ yếu là nêu

Trang 13

những tấm gương thiếu nhi dũng cảm trong kháng chiến và tố cáo tội ác kẻ thù

còn hình thức thì thô sơ Có thể kể tên một số tác phẩm tiêu biểu như: Chiến sĩ canô của Nguyễn Huy Tưởng, Hoa Sơn của Tô Hoài, Dưới chân cầu Mây của

Nguyên Hồng…

Giai đoạn miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội (1955 – 1964), đây thực

sự là giai đoạn đánh dấu một bước ngoặt lớn đối với văn học thiếu nhi nước nhà, với sự ra đời của nhà xuất bản Kim Đồng vào ngày 17 tháng 6 năm 1957 Nhà xuất bản Kim Đồng là chỗ dựa tinh thần cho đội ngũ sáng tác Từ đây, đã

xuất hiện những tác phẩm văn học có giá trị như: Đất rừng phương Nam của Đoàn Giỏi, Hai làng Tà Pình và Động Hía của Bắc Thôn, Em bé bên bờ sông Lai Vu của Vũ Cao, Cái Thăng của Võ Quảng, Vừ A Dính của Tô Hoài … Đội

ngũ sáng tác lẫn số lượng tác phẩm viết cho các em cũng đông đảo hơn, phong

phú hơn Bên cạnh đề tài kháng chiến, đề tài lịch sử (Lá cờ thêu sáu chữ vàng – Nguyễn Huy Tưởng, Sóng gió Bạch Đằng – An Cương, Quận He khởi nghĩa –

Hà Ân,…) các tác giả còn khai thác đề tài sinh hoạt, lao động, học tập như

truyện ngắn Ngày công đầu tiên của cu Tí – Bùi Hiển, Những mẩu chuyện về bé

Ly – Bùi Minh Quốc, Đàn chim gáy – Tô Hoài… Trong thời kì này, đội ngũ

nhà thơ viết cho các em rất hùng hậu, đặc biệt là Võ Quảng và Phạm Hổ Sự ra

đời của tập thơ Chú bò tìm bạn, Em thích em yêu, Những người bạn nhỏ của Phạm Hổ, Võ Quảng với Thấy cái hoa nở và Nắng sớm đã thực sự ghi được dấu

ấn sâu đậm trong lòng bạn đọc Nhìn chung, trong thời kì này, văn học thiếu nhi Việt Nam đã phát triển khá toàn diện và phong phú

Giai đoạn thời kì kháng chiến chống Mỹ (1965 – 1975) Văn học thiếu nhi Việt Nam giai đoạn này phát triển mạnh với nhiều cây bút tài năng và nhiều tác

phẩm giá trị Đề tài kháng chiến chống Pháp tiếp tục được khai thác với Đội du kích thiếu niên Đình Bảng của Xuân Sách, Quê nội, Anh đom đóm, Măng tre và

Gà mái hoa của Võ Quảng, Kim Đồng của Tô Hoài Đề tài kháng chiến chống

Mỹ được quan tâm phản ánh trong nhiều tác phẩm như: Những đứa con trong

Trang 14

gia đình (Nguyễn Thi), Chú bé Cả Xên (Minh Khoa), Em bé sông Yên (Vũ

Cận)… Những nhà văn như Hà Ân, Lê Vân, Nguyễn Hiền tiếp tục theo đuổi đề

tài lịch sử Một số nhân vật và sự kiện lịch sử đã xuất hiện trong Bên bờ Thiên Mạc, Trăng nước Chương Dương, Sát thát… Trở thành cảm hứng cho rất nhiều

sáng tác chính là cuộc sống sinh hoạt của trẻ em trên miền Bắc xã hội chủ nghĩa Chú bé sợ toán của Hải Hồ, Mái trường thân yêu của Lê Khắc Hoan, Những tia nắng đầu tiên của Lê Phương Liên, Tập đoàn san hô của Phan Thị Thanh Tú… là những tác phẩm đáng chú ý về mảng đề tài này Ngoài ra, còn có

những tác phẩm tiêu biểu về mảng đề tài về nông thôn như: Cơn bão số bốn (Nguyễn Quỳnh), Những cô tiên áo nâu (Hoàng Anh Đường), Kể chuyện nông thôn (Nguyễn Kiên)… Nhận định về thành tựu của mảng đề tài nông thôn trong

10 năm kháng chiến chống Mỹ, Lã Thị Bắc Lý viết: “Có lẽ đây là giai đoạn phát triển rực rỡ nhất của mảng đề tài này vì ở giai đoạn sau, khi nông thôn chuyển sang thời kì phát triển mới thì mảng đề tài này cũng không phát triển”

Một đặc điểm đáng chú ý của văn học thiếu nhi thời này đó là sự phát triển mạnh mẽ của loại truyện về người thật việc thật của con người mới, thời đại

mới Đó là hồi ký Lớn lên nhờ cách mạng của Phùng Thế Tài, tự truyện Những năm tháng không quên của Nguyễn Ngọc Ký, truyện Hoa Xuân Tứ của Quang

Huy… Ngoài ra, thể đồng thoại và thơ cho thiếu nhi cũng tiếp tục phát triển Đây là thời kì phát triển rực rỡ nhất của mảng sách khoa học và đặc biệt là

“những tiếng chim hoạ mi vút bay từ trong lửa đạn” qua hiện tượng trẻ em làm

thơ như Cẩm Thơ, Hoàng Hiếu Nhân, Trần Đăng Khoa…

Giai đoạn sau 1975 có tình trạng văn học thiếu nhi chưa được đánh giá đúng mức Dư luận còn hờ hững với bộ phận văn học này Nhiều người cho rằng viết cho thiếu nhi là viết tay trái, lấy ngắn nuôi dài, lấy ngoài nuôi trong,

lấy nhi đồng nuôi người lớn “Tình hình trên khiến cho những người viết cho thiếu nhi cảm thấy cô đơn như đi trong ngõ vắng” Mười năm đầu sau chiến

tranh, văn học thiếu nhi đang trong giai đoạn “trăn trở, tìm tòi” Nhưng kể từ đại

Trang 15

hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, văn học thiếu nhi đã có nhiều khởi sắc Đội ngũ sáng tác ngày càng đông đảo Bên cạnh những cây bút cũ như Tô Hoài, Phạm Hổ… đã xuất hiện nhiều cây bút trẻ, thậm chí rất trẻ về tuổi đời và tuổi nghề

Đó là Nguyễn Nhật Ánh, Trần Thiên Hương, Lê Cảnh Nhạc, Dương Thuấn, Nguyễn Hoàng Sơn, Nguyễn Ngọc Thuần, Nguyễn Thị Châu Giang, Hoàng Dạ

Thi với những tác phẩm tiêu biểu như: Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, Tôi là Bêtô, Đảo mộng mơ (Nguyễn Nhật Ánh), Bây giờ bạn ở đâu (Trần Thiên Hương), Hương sữa đầu mùa (Lê Cảnh Nhạc), Dắt mùa thu vào phố (Nguyễn

Hoàng Sơn),… Thời kì này, thể loại tự truyện rất phát triển với những tác phẩm

giá trị như: Tuổi thơ im lặng (Duy Khán), Tuổi thơ dữ dội (Phùng Quán), Dòng sông thơ ấu (Nguyễn Quang Sáng), Miền xanh thẳm (Trần Hoài Dương)…

Chính sách “cởi trói” của đại hội Đảng tạo điều kiện cho các tác giả mở rộng hệ thống đề tài Các sáng tác thời này không chỉ quan tâm đến những đề tài truyền

thống mà còn hướng đến đề tài miền núi (Chú bé thổi kèn – Quách Liêu, Đường

về với Mẹ Chữ - Vi Hồng, Đồi sói hú – Nguyễn Quỳnh…), đề tài về sinh hoạt, tâm lí thường nhật của trẻ (Kính vạn hoa – Nguyễn Nhật Ánh)

Nhìn lại chặng đường phát triển của văn học thiếu nhi sau 75 chúng ta thấy tuy nó có những bước phát triển thăng trầm nhưng cũng đạt được những giá trị nhất định và ngày càng khởi sắc Trong sáng tác có nhiều đổi mới về cách khám phá hiện thực cũng như quan niệm nghệ thuật về con người Các tác giả tiếp cận cuộc sống với cái nhìn đa chiều và nhìn nhận con người với tư cách là một chỉnh thể phức tạp về tâm lí và tính cách

1.1.2 Đặc điểm của thơ thiếu nhi

Văn học thiếu nhi Việt Nam có sự đóng góp tâm lực của rất nhiều thế hệ nhà văn, trong đó có cả những cây bút nhí Từ sự đa dạng của chủ thể sáng tác, văn học thiếu nhi Việt Nam phát triển với sự phong phú về đề tài, thể loại phong cách nghệ thuật và đặc điểm riêng biệt của riêng nó

Trang 16

Các tác giả, dù là trẻ em hay nhà văn lớn tuổi, họ đều nhìn con người, nhìn cuộc đời bụi bặm của chúng ta bằng con mắt trong veo và ngơ ngác của con trẻ Vì thế, các tác phẩm của họ đã trở thành những thế giới nghệ thuật non trẻ, tinh khôi, trong sáng, ngộ nghĩnh, đáng yêu đến lạ kì Điều đó đúng với

tinh thần mà tác giả Quang Huy đã phát biểu: “Thơ cho thiếu nhi bao giờ cũng phải vui tươi, ngộ nghĩnh Đằng sau những câu phải giấu những nụ cười Các

em không phải là những ông cụ non, không chấp nhận những bài thơ khô khan, nghiêm nghị quá mức Mỗi bài thơ không thể là lời giáo huấn sống sượng và lột

bỏ hết mọi say đắm, hồn nhiên dí dỏm của đời sống tuổi nhỏ” Với tâm huyết

dành cho thiếu nhi, các tác giả đã tạo ra những sáng tác phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của trẻ đó là: dung lượng tác phẩm ngắn gọn, sự giản dị trong sáng

và giàu tính nhạc của ngôn từ, sự có mặt của yếu tố hài hước, ngắn gọn, trong sáng, dễ hiểu Sự ngắn gọn không chỉ thể hiện ở dung lượng tác phẩm mà còn thể hiện trong cả câu văn, câu thơ Trong văn xuôi thường sử dụng những câu đơn, ngắn, vừa sức với khả năng tiếp nhận của trẻ nhỏ; còn trong thơ, các nhà văn thường sử dụng thể thơ 3 chữ, 4 chữ, 5 chữ, rất gần với đồng dao, vui nhộn, vừa dễ đọc, dễ thuộc, dễ nhớ

Trong thơ cuộc sống được hiện lên thông qua cái nhìn bằng “đôi mắt trẻ

thơ” và thể hiện từ cảm xúc hồn nhiên, trong trẻo Trong bài “Chú bò tìm bạn” của Phạm Hổ “Mặt trời rúc bụi tre/ Buổi chiều về nghe mát/ Bò ra sông uống

nước/ Thấy bóng mình ngỡ ai/ Bò chào: “Kìa anh bạn/ Lại gặp anh ở đây”/ Nước đang nằm nhìn mây/ Nghe bò cười toét miệng…” một chú bò làm người ta

thấy đáng yêu, hài hước, dí dỏm… Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy đặc

trưng ấy trong bài thơ “Ngủ rồi” của Phạm Hổ:“Gà mẹ hỏi gà con/ Đã ngủ chưa

đấy hả?/ Cả đàn gà nhao nhao/ Ngủ cả rồi đấy ạ!”…nói đã ngủ mà vẫn hồn

nhiên trả lời được thì chỉ có thể là trẻ con mới làm vậy

Trẻ em được tiếp xúc với văn học thiếu nhi chủ yếu là qua lời đọc, lời kể của ông bà, cha mẹ, thầy cô… cho nên văn học thiếu nhi khi viết phải đặc biệt

Trang 17

quan tâm đến đặc điểm tâm lí lứa tuổi và những sở thích của các em Người lớn muốn viết thơ thiếu nhi phải thực sự hòa nhập với cuộc sống trẻ thơ, sống hết mình với tuổi thơ mới có thể tạo ra được sự cộng hưởng và mang lại cho tác

phẩm sự thành công Bài thơ “Chú thỏ đa nghi” của Phạm Hổ: “Thỏ đây! Ai

đấy? Mèo à? Mèo thế nào? Mình không trông thấy cậu/ Nhỡ đứa khác thì sao?”… không chỉ thể hiện sự hồn nhiên ngây thơ mà còn đa nghi, ngốc nghếch

của chú thỏ Thỏ dùng máy nói mà cứ đòi phải nhìn thấy người ở đầu dây bên kia chú mới tin đó chính là bạn mình Trí tưởng tượng của trẻ rất độc đáo, đi học gặp trời mưa và bé có thể nói là ướt do bị ông trời dội nước Suy nghĩ của trẻ giống như suy nghĩ của người cổ đại, dùng tưởng tượng để giải quyết những thắc mắc của mình, vì thế những gì bay bổng sẽ hấp dẫn trẻ Ngoài ra trẻ có tư duy khám phá, thích những gì độc đáo, trẻ em cũng là đối tượng giàu tình cảm nên nó đòi hỏi văn học viết cho thiếu nhi cũng cần giàu chất trữ tình như: tình bạn, cha mẹ , thầy trò , nhân đạo…

Sở dĩ các tác phẩm truyện viết cho trẻ em lôi cuốn, hấp dẫn, có sức cảm hóa lạ lùng, mạnh mẽ được các em còn vì văn học thiêu nhi luôn lấp lánh chất thơ, chất truyện Điều này giúp trẻ em sau khi được nghe ông bà, cha mẹ kể

chuyện, gấp sách lại vẫn thấy bao nhiêu điều kì diệu, “bám chặt” lấy tâm hồn, tình cảm và chắp cánh cho những ước mơ, khát vọng của tuổi thơ (truyện “Dế

mèn phiêu lưu kí” của Tô Hoài là một ví dụ cụ thể) Bên cạnh đó, đặc điểm này

cũng là một trong những yếu tố khiến cho các em dễ hiểu, dễ cảm nhận tác phẩm

Văn học thiếu nhi còn mang một đặc điểm rất riêng đó là giàu hình ảnh, vần điệu, nhạc điệu Hình ảnh đẹp, rực rỡ cùng với vần điệu, nhạc điệu vui tươi

sẽ làm cho tác phẩm thêm sinh động và có sức lôi cuốn, hấp dẫn các em, đây là một trong những yếu tố không thể thiếu trong thơ viết cho các em

Trang 18

Chức năng giáo dục của văn học thiếu nhi luôn được các tác giả đặt lên

hàng đầu Tô Hoài khẳng định: “Nội dung một tác phẩm văn học viết cho thiếu nhi bao giờ cũng quán triệt vấn đề xây dựng đức tính con người Nói thì thừa, cần nhắc lại và thật giản dị, một tác phẩm chân chính có giá trị đối với tuổi thơ

là một tác phẩm tham dự mạnh mẽ vào sự nghiệp nên người của bạn đọc ấy”

Tuy nhiên, các nhà văn không muốn mình là người thuyết giáo, đưa ra những bài học giáo huấn khô khan, cứng nhắc cho các em Nghệ thuật giáo dục là điều được các tác giả quan tâm thực hiện thường xuyên Tính giáo dục được coi là một trong những đặc trưng cơ bản nhất của Văn học thiếu nhi, nó có vai trò vô cùng to lớn trong việc giáo dục toàn diện nhân cách trẻ, cả về đạo đức, trí tuệ và thẩm mỹ

1.2.1 Phạm Hổ và quá trình sáng tác

Phạm Hổ sinh năm 1926 mất năm 2007, ông được biết đến với bút danh

Hồ Huy Phạm Hổ quê ở xã Nhân An, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định Ông xuất thân trong một gia đình Nho học Ngay từ nhỏ, Phạm Hổ là một người say

mê đọc sách, ông có điều kiện đọc nhiều sách, truyện cổ tích, đồng dao… chính điều này đã góp phần nuôi dưỡng tâm hồn và tình yêu thơ văn Lớn lên, ông lại được nhà thơ Cách mạng Trần Mai Ninh và họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung dìu dắt Đặc biệt người anh trai của ông là Phạm Văn Ký có ảnh hưởng rất lớn đến văn chương của ông Năm Phạm Hổ học lớp 3, ông Phạm Văn Ký đạt giải nhất cuộc thi thơ viết bằng tiếng Pháp được tổ chức cho các nước thuộc địa của Pháp, đây chính là thời gian Phạm Hổ cùng anh trai rời quê ra Huế Ông Ký đã dạy cho Phạm Hổ biết cách đọc sách, cách sáng tác văn học và tiếng Pháp Ông là một trong số ít những nhà văn thông thạo tiếng Pháp Phạm Hổ học trung học ở Huế, thi đỗ Thành chung ở Qui Nhơn Quy Nhơn là mảnh đất được thiên nhiên ưu đãi với nhiều danh lam thắng cảnh Những cảnh đẹp nơi đây đã là nguồn cảm hứng bất tận cho Phạm Hổ trong rất nhiều trang viết của ông

Trang 19

Cách mạng tháng Tám thành công, ông đi theo Cách mạng và hoạt động văn nghệ từ đó Năm 1955, ông tập kết ra Bắc và là một trong những thành viên sáng lập ra nhà xuất bản Kim Đồng Ông làm công tác thông tin tuyên truyền, được sự giúp đỡ dìu dắt của các nhà thơ, nhà báo, ông trở thành cán bộ sáng tác của chi hội văn nghệ Với cảnh tuyệt đẹp bình yên của đồng bằng Bắc bộ Phạm

Hổ đã cho ra đời tập thơ Chú bò tìm bạn năm 1957, ngay sau đó là tập thơ Em thích em yêu năm 1958 và tập thơ Những người bạn nhỏ năm 1960 Sau đó ông

chuyển sang công tác ở các nhà xuất bản lớn Ông từng là Chủ tịch Hội đồng Văn học thiếu nhi trực thuộc Hội nhà văn

Đến với Phạm Hổ chúng ta có thể nhận thấy rằng đây là một ông già với mái tóc ngả bạc nhưng lại có tâm hồn trong vắt như tâm hồn của một đứa trẻ -

một người trẻ cao tuổi Theo cách nói của Trần Đăng Khoa thì “ông không phải

là người mà là một thứ đồ chơi, một món quà đặc biệt mà Tạo hóa đã thửa riêng, làm riêng để trao tặng các đấng trẻ con” [5, tr 5] Phạm Hổ sáng tác

nhiều thể loại cho cả người lớn và trẻ em nhưng nói tới Phạm Hổ, trước hết phải nói đến sự đóng góp to lớn của ông cho nền Văn học thiếu nhi nước nhà Ông

đã được nhận nhiều giải thưởng về Văn học thiếu nhi và giải thưởng nhà nước

về Văn học thiếu nhi Tác phẩm của ông còn được giới thiệu ở các nước như Nga, Trung Quốc, Pháp, Đức…

Khác với nhiều bạn văn khác, Phạm Hổ chọn con đường đi vào thế giới

tâm hồn trẻ thơ Phạm Hổ luôn tâm niệm: “Đối với tôi được viết cho các em là

cả một hạnh phúc” Và ngay cả khi đang nằm trên giường bệnh, phải chống lại

cùng với những cơn đau dữ dội, Phạm Hổ vẫn không quên sáng tác để dành tặng thiếu nhi, tặng cho cuộc đời những vần thơ chất chứa yêu thương và khát vọng sống:

“Núi sinh ra để cao Biển sinh ra để rộng Sông sinh ra để dài

Trang 20

Hoa sinh ra để đẹp Con người để yêu thương”

(Ý nghĩ đầu xuân)

Đó là tiếng thơ cuối cùng trước khi ông vào cõi vĩnh hằng, đọc những vần thơ này ta cảm thấu được cái tâm và cái tài của ông, một người suốt đời vì nghệ thuật vị nhân sinh, đọc thơ ông khiến chúng ta thêm yêu đời hơn và biết quý trọng cuộc sống của mình hơn Như một nhà nghiên cứu đã từng nhận xét về

ông : “Người nghệ sĩ chân chính sáng tạo không phải để kiếm sống mà trước hết là do một yêu cầu thôi thúc bên trong” Nội lực bên trong của Phạm Hổ

không gì khác đó chính là tình yêu với con trẻ, niềm vui khi giúp cho đời một việc gì đó, là được nhìn thấy nụ cười rạng rỡ của các cháu mẫu giáo, là sự trưởng thành của thiếu nhi khi chúng được sống và học tập, được đọc thơ mình yêu thích bằng chính ngôn ngữ mẹ đẻ bằng nhịp điệu thân thuộc với bạn bè, thầy cô và những người thân yêu nhất, để rồi sau này các em lớn lên có cái tâm sáng hơn, đẹp hơn vững vàng hơn làm chủ đất nước

Là một nhà văn đa tài, Phạm Hổ sáng tác ở khá nhiều mảng Bên cạnh sáng tác thơ, truyện ngắn, truyện vừa, kịch, tiểu thuyết, viết phê bình cho cả người lớn và trẻ em Ông còn là dịch giả của nhiều tác phẩm thơ, truyện thiếu nhi Nhưng thành công nhât vẫn là những tác phẩm dành cho thiếu nhi

Hơn 60 năm cầm bút Phạm Hổ đã để lại khoảng trên 20 tập thơ, 9 tập truyện và 4 vở kịch viết cho thiếu nhi Các tác phẩm chính:

Tập thơ: “Em vẽ Bác Hồ” (1948), “Chú bò tìm bạn” (1957), “Em thích

em yêu” (1958), “Những người bạn nhỏ” (1960), “Bạn trong vườn” (1967), “Từ không đến mười”(1973), “Mẹ, mẹ ơi cô bảo”(1980), “Những người bạn im lặng” (1984), “Đỗ đen đỗ trắng” (1991) , “Cháu chọn hạt nào” (1992), “Câu chuyện về Miu trắng” (1993)…

Truyện: “Viết thư cho cha” (1959), “Khẩu súng người ông” (1960),

“Cất nhà giữa hồ” (1964), “Chuyện hoa chuyện quả” (1982) (gồm những tập

Trang 21

truyện nhỏ viết về sự tích các loài cây, loài hoa), “Ngựa thần từ đâu đến” (1986), “Những chú sẻ con” (1988), “Lửa vàng, lửa trắng, lửa nâu” (1993); 6

tập truyện cổ tích mới (1974)

Kịch: “Nàng tiên nhỏ thành Ốc” (bộ 3 vở kịch 1980), “Tìm gặp lại anh” (1981), “Người gái hầu của Mị Châu” (1984) “Cái bánh tét của người cô” ( 1994)

Viết cho người lớn Phạm Hổ cũng có một số tác phẩm khá đặc sắc như:

Cái bánh tét của người cô, Người vợ lẽ, Vườn xoan, Những ô cửa những ngả đường…

Phạm Hổ đã được trao tặng các giải thưởng văn học như: Giải A trong các

cuộc vận động sáng tác cho thiếu nhi với các tập thơ “Chú bò tìm bạn” (1957 - 1958), “Chú vịt bông” (1967 - 1968) Giải thưởng cuộc thi sáng tác kịch bản cho thiếu nhi do Hội nghệ sĩ sân khấu tổ chức, vở kịch “Nàng tiên nhỏ thành Ốc” (1986)

Tiểu kết

Phạm Hổ - một cái tên không thể không nhắc tới trong dòng văn học viết cho thiếu nhi mọi thế hệ, ông là người có những đóng góp không nhỏ cho nền văn học thiếu nhi ở thế kỉ XX Thơ Phạm Hổ đã và vẫn đang là món ăn tinh thần đối với trẻ thơ Phạm Hổ xứng đáng với Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật đợt I năm 2001

1.2.2 Quan niệm sáng tác cho thiếu nhi

Võ Quảng một nhà thơ lớn của dòng văn học thiếu nhi, trong một bài viết

bàn về quan điểm sáng tác của mình ông đã từng nói: “Tổ quốc chúng ta đang lớn lên từng phút Thơ có nhiệm vụ phải ghi sâu vào tâm hồn các em tất cả bức tranh đậm đà của đất nước từ những sự kiện to lớn đến những sự việc nhỏ nhất.”

[17, tr 724] Không có một ước mơ quá cao như Võ Quảng, Phạm Hổ đã từng

tâm sự: “Đối với tôi, được sống và viết cho các em là một hạnh phúc Tôi đem

Trang 22

tr 6] Chưa một lần ông có những phát ngôn chính thức về quan niệm sáng tác, song chúng ta hiểu chính tình yêu của ông với trẻ là nền tảng cho quan niệm sáng tác văn học của Phạm Hổ

Theo Phạm Hổ, viết cho các em là một trách nhiệm, trách nhiệm đó mới nhìn tưởng đơn giản nhưng để làm được thì nhà văn sẽ gặp phải không ít khó

khăn: “Đi không kỹ, nắm không chắc thì dù có viết kĩ, có công phu đến mấy thì cũng chỉ là sự phô bày kĩ thuật Nhưng đi kĩ mà không xúc động sâu sắc, chân thành thì viết ra cái gì cũng nhạt nhẽo Sao khi viết cho lứa tuổi ấy, chúng ta cứ

đi tìm và nói cái gì xa xôi trừu tượng không hồn nhiên, không đúng với cái điệu

và trình độ cảm nghĩ của các em?” [17,tr 703] Người làm thơ cho các em phải biết “chiếu cố” đến trình độ của các em mà lựa chọn ngôn ngữ sao cho gần nhất,

đời thường và phổ thông nhất và tất nhiên cách diễn tả cho các em cũng phải quen thuộc nhất Đối với các em không nên nói rằng hiện tượng chiếc áo phơi ngoài trời được khô đó là do hiện tượng bốc hơi nước do nhiệt mà nên diễn đạt

bằng cách ngộ nghĩnh rằng đó là do mặt trời uống nước …

Trong một bài viết, Phạm Hổ đã từng nói“Người làm thơ hay cho các em

là người ít bị lỳ, bị mòn dần đi về cảm giác, hoặc là người cưỡng lại được, chống lại được sự lỳ, sự mòn dần đi về những cảm giác” [17,tr 704] Với quan

niệm này, tác giả tự đặt cho mình yêu cầu vận động, học hỏi và tìm tòi để khám phá để sáng tạo cho các em những tác phẩm mới với chất lượng không ngừng vươn lên và những đột phá hơn nữa về nghệ thuật

Phạm Hổ luôn tâm niệm rằng thơ viết cho các em bé, rất cần chú ý đến nhạc điệu Ông cho rằng nhiều khi các em chủ yếu nhớ được là nhờ nhạc điệu, nhờ nó mà các em nhớ được cả những câu các em chưa hiểu nghĩa Nếu theo dõi kĩ các tác phẩm của Phạm Hổ ta nhận thấy rằng có rất nhiều bài thơ có tính nhạc rất hay, nhiều bài thơ có câu từ lại được nhại lại bằng tiếng kêu của động vật hay tiếng phát ra của đồ vật …

Trang 23

Với một niềm canh cánh “Làm sao để viết cho các em hay hơn” đăng trên

Tạp chí văn học số 5 năm 1993, Phạm Hổ đã khẳng định 2 nhiệm vụ song song của văn học cho trẻ em Tác phẩm viết cho các em phải góp phần giải quyết những vấn đề trước mắt, nóng hổi của cuộc sống, của xã hội và thứ hai là trang

bị cho các em những tình cảm, tư tưởng về lâu về dài đó là lòng nhân ái, tình yêu quê hương đất nước, lòng trung thực…một cách tự nhiên nhẹ nhàng không mang tính giáo điều

Trong bài viết “Một vài ý kiến về thơ cho các em” Phạm Hổ cũng đề cập

3 vấn đề cũng được xem như quan niệm sáng tác thơ của ông Một là những mối quan hệ ở trong thơ viết cho các em Những mối quan hết sức phong phú và vô cùng đa dạng Thường đó là những mối quan hệ giữa loài vật, cây cỏ với đất trời, với người giữa người với người, giữa chuyện đã qua và chuyện sắp xảy ra, giữa một điều có thật và một điều không bao giờ có, giữa cái tốt và cái xấu, giữa cái điều hiền và cái điều ác Hai là cái mới lạ, cái vui, cái nghịch ngợm trong

thơ viết cho các em Như ông nói: “Thơ chúng ta còn nghiêm trang quá Thơ ta mạnh về cái trong sáng, cái trữ tình nhưng còn yếu về mặt cái mới lạ, cái vui, cái nghịch ngợm đáng yêu mà các em thích.”[17, tr 740] Và cuối cùng ông khẳng định: “Vừa học, vừa chơi kia mà!” [17, tr 740] Ông luôn làm mọi thứ

sống động, cựa quậy được, với hai tiếng xình xịch quen thuộc mà bạn đọc có thể đoán trước được sự xuất hiện của nó đã được bất ngờ bằng âm điệu của từ

“Kìa đạn! Kìa đạn…” trong bài thơ “Tàu dài”

Những tác phẩm của Phạm Hổ luôn cho người đọc, nhất là trẻ con, cái cảm giác quen thuộc và rất máu thịt với mình Ông đã thực sự là một nhà thư kí trung thành, ghi lại những gì chân xác nhất, giản dị nhất về sự vật hiện tượng xung quanh bằng con mắt trẻ thơ

Trang 24

CHƯƠNG 2: CẢM HỨNG VÀ HÌNH TƯỢNG TRONG THƠ PHẠM HỔ 2.1 Cảm hứng trong thơ Phạm Hổ

2.1.1 Cảm hứng về thiên nhiên

Thế giới thiên nhiên kì diệu, phong phú luôn hỗ trợ cho sức sáng tạo nghệ thuật của người nghệ sĩ Thiên nhiên chính là một nguồn cảm hứng bất tận của các nhà văn, nhà thơ ở mọi thời đại Phạm Hổ cũng không ngoại lệ, ông lấy thiên nhiên làm đề tài chủ đạo để viết cho trẻ thơ, cũng có lẽ bởi thiên nhiên giống và gần các em nhất, nó hoang sơ, mộc mạc, tràn đầy nhựa sống… Ông luôn ý thức rất rõ rằng việc viết cho trẻ thơ cần phải viết về những gì gần gũi nhất, thân quen nhất mà vẫn gợi được ở trẻ trí tưởng tượng phong phú, vẫn giữ được ở trẻ sự hồn nhiên, yêu đời

Thiên nhiên trong thơ Phạm Hổ được hiện lên vui tươi, duyên dáng Ông

đã nhận ra rằng: “Trước sự phong phú của thiên nhiên, con người chúng ta đều phải lạ lùng kinh ngạc… Thiên nhiên, một nhân vật đẹp đến như vậy có nhiều đức tính đến như vậy, làm sao có thể thiếu mặt trong thơ cho các em Thiên nhiên còn là một nhà sư phạm đại tài Bằng chính cái đẹp, thiên nhiên dạy ta yêu cái đẹp” [17, tr764] Thiên nhiên trong thơ Phạm Hổ không bó hẹp ở một

phạm vi, mà nó bao chứa tất cả những gì đang diễn ra xung quanh cuộc sống của các em Thiên nhiên là tất cả những gì thân thuộc nhất, gần gũi nhất, đó có thể là một ngọn cỏ, nhành hoa, một làn hương thơm, quả ngọt như nhãn, na, xoài, ổi, khế…những thứ hoa quả trong vườn nhà, mọi thứ đều hết sức thân thuộc, gần gũi và vô cùng sống động

Đúng như nhà phê bình văn học Vân Thanh đã từng khẳng định về đặc

điểm thơ Phạm Hổ: “Nói về thơ Phạm Hổ trước hết là nói về thiên nhiên Dù rằng ca ngợi thiên nhiên là một điểm chung của các nhà thơ, nhà văn viết cho thiếu nhi Qua đó bức tranh thiên nhiên, người viết gợi cho các em lòng yêu cuộc sống, bạn bè, đất nước” [17, tr 1013]

Trang 25

Đối với trẻ thơ cái dễ gây ấn tượng với các em nhất có lẽ là các loại quả, những loại quả thơm ngon mà mát lành mà thiên nhiên đem tặng cho các bé Những loại quả hết đỗi thân thuộc cũng được xuất hiện vào thơ Mỗi bài thơ là một bài học về môi trường xung quanh, các em được tìm hiểu không chỉ về tên gọi, các đặc tính, hình dáng, hiểu được tính nết của từng loại quả một mà quan trong hơn là các em thấy yêu thiên nhiên, biết quý trọng và biết bảo vệ thiên nhiên

Hàng loạt các loại quả theo từng mùa, từng đặc tính và từng hương vị

riêng được hiện lần lượt trong các sáng tác của Phạm Hổ: nào “Mít”, “Dứa”…

“Sầu riêng”, nào “Na”, “Ôỉ”, “Dưa”, “Nhãn”, nào “Khế”,“Chanh” ….Những

loại quả, loại cây thực sự trở thành người bạn thân thiết đối với trẻ Hình ảnh

cây Nhãn được hiện lên như một loại cây “lười quá” về việc ra quả so với các

loài cây khác Bằng biện pháp nhân hóa, một cây nhãn được hiện lên với tính nết của một con người

“Nhãn mới ra quả ăn Cây nhãn này lười quá ”

(Nhãn) Không chỉ giới thiệu cho các em biết thêm về thế giới tự nhiên Phạm Hổ còn không quên giới thuyết cả những đặc điểm tính chất của chúng:

“Hoa từ cành cao

Rủ nhau xuống giếng Tắm xong, hoa tím Theo gàu nước lên Khế ngọt, khế chua Đều chia năm cánh Khế chín đầy cây Vàng treo lóng lánh”

Trang 26

(Khế) Bằng biện pháp nhân hóa, những bông hoa nhỏ như những người bạn

chơi với nhau khá thân thiết Chúng “rủ nhau” từ cành cao xuống giếng tắm cho sạch để cho đời loại quả được chia đều năm cánh, khi chín có màu vàng “lóng lánh” và khi ăn vào thì “chắc là chua” làm ta nhớ tới lời bài hát Qủa gì của nhạc sĩ Nguyễn Huy Thanh: “Quả gì mà chua chua thế, xin thưa rằng quả khế,

ăn vào thì chắc là chua, vâng vâng chua thì để nấu canh chua.” Cũng hình ảnh những quả vàng “lóng lánh” lại giúp các em nhớ và khắc sâu hơn câu chuyện Cây khế Một bài học nữa lại được đặt ra cho các em Một sự rụng tâm không

kém phần công phu của tác giả

Hay đó là những quả Dừa mát lành được một em bé phát hiện ra điều kì

diệu có trong nó:

“ - Ai mang nước lên cây

Mà dừa kia có nước?

- Chắc mấy hôm trời mưa Dừa đã lo hứng được!

- Nước mưa đâu có ngọt

Mà nước dừa lại ngọt?

- Chắc dừa đi xin đường

Bỏ vào bụng từ trước.”

(Dừa) Một thế giới tự nhiên được hiện lên với bao điều lí thú, những câu thơ như những câu hỏi và câu trả lời đã được tìm ra từ một đứa trẻ ngây thơ Một thế giới ở đó các em có thể thỏa sức tự do vui chơi, tự do khám phá những bất

ngờ thú vị, thậm chí ở đó các em còn có thể tô vẽ thêm để tạo ra một “thế giới trẻ thơ, đầy những tưởng tượng, nhầm lẫn và thắc mắc” [14, 140] Tại sao dừa

lại có nước? Đứa trẻ tự trả lời, đó là do dừa hứng được nhân lúc trời mưa, câu

Trang 27

trả lời gần như vẫn chưa sát đáng, một câu hỏi nữa được đặt ra, tại sao nước dừa lại ngọt trong khi nước mưa có ngọt đâu Và lần này bé đã nghĩ đáp án đó chính

là do Dừa đi xin đường và tự bỏ vào bụng từ trước Có ai có thể nghĩ ra câu hỏi

và câu trả lời hoàn hảo như vậy ngoài trẻ thơ Chỉ có những người hiểu, yêu trẻ thơ tới chân tơ kẽ tóc, từng tiếng nói nụ cười cũng như hơi thở của trẻ mới có thể viết được như vậy, ông đã trẻ thơ hóa để hiểu và viết ra những điều thắc mắc của chính các em thành thơ

Cháu quên sao được những thức quà ngon bà mua về cho cháu mỗi khi đi chợ về, nó là kỉ niệm tuổi thơ, kỉ niệm của tình bà cháu:

“Nay chợ gần Mai chợ xa Trẻ đón quà

Na nằm rổ Tay cháu nhỏ Rửa sạch na

Sờ mặt bà Còn thơm phức…”

Hai bà cháu với những kỉ niệm khó quên, còn niềm vui nào hơn khi ngồi chơi ở nhà chờ đợi bà đi chợ về Một tiếng reo lớn được vang lên khi nó thấy bà

về, nó cũng biết là nó sẽ được quà Vào những ngày hè, bà đi chợ về lại được ăn

na bà mua quan trọng hơn là được cảm nhận tình cảm bà cháu thắm thiết ân cần Phạm Hổ miêu tả những thứ thuộc về thiên nhiên rồi gửi gắm vào đó là tình người, là niềm vui của sum vầy của hạnh phúc

Quả có nhiều mắt, nhưng được mặc áo giáp, hương thơm lừng là

quả“Dứa” Dứa không còn là loại quả đơn thuần, thường thấy mà là một vị vua

oai nghiêm đầu đội mũ, mình mặc áo giáp vàng như chuẩn bị ra trận

“Đầu xanh mũ vua

Trang 28

Mình vàng áo giáp

………

Đẹp trên đất đỏ Một quả sóc ăn Thơm lừng trong gió’’

(Dứa) Một quả dứa được hiện lên như một chiến binh thực thụ, một chiến binh thuộc dòng dõi quý tộc Dứa còn có một tên gọi khác là quả thơm, ở vùng đất đồi, khô cằn nó vẫn có thể tạo ra cho đời những trái ngọt quả thơm Với vị trí ngự trị là ở trên đồi, cùng với một trăm con mắt được trang bị ở mọi phía nó đã nhìn thấy và thấu nhiều điều

Thế giới loại quả vô cùng phong phú và đa dạng ổi cũng có nhiều loại khác nhau, nào thì ổi đào, ổi mỡ, ổi găng, ổi lê… Mỗi trái một hương vị, một màu sắc Sắc hồng, thơm lừng của trái ổi đào, ổi mỡ có vỏ bóng mượt như tráng một lớp mỡ Quả ổi nào cũng có hương, có sắc riêng, vị ngon riêng không lẫn Chỉ khi ta cắn vào, dấu răng còn in hằn trên quả thì ta mới cảm nhận được vị ngon của ổi, một thức quà của tuổi thơ, quả ổi lủng lẳng trên cành cao, cùng với những đứa trẻ con túm năm tụm ba mỗi đứa một cành, một cây, hò reo, miệng nhai ngôm ngoàm, túi đựng bao nhiêu ổi Kí ức tuổi thơ cứ ùa về trong tâm khảm chúng ta

“Là trái ổi:

Sống chung vườn Bao dòng họ Đây, ổi đào Kia, ổi mỡ

Đào, ruột hồng

Trang 29

Mỡ : ruột trắng Đẹp dấu răng

Ai mới cắn…

Là trái ổi”

(Ổi) Quả sung với bao màu sắc bắt mắt : quả xanh, quả đỏ, muỗi vào đầy ruột Sung gắn bó với cuộc sống của người dân quê, với tuổi thơ Sung cùng dân làng ngày đói, ngày no, người ta vẫn dùng sung để làm món ăn kèm với ốc, là thứ quả thắp hương tổ tiên mỗi khi Tết đến xuân về, với ý nghĩa cầu cho gia đình sung túc, no đủ Qua thời thơ ấu, sung vẫn bền chặt gắn bó với con người khi trưởng thành:

“…Quả xanh, trẻ nhỏ Quả đỏ, bà già

Muỗi vào đầy ruột Lòng sung làm nhà

Sung ghế cùng cơm Sung ngâm dưa muối Sung tôi ngày xưa Qua ngày túng , đói”

(Sung)

Sẽ thật là thiếu khi nói về thiên nhiên mà không nhắc tới cây mía, một thức ăn mát lành, dịu ngọt không thể thiếu vào mùa hè, những tấm mía, không cần róc mà chỉ cần xước ăn liền, mía vàng, mía tím vị ngọt thanh mát như tình

bà, ăn xong rồi vẫn còn nhớ “cãi bã trắng xốp” :

“Lá sắc múa gươm

Trang 30

Mía lên từng đốt Đốt ngắn, đốt dài Như rồng uốn khúc

Nước đường mát ngọt Mía cất trong cây Mía vàng, mía tím

Chúng ta biết tới quả roi với mùi thơm không thể lẫn được, thơm từ lá, đẹp từ chùm hoa roi đã vào thơ Xuân Quỳnh:

“Bây giờ mùa hoa roi Trắng một vùng Quảng Bá”

(Mùa hoa roi) Một lần nữa những chùm hoa roi lại được đi vào trong thơ Phạm Hổ, đó là những viên ngọc trắng, ngọc hồng Cái mùi vị, màu sắc, hương thơm ấy không thể nào không nhớ tới Roi, theo quan niệm của nhà thơ chính là ngọc quý

“Trên cây mới xuống Sáng màu trời trong

Trang 31

Roi này : ngọc hồng Roi này : ngọc trắng

Bao nhiêu nhạc ngựa Rung chẳng leng kieng Rau ráu mồm anh Rau ráu mồm em”

Những quả roi được ví như những viên ngọc, viên ngọc hồng, viên ngọc trắng, nhìn dưới ánh mắt của trẻ thơ những quả roi có hình như cái chuông rung hoài mà chẳng phát ra âm thanh Khi ta được thưởng thức thì ôi chao thật tuyệt vời một vị giòn tan, ngọt mát

Nói về hoa trái cũng không thể không nhắc tới trái sầu riêng, loại quả của tình nghĩa vợ chồng năm nào nhưng lại là niềm vui chung của trăm nhà Đây là

sự khám phá mới lạ, nhưng vô cùng chính xác của Phạm Hổ Trẻ em có thể nhận biết trái sầu riêng qua mùi hương, màu sắc

“Vàng thơm sau lớp vỏ gai Múi to, mật ngọt cho ai thỏa lòng Mời cô, mời bác ăn cùng

Sầu riêng mà hóa vui chung trăm nhà”

(Sầu riêng) Nhà thơ nói hộ các em một cách chân thực, sinh động về những người

Bạn trong vườn với vô số loài cây, loài hoa, loài quả Phạm Hổ không chỉ miêu

tả cụ thể hình dáng, màu sắc, hương vị như thực tế mà còn hình tượng hóa lên

để nó sinh động và có nhiều cảm xúc:

“Dây dưa hấu yếu mềm Sinh đàn con to nặng

Trang 32

Đành giao nhờ đất ẵm”

( Dưa)

Không gì thiêng liêng trên đời bằng tình mẫu tử Nhà thơ đã viết một

cách cảm động mà chân thực, đó là hình ảnh cây dưa mẹ “yếu mềm” và đàn dưa con “to nặng” Cách viết của nhà thơ pha chút tếu táo, bông đùa Dây dưa mẹ

yếu mềm nhưng lại rất mạnh mẽ bởi sức mạnh bên trong - đó không gì khác chính là sức mạnh của tình mẹ Người mẹ ấy đã vắt kiệt sức mình để sinh thành

và nuôi dưỡng những đứa con của mình Từ đây, các em không chỉ hiểu rõ hơn

về đặc tính của loài dưa mà còn thấm nhuần sâu sắc tình mẫu tử, càng yêu và trân trọng những gì tạo hóa đã ban tặng cho con người và càng kính trọng đấng sinh thành, dưỡng dục chúng ta

Không đơn thuần là miêu tả những loài hoa quả bốn mùa theo đặc trưng của vùng miền, không chỉ đem đến những kiến thức bổ ích về tự nhiên xã hội,

mà Phạm Hổ còn rất khéo léo lồng ghép, gửi gắm những tâm sự, chuyển tải những kiến thức về lịch sử, về tình mẫu tử về tình người… chẳng ngoài mục đích nào khác là giúp tăng thêm sự hiểu biết của các em nhỏ

Một thế giới với nhiều loại quả đến từ các vùng khác nhau của tổ quốc đã

về đây tụ hội đông đủ trong thơ Phạm Hổ Sẽ là thiếu nếu chúng ta không có những không gian tươi đẹp của đất trời, những hiện tượng tự nhiên mà các em nhỏ vẫn thường quan sát thấy: một ánh trăng, một tia chớp, những áng mây, cơn mưa đầu mùa, là ánh mặt trời vừa lấp ló, hay sự giải thích ngây ngô về các hiện

tượng của tự nhiên…

Trước hết đó là cảnh sắc về những chiều êm ả trên làng quê Bắc Bộ:

“ Mặt trời rúc bụi tre Buổi chiều về nghe mát…”

(Chú bò tìm bạn)

Một không gian yên ả của chiều quê, với khung cảnh truyền thống của làng quê Bắc Bộ, là thời gian nghỉ ngơi sau một ngày làm việc mệt nhọc, được

Trang 33

tận hưởng những âm thanh êm dịu, những cảnh sắc tuyệt đẹp của trời mây,

những nàng mây dịu dàng duyên dáng muốn soi mình trong đêm trăng:

“Trăng lên, mây kéo đến Soi bóng hồ nước êm Mây muốn xem mình đẹp Như thế nào trong đêm ”

Khoa ta được biết đến một trận Mưa được miêu tả khá chi tiết với những dấu

hiệu từ khi trời sắp mưa cho đến khi trời đổ mưa, một trận mưa thật to Đến với thơ Phạm Hổ ta lại thấy cách định nghĩa về hiện tượng mưa thật bất ngờ thú vị:

“Nước lên, xuống: biển cả!

Nưới nằm im: ao, hồ!

Nước chảy xuôi: sông, suối!

Nước rơi đứng: trời mưa!”

(Nước) Muốn mở mang thêm khái niệm về nước cho các em, lấy chủ đề về tình

bạn và thế giới tự nhiên Phạm Hổ đã sáng tác ra bài thơ “Bướm em hỏi chị”:

“Chị ơi, vì sao Hoa hồng lại khóc Không phải đâu em Đấy là hạt ngọc Người gọi là sương

Trang 34

Sao đêm gởi xuống Tặng cô hoa hồng”

Sự ân cần chỉ dạy những tri thức mới của người chị chính là sự nhẹ nhàng

cố gắng giải thích kiến thức cho các em nhỏ của Phạm Hổ, chắc hẳn sẽ có rất

nhiều em nhỏ thắc mắc khi nhìn thấy hiện tượng “hoa hồng lại khóc” Một sự ví

von rất nghệ sĩ, tuyệt đẹp, những hạt sương trong veo được ví như những hạt ngọc thuần khiết long lanh mà thiên nhiên ban tặng khiến bông hồng trở nên đẹp hơn, lung linh hơn

Rồi đến công năng của mặt trời, không chỉ có tác dụng sưởi ấm trái đất

mà còn có tác dụng chiếu sáng muôn loài, là cái mốc đo sinh học để con người

và vạn vật biết được thời điểm chính xác phải lao động và học tập, và việc mặt trời lười nhác có ảnh hưởng vô cùng lớn:

“Thấy mặt trời lười nhác:

Trùm mây nằm ngủ trưa, Chú gà tía ó o

Giục anh chàng lên gấp Cho trẻ em đi học, Cho người lớn ra đồng, Cho gà đi kiếm ăn”

(Mặt trời ngủ trưa)

Mặt trời đã xuất hiện và sẽ thật là thiếu nếu vắng mặt trăng, quy luật của

tự nhiên lại được nhà thơ viết thật hay trong bài “Một ông trăng”:

“Một bầu trời Một ông trăng Mỗi một tháng Một lần tròn…”

Trang 35

Bài thơ cung cấp cho bạn nhỏ về số lượng cũng như số lần mặt trăng tròn trong một tháng, về sự duy nhất, có một của ông trăng và bầu trời, những hiện tượng tự nhiên đã thơ hóa cung cấp cho các em bao nhiêu kiến thức mới lạ một cách tự nhiên, dễ hiểu và dễ nhớ

Thơ Phạm Hổ như hội tụ tất cả, hòa quyện tạo thành thế giới thiên nhiên muôn màu sắc và độc đáo Về điều này, Phạm Hổ đã có sự gặp gỡ với Võ Quảng Ông cũng viết rất nhiều vần thơ về thiên nhiên với những phát hiện, quan sát tinh tế:

“Mầm non mắt lim dim

Cố nhìn qua kẽ lá Thấy mây bay hối hả Thấy lất phất mưa phùn”

(Mầm non)

Những mầm non trong thơ Võ Quảng mới hé với con mắt lim dim đang bắt đầu nhìn mọi vật khi, đang tận hưởng sự tươi mới, sinh động, nhịp sống hối

hả và tràn đầy nhựa sống của sắc xuân của cuộc sống đang căng tràn Hay đó là

hình ảnh của Cây đào trong thơ Nhược Thủy:

“Cây đào đầu xóm Lốm đốm nụ hồng Chúng em chỉ mong Hoa đào mau nở

Bông đào nho nhỏ Cành đào hồng tươi

Hễ thấy hoa cười Đúng là Tết đến”

Trang 36

Những dấu hiệu rất riêng chỉ có theo mùa, khi mùa xuân tới vạn vật đâm chồi, nảy lộc trong thơ Võ Quảng và cũng chỉ khi mùa xuân về hoa đào mới khoe sắc là thời khắc để các em nhỏ biết rằng Tết sắp đến Một màu sắc rất riêng, rất đậm đà

Phải nói rằng thế giới cỏ cây hoa lá trong thơ Phạm Hổ không chỉ chân thực, sinh động mà còn hấp dẫn bởi những hình dạng vô cùng phong phú Nói

điều này, Phạm Hổ vẫn tâm niệm: “Tôi ít khi gặp thấy một cái cây xấu, một bông hoa xấu, một trái quả xấu Có thể nói hầu hết đều đẹp Có những cây, những hoa, những quả tuyệt đẹp Cả về bên ngoài, cả về bên trong”[17, tr 739]

Lời khái quát này của ông là hoàn toàn đúng Vì trong tạo hóa, tất cả những cây tre, cây lúa, bông hoa gạo, bông hoa sen, quả thị, quả na, quả dứa, quả xoài… đều có hình dạng riêng và đều đẹp, đều hấp dẫn Khi chúng đứng một mình vốn

đã đẹp, chúng lại kết lại thành chùm, nở thành khóm thì vẻ đẹp đó đã được nâng lên thành vẻ đẹp của sức mạnh tập thể Để nói cho hết được vẻ đẹp ấy thì không phải người nghệ sĩ nào cũng làm được, vẻ đẹp của thiên nhiên hoa lá lại kết hợp

sao cho phong phú, quả là một thách thức đối với rất nhiều nhà thơ

“Mẹ nhận, bóc ra Nửa bên còn sống Khoai vẫn ngon lắm Lòng con ngọt bùi Mắt mẹ rớm ướt

Trang 37

Khoai cầm chia đôi”

(Củ khoai của bé) Phạm Hổ đã vẽ lên một bức tranh thể hiện tình cảm gia đình thật đầm ấm, tràn ngập yêu thương, một củ khoai thôi cũng làm ấm lòng cha mẹ, dẫu củ khoai

đó có chưa được ngon nhưng với mẹ cha đây là món ăn ngon nhất trên đời của

họ Bé nướng với tất cả tình yêu muốn gửi tới cha mẹ Không đưa ra lời giáo huấn, hay thông điệp trong bài thơ, nhưng bài thơ lại mang tính giáo dục rất cao,

nó dạy cho các em biết quan tâm tới những người xung quanh và đặc biệt là người thân của mình, cách thể hiện tình yêu ấy dù đơn giản nhưng cũng đủ làm cha mẹ và người thân thấy vui lòng

Cũng là thể hiện tình “Yêu mẹ ”, trong bài thơ cùng tên của Nguyễn Bảo

có viết:

“Mẹ đi làm

Từ sáng sớm Dậy thổi cơm Mua thịt cá

Em kề má Được mẹ thơm

Ơi mẹ ơi!

Con yêu mẹ lắm”

Tình yêu của em bé được thể hiện qua công việc của mẹ làm trong ngày,

yêu mẹ hay nói đúng hơn là thương mẹ vất vả

Người đọc thường nói trẻ em trong thơ Phạm Hổ rất vô tư, không suy

nghĩ quá nhiều nhưng các em không hề vô tâm một chút nào, khi thấy “Mẹ ốm”

bé cảm thấy:

“Trường học càng xa Người em ở lớp

Trang 38

bếp, bé nấu cháo cho mẹ ăn mau khỏi Một em bé thật ngoan!

Hình ảnh người mẹ cũng in đậm trong thơ Trần Đăng Khoa, người mẹ hiện lên trong sinh hoạt, lúc vui buồn, khi khỏe mạnh và cả lúc ốm đau Nhìn

mẹ ốm, anh như thấu hiểu cuộc đời dãi dầu nắng mưa, một nắng hai sương của

mẹ, muốn mẹ vui và mau khỏe Khoa đã:

“Ngâm thơ kể chuyện rồi thì múa ca Rồi con diễn kịch giữa nhà Một mình con đóng cả ba vai chèo”

(Mẹ ốm)

Sẽ ít có em bé nào đọc bài thơ này khi rơi vào hoàn cảnh này mà không hành động tương tự như vây Một bài thơ mang đầy tính giáo dục Một cách giáo dục hết sức nhẹ nhàng dễ đi vào lòng người

Hơn ai hết chính các em đã hiểu thấu “Lòng mẹ” và được ghi lại chính xác trong bài thơ cùng tên của Hoàng Thị Minh Khanh:

“Có miếng ngọt miếng ngon

Mẹ dành cho con hết Đắng cay chỉ mẹ biết Nhọc nhằn chỉ mẹ hay”

Để cho con có cuộc sống bình yên, hạnh phúc, no đủ, người mẹ đi làm cách mạng Cái giá phải trả là chính tính mạng của mẹ, mẹ đã hi sinh anh dũng vì đất nước, vì mong muốn nước nhà được thống nhất, bỏ lại đứa con thơ:

“Bé mồ côi vẫn sống

Trang 39

Đói khổ dạy lớn khôn Hiểu rồi xưa xấp giấy Đúng là xấp truyền đơn”

(Xếp giấy ngày xưa)

Em bé đã lớn lên, bằng tình yêu với mẹ, bằng sự hiểu biết và tin tưởng vào Đảng, bé theo bước chân mẹ và đi làm cách mạng, cũng từ đây trong em xuất hiện những niềm vui nho nhỏ:

“Con đi tìm cách mạng Thấy gần mẹ nhiều hơn Nghe ấm bàn tay mẹ Trên những lá truyền đơn”

(Xếp giấy ngày xưa) Lòng khát khao cháy bỏng được đi diệt giặc Mỹ Diệm, được trả thù, em đã:

“Em ước thành Phù Đổng Trừ sạch bọn giết người”

(Em yêu tổ quốc Việt Nam)

Phạm Hổ không có nhiều bài viết về em của mình Trong tuyển tập Chú

bò tìm bạn có bốn bài thơ nói về tình cảm với em Không nhiều bài thơ nhưng

bằng tất cả tình yêu, Phạm Hổ đã miêu tả em của mình một cách khá cụ thể, từ diện mạo bên ngoài, đến sở thích, hành động mà em thường làm và thích làm

trong bài thơ Tôi yêu em tôi Hình ảnh người anh cũng mẫu mực làm sao, thường xuyên đưa em đi chơi, chăm sóc em và khi “Có quà, có bánh/ Tôi nhường cho em”

Trang 40

2.2 Hình tượng trong thơ Phạm Hổ

2.2.1 Những em bé đáng yêu

Đến với thơ của Phạm Hổ ta thấy gần gũi, thân thuộc, đó là những câu chuyện bình dị trong cuộc sống hàng ngày, tình cảm gia đình đầm ấm, bạn bè thân thiết, hay trò chơi ngày bé mà ai cũng đã từng trải nghiệm…tất cả đã tạo cho Phạm Hổ nguồn cảm hứng bất tận trong quá trình sáng tác Nhà thơ Vũ Duy

Thông đã từng nói: “Đọc thơ Phạm Hổ viết cho các em, ấn tượng đầu tiên để lại: đây là con người yêu mến trẻ thơ đến mức đắm đuối, không bao giờ no chán; một người luôn khao khát tìm đến trẻ thơ để hiểu và yêu chúng hơn nữa; một người muốn- không phải đóng vai một thầy giáo nghiêm nghị cất lời căn dặn những lời trái phải – mà là một người bạn chân thành của trẻ.” [29, tr 51]

Khi còn nhỏ, với trẻ thơ còn gì sung sướng hơn khi được hòa mình với

thiên nhiên và được chơi trò chơi thả Diều trên những cánh đồng rộng thênh thang, được chơi trò Ú tim để xem ai khéo léo và thông minh hơn, được, Nhảy dây … thú vị hơn trò chơi đóng vai thành người lớn Bé đi cày giống bố Chính

các em tự nghĩ ra trò để chơi, tự mình làm chủ thế giới của mình Không gian của đồng quê là nguồn cảm hứng cho trí tưởng tượng của các em được thỏa sức thực hiện Bé thấy bố đi cày, bé muốn học để giúp bố và rồi:

“Chuối xanh một quả Cắm bốn chân tre Thành con trâu đực Nhìn giống giống ghê…”

(Bé đi cày)

Từ những thứ dân dã với quả chuối xanh, que tăm được làm từ tre cộng thêm chút khéo léo vậy là bé cũng có một chú trâu và được đi cày giống bố Đồ chơi của con trẻ đơn thuần là những thứ như thế nhưng nó cũng đủ làm cho trí tưởng tượng của trẻ em được phong phú hơn

Ngày đăng: 28/11/2016, 17:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w