1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đặc sắc nghệ thuật viết truyện ngắn của nguyễn tuân trong tập vang bóng một thời

120 2,4K 21

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 120
Dung lượng 861,68 KB

Nội dung

Quan niệm của Nguyễn Tuân về nhân vật trong truyện ngắn CHƯƠNG 2: NHỮNG BIỂU HIỆN NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN CÁI TÀI CỦA NGUYỄN TUÂN TRONG TẬP VANG BÓNG MỘT THỜI 2.1.. Tiếp cận, tìm hiểu và ngh

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

BỘ MÔN NGỮ VĂN

NGUYỄN THỊ BÍCH THIỆN

ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT VIẾT TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN TUÂN

TRONG TẬP VANG BÓNG MỘT THỜI

Luận văn tốt nghiệp đại học

Ngành Ngữ Văn

 Cán bộ hướng dẫn: ThS Hồ Thị Xuân Quỳnh

Cần Thơ, năm 2011

Trang 2

LỜI CẢM ƠN



Qua một thời gian tìm hiểu, nghiên cứu và làm việc một cách nghiêm túc, tôi đã hoàn thành luận văn của mình Nhân đây, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành đến cô Hồ Thị Xuân Quỳnh, người đã tận tình trực tiếp hướng dẫn tôi Đồng thời, tôi cũng xin chân thành cảm ơn tất cả quý thầy cô và bạn bè trong và ngoài Bộ môn Ngữ Văn, khoa Khoa học xã hội & Nhân văn, trường Đại học Cần Thơ đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn này.

Mặc dù có nhiều cố gắng, nhưng chắc hẳn luận văn vẫn còn không ít những điều thiếu sót Rất mong sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến của quý thầy cô cùng tất cả các bạn để luận văn được hoàn thiện hơn.

Xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Bích Thiện

Trang 3

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

5 Phương pháp nghiên cứu

B PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: QUAN NIỆM CỦA NGUYỄN TUÂN VỀ TRUYỆN NGẮN

1.1 Quan điểm của Nguyễn Tuân về văn chương nghệ thuật

1.1.1 Quan điểm của Nguyễn Tuân về nghệ thuật

1.1.2 Quan điểm của Nguyễn Tuân về văn chương

1.1.3 Quan điểm của Nguyễn Tuân về tài hoa – nhân cách của người nghệ sĩ 1.2 Quan niệm của Nguyễn Tuân về truyện ngắn

1.2.1 Giới thuyết về truyện ngắn

1.2.2 Quan niệm của Nguyễn Tuân về hình thức và nội dung truyện ngắn

1.2.3 Quan niệm của Nguyễn Tuân về nhân vật trong truyện ngắn

CHƯƠNG 2: NHỮNG BIỂU HIỆN NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN CÁI TÀI

CỦA NGUYỄN TUÂN TRONG TẬP VANG BÓNG MỘT THỜI

2.1 Cái tài của Nguyễn Tuân trong việc khai thác đề tài

2.1.1 Vẻ đẹp của ẩm thực truyền thống

2.1.1.1 Uống trà2.1.1.2 Uống rượu, thưởng hoa2.1.2 Vẻ đẹp của các trò chơi nghệ thuật truyền thống

2.1.2.1 Chơi đèn kéo quân2.1.2.2 Đánh bạc bằng thơ2.1.2.3 Chơi chữ thư pháp2.1.2.4 Chơi cờ tướng

Trang 4

2.2 Cái tài của Nguyễn Tuân trong nghệ thuật dựng truyện

2.2.1 Dựng truyện với các chi tiết nhẹ nhàng, thanh cao

2.2.2 Dựng truyện với các chi tiết rùng rợn, ma quái và huyền ảo

2.3 Cái tài của Nguyễn Tuân trong tạo dựng chi tiết nghệ thuật

2.3.1 Khái niệm chi tiết nghệ thuật

2.3.2 Những chi tiết nghệ thuật thể hiện vẻ đẹp nhẹ nhàng, thanh cao2.3.3 Những chi tiết nghệ thuật thể hiện vẻ đẹp rùng rợn, kỳ ảo và thần tiên2.4 Cái tài của Nguyễn Tuân trong nghệ thuật kết cấu

2.4.1 Khái niệm kết cấu

2.4.2 Kết cấu theo thời gian

2.4.3 Kết cấu theo tâm lí nhân vật

2.5 Cái tài của Nguyễn Tuân trong nghệ thuật xây dựng nhân vật

2.5.1 Khái niệm nhân vật

2.5.2 Nhân vật tài hoa, tài tử

2.5.3 Nhân vật lãng tử, giang hồ

C PHẦN KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

MỤC LỤC

Trang 5

A PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong nền văn học Việt Nam hiện đại, có lẽ trong chúng ta không ai là không biết

đến Nguyễn Tuân – một “bậc thầy về ngôn từ” Nói đến Nguyễn Tuân, người ta nghĩ

ngay đến một sự nghiệp sáng tác vô cùng đồ sộ, rất mực tài hoa và độc đáo Nhà văn đã

để lại nhiều ấn tượng rất đẹp trong lòng độc giả với biết bao tác phẩm hay như Vang

bóng một thời, Chiếc lư đồng mắc cua, Chùa đàn, Sông đà… Nguyễn Tuân còn là một

nhà văn có cá tính đặc biệt, tư tưởng và phong cách nghệ thuật vô cùng đặc sắc Vớimột quá trình lao động nghệ thuật nghiêm túc, tác giả thực sự biết quý trọng nghề văncủa mình, suốt cả cuộc đời ông luôn đi tìm cái đẹp, cái thật và giàu ý thức giữ gìn nhâncách, thiên lương của người nghệ sĩ

Tiếp cận, tìm hiểu và nghiên cứu những tác phẩm của Nguyễn Tuân, chúng ta sẽnhận thức được cái hay, cái đẹp và tư tưởng nghệ thuật đầy giá trị nhân văn mà tác giả

đã gửi gắm trên những trang viết bằng cả tâm huyết của một người nghệ sĩ Trong

những tác phẩm của Nguyễn Tuân, ngôn từ luôn đạt đến độ “uyên thâm, cao vời và

siêu tuyệt” Đó là nhờ vào lòng say mê, sự tích lũy và sự tinh luyện tiếng Việt của

Nguyễn Tuân Chính vì vậy, Nguyễn Tuân mới có thể vận dụng ngôn từ một cáchthuần thục và đầy sáng tạo trong tác phẩm của mình Ngoài ra, khi dõi theo quá trìnhsáng tác của Nguyễn Tuân, chúng ta sẽ thấy được một lối hành văn mang nét riêngkhông lẫn vào ai được, tạo nên một phong cách riêng vô cùng độc đáo Cách xây dựngnhân vật của Nguyễn Tuân cũng rất đặc sắc Bên cạnh đó, chúng ta còn nhận thấy trongtác phẩm của Nguyễn Tuân luôn đậm đà bản sắc dân tộc bởi những nét văn hóa cổtruyền được nhà văn tái hiện lại rất cụ thể và sinh động Vì vậy, có thể khẳng định rằngNguyễn Tuân đã góp phần làm cho kho tàng văn học dân tộc thêm phong phú bằngnhững tác phẩm văn chương lay động lòng người Và tất cả những điều này được thể

hiện rất rõ trong tập truyện ngắn Vang bóng một thời Nguyễn Tuân rất thành công

trong thể tùy bút Tuy thể loại truyện ngắn không phải là sở trường của Nguyễn Tuân

nhưng với Vang bóng một thời nhà văn đã chứng minh cho mọi người thấy sự sáng tạo

Trang 6

nghệ thuật của mình đã vươn đến đỉnh cao Mặt khác, trong quá trình học tập và nghiên

cứu, Nguyễn Tuân cùng với tập truyện ngắn Vang bóng một thời đã đem đến cho người

viết nhiều điều lý thú, và đọng lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng người viết Chính

vì vậy, thật là thiếu sót nếu chúng ta không khảo sát và nghiên cứu đề tài hấp dẫn này

“Đặc sắc nghệ thuật viết truyện ngắn của Nguyễn Tuân trong tập Vang bóng một thời”.

2 Lịch sử vấn đề

Với một khối lượng tác phẩm đồ sộ, bằng một phong cách riêng độc đáo, vănchương Nguyễn Tuân luôn là đề tài gây chú ý và hấp dẫn không chỉ đối với các nhànghiên cứu mà còn với cả người đọc Từ xưa cho đến nay, có rất nhiều nhà nghiên cứu

quan tâm đến các sáng tác của Nguyễn Tuân, đặc biệt là Vang bóng một thời.

Thạch Lam đánh giá cao tài năng của Nguyễn Tuân trong tập truyện ngắn Vang

bóng một thời qua bài viết Đọc “Vang bóng một thời” (Trích báo Ngày Nay, số 212,

ngày 15 – 6 – 1940) “Trong cái vội vàng, cái cẩu thả của những tác phẩm xuất bản

gần đây, những sản phẩm đã hạ thấp văn chương xuống mực giá trị của một sự đua đòi, người ta lấy làm sung sướng khi thấy một nhà văn kính trọng và yêu mến cái đẹp, coi công việc sáng tạo là công việc quý báu và thiêng liêng Nguyễn Tuân lại còn một điểm khác đáng kính nữa Ông yêu mến và than tiếc những cái đã qua, và cố sức làm sống lại cả một thời xưa cũ, một thời gần chúng ta quá, nhưng mà đối với chúng ta như

đã xa lạ vì không ai gợi đến vẻ đẹp và những cao quý riêng Nguyễn Tuân có lẽ là người đầu tiên làm việc ấy Tập “Vang bóng một thời” như tên gọi, chỉ là những vang bóng những dấu vết của một thời tác giả ghi lại trên trang giấy Trong hơn mười truyện ngắn, ấy là cuộc đời cũ cách không đầy năm mươi năm, hiện ra những công việc và hành vi mà tác giả tìm tòi phô diễn hết cả cái ý nghĩa và cái nên thơ Những nhân vật trong truyện đó, với các quan niệm chúng ta ngày nay; là những người mà lúc nhỏ chúng ta đã được trong thấy hay bây giờ đây trong một vài gia đình kín đáo vẫn còn Đời sống ngày xưa, có những suy nghĩ, những công việc hay những vui chơi khác ngày nay, Nguyễn Tuân đã làm hoạt động dưới mắt người đọc cả cái dĩ vãng thắm màu đỏ, và đã tìm diễn được những đặc sắc và những triết lí cũ kia” [8; 267]

Trang 7

Trong bài viết của Phan Cự Đệ, Đọc lại “Vang bóng một thời” của Nguyễn Tuân (In trong Cuộc sống và tiếng nói nghệ thuật, Nxb, Văn học, Hà Nội, 1971), cho chúng

ta hiểu rõ hơn về các nhân vật của Nguyễn Tuân “Nguyễn Tuân chú ý chắt chiu gạn lọc

cho được những nét đẹp trong khi biểu hiện cuộc sống Vì thế nên những nhân vật trong “Vang bóng một thời” cũng có những cá tính, phong cách đặc biệt của họ”;

“Một số nhân vật trong tác phẩm của ông là những ông Phủ, ông Nghè, ông Thượng, ông Ấm, v.v… Nhưng họ không phải là lớp quan lại hám danh lợi, ô trọc mà là một hạng người biết sống thanh cao, ưa nhàn hạ và đặc biệt biết hưởng thụ, nhấp nháp một cách khá trịnh trọng trong cuộc đời”; “Loại nhân vật thứ hai được tác giả trìu mến là một số lãng tử giang hồ, sống một cách “nghệ sĩ” trước cuộc đời và không bao giờ muốn dừng chân ở một nơi nào nhất định” [8; 271]

Cũng trong bài viết của ông, ta còn thấy được nét dân tộc có trong Vang bóng một

thời “Trong cái xã hội đã bắt đầu xuất hiện những “ông Tây An-nam”, cái xã hội mà phong trào Âu hóa và danh lợi đã làm nhiều người Việt Nam mất gốc, Vang bóng một thời đã giữ người ta lại với những hình ảnh gần gũi nhất của dân tộc… Trong Vang bóng một thời quả thật có một lớp người phẩm chất thanh cao, đáng quý (một viên quan coi ngục, một người tử tù viết chữ đẹp, một cô Tú tần tảo nuôi em ăn học), cũng

có một vài phong tục khá gần gũi với chúng ta (uống trà, chơi chữ, chơi đèn kéo quân,…) [8; 273]

Có thể nói rằng, giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh là người nghiên cứu Nguyễn Tuânmột cách khá toàn diện và sâu sắc Các bài viết của ông cung cấp cho người đọc mộtcái nhìn bao quát về Nguyễn Tuân từ thân thế, sự nghiệp đến quan điểm nghệ thuật,đặc trưng thể loại, nghệ thuật ngôn từ…

Trong bài viết Quan điểm nghệ thuật của Nguyễn Tuân (Trích lời giới thiệu cuốn

Tuyển tập Nguyễn Tuân, tập 1, Nxb Văn học, Hà Nội, 1981), Nguyễn Đăng Mạnh đã

khảo sát và đi sâu vào quan điểm nghệ thuật của bậc thầy ngôn từ Việt Nam “Nguyễn

Tuân là một hiện tượng văn học khá phức tạp” Về quan điểm nghệ thuật “cũng là một hiện tượng phức tạp”, còn về mặt ngôn ngữ trong tác phẩm, Nguyễn Đăng Mạnh cho rằng “Nguyễn Tuân có một kho từ vựng hết sức phong phú mà ông cần cù tích lũy

Trang 8

những từ sẵn có Ông luôn luôn ý thức sáng tạo từ mới và cách dùng từ mới… Nhiều từ ngữ thông thường vào tay ông trở nên có giá trị hơn có năng suất hơn.” Nguyễn Đăng Mạnh còn đưa ra nhận xét “Câu văn Nguyễn Tuân cũng có nhiều kiểu kiến trúc đa dạng Ông là một nghệ sĩ ngôn từ biết chú trọng tới âm điệu, nhịp điệu của văn xuôi Ông thường nói người làm nghề viết phải biết tạo ra những câu văn có khớp xương biết co duỗi nhịp nhàng, chứ đừng bắt chước người ta phải đọc của mình những câu tê thấp Câu văn của Nguyễn Tuân giàu màu sắc, giàu âm thanh, nhịp điệu trầm bổng hài hòa, khó có nội dung cảm xúc tương ứng sẽ trở thành những dòng thơ trữ tình ngân vang trong lòng người đọc.” Cũng trong bài viết này, Nguyễn Đăng Mạnh có nhắc đến Vang bóng một thời như sau “Nguyễn Tuân cũng đặc biệt gắn bó với những phong tục

cổ truyền của dân tộc mình Thiên hướng giai cấp và ảnh hưởng gia đình khiến ông chú ý nhiều hơn đến những “phong tục” hưởng lạc đài các của tầng lớp quý tộc phong kiến Nhưng đọc Vang bóng một thời cũng như nhiều bài tùy bút của ông, còn thấy những mỹ tục nói lên cái thái độ sống giản dị mà sâu sắc, thanh đạm mà tinh tế, tài hoa của dân tộc mình” [8; 106]

Với bài viết Người đi tìm cái đẹp, cái thật – Báo Văn nghệ, số 32, ngày 08 – 8 –

1987, Nguyễn Đình Thi đã giới thiệu một cách chung nhất về con người, sự nghiệp

sáng tác của nhà văn Nguyễn Tuân Ông cho rằng “Nguyễn Tuân là một trong mấy nhà

văn lớn mở đường và đắp nền cho văn xuôi Việt Nam thế kỷ XX” Và Nguyễn Tuân “là một nghệ sĩ bậc thầy của tiếng Việt Và ông đã làm công việc tạo ra những cái chưa

có, sự sáng tạo ấy là do tự học, tự tìm tòi trong đời, trong ngay nội tâm mình, và trong văn hóa của dân tộc ta và các dân tộc khác” [8; 50]

Nhà phê bình Vũ Ngọc Phan thì cho rằng Nguyễn Tuân “là nhà văn đứng hẳn ra

một phái riêng cả về lối văn lẫn tư tưởng” Vũ Ngọc Phan còn đưa ra ý kiến “chỉ người ưa suy xét đọc Nguyễn Tuân mới thấy thú vị, vì văn Nguyễn Tuân không phải thứ văn để người nông nổi thưởng thức Một ngày không xa, khi mà văn chương Việt Nam được người Việt Nam ham chuộng hơn bây giờ, tôi dám tin những văn phẩm của Nguyễn Tuân sẽ còn có một địa vị xứng đáng hơn nữa Chính vì thế, đọc văn Nguyễn Tuân, độc giả bao giờ cũng có cảm xúc, hứng thú kì lạ Đó là “sự thâm trầm trong ý nghĩa, sự lọc lõi trong quan sát, sự hành văn một cách hoàn toàn Việt Nam” Và chính

Trang 9

tập truyện ngắn Vang bóng một thời được nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan đánh giá

“Tác phẩm đầu tay của ông là một văn phẩm gần tới sự toàn thiện, toàn mỹ Khi đứng ngắm một bức cổ họa, người ta thường hay chú ý đến những nét, những màu, những cách bố trí, mà không để ý ngay đến cảnh vật; người ta chỉ chú ý đến cái vẻ riêng của

nó gây nên bởi những cái thông thường và đó là những đặc điểm của một bức họa xưa… Đọc “Vang bóng một thời” của Nguyễn Tuân người ta cũng có cảm tưởng gần giống như những cảm tưởng trong khi ngắm một bức họa cổ Gần giống vì họa sĩ, tác giả bức cổ họa, là người thời xưa, có cái óc của thời mình và có những nét, những màu của thời mình; còn tác giả “Vang bóng một thời” chỉ là người khơi đống tro tàn của dĩ vãng để bày lại trước mắt ta những cái ta đã biết qua hay chưa biết rõ Vậy cái hay dở của tập tranh này của Nguyễn Tuân ở cả sự dàn xếp, ở cả những nét, những màu, rồi sau mới đến cái thú vị của những cảnh, những vật, tùy theo sự xét đoán và sở thích của từng người” (In trong Nhà văn hiện đại, tập 1, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1989)

[13;57]

Còn Trương Chính thì khẳng định: “Về văn phong phải nói Nguyễn Tuân trong tác

phẩm đầu tay này đã đạt đến đỉnh cao mà về sau ông không đạt tới nữa” (Bài viết Nguyễn Tuân và Vang bóng một thời – 1989) [8;276]

Nguyễn Đăng Mạnh dẫn trong Tản mạn về Nguyễn Tuân, Báo Văn nghệ, số 32 ngày 11 – 8 – 1990 giúp ta hiểu về lối văn trong tác phẩm Bữa rượu máu (Vang bóng

một thời) “Không hiểu sao truyện Bữa rượu máu in trong tuyển tập Văn xuôi lãng mạn Việt Nam (tập III – 1990) thiếu mất đoạn văn quan trọng vừa dẫn – Về truyện ngắn này, tác giả đã phát biểu: Có hai lối viết, tôi gọi là lối nóng và lối lạnh Cũng như tạng người, có tạng hàn, tạng nhiệt Tôi thích lối viết lạnh Chém treo ngành (tức Bữa rượu máu) là lối viết lạnh Những anh không hiểu, quy cho tôi là ca ngợi tên đao phủ chém đầu người”[8;106]

Và trong Cảnh sắc và hương vị đất nước trong văn Nguyễn Tuân (Trích sách Dọc

đường văn học, Nxb Văn học, 1996), Lê Quang Trang có viết “Kể ra, trong một vài tác phẩm, giọng văn khề khà có làm cho người đọc sốt ruột, mất hứng, nhưng ngược lại hình như nó lại hợp với những khi ông viết về chuyện ăn, chuyện uống Sành sỏi, lọc lõi trong khi thưởng thức chén rượu, ấm trà, miếng giò, bát phở… đã là việc khó,

Trang 10

nhưng khó hơn là nói ra, viết ra cái đẹp, cái hay, cái tinh vi và nét văn hóa ẩn giấu sau miếng ăn, miếng uống thường ngày mà không thiếu gì người biết” [8;258]

Hay trong bài viết Nguyễn Tuân – tài hoa văn chương (1998), Tôn Thảo Miên có viết “Tất nhiên ẩn trong những cái đẹp có vẻ lạnh lùng và tàn bạo đó, người đọc vẫn

nhận thấy một chút hơi hướng của hiện thực và ý nghĩa tích cực của việc phản ánh những hình tượng đó (Chữ người tử tù, Bữa rượu máu) Và chỉ riêng một chút đó cùng với nghệ thuật tả cảnh, mô tả và phân tích tâm lý nhân vật tinh tế, tài hoa đã làm cho Vang bóng một thời sống mãi với thời gian” [8;31] Cũng trong bài viết này, tác giả

khẳng định tài năng của Nguyễn Tuân khi miêu tả một cách tinh tế các thú chơi tao nhã

của ông cha ta hồi xưa “Nguyễn Tuân đã mô tả một cách tinh tế các thói ăn chơi

hưởng lạc của tầng lớp quý tộc phong kiến, cũng như những phong tục tốt đẹp của dân tộc Những chiếc ấm đất, Thả thơ, Đánh thơ, Chén trà trong sương sớm…trong tập truyện Vang bóng một thời đã bộc lộ được những nét tài hoa của Nguyễn Tuân về phương diện này” [8;27]

Tôn Thảo Miên cũng có đề cập đến nét văn hóa, tập quán cổ truyền của dân tộc

trong Vang bóng một thời qua bài viết Nguyễn Tuân – tài hoa văn chương (In trong

Nguyễn Tuân – về tác gia và tác phẩm Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1998) “Cái ham muốn

“xê dịch” đã giúp cho Nguyễn Tuân có một vốn sống phong phú, một sự hiểu biết sâu sắc những phong tục tập quán cổ truyền của dân tộc Nguyễn Tuân đã mô tả một cách tinh tế các thói ăn chơi hưởng lạc của tầng lớp quý tộc phong kiến, cũng như những phong tục tốt đẹp của dân tộc Những chiếc ấm đất, Thả thơ, Đánh thơ, Chén trà trong sương sớm… trong tập truyện Vang bóng một thời đã bộc lộ được những nét tài hoa của Nguyễn Tuân về phương diện này” [8;27]

Nhìn chung, có rất nhiều nhà nghiên cứu viết về Nguyễn Tuân Mỗi người lại chú ýđến một khía cạnh tiêu biểu của ông Chẳng hạn, Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh đã cungcấp cho người đọc một cách khái quát về Nguyễn Tuân từ thân thế, sự nghiệp, đếnquan điểm nghệ thuật, đặc trưng nghệ thuật, đặc trưng thể loại, nghệ thuật ngôn từ…

Bên cạnh đó còn có Giáo sư Phong Lê nhấn mạnh cái tôi và thể loại tùy bút, Giáo sư Phan Cự Đệ tập trung nêu bật phong cách nghệ thuật thông qua phân tích cái tôi của

Nguyễn Tuân qua các thời kỳ… Ngoài ra còn có nhà văn Vũ Ngọc Phan, Nguyễn Đình

Trang 11

Thi, các nhà nghiên cứu Ngọc Trai, Vương Trí Nhàn, Hà Văn Đức, Nguyễn Thị ThanhMinh, Hoài Anh, Nguyễn Thành… Nhưng hầu hết các công trình nghiên cứu tập trungnhiều vào nét tiêu biểu trong cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Tuân, còn

riêng về tập truyện ngắn Vang bóng một thời, đặc biệt là Nguyễn Tuân đã sử dụng những nét đặc sắc nghệ thuật gì để có được một Vang bóng một thời như ngày hôm nay thì rất ít nhà nghiên cứu nói đến Vì vậy, tìm hiểu “Đặc sắc nghệ thuật nghệ thuật viết

truyện ngắn trong tập Vang bóng một thời” sẽ góp phần đánh giá đúng mức sự đóng

góp của ông trong đời sống văn học

3 Mục đích nghiên cứu

Qua việc tìm hiểu các công trình nghiên cứu về cuộc đời cũng như sự nghiệp sángtác của Nguyễn Tuân, chúng ta rất dễ nhận thấy thể tùy bút đã đạt được những thành

tựu rất lớn Đặc biệt là tập tùy bút Sông Đà (1960) Nhưng tập truyện ngắn Vang bóng

một thời (1939) mới là tác phẩm vươn đến đỉnh cao của sáng tạo nghệ thuật, đạt gần

đến độ “toàn thiện, toàn mỹ” (Vũ Ngọc Phan) góp phần đưa nghệ thuật văn xuôi Việt Nam phát triển thêm một bước trên con đường hiện đại hóa Vì vậy, nghiên cứu “Đặc

sắc nghệ thuật viết truyện ngắn của Nguyễn Tuân trong tập Vang bóng một thời” sẽ

giúp chúng ta có cơ sở vững chắc để hiểu thêm về Nguyễn Tuân cả trong cuộc sống lẫnvăn chương; thấy được các biểu hiện về nghệ thuật viết truyện ngắn của Nguyễn Tuânnhư nghệ thuật dựng truyện, nghệ thuật tạo dựng chi tiết, nghệ thuật miêu tả, nghệthuật xây dựng nhân vật… Từ đó, chúng ta mới có thể nhận ra tài năng sáng tạo củanhà văn Đồng thời thông qua việc tìm hiểu đề tài này, giúp chúng ta nhận thức rõ hơn

về con người, về phong cách độc đáo của Nguyễn Tuân, về những nét văn hóa cổtruyền của dân tộc thời xa xưa để chúng ta thêm yêu, thêm quý Chính vì vậy, chúng tacần phải giữ gìn và phát huy những cái hay, cái đẹp của nó trong thời đại hiện nay

4 Phạm vi nghiên cứu

Trước Cách mạng tháng Tám (1945), có nhiều nhà văn rất thành công với nhiều tácphẩm ở các thể loại khác nhau như Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Nguyên Hồng,Nam Cao… và trong đó có Nguyễn Tuân Mỗi nhà văn đều có những lối viết riêng,giọng điệu riêng không ai giống ai Cũng như thế, Nguyễn Tuân đã tìm cho mình một

Trang 12

giọng điệu và một lối viết riêng phù hợp với tính cách và con người của ông Vang

bóng một thời là một trong những tác phẩm được sáng tác trong giai đoạn này Và

chính nó đã làm nên tên tuổi Nguyễn Tuân với một phong cách riêng rất độc đáo.Với khả năng có hạn và điều kiện cụ thể, chúng tôi chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu mộtthể loại trong toàn bộ sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Tuân Thực ra khi nghiên cứuvấn đề gì, chúng ta cần nhìn vấn đề đó ở nhiều góc độ khác nhau mới có thể nhận định,đánh giá cho hợp lí Cũng như khi tìm hiểu về một tác giả văn chương, đòi hỏi ta phảinhìn nhận từ nhiều khía cạnh khác nhau Nhưng để tìm hiểu tác giả ở nhiều khía cạnh,nhiều vấn đề quả là một công trình nghiên cứu mang tính qui mô Còn ở đây, chỉ là giaiđoạn đầu của việc nghiên cứu, chúng tôi không thể trình bày một cách toàn diện vềNguyễn Tuân, cho nên chúng tôi chỉ xin dừng lại ở việc tìm hiểu cái hay, cái đẹp của

tập truyện Vang bóng một thời, cụ thể là: “Đặc sắc nghệ thuật viết truyện ngắn của

Nguyễn Tuân trong tập Vang bóng một thời”.

5 Phương pháp nghiên cứu

Tùy theo mỗi công trình nghiên cứu mà ta đề ra phương pháp cho phù hợp Trongluận văn này, người viết có sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể như sau:

- Phương pháp tổng hợp phân tích là phương pháp chính được sử dụng ở chương

một để hiểu rõ hơn về con người Nguyễn Tuân và tác phẩm Vang bóng một thời.

- Phương pháp tổng hợp, so sánh, phân tích được sử dụng ở chương hai để tìm hiểu

Đặc sắc nghệ thuật viết truyện ngắn trong tập Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân

một cách có hiệu quả hơn

Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu, người viết không sử dụng các phương phápmột cách riêng lẽ, tách rời mà có sự phối hợp, bổ sung cho nhau để có thể giải quyếtthỏa đáng các yêu cầu của đề tài đặt ra

Trang 13

B PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1

QUAN NIỆM CỦA NGUYỄN TUÂN VỀ TRUYỆN NGẮN

1.1 Quan điểm về văn chương nghệ thuật

Điểm qua toàn bộ những bài viết của Nguyễn Tuân khi bàn về văn học (Nguyễn

Tuân bàn về văn học nghệ thuật), chúng ta thấy ông tập trung vào hai kiểu bài: chân

dung văn học và phê bình tác phẩm Những bài viết về chân dung văn học là những bàithật sự đặc sắc của Nguyễn Tuân, hình như nguồn cảm xúc lớn, tình cảm chân thành đã

tạo cho ông động lực để viết thật hay như khi ông viết về Tản Đà (Bữa rượu cuối cùng,

Tản Đà – một kiếm khách, Tản Đà tửu điếm), về Vũ Trọng Phụng (Một đêm họp đưa

ma Phụng), hay về Sê-khốp, Tôi-xtôi, Đốt-xtôi-ép-xki là những tác giả văn học nước

ngoài mà Nguyễn Tuân kính phục nên ông cũng viết về họ khá độc đáo

Còn dạng bài viết mang tính chất phê bình, nghiên cứu tác phẩm, có khi Nguyễn

Tuân phê bình ngắn gọn nhưng sâu sắc như Tản mạn xung quanh một áng Kiều, Tắt

đèn, Giông Tố, Thuốc…, hoặc có khi ông tìm hiểu toàn bộ thế giới nghệ thuật của một

tác giả như của Tú Xương, Thạch Lam, Sê-khốp, Tôi-xtôi, Đốt-xtôi-ép-xki Bên cạnh

đó ông còn góp phần vào việc làm nổi bật sự giàu đẹp, tinh tế của ngôn ngữ tiếng Việt,của kho tàng văn hóa dân gian Việt Nam

Nguyễn Tuân không viết thì thôi nhưng khi cầm bút thì hầu như bài nào cũng toátlên vẻ đẹp riêng, giá trị riêng Nhà nghiên cứu nhất thiết phải trang bị cho mình cáchnhìn nhận, đánh giá một hiện tượng, một sự vật sao cho thật tiến bộ và vững chắc Đóchính là quan điểm mà người làm nghề cầm bút phải có

1.1.1 Quan điểm của Nguyễn Tuân về nghệ thuật

Trang 14

Nguyễn Tuân là một nhà văn hay nói một cách khác là một nghệ sĩ luôn tôn thờ cáiđẹp Đối với Nguyễn Tuân, mọi cái đẹp ông đều đẩy nó lên hàng nghệ thuật Trong phêbình, Nguyễn Tuân đã nêu ra quan điểm của mình về nghệ thuật một cách rõ ràng Cụthể ta có thể tìm hiểu các khía cạnh sau:

Nguyễn Tuân luôn xem cái đẹp của nghệ thuật bộc lộ trước hết ở cái đẹp hiện thựcđược phản ánh Hay nói một cách rõ hơn, trong quan điểm về nghệ thuật, Nguyễn Tuâncho rằng nghệ thuật phải là cái giá trị đích thực, vĩnh viễn Theo Nguyễn Tuân thì nghệthuật rất bao la, sâu rộng Trước nghệ thuật, mọi vật trở nên bình đẳng như nhau,chuyện hình thức là không còn quan trọng nữa mà quan trọng chính là tất cả những giátrị, bản chất ở bên trong Quan điểm này được Nguyễn Tuân chú trọng trong các sángtác của chính mình cũng như khi nhìn nhận sáng tác của các tác giả khác Đối với

Nguyễn Tuân thì “Việc gì mà cứ bắt người ta tả mình súng sính trong một tấm áo gấm

khi người ta chỉ thấy mình suốt đời mặc một manh áo vải cũn cỡn Mà áo vải thì đã sao Những giá trị vật chất ấy một lần lọt vào cửa Nguyễn Tuân rồi thì nó sẽ hóa đi Sự trần truồng hoặc đắp điếm, ở trên thân hình của chúng ta, không có chân giá trị đối với Nghệ Thuật” [6;108].

Nguyễn Tuân cũng thể hiện sự tiến bộ trong cách nhìn nhận nghệ thuật khi ông gắnvăn chương với việc phục vụ cuộc sống, phản ánh cuộc sống Cái chân giá trị của nghệthuật chính là hiện thực được đưa vào trong tác phẩm Nó phải cần thiết và phù hợp vớimọi người Nó gắn liền với tình cảm, cảm xúc, hành động đóng góp của con người đối

quê hương, đất nước Chính vì vậy mà Nguyễn Tuân cho rằng: “Cái miếng mụn rách

phủ trên thân người ăn mày ở một bức họa có nhiều khi đẹp hơn màu áo hàng tơ lành của cô gái mới” [6;109] Như thế có nghĩa là mọi sự vật, sự việc trong đời sống đều là

nghệ thuật khi mang cái giá trị đích thực của mình

Để tay chạm đến được nghệ thuật, nhà văn, những người làm nghệ thuật cần phải

có một sự tôi luyện, trau chuốt nghề nghiệp không ngừng Nguyễn Tuân khắc vào lòng

mình một sự giải đáp về nghệ thuật “Nghệ thuật là gì? Nghệ thuật là một sự khổ hạnh”

[6;97] Nghệ thuật là khổ hạnh bởi vì lòng yêu nghề, tâm huyết sục sôi trong cân não sẽgiúp người ta tận tâm, tận lực dốc hết công sức của mình ra mà viết, mà sáng tạo.Những lúc ấy, trong lòng họ không còn suy nghĩ đến người khác ngoài những con chữ

Trang 15

đang múa lượn, những hình ảnh sôi động đang chờ tay họ nắm bắt lại mà thôi Mặc dùcuộc sống của những người làm nghệ thuật là chật vật, thiếu thốn nhưng khi lao vàosáng tác họ sẽ quên tất cả nỗi nhọc nhằn ngày càng xúm xít, dằn vặt họ nhiều hơn.Trước những hoàn cảnh khó khăn như vậy, người nghệ sĩ đã khắc họa một nét son chói

ngời, đẹp đẽ lên tà áo bay bổng của nghệ thuật “Nghệ thuật là một sự khổ hạnh” hay

nói rõ hơn nghệ thuật là tấm lòng yêu nghề tha thiết, biết vượt khó và say mê trongsáng tác của các nhà văn, của những người sáng tạo nghệ thuật Ta có thể lấy cuộc đờicủa thi nhân Tản Đà làm ví dụ Cuộc đời của thi nhân nghèo khó Tản Đà và tài hoa củaông cũng chính là nghệ thuật Vì Tản Đà sáng tác trong hoàn cảnh nghèo khó nhưngtâm hồn ông luôn bay bổng vượt lên trên sự kìm hãm của vật chất Có thể nói rằng, khi

ở trong hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn thì người ta sẽ nhìn ra được cái đẹp, cái xấu,cái thiện, cái ác được rõ ràng Những tác giả tuy phải sống với hoàn cảnh khắc nghiệtnhưng vẫn giữ vững được nghề nghiệp, hăng say trong sáng tác, chính vì thế, họ đãvượt trội hơn những người khác và họ đã tạo thành một nét đẹp nghệ thuật Như vậy,quan điểm của Nguyễn Tuân cho rằng nghệ thuật không khác gì là sự thể hiện chânthực cuộc sống, là tấm lòng, là tình người đối với đời sống và còn có sự yêu nghề thiếttha của một người nghệ sĩ chân chính

Ngoài ra, đối với Nguyễn Tuân, đã gọi là nghệ thuật thì những cái đó phải đạt đếnmức độ thật cao, vượt lên chuẩn bình thường của đời sống Nghệ thuật không bao giờchấp nhận sự đơn điệu, tầm thường cũng giống như quan niệm của nhà văn Hộ trong

Đời thừa (Nam Cao) “Nhà văn phải sáng tạo những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa ai có” Nghệ thuật phải là như thế, phải luôn luôn mới mẻ đối với người

thưởng thức và ngay cả đối với người sáng tác Nghệ thuật không ở đâu xa, chúng ta cóthể tìm kiếm trong cuộc sống hiện thực xung quanh mình Đó có thể là những cái đẹpđời thường nhưng tuyệt đối không phải là cái đẹp thụ động, mà cái đẹp phải có sứcsống và có sức mạnh tiềm tàng

Có những so sánh bất ngờ mà Nguyễn Tuân đã vận dụng để làm nổi bật quan điểmcủa mình về cái đẹp hay nghệ thuật Ví dụ như khi ông nói về vẻ đẹp của thiên nhiênthì phải là giông là bão, là đèo cao, thác dữ Còn nếu là vẻ đẹp của con người thì phảinhư Thúy Kiều, đẹp đến hoa phải ghen, liễu phải hờn, đẹp đến đổ quán xiêu đình,

Trang 16

nghiêng thành nghiêng nước chứ không phải như vẻ đẹp của Thúy Vân Nguyễn Tuâncho rằng Thúy Vân mang một vẻ đẹp tầm thường dễ dàng phô ra ngay hết, rồi chẳnggợi, chẳng nói gì khác nữa Điều đó không thể tạo thành nghệ thuật được Cái đẹp củanghệ thuật phải có sắc cạnh, phải mạnh mẽ đương đầu với những khó khăn to lớn Từ

đó tầm vóc của cái đẹp sẽ được nâng cao hơn, sẽ kích thích sự hứng thú của người đọc.Cái đẹp mang dáng vẻ nghệ thuật có khi là những sinh hoạt thật bình thường của conngười nhưng những sinh hoạt ấy lại không tầm thường vì nó thể hiện cả một sự thànhthạo lành nghề, thể hiện một vẻ đẹp nghề nghiệp của con người

Nghệ thuật xưa nay được Nguyễn Tuân đòi hỏi khá cao Khi Nguyễn Tuân viết vềcái đẹp trước Cách mạng tháng Tám, ông đã đề cao vẻ đẹp của những hình thức nghi lễtrong cách uống trà, cái đẹp của một buổi thả thơ, đánh thơ…Nói chung, đó là nhữngcái đẹp thuộc về thời quá khứ đọng lại trong tâm trí của nhà văn như một hoài niệm

mang dư vị xót xa, tiếc nuối, và nó được thể hiện rõ nhất trong tập truyện Vang bóng

một thời Sau cách mạng Tháng Tám, Nguyễn Tuân như hồi xuân với cuộc đời, sống

hòa nhịp bước đi cùng đất nước Tưởng như Nguyễn Tuân sẽ thôi tôn sùng cái đẹp.Nhưng không, ông vẫn tiếp tục tìm đến cái đẹp, nhưng cái đẹp không thuộc về quá khứ

xa xưa nữa mà là những cái đẹp tồn tại hiện hữu trong cuộc sống đời thường, trong

thực tại Trong tập Tùy bút sông Đà (1960), Nguyễn Tuân ca ngợi cái đẹp gân guốc,

góc cạnh, mạnh mẽ, nhà nghề của người lái đò trên dòng sông Đà vừa hung bạo vừa trữtình Rõ ràng trong quan điểm của mình, Nguyễn Tuân không chấp nhận cái đơn điệutầm thường Như vậy quan điểm về cái đẹp đã có thay đổi tùy vào chỗ đứng, tùy vàohoàn cảnh, nhận thức của Nguyễn Tuân Ông đã mang cái đẹp vào sáng tác, ca tụng cáiđẹp và nó trở thành một quan điểm về nghệ thuật trong văn chương của mình

Quan điểm về nghệ thuật của Nguyễn Tuân thể hiện cả một bản lĩnh, cá tính cứngcỏi kiên cường của một tài năng lớn, một tâm hồn bao la với cuộc sống, với nghềnghiệp Tìm hiểu về nhà văn độc đáo này, chúng ta sẽ cảm nhận được trọn vẹn quanđiểm về nghệ thuật của ông Nguyễn Tuân không chỉ hứng thú, say mê với những nghệthuật độc đáo được thể hiện trong những tác phẩm, của những tác giả tài năng mà ôngnghiên cứu Bên cạnh đó, ông còn có dịp trình bày những quan điểm và thể hiện chúngvào trong những sáng tác của mình một cách đầy sáng tạo và ấn tượng

Trang 17

1.1.2 Quan điểm của Nguyễn Tuân về văn chương

Nguyễn Tuân là một nhà văn lớn, những sáng tác của ông để lại những dấu ấn sâuđậm trong lòng người đọc là do ông luôn thể hiện rõ chức năng thẩm mĩ của nghệthuật, tức là ông mang cái đẹp của nghệ thuật trong cuộc sống phản ánh vào tác phẩm

để giúp con người đào luyện khả năng thẩm mĩ, biết sáng tạo, đánh giá cái đẹp, từ đóthêm yêu cuộc sống hơn

Văn chương nghệ thuật là khát vọng thể hiện một quan niệm về chân lí trong cuộcsống, về cái Chân, Thiện, Mỹ trong tự nhiên, xã hội, trong mối quan hệ giữa người vớingười và trong chính mỗi con người Đó chính là chân lí mà tác giả đã trải nghiệm.Nhà văn thông qua việc phản ánh thế giới khách quan để biểu hiện thế giới chủ quancủa mình Đồng thời, tác giả cũng muốn bày tỏ, muốn trang trải, muốn thuyết phục mọi

người Nguyễn Tuân luôn ấp ủ trong mình một quan điểm “Viết là để tìm nhân loại,

tìm ở trong tôi (Tôi là một phần tử của nhân loại) và tìm ở trong các người Tìm nhau

để cho được hiểu nhau” [5;108] Như vậy, Nguyễn Tuân cho rằng văn chương trước

hết phải là tiếng nói đồng ý, đồng tình Văn chương phải thể hiện những vấn đề chungcủa cuộc sống, của cuộc đời Từ những vấn đề đó được tác giả phản ánh trong tácphẩm, khi người đọc tiếp nhận sẽ nhìn ra nhau, cảm thấy gần gũi và hiểu nhau hơn.Thêm vào đó, viết văn không chỉ để cho các tác giả tìm thấy nhau qua tư tưởng mà vănchương còn giúp người đọc phát triển tâm hồn Văn chương trở thành tiếng nói đồngcảm là vì thế Để đạt được tiếng nói ấy, yêu cầu người sáng tác phải có cái nhìn đúngđắn, cái nhìn thật bao quát và đầy tình thương

Có thể thấy trong các bài viết của Nguyễn Tuân, ông luôn hòa giọng cùng bao tác

giả khi viết về những số phận của những con người nghèo khổ như chị Dậu trong Tắt

đèn, của những con người Nga vào buổi giao thời tranh tối tranh sáng trong tác phẩm

của Sê-khốp, Đốt-xtôi-ép-xki,… Ở những nhân vật này đều có chung hoàn cảnh sốngrất khắc nghiệt Họ luôn bị đàn áp, chà đạp một cách dã man Nhưng từ trong hoàncảnh sống tối tăm ấy, họ lại toát lên vẻ đẹp sáng ngời trong nhân phẩm, trong tính cách

Và đặc biệt là những con người đó không chỉ tồn tại trong tiểu thuyết, trong truyệnngắn mà họ vẫn tồn tại ngoài đời sống thực của chúng ta Khi đọc tác phẩm, không ít

Trang 18

người sẽ tìm thấy một phần cuộc đời của mình trong những trang viết Họ sẽ thấy xót

xa và như có một sự cảm nhận hay mối đồng cảm nào đó đang cùng chia sẻ với sốphận của mình Và nhà văn chính là người tạo ra mối đồng cảm ấy Chính vì vậy,chúng ta có thể nói nhà văn đã đi tìm nhân loại qua tác phẩm Viết để tìm nhau,Nguyễn Tuân hiểu rất rõ quan điểm này của mình Vì thế, ông mới vừa viết những lờitri ân tri kỷ với tác giả lại vừa xoáy sâu vào nhận thức vào lòng nhân ái của người đọc.Đặc biệt là trong những bài mà Nguyễn Tuân viết về các tác giả văn học như Tả Đà,

Vũ Trọng Phụng, Tú Xương hay Đốt-xtôi-ép-xki, Tôn-xtôi…, ông đã nói lên tiếng nóitràn đầy tâm tình yêu thương của mình đối với họ Thông qua đó, ông làm cho ngườiđọc hiểu thêm về tính cách, hiểu được cuộc đời của họ một cách sâu sắc Để từ đấy,độc giả sẽ càng thấy yêu quí những đấng tài hoa đó hơn Nổi bật hơn hết vẫn là nhữngbài Nguyễn Tuân viết về thế hệ đàn anh như Tản Đà – người thi sĩ tửu đồ, hay viết vềcuộc sống ngắn ngủi nhưng rất cảm động của Vũ Trọng Phụng

Viết về cuộc đời Tản Đà, Nguyễn Tuân làm nổi bật lên số phận của con người tàihoa bất đắc chí, sống nghèo khổ, túng quẩn Cái cảnh ngộ chua chát đó có riêng gì Tản

Đà mà hầu hết những trí thức thời ấy đều có chung cuộc sống bấp bênh giống nhau Đã

bao lần Nguyễn Tuân bộc lộ tâm tình “buồn rầu rầu” trước cảnh túng thiếu của bạn bè

cùng hội cùng thuyền không còn tiền để ăn sáng, không còn chỗ cho ghi nợ Số phậncủa họ thật buồn thảm Đói nghèo, bệnh tật như đôi bàn tay của tử thần luôn bấu chặtlấy những người tài hoa văn chương như họ Hay Nguyễn Tuân nói lên tiếng nói đồngcảm của mình trước sự ra đi của Vũ Trọng Phụng Ông xót xa nhận ra rằng trong làng

văn chương còn có nhiều người đang “cầm lỏng cái chết” vì căn bệnh lao quái ác hành

hạ làm cho thân thể họ trở nên “ngực người nào cũng trông như cái đồng hồ Ômvga

treo nghiêng” Người trí thức thời ấy mỏng manh, mỏng về hình dáng lẫn số mệnh và

cuộc sống

Theo Nguyễn Tuân, văn chương ngoài việc sáng tác theo quan điểm “Viết là để tìm

nhân loại, tìm ở trong tôi (Tôi là một phần tử của nhân loại) và tìm ở trong các người Tìm nhau để cho được hiểu nhau”, thì nó còn mang lại cho người đọc nhiều trang viết

hay, có giá trị Nói tóm lại, văn chương cần thiết phải là tiếng nói chung của cuộc sống,làm cho mọi người thêm gần gũi, thêm hiểu nhau hơn

Trang 19

Mặt khác, kể từ sau Cách mạng tháng Tám thành công, Nguyễn Tuân luôn đứng ởgóc độ của một người công dân trong chế độ mới - xã hội chủ nghĩa Với tư cách làmột công dân đang sống trong cuộc sống mới, ông đã phát biểu quan điểm văn chươngcủa mình Đó là văn chương phải gắn với hiện thực cuộc sống Nghĩa là văn chươngphải phản ánh một cách trọn vẹn, không sơ lược các vấn đề trong xã hội Người cầmbút muốn làm được điều đó thì cần thiết phải đi vào thực tế, đi sâu vào cuộc sống củanhân dân, hiểu rõ cặn kẽ từng cách ăn, nếp ở, lối suy nghĩ của họ mà thể hiện cho chínhxác và chân thật Qua những lá thư viết gửi cho Nguyễn Khải, Nguyễn Tuân đánh giá

cách xây dựng nhân vật của Nguyễn Khải là chưa đạt vì tác giả không “Không nắm

được tư tưởng, được tính chất giai cấp của nhân vật” Viết văn, xây dựng tác phẩm

không phải là chuyện làm dễ dàng, cho nên người viết phải biết lăn xả vào cuộc sống

mà tìm hiểu nhân vật của mình Thêm vào đó, khi sáng tác văn chương, người cầm bútcần phải có sự sáng tạo, sự tưởng tượng Nhưng để sáng tạo được thì người cầm bútcũng phải có được những vốn sống thực tế, những trải nghiệm của chính bản thânmình Điều này được thể hiện rõ trong bài viết của Nguyễn Tuân về Thạch Lam

“…Nếu thật là như vậy, thì càng thấy rõ việc sáng tác chính là ở chỗ vận dụng được kinh nghiệm sống, vận dụng được cái vốn suy nghĩ và tưởng tượng của bản thân mình Còn như có sống trực tiếp hay chỉ là gián tiếp cái cốt truyện cái khung truyện dựng ra kia, thì nó chưa phải là mặt quan trọng trong sáng tác tác văn học Cái chủ yếu vẫn là cái cơ sở nhân sự thực tế, cái vốn thực tế đã từng trải, đã thể nghiệm, đã tích lũy Chuyện của người khác được sống lại một cách sinh động trong truyện kể hấp dẫn của mình, ấy là nhờ có sự tích lũy quý báu đó vậy” [6;233].

Cũng bằng việc đi vào cuộc sống hiện thực mà tác phẩm văn chương nhất thiết phảiphản ánh đúng, chính xác những vấn đề đang diễn ra Nhà văn phải làm công việc

giống như một bác sĩ “gọi ra bệnh, nêu lên bệnh” Có nghĩa văn chương chính là nơi

để tái hiện những vấn đề của xã hội, không phải chỉ nêu lên những vấn đề tốt đẹp màcòn phải chỉ ra và phê phán những u nhọt, những cái xấu xa đang tồn tại trong cuộcsống Để từ đó, mới có thể giúp mọi người nhìn vào đấy mà đánh giá, nhận xét vàquyết định loại trừ những xấu xa đó, góp phần làm cho cuộc sống ngày càng tốt đẹphơn Vì vậy, văn chương có một vai trò rất quan trọng đối với đời sống của chúng ta

Trang 20

Đối với Nguyễn Tuân, văn chương là rất cần thiết cho cuộc sống và nó phải phụccho cuộc sống Nhưng nhà văn mới là người sáng tác ra văn chương Chính vì thế,cuộc sống cần sự đóng góp tích cực của các nhà văn Đứng trên lập trường của một văn

sĩ theo đường lối lãnh đạo của Đảng và tha thiết yêu thương, mến say với cuộc đời, với

sự nghiệp, Nguyễn Tuân kêu gọi các nhà văn sáng tác hãy “vì chủ nghĩa xã hội thân

mến, tiếng nói văn xuôi hiện đại ta hãy thêm vào thời đại mình một cái cười yêu cuộc sống và quan tâm điểm mạnh cuộc sống xã hội chủ nghĩa” [6;601] Để thực hiện được

tất cả những quan điểm trên về văn học, về sáng tác, Nguyễn Tuân cho rằng muốn sáng

tác ra một tác phẩm hay để gây được hứng thú đối với người đọc thì tác giả “…chớ nên

quên cái bút pháp cố hữu “ mở cửa ra là thấy núi ngay” của thơ Đường, từ ngay câu phá đầu tiên của thơ đã muốn đọc hết cả bài” [6;688] Với quan điểm sáng tác này,

Nguyễn Tuân đã lôi cuốn người đọc vào những sáng tác văn chương “vang bóng” củamình

Quan điểm về văn học của Nguyễn Tuân luôn xuất phát từ việc sáng tạo trên nềnhiện thực, tác phẩm là tiếng nói đồng tình khi văn chương hướng mọi người vào nhữngviệc làm tốt đẹp, hành động vì lợi ích của tổ quốc, của nhân dân, của cuộc đời Từ việcxác định quan điểm văn chương như thế, khẳng định Nguyễn Tuân là một nhà văn luôn

có tấm lòng thiết tha say mê với cuộc sống, có một nhân cách đáng trân trọng

1.1.3 Quan điểm của Nguyễn Tuân về tài hoa - nhân cách của người nghệ sĩ

Thời kỳ Nguyễn Tuân sống là khoảng thời gian có nhiều biến động Ông phải trảiqua bao sóng gió để giữ vững được ngòi bút của mình Trong các tác phẩm củaNguyễn Tuân vừa có bóng dáng của một thời vàng son đã qua, vừa có sự tiếp thunhững thành tựu mới Đặc biệt, ở Nguyễn Tuân còn hiện lên cả một tài năng tuyệt vời.Thêm vào đó, ông còn rất thấu đáo lẽ đời, đạo lý Cho nên, có thể nói Nguyễn Tuân làmột nhà văn tạo được nhiều thu hút đối với độc giả và cả người nghiên cứu văn học.Khi nhìn nhận những người cùng hội, cùng thuyền với mình, Nguyễn Tuân cho rằngngười nghệ sĩ không chỉ có tài năng là đủ mà ở họ nhân cách cũng rất cần thiết Đẹphơn hết là trong người nghệ sĩ phải hài hòa giữa nhân cách và tài năng

Trang 21

Quan điểm của Nguyễn Tuân về tài hoa nhân cách của người nghệ sĩ được ông thểhiện sâu sắc qua các bài viết về chân dung người nghệ sĩ Nguyễn Tuân viết về họ bằng

cả tấm lòng thành đầy trân trọng của mình Nhắc đến họ, Nguyễn Tuân thường dùng

đến hai chữ “Chân tài” Ông nhận xét rồi yêu cầu ở họ “Cái chân tài có bao giờ chịu

tạo tác phẩm theo một lối dễ dãi, phải khe khắc trong sáng tác” [6;36] Nguyễn Tuân

đòi hỏi rất cao ở “chân tài” Tất nhiên, để đạt đến mức độ nhất định của tài năng thì

người nghệ sĩ phải ra sức, phải tôi luyện rất nhiều Vả chăng đó cũng chính là quy luật

tất nhiên trong đời sống Riêng đối với bậc “chân tài”, những tài năng thật sự, họ dĩ

nhiên yêu say đắm, thiết tha gắn bó với nghề nghiệp của mình nên sự rèn luyện, cốgắng để đạt được thành quả là một lẽ đương nhiên Khi tạo ra tác phẩm, người nghệ sĩ

ít khi cảm thấy hài lòng bởi họ không chấp nhận sự dễ dãi, nhạt nhẽo Họ luôn cảm

thấy cần phải cố gắng vươn xa hơn nữa “Thì ra cũng như đấng hiền giả, bậc nghệ sĩ

chân chính chẳng mấy khi chịu hiểu rằng có nhiều lúc mình được hài lòng” [6;106].

Với quan điểm “Người nghệ sĩ đặt lòng yêu mình, yêu nghề mình lên trên tất cả mọi

cái” [6;38], Nguyễn Tuân đã đặt cái chuẩn cho người nghệ sĩ chân chính phải biết “yêu

nghề” Nguyễn Tuân cho rằng cần phải lăn xả vào cuộc sống, phải làm việc cật lực,mang hình ảnh của thế giới khách quan vào phản ánh trong tác phẩm sao cho thật hay,thật lôi cuốn người đọc và để lại những giá trị không thể phai mờ Trong “chuyệnnghề”, Nguyễn Tuân phát biểu ý kiến của mình như để cho giới văn nghệ sĩ tham khảo:

“Muốn viết cho được tới, được hay thì phải đi, mà phải đi đúng và đi nhiều” Chúng ta

cũng có thể cho rằng đây là phương châm của những người làm văn, viết báo, nặngnghiệp văn chương Trong văn chương không thể chấp nhận người nghệ sĩ thụ động,

chậm tiến mà người nghệ sĩ phải biết mở rộng lòng ra để đón gió bốn phương: “cho

nên đi (vào thực tế đời sống) là một nhu cầu có tính chất nghề nghiệp của bất cứ ai định làm ăn một cách chính đáng bằng con đường văn” [6;643] Bên cạnh việc đi,

người nghệ sĩ cũng cần trang bị kiến thức cho mình thật chắc chắn Muốn vậy họ phải

nổ lực mà học Có đi, có học rồi mới viết thì người nghệ sĩ mới thành công Sự kiên trì,rèn luyện là bước khởi đầu của kết quả đầy mật ngọt

Nguyễn Tuân khi nói về cái “chân tài” trong người nghệ sĩ, ông cũng nêu lên con

đường mà người nghệ sĩ chân chính phải đi để thể hiện lòng yêu nghề, thiết tha tận tụy

Trang 22

với nghề Quan điểm đó được Nguyễn Tuân đưa ra không bao giờ sai lệch cả Chính sựnghiệp và cuộc đời của ông là một ví dụ vô cùng sống động Từ đó, chúng ta mới thấy

rõ Nguyễn Tuân cũng là một người mang nặng lòng yêu cái nghiệp văn chương đếnnhường nào Cuộc đời ông là cả một cuộc đời đi đây về đó nên vốn sống trong ôngngồn ngộn và luôn luôn mới mẻ Có những vốn sống mà người đọc chưa từng biết đếnnên nó có ma lực hấp dẫn vô cùng Đi, đọc, viết là tất cả những kinh nghiệm mà

Nguyễn Tuân muốn truyền lại cho người đời sau để hun đúc nên những “chân tài” thật

sự

Nhưng một con người luôn đòi hỏi sự hoàn mỹ, toàn vẹn trong cuộc sống nhưNguyễn Tuân có bao giờ ông chịu nhìn nhận người nghệ sĩ chân chính chỉ vỏn vẹn ở

“chân tài” của họ Tài năng cũng chỉ để cho Nguyễn Tuân khâm phục chứ không

khiến con người uyên bác đó kính phục được Cho nên, nhân cách rất được NguyễnTuân xem trọng Những người mà Nguyễn Tuân hay viết, hay nhắc đến như Tản Đà,

Vũ Trọng Phụng hay Tú Xương… là những người vừa đạt được cái tài năng lại vừa cóđược nhân cách tốt đẹp Hầu như tính khí điên đặc biệt của Tản Đà, sự thẳng thắn đếnlạnh lùng của Vũ Trọng Phụng, cái ngông nghênh của Tú Xương, hay lòng yêu quêhương thiết tha của Nguyễn Huy Tưởng,… đã trở thành nguồn cảm hứng vô tận, thuhút Nguyễn Tuân viết về họ Có thể nói, những bài này Nguyễn Tuân viết rất hay và rất

có hồn Nhưng cái hay của Nguyễn Tuân chính là làm cho người đọc cảm thông, nhìnnhận các tác giả trên đúng đắn hơn và thêm yêu quý họ hơn

Người nghệ sĩ tuyệt đối không được để cho tâm hồn mình bị hoen ố Họ cần phảisống trong sự thanh cao, hơn ai hết họ cần có sự tự do không bị ràng buộc, không đểcho bất cứ một thế lực nào chi phối Có như thế họ mới có thể mạnh tay viết nên nhữngbài học nhân sinh, những vấn đề về Chân, Thiện, Mỹ Tản Đà là một bậc tiền bối để lạinhiều tình cảm, nhiều dấu ấn sâu đậm nhất trong Nguyễn Tuân Ông có những ba bài

viết về Tản Đà như Chén rượu vĩnh biệt, Tản Đà một kiếm khách và Tản Đà tửu điếm.

Và bài nào cũng chan chứa niềm cảm thông cho số phận, sự khâm phục tài năng vàlòng kính trọng nhân cách tốt đẹp của người thi sĩ ấy

Nguyễn Tuân luôn đề cao nhân phẩm của người nghệ sĩ Ở họ, không chỉ có nhânphẩm thanh cao, trong sạch mà cần phải có lòng tự hào dân tộc biết yêu quí và giữ gìn

Trang 23

vẻ đẹp quê hương Mà quan trọng nhất là phải quan tâm đến tiếng mẹ đẻ, đến sự pháttriển ngôn ngữ dân tộc Đó cũng chính là một thước đo cho nhân cách của một người

nghệ sĩ “Đánh giá một nhà văn, đứng về nghiệp chuyên môn mà bàn thì giá trị một nhà

văn xuôi, cụ thể còn là những công đức lập ngôn của nhà văn đó mở mang thêm vốn tiếng dân tộc, về tiếng nói được tới mức nào, và đã góp được phần sáng tạo của mình vào ngôn ngữ Việt Nam như thế nào?” [6;293].

Tóm lại, tài hoa và nhân cách là hai yếu tố không thể thiếu và rất quan trọng đối vớimột người nghệ sĩ chân chính Nguyễn Tuân viết về chân dung của người nghệ sĩ vớimột tấm lòng kính mến vô hạn Ông xem họ là những nghệ sĩ thực thụ Và chúng ta khikhảo sát quá trình sáng tác, sự nghiệp văn chương của Nguyễn Tuân cũng sẽ nhìn nhậnrằng: Nguyễn Tuân, người nghệ sĩ tài hoa, rất đẹp đẽ trong nhân cách, giàu đẹp trongđời sống tâm hồn Riêng về phần mình, ông xứng đáng được gọi là một nhà văn thựcthụ, đảm bảo sự hài hòa giữa tài hoa và nhân cách Điểm nhìn về người nghệ sĩ củaNguyễn Tuân cũng do xuất phát từ chính lối sống của ông Và quan điểm về tài hoanhân cách của người nghệ sĩ không chỉ riêng Nguyễn Tuân mới có mà hầu như trongcuộc sống này, để có sự đánh giá chính xác, thực thụ về con người thì nhất thiết người

ta phải xét đến hai khía cạnh ấy

1.2 Quan niệm của Nguyễn Tuân về truyện ngắn

1.2.1 Giới thuyết về truyện ngắn

Truyện ngắn theo định nghĩa của Từ điển thuật ngữ văn học (NXB Giáo dục) do Lê

Bá Hán chủ biên thì truyện ngắn là một tác phẩm tự sự cỡ nhỏ, nội dung thể loại củatruyện ngắn bao trùm hầu hết các phương diện của đời sống: đời tư, thế sự hay sử thi.Nhưng cái độc đáo của nó là truyện ngắn được viết ra để tiếp thu liền một mạch, đọcmột hơi không nghỉ Cốt truyện của truyện ngắn thường diễn ra trong một thời gian,không gian hạn chế Chức năng của truyện ngắn là nhận ra một điều gì đó sâu sắc vềcuộc đời và tình người Kết cấu của truyện ngắn không chia thành nhiều tầng, nhiềutuyến mà thường xây dựng theo nguyên tắc tương phản hoặc hiện tượng Bút pháp trầnthuật của truyện ngắn thường là chấm phá Yếu tố quan trọng bậc nhất của truyện ngắn

là những chi tiết cô đúc, lối hành văn mang nhiều ẩn ý, tạo cho tác phẩm những chiềusâu chưa nói hết Truyện ngắn là thể loại gần gũi với đời sống hằng ngày, súc tích, dễ

Trang 24

đọc, lại thường gắn liền với hoạt động báo chí, do đó có tác dụng, ảnh hưởng kịp thờitrong đời sống Truyện ngắn đã hàm chứa cái thú vị của những điều sâu sắc trong mộthình thức nhỏ, gọn, xinh xắn và đầy truyền cảm, truyền dẫn nhanh, thông tin nhanhcũng là một thế mạnh để truyện ngắn chinh phục độc giả đương đại.

Raymond Carver (1913 – 1988) – nhà văn, nhà thơ người Mĩ và là một trong những

bậc thầy truyện ngắn thế giới có ghi nhận: ngày nay “tác phẩm hay nhất, tác phẩm hấp

dẫn nhất và thỏa mãn nhất về nhiều mặt, thậm chí có lẽ là tác phẩm có cơ hội lớn nhất

để trường tồn, chính là tác phẩm được viết dưới dạng truyện ngắn.

Về từ nguyên, truyện ngắn có nghĩa là một hình thức ngắn gọn của thể loại tự sự.Đây là loại văn xuôi tự sự có hình thức ngắn gọn Tuy nhiên, đặc trưng của truyện ngắnkhông phải vì nó ngắn mà chủ yếu là cách nắm bắt và thể hiện hiện thực một nét bảnchất nào đó trong quan hệ nhân sinh hay đời sống tâm hồn con người Trong truyệnngắn nếu nhà văn đặt quá ít vấn đề, câu truyện sẽ dễ tập trung vào sự kiện, tập trungvào chủ đề, về ấn tượng là yêu cầu của truyện ngắn Nội dung của thể loại truyện ngắn

có thể rất khác nhau như đời tư, thế sự hay sử thi…cái độc đáo của nó lại là truyệnngắn Truyện ngắn có thể kể về cả một cuộc đời hay một đoạn đời, một sự kiện haymột “chốc lát” trong cuộc sống nhân vật Nhưng cái chính của truyện ngắn không phải

ở hệ thống sự kiện mà ở cái nhìn tự sự đối với cuộc đời Do dung lượng ngắn, nhân vậtcủa truyện ngắn thường không nhiều và cuộc đời của nhân vật thường chỉ được miêu tảnhư khoảnh khắc, mảnh nhỏ nhưng lại có ý nghĩa trong cả cuộc đời nhân vật nên nhịpđiệu truyện ngắn khẩn trương, gấp rút, có nhiều yếu tố bất ngờ, chuyển đoạn đột ngộttrong bố cục, kết thúc đầu truyện

Về khái niệm truyện ngắn chưa có sự thống nhất giữa các nhà nghiên cứu Chúng tacùng khảo sát một số ý kiến sau:

Vương Trí Nhàn có đưa ra nhận định “Truyện ngắn là một tác phẩm văn xuôi cỡ

nhỏ dung lượng hạn chế, phải nói là nhỏ hơn hẳn so với hai thể khác là truyện vừa và tiểu thuyết”

Nguyễn Công Hoan cũng đưa ra nhận định: “Truyện ngắn không phải là truyện mà

là một vấn đề được xây dựng bằng chi tiết với sự bố trí chặt chẽ và bằng thái độ với cách đặt câu dùng tiếng cố dân nhắc (…) Muốn truyện ấy là truyện ngắn, chỉ nên lấy

Trang 25

một trong ngần ấy ý làm ý chính làm chủ đề cho truyện… những chi tiết trong truyện chỉ nên xoay quanh chủ đề ấy thôi” [20;301].

Phương Lựu cũng đưa ra ý kiến: “Truyện ngắn là một hình thức ngắn của tự sự

(…) Truyện ngắn là một thể loại dân chủ, gần gũi với đời sống hằng ngày, lại súc tích,

dễ đọc, có tác dụng ảnh hưởng kịp thời trong đời sống” [5;398]

Trong Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê (chủ biên) thì truyện ngắn: “Truyện bằng

văn xuôi, có dung lượng nhỏ, số trang ít, miêu tả một khía cạnh tính cách, một mẩu trong cuộc đời nhân vật” [14;1010].

Chúng ta thấy truyện ngắn còn là mảnh đất màu mỡ đã tạo điều kiện hết sức thuậnlợi để các cây bút trẻ khẳng định tài năng Nhiều nhà văn lớn trên thế giới và ngay cả ởViệt Nam đã đạt tới đỉnh cao của sự nghiệp sáng tạo nghệ thuật chủ yếu bằng nhữngtruyện ngắn xuất sắc của mình Và Nguyễn Tuân cũng là một trong những nhà văn đã

đạt tới đỉnh cao đó qua tập truyện ngắn Vang bóng một thời.

Trong các tác phẩm nghiên cứu, phê bình của Nguyễn Tuân, ít thấy ông có mộtphát biểu trực tiếp nào về truyện ngắn như các nhà văn, nhà nghiên cứu nêu trên

Nhưng qua những bài viết của ông về Truyện ngắn Ăngđớcxen, Đốt-xtôi-ép-xki, Thạch

Lam, Đọc Sê-khốp, Truyện ngắn Lỗ Tấn trong quyển Nguyễn Tuân bàn về văn học nghệ thuật do Nguyễn Đăng Mạnh sưu tầm và biên soạn, chúng tôi có thể khái quát lại

những lời nhận định, phê bình của Nguyễn Tuân để thấy rõ quan niệm của ông vềtruyện ngắn như sau:

1.2.2 Quan niệm của Nguyễn Tuân về hình thức và nội dung của truyện ngắn

Trong bài viết của Nguyễn Tuân về truyện ngắn Lỗ Tấn, ông có nhận xét sau: “Văn

phẩm Lỗ Tấn gồm nhiều mặt thể tài văn học Riêng về tiểu thuyết, thì những truyện này thường mang cái hình thù truyện ngắn Song lẽ có những truyện của Lỗ Tấn – theo chỗ thiển nghĩ của tôi – về danh và hình thì gọi là truyện ngắn nhưng bản chất đúng là cái cốt của truyện dài Không phải cứ đem tãi rộng ra hoặc đem pha loãng ra như cái kiểu

bỏ một quả lê Trương Công Nghệ vào nồi ba mươi đầy nước ninh, thì nó nó sẽ thành

ra truyện dài, mà thu gọn nó về đem cô nó lại thì nó thành truyện ngắn Ở đây tôi

Trang 26

muốn nói rằng có một số truyện ngắn rất cô đúc của Lỗ Tấn có thể gợi đến không khí truyện dài, nó tiềm tàng một sinh lực đòi hỏi sự phát triển, nó gợi đến bút pháp truyện dài và kích thích kỹ thuật truyện dài Cũng như một số truyện ngắn khác của Lỗ Tấn lại rất nhiều chất liệu về kịch nói, về điện ảnh, về các môn nghệ thuật tạo hình Dưới một hình thái khiêm tốn, nhưng bừng bừng nhiên lượng dưới cái danh từ nhẹ nhõm truyện ngắn, tiếng nói của Lỗ Tấn có sức dội tới và kích động những bộ môn nghệ thuật khác” [6;334].

Như vậy qua lời nhận định trên của Nguyễn Tuân, ông cho rằng truyện ngắn nóichung không phải vì truyện nó ngắn Có nghĩa là không phải vì dung lượng nó ngắnhay nó dài mà ta gọi là truyện ngắn hay truyện dài Ví dụ có những truyện có dunglượng ngắn nhưng lại chứa đựng nhiều tầng nhiều lớp ý nghĩ sâu xa, như Nguyễn Tuân

có nói “… nó tiềm tàng một sinh lực đòi hỏi sự phát triển, nó gợi đến bút pháp truyện

dài và kích thích kỹ thuật truyện dài… Dưới một hình thái khiêm tốn, nhưng bừng bừng nhiên lượng dưới cái danh từ nhẹ nhõm truyện ngắn…” Trong tập truyện Vang bóng một thời, chúng ta cũng cảm thấy nó “bừng bừng nhiên liệu” như vậy Chỉ với 12

truyện (Chém treo ngành – 14 trang; Những chiếc ấm đất – 13 trang; Thả thơ – 9 trang; Đánh thơ – 14 trang; Ngôi mã cũ – 17 trang, Hương cuội – 14 trang; Chữ

người tử tù – 12 trang; Ném bút chì – 13 trang; Chén trà trong sương sớm – 10 trang; Một cảnh thu muộn – 18 trang; Báo oán – 25 trang; Trên đỉnh non Tản – 25 trang,

theo Nguyễn Tuân toàn tập – tập 1 – NXB Văn học) nhưng Nguyễn Tuân đã làm cho

biết bao nhà nghiên cứu, nhà phê bình và độc giả phải tốn nhiều giấy mực để tìm hiểu,

khám phá và phân tích nó Bằng tập truyện Vang bóng một thời, Nguyễn Tuân đã vươn

đến đỉnh cao của sáng tạo nghệ thuật trong giai đoạn trước Cách mạng Tháng Tám

Tác phẩm gần đạt đến sự “toàn thiện toàn mỹ” ấy (Vũ Ngọc Phan) như góp phần đưa

nghệ thuật văn xuôi Việt Nam phát triển thêm một bước mới trên con đường hiện đại

hóa Vang bóng một thời vẽ lại những cái “đẹp xưa” của thời phong kiến suy tàn, thời

có những ông Nghè, ông Cống, ông Tú thích chơi lan, chơi cúc, thích đánh bạc bằngthơ và hát ả đào trên sông Hương hoặc nhấm nháp chén trà trong sương sớm với tất cảnghi lễ thành kính đến thiêng liêng Cũng vào thời ấy, tên đao phủ còn chém ngườibằng đao, người ta còn đi lại trên đường bằng võng, bằng cáng; vừa đi vừa dềnh dàng

Trang 27

đánh cờ bằng miệng,… Thời gian hầu như chưa trở thành nỗi ám ảnh gay gắt đối vớicon người, bởi nó còn được đo bằng mùa, bằng tiết Nhưng những vẻ đẹp có màu sắctruyền thống ấy đang có nguy cơ bị mai một Đau đớn nhận ra điều đó, Nguyễn Tuân

ra sức níu giữ, gom góp và phục chế lại bằng tất cả tấm lòng thành kính Vang bóng

một thời, là tập truyện bảo tồn, lưu truyền những tinh hoa của dân tộc Nó là “vang

bóng một thời” nhưng không chỉ là vang bóng một thời mà nó còn là trí tuệ, là tìnhcảm, là phong độ, là lối sống, là cái đẹp của con người Việt Nam từ nghìn xưa mànghìn sau có trách nhiệm phải thừa kế và phát huy Nó là nguồn vốn văn hóa mà tổ tiên

đã chắt chiu dành dụm trao lại cho con cháu gìn giữ, làm thêm ra để giữ nước và dựngnước Đó là một trong những ý nghĩa mà Nguyễn Tuân muốn gởi gắm trong tập truyện

Bên cạnh đó, qua tập truyện Vang bóng một thời ta còn thấy được tấm lòng chân thành,

thủy chung sắc son với nhân dân với đất nước của ông Tấm lòng yêu nước của ôngđược thể hiện “bóng gió”, bộc lộ tâm sự của mình một cách thầm kín Thông qua việckhai thác những đề tài có tính chất lịch sử (để che mắt mạng lưới kiểm duyệt gắt gao),nhà văn muốn đánh thức tinh thần dân tộc, làm sống lại những giá trị văn hóa truyền

thống đang có nguy cơ bị lãng quên Thêm vào đó, những mẩu chuyện trong Vang

bóng một thời còn có ý nghĩa phê phán, tố cáo rất thâm thúy và sâu sắc Đó là những

bọn trưởng giả học đòi thanh cao trong Những chiếc ấm đất; lên án những bọn hãnh

diện tô son trát phấn cho mình với những danh hiệu chủ báo, chủ nhà xuất bản, nghịviện, bậc thượng lưu xã hội… được mua bằng tiền trong xã hội lúc bấy giờ, được nói

bóng gió trong truyện Thả thơ hay tố cáo tội ác của giặc qua truyện Chém treo

ngành…

Tóm lại, tuy gọi là truyện ngắn nhưng không hẳn là nó có dung lượng ngắn Và nếu

có một dung lượng ngắn thì nội dung, ý nghĩa chứa đựng trong nó không hề ngắn Từđây, chúng ta có thể hiểu được cái độc đáo của truyện ngắn là dung lượng càng cô đúcbao nhiêu thì yêu cầu nó phải hàm chứa nội dung sâu sắc ngược lại bấy nhiêu Điều

này chúng ta có thể thấy rõ khi Nguyễn Tuân nhận xét về truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn: “Cũng là thể truyện ngắn như Chúc phúc… nhưng lại ngắn hơn nữa Nó ngắn, vì

chất nó đúc lại, nó hội tụ lại những cái gì là sự sống bị trùm bít và phủ lấp đi” [6;338].

Trang 28

Và đây cũng là một trong những tiêu chí để đánh giá tài năng của một nhà văn khi sángtác ở thể loại này.

Trong Nguyễn Tuân đọc sách, bình văn, dựng chân dung Nguyễn Đăng Mạnh có viết “Trong một thiên truyện ngắn, Nguyễn Tuân có đưa ra hai khái niệm gọi là tung

và hoành để phân biệt hai lối viết: “Hoành là mực thước, thiếu cảm hứng mãnh liệt Tung là tạo ra tiếng “Vang dội ầm lên một thời”, là “hành binh bằng một cuộc đại tấn

công”, là những tìm tòi mạo hiểm, là cảm xúc mạnh, là hơi thở nồng…(Đôi tri kỷ

gượng) Cố nhiên, Nguyễn Tuân chủ trương lối tung, vì cái tạng của con người ông là

thế: “Tôi muốn mỗi ngày trong cuộc sống của tôi phải cho tôi cái say sưa của rượu tối

tân hôn” (Một lá thư không gửi) [6;25] Hay “Có hai lối viết, tôi gọi là lối nóng và lối

lạnh Cũng giống như tạng người, có tạng hàn, tạng nhiệt Tôi thích lối viết lạnh.

Chém treo ngành (tức Bữa rượu máu – Nguyễn Đăng Mạnh) là lối viết lạnh Những

anh không hiểu, quy cho tôi là ca ngợi tên đao phủ chém đầu người Trong số này, có anh cũng viết văn làm thơ mà sao nó ngu thế!”[6;716] Như vậy, theo Nguyễn Tuân lối

viết lạnh nghĩa là giọng điệu của nhà văn cứ khách quan như không, để tự cốt truyện,chi tiết, tình tiết bộc lộ chủ đề, tư tưởng tác phẩm Và lối viết này đã được Nguyễn

Tuân thể hiện rất thành công trong tập truyện ngắn Vang bóng một thời đặc biệt là trong Chém treo ngành.

Còn đối với nội dung của truyện ngắn thì Nguyễn Tuân cho rằng nội dung phải gắnliền với hiện thực của cuộc sống Chúng ta sẽ thấy rõ điều này thông qua những lời

nhận xét, phê bình của ông đối với truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn: “Trong một truyện

ngắn của Lỗ Tấn, thường thấy rằng cái ngắn ấy chất chứa bao nhiêu sự sống, bao nhiêu là cuộc đời nhân dân lao động Trung Hoa úa héo đi như đám cỏ bốn nghìn năm

bị đè dưới đá tảng lịch triều Lỗ Tấn viết truyện ngắn, đứng vào chỗ cái đám cỏ úa ấy

mà viết, và muốn đem sinh khí sự sống nguyên chất đến cho cỏ kia xanh tươi lại, thổi lùa cái chất sống tiềm tàng vào cho đám cỏ hất hòn đá kia đi mà vồng ngọn lên”

[6;343] Hay trong bài viết về truyện ngắn Ăngđớcxen “Cái lòng lạc quan ở “Em bé

bán diêm” ấy cũng là bao trùm toàn bộ trứ tác Cái lớn của Ăngđớcxen là đưa vào văn học Đan Mạch lúc ấy cái hình ảnh hiện thực của con người bình dân làm việc nhiều, nhiều sáng kiến và nhiều đức tính” [6;198] Trong tập truyện Vang bóng một thời của

Trang 29

Nguyễn Tuân, chúng ta cũng cảm nhận được hơi hướng của hiện thực xã hội Việt Nam

lúc bấy giờ nhưng nó được thể hiện một cách gián tiếp qua truyện Chém treo ngành.

Thông qua lời phát biểu của Pôlêvôi trong bài viết của Nguyễn Tuân về truyện ngắn

Angđớcxen “Truyện ngắn bao giờ cũng chất chứa nhiều khát vọng lớn lao của nhân

dân” [6;199], chúng ta cũng hiểu thêm quan niệm của Nguyễn Tuân về truyện ngắn.

1.2.3 Quan niệm của Nguyễn Tuân về nhân vật trong truyện ngắn

Theo Phương Lựu “tác giả truyện ngắn thường hướng tới khắc họa một hiện

tượng, phát hiện một nét bản chất trong quan hệ nhân sinh hay đời sống tâm hồn con người Chính vì vậy truyện ngắn thường ít nhân vật Chỗ khác biệt quan trọng giữa tiểu thuyết và truyện ngắn là, nếu nhân vật chính của tiểu thuyết thường là một thế giới, thì nhân vật truyện ngắn là một mảnh nhỏ của thế giới Truyện ngắn thường không nhằm tới việc khắc họa những tính cách điển hình có cá tính đầy đặn, nhiều mặt trong tương quan với hoàn cảnh Nhân vật truyện ngắn thường là hiện thân cho một trạng thái quan hệ xã hội, ý thức xã hội hoặc trạng thái tồn tại của con người Mặt khác, do đó truyện ngắn lại có thể mở rộng diện nắm bắt các kiểu loại nhân vật đa dạng của cuộc sống, chẳng hạn như chức nghiệp, xuất thân, quan hệ, bạn bè… những kiểu loại mà trong tiểu thuyết thường hiện ra thấp thoáng trong các nhân vật phụ”

[5;450]

Còn đối với Nguyễn Tuân, khi viết về Thạch Lam, ông có nhận xét “Đọc Thạch

Lam, có người chê câu văn Thạch Lam và nói chung văn phẩm Thạch Lam là ít động tác ít hành động, và kết luận: “Cho nên Thạch Lam viết truyện dài không thành công” Tôi đồng ý là truyện dài “Ngày Mới” của Thạch Lam không thành công nhưng rất dè dặt về cái điểm “câu văn và văn phẩm nhất thiết phải có động tác, phải nhiều hành động”, bởi vì nhiều khi, nhiều động tác quá thì lại hóa ra túi bụi Cái chính trong truyện là nhân vật có làm, phải làm cái này cái kia, nhưng nhân vật còn phải có cảm nghĩ, có suy nghĩ nữa Và cái thế giới bên trong đó của một nhân vật hay của nhiều nhân vật rất là cần cho sinh khí của truyện Cái phần ấy mới đem đến cho nhân vật một cái chiều sâu và do cái thâm thúy đó, mới thỏa mãn được người bạn đọc và giúp gì cho người bạn đọc” [6;237].

Trang 30

Như vậy, Nguyễn Tuân cho rằng ở nhân vật ngoài những hành động như lời ăntiếng nói hay cử chỉ, điệu bộ thì nhân vật cũng rất cần có những suy nghĩ, những cảmxúc riêng tư của chính bên trong tâm hồn mình Chính những cái này sẽ làm cho nhânvật có sức sống thêm và giúp cho người đọc sẽ hiểu nhân vật hơn cũng như sẽ hiểunhững gì nhà văn muốn gởi gắm trong tác phẩm của họ.

Bên cạnh đó, Nguyễn Tuân cho rằng nhân vật trong truyện ngắn có thể là nhiềuhoặc không nhiều Chẳng hạn như nhân vật là một đám đông hay chỉ có một hay hainhân vật Thêm vào đó, nhân vật cũng có thể có nhiều hành động hoặc cũng có thể chỉ

là những suy nghĩ độc thoại nội tâm: “Truyện Người đầm xem như là lối truyện không

nặng về cốt câu chuyện Nó nặng về biểu hiện mặt trong suy nghĩ, hơn là diễn tả cái bên ngoài Hầu hết là bút pháp của độc thoại nội tâm, trừ một vài chặng đối thoại, như chỗ bà đầm nói chuyện với chú bé bán kẹo vừng bên Hồ Kiếm Đọc truyện, tôi thích những tác giả có cái bút lực dựng đám đông tấp nập, ồ ạt nhiệt náo, quát thét, vận động nhiều, hành động nhiều hơn là bàn bạc Nhưng tôi lại thích cả những cách diễn đạt trầm mà chuyển, đêm dài một bóng một đèn, một nhân vật đó và mình, thấy cũng thấm đáo để.” [6;232].

Nói tóm lại, chính sự đa dạng trong cách thể hiện nhân vật trong truyện ngắn sẽlàm cho truyện hấp dẫn lôi cuốn người đọc hơn Nhưng cũng tùy thuộc vào nội dung, ýnghĩa và mục đích mà nhà văn muốn gửi gắm trong tác phẩm thì sẽ có những nhân vậtthích hợp

Ngoài nội dung truyện ngắn phản ánh hiện thực thì nhân vật trong truyện ngắncũng phải là nhân vật của hiện thực cuộc sống và nhà văn cần phải nắm được tư tưởngcủa nhân vật Chúng ta sẽ thấy rõ quan niệm này trong những lá thư của Nguyễn Tuân

gửi cho Nguyễn Khải “Anh Khải, tôi có gửi cho anh một cái bản thảo truyện ngắn

“Thằng Càn” Gần đây tôi có chữa lại rất nhiều Bốn lần Nhưng rút cục vẫn chưa nêu được những khó khăn của làng Nghìn Vẫn chưa đưa được nhân vật ra với những lo toan trong sinh sống hằng ngày ở đồng ruộng của họ Nhân vật nhân dân như cô Xim

có cảm tình của người đọc, nhưng còn đẹp quá, chưa có chiều sâu Nhân vật chưa có cuộc đời (…) Do đó nhân vật vướng vào bệnh schéma chủ nghĩa sơ lược, dựng nhân vật một cách sơ sài vì thiếu thực chất của sự sống…” [6;185] Hay “Nó (Thằng Càn)

Trang 31

cũng có những nhược điểm giống xây dựng của anh, nghĩa là diễn tả cũng còn theo lối

sơ lược chủ nghĩa Tôi gần đây cũng thắc mắc về bệnh này Dựng nhân vật còn “giấy bồi” như anh nói trong thư trước Mới còn ở trình độ dựng được việc mà chưa dựng được tư tưởng của người trong việc…” [6;187].

Tóm lại, Nguyễn Tuân đã có những quan niệm của riêng mình về truyện ngắn

Và quan niệm này có phần tiếp thu những ý kiến của các nhà văn, nhà nghiên cứutrước đó Bên cạnh đó, ông cũng có đưa ra những ý kiến mới mẻ của chính mình thôngqua những bài viết về những cây bút lão luyện trong thể loại truyện ngắn đầy hấp dẫnnày Dù ít hay dù nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp, thì Nguyễn Tuân cũng đã đưa rađược những quan niệm tích cực, góp phần cho sự phát triển của văn học nước nhà nóichung và truyện ngắn nói riêng

CHƯƠNG 2 NHỮNG BIỂU HIỆN NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN CÁI TÀI

CỦA NGUYỄN TUÂN TRONG TẬP VANG BÓNG MỘT THỜI

Với một khối lượng lớn tác phẩm, bằng một phong cách riêng độc đáo và đặc sắc,Nguyễn Tuân đã khẳng định được vị trí của mình trên văn đàn Việt Nam Có thể nóirằng, sự tồn tại và sức sống trong các tác phẩm của Nguyễn Tuân luôn chứng tỏ nókhông chỉ là “vang bóng một thời” mà có thể nói là “vang bóng mãi mãi”

Trong hàng loạt sáng tác của Nguyễn Tuân trước Cách mạng tháng Tám, thì

Trang 32

Vang bóng một thời là tập truyện để lại dấu ấn đậm đà và sâu sắc nhất Nó đã được dư

luận đánh giá là một trong những tác phẩm hay và nổi tiếng của nền văn chương ViệtNam Hơn nữa, nó cũng là một trong những tác phẩm được nhắc tới nhiều vào lúc bấygiờ và cho đến cả ngày nay Tập truyện đã được nhiều nhà nghiên cứu, phê bình ca

ngợi và đánh giá cao như nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan cho rằng: “Tác phẩm đầu tay

của ông là một văn phẩm gần tới sự toàn thiện, toàn mỹ đó là tập Vang bóng một thời”

[13;57] Còn Trương Chính thì khẳng định “Về văn phong phải nói Nguyễn Tuân trong

tác phẩm đầu tay này đã đạt đến đỉnh cao mà về sau ông không đạt tới được nữa”

[8;276]

Vang bóng một thời là tập truyện ngắn do NXB Tân Dân xuất bản lần đầu năm

1940 Những truyện ngắn trong tập sách này thực ra đều đã được đăng trên tờ Tiểu

thuyết thứ bảy và Tao đàn tạp chí năm 1939 dưới đề mục Vang bóng một thời, gồm 12

truyện ngắn: Chém treo ngành (Bữa rượu máu), Những chén ấm đất, Thả thơ, Đánh

thơ, Ngôi mả cũ, Hương cuội (Mùi hương của đá cuội), Chữ người tử tù, Ném bút chì (Một đám bất đắc chí), Chén trà trong sương sớm (Chén trà sương), Một cảnh thu muộn (Đèn đêm thu), Báo oán (Khoa thi cuối cùng), Trên đỉnh non Tản.

Tập truyện được sáng tác vào lúc văn xuôi Việt Nam đang ở trong thời kỳ đầuquá trình hiện đại hóa, thoát khỏi văn biền ngẫu Tác phẩm như viên đá tảng góp phầnxây đắp văn xuôi Việt Nam hiện đại Tác phẩm được viết trong phong trào phục cổ dothực dân Pháp khởi xướng lúc bấy giờ Mục đích của chúng là để cho trí thức Việt Namtrở về khai thác những cái cổ để quên những chuyện hiện tại, để họ không còn tâm tríđấu tranh nữa Bên cạnh đó, không khí đấu tranh chống thực dân Pháp đang phát triểnmạnh, tâm lý xã hội uất ức, qua phong trào phục cổ, thực dân Pháp muốn làm cho tinhthần đấu tranh của nhân dân giảm xuống Nhưng những nhà văn (trong đó có NguyễnTuân) đã lợi dụng cơ hội này để chống Pháp một cách gián tiếp Chính vì vậy, mụcđích ban đầu của Pháp đã bị phá sản

Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân đã tái hiện, phục chế lại những “vẻ đẹp xưa” của thời phong kiến suy tàn bằng tâm trạng nuối tiếc xót xa, trân trọng nhất Đó

là thời có những ông Nghè, ông Cống, ông Tú thích chơi lan, chơi cúc, thích đánh bạcbằng thơ và hát ả đào trên sông Hương hoặc nhấm nháp chén trà trong sương sớm với

Trang 33

tất cả nghi lễ thành kính đến thiêng liêng Cũng vào thời ấy, tên đao phủ còn chémngười bằng đao, người ta còn đi lại trên đường bằng võng, bằng cáng; vừa đi vừa dềnhdàng đánh cờ bằng miệng,… Nguyễn Tuân biết rằng những vẻ đẹp có màu sắc truyềnthống ấy đang có nguy cơ bị mai một, và không hợp thời nữa Đau đớn nhận ra điều

đó, Nguyễn Tuân đã ra sức níu giữ, gom góp, phục chế lại bằng tất cả tấm lòng thànhkính, thiêng liêng nhất và đã miêu tả chúng một cách rất tỉ mĩ, để chúng bất tử trên

những câu chữ của mình Chính vì thế, có thể khẳng định Vang bóng một thời là tập

truyện bảo tồn và lưu truyền những tinh hoa quý giá nhất của dân tộc

2.1 Cái tài của Nguyễn Tuân trong việc khai thác đề tài

Tất cả mọi thứ mà Nguyễn Tuân đưa vào các tác phẩm đều có nét vừa quen vừa lạ.Đôi khi Nguyễn Tuân chú ý đến những chi tiết, yếu tố nhỏ nhặt, chi li trong hiện thực

cuộc sống, tìm “khơi những nguồn chưa ai khơi” nên tạo được cảm giác rất mạnh, ấn

tượng sâu sắc Nguyễn Tuân “gọi về” những điều tưởng chừng lặt vặt, tủn mủn để làmsống dậy trong chúng những ý nghĩa có tính tư tưởng cao cả, giúp người đọc thấy yêumến, tự hào thêm về đất nước, dân tộc mình và chính đời sống của mình

Trước Cách mạng tháng Tám, trong bối cảnh nước mất, xã hội “Tây – Tàu nhốnhăng” làm lung lay mọi thứ quan niệm, mọi giá trị, Nguyễn Tuân đã đứng hẳn về mộtphía dân tộc và truyền thống, dũng cảm kiên quyết chống trả lại sức công phá của lốisống thực dụng, xu thời Sáng tác của ông thời kỳ này dồn sức chủ yếu vào việc phụchiện lại các giá trị văn hóa thuộc lĩnh vực tinh thần và xã hội Trên trang viết của

Nguyễn Tuân, những “vẻ đẹp xưa” chợt bừng sống dậy trong niềm xót xa, tiếc nuối

khôn nguôi Cho dù điều kiện bấy giờ không cho phép nhà văn bộc lộ trực tiếp tâm sự

u hoài đối với dân với nước, nhưng người đọc vẫn cảm nhận được một tấm lòng chân

thành và rất mực thủy chung của Nguyễn Tuân qua việc miêu tả những “vẻ đẹp xưa”

đó Nhà văn đã đánh thức tinh thần dân tộc, làm sống lại những giá trị văn hóa truyền

thống đang có nguy cơ bị lãng quên So với Thương nhớ mười hai (Vũ Bằng) và Hà

Nội băm sáu phố phường (Thạch Lam) cũng nói về những “vẻ đẹp xưa” nhưng đó là

những vẻ đẹp của những món ăn (cốm, bún thang, bún ốc, bánh cuốn, bánh đậu, kẹolạc, phở,…) hay những nét đặc trưng (mùa xuân với hoa đào, gió bấc mưa phùn, rét

Trang 34

nàng bân, các lễ hội, chợ Tết,…) chỉ ở Hà Nội mà thôi Còn trong Vang bóng một thời,

Nguyễn Tuân đã khai thác triệt để vẻ đẹp trong cách uống trà Tàu, uống rượu, thưởnghoa; trong cách chơi đánh bạc bằng thơ, chơi chữ thư pháp, chơi đèn kéo quân, chơi cờtướng, chém đầu người… Đó là những nét sinh hoạt văn hóa truyền thống của ông cha

ta ngày xưa ở nhiều vùng miền khác nhau Tác phẩm đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc,

đậm nét trong lòng độc giả Có thể khẳng định Vang bóng một thời là tác phẩm thể

hiện tập trung và thành công mảng đề tài này

2.1.1 Vẻ đẹp của ẩm thực truyền thống

2.1.1.1 Uống trà

Với nhiều dân tộc trên thế giới, từ lâu trà (gọi chệch đi là chè) đã trở thành mộtthứ đồ uống hết sức thông dụng Người Nga, Anh, Pháp hay Hà Lan đều say mê tràtheo cách riêng của mình Ðặc biệt, với người dân châu Á, uống trà được nâng thànhthứ nghệ thuật thưởng thức sành điệu mang đậm chất thơ và màu sắc tôn giáo Nổi bật

có Nhật Bản, Trung Hoa và Việt Nam Nhật Bản có trà đạo, Trung Hoa có “Trà Kinh”,hàng nghìn trang sách và hàng vạn tư liệu nói về nghệ thuật uống trà đã được trưng bàythành bảo tàng trà Và Việt Nam cũng có cách uống trà riêng mình, đó là trà phong(hay còn gọi là phong cách uống trà) Phong cách uống trà của nguời Việt không hề bịảnh hưởng theo Trung Hoa hay Nhật Bản như quan niệm của nhiều người Nghệ thuậtuống trà biểu hiện phong phú những khía cạnh văn hóa ứng xử của người Việt Nam.Trong gia đình truyền thống, người dưới pha trà cho người trên, phụ nữ pha tràcho đàn ông Người ta có thể uống trà một cách im lặng vì sự im lặng chứa chất nhiềuđiều, người ta có thể xét đoán tâm lý của người đối diện lúc dùng trà và khi đã trởthành một cái thú thì không thể quên nó Trà đồng nghĩa với sự sảng khoái, tỉnh táo,tĩnh tâm để mưu điều thiện, tránh điều ác

Có thể nói rằng, uống trà là một nét văn hoá lâu đời trong phong tục của ngườiViệt Từ xa xưa, trà đã được sử dụng hàng ngày như một thứ nước giải khát Các giađình trong làng thường luân phiên pha trà mỗi tối để thiết đãi cả làng Cầm chén tràbên bếp lửa hồng, họ nói những câu chuyện về cuộc sống Uống trà trở thành cách hunđúc tình làng, nghĩa xóm, làm con người trở nên thân thiện và gẫn gũi nhau hơn Dần

Trang 35

dần, trà trở thành một phương tiện giao tiếp, mở đầu cho những cuộc gặp gỡ, giao đãicủa người thân, bạn bè, đối tác Trà giống như một lễ nghi giữ vai trò giao lưu giữacác giai tầng trong xã hội, không phân biệt tôn giáo, tín ngưỡng hay đẳng cấp Nhưngtrong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, văn hoá trà Việt đã dần bị mai một đi.Chính vì thế, Nguyễn Tuân đã phục chế và gìn giữ nét đẹp văn hóa uống trà của dân

tộc theo một cách rất riêng của mình trong tập truyện Vang bóng một thời.

Nguyễn Tuân tập trung đề cập đến văn hóa uống trà tàu (hay còn gọi là trà mạn

-là cách uống trà không ướp hương, chú trọng đến tinh thần và cách thưởng trà Trà mạn

có những tiêu chuẩn phức tạp về trà, ấm uống trà, cách pha trà và bạn thưởng trà) qua

hai tác phẩm là Những chiếc ấm đất và Chén trà trong sương sớm.

Trong phần nhiều truyện, tác giả đã thành công một cách rực rỡ, Những chiếc ấm

đất và Chén trà trong sương sớm là một trong những số truyện đó Qua hai truyện trên

giúp chúng ta hiểu biết được cái thú uống trà của các cụ ngày xưa, không phải chỉ một

cử chỉ ăn uống tầm thường, mà còn là một hành vi đặc biệt, có lễ nghi và nhịp điệu rõràng

Điều đầu tiên mà chúng ta có thể thấy là các nhân vật của Nguyễn Tuân uống tràtàu không chỉ là niềm đam mê mà còn là một nghi lễ đầy tính nghệ thuật, hơn hẳn tất

cả những thú vui vật chất tầm thường trên thế gian này:

“Ông cụ Sáu này, nếu không đam mê cái phong vị trà tàu, đam mê đến nhiều khi lầm lỗi, nếu ông ta bỏ được thì cũng thành một ông sư tại gia Danh và lợi ông ta không màng Phá gần hết cơ nghiệp của ông cha để lại, ông ta thực sự đã coi cái phú quý nhỡn tiền không bằng một ấm trà tàu Nhưng một ngày kia nếu không có trà tàu

mà uống nữa thì cái ông cụ Sáu này sẽ còn khổ đến mức nào” (Những chiếc ấm đất)

Trang 36

trà Do đó, những buổi uống trà thường được tổ chức chu đáo và cẩn trọng, bằng nhiều

công phu và lòng thành kính như một thứ “lễ nghi”.

Trà có thể uống vào sáng sớm, buổi trưa, buổi chiều và buổi tối đều được nhưngthú vị nhất và sảng khoái nhất là uống vào buổi tối để thưởng nguyệt, ngắm hoa đểxem hoa quỳnh nở và để chờ trăng lên Nhưng theo Nguyễn Tuân thì thời điểm thíchhợp nhất để thưởng thức trà là buổi sáng sớm Chén trà ngon phải được thưởng thức

với cái lành lạnh của sương mai, trong không khí tĩnh mịch của thời khắc “Cái phút

bình lặng và huyền bí của lúc đêm và ngày giao nhau” Khi những âm thanh, màu sắc

của cảnh vật bên ngoài còn lờ mờ xa vắng, thì chính là lúc thế giới nội tâm của conngười xao động và chuyển biến mạnh mẽ nhất Con người như say như mê trong mộtcõi khói sương huyền ảo:

“Trên chiếu cói cạp điều đã sờn cạnh, cụ Ấm đã bày ra đấy nào là khay trà, ấm đồng và hỏa lò đất Cái điếu bát vẽ Mai Hạc kêu vang lên một hồi rất giòn rất đều Khói thuốc lào đặc sánh bao trùm lấy ánh sáng yếu ớt của ngọn đèn dầu Rồi làn khói loãng dần, biến ra nhờ nhờ như làn hơi nước sủi Sau màn khói, ẩn hiện một ông già chống nạnh bên gối xếp, cặp mắt lim dim như một nhà sư nhập định Vẻ nghiêm trang lặng thinh của ông già muốn làm ngừng cả áng khói trắng biến động đang trôi trong không khí gian nhà gạch Ba gian nhà, chỉ có một người thức.

Trong cảnh trời đất lờ mờ chưa đủ phân rõ phần đêm và phần ngày, ông cụ có phong thái một triết nhân ngồi tính bước đi của thời gian Đêm đông dài không cùng.

Nó mênh mông và tự hết chậm chạp” (Chén trà trong sương sớm) [12;112]

Thứ hai, nếu là một tiệc trà thì số lượng người phải rất hạn chế và được chọn lọc

khắc khe: “cái thú uống trà Tàu không có thể ồn ào được Lối giao du của cổ nhân

đạm bạc chứ không huyên náo như bây giờ Chỉ có người tao nhã, cùng một thanh khí, mới có thể cùng nhau ngồi cạnh bên một ấm trà, và mỗi khi có khách quý chủ nhân phải tự tay mình chế nước, nhất nhất cái gì cũng làm lấy cả, không nhờ đến người khác, sợ làm như thế thì mất hết cả thành kính” [12;114] Nhưng khó chịu nhất là khi

gặp loại “khách tạp, uống trà rất tục”, nên đành phải dọn bộ chén dĩa mua ở hiệu Tây

“và pha trà bằng nước chứa sẵn trong bình tích!”.

Trang 37

Thứ ba là cách chọn ấm chén, quạt nước cũng thật là nghệ thuật, là một “tử

công phu” Ấm pha trà phải đích thực ấm Tàu, một trong ba loại hàng đầu như “Thế Đức gan gà, Lưu Bội hoặc Mạnh Thần” Lòng ấm phải đủ năm cái kim hỏa để nước

mau sôi Khi úp xuống, miệng vòi với quai gờ miệng ấm đều cắn sát mặt bằng miếnggỗ

Nước pha trà cũng không phải đụng đâu dùng đấy, mất cả hương vị Cụ Sáu

trong Những chiếc ấm đất gần mười năm trời chỉ pha trà bằng nước giếng chùa Đồi

Mai ở cách xa nhà và mãi trên đồi cao:

“Ông cụ Sáu tỳ tay vào thành giếng nhờn mịn rêu xanh, chỉ ngón tay xuống lòng giếng sâu thẳm gần hai con sào mà nói: “Chùa nhà ta có cái giếng này quý lắm, nước rất ngọt Có lẽ tôi nghiện trà tàu vì nước giếng chùa nhà đây Tôi sở dĩ không nghĩ đến việc đi đâu xa được, cũng là vì không đem theo được nước giếng này đi để pha trà Bạch sư cụ, sư cụ nhớ hộ tôi câu thề này: là giếng nhà chùa mà cạn thì tôi sẽ lập tức cho không người nào muốn xin bộ đồ trà rất quý của tôi Chỉ có nước giếng đây là pha trà không lạc mất hương vị” [12;50] Hoặc như Cụ Ấm trong Chén trà trong sương sớm thích nhất uống trà pha bằng sương đọng ở lá sen: “Cả ạ, thầy cho nước pha trà không gì thơm lành bằng cái thứ nước đọng trong lá sen Mỗi lá chỉ có ít thôi, phải gạn vét ở nhiều lá mới đủ uống một ấm” [12;116]

Việc quạt than đun nước trong nghệ thuật uống trà Tàu cũng được chăm chút kỹlưỡng, phải để vào đấy một chút tâm hồn, nên chẳng những không hề nhàm chán màcòn là thời điểm phù hợp cho những ý nghĩ, liên tưởng thâm thúy:

“Cụ Ấm phẩy quạt nan phành phạch theo một nhịp nhanh chóng trước hỏa lò Hòn than lép bép nổ, nghe vui tai Và làm cho vui cả mắt nữa, những tàn lửa không có trật tự, không bị bó buộc kia còn vẽ lên một khoảng không những nét lửa ngang dọc ngoằn ngoèo (…) Những hòn than tàu cháy đều, màu đỏ ửng, có những tia lửa xanh lè vờn quanh Không khí mỗi lúc dao động càng nâng cao thêm những luỡi ngọn lửa xanh nhấp nhô Hòn lửa rất ngon lành, trở nên một khối đỏ tươi và trong suốt như thỏi vàng thổi chảy (…) Cụ Ấm vuốt lại hai mái tóc trắng, cầm thanh đómg dài đảo lộn tàn than trong hỏa lò, thăm hỏi cái hấp hối của lũ vô tri vô giác (…) Cụ Ấm thổi đánh phù một cái, như khi người ta được gặp lại bạn cố nhân sau nhiều phút mong chờ” [12;112]

Trang 38

Nước pha trà phải sôi đúng độ, non hoặc già lửa quá đều ảnh hưởng đến chất

lượng ấm trà Muốn thế, phải canh chừng tăm nước: “tăm nước to bằng cái mắt cua thì

là sủi vừa, và khi tăm nước to bằng mắt cá thì là nước sôi già” Để luôn có nước vừa

đủ độ nóng cho bữa trà cứ kéo dài mãi mà không bị ngắt quãng “Những người uống

trà đúng cách thức trà đạo như cụ Ấm bao giờ cũng có ít ra là hai ấm đồng đun nước.

Ấm nước sôi nhắc ra khỏi lò than là đã có chiếc ấm thư hai đặt lên đấy rồi” [12;112].

Dù pha trà cho mình hay để đãi khách, bao giờ các cụ cũng để vào đấy thật nhiều công

phu và “chẳng bao giờ dám cẩu thả trong cái thú chơi thanh đạm ấy”.

Có thể nói rằng, chuyện uống trà tàu đối với Nguyễn Tuân không chỉ là một thúchơi, hấp dẫn và thú vị từ đầu đến cuối mà nó còn được nâng lên thành một môn nghệthuật, chỉ dành riêng cho những bậc tài hoa, nghệ sĩ Vấn đề không chỉ thu gọn trongchén trà mà ở cách uống trà đầy tính nghệ thuật Và đó chính là phương tiện giúp conngười đạt đến trạng thái tĩnh tại, thanh khiết của tâm hồn

2.1.1.2 Uống rượu, thưởng hoa

“Ðua chi chén rượu câu thơ Thuốc lào ngon nhạt, nước cờ thấp cao”

( Gia Huấn ca – Nguyễn Trãi)

Dân tộc Việt Nam ngoài văn hóa uống trà ra còn rất nổi tiếng về văn hóa uống

rượu Ngày xưa, rượu trước tiên dùng trong lễ nghi: “vô tửu bất thành lễ” Trong đời

thường, rượu trong tiệc tùng, ăn uống Người Việt Nam uống rượu khi ăn, mang ý

nghĩa tương sinh hài hòa, thuận theo nguyên lý “âm dương phối triển” của Phương Ðông Còn riêng đối với người đàn ông Việt Nam xưa nay tự cho rằng “Nam vô tửu

như kỳ vô phong” Chính vì những ý nghĩa đó mà uống rượu cũng được coi là một

trong những nét văn hóa cổ truyền của dân tộc

“Thạch lan hương” trong Hương cuội (trích Vang bóng một thời của Nguyễn

Tuân) có thể được coi là bữa tiệc rượu được xếp vào loại đẹp nhất Việt Nam hơn một

thế kỷ trước Vào một “buổi chiều xuân muộn ” bữa tiệc “Thạch lan hương” được

diễn ra hết sức trịnh trọng trong một vườn lan ấm áp ánh đèn lồng của cụ Kép Những

Trang 39

viên cuội được bọc kẹo mạch nha nấu đúng lửa trong đêm ba mươi tết được bày ra trênđĩa sứ Các cụ già mặc áo the, khăn xếp vừa uống rượu, ngậm kẹo sỏi ngâm thơ, ra câuđối Những viên kẹo được ủ trong những chậu lan mà chiếc lồng bàn đã nhốt trọn mùihương, tẩm sâu vào mạch nha đợi chủ nhân mở ra bày tiệc rượu Tuy chỉ là thứ rượutăm mà làng quê Việt Nam nào cũng có nhưng cách uống, cách thưởng thức đúngcách của “tao nhân mặc khách” Bữa tiệc không ồn ào, ầm ĩ, chỉ có tiếng sỏi lách cách

va nhẹ vào răng và những lời thơ đầy ý vị

Chúng ta có thể thấy bữa tiệc “Thạch lan hương” được bày ra dưới ngòi bút khéo

léo và tinh tế của nhà văn Nguyễn Tuân, một bậc thầy về sử dụng ngôn ngữ dân tộcmang một vẻ đẹp kỳ lạ và có một không hai đối với những người ở vào thời đại của

“đồ ăn nhanh” như chúng ta bây giờ Hằng năm, đúng vào ngày rằm tháng giêng, khitiết trời còn đang se se lạnh và gió nồm bắt đầu thổi là thời điểm thích hợp nhất để tổ

chức những “bữa rượu hoa” Những giò Mặc lan đang độ mãn khai sẽ bị những chiếc lồng bàn bằng giấy úp kín lại, bên dưới gốc đã xếp thật cẩn thận một lớp “kẹo đá”

không có giấy bọc ngoài là một lớp mạch nha nấu với đường thật khéo Và đây, toàn

cảnh một buổi tiệc rượu “Thạch lan hương” được Nguyễn Tuân xây dựng rất tinh tế:

“Phía ngoài cổng củi, có tiếng chó sủa vang.

Bố già nhìn ra đã thấy bốn cụ tiến vào quá nửa lòng ngõ duối Cụ nào cũng cầm một cây quạt thước, chống một chiếc gậy tre càng cua hay trúc đùi gà Uống xong tuần nước, cụ Kép mời ba cụ ra sân uống rượu Bố già vòng tay vái các cụ và đợi các cụ yên vị rồi thì lom khom mở từng chiếc lồng bàn giấy một (…)

Rồi cứ mỗi chén rượu, ngừng là một lời thơ ngâm trong trẻo Cứ thế cho tàn buổi chiều (…) Trong cái êm ấm của chiều xuân sớm, tiếng ngâm thơ quyến rũ cả đến tâm hồn một người lão bộc Bõ già, tự nhiên mặt sáng tỏ hẳn lên Cái đẹp của tiệc rượu ngâm thơ lây sang người bõ” [12;92]

2.1.2 Vẻ đẹp của các trò chơi nghệ thuật truyền thống

2.1.2.1 Chơi đèn kéo quân

Chỉ với một truyện ngắn Đèn đêm thu (Một cảnh thu muộn) cũng đủ Nguyễn

Tuân kể lại thật chi tiết và tỉ mỉ, giúp người đọc có thể hình dung được trò chơi đèn kéo

Trang 40

quân là như thế nào Nói là chơi nhưng thật sự nó là một hoạt động văn hóa tinh thầnđầy chất nghệ thuật nên chỉ người có hoa tay và hiểu biết về chuyện xưa tích cũ mới cóthể làm được chiếc đèn độc đáo như vậy.

Trước tiên, chúng ta cần nên tìm hiểu ý nghĩa của chiếc đèn kéo quân độc đáonày Ngày xưa, gần đến dịp tết Trung thu, theo lệnh Vua, dân chúng nô nức thi nhauchế ra những chiếc đèn kỳ lạ nhưng không có chiếc đèn nào làm cho vua vừa ý Bấygiờ, có một chàng nông dân nghèo khó tên là Lục Đức mồ côi cha, nhưng lại rất hiếuthảo với mẹ Một hôm, chàng nằm mơ thấy tiên ông Thái Thượng Lãn Quân Tiên ông

đã chỉ chàng làm chiếc đèn dâng vua vì thương chàng là người con hiếu thảo Hôm sautheo lời dặn của tiên ông, Lục Đức cùng mẹ lấy những thân trúc trắng cùng giấy màu

để làm chiếc đèn Thời gian qua mau, khi chiếc đèn làm xong là ngày rằm tháng Támcũng vừa đến Chàng vui mừng cùng mẹ đem chiếc đèn vào kinh thành dâng vua Nhàvua xem, thấy chiếc đèn vừa lạ, vừa nhiều màu sắc lại biết chuyển động nên rất hàilòng Khi Vua hỏi ý nghĩa của chiếc đèn, Lục Đức theo lời Thần tâu rằng: “Thưa bệ hạ,thân trúc ở giữa đèn là biểu hiện trục khôn, cái chong chóng quay sáu mặt biểu tượngcho sáu cá tính của con người: thương, ghét, giận, buồn, vui, hờn Cái chong chóngquay luôn luôn, tượng trưng cho con người hay thay đổi cũng có căn do, đó là đạo làmngười Chong chóng quay luôn cũng nhờ ánh đèn soi sáng, cũng như con người tốtlành cũng nhờ đạo đức Sáu mặt của chiếc đèn làm bằng giấy tươi sáng biểu hiện cátính của con người” Vua truyền đem đèn cho dân chúng cùng xem Đèn đốt lên làmquay chong chóng Hiện lên sáu màu sắc rực rỡ là hình ảnh vua, quan, người, ngựa nốiđuôi nhau Tất cả những hình nhân trên đèn được làm bằng giấy Vua ban thưởng cho

mẹ con Lục Đức rất hậu và phong làm Vạn Hộ Hầu Từ đó, mỗi khi đến Tết Trung thu,nhớ lại sự tích người con hiếu thảo Lục Đức, dân chúng đua nhau bắt chước chàng làmnên những chiếc đèn màu rực rỡ gọi là đèn kéo quân

Như vậy, đằng sau chiếc đèn kéo quân ẩn chứa một ý nghĩa rất thiêng liêng.Nguyễn Tuân đã mượn chiếc đèn kéo quân để đưa vào trong truyện của mình làm cho

nó càng có ý nghĩa giáo dục cao hơn Người đọc không chỉ hiểu được ý nghĩa của chiếcđèn mà còn biết thêm nhiều tích cũ, biết cách làm đèn và chơi đèn như thế nào

Ngày đăng: 24/11/2015, 14:35

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Viết Dinh (tuyển chọn và biên tập) – Đến với Nguyễn Tuân: Tác phẩm chọn lọc – lời bình – Nxb Thanh Niên Hà Nội, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đến với Nguyễn Tuân: Tác phẩmchọn lọc – lời bình
Nhà XB: Nxb Thanh Niên Hà Nội
2. Nguyễn Lâm Điền, Trần Văn Minh – Bài giảng Văn học Việt Nam hiện đại 3 – Đại học Cần Thơ, 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng Văn học Việt Nam hiện đại 3
3. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi – Từ điển thuật ngữ Văn học – Nxb ĐHQG Hà Nội, 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ Văn học
Nhà XB: Nxb ĐHQG Hà Nội
4. Nguyễn Ngọc Hóa – Cái thật và cái tài hoa trong Chữ người tử tù – Tạp chí Văn học, 1990, số 3 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cái thật và cái tài hoa trong Chữ người tử tù
5. Phương Lựu, Trần Đình Sử, Lê Ngọc Trà – Lý luận văn học, tập 2 – Nxb Giáo dục Hà Nội, 1986 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận văn học, tập 2
Nhà XB: Nxb Giáodục Hà Nội
6. Nguyễn Đăng Mạnh (biên soạn) – Nguyễn Tuân bàn về văn học nghệ thuật – Nxb Hà Nội, Hội Nhà văn, 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Tuân bàn về văn học nghệ thuật
Nhà XB: Nxb Hà Nội
7. Nguyễn Đăng Mạnh (biên soạn) – Những bài giảng về tác gia văn học trong tiến trình Văn học Việt Nam, tập 1 – Nxb Hà Nội, Đại học Quốc gia Hà Nội, 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những bài giảng về tác gia văn học trongtiến trình Văn học Việt Nam, tập 1
Nhà XB: Nxb Hà Nội
8. Tôn Thảo Miên – Nguyễn Tuân về tác gia và tác phẩm – Nxb Giáo dục Hà Nội, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Tuân về tác gia và tác phẩm
Nhà XB: Nxb Giáo dục Hà Nội
9. Nguyễn Thị Thanh Minh – Quan điểm và phương pháp nghệ thuật của Nguyễn Tuân – Tạp chí Văn học, 1993, số 6 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quan điểm và phương pháp nghệ thuật của NguyễnTuân
10. Trần Văn Minh – Chất văn hóa trong sáng tác của Nguyễn Tuân – Luận án Thạc sĩ, TP. Hồ Chí Minh, 1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chất văn hóa trong sáng tác của Nguyễn Tuân
11. Phương Ngân (tuyển chọn và biên soạn) – Nguyễn Tuân – Cây bút tài hoa và độc đáo – Nxb Hà Nội, 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Tuân – Cây bút tài hoa vàđộc đáo
Nhà XB: Nxb Hà Nội
12. Lữ Huy Nguyên (biên soạn) – Tuyển tập Nguyễn Tuân (3 tập), Tập 1 – Nxb Văn học Hà Nội, 1996 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập Nguyễn Tuân (3 tập), Tập 1
Nhà XB: Nxb Vănhọc Hà Nội
13. Vũ Ngọc Phan – Nhà văn hiện đại, tập 1 – Nxb KHXH, Hà Nội, 1989 14. Hoàng Phê (chủ biên) – Từ điển tiếng Việt – Nxb Đà Nẵng, 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhà văn hiện đại, tập 1"– Nxb KHXH, Hà Nội, 198914. Hoàng Phê (chủ biên) –"Từ điển tiếng Việt –
Nhà XB: Nxb KHXH
15. Vũ Đức Phúc – Nghệ thuật Nguyễn Tuân – Tạp chí Văn học, 1980, số 6 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghệ thuật Nguyễn Tuân
16. Vũ Dương Quỹ (tuyển chọn và biên soạn) – Nguyễn Tuân và tác phẩm trong trường phổ thông – Nxb Giáo dục, 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Tuân và tác phẩm trongtrường phổ thông
Nhà XB: Nxb Giáo dục
17. Phan Trọng Thưởng, Nguyễn Hữu Sơn, Trịnh Bá Đĩnh - Tuyển tập 40 năm Tạp chí văn học 1960 – 1999 (tập 3) – Nxb TP Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập 40 năm Tạpchí văn học 1960 – 1999 (tập 3)
Nhà XB: Nxb TP Hồ Chí Minh
18. Hoàng Xuân (biên soạn) – Nguyễn Tuân – Người đi tìm cái đẹp – Nxb Văn học Hà Nội, 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Tuân – Người đi tìm cái đẹp
Nhà XB: Nxb Văn họcHà Nội
19. Nguyễn Tuân tác phẩm và dư luận – Nxb Văn học Hà Nội, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Tuân tác phẩm và dư luận
Nhà XB: Nxb Văn học Hà Nội
20. Phê bình, bình luận văn học: Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Tuân – Nxb Tổng hợp Khánh Hòa, 1992 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phê bình, bình luận văn học: Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Tuân
Nhà XB: Nxb Tổnghợp Khánh Hòa
21. Tuyển tập Trương Chính – Nguyễn Tuân và Vang bóng một thời – Tập 2, Nxb Văn học, 1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Tuân và Vang bóng một thời
Nhà XB: NxbVăn học

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w