Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 85 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
85
Dung lượng
0,94 MB
Nội dung
ƯỜ
NG ĐẠ
Ơ
TR
TRƯỜ
ƯỜNG
ĐẠII HỌC CẦN TH
THƠ
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI & NV
Ữ VĂN
BỘ MÔN NG
NGỮ
NG TH
ĐẶ
ĐẶNG
THỊỊ CẨM TUY
TUYÊÊN
MSSV: 6106443
C ĐIỂM NỘI DUNG QUA TẬP TRUY
ẮN VANG
ĐẶ
ĐẶC
TRUYỆỆN NG
NGẮ
ỜI CỦA NGUY
ÂN
BÓNG MỘT TH
THỜ
NGUYỄỄN TU
TUÂ
ận văn tốt nghi
Lu
Luậ
nghiệệp
ành Ng
ữ Văn
Ng
Ngà
Ngữ
ng dẫn: Th.S.GV. TR
ẦN VĂN TH
Cán bộ hướ
ướng
TRẦ
THỊỊNH
ơ, năm 2013
Cần Th
Thơ
ĐỀ CƯƠ
NG TỔNG QU
ÁT
ƯƠNG
QUÁ
ẦN MỞ ĐẦ
U
PH
PHẦ
ĐẦU
1.
Lý do chọn đề tài
2.
Lịch sử vấn đề
3.
Mục đích, yêu cầu
4.
Phạm vi nghiên cứu
5.
Phương pháp nghiên cứu
ẦN NỘI DUNG
PH
PHẦ
ươ
ng 1. NGUY
ỄN TU
ÂN VỚI TH
Ể LO
ẠI TRUY
ỆN
Ch
Chươ
ương
NGUYỄ
TUÂ
THỂ
LOẠ
TRUYỆ
ẮN - MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
NG
NGẮ
1.1. Tình hình xã hội và văn học Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945
1.1.1. Đặc điểm tình hình xã hội Việt Nam 1930 – 1945
1.1.1.1. Những đặc điểm mới của mâu thuẫn xã hội
1.1.1.2. Sự phân hóa và thái độ của các giai cấp
1.1.1.3. Tình hình văn hóa
1.1.2. Những nét lớn của tình hình văn học
1.2. Những nét chính về tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Tuân
1.2.1. Tiểu sử
1.2.2. Sự nghiệp sáng tác
1.3. Giới thuyết về thể loại truyện ngắn
2
1.4. Giới thiệu tác phẩm
ươ
ng 2. BỨC TRANH XÃ HỘI VI
ỆT NAM GIAI ĐOẠN
Ch
Chươ
ương
VIỆ
GIAO TH
ỜI
THỜ
2.1. Bối cảnh xã hội Việt Nam buổi giao thời
2.2. Phản ánh chân thực cuộc sống sinh hoạt
2.3. Sự du nhập văn hóa phương Tây và suy tàn của Hán học
2.4. Những tính cách con người thời đại trong Vang bóng một thời
2.4.1. Những con người yêu, giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống
2.4.2. Những con người trăn trở trước thực tại xã hội
2.4.3. Những con người yêu và sống hòa hợp với thiên nhiên
2.5. Nhận định giá trị tác phẩm qua biểu hiện bức tranh xã hội Việt Nam
giai đoạn giao thời
ươ
ng 3. BỨC TRANH VĂN HÓA TRUY
ỀN TH
ỐNG
Ch
Chươ
ương
TRUYỀ
THỐ
ỔI GIAO TH
ỜI
TRONG BU
BUỔ
THỜ
3.1. Một số biểu hiện tiêu biểu của bức tranh văn hóa trong Vang bóng một
thời
3.1.1. Uống trà Tàu
3.1.2. Đánh thơ – Thả thơ
3.1.3. Uống rượu – ngâm thơ – chơi hoa lan
3
3.1.4. Chơi cờ Tướng
3.1.5. Chơi đèn kéo quân
3.2. Những đặc điểm của bức tranh văn hóa trong Vang bóng một thời
3.2.1. Sự nhìn nhận sâu sắc về cái đẹp
3.2.2. Sự đa dạng và phong phú của các loại hình văn hóa
3.2.3. Sự cảm thông cho số phận của giới nhà Nho và thời đại tác phẩm
3.3. Cái đẹp sẽ cứu thế giới hay sự thoát ly tiêu cực
3.4. Nhận định giá trị tác phẩm qua biểu hiện bức tranh văn hóa truyền
thông buổi giao thời
ẦN KẾT LU
ẬN
PH
PHẦ
LUẬ
4
PH
ẦN MỞ ĐẦ
U
PHẦ
ĐẦU
1.
ọn đề tài
Lý do ch
chọ
Văn học là nguồn tài sản tinh thần vô cùng quý giá đối với con người, văn học có
vai trò hết sức quan trọng, văn chương sinh ra cũng là để phục vụ cho con người và
không dân tộc, quốc gia nào tồn tại và phát triển mà không cần đến văn chương. Phát
triển xã hội luôn đi đôi với phát triển văn hóa vì văn hóa là linh hồn của mỗi dân tộc.
Văn học như một cây bút thần kỳ vẽ lên những bức tranh sinh động và vô cùng hấp
dẫn về một con người, xã hội và toàn bộ những gì đang hiện hữu. Sống với văn
chương và bằng văn chương Nguyễn Tuân là một nhà văn biết quý trọng nghề nghiệp
của mình. Với ông nghề văn luôn đối lập với sự vụ lợi, nó thực sự là một nghề nghiêm
túc. Mỗi trang viết của ông đều rất tài hoa và uyên bác, mỗi nhân vật của ông dù thuộc
loại người nào cũng đều là một nghệ sĩ trong nghề nghiệp của mình.
“Ông như cây đại thụ tỏa bóng râm mát, ngát hương cả một vùng trong khu
vườn văn chương Việt Nam hiện đại. Sừng sững trước mắt độc giả nhiều thế hệ vóc
dáng kêu kỳ của ông với các ngón chơi tài hoa hơn người và đôi cánh chập chờn trên
đỉnh cao nghệ thuật. Sáng tác Nguyễn Tuân tồn tại vừa như những giá trị thẩm mỹ độc
lập vừa là những gợi ý, kích thích tìm tòi, sáng tạo nên giá trị mới” [10; tr. 2]
Đời cầm bút hơn nửa thế kỷ của Nguyễn Tuân, ông đã để lại cho kho tàng văn
học Việt Nam một nguồn tài liệu vô cùng phong phú và đa dạng với nhiều thể loại
khác nhau. Đặc biệt chúng ta phải kể đến đó là thể tùy bút và truyện ngắn. Trong suốt
cuộc đời cầm bút của mình Nguyễn Tuân đã “thử bút” qua nhiều loại: có lúc ông làm
thơ, sau đó lại chuyển sang viết truyện ngắn trào phúng Mộ bửa bắt rượu lậu và đặc
biệt thành công với những truyện ngắn Chữ người tử tù, Chém treo ngành, Chén trà
sương nằm trong tập Vang bóng một thời. Vũ Ngọc Phan cho rằng: “Đọc Vang bóng
một thời của Nguyễn Tuân có cảm tưởng gần giống như những cảm tưởng khi ngắm
một bức họa cổ”. Một bức họa cổ mang đậm nét văn hóa của dân tộc, nơi lưu giữ các
giá trị đích thực vốn có. Là một nhà văn luôn đi tìm cái đẹp, cái thật trong cuộc đời,
5
nên nhiều khi Nguyễn Tuân dường như quên đi phần nào hiện thực mang ý nghĩa xã
hội đó, mà chỉ quan tâm đến cái đẹp thuần túy, mang tính hình thức. Chúng ta phải
nhắc đến cái nghệ thuật “chém treo ngành” trong Chém treo ngành, cái nghệ thuật
“ném bút chì” trong Một đám bất đắc chí, hay cái đẹp của những dòng chữ của một
người tử tù trong Chữ người tử tù. Tất nhiên ẩn trong những cái đẹp có vẻ lạnh lùng và
tàn bạo đó, người đọc vẫn nhận thấy một chút hơi hướng của hiện thực và ý nghĩa tích
cực của việc phản ánh những hình tượng đó. Với nghệ thuật tả cảnh, mô tả và phân
tích tâm lý nhân vật tinh tế, tài hoa làm cho Vang bóng một thời sống mãi với thời gian.
Với đề tài “Đặc điểm nội dung trong tập truyện ngắn Vang bóng một thời của
Nguyễn Tuân”, luận văn của chúng tôi sẽ tập chung khảo sát, hệ thống và phân tích
những biểu hiện của nội dung trong cách nghĩ và cách viết của nhà văn, từ đó tìm thêm
hướng lý giải bước đầu về những vấn đề đang nghiên cứu và rút ra kết luận phù hợp
cho đề tài. Với sự dẫn đường và soi sáng của lý luận, bằng say mê và yêu thích của
mình chúng tôi hy vọng trong khuôn khổ và khả năng sẽ hoàn thành tốt vấn đề đặt ra.
Công trình này trước hết đó là giúp chúng tôi nâng cao một bước học tập nghiên cứu
và giảng dạy về tác gia Nguyễn Tuân, bên cạnh đó chúng tôi sẽ rút ra được nhiều kinh
nghiệm, tiếp thu thêm những tinh hoa của văn học trong các công trình nghên cứu, làm
hành trang cho học tập, giảng dạy sau này.
2.
Lịch sử vấn đề
Từ cuộc đời cầm bút hơn bốn mươi năm của Nguyễn Tuân, có thể rút ra nhiều
bài học bổ ích cho ai muốn bước vào nghề văn. Những bài học về tư tưởng, cũng như
những bài học về nghệ thuật, những bài học thành công và những bài học thất bại.
Trong điếu văn đọc tại lễ tang của Nguyễn Tuân, nhà thơ Nguyễn Đình Thi đã khẳng
định: “Tôi nghĩ rằng thời gian đi qua, những cái nổi lên một lúc, làm sao động suy
nghĩ của một thời nhất định, sẽ lùi dần đi, mờ dần đi, và chũng ta sẽ dần dần nhìn thấy
những đường mạch sâu thầm kín trong tác phẩm nghĩa là trong tâm hồn nhà văn”
[7; tr. 606]. Tác phẩm văn học bao giờ cũng phải chịu sự tác động và ảnh hưởng to lớn
của thời gian, vì trải qua thời gian giúp cho tác phẩm của nhà văn khẳng định vị trí của
6
mình trên thi đàn văn học, từ thực tiễn nhiều nhà nghiên cứu và đánh giá thì chúng tôi
nhận định rằng Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân đến nay vẫn giữ được vị trí cao
trong văn học Việt Nam nói chung cũng như trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn
Tuân nói riêng.
Một con người tài hoa và uyên bác như Nguyễn Tuân người ta không thể phủ
nhận, ông có tài viết văn hay mà còn có tài trong việc sáng tạo ngôn từ: “Nguyễn Tuân
là bậc thầy của nghệ thuật ngôn từ Việt Nam, người đã mở ra những khả năng mới
cho tiếng Việt. Nguyễn Tuân là người đã mở ra thế giới nghệ thuật riêng, phong phú”
[7; tr. 242]. Nguyễn Tuân một tác gia yêu tha thiết tiếng Việt, ông là một trong những
nhà văn có phong cách riêng biệt, về việc sáng tạo ngôn từ độc đáo không theo khuôn
khỗ nhưng vẫn giữ được giá trị ngôn từ, chũng ta phải ghi nhận công lao to lớn của
Nguyễn Tuân trong việc làm cho kho tàng ngôn từ Việt Nam thêm phong phú.
Hay khi chúng ta nói đến quan niệm nghệ thuật Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh
nhận định: “Nguyễn Tuân là một hiện tượng văn học phức tạp, nhất là trước Cách
mạng tháng Tám. Muốn hiểu được tác phẩm của nhà văn, trước hết phải hiểu được
quan điểm nghệ thuật của ông” [7; tr. 106]. Đúng với nhận định của Nguyễn Đăng
Mạnh, chúng tôi nhận thấy từ khi bắt đầu tìm hiểu nghiên cứu về tác phẩm của ông,
chúng tôi phải bỏ ra rất nhiều thời gian mới có thể hiểu và rút ra được vấn đề cần khai
thác.
Từ thực tế, chúng tôi đã khảo sát qua nhiều tài liệu nghiên cứu về Nguyễn Tuân
nhận thấy rằng ông được rất nhiều sự tán thưởng của các nhà văn cùng thời cũng như
sau này. Chúng tôi điểm qua một số công trình nghiên cứu về Nguyễn Tuân như: Chất
văn hóa trong các sáng tác của Nguyễn Tuân của Trần Văn Minh ở luận án này tá giả
luận án đã đưa ra quan niệm cũng như sự đánh giá của mình về đề tài văn hóa, qua quá
trình thống kê và phân tích các tác phẩm có liên quan về đề tài văn hóa của Nguyễn
Tuân; Thứ hai, về quan niệm cái đẹp của Nguyễn Tuân trong Vang bóng một thời
chúng tôi tham khảo về bài viết của Huệ Triệu với đề tài Tìm hiểu quan niệm cái đẹp
của Nguyễn Tuân trong Vang bóng một thời ở đây tác giả bài viết đã khái quát lên cách
7
nhìn của mình thông qua tác phẩm cũng như tư tưởng của nhà văn, cái đẹp thuần túy
đôi lúc không có nội dung xã hội; Thứ ba, về bài nghiên cứu của Hoài Anh về Nguyễn
Tuân với nhan đề Nhà nghệ sĩ ngôn từ đưa cái đẹp thăng hoa qua tìm hiểu bài viết
chúng tôi có thể khẳng định Nguyễn Tuân say mê, huyết tâm với tác phẩm của mình
trong trang viết của ông bao giờ cái đẹp cũng được xem là yếu tố hàng đầu, khi đọc và
cảm nhận tác phẩm sẽ càng thấy rõ hơn về phong cách của Nguyễn Tuân, những cảnh
vật hay chi tiết bình thường nhưng qua sự sáng tạo của ông nó lại tở nên hấp dẫn và
vươn lên đỉnh cao cái đẹp. Một nhà văn khát khao tìm kiếm những cảm giác say mê
mới lạ. Bởi thế, trong trang văn của ông không có sự bằng phẳng, nhợt nhạt và tĩnh
lặng. Ông là một trong số ít nhà văn tìm những con người bình thường nhất và trong
trang viết của ông họ là những tính cách phi thường, của những tình cảm, cảm giác
mãnh liệt, của những phong cách tuyệt mỹ, của núi rừng thiên nhiên hay thác rềnh dữ
dội.
Qua những công trình nghiên cứu về Nguyễn Tuân mà chúng tôi tìm hiểu, nhận
thấy rằng qua thời gian những công trình nghiên cứu về Nguyễn Tuân vẫn theo
khuynh hướng ca ngợi và tán vương cho tài năng của nhà văn, không bị lùi và mất dần
giá trị theo thời gian, đến nay và về sau chúng tôi mong rằng sẽ có nhiều công trình
tìm hiểu và nghiên cứu về Nguyễn Tuân trên nhiều phương diện, góc độ khác nhau
cũng như từ bối cảnh thời đại hiện nay để có thể thấy được những quan niệm khác
hơn, bền vững hơn, ở một tầm cao tư tưởng của giá trị văn hóa trên trang viết.
3.
ch, yêu cầu
Mục đí
đích,
Từ đề tài đặt ra như trên chúng tôi đi vào nghiên cứu Đặc điểm nội dung nghiên
cứu đề tài này, chúng tôi thấy được nhiều ý nghĩa thiết thực, trước hết là hiểu biết
nhiều hơn những nét văn hóa truyền thống, những vẻ đẹp xưa đã bị mai một, thực tiễn
xã hội đường thời, giá trị văn hóa mang đậm tính dân tộc và thấy được sự tài tình khéo
léo của Nguyễn Tuân trong việc xây dựng hình tượng nhân vật và nghệ thuật sử dụng
từ. Từ đó làm nổi bật lên đặc điểm nội dung của tác phẩm và bên cạnh chúng ta sẽ thấy
được phong cách của tác giả.
8
Với tài năng và sự sáng tạo, bên cạnh tiếp thu và kế thừa những tinh hoa của của
các thế hệ trước trong nước và thế giới. Nguyễn Tuân khám phá những nét mới phát
huy theo con đường của riêng mình. Sau khi một số truyện ngắn và tùy bút của ông ra
đời: Một bữa bắt rượu lậu, Chữ người tử tù, Bữa rượu máu, Chén trà sương, Tao đàn,
Trung Bắc chủ nhật… thì đông đảo độc giả và giới phê bình biết đến sự tài hoa của
nhà văn này, đặc biệt Vang bóng một thời đã đưa Nguyễn Tuân lên đến đỉnh cao của
sáng tạo nghệ thuật, nó đã khẳng định được giá trị tư tưởng, tầm nhìn sâu rộng của tác
giả và những nét đặc sắc về nghệ thuật của một tác phẩm lớn có sức sống lâu bền.
Trong yêu cầu đặt ra cho đề tài này, chúng tôi tập trung tìm hiểu nghiên cứu về
phương diện nội dung. Từ đó, bài nghiên cứu sẽ đi tới khái quát những đặc trưng cơ
bản của nội dung trong Vang bóng một thời để thấy được tầm tư tưởng cao của
Nguyễn Tuân trong quá trình phản ánh hiện thực. Trước hết phải nắm bắt được cốt
truyện của những truyện ngắn trong Vang bóng một thời. Thứ hai, nêu lên được những
đặt điểm nội dung nổi bật trong tập truyện mà chúng tôi đang nghiên cứu. Thứ ba,
phân tích được những đặt điểm nổi bật trong tác phẩm như:
Hiện thực về bức tranh xã hội Việt Nam trong giai đoạn giao thời, bức tranh
thiên nhiên và những giá trị văn hóa, giá trị nhân đạo, giá trị cuộc sống được phản ánh
qua tác phẩm. Tìm hiểu lối sống, tâm tư, tình cảm của những nhà Nho rơi vào bế tắc
trước thực tại xã hội
Bên cạnh đó, nghiên cứu đề tài Đặc điểm nội dung trong tập truyện Vang bóng
một thời góp phần làm cho chúng tôi hiểu biết thêm về văn chương của Nguyễn Tuân
cùng sự sáng tạo trong trang viết, góp phần làm rõ những nét mới trong tác phẩm.
4.
ạm vi nghi
Ph
Phạ
nghiêên cứu
Nguyễn Tuân là một trong những nhà văn lớn và nổi tiếng trên thi đàn văn học
Việt Nam với nhiều mảng sáng tác từ truyện ngắn đến tùy bút và kịch nhưng vấn đề
đặt ra cho người viết nghiên cứu là: “Đặc điểm nội dung trong tập truyện Vang bóng
một thời của Nguyễn Tuân”, nên về mặt tư liệu chúng tôi sẽ tập trung tìm kiếm những
9
tư liệu có liên quan đến tác gia Nguyễn Tuân: Nguyễn Tuân về tác gia và tác phẩm,
Tuyển tập Nguyễn Tuân là chủ yếu.
Về phạm vi đề tài chúng tôi sẽ tìm hiểu và nghiên cứu trọng tâm là Đặc điểm nội
dung.
Về đối tượng chúng tôi sẽ tập trung vào tuyển tập truyện ngắn Vang bóng một
thời của Nguyễn Tuân.
5.
ươ
ng ph
áp nghi
Ph
Phươ
ương
phá
nghiêên cứu
Trong quá trình khai thác và tìm hiểu đề tài nghiên cứu, chúng tôi đã sử dụng
Phương pháp phân tích trong việc triển khai nội dung và những vấn đề có liên quan.
Phương pháp này được sử dụng trong hầu hết các chương, để trình bày cặn kẽ một số
vấn đề khá phức tạp như phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân, vẻ đẹp và tài hoa
trong cách viết của Nguyễn Tuân. Bên cạnh đó, chúng tôi còn sử dụng phương pháp
lịch sử xã hội mà đề tài tác phẩm đặt trong bối cảnh lúc nó ra đời và trong bối cảnh
hiện nay để thấy được giá trị của tác phẩm. Cuối cùng, người viết dùng phương pháp
tổng hợp để đúc kết lại và đưa ra kết luận chung. Trên thực tế nghiên cứu, các phương
pháp không thể áp dụng riêng lẻ mà luôn có sự phối hợp và hỗ trợ lẫn nhau, sao cho
đạt mục đích cuối cùng là giải quyết được những yêu cầu của đề tài đặt ra.
10
PH
ẦN NỘI DUNG
PHẦ
ươ
ng 1. NGUY
ỄN TU
ÂN VỚI TH
Ể LO
ẠI TRUY
ỆN
Ch
Chươ
ương
NGUYỄ
TUÂ
THỂ
LOẠ
TRUYỆ
ẮN – MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
NG
NGẮ
1.1. Tình hình xã hội và văn học Vi
Việệt Nam giai đoạn 1930 – 1945
1.1.1. Đặ
Đặcc điểm của tình hình xã hội Vi
Việệt Nam 1930 – 1945
ững đặ
1.1.1.1. Nh
Nhữ
đặcc điểm mới của mâu thu
thuẫẫn xã hội
Lịch sử xã hội Việt Nam hơn 4000 năm hình thành cho đến nay đã chịu sự ảnh
hưởng to lớn của chiến tranh và tác động mạnh mẽ về sự áp đặt của các chế độ đến xã
hội. Đặc biệt từ năm 1930, xã hội Việt Nam có hai mâu thuẫn lớn và cơ bản đó là mâu
thuẫn giữa dân tộc ta và chủ nghĩa đế quốc xâm lược; thứ hai, mâu thuẫn giữa quần
chúng nhân dân với giai cấp địa chủ phong kiến. Càng về sau những mâu thuẫn ấy trở
nên hết sức gay gắt, quyết liệt, phổ biến trên toàn diện các mặt và ngày càng sâu sắc
hơn. Tính chất quyết liệt đó của mâu thuẫn xã hội đã đưa nhân dân rơi vào hoàn cảnh
khốn cùng, khó khăn về mọi mặt của đời sống, chúng tăng cường bóc lột, đàn áp nhân
dân ta và đàn áp cách mạng. Chịu hậu quả nặng nề của hai cuộc khủng hoảng kinh tế
lớn năm 1929 – 1933 và 1935 – 1937 làm cho nhân dân càng rơi vào cảnh tan tác hơn
nửa. Tiếp đến hậu quả của hai cuộc chiến tranh với qui mô lớn ảnh hưởng đến các
quốc gia trên tòn cầu đó là: chiến tranh thế giới nhứ nhất và chiến tranh thế giới thứ
hai bùng nổ với qui mô lớn hơn. Để bù đắp cho thiệt hại chiến tranh của mình thực dân
Pháp đã đưa ra chính sách đàn áp, bóc lột, tăng sưu thuế, bắt phu, bắt lính, lạm phát
giấy bạc, thóc gạo bị vơ vét mang đi…
Từ sự tác động của chiến tranh cũng như những mâu thuẫn của giai cấp thì ở
nông thôn, dân cày chịu nhiều áp bức và đủ thứ thiên tai: lụt lội, hạn hán, tô cao, thuế
nặng, địa chủ cướp ruộng đất, quan lại cường hào hoành hành. Ở thành thị, công nhân,
viên chức bị sa thải, dân nghèo bị phá sản, họp cùng với những người nông dân không
11
sống nổi với quê hương kéo ra thành thị, thành một đội quân thất nghiệp, sống cầu bơ,
cầu bất ở đầu đường xó chợ, và dễ dàng xa vào cuộc sống lưu manh trụy lạc để kiếm
ăn. Những người có công ăn việc làm thì phải điêu đứng với đồng lương hạ, giá sinh
hoạt cao, giờ làm tăng, lại bị đe dọa bởi đủ thứ hình thức cúp phạt, vô lý.
Từ năm 1930 trở đi, từ thất bại của Phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh sự khủng bố
đàn áp cách mạng của bọn thống trị càng tăng cường gấp bội. Sau khởi nghĩa Nam Kỳ,
hơn 4000 người bị chúng giết chết và bắt giam gần một vạn người. Những nhà giam
mộc lên càng nhiều và dày đặc để giam cầm hành hạ người cộng sản và quần chúng
cách mạng. Tội ác của bọn đế quốc và tay sai trong những ngày cuối cùng của chế độ
thuộc địa ngày càng phát triển đến tột bực. Năm 1945, do chính sách bóc lột kinh tế
với những âm mưu chính trị, quân sự, hai bên đế quốc Pháp, Nhật đã gây ra nạn đói vô
cùng nghiêm trọng và khủng khiếp, giết hại hơn hai triệu người. Sự ra đời của Đảng
cùng sự lãnh đạo cách mạng sáng suốt của Nguyễn Ái Quốc, do đường lối chiến lược,
sách lược vững vàng, nhân dân ta đã đoàn kết phát huy được mạnh mẽ tính tích cực,
tính sáng tạo của quần chúng nhất là công nông, do những điều kiện thuận lợi trong
nước và trên thế giới đối với cách mạng vô sản và phong trào giải phóng dân tộc.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng năm 1940, nhân dân Bắc Sơn nổi dậy, tiếp đến khởi
nghĩa Nam Kỳ bùng nổ. Cùng sự ra đời của Mặt trận Việt Minh vào tháng 5 – 1941,
một cao trào giải phóng dân tộc bùng lên, cả nước chuẩn bị vũ trang khởi nghĩa. Cách
Mạng Tháng Tám thành công, chấm dứt chế độ thuộc địa Pháp - Nhật, thành lập nước
Việt Nam dân chủ cộng hòa. Như vậy lịch sử nước ta từ 1930 – 1945 không phải chỉ
diễn ra những cảnh đen tối thê thảm của chế độ thuộc địa trong cơn khủng hoảng của
nó. Mười lăm năm truyền đơn, cờ đỏ tung đi khắp nơi những lời hiệu triệu nóng bỏng
tinh thần quyết chiến của Đảng. Mâu thuẫn cơ bản của nước ta cơ bản được giải quyết.
ân hóa và th
ái độ của các giai cấp
1.1.1.2. Sự ph
phâ
thá
Xã hội Việt Nam thời Pháp thuộc, do tính chất thực dân nửa phong kiến, nên có
đủ các giai cấp như: Giai cấp địa chủ phong kiến và tư sản mại bản, Giai cấp nông
12
dân, Giai cấp công dân, Giai cấp tư sản dân tộc, Giai cấp tiểu tư sản là chủ yếu. Thứ
nhất, Giai cấp địa chủ phong kiến và tư sản mại bản trước sau vẫn là những giai cấp
phản động; Thứ hai, Giai cấp nông dân từ năm 1930 trở đi càng bị áp bức bóc lột nặng
nề hơn, đời sống triền miên trong cảnh bần cùng, đói khát, họ đứng lên phản kháng lại
chế độ và bằng thái độ cằm thù giặt sâu sắc họ đã quyết tâm cống hiến sức mình cho
dân tộc; Thứ ba, Giai cấp công nhân được sự tính nhiệm của Đảng đã đặ lên vai nhiệm
vụ lãnh đạo cách mạng và giải quyết mâu thuẫn của xã hội đưa đât nước thoát khỏi ách
thống trị, áp bức của bọn thực dân phong kiến; Thứ tư, Giai cấp tư sản dân tộc phần
lớn do địa chủ chuyển thành nên đã chịu ảnh hưởng lớn về tư tưởng, khiến cho thái độ
chống phong kiến của nó cũng không dứt khoát; Thứ năm, Giai cấp tiểu tư sản gồm
nhiều tầng lớp (thợ thủ công, tiểu thương, tiểu chủ, viên chức, học sinh, phần đông
giới tri thức). Đời sống của họ bấp bênh, luôn luôn bị nạn phá sản và thất nghiệp. Từ
sau chiến tranh thế giới thứ nhất thì tầng lớp trí thức tiểu tư sản có một vai trò quan
trọng đối với đời sống văn học trong việc tuyên truyền và giáo dục.
Từ bối cảnh đất nước bị xâm lược thì tình hình xã hội Việt Nam đã bị phân chia
thành nhiều giai cấp khác nhau. Bên cạnh đó, những giai cấp thuộc thành phần yêu
nước đã bị chèn ép và bóc lột tàn tệ, từ vấn đề tiêu cực của việc áp đặt của chế độ đã
làm ngòi cho tinh thần dân tộc nâng cao và phát huy tối đa những nổ lực, cống hiến
cho cách mạng và dẫn đến thành công cho cách mạng. Mặc khác, những mâu thuẫn cơ
bản của đất nước đã được giải quyết nhờ sự lãnh đạo của Đảng.
1.1.1.3. Tình hình văn hóa
Từ năm 1930, cuộc xung đột giai cấp trong xã hội trở nên quyết liệt và toàn diện
hơn trên mọi lĩnh vực của đời sống. Các giai cấp điều có ý thức dùng văn hóa để đấu
tranh cho quyền lợi của mình. Bọn đế quốc vẫn tiếp tục thực hiện chính sách ngu dân,
làm cho dân số nước ta chiếm đến 90% bị mù chữ. Trong nhà trường thông qua
chương trình giáo dục, bọn đế quốc tìm mọi cách xuyên tạc truyền thống văn hóa tốt
đẹp của dân tộc. Bọn thực dân muốn dựng lên một rào cảng kiên cố ngăn cách ảnh
13
hưởng của tư tưởng, văn hóa, cách mạng đến các tầng lớp nhân dân. Ngoài ra, phải
nói đến âm mưu trụy lạc hóa thanh niên rất thâm độc của bọn thống trị.
Nhờ sự ảnh hưởng của Đảng, những hoạt động văn hóa của bọn thống trị không
đạt được kết quả như chúng mong muốn. Nhưng đối với các tầng lớp trí thức tư sản,
tiểu tư sản, phải nói rằng chúng cũng đã gây ra những tác hại đáng kể. Từ trước năm
1930, văn hóa vô sản đã xuất hiện ở nước ta cùng với xu hướng cách mạng vô sản.
Người mở đầu cho trào lưu văn hóa này là nhà cách mạng Nguyễn Ái Quốc với những
bài viết trên tờ Người cùng khổ (Le Paria) và các báo chí tiến bộ Pháp, với cuốn Bản
án chế độ thực dân pháp (1925), Đường Kách mệnh (1927) và nhiều truyện ngắn, bút
ký. Do yêu cầu lịch sử và hoàn cảnh xã hội từ 1930 – 1945, buộc phải dồn vào hoạt
động chính trị, tư tưởng và tổ chức. Tuy nhiên, gắn liền với công tác chính trị, tư
tưởng, tổ chức, Đảng vẫn không quên công tác văn hóa.
Trong thời kỳ này, nhờ có Đảng, văn hóa dân tộc lần đầu tiên được tiếp xúc với
nền văn hóa hiện đại nhất của nhân loại: văn hóa Liên Xô và xu hướng văn hóa vô sản
thế giới. Sách báo của Đảng bước đầu giới thiệu các nhà văn vô sản lớn như: Mác-xim
Gô-rơ-ki, Rô-manh Rô-lăng, Hăng-ri Bác-buýt… Nói đến vấn đề quan điểm nghệ
thuật của các nhà văn thời kỳ này, cũng cần thấy tính chất phức tạp của nó đễ tránh lẫn
lộn vàng thau. Để thu hút các nhà văn hóa tiến bộ vào con đường cứu nước và phát
triển văn hóa chân chính của dân tộc, Đảng thành lập Hội văn hóa cứu quốc. Cùng
năm ấy, bản Đề cương văn hóa Việt Nam ra đời, kịp thời chống lại các loại văn hóa
mới: dân tộc, khoa học, đại chúng. Đó là những sự kiện quan trọng đánh dấu một bước
tiến triển mới của hoạt động của Đảng. Công tác văn hóa của Đảng trong thời kỳ này
đã góp phần quan trọng cho thắng lợi của Cách mạng tháng Tám. Về mặt điêu khắc,
kiến trúc, nhất là hội họa, âm nhạc, ảnh hưởng của văn hóa phương Tây cũng rõ rệt
hơn từ thời kỳ này.
ững nét lớn của tình hình văn học
1.1.2. Nh
Nhữ
14
Trong lịch sử phát triển văn hóa của dân tộc, so với các ngành nghệ thuật khác,
văn học đứng một vị trí quan trọng và nổi bật. Cùng với sự phát triển của lịch sử thì
theo dòng thời gian những tác phẩm văn chương luôn chịu ảnh hưởng sâu sắc, sự thử
thách và chọn lọc khắc nghiệt và nhiều tác phẩm đã bị rơi vào quên lãng. Ngược lại
với quy luật ấy, những tác giả và tác phẩm tiêu biểu mang đậm dấu ấn riêng và độc
đáo lại không ngừng được luận bàn qua các thời kỳ lịch sử. Sự hòa hợp của lịch sử và
văn học đã tạo nên một kho tàng văn học dân tộc đồ sộ và đa dạng. Cuộc đời và các
tác phẩm của họ mang nhiều tâm tư sâu sắc, quy tụ nhiều vấn đề của xã hội. Văn học
Việt Nam từ 1930 – 1945 có nhiều đặc điểm mới so với các thời kỳ trước, tuy vẫn còn
tồn tại và phát triển trong những điều kiện hạn chế của một xã hội thực dân nửa phong
kiến. Lịch sử văn học thời kỳ này gắn chặt với lịch sử xã hội, lịch sử cách mạng. Vì
vậy, có thể chia quá trình phát triển của văn học giai đoạn này ra làm ba thời kỳ: thời
kỳ 1930- 1935, thời kỳ 1936 – 1939 và thời kỳ 1939 – 1945.
Thời Kỳ 1930 – 1935:: Văn học vô sản đã ra đời từ trước 1930 với những tác
phẩm: Bản án chế độ thực dân Pháp (1925) của nhà cách mạng Nguyễn Ái Quốc, một
số truyện ký ra đời vào những năm hai mươi và một số thơ ca cộng sản xuất hiện cùng
với xu hướng cách mạng vô sản. Theo yêu cầu vận động chính trị, thơ văn Xô viết
Nghệ Tĩnh phần lớn là những bài thơ có tính chất chính luận nhằm tuyên truyền, cổ
động cách mạng. Vì hoàn cảnh sáng tác hết sức khẩn trương, vì tác giả là những chiến
sĩ cách mạng, không phải là những nhà văn chuyện nghiệp nên không thể tránh khỏi
những non yếu về nghệ thuật. Phong trào 1930 – 1931 thất bại, thơ ca cách mạng lại
phát triển mạnh, nói lên lòng thủy chung sắt son của người cộng sản với lý tưởng của
mình và tinh thần lạc quan của giai cấp vô sản. Thơ ca cách mạng thời kỳ này phần lớn
là thơ trữ tình bày tỏ tâm sự của người chiến sĩ trong cuộc thử thách ác liệt của nhà tù
đế quốc. Bên cạnh đó, còn có một số bài thơ tự sự đặc sắc thuật lại đời sống cực khổ
của tù nhân và tinh thần đấu tranh bất khuất của người cộng sản. Thời kỳ này đã có sự
mới mẻ ở mặt nội dung và hình thức, nhưng nó chưa có những tác phẩm đánh dấu một
sự cách tân như ở giai đoạn sau. Trong bộ phận văn học tư sản và tiểu tư sản thời kỳ
này, có hai sự kiện lớn đó là sự ra đời của tiểu thuyết Tự lực văn đoàn với Nhất Linh,
15
Khái Hưng, Hoàng Đạo và phong trào thơ mới. Tiểu thuyết Tự lực văn đoàn thời kỳ
này có ý thức vươn cao lá cờ nhân đạo, đem đến cho chủ nghĩa cá nhân một màu sắc
hấp dẫn của chính nghĩa. Thơ mới đã có những dấu hiệu từ năm 1930 nhưng đến năm
1932 thì phong trào thơ mới mới phát triển mạnh, đấu tranh kịch liệt với thơ luật cũ và
chiến thắng. Nhìn chung, văn học lãng mạn tư sản, tiểu tư sản thời kỳ này chưa phân
hóa rõ rệt.
Xu hướng của văn học hiện thực phê phán cũng sớm hình thành từ trước 1930,
đến thời kỳ này càng phát triển hơn với sự xác định rõ ràng hơn về phương pháp sáng
tác. Nó phản ánh tâm trạng uất ức đối với xã hội của bộ phận tiểu tư sản nghèo, bị đe
dọa. Nhà văn hiện thực phê phán thời kỳ này thường chỉ giới hạn phạm vi phản ánh
đời sống dân nghèo thành thị bị phá sản bần cùng và lưu manh hóa. Nhà văn hiện thực
còn giao động về quan điểm và phương pháp sáng tác trước thị hiếu của độc giả đang
còn hướng nhiều vào theo hướng thoát ly tiêu cực. Các thể loại chủ yếu của thời kỳ
này là phóng sự, truyện ngắn, thơ trào phúng. Thành tựu xuất sắc và có tiếng vang nhất
của văn học hiện thực phê phán thời kỳ này là những truyện ngắn trào phúng của
Nguyễn Công Hoan mà tiêu biểu ở đây là tập Kép Tư Bền (1935).
Thời kỳ 1936 – 1939: Trong hoàn cảnh tương đối thuận lợi, thì văn học thời kỳ
này phát triển mạnh mẽ, chẳng những ở lĩnh vực thơ ca mà còn ở các thể tài khác như:
phóng sự, bút ký, truyện ngắn, tiểu thuyết. Người chiến sĩ cộng sản say mê lý tưởng,
mang tinh thần nhân đạo mới mẻ của giai cấp vô sản, hy sinh lợi ích cá nhân vì quyền
lợi của nhân dân, chống lại mọi thế lực áp bức, bóc lột và lối sống thoát ly hưởng lạc
của tư sản, tiểu tư sản, là nhân vật trung tâm của một số truyện ngắn, tiểu thuyết cách
mạng thời kỳ này. Sự trải nghiệm cuộc sống của người cộng sản, những năm tháng tù
đày là chất liệu của những tập phóng sự, nhằm tố cáo tội ác của bọn đế quốc và biểu
dương tinh thần bất khuất của người chiến sĩ vô sản. Trên đà phát triển đó của thơ ca
vô sản. Tố Hữu xuất hiện, đánh dấu bước tiến mới của thơ ca cách mạng nói riêng, thơ
ca dân tộc nói chung. Về mặt hình thức, văn học vô sản thời kỳ này về căn bản đã
16
thoát ra ngoài những ước lệ của văn học cổ điển. Truyện ngắn, tiểu thuyết, phóng sự
của các cây bút cách mạng cũng được viết theo lối mới.
Tuy nhiên, nhìn sự vật theo quan điểm phát triển, cần thấy văn học cách mạng
thời kỳ này đã đánh dấu một bước tiến triển mới mẻ của văn học vô sản theo hướng
hiện đại hóa, hoàn chỉnh hóa, và thực tế văn học đã có một diện mạo mới, trên đó nổi
lên hình ảnh của nhà văn cách mạng triển vọng Tố Hữu. Điểm tiến bộ của văn học
hiện thực phê phán thời kỳ này là có nhiều tác phẩm đã đưa công nông vào văn học tư
cách là nhân vật chính: Tắt đèn (Ngô Tất Tố), Bước đường cùng (Nguyễn Công Hoan),
Bỉ vỏ (Nguyên Hồng)… Văn học hiện thực phê phán thời này phát triển mạnh mẽ ở thể
tài tiểu thuyết và đã xây dựng được một số nhân vật điển hình khó quên được: Chị dậu
trong Tắt đèn của Ngô Tất Tố, Nghị Hách trong Giông tố, Xuân tóc đỏ trong Số đỏ của
Vũ Trọng Phụng…
Thời kỳ 1939 – 1945: Cuộc khủng hoảng của chế độ thuộc địa, làm ảnh hướng
sâu sắc đến tình hình văn học giai đoạn này, gây hổn loạn cho văn học tư sản và tiểu tư
sản. Nhất Linh, Khái Hưng rơi vào bế tắc, Thạch Lam lại quay vào hưởng lạc với
Nghệ thuật ăn tết, Hà Nội 36 phố phường, Nguyễn Công Hoan quay về với quá khứ tô
vẽ cho bọn quan lại và chế độ khoa cử phong kiến với tác phẩm Thanh đạm. Trong
thời kỳ này, nhà văn trẻ Nguyễn Tuân nổi lên thành một cây bút tiêu biểu cho giai
đoạn cuối cùng của trào lưu lãng mạn tư sản, tiểu tư sản trong văn xuôi. Nhà văn ấy
xuất hiện như để chơi ngông với thiên hạ: một thứ ngông kiểu nhà nho bất đắc chí, pha
trộn với tư tưởng siêu nhân. Hai tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Tuân thời kỳ này đánh
dấu sự thành công và vang vội của một tài năng mới là: Vang bóng một thời và Thiếu
quê hương
Vang bóng một thời đề lên như một mẫu mực sống, lối tiêu dao hưởng lạc tài hoa
một cách rất cầu kỳ của lớp nhà nho lỗi thời bất lực, bên một ấm trà, một chén rượu,
một rò lan, một chậu cúc… Tác phẩm bao hàm ít nhiều tinh thần dân tộc ở thái độ
không chịu làm lành với xã hội thực dân Chữ người tử tù nhưng tác dụng tiêu cực
nguy hại của nó là đã chửa được độc giả tư sản, tiểu tư sản vào con đường thoát ly khá
17
thú vị, vừa thỏa mãn được tính kêu ngạo ngông nghênh của họ nhiều khi cố gò cho
mình cái tâm sự (tài cao, phận thấp, khí chí uất).
Thiếu quê hương lại là một kiểu ngông khác của Nguyễn Tuân: chủ nghĩa xê dịch,
tác phẩm hấp dẫn độc giả vì người viết đã xê dịch một cách chân thành và tài hoa và
do đó đã cung cấp nhiều ý nghĩ cảm giác linh tinh, nhưng khá thú vị cho những tâm
hồn trống rỗng, chán chường. Trong tác phẩm này, đằng sau một Nguyễn Tuân kêu
căn, khinh bạc, ta vẫn thấy Nguyễn Tuân khác, băn khoăn đi tìm một quê hương không
có tiếng reo của đồng tiền, một Nguyễn Tuân có những rung cảm chân thành với cảnh
sắc, phong vị của đất nước mình.
Nghệ thuật Nguyễn Tuân có nhiều nét tiêu biểu của khuynh hướng suy đồi trong
tư sản: hình thức chủ nghĩa một cách cực đoan, ngôn ngữ cầu kỳ, thừa thãi. Trên cơ sở
chủ nghĩa cá nhân tiểu tư sản ngày càng bị khủng hoảng nghiêm trọng, nghệ thuật
Nguyễn Tuân từ chỗ ngông nghênh, kênh kiệu, với những nhân vật điên cuồn, ma quỉ,
trong những ngày cuối cùng của văn học lãng mạn tư sản, tiểu tư sản. Tuy nhiên, ta
nhận thấy trong nghệ thuật Nguyễn Tuân một thái độ như muốn đứng trên đỉnh cao
của tài hoa mà trêu ghẹo, khêu khích cái xã hội phàm tục lúc bấy giờ. Đồng thời, ta
thừa nhận ở nhà văn này, ít nhiều đóng góp về mặt ngôn ngữ văn học và thể tài túy bút
hiện đại.
Thời kỳ này, thơ mới cũng khủng hoảng nghiêm trọng, đủ các thứ biểu hiện hổn
loạn. Thơ điên, thơ loạn, thơ say càng phát triển mạnh. Trong tình trạng hỗn loạn như
thế của văn học hợp pháp, nhà văn phòng cách mạng khó lòng không chịu ảnh hưởng
tiêu cực nhất là khi bọn thống trị thẳng tay đàn áp mọi thứ xu hướng tiến bộ, trong lúc
cuộc sống áo cơm cũng thúc dục chạy theo thị hiếu của kẻ có tiền. Vậy mà, nền văn
học hiện thực phê phán vẫn tồn tại, càng gần cách mạng, nó càng có thêm những yếu
tố tiến bộ hơn thời kỳ trước. Một nỗi niềm hiu hắt, một không khí chiều tà vàng úa,
vắng vẻ thắm đượm trên nhiều trang viết. Bên cạnh đó, một chiều sâu suy tưởng đã
khiến tư tưởng tác phẩm muốn vượt cao hơn, rộng hơn giới hạn của đề tài, một cảm
xúc trữ tình đem chất thơ vào những trang tả thực và một yếu tố lạc quan ngày càng
18
sáng dần lên, nhất là dưới ngòi bút của Nguyên Hồng. Đó là những nét mới mẽ của
văn học hiện thực phê phán thời kỳ này. Nhà văn tiến bộ và sâu sắc nhất của xu hướng
hiện thực phê phán 1939 – 1945 là Nguyên Hồng và Nam Cao.
Tóm lại, giai đoạn văn học 1930 – 1945, nhìn một cách tổng quát, có thể nhận
thấy những đặc điểm sau đây: Bộ mặt văn học có những đổi mới rõ rệt theo hướng
hiện đại hóa; Văn học 1930 – 1945 hình thành và phát triển với hai bộ phận phân biệt
rạch ròi với nhau về hệ ý thức; Sự chuyển biến mau lẹ của các xu hướng và sự phát
triển phong phú của các phương pháp, phong cách sáng tác của các thể loại và ngôn
ngữ văn học.
Văn học 1930 – 1945 phát triển với nhiều xu hướng phức tạp, vừa đối lập vừa
ảnh hưởng qua lại, những chiều hướng chung là: xu hướng tiêu cực phát triển rầm rộ
nhưng ngày càng khủng hoảng và rơi vào bế tắc, còn các xu hướng tiến bộ và cách
mạng tuy bị chế độ thực dân kiềm chế nhưng vẫn phát triển và giành được địa vị chính
thống sau Cách mạng tháng Tám.
ững nét ch
1.2. Nh
Nhữ
chíính về ti
tiểểu sử và sự nghi
nghiệệp sáng tác của Nguy
Nguyễễn Tu
Tuâân
1.2.1. Ti
Tiểểu sử
Văn học Việt Nam từ cổ điển đến hiện đại, qua từng giai đoạn, từng thời kỳ, hòa
lẫn trong dòng chảy chung của quy luật phát triển vẫn in đậm dấu ấn riêng của từng tác
giả, với tài năng và sự sáng tạo thể hiện qua các sáng tác của mình họ đã tạo nên cho
nền văn học dân tộc càng thêm đa dạng và phong phú về phong cách và độc đáo. Một
trong những thời kỳ phát triển mạnh mẽ của văn học dân tộc là giai đoạn 1930 - 1945
với sự ra đời nhiều trào lưu gắn liền với những tên tuổi đặc biệt suất sắc. Với dòng văn
học hiện thực phê phán chúng ta có Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Nguyễn Công
Hoan… thì dòng văn học lãng mạn chúng ta không thể không nhắc đến Nhất Linh,
Khái Hưng, Thạch Lam và đặc biệt là Nguyễn Tuân một nhà văn mang cái đẹp thăng
hoa.
19
Ngày 10 tháng 7 năm 1910 tại Hà Nội (phố Hàng Bạc) Nguyễn Tuân được sinh
ra, ông sống trong một gia đình có truyền thống Nho học, trong thời kỳ Nho học suy
tàn, phải nhường chỗ cho Tây học. Thân sinh của ông là cụ Nguyễn An Lan, một nhà
nho tài hoa đậu khoa thi Hán học cuối cùng, nhưng là một nhà nho bất đắc chí dưới
chế độ thực dân, phong kiến. Bối cảnh xã hội và gia đình đặc biết ấy đã in dấu sâu sắc
trong tính cách tư tưởng cũng như phong cách nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Tuân.
Nét nổi bật ở Nguyễn Tuân là lòng yêu nước và tinh thần dân tộc. Sinh ra trong buổi
loạn lạc, là một người tri thức Nguyễn Tuân thể hiện lòng yêu nước của mình theo một
cách riêng. Lòng yêu nước của Nguyễn Tuân gắn liền với những nét văn hóa cổ truyền
của dân tộc, nhưng Nguyễn Tuân đã phải trải qua những năm tháng khổ sở, có lúc bế
tắc, tuyệt vọng ở giai đoạn 1945. Nguyễn Tuân tuy quê ở Hà Nội, nhưng thời thanh
thiếu niên đã cùng với gia đình sinh sống ở nhiều tỉnh khác nhau tại miền Trung,
Khánh Hòa, Phú yên, Hội An, Đà Nẵng, Hà Tĩnh, lâu nhất là ở Thanh Hóa. Gia đình
Nguyễn Tuân đông anh em, nhưng cuối cùng chỉ còn lại hai anh em. Năm hai mươi
tuổi Nguyễn Tuân được bố mẹ hỏi vợ và lập gia đình. Đến năm 1928, thì ông đang học
năm thứ 4 bậc Trung học thành phố Nam Định. Ông tham gia vào cuộc bãi khóa phản
đối mấy giáo viên người Pháp xúc phạm người Việt Nam và ông bị đuổi học vào năm
1929. Không chịu được cảnh sống nô lệ, ông đã cùng một nhóm bạn vượt biên giới
sang Lào, tiếp đến Thái Lan, và bị bắt ở Băng Cốc, sau đó bị đưa về trại giam Thanh
Hóa năm 1930. Những ngày đầu sau khi được thả ra tù, Nguyễn Tuân theo làm thư ký
nhà máy đèn và bắt đầu cuộc đời cầm bút của mình. Ông tham gia hầu hết trên các lĩnh
vực như làm báo, viết văn ngoài ra ông còn tham gia diễn kịch, đóng phim điện ảnh.
Năm 1936 ông bắt đầu viết bài trên các báo như: Trung Bắc tân văn, Đông Tây,
An Nam tạp chí…và sống hẳn với ngòi bút từ năm 1937. Các truyện ngắn, bút ký và
thơ của ông được ký dưới nhiều tên khác nhau như : Ngột Lôi Quật, Thanh Hà, Tuấn
Thừa Sắc, Nhất Lang, Tuân, Ân Ngũ Tuyên, Nguyễn Tuân… Bắt đầu sự nghiệp từ
năm 1936 nhưng mãi đến năm 1938 ông ho ra đời một số tác phẩm như: Một chuyến đi,
Vang bóng một thời thì ông thật sự trở nên nổi tiếng và đánh dấu ấn trogn lòng độc giả.
Năm 1940, nhà Tân Dân in cuốn Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân. Năm 1941,
20
Nguyễn Tuân bị bắt tại Hà Nội và bị đưa đi giam tại trại tập trung Vụ Bản, Nho Quan.
Ở đây ông bị quản thúc và bị đưa lên trình diện hàng tuần. Năm 1942 đến 1945
Nguyễn Tuân ngày càng bế tắc, suy sụp và có ý định tự sát.
Cách mạng tháng Tám thành công, cứu sống cuộc đời của Nguyễn Tuân cũng
như trong trang viết của ông. Ông nhận thức được sự đổi đời của dân tộc cũng như của
chính bản thân ông. Trong năm 1945 ông đã cho ra mắt một bài nửa truyện, nửa ký có
tên là Vô đề sau đó đổi lại là Lột xác nói về nhân sinh quan của mình trước sự biến
động lớn lao của đất nước do cách mạng đem lại. Năm 1950, Nguyễn Tuân được kết
nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Từ năm 1948 - 1958, ông làm tổng thư ký Hội
Văn nghệ Việt Nam, là Ủy viên Chấp hành Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật và Hội
Nhà văn Việt Nam từ năm 1957 đến lúc mất. Trong suốt hai cuộc chiến Nguyễn Tuân
luôn hăn hái dấn thân vào các nẻo đường chiến dịch, sẵn sàng có mặt ở những tuyến
lửa ác liệt, bất kỳ nơi đâu dù là nơi rừng núi hay đồng bằng, ông tham dự cả các trận
đánh của bộ đội, các vốn sống phong phú trong đó sau này đã trở thành những trang
viết hết sức sống động trong các sáng tác của ông. Ông là một trong những nhà văn
bằng ngòi bút và tâm huyết của mình, ông đã góp phần không nhỏ vào việc ca ngợi đất
nước và con người Việt Nam trong chiến đấu, sản xuất và xây dựng.
Nguyễn Tuân mất ngày 28 tháng 7 năm 1987 tại Hà Nội. Năm 1996, ông được
nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học và nghệ thuật.
1.2.2. Sự nghi
nghiệệp sáng tác
Nguyễn Tuân xuất hiện lần đầu tiên trên thi đàn văn chương Việt Nam năm 1936,
nhưng Nguyễn Tuân không có được độ chững chạc như các văn giới cùng thời. Năm
1939, ông cho ra mắt tập truyện ngắn Vang bóng một thời Nguyễn Tuân đã vươn đến
đỉnh cao của văn học nghệ thuật. Năm 1939, được đăng trên tạp chí Tao đàn và Tiểu
thuyết thứ 7. Năm 1940, nhà xuất bản Tân Dân ấn hành tập truyện Vang bóng một thời.
Ở đó có những tác phẩm không chỉ một thời vang bóng mà còn vang bóng đến tận
ngày hôm nay.
21
Ông am hiểu cả Hán học lẫn Tây học, đặc biệt ông say mê thiết tha đối với tiếng
Việt. Rất mực đề cao và chú tâm giữ gìn nhân cách người nghệ sĩ. Đọc văn ông không
chỉ có khoái cảm thẩm mỹ từ ngôn từ mà còn được bồi dưỡng thêm tri thức về nhạc,
họa, điêu khắc, kiến trúc, lịch sử, địa lý, điện ảnh, và đặc biệt là ẩm thực cổ truyền của
dân tộc… Thực tế ấy, chứng tỏ Nguyễn Tuân là một tài năng, có nhiều năng lực ở
nhiều lĩnh vực nghệ thuật. Đời viết văn của Nguyễn Tuân là một quá trình lao động
nghệ thuật thật sự nghiêm túc, khi đã ở đỉnh cao nghề nghiệp ông vẫn không bao giờ
tỏ ra lơi lỏng, hời hợt, mà ngược lại luôn nghiêm khắc với chính bản thân mình. Sự
nghiệp sáng tác của Nguyễn Tuân được chia làm hai chặn đường, trước và sau Cách
mạng tháng Tám:
ướ
Tr
Trướ
ướcc Cách mạng th
thááng Tám
Nguyễn Tuân là một nhà văn lãng mạn. Ông khẳng định vị trí của mình trên
thi đàn văn chương xoay quanh ba đề tài: Chủ nghĩa xê dịch, Vẻ đẹp vang bóng một
thời, Đời sống trụy lạc
Đầu tiên là đề tài “xê dịch”: người viết về đề tài xê dịch thường thích đi đó đây
để thay đổi thực đơn trong nhãn quan tâm hồn mình và thường viết về đề tài đường xá,
xe cộ, sông nước và thác nước. Nguyễn Tuân rất thành công ở đề tài này. Ông đã đặt
chân lên mọi miền của tổ quốc dấu yêu. Đi đến đâu ông cũng ghi lại cảnh quan thiên
nhiên, con người Việt Nam. Hai tác phẩm tiêu biểu cho đề tài xê dịch là Thiếu quê
hương và Một chuyến đi. Tác phẩm này sẽ dễ dàng nhận thấy Nguyễn Tuân hiện lên
với tình yêu quê hương, đất nước thầm kín. Nhưng điều đáng trân trọng ở Một chuyến
đi được viết bằng một tấm lòng chân thành với người và thành thật với chính mình,
muốn giải bày đến tận cùng nổi u hoài của một người tha hương ngay trên chính quê
hương mình, Nguyễn Tuân một con người rất yêu quê hương, muốn gắn bó với quê
hương nhưng lại luôn cảm thấy thiếu quê hương bởi phải chứng kiến sự tù túng, nghẹt
thở của nó dưới chế độ thực dân phong kiến mà bản thân ông không có khả năng
chống trả.
Trước cách mạng tháng tám, trong bối cảnh nước mất, nhà tan, xã hội bị đảo lộn,
lẫn về mọi giá trị và quan niệm. Nguyễn Tuân đã đứng hẳn về phía dân tộc và truyền
22
thống dũng cảm chống lại sức công phá của lối sống xu thời. Các sáng tác của ông thời
kỳ này tập trung vào việc tái hiện lại các giá trị văn hóa thuộc lĩnh vực tinh thần và xã
hội. Trên các trang viết của ông, những “vẻ đẹp xưa” chợt sống lại trong niềm tiếc
nuối và xót xa vô hạn.
Thứ hai ông viết về đề tài “vang bóng”: cũng như những nghệ sĩ lãng mạn,
NguyễnTuân không tin tưởng vào hiện tại, hoài nghi tương lai nên ông đã quay trở về
quá khứ để viết về thú chơi tao nhã của những Nho sĩ cuối mùa như: thả thơ, chơi chữ,
uống trà. Viết thành công đề tài vang bóng, bởi Nguyễn Tuân sinh ra trong một gia
đình Nho học. Vì ngay từ thuở nhỏ, Nguyễn Tuân đã được chứng kiến các bậc tao
nhân, những nhà Nho nổi tiếng đến để đàm đạo về nghệ thuật. Những điều này đã làm
nên những cá tính, phong cách riêng của ông. Tất cả những thú chơi tao nhã của các
Nho sĩ cuối mùa được Nguyễn Tuân phản ánh qua mười hai truyện ngắn, in thành tập
Vang bóng một thời
Cái ham muốn “xê dịch” đã giúp cho Nguyễn Tuân có một vốn sống phong phú,
một sự hiểu biết sâu sắc về phong tục tập quán cổ truyền của dân tộc. Ở Vang bóng
một thời ông đã mô tả một cách tinh tế cái thói ăn chơi, hưởng lạc của tầng lớp quý tộc
phong kiến, vẽ lên bức tranh hiện thực xã hội, cùng những phong tục tốt đẹp của dân
tộc. Các thú chơi tao nhã của quê hương, được ông thể hiện qua một số tác phẩm như:
Những chiếc ấm đất, Đánh thơ, Thả thơ, Chén trà sương… trong Vang bóng một thời
đã bộc lộ được nét tài hoa của Nguyễn Tuân ở phương diện này. Qua tập truyện này lại
thấy Nguyễn Tuân hiện lên là một người cả đời phụng sự cái đẹp, trong sáng, là một
nhà văn theo chủ nghĩa duy mĩ. Trong một loạt sáng tác của Nguyễn Tuân trước cách
mạng Vang bóng một thời là tập truyện để lại dấu ấn đậm đà và sâu sắc nhất. Nhà
nghiên cứu Vũ Ngọc Phan cho rằng: “Tác phẩm đầu tay của ông là một văn phẩm gần
tới sự hoàn thiện, toàn mỹ đó là tập Vang bóng một thời” [1; tr. 415].
Văn phong Nguyễn Tuân trong tác phẩm đầu tay đạt đến đỉnh cao trong sự
nghiệp sáng tác, đã được Chương Chính khẳng định: “Về văn phong phải nói Nguyễn
Tuân trong tác phẩm đầu tay này đã đạt đến đỉnh cao mà về sau ông không đạt tới
nửa” [1; tr. 482]
23
Đề tài thứ ba là đề tài “xa hoa trụy lạc”: lúc đó Nguyễn Tuân sa vào lối sống trụy
lạc. Ông thường đi nghe hát ả đào, thậm chí Nguyễn Tuân còn ngồi bàn đèn để hút
thuốc phiện, đó là một hướng thoát ly tiêu cực của các nhà nghệ sĩ lãng mạn lúc bấy
giờ. Tất cả lối sống trụy lạc, xa hoa này được Nguyễn Tuân ghi lại trong tác phẩm
Chiếc lư đồng mắt cua Nguyễn Tuân tả những nhân vật ấy với ngòi bút thành thật, lắm
lúc chí tình đối với người đã sa ngã, làm cho người đọc phải tin rằng ông không thêm
bớt. Nhưng Chiếc lư đồng mắt cua còn là một thiên xám hối của một thanh niên khinh
bạc, vì đã sống không lý tưởng. Tác phẩm này đưa NguyễnTuân hiện lên với một diện
mạo khác. Đó là một người trung thực với chính lòng mình, một Nguyễn Tuân đầy bản
lĩnh.
Từ sau Vang bóng một thời đến năm 1945, trong tình hình chung của văn chương
lãng mạn, sáng tác của Nguyễn Tuân dần đi vào ngõ cụt. Theo dòng sáng tác của
Nguyễn Tuân giai đoạn trước Cách Mạng tháng Tám dễ dàng nhận ra sự thay đổi rõ
rệt về tư tưởng nghệ thuật, nhất là từ Vang bóng một thời trở về sau. Trên những trang
viết của Nguyễn Tuân vẫn luôn được đón nhận bằng thái độ trân trọng và cảm thông
sâu sắc. Tuy có những lúc ông đã vấn thân vào con đường trụy lạc để quên đi cái thực
tại phủ phàng, nhưng ở ông vẫn giữ được sự sáng trong nó tách rời cái xấu xa. Tác
phẩm của ông được độc giả cảm thông bằng thái độ chân thành, ngay trong những lúc
khó khăn nhất.
Sau Cách mạng th
thááng Tám
Những năm đầu sau Cách mạng Tháng Tám, Nguyễn Tuân đã ra mắt một vài tùy
bút ngắn ghi lại tâm trạng vừa hoang mang vừa đầy ắp hy vọng của một người tri thức
để mở đầu cho cuộc đời mới Vô đề, Ngày đầy tuổi tôi Cách Mệnh. Bên cạnh đó,
Nguyễn Tuân còn cho ra đời tác phẩm Chùa đàn một tác phẩm viết khá công phu và
đầy tâm huyết. Tác phẩm Chùa đàn là một thiên truyện dài viết về một nhân vật tên
“Lãnh út” bị mắc căn bệnh cá nhân chủ nghĩa, ít kỷ đến tàn nhẫn, từ sau năm 1945 như
có phương thuốc kỳ diệu chửa khỏi căn bệnh ấy, đã tự cải tạo và vươn lên thành con
người mới, sống hòa hợp với xung quanh, tùy bút nói về sự thay đổi nhân sinh quan
của mình trước sự biến động lớn lao của đất nước do cách mạng đem lại.
24
Tác phẩm Chùa đàn của ông mang bóng dáng của một Nguyễn Tuân toàn vẹn,
mang cả tinh hoa tư tưởng và tài hoa văn chương được Hoàng Như Mai khẳng
định:“Chùa Đàn ấy là tất cả nhà văn Nguyễn Tuân, một Nguyễn Tuân toàn vẹn, tinh
hoa tư tưởng, tài hoa văn chương” [4; tr. 35]
Chùa đàn có thể coi là một tác phẩm đặc sắc nhất của Nguyễn Tuân. Chỉ có một
tâm hồn nghệ sĩ và một tài năng như Nguyễn Tuân mới có thể viết lên những áng văn
hay đến như vậy. Tìm hiểu quá trình sáng tác của Nguyễn Tuân chúng ta sẽ nhận thấy
được sự chuyển biến về tư tưởng cũng như phong cách nghệ thuật của ông giữa hai
mốc lịch sử trước và sau Cách mạng tháng Tám.
Sau cách mạng tháng Tám, Nguyễn Tuân còn có đóng góp lớn trên thi đàn văn
chương Việt Nam, nhất là ở thể loại tùy bút. Tiêu biểu phải kể đến tùy bút Hà nội ta
đánh Mỹ giỏi được viết trong thời kỳ giặc Mỹ trực tiếp đánh phá Miền Bắc, dùng B52
ném bom thủ đô Hà Nội và nhất là 15 bài kí in thành một tập Tùy bút sông Đà. Ngoài
những tác phẩm kể trên, nhắc đến sự nghiệp của Nguyễn Tuân chúng ta không thể bỏ
qua các tùy bút khác sáng tác trong các trận kháng chiến của dân tộc ta. Hai tập tùy bút
ghi nhận những chuyển biến thật sự sâu sắc của Nguyễn Tuân đó là Đường vui (1949)
và Tình chiến dịch (1950) với lòng yêu nước và tâm huyết của mình Nguyễn Tuân đã
dấn thân trên các nẻo đường chiến dịch để cho ra đời những tác phẩm hay và hiện thực,
không còn giữ bên mình thái độ ngông nghênh nữa mà thay vào đó là sự hòa hợp, chia
sẻ gian khổ giữa đồng bào đồng chí. Trong trang viết của ông giọng điệu trở nên sôi
nổi đầy tin yêu, tràn ngập tình cảm chân thành hồn nhiên với quê hương đất nước, với
kháng chiến và cách mạng dân tộc.
Nguyễn Tuân không chỉ là một văn tài hoa mà còn là một nhà ẩm thực sành điệu,
ông viết về các món ăn ngon của dân tộc bằng tất cả sự quan sát tinh tế và niềm trân
trọng. Trong mảng sáng tác về văn hóa và bằng cảm quan văn hóa của Nguyễn Tuân,
hàng loạt tùy bút đặc sắc ra đời trong mạch cảm hứng nghệ thuật ấy: Phở, Giò lụa,
Cốm vòng, Cây Hà Nội… thì Phở là tùy bút hay nhất, tài hoa nhất. Với say mê về ẩm
thực tác giả đã say sưa giải bày những cảm xúc của mình về một giá trị văn hóa ẩm
thực độc đáo của dân tộc. Từ những trải nghiệm của bản thân mình ông đã viết tận
25
tường về lai lịch, nguồn gốc, đặc điểm, từ ngôn ngữ cho đến nghệ thuật thưởng thức
phở, bằng vốn kiến thức uyên bác và năng lực liên tưởng phong phú, để cuối cùng tất
cả được nâng lên thành “văn hóa Phở”.
Tập túy bút Sông Đà, được viết từ năm 1958 đến 1960, là mốc quan trọng và là
đỉnh cao mới trong sáng tác của Nguyễn Tuân từ sau Cách mạng tháng Tám. Tập tùy
bút Sông Đà là thành quả nghệ thuật đẹp mà Nguyễn Tuân đã thu hoạch được trong
chuyến đi thực tế gian khổ và hào hứng tới miền Tây Bắc rộng lớn, xa xôi. Không chỉ
thỏa mản cái thú vui tìm đến những miền đất lạ cho thỏa mãn khát khao “xê dịch”, chủ
yếu tìm kiếm chất vàng của thiên nhiên, ở tâm hồn của con người ở mảnh đất hùng vĩ
đó. Có thể nói dưới ngòi bút của ông, người Việt nam vừa đánh Mỹ vừa sản xuất trong
tư thế ung dung, sang trọng và đầy tài hoa, một dân tộc không những giành được chính
nghĩa trong chiến đấu giữ nước mà còn có bề dày về văn hóa truyền thống.
Trong thành công ở thể loại tùy bút thì phải kể đến giá trị văn chương của ông.
Đó là một thứ văn chương đích thực được sáng tạo bởi một nghệ sĩ tài hoa. Là một nhà
văn yêu thiết tha tiếng mẹ đẻ Nguyễn Tuân đã thành công trong việc tìm tòi và sáng
tạo câu, chữ. Ông có vốn từ vựng cực kỳ phong phú, một lối hành văn độc đáo, tinh tế
và rất sáng tạo. Trong hành trình “đi tìm cái đẹp, cái thật” trong cuộc đời và trong văn
chương. Nguyễn Tuân đã tự vươn lên để khẳng định cái tôi của mình, một cái tôi độc
đáo đã tạo nên một tài năng và một phong cách riêng thật đặc sắc.
1.3. Gi
ới thuy
ại truy
Giớ
thuyếết về th
thểể lo
loạ
truyệện ng
ngắắn
Theo Từ điển thuật ngữ văn học thì truyện ngắn là tác phẩm tự sự cỡ nhỏ. Cốt
truyện của truyện ngắn thường diễn ra trong một không gian và thời gian hạn chế, kết
thúc của truyện ngắn cũng không chia thành nhiều tuyến phức tạp. Truyện ngắn được
viết để tiếp thu liền một mạch nên đặc điểm của truyện ngắn là tính ngắn gọn. Để thể
hiện nổi bật tư tưởng, chủ đề, khắc hoạ tính cách nhân vật đòi hỏi nhà văn viết truyện
ngắn phải có trình độ điêu luyện. Trong khuôn khổ ngắn gọn, những truyện ngắn thành
công có thể biểu hiện những vấn đề xã hội có tầm khái quát rộng lớn.
26
Do khuôn khổ ngắn, nhiều khi làm cho truyện ngắn gần với các hình thức
truyện kể dân gian như truyện cổ tích, truyện cười. Truyện ngắn thời trung đại cũng
ngắn nhưng rất gần với truyện vừa. Truyện ngắn hiện đại là một kiểu tư duy mới, một
cách nhìn cuộc đời, một cách nắm bắt cuộc sống rất riêng mang tính chất thể loại.
Khác với tiểu thuyết là một thể loại chiếm lĩnh đời sống trong toàn bộ sự đầy đặn và
toàn vẹn của nó. Truyện ngắn thường hướng tới việc khắc hoạ một hiện tượng, phát
hiện một nét bản chất trong quan hệ nhân sinh, trong đời sống tâm hồn con người. Vì
thế, trong truyện ngắn thường ít nhân vật, ít sự kiện phức tạp.
Nếu mỗi nhân vật của tiểu thuyết là một thế giới, thì nhân vật của truyện ngắn
là một mảnh nhỏ trong thế giới ấy. Truyện ngắn không nhằm tới việc khắc hoạ tính
cách điển hình đầy đặn trong tương quan với hoàn cảnh mà truyện ngắn có thể kể về
cả một cuộc đời hay một đoạn đời, một sự kiện trong trong cuộc sống nhân vật. Nhưng
cái chính của truyện ngắn không phải ở hệ thống sự kiện mà ở cái nhìn tự sự đối với
cuộc đời
ới thi
ẩm
1.4. Gi
Giớ
thiệệu tác ph
phẩ
Tên tuổi của Nguyễn Tuân gắn liền với trào lưu văn học lãng mạn Việt Nam.
Là cây bút tiêu biểu của trào lưu văn học này, sáng tác của Nguyễn Tuân nói chung và
truyện ngắn của ông nói riêng đậm chất lãng mạn. Do bất hoà với xã hội, ông đã
phóng to cái tôi của mình lên như một phương tiện để chống trả. Ta bắt gặp một
Nguyễn Tuân giang hồ và lãng mạn mang cái “Tôi” kênh kiệu và khinh bạc đi lù lù,
ngang bướng giữa cuộc đời, xem đó như một vũ khí chống trả lại cái xã hội kim tiền,
một Nguyễn Tuân tôn thờ cái đẹp, chắt chiu, trân trọng cái đẹp trong cuộc sống hàng
ngày, trong ngôn ngữ và truyền thống dân tộc.
Tập truyện Vang bóng một thời đã làm sống dậy nét “đẹp xưa” của một thời
phong kiến suy tàn. Thời có những ông Nghè, ông Cử, ông Tú sống nhàn tản với
những thú chơi phong lưu như: Đánh thơ, thả thơ, uống trà Tàu, thưởng hoa, ngâm
thơ… tao nhã nhưng rất cầu kỳ, hay những tên cướp như “Lý Văn” trong Ném bút chì
với tay nghề ném cán mai rất ngọt, lướt qua một cặp chân gà khi nhìn lại trên đôi chân
27
ấy vẫn chưa rơi hẳn, tên đao phủ “Bát Lê” với tài nghệ phi thường hiếm thấy lướt qua
mười hai cái đầu thì trên phần cổ vẫn còn dính lại một miếng da…Nguyễn Tuân đã
thực sự say sưa tỉa tót cái đẹp lạnh lùng, thuần túy, tô đậm thêm cái nét xưa đã mờ
nhạt, nét vẽ của những ngày đã qua, một thời đã tàn. Vào thời ấy, tên đao phủ còn
chém người bằng đao, người ta còn đi lại trên đường bằng võng, bằng cáng, vừa đi vừa
dềnh dàng đánh cờ bằng miệng.
Không phải trong cái xã hội đang chen đua nhau với những du nhập văn hóa
phương Tây và sự đàn áp của chế độ thực dân phong kiến, con người ta đang đứng
trước ngưỡng cửa của cái đúng - cái sai, cái tốt - cái xấu và con đường cách mạng, thì
Nguyễn Tuân lại thật sự nhìn nhận ở khía cạnh văn hóa và cái đẹp mà ông luôn là
người say mê đưa lên đỉnh cao của cái đẹp. Những vẽ đẹp có màu sắc truyền thống ấy
đang có nguy cơ bị mai một. Nhận ra điều đó Nguyễn Tuân cố sức nếu giữ, gom góp
để phục dựng lại bằng tấm lòng chân thành, tôn kính và niềm xót xa, nuối tiếc khôn
nguôi. Vang bóng một thời vì thế có thể được xem như một bảo tàng lưu giữ các giá trị
văn hóa cổ truyền của dân tộc. Tất cả thể hiện niềm khát khao, hy vọng cũng như nỗi
chán chường, tuyệt vọng của Nguyễn Tuân trước cuộc đời, xã hội lúc bấy giờ.
ươ
ng 2. BỨC TRANH XÃ HỘI VI
ỆT NAM GIAI ĐOẠN
Ch
Chươ
ương
VIỆ
ỜI
GIAO TH
THỜ
ời
2.1. Bối cảnh xã hội Vi
Việệt Nam bu
buổổi giao th
thờ
Sau khi thực dân Pháp xâm chiếm Việt Nam, xã hội Việt Nam đã trở thành xã
hội thuộc địa nửa phong kiến. Cùng với đó, văn hóa phương Tây và hệ tư tưởng tư sản
tràn vào Việt Nam. Đồng thời nên giáo dục Nho học bị bãi bỏ. Nho giáo Việt Nam suy
tàn và đổ vỡ, được Nguyễn Tuân phản ánh qua Khoa thi cuối cùng. Tuy nhiên, bọn
thực dân Pháp thống trị vẫn muốn duy trì ở nước ta những quan hệ phong kiến và
những yếu tố của hệ tư tưởng phong kiến để củng cố chế độ thuộc địa. Vì thế, thực dân
Pháp đã sử dụng Nho giáo vào việc cai trị dân bản xứ.
28
Thời kỳ hệ thống quản lý nhà nước theo chế độ phong kiến vẫn còn xử tử bằng
cách chém đầu thì trong Chém treo ngành, Nguyễn Tuân đã miêu tả, cái tài chém đầu
của Bát Lê, chém đầu những người bị án trảm một cách gọn ghẽ, không đến hai nhát.
Ngòi bút của Nguyễn Tuân với cái nhìn tinh tế ấy, ông đã tái hiện một sự kiện hết sức
nổi trội trong giai đoạn đầu thế kỷ XX, vụ hành hình của những người yêu nước, với
hiện thực xã hội với sự cai trị của chế độ thực dân nửa phong kiến:
“Quan Công sứ mặc đồ binh phục trắng có ngù kim tuyến đi ngang hàng cùng
quan Tổng đốc. Hai quan đầu tỉnh – một người đi ghệt, một người đi ủng – đều gò
bước đi cho ăn nhập với cái long trọng của pháp trường. Những tên lính tỉnh gầy ốm
che sát vào người hai Ông lớn mọi thứ tán vàng, tán lía, lọng xanh. Cái đầu chúng
không dám phạm thượng, cúi gầm mặt xuống đất, nhìn cánh cỏ may chọc thủng ống
quần mình. Trong nhà rạp, các quan an vị. Ông thông ngôn người Nam kỳ đứng
khoanh tay đằng sau quan Lưu trú Pháp” [12; tr. 18]
Trong buổi hành hình với cái vẻ ngoài trang trọng với lễ nghi, với những biểu
hiện của những người có quyền thế áp chế mọi giá trị con người và những con người
gầy ốm kia không giám làm trái với xã hội, buôn mình nương theo mặt cho bất công
đang từng bước lấn áp.
Cảnh hiu hắt của một buổi chiều khi mặt trời đã lặn và khi mấy chú chim không
tổ mỏi cánh tìm về chốn ngủ, cảnh tan tác, hoan sơ của một vườn chuối đã chảy qua
một cuộc tập chém, nổi buồn của tác giả ẩn hiện trong từng câu văn, trong một khúc
nhạc buồn thỉu buồn thiu của những trận mưa ngâu: “Mỗi buổi chiều mặt trời lặn, mấy
con chim không tổ mỏi cánh đi tìm vào vườn chuối âm u này để ngủ. Nhưng thân chuối
cao vút và tàu lá chuối trống trải không đủ là nơi làm tổ, loài chim kêu vài tiếng thưa
thớt rồi bay qua ngọn thành. Vào tiết mưa dầm, những trận mưa ngâu đổ lên vườn
chuối một khúc nhạc suông buồn thỉu, buồn thiu” [12; tr. 37]
Sự tàn bạo của chế độ, sự căm phẫn tột cùng của tác giả đưa vào tác phẩm một
cách sâu sắc ở đoạn kết, nơi mà giá trị con người không còn chỗ, chỉ có những kẻ lạnh
lùng đùa cợt trên sinh mạng con người qua những đồng bạc lẻ:
29
“Lúc quan Công sứ ra về, khi bước qua mười hai cái đầu lâu còn đính vào cổ
người chết kia, giữa sân pháp trường sắp giải tán, nổi lên một trận lốc xoáy rất mạnh.
Trận gió xoắn giật, hút cát bụi lên, xoay quanh đám tử thi và đuổi theo các quan đang
về. Cái mũ trắng trên đầu quan Công sứ bị cơn lốc dữ dội lật rơi xuống bãi cỏ lăn lộn
mấy vòng” [12; tr. 46]
Nơi cái ác đang ngự trị mà không ai có thể phản kháng lại, hay như những con
người yêu nước kia phản kháng, chống lại để rồi sinh mạng của mình đã làm trò vui
cho bọn thống trị, tác giả căm phẫn, xót thương nhưng không thể thay đổi được, chỉ có
thể làm nên một trận lốc xoáy, trận gió xoắn giật làm rơi cái mũ trên đầu quan Công sứ
như muốn nói lên cái giá phải trả của bọn họ.
Chữ người tử tù được cho rằng: “Một tựa đề độc đáo và có sức gợi”
[7; tr. 289]. Câu truyện nói đến cái tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp của một tử tù tên
Huấn Cao và nỗi lòng của một viên quản ngục biết trọng cái tài của người tài hoa. Phải
chăng trong cái xã hội đầy hỗn loạn ấy, chính nhà văn là người đã biết đề cao cái tài
năng về “thư pháp”:
“Tôi nghe ngờ ngợ. Huấn Cao? Hay là cái người mà vùng tỉnh Sơn ta vẫn khoe
cái tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp đó không?” [12; tr. 95]
Huấn Cao một con người có tài lại có đức, trí dũng song toàn, nhưng bị cường
quyền áp chế, sa cơ để rồi trở thành một tên tử tù chịu nhiều tuổi nhục trước bọn phàm
tục độc ác trong trốn địa ngục trần gian. Trong hoàn cảnh đề lao, người ta sống bằng
tàn nhẫn, bằng lừa lọc. Tính cách dịu dàng và lòng biết giá người, biết trân trọng của
viên quan coi ngục này thật là một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà
nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ, thế ấy trong cái xã hội ấy còn có những con người trân
trọng cái tài của kẻ tài hoa. Xót xa trước cái tài năng sắp bị hủy diệt, viên quản ngục
xin cho được cái nét chữ quý giá của người tử tù:
“Quản ngục chỉ mong mỏi một ngày rất gần đây ông Huấn sẽ dịu bớt tính nết, thì
y sẽ nhờ ông viết, ông viết cho… Cho mấy chữ trên chục vuông lụa trắng đã mau sẵn
30
và can lại kia. Thế là y mãn nguyện (…) Chữ ông Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm (…)
Có được chữ ông Huấn mà treo, là có một vật báo trên đời (…) ông Huấn bị hành
hình mà không kịp xin được mấy chữ, thì ân hận suốt đời mất” [12; tr. 100]
Sự kết hợp hoài hòa giữa khí phách hiên ngang và tinh thần không khuất phục đó.
Đứng lên chống lại chế độ thực dân phong kiến.Nguyễn Tuân muốn thông qua Huấn
Cao để ca ngợi Cao Bá Quát. Sự kiện diễn ra từ gần một thế kỷ trước Cao Bá Quát
nhận chức giáo thụ Quốc Oai, Sơn Tây 1852 lãnh đạo nông dân Mỹ Lương khởi nghĩa
vào năm 1854 và bị án chém năm 1855.
Nhà văn đã hiểu biết phản ánh cặn kẽ, trên các lĩnh vực cả lịch sử lẫn văn hóa xã
hội. Có thể nói Nguyễn Tuân đã hiện lên qua nhân vật Viên quản ngục, một con người
say mê với thư pháp, yêu mến lắm những con người tài, nếu vì thực tại mà phải mất đi
một người tài cao như thế thật không gì hối tiếc hơn nữa.
Những nhân vật trong Những chiếc ấm đất, Thả Thơ, Hương cuội, Chén trà
sương… họ là những nhân vật được nhà văn xây dựng để phơi bày lên cái hiện thực
bất mãn trước xã hội mà trong thực tế nhà văn không thể nào bày tỏ được, họ xem
mình là những con người chọn nhầm thế kỷ, hay chỉ là một nho sĩ phải sống ẩn dật để
tìm chút thú vui với thiên nhiên sống đến cuối đời.
Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân trước cũng như sau Cách mạng tháng Tám
đại đa số nhắc đến sự tài hoa trong trang viết của ông khợi gợi lại một quá khứ vàng
son của dân tộc, một số ý kiến cho rằng những nhân vật Nguyễn Tuân tạo nên đã đi
trái với thực tiễn xã hội, đó là những năm chuẩn bị tinh thần cho Cách mạng tháng
Tám, thay vì khuyến khích tinh thần cho nhân dân với những bài văn nêu lên tinh thần
đấu tranh của dân tộc vì cuộc sống tốt đẹp, hơn là ngồi thưởng thức hoa, uống rượu,
ngâm thơ. Nhưng đối với một nhà văn luôn đi tìm cái đẹp, cái thật, trong những giá trị
tinh thần của cha ông, và chưa được ai thức tỉnh cái “thiên lương” vốn có, phải bắt
mình chấp nhận thực tại các nét truyền thống của dân tộc dần mai một đi, thì đó là điều
không mấy dễ dàng. Truyền thống dân tộc không chi có đấu tranh, đánh giặc mà còn
31
nhiều truyền thống tốt đẹp khác nữa, trong đó có truyền thống yêu nghệ thuật, yêu
những cái làm cho cuộc sống thú vị, đa dạng hơn.
Một số nhà văn hiện thực phê phán như Vũ Trọng Phụng đã dựa trên cơ sở
nguyên mẫu đời sống, với những cải cách tân thời bấy giờ, những phong trào bịp bợm
của thực dân Pháp. Vũ Trọng Phụng đã tỏ rõ thiên tài của mình khi tạo nên những bức
tranh hiện thực có tính dự báo độc đáo, bằng ngòi bút cường điệu hoá nhưng lại tô đậm
bản chất xã hội rõ hơn bao giờ hết. Điều đó khiến tiếng cười của ông có giá trị cảnh
báo và thức tỉnh. Với Vũ Trọng Phụng thì tiểu thuyết hiện thực phải tái hiện chân thực
thực trạng đời sống: “Các ông muốn tiểu thuyết cứ là tiểu thuyết. Tôi và các nhà văn
cùng chí hướng như tôi muốn hiểu tiểu thuyết là sự thực ở đời” [15; tr. 10]
Trong những tác phẩm tiểu biểu chúng tôi phải kể đến “Số Đỏ”, nó là một tiểu
thuyết tái hiện chân thực giai đoạn xã hội rơi vào buổi giao thời. Vũ Trọng Phụng là
một nhà văn biết đặt tiếng cười đúng chỗ, đánh thẳng vào bọn người trưởng giả, vào cả
một chế độ thực dân phong kiến, nơi diễn ra đủ thứ trò ma mãnh, đủ kiểu rởm đời. Số
Đỏ đã được Vũ Trọng Phụng đề cập đến hầu hết những gì là thời thượng của xã hội
lúc bấy giờ bằng thái độ đối lập không khoan nhượng, bằng tiếng cười, ông phản ánh
đúng bản chất xã hội. Trong tác phẩm tính chất bi kịch của xã hội đã gắn chặt với từng
màn, từng lớp hài kịch, từng tính cách với hoàn cảnh cụ thể, đả phá vào từng xu hướng
thịnh hành trong thời kỳ cải cách cải lương.
Nguyễn Tuân và Vũ Trọng Phụng, một trong số những cây bút tài hoa, một theo
quan niệm cách nhìn cách sống theo khuynh hướng lãng mạn, với thái độ hối tiếc về
sự mai một của nền Hán học, đưa ông đến một cái nhìn về quá khứ với những thú tiêu
khiễn, nhàn nhã của các nhà nho ẩn dật, mà qua trang văn ông đã vẽ lên một bức tranh
xã hội sống động về cuộc sống của họ, một theo khuynh hướng hiện thực phê phán nói
lên sự nhiễu nhương của một xã hội pha trộn giữa Tây Tàu lố lăng, làm suy đồi đi giá
trị đạo đức của con người.
32
Họ đi theo những con đường tiếp thu khác nhau nhưng suy cho cùng hai xu
hướng lãng mạn và hiện thực phê phán khác nhau về chất, nhưng không thể đối lập
chúng với một cách dứt khoát. Từ những thực tế của xã hội mà mỗi nhà văn đã có
những phương pháp cách nhìn thật sự tinh tế để nhìn nhận sự việc ở nhiều mặt khác
nhau, hai bộ phận văn học nói trên có nhiều ảnh hưởng qua lại, phải thấy được vai trò
tích cực, chủ động của nền văn học vô sản trong những cuộc đấu tranh tư tưởng, giúp
cho họ có nhiều kinh nghiệm trong sáng tác, những thành quả cách tân ngôn ngữ và
nghệ thuật.
ân th
ực cu
ộc sống sinh ho
ới nhà Nho
2.2. Ph
Phảản ánh ch
châ
thự
cuộ
hoạạt của gi
giớ
Đối với Vang bóng một thời ta có thể nói nó là một tác phẩm kiệt tác văn học của
văn chương Việt Nam hiện đại. Về phương diện văn hóa nó đã được ví như một bảo
tàng lưu giữ những giá trị văn hóa, một tác phẩm phản ánh hiện thực cuộc sống sinh
hoạt của những nhà nho sống ẩn dật.
Từ xa xưa người Việt Nam đã có tính ngưỡng thờ cúng tổ tiên, vào những ngày
giỗ hay những ngày lễ Tết những thành viên trong nhà sẽ cùng nhau dọn dẹp nhà cửa
khang trang và chuẩn bị các lễ vật nào bánh, hoa quả và các thứ cần thiết khác để dâng
lên bàn thờ tổ tiên họ tất bật, nhộn nhịp với những công việc chuẩn bị cho mâm cơm
cúng ngày Tết “Hương cuội”. Trên mâm cỗ cúng ngày Tết sự tôn trọng của con cháu
cùng những đồ ăn, thức uống, các loại bánh ngon… hình thức trang trí của chúng
không kém phần trang trọng và bắc mắt, trong sáng tác của ông bao giờ cái đẹp cũng
được tỉa tót cầu kỳ:
“Buổi chiều ba mươi tết năm nay, cả một cái gia đình cũ kỹ nhà cụ Kép đang tới
tấp dọn dẹp để ăn Tết.
Mợ Ấm cả, mợ Ấm hai ngồi lau lá dong chăm chỉ. Thỉnh thoảng họ ngừng tay, để
hỏi nhau xem còn thiếu những thực phẩm gì trong cái mâm cơm cúng chiều nay (…)
Muốn được khuây nỗi mong, hai chị em dâu, người đã đứng tuổi, càng thái đồ nấu cỗ
33
cho thực nhanh. Gớm, những miếng trứng tráng để bày mặt cỗ bát, thài hình miếng
trám, sao mà đẹp thế” [12; tr. 85]
Ở những đứa trẻ con cái vui và hạnh phúc của chúng là chơi đùa, được tung tăng,
khoác lên mình những chiếc áo mới cùng những lơi khen của bố mẹ:
“Lũ con đàn, bi bô ngoài sân. Chúng đang đánh bóng ngoài sân những lư, đỉnh,
cây đèn nến bằng đồng mắt cua và bằng thiết Sông Ngâu. Chốc chốc, lũ trẻ lại mỉm
cười, nghểnh những cái đầu thưa thớt ít sợi tóc tơ” [12; tr. 86]
Cuộc sống chúng ta luôn tồn tại tình yêu thương, che chở và giúp đỡ lẫn nhau, sự
quan tâm với mọi người không bao giờ là dư thừa được, kính trên, nhường dưới, thông
cảm cho số phận thể hiện lòng nhân từ, bác ái qua hành động và lời nói của các thành
viên trong gia đình với Bõ già quá rõ ràng để ta khẳng định tác phẩm mang ý nghĩa
của tinh thần nhân đạo:
“Trong cái gia đình yên lặng này, bõ già được thiện cảm của mọi người, không
phải vì ỏn thót mà chính vì lòng thẳng thắn. Lắm lúc trông tội nghiệp lạ. Bõ tính toán,
xếp đặt việc nhà chủ y như một người có quyền lợi dính dấp vào đấy. Cái hoài bão to
lớn của bõ, là lúc trăm tuổi nằm xuống sao được một cái “áo” gỗ vàng tâm thật
dày. Ở đây, không ai nỡ nói nặng bõ. Và, đến những việc nặng, mọi người đều tránh
cho bõ già” [12; tr. 88]
Những bữa cơm hẳm hiu và thiếu thốn mọi bề, những ngày phải nấu củ rừng ăn
với cháu chó, sự nhọc nhằn và giang lao của cô Tú, như một người mẹ quan tâm chăm
sóc con cái, hy sinh tất cả để có thể lo cho cậu Chiêu được thành tài trong Ngôi mã cũ:
“Trên cái chiếu đất dằn dặt mùi côi cút, một cặp chân khóa bạc vòng vàng đang
im đôi gót nhỏ như son lên cái rêu nhầy nhờn, của ngày đau khỗ và lẫn lút. Có những
ngày liên tiếp cậu Chiêu và chị - cô Tú - phải nấu củ rừng ăn với cháo chó (…)Nét
cười dè dặt lẫn có mùi vị hy sinh. Với cô Tú, cuộc đời giờ đã hết tất cả xán lạn rồi. Bởi
34
vì đời đã sớm đòi hỏi cô nhiều về bổn phận. Cô nhất định không đi lấy chồng và vui
lòng sống vậy cho đến lúc nào cậu Chiêu em đi thi được và làm nên được” [12; tr. 74]
Ở đây tác giả mô tả những ngày khốn cùng, cảnh mồ côi, sự hy sinh của người
chị để cho em được thành danh, một phần xã hội toát lên qua bức tranh gia đình nhỏ ấy,
hiện thực về cuộc đời, hiện thực về cuộc sống mang nhiều bất công.
Trong buổi giao thời đầy ấp những mâu thuẫn của xã hội, đối lập giữa cái cũ và
cái mới, đưa đẩy cuộc đời những con người thất vọng với thực tại xã hội, đặc biệt là
những nhà nho cuộc sống ẩn dật bên bếp than hồng quạt những ấm nước pha được ấm
trà ngon và từ từ thưởng thức cái hương vị trà thơm, lan tỏa trong làng sương mờ ảo,
thanh nhàn của buổi xế chiều, cuộc sống bình thường và giản dị:
“Cụ Ấm phẩy quạt phành phạch theo một nhịp nhanh chóng trước cửa hỏa lò.
Hòn thanh tàu lép bép nổ, nghe vui tai (…) Mở đầu cho công việc vụn vặt trong mỗi
ngày tàn còn lại, ông già sợ nhất cái ấm trà tàu pha hỏng lúc sớm mai (…) Bữa nước
trà cứ kéo dài không hết hồi, người ta luôn tay có một thứ nước sôi đủ độ nóng để pha
một ấm trà ngon” [12; tr. 112]
Cuộc sống như vòng tuần hoàng cứ lặp đi lặp lại, những công việc trở thành thói
quen, mà khi thiếu nó sẽ cảm thấy mất đi hương vị cuộc sống vốn có, mỗi sớm mai
một tuần trà, đến canh khuya được dăm chén rượu, ước ming chỉ được bấy nhiêu thôi,
để thỏa mãn được thú vui thanh đạm:
“Mai sớm một tuần trà.
Canh khuya dăm chén rượu.
Mỗi ngày mỗi được thế,
Thầy thuốc xa nhà ta. ”
[12; tr. 133]
35
Hình ảnh một con người bé nhỏ bên gánh nước theo bước chân mau, xa xa từ đồi
qua con đường đất cát quanh co, lắm tắm những giọt nước rơi theo lối in hình ngôi sao
ướt thẩm màu:
“Trên con đường đất cát khô, nòi nước tròng trành theo bước chân mau của
người đầy tớ già đánh rỏ xuống mặt đường những hình ngôi sao ướt và thẫm màu (…)
Ánh nắng già dặn buổi trưa nung đốt mặt cánh đồng dưới chân đồi, làm rung rinh lớp
không khí bốc từ mặt đất. Giống như vệt khói nhờ, nắng vờn qua màu xanh bóng loáng
của một dãy xóm làng cây cối im lìm” [12; tr. 48]
Và rồi lẫn vào trong cuộc sống bình thường không đẩy đưa với đời đó là một sự
đam mê đến kỳ lạ, có người lại đam mê thú uống trà Tàu, có người lại thích ngâm thơ,
uống rượu, có người lại thích thưởng thức những khóm hoa lan, có những người thợ
mộc tài giỏi…
Cái nghề thợ mộc dường như đã được hình thành rất lâu trong cuộc sống của
nhân dân ta từ xa xưa, đến nay cái nghề ấy vẫn được lưu truyền và càng ngày càng tiến
bộ vượt bậc với những công trình điêu khắc mang tên tuổi, đó không chỉ là những hình
ảnh đời thường gần gủi, nó còn tôn vinh lên những nghệ nhân lao động cần cù và đầy
sáng tạo, khi qua truyện Trên đỉnh non tản những người thợ ấy trở thành những con
người có tài nghệ phi thường.
Trong truyện Ném bút chì Nguyễn Tuân diễn tả những môn võ nghệ cao cường
của bọn ăn cướp thời ấy. Lý Văn nhân vật chính, tên trùm đảng cướp là tay ném bút
chì giỏi nhất, hắn có thể phóng cây mai cắt đứt hai chân con gà nhưng còn chừa lại
một làn da y như chém treo nghành vậy. Tác giả đã làm sống lại cái thời xa xưa ấy qua
buổi sinh hoạt của bọn cướp trước khi chúng đánh một mẻ lớn vào tối hôm ấy.
“Lưỡi mai sén qua cuống buồng chuối, đi quá đích, chạm cả vào đến quá nửa
cây chuối (…) Tiếng hòn đất đụng đất kêu đánh bộp. Mấy con gà bay tà tà khỏi mặt
vườn, đập cánh bồm bộp. Tiếng lưỡi mai ở tay Lý Văn phóng ra kêu đánh vụt. Một
tiếng gà kêu oác. Cả bọn chạy ra luống khoai, giơ cao con gà gẫy mất hai chân. Vết
36
thương gọn gàng vừa đúng quãng đầu gối và cặp giò chưa lìa hẳn, vẫn còn dính vào
đùi bởi lần da hoen máu” [12; tr. 125]
Bản chất con người bao giờ cũng có lòng nhân đạo, trong cuộc sống nếu có đầy
đủ điều kiện để được cuộc sống ấm no hạnh phúc thì mấy ai lại dấn thân mình đi làm
cướp, những con với dáng vẻ bề ngoài hung bạo khiến người khác phải sợ hãi, nhưng
ẩn bên trong họ vẫn còn lại lòng nhân từ, biết dừng lại đúng chừng mực, Nguyễn Tuân
với cái nhìn độc đáo và sự sáng tạo đã tạo nên cho nhân vật của ông một cái tài nghệ
gắn liền với giá trị cuộc sống:
“Bọn Bá Huần Kim Sơn đi chưa khỏi thì lũ chó mèo ở ngoài cổng lại sủa vang
lên một hồi. Lại ba bốn người nữa đến hỏi thăm ông Lý. Người nào cũng quấn khăn
đầu rìu. Người nào trông cũng gian ác, hung bạo (…) Ngón “bút chì” của chú hay đấy.
Nhưng cũng còn nặng tay. Chưa được ngọt đòn lắm. Có nhiều khi mình chỉ nên đánh
dọa người ta thôi. Nếu không cần đến, thì chớ nên làm tổn hại đến nhân mạng” [12; tr.
112]
Những bức tranh cuộc sống của đủ các tầng lớp người trong xã hội, kết hợp yếu
tố hiện thực và những con người mang đậm nét giản dị, thành công ở cách tạo dựng
tình huống phối hợp với những chi tiết ấn tượng, tác phẩm đã làm nổi bậc lên giá trị
cuộc sống vốn có, dù còn rất nhiều bất công ngang trái. Nguyễn Tuân đã làm cho tác
phẩm của mình sống mãi với thời gian.
ập văn hóa ph
ươ
ng Tây và suy tàn của Hán học
2.3. Sự du nh
nhậ
phươ
ương
Sự xâm nhập của văn hóa phương Tây làm ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống xã
hội, trong thời kỳ này nhiều tác phẩm đã tái hiện khá chân thực thực trạng xã hội lúc
bấy giờ, vạch trần những mâu thuẫn xã hội, phơi bày và lên án gay gắt những bất công
ngang trái của chế độ thực dân phong kiến, văn học xây dựng khá thành công các nhân
vật thuộc quần chúng lao động. Một số tác phẩm tiêu biểu như: Vũ Trọng Phụng với
37
Số đỏ, Vỡ đê, Ngô Tất Tố với tiểu thuyết Tắt đèn và Bước đường cùng của Nguyễn
Công Hoan…
Chúng ta không thể phủ nhận sự phát triển mạnh mẽ của các phong trào văn, thơ
trong giai đoạn này, chúng phát triển và phân hóa rất rõ rệt, văn chương lãng mạn
không còn chiếm ưu thế nhưng vẫn phát triển mạnh, điển hình như: Nhóm Tự lực văn
đoàn theo chủ nghĩa cá nhân bắt đầu thoái hóa, cải cách xã hội mang tính chất cải
lương tư sản Con đường sáng của Hoàng Đạo. Phong trào thơ mới tiếp tục phát triển
đến đỉnh cao và rơi vào bế tắc như: Xuân Diệu, thơ mạng đậm chất tượng trưng, siêu
thực của Hàn Mặc Tử và Chế Lan Viên. Bên cạnh những nhà văn, thơ đi theo chiều
hướng thoát ly tiêu cực thì với Nguyễn Tuân ông thoát ly theo hướng tìm về những giá
trị văn hóa dân tộc theo thị hiếu thẩm mỹ của cái đẹp
Vang bóng một thời ra đời trong buổi giao thời, giai đoạn nền Hán học rơi vào
ngõ cụt, sự du nhập của các nền văn học phương Tây vào Việt Nam. Những biến động
của xã hội một lúc làm cho con người chưa thể chấp nhận được với thực tại, một số
nhận ra được sự chỉ dẫn của Đảng, một số lại bị rơi vào bế tắc, đặc biệt là tầng lớp tri
thức. Cuộc sống, tậm trạng đổi thay về những vấn đề xã hội.
Tuyệt đại đa số nông dân xưa nay vẫn chịu ảnh hưởng tinh thần của thân sĩ, nho
sĩ, đã từng là lực lượng chống đối lại những xâm lược của thực dân Pháp một cách
ngoan cường trong nhiều năm, vì sự bá đạo của chế dộ thực dân chúng đã ly khai nông
dân khỏi ảnh hưởng của thân sĩ, nho sĩ, và dần du nhập các văn hóa tư sản vào Việt
Nam làm mai một dần đi những nét đẹp truyền thống của dân tộc. Cụ Nguyễn An Lan
thân sinh của Nguyễn Tuân một nho sĩ tài hoa đậu khoa thi Hán học cuối cùng, nhưng
là một nhà nho bất đắc chí dưới chế độ thực dân, phong kiến.
Những vấn đề đó đã được Nguyễn Tuân đưa vào tác phẩm của mình, một nhà
Nho sĩ cuối mùa đau đớn trước sự chuyển biến của dân tộc. Nguyễn Tuân viết theo lối
văn chương ca tụng thiên nhiên, ca tụng sự phóng khoáng, sự thanh cao của người ẩn
sĩ, cái hào hoa phong nhã của người tài tử. Không chấp nhận hiện tại, cái nhìn của
Nguyễn Tuân hướng về quá khứ.
38
Mỗi truyện ngắn trong Vang bóng một thời không ít thì nhiều đã làm sống lại
những phong tục tập quán dân tộc, những thú chơi tao nhã gắn liền với những ông
nghè, ông cử đã thất thế song vẫn cố giữ thói quen thanh cao, lịch lãm trong một xã
hội có nhiều nhiễu nhương, phản ánh được xã hội Việt Nam ở giai đoạn nền Hán học
lùi vào ngõ cụt nhường chỗ cho văn hóa tư sản. Trường thi lạnh lẽo, âm u và hiu quạnh,
mưa gió làm khung cảnh càng ảm đạm hơn, khi đã điểm hồi trống ngoại hạn, cũng như
số phận của hai anh em đã không thể tiếp bước công danh, nó là một hồi chuông cảnh
báo cho số phận nhà nho:
“Ông Ðầu Xứ Em cảm thấy bãi trường là thừa lạnh lẽo. Trường thi âm u và
không quạnh. Gió thổi bay quyển thi xuống làn cỏ dầm nước (…) Ông tỉnh giấc, thấy
trong người nhẹ hẳn, tưởng chừng như cơn đau dữ dội ban nãy chỉ là một cơn ác
mộng. Ông bỡ ngỡ, mất hết cả ý thức về thời gian và không gian. Ông ngơ ngác trước
hoàng hôn. Từ một chòi nào, người ta đã điểm mau hồi trống ngoại hạn. Ông Ðầu Xứ
Anh ra đón ở cửa trường. Bỏ lại cả lều và chõng, cầm chỉ vỏn vẹn có một bản giáp
ông Ðầu Xứ Em đã rời bước trong một giấc mơ” [12; tr. 190]
Thái độ tiếc nhớ những giá trị văn hóa tinh thần của một thời, những hình ảnh
quen thuộc của lớp nho sĩ trong những ngày thi cử, với cái liều, cái chõng, đó chỉ là
một chút dư âm:
“Từ Mậu Ngọ trở về sau, sẽ ở một thời khác, chữ Hán chỉ còn là một thứ xa xỉ
phẩm trong cõi học vấn của một lớp người. Từ sau khoa này, cái liều, cái chõng chỉ
còn là những vật cổ tích mỗi khi nhắc nhỏm lại gợi lại một chút nhớ tiếc trong lòng
một đám người mệt mỏi còn sống thêm một ngày là càng chỉ thêm mộ ngày bỡ ngỡ với
phong hội mới” [12; tr. 163]
Nguyễn Tuân đã sớm biết được sự thay đổi của Hán học từ khoa thi cuối cùng
năm Mậu Ngọ sẽ ở một thời khác, cái thời mà chữ Hán người ta xem như những thứ
xa xỉ, những cái mới trong xã hội mới mà họ là những con người đang mệt mỏi tiếp
nhận. Bên cạnh đó còn có một số nhà văn khác viết về sự suy tàn của Hán học như
Ngô Tất Tố: “Ngày nay nghe đến hai từ “Lều Chõng”, có lẽ nhiều người sẽ thấy làm
39
lạ vì những từ ấy từ biệt chúng ta mà đi tới chỗ mất tích dã gần ba chục năm nay.
Nhưng mà trước hơn hai chục năm đi ngược trở lên, cho đến hơn một nghìn năm,
“Lều” “Chõng” đã làm chủ vận mệnh của giang sơn cũ kỹ mà người ta tán khoe là
“bốn nghìn năm văn hiến”” [17; tr. 5]
Nội dung truyện đề cập việc ngày xưa, khi đi thi thí sinh lại phải mang theo lều,
chõng, thức ăn, lặn lội xa xôi lên trường thi. Ngô Tất Tố viết truyện này để nêu lên sự
sụp đổ tinh thần của những nho sĩ suốt đời lấy khoa cử làm con đường tiến thân nhưng
lại hoàn toàn thất vọng. Thành công đặc biệt của Lều chõng là đã nói lên “cái bi kịch”
của giới nhà Nho, tầng lớp trí thức dưới chế độ phong kiến.
Lều chõng đã làm vỡ mộng những ảo tưởng khát khao về cuộc đời vàng son,
nguy nga của kẻ sĩ trong quá khứ, dẫn tới bản thân họ cũng nghẹn ngào, tủi phận, ngán
ngẩm và mệt mỏi với kiếp sống lao đao của mình, cho tới người thân cũng phải rũ bỏ
tâm lý đam mê đến tột cùng xây dựng hạnh phúc vợ chồng chỉ trên danh vọng khoa cử
để thành tâm trở về với đời thường, tác giả đã bộc lộ ra tất cả những mặt hạn chế của
các khoa thi ngày ấy, nhưng ở cả Nguyễn Tuân và Ngô Tất Tố đều có một điểm chung
nhau đó là thái độ tiếc nuối cho một thời vàng son.
Hơn ngàn năm Bắc thuộc, nước ta phần lớn bị ảnh hưởng rất nhiều của văn hóa
Trung Hoa, từ ngữ phổ biến trong giai đoạn này là chữ Hán của Trung Hoa, và chữ
Nôm của người Việt, các thể thức thi cử cũng khá phức tạp và theo nghi thức (Thi
Hương, Thi Hội, Thi Đình,…).
Khoa thi ngày xưa các sĩ tử chỉ cần có đủ kiến thức của cổ thi qua sự chọn lọc
của từng kỳ thi ở dưới thì có thể lên trường thi ứng cử với chức danh cao hơn, họ
không phân biệt tuổi tác đều có thể đi thi: “Trời sáng tỏ từ lâu. Cái hàng rào sĩ tử có
đủ hạng tuổi từ một cái đầu xanh mặt trắng cho đến một chòm tóc bạc, một lớp da mồi
đã bị xé thủng” [12; tr. 185]
40
Cuộc báo oán của oan hồn đã làm hai anh em nhà Đầu xứ thi trượt khoa thi năm Ất
Mão và Mậu Ngọ cùng sự hòa lẫn của lối thi cử phương Tây vào lối thi cử của Hán
học thì việc suy tàn của nó đã hiện rõ hơn nữa:
“Khoa cuối cùng, thêm phần luận quốc ngữ và phép tính và đo lường theo lối
học mới, nhưng chú nó thông minh vốn thiên bẩm và gần đây tân thư và toán pháp đọc
rất nhiều, cũng không lấy gì làm ngại lắm” [12; tr. 172]
Một nhà văn mang tâm hồn lãng mạn, luôn đề cao các truyền thống văn hóa, thất
vọng trước sự tàn vong của Hán học, ông đánh thức tinh thần dân tộc, những gì vẻ
vang của đất nước, Khoa thi cuối cùng đã tác động mạnh mẽ đến tình hình xã hội lúc
bấy giờ.
ững tính cách con ng
ườ
ời đạ
ời
2.4. Nh
Nhữ
ngườ
ườii th
thờ
đạii trong Vang bóng một th
thờ
Trong cuộc sống chắc hẳn có rất nhiều tính cách, mỗi con người mỗi quan niệm,
có những tính cách trái ngược nhau, nhưng cũng có những tính cách đồng quan điểm
với nhau. Những tính cách ấy được các nghệ sĩ đem vào trong trang viết của mình,
dựng lại và sáng tạo nên một bức tranh cuộc sống xã hội. Càng tìm hiểu và khám phá
những tính cách nhân vật ấy lại lần nửa sống lại với thực tại.
Con người yêu và luôn muốn giữ gìn truyền thống uống Trà Tàu như: Cụ Sáu
trong Những chiếc ấm đất, Cụ Ấm trong Chén trà sương, hay Cụ Kép trong Hương
cuội một ông già râu tóc bạc phơ lại tìm về với thiên nhiên bên vườn hoa lan nhỏ, cùng
thú vui nhấm nháp chút kẹo mạch nha và thưởng thức rượu ngon trong buổi đầu xuân.
Lại nhìn về cái vẻ tài hoa của một người tài cao, viết chữ giỏi như Huấn Cao trong
Chữ người tử tù, song song cùng chút tâm hồn con người lãng tử của nhân vật Cử Hai
trong Đèn đêm thu quanh năm đi dạy học ở bốn tỉnh tứ chính Đông Nam Đoài Bắc,
không màng đến cái sự nghiệp của thân thế mình.
41
Lê Nin đã nói: “Nhưng nhà văn không chỉ là một con người bình thường, mà là
một nghệ sĩ, rất nhạy cảm với những vấn đề của cuộc sống, tính giai cấp ở họ, do đó,
lại càng sắc bén” [5; tr. 80]
Từ những tác phẩm lãng mạn của Nguyễn Tuân không phải đưa con người xã rời
thực tại xã hội đương thời, mà trái lại gợi cho độc giả những suy nghĩ sâu vào những
vấn đề xã hội – chính trị đương thời.
ững con ng
ườ
ữ gìn và ph
2.4.1. Nh
Nhữ
ngườ
ườii yêu, gi
giữ
pháát huy văn hóa truy
truyềền th
thốống
Mỗi dân tộc mỗi quốc gia có lịch sử bao giờ cũng có những truyền thống của
mình. Tuy có sự hòa hợp và tiếp thu của tinh hoa văn hóa thế giới, nhưng vẫn giữ được
những nét riêng. Đối với xã hội hiện nay, thì việc bảo tồn và phát huy văn hóa truyền
thống là việc tất yếu. Bởi lẽ, trong lịch sử xã hội Việt Nam những nét văn hóa ấy đã
dần mai một đi do sự ảnh hưởng của chiến tranh, sự xâm nhập của văn hóa Trung Hoa
trong hơn ngàn năm Bắc thuộc, cuộc chiến tranh xâm lược của Pháp, Mỹ ở Việt Nam.
Trong giai đoạn bộn bề, xen lẫn cái tốt và cái xấu ấy thì một số tác giả thuộc mản
văn học văn hiện thực như: Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan đã lên
tiếng nói cho chính bản thân họ cũng như cho xã hội, một số tác giả lại rơi vào bế tắc
và tìm hướng thoát ly như: Tản Đà, Chế Lan Viên và Nguyễn Tuân cũng là một trong
số nhà văn rơi vào bế tắc không chấp nhận được với thực tại xã hội, có lúc trụy lạc,
nhưng dần khôi phục trở lại và tìm về những nét văn hóa xưa của dân tộc. Những tính
cách nhân vật trong Vang bóng một thời phần lớn đã phát huy được những giá trị tinh
thần được thể hiện qua lối sống. Bằng sự đam mê, sáng tạo trong trang viết mà
Nguyễn Tuân đã phục dựng lại một số nét văn hóa “vang bóng” của dân tộc, đi liền
với những tính cách thời đại.
Cái bác học của con người tài hoa về tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp như Huấn
Cao thì hiếm thấy, nói đến cái tài viết chữ của Huấn Cao chúng ta phải kể đến sự phát
triển của ngôn ngữ dân tộc, trong giai đoạn giao thời hội nhập chữ Quốc ngữ đang dần
42
chiếm ưu thế, chữ Nôm, chữ Hán lại dần mất vị trí, nhưng tác giả lại miêu tả tại chốn
lao ngục tâm tối, đầy phân gián, phân chuột, ẩm ướt, từ không gian ấy, trong cảnh đề
lao như thế, vẫn thấy được sự tôn nghiêm, chân thành của họ, lại thấy tâm huyết muốn
phục dựng văn hóa của tác giả về “Thư pháp”:
“Trong một không khí khói tỏa như đám cháy nhà, ánh sáng đỏ rực của một bó
đuốc tẩm dầu rọi lên ba cái đầu người đang chăm chú trên một tấm lụa bạch còn
nguyên vẹn lần hồ. Khói bốc tỏa cay mắt, họ dụi mắt lia lịa. Một người tù cổ đeo gông,
chân vướng xiềng, đang dậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh căng phẳng trên mảnh
ván. Người tù viết xong một chữ, viên quản ngục lại vội khúm núm cất những đồng
tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng” [12; tr. 101]
Sự thanh bạch của Huấn Cao dù bất kỳ trong hoàn cảnh nào họ vẫn là một con
người yêu nước, giám đứng lên chống trả vì dân tộc, nhưng trong cảnh tượng trước
nay chưa từng có như thế một vien quan coi ngục lại là người biết trân trọng cái giá trị
của từng dòng chữ, giá trị vốn là đích thực trong xã hội.
Khâm phục hơn về cái thú chơi cờ tướng bằng miệng của Cụ Hồ Viễn và cậu
Chiêu trong Ngôi mả cũ, tiếp đến lại được tác giả nói về cái say mê trà đạo của Cụ Sáu
trong Những chiếc ấm đất và Cụ Ấm trong Chén trà sương. Uống trà và đàm đạo về
triết lý nhân sinh nó dần như trở thành một truyền thống của các cụ ngày xưa, mà đến
nay chúng ta vẫn gìn giữ và phát huy nó ở nhiều phương diện khác nữa.
2.4.2. Nh
ững con ng
ườ
ăn tr
ở tr
ướ
ực tại xã hội
Nhữ
ngườ
ườii tr
tră
trở
trướ
ướcc th
thự
Xoay quanh những tính cách nhân vật trong Vang bóng một thời bên cạnh những
con người yêu mến cái truyền thống văn hóa, thích cái thú chơi lãng tử, cho đến những
con người yêu thiên nhiên, họ còn là những người luôn trăn trở trước thực tại xã hội.
Mỗi hình tượng nhân vật khác nhau làm bao quát lên một bức tranh xã hội mang nhiều
tính cách. Ở đấy là những con người không chấp nhận thực tại xã hội lại không thể lên
tiếng nói cho mình, họ lui về với cảnh an nhàn ở ẩn sống những tháng ngày còn lại. Đó
43
điển hình là Cụ Ấm trong Chén trà sương một ông cụ có phong thái của một triết nhân
ngồi tính bước đi cho thời gian, gửi chút mùi vị triết lý vào chén trà lúc sớm mai. Phải
chăng trong một xã hội mà họ nghĩ rằng mình đang rơi vào bế tắc chén trà sớm cùng
những câu thơ trong trẻo được ngâm lên trong Thi cổ. Đó là liều thuốc tốt cho những
con người sống bằng cuộc đời tâm tưởng bên trong, nhưng đó chỉ là một cách để tre
mất đi cái thế giới nội tâm bên trong họ, không thể vơi đi được cái nặng nề của cơ thể:
“Cụ tin rằng ngâm thơ lúc yên lặng, lúc mới tỉnh giấc là một cách vận động thần
khí kỳ diệu nhất của một con người sống bằng cuộc đời tâm tưởng bên trong. Mỗi sớm
ngâm như thế là đủ tiết ra hết ngoài những cái nặng nề bên trong cơ thể và đón lấy khí
lành đầu tiên của trời đất. Âu đó cũng là một quan niệm” [12; tr. 115]
Cụ Ấm trở về với cuộc sống nhàn nhã, mỗi sớm mai với ấm trà thơm ngon, mùi
vị triết lý, vẫn giữ bên mình phong thái của bậc triết nhân ngồi tính bước đi của thời
gian: “Trong cảnh trời đất lờ mờ chưa đủ phân rõ phần đêm và phần ngày, ông cụ Äm
có cả phong thái một triết nhân ngồi rình bước đi của thời gian” [12; tr. 112]
Hay nhân vật cử hai tiêu biểu cho những con người lãng tử thích đi khắp nơi để
tìm hiểu, ngao du ngoạn cảnh, không mang danh lợi, sự nghiệp, ông sinh ra để mà đùa
với cuộc đời, tính cách của một con người không thích bị áp đặt trong khuôn khổ, tung
hoành theo trí của mình:
“Người có hoa tay, thêm được chút tâm hồn lãng tử, nên ông Cử Hai sống cuộc
đời mình như người ta chơi chơi vậy thôi (…) Ông ta sinh ra là để mà đùa với cuộc
sống bắt đầu từ việc đem cái tài hoa của mình ra mà đùa nhả với sự nghiệp thân thế
mình” [12; tr. 121]
Ông cử Hai mang cái tài hoa của mình tìm nơi phát huy, nhưng nơi cảnh không
dung được người, cây trồng không đơm hóa kết trái, nước chảy không tụ, hoa thì
không thơm và không khoe sắc suốt bốn mùa, thì nơi đó chưa đủ để ông bằng lòng
dâng hiến tài năng:
44
“Người tuổi tác có hỏi, ông trả lời là vì cảnh ở đấy không dung được người. Bực
trượng nhân thử nghĩ: cái gì mà nước chỉ chảy xiết không bao giờ tụ; cây trồng đến ba
năm bói không có quả; ớt nhấm không thấy cay; hoa chỉ có mùi thơm về phần đêm;
núi chỉ bằng đầu chứ không có chỏm ngọn, và mây trời không bao giờ hiện đủ năm
sắc. Cảnh như thế, tôi ngồi mà làm gì. Chữ thánh hiền không phải ở chỗ nào cũng đem
bố thí được” [12; tr.122]
Trái lại với những con người tìm về chốn ẩn dật, tìm đến thú bình sinh uống rượu,
ngâm thơ, thưởng hoa, hay bên ấm trà ngon man mát hương buổi sớm. Với sự mạnh
mẽ của con người tài hoa như Huấn Cao, đó là sự bức phá, đương đầu cùng với chế độ
ấy để rồi chí lớn không thành phải rơi vào chốn lao ngục tâm tối:
“Bấy nhiêu thanh âm phức tạp bay cao lần lên khỏi mặt đất tối, nâng đỡ lấy một
ngôi sao chính vị muốn từ biệt vũ trụ (…) Ông trời nhiều khi hay chơi ác, đem đầy ải
những cái thuần khiết vào giữa một đống cặn bã” [12; tr. 97]
Huấn Cao như một ngôi sao sáng vụt lên khỏi màn đêm tăm tối, nơi mà cái xã
hội không còn chỗ cho công lý, chống trả lại cái xã hội kim tiền, bất công bằng thái độ
không nhượng bộ của mình. Với tâm hồn thanh cao dù ở cảnh đề lao nhưng ông vẫn
giữ nguyên phong thái của người anh hùng. Trong những tác phẩm Nguyễn Tuân xây
dựng nhân vật một là những nhân vật luôn an nhàn nhưng thế giới bên trong họ luôn
trổi dậy, khác với mẫu nhân vật đó là những con người luôn đi tìm chính nghĩa, tìm tự
do cho mình và dân tộc, chống lại cái bất công của xã hội, hình tượng Huấn Cao vừa
mạnh mẽ, lại mang tính lãng mạn, qua hình tượng Huấn Cao, tác giả muốn hướng đến
sự vươn lên mạnh mẽ dù ở bất cứ hoàn cảnh nào.
ững con ng
ườ
2.4.3. Nh
Nhữ
ngườ
ườii yêu và sống hòa hợp với thi
thiêên nhi
nhiêên
Thiên nhiên là nơi bắt nguồn của cái đẹp, đối với chúng ta thiên nhiên là nguồn
cảm hứng vô tận cho các sáng tác văn chương cũng như trong cuộc sống. Không ai lại
không thích được đắm mình trong thiên nhiên tươi đẹp, tỏa sức cùng thiên nhiên trên
45
các thảo nguyên hay một bờ các trắng trải dài, hay một vườn hoa nhiều hương thơm
bát ngát. Nhưng trước hết thiên nhiên là thước đo của vẻ đẹp đời trong đời sống con
người, thiên nhiên còn là nguồn cảm hứng, cho những người cầm bút, nó là đối tượng
mô tả mãi mãi cho nghệ thuật. Và với Nguyễn Tuân thiên nhiên là nơi trải nghiệm
những cảm giác say mê, mới lạ, của non tiên, hoa thơm, cỏ quý, hay những nét đẹp
hoang sơ và thanh khiết của đồng xanh, tre làng bát ngát:
“Ở trên ấy đẹp lắm. Ngày tháng thì dài, mà không thấy sốt ruột. Hoa quả lành
ngọt và thơm như hết thảy những cái gì không phải là trần hủ sống gửi ở mặt đất cõi
trần” [12; tr. 136]
Những cảnh thiên nhiên êm dịu, trong, sáng, thơm, lành trên non tiên đã làm
cho những người thợ mộc làng Chàng Thôn, không khỏi lưu luyến khi rời khỏi nơi
đỉnh núi Tản Viên ấy. Nguyễn Tuân bằng sự say mê của mình, ông đã vẽ lên một bức
tranh thiên nhiên kỳ vĩ, vừa hiện thực lại vừa mang đậm tính lãng mạn:
“Mùi nhạt nhạt của nước nguồn, mùi ngai ngái của cỏ bồng ải rũ, phả mạnh vào
mũi thuyền thoi xuyên như cắm sâu mãi vào cái đông đặc của sương núi rạng mai”
[12; tr. 140]
Từ trong cách miêu tả của tác giả cảnh vật thiên nhiên ở đây khiến cho con
người ta không thể không tò mò, nào hoa quả, chim cá, những món ăn mà họ chưa bao
giờ được nhìn thấy:
“Ông cụ Sần sực nhớ lại những lúc ở dưới quê hương thấy núi và mây như thế,
người ta thường gọi là núi đội mũ. Cây và cỏ ở trên này vẫn nhiều cây lạ lắm (…) Loài
cây ăn quả, nhiều nhất hai bên suối là một giống hồ đào, trông như quả roi ở dưới ta.
Giống đào rợ Hồ màu vàng nhạt và xanh hay chín trái nào cũng có má hồng. Hiệp thợ,
trừ ông phó Sần, thi nhau mà bứt. Trái đào rợ Hồ, nhân hột có dáng cái thai đứa trẻ
gục đầu ngủ quên. Rớt xuống thảm cỏ, hột hồ đào hoá thành luống cúc tần có bảy lá
46
mốc. Cả bọn thợ, vẫn trừ ông phó Sần, cười như phá. Chim ngàn giật mình, bay bổng”
[12; tr. 144]
Cảm nhận của bọn người thợ mộc không thể dùng từ ngữ để diễn tả, họ chỉ biết
say xưa đắm mình trong cảnh non tiên ấy, không cần làm mà vẫn thưởng thức được
những thức ăn ngon từ cây trái, chim chóc trên cành và cá dưới khe suối, cùng nhau
uống những dòng nước mát hòa lẫn vào những viên đá cuội, lân lân cái mùi vị ngà ngà
lâng lâng của men rượu:
“ Nếu các bác không chịu được, muốn đổi bữa thì đã sẵn chim trên cành và cá
dưới lòng khe. Cứ bắn lấy mà ăn. Cái tên vàng, dùng bắn chim (…) Cứ những hòn
cuội kia đập vỡ ra là lúa gạo. Cuội xanh là lúa tẻ, cuội vàng là lúa nếp. Còn thứ cuội
trắng là, là... Các bác muốn uống rượu thì đập vỡ cuội trắng ra, lấy nhân đá trắng
hoà vào với nước suối mà uống” [12; tr. 144]
Khung cảnh của bức tranh thiên nhiên dưới cuộc sống thực tại đó là từ những
khóm hoa lan đủ màu sắc và đủ loài, nào Mặclan, Bạch Ngọc, Đông lan, Trần mộng,
nào là hoa lý, hoa sen…
Cùng được sự châm chút tỉ mỉ của chủ nhân, chúng nở rất tươi và đẹp, một con
người nguyện cả cuộc đời mình với lũ hoa thơm cỏ quí, hay một con người thưởng
thức hương hoa trong màn sương sớm cùng với tách trà thơm:
“Trong cái vườn cây nhỏ, trong đám cỏ cây xanh rờn, những buổi sớm tinh mơ
và những buổi chiều tàn nắng, người ta thường thấy một ông già lông mày bạc, tóc
bạc, râu bạc, mặc áo lông trắng, lom khom tỉa những lá úa trong đám lá xanh. Cụ Kép
nguyện đem cái quãng đời xế chiều của một nhà nho để phụng sự lũ hoa thơm cỏ quý
(…) Cụ Kép cười khà khà. Rồi cụ lại vạch từng gốc rò lan, xem xét tỉ mỉ đến màng hoa,
đến rò lan và thân lá. Hết chậu này đến chậu khác” [12; tr. 85]
Ấy là một ông Cụ Kép làng Mọc nâng niu chăm chút cho lũ hoa mang vẻ đẹp
huyền bí ấy, cuộc sống chúng ta không thể nào tách rời được với thiên nhiên, từng
47
mảnh đất đã ươm trồng lên những giống cây không chỉ quý mà còn rất đẹp, phải khiến
cho người ta say mê và thưởng thức chúng như một món ăn tinh thần không thể thiếu:
“Một mùi hương lan bị bỏ tù trong bầu không khí lồng bàn giấy phất từ đêm qua,
đến bây giờ vội tản bay khắp vườn cây. Bốn cụ và bõ già đánh hơi mũi: những cặp
mắt kém cỏi đăm đăm nhìn kỹ vào khoảng không trong vắt như có ý theo dõi luồng
hương thơm đang thấm nhập dần vào các lớp khí trời. Cơn gió nhẹ pha loãng hương
thơm đặc vào không gian” [12; tr. 92]
Khung cảnh gia đình bên mái tranh nhỏ, giàn bầu nậm ngoài sân, cùng cái vẻ
mát mẻ của bóng mát trưa hè, êm dịu và mang một màu xanh ngọc bích, đó chỉ mấy từ
diễn tả cái cảnh giàn bầu nậm ngoài sân thôi, mà mang cả một bức tranh thiên nhiên
tuyệt đẹp trong trí tưởng tượng của người đọc:
“Giàn bầu nậm ở ngoài sân, dây leo và lá chằng chịt lấp chật ô giàn nứa, đã làm
dịu hẳn cái nắng tháng tư ở trước mặt nhà. ánh nắng đổ xuống giàn, khi lọt xuống sàn
bị cái cốt xanh ngắt của cây lá lọc qua một lượt, rồi đổ dồn và vờn vào áo vải trắng
dài cậu Chiêu đang ngửng đầu ngắm những quả bầu nậm buông thõng xuống ngang
mặt(…) Đấy là cái màu dịu mát của chất ngọc bích; đấy là màu xanh ở những cánh
đồng lúa non ngút ngàn của những xứ yên ổn không bao giờ có nạn binh lửa”
[12; tr. 78]
Làng quê Việt Nam gắn liền với những lũy tre xanh, gió lao xao, đẩy đưa làm
cho những thân tre, lá tre động vào nhau như một điệu hát quê hương, ai đi xa chẳng
nhớ quê nhà, lũy tre xanh ngắt một màu thiêng liêng, những quả bầu nương theo gió
văng cụng vào nhau, người ta sẽ thấy được sự thanh bạch của một gia đình nhỏ:
“Gió nam từ ngoài lũy tre già thưa đưa vào, làm va đụng vào nhau những bình
rượu của Tự Nhiên. Những quả bầu mà được cứng lần cùi như chất vỏ cây khô, thì
mỗi khi cơn gió vèo đẩy những bình rượu ấy văng cụng vào nhau, người ta sẽ nghĩ
48
ngay đến cái hình và cái tiếng của lũ khánh đất nung và cá đất nung ở cái sân cây
cảnh một gia đình thanh bạch” [12; tr. 78]
Trong một xã hội tuy đầy những khó khăn nhọc nhằn, hay những sự bất mãn
của những con người mất vị trí trước thời thế, đó họ còn là những người yêu và muốn
tìm về với thiên nhiên tươi mát, mà chỉ nơi đó họ mới tận hưởng được những gì thật
nhất.
ận định giá trị tác ph
2.5. Nh
Nhậ
phẩẩm qua bi
biểểu hi
hiệện bức tranh xã hội Vi
Việệt Nam
ời
giai đoạn giao th
thờ
Bảo tồn và phát huy các sinh hoạt và các loại hình văn hóa truyền thống, các sản
phẩm văn hóa cổ truyền có ý nghĩa hết sức quan trọng. Nó làm người ta có ý thức về
lịch sử, về ngọn nguồn, về sự kế thừa trong phát triển văn hóa, nó mang lại lòng tự hào
của dân tộc, tạo nên sự đối trọng đối với du nhập văn hóa, làm tăng thêm tính độc đáo
và hấp dẫn của các tác phẩm nghệ thuật nhờ bản sắc dân tộc của tác phẩm ấy. Những
giá trị văn hóa ấy được Nguyễn Tuân mô tả một cách tinh tế và tài hoa những phong
tục đẹp, những thú chơi nhàn tản và thanh tao, uống trà tàu, thưởng hoa, chơi cờ tướng,
chơi đèn kéo quân, thả thơ… Những trang viết của Nguyễn Tuân có vẻ thâm trầm cổ
kính ở nội dung mà cả về các phương diện ngôn từ độc đáo.
Mỗi tác phẩm văn học đều mang giá trị khác nhau, nó tồn tại trong hệ thống các
giá trị liên kết chặt chẽ với nhau, Vang bóng một thời là một tác phẩm mang đầy đủ
những giá trị của văn học, nổi trội ở đây là nội dung tư tưởng tình cảm, làm sống lại cả
một thời phong kiến đã qua với những nghệ thuật cổ thanh cao, những nếp sống, sinh
hoạt xã hội nho phong của một nền văn minh xưa cũ, nó cũng là niềm nuối tiếc của
một tâm hồn hoài cổ trước những cái hay, cái đẹp, những nghệ thuật cầu kỳ của một
thời đại đã qua. Tái hiện xã hội một thời với đủ trò ma mảnh, với hiện thực trái ngang,
với bất công của chế độ. Nguyễn Tuân đã đưa tinh thần nhân đạo vào tác phẩm của
mình, lòng yêu thương, giúp đỡ con người cũng như lòng căm ghét những gì chà đạp
lên hạnh phúc. Một tri thức yêu nước mang tấm lòng yêu nước của mình lên thành một
49
giá trị tư tưởng quan trọng gắn liền với sự sống và độc lập của dân tộc, cảm hứng yêu
nước luôn đi liền trong tác phẩm của ông từ cách nhìn cuộc sống, từ thái độ đến tư
tưởng tình cảm đối với xã hội, trong công cuộc giữ gìn những giá trị văn hóa. Sự ra đời
của Vang bóng một thời là một quá trình ý thức rất sâu sắc của tác giả về con người và
thời đại, bởi nghệ thuật là nơi họ thể hiện cái tôi của mình đôi khi chủ quan đến cực độ,
nhưng đôi khi nó lại là một cái nhìn khoa học khách quan, có thể nói các yếu tố xã hội
đã làm tác động lên sáng tác của ông đặc biệt là Vang bóng một thời nếu ra đời trong
một hoàn cảnh khác thì nó sẽ không phát huy hết tất cả giá trị vốn có, vì tác giả trước
hết là một cá thể trong xã hội, những gì ông chiêm nghiệm, sống và suy nghĩ về những
sự kiện, tính cách, hoạt động con người trong tình huống, hoàn cảnh. Bằng cách nhìn
thực tế, một cách cảm nhận về xã hội và thế giới, ông cảm thông cho số phận những
con người rơi vào bế tắc. Cách nhìn sâu sắc bao nhiêu của tác giả, thì sự phân tích của
ông lại càng tinh tế bấy nhiêu, ông đưa ra giá trị nhận thức ảnh hưởng sâu rộng đến cả
một cộng đồng, cách sống của con người, qua tác phẩm giúp cho chúng ta bớt hời hợt
đi và sống có trách nhiệm hơn. Vang bóng một thời thể hiện tính chân thực của xã hội
được phản ánh, nói cách khác nó có giá trị hiện thực. Trước hết, nhân vật của tác phẩm
chính là con người của thời đại đang hoạt động trong lịch sử xã hội mà tác giả ám chỉ,
trọng tâm của tập truyện này là những nhà Nho bất đặt chí, bên cạnh nhân vật là những
mô tả chính xác của tác giả về văn hóa dân tộc, về thiên nhiên, về cuộc sống sinh hoạt
xã hội. Thứ hai,chúng mang tính hiện thực cao ở việc tác giả ghi chép lại đầy đủ và
chính xác các loại hình văn hóa truyền thống mang ý nghĩa quan trọng trong hiện thực
xã hội, vấn đề đang nổi trội trong giai đoạn giao thời. Thứ ba, Vang bóng một thời
mang dấu ấn riêng biệt của Nguyễn Tuân, thành công trong bút pháp miêu tả, phản ánh
hiện thực, phong cách độc đáo, miêu tả tâm lý nhân vật, trong cách xây dựng và sử
dụng tư liệu.
Vì thế, có thể khẳng định Vang bóng một thời đối với nền văn học Việt Nam là
một kiệt tác văn học. Tác phẩm có thể ví như viên ngọc quý, như một thứ đồ cổ càng
nhìn càng thấy đẹp, càng để lâu càng quý
50
ươ
ng 3. BỨC TRANH VĂN HÓA TRUY
ỀN TH
ỐNG TRONG
Ch
Chươ
ương
TRUYỀ
THỐ
ỔI GIAO TH
ỜI
BU
BUỔ
THỜ
“Không chỉ nói bằng lời, Nguyễn Tuân đã làm tất cả những gì có thể cho công
việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc. Cả những năm tháng gian khổ, khó
khăn nhất nhà văn vẫn giữ được trong sâu thẳm lòng mình một tình cảm thiêng liêng,
rồi bồi hồi cất giữ nguyên vẹn “những vẻ đẹp xưa”” [10; tr. 89]
Nguyễn Tuân đã làm sống lại trong tâm hồn mỗi người chúng ta về những nét
văn hóa đã từng “vang bóng” rồi đọng lại trong lòng mỗi người một chúc xót xa, tiếc
nuối cho những văn hóa ấy, mà nay chỉ còn là dĩ vãng, bên cạnh đó, nhà văn muốn
đánh thức tinh thần dân tộc, làm sống lại giá trị văn hóa truyền thống đã bị lãng quên.
3.1. Một số bi
biểểu hi
hiệện ti
tiêêu bi
biểểu của bức tranh văn hóa trong Vang bóng một
ời
th
thờ
à tàu
3.1.1. Uống tr
trà
Nguyễn Tuân một con người luôn đi tìm kiếm cái đẹp và tôn vinh cái đẹp. Vì thế,
trong trang viết của ông Vang bóng một thời luôn luôn trình bày một cách chi tiết, hấp
dẫn về cái đẹp, trong đó không thể bỏ qua thú “Uống trà Tàu”, không những viết chi
51
tiết về cách thức pha trà, uống trà mà cả về đạo lý, quan niệm uống trà. Trong Vang
bóng một thời hai tác phẩm mà ông đặc biệt dành riêng cho đề tài này là: Chén trà
sương và Những chiếc ấm đất
Những nhân vật của ông là những con người say mê “trà đạo”, say mê đến nhiều
khi lầm lỗi, cứ mỗi nước giếng nơi chùa Đồi Mai xa xôi mới thưởng thức, vì nó không
làm lạc mất hương vị:
“Cháu có biết cụ Sáu nhà đến xin nước ở chùa đây đã mấy năm rồi không? Gần
mười năm. Uống trà Tàu như thầy cháu thì cũng có một. Cứ nước giếng chùa đây mới
chịu pha trà”, “Ông cụ Sáu này, nếu không đam mê cái phong vị trà tàu, đam mê đến
nhiều khi lầm lỗi, nếu ông ta bỏ được thì cũng thành một ông sư tại gia. Danh và lợi,
ông ta không màng. Phá gần hết cơ nghiệp ông cha để lại, ông ta thực đã coi cái phú
quý nhỡn tiền không bằng một ấm trà Tàu. Nhưng một ngày kia, nếu không có trà tàu
mà uống nữa thì cái ông cụ Sáu này sẽ còn khổ đến bực nào” [12; tr. 51]
Hình ảnh cụ Sáu hiện lên như một bản sao của chính tác giả, nếu một ngày nào
đó những nét văn hóa ấy mất đi thì tác giả sẽ còn khổ đến bực nào, một con người đam
mê phong vị trà Tàu nhiều khi đến lầm lỗi, thì thái độ cực đoan của chính tác giả ông
quay lưng lên án cái hiện thực xã hội và đề cao các lễ nghi, các giá trị văn hóa. Nếu
ông từ bỏ quan niệm lý tưởng của mình để chấp nhận một thực tế xã hội thì cũng thành
một người được công danh trong cái xã hội kim tiền bấy giờ.
Đối với những con người say mê trà đạo thưởng thức trà không chỉ ở cái mùi vị
thơm ngon, cái bắt mắt của trà, mà ở ấm trà ấy người ta sẽ cảm nhận được triết lý:
“Trong ấm trà pha ngon, người ta nhận thấy có một mùi thơ và mùi triết lý”
[12; tr. 114]. Trà không còn là một ẩm thực đơn thuần mà nó còn là một biện pháp để
họ thư giãn, tĩnh tâm quên đi cái thực tại xã hội nhiều áp lực.
52
Nghệ thuật uống trà của người xưa lễ nghi và cái đẹp được xem như là cái hàng
đầu trong việc pha ra được một ấm trà ngon, từ tư thế của người pha trà cho đến khâu
chuẩn bị cụ Ấm nhẹ nhàng, khoan thai nhắc những tách trà ra khỏi lòng khay:
“Cụ khẽ nâng vuông vải tây đều phủ trên khay trà gỗ trắc có chân quỳ. Nhẹ
nhàng, khoan thai, cụ Ấm nhắc cả đĩa dầm chén tống chén quân ra khỏi lòng khay.
Đến lúc dờ tới cái ấm con chuyên trà thì cụ kềnh càng hơn. Cụ ngắm ngía mãi chiếc
ấm màu đỏ da chu, bóng không một chút gợn” [12; tr. 113]
Hay tư thế pha trà của một tên ăn xin, nhưng toát lên một vẻ thanh tao của bật
cao nhân, bắt chân chữ ngũ, tráng ấm chén trông xin đáo để:
“Hắn nói xong, dở trong cái bị ăn mày của hắn ra, cẩn thận lấy ra một cái ấm
độc ẩm (…) Hắn xin phép đâu đấy rồi là ngồi bắt chân hình chữ ngũ, tráng ấm chén,
chuyên trà từ chén tống sang chén quân, trông xin đáo để. Lúc này không ai dám bảo
hắn là ăn mày” [12; tr. 52]
Phong thái của một người sành về trà đạo hướng dẫn cho người khách quý nghe
về cách chọn ấm trà ở cái nhìn từ ấm trà có đủ năm cái kim hỏa và cách nhìn nước sôi
thế nào là vừa đủ: “Cụ Sáu vội đỗ hết nước sôi vào ấm chuyên, giơ cái ấm đồng cò
bay vào sát mặt khách: Ông khách có trông rõ mấy cái mấu sùi sùi ở trong lòng ấm
đồng không? Tàu, họ gọi là kim hỏa. Có kim hỏa thì nước mau sủi lắm. Đủ năm cái
kim hỏa đấy. Thế cụ có biết thế nào là nước sôi già và nước mới sủi không? Cứ nhìn
tăm nước to bằng cái mắt cua thì là sủi vừa, và khi mà tăm nước to bằng mắt cá thì là
nước sôi già chứ gì nữa” [12; tr. 53]
Thế mới bảo uống trà là cả một quá trình công phu, hương trà để thưởng thức,
buổi tiệc trà để hàn quyên đàm đạo, để suy ngẫm, để đưa cái quan niệm triết lý cho thế
hệ mai sau, buổi sáng sớm thưởng thức trà là thích hợp nhất nó tĩnh và man mát cái
không khí se se lạnh, hòa huyện với hương hoa buổi sớm mai, đó là thời điểm nhấm
53
nháp chén trà ngon cùng với khung cảnh mờ ảo trong làn sương, âm thanh xa vắng
vọng về thật yên bình:
“Trên chiếc chiếu cói cạp đều đã sờn cạnh, cụ Ấm đã bày ra đấy nào là khay trà,
ống nhổ, ấm đồng và hỏa lò đất. Cái điếu bát vẽ Mai Hạc kêu vang lên một hồi rất dòn
rất đều. Khói thuốc lào đặc sánh bao chum lấy ánh sáng yếu ớt của một ngọn đèn dầu.
Rồi làn khói loãng dần biến ra nhờ nhờ như làn hơi nước sủi. Sau màn khói, ẩn hiện
một ông già chống nạnh bên gối xếp, cặp mắt lim dim như một nhà sư nhập định (…)
Trong cảnh lờ mờ chưa đủ phân rõ phần đêm và phần ngày, ông cụ có phong thái của
một triết nhân ngồi tính bước đi của thời gian.” [12; tr. 112]
Ông cụ ngồi trong khung cảnh mờ ảo chưa rõ phần ngày phần đêm, cặp mắt lim
dim, mang phong thái của một bậc triết nhân đang ngồi tính bước đi cho thời gian, ông
muốn làm ngưng cái làn khói trắng đang biến động trong không gian, giữ lại những gì
tinh khiết của trời đất.
Cổ nhân xưa giao du theo lễ nghĩa, giản dị nhưng nhẹ nhàng và đầy trang nghiêm,
không gian phải yên tĩnh, thời điểm uống phải phù hợp và không huyên náo, ồn ào làm
mất đi cái tĩnh tâm khi thưởng thức trà, thế nên lối uống trà của người xưa rất ít người
và những con người cùng thanh khí, tao nhã mới có thể ngồi cùng nhau bên một ấm trà:
“Các cụ cứ suy cái lẽ một bộ trà chỉ có đến bốn chén quân thì các cụ đủ biết cái
thú uống trà tàu không thể ồn ào được. Lối giao du của cổ nhân đạm bạc chứ không
huyên náo như bây giờ. Chỉ có những người tao nhã, cùng một thanh khí, mới có thể
cùng nhau ngồi bên một ấm trà” [12; tr. 114]
Một buổi tiệc trà có ý nghĩa khi ngưới uống trà biết trân trọng cái vốn trời ban,
cái thuần túy của trà là ấm trà pha ngon thì phải có tâm huyết và phải thật sự tôn trọng
chúng như một lễ nghi, không thể cẩu thà, phàm tục được: “Cụ Ấm mỗi lần gặp phải
những ông khách, cụ thường nói với bạn nhà nho: Có lẽ tôi phải mua ít chén đĩa ở
54
hiệu Tây, để mỗi khi có mấy thầy làm việc bên bảo hộ tới thì đem ra mà chế nước pha
sẵn trong bình tích” [12; tr. 114]
Cách chọn những dụng cụ pha trà cũng hết sức kỹ lưỡng, chọn ấm chén, quạt
nước, cách chuyên trà cũng phải thật công phu. Còn ấm trà thì phải chọn một trong ba
loại thượng hạng: Thế Đức gàn gà, Lưu Bội hoặc Mạnh Thần. Lòng ấm phải đủ năm
cái kim hỏa. Khi úp xuống, miệng vòi với quai gờ miệng ấm đều cắn sát mặt bằng
miếng gỗ:
“Cái ấm của cụ quý lắm đấy. Thực là ấm Thế Đức màu gan gà. “Thứ nhất là Thế
Đức gan gà; thứ nhì Lưu Bội; thứ ba Mạnh Thần””, “Nếu không tin ông cứ úp ấm
xuống mặt miếng gỗ kia. Cho ấm ngữa trôn lên. Cứ xem miệng vòi và gờ miệng ấm
đều cắn sát mặt bằng miếng gỗ thì biết. Nếu muốn kỹ nữa, thì thả nó vào chậu nước,
thấy nó nổi đều, cân nhau không triền, thế là đích ấm tàu” [12; tr. 55]
Cụ Sáu trong Những chiếc ấm đất pha trà phải lấy nước tận giếng sâu ở chùa Đồi
mai, chỉ có nước giếng ở đây mới không làm lạc mất mùi vị:
“Chùa nhà ta có cái giếng này quý lắm. Nước rất ngọt. Có lẽ tôi nghiện trà tàu
vì nước giếng chùa nhà đây. Tôi sở dĩ không nghĩ đến việc đi đâu xa được, cũng vì là
không đem theo được nước giếng này để pha trà. Bạch sư cụ, sư cụ nhớ hộ tôi câu thế
này: “là giếng chùa nhà ta mà cạn thì tôi sẽ cho không người nào muốn xin bộ đồ trà
rất quý của tôi”. Chỉ có nước giếng đây là pha trà không bao giờ lạc mất hương vị”
[12; tr. 50]
Hay Cụ Ấm trong Chén trà sương thích nhất pha trà bằng sương đọng lại ở lá sen,
nhưng mối lá sen chỉ có ít nước sương đọng lại, phải gạn vét ở nhiều lá mới đủ một ấm,
rồi cụ lại tiếc thay cho mùa thu đã đi mất rồi, hình ảnh của cụ Ấm nuối tiếc cho mùa
thu thể hiện tâm hồn của tác giả nuối tiếc cho nhưng giá trị văn hóa phải gom góp, chắt
chiu cất giữ nhưng rồi cũng theo thời gian mà trôi qua:
55
“Rồi cụ Ấm liền than tiếc đến cái mùa thu đã đi mất rồi, để sen hồ rách hết tàn
rũ hết lá: Cả ạ, thầy cho nước pha trà không gì thơm lành bằng cái thứ nước đọng
trong lá sen. Mỗi lá chỉ có một ít thôi: Phải gạn vét ở nhiều lá mới đủ uống một ấm”
[12; tr. 116]
Trong một ấm trà pha ngon thì không chỉ có ấm trà tốt, lá trà ngon, mà cần có
nhiều kinh nghiệm trong việc xem nước đun như thế nào để đủ độ sôi thế mới có được
ấm trà hoàn mỹ, quan sát lửa tùy lửa non hoặc già ảnh hưởng rất lớn với ấm trà pha
ngon hay dỡ, vậy canh tăm nước to bằng mắt cua là sủi vừa, bằng mắt cá là sôi già:
“Cụ Ấm vuốt lại hai mái tóc trắng, cầm thanh đóm dài đảo lộn tàn than trong hỏa lò,
thăm hỏi cái hấp hối của lũ vô tri vô giác (…) Có tiếng thở dài của khối nước sắp biến
thể. Nước đã lên tiếng để nhắc người ta nghĩ đến nó. Cụ Ấm cũng đánh thở phù một
cái, như khi người ta được gặp lại bạn cố nhân sau những giây phút mong chờ”
[12; tr. 113]
Nguyễn Tuân nhắc người ta phải nghĩ đến cái xã hội đang sắp biến đổi, nhắc
người ta phải quan tâm đến những nét văn hóa tưởng chừng như là vô tri vô giác, cái
ngày hội ngộ những nét văn hóa ấy như gặp lại bạn cố nhân trong giây phút mong chờ.
Dù pha trà uống cho mình hay cho khách cụ Ấm đều rất thận trọng và rất công
phu, không hề cẩu thả, vì họ là những con người yêu mến và tôn trọng cái thú chơi
thanh đạm này: “Chưa bao giờ ông già này giám cẩu thả trong cái thú chơi thanh đạm.
Pha cho mình cũng như pha trà mời khách, cụ Ấm đã để vào đấy nhiều công phu.
Những công phu đó đã trở nên lễ nghi” [12; tr. 114]
Với Nguyễn Tuân uống trà Tàu không chỉ là một môn ẩm thực bình thường mà
nó là cả một nghệ thuật, một triết lý, cho những con người tài hoa, lãng tử, những bậc
cao nhân, nghệ sĩ, nó còn là một môn nghệ thuật giúp cho con người ta thanh khiết,
tĩnh tâm trong xã hội xô bồ hỗn loạn.
nh th
ơ - Th
ả th
ơ
3.1.2. Đá
Đánh
thơ
Thả
thơ
56
Phần lớn nhân vật của Nguyễn Tuân là những con người rất mê chơi và sành chơi
ở một môn nghệ thuật nào đó mà Nguyễn Tuân xây dựng, những ngón chơi đó được
xem như một nét sinh hoạt văn hóa cao cấp thời xưa:
“Với họ, chơi được quan niệm như một hành vi văn hóa. Các cuộc chơi thực chất
là những sinh hoạt văn hóa cao cấp, tự nguyện và lành mạnh, bởi các người tham dự
họ không hề có ý sát phạt nhau” [10; tr. 25].
Trong Vang bóng một thời Nguyễn Tuân đã bỏ ra tâm huyết của mình để miêu tả
lại một cách công phu, tỉ mỉ cái thú chơi đầy bản lĩnh đó là “đánh thơ” hay “thả thơ”.
Từ khi bắt đầu cuộc chơi cho đến khi kết thúc người ta đều rất say mê và hứng thú.
Trong cuộc chơi phải có nhà cái và các tay chơi, “nhà cái” là người phải có uy tín nhất
và nhất là phải hiểu biết và am tường cổ thi. Trước hết muốn tổ chức một cuộc chơi,
nhà cái phải bỏ công sức hàng tháng để soạn cho đầy một “túi thơ”:
“Bắt đầu từ hôm ấy, những tập thơ cũ được giũ lớp bụi ngầu và ra khỏi cái níp
sách sơn son. Cụ Nghè Móm bắt đầu nghiền lại tập thơ của người xưa. Đường thi,
Tống thi, Minh thi; đọc hết một câu, gặp được một chữ đột ngột, cụ dừng lại, ghé mắt
kém vào mặt chữ nhỏ như con kiến, cụ vắt tay lên tráng nghĩ ngợi lẩm bẩm. Rồi cụ
ngồi nhỏm dậy, sao cả bài thơ ấy vào một cuốn sách giấy bản mới mẻ... Ngày năm câu,
ngày ba câu, một ngày gần đấy, cuốn sách đã đặc những dòng chữ thảo chép câu thơ
rút ở cổ thi” [12; tr. 59]
Luật chơi cầu kỳ và công phu, được tác giả mượn lời cô Tú trình bày chi tiết một:
“Thầy viết vào mảnh giấy trắng này một câu thơ bảy chữ mà chỉ… có sáu chữ thôi.
Còn một chữ thì để trống và thay vào đấy một cái khuyên tròn. Cái khuyên tròn thay
chữ đó thường gọi là chữ vòng (…) Các em biết câu: “Quân hướng Tiêu Tương, ngã
hướng Tần” đấy chứ? Ừ, thí dụ bây giờ định thả câu thơ ấy. Và định vòng chữ
“hướng” ở đoạn dưới. Thầy sẽ viết vào mảnh giấy nhỏ này “Quân hướng Tiêu Tương,
ngã…Tần”. Và khi ngâm câu thất ngôn có sáu chữ ấy thì thường phải ngâm: Quân
hướng Tiêu Tương, ngã … “vòng”… Tần. Chữ “vòng” đây thay vào chỗ để trống. Bây
57
giờ mới nói đến chữ “thả” ra. Thí dụ thầy thả năm chữ: cố, tại, vọng, phản và luôn cả
cái chữ “hướng” trong nguyên văn. Thường thì thả có năm chữ thôi (…) Muốn đánh
thì chọn lấy một trong năm chữ mà đánh. Đánh trúng thì một ăn ba đồng (…) Trên
đầu mẫu giấy con này, thầy sẽ viết cái chữ thả, thí dụ là chữ phản. Rồi thầy cuộn tròn
đầu giấy lại, giấu chữ ấy đi…” [12; tr. 60]
Thời điểm để thả bao giờ cũng rất được chú trọng, lựa chọn thật kỹ, họ thường
chọn con trăng mười bốn để tổ chức cuộc chơi, bởi họ quan niệm trăng mười bốn bao
giờ cũng khéo hơn trăng rằm, ngày trăng đi đến chỗ toàn thịnh, nếu đến ngày rằm thì
sẽ thấy cái vẻ sắp tàn của những gì đã man khai:
“Cụ Nghè Móm chọn ngày mười bốn, có người hỏi tại sao không để đến ngày
rằm, cụ nói: Trăng mười bốn bao giờ cũng khéo hơn trăng rằm. Ngày mười bốn là
ngày vừng trăng đi tới chỗ toàn thịnh. Ngắm vừng trăng rằm, người tinh ý sẽ nhận
thấy cái vẻ sắp tàn của một vật gì đã mãn khai trong có một thì” [12; tr. 61]
Không gian đi vào cảnh yên bình, tĩnh lặng, cùng nhau tổ chức cuộc chơi trên
một chiếc bè, vừng trăng soi sáng dòng nước lung linh làm cho con người ta thanh
thản, được thưởng thức rượu ngon, cùng những câu hát góp vui của các cô gái đẹp:
“Vừng trăng mười bốn đếch về đoài đã in một cục bóng thẫm và dài lên mặt con
sông trắng và lạnh như thỏi thiếc vừa nguội. Đấy là bóng chiếc nhà bè lợp bằng lá
gồi mà trong đó, cụ Nghè Móm đang ngồi làm nhà cái, thả thơ cho hàng chục người
con đánh (…) tiếng ngâm một câu thơ được cuộc, tiếng ngâm một cầu thơ thua cuộc
mất tiền, những tiếng đó đều âm hưởng trên làn nước lạnh, thanh âm nghe trong trẻo,
du dương và thái bình như tiếng vang của một hội tao đàn” [12; tr. 61]
Thích thú và đầy hấp dẫn, các câu thơ ngâm cùng bên những tiếng cười tiếng
ngâm thơ của những người được cuộc, tiếng hát của mọi người, với không gian âm
hưởng trên làn nước lạnh, thanh âm trong trẻo như hội tao đàn, họ được vui chơi thỏa
thích mà trong cuộc chơi không hề phải suy những chuyện khác.
58
u - ng
âm th
ơ – ch
ơi hoa lan
3.1.3. Uống rượ
ượu
ngâ
thơ
chơ
Thiên nhiên là một bến bờ vô tận, nơi con người có thể hòa nhập, cùng yêu
thương, cùng thỏa mình say đắm trong những khung cảnh của những ngày xuân, hạ,
thu, đông. Ấy là những gì mà nhân vật của Nguyễn Tuân được thể hiện, họ tìm về bầu
bạn cùng thiên nhiên và vui sống quản đời còn lại với lũ hoa thơm cỏ quý. Đó là, cụ
Kép trong Hương cuội nguyện đem cái quãng đời còn lại của một nhà nho để phụng sự
cho lũ hoa thơm cỏ quý. Với những con người yêu mến cái thú “chơi hoa lan” như cụ
Kép đây thì phải xem chúng như một người bạn thân hữu, chăm chút tỉ mỉ, đối đãi “chí
thành”, “chí tình” đó mới là phải đạo, ông không bỏ mặt chúng giữ những ngày mưa
nắng, vì chúng là những loài vô tri vô giác, cần được sự quan tâm, chăm sóc chân
thành: “Cụ muốn nói rằng người chơi hoa nhiều khi lấy cái chí thành chí tình ra mà
đối đãi với giống hoa cỏ không bao giờ biết lên tiếng kia. Như thế mới phải đạo, cái
đạo của người tài tử. Chứ còn gây được lên một khoảnh vườn, khuông hoa cỏ ở các
nơi về mà trồng, phó mặc cho chúng giữa trời, đày chúng ra mưa nắng với thờ ơ,
chúng trổ bong không biết đến, chúng tàn lá cũng không hay, thì chơi hoa làm gì thêm
tội” [12; tr. 89]
Cụ chăm sóc chúng tỉ mỉ, nâng niu như một thành viên thân thiết trong gia đình:
“Rồi lại vạch từng gốc rò lan, xem xét tỉ mỉ đến màng hoa, đến rò hoa và thân lá. Hết
chậu này đến chậu khác (…) Mỗi lần có một người đụng mạnh vào rò lan đen, cụ Kép
lại xuýt xoa như có kim châm vào da thịt mình” [12; tr. 87]
Cái nghệ thuật uống rượu và thưởng hoa như cụ Kép mới thật sự là độc đáo, cùng
cái không khí ngày tết, với khí trời se se lạnh, cùng ngồi bên nhau hàn quyên tâm sự,
thưởng thức những viên kẹo mạch nha, nhấp chút rượu ngon, cùng hương hoa lan ngào
ngạt lan tỏa cả khu vườn thì chẳng còn gì sánh bằng. Những rò Mặc lan sắp nở kia sẽ
được những chiếc lồng bàn giấy úp kín lại, bên dưới gốc đã xếp thật cẩn thận một lớp
“kẹo đá” cho hương hoa lan dần dần thắm vào:
59
“Cụ Kép co ro chạy từ nồi kẹo mạch nha, qua đám lồng bàn giấy, đến cái rổ đá
cuội ráo nước thì cụ ngồi xổm xuống, ngồi lựa lấy những viên đá thật trắng, thật tròn,
để ra một mẹt riêng (…) Bây giờ thêm được bõ già đỡ một tay nữa, cả ba ông con đều
lấy những hòn cuội để riêng ban nãy ra mẹt, đem dung đá cuội vào nồi kẹo, quấn kẹo
bọc kín lấy đá, được viên nào liền đem đặt luôn vào lòng chậu hoa” [12; tr. 91]
Bửa tiệc rượu “Thạch lan hương” mà cả nhà cụ Kép chuẩn bị tỉ mỉ và thật công
phu đã được sắp xếp đâu vào đấy để đợi khách:
“Bõ già vòng tay vái các cụ và đợi các cụ yên vị rồi thì lom khom mở từng chiếc
lồng bàn giấy một. Một mùi hương lan bị bỏ tù trong bầu không khí lồng bàn giấy phất
từ đêm qua, đến bây giờ vội tản bay khắp vườn cây. Bốn cụ và bõ già đánh hơi mũi;
những cặp mắt kém cỏi đăm đăm nhìn kỹ khoảng không trong vắt như có ý theo dõi
luồng hương thơm đang thấm nhập dần vào các lớp khí trời. Cơn gió nhẹ pha loãng
hương thơm đặc vào không gian” [12; tr. 93]
Sau những câu phê bình về bửa tiệc rượu, họ tỏ ra mình là người biết thưởng
thức, rồi cùng nhau thi thố thơ văn: “Chờ đợi cụ Tú dặng hắng lấy giọng, mỗi cụ đều
bỏ vào mồm những viên kẹo mạch nha đá cuội ướp hương lan. Những nhân đá đánh
vào răng kêu lách cách. Mỗi ông già đọc đôi câu. Rồi chén rượu ngừng là một bài thơ
ngâm trong trẻo. Cứ thế cho tàn hết buổi chiều (…) Trong cái êm ấm của chiều xuân
sớm, tiếng ngâm thơ quyến rũ cả đến tâm hồn một người lão bộc” [12; tr. 93]
Thế ấy, là một bửa tiệc rượu chiều xuân sớm đã quên đi, và nó đã theo dòng thời
gian lẫn vào những tiếc pháo lẻ loi.
ơi cờ tướ
ng
3.1.4. Ch
Chơ
ướng
Cờ tướng là một trò chơi trí tuệ giành cho hai người, là loại cờ phổ biến nhất thế
giới. Ván cờ được tiến hành giữa hai người, với quân cờ có màu khác nhau, thông
thường là sẽ có hai màu trắng và đen. Bàn cờ tướng thật sự là một trận địa sinh động,
có tầng có lớp và thật hoàn hảo: đủ các binh chủng trên chiến trường, công có, thủ có,
60
lại còn có cả sông, cung cấm. Đánh cờ đòi hỏi người chơi phải nhanh nhẹn thông thạo
các bước và nước đi của các quân cờ trên một bàn cờ bố trí sẵn, những đối với Nguyễn
Tuân nghệ thuật chơi cờ thì không đơn giản đánh cờ với nhau trên bàn cờ có đủ binh
chủng, mà họ thi thố bằng miệng, chơi cờ miệng đòi hỏi công phu và trí nhớ rất tốt
mới có thể chơi được. Cụ Hồ Viễn và cậu Chiêu trong Ngôi mả cũ đó là hai nhân vật
mà Nguyễn Tuân đặt tâm huyết vào để biểu diễn cái trò chơi “Cờ miệng” hết sức độc
đáo và khiến mọi người phải ghen tỵ với cái tài ấy của họ:
“Ông cụ Hồ và cậu Chiêu đã đánh với nhau mấy ván cờ không có quân đi, không
có bàn bày. Họ đã đánh cời bằng miệng chứ không phải bằng tay đụng quân (…)Bây
giờ rồi soát lại quân của mỗi người, thị cụ Hồ còn một xe và hai pháo. Và cậu Chiêu
còn hai tốt đã sang hà và một ngựa một pháo. Hai bên sĩ tượng đều xong toàn”
[12; tr. 83]
Rồi cuộc chơi dần kết thúc, đối với họ chơi thắng hay thua không quan trọng mà
có thể qua ván cờ biết nhau ở cái tài nghệ, gặp nhau ở một đối thủ ngang hàng thế mới
thú vị, cụ Hồ Viễn dùng những kinh nghiệm của mình để giảng triết lý cái lối đánh cờ
của cậu thấy được một phần tương lai của cậu, đánh cờ tức là người đấy, xem trong
những kẻ tầm thường, nhút nhát, không khoáng đạt là đã thất bại ngay từ đầu: “Cậu
rồi ngày sau khá. Cứ một cái lối đánh cờ của cậu cũng thấy được một phần cái tương
lai của cậu. Nhiều nước cờ bắt bóng, chiếu rứ, có vẻ tài tử lắm. Tôi nghiệm ra cậu
không hay rình chiếu bí. Đáng để ý nhất trong lỗi xuất quân, là cậu đánh mấy ván đều
vào pháo đầu cả.” [12; tr. 83]
Không quá háo thắng, không hấp tấp, không khinh thường đối thủ là một trong
những tiêu chí hàng đầu của những con người tài chí, thành công không cần phải phô
diễn ra bên ngoài, chỉ cần thơi điểm thích hợp, sẽ có nơi vụng được tài năng của bàn
thân, lúc ấy sẽ tung hoành ngang dọc. Trong Vang bóng một thời tuy chỉ viết về cờ
tướng rất ít qua Ngôi mả cũ, nhưng qua những ván cờ miệng, và cách trình bày của
61
ông về cờ tướng thì phần nào tác giả đã làm sống lại trong lòng mỗi người một thú
chơi tao nhã truyền thống, mang đầy ý nghĩa, triết lý nhân sinh.
ơi đè
n kéo qu
ân
3.1.5. Ch
Chơ
đèn
quâ
Ở Việt Nam từ xưa đến nay, Tết Trung Thu không biết có tự bao giờ, không có
sử liệu nào nói rõ về gốc tích của ngày lễ rằm tháng Tám. Chỉ biết đến, Trung thu là
giữa mùa thu. Có thể nói con trăng rằm tháng Tám là con trăng đẹp nhất sáng nhất
trong cả năm. Trên bàn thờ có hoa quả, có bánh hình mặt trăng còn gọi là bánh “đoàn
viên”, bởi lẽ trong dịp này, cả gia đình có dịp đoàn tụ để cùng ăn bánh và cùng thưởng
thức ánh trăng thu trong trẻo và bầu không khí ấm áp của đêm rằm đến với mọi nhà.
Ngay từ đầu tháng, Tết đã được sửa soạn với những cỗ đèn muôn màu sắc, muôn
hình dạng, với đủ loại bánh khác nhau, bánh nướng mà ta gọi gồm là bánh trung thu,
với những đồ chơi của trẻ em muôn hình vạn trạng. Trẻ em đón tết có đèn kéo quân,
đèn xếp, đèn lồng, đèn ông sao, đèn con giống... sặc sỡ thắp sáng kéo nhau đi từng
đoàn ca hát vui vẻ, tối tối cùng nhau đi nhởn nhơ ngoài đường, ngoài ngõ. Trong dịp
này, để thưởng trăng có rất nhiều cuộc vui được bày ra. Người lớn có cuộc vui của
người lớn, trẻ em có cuộc vui của trẻ em. Với Nguyễn Tuân chơi Tết trung thu là ngày
họp mặt, ngày đoàn viên của gia đình và để thử sức với cái tài nghệ làm đèn kéo quân
của ông Cử Hai trong Đèn Đêm Thu:
“ Qua ngày tết Trung Nguyên, ông cử hai để tâm vào việc sắm cỗ tết Trung Thu
cho hai trẻ Ngộ Lang và Tố Tâm và vợ chồng cũng quên cái việc Ngộ Lang mê cái
bóng giăng lưỡi liềm đêm trước. Mấy hôm nay, ông Cử Hai chạy suốt ngày như một
người bận rộn nhiều lắm. Chốc chốc lại tha về mấy cái mai cá mực, hoặc ít mụn nhiễu
đủ màu tươi và bao nhiêu là giấy hàng mã cùng là que nứa và dây lạt (…) Người ấy đi
kiếm các vật liệu để làm cho lũ con một cái đèn xẻ rãnh (…) Người ta còn nhắc mãi
đến bây giờ cái đèn xẻ rãnh của ông hồi mấy năm về trước, diễn cái tích “Triệt giang
phò A Đẩu” lúc Triệu Tử Long nhảy sang thuyền Tôn phu nhân trên sông Ngô, trông
62
cứ như thật. Cái tài làm đèn xẻ rãnh của ông được nổi tiếng, truyền rộng ra một vùng
Kinh Bắc là từ cái đèn “Triệt giang phò A Đẩu” ấy” [12; tr. 125]
Những chiếc đèn xẻ rãnh ấy công phu và đầy hấp dẫn, những điển tích của các
câu chuyện xưa, chiếc đèn xẻ rãnh của Ngộ Lang và Tố tâm trong tết trung thu năm
nay đi cùng điển tích Ngô Việt Xuân Thu, lúc Phạm Lãi đem Tây Thi sang dâng Ngô
Phù Sai, cảnh và nhân vật phải được dựng một cách tỉ mỉ, từng chi tiết một phải được
dựng y hệt trong truyện sinh động, ấn tượng, từ cách chuyển động, cho đến cách chiếu
đèn quay:
“Khi tắt đèn quay, thì cái thuyền Tây Thi đi từ phía trái sang phải. Khi thuyền
gần tới hòn núi giả, động đến cái máy gạt có cần thép ăn vào hai quân Ngô Phù Sai và
Ngũ Tử Tư, thì hai hình này cử động. Ngô phù sai sẽ ưỡn mình ra phía sau như là
ngắm kỹ nàng Tây Thi ở trong cái thuyền tiến công đang đi thấu vào bờ cõi nước Ngô.
Còn hình Ngô Tử Tư thì cử động hai tay như ôm lấy ngô phù sai, can ngăn không nên
thâu nhận cái lấy cái họa Tây Thi. Về phía bên trái cỗ đèn, khi Tây Thi vừa lướt qua
cái trục máy gạt ở rãnh phụ phía trái, thì chiếc thuyền con có Phạm Lãi lộn ngược đi
khuất vào góc đèn” [12; tr. 127]
Việc dàn dựng chiếc đèn đã rất công phu nhưng việc tạo hình nhân vật lại càng
khó và công phu hơn, phải có tay nghề khéo léo và phải tài hoa nữa, công việc chuẩn
bị để làm ra được một chiếc đèn xẻ rãnh cũng phải mất hơn mười hôm:
“Ông cử Hai đem đốt chảy và hợp lại thành một tảng sáp lớn. Ông chuốt quân
đèn xẻ rãnh và lấy sáp này làm cốt cho quân (…) Ông cử Hai gọt đầu người bằng mai
cá mực, để công nhiều nhất khi gọt đến mặt Phạm Lãi và Tây Thi. Nàng Tây Thi tất
nhiên phải có khuôn mặt đẹp (…) ông Cử Hai làm luôn cho Phạm Lãi một cái mặt rất
đẹp, cấy vào đấy một bộ râu năm chòm đen nhánh” [12; tr. 128]
Cái không khí của ngày tết Trung Thu thật ấm áp với những tiếng cười khúc
khích của trẻ thơ thì không khí gia đình lại càng nhộn nhịp và hạnh phúc:“Cụ Thượng
63
ngồi, ăn bánh, uống nước và trịnh trọng như một người được mời tới để định giải
thượng cho đèn xẻ rãnh. Rồi cả nhà, mỗi người một miếng, trong vui vẻ lạ”
[12; tr. 129]
Những biểu hiện của văn hóa truyền thống tốt đẹp, nó được thể hiện ở giá trị đạo
đức, thẩm mỹ, đồng thời các giá trị văn hóa của xã hội và của cá nhân không chỉ bộc
lộ trong sinh hoạt văn hóa mà trong toàn bộ sinh hoạt văn hóa của con người. Trong
thế hệ hôm nay việc phát huy những truyền thống tốt đẹp có ý nghĩa to lớn trong việc
bồi dưỡng tinh thần cho con người Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ.
ững đặ
ời
3.2. Nh
Nhữ
đặcc điểm của bức tranh văn hóa trong Vang bóng một th
thờ
Nền văn hóa dân tộc cùng với đội ngũ những người nghệ sĩ cầm bút trở thành lực
lượng cốt cán, không phải chỉ dồn sức vào sự sống còn trước mắt, mà vận mệnh của
nền văn hóa dân tộc, cùng nhìn lại bề dày di sản trong văn hóa tinh thần của cha ông.
Nguyễn Tuân là một trong những nhà văn thành công trong việc bảo vệ và phát huy
văn hóa truyền thống của dân tộc. Tác phẩm của ông luôn bao hàm nhiều ý nghĩa của
khía cạnh văn hóa và đời sống xã hội, qua từng thời kỳ lịch sử và thời gian chúng ta
vẫn luôn đánh giá cao các tác phẩm của ông.
ận sâu sắc của cái đẹ
p
3.2.1. Sự nh
nhììn nh
nhậ
đẹp
Văn hóa là nơi bồi dưỡng tâm hồn, giáo dục, nâng cao đời sống trí tuệ con
người, nó gắn liền với giá trị nhân văn của dân tộc và thời đại. Nhà văn một con người
luôn say mê, khát khao tìm kiếm cái đẹp, một nhà văn của quan điểm duy mỹ. Với
Nguyễn Tuân văn hóa không những là nơi bắt nguồn cho cái đẹp mà đó còn là nơi
đánh dấu cho sự phát triển của dân tộc, theo tiếng trình phát triển văn hóa của dân tộc
chúng ta cần nhìn nhận lại sự đóng góp to lớn của Nguyễn Tuân về văn hóa trong sự
nghiệp sáng tác của ông. Đặc biệt trong tập Vang bóng một thời nơi lưu giữ những nét
văn hóa tiêu biểu và cái đẹp luôn được tôn vinh. Các ngón chơi đầy công phu và hết
64
sức tinh tế, cùng sự lựa chọn ngôn từ khéo léo, tác phẩm của ông đã thật sự đánh dấu
ấn sâu sắc cho văn hóa dân tộc và các giá trị của cái đẹp.
Trong Chữ người tử tù cách Nguyễn Tuân miêu tả đi từ không gian xa trong cảnh
quạnh quẽ của trời tối mịt, những tiếng kẽng đều đặn thưa thớt, lướt qua cái thăm thẳm
của làng quê xa, cảnh ngục tù âm u, hình ảnh Huấn Cao hiện lên hư một ngôi sao sáng,
Viên quản ngục mang dáng vẻ của một con người biết trân trọng và tôn thờ cái đẹp:
“Một người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng, đang dậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng
tinh căng phẳng trên mảnh ván. Người tù viết xong một chữ, viên quản ngục lại vội
khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng. Và cái
thầy thơ lại gầy gò, thì run run bưng chậu mực” [12; tr. 101]
Trong trang viết Nguyễn Tuân là người trọn đời phụng sư cái đẹp, ở đây cái đẹp
là trên tất cả, không có nội dung xã hội, không theo khuôn khổ nào cả trong Chém treo
ngành cái tài chém rất ngọt nhát dao mà vẫn còn dính lại một phần, không rơi hẳn:
“Bát Lê lại tiến thêm ba bước đến ngang tầm cây chuối hàng đầu dãy bên trái. Bái Lê
thuận đà thanh quất, lại chém xuống đấy một nhát thứ hai. Một thân cây thứ hai gục
xuống nữa như một thân hình người quỳ chịu tội. Thế rồi vừa hát, vừa chém bên trái,
vừa chém bên phải. Bát Lê đã hát hết mười bốn câu, và đánh gục mười bốn cây chuối.
Bát Lê quay mình lại, ngắm các công trình phá hoại của mình. Thì ở mười bốn cây
chuối chịu tội kia, thân trên bị chém vẫy còn dính vào phần gốc bởi một lần bẹ giập
nát” [12; tr. 43]
Cái tài ném cheo ngành của Bát Lê cùng tài ném cán mai của Lý Văn đã đưa cái
đẹp lên đến đỉnh cao, cái đẹp không bị o ép bởi xã hội: “Lưỡi mai xén qua cuống
buồng chuối, đi quá đích, chạm cả vào đến quá nửa thân cây chuối (…) Tiếng hòn đất
đụng đất kêu đánh bộp. Mấy con gà bay tà tà khỏi mặt vườn, đập cánh bồm bộp. Tiếng
lưỡi mai ở tay Lý Văn phóng ra kêu đánh vụt. Một tiếng gà kêu oác. Cả bọn chạy ra
luống khoai, giơ cao con gà gãy mất hai chân. Vết thương gọn gàng vừa đúng quãng
đầu gối và cặp giò chưa lìa hẳn, vẫn còn dính vào đùi bởi lần da hoen máu”
[12; tr. 110]
65
Trong tác phẩm chúng ta chỉ khai thác ở khía cạnh văn hóa xong vẫn chưa đủ.
Nguyễn Tuân không chỉ bỏ hết tâm huyết của mình khai thác giá trị của văn hóa mà
còn để tìm kiếm cái đẹp mà ở đây nó trở thành sự khác biệt. Cùng sự du nhập của văn
hóa phương Tây và sự thay đổi của xã hội Việt Nam, Nguyễn Tuân không tìm thấy cái
đẹp trong thực tại ông quay về với những nét đẹp xưa của một thời vang bóng, cùng lý
tưởng của những ông nghè, ông cử với những thú hưởng lạc uống rượu, ngâm thơ,
chơi hoa lan hay những cuộc thả thơ đầy công phu. Trong tình hình xã hội đang chuẩn
bị cho cách mạng Nguyễn Tuân lui về quá khứ khai thác cái đẹp, đã bị một số ý kiến
trái chiều, thì tính tiêu cực của tác phẩm đã đề lên như mẫu mực sống, thú ăn chơi cầu
kỳ, nghệ thuật của một tầng lớp người thống trị cũ đã thất thế, tuy đầu hàng trước chủ
nghĩa thực dân, nhưng vẫn giữ được cái giá trị cái đẹp.
Vẽ lên bức tranh tuyệt mỹ về cái đẹp của một thời tàn lụi. Nguyễn Tuân chủ
trương cái đẹp không có nội dung xã hội, không có nội dung giai cấp và thời đại. Đối
với Nguyễn Tuân, văn chương và nghệ thuật luôn đứng hàng đầu so với mọi việc của
đời sống. Khát vọng mà nhà văn muốn vươn tới và thể hiện trong tác phẩm của mình
là “cái đẹp và chỉ cái đẹp mà thôi”.
ú của các lo
3.2.2. Sự đa dạng phong ph
phú
loạại hình văn hóa
Sự đa dạng văn hóa đã từ lâu trở thành điều kiện tồn tại và phát triển không chỉ
của văn hóa mà còn của bản thân dân tộc. Cùng sự hòa hợp chung sống của 54 dân tộc
anh em trong đó có những nét riêng biệt về bản sắc văn hóa, ngôn ngữ, phong tục tập
quán. Theo thời gian những giá trị văn hóa đã được nhận định, trong bối cảnh thời đại
khác xưa nhiều lần, bên cạnh việc hội nhập, tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới, nhưng
bản sắc văn hóa dân tộc vẫn được gìn giữ và phát huy. Văn Nguyễn Tuân trước Cách
mạng tháng Tám tiêu biểu cho đề tài văn hóa, khai thác những nét văn hóa truyền
thống tiêu biểu đó là văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần, riêng về Vang bóng một
thời tác phẩm là kết tinh giữa văn hóa vật chất lẫn văn hóa tinh thần. Trong hoàn cảnh
đất nước đang bị xâm lược của chế độ Thực dân và hơn ngàn năm dân tộc Việt Nam
chịu sự thống trị của phương Bắc, ít nhiều dân tộc đã chịu ảnh hưởng không nhỏ. Nếu
66
xét về mặt tích cực đó là sự hội nhập của văn hóa thế giới, nhưng xét về mặt tiêu cực
đó là sự áp đặt của chế độ xâm lược vào Việt Nam. Lúc bấy giờ nhà văn không thể
trực tiếp bộc lộ tâm sự và quan niệm của mình, nhưng qua tác phẩm có thể thấy được
khát vọng muốn kết tinh những giá trị văn hóa tinh thần còn sót lại, những nhân cách
cao đẹp đi liền với sinh hoạt văn hóa, trước hết trong sinh hoạt và trong nếp sống hàng
ngày.
Biểu hiện ở những nhân vật và các loại hình văn hóa: cụ Kép một người đã tới
cái tuổi nhàn rỗi để dưỡng lấy tính tình, thích uống rượu ngâm thơ và chơi hoa lan; cụ
Sáu lại say mê cái thú uống trà Tàu và thưởng thức những chiếc ấm trà quý; Phó Sứ,
Mộng Liên quê hương của họ là cờ bạc và đờn hát cái nghề của họ buộc phải xê dịch
luôn luôn khắp dải Trung Kỳ; Huấn Cao một con người văn võ song toàn, với tài viết
chữ rất vuông và rất đẹp hiếm ai sánh bằng; những điển tích xưa được tái hiện lại qua
những chiệc đèn xẻ rãnh hết sức công phu của ông Cử Hai. Các loại hình văn hóa như:
Uống trà Tàu, Thư pháp, chơi đèn kéo quân, uống rượu – ngâm thơ – chơi hoa lan…
được thể hiện trong Vang bóng một thời câu văn thật linh hoạt, in đậm dấu ấn sáng tạo
trong các loại hình văn hóa, mang vẻ đẹp bình dị nhưng chứa đựng rất nhiều ý nghĩa
về triết lý sống, việc giữ gìn và bảo vệ sự đa dạng trong văn hóa truyền thống là cấp
thiết lúc bấy giờ. Đề tài văn hóa được Nguyễn Tuân khai thác trước Cách mạng tháng
Tám thể hiện thông qua hình tượng nghệ thuật nhưng ngày càng sâu sắc và đa dạng
hơn sau Cách mạng tháng Tám về văn hóa ẩm thực đề cập trực tiếp hơn bằng việc khơi
nguồn và đề cao những giá trị cụ thể, trong vốn di sản văn hóa viết về các món ăn
truyền thống Phở, Giò lụa, Cốm vòng, Bánh dày-bánh chưng… lễ hội và các nghệ
thuật truyền thống Tết Nguyên Đán, Tết Trung Thu…văn hóa giao tiếp, văn hóa vật
chất, những gì ông đang tìm kiếm là cái đẹp trong thực tại, là đời sống nhân dân trong
lao động, chiến đấu, sản xuất, các di sản văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam,
dĩ vãng đã được nâng lên thành ý thức trong hiện tại.
ông cho số ph
ới nh
ời đạ
3.2.3. Sự cảm th
thô
phậận của gi
giớ
nhàà Nho và th
thờ
đạii tác ph
phẩẩm
67
Có thể nói, tác phẩm này đã phản ánh lịch sử lâu dài cuộc sống xã hội phức tạp
và phong phú của xã hội Việt Nam giai đoạn giao thời. Đời sống xã hội và cuộc sống
ẩn dật của giới nhà Nho. Những truyện ngắn này không những chú ý dùng hình tượng
sáng tạo trên cơ sở sử liệu tương đối chính xác, phản ánh sự chân thực của phong trào
lịch sử mà còn chú ý tái hiện bộ mặt chân thực của thời đại đương thời. Tất cả đều
không hạn chế ở việc miêu tả nhân vật và tinh thần của nhân vật chính mà từ bối cảnh
thời đại rộng lớn miêu tả nhân vật, miêu tả thời đại. Vang bóng một thời là một tác
phẩm tiêu biểu. Tác phẩm miêu tả đời sống thời đại thông qua đặc sắc văn hóa nghệ
thuật độc đáo.
Các tác phẩm miêu tả lĩnh vực văn hóa truyền thống là một lĩnh vực hoàn toàn
mới, mở ra một đề tài thời kỳ mới, đột phá con đường mòn miêu tả cuộc sống của các
nhà nho lấy bút pháp lãng mạn kết hợp hài hòa với hiện thực nghiêm ngặt, miêu tả vận
mệnh của bộ mặt của những con người bất đắc chí “Nhà Nho tri thức và thanh niên”
trong giai đoạn hỗn loạn và biểu hiện tinh thần không khuất phục của mọi người trong
gian khổ. Tác phẩm đối với lịch sử cũng có sự tìm tòi, suy nghĩ làm cho độc giả tiếp
nhận một cách tích cực. Truyện ngắn Nguyễn Tuân đã sáng tạo nhiều hình tượng nghệ
thuật mới mẻ, hấp dẫn, có chiều sâu, gây chú ý nhất cho mọi người là sự xuất hiện
hình tượng con người tài hoa có tâm hồn cao đẹp. Giai đoạn ra đời của tập truyện
Vang bóng một thời không ít người ủng hộ, tán dương quyển sách này và họ xem
quyển sách này như một bức tranh sống động về một xã hội Việt Nam ngày càng thực
dụng, buông thả và mất thăng bằng. Xã hội phong kiến Việt Nam suy thoái, bóng quân
thù xâm lược ngập tràn các nẻo đường của đất nước. Mọi thứ giá trị đều bị thay đổi,
loạn lạc, tan tác đó là số phận của đất nước Việt Nam lúc bấy giờ. Thay đổi chế độ
chính trị, xã hội, chiến tranh… tất cả dù đúng hay sai thì người chịu khổ vẫn là nhân
dân, họ là những người nhận lấy nỗi khổ đau, là nạn nhân trực tiếp của chế độ thực dân
nửa phong kiến và quân thù tàn bạo. Những tác phẩm của nhà văn Nguyễn Tuân
nhưng mũi nhọn đâm thẳng vào nền đạo đức đang suy đồi, các giá trị văn hóa truyền
thống đang mất dần vị trí. Những con người anh hùng chống lại kẻ thù xâm lược thì bọ
bắt bớ, giam hãm, tù đầy và xử tử như Huấn Cao trong Chữ người tử tù, một tên Quan
68
Công sứ dùng những đồng bạc lẻ để trêu đùa trên sinh mạng người khác trong Chém
treo ngành, cụ Hồ Viễn một tướng cờ đen oai phong lẫm liệt lại về ở ẩn làm một thầy
địa lí, một người nghĩ mình sống giữa buổi Tây Tàu lố lăng làm lạc mất cả quan niệm
cũ cụ Kép trong Hương cuội. Một xã hội không còn chổ cho đạo đức tồn tại. Triều
đình là chổ dựa cho nhân dân, vậy mà triều đình ấy đã thối nát từ lâu, nhân dân chỉ còn
biết dựa vào chính bản thân mình mà thôi. Những giáo lí, đạo đức từ đó mà cũng tha
hóa theo sự suy vong của triều đình. Những quan niệm, lý tưởng của họ không được
phát huy trong giai đoạn họ đang sống. Quan niệm - lý tưởng của các nhà Nho đang
dần thất thế trong xã hội đang hội nhập. Họ là sản phẩm của xã hội nửa vời ấy, cái xã
hội mà mọi thứ đều loạn. Và con đường mà họ tìm đến hạnh phúc và giá trị của cuộc
sống thật khó khăn vì họ đã mất phương hướng, không còn niềm tin vào xã hội.
Nguyễn Tuân nhìn thẳng vào sự thật của cuộc sống, miêu tả thực tại, nhìn nhận
cuộc đời một cách rạch ròi, ông đánh giá xã hội và cảm thông cho số phận nhân vật
bằng con mắt đồng tình. Nguyễn Tuân đã cho người đọc thấy được sự thật về góc
khuất xã hội của con người trước sự thay đổi to lớn của đất nước.
3.3. Cái đẹ
p sẽ cứu th
ới hay sự tho
đẹp
thếế gi
giớ
thoáát ly ti
tiêêu cực
Nơi nhà văn gửi gắm vào đó quan niệm của mình về cuộc sống người đọc có
thể coi những ý nghĩ, lời nói của nhân vật như là sự thể hiện chính tư tưởng của tác giả.
Một số nhân vật điển hình trong Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân như: cụ Kép,
cụ Ấm, Huấn Cao… trong trang viết của Nguyễn Tuân “cái đẹp” luôn được đặt lên
hàng đầu. “Cái đẹp sẽ cứu thế giới” câu nói của nhà văn Nga nổi tiếng Dostoievsky,
ông hiểu rất rõ ý nghĩa cũng như giới hạn của cái đẹp như là sự hoài hòa của màu sắc
âm thanh. Cái đẹp đó tự nó không thể cứu được thế giới. Dostoievsky cũng như các
nhà văn Nga nổi tiếng khác ông luôn băn khoăn về con đường giải thoát nước Nga ra
khỏi tắm tối lạc hậu và hơn thế nữa là cách nhân loại tự cứu lấy mình, tìm đến hạnh
phúc và hoàn thiện. Mỗi nhà văn đưa ra quan niệm của riêng mình. “Cái đẹp” sẽ cứu
được thế giới của Dostoievsky đó là Jesu. Sự ảnh hưởng sâu rộng của văn học Nga đến
quá trình phát triển của văn học Việt Nam, cũng như Dostoievsky luôn băn khoăn cho
69
con đường giải cứu nhân loại, thì ở đây Nguyễn Tuân băn khoăn cho quá trình giải
phóng dân tộc, thoát khỏi ách thống trị của bọn xâm lược. Ông hoài niệm về quá khứ
một cách cực đoan, đưa lý tưởng cái đẹp của mình lên đỉnh cao của sáng tác. Nhưng
liệu trong xã hội Việt Nam, cuộc sống cơ cực của nhân dân trên bao sự áp bức bóc lột
của chế độ, thì cái đẹp hoài cổ Nguyễn Tuân đưa ra trong Vang bóng một thời có thể
giúp nhân dân thoát khỏi áp bức, giành tự do, hay chỉ làm tác động một phần đến xã
hội mà thôi. Trong cách hiểu đơn giản nhất thì có lẽ chẳng có cái đẹp nào phá hoại
hoặc cứu được thế giới. Có chăng “cái đẹp” chỉ cứu vớt được một phần tâm hồn của
con người, mang đến cho con người sự thanh thản, niềm vui, trước những cái tốt, cái
đẹp, cái mà họ luôn đặt niềm tin vào để giúp họ đừng nản lòng trước mọi chuyện khó
khăn của hoàn cảnh, giúp họ không còn tuyệt vọng trong lúc không còn lối ra nữa.
Nếu xét “cái đẹp” trong trường hợp như thế thì trong ý nghĩa ấy có thể nói cái đẹp sẽ
cứu lấy con người. Xét đến cùng Vang bóng một thời mang lý tưởng của tác giả ở
nhiều phương diện. Thứ nhất, về mặt tích cực có thể khẳng định Vang bóng một thời
là một bức tranh sống động về những nét văn hóa tiêu biểu của Việt Nam, nơi lưu giữ
những giá trị muôn thuở, nơi hiện thực xã hội được phản ánh một cách tinh tế và chính
xác…Thứ hai, về mặt tiêu cực thì nội dung tư tưởng của tác phẩm vẫn còn hạn chế,
hạn chế lớn nhất là Nguyễn Tuân đã để cái tôi chi phối đến sáng tác của ông, đâu đó
trong tác phẩm vẫn thấy được tinh thần phản kháng của ông nhưng rất mờ nhạt, trong
tập truyện Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân đó là một cách nhìn cuộc đời, một
cách nắm bắt lý tưởng cuộc sống rất riêng biệt. Những nhân vật trong Vang bóng một
thời có thể cho thấy được Nguyễn Tuân trong giai đoạn sáng tác ông đã bộc lộ thái độ
bi quan và những phản ứng tiêu cực của ông đối với xã hội, ông đi tìm cái đẹp trong dĩ
vãng rồi ngậm ngùi, xót xa cho chính thời đại mình, hoặc ông buôn thả mình vào các
cuộc chơi, hay tìm về chốn thần tiên mơ hồ nào đó. Nhưng sau giai đoạn Cách Mạng
Tháng Tám thành công, ông được giác ngộ lý tưởng cách mạng và cống hiến công sức
của mình cho cách mạng, quan niệm sáng tác của ông sau cách mạng thay đổi rõ rệt.
Vì thế, có thể khẳng định trong giai đoạn sáng tác Vang bóng một thời ông đã bị rơi
vào hướng thoát ly tiêu cực, trên thực tế dù ông có cố gắng phục dựng lại những nét
70
văn hóa truyền thống tác động một phần đến xã hội đương thời, nhưng đối với vấn đề
lớn hơn nữa của dân tộc là quá trình giành độc lập, thoát khỏi ách thống trị của các
nước xâm lược. Thì vấn đề đặt ra trong tác phẩm không làm thay đổi được cục diện
đất nước. Nổi bật lên trong Vang bóng một thời đó là ông đã đưa lên được những vấn
đề, sự kiện quan trọng đang cần được sự quan tâm đó là văn hóa, những nhà nho tri
thức đang lạc mất phương hướng.
ận định giá trị tác ph
3.4. Nh
Nhậ
phẩẩm qua bi
biểểu hi
hiệện bức tranh văn hóa truy
truyềền
ổi giao th
ời
th
thốống bu
buổ
thờ
Vang bóng một thời trước hết nó là một tác phẩm văn chương, là sản phẩm của
quá trình lao động, công sức của chính tác giả, là kết quả của sáng tạo theo quy luật
của cái đẹp, nó thỏa mãn nhu cầu của nhà văn về thẩm mỹ, là một nghệ thuật nó vừa
tái hiện vừa sáng tạo cái mới, vừa chứa đựng nhận thức và khám phá mới mẻ của nhà
văn về cuộc sống, nó cũng là tiếng nói tình cảm, tư tưởng, thái độ của Nguyễn Tuân
đối với đời, về ngôn từ nó kết tinh truyền thống ưu tú tiếng nói của dân tộc.
“Văn học là tiếng nói bộc lộ cảm xúc của con người về tự nhiên, về nhân thế, và
cảm nhận của cá nhân về thế giới, là quan niệm – tư tưởng của nhà văn về nhân sinh –
xã hội” [16; tr. 50]
Với Nguyễn Tuân bằng thái độ khêu khích với xung quanh ấy, ông muốn khẳng
định cái “tôi” bản ngã của mình trước những lễ nghi, phép tắc, đạo lý thông thường
hàng ngày như uống trà, đánh cờ, chơi hoa… Nó được ông tỉa tót một cách cầu kỳ,
trang trọng như một thứ lễ nghi, một lý tưởng sống trong cái xã hội xô bồ. Đó cũng là
một thái độ cực đoan của Nguyễn Tuân đối với xã hội. Những nhân vật của Nguyễn
Tuân đều là hình bóng của cái tôi cá nhân của ông. Xung quanh việc biểu hiện của các
nhà văn buổi giao thời về vấn đề phát triển và chống tiêu cực. Xong mỗi nhà văn phát
huy lý tưởng của mình theo từng sở trường có thể viết lên những tác phẩm mang
phong cách của chính mình, qua nó có thể nói lên cái cảm nhận của mình về thế giới,
71
cũng có thể tập trung lên án một vấn đề tiêu cực hay một hiện tượng xã hội đang dần
đi vào quên lãng.
“Văn học là cuộc đời, mà cuộc đời là chủ yếu là những vật hiện hữu. Người ta
không thể chỉ sống cho mai sau” [16; tr. 52]
Với Nguyễn Tuân ông không chỉ lui về quá khứ, khoác lên nhân vật của mình
một tính cách của con người thời đại, mà thông qua những nhân vật thanh cao, hưởng
thụ những thú chơi tao nhã đó là một cách ông lên tiếng cho chính bản thân mình. Một
người tài cao, phận thấp, khí chí uất đã không thể tiếp bước hiện tại, ông phải xếp nó
vào văn hóa của dân tộc. Sống trong giai đoạn cái cũ và cái mới đan xen nhau, những
con người ấy sẽ không thoát khỏi những băn khoăn trước cuộc đời: có thể chủ quan,
duy ý chí, có thể ca ngợi cái tốt hoặc cái xấu, có thể sa ngã… Trong cuộc đấu tranh
giữa cái mới và cái cũ, cái thiện và cái ác, văn học chủ yếu đứng về cái thiện nhưng
qua đó sẽ lên án, phê phán cái ác. Nhất khi đối với văn học hiện đại. Cái đẹp thường là
đối tượng được ca ngợi, cái xấu là cái tiêu cực nó là đối tượng của nhận thức. Với
Nguyễn Tuân ông không chỉ ca ngợi cái đẹp thuần túy của văn hóa truyền thống, mà
đối với ông nó là cả một bức tranh văn hóa mà ông đang cố sức níu giữ. Nếu những
nét văn hóa như: uống trà Tàu, viết thư pháp, đánh thơ, hay uống rượu – ngâm thơ
trong Vang bóng một thời được Nguyễn Tuân đưa lên trong tác phẩm để ca ngợi cái
đẹp, các lễ nghi cao quí của văn hóa dân tộc, nhưng đến giai đoạn hiện nay dường như
ít ai biết đến cái cầu kỳ, lễ nghi và sự công phu của từng món chơi đó.
Đặt bức tranh văn hóa trong Vang bóng một thời trong bối cảnh lúc nó ra đời sẽ
càng nhận thấy sâu sắc hơn về tinh thần dân tộc của Nguyễn Tuân, bởi với nhiều nhà
văn đã biểu hiện tinh thần dân tộc mình trên nhiều lĩnh vực Nguyễn Tuân lại đi về dân
tộc theo cách nhìn văn hóa, Tố Hữu giác ngộ cách mạng và trang viết của ông cũng
hướng về cách mạng dân tộc, Chế Lan Viên trước cách mạng thơ ông in rõ những dấu
ấn của thực tại cuộc sống và suy tưởng về quá khứ đau thương của một dân tộc, với
Nam Cao lại tìm đến sự thật với tấm lòng yêu thương cuộc sống, những lớp người và
những cảnh đời đau khổ, những rung động, xót xa trước bất công ngang trái của chế độ
72
cũ, Nam Cao muốn phơi bày sự thật của cuộc đời, của xã hội. Vì mỗi nhà văn có mỗi
cách mình khác nhau về sự đời và xã hội, lại càng tô đậm hơn những khía cạnh khác
của đời sống. Bên cạnh đó, theo con đường soi sáng của Cách mạng Nguyễn Ái Quốc
đã lên đường đi khắp các quốc gia phương Tây cũng như trên thế giới để tiếp thu tinh
hoa văn hóa cũng như con đường mới cho dân tộc, Phan Bội Châu sang Nhật tìm lối đi
mới cho cách mạng. Và chứng minh cho sự sáng suốt của Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra
con đường đúng đắn cho dân tộc, Cách mạng Tháng Tám thành công đánh dấu bước
chuyển mới cho dân tộc Việt Nam. Thế nên trong giai đoạn giao thời và xã hội đầy
mâu thuẫn những con người có lối đi khác nhau để tái hợp toàn bộ bức tranh xã hội
Việt Nam.
Những văn hóa được Nguyễn Tuân đưa vào tác phẩm nó không chỉ bừng sáng
lên trong tâm hồn văn chương, trong trí tuệ, mà đến nay nó còn là một ánh hào quang
mang sắc thái riêng toát ra từ những vẻ đẹp của những gì một thời nổi trội, của những
gì xưa cũ, chuẩn mực, nếu trong thực tế nó không giữ nguyên được những giá trị đó
nhưng nó luôn hiện ra hoàn thiện trong ký ức của người sáng tác. Trong khi dựng lên
bức tranh văn hóa trong bối cảnh xã hội cũ với những tính chất phức tạp, những thú
chơi và mâu thuẫn của đời sống, tác giả đồng thời đã khắc họa được những tính cách,
những nhân vật được lấy từ thực tiễn đời sống, mang vào tác phẩm những chi tiết cụ
thể, sinh động. Màu sắc văn hóa dân tộc đậm đà, và sự trang trọng của các lễ nghi
trong văn hóa cũng là yêu cầu hàng đầu đối với trang viết của Nguyễn Tuân. Ông nhìn
nhận cuộc đời bằng cảm xúc đôi khi chủ quan đến cực đoan, nhưng không thể đồng
nhất những vấn đề ông đề cập trong trang viết của mình là không mang tính dân tộc, vì
ở nhiều mảng đề tài mà ông thể hiện trước Cách mạng Tháng Tám đa phần nghiên về
khía cạnh văn hóa dân tộc. Với đề tài viết về “văn hóa” ngỡ như rất quen thuộc đối với
các thế hệ độc giả, nhưng qua lối khai thác và trình bày của ông lại phát hiện ra những
nét mới, giá trị mới. Được tìm hiểu đến những trang viết và sự tài hoa trong cách sáng
tạo người đọc sẽ đắm mình trong cảnh thiên nhiên và sự hữu tình trong nét đẹp văn
hóa, mặc khác khi những nét văn hóa ấy đang lắng dần theo thời gian chúng ta lại bất
chợt cảm thấy yêu quý và tự hào về dân tộc mình, về thời đại mình đang sống. Những
73
gì Nguyễn Tuân khơi lại không chỉ để thỏa mãn cảm giác hiếu kỳ, say đắm cái đẹp, mà
còn là nơi gợi lên những ý nghĩa mang tính nhân văn cao cả, và sự yêu mến thiết tha
những truyền thống văn hóa nước nhà.
“Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trong thấy mà đau đớn lòng”
(Nguyễn Du)
Nếu đại thi hào Nguyễn Du xúc động trước những cảnh tang thương dâu bể, tấn
bị kịch của vận mệnh con người trong xã hội đầy rẫy những bất công, thông cảm cho
số phận lên tiếng nói cho Thúy Kiều. Thì ở đây Nguyễn Tuân thay mặt của mình cho
những con người thất thế trong xã hội để thấy được hình ảnh đời sống và bất công cho
số phận của những nhà Nho, họ là những con người vốn đang phấn khởi với lý tưởng
của mình, nhưng vì hoàn cảnh xã hội thay đổi buộc họ phải thay đổi để phù hợp với
cuộc sống. Nguyễn Tuân tuy đã đưa cái tôi của mình lên cực đoan về các thú chơi
mang tính văn hóa, ông xem nó như một biểu hiện của giá trị văn hóa, vì theo thời gian
những nét văn hóa ấy là một thách thức, nó có thể lùi đi và bị lãng quên trong quá khứ,
hay sẽ được phát triển trên tầm cao mới theo tiến trình của xã hội. Vang bóng một thời
cùng sự tồn tại của văn hóa theo thời gian đã được gạn lọc và khẳng định qua nhiều thế
hệ, nó đã trở thành một tác phẩm mang cả “chân – thiện – mỹ”.
Nguyễn Tuân không chỉ phát hiện và đề cao những giá trị văn hóa của dân tộc
mà ông còn quan tâm về việc bảo tồn và phát huy vốn di sản ấy. Sự thay đổi của xã hội
và sự áp chế của chế độ cũ là một trong những nguyên nhân hàng đầu, làm nên tư
tưởng, tính cách của tác giả và giá trị của tác phẩm, đến nay Vang bóng một thời vẫn
được nhiều thế hệ độc giả đón nhận và hết lời ca ngợi tài năng của Nguyễn Tuân về
việc sử dụng tư liệu chính xác, lựa chọn những sự kiện nổi trội mang tính dân tộc và
tái hiện chân thực cuộc sống giai đoạn đương thời. Vang bóng một thời thể hiện ở giá
trị tinh thần những truyền thống tồn tại trong nghệ thuật, phong tục, lối sống, các sinh
hoạt văn hóa.
74
ẦN KẾT LU
ẬN
PH
PHẦ
LUẬ
Văn học Việt Nam luôn hướng tới tìm hiểu bản chất, ý nghĩa của tự nhiên, hiện
thực và truyền thống văn hóa. Từ xưa đến nay, các thế hệ nhà văn Việt Nam luôn tìm
tòi, học hỏi và bằng sự say mê sáng tạo làm nên những tác phẩm nổi tiếng mang dấu
ấn của thời đại. Trải qua bao biến cố lịch sử, thăng trầm, theo dòng thời gian cái tài
văn chương của Nguyễn Tuân vẫn được mọi người đưa lên đỉnh cao của nghệ thuật,
với những nhận định, đánh giá và tán thưởng. Đổ Đức Hiểu đã khẳng định về Vang
bóng một thời: “Mười hai truyện trong Vang bóng một thời biểu hiện tài năng nhiều
dạng của Nguyễn Tuân – Làm sống lại “một thời” đầy bạo lực của lịch sử mà ông phủ
nhận quyết liệt, ông sáng tạo những “vang bóng” của chính “thời” đó diễn đạt một
phương diện sức sống cái đẹp lúc bấy giờ - tâm hồn thanh cao của những tri thức
trong sáng như nước động trên lá sen thơm lành, tức là giấc mơ đẹp của chính nghệ sỹ
Nguyễn Tuân” [7; tr. 287].
Tập truyện ngắn Vang bóng một thời toàn vẹn về mặt nội dung, lại đạt tới mức cổ
điển về phương diện nghệ thuật biểu hiện, đến nay người ta vẫn không bao giờ quên
những giá trị mà tác phẩm mang lại. Song, có lẽ quan trọng nhất ở đây còn là kết quả
của quá trình lao động nghệ thuật hết mình, với tình yêu thiết tha quê hương đất nước
và văn hóa lâu đời của dân tộc. Bên cạnh đó, nhờ trang văn của ông mà ta có thể hình
dung lại bức tranh xã hội rơi vào bế tắc của tầng lớp Nho sĩ đang chán trường với cuộc
sống thực tại, nhìn ở nhiều góc cạnh khác nhau để thấy được toàn bộ bức tranh xã hội
trong buổi giao thời. Chúng ta muốn xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc cần giữ
gìn những sinh hoạt văn hóa cổ truyền và các giá trị văn hóa truyền thống cũng như
hình thành và tiếp thu những giá trị mới lành mạnh. Cũng như các nhà văn phản ánh
hiện thực ở Việt Nam nhưng Nguyễn Tuân đã đưa cuộc sống của thời đại vào trong
văn học bằng một cách thể hiện mới dưới cái nhìn độc đáo. Các nhân vật, các tình
75
huống trong tác phẩm được tác giả khai thác triệt để những khía cạnh của đời sống,
những mặt tốt mặt xấu, những điều đáng được phơi bày.
Qua quá trình nghiên cứu đề tài: “Đặc điểm nội dung trong tập truyện ngắn Vang
bóng một thời của Nguyễn Tuân”, chúng tôi nhận thấy đây là tác phẩm đặc sắc của
Nguyễn Tuân trong thể loại truyện ngắn. Tác phẩm trên có nội dung phong phú, cốt
truyện lôi cuốn với bức tranh xã hội giao thời của Việt Nam xoay quanh những vấn đề
triết lý về cuộc sống và văn hóa nước nhà. Con người và cuộc sống trong sáng tác của
ông hiện lên với tất cả những nét đời thường như bản thân cuộc sống vốn có. Nguyễn
Tuân đã sáng tạo ra những áng văn xuôi hay đặc biệt có ý nghĩa tư tưởng và thể hiện
tinh thần dân tộc một cách sâu sắc.
76
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trương Chính (1997) – Nguyễn Tuân và Vang bóng một thời – Tập 2 – Nhà
xuất bản văn học
2. Nguyễn Lâm Điền – Trần Văn Minh (2012) – Văn học Việt Nam (1945 –
1975) – Nhà xuất bản Đại Học Cần Thơ, Cần Thơ
3. Giang Trung Hận (1997) – Cái ngông trong sáng tác của Nguyễn Tuân trước
Cách mạng Tháng Tám – Luận văn tốt nghiệp – Đại học sư phạm – Ngành Ngữ
Văn, khóa 19
4. Phong Lê (1997) – Văn học trên hành trình của thế kỷ XX – Đại học quốc gia –
Hà Nội
5. Phương Lựu – Trần Đình Sử - Nguyễn Xuân Nam – Lê Ngọc Trà – La Khắc
Hòa – Thành Thế Thái Bình – Lý luận văn học – Nhà xuất bản Giáo dục
6. Hương Lý – Hoàng Dũng – Nguyễn Hoàng Khung – Nguyễn Đăng Mạnh –
Nguyễn Trác (1978) – Lịch sử văn học Việt Nam (1930 – 1945) – Tập 5 – Phần
I - Nhà xuất bản Giáo dục
7. Tôn Thảo Miên (1996) – Nguyễn Tuân về tác gia và tác phẩm – Nhà xuất bản
Giáo dục
8. Tôn Thảo Miên (2002) – Nguyễn Tuân tác phẩm và dư luận – Nhà xuất bản
Văn học
9. Nguyễn Đăng Mạnh (2005) – Những bài giảng tác gia Văn học Việt Nam Hiện
đại - Đại học sư phạm
10. Trần Văn Minh (1998) – Chất văn hóa trong các sáng tác của Nguyễn Tuân –
Luận Án Thạc Sĩ – Trường Đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn
77
11. Phương Ngân (2000) – Nguyễn Tuân cây bút tài hoa và độc đáo – Nhà xuất bản
Văn học thông tin
12. Lữ Huy Nguyên (1996) – Tuyển tập Nguyễn Tuân – Ba tập – I, Nhà xuất bản
Văn học, Hà Nội
13. Vũ Ngọc Phan (1989) – Nhà văn hiện đại – Tập I – Nhà xuất bản Khoa học Xã
hội
14. Vũ Ngọc Phan (2010) – Vũ Ngọc Phan toàn tập – 5 tập – Nhà xuất bản văn học
15. Hồ Thị Xuân Quỳnh (2009) – Văn học Việt Nam hiện đại (1930 – 1945) –
Trường Đại Học Cần Thơ
16. Lê Ngọc Trà – Thách thức của sáng tạo - Thách thức của văn hóa – Nhà xuất
bản Thanh Niên
17. Ngô Tất Tố - Lều chõng – Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội
18. Nguyễn Anh Vũ – Nguyễn Tuân tác phẩm và lời bình – Nhà xuất bản Công ty
Văn hóa Hương Thủy
19. Hoàng Xuân (1997) – Nguyễn Tuân _ Người đi tìm cái đẹp – Nhà xuất bản
Văn học
TÀI LIỆU TRÊN CÁC TRANG WEB
20. Võ Vân Hà - Luận văn ngôn từ và giọng điệu truyện ngắn Nguyễn Tuân trước
Cách mạng tháng Tám –
http://doan.edu.vn/do-an/luan-van-ngon-tu-va-giong-dieu-nghe-thuat-truyen-ngan-nguyentuan-truoc-cach-mang-thang-tam-1945-3862/
21. Huệ Triệu - Tìm hiểu quan niệm về cái đẹp của Nguyễn Tuân trong Vang bóng
một thời –
http://khoavanhocngonngu.edu.vn/home/index.php?option=com_content&view=article&id=1957:tim-hiu-
78
quan-nim-v-cai-p-ca-nguyn-tuan-trong-vang-bong-mt-thi&catid=63:vn-hc-vitnam&Itemid=106
MỤC LỤC
ẦN MỞ ĐẦ
U
PH
PHẦ
ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài............................................................................................ 1
2. Lịch sử vấn đề.................................................................................................2
3. Mục đích, yêu cầu........................................................................................... 4
4. Phạm vi nghiên cứu........................................................................................ 5
5. Phương pháp nghiên cứu................................................................................ 6
ẦN NỘI DUNG
PH
PHẦ
ươ
ng 1. NGUY
ỄN TU
ÂN VỚI TH
Ể LO
ẠI TRUY
ỆN
Ch
Chươ
ương
NGUYỄ
TUÂ
THỂ
LOẠ
TRUYỆ
ẮN - MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
NG
NGẮ
1.1. Tình hình xã hội và văn học Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945........................ 7
1.1.1. Đặc điểm tình hình xã hội Việt Nam 1930 – 1945........................................ 7
1.1.1.1. Những đặc điểm mới của mâu thuẫn xã hội............................................... 7
1.1.1.2. Sự phân hóa và thái độ của các giai cấp..................................................... 8
1.1.1.3. Tình hình văn hóa....................................................................................... 9
1.1.2. Những nét lớn của tình hình văn học...........................................................10
79
1.2. Những nét chính về tiểu sử - sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Tuân...............15
1.2.1. Tiểu sử..........................................................................................................15
1.2.2. Sự nghiệp sáng tác....................................................................................... 17
1.3. Giới thuyết về thể loại truyện ngắn.................................................................23
1.4. Giới thiệu tác phẩm.........................................................................................23
ươ
ng 2. BỨC TRANH XÃ HỘI VI
ỆT NAM GIAI ĐOẠN
Ch
Chươ
ương
VIỆ
ỜI
GIAO TH
THỜ
2.1. Bối cảnh xã hội Việt Nam buổi giao thời....................................................... 25
2.2. Phản ánh chân thực cuộc sống sinh hoạt........................................................ 29
2.3. Sự du nhập văn hóa phương Tây và suy tàn của Hán học..............................34
2.4. Những tính cách con người thời đại trong Vang bóng một thời..................... 38
2.4.1. Những con người yêu, giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống.............. 38
2.4.2. Những con người trăn trở trước thực tại xã hội...........................................40
2.4.3. Những con người yêu và sống hòa hợp với thiên nhiên.............................. 42
2.5. Nhận định giá trị tác phẩm qua biểu hiện bức tranh xã hội Việt Nam giai
đoạn giao thời.........................................................................................................45
ươ
ng 3. BỨC TRANH VĂN HÓA TRUY
ỀN TH
ỐNG TRONG
Ch
Chươ
ương
TRUYỀ
THỐ
BU
ỔI GIAO TH
ỜI
BUỔ
THỜ
3.1. Một số biểu hiện tiêu biểu của bức tranh văn hóa trong Vang bóng một thời
48
3.1.1. Uống trà Tàu..................................................................................................... 48
3.1.2. Đánh thơ – Thả thơ........................................................................................... 53
3.1.3. Uống rượu – ngâm thơ – chơi hoa lan.............................................................. 55
3.1.4. Chơi cờ Tướng.................................................................................................. 57
3.1.5. Chơi đèn kéo quân.............................................................................................58
80
3.2. Những đặc điểm của bức tranh văn hóa trong Vang bóng một thời.................... 60
3.2.1. Sự nhìn nhận sâu sắc về cái đẹp........................................................................61
3.2.2. Sự đa dạng và phong phú của các loại hình văn hóa........................................ 63
3.2.3. Sự cảm thông cho số phận của giới nhà Nho và thời đại tác phẩm.................. 64
3.3. Cái đẹp sẽ cứu thê giới hay sự thoát ly tiêu cực.................................................. 66
3.4. Nhận định giá trị tác phẩm qua biểu hiện bức tranh văn hóa truyền thông
buổi giao thời.....................................................................................................68
ẦN KẾT LU
ẬN
PH
PHẦ
LUẬ
81
NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
82
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
………………………………………..
NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ PHẢN BIỆN
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
83
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………..
NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ PHẢN BIỆN
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
84
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
………………………………………..
85
[...]... phong cách riêng của ông Tất cả những thú chơi tao nhã của các Nho sĩ cuối mùa được Nguyễn Tuân phản ánh qua mười hai truyện ngắn, in thành tập Vang bóng một thời Cái ham muốn “xê dịch” đã giúp cho Nguyễn Tuân có một vốn sống phong phú, một sự hiểu biết sâu sắc về phong tục tập quán cổ truyền của dân tộc Ở Vang bóng một thời ông đã mô tả một cách tinh tế cái thói ăn chơi, hưởng lạc của tầng lớp quý... văn học thì truyện ngắn là tác phẩm tự sự cỡ nhỏ Cốt truyện của truyện ngắn thường diễn ra trong một không gian và thời gian hạn chế, kết thúc của truyện ngắn cũng không chia thành nhiều tuyến phức tạp Truyện ngắn được viết để tiếp thu liền một mạch nên đặc điểm của truyện ngắn là tính ngắn gọn Để thể hiện nổi bật tư tưởng, chủ đề, khắc hoạ tính cách nhân vật đòi hỏi nhà văn viết truyện ngắn phải có... mắt cua còn là một thiên xám hối của một thanh niên khinh bạc, vì đã sống không lý tưởng Tác phẩm này đưa NguyễnTuân hiện lên với một diện mạo khác Đó là một người trung thực với chính lòng mình, một Nguyễn Tuân đầy bản lĩnh Từ sau Vang bóng một thời đến năm 1945, trong tình hình chung của văn chương lãng mạn, sáng tác của Nguyễn Tuân dần đi vào ngõ cụt Theo dòng sáng tác của Nguyễn Tuân giai đoạn... đẹp của dân tộc Các thú chơi tao nhã của quê hương, được ông thể hiện qua một số tác phẩm như: Những chiếc ấm đất, Đánh thơ, Thả thơ, Chén trà sương… trong Vang bóng một thời đã bộc lộ được nét tài hoa của Nguyễn Tuân ở phương diện này Qua tập truyện này lại thấy Nguyễn Tuân hiện lên là một người cả đời phụng sự cái đẹp, trong sáng, là một nhà văn theo chủ nghĩa duy mĩ Trong một loạt sáng tác của Nguyễn. .. Hai tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Tuân thời kỳ này đánh dấu sự thành công và vang vội của một tài năng mới là: Vang bóng một thời và Thiếu quê hương Vang bóng một thời đề lên như một mẫu mực sống, lối tiêu dao hưởng lạc tài hoa một cách rất cầu kỳ của lớp nhà nho lỗi thời bất lực, bên một ấm trà, một chén rượu, một rò lan, một chậu cúc… Tác phẩm bao hàm ít nhiều tinh thần dân tộc ở thái độ không chịu... thuật của nhà văn Nguyễn Tuân Nét nổi bật ở Nguyễn Tuân là lòng yêu nước và tinh thần dân tộc Sinh ra trong buổi loạn lạc, là một người tri thức Nguyễn Tuân thể hiện lòng yêu nước của mình theo một cách riêng Lòng yêu nước của Nguyễn Tuân gắn liền với những nét văn hóa cổ truyền của dân tộc, nhưng Nguyễn Tuân đã phải trải qua những năm tháng khổ sở, có lúc bế tắc, tuyệt vọng ở giai đoạn 1945 Nguyễn Tuân. .. luyện Trong khuôn khổ ngắn gọn, những truyện ngắn thành công có thể biểu hiện những vấn đề xã hội có tầm khái quát rộng lớn 26 Do khuôn khổ ngắn, nhiều khi làm cho truyện ngắn gần với các hình thức truyện kể dân gian như truyện cổ tích, truyện cười Truyện ngắn thời trung đại cũng ngắn nhưng rất gần với truyện vừa Truyện ngắn hiện đại là một kiểu tư duy mới, một cách nhìn cuộc đời, một cách nắm bắt cuộc... Nguyễn Tuân trước cách mạng Vang bóng một thời là tập truyện để lại dấu ấn đậm đà và sâu sắc nhất Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan cho rằng: “Tác phẩm đầu tay của ông là một văn phẩm gần tới sự hoàn thiện, toàn mỹ đó là tập Vang bóng một thời [1; tr 415] Văn phong Nguyễn Tuân trong tác phẩm đầu tay đạt đến đỉnh cao trong sự nghiệp sáng tác, đã được Chương Chính khẳng định: “Về văn phong phải nói Nguyễn Tuân. .. Các truyện ngắn, bút ký và thơ của ông được ký dưới nhiều tên khác nhau như : Ngột Lôi Quật, Thanh Hà, Tuấn Thừa Sắc, Nhất Lang, Tuân, Ân Ngũ Tuyên, Nguyễn Tuân Bắt đầu sự nghiệp từ năm 1936 nhưng mãi đến năm 1938 ông ho ra đời một số tác phẩm như: Một chuyến đi, Vang bóng một thời thì ông thật sự trở nên nổi tiếng và đánh dấu ấn trogn lòng độc giả Năm 1940, nhà Tân Dân in cuốn Vang bóng một thời của. .. xây dựng Nguyễn Tuân mất ngày 28 tháng 7 năm 1987 tại Hà Nội Năm 1996, ông được nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học và nghệ thuật 1.2.2 Sự nghi nghiệệp sáng tác Nguyễn Tuân xuất hiện lần đầu tiên trên thi đàn văn chương Việt Nam năm 1936, nhưng Nguyễn Tuân không có được độ chững chạc như các văn giới cùng thời Năm 1939, ông cho ra mắt tập truyện ngắn Vang bóng một thời Nguyễn Tuân đã ... là: Đặc điểm nội dung tập truyện Vang bóng thời Nguyễn Tuân , nên mặt tư liệu tập trung tìm kiếm tư liệu có liên quan đến tác gia Nguyễn Tuân: Nguyễn Tuân tác gia tác phẩm, Tuyển tập Nguyễn Tuân. .. hoa làm cho Vang bóng thời sống với thời gian Với đề tài Đặc điểm nội dung tập truyện ngắn Vang bóng thời Nguyễn Tuân , luận văn tập chung khảo sát, hệ thống phân tích biểu nội dung cách nghĩ... truyện truyện ngắn Vang bóng thời Thứ hai, nêu lên đặt điểm nội dung bật tập truyện mà nghiên cứu Thứ ba, phân tích đặt điểm bật tác phẩm như: Hiện thực tranh xã hội Việt Nam giai đoạn giao thời,