1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đặc sắc nghệ thuật kết cấu truyện ngắn nguyễn minh châu sau 1975

119 998 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 119
Dung lượng 0,97 MB

Nội dung

Dù Nguyễn Minh Châu đã ra đi về miền miên viễn, nhưng sáng tác truyện ngắn sau 1975 của ông vẫn hiện lên như một thanh nam châm đầy ma lực, thu hút sự quan tâm nghiên cứu của công chúng

Trang 1

LĂNG THỊ THU LOAN

ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT KẾT CẤU TRUYỆN NGẮN NGUYỄN MINH CHÂU

SAU 1975

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

HÀ NỘI, 2016

Trang 2

LĂNG THỊ THU LOAN

ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT KẾT CẤU TRUYỆN NGẮN NGUYỄN MINH CHÂU

SAU 1975

Chuyên ngành: Lý luận văn học

Mã số: 60 22 01 20

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: PGS TS ĐOÀN ĐỨC PHƯƠNG

HÀ NỘI, 2016

Trang 3

Để hoàn thành luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn

sâu sắc tới thầy giáo PGS.TS Đoàn Đức Phương, người đã tận tình hướng

dẫn, giúp đỡ và động viên tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài

Tôi xin gửi lời cảm ơn trân trọng tới các thầy, cô giáo trong tổ Lý luận văn học, Phòng Sau Đại học - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian của khóa học

Xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình và bạn bè thân thiết đã luôn quan tâm, chia sẻ với tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu

Học viên

Lăng Thị Thu Loan

Trang 4

Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi,

dưới sự hướng dẫn trực tiếp của PGS.TS Đoàn Đức Phương Trong quá

trình nghiên cứu, tôi có tìm hiểu và tham khảo kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước với tấm lòng biết ơn và trân trọng

Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc

Học viên

Lăng Thị Thu Loan

Trang 5

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử vấn đề 3

3 Mục đích nghiên cứu 11

4 Nhiệm vụ nghiên cứu 11

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 11

6 Phương pháp nghiên cứu 12

7 Đóng góp của luận văn 13

8 Cấu trúc của luận văn 13

NỘI DUNG 14

Chương 1 KHÁI LUẬN VỀ KẾT CẤU VÀ TRUYỆN NGẮN NGUYỄN MINH CHÂU SAU 1975 14

1.1 Khái luận về kết cấu 14

1.1.1 Khái niệm kết cấu 14

1.1.2 Kết cấu truyện ngắn 15

1.2 Truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975 17

1.2.1 Quan niệm sáng tác của Nguyễn Minh Châu 17

1.2.2 Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975 21

Chương 2 KẾT CẤU VỚI TỔ CHỨC CÁC YẾU TỐ NỘI DUNG 32

2.1 Kết cấu với tổ chức hệ thống hình tượng nhân vật 32

2.1.1 Khái niệm nhân vật văn học và cách phân loại nhân vật 32

2.1.1.1 Khái niệm 32

2.1.1.2 Phân loại 34

2.1.2 Kết cấu nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975 35

2.1.2.1 Miêu tả ngoại hình và hành động 36

2.1.2.2 Biểu hiện nội tâm 42

2.1.2.3 Sử dụng ngôn ngữ trực tiếp của nhân vật 46

Trang 6

2.2.1.1 Khái niệm 53

2.2.1.2 Phân loại 55

2.2.2 Tổ chức cốt truyện trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975 56

2.2.2.1 Cốt truyện tâm lý 58

2.2.2.2 Cốt truyện luận đề 62

2.2.2.3 Cốt truyện hồi cố 67

Chương 3 KẾT CẤU VỚI TỔ CHỨC NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT 73

3.1 Kết cấu với tổ chức điểm nhìn trần thuật 73

3.1.1 Khái niệm điểm nhìn trần thuật và phân loại điểm nhìn 73

3.1.1.1 Khái niệm 73

3.1.1.2 Phân loại 74

3.1.2 Điểm nhìn trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975 …78 3.1.2.1 Điểm nhìn bên ngoài 79

3.1.2.2 Điểm nhìn bên trong 83

3.1.2.3 Di chuyển và kết hợp điểm nhìn 88

3.2 Kết cấu với tổ chức tình huống truyện 91

3.2.1 Khái niệm tình huống truyện và cách phân loại tình huống 91

3.2.1.1 Khái niệm 91

3.2.1.2 Phân loại 93

3.2.2 Tình huống truyện trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975 95

3.2.2.1 Tình huống tương phản 96

3.2.2.2 Tình huống nhận thức 99

3.2.2.3 Tình huống bi kịch 102

KẾT LUẬN 105

TÀI LIỆU THAM KHẢO 109

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Sau năm 1975, đất nước ta bước ra khỏi chiến tranh và trở về với “quỹ đạo” của cuộc sống hòa bình, công cuộc đổi mới đất nước diễn ra đòi hỏi phải

có sự gắn liền với công cuộc đổi mới trên mặt trận văn hóa và tư tưởng, trong

đó có văn học Tại thời điểm đó, với tư cách là một người nghệ sĩ công dân,

nghệ sĩ dấn thân, Nguyễn Minh Châu đã đi từ ý nguyện “canh tân đất nước” đến ý nguyện “canh tân văn học” Có lẽ chính quá trình chiêm nghiệm cuộc

sống và thể nghiệm nghệ thuật ở cả hai quãng thời gian trước và sau 1975 đã

trở thành một yếu tố quan trọng để ông nhìn về một “thời xa vắng”, nhưng

không phải tìm vào quá khứ để quay lưng với hiện tại mà là để tự nhìn nhận

lại mình, “tự thay máu” chính mình để nhìn rõ tương lai và quan trọng hơn

hết, để tìm con đường đổi mới văn học, nói như nhà nghiên cứu và phê bình

ương Trí Nhàn thì đây là một “sự dũng cảm rất điềm đạm” [30, tr.23] Ông

nổi lên với vai trò và vị trí quan trọng mà nhà văn Nguyên Ngọc đã khẳng

định: “Nguyễn Minh Châu thuộc số những nhà văn mở đường tinh anh và tài

năng nhất của văn học ta hiện nay” [26, tr.11] Những sáng tác tiểu thuyết từ

Miền cháy cho đến Mảnh đất tình yêu đã mang đến một sắc diện mới trong

sáng tác của nhà văn, nhưng có thể khẳng định rằng những sáng tác truyện

ngắn từ Bức tranh cho đến Phiên chợ Giát mới thực sự là những tìm tòi mới,

với những cái nhìn mới về hiện thực và con người

Dù Nguyễn Minh Châu đã ra đi về miền miên viễn, nhưng sáng tác truyện ngắn sau 1975 của ông vẫn hiện lên như một thanh nam châm đầy ma lực, thu hút sự quan tâm nghiên cứu của công chúng bởi những thể nghiệm và tìm tòi đầy tính sáng tạo trong công cuộc đổi mới nền văn học nước nhà, trên

cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật Bên cạnh những phương diện mà

Trang 8

các tác giả đi trước đã nghiên cứu, chúng tôi đi sâu tìm hiểu về nghệ thuật kết cấu trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu giai đoạn sau 1975, một yếu tố thuộc về kỹ thuật và thủ pháp sáng tác Đây sẽ là một minh chứng góp phần khẳng định tài năng và sự sáng tạo của nhà văn để tạo nên một tiếng nói riêng, một giọng điệu riêng, một phong cách Nguyễn Minh Châu trên văn đàn iệt Nam hiện đại

Mặt khác, có thể nói kết cấu chính là sự hiện thực hóa, cụ thể hóa ý đồ

sáng tác của nhà văn thông qua cách thức tổ chức tác phẩm, bởi “trong quá

trình quan sát đời sống, tích lũy tài liệu, hình thành ý đồ sáng tác, nhà văn đã bắt đầu vận dụng các nguyên tắc kết cấu để tổ chức nên văn bản tác phẩm”

[51, tr.101] Chất liệu hiện thực thông qua cách bố trí, sắp xếp và tổ chức của kết cấu sẽ hình thành nên hình thức nghệ thuật mang nội dung tự sự cụ thể Là một yếu tố thuộc phương diện hình thức, kết cấu giữ vai trò quan trọng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đối với các yếu tố thuộc phương diện nội dung Nhờ có kết cấu mà tác phẩm trở thành một chỉnh thể thống nhất dựa trên mối liên hệ giữa các yếu tố bên trong (nội dung) và bên ngoài (hình thức) với mục đích sáng tạo của nhà văn Điều này vừa góp phần biểu hiện thế giới nghệ thuật, vừa đem lại tính hiệu quả cao cho sự tập trung chủ đề và sự thống nhất trong tư tưởng của nhà văn Từ đó, tác phẩm sẽ trở nên có linh hồn và có được một sức sống lâu bền đối với bạn đọc qua nhiều thế hệ Vì vậy, việc nghiên cứu nghệ thuật kết cấu chiếm một vị trí quan trọng trong hệ thống các phương tiện tự sự nói chung và truyện ngắn nói riêng

Truyện ngắn Nguyễn Minh Châu giai đoạn sau 1975 còn được chọn

giảng trong chương trình Ngữ văn mới ở các cấp học (Bến quê - THCS và

Chiếc thuyền ngoài xa - THPT) Vậy nên việc nghiên cứu nghệ thuật kết cấu

truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975 ngày càng có ý nghĩa thiết thực đối với công việc giảng dạy và học tập trong nhà trường

Trang 9

ới tất cả những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài Đặc sắc nghệ thuật

kết cấu truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975 cho luận văn của mình Đây

sẽ là cơ hội để người viết tìm hiểu và khẳng định vai trò cũng như nhiệm vụ của kết cấu đối với việc tổ chức các yếu tố nội dung và tổ chức nghệ thuật trần thuật, trong những sáng tác truyện ngắn Nguyễn Minh Châu giai đoạn sau 1975 trên tinh thần khoa học

bài viết của những tác giả như: Nguyễn Kiên với Đọc Những vùng trời khác

nhau của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Thanh Hùng với Cái đẹp và cái hay

của Mảnh trăng cuối rừng, Nguyễn Hòa với Cái sợi chỉ xanh óng ánh ấy,

Trang 10

Nguyễn Thanh Tú với Nghệ thuật kể chuyện trong Mảnh trăng cuối rừng,

Nguyễn ăn Bính với Vẻ đẹp của nhân vật Nguyệt và nghệ thuật xây dựng

nhân vật của Nguyễn Minh Châu,…

Sau 1975, hàng loạt truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu lần lượt được công bố đã tạo nên sự kiện có tiếng vang trong đời sống văn học Đáng lưu ý

là cuộc hội thảo Trao đổi về truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu những năm

gần đây do báo ăn Nghệ tổ chức vào tháng 6 năm 1985 Bên cạnh những ý

kiến còn tỏ ra băn khoăn và nghi ngờ thì đã có ý kiến nêu cao sự tìm tòi và

đổi mới của nhà văn Phong Lê cho rằng: “Đúng là Nguyễn Minh Châu là

người có giọng điệu riêng, mà nói đúng hơn, anh là người đa giọng điệu Cái

đa giọng điệu, cái đa thanh của cuộc đời đã vào anh Tất cả các cung bậc có trong đời: cái cao thượng, cái ti tiện; cả cái bi lẫn cái hài, anh đều đưa vào truyện” [25, tr.299] Lê Thành Nghị cho rằng: “Tác giả thay đổi “chất giọng”, thay đổi góc nhìn phần lớn để truy tìm đến tận cùng những biểu hiện

tâm lý phức tạp, tác giả lựa chọn chất châm biếm - trào lộng (Bức tranh,

Khách ở quê ra,…), nhiều thiên truyện như một giả định, vấn đề được nêu ra

như một luận đề, các chi tiết nhiều khi mang màu sắc minh họa” [25, tr.301]

Sau cuộc hội thảo, giới nghiên cứu và phê bình đã dần đi đến khẳng định quá trình đổi mới tích cực và hiệu quả của Nguyễn Minh Châu Ngô Thảo với bài

Đọc những tác phẩm mới của Nguyễn Minh Châu, sau khi phân tích Người

đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, tác giả đã đánh giá cao năng lực của nhà

văn trong việc phân tích và thể hiện những biến động tâm lý khá phức tạp của

nhân vật Bên cạnh đó, tác giả nhận xét: “Đưa nhân vật cũng như người đọc

đối diện với cuộc sống trần thế, những vấn đề trần thế đang là một xu hướng trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu Cách nhìn ấy làm cho truyện ngắn

có chiều sâu, lối nhìn đời có chiều sâu (…) Hạng, Bức tranh, Đứa ăn cắp,

Sắm vai, Giao thừa, và cả Mẹ con chị Hằng, mỗi truyện một vẻ, nhấn về một

Trang 11

phía, nhưng đều có chung âm điệu phê phán khá gay gắt những thói đời, khi tác giả thể hiện lại nó một cách khách quan” [25, tr.354-355] Trần Đình Sử

với bài viết Bến quê - một phong cách trần thuật giàu chất triết lý đã nhận xét: “Bắt đầu từ truyện ngắn Bức tranh, rồi tập Người đàn bà trên chuyến

tàu tốc hành và nay là tập Bến quê, truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu

xuất hiện như là một hiện tượng văn học mới, một phong cách trần thuật mới (…) hướng ngòi bút của anh vào việc phát hiện các hiện tượng đời sống trong chiều sâu triết học và lịch sử, thể hiện nhu cầu chiêm nghiệm, tự đối thoại với chính mình và với ý thức của mình” [25, tr.188-189] Lại Nguyên Ân với bài Sáng tác truyện ngắn gần đây của Nguyễn Minh Châu, trên cơ sở nhận xét về

xu hướng triết lý nhận thức của nhà văn, tác giả đã tạm xếp thử các truyện ấy

vào một số dạng chính sau: “Từ loại truyện “tự thú” mà trung tâm thường là

một nhân vật đang “sám hối”, đang tự phân tích, phê phán bản thân về đạo đức, lối sống, nhà văn đã chuyển sang thể nghiệm loại truyện tuy có dạng thức

“tự nhiên”, khách quan nhưng phê phán gay gắt những lối sống vô ý thức, vâng theo những chuẩn mực thông tục, không hề lường tới hậu quả, không hề biết tới thực chất lối sống của mình là gì Thêm một bước nữa, nhà văn đi tới loại truyện cũng có dạng khách quan tự nhiên, nhưng không phải để lên án, phê phán đối tượng cụ thể nào mà chủ yếu để nhận thức những tình thế, những khía cạnh trái ngược vốn có trong đời sống con người” [25, tr.269]

Phạm ĩnh Cư với bài viết Về những yếu tố tiểu thuyết trong truyện ngắn của

Nguyễn Minh Châu đã khẳng định: Khách ở quê ra và Phiên chợ Giát “xuất

hiện lối hành văn “giao hưởng” vang vọng dư âm những giọng nói khác nhau (…) xuất hiện nhân vật tiểu thuyết đích thực - một con người nhiều chiều, một tính cách vừa mâu thuẫn vừa thuần toàn, vừa cá biệt vừa tiêu biểu, vừa là sản phẩm của quá khứ lịch sử tối tăm, vừa tỏa sáng của nhân tính vĩnh hằng của những giá trị đạo đức muôn đời, một người nông dân chân lấm tay bùn nhưng

Trang 12

đồng thời lại là một “nhà tư tưởng” có thế giới riêng, có tiếng nói riêng, tiếng nói ấy lan xa khắp nơi trong tác phẩm, hòa điệu và nghịch điệu phức

tạp với tiếng nói tác giả” [25, tr.349] Đỗ Đức Hiểu với bài Đọc Phiên chợ

Giát của Nguyễn Minh Châu đã khẳng định truyện ngắn “có một tầm cỡ lớn”

và đánh giá cao về mặt nghệ thuật như sau: “Phiên chợ Giát là một truyện

mở; từ cái lô gích của ngôn ngữ trên bề mặt, truyện đi tới ngôn ngữ thứ hai, ngôn ngữ biểu tượng, xiêu vẹo, những ảo giác, với những cơn sốc, những nghịch lý, tức là một thế giới quyện nhòe của hư và thực, đó là những kí hiệu riêng của Nguyễn Minh Châu trong truyện ngắn này” [25, tr.204] Nguyễn

ăn Hạnh với Nguyễn Minh Châu những năm tám mươi và sự đổi mới cách

nhìn về con người, qua phân tích Bức tranh, Người đàn bà trên chuyến tàu

tốc hành, Cỏ lau, Mùa trái cóc ở miền Nam, tác giả nhận xét: “Khẳng định

cái đẹp, chất thơ của đời sống, nhưng Nguyễn Minh Châu không thi vị hóa cuộc sống, không nhìn cuộc sống một chiều, dễ dãi Cuối cùng anh hiểu rằng cuộc sống, bao giờ cũng vậy, có cả ánh sáng và bóng tối, có cả dương và âm, rằng bản chất con người hoàn toàn không đơn giản, và mỗi bước đi lên của

xã hội, của cuộc sống cực kì chật vật, mâu thuẫn, đầy thăng trầm và nhiều khi rất đau đớn” [25, tr.277-278],…

Nhân Kỷ yếu Hội thảo 5 năm ngày mất Nguyễn Minh Châu vào năm

1995, giới nghiên cứu và phê bình đã tiếp tục khẳng định tài năng và sự sáng

tạo của nhà văn Đinh Trí Dũng với bài viết Nguyễn Minh Châu và sự trăn trở

của một ngòi bút đầy trách nhiệm đã khẳng định: “Nguyễn Minh Châu như một người lính hành quân không mệt mỏi, luôn trăn trở đào sâu vào những tầng vỉa mới của đời sống, phát hiện những kiểu người mới, những giá trị mới Và giọng văn của Nguyễn Minh Châu cũng có những biến đổi: ân tình, sâu sắc, nhiều lúc “đầy trắc ẩn” [25, tr.360] Nguyễn Trung Hiếu với Trở lại Chuyến tàu tốc hành của Nguyễn Minh Châu” đã nhận xét: “Một trong

Trang 13

những cái lạ của Nguyễn Minh Châu là Người đàn bà trên chuyến tàu tốc

hành Lạ về nhân vật, lạ về kết cấu và lạ về cả lô gích của chuyện Nó gây

cảm giác nửa tin nửa ngờ, nhưng nó quả có một sức hấp dẫn bàng hoàng”

[25, tr.185] Lê Quang Hưng với bài viết Một hình tượng nông dân điển hình

trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu (về nhân vật lão Khúng trong Khách ở

quê ra và Phiên chợ Giát) đã nhận xét: “Nhân vật lão Khúng là sự trộn lẫn

những sắc màu thẩm mĩ đối lập một cách độc đáo để tạo nên “con người” này: bản năng và lý trí, hoang sơ và lọc lõi, chấp nhận và đấu tranh, đơn giản mà cũng lắm quanh co giằng xé” [25, tr.212],…

Di sản văn học của Nguyễn Minh Châu vẫn không ngừng nhận được sự quan tâm, hưởng ứng của dư luận trong và ngoài nước với nhiều bài viết được đăng trên các báo và tạp chí, ngay cả khi đất nước đã bước sang thiên niên kỉ

mới N.I.Niculin với bài Nguyễn Minh Châu và sáng tác của anh đã khẳng

định những đóng góp của nhà văn trong việc mở ra cho văn học những cái mới trên phương diện đề tài và hình tượng nhân vật Dương Thị Thanh Hiên

với Truyện ngắn Nguyễn Minh Châu đã phân tích các hình ảnh biểu tượng tạo nên chất trữ tình, triết lý cho tác phẩm Lê Quý Kì với bài viết Nguyễn Minh

Châu viết về chiến tranh và sau chiến tranh, qua phân tích hai truyện ngắn

Cỏ lau và Mùa trái cóc ở miền Nam, tác giả đã khẳng định đóng góp của nhà

văn trong xây dựng nhân vật với những đặc trưng cơ bản của thời đại và sự

phức tạp, chứ không phải là sự giản đơn một chiều: “Nguyễn Minh Châu

buộc nhân vật của ông phải đối mặt với cả quá khứ và hiện tại - một quá khứ khốc liệt, đầy thử thách chưa xa và một hiện tại đầy rối rắm, phức tạp đang phơi ra trước mắt (…) Phơi bày những góc khuất trong tâm hồn người lính trong chiến tranh, nhưng không làm lu mờ chiến thắng của họ, trái lại còn làm sâu sắc thêm, vĩ đại thêm chiến thắng đó (…) bối cảnh mà các nhân vật của ông hoạt động ở trong đó Bối cảnh này, dưới con mắt Nguyễn Minh

Trang 14

Châu, thật là ngổn ngang Ngổn ngang không phải chỉ trên mặt đất, mà ngổn ngang chính trong lòng người” [26, tr.187-189],…

Ngoài các bài viết được in tổng hợp trong ba cuốn sách nêu trên, ta có thể kể đến bài viết của các nhà nghiên cứu khác như: Đoàn Đức Phương với

Chiếc thuyền ngoài xa và thông điệp nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu Tác

giả đã nêu rõ tài năng của nhà văn trong phản ánh cách nhìn đa dạng, nhiều chiều về cuộc sống và con người, phát hiện bản chất thật sau lớp vỏ đẹp đẽ

bên ngoài Gần đây là Lê Huy Bắc với bài viết Đa văn bản trong Chiếc

thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu Tác giả đã khám phá và đi sâu phân

tích bốn tầng văn bản trong truyện ngắn, bao gồm: văn bản về nghệ thuật, văn bản về nghệ sĩ Phùng, văn bản về nữ quyền và văn bản về nhân đạo

Bên cạnh đó, ta không thể không nhắc đến hai cuốn chuyên luận về

Nguyễn Minh Châu và sáng tác của ông Tôn Phương Lan với Phong cách

nghệ thuật Nguyễn Minh Châu: trên cơ sở nghiên cứu tư tưởng nghệ thuật

cũng như quan niệm về hiện thực và con người của nhà văn, tác giả đi đến phác họa những nét cơ bản về phong cách nghệ thuật Nguyễn Minh Châu thông qua sự tìm hiểu các bình diện về hệ thống nhân vật, tình huống, điểm

nhìn trần thuật, giọng điệu và ngôn ngữ Nguyễn Minh Châu và công cuộc đổi

mới văn học Việt Nam sau 1975 của Nguyễn ăn Long và Trịnh Thu Tuyết:

tác giả đã khẳng định vị trí và tài năng của nhà văn trong đổi mới ý thức nghệ thuật, đổi mới thế giới nhân vật, đổi mới kết cấu và nghệ thuật trần thuật khi đặt vấn đề nghiên cứu sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Minh Châu trong sự vận động của văn xuôi đương đại Tuy chưa phải là hai công trình nghiên cứu chuyên biệt về truyện ngắn, nhưng các tác giả cũng đã dành phần lớn dung lượng trong phân tích tác phẩm truyện ngắn để góp phần minh họa cho phần lý thuyết thêm thuyết phục

Sáng tác truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu còn được đề cập khá nhiều trong các công trình luận án, luận văn, khóa luận cũng như trong công

Trang 15

tác giảng dạy tại các trường phổ thông và chuyên nghiệp trên cả nước Có thể

kể đến các luận án như: Mạch lạc và hệ thống sự kiện trong một số truyện

ngắn Nguyễn Minh Châu (Trần Thị Thu Hiền - ĐHSP Hà Nội), Nghệ thuật tự

sự trong truyện ngắn sau 1975 của Nguyễn Minh Châu (Lê Thị Hoa - ĐHSP

Hà Nội), Hàm ngôn trong một số truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu (Lương

ăn Hà - ĐHSP Hà Nội),… Những luận văn như: Những đóng góp của Nguyễn

Minh Châu trong quá trình đổi mới của văn học Việt Nam hiện đại (Trần Thị

Thái - ĐHKHXH&N Hà Nội), Lời văn nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Minh

Châu (Nguyễn Thị ân - ĐHSP Hà Nội 2), Thế giới nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Minh Châu (Nguyễn Thị Phương Thảo - ĐHKHXH&N Hà Nội), Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu (Phạm Thị Hồng -

ĐHSP Hà Nội), Phân tích phần hội thoại trong truyện ngắn của Nguyễn Minh

Châu (Ngô Thị Thu Phương - ĐHSP Hà Nội), Cốt truyện trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975 (Kiều Thị Loan - ĐHKHXH&N Hà Nội),…

Riêng về vấn đề kết cấu trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu đã có một

số bài viết và công trình nghiên cứu đề cập đến

Nguyễn Trọng Hoàn với bài Truyện ngắn Bức tranh - sự đối diện và

thức tỉnh lương tâm, sự khám phá khuôn mặt bên trong của con người đã cho

rằng: Nguyễn Minh Châu đã sử dụng “kết cấu trùng điệp có tính liên khúc”

[25, tr.170] để khám phá ra mặt khuất lấp ẩn sâu trong tâm hồn nhân vật Trên cơ sở đề cập đến vấn đề đổi mới kết cấu trên phương diện tổ chức

cốt truyện, Trịnh Thu Tuyết đã khẳng định: “Khảo sát các sáng tác của

Nguyễn Minh Châu ở thập kỉ 80 có thể thấy khung cốt truyện của ông được nới lỏng đến mức nhiều lúc dường như không còn truyện, chỉ là những mảnh đời vụn vặt, những trạng thái tâm lí như là vu vơ…, những xung đột chỉ phác

ra mà không giải quyết” [35, tr.145] Nhận định trên cũng đã bao hàm mảng

truyện ngắn trong đó Tác giả đưa ra dẫn chứng qua việc phân tích một số

Trang 16

sáng tác tiêu biểu gắn với phân loại cốt truyện, có kèm theo tình huống Đối

với loại cốt truyện triết lý luận đề, tác giả khẳng định: “Trong kiểu cốt truyện

không có biến cố này, không có những đột biến và xung đột khép kín; sự việc

mà tác giả đề cập trong truyện chỉ là “sự bổ sung cho các mâu thuẫn đã có

s n, bất chấp có sự việc ấy hay không” Nguyễn Minh Châu đã thông qua những xung đột tâm lý trong truyện mà nêu ra những vấn đề đang tồn tại trong cuộc sống hàng ngày để nhân vật và người đọc cùng luận bàn, suy ngẫm” [35, tr.147] Đối với loại cốt truyện sinh hoạt thế sự, tác giả khẳng

định: “Trong các sáng tác sau 1975 của Nguyễn Minh Châu, có một số truyện

ngắn được coi như là “không có cốt truyện” Thật ra đó là những loại truyện

kể về những “sự việc đơn giản, bình thường” được xây dựng như những bức tranh đời sống, những cốt truyện không có mở đầu hay kết thúc, vắng bóng những thắt mở nút hồi hộp, chỉ là sự tái hiện những dòng đời đang tự nhiên trôi chảy” [35, tr.153] Đối với loại cốt truyện đời tư được xây dựng dựa trên

tình huống bi kịch, tác giả khẳng định: “Cốt truyện trong các truyện ngắn này

không dừng lại ở một thời điểm cắt ngang mà thường trải dài theo lịch sử của

cả số phận, một cuộc đời với những xung đột tâm lý chồng chéo Câu chuyện

mở ra trên nền của “tình huống xung đột cố hữu”, hầu như không có cao trào, thắt mở nút theo kiểu cốt truyện truyền thống” [35, tr.156]

Trên cơ sở khảo sát những tài liệu hiện có trong tay, chúng tôi nhận thấy trong những giới hạn nhất định, do tính chất về đối tượng, mục đích và phạm vi nghiên cứu khác nhau nên sự quan tâm của các tác giả mới chỉ dừng lại ở những bài viết nhỏ, hoặc đề cập đến một vài phương diện thuộc kết cấu Song chưa có công trình nào thật chi tiết nghiên cứu về nghệ thuật kết cấu một cách hệ thống, khi đi sâu vào phân tích vai trò, nhiệm vụ của kết cấu đối với việc tổ chức các yếu tố nội dung và tổ chức nghệ thuật trần thuật Trân trọng

và kế thừa nghiên cứu của các tác giả đi trước, luận văn của chúng tôi đi sâu tìm

hiểu về Đặc sắc nghệ thuật kết cấu truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975

Trang 17

3 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu Đặc sắc nghệ thuật kết cấu truyện ngắn Nguyễn Minh

Châu sau 1975, người viết nhằm mục đích tìm hiểu những nét đặc sắc về

nghệ thuật kết cấu trong sáng tác truyện ngắn của nhà văn để thấy được những nét đặc trưng riêng, đồng thời hiểu rõ hơn phong cách truyện ngắn của ông Qua đó tiếp tục khẳng định bút pháp sáng tạo độc đáo và giàu màu sắc thẩm mĩ trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, cũng như vị trí và đóng góp của ông đối với nền văn xuôi iệt Nam hiện đại

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tìm hiểu khái luận về kết cấu, bao gồm: khái niệm kết cấu và vai trò của kết cấu đối với truyện ngắn; tìm hiểu khái quát truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975 trên các phương diện: quan niệm sáng tác, đặc điểm về nội dung và nghệ thuật

- Tìm hiểu vai trò của kết cấu trong việc tổ chức các yếu tố nội dung, bao gồm: tổ chức xây dựng nhân vật và cốt truyện

- Tìm hiểu vai trò của kết cấu trong việc tổ chức nghệ thuật trần thuật, bao gồm: tổ chức điểm nhìn trần thuật và tình huống truyện

- Rút ra những kết luận cụ thể và khách quan về nghệ thuật kết cấu trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975

5 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu những nét đặc sắc về nghệ thuật kết cấu truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975

- Phạm vi nghiên cứu: Giới hạn ở đề tài nghiên cứu, luận văn tập trung vào mảng sáng tác truyện ngắn Nguyễn Minh Châu giai đoạn sau năm 1975, gồm 23 truyện ngắn, trong đó có 18 truyện ngắn được in tổng hợp trong cuốn

Nguyễn Minh Châu toàn tập - Tập 3: Truyện ngắn (Nxb ăn học, 2001), 3

truyện ngắn được đăng trên báo (Chú chim, Chợ Tết, Sân cỏ Tây Ban Nha)

Trang 18

và được in tổng hợp trong cuốn Nguyễn Minh Châu toàn tập - Tập 5: Tiểu

luận phê bình và Phụ lục (Nxb ăn học, 2001), 2 truyện ngắn (Hạng và Giao

thừa) được in trong cuốn Nguyễn Minh Châu, tác phẩm văn học được giải

thưởng Hồ Chí Minh (Nxb ăn học, 2007)

6 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp phân tích, tổng hợp: dùng trong phân tích từng truyện

ngắn nhằm làm rõ vai trò, nhiệm vụ của kết cấu trong tổ chức xây dựng nhân vật, cốt truyện, điểm nhìn trần thuật và tình huống truyện làm nên những nét đặc sắc về nghệ thuật kết cấu truyện ngắn Nguyễn Minh Châu giai đoạn sau

1975, từ đó rút ra những kết luận khái quát về vai trò và ý nghĩa của nó đối với việc biểu hiện các giá trị nội dung và tư tưởng của nhà văn

- Phương pháp hệ thống: sử dụng với mục đích nhằm tạo ra một cái nhìn hệ thống và logic trong việc hệ thống hóa những yếu tố đặc sắc nhất về nghệ thuật kết cấu truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975, giúp xác định vị trí truyện ngắn của nhà văn trong tiến trình vận động của văn xuôi iệt Nam hiện đại

- Phương pháp loại hình: dùng trong việc phân loại và xác định đặc điểm của nhân vật, cốt truyện, điểm nhìn trần thuật và tình huống truyện, được đặt trong tương quan với vai trò, nhiệm vụ của kết cấu

- Phương pháp lịch sử - xã hội: dùng để làm rõ những ảnh hưởng của hoàn cảnh xã hội đối với sự đổi mới ý thức nghệ thuật, cũng như cái nhìn mới

về con người và cuộc sống chi phối đến đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Minh Châu giai đoạn sau 1975

Song song với việc vận dụng phối hợp các phương pháp trên, người viết còn vận dụng thao tác thống kê; phương pháp so sánh, đối chiếu ở một

chừng mực nhất định và vận dụng lý thuyết về các khoa học liên ngành: Lý

luận văn học, Thi pháp học, Tự sự học,…

Trang 19

7 Đóng góp của luận văn

- Luận văn là công trình nghiên cứu một cách có hệ thống về nghệ thuật kết cấu truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975 Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần khẳng định vị trí và đóng góp của Nguyễn Minh Châu đối với nền văn học iệt Nam hiện đại

- Một số truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu được chọn giảng trong nhà trường, nên kết quả luận văn nghiên cứu hi vọng sẽ là một tư liệu tham khảo, giúp ích cho công tác giảng dạy của giáo viên

8 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, phần Nội dung

luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Khái luận về kết cấu và truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975 Chương 2: Kết cấu với tổ chức các yếu tố nội dung

Chương 3: Kết cấu với tổ chức nghệ thuật trần thuật

Trang 20

NỘI DUNG Chương 1 KHÁI LUẬN VỀ KẾT CẤU

VÀ TRUYỆN NGẮN NGUYỄN MINH CHÂU SAU 1975

1.1 Khái luận về kết cấu

1.1.1 Khái niệm kết cấu

Kết cấu là một yếu tố thuộc phương diện hình thức của tác phẩm văn học và được các nhà nghiên cứu quan niệm như sau:

Cuốn Từ điển thuật ngữ văn học do Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) cho rằng: kết cấu (tiếng Pháp: composition) là

“toàn bộ tổ chức phức tạp và sinh động của tác phẩm” Để làm rõ hơn khái

niệm kết cấu, nhà nghiên cứu đã phân biệt kết cấu với bố cục và đi đến kết

luận: “Thuật ngữ kết cấu thể hiện một nội dung rộng rãi, phức tạp hơn Tổ

chức tác phẩm không chỉ giới hạn ở sự tiếp nối bề mặt, ở những tương quan bên ngoài giữa các bộ phận, chương đoạn mà còn bao hàm cả sự liên kết bên trong, nghệ thuật kiến trúc nội dung cụ thể của tác phẩm Bố cục là một phương diện của kết cấu Ngoài bố cục, kết cấu còn bao gồm: tổ chức hệ thống tính cách, tổ chức thời gian và không gian nghệ thuật của tác phẩm; nghệ thuật tổ chức những liên kết cụ thể của các thành phần cốt truyện, nghệ thuật trình bày, bố trí các yếu tố ngoài cốt truyện,… sao cho toàn bộ tác phẩm thực sự trở thành một chỉnh thể nghệ thuật” [20, tr.156-157]

Trong cuốn 150 thuật ngữ văn học, Lại Nguyên Ân cho rằng: kết cấu là

“sự sắp xếp, phân bố các thành phần hình thức nghệ thuật; tức là sự cấu tạo tác phẩm, tùy theo nội dung và thể tài Kết cấu gắn kết các yếu tố của hình thức và phối thuộc chúng với tư tưởng Các quy luật của kết cấu - là kết quả của nhận thức thẩm mỹ, phản ánh những liên hệ bề sâu của thực tại Kết cấu

Trang 21

có tính nội dung độc lập; các phương thức và thủ pháp kết cấu sẽ cải biến và đào sâu hàm nghĩa của cái được mô tả” [1, tr.167]

Trong cuốn Lí luận văn học, Đoàn Đức Phương cho rằng: “Kết cấu là

sự tạo thành và liên kết các bộ phận trong bố cục của tác phẩm, là sự tổ chức, sắp xếp các yếu tố, các chất liệu tạo thành nội dung của tác phẩm trên cơ sở đời sống khách quan và theo một chiều hướng tư tưởng nhất định” [17, tr.179]

Như vậy, những quan niệm trên nhìn chung là tương đồng và có sự nhấn mạnh riêng ề cơ bản, chúng ta có thể hiểu: kết cấu là sự sắp xếp, tổ chức các yếu tố bên trong và bên ngoài tác phẩm sao cho tác phẩm trở thành một chỉnh thể nghệ thuật thống nhất và sinh động, qua đó bộc lộ quá trình nhận thức và góp phần khẳng định tài năng cũng như phong cách nhà văn

Trong cuốn 150 thuật ngữ văn học, Lại Nguyên Ân cho rằng: truyện ngắn là “thể tài tác phẩm tự sự cỡ nhỏ, thường được viết bằng văn xuôi, đề cập

hầu hết các phương diện của đời sống con người và xã hội Nét nổi bật của truyện ngắn là sự giới hạn về dung lượng; tác phẩm truyện ngắn thích hợp với việc người tiếp nhận (độc giả) đọc nó liền một mạch không nghỉ” [1, tr.345]

Trang 22

Như vậy, từ các quan niệm trên, ta có thể hiểu: truyện ngắn là một thể tài tự sự có dung lượng nhỏ, thể hiện tính cô đúc trong quá trình phản ánh hiện thực xã hội và con người, qua đó khẳng định cách nhìn và cách nắm bắt cuộc sống rất riêng của nhà văn

Tr.Aimatop đã khẳng định: “Truyện ngắn giống như một thứ tranh

khắc gỗ, lao động nghệ thuật ở đây đòi hỏi chặt chẽ, cô đúc, các phương tiện phải được tính toán một cách kinh tế, nét vẽ phải chính xác Đây là một công việc vô cùng tinh tế Xoay xỏa trên một mảnh đất chật hẹp, chính đó là chỗ làm cho truyện ngắn phân biệt với các thể tài khác” [40, tr.146-147] Mỗi thể

loại văn học sẽ có một phương thức tổ chức riêng Kết cấu truyện ngắn sẽ khác so với kết cấu kịch và kết cấu trữ tình

Trong truyện ngắn cũng như tiểu thuyết, kết cấu đảm nhiệm chức năng rất đa dạng: hệ thống hóa tính cách của các nhân vật và tạo ra mối quan hệ tác động qua lại giữa chúng; tổ chức, sắp xếp các sự kiện, biến cố trong tác phẩm sao cho cốt truyện được gói gọn trong một khung khổ nhất định; tổ chức thời gian, không gian nghệ thuật; tổ chức điểm nhìn trần thuật; sắp xếp các yếu tố ngoài cốt truyện,… qua đó bộc lộ chủ đề của tác phẩm và tư tưởng của nhà văn Bên cạnh việc tổ chức và sắp xếp các thành tố trên, kết cấu còn làm nhiệm vụ vừa tạo ra mối liên hệ nội tại giữa chúng để tạo nên một chỉnh thể nghệ thuật nhất định, vừa tạo nên một chất keo kết dính chúng với hiện thực đời sống được nhà văn phản ánh trong tác phẩm và đặt trong bối cảnh văn học của thời đại

Nhưng điều đáng lưu tâm ở đây là do tính chất về mặt thể loại nên những tư tưởng mà nhà văn muốn thể hiện có thể dễ dàng được gói gọn lại trong một khuôn khổ rộng lớn của tiểu thuyết, nhưng lại khó có thể chứa vừa trong khuôn khổ của truyện ngắn Chính điều này đã đặt ra yêu cầu người nghệ sĩ trong sáng tác truyện ngắn cần phải có một lối kết cấu khác, một cấu

Trang 23

trúc bố cục khác so với tiểu thuyết Nguyễn Minh Châu đã khẳng định: “Nếu

tiểu thuyết là một đoạn của dòng đời thì truyện ngắn là một cái mặt cắt của dòng đời Vì thế, mà cũng như kịch ngắn, truyện ngắn đòi hỏi ở người viết một công việc tổ chức, cấu trúc truyện hết sức nghiêm ngặt” [9, tr.283-284]

Truyện ngắn là một tác phẩm nghệ thuật được nhà văn lấy chất liệu từ hiện

thực đời sống rồi đem “chưng cất” và gói gọn lại trong một dung lượng nhỏ

Công việc này đòi hỏi sự tinh tế cao, thể hiện cái tài của người nghệ sĩ Bởi truyện ngắn nhỏ bé nhưng lại có sức chứa nội tại rất lớn, thậm chí trở thành một bức tranh bao quát toàn bộ đời sống Sức chứa ấy có mối liên quan mật thiết với việc nhà văn vận dụng những nguyên tắc kết cấu để tổ chức xây

dựng tác phẩm nghệ thuật, mà nói như Bùi iệt Thắng thì “viết truyện ngắn

là “chơi” kết cấu” [56, tr.73] Chính vì vậy, để đạt được sự “tiết kiệm nghệ thuật” (M.B.Khrapchenco) và hướng đến sự biểu đạt có hiệu quả cao thì

trong truyện ngắn, kết cấu đảm nhiệm vai trò vô cùng quan trọng

Những quan niệm về kết cấu và vai trò của kết cấu trong truyện ngắn là

cơ sở để chúng tôi nghiên cứu Đặc sắc nghệ thuật kết cấu truyện ngắn

Nguyễn Minh Châu sau 1975

1.2 Truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975

1.2.1 Quan niệm sáng tác của Nguyễn Minh Châu

ới tư cách là một nhà văn công dân, nhà văn chiến sĩ, trong quá trình thể nghiệm đời sống và lao động nghệ thuật, Nguyễn Minh Châu đã tạo nên cho mình một vốn sống phong phú cùng năng lực tư duy sắc sảo và tinh tế trên con đường hình thành nên tài năng sáng tạo Là một người nghệ sĩ không chỉ dựa vào cái sẵn có của một bản năng thiên bẩm, cái vốn có của một tài năng nghệ thuật, ở ông còn luôn có sự quan sát, suy tư và trăn trở về công việc sáng tác của mình và đồng nghiệp Xuất phát từ những điều đó, Nguyễn Minh Châu đã hình thành trong ông một hệ thống ý thức nghệ thuật ngày càng trở nên toàn diện và sâu sắc trong hành trình sáng tạo của nhà văn

Trang 24

- Về mối quan hệ giữa văn học và đời sống:

ốn là một nhà văn nặng nợ với đời, trong quá trình sáng tác văn

chương, Nguyễn Minh Châu quan niệm: “Văn học bao giờ cũng phải trả lời

những câu hỏi của ngày hôm nay, bao giờ cũng phải đối mặt với những người đương thời về những câu hỏi cấp bách của đời sống” [9, tr.64] Để làm được

điều đó, nhà văn cần phải bám sát thực tế đời sống và hòa mình vào những biến chuyển chung của thời đại Ông tâm niệm cuộc đời của người viết văn là

“một cuộc đời không bao giờ được phép ngừng lăn lộn trong đời sống thực tế,

không bao giờ ngừng nghiên cứu và quan sát xã hội, và trong khi chăm chú đọc cái “cuốn sách khổng lồ” đó, anh ta phải đặt hết cả tâm hồn và trí tuệ của mình vào, phải tỏ rõ chính kiến và lập trường của mình trước mỗi sự việc, mỗi hoàn cảnh, mỗi con người” [9, tr.24]

- Về mối quan hệ giữa văn học với hiện thực và con người:

Nguyễn Minh Châu cho rằng điều cần thiết đối với một tác phẩm văn học là phải đảm bảo được tính chân thật khi phản ánh đời sống Chính vì vậy, vào năm 1971, ông đã nhìn lại những hạn chế trong sáng tác văn học giai

đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống Mĩ và nhận ra rằng: “Hình như cuộc

chiến đấu anh hùng sôi nổi hiện nay đang được văn xuôi và thơ ca đôi khi tráng lên một lớp men “trữ tình” hơi dày, cho nên ngắm nó thấy mỏng mảnh,

bé bỏng và óng chuốt quá khiến người ta phải ngờ vực” [9, tr.17] Ông đã tự

“cởi trói thói quen sáng tác”, thoát ra khỏi những “khuôn khổ có s n”, tìm đến “một khoảng đất rộng rãi” để khám phá đời sống trong tất cả tính đa sự

của nó Nguyễn Minh Châu đã đi đến quan niệm ngày càng mở rộng và toàn vẹn hơn về hiện thực Đó là một hiện thực không hề tô vẽ với cả những vẻ

đẹp và những “khuyết tật” - một hiện thực không như những gì ta mơ tưởng Ông viết: “Các nhà văn đang cố nắm bắt không những cái thực mà cả cái hư

ảo của đời sống, không những nắm bắt hiện thực mà còn muốn nắm bắt cái bóng của hiện thực và cái đó mới là cái hiện thực đích thực” [9, tr.329]

Trang 25

Nguyễn Minh Châu quan niệm: “Cuộc đời và văn học đều có chung

một tiêu điểm là con người” [9, tr.36-37] Khi nhìn nhận lại văn học giai đoạn

chiến tranh, ông nhận ra rằng nhân vật chỉ là phương tiện để xâu chuỗi các

biến cố lịch sử nên nó thường bị mờ nhạt Từ đó, ông nghiệm ra rằng: “Phải

viết về con người Tất nhiên con người không tách rời sự kiện chiến tranh (…) Rồi trước sau con người cũng đã leo lên trên các sự kiện để đòi quyền sống”

[9, tr.38-39] ới ông, thế giới bên trong tâm hồn con người chính là cái hiện

thực phong phú và bí ẩn nhất Trong thời chiến, ông say mê đi tìm “hạt ngọc

ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con người” Trong thời bình, ông đã tiếp cận

con người trong tính hiện thực toàn vẹn và nhận thấy: “Hình như họ luôn

luôn có một cuộc đấu tranh bản thân giữa thiện và ác, lý trí và dục vọng, cái riêng và cái chung ở bên trong từng con người” [9, tr.88] Càng ngày ông

càng có sự ưu ái, dùng cả bút lực và tâm lực trong khám phá đời sống nội tâm

con người Ông tâm niệm: “Nói gì thì nói, rồi thì niềm hạnh phúc lớn nhất và

cũng đồng thời là cái điều khổ ải nhất trần đời của một anh cầm bút xưa nay vẫn là công việc khám phá ra tất cả những cái gì khó nắm bắt nhất, xảy ra nơi cái thế giới bên trong con người” [9, tr.97]

- Về trách nhiệm và sứ mệnh của người cầm bút:

Là người luôn ý thức rất rõ vai trò của nhà văn - chiến sĩ trên mặt trận Đảng, Nguyễn Minh Châu luôn đề cao trách nhiệm của người cầm bút đối với

đất nước và con người: “Một nhà văn chân chính đầy tài năng được đông đảo

người đọc công nhận không phải chỉ vì anh ta có ngòi bút tả cảnh như vẽ, tả người sinh động và sắc sảo là đủ, mà chủ yếu vì nhà văn đó có tài nắm bắt được cái thần sắc của những con người và vấn đề trong thời đại mình, trái tim nhà văn có thể rung động niềm hạnh phúc và đau khổ của số đông người, nhà văn có thể thấu hiểu và tha thiết với lý tưởng nhân dân đang đổ máu và

mồ hôi để đạt tới như anh hiểu và tha thiết với những điều mình hằng mong

Trang 26

muốn suốt đời” [9, tr.263] Trong chiến tranh, đứng trước vấn đề vận mệnh

chung của dân tộc, ông thấu hiểu trách nhiệm của người cầm bút là trách

nhiệm công dân: “Khi chúng ta ngồi viết những câu văn thì bố mẹ và anh chị

em ta đang đổ mồ hôi và vắt óc nghĩ cách đánh giặc, mọi người chung quanh

ta đang đứng trên từng vị trí kháng chiến cứu nước của họ Chúng ta ngồi viết giữa khi kẻ thù đang châm lửa đốt nhà và kề miệng súng vào ngực đứa con ta Lẽ nào có thể làm ngơ được? Lẽ nào chúng ta có thể viết những câu văn trái với điều nhiều người chung quanh hiện đang phải lo nghĩ để chiến thắng giặc?” [9, tr.12] Nhưng khi cuộc đấu tranh giành quyền sống cho cộng

đồng kết thúc, nhà văn cần hướng ngòi bút vào cuộc đấu tranh giành quyền sống cho từng cá nhân con người, từ đó hướng đến sự hoàn thiện nhân cách Trước cuộc chiến lâu dài và đầy khó khăn này, ông tâm niệm nhà văn cần

phải “dùng ngòi bút tham gia trợ lực vào cuộc giao tranh giữa cái tốt và cái

xấu bên trong mỗi người, một cuộc giao tranh không có gì ồn ào nhưng xảy

ra từng giờ, từng ngày và khắp mọi lĩnh vực đời sống” [9, tr.89]

Nguyễn Minh Châu luôn đề cao sứ mệnh của nhà văn trong mục tiêu cao

cả vì con người và làm cho cuộc sống ngày càng trở nên tốt đẹp hơn Ông tâm

niệm: “Nhà văn tồn tại ở trên đời có lẽ trước hết là vì thế: để làm công việc

giống như kẻ nâng giấc cho những người cùng đường, tuyệt lộ, bị cái ác hoặc

số phận đen đủi dồn con người ta đến tận chân tường, những con người cả tâm hồn và thể xác bị hắt hủi và đọa đày đến ê chề, hoàn toàn mất hết lòng tin vào con người và cuộc đời Nhà văn tồn tại trên đời để bênh vực cho những con người không có ai để bênh vực” [9, tr.149] Để làm được điều đó, nhà văn cần

phải mang trong mình tình yêu thương con người và cuộc sống: “Tôi không thể

nào tưởng tượng nổi một nhà văn mà lại không mang nặng trong mình tình yêu cuộc sống và nhất là tình yêu thương con người Tình yêu này của người nghệ

sĩ vừa là một niềm hân hoan say mê, vừa là một nỗi đau đớn, khắc khoải, một

Trang 27

mối quan hoài thường trực về số phận, hạnh phúc của những người chung quanh mình Cầm giữ cái tình yêu lớn ấy trong mình, nhà văn mới có khả năng cảm thông sâu sắc với những nỗi đau khổ, bất hạnh của người đời, giúp họ có thể vượt qua những khủng hoảng tinh thần và đứng vững được trước cuộc sống” [9, tr.100-101] Bên cạnh đó, nhà văn còn phải mang trên mình sứ mệnh

dự báo, dự cảm cho con người trước những biến thiên của cuộc sống Ông viết:

“Nhà văn rất cần thiết phải có mặt ở trên đời, để làm công việc cảnh tỉnh nhân loại và báo hiệu trước những tai họa” [9, tr.148]

Quan niệm nghệ thuật trên của Nguyễn Minh Châu đã chi phối toàn bộ quá trình sáng tác của ông từ phương diện nội dung cho đến việc chọn lựa các hình thức nghệ thuật biểu hiện Chính điều này đã tạo ra sức ảnh hưởng và có

sự tác động to lớn đối với công việc sáng tác của nhà văn

1.2.2 Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975

Xuất phát từ quan niệm sáng tác của mình cùng với sự đổi thay của thời đại, Nguyễn Minh Châu đã sớm nhận ra những hạn chế của văn học thời chiến Từ đó, ông đã tự kiếm tìm cho mình một con đường đổi mới trong sáng tác văn học tuy thầm lặng nhưng rất dũng cảm và kiên định Mảng truyện ngắn sáng tác sau 1975 của ông thực sự là những minh chứng quan trọng cho

sự đổi mới đó, bắt đầu từ việc thể hiện cái nhìn đối với hiện thực cuộc sống và con người cho đến những tìm tòi và cách tân trong nghệ thuật biểu hiện

Về nội dung: Nguyễn Minh Châu hướng ngòi bút của mình vào việc

nhận thức lại chiến tranh, cũng như phản ánh hậu quả của nó đối với cuộc sống con người Bên cạnh đó, nhà văn còn quan tâm phản ánh đời sống đạo đức thế sự đang diễn ra hàng ngày và đi sâu khai phá những số phận đời tư Bởi sau tất cả những gì đã kinh qua và những gì đang xảy đến thì con người luôn là trung tâm của thế giới Lịch sử tạo ra con người và con người bằng sự tác động và nhận thức của mình cũng tạo ra lịch sử Nắm bắt được chân lý đó,

Trang 28

bằng ngòi bút đậm chất hiện thực của mình, Nguyễn Minh Châu đã làm một cuộc xét duyệt, không chỉ về mặt xã hội - nơi mà bằng nhãn quan, nhà văn có thể mô tả thế giới trên tinh thần khách quan, mà còn làm cuộc xét duyệt trên phương diện đạo đức và tâm lý - nơi mà bằng cảm quan, nhà văn đi vào phân tích và khai phá những gì khó nắm bắt nhất để tìm ra bức chân dung tinh thần

ẩn giấu phía sau vẻ bề ngoài của mỗi con người

Xuất phát từ cái nhìn hiện thực nghiêm ngặt, Nguyễn Minh Châu đã nhận thấy hậu quả của chiến tranh mà con người đang phải hứng chịu không những là bi kịch về mặt vật chất mà còn là bi kịch về mặt tinh thần, còn con người thì đang bị biến dạng về mặt đạo đức và nhân cách

Hiện lên trong Cơn giông là quang cảnh những cánh rừng cỏ lau mọc

chen chúc nhau giữa những hàng dây thép gai đã bị sét gỉ, trên những vệt đất nằm la liệt những xác xe tăng hỏng Hay khung cảnh ghê sợ đến rợn người tại

vị trí “Con Nhím” trong Mùa trái cóc ở miền Nam, nơi mặt đất còn ngổn

ngang những xác lính còn chưa thu nhặt hết Đáng quan ngại hơn là quang

cảnh cả xóm Đồng ôi trong Cỏ lau cứ lạnh ngắt vì bị tách biệt với cuộc sống

bên ngoài, trống hoác, trắng xóa như một vùng bị bệnh dịch hạch; nhà cửa, phố xá chỉ còn một đống đổ vỡ của gạch ngói Trong khung cảnh đau thương

ấy hiện lên bi kịch của Lực - một người lính vừa trở về sau chiến tranh nhưng dường như đã bị cắt lìa với cuộc đời, bi kịch của Phi Phi - một người phụ nữ

mất đi người đàn ông mà mình yêu thương Phiên chợ Giát hiện lên bi kịch

của đôi vợ chồng vừa bị mất đi người con trai mình yêu quý nhất Đó như một

“cú sốc” lớn về mặt tinh thần tưởng chừng không gì có thể bù đắp nổi

Đáng nguy hại hơn, bên cạnh sự phong hóa về mặt xã hội là cả một sự rạn vỡ về nhân cách và đạo đức con người Khi người dân đang phải đương đầu với giai đoạn kháng chiến trong lúc khó khăn nhất thì vẫn có những người

bỏ ngoài tầm mắt sự đau thương đó và tìm đến cho mình một khoảng không

Trang 29

tĩnh lặng, Quang trong Cơn giông là một người như thế Anh là hiện thân của

loại người dễ rơi vào vòng cám dỗ của danh vọng với những nhu cầu cá nhân hết sức tầm thường Là con người của chủ nghĩa cơ hội, trong anh có quá nhiều mâu thuẫn: ngoài mặt thì tỏ ra là một con người khắc k , không màng lợi danh và quyền lực, nhưng thời cơ được đổi đời đến thì bản chất con người thật của anh lại có dịp được phát tiết với niềm khát khao được sống sung sướng, ăn ngon mặc đẹp, mong chờ những người xung quanh chiều chuộng

và tôn kính mình Toàn trong Mùa trái cóc ở miền Nam không chỉ lạnh lùng,

vô cảm với đồng đội mà còn có thái độ dửng dưng và lạnh nhạt, thậm chí có phần đầy oán hận và hắt hủi đối với đấng sinh thành

Nguyễn Minh Châu còn tập trung hướng ngòi bút của mình khám phá những vấn đề về đạo đức và quan hệ nhân sinh trong đời sống thế sự hàng

ngày Mẹ con chị Hằng là câu chuyện về thói ứng xử trái chuẩn mực đạo đức

của một người con gái đối với mẹ, sự ích kỉ của con cái đã vô tình biến người

mẹ thành “đại sứ lưu động” từ lúc nào không hay Trong Đứa ăn cắp, tình

yêu thương đối với đồng loại dần mất đi, chỉ còn trơ lại những hạt sạn bởi thói quen sống quá hồn nhiên đến mức tàn ác Bên cạnh đó, nhà văn còn đi sâu phản ánh và bàn luận về những quy luật sống trong thời đại mới Nó đang được đan dệt thành những mạch nổi và mạch ngầm trong đời sống xã hội con

người, khó nắm bắt và khó đoán định được Truyện ngắn Hạng phản ánh vấn

đề “luật sống khoảng cách” với cái được và cái mất, khoảng đen và khoảng

trắng cùng song hành tồn tại Luật sống ấy cũng có sự công bằng của riêng

nó, nếu như nhờ nó mà sự nghiệp của Hạng lên “như diều gặp gió”, nhà cửa khang trang hơn thì cũng chính vì nó mà anh đã đánh mất những phẩm chất tốt đẹp từng có, đánh mất mối quan hệ với những người xung quanh, và tệ hại hơn là đánh mất đứa con trai mình yêu thương nhất Hay câu chuyện về một

người chồng vì chiều theo ý vợ nên phải chịu đựng Sắm vai để rồi không còn

Trang 30

là chính mình Trong Sống mãi với cây xanh, nhà văn bàn về quá trình đô thị

hóa trong mối quan hệ với thiên nhiên nhằm nói lên thái độ và cách ứng xử của con người đối với cây xanh và môi trường văn hóa, lịch sử trong quá khứ

Không chỉ là vấn đề thế sự, Nguyễn Minh Châu còn đi sâu phản ánh số phận đời tư của con người với những thăng trầm, uẩn khúc đầy đau khổ và

xót xa Trong Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, những lầm lỡ thời

thanh xuân đã khiến Quỳ phải trả giá bằng căn bệnh mộng du sẽ theo chị đến

hết cuộc đời Cỏ lau hiện lên số phận của một người lính đã chịu nhiều mất

mát trong chiến tranh, hiểu rằng cuộc sống đã an bài nhưng Lực vẫn cố níu giữ những phút giây hiện tại bên người vợ cũ và khao khát được sống bên cô

Trong Phiên chợ Giát, nhà văn phản ánh cuộc đời của một người nông dân

lao động nhọc nhằn muốn giải thoát cho mình khỏi số phận đầy bi kịch

Nguyễn Minh Châu còn đi đến phản tỉnh, cảnh tỉnh con người về cách sống và cách ứng xử trong các mối quan hệ nhân sinh, từ đó hướng đến xây dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn, mà quan trọng hơn hết là vấn đề cải tạo nhân cách con người đang bị băng hoại trong suy nghĩ, nhận thức và hành động

Nhà văn kêu gọi mọi người hãy tự họa lên Bức tranh để nhìn thấu “khuôn

mặt bên trong”, hãy dũng cảm đối mặt với Dấu vết nghề nghiệp để nhận ra

những khuyết điểm của mình và lấy đó làm bàn đạp để tự tin tiến bước trong

cuộc sống, hãy thử Một lần đối chứng để tự hoàn thiện chính mình về mặt

nhân cách và hãy xây dựng một “nàng thơ” trong tâm hồn mình qua lời kêu

gọi Sống mãi với cây xanh

Về nghệ thuật: Từ phương diện đổi mới cách nhìn hiện thực và con

người, Nguyễn Minh Châu đã có nhiều tìm tòi thể hiện ý thức cách tân về mặt nghệ thuật, đặc biệt là nghệ thuật xây dựng nhân vật và nghệ thuật trần thuật

Trong xây dựng nhân vật, bên cạnh việc miêu tả ngoại hình và hành động, Nguyễn Minh Châu có sự tập trung cao độ trong khám phá chiều sâu bí

Trang 31

ẩn trong tâm hồn con người Diễn biến tâm lý không còn đơn giản mà hiện lên một cách phức tạp với những cuộc xung đột bên trong, thầm lặng mà gay gắt Khi miêu tả tâm lý, nhà văn kết hợp sử dụng thủ pháp độc thoại và đối

thoại nội tâm để nhân vật tự nói lên tiếng nói bên trong của mình Dấu vết

nghề nghiệp hiện lên cuộc đấu tranh tâm lý của lão thủ thành già đang dũng

cảm phân tích những lần bắt bóng lỗi dưới ánh sáng của “ngọn đèn trí nhớ”

Phiên chợ Giát hiện lên nỗi niềm cắn rứt và băn khoăn, nhận lỗi và hối lỗi

của lão Khúng khi phải bán đi con bò khoang - người bạn lao động mà mình

vô cùng yêu thương ới truyện ngắn Hạng, sự giằng xé trong lương tâm của

một người cha hiện lên một cách sinh động Từ những lời độc thoại nội tâm, anh đã tự phân thân thành hai chủ thể để cảnh tỉnh một cách nghiêm khắc về hậu quả của một luật sống do chính mình tạo nên

Ngoài ra, Nguyễn Minh Châu còn miêu tả tâm lý nhân vật thông qua cách thức vận dụng thủ pháp dòng ý thức: kí ức và giấc mơ Từ những câu chuyện trong quá khứ, nhân vật sẽ bộc lộ những trạng thái cảm xúc của mình

Trong Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Quỳ đã cảm thấy vô cùng

đau đớn, ân hận, tiếc thương và dằn vặt khi nhớ về những lần lầm lỡ mà xúc

phạm đến những người đàn ông từng yêu quý mình Trong Phiên chợ Giát,

lão Khúng nhớ về những ngày đầu đặt chân lên vùng núi rừng hoang vu với nỗi lo sợ bị cô lập, về sự ra đi của Dũng trong niềm ân hận và tiếc thương và

về những nỗi bực dọc không tiện nói ra với chủ tịch huyện Bên cạnh đó, Nguyễn Minh Châu đã cho lão Khúng mơ những giấc mơ có tính chất ghê rợn nhằm miêu tả tâm lý nhân vật một cách sinh động và chân thực nhất Giấc mơ thứ nhất là về sự việc con khoang bị hành hung mà hung thủ chính là lão Sau khi tỉnh dậy, lão đã vô cùng hoảng sợ, run rẩy và đau khổ một cách vật vã Giấc mơ thứ hai là về sự việc chính lão đang hóa thân thành con bò khoang và

bị búa tạ đập vào đầu Lão cảm thấy lo sợ đến nỗi phải sờ nắn tay chân xem

Trang 32

còn nguyên vẹn hay không, rồi mới trở nên yên tâm Nhưng sau những giấc

mơ, lão luôn cảm thấy sung sướng bởi đó chỉ là những ảo ảnh, khác xa với thực tại mà lão đang có

Nghệ thuật trần thuật thể hiện sự cách tân trên nhiều phương diện: Cốt truyện có sự nới lỏng nhằm thể hiện triết lý nhân sinh về cuộc sống

và con người Truyện ngắn Bức tranh hiện lên như một lời tự thú nhằm cảnh

tỉnh con người tự nhìn nhận và suy xét chính mình nhiều tác phẩm, cốt truyện được phân chia thành các mảnh nhỏ, các sự kiện được sắp xếp không

theo một trình tự thời gian và mối quan hệ nhân quả nào Trong Khách ở quê

ra, nhà văn đã đưa vào đó câu chuyện làm ăn lập nghiệp của lão Khúng, câu

chuyện về cuộc đời Huệ và chuyến ra thăm thủ đô đầy ngột ngạt của một người nhà quê, từ đó nêu lên luận đề: công nghiệp hóa sẽ tác động ra sao đến

tâm lý và đời sống của người nông dân Truyện ngắn Sống mãi với cây xanh

gồm ba phần: câu chuyện một ông lão biết nói chuyện với cây cối, một cô gái ngại xê dịch và một thanh niên đi tìm người cha, một người đàn bà đứng dưới cây sầu đông Qua đó, nhà văn nêu lên vấn đề bảo vệ và phục hồi cây xanh

trong quá trình quy hoạch hóa đô thị Trong Phiên chợ Giát, nhà văn còn

thêm xen vào câu chuyện chính những giấc mơ nhằm thể hiện sự ám ảnh về cái chết, ẩn chứa trong đó số phận nhọc nhằn của một đời người

Đa dạng trong cách tạo tình huống: Nguyễn Minh Châu đã đặt các nhân vật vào những tình huống “có vấn đề” để tạo ra sự liên kết giữa các nhân vật,

từ đó thúc đẩy sự phát triển tính cách và nêu lên chủ đề tác phẩm Đó là các tình huống thể hiện sự tương phản đối lập giữa các mặt của cùng một tính

cách con người trong Đứa ăn cắp và Lũ trẻ ở dãy K, giữa hai lối sống trái ngược của cùng một chủ thể trong Sắm vai, hoặc hai quan niệm sống khác nhau giữa hai thế hệ cùng một gia đình trong Giao thừa Bên cạnh đó, nhà

văn còn xây dựng tình huống hướng nhân vật đến sự nhận thức và rút ra bài

Trang 33

học nhân sinh từ sự chiêm nghiệm, trải nghiệm trong cuộc sống Nhận thức về

bản chất con người trong Một lần đối chứng, về những quan niệm có phần sai trái và lệch lạc trong Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, về mối quan

hệ giữa nghệ thuật với đời sống con người, giữa hoàn cảnh sống với tính cách

và số phận trong Chiếc thuyền ngoài xa Hay đưa nhân vật vào những cảnh ngộ éo le nhằm thể hiện tấn bi kịch về cuộc đời và số phận trong Cỏ lau,

Phiên chợ Giát và Mùa trái cóc ở miền Nam Tình huống ước lệ mang tính

chất viễn tưởng trong Sống mãi với cây xanh nhằm cảnh tỉnh con người về

thái độ ứng xử với môi trường thiên nhiên và văn hóa lịch sử trong quá trình

đô thị hóa

Bên cạnh điểm nhìn bên ngoài mang đậm sắc thái khách quan, điểm nhìn bên trong mang đậm sắc thái chủ quan, Nguyễn Minh Châu còn thể hiện

sự khéo léo và linh hoạt trong di chuyển điểm nhìn Trong hai truyện ngắn

Hương và Phai và Chợ tết, nhà văn đã di chuyển điểm nhìn từ bên ngoài vào

bên trong để khám phá dòng tâm trạng và suy nghĩ nhân vật Đặc biệt là sự chuyển dịch và kết hợp điểm nhìn giữa các nhân vật trong những truyện ngắn

như: Chiếc thuyền ngoài xa, Mùa trái cóc ở Miền Nam, Người đàn bà trên

chuyến tàu tốc hành, đã mang đến cho tác phẩm một bức tranh toàn vẹn về

cuộc sống và làm tròn đầy nhận thức cho nhân vật

Nguyễn Minh Châu thể hiện sự đa dạng hóa về mặt không gian trong

truyện ngắn sau 1975 Trước hết là không gian rộng lớn và trải dài trong Cỏ

lau và Mùa trái cóc ở miền Nam, nơi từng diễn ra bi kịch về nỗi mất mát đầy

đau thương của đất nước, cũng là nơi yên nghỉ của những người lính đã hi

sinh nơi trận mạc Hiện lên trong Lũ trẻ ở dãy K, Sắm vai và Đứa ăn cắp là

không gian hẹp và bí bách của những khu tập thể - nơi diễn ra đủ thứ chuyện trên đời: tầm phào có, bi hài có và nghiêm trọng cũng có Không gian có sự tương phản lẫn nhau: giữa rộng lớn và chật hẹp, thoáng đãng và bí bách trong

Trang 34

Bến quê đã góp phần thể hiện tấn bi kịch đau đớn của con người; Khách ở quê ra có sự đối lập giữa không gian thành thị hiện đại, ồn ào và ngột ngạt

với khung cảnh làng quê hồn nhiên, hoang dã và thanh bình - nơi lão Khúng nguyện gắn bó suốt đời

Thời gian cũng thể hiện sự đa dạng hóa Bên cạnh sự đảo ngược trật tự thời gian tuyến tính, thời gian còn có sự kéo căng nhằm làm nổi rõ bi kịch của

nhân vật Thời gian chưa đầy một ngày trong Bến quê được nhà văn kéo căng

đã làm cho Nhĩ ý thức được hoàn cảnh éo le hiện tại Từ đó, anh cảm nhận được sự tần tảo của vợ, nhận thức được sự vô tâm và thiếu trách nhiệm của mình, đặc biệt là niềm ân hận đau đớn khi chưa kịp khám phá vùng đất ngay

bên cạnh mình Khoảng thời gian chưa đầy một tháng trong Sắm vai đã làm

cho nhà văn T sống một cuộc sống trái lòng và rơi vào bi kịch tự đánh mất chính mình Đặc biệt, thời gian còn có sự dồn nén và đồng hiện giữa quá khứ, hiện tại và tương lai cũng nhằm làm nổi lên bi kịch của nhân vật Nhân vật đang ở vào một chặng của hiện tại mà hồi tưởng lại nhiều chặng của quá khứ, trong đó thời gian hiện tại có tần suất xuất hiện ít và ngắn hơn Chỉ trong vài

ngày chuyện trò với một nhà văn mà Quỳ trong Người đàn bà trên chuyến

tàu tốc hành đã hồi tưởng lại quãng đời thanh xuân của mình và hướng đến

tương lai làm mẹ Chỉ trong một chuyến hành trình ra chợ vài tiếng đồng hồ mà

lão Khúng trong Phiên chợ Giát đã hồi tưởng lại cả một quãng đường đời của

mình, từ khi lão còn là một chàng trai trẻ cho đến lúc về già với biết bao câu chuyện mà vui ít, đắng cay và khổ đau thì nhiều, còn cuộc sống lao động nhọc

nhằn trong thân hình “nửa người, nửa bò” vẫn bám theo lão đến hết cuộc đời

Giọng điệu có sự đa dạng trong nhiều sắc thái biểu hiện Nguyễn Minh Châu đã tạo nên tính đa giọng điệu trong một tác phẩm, nhưng chủ âm vẫn là giọng trầm lắng suy tư nhằm gửi gắm triết lý nhân sinh một cách sâu sắc và kín đáo Bên cạnh giọng điệu trữ tình miêu tả cảnh vật thiên nhiên là chất giọng

thâm trầm thể hiện nỗi niềm khắc khoải của Nhĩ trong Bến quê về bến đỗ bình

Trang 35

yên và hạnh phúc của đời người; là nỗi niềm quan hoài của tác giả trong Sống

mãi với cây xanh, khi chứng kiến “tầng văn hóa” của con người trong xã hội

hiện thời trước hiện trạng khai thác cây xanh Trong Mẹ con chị Hằng, Lũ trẻ

ở dãy K và Đứa ăn cắp, ẩn sâu trong giọng điệu kể chuyện tuy bình thản là

giọng thâm trầm hướng đến cảnh tỉnh, phản tỉnh con người về thói quen sống, thói quen ứng xử trong gia đình và ngoài xã hội Bên cạnh giọng kể có phần hài hước, dí dỏm mang tính kịch là giọng điệu thâm trầm nhằm nói lên sự cay

đắng xót xa khi con người đang dần đánh mất bản ngã của mình trong Sắm

vai; hay thể hiện nỗi niềm khắc khoải về mối lo âu nhân duyên trong tâm lý

con người trong Hương và Phai Mặt khác, sự đa giọng điệu sẽ tạo nên một

bản hợp âm trong truyện, từ đó góp phần mở ra tính đối thoại với bạn đọc

Trong Chiếc thuyền ngoài xa, bên cạnh giọng điệu trữ tình ấm áp của Phùng

khi miêu tả bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp vùng biển còn là giọng điệu suy ngẫm và chiêm nghiệm của anh về con người, cuộc đời và nghệ thuật, giọng điệu thâm trầm chất chứa những nỗi ưu tư và thấu hiểu lẽ đời của người đàn

bà hàng chài, gợi cho độc giả sự đối thoại về vấn đề bảo vệ nhân tính và vẻ đẹp tâm hồn con người, cũng như cuộc đấu tranh giải phóng con người khỏi

cuộc sống tăm tối, nghèo nàn và bạo lực Trong Cỏ lau, bên cạnh giọng điệu

khắc khoải trầm buồn về cuộc sống hiện tại đầy bi kịch của Lực và những khoảng tối bên trong con người anh, nhà văn có sự thêm xen giọng điệu triết

lý và chiêm nghiệm về giá trị của đất đai và chiến tranh, giọng điệu xót xa và thương cảm được hiện lên qua lời tâm sự của các nhân vật trên chuyến xe lên vùng núi Tử Sĩ về chuyện gia đình và thời cuộc, gợi cho độc giả sự đối thoại về những vấn đề lớn lao của đất nước và con người thời hậu chiến

Sau 1975, Nguyễn Minh Châu sử dụng phần lớn chất liệu ngôn ngữ đậm chất hiện thực đời thường: bình dị, gần gũi và dễ hiểu Đôi khi nhà văn còn sử dụng những lớp từ khẩu ngữ mang sắc thái biểu cảm và thông tục

Trang 36

Trong Hương và Phai, người kể chuyện đã đưa ra lời bình luận với sự xuất

hiện của các từ ngữ như: “té ra ”, “chẳng phải nào sất ráo”, Hay

những từ ngữ mà lão Khúng dùng trong Phiên chợ Giát sau khi nhìn ngắm

những vì sao trên bầu trời: “cái thá gì mà ”, “thiết đếch gì”, “đếch thiết nữa

là”, “tối thui tối mò”, “sùi bọt mép”, Bên cạnh đó, trong nhiều truyện

ngắn, Nguyễn Minh Châu còn sử dụng ngôn ngữ mang đậm tính triết luận về

con người và cuộc sống như: “ đời cái gì cũng thế, con người bản tính vốn

lười biếng, đôi khi mình hãy cứ để cho mình rơi vào hoàn cảnh bị ép buộc phải làm, không khéo lại làm được một cái gì” [8, tr.489-490]; “phàm con người ta ở đời, có cái gì hơn người, sướng vì nó mà chuốc lấy cay chua cũng vì nó?!” [8, tr.569]; “nỗi đau mất mát trong lòng người đàn bà lắm khi chả khác nắm cỏ trong dạ dày loài nhai lại” [8, tr.764]; Nhà văn còn sử

dụng quan hệ từ so sánh trong câu văn, nhằm thể hiện sự quan sát, nhận xét và

đánh giá về con người và sự vật Khách ở quê ra hiện lên hàng loạt những

câu văn so sánh: “ còn Khúng, y như một con bọ hung vừa từ dưới lỗ chui

lên, vừa đen vừa gầy vừa già vừa xấu” [8, tr.556]; “người cháu dâu chẳng có gì ăn nhập với Khúng, cũng y như cái nền ngôi đền linh thiêng trên

đó hắn vừa cất lên túp lều của hắn” [8, tr.563] Ngoại hình của người dân

thủ đô qua sự quan sát và đánh giá của lão Khúng - người nhà quê đã hiện lên

một cách rất hài hước: “Những cái anh dân thủ đô Hà Nội này sao mà

người nào cũng y như ngâm lâu ngày trong bể nước mới vớt lên?” [8, tr.589];

“ nhà với cửa, cứ y như một cái hộp sắt tây đậy kín mít, nghe bên trong nhạc xập xình như đang có đám cưới, lại thấy các dây quần áo đang phơi, lại thấy cả những cái mặt người ló ra y như một lũ chim bồ câu đang gù trong

các tầng chuồng” [8, tr.597-598]; Phiên chợ Giát cũng xuất hiện nhiều câu

văn so sánh: “Sau khi nỗi thống khổ đã dần dần qua đi nhưng vẫn âm ỉ như

một đợt sóng biển phủ vào đã rút nhưng vẫn để lại cái chất mặn làm xót cây

Trang 37

khoai, cây lúa ” [8, tr.875]; “… cái ba lô sao mà bẩn thỉu rách rưới, y như chiếc đẫy của đứa ăn mày” [8, tr.883]; “Chao ôi, nó đẹp quá, một con bò cái đẹp như Tây Thi” [8, tr.897];

Bên cạnh đó, truyện ngắn Nguyễn Minh Châu còn xuất hiện nhiều hình

ảnh biểu tượng Hình ảnh đôi bàn tay trong Người đàn bà trên chuyến tàu

tốc hành, ẩn sau sự khiếm khuyết - lạnh và dấp dính mồ hôi thì đó là biểu

tượng của “đôi bàn tay vàng” - đôi bàn tay của công cuộc bảo vệ và dựng xây đất nước, đôi bàn tay của hiện tại chiến tranh và hòa bình mai sau Hình ảnh

của những núi đá vọng phu trong Cỏ lau hiện lên như những người đàn bà với

đủ hình dáng và tư thế: ôm con bên nách, bế con trước ngực hay cõng sau lưng, người hai tay buông thõng, mặt quay đủ về các hướng, các ngả chân trời

có súng nổ, có lửa cháy là biểu tượng cho tấm lòng thủy chung sắt son của người vợ đang ngóng trông và nguyện cầu sự bình an cho chồng mình đang ở

nơi chiến trận Chú chim cất lên tiếng hót “khó khăn khắc phục” là biểu

tượng cho nghị lực khắc phục những khó khan và vượt qua mọi gian khổ trong cuộc đời Cho dù không gian thiên nhiên đất trời có đổi thay và dòng thời gian cứ mặc sức trôi chảy thì loài chim ấy vẫn không ngừng bật lên những tiếng hót đầy trong trẻo đến độ náo nức và say mê, vẫn lưu giữ được trong nó bản nhạc của sự lạc quan và điềm tĩnh như hôm nào,…

Những đổi mới và cách tân trên cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật trên đã góp phần khẳng định sự đóng góp tích cực của Nguyễn Minh Châu trong công cuộc canh tân văn học nước nhà, cũng như vai trò và vị trí của nhà văn trong nền văn học iệt Nam hiện đại Mỗi truyện ngắn của ông là một cuộc đối thoại với con người và thời đại về những vấn đề nóng bỏng đang hiện tồn trong đời sống với một lối viết riêng, độc đáo và sáng tạo

Trang 38

Chương 2 KẾT CẤU VỚI TỔ CHỨC CÁC YẾU TỐ NỘI DUNG

2.1 Kết cấu với tổ chức hệ thống hình tượng nhân vật

2.1.1 Khái niệm nhân vật văn học và cách phân loại nhân vật

2.1.1.1 Khái niệm

Nhân vật là một trong những yếu tố không thể thiếu trong tác phẩm tự

sự Giới nghiên cứu đã quan niệm về nhân vật văn học như sau:

Cuốn Từ điển thuật ngữ văn học do Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) cho rằng: nhân vật văn học (tiếng Anh: character, tiếng Nga: personazh) dùng để chỉ “con người cụ thể được miêu tả trong tác

phẩm văn học Nhân vật văn học có thể có tên riêng (…) cũng có thể không có tên riêng (…) Khái niệm nhân vật văn học có khi được sử dụng như một ẩn

dụ, không chỉ một con người cụ thể nào cả, mà chỉ một hiện tượng nổi bật nào đó trong tác phẩm (…) Nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật đầy tính ước lệ, không thể đồng nhất nó với con người có thật trong đời sống ( ) Chức năng cơ bản của nhân vật văn học là khái quát tính cách của con người ( ) Nhân vật văn học còn thể hiện quan niệm nghệ thuật và lí tưởng thẩm mĩ của nhà văn về con người (…) Nhân vật văn học được miêu tả qua các biến

cố, xung đột, mâu thuẫn và mọi chi tiết các loại (…) Nhân vật văn học là một chỉnh thể vận động, có tính cách được bộc lộ dần trong không gian, thời gian, mang tính chất quá trình” [20, tr.235-236]

Trong cuốn 150 thuật ngữ văn học, Lại Nguyên Ân cho rằng: nhân vật văn học là “hình tượng nghệ thuật về con người, một trong những dấu hiệu về

sự tồn tại toàn vẹn của con người trong nghệ thuật ngôn từ Bên cạnh con người, nhân vật văn học có khi còn là các con vật, các loài cây, các sinh thể hoang đường được gán cho những đặc điểm giống với con người (…) Các

Trang 39

thành tố tạo nên nhân vật gồm: hạt nhân tinh thần của cá nhân, tư tưởng, các lợi ích đời sống, thế giới cảm xúc, ý chí, các hình thức ý thức và hành động (…) Nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật, nó mang tính ước lệ, không thể bị đồng nhất với con người có thật, ngay cả khi tác giả xây dựng nhân vật với những nét rất gần với nguyên mẫu có thật Nhân vật văn học là sự thể hiện quan niệm nghệ thuật của nhà văn về con người; nó có thể được xây dựng chỉ dựa trên cơ sở quan niệm ấy” [1, tr.241-242]

Trong cuốn Lí luận văn học - Tập 2: Tác phẩm và thể loại văn học, Trần Đình Sử cho rằng: “Nhân vật văn học là khái niệm dùng để chỉ hình tượng các

cá thể con người trong tác phẩm văn học - cái đã được nhà văn nhận thức, tái tạo, thể hiện bằng các phương tiện riêng của nghệ thuật ngôn từ” [54, tr.114]

Như vậy, quan niệm của các nhà nghiên cứu nhìn chung là có sự tương đồng Ta có thể hiểu rằng: nhân vật văn học là hình tượng nghệ thuật về con người được xây dựng bằng chất liệu ngôn từ, nhằm thể hiện tư tưởng và gửi gắm những quan niệm nhân sinh của nhà văn về cuộc sống và con người

Kết cấu giữ vai trò quan trọng trong xây dựng nhân vật Nó không chỉ trợ giúp trong việc tạo dựng nên mối liên hệ bên ngoài giữa nhân vật này với nhân vật kia, hay giữa nhân vật với hoàn cảnh, mà còn tạo nên mối liên hệ bên trong giữa các mặt tính cách trong cùng một nhân vật, từ đó tạo ra quá trình diễn biến tâm lý phức tạp và sinh động, có khi xung đột với nhau Để làm cho nhân vật có sức sống lâu bền trong lòng độc giả, nhà văn phải luôn có

sự dày công và khéo léo trong việc vận dụng những nguyên tắc kết cấu trong xây dựng nhân vật Kết cấu thể hiện nhiệm vụ sắp xếp các thành tố nhằm cấu thành nên một nhân vật, mà bên cạnh tên gọi thì còn có các chi tiết ngoại hình, tâm lý, hành động và ngôn ngữ Từ đó, nhân vật sẽ hiện lên trước mắt bạn đọc với tư cách là người chuyên chở những vấn đề quan trọng mà nhà văn muốn gửi gắm trong tác phẩm

Trang 40

2.1.1.2 Phân loại

Giới nghiên cứu đã đưa ra nhiều cách phân loại nhân vật dựa trên những tiêu chí khác nhau Tuy nhiên, sự phân chia này chỉ mang tính tương đối

Trong cuốn Lí luận văn học - Tập 2: Tác phẩm và thể loại văn học

(Nxb Đại học Sư phạm, 2014), Trần Đình Sử đã phân chia loại hình nhân vật văn học dựa trên ba khía cạnh sau:

- Xét về vai trò của nhân vật trong kết cấu và cốt truyện tác phẩm: + Nhân vật chính: xuất hiện nhiều, được khắc họa đầy đặn ở các mặt, giữ vị trí then chốt của cốt truyện hoặc tuyến cốt truyện, tham gia hầu hết vào các sự kiện chủ yếu trong tác phẩm, là cơ sở quan trọng để tác giả triển khai

đề tài và tư tưởng nghệ thuật cơ bản của mình

+ Nhân vật trung tâm: thuộc vào một trong số nhiều nhân vật chính của tác phẩm, xuất hiện xuyên suốt trong tác phẩm từ đầu đến cuối về mặt ý nghĩa Đó là nơi quy tụ các mối mâu thuẫn và là cơ sở quan trọng để tác giả thể hiện vấn đề trung tâm của tác phẩm

+ Nhân vật phụ: xuất hiện ít và mang trong nó các tình tiết, sự kiện, tư tưởng có tính chất phụ trợ, bổ sung

- Xét về phương diện hệ giá trị, về quan hệ giữa nhân vật với lí tưởng: + Nhân vật chính diện (nhân vật tích cực): mang những quan điểm tư tưởng, phẩm chất đạo đức tốt đẹp nhằm thể hiện lí tưởng xã hội và lí tưởng thẩm mĩ của thời đại Do vậy, nó được tác giả khẳng định và đề cao như những tấm gương của một thời

+ Nhân vật phản diện (nhân vật tiêu cực): mang những phẩm chất xấu, trái với đạo lý và lý tưởng của thời đại, đáng lên án và phủ định

- Xét theo kiểu cấu trúc nhân vật:

+ Nhân vật chức năng (hay mặt nạ): được xây dựng nhằm thực hiện một số chức năng nhất định, đóng một số vai nhất định nào đó trong tác phẩm

Ngày đăng: 29/08/2016, 15:52

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1]. Lại Nguyên Ân (2004), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 150 thuật ngữ văn học
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia
Năm: 2004
[2]. M.M.Bakhtin (2003), Lí luận và thi pháp tiểu thuyết (Phạm ĩnh Cư tuyển chọn, dịch), Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận và thi pháp tiểu thuyết
Tác giả: M.M.Bakhtin
Nhà XB: Nxb Hội Nhà văn
Năm: 2003
[3]. Lê Huy Bắc (2004), “Truyện ngắn: Nguồn gốc và khái niệm”, Nghiên cứu văn học, (số 5), tr.84-95 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyện ngắn: Nguồn gốc và khái niệm”, "Nghiên cứu văn học
Tác giả: Lê Huy Bắc
Năm: 2004
[4]. Lê Huy Bắc (2005), Truyện ngắn: Lí luận, tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyện ngắn: Lí luận, tác gia và tác phẩm
Tác giả: Lê Huy Bắc
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2005
[5]. Lê Huy Bắc (2015), Văn học hậu hiện đại, lý thuyết và tiếp nhận, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học hậu hiện đại, lý thuyết và tiếp nhận
Tác giả: Lê Huy Bắc
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm
Năm: 2015
[6]. Nguyễn Thị Bình (2002), Nhà văn và tác phẩm trong nhà trường - Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhà văn và tác phẩm trong nhà trường -Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải
Tác giả: Nguyễn Thị Bình
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2002
[7]. Nguyễn Thị Bình (2012), Văn xuôi Việt Nam sau 1975, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn xuôi Việt Nam sau 1975
Tác giả: Nguyễn Thị Bình
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm
Năm: 2012
[8]. Nguyễn Minh Châu (2001), Nguyễn Minh Châu toàn tập - Tập 3: Truyện ngắn (Mai Hương sưu tầm, biên soạn và giới thiệu), Nxb ăn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Minh Châu toàn tập - Tập 3: Truyện ngắn
Tác giả: Nguyễn Minh Châu
Nhà XB: Nxb ăn học
Năm: 2001
[9]. Nguyễn Minh Châu (2001), Nguyễn Minh Châu toàn tập - Tập 5: Tiểu luận phê bình và Phụ lục (Mai Hương sưu tầm, biên soạn và giới thiệu), Nxb ăn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Minh Châu toàn tập - Tập 5: Tiểu luận phê bình và Phụ lục
Tác giả: Nguyễn Minh Châu
Nhà XB: Nxb ăn học
Năm: 2001
[10]. Nguyễn Minh Châu (2007), Tác phẩm văn học được giải thưởng Hồ Chí Minh, (Nguyễn Cừ, Tuấn Thành, Thạch Sơn tuyển chọn và biên soạn), Nxb ăn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác phẩm văn học được giải thưởng Hồ Chí Minh
Tác giả: Nguyễn Minh Châu
Nhà XB: Nxb ăn học
Năm: 2007
[11]. Trương Đăng Dung (2004), Tác phẩm văn học như là quá trình, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác phẩm văn học như là quá trình
Tác giả: Trương Đăng Dung
Nhà XB: Nxb Khoa học Xã hội
Năm: 2004
[12]. Đặng Anh Đào (2001), Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện đại, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện đại
Tác giả: Đặng Anh Đào
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia
Năm: 2001
[13]. Trịnh Bá Đĩnh (2002), Chủ nghĩa cấu trúc và văn học, Nxb ăn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chủ nghĩa cấu trúc và văn học
Tác giả: Trịnh Bá Đĩnh
Nhà XB: Nxb ăn học
Năm: 2002
[14]. Hà Minh Đức (1991), Mấy vấn đề lý luận văn nghệ trong sự nghiệp đổi mới, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mấy vấn đề lý luận văn nghệ trong sự nghiệp đổi mới
Tác giả: Hà Minh Đức
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1991
[15]. Hà Minh Đức (chủ biên) (1998), Chặng đường mới của Văn học Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chặng đường mới của Văn học Việt Nam
Tác giả: Hà Minh Đức (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 1998
[16]. Hà Minh Đức (2006), “Suy nghĩ về một vài hướng tìm tòi đổi mới trong văn học”, Nghiên cứu văn học, (số 4), tr.21-28 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Suy nghĩ về một vài hướng tìm tòi đổi mới trong văn học”, "Nghiên cứu văn học
Tác giả: Hà Minh Đức
Năm: 2006
[17]. Hà Minh Đức (chủ biên), Phạm Thành Hưng, Đỗ ăn Khang, Phạm Quang Long, Nguyễn ăn Nam, Đoàn Đức Phương, Trần Khánh Thành, Lý Hoài Thu, Lí luận văn học (2014), Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận văn học
Tác giả: Hà Minh Đức (chủ biên), Phạm Thành Hưng, Đỗ ăn Khang, Phạm Quang Long, Nguyễn ăn Nam, Đoàn Đức Phương, Trần Khánh Thành, Lý Hoài Thu, Lí luận văn học
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2014
[18]. Umberto Eco (2004), Đi tìm sự thật biết cười ( ũ Ngọc Thăng dịch), Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đi tìm sự thật biết cười
Tác giả: Umberto Eco
Nhà XB: Nxb Hội Nhà văn
Năm: 2004
[19]. Nguyễn ăn Hạnh, Huỳnh Như Phương (1999), Lí luận văn học - Vấn đề và suy nghĩ, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận văn học - Vấn đề và suy nghĩ
Tác giả: Nguyễn ăn Hạnh, Huỳnh Như Phương
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1999
[20]. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) (2013), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ văn học
Tác giả: Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên)
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2013

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w