Việc nghiên cứu các tác phẩm của Nguyễn Tuân, đặc biệt là các sáng tác trong tập truyện ngắn Vang bóng một thời, giúp chúng ta khám phá những đặc sắc của một phong cách nghệ thuật độc đ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN -
NGUYỄN THỊ HẠ
THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRONG TẬP
TRUYỆN NGẮN VANG BÓNG MỘT THỜI
CỦA NGUYỄN TUÂN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Người hướng dẫn khoa học
Th.S NGUYỄN PHƯƠNG HÀ
HÀ NỘI - 2014
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện khóa luận, tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo tổ Văn học Việt Nam, khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân
thành đến ThS Nguyễn Phương Hà, người trực tiếp hướng dẫn tôi trong
suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành khóa luận
Vì điều kiện thời gian cùng những hạn chế về kiến thức chuyên môn nên khóa luận của tôi không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được
sự đóng góp của quý thầy cô và bạn bè
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 05 năm 2014
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Hạ
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những vấn đề trong khóa luận là kết quả nghiên cứu
của bản thân tôi, dưới sự hướng dẫn của ThS Nguyễn Phương Hà Nội dung
khóa luận mà tôi nghiên cứu không trùng lặp với bất cứ một công trình nghiên cứu nào Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình
Hà Nội, tháng 05 năm 2014
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Hạ
Trang 4MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Lịch sử vấn đề 2
3 Phạm vi, đối tượng nghiên cứu 4
4 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 5
5 Phương pháp nghiên cứu 5
6 Đóng góp của khóa luận 5
7 Cấu trúc của khóa luận 6
NỘI DUNG Chương 1 NGUYỄN TUÂN – CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP 7
1.1 Cuộc đời 7
1.2 Sự nghiệp văn học 8
1.3 Phong cách nghệ thuật 10
1.4 Tập truyện ngắn Vang bóng một thời 12
Chương 2 CÁC BIỂU HIỆN NGHỆ THUẬT TRONG TẬP TRUYỆN NGẮN VANG BÓNG MỘT THỜI 15
2.1 Nhân vật 15
2.1.1 Nhân vật tài hoa, nghệ sĩ 15
2.1.2 Nhân vật kỳ ảo 18
2.1.3 Nhân vật lãng tử, giang hồ, xê dịch 21
2.2 Không gian nghệ thuật 24
2.2.1 Không gian quá khứ 24
2.2.2 Không gian kỳ ảo 27
Trang 52.3.1 Thời gian quá khứ 29
2.3.2 Thời gian kỳ ảo 31
2.4 Ngôn ngữ nghệ thuật 33
2.4.1 Kết hợp ngôn ngữ kể và ngôn ngữ tả 34
2.4.2 Thủ pháp lạ hóa ngôn từ 38
2.4.3 Ngôn ngữ sử dụng tối đa lớp từ Hán Việt mang sắc thái cổ kính, trang trọng 41
2.5 Giọng điệu nghệ thuật 43
2.5.1 Giọng khinh bạc, lạnh lùng 44
2.5.2 Giọng thán phục, luyến tiếc 46
2.5.3 Giọng ngậm ngùi, buồn tủi 48
KẾT LUẬN 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO 53
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
1 Nguyễn Tuân là một trong số chín tác gia văn học lớn nhất của Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong tiến trình hiện đại hóa nền văn học Các sáng tác của ông thuộc nhiều thể loại: truyện ngắn, phóng sự, tiểu thuyết, tùy bút Ở lĩnh vực nào, nhà văn cũng thể hiện được phong cách riêng, độc đáo của mình Với những đóng góp to lớn cho nền văn học Việt Nam hiện đại, Nguyễn Tuân xứng đáng được Đảng và Nhà nước trao tặng phần thưởng cao quý - giải thưởng Hồ Chí Minh (đợt I năm 1996)
2 Nghiên cứu cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Tuân, chúng
ta không thể không nói đến tập truyện ngắn Vang bóng một thời Tác phẩm đã
gây được tiếng vang lớn trong sự nghiệp cầm bút của Nguyễn Tuân giai đoạn
trước Cách mạng tháng Tám Năm tháng qua đi, tập truyện ngắn Vang bóng
một thời ngày càng có nhiều bạn đọc yêu thích và luôn nhận được sự quan tâm
đặc biệt từ các nhà nghiên cứu Vì vậy, tìm hiểu các yếu tố: nhân vật, không gian và thời gian nghệ thuật, ngôn ngữ và giọng điệu sẽ làm rõ các biểu hiện nghệ thuật của tác phẩm Qua đó, khẳng định những đóng góp của Nguyễn Tuân đối với sự phát triển của văn học ở các phương diện nội dung và hình thức nghệ thuật
3 Nguyễn Tuân là một tác gia được đưa vào giảng dạy ở hầu hết các cấp bậc: Đại học, Cao đẳng, THPT Việc nghiên cứu các tác phẩm của Nguyễn
Tuân, đặc biệt là các sáng tác trong tập truyện ngắn Vang bóng một thời, giúp
chúng ta khám phá những đặc sắc của một phong cách nghệ thuật độc đáo bậc nhất này Đồng thời góp một phần thiết thực vào công việc giảng dạy tác phẩm
của Nguyễn Tuân trong nhà trường Do đó, chúng tôi chọn đề tài: Thế giới
Trang 7nghệ thuật trong tập truyện ngắn Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân
làm đối tượng nghiên cứu
2 Lịch sử vấn đề
Hơn nửa thế kỉ cầm bút, Nguyễn Tuân đã để lại những dấu ấn sâu đậm trong lòng bao thế hệ bạn đọc Với lối viết độc đáo, tài hoa, các sáng tác của
ông giai đoạn trước và sau Cách mạng đều được giới nghiên cứu quan tâm
Vang bóng một thời là tập truyện ngắn đầu tay đã mang lại vinh quang trong
sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Tuân Từ khi xuất bản lần đầu tiên năm 1940,
Vang bóng một thời đã nhiều lần tái bản Đến nay, có không ít các bài báo,
đánh giá, công trình nghiên cứu về tập truyện ngắn này vẫn không ngừng được công bố
Người đầu tiên có công trong việc phát hiện ra tài năng độc đáo của
Nguyễn Tuân ở các sáng tác trong Vang bóng một thời là Thạch Lam Trong một bài viết ngắn Đọc Vang bóng một thời đăng trên báo Ngày Nay (số 212,
ngày 15/06/1940), Thạch Lam đã có cái nhìn tinh tế và sâu sắc về lối hành
văn của Nguyễn Tuân Ông đề cao Nguyễn Tuân là “một nhà văn có tài năng
đặc biệt, một nghệ sĩ có lương tâm” bởi niềm đam mê sáng tạo, yêu cái đẹp và
khả năng “làm sống lại cả một thời xưa cũ” [12, 229] Qua bài viết, Thạch
Lam đã chỉ ra những nét riêng trong Vang bóng một thời Tuy nhiên, những
nhận xét ban đầu của Thạch Lam chỉ mang tính khái quát về mặt nội dung, chưa đi sâu tìm hiểu về những phương diện nghệ thuật, khiến độc giả chưa thật sự thỏa đáng
Sau Thạch Lam, nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan cũng đánh giá cao tập
truyện Vang bóng một thời là “một văn phẩm gần tới sự toàn thiện, toàn mỹ”
Ông cho rằng Nguyễn Tuân là nhà văn “đứng hẳn ra một phái riêng” bởi “lối
hành văn đặc biệt và những ý kiến cùng tư tưởng phô diễn bằng một giọng tài hoa, sâu cay và khinh bạc, đầy nghệ thuật như một bức phác họa và bao giờ
Trang 8cũng cho người ta thấy một trạng thái tâm hồn” [12, 37] Tác giả Vũ Ngọc
Phan đã xem Vang bóng một thời như một “bức họa cổ” để từ đó chỉ ra không
gian và thời gian nghệ thuật trong tác phẩm
Trong số những nhà nghiên cứu tâm huyết về Nguyễn Tuân, phải kể đến Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh Ông không phải là người đầu tiên bàn về Nguyễn Tuân nhưng lại nghiên cứu về Nguyễn Tuân một cách toàn diện, từ cuộc đời,
sự nghiệp, đến quan điểm nghệ thuật Bàn về phong cách Nguyễn Tuân,
Nguyễn Đăng Mạnh khẳng định: “hạt nhân của phong cách Nguyễn Tuân có
thể gói gọn trong một chữ ngông” Đề cập đến quan điểm sáng tác của Nguyễn
Tuân, ông cho rằng: “Nói đến Nguyễn Tuân, người ta thường nghĩ đến một nhà
văn có quan điểm duy mỹ, trọng cái đẹp hình thức, đặt nghệ thuật lên trên hết mọi thứ thiện ác ở đời” [12, 91]
Giáo sư Phan Cự Đệ trong bài Đọc lại Vang bóng một thời của Nguyễn
Tuân, đã chỉ ra những kiểu nhân vật có ở tập Vang bóng một thời Đó là các
nhà Nho cuối mùa tìm về những thú vui thanh cao và nhân vật “lãng tử giang
hồ, xê dịch sống một cách nghệ sỹ trước cuộc đời” Ông cho rằng: “Nguyễn Tuân đã làm cái việc của một người đi khơi lại đống tro tàn của dĩ vãng, tìm
lại những cái đẹp của ngày qua đã một thời vang bóng” [12, 233] Hay như
nhà nghiên cứu Trương Chính khi viết về Vang bóng một thời cũng khẳng
định: “Về văn phong thì phải nói Nguyễn Tuân trong tác phẩm đầu tay này đã
đạt đến đỉnh cao mà về sau ông không đạt tới nữa” [1, 482]
Điểm lại lịch sử nghiên cứu về Nguyễn Tuân, tác giả Đỗ Đức Hiểu với
bài viết Chất thơ trong Vang bóng một thời đã khai thác tính nhạc, nhịp điệu trong ngôn ngữ và giọng điệu của tác phẩm Mai Quốc Liên với bài Nguyễn
Tuân - bậc thầy về nghệ thuật ngôn từ Việt Nam và Hoài Anh trong bài Nguyễn Tuân là nhà nghệ sĩ ngôn từ đã đưa cái đẹp thăng hoa đã chỉ ra
Trang 9Ngoài ra, đi vào nghiên cứu một tác phẩm cụ thể, Nguyễn Ngọc Hóa còn có
bài tìm hiểu về Cái thật và cái tài hoa trong Chữ người tử tù Ở đó, người
viết phát hiện ra bút pháp xây dựng nhân vật của Nguyễn Tuân đó là “những
con người khổng lồ” mang “cốt cách phi phàm” Tuy nhiên, hầu hết những
bài đánh giá, nhận định trên còn mang tính khái quát
Nghiên cứu về tác gia Nguyễn Tuân, còn phải đề cập tới một số công trình nghiên cứu, Luận văn thạc sĩ, Luận án tiến sĩ, khóa luận tốt nghiệp trong
cả nước như: Vẻ đẹp một thời vang bóng trong sáng tác của Nguyễn Tuân
(Luận án tiến sĩ của Nguyễn Thị Thủy, Đại học Sư phạm Hà Nội) Luận án đã
có đóng góp trong việc tìm hiểu về những nét đẹp truyền thống và giá trị dân
tộc sâu sắc trong văn chương Nguyễn Tuân; Vai nghĩa không gian, thời gian
trong Vang bóng một thời của nguyễn Tuân (Luận án tiến sĩ của Ngô Thị
Hải Yến, Đại học Sư phạm Hà Nội) nghiên cứu về các vai nghĩa của không
gian và thời gian trong tập Vang bóng một thời
Như vậy, điểm lại lịch sử nghiên cứu vấn đề về tác gia Nguyễn Tuân,
đã có nhiều công trình nghiên cứu tập Vang bóng một thời về các phương
diện như: nhân vật, ngôn ngữ, không gian, thời gian Tuy nhiên, những bài viết này chủ yếu là những nhận định lẻ tẻ, đánh giá mang tính chất khái quát, gợi mở Trên cơ sở kế thừa thành tựu của những người đi trước, chúng tôi xin
đi sâu nghiên cứu đề tài Thế giới nghệ thuật trong tập truyện ngắn Vang bóng
một thời của Nguyễn Tuân để góp phần hiểu thêm giá trị văn chương của
Nguyễn Tuân, khám phá những đặc sắc của phong cách nghệ thuật độc đáo này
3 Phạm vi, đối tượng nghiên cứu
3.1 Phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ của một khóa luận tốt nghiệp, phạm vi mà chúng tôi
khảo sát là mười hai truyện ngắn trong tập Vang bóng một thời của Nguyễn
Tuân, Nhà xuất bản Văn học, 2011
Trang 103.2 Đối tượng nghiên cứu
Như tên gọi của khóa luận, chúng tôi tìm hiểu thế giới nghệ thuật trong
tập truyện ngắn Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân Trong đó, tập trung
vào một số phương diện nghệ thuật cơ bản về: nhân vật, không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật, ngôn ngữ và giọng điệu
4 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
4.1 Mục đích nghiên cứu
Với đề tài này, chúng tôi hướng tới những mục đích sau:
- Tìm hiểu về các biểu hiện nghệ thuật trong tập Vang bóng một thời
của Nguyễn Tuân ở các phương diện: Nhân vật, không gian, thời gian, ngôn ngữ và giọng điệu
- Khẳng định vai trò và vị trí tác gia Nguyễn Tuân trong tiến trình hiện
đại hóa nền văn học
4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Khóa luận đặt ra và giải quyết những nhiệm vụ sau:
- Làm rõ thế giới nghệ thuật trong tập truyện ngắn Vang bóng một thời
của Nguyễn Tuân ở các phương diện: Nhân vật, không gian, thời gian, ngôn ngữ và giọng điệu
- Thấy được phong cách nghệ thuật độc đáo của Nguyễn Tuân và khẳng định những đóng góp của ông trong quá trình hiện đại hóa nền văn học
5 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thống kê, phân loại
- Phương pháp so sánh, đối chiếu
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
6 Đóng góp của khóa luận
- Làm rõ các biểu hiện nghệ thuật trong tập Vang bóng một thời ở các
Trang 11đó, khẳng định sự độc đáo trong sáng tạo nghệ thuật của phong cách Nguyễn Tuân
- Góp phần thiết thực vào việc giảng dạy và học tập các tác phẩm của Nguyễn Tuân trong nhà trường
7 Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Nội dung chính của khóa luận được triển khai thành 2 chương:
Chương 1: Nguyễn Tuân - Cuộc đời và sự nghiệp văn học
Chương 2: Các biểu hiện nghệ thuật trong tập truyện ngắn Vang bóng
một thời
Trang 12NỘI DUNG
Chương 1 NGUYỄN TUÂN – CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP
1.1 Cuộc đời
Nguyễn Tuân sinh năm 1910 tại phố Hàng Bạc nhưng quê ở làng Nhân Mục - Thượng Đình (nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội) Ông sinh ra trong một gia đình trí thức, giữa lúc Hán học đã tàn lụi, thất thế, nhường chỗ cho Tây học Là một tri thức yêu nước, giàu tinh thần dân tộc, Nguyễn Tuân đã phải trải qua những năm tháng khổ sở, có lúc bế tắc, tuyệt vọng Bối cảnh xã hội, không khí gia đình đặc biệt ấy đã in sâu đậm trong cá tính, tư tưởng cũng như phong cách nghệ thuật của nhà văn
Từ nhỏ, Nguyễn Tuân đã say mê và thuộc rất nhiều thơ của Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Tú Xương, Nguyễn Khuyến Ông thích những thú vui, món ăn truyền thống, yêu sự cầu kì kiểu cách, gắn liền với những giá trị cổ truyền của dân tộc
Thời thanh thiếu niên ông cùng gia đình đi và sống ở nhiều nơi: Khánh
Hòa, Phú Yên, Hội An, Đà Nẵng, Huế, Hà Tĩnh, Thanh Hóa “Cuộc đời
Nguyễn Tuân hầu như nằm trong những chuyến đi” (Mai Quốc Liên) Năm
1929, ông bị đuổi học vì tham gia một cuộc bãi khóa phản đối chống giáo viên người Pháp nói xấu người Việt Từ đây, Nguyễn Tuân bắt đầu hành trình của cuộc đời với nhiều khúc khuỷu, đầy chông gai
Sống trong cảnh nô lệ, thuộc địa, cũng giống như bao thanh niên trí thức khác, Nguyễn Tuân luôn tìm cách thoát khỏi cuộc sống bế tắc ấy Năm
1930, ông và một nhóm bạn có cùng chí hướng vượt biên sang Lào, rồi bị bắt
Trang 13Nguyễn Tuân rơi vào tình trạng khủng hoảng tinh thần sâu sắc, sa vào con đường ăn chơi trụy lạc
Ở tù ra, Nguyễn Tuân làm thư kí cho một nhà máy đèn và bắt đầu sự
nghiệp sáng tác Ông thể hiện tài năng của mình trên các báo Trung Bắc tân
văn, Đông Tây, An Nam tạp chí, Tiểu thuyết thứ Bảy Ngoài văn học,
Nguyễn Tuân còn say mê diễn kịch, đóng phim và trở thành một trong những diễn viên điện ảnh đầu tiên ở nước ta
Cách mạng tháng Tám thành công đã làm thay đổi cuộc đời và tư tưởng Nguyễn Tuân Ông hòa mình vào tập thể và tự nguyện đứng vào hàng ngũ nhà văn phục vụ cách mạng và trở thành một cây bút tiêu biểu của nền văn học hiện đại
Từ năm 1948 đến năm 1956, Nguyễn Tuân giữ chức Tổng thư kí Hội Văn nghệ toàn quốc Năm 1950 đến 1953, ông gia nhập Đảng tại chi bộ Hội Văn nghệ Việt Nam và cống hiến không ngừng nghỉ Những tháng ngày ở Việt Bắc gian khổ, Nguyễn Tuân vừa sáng tác, vừa chiến đấu Tại đây, ông đã thai nghén để sau đó cho ra đời những tác phẩm phản ánh khá chân thực không khí chiến đấu sôi nổi của quân và dân ta trong những ngày kháng chiến chống Pháp
Nguyễn Tuân mất vào năm 1987 tại Hà Nội, để lại sự nghiệp văn học phong phú với những trang viết độc đáo và tài hoa Với những cống hiến lớn lao cho nền văn học hiện đại Việt Nam, ông được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (đợt I năm 1996)
1.2 Sự nghiệp văn học
Sự nghiệp văn học của Nguyễn Tuân chia thành hai giai đoạn: trước Cách mạng tháng Tám và sau Cách mạng tháng Tám
a) Trước Cách mạng tháng Tám
Trang 14Nguyễn Tuân không phải là nhà văn thành công ngay từ những tác phẩm đầu tay Ông bắt đầu cầm bút từ đầu những năm 30 và đã thử bút qua nhiều thể loại: thơ, bút ký, truyện ngắn hiện thực trào phúng Từ năm 1932 đến năm 1937 có thể coi là chặng thử bút, dò đường của Nguyễn Tuân Năm
1937, ông cho ra mắt tác phẩm truyện ngắn Một vụ bắt rượu lậu Đến năm
1939, độc giả thực sự biết đến tên tuổi Nguyễn Tuân qua tập truyện ngắn
Vang bóng một thời Đây là tác phẩm đánh dấu mốc quan trọng cho sự
nghiệp sáng tác của nhà văn
Trước Cách mạng tháng Tám, Nguyễn Tuân thành công ở một số thể loại:
+ Truyện ngắn: Một vụ bắt rượu lậu (1937), Vang bóng một thời (1940), Xác ngọc lam (1943)
+ Tùy bút: Một chuyến đi (1938), Chiếc lư đồng mắt cua (1941), Tùy
bút I (1941), Tùy bút II (1943), Tóc chị Hoài (1943)
+ Phóng sự: Ngọn đèn dầu lạc (1939), Tàn đèn dầu lạc (1941)
+ Tiểu thuyết: Thiếu quê hương (1940)
Sống trong chế độ thuộc địa ngột ngạt, bức bối, cũng như bao văn nghệ
sĩ khác, Nguyễn Tuân luôn cảm thấy bất hòa sâu sắc với xã hội đương thời Ông đã tìm lối thoát cho mình vào những chuyến đi với chủ nghĩa Xê dịch, tìm về vẻ đẹp của một thời vang bóng và đời sống trụy lạc Đó cũng là ba nội dung chính trong đề tài sáng tác trước Cách mạng của Nguyễn Tuân
b) Sau Cách mạng tháng Tám
Cách mạng tháng Tám thành công đã mở ra một kỷ nguyên mới đối với dân tộc ta, đồng thời cởi trói tư tưởng cho giới văn nghệ sĩ Nguyễn Tuân không còn bất hòa với xã hội mà đã trở về sống hòa hợp giữa cuộc đời, bắt đầu từ đây tạo lên những bản hòa tấu vang dội cho nền văn học Việt Nam
Trang 15Trong không khí cả nước ra trận, Nguyễn Tuân cũng hăng hái tham gia kháng chiến, đem ngòi bút phục vụ cho chiến đấu Ông đã cho ra đời một khối lượng tác phẩm phong phú thuộc nhiều thể loại, đặc biệt là tùy bút
+ Truyện ngắn: Chùa Ðàn (1946), Thắng càn(1963), Chú Giao làng
Seo (1953)
+ Tùy bút, bút ký: Ðường vui (1949), Tình chiến dịch (1950), Bút ký
đi thăm Trung Hoa (1955), Tùy bút kháng chiến và hòa bình (Tập I/1955,
Tập II/1956), Sông Ðà (1960), Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi (1972), Cảnh sắc và
hương vị đất nước (1988)
Có thể thấy, cả hai giai đoạn trước và sau Cách mạng, những sáng tác của Nguyễn Tuân đều thể hiện một phong cách văn chương độc đáo, tài hoa, uyên bác Nếu như trước Cách mạng, người ta thường nhắc nhiều đến tập
Vang bóng một thời thì sau Cách mạng, Nguyễn Tuân đã tiếp tục phát huy sở
trường và đặc biệt thành công ở thể loại tùy bút và được mệnh danh là “ông
vua tùy bút” Với những đóng góp to lớn ấy, Nguyễn Tuân xứng đáng là một
trong số các tác gia tiêu biểu của nền văn học Việt Nam hiện đại
1.3 Phong cách nghệ thuật
Nguyễn Tuân có một phong cách nghệ thuật rất độc đáo và sâu sắc
Nhà nghiên cứu Nguyễn Ðăng Mạnh khẳng định: “Hạt nhân của phong
cách nghệ thuật Nguyễn Tuân có thể gói gọn trong một chữ ngông Cái ngông vừa có màu sắc cổ điển, kế thừa truyền thống tài hoa bất đắc chí của những Nguyễn Khuyến, Tú Xương, Tản Ðà và trực tiếp hơn là cụ Tú Lan, thân sinh nhà văn; vừa mang dáng vẻ hiện đại, ảnh hưởng từ các hệ thống triết lý nổi loạn của xã hội tư sản phương Tây như triết lý siêu nhân, quan niệm về con người cao đẳng, thuyết hiện sinh ”
Ngông là biểu hiện của sự chống trả mọi thứ nền nếp, phép tắc, định kiến của xã hội bằng cách làm ngược lại với thái độ ngạo đời Thể hiện phong
Trang 16cách này, mỗi trang viết của Nguyễn Tuân đều muốn chứng tỏ tài hoa uyên bác Và mọi sự vật được miêu tả, quan sát chủ yếu ở phương diện văn hóa, thẩm mỹ
Trước Cách mạng tháng Tám, Nguyễn Tuân đi tìm những cái đẹp của
thời xa xưa còn vương sót lại và viết thành tập truyện ngắn Vang bóng một
thời Ngoài ra, ông còn học theo chủ nghĩa xê dịch, chủ nghĩa duy mỹ, chủ
nghĩa hưởng lạc, chủ nghĩa ẩm thực Vì thế ông là nhà văn của những tính cách phi thường, của những tình cảm, cảm giác mãnh liệt, của những phong cảnh tuyệt mĩ, của gió, bão, núi cao rừng thiêng, thác ghềnh dữ dội
Chủ nghĩa độc đáo trong đời sống cũng như trong nghệ thuật mà biểu hiện là thú chơi ngông của Nguyễn Tuân không chỉ đơn thuần là phản ứng tâm lý của một cá nhân trước tấn kịch xã hội Nó còn bao hàm cái khí khái của người trí thức yêu nước không cam tâm chấp nhận chế độ thực dân, tự đặt những nghịch thuyết để tách mình ra và vượt lên trên cái xã hội của những kẻ
xu thời, thỏa mãn với thân phận nô lệ
Sau Cách mạng tháng Tám, phong cách Nguyễn Tuân có những đổi thay quan trọng Vẫn tiếp cận thế giới, con người thiên về phương diện văn hóa nghệ thuật, nghệ sĩ, nhưng giờ đây ông còn tìm thấy chất tài hoa nghệ sỹ
ở cả nhân dân đại chúng Nguyễn Tuân không còn đối lập giữa quá khứ, hiện tại và tương lai, lối văn vừa đĩnh đạc cổ kính, vừa trẻ trung hiện đại Đặc điểm
dễ nhận thấy trong phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân là mới lạ, không giống ai Mọi thứ Nguyễn Tuân bày biện đều có hương vị đặc sản, từ những
nguồn “chưa ai khơi” nên thường tạo được cảm giác rất mạnh, ấn tượng rất sâu
Hệ thống nhân vật của Nguyễn Tuân bao giờ cũng mang dáng vẻ riêng, độc đáo và rất đẹp - vẻ đẹp của tài hoa, của nhân cách Ở cả hai giai đoạn
sáng tác, nhà văn luôn trân trọng những “đấng tài hoa” và say mê miêu tả,
Trang 17chiêm ngưỡng họ Mỗi nhân vật thường sành hơn người ở một thú chơi hoặc một ngón nghề nào đó, đầy tính nghệ thuật
Nguyễn Tuân cũng là một con người yêu thiên nhiên tha thiết Ông có nhiều phát hiện hết sức tinh tế và độc đáo về núi sông cây cỏ trên đất nước mình Phong cách tự do phóng túng và ý thức sâu sắc về cái tôi cá nhân đã khiến Nguyễn Tuân tìm đến thể tùy bút như một điều tất yếu Dường như ông chỉ có thể gắn bó với lối văn nào thật sự tự do và chấp nhận những cảm xúc đậm màu sắc chủ quan Thể tùy bút trong văn chương Nguyễn Tuân đã đạt đến đỉnh cao của khả năng ghi nhận và thể hiện đời sống
Xét đến cùng, phong cách riêng không trộn lẫn, không ai bắt chước được của tùy bút Nguyễn Tuân chính ở sự linh hoạt, phong phú đến thần tình của giọng điệu văn chương Tóm lại, trong nền văn học Việt Nam hiện đại, Nguyễn Tuân thật xứng đáng ở tầm cỡ nhà văn lớn mà khi nói đến ông, người
ta nghĩ ngay đến một phong cách độc đáo, tài hoa, uyên bác
1.4 Tập truyện ngắn Vang bóng một thời
Vang bóng một thời là tập truyện ngắn được Nguyễn Tuân sáng tác
năm 1939, đăng trên tạp chí Tao Đàn và Tiểu thuyết thứ bảy do nhà in Tân
Dân Hà Nội xuất bản lần đầu tiên năm 1940 Tác phẩm đã gây được tiếng vang lớn, khiến cho giới văn nghệ sĩ và người đọc hết sức tán thưởng và khen
ngợi: “Người ta lấy làm sung sướng khi thấy một nhà văn kính trọng và yêu
mến cái đẹp, coi công việc sáng tạo là công việc quý báu và thiêng liêng”
(Thạch Lam) Với tập Vang bóng một thời, Nguyễn Tuân trở thành nhà văn
nổi tiếng, được trao tặng giải thưởng Gia Long, kiêu hãnh đứng ngang hàng
với Hồn bướm mơ Tiên của Khái Hưng và Đôi Bạn của Nhất Linh
Trong sáng tác của Nguyễn Tuân, Vang bóng một thời là tập truyện
được đánh giá cao nhất về tư tưởng và nghệ thuật Toàn bộ tác phẩm gồm mười hai truyện ngắn, sáng tác theo xu hướng thoát li hoài cổ Đây là lần đầu
Trang 18tiên trong văn học, quá khứ và xã hội phong kiến Việt Nam được xem xét và ghi chép từ cái nhìn hiện đại Ở đó, Nguyễn Tuân không viết về trật tự xã hội,
về tư tưởng đạo đức cũ mà thiên về mô tả, ngợi ca những vẻ đẹp riêng về thời quá khứ Những phong tục đẹp, thú chơi tao nhã, lành mạnh hiện lên một cách chân thực
Với Vang bóng một thời, Nguyễn Tuân đóng vai trò “là người khơi
đống tro tàn của dĩ vãng để bày lại trước mắt ta những cái ta đã biết qua hay
chưa biết rõ” (Vũ Ngọc Phan) Trong tác phẩm, ngoài hai truyện Bữa rượu
máu và Báo oán thì mười truyện còn lại có thể coi như “mười nén tâm
hương” nguyện cầu cho cái đẹp cổ truyền của người Việt Nam đó là: uống
đẹp (Những chiếc ấm đất, Chén trà trong sương sớm), nhắm đẹp (Hương
cuội), chơi đẹp (Thả thơ, Đánh thơ, Một cảnh thu muộn), ứng xử đẹp (Ngôi
mả cũ), hoa tay đẹp (Trên đỉnh non Tản), tài nghệ đẹp (Ném bút chì) và
nhân cách đẹp (Chữ người tử tù) Những vẻ đẹp xưa đều được hiện lên trong
niềm xót xa nuối tiếc khôn nguôi của tác giả Trong khi những nhà văn khác sao nhãng quá khứ, thì bằng tình yêu quê hương đất nước tha thiết, thái độ trân trọng những giá trị văn hóa của dân tộc và lòng yêu mến, tiếc thương dĩ
vãng, Nguyễn Tuân đã “vớt lại vẻ đẹp đã qua và làm sống lại cả một thời xa
xưa” qua những trang văn để đời mà “về sau ông không bao giờ đạt tới nữa”
Đặc biệt, nhà văn đã tái hiện lại những con người thuộc lớp nhà Nho có nhân cách tài hoa nhưng bất đắc chí như: ông Phủ, ông Nghè, cụ Kép, cụ Thượng, cụ Ấm Họ không chấp nhận cuộc sống nô lệ thực tại nên đã tìm về những thú chơi thanh cao: đánh cờ, trồng hoa, thả thơ, đánh thơ, uống trà, làm đèn kéo quân Họ chơi ngông với đời bằng lối sống ẩn mình, ngoài vòng danh lợi, chỉ biết vui thú, hưởng lạc một cách tao nhã, đài các, cầu kì Đó là
cụ Ấm (Chén trà trong sương sớm) thích uống trà với thứ nước đọng trong lá
Trang 19đạm ấy, cách pha trà của cụ Ấm đã trở thành lễ nghi Cụ Kép (Hương cuội) đã
để tất cả “quãng đời xế chiều” của mình vào việc chăm sóc một vườn hoa
quý Cách chơi hoa, uống trà đều toát lên sự cầu kì, lịch lãm, tài hoa đầy nghi lễ và rất đỗi đời thường Tất cả những cái đẹp ấy được Nguyễn Tuân nâng niu, trân trọng, miêu tả một cách cầu kì và nâng lên thành nghệ thuật
Do nhu cầu khẳng định cái tôi tài hoa, uyên bác khiến ngòi bút Nguyễn Tuân đôi chỗ mang tính chất cực đoan, chỉ quan tâm đến cái đẹp thuần túy mang tính, hình thức Vì thế, người đọc có cảm giác vừa thú vị vừa rờn rợn về
cái đẹp của nghệ thuật “chém treo ngành” của Bát Lê (Bữa rượu máu), cái đẹp của nghệ thuật “ném bút chì” (Ném bút chì) Tất nhiên, ẩn trong cái đẹp
lạnh lùng và tàn bạo đó, người đọc vẫn nhận thấy chút hơi hướng của hiện thực và ý nghĩa tích cực của việc phản ánh hình tượng đó Thông qua tác phẩm, nhà văn hướng về quá khứ và bày tỏ thái độ bất hòa sâu sắc với xã hội đương thời và khẳng định vẻ đẹp của một thời huy hoàng trong dĩ vãng
Như vậy, tập truyện ngắn Vang bóng một thời là nỗi niềm hoài cổ
trong sâu thẳm tâm hồn Nguyễn Tuân trước cái hay, cái đẹp đã chết chỉ còn
lại những dư âm Bằng một cách thầm lặng, Nguyễn Tuân đã làm sống lại cả
một giai đoạn nhiều biến động trong lịch sử để công chúng đọc và tự suy ngẫm về quá khứ của cha ông
Những đóng góp to lớn của Nguyễn Tuân về thế giới nghệ thuật trong
tập truyện ngắn Vang bóng một thời đã mang lại vinh quang đầu tiên trong sự
nghiệp sáng tác trước Cách mạng của Nguyễn Tuân Đặc biệt, với sự độc đáo
về quan niệm, đề tài, cảm hứng sáng tác và thái độ thiết tha trân trọng cái đẹp
quá khứ, Vang bóng một thời đã trở thành tác phẩm bất tử với thời gian
Trang 20Chương 2 CÁC BIỂU HIỆN NGHỆ THUẬT TRONG TẬP TRUYỆN NGẮN
VANG BÓNG MỘT THỜI
2.1 Nhân vật
Tác phẩm văn học bao giờ cũng phản ánh đời sống bằng hình tượng và được diễn đạt bằng ngôn từ, nhằm thể hiện tư tưởng tình cảm của con người Trong thế giới hình tượng đó, nhân vật văn học giữ vai trò trung tâm trong tác phẩm
Theo giáo trình Lý luận văn học (tập 2), tác giả Trần Đình Sử cho
rằng: “Nhân vật văn học là con người được thể hiện bằng phương tiện văn
học Nội dung của nhân vật văn học nằm trong sự thể hiện của nó Chỉ đến
khi tác phẩm kết thúc, người đọc mới có ý niệm đầy đủ về nhân vật” [16, 118]
Như vậy, nhân vật trong tác phẩm văn học được hiểu là những con người hay những sự vật mang cốt cách của con người được xây dựng bằng các phương tiện của nghệ thuật ngôn từ Nhân vật cũng chính là phương tiện cơ bản để nhà văn khái quát được hiện thực cuộc sống
Nguyễn Tuân là một nhà văn lớn có phong cách độc đáo và tài hoa thì thế giới nhân vật được đề cập đến vô cùng sinh động và hấp dẫn Ở đây, chúng tôi chỉ xin được nói tới một số nhân vật tiêu biểu trong tập truyện ngắn
Vang bóng một thời Đó là ba kiểu nhân vật: Nhân vật tài hoa, nghệ sĩ; nhân
vật kì ảo và nhân vật lãng tử giang hồ, xê dịch Qua những kiểu nhân vật này chúng ta sẽ thấy được quan điểm thẩm mỹ cũng như tư tưởng của nhà văn Nguyễn Tuân và thời đại
2.1.1 Nhân vật tài hoa, nghệ sĩ
Nhân vật tài hoa, nghệ sĩ là những nhân vật có tài, hơn người hoặc
Trang 21hai giai đoạn sáng tác trước và sau Cách mạng Nguyễn Tuân bước vào nghề văn như để minh chứng cho hai câu thơ của Nguyễn Công Trứ:
Trời đất cho ta một cái tài Giắt lưng dành để tháng ngày chơi
Tiếp nối khí chất nhà Nho tài tử của những bậc tiền bối, Nguyễn Tuân
đã tôi luyện cho mình trở thành một người tài hoa, tài tử,luôn tôn thờ cái đẹp Nói đến Nguyễn Tuân, người ta thường nghĩ đến một nhà văn của quan điểm
duy mỹ “suốt đời đi tìm cái đẹp và cái thật” Quan điểm ấy thể hiện ngay ở
những nhân vật ưa thích nhất của ông trong Vang bóng một thời Đó là
“những con người tài hoa tài tử, dù tĩnh tại hay xê dịch, đối với cuộc sống,
đối với quê hương đều chỉ là những kẻ sống tạm ở nhờ, những con người sinh
ra dường như chỉ để ngắm đời, ngoạn cảnh cho cảm giác được no nê thanh sắc và để trổ tài khoe chữ chứ không chịu gánh lấy một trách nhiệm nào”
(Nguyễn Đăng Mạnh)
Rõ ràng, thế giới nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Tuân dù là nam hay nữ, già hay trẻ hoặc làm bất cứ nghề gì cũng là con người tài hoa, tài tử Viết về những con người này, Nguyễn Tuân luôn tràn đầy hứng thú và sự nhiệt thành Đó là những ông Nghè, ông Cử, Huấn Cao, cụ Kép, cụ Hồ Viễn, Phó Sứ
- Mộng Liên đều là những con người tài hoa, tài tử
Là một nhà văn tài hoa, Nguyễn Tuân tìm thấy sự đồng cảm ở những
con người tài hoa, tài tử Trong tập Vang bóng một thời, cụ Sáu trong truyện
Những chiếc ấm đất có cách uống trà đặc biệt ở chỗ là chỉ uống trà pha bằng
nước giếng trên chùa Đồi Mai và dám “đánh đổi sản nghiệp lấy một chén trà
ngon” Bởi vậy mà cụ Sáu không bước chân đi đâu xa được, từng thề rằng:
“giếng chùa mà cạn thì sẽ lập tức cho không người nào muốn xin bộ đồ trà
quý báu” Nhân vật cụ Kép làng Mọc trong truyện Hương cuội cũng là con
người tài hoa, tài tử Cụ am hiểu sâu sắc về loài hoa lan và có thú uống rượu,
Trang 22thưởng hoa một cách cầu kỳ, nghệ sỹ, hơn đời: uống rượu với đá cuội tẩm kẹo mạch nha trong mùi hoa lan thoang thoảng khắp vườn Sở thích đó khiến cụ
Kép sẵn sàng đem quãng đời xế chiều của một nhà Nho để “phụng sự lũ hoa
thơm cỏ quý và rượu thạch lan hương” Có thể thấy, những nhân vật tài hoa,
nghệ sỹ ấy chính là hiện thân của vẻ đẹp xưa mà Nguyễn Tuân say mê kiếm tìm, chiêm ngưỡng, ngợi ca bằng tất cả tình yêu, niềm kính phục
Mặt khác, mỗi nhân vật tài hoa, nghệ sĩ trong truyện ngắn của Nguyễn
Tuân đều mang những dáng vẻ riêng Cụ Hồ Viễn trong truyện Ngôi mả cũ là
một viên tướng Cờ Đen oai phong lẫm liệt, từng tung hoành một thuở:
“Người ta nói chuyện lại rằng cụ Hồ hồi còn làm tướng quân Cờ Đen, mỗi lúc
cụ trương lá cờ đầu lúc xuất quân, trông oai phong lẫm liệt Bên thắt lưng điều, cụ giắt hai khẩu súng Phía bên trái là một khẩu đoản mã, và phía bên phải là một khẩu súng thập bát hưởng bắn một lúc những mười tám phát liền”
[18, 73] Đây là nhân vật mang trong mình cái “cốt tài tử” đã thấm nhuần vào da thịt, không dễ thay đổi Khi thất thế, đi làm thầy địa lý nhưng cụ Hồ Viễn vẫn giữ
được những thói quen kỳ dị: “ngày hai bữa rượu và mỗi phiên chợ lại một bữa
thuốc phiện” và “móng tay út lá lan của cụ uốn hai vòng như râu rồng” luôn
phải rửa bằng chanh
Khảo sát các truyện trong tập Vang bóng một thời, ta thấy ngòi bút của
Nguyễn Tuân đã dồn hết vào nhân vật Huấn Cao Đó là một “đấng tài hoa” văn võ song toàn “có tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp” Nét chữ đẹp và
vuông ấy thể hiện hoài bão, nhân cách phi thường Bước vào ngục tù tăm tối,
Huấn Cao vẫn hiên ngang, khinh bạc, bất chấp mọi thế lực cường quyền:
“Huấn Cao lãnh đạm, không thèm chấp, chỉ chúc mũi gông nặng xuống thềm
đá tảng, khom mình chúc mạnh đầu thành gông xuống đấy đánh thuỳnh một cái Then ngang chiếc gông bị giật mạnh, đập vào cổ năm người sau” [18,
Trang 23cảm hóa con người, khiến cho viên quản ngục phải cảm phục, chắp tay “xin
bái lĩnh” Có thể thấy, Nguyễn Tuân luôn trân trọng và say mê chiêm ngưỡng
những vẻ đẹp của tài hoa, của nhân cách Ở đây, vẻ đẹp của con người tài hoa,
nghệ sĩ đã được nâng lên đến mức độ “thiên tính” và chủ nghĩa duy mỹ được
trân trọng một cách tuyệt đối
Vốn là người mê hát, Nguyễn Tuân đã gửi hồn mình vào những điệu hò mái đẩy trên sông Hương Do đó, ông thấu hiểu những con người kiếm sống
bằng nhan sắc và bằng tiếng hát lời ca Đó là những nhân vật: “Nơi quê hương
vào những ngày u hoài âm ỉ, gió Đông Bắc còn gửi mãi về cái mùi diêm sinh đem từ ngoài bờ cõi vào mỗi ngày vẫn có ba người đàn bà ca hát từ lúc mặt
trời tắt cho đến lúc mặt trời mọc” (Đánh thơ) Nguyễn Tuân đã nói về những
con người tài hoa, nghệ sĩ này bằng tất cả lòng mến thương, cảm phục Họ là Mộng Liên, Mộng Huyền, Mộng Thu, không chỉ có tài sắc mà còn lãng mạn
Tóm lại, trong tập Vang bóng một thời, Nguyễn Tuân tập trung khắc
họa hình tượng các nhân vật tài hoa, nghệ sĩ Bởi ông sinh ra và lớn lên trong cái nôi văn hóa cổ truyền của dân tộc nên cảm thấy hoài tiếc về những giá trị đã qua nay chỉ còn vang bóng Không thực hiện được ước mơ cháy bỏng giữa cuộc đời thực nên ông đã gửi gắm cái tài và cái tâm vào những con người tài hoa để mong được thỏa nguyện.Vì thế, Nguyễn Tuân đã dành trọn tình cảm của mình để viết về những con người tài hoa, tài tử
2.1.2 Nhân vật kỳ ảo
Bên cạnh nhân vật tài hoa, nghệ sĩ, Nguyễn Tuân cũng chú ý khắc họa nhân vật kỳ ảo Đây là kiểu nhân vật không có thật, được nhào nặn, hư cấu đặt trong một không khí huyền ảo hoặc là những con người siêu nhiên trong trí tưởng tượng của nhà văn Như vậy, nhân vật kỳ ảo là sản phẩm sáng tạo của người nghệ sỹ nhằm khái quát những phương diện đa dạng và biến đổi không ngừng của đời sống theo khuynh hướng kỳ ảo hóa
Trang 24Trong văn học trung đại, nhân vật kỳ ảo thường là những bóng ma, oan
hồn như Truyền kỳ mạn lục, Lĩnh Nam chích quái Đến văn học hiện đại,
nhân vật kỳ ảo xuất hiện khá đa dạng, tồn tại dưới nhiều hình thức Đó là thế
giới kỳ ảo của không gian miền núi, chốn sơn cùng thủy tận trong Lan rừng (Nhất Linh), Suối Đàn, Truyện đường rừng (Lan Khai) Có thể thấy, yếu tố
kì ảo đã tạo nên một phong cách truyện ngắn đặc sắc giai đoạn đầu thế kỉ XX
Với Nguyễn Tuân, những sáng tác của ông trước Cách mạng, ta thấy
yếu tố kỳ ảo xuất hiện nhiều nhất trong tập truyện Yêu ngôn Đây là tác phẩm
mở đầu cho hình thức sáng tác theo kiểu loại truyện kỳ ảo mà Nguyễn Tuân
bắt đầu khai phá Tiếp đó, là hàng loạt truyện ngắn trong tập Vang bóng một
thời được Nguyễn Tuân sử dụng bút pháp kỳ ảo để miêu tả
Truyện Báo oán kể về cuộc báo thù của một oan hồn, khiến ông Đầu
Xứ Anh bị hỏng thi ở khóa trước Nguyên do là lúc trước, ông cụ thân sinh đã
để một nàng hầu tự ải khi cô có thai sáu, bẩy tháng Oan hồn báo cho ông biết rằng cái ân oán sẽ còn theo mãi nếu Đầu Xứ Anh còn dự thi Bằng sức tưởng tượng phong phú và ngòi bút tài hoa, Nguyễn Tuân đã khiến người đọc như
nhìn thấy linh hồn của người phụ nữ trở về đòi món nợ tiền kiếp: “Một người
đàn bà trẻ, xõa tóc, ẵm con, hiện ngay dưới lều, ngay chỗ đầu chõng, kêu gào giữ dịt lấy tay không cho viết Gào khóc chán người đàn bà ấy lấy mớ tóc xoã quất vào mặt ông cứ bỏng rát lên và cười sằng sặc, lấy nghiên mực đổ vào quyển ông” [18, 169]
Khóa thi cuối cùng, người anh động viên Đầu Xứ Em đi thi với mộng ước công danh bảng vàng Cũng như anh, người em đi thi lại gặp phải sự việc tương tự: Đầu Xứ Em tự nhiên nghe tiếng cười lanh lảnh, rồi lại mớ tóc xoã, người đàn bà cất tiếng the thé, ông đau bụng dữ dội rồi gục xuống, phải bỏ
dở bài thi Hai anh em ông Đầu Xứ nổi tiếng hay chữ nhất vùng Sơn Nam hạ,
Trang 25đành ngậm ngùi ca thán “thi không ăn ớt thế mà cay” khi nàng hầu của cha họ
thề báo oán
Qua nhân vật ma nữ kỳ ảo trong truyện, nhà văn muốn phản ánh đầy đủ
về hiện thực khoa thi Mậu Ngọ, từ cảnh sĩ tử mang lều chõng ra đi, đến cảnh
sĩ tử bì bõm tại trường thi, lễ cúng tam sinh Đó là chốn quan trường đầy tệ nạn, một xã hội không trọng dụng nhân tài Có thể nói, đây là một áng văn chương hay, một tài liệu giá trị về trường thi Nho học lúc suy tàn
Nhân vật kỳ ảo không chỉ có trong truyện Báo oán, mà còn xuất hiện ở truyện Trên đỉnh non Tản Khác với truyện của Lan Khai, hấp dẫn người đọc
bằng những truyện đường rừng hoang sơ kì thú và bí hiểm Nguyễn Tuân lại cuốn hút độc giả bằng cách đưa vào văn chương một câu chuyện mang dấu ấn
huyền thoại cổ tích Sơn Tinh, Thủy Tinh Truyện ngắn Trên đỉnh non Tản là
một thế giới bí mật, huyền ảo Sau mỗi trận dâng nước của Thủy thần, Đền Thượng bị hư hỏng và đám thợ mộc Chàng Thôn lại được Sơn thần gọi lên chữa đền Cuộc sống trên núi Tản trong cái nhìn của kíp thợ mộc vừa huyền
ảo, vừa kì thú, vừa thần tiên vừa quái dị Chốn non tiên ấy toàn những cái êm
dịu, trong sáng, thơm lành Đó là nơi “ngày tháng thì dài, mà không thấy sốt
ruột Hoa quả lành ngọt và thơm như hết thảy những cái gì không phải là trần
hủ sống gửi ở mặt đất cõi trần” [18, 198] Đặc biệt, Nguyễn Tuân còn xây
dựng được thành công nhân vật kỳ ảo trong truyện Ông đã miêu tả thánh Tản
Viên - một trong bốn tứ bất tử nơi thế giới u linh, thường “hay biến hóa nhiều
nhất và tàng hình lẫn vào đám người trần mắt thịt” Ở trong truyện, vị thần
non Tản ấy đã hóa thân thành “một ông cụ râu tóc lông mi trắng xốp như
bông, chống một cây gậy trúc đùi gà vàng óng, khoan thai tiến vào cổng trước làng Chàng Thôn Trông ông cụ đĩnh đạc, cổ kính, đội cái nón cỏ giống kiểu nón tu lờ người tu hành bước đi có đủ cái vững vàng của một người
quắc thước thuộc lòng con đường đi của mình” [18, 202] Có thể thấy, nhân
Trang 26vật thần kỳ và thế giới siêu nhiên trong truyện Trên đỉnh non Tản “thực chất
cũng chỉ là một con đường thoát lên chốn thần tiên” [12, 236] dành cho
Nguyễn Tuân sau khi đã tìm về quá vãng nhưng vẫn không thỏa lòng
Tìm hiểu các truyện ngắn trong Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân
thấy có xu hướng phê phán xã hội thể hiện một cách kín đáo qua các nhân vật
kỳ ảo Ở truyện Báo oán và Trên đỉnh non Tản, Nguyễn Tuân đã xây dựng
một kiểu nhân vật được hư cấu hóa để biểu hiện thế giới quan thần linh, nhằm mang lại cho tác phẩm những giá trị thẩm mĩ nhất định Việc xuất hiện những nhân vật kỳ ảo trong cuộc sống hiện thực cũng là nỗ lực khai thác tầng sâu của hiện thực Đồng thời, đây chính là cách để nhà văn mở rộng biên độ phản ánh, chuyển tải một phạm vi đời sống khác lạ vào tác phẩm Bằng trí tưởng tượng phong phú, Nguyễn Tuân đã tạo nên một thế giới siêu thực với những nhân vật kỳ ảo, khơi gợi cảm giác mới lạ nơi người đọc
2.1.3 Nhân vật lãng tử, giang hồ, xê dịch
Là một người dân nước thuộc địa, Nguyễn Tuân đau xót cho tình cảnh dân tộc mình nên phản ứng lại bằng cách tìm về vẻ đẹp của quá khứ hoặc chủ trương xê dịch giang hồ Đó cũng là cách quay lưng với đời sống tầm thường, đồng thời, đúng với mục đích sống của nhà văn Với Nguyễn Tuân, cuộc đời
ông “nằm trong những chuyến đi” Đi không biết mệt mỏi, đi để tìm cái đẹp
và thỏa mãn khát vọng của người nghệ sĩ tài tử
Trước Cách mạng, Nguyễn Tuân là người lữ hành đi khắp nơi, khắp chốn Sau Cách mạng, những chuyến đi ngày một dày hơn, khi thì ở Tây Bắc, Hoàng Liên Sơn, lúc lại ở Cô Tô, Cà Mau Đi để phát hiện ra những vẻ đẹp của con người Chính ham muốn xê dịch ấy đã giúp ông có vốn sống, vốn hiểu biết phong phú để xây dựng thành công những nhân vật lãng tử giang
hồ, xê dịch
Trang 27Trong Vang bóng một thời, Nguyễn Tuân đã xây dựng nhân vật lãng
tử, thích cuộc sống giang hồ, xê dịch Đó là những con người mang trong mình chất tài tử, tài hoa, có nhân cách cao đẹp Bởi vậy, họ không chịu sống cuộc sống gò bó, luồn cúi trong vòng danh lợi mà chỉ thích nay đây mai đó theo ý mình Đối với họ, sống ở đời giống như một cuộc chơi, đâu vui thì đến, đâu buồn thì đi Đi là một phương tiện, một sự cứu cánh của cuộc đời
Nhân vật Phó Sứ - Mộng Liên trong truyện Đánh thơ, đã từng đặt chân
đi khắp dải đất Trung Kỳ Không chịu bất cứ ràng buộc nào, cặp tài tử này tự
do đi khắp mọi nơi, phiêu bạt với túi thơ, túi phách của mình “Suốt một dải
Trung kỳ, họ đi về như là trẩy chợ Tới mỗi nơi, ở mọi chốn, quan Phó Sứ lại
mở một cái túi đựng toàn bài thơ đố ra cho mọi người đặt tiền và bên chiếu bạc văn chương, Mộng Liên lại đàn, lại ca để làm vui cho cuộc đỏ đen rất trí thức này mỗi tuần trăng, cặp tài tử này ở một tỉnh Cái chiếu bạc thả thơ của họ thường trải ở một phủ nha, huyện nha hay là nơi tư thất một đốc bộ đường Bất kể lúc lên voi, lúc xuống chó, lứa đôi này đã để dấu giầy trên mọi chốn và tha lê đi khắp nơi cái túi thơ và cái túi phách ăn người của họ” [18, 53]
Có thể thấy, cuộc đời của Phó Sứ - Mộng Liên thật lãng du, khác đời Với họ, đi vừa là nguồn sống vừa để chiêm ngưỡng cảnh đẹp, được thoải mái tâm hồn, tự do phóng túng Họ có mặt trên cõi đời này dường như là để mua vui cho thiên hạ Và cuối cùng người chồng tài tử đã chết ở chân đèo Ngang trên con đường giang hồ, xê dịch Cuộc đời của hai con người ấy đã được tác giả đã gửi vào những chuyến đi, những cuộc vui của thiên hạ
Nhân vật Cử Hai trong truyện Một cảnh thu muộn cũng là một người
có tâm hồn lãng tử, ưa thích cuộc sống xê dịch Lối sống của con người này
có ảnh hưởng lớn từ tư tưởng Lão Trang, sống “cuộc đời mình như người ta
chơi vậy thôi Người ấy thực là không có một giây phút trịnh trọng đối với nhân sinh” [12, 234] Nguyễn Tuân đã xây dựng hình tượng nhân vật Cử Hai
Trang 28thật độc đáo, ấn tượng Đó là một người luôn xê dịch theo sở thích của bản
thân mình: “Tết mùng ba, ông Cử hai đã trốn khỏi nhà trọ từ hôm trước để để
đi ăn hàn thực và đi hội đạp thanh với các bạn làm thơ tức cảnh Tết Đoan ngũ, ông lên núi hái lá thuốc, những mong được như hai người Lưu Nguyễn ngày xưa gặp tiên Tết Trung thu ông lên chùa Thầy ngắm trăng Chợ Giời họp trên đỉnh núi Sài Sơn Cái hành tung của người nghệ sỹ không chịu sống cho người khác và hòa theo với những người xung quanh ấy, thực khó mà dò hỏi Lùng cái dấu bàn chân của một chính khách thất quốc lúc vượt bể ra ngoài mưu việc lớn, thực ra còn dễ hơn đuổi theo ông Cử Hai những lúc cái
hứng giang hồ của ông nổi dậy” [18, 148] Phải chăng ở đây, hình ảnh nhân
vật Cử Hai là hình bóng của nhà văn Nguyễn Tuân Họ đều là những con người lãng tử thích cuộc sống giang hồ, xê dịch Với họ chỉ có đi mới thỏa mãn nhu cầu của giác quan, đi mới tìm được thú vui, tận hưởng được những điều mới lạ và quên đi cái bế tắc, cái chán nản ở cuộc sống hiện tại Đó chính là một lối thoát, một thái độ phủ nhận xã hội hiện thực của nhà văn Nguyễn Tuân
Ở trong tập truyện Nguyễn, cũng xuất hiện cái “tôi” Nguyễn Tuân tài
năng, ôm ấp khát vọng khẳng định mình trước cuộc đời Để giải tỏa những uẩn ức trong lòng, Nguyễn Tuân đã lựa chọn sự ra đi Trong những cuộc vui, Nguyễn Tuân muốn sống bằng cách sống của người nghệ sỹ và không bao giờ
muốn dừng chân ở một nơi nào nhất định
Như vậy, trong Vang bóng một thời, Nguyễn Tuân đã xây dựng một
cách độc đáo và thành công kiểu nhân vật lãng tử, giang hồ, xê dịch Những
con người ưa xê dịch ấy dường như sinh ra chỉ để “ngắm đời, ngoạn cảnh cho
cảm giác được no nê thanh sắc” Đồng thời, qua những nhân vật lãng tử, xê
dịch ta thấy được hình bóng của một Nguyễn Tuân trong đó Với kiểu nhân vật này đã góp phần làm phong phú cho thế giới nhân vật trong truyện ngắn
Trang 292.2 Không gian nghệ thuật
Theo Từ điển thuật ngữ văn học, tác giả Lê Bá Hán - Trần Đình Sử -
Nguyễn Khắc Phi (Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 1999) cho rằng:
“Không gian nghệ thuật là hình thức bên trong của hình tượng nghệ
thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó Sự miêu tả, trần thuật trong nghệ thuật bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn, diễn ra trong trường nhìn nhất định ” [6, 134]
Như vậy, không gian nghệ thuật vừa là hình thức tồn tại của hình tượng vừa là một phương thức thể hiện đặc điểm tư duy nghệ thuật và khả năng chiếm lĩnh thế giới của văn học Không gian nghệ thuật trở thành phương tiện chiếm lĩnh đời sống, mang ý nghĩa biểu tượng nghệ thuật
Trong văn học, không gian nghệ thuật được các tác giả chiếm lĩnh và thể hiện khác nhau Không gian trong truyện cổ tích phần lớn là không gian hẹp: Ở một làng nọ , Một gia đình nọ Đến khi văn học viết ra đời, không gian nghệ thuật càng được các tác giả thể hiện phong phú và đa dạng Đó là
không gian rộng lớn, trải dài từ vùng nông thôn đến thành thị (Giông tố - Vũ Trọng Phụng); không gian nhuốm màu thiền đạo (Hồn bướm mơ tiên - Khái Hưng); hay không gian tươi đẹp của núi rừng Tây Bắc (Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài) Với tập Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân, mỗi truyện ngắn là
một không gian nghệ thuật hấp dẫn riêng Không gian ấy được đặt trong nhiều chiều: không gian rộng - hẹp, không gian cận cảnh - viễn cảnh, không gian trần thế - tâm tưởng, không gian quá khứ - hiện tại Nổi bật lên trong tác
phẩm là không gian quá khứ và không gian kỳ ảo
2.2.1 Không gian quá khứ
Không gian quá khứ “là loại không gian mang bóng hình quá khứ được
dựng lên bởi hoài niệm, kí ức, hồi tưởng và cả tưởng tượng” [8, 129]