Khẳng định vai trò quan trọng của hình thức nghệ thuật đối với một tác phâm văn học, đặc biệt là với thể loại truyện ngắn, đồng thời thấy được những đóng góp to lớn của Thạch Lam đối với
Trang 1Khéa luận t6t aghiép Cường Dai hoe Su pham Fa W6i 2
LOI CAM ON
Để thực hiện đề tài “Đặc sắc nghệ thuật trong nhóm truyện ngắn viết
về trẻ thơ của Thạch Lam” người thực hiện đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt
tình của các thầy cô trong tô bộ môn Lý luận văn học cũng như các thầy cô
trong khoa Ngữ văn, đặc biệt là sự dìu dắt chỉ bảo tận tình của cô Hoàng Thị
Duyên - Giáo viên hướng dẫn Vì thế cho phép em bày tỏ lòng biết ơn tới các
thầy cô, đặc biệt là cô Hoàng Thị Duyên đã tạo điều kiện tốt cho em hoàn
thành khóa luận này
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2010 Người viết khóa luận
((guuến Chị hanh
Trang 2
Khéa luận t6t aghiép Cường Dai hoe Su pham Fa W6i 2
LOI CAM DOAN
Với đề tài “Đặc sắc nghệ thuật trong nhóm truyện ngắn viết về trẻ thơ cúa Thạch Lam”, tôi xin cam đoan tất cả những vấn đề được trình bày trong để tài hoàn toàn là kết quá nghiên cứu của cá nhân tôi, nó không hề trùng lặp với kết quả của các tác giả khác
Nêu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
Tác giả khóa luận
Uguyén Shi huuft
Trang 3
Khéa ludn tét aghiép Qrường Dai hoe Su pham Fa WG6i 2
MUC LUC
MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài sos stn 5
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề HH HH HH Hee 7
3 Mục đích nghiên cứu HH Hee estates coe LO
4 Nhiệm vụ nghiên cứu . -21-2222222221222 2 1 .10
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu TH HH Hee 10
6 Phương pháp nghiên cứu "—— _.- 11
7 Cấu trúc cơ bản của khóa luận 55.<ecesese- 12
§ Những đóng góp của khóa luận Hee 12
NOI DUNG
CHUONG 1: CO SO LY LUAN CHUNG VE HiNH THUC
NGHE THUAT CUA TAC PHAM TRUYEN "¬
1 Nghệ thuật lược bỏ cốt truyện M 20
2 Nghệ thuật xây dựng nhân vật TH HH na 33
3 Nghệ thuật ké chuyện Mm "M 53
4 Không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật Ö
5 Giọng điệu và ngôn ngữ nghệ thuật 2 +.ex TỔ,
Trang 4
Khéa luận t6t aghiép Qrường Dai hoe Su pham Fa W6i 2
4 Thời gian, không gian nghệ thuật TH eeeeee 98
5 Giọng điệu, ngôn ngữ nghệ thuật -.- 101
KET LUẬN nnn 105 TAI LIEU THAM KHAO oo 108
Trang 5
Khéa luận t6t aghiép Cường Dai hoe Su pham Fa W6i 2
MO DAU
1 Lí do chọn đề tài
1.1 M.Gorky đã từng nói “Văn học giúp con người hiểu được bản thân mình, nâng cao bản thân mình và làm nảy nở ở con người khát vọng hướng tới chân ly” Song dé thực hiện thiên chức cao cả ấy văn học phải sử dụng những phương tiện và cách thức riêng, đó chính là những thủ pháp, biện pháp, yếu tố nghệ thuật Đây cũng là một phương diện cơ bản để đánh giá
phong cách của nhà văn bởi vì trong hoạt động sáng tạo nghệ thuật “mỗi nhà
văn đều phải tìm cho mình những biện pháp và phương tiện độc đáo để thể
hiện tư tưởng và hình tượng của mình, những biện pháp và phương tiện cho
phép nhà văn làm tư tưởng và hình tượng ấy trở nên hấp dẫn, dễ lôi cuốn, gẩn gũi với công chúng độc giả” [13, 251] Vì vậy nghiên cứu, tìm hiểu về phương diện hình thức nghệ thuật của tác phẩm không chỉ có vị trí quan trọng với chuyên ngành Lý luận văn học mà còn với cả hoạt động nghiên cứu văn học nói chung Nó sẽ giúp ta thấy được cái cấu trúc nội tại bên trong của tác phẩm đồng thời đánh giá được tài năng cũng như phong cách của người nghệ
si
1.2 Van học Viét Nam 1930 — 1945 là giai đoạn văn học có những
bước đột phá sâu sắc và mạnh mẽ Đời sống văn học có sự chuyển mình và cách tân mới đưa nó thoát thai ra khỏi lớp vỏ truyền thống đề gặt hái được nhiều thành tựu vào khoảng những năm đầu thập niên 40 của thế ki XX Đây
cũng là thời kì mở màn cho sự lên ngôi của thể loại truyện ngắn, nó là một
trong những thể loại văn học phát triển mạnh nhất ở thời kì lúc bấy giờ, góp phần không nhỏ trong việc làm nên diện mạo chung của nền văn học Ở giai đoạn này người đọc được chứng kiến sự nở rộ của nhiều cây bút truyện ngắn
Trang 6
Khĩa luda tĩt aghiĩtp Frubug Dai hoc Su pham Fa WG6i 2
xuất sắc mă tín tuổi của họ còn mêi in đậm dấu ấn trong lòng người đọc: Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Nguyín Hồng, Nguyễn Tuđn, Thạch Lam Trong đó, Thạch Lam được nhắc đến như một nhă văn
có phong câch truyện ngắn đặc sắc Cả cuộc đời ông lă một cuộc tìm kiếm vă đấu tranh không ngừng nghỉ, đau đâu đi tìm một lối đi riíng đề trả lời cđu hỏi cho những phận người trăm đắng ngăn cay để rồi cuối cùng phải chuốc lấy một sự thật phũ phăng lă sâch của ông “bẩ ĩ” nhất trong những văn phẩm
xĩt đến tính tình bắt diệt của loăi người” Chính vì vậy, trong suốt đời văn
ngắn ngủi của mình số lượng tâc phđm của Thạch Lam đề lại cho độc giả không nhiều, cũng không có được câi vinh danh như câc sâng tâc của câc tâc giả khâc trong Tự lực văn đoăn Trải qua biết bao biến động, thăng trầm của
đới sống văn học, độc giả mới có đủ bình tĩnh đề nhận ra câi giâ trị đích thực của thứ nghệ thuật chđn chính trong những tâc phẩm truyện ngắn của Thạch
Lam Vì thế Nguyễn Tuđn - một nhă văn của nhiều truyện ngắn nổi tiếng —
đê từng khẳng định: “Nói đến Thạch Lam, người ta vẫn nhó đến truyện ngắn
nhiều hơn lă truyện đăi” vă “một số truyện ngắn có thể coi lă mẫu mực
được” Hay Nguyễn Hoănh Khung cũng đê nhận xĩt “7hạch Lam đê góp phđn nđng cao trình độ truyện ngắn Việt Nam lín một bước” Những thănh
Trang 7
Khéa luận t6t aghiép Cường Dai hoe Su pham Fa W6i 2
công ấy là niềm tự hào của Thạch Lam nói riêng và văn học Việt Nam nói chung
Khẳng định vai trò quan trọng của hình thức nghệ thuật đối với một tác
phâm văn học, đặc biệt là với thể loại truyện ngắn, đồng thời thấy được những
đóng góp to lớn của Thạch Lam đối với nền văn học dân tộc, tác giả khoá luận đã đi sâu vào tìm hiểu vấn đề này trong một nhóm tác phẩm cụ thể đó là các truyện ngắn viết về trẻ thơ của Thạch Lam với đề tài: “Đặc sắc nghệ thuật nhóm truyện ngắn viết về trẻ thơ của Thạch Lam"
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Thạch Lam là một trong những chân dung tiêu biểu của nền văn học Việt Nam hiện đại Tác phẩm của ông ngày càng có sức hấp dẫn đặc biệt với
độc giả Mặc dù tuổi đời, tuổi nghề ngắn ngủi song ông đã chứng minh được
một tài năng nghệ thuật già dặn, trưởng thành về cả tư tưởng lẫn phong cách
Với một ngòi bút lặng lẽ, điềm tĩnh, tỉ mỉ, một tâm hồn tinh tế, nhạy cảm và trái tìm ấm nóng tình người, tình đời; Thạch Lam cặm cụi chat chiu, gom nhặt, phát hiện cái đẹp từ những điều bình dị nhất của cuộc sống và đưa nó
vào tác phẩm của mình Vì vậy, Phong Lê đã từng khẳng định “phẩn văn phẩm của Thạch Lam để lại cho chúng ta hôm nay, mang một giá trị khó ai
có thể phú nhận Phân giá trị ấy tôi cho là đã hòa nhập được vào mạch ngầm của dân tộc, đã được thời gian thử thách để cho ta hôm nay có được sự bình
tinh va yên tâm trong đánh giá ” [14, 16]
Chính vì những giá trị đó mà Thạch Lam trở thành tâm điểm của rất nhiều ý kiến bàn luận và công trình nghiên cứu Đặc biệt là về bút pháp nghệ thuật và phong cách nghệ thuật truyện ngắn Tiêu biểu như:
- Hai mươi ba năm sau ngày Thạch Lam ra di, thang 6 nam 1965,
“Tạp chí văn” Sài Gòn đã ra số tưởng niệm Thạch Lam với những đánh giá
ưu ái, tốt đẹp dành cho cây bút tài hoa bạc mệnh này Bảy năm sau (tháng l
Trang 8
Khéa luận t6t aghiép Cường Dai hoe Su pham Fa W6i 2
năm 1972), “Tạp chí Giao điểm ” một lần nữa khẳng định giá tri của một nhân cách văn chương, cũng như cống hiến của một tài năng văn học
- Hội thảo khoa học kỉ niệm 50 năm ngày mất của Thạch Lam vào 4-
7-1992, tại Viện Văn học do Viện Văn học phối hợp với Hội văn học nghệ thuật Hải Hưng - Hội văn học nghệ thuật Quảng Nam, Hội văn học nghệ thuật
Hà Nội tô chức không chỉ có ý nghĩa tưởng nhớ một tài năng văn học mà còn xuất phát từ ý thức muốn khám phá sâu rộng hơn những giá trị văn học của
ông Trên tinh thần khách quan, dân chủ và sáng tạo, nhiều bản tham luận tại
hội thảo đã đi sâu nghiên cứu những đóng góp văn chương của Thạch Lam
trên mọi bình diện: quan niệm nghệ thuật, thi pháp truyện và những giá trị
nhân bản của tác phẩm Thạch Lam
- Cuỗn “Thị pháp truyện ngắn Thạch Lam” của tác giả Phạm Phú
Phong, đã nghiên cứu truyện ngắn Thạch Lam dưới góc độ thi pháp học trên những yếu tố như hình thức kể chuyện, giọng điệu và cảm xúc, hình tượng không gian và thời gian Tác giả cũng đã khẳng định được những nét độc đáo
trong sáng tác của Thạch Lam, như lối kế chuyện đều dưới điểm nhìn của
nhân vật “tôi” hay sự “nhất quán trong giọng điệu và cảm xúc”, sự hòa quyện trong thời gian và không gian
- “Phong cách truyện ngắn Thạch Lam” cua tác gia Tran Ngọc Dung
đi vào nghiên cứu những đặc điểm chung của phong cách truyện ngắn Thạch Lam trên các phương diện nhân vật, cốt truyện, giọng điệu, không gian nghệ
thuật
- “Thạch Lam về tác gia và tác phẩm”: nghiên cứu đầy đủ về Thạch Lam ở nhiều phương điện, tác phẩm, các yếu tố thi pháp, các yếu tố ảnh
hưởng đến sáng tác của Thạch Lam đồng thời trích dẫn những bài bài nghiên
cứu hay của những tác giả, các nhà nghiên cứu phê bình về một số tác phẩm của Thạch Lam
Trang 9
Khéa luận t6t aghiép Cường Dai hoe Su pham Fa W6i 2
- Bài viết: “Thạch Lam — Một khuynh hướng truyện ngắn” của tác giả Nguyễn Hoành Khung đã chỉ ra một vài đặc điểm của truyện ngắn Thạch Lam “xw hướng hướng nội, đi sâu vào thể giới bên trong của những cảm xúc, cảm giác” Thạch Lam là cây bút đầu tiên có ý thức khai thác chất thơ trong đời sống bình đị, trong cuộc sống, và coi đó như là một khuynh hướng đặc trưng trong sáng tác truyện ngắn của Thạch Lam
- Trong bài: “Thạch Lam — Người đi tìm cái đẹp trong cuộc đời và trong văn chương”, Lê Dục Tú chủ yếu nghiên cứu về Thạch Lam với tư cách là một người chắt chiu cái đẹp trong đời sống để đưa vào văn chương chứ chưa chỉ ra những đặc trưng về mặt nghệ thuật trong tác phẩm của ông
- Bên cạnh đó việc đi sâu khám phá những giá trị văn chương của
Thạch Lam còn chưa kết thúc với hàng loạt những ý kiến đánh giá, những
bài nghiên cứu, những luận án tiến sĩ, thạc sĩ, cử nhân đã tìm tòi nhằm phát hiện những phẩm chất thâm mĩ cũng như tài năng nghệ thuật của Thạch Lam
Song văn chương vốn là một thế giới muôn màu, muôn vẻ nên sự khám phá vẻ đẹp của văn chương không bao giờ có điểm dừng Tác giả khóa luận nhận thấy rằng: các công trình nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra giá trị của truyện ngắn Thạch Lam, những sáng tạo của nhà văn về tư duy cũng như
cách viết truyện Trong đó, ít nhiều đã động chạm tới nghệ thuật truyện ngắn
của ông Tuy nhiên, chưa có một công trình nào tìm hiểu về nghệ thuật truyện
ngắn của Thạch Lam một cách toàn diện, triệt để trong một nhóm tác phẩm
cụ thể Trên cơ sở tiếp thu những ý kiến của các tác giả đi trước, người làm
khóa luận mong muốn góp một cái nhìn toàn diện có hệ thống về nghệ thuật
truyện ngắn Thạch Lam trong các tác phẩm viết về trẻ thơ
Trang 10
Khéa luận tốt aghiép Qrường Dai hoe Su pham Fa Wi 2
3 Mục đích nghiên cứu
Qua việc nghiên cứu dé tai, tac giả khóa luận chú trọng làm nổi bật
được những nét đặc sắc trong nghệ thuật xây dựng truyện ngắn viết về trẻ thơ của Thạch Lam, từ đó thấy được nét riêng, độc đáo trong phong cách nghệ thuật cá nhân nhà văn qua nhóm tác phâm trong sự đối sánh với các nhóm tác phâm tương ứng của Nam Cao
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu những lý luận cơ bán về những yếu tố thuộc hình thức của tác phẩm truyện Đây là cơ sở lý thuyết để dẫn dắt người viết vào các nhiệm
vụ tiếp theo
- Tìm hiểu những đặc sắc nghệ thuật của Thạch Lam trong nhóm tác
phẩm truyện ngắn viết về trẻ thơ; nêu bật lên những nét sáng tạo, độc đáo của nhà văn trong cách xây dựng truyện
- Tìm hiểu nét riêng, nét độc đáo của Thạch Lam trong thế đối sánh với Nam Cao ở nhóm tác phẩm cùng tên
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1 Đối tượng nghiên cứu
Dựa vào những lý thuyết về hình thức của tác phâm, khóa luận của
chúng tôi triển khai tìm hiểu các truyện ngắn của Thạch Lam trên các khía
cạnh nổi bật sau: cốt truyện; nhân vật; nghệ thuật kế chuyện; thời gian nghệ thuật, không gian nghệ thuật; ngôn ngữ nghệ thuật, giọng điệu nghệ thuật
Đồng thời làm nối bật lên những nét riêng những nét độc đáo của Thạch Lam
5.2 Pham vỉ nghiÊn cứu
Để giải quyết vấn đề mà đề tài đặt ra, chúng tôi giới hạn phạm vi
nghiên cứu là những sáng tác tiêu biểu viết về trẻ thơ của Thạch Lam qua
Trang 11
Khéa luda tét aghiétp Cường Dai hoe Su pham Fa Wi 2
những tập truyện ngắn “Gió đầu mùa” (1937), “Nắng trong vườn” (1938),
“Soi toc” (1942)
Trong qua trinh phan tich tim hiểu để có sự đánh giá thỏa đáng và toàn
diện, người nghiên cứu còn có sự so sánh đối chiếu với nhóm tác phẩm viết
về trẻ thơ của nhà văn khác là Nam Cao
Cụ thể: nhóm tác phẩm viết về trẻ em của Thạch Lam:
* Tập truyện ngắn “Gió đầu mùa” ( 1937)
- Đứa con đầu lòng
6 Phương pháp nghiên cứu
Căn cứ vào nội dung, mục đích và yêu cầu cần đạt của khóa luận, người
nghiên cứu lựa chọn các phương pháp nghiên cứu sau:
Trang 12Khéa luận t6t aghiép Cường Dai hoe Su pham Fa W6i 2
- Phuong phap phan tich — tống hợp
- Phương pháp hệ thống
- Phương pháp so sánh hệ thống
7 Cấu trúc cơ bản của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và thư mục tham khảo, khóa luận gồm 3
chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận chung về hình thức nghệ thuật của tác phẩm
truyện
Chương 2: Đặc sắc nghệ thuật trong nhóm các truyện ngắn viết về trẻ
thơ của Thạch Lam
Chương 3: Những đặc sắc nghệ thuật trong tác phẩm truyện ngắn viết
về trẻ thơ của Thạch Lam (trong tương quan so sánh với nhóm các tác phâm
tương ứng của Nam Cao)
8 Những đóng góp của khóa luận
- Góp một cách hiểu của cá nhân trong việc tìm ra những đặc sắc nghệ thuật trong việc xây dựng truyện ngắn của Thạch Lam
- Van dụng những lí thuyết về hình thức nghệ thuật của tác phâm truyện vào vệc tìm ra những biểu hiện của đặc sắc nghệ thuật được sử dụng qua một nhóm tác phâm viết về trẻ thơ của Thạch Lam
- Tìm ra những nét riêng biệt, độc đáo trong nghệ thuật xây dựng truyện ngắn của Thạch Lam qua sự đối sánh với Nam Cao
Trang 13
Khéa luận tốt aghiép Qrường Dai hoe Su pham Fa Wi 2
NOI DUNG CHUONG 1: CO SO LY LUAN CHUNG
VỀ HÌNH THỨC NGHỆ THUẬT CÚA
TÁC PHẨM TRUYỆN
Hình thức là một trong hai phạm trù cơ bản của một tác phẩm văn học,
là phạm vi chủ yếu thê hiện giá trị tư tưởng và ý nghĩa sâu xa cho nó (tác phẩm) Trước kia, Boalô đã từng có câu nói “Một câu thơ đây ý tứ và tình cảm cao thượng cũng sẽ không nghe được nếu nó làm chối tai bằng sự méo mo” No la su biéu hiện của nội dung, là cách thức thể hiện nội dung và mang
tính chất nội dung Muốn có được hình thức nghệ thuật của một tác phẩm thì
nhà văn phải dày công tìm tòi, sáng tạo, xây dựng trên cơ sở, trên chất liệu có sẵn của ngôn từ Bởi vì hình thức là nơi chứa đựng (chuyền tải) nội dung nên khi sáng tạo ra tác phẩm, nhà văn phải sử dụng các thủ pháp, phương tiện nghệ thuật Đồng thời chất liệu ngôn từ và phương tiện nghệ thuật đó phải là
biểu hiện của nội dung và mang tính nội dung
Đối với một tác phẩm văn học, nội dung và hình thức được xem như hai mặt của một tờ giấy, nếu thiếu mặt này thì không có mặt kia và ngược lại,
chúng có mối quan hệ biện chứng và xuyên thấm lẫn nhau tạo cho tác phẩm
sự thống nhất, toàn vẹn Nhà nghiên cứu Bêlinxki đã từng khẳng định:
“Trong một tác phẩm nghệ thuật, tư tưởng và hình thức phải hòa hợp với nhau một cách hữu cơ như là tâm hôn và thể xác, nếu húy hiệt hình thức này cũng có nghĩa là hủy diệt tư tưởng và ngược lại cũng vậy” [2, 136]
Hêghen cũng đã thừa nhận về sự chuyển hóa lẫn nhau giữa nội dung và hình thức “Nội dung chẳng phái là cái gì khác mà chính là sự chuyển hóa của
Trang 14
Khéa luận tốt aghiép Qrường Dai hoe Su pham Fa Wi 2
hình thức vào nội dung, và hình thức cũng chẳng là gì khác hơn là sự chuyển
hóa của nội dụng vào hình thức” [9, 224] Tuy nhiên sự phù hợp và thống
nhất giữa nội dung và hình thức phải được xem xét trong hiệu quả phản ánh
những chân lí sâu sắc của đời sống, biểu hiện nối bật tinh thần thời đại Chỉ
trong thế giới quan đó thì sự thống nhất giữa nội dung và hình thức mới thật
sự mang lại những giá trị lớn lao hơn cho tác phẩm và kho tàng văn học dân
những yếu tổ đặc trưng qui định việc tạo nên hình thức của tác phẩm Với thé
loại tự sự thì đó là cốt truyện, nhân vật, nghệ thuật kế chuyện, ngôn ngữ , giọng điệu, Các yếu tố này đều có kết hợp hài hòa với nhau làm nên sự
khác biệt, độc đáo riêng của thể loại tự sự so với các thê loại khác
1 Cốt truyện
1 1 Khái niệm cốt truyện
Nói đến một tác phẩm tự sự người ta không thể không nhắc đến một thành phần có vai trò quan trọng thiết yếu đó là cốt truyện Từ xa xưa, tác phẩm tự sự truyền thống rất coi trọng vai trò của cốt truyện, mặc dù đến đầu thé ki thir XX, vai trò của cốt truyện có xu hướng giảm đi thế nhưng cho đến
nay nhiều nhà nghiên cứu, phê bình vẫn khẳng định rằng cốt truyện vẫn đóng
vai trò hết sức quan trọng trong tác phâm Khái niệm cốt truyện đã được rất nhiều nhà nghiên cứu, phê bình văn học quan tâm tìm hiểu Cụ thé:
Theo cuốn “Từ điển Tiếng Việt” thì “cốt truyện là hệ thống những sự
kiện làm nòng cốt cho sự diễn biến các mối quan hệ và sự phát triển tính cách của nhân vật trong tác phẩm văn học loại tự sự” [20, 213]
Trang 15
Khéa luận t6t aghiép Cường Dai hoe Su pham Fa W6i 2
Theo “Từ điển thuật ngữ văn học” thì cốt truyện là “hệ thống các sự
kiện cụ thể được tổ chức theo yêu cau tu tưởng và nghệ thuật nhất định tạo thành một bộ phận cơ bản quan trọng nhất trong hình thức động của tác phẩm văn học thuộc loại tự sự và kịch ” [§, 88]
Trong cuốn “150 thuật ngữ văn học” thuật ngữ cốt truyện được hiểu là
“sự phát triển hành động tiễn trình các sự việc, các biến có trong tác phẩm tự
sự và kịch, đôi khi cả trong tác phẩm trữ tình” [L, 13]
Qua các định nghĩa trên, ta thấy cốt truyện có thể được hiểu ở hai phương diện cơ bản gắn bó hữu cơ với nhau: một là: cốt truyện là phương
diện bộc lộ tính cách nhân vật; hai là: cốt truyện là phương diện đề nhà văn tái
hiện lại các xung đột
1.2 Vai trò của cỗt truyện
Như đã khẳng định ở trên, cốt truyện là một yếu tố cơ bản không thể
thiếu được đối với một tác phẩm tự sự Điều này đã được Gorky thừa nhận
trong cuốn sách “Bàn về văn học”: “Vai trò của cốt truyện là những mối liên
hệ, những mâu thuẫn, những thiện cảm và ác cảm, nói chung là những mối quan hệ qua lại của con người, lịch sử phát triển và tổ chức của tính cách này hay tính cách khác ” [7, 196]
Qua nhận định trên có thể thấy rằng: cốt truyện là phương diện bộc lộ tính cách nhân vật, đề thể hiện những thuộc tính của tính cách đó Nhưng mặt khác nó là phạm vi của các biến có lịch sử cụ thể bởi lẽ chỉ trong các biến cố
lịch sử nhất định đó các mối thiện cảm hay ác cảm, nói chung là các mối quan
hệ của con người mới được bộc lộ Định nghĩa của Gorky cũng cho thấy: cốt
truyện là một hệ thống những biến cố trong tác phẩm, đồng thời là phương
tiện để nhà văn tái hiện lại những mâu thuẫn xung đột xã hội, vạch ra hậu quả
của những mâu thuẫn đó qua số phận khác nhau của các nhân vật Nhưng những mâu thuẫn xung đột này là những xung đột mang tính nghệ thuật Tức
Trang 16
Khéa luận tốt aghiép Qrường Dai hoe Su pham Fa Wi 2
la các biến có thuộc về những cá nhân riêng biệt trong đời sống cá nhân con người được nhà văn phán ánh lại trong tác phâm
1.3 Các thành phần của cốt truyện
Pospelop trong cuốn “Đẫn luận nghiên cứu văn chương” đã chỉ ra rằng: cốt truyện được hình thành chủ yếu nhờ các hành động của các nhân vật
và chuỗi các hành động ấy thường được chia thành các giai đoạn rõ ràng Đó
là những thành phần của cốt truyện Cũng theo ông thì cốt truyện bao gồm các thành phần: trình bày, thắt nút, phát triển, đỉnh điểm, kết thúc
Trình bày là sự miêu tả đời sống nhân vật ở thời kì trước thắt nút Thắt nút là thời điểm có thể phát hiện và làm gay gắt các mâu thuẫn đã có từ trước trong đời sống nhân vật hay tự nó tạo ra các xung đột nào đó Trong trường hợp này có thể gọi là thắt nút xung đột Phát triển là mâu thuẫn tiếp tục diễn
ra ngày càng gay gắt hơn Đoạn đinh điểm thường đứng trước phần kết thúc,
nó là thời điểm chấm dứt các hành động Kết thúc dòng sự kiện và đặt dau
chấm hết Kết thúc truyện có khi mâu thuẫn được giải quyết hoàn toàn nhưng
không phải bao giờ cũng vậy Có nhiều khi hành động, mâu thuẫn trong nhân
vật vẫn tồn tại, thậm chí còn gay gắt hơn
Tác phẩm tự sự truyền thống thường tuân thủ đầy đú 5 thành phâm của
cốt truyện nhưng với các tác phẩm tự sự hiện đại thì cốt truyện thường bị lược
bỏ một hoặc một số thành phần
2 Nhân vật truyện
2.1 Khái niệm nhân vật
Trong một tác phẩm văn học, muốn người đọc nhận thức được nội dung cũng như tư tướng, ý đồ nghệ thuật của mình thì tác giả phải sáng tạo
nên một hệ thống các nhân vật văn học Nhân vật được coi là một tiêu điểm độc đáo của tác phẩm bởi nhân vật vừa bộc lộ nội dung, vừa tự nó là một yếu
tố của hình thức tác phẩm
Trang 17
Khéa luận t6t aghiép Cường Dai hoe Su pham Fa W6i 2
Theo tiếng Hy Lạp cổ: Nhân vat (persona) lic dau mang y nghia chỉ cái mặt nạ của diễn viên trên sân khấu Theo thời gian thuật ngữ này xuất hiện với tần số nhiều nhất thường xuyên chỉ các đối tượng mà văn học miêu
tả và biểu hiện và nó trở thành thuật ngữ đề gọi tên nhân vật
Từ đó, người ta có rất nhiều định nghĩa khác nhau về nhân vật chẳng
văn học là hình tượng nghệ thuật về con người Một trong những dấu hiệu về
sự tổn tại toàn vẹn của con người trong nghệ thuật ngôn từ Bên cạnh con người, nhân vật văn học đôi khi còn là các con vật, các loài cây, các sinh thể
hoang đường được gắn cho đặc điểm của con người
Trong “Giáo trình lý luận văn học” Phương Lựu định nghĩa về nhân
vật như sau: “ Nhân vật văn học là con người được miêu tả trong tác phẩm
bằng các phương tiện văn học” [17, 279] hay “Nhân vật trong văn học là một hình tượng nghệ thuật mang tính ước lệ” [17, 278] Đó không phải là sự sao
chụp đầy đủ mọi chỉ tiết biểu hiện của con người mà chỉ là sự thể hiện con người qua những đặc điểm điển hình về tiêu sử, tính cách, nghề nghiệp Và cần chú ý thêm một điều thực ra khái niệm nhân vật thường quan niệm với
một phạm vi rộng hơn nhiều Nó không chỉ là con người (những con người có
tên hoặc không có tên được khắc họa sâu đậm hoặc chỉ xuất hiện thoáng qua)
mà còn là các sự vật, loài vật ít nhiều mang bóng dáng, tính cách của con
nguoi
Trang 18
Khéa luận tốt aghiép Qrường Dai hoe Su pham Fa Wi 2
Như vậy bằng cách này hay cách khác, các nhà văn, nhà nghiên cứu đã
gặp nhau ở một số điểm cốt lõi sau: Một là: đó phải là đối tượng mà văn học miêu tả thê hiện bằng những phương tiện khác nhau Hai là: đó là những con người hoặc con vật, đồ vật, sự vật, hiện tượng mang linh hồn, đặc điểm của con người, là hình ảnh ấn dụ của con người Ba: là đối tượng mang tính ước lệ
và có cách điệu so với đời sống hiện thực bởi nó đã được khúc xạ qua lăng
kính chủ quan của người nghệ sĩ
Nhân vật là sản phẩm tỉnh thần của nhà văn Một tác phẩm thành công
được hay không phụ thuộc một phần không nhỏ vào việc xây dựng hệ thống
nhân vật
2.2 Vai trò của nhân vật
Nhân vật đóng vai trò là linh hồn của tác phẩm, nó có một vị trí rất
quan trọng, cụ thể:
- Nhân vật là công cụ tạo nên thế giới nghệ thuật
- Nhân vật là phương tiện để nhà văn khái quát hiện thực “Nhân vật chính là người dẫn dắt người đọc vào thể giới riêng của đời sống trong một thời kì lịch sử nhất định ”[L, 162]
- Nhân vật là phương tiện tất yếu và quan trọng nhất để thể hiện tư tưởng của tác phẩm Bởi lẽ tư tưởng của tác phâm không phải là lời phát biểu trực tiếp mà nó đã được chuyển hóa vào hệ thống hình tượng nhân vật Chính
vì vậy, Timôphêep đã nhận xét : “7 tưởng đạt được tính xác định và cụ thé khi nhà văn chuyển nó sang ngôn ngữ của tính cách Túc là thể hiện những con người mà tình cảm Hành động đẩy độc giả đến những kết luận nhận định
vỀ cuộc song ” Thông qua nhân vật, người đọc hiểu được tư tưởng, tình cảm
của nhà văn
- Nhân vật là phương diện có tính thứ một trong hình thức tác phẩm ,
quyết định phần lớn vừa cốt truyện, vừa lựa chọn chi tiết, vừa ngôn ngữ, vừa
kết cấu
Trang 19
Khéa luận t6t aghiép Cường Dai hoe Su pham Fa W6i 2
3 Nghệ thuật kế chuyện
3.1 Khái niệm
Nghệ thuật kể chuyện là đặc trưng nổi bật của thể loại tự sự so với các
thể loại trữ tình và kịch Hiện nay, nó là vấn đề đang dành được sự quan tâm
của các nhà nghiên cứu:
Theo “Tờ điển thuật ngữ văn học” thì nghệ thuật kể chuyện (tự sự, trần thuật) “¿heo ý nghĩa vốn có của nó là một hành vi hôi có” [§, 321] Hay Nguyễn Nghĩa Trọng trong bài “Các nhà văn Việt Nam nửa dau thé ki XX
nói về tu sự” nhận xét: “ theo quan điểm xa xưa ở Trung Quốc, Việt Nam, tự
sự là cách phô bày thực sự, miễu tả trực tiếp một đối tượng nào đó (sự việc,
cảnh tượng, tình cảm ) bằng văn thơ” [27, 306]
J H Miller — nha giai mã cấu trúc Mĩ - đã từng khẳng định “ sự là cách để người ta dua ra cdc sự việc vào một trật tự và từ trật tự ấy mà chúng
ta có được ý nghĩa Tự sự là cách tạo nghĩa cho sự kiện, biến cố” [22 121 Tựu chung những ý kiến trên lại có thể hiểu một cách đơn giản: tự sự
(kể chuyện, trần thuật) chính là cách nhà văn thuật lại, kể lại những sự kiện,
con người, hoàn cảnh theo một thứ tự nhất định, dưới một điểm nhìn nào
đó nhằm tổ chức ra thế giới nghệ thuật trong tác phẩm và “phương tiện cơ bản của phương thức tự sự là giới thiệu, khái quát, thuyết mình, miêu tả đối
với nhân vật, s.ự việc, hoàn cảnh, sự vật theo cách nhìn của một người trần
thuật nhất định [8, 364]
3.2 Vai tro
Thành phần của nghệ thuật kê chuyện không chỉ là lời thuật, nên chức
năng của nó không chỉ là kể việc, nó bao hàm cả việc miêu tả, phân tích hoàn cảnh thuật lại tiểu sử nhân vật, lời bình luận, lời trữ tình ngoại đề, lời ghi chú của tác giả Do đó nghệ thuật kế chuyện “Gan lién với toàn bộ công việc bó
cục kết cầu tác phẩm Túc phẩm cho dù theo trình tự nhân quả hay liên
Trang 20
Khéa luda tét aghiétp Cường Dai hoe Su pham Fa Wi 2
tưởng, kế nhanh hay kế chậm, kế ngắt quãng hay bổ sung thì trần thuật là cả
một hệ thống tổ chức phức tạp nhằm đưa hành động lời nói, nhân vật vào đúng vị trí của nó đề người đọc có thể lĩnh hội theo đúng ý định của tác giả”[8S, 364]
Nghệ thuật kế chuyện không chỉ giúp nhà văn xây đựng nên một chỉnh
thể nghệ thuật toàn vẹn mà còn là yếu tố tạo nên phong cách nghệ thuật cá
nhân của nhà văn, đồng thời quyết định một phần lớn sự thành công và hấp dẫn của tác phâm
Chính vì có vai trò và chức năng to lớn như vậy nên việc để có một nghệ thuật kể chuyện khéo léo, hấp dẫn là công việc hết sức khó khăn mà ngay chính Lep Tônxtôi - nhà tiểu thuyết bậc thay từ kinh nghiệm của một
người lao động miệt mài và nghiêm túc trong nhiều năm cũng đã từng phải khẳng định “Dùng lời kể để diễn tả điều mình hiểu sao cho người khác cũng
biểu như mình là việc hết sức khó khăn ”
3.3 Các yếu tô cơ bắn của tran thuật
Như đã biết, nghệ thuật kế chuyện là một vấn đề lý luận, thi pháp thu
hút được sự quan tâm của rất nhiều nhà nghiên cứu Từ đó mà các yếu tố cấu trúc của nó không ngừng được khám phá, G Genette đề cập tới một số vấn
đề của nghệ thuật kế chuyện như: “ #ật tu, tốc độ, tần suất, thức, cấp độ,
khoảng cách, phối cảnh, tiêu điểm hóa, giọng điệu, ngôi, những tình huống trần thuật, tác giá, người kể chuyện, người nghe chuyện ” [29, 7§]
Còn Trần Đình Sử lại cho rằng trần thuật có sáu yếu tố cơ bản là: người kể chuyện, ngôi trần thuật, vai trần thuật; điểm nhìn trần thuật; lược
thuật; miêu tả chân dung và dựng cảnh; phân tích và bình luận; giọng điệu Trong phạm vi nghiên cứu của khóa luận, chúng tôi cho rằng trần thuật
gồm ba yếu tố cơ bản sau:
Trang 21
Khéa luận t6t aghiép Cường Dai hoe Su pham Fa W6i 2
3.3.1 Chủ thể kế chuyện (Ngôi ké)
Chu thé ké chuyện là một khía niệm đặc trưng của thể loại tự sự, đóng vai trò trung tâm của tự sự học Đã có trần thuật thì không thể không có chủ thê kế chuyện
Theo“ Từ điển thuật ngữ văn học”, chủ thê kể chuyện (tiếng Nga: Passkachich, tiếng Pháp: Narrateu) là: “hình tượng ước lệ về người trần
thuật trong văn học, chỉ xuất hiện khi nào nhân vật được kế bởi một nhân vật
cụ thể trong tác phẩm, đó có thể là hình tượng của chính tac gid (Vi dụ “tôi” trong “Đôi mắt” của Nam Cao) đĩ nhiên không nên đông nhất với tác giả ngoài đời; có thể là nhân vật đặc biệt do tác giả sáng tạo ra (ví dụ “người
điên” trong “ Nhật kí người điên” của Lỗ Tn), có thể là một người biết một câu chuyện nào đó Một tác phẩm có thể có một hoặc nhiễu người kể chuyện” [8, 221]
Tác phẩm văn học được nhà văn sáng tạo ra bao giờ nó cũng thể hiện
thái độ , quan điểm, lập trường của tác giả Đối với một tác phẩm tự sự, người
kế chuyện chính là người môi giới giữa các hiện tượng được miêu tả và tiếp
nhận trong tác phâm; là người chứng kiến, cắt nghĩa sự việc xảy ra nhằm phát ngôn cho ý đồ nghệ thuật của nhà văn
Chủ thể kế chuyện có thể xuất hiện đưới rất nhiều hình thức, nhiều ngôi
kế khác nhau: đó là hình thức kể chuyện ngôi thứ ba (người kế chuyện); ngôi
thứ nhất (nhân vật kế chuyện) và ngôi thứ hai (một cái “£ôi” khác kế ra)
Hình tượng chủ thể kế chuyện gắn liền với ngôi kế đem lại cho tác
phẩm sự đánh giá về mặt tư tưởng, tình cảm, lập trường cho cái nhìn của tác giả; làm cho sự trình bay va thé hiện cuộc sống cũng như việc xây dựng giọng điệu của tác phẩm ngày càng phong phú, bởi vì “ấn dén trung tâm của chủ
đề mỗi câu chuyện là vấn đề về mối quan hệ giữa người trần thuật hàm ẩn với câu chuyện mà nó kề ra” [25, 189]
Trang 22
Khéa luận tốt aghiép Qrường Dai hoe Su pham Fa Wi 2
3.3.2 Nhip diéu ké chuyén
Nhịp điệu trần thuật cũng là một trong những yếu tố cơ bản cốt lõi của
nghệ thuật kế chuyện Nó được hiểu là tốc độ trần thuật mà chủ thé ké chuyện thể hiện khi kể Nhịp điệu kế chuyện có thể nhanh hoặc chậm, nhắn nha hoặc dồn dập là phụ thuộc vào đối tượng mà nghệ thuật phản ánh, ý đồ nghệ
thuật cũng như quan niệm của mỗi nhà văn Nhịp điệu trần thuật cũng đóng
vai trò quan trọng trong việc phản ánh đời sống và con người cũng như khẳng
định phong cách riêng của người nghệ sĩ
3.3.3 Điểm nhìn khi kể
Điểm nhìn khi kế là một yếu tố hàng đầu trong sáng tạo văn học nói riêng và nghệ thuật nói chung Đó là vị trí hay chỗ đứng mà người kế chuyện hay nhà văn lựa chọn để quan sát, thâu tóm hiện thực được phản ánh trong tác phẩm Nó là một cấu trúc nghệ thuật hàm ân được người đọc đón nhận bằng thao tác suy ý thông qua mối quan hệ giữa người kế và cốt truyện, người kế
với nhân vật, người kế và lời kể, người kế và người đọc hàm ấn Việc xây dựng điểm nhìn để tái hiện đời sống của nhà văn giống như mở một con
đường để đi vào rừng rậm Xác định đúng tạo cho người đi cái thế nhìn sâu,
trông xa, đưa họ đến các điểm nhận thức và cảm thụ mà nhà văn muốn đạt
đến Có điểm nhìn, người kế chuyện dé dàng giao tiếp với bạn đọc và người tiếp nhận, khám phá được những tầng nghĩa hàm ấn trong tác phẩm Vì vậy, các yếu tố khác của thê tự sự như giọng điệu, ngôn ngữ đều chịu sự chi phối của điểm nhìn nghệ thuật Và ngược lại, sẽ không thể có nghệ thuật nếu như không có điểm nhìn “Nghệ sĩ sẽ không thể miêu tả, trần thuật các sự kiện về
đời sống được nếu như không xác định cho mình điểm nhìn đối với sự vật
hiện tượng: nhìn từ góc độ xa hay gân, cao hay thấp, từ bên trong ra hay bên
ngoài vào [17, 310] Điểm nhìn nghệ thuật thé hiện vị trí người kế dựa vào
điểm quan sát vấn đề trần thuật các sự kiện, hiện tượng Có thể phân chia
Trang 23
Khéa luận tốt aghiép Qrường Dai hoe Su pham Fa Wi 2
thành nhiều loại điểm nhìn trần thuật, chang han: diém nhin bén trong, điểm nhìn bên ngoài, điểm nhìn không gian, thời gian, điểm nhìn di động
Điểm nhìn bên trong là kể thông qua cảm nhận của nhân vật Điểm
nhìn bên trong được “biểu hiện bằng hình thức tự sự quan sát của nhân vật
“tôi”, bằng sự thú nhận hoặc bằng hình thức người trần thuật tựa vào nhân vật dé biểu hiện cảm nhận về thế giới quan” [25, 193] Điểm nhìn bên ngoài
là điểm nhìn người kể miêu tả sự vật từ phía bên ngoài nhân vật, kể những
điều mà nhân vật biết Điểm nhìn không gian là điểm nhìn xa hay cận cảnh, điểm nhìn thời gian là nhìn thời điểm hiện tại như sự việc đang diễn ra hay nhìn lại qua quá khứ, qua kí ức Điểm nhìn di động là điểm nhìn dịch chuyển
từ đối tượng này sang đối tượng khác Nghệ thuật tự sự thê hiện trước hết ở
những nét đặc sắc trong việc sử dụng điểm nhìn tự sự của nhà văn Nếu sử
dụng linh hoạt các điểm nhìn sẽ góp phần tại nên tính sinh động, hấp dẫn đặc biệt cho tác phẩm
4 Thời gian, không gian nghệ thuật
Thời gian, không gian nghệ thuật là hai phạm trù thi pháp học ngày
càng có tầm quan trọng đối với nghiên cứu văn học nói chung và Lý luận văn
học nói riêng, bởi vì con người muốn cảm nhận được thế giới nghệ thuật mà nhà văn xây dựng trong tác phẩm thì phải thông qua thời gian và không gian của thế giới ấy Điều này đã được nhà thơ Huy Cận khẳng định: “7hởi gian
và không gian là hai bề của sự vật, là kích thước của sự sống Nghệ thuật
biểu hiện sự sống, tái hiện sự sống làm sao không dựng nên cái khung không
gian và thời gian lên được để chứa đựng sự vật, đề cho sự vật có chỗ sống,
sinh sôi nảy nở” Vậy nên khi nghiên cứu hình thức của một tác phẩm không thể không nhắc tới thời gian và không gian nghệ thuật
4.1 Thời gian nghệ thuật
Trang 24
Khéa luda tét aghiétp Qrường Dai hoe Su pham Fa WG6i 2
Nghiên cứu về thời gian nghệ thuật đang dành được sự quan tâm rất lớn của giới nghiên cứu Theo đó, có rất nhiều cách định nghĩa về thời gian nghệ thuật:
Theo “Giáo trình lí luận văn học”: thời gian nghệ thuật là đặc trưng của một yếu tố thuộc phương thức tồn tại của thời gian, có cấu trúc riêng Nó
là phương tiện của đề tài, vừa là một trong những nguyên tắc cơ bản để tổ
chức tác phẩm Thời gian nghệ thuật là tập hợp của nhiều thời gian cá biệt,
những loại thời gian này tác động vào nhau, liên hệ với nhau tạo thành một
nhịp độ chung của sự vận động trong đời sống Cách định nghĩa này cho thấy
tầm quan trọng của thời gian trong việc tái tạo thế giới nghệ thuật của tác phẩm
Trong “Từ điển thuật ngữ văn học” các tác giả lại định nghĩa về thời gian nghệ thuật như sau: “Sw miéu ta, trần thuật bao giờ cũng được xuất phát
từ một điểm nhìn nhất định trong thời gian và cái được trần thuật bao giờ
cũng được biết qua thời gian trần thuật Sự phối hợp của hai yếu tô thời gian
này tạo nên thời gian nghệ thuật, một hiện tượng ước lệ chỉ có trong thé giới nghệ thuật” [8, 322]
Trong “Mộ: số vấn đề thi pháp học hiện đại”, Trần Đình Sử định nghĩa như sau: Thời gian nghệ thuật là phạm trù của hình thức nghệ thuật thể hiện phương thức tồn tại và triển khai của thời gian và thời gian nghệ thuật là
cái thế giới được cảm nhận bằng tâm lí, qua chuỗi liên tục các biến đối có ý
nghĩa thâm mỹ xảy ra trong thế giới nghệ thuật
Dù được định nghĩa theo cách nào thì tựu chung lại thời gian nghệ thuật
là hình thức tổn tại, triển khai của thế giới hình tượng, ước lệ, sinh động và
gợi cảm Nó được xem là phương tiện cơ bản đề phản ánh đời sống, thể hiện cảm xúc, tư tưởng của người nghệ sĩ và khác với thời gian vật lí Nếu như thời gian khách quan có tính liên tục một chiều quá khứ - hiện tại — tương lai
Trang 25
Khéa luận tốt aghiép Qrường Dai hoe Su pham Fa Wi 2
không thể đảo ngược thì thời gian nghệ thuật lại có thể đảo ngược, có thể
quay về quá khứ hoặc bay đến tương lai xa xôi, có thể dồn nén hoặc kéo dài
và được đo bằng nhiều thước đo khác nhau: gặp gỡ - chia tay, mùa này - mùa
khác, sự sống - cái chết Thời gian nghệ thuật gắn liền với ý thức về cuộc đời,
quan niệm về thế giới với ước mơ, lí tưởng và năng lực hoạt động của con
người Tương ứng với mỗi thể loại văn học, mỗi thời đại văn học và cá tính
sáng tạo mà mỗi nhà văn có một cách xây dựng cho tác phẩm của mình một
mô hình thời gian riêng
4.2 Không gian nghệ thuật
Theo “Tờ điển thuật ngữ văn học”: “Không gian nghệ thuật là hình
thức bên trong của hình tượng nghệ thuật, thể hiện tính chính thể của nó Sự
miêu tả, trần thuật bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn, trường nhìn nhất định, Không gian nghệ thuật gắn liền với cảm thụ về không gian nên mang tính chủ quan của người nghệ sĩ” [§, 160] Hoặc trong “Đẫn luận thi pháp học”, Trần Đình Sứ cho rằng: “Không gian nghệ thuật là hình tượng không gian có tính chủ quan và tượng trưng Nó có tác dụng là mô hình hóa các mối
quan hệ của bức tranh thé giới như: thời gian, xã hội, đạo đức, tôn tỉ trật
tự ” [23, 108] Đó là hình tượng nghệ thuật thể hiện quan niệm về trật tự thé giới và cách lựa chọn của con người
Ở một chỗ khác, Trần Đình Sử lại định nghĩa: không gian nghệ thuật
là phạm trù hình thức nghệ thuật, là phương thức tồn tại và triển khai thế giới nghệ thuật Nếu thế giới nghệ thuật là thế giới của cái nhìn và mang ý nghĩa
chủ quan thì không gian nghệ thuật là trường nhìn mở ra từ một điểm nhìn, cách nhìn Nó không đồng nghĩa với không gian bên ngoài thê hiện tính chất
của một thế giới tinh thần trong đó sự vật có cách thê hiện và tổ chức theo
một ý nghĩa riêng Là hình tượng mang tính ước lệ, mang ý nghĩa cảm xúc và
trở thành phương tiện chiếm lĩnh đời sống
Trang 26
Khéa luận t6t aghiép Cường Dai hoe Su pham Fa W6i 2
Mặc đù có nhiều cách định nghĩa khác nhau song nhìn chung tất cả các
khái niệm trên đều gặp nhau ở một số điểm đó là: không gian nghệ thuật là
hình thức tồn tại của thế giới nghệ thuật, là mô hình nghệ thuật về thế giới mà con người đang sống và cảm thấy vị trí, số phận của mình trong đó Thế giới
ấy được xây dựng theo quan niệm của người nghệ sĩ và hoàn toàn không đồng nhất với cuộc đời thực Nó là một phương diện quan trọng của thi pháp học,
là công cụ đề tác giả xây dựng thế giới nghệ thuật của mình, đồng thời cúng là cánh cửa để người đọc hiểu được hình tượng và tư tướng mà nhà văn gửi gắm vào đó
5 Giọng điệu, ngôn ngữ nghệ thuật
%.1 Giọng điệu nghệ thuật
Một tác phẩm được coi là một chỉnh thể nghệ thuật hoàn chỉnh khi và
chỉ khi các yếu tố thuộc nội đung và hình thức của nó được móc nối với nhau
và “việc móc nối những tư liệu, việc gắn những bộ phận riêng lẻ của nó thành
một chỉnh thể thống nhất chỉ có thể thực hiện được khi giong điệu cân thiết có được sự biểu hiện rõ ràng” [13, 171] Như vậy có thể khẳng định rằng: giọng
điệu nghệ thuật đóng một vai trò hết sức quan trọng trong hệ thống những yếu
tố nghệ thuật
Theo M.B Khrapchenkô: “Giọng điệu hiểu theo nghĩa rộng nhất của
từ đó là không phải chỉ là màu sắc, xúc cảm của thiên truyện hay hành động
kịch mà là một cái gì lớn hơn thế Do chỗ giọng điệu gắn liền với việc xác
định hình tượng để miêu tả đối tượng sáng tác cho nên nó có những đặc điểm của các nhìn nhận riêng của cá nhân đối với đời sống.” [13, 171]
Vì vậy giọng điệu được hiểu là thái độ, tình cảm, lập trường tư tưởng, đạo đức của nhà văn đối với hiện tượng được miêu tả trong tác phẩm Cơ sở
chủ quan của giọng điệu xuất phát từ lí tưởng thâm mĩ xã hội của người nghệ
Trang 27
Khéa luda tét aghiétp Qrường Dai hoe Su pham Fa WG6i 2
sĩ, còn cơ sở khách quan của nó lại là phẩm chất thâm mĩ của đối tượng Nhân
vật có phẩm chất thế nảo thì sẽ xuất hiện những giọng điệu tương ứng
Một tác phẩm nghệ thuật xuất sắc phải là tác phẩm có sự phân hóa
phức tạp về mặt giọng điệu, tạo thành những tang bậc khác nhau, mức độ,
màu sắc khác nhau gọi là sắc điệu Theo Khrapechencô thì: “ những sắc điệu này diễn đạt sự phong phú của những phối cảnh xúc cảm trong việc lí giải những hiện tượng, những khía cạnh khác nhau và giống nhau của đối tượng khác nhau” Việc sáng tạo ra một hệ thống sắc điệu không chỉ giúp nhà văn
“bộc lộc được những trạng thái cảm xúc, thái độ tình cảm của mình đối vời
từng nhân vật, từng thời điểm xảy ra trong tác phẩm mà còn là yếu tố cơ bản
để tạo nên phong cách nghệ thuật riêng của người nghệ sĩ.” [13, 297]
5.2 Ngôn ngữ nghệ thuật
Theo quan niệm cũ thì ngôn ngữ nghệ thuật thuộc về hình thức của tác phâm, còn trong lí luận phong cách mới thì ngôn ngữ không chỉ là yếu tố hình thức mà còn là hệ thống ngữ nghĩa của sự giao tiếp Theo Từ điển thuật ngữ văn học”, “ngôn ngữ nghệ thuật là dạng phát ngôn được tổ chức một cách
nghệ thuật tạo thành cơ sở ngôn từ của văn bản nghệ thuật, là hình thức ngôn
từ của tác phẩm ” [8, 285] Nó là chất liệu đặc trưng của văn học, là lớp vỏ bề ngoài của tác phẩm Ngôn ngữ vật chất hóa tất cả các yếu tố biểu hiện phong
cách Người ta chỉ có thể nhận diện được hình tượng khi nó được biểu hiện dưới dạng câu chữ Có lẽ chính vì vậy mà M Gorky đã từng khẳng định
“ngôn ngữ là yếu tô thứ nhất của văn học”
Theo viện sĩ M.B Khrapchenco “với tu cách là một hiện tượng của phong cách, ngôn ngữ thực hiện một chức năng phúc tạp, nó tạo ra hệ thống giọng điệu trong tác phẩm văn học” [13, 191] Qua đó có thê thấy rằng cách
sử dụng ngôn ngữ trong tác phẩm là một yếu tố nghệ thuật thể hiện cá tính sáng tạo và phong cách nhà văn, bởi lẽ: “Chỉ cái toàn vẹn của những hệ thông
Trang 28
Khéa luận t6t aghiép Cường Dai hoe Su pham Fa W6i 2
nghệ thuật ngôn từ đã được hoàn thiện đem lại cho nhà văn khả năng giới
thiệu toàn bộ trật tự đời sống và miêu tả nó trong toàn bộ tính phức tạp và day di” [10, 210]
Mỗi nghệ sĩ đều biết tim tòi cách diễn đạt mới, phát hiện tính sinh động của ngôn ngữ và vân dụng một cách linh hoạt sẽ giúp họ xây dựng được những tác phẩm có sức hấp dẫn đồng thời khẳng định được phong cách cá
nhân của mình
Trang 29
Khéa luận t6t aghiép Cường Dai hoe Su pham Fa W6i 2
CHUONG 2: ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT
TRONG NHOM CAC TRUYEN NGAN VIET VE TRE
THO CUA THACH LAM
Đặc sắc nghệ thuật là sự độc đáo riêng của nhà văn trong việc tổ chức sáng tạo hình thức nghệ thuật cho tác phẩm văn học Trong thể loại truyện, nó biểu được biểu hiện đa dạng ở nhiều góc độ khác nhau: sự độc đáo trong cách tạo dựng cốt truyện, cách trần thuật với một thứ ngôn ngữ và giọng điệu đặc
thù mà nói như Tuốcghênhép thì đó là giọng điệu riêng chỉ phát ra từ “cổ họng anh ta chứ không phải một người nào khác” hay nghệ thuật xây dựng
nhân vật, cách tái tạo thời gian và không gian nghệ thuật riêng Sự kết hợp
hài hòa nét độc đáo từ những yếu tố đó sẽ tạo ra những đặc sắc trong hình
thức nghệ thuật của tác phẩm Nét đặc sắc này có tần số lặp lại nhiều lần sẽ tạo thành đặc sắc, độc đáo ở cấp độ lớn hơn là nhóm tác phẩm Đây cũng là
cơ sở hình thành phong cách nghệ thuật riêng của mỗi nhà văn
Nét đặc sắc nghệ thuật trong nhóm truyện viết về trẻ thơ của Thạch Lam được biểu hiện ở rất nhiều khía cạnh, song với phạm vi của khóa luận tốt
nghiệp chúng tôi tìm hiểu những phương điện chính sau:
1 Nghệ thuật lược bö cốt truyện
Sự kiện, biến cố vốn là chất liệu chính để tổ chức nên cốt truyện ở tác phẩm truyền thống, ở đó, chúng thường được tổ chức thành một trình tự 5 thành phần (như đã trình bày ở chương trước) Các sự kiện biến cỗ thường
xoay quanh xung đột trung tâm bởi lẽ “clc năng quan trọng của cốt truyện
là bộc lộ những mâu thuẫn đời sống”- tức là các xung đột Nhưng với tài năng tâm huyết và cả sự sáng tạo nghệ thuật của mình Thạch Lam đã có
những cách tân mới mẻ, phá vỡ tính tổ chức cốt truyện truyền thống để sáng
Trang 30
Khéa luda tét aghiétp Qrường Dai hoe Su pham Fa WG6i 2
tạo ra kiểu cốt truyện mang phong cách riêng Nếu như các truyện ngắn ra đời cùng thời của Nguyễn Công Hoan, thường rất giàu xung đột, kịch tính thì
các truyện ngắn của Thạch Lam thường rất ít thậm chí là không có sự xuất
hiện của những mâu thuẫn, xung đột Truyện ngắn của ông nói chung và loại truyện viết về trẻ thơ nói riêng thường chú ý đến loại truyện có kết cấu tâm lí, tức là loại cốt truyện nhằm phơi bày các trạng thái, các sự cố tâm lí cũng như quá trình phát triển và thay thế nhau của các trạng thái, tình cảm, ý nghĩ của nhân vật Trong những truyện ngắn này, người đọc khó có thê tìm thấy những
sự kiện lớn lao của một cốt truyện lắt léo, phức tạp; ở đó, sự vận động của cốt truyện đường như bị cắt ngang, ghép nối bởi cách chiếm lĩnh đời sống bằng
khoảnh khắc của xúc cảm Mỗi câu chuyện là sự thể hiện những thăng trầm trong cảm xúc, suy tư của nhân vật, nó hướng người đọc tới khám phá những
vỉa tầng sâu kín trong nội tâm con người
Tác phẩm “Hai đứa tfré” là truyện ngắn được xây dựng bằng một chuỗi cảm xúc của Liên- một cô gái mới lớn — trước quang cảnh thiên nhiên, con người, cũng như cuộc đời bần hàn, cơ cực nơi phố huyện nghèo nàn, xơ xác Liên cảm nhận được sự buôn tẻ, tù túng, ứ đọng, không lối thoát đã và đang lặp đi lặp lại một cách vô thức từ ngày này sang ngày khác, bao trùm lẫy cái
“ao đời bằng phẳng ấy” Hay đó là sự chuyên biến tâm trạng, cảm nhận của Tâm (Đứa con đầu lòng)— một người cha — về đứa con đầu lòng của mình: từ chỗ xa cách và vô cảm “không thích một chút nào ” đến tâm trạng “cảm động
êm đềm và phiền phức ” va “ trong lòng rung động khẽ như cánh bướm non” Trong truyện “Cô hàng xén” cũng là câu truyện đầy ấp tâm trạng Tác phâm
được mở đầu bằng một cảm giác “bới mệt han di? cha Tâm khi bước chân
gần về tới nhà và khi kết thúc câu truyện cũng là một cảm giác “buôn râu và
lo sợ” Trong truyện không hề thấy có xung đột căng thang, gay gắt mà chỉ có những cảm xúc, tâm trạng của cô hàng xén thảo hiền, xinh đẹp
Trang 31
Khéa luận t6t aghiép Cường Dai hoe Su pham Fa W6i 2
Thông thường ở những truyện có nảy sinh xung đột và phát triển tới đỉnh điểm thì kết thúc truyện những xung đột, những mâu thuẫn được giải quyết Nhưng ở những truyện ngắn của Thạch Lam viết về trẻ thơ có xung đột như “Whà mẹ Lê” hay “Hai lần chết”, tác giả đường như không hề chú ý
khai thác nó như một bước ngoặt đề làm thay đổi số phận, logic nội tại trong
chiều hướng con đường đời nhân vật, mạch truyện cũng không đi theo quy luật nhân quả Sau các biến cô xung đột với mẹ chồng, Dung trở về nhà và tiếp tục cam chịu những tháng ngày tủi nhục, đau đớn ê chề Còn những đứa
con của mẹ Lê thì tiếp tục sống trong sự sợ hãi, đau khô, không tương lai
Như vậy Thạch Lam đã không hóa giải các mâu thuẫn, xung đột trong truyện, mà lựa chọn phương pháp hòa giải “Hỏa giải hẳu như là một giải pháp xã hội và đồng thời là một giải pháp nghệ thuật của Thạch Lam trong bút pháp dựng truyện của Thạch Lam ” [14, 405]
Tính chất đặc biệt trong cốt truyện của Thạch Lam còn được thể hiện
trong cách lựa chọn và khai thác hiện thực của tác giả Thạch Lam thường
viết về những việc rất đời thường, vụn vặt, nhỏ nhặt hàng ngày những điều
nho nhỏ như chính cuộc sống bình dị của con người nghèo khô chẳng hạn: như việc một bà mẹ nghèo đi xin ăn bị chó nhà giàu cắn chết (Nhà mẹ Lô),
việc hai chị em ban hàng đêm nào cũng cố thức để đợi một chuyến tàu đêm đi
qua (Hai đứa tré) hay như truyện “Cô hàng xén” tần tảo buôn bán nuôi già
đình, Nhưng chính ở những cái đơn giản nhất, bình thường vặt vãnh nhất
lại là những nơi ấn chứa cái đẹp mà nhà văn với tư cách là người di tìm cái đẹp phải làm sống dậy như Thạch Lam đã từng khẳng định “Cái đẹp man mác khắp vũ trụ, len lỏi khắp hang cùng ngõ hẻm, tiềm tàng ở mọi vật tầm thường Công việc của nhà văn là phải hiểu cái đẹp ở chính chỗ không ai ngờ
tới, tìm cái đẹp kín đáo và che lấp của sự vật cho người khác một bài học
trông nhìn và thưởng thức” [14, 171] Vì vậy mà người đọc và giới nghiên
Trang 32
Khéa luận tốt aghiép Qrường Dai hoe Su pham Fa Wi 2
cứu thường cho rằng truyện ngắn của Thạch Lam là những “uyên không có cốt truyện ” nhưng “sự thật là ông đã có làm cho đơn giản, đơn giản cả về văn lẫn cốt truyện nên làm mắt cả hứng thú Người ta bảo Thạch Lam rất chủ trọng vào sự thật nên khi thấy cuộc sống của phân đông người Việt Nam giản
dị và bình thường ông cũng chỉ xây dựng truyện giản dị và tầm thường không thêm thắt và tô điểm” [19, 1153] Phải chăng, đó cũng chính là phong cách
xây dựng cốt truyện rất độc đáo của Thạch Lam?
Một điều đáng chú ý nữa trong nghệ thuật xây dựng cốt truyện của
Thạch Lam đó là: cốt truyện luôn có sự kết hợp của hai yếu tố: hiện thực và
lãng mạn Đây là một nét tiêu biểu làm nên sự độc đáo và cuốn hút của truyện ngắn Thạch Lam Trong các truyện ngắn ta bắt gặp hiện thực xã hội Việt
Nam hay nói đúng hơn là hiện thực cuộc sống của những con người nghèo khô, tầm thường bé nhỏ trong xã hội cũ Ở đó hiện lên một xóm chợ “¿ôi tàn”,
“lụp xụp”, “xiéu veo” cua những người dân ngụ cư nghèo “Nha me Lé” laf câu truyện về người đàn bà góa chồng sống với mười một đứa con trong một túp nhà lá, lúc nhúc như ô chó, quanh năm nghèo đói và bệnh tật hành hạ Đó
có khi là một cô bé từ nhỏ đã bị cha mẹ, anh chị lạnh nhạt, hắt hủi, cho tới khi lấy chồng lại bị nhà chồng hành hạ Quẫn bách cô tìm đến cái chết như một sự giải thoát nhưng không được ( Hai lần chết), hay chuyện một cô bé mùa đông không có áo ấm mặc đứng co ro bên cột chợ ( Gió lạnh đầu mùa), Hiện thực cuộc sống của những đứa trẻ ấy là hiện thực phần lớn những đứa trẻ Việt Nam trước Cách mạng tháng 8 Tuy nhiên, trong câu truyện nghiệt ngã của hiện thực cuộc sống, người đọc vẫn có thể bắt gặp những giây phút êm đềm, thơ mộng, những “khoảng lặng trữ tình” Chẳng hạn ở truyện “Nhà mẹ Lê”
ta thấy đối lập với khung cảnh xóm chợ nghèo là xóm chợ vào những đêm trăng sáng tuyệt đẹp mọi người tụ họp, nói chuyện Tiếng cười đùa xen lẫn tiếng hát của bác Đối gái Hay là những giây phút ấm áp niềm vui của mẹ con
Trang 33
Khéa luận t6t aghiép Cường Dai hoe Su pham Fa W6i 2
bà Lê xúm xít quanh nồi cơm bốc hơi trong khi ngoài trời gió lạnh rít qua mái
tranh Ở “Hai diva trẻ” hiện thực tâm trạng, hiện thực cuộc sống của chị em
Liên và những người dân phố huyện được lồng vào khung cảnh của một đêm mùa hè thơ mộng “một đêm mùa hạ êm như nhung và thoảng qua gió mát”
Cả trong những truyện giàu yếu tố hiện thực hơn cả như “Hai lần chết” hay
“Dita con”, người đọc vẫn có thể cảm nhận được chất trữ tinh phang phat trong đó Chính sự hòa quyện xuyên thấm của hai yếu tố này khiến cho truyện của Thạch Lam không mang cảm giác tù túng, ngột ngạt, căng thắng như các tác phẩm của một số nhà văn hiện thực đương thời, mà tạo ra một không khí thoáng đãng, nhẹ nhàng mà vẫn không làm mắt đi ý nghĩa hiện thực phê phán sâu sắc của tác phẩm Nó giúp cho những truyện viết về trẻ thơ của Thạch
Lam vừa có khả năng lách sâu vào từng số phận trẻ thơ để phản ánh chân thực cuộc sống nheo nhóc, cơ cực của chúng, vừa đảm bảo cho việc miêu tả
sinh động những miền bí ấn trong cõi tâm hồn của nhân vật Sự kết hợp này cũng mang lại cho độc giả cảm giác thư thái, gần gũi, ấm áp khi tiếp xúc với các nhân vật trẻ thơ Vì vậy mà những tác phẩm của ông dễ đi sâu vào lòng người đọc hơn, và có sức ám ảnh sâu sắc hơn
2 Nghệ thuật xây dựng nhân vật
Nhân vật là linh hồn của tác phẩm, là cầu nối giữa tác phẩm và bạn đọc,
đồng thời là phương tiện đắc lực để nhà văn gửi gắm tư tưởng, ý đồ nghệ thuật của mình Nhân vật là yếu tố cơ bản quyết định tới thành công, sức hấp
dẫn của tác phẩm, đồng thời cũng là nhân tố cơ ban dé khang định phong cách
của nhà văn Thạch Lam được đánh giá là một nhà văn có phong cách độc đáo Có được điều này là nhờ một phần không nhỏ ở việc ông đã xây dựng thành công hình tượng nhân vật theo phong cách riêng của mình — hình tượng
trẻ thơ Đó là một thế giới đậm chất lãng mạn với những con người có diễn
biến nội tâm vô cùng phong phú và tinh tế được nhà văn chụp lai dé tạo nên
Trang 34
Khéa luận t6t aghiép Cường Dai hoe Su pham Fa W6i 2
một “bức vẽ đây cảm xúc” về cuộc sống Việc lựa chọn đối tượng trẻ thơ cho
một phần lớn sáng tác của mình đã giúp cho Thạch Lam thành công hơn trong việc phát huy sở trường, năng lực vốn có của mình cũng như thực hiện
“hành trình phát hiện những bí mật tâm hồn trẻ thơ” đễ từ đó mà yêu thương
đúng cách hơn, nhân bản hơn Vậy nên, có thể nói, về một phương diện nào
đó Thạch Lam thực sự là nhà văn của trẻ thơ Và đề cho việc xây dựng hình tượng nhân vật thành công, hấp dẫn, mỗi nhân vật thực sự là một tìn hiệu
thấm mỹ chứa đựng tư tưởng, cảm nghĩ và phong cách nghệ thuật của nhà văn, Thạch Lam đã sử dụng rất nhiều biện pháp nghệ thuật, trong đó nối bật lên những thủ pháp sau, phương thức nghệ thuật sau:
2.1 Nghệ thuật xây dựng thế giới nội tâm nhân vật
Truyện ngắn của Thạch Lam nói chung và các truyện ngắn viết về tuổi
thơ của ông nói riêng gây ấn tượng cho người đọc trước hết là ở những trạng
thái cảm giác tâm trạng Điều này được không ít các nhà nghiên cứu và tác giả công nhận Khái Hưng trong lời giới thiệu tập truyện “Gió lạnh đầu mùa” đã khẳng định: “Nếu có thể chia ra hai hạng nhà văn, nhà văn thiên về
tự tưởng, nhà văn thiên về cảm giác thì tôi quyết định đặt Thạch Lam vào hạng dưới ở chỗ mà người khác dùng tư tưởng, dùng lời rất rậm để tả cảnh,
tả tình thì ông chỉ nói rất giản đị cái cảm giác của ông Cái cảm giác ấy bao quát hết tư tưởng của tác giả và độc giả, nhiều khi còn xa hơn, sâu hơn tư tưởng” [14, 273] Nguyễn Tuân cũng đã công nhận: “ Truyện ngắn của Thạch Lam hay đi sâu vào những tâm trạng, tâm tình, cảm xúc, xúc giác”
[14, 30] và ngay chính bản thân tác giả cũng đã từng phát biểu: “zhà văn cốt
nhất là phải di sâu vào thế giới tâm hồn mình, tìm thấy những tỉnh tình và cảm giác thành thực tức là tìm thấy tâm hôn mọi người qua tâm hôn chính
mình, đi đến chỗ bắt tử mà không biết” và “qua tâm hôn ta có thể đoán biết
được tâm hôn mọi người ” [L5, 348]
Trang 35
Khéa luận t6t aghiép Cường Dai hoe Su pham Fa W6i 2
Thủ pháp miêu tả những trạng thái cảm giác, tâm trạng là thủ pháp đặc trưng, cơ bản trong việc xây dựng hình tượng nghệ thuật nhân vật của Thạch Lam nói riêng cũng như trong thi pháp truyện ngắn của ông nói chung Nó là
kênh thông tin đắc lực thể hiện cá tính số phận của nhân vật, đồng thời là yếu
tố khẳng định tài năng nghệ thuật của nhà văn Nhân vật của Thạch Lam hầu hết là nhân vật hướng nội, xuất hiện với những cảm xúc, suy tư của mình
Trong các sáng tác của Thạch Lam, nhân vật hiện lên không hề có cái méo
mó, xộc xệch về hình thể mà chỉ có những biến đối về tâm trạng bên trong, đời sống nội tâm “Ẩn chứa những bí mật của cõi người mà nhà văn đặt mục dich khám phá và phát hiện” Chúng rất ít nói chuyện, ít hoạt động mà luôn tự
cảm thấy, nhận thấy, phân tích những cảm giác của mình, hồi tưởng lại những
kỉ niệm đã qua, lo sợ trước những tương lai mù mịt Dường như mọi tác động, mọi sự thay đổi dù là nhỏ bé của cuộc sống bên ngoài đều ảnh hưởng đến tâm hồn ngày thơ khiến chúng cám, chúng nghĩ Và qua thật, khi đọc các tác phâm viết về trẻ thơ của Thạch Lam người đọc có thể bắt gặp một thế giới vô cùng
phong phú những cảm giác mong manh, những biến đổi tâm lí hết sức tỉnh tế,
nhạy bén của con người trước ngoại cảnh Ta thấy xuất hiện hàng loạt các từ :
một cảm giác một dòng cảm xúc triền miên, trôi chảy mà nhân vật cảm thấy,
cụ thể:
Trang 36
Khéa luận tốt aghiép Qrường Dai hoe Su pham Fa Wi 2
“Hai đứa trẻ” là câu truyện được mở đầu bằng cảm giác “êm ả như
ru ” của cảnh chiều tà, cô bé Liên im lặng cảm nhận nỗi buồn của ngoại cảnh đang len vào mình: “Liên ngôi im lặng bên mấy quả thuốc sơn đen đôi mắt chị bóng tối ngập đây dẫn và cái buôn của buổi chiều quê như thấm thía vào tâm hôn ngây thơ của chị, Liên không hiểu sao nhưng chị thấy lòng buôn man mắc trước cái giờ khắc của ngày tàn” Tâm trạng này được Thạch Lam ghi lại trong một khoảnh khắc nhưng cũng đủ để người đọc thấy được rằng đã có biết bao nhiêu buổi chiều như vậy đã và đang ăn mòn tâm hồn con người Bởi
lẽ ngày nào cũng thế mỗi khi chiều về hai chị em Liên cũng phải đối mặt với
sự tàn úa của mánh đất này Tâm trạng đó khởi đầu cho một chuỗi những cảm xúc tiếp theo Thạch Lam đã cảm nhận và miêu tả hết sức tỉnh tế những xao động mong manh trong tâm hồn cô bé mới lớn; chiều về, buồn mơ hồ; đêm
về, buồn khắc khoải vẫn vơ, tàu về buồn vui xen lẫn rồi cuối tàu đi tâm trí cứ
mệt mỏi dần rồi tắt lịm vào trong giấc ngủ vùi giữa màn đêm Nỗi buồn của Liên không chỉ được lí giải từ sự tàn úa, xác xơ của không gian nơi nhân vật sống mà nó còn có nguyên nhân từ chính kiếp sống tàn tạ của con người nơi đây Đó là những đứa trẻ đang bị gánh nặng cơm áo mưu sinh vùi lấp đi tuôi thơ đẹp đẽ Những đứa trẻ con nhà nghèo lom khom đi lại tìm tòi trên mặt đất
“chúng nhặt nhạnh những thanh nứa, thanh tre hay bất cứ thứ gì có thể dùng được của người bán hàng để lạt” Điều đó khiến “Liên động lòng thương nhưng chính chị cũng không có tiền để cho chúng” Chị Tí và thằng cu bé
“vách điều đóm và khiêng hai chiếc ghế từ trong ngõ đi ra” ngày nào hai mẹ con chị cũng dọn hàng từ chập tối cho đến khuya nhưng cũng chẳng bán được bao nhiêu Đó là bà cụ Thi hơi điên — hay mua rượu ở hàng Liên — với những
tiếng cười khanh khách nhỏ dần và lẫn vào trong đêm tối; bác phở Siêu với
thức quà xa xỉ mà hai chị em Liên không bao giờ mua được; vợ chồng bác Xâm góp chuyện bằng mấy tiếng đàn bầu bần bật, thằng con bò ra ngoài
Trang 37
Khéa luận tốt aghiép Qrường Dai hoe Su pham Fa Wi 2
manh chiếu “nghịch nhặt những rác bản vùi trong cát ven đường” và còn là chị em Liên được mẹ giao cho trông một cửa hàng tạp hóa bán mấy thứ đồ lặt vặt Tất cá đều nghèo nàn, khổ sở, tàn tạ trong cái bóng tối bế tắc, ứ đọng của phố huyện Nó đã khơi đậy ở tâm hồn người con gái mới lớn đầy nhạy cảm ấy
một sự cảm động, nỗi buồn thương, xót xa Đó là sự ngao ngán trước hiện tại,
nhớ tiếc hoài tưởng về quá khứ vàng son và mơ tưởng về một tương lai xa xăm mơ hồ Tựu chung lại, đó là gì nếu không phải là niềm khát khao cháy bỏng được đổi đời, được thoát khỏi cuộc sống nghẻo nàn bế tắc? Nên chỉ cần một đoàn tàu chạy qua thôi cũng đủ dé phần nào làm ấm lòng những tâm hồn con trẻ
Truyện ngắn “Gió lạnh đầu mùa” lại được mở đầu bằng cảm giác rét
cắt da cắt thịt nhưng đầy bâng khuâng do cái lạnh đột ngột mang lại Nó là
nguyên nhân dẫn tới những tới những hành động cũng như tâm trạng sau này
của chị em Sơn Hai chị em may man hơn những đứa trẻ ven chợ, trời trở lạnh chị em Sơn được mặc áo ấm còn bọn trẻ nhà nghéo thì không Với một tâm hồn nhạy cảm Sơn đã nhận thấy sự thiếu thốn của bạn “chúng ăn mặc không
khác ngày thường, những bộ áo nâu đã bạc và rách nhiều chỗ ( ) môi chúng thâm lại qua những chỗ áo rách da thịt thâm đi Mỗi cơn gió đến chúng lại run lên, hàm răng đập vào nhau” Con bé Hiên ngày thường vẫn chơi với chị
em Sơn hôm nay “ co ro đứng bên cột quán chỉ mặc một manh áo rách tả tơi,
ho ca lung va tay” Thật tội nghiệp như Thạch Lam đã từng tâm sự trong lời tựa “Gió lạnh đầu mùa”: “Tôi nghĩ đến những người nghèo khổ đang lầm
than trong đổi rét cả một đời người Gió heo may sẽ đem lại cho họ buôn rẫu
vì mùa đông sắp tới, mùa đông lạnh giá và lây lội phủ trên lưng họ, cái màn lạnh lẽo của sương mà” Và như một phản xạ tự nhiên Sơn “Thấy động lòng
thương” khi tình thương và lòng trắc ân trỗi dậy thì cũng là lúc “Một ý nghĩ
tốt bỗng thoáng qua” đó là về lay 40 cua em Duyên cho Hiên mượn Sau
Trang 38
Khéa luận t6t aghiép Cường Dai hoe Su pham Fa W6i 2
nghĩa cử cao đẹp ấy, tâm hồn cậu bé Sơn dường như được sưởi ấm hơn giữa những ngày đông giá rét và “ trong long tur nhiên cảm thấy ấm áp, vui vui” Truyện “Đứa con đầu lòng” lại là một bức vẽ vô cùng chỉ tiết, tỉ mi, sinh động chuỗi tâm trạng, cảm xúc của người đàn ông lần đầu tiên được làm
bố Tác phẩm mở đầu bằng cảm giác lo lắng “ nóng ruột như lửa đốt” của
Tân, anh “di di Iai” trong phòng để chờ đợi “cái bí mật lạ lùng của sự sinh
nở” Nhưng khi nhin thay dra bé nhu “mét vat gì đỏ nõn đang động đậy” thì trong lòng anh lại nảy nở những cảm tưởng lạ, không 16 rét: “cdi dum thit động đậy, cái mẫm sống nhỏ mọm và yếu ớt kia hình như không có chút liên lạc gì với chàng cả Tân không thấy cảm động và cũng không thấy có một tình cảm gì với đứa con mới đẻ” Đôi lúc nhìn đứa bé Tân cũng thấy “hay hay”
nhưng cũng có khi lại không thích một chút nào vì “nó làm chàng khó chịu”
nhưng khi nhận thấy những giọt nước mắt tủi hờn của vợ, thấy sự vô lí của mình và thấy “đứa bé chải rửa sạch sẽ hồng hào nhĩ đánh phấn” Cái bàn tay mập mạp xinh sắn của nó nắm chặt lấy tay mẹ như để cầu sự âu yếm và che chở thì sự lạnh lùng thờ ơ có phần vô cảm của Tân tan biến nhường chỗ cho một “Mới cảm động êm đềm và phiền phức ” Lan dau tiên trong đời Tân nhận thấy cái thiêng liêng sâu xa của sự sống vốn luôn luôn sinh thành và bỗng nhiên “?rong tâm can có một sự vui vẻ khác thường” Truyện mở đầu bằng một cảm xúc, tiếp nối bằng một chuỗi tâm trạng và khép lại cũng bằng một cảm giác “Tân thấy trong lòng sâu xa khẽ rung động như cánh bướm non, một tình cảm sâu xa mới mẻ mà chàng chưa từng thấy” Khiến cho tác phâm
có một dư vị hết sức nhẹ nhàng, nhưng cũng vô cùng tinh tế và sâu sắc
Truyện “Cô hàng xén ” được bắt đầu bằng cảm giác bớt mệt “Chắc đạ
vợ ấm cúng trong lòng” trên con đường làng trở về nhà sau một ngày buôn bán vất vả Theo đó câu chuyện dần dần mớ ra theo dòng tâm trạng của cô hàng xén với bao cảm giác phong phú Đó là cảm giác sung sướng, hạnh phúc
Trang 39
Khéa luận t6t aghiép Cường Dai hoe Su pham Fa W6i 2
được sống trong tình yêu thương sự quan tâm săn sóc của mẹ, của các em
Trong giây lát Tâm dường như quên hết mọi lo âu mệt mỏi chỉ còn thấy “vui
vẻ và nảy nở trong thâm tâm những ý muốn tốt đẹp trong gia đình” với cảm
giác đầm ấm và tự kiêu của một người chị chịu khó lam lũ để kiếm tiền nuôi
các em ăn học Tâm “:ơ znàng nghĩ đến sự thành công của các em sau này” Khi tình yêu bắt đầu, nàng thẹn thùng xấu hỗ, tâm hồn say sưa như nhấp rượu “hai má đó bừng, tay không biết làm gì” Đó là ý nghĩ “an phận” khi
“thấy mình đã già và yên tâm trong sự đứng tuổi” Và cuỗi cùng khi kết thúc tác phẩm trên con đường mù sương và giá lạnh trở về nhà chồng lòng nàng “ Mét nhọc và e ngại ( ) ngày nọ dệt ngày kia như một tắm vải thô sơ”
Có thể khẳng định rằng “với một ngòi bút lặng lẽ và điềm tĩnh vô cùng,
ngòi bút chuyên tả tỉ mỉ những cái rất nhỏ và rất hẹp, những cảm tình cảm
gidc con con nảy nở và biểu lộ ở đủ mọi loại người mà ông đã tả một cách
thật tỉnh vi”[14, 47] Thạch Lam đã sử dụng cảm xúc tâm trạng như một chất
liệu tối ưu và đặc trưng nhất để tái tạo hình tượng nhân vật, đồng thời khai thác tối đa những biểu hiện của cảm xúc để biểu lộ chiều sâu tâm hồn nhân
vật Trong nhóm tác phẩm trên những cảm xúc suy nghĩ của nhân vật xuất hiện với tần số dày đặc Nó không chỉ là yếu tố mở đầu tác phẩm, là nguyên nhân khơi gợi và duy trì dòng tâm trạng triỀn miên kéo đài suốt thiên truyện
àm còn là phương tiện dé kết thúc tác phẩm một cách nhẹ nhàng, thấm thia Một nét đặc sắc đáng chú ý nữa trong nghệ thuật khắc họa nội tâm nhân vật đó chính là: Những đứa trẻ của Thạch Lam luôn có khả năng ý thức được cuộc đời và số phận bất hạnh của chúng Mặc đù đang ở lứa tuổi hồn nhiên,
vô tư và đẹp đẽ nhất nhưng đói khổ, chật vật, túng thiếu đã khiến bọn trẻ có những suy nghĩ trưởng thành trước so với tuôi của chúng Cái Hiên và bọn trẻ
nhà nghèo xóm chợ (Gió lạnh đầu mùa) thích chơi cùng với chị em sơn Thấy chị em Sơn đến chúng đều lộ vẻ vui mừng nhưng “ chúng vẫn đứng xa
Trang 40
Khéa luận t6t aghiép Cường Dai hoe Su pham Fa W6i 2
không dám vô vập” bởi “chúng biết cải thân phận nghèo hèn của chúng vậy”
An (Hai đứa trẻ) cũng vậy, muốn ra ngoài chơi cùng các bạn nhưng không dám vì mẹ đã dặn phải trông hàng cần thận Sự nhận thức đó không phải đơn giản , tự nhiên mà có được mà nó phải trải qua một quá trình phát triển của tâm lí, ý thức Nhân vật thường chỉ ý thức được sau khi đã nếm trải những cay đắng, khổ đau của cuộc đời Chẳng hạn như Dung (Hai lần chết) sau lần
tự tử không thành phải quay về nhà chồng Dung mới nhận ra rằng “lần này về nhà chông mới hẳn là chết đuối, chết không bấắu viu vào đâu được nữa, chết không mong có ai cứu vớt nàng ra nữa” Còn trong tác phẩm “Nhà mẹ Lê” tiếng khóc òa lên của thằng Hi, con Tí khi người ta đưa bác Lê về nhà Phải
chăng đó là tiếng khóc tuyệt vọng vì biết mẹ chúng bị chó cắn mà đó còn là
tiếng khóc tuyệt vọng vì mẹ chúng không xin được gạo? Nó đồng nghĩa với việc chúng sẽ tiếp tục phải chịu đói không biết đến bao giờ Cuối tác phâm tiếng khóc đó lại lặp lại một lần nữa.Tuy chỉ xuất hiện thoáng qua nhưng lại
có sức ám ảnh ghê gớm, dai dẳng Đó là tiếng khóc mắt mẹ, tiếng khóc của
những đứa trẻ mồ côi không nơi nương tựa, tiếng khóc Ia đi vi đói Có lẽ từ
sâu thắm những tâm hồn, những suy nghĩ non nớt bé bỏng ấy đã dự cảm được phần nào cái chết ngầm đang mở ra trước mắt chúng Tự nhận thức càng làm
gia tăng thêm tinh chất bị kịch trong 36 phan bắt hạnh của nhân vật mà thôi Qua việc miêu tả hết sức tỉ mỉ, chỉ tiết những trạng thái cảm xúc Ấy,
Thạch Lam đã giúp cho độc giả đi sâu vào thế giới nội tâm sâu sắc và phong phú của nhân vật, khám phá được những biến đổi tinh tế trong cõi con người
vô cùng bí ân Chính vì vậy mà mặc dù các nhân vật của ông rất mờ nhạt về ngoại hình, nói năng, cử chỉ, hành động, song bằng ngôn ngữ của tâm trạng Thạch Lam đã khiến cho các nhân vật của mình hiện lên một cách sống động như những con người bằng xương bằng thịt, có một thế giới cảm xúc phong phú luôn luôn vận động Khi khai thác thế giới nội tâm của nhân vật, Thạch