Dazai Osamu là một trong những tác giả tiêu biểu của văn học Nhật Bản sau Thế chiến, tiếc là cho đến nay việc dịch thuật các tác phẩm, việc nghiên cứu về nghệ thuật tiểu thuyết cũng như
Trang 11
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
BỘ MÔN NGỮ VĂN
NGUYỄN THỊ HẢO MSSV:6116178
ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT
TIỂU THUYẾT TÀ DƯƠNG
CỦA DAZAI OSAMU
Luận văn tốt nghiệp Ngành Ngữ Văn
Cán bộ hướng dẫn: Ths.GV TRẦN VŨ THỊ GIANG LAM
Cần Thơ, 2014
Trang 21.3 Nhà văn Dazai Osamu và tiểu thuyết Tà dương
1.3.1 Dazai Osamu cuộc đời và sự nghiệp sáng tác
1.3.2 Tiểu thuyết Tà dương
CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG TIỂU THUYẾT TÀ DƯƠNG
2.1.Vẻ đẹp truyền thống và vẻ đẹp của tầng lớp quý tộc Nhật Bản 2.2 Bi kịch nhân sinh của xã hội hậu chiến
2.3 Khát vọng vượt thoát khỏi hoàn cảnh khó khăn để tồn tại
2.4 Tình yêu trong tiểu thuyết Tà dương
2.5 Tình cảm gia đình trong tiểu thuyết Tà dương
Trang 33
CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT TIỂU THUYẾT TÀ DƯƠNG
3.1 Kết cấu nghệ thuật trong tiểu thuyết Tà dương
3.2 Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Tà dương
3.2.1 Xây dựng nhân vật thông qua ngoại hình và hành động
3.2.2 Nghệ thuật khắc hoạ tâm lí nhân vật
3.3 Nghệ thuật tổ chức điểm nhìn trần thuật trong tiểu thuyết Tà dương
3.4 Không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật
3.4.1 Không gian thời gian thực
3.4.2 Không gian thời gian của chiều sâu tâm lí
PHẦN KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 4
PHẦN MỞ ĐẦU
Trang 55
1 Lí do chọn đề tài
Nhật Bản là một cường quốc kinh tế thế giới, có một lịch sử lâu đời, một nền văn hóa phong phú và một nền văn học độc đáo Nhật Bản không chỉ là đất nước xinh đẹp của Kimono, hoa anh đào của ngọn núi lừng danh Phú Sĩ với vẻ đẹp lộng lẫy và huyền ảo nơi hun đúc nên bao tâm hồn văn nhân Nhật Bản mà Nhật Bản có lẽ còn ấn tượng hơn bởi một hiện tượng thần kì, từ một đất nước đổ nát sau chiến tranh, đã vươn lên thành một siêu cường quốc trên thế giới, sự phát triển đó khiến nhân loại ngưỡng vọng và khâm phục về ý chí nghị lực của dân tộc này, một dân tộc dám sống cho niềm tin và sẵn sàng hi sinh vì lí tưởng của mình
Văn học Nhật trải dài theo tiến trình phát triển hàng nghìn năm của đất nước, đây là nền văn học có thể sánh ngang với các nền văn học lớn trên thế giới không chỉ
vì bề dày lịch sử mà còn về tính chất phong phú và độc đáo, khối lượng thông tin đồ sộ
và hấp dẫn Văn học hiện đại Nhật Bản cũng hòa mình vào việc khẳng định vị thế vững vàng của văn học dân tộc trên văn đàn thế giới, những tài năng văn chương như: Akutagawa Ryunosuke, Kawabata Yasunari, Kenzaburo Oe, Mori Ogai… từ lâu đã trở nên quen thuộc với bạn đọc năm châu, và sẽ là thiếu sót khi tìm hiểu về văn học Nhật Bản, đặc biệt là văn học hiện đại mà lại không nhắc đến tác giả Dazai Osamu
Dazai Osamu là nhà văn tiêu biểu của văn xuôi Nhật Bản thời kì vừa chấm dứt Đại chiến thế giới thứ hai, trên nền cảnh của một xã hội Nhật điêu tàn và sự vỡ mộng cay đắng của niềm tự tôn dân tộc chủ nghĩa mang tên Nippon Văn nghiệp của Dazai không đồ sộ như nhiều nhà văn Nhật Bản khác nhưng ông lại có những tác phẩm để
đời, Tà dương là một tác phẩm như thế
Tà dương, một trong những cuốn “tiểu thuyết Nhật Bản bán chạy nhất thời
hậu chiến”[6; tr.7] đã đưa Dazai lên hàng tác gia nổi tiếng nhất thời bấy giờ, góp phần
khai sinh một từ ngữ mới cho tiếng Nhật vẫn còn được sử dụng cho đến ngày hôm
nay: Tà dương tộc Tác phẩm nói đến tâm thức tan hoang của toàn Nhật Bản thời hậu
chiến thông qua sự sa sút của một gia đình quý tộc phải sống cuộc đời thường dân,
Tà dương thực sự đã vươn tới những vấn đề mang tính nhân loại sâu sắc, đặc biệt là
cuộc vật lộn của con người trong hành trình cuộc đời để tìm thấy bản ngã đích thực
Trang 6của mình, những khát khao cháy bỏng, những giá trị truyền thống tốt đẹp và cả những
ý nghĩa đích thực của cuộc sống, nhà văn Dazai đã chạm vào nơi sâu thẳm nhất trong tâm hồn con người, khiến mỗi lần đọc xong tác phẩm của ông, người đọc không khỏi giật mình ngỡ ngàng vì bắt gặp chính bản thân trong đó
Tà dương là một tiểu thuyết đặc sắc, có nhiều vấn đề để nghiên cứu Vì thế,
người viết đã chọn thực hiện đề tài Đặc điểm nội dung và nghệ thuật tiểu thuyết Tà
dương của Dazai Osamu với mong muốn đóng góp một phần vào việc tìm hiểu và
phát hiện thêm những điều kỳ diệu, độc đáo trong văn chương Dazai Osamu, đồng thời góp phần nhỏ bé vào việc tìm hiểu văn học nước ngoài trong bối cảnh mở cửa thân thiện, học hỏi và giao lưu văn hóa hiện nay
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Dazai Osamu là một trong những tác giả tiêu biểu của văn học Nhật Bản sau
Thế chiến, tiếc là cho đến nay việc dịch thuật các tác phẩm, việc nghiên cứu về nghệ thuật tiểu thuyết cũng như những đóng góp của ông đối với văn học chưa được chú
trọng ở Việt Nam Tà dương là một trong những cuốn tiểu thuyết tạo nên tên tuổi của
nhà văn, nhưng chưa có một công trình lớn nào nghiên cứu toàn diện và chuyên sâu về tác phẩm này, chủ yếu chỉ dừng lại ở việc lặp lại thông tin tiểu sử, đưa ra tóm tắt, nhận xét sơ lược hoặc chỉ ra đặc sắc của tác phẩm ở khía cạnh nhỏ mà chưa có tính chất bao quát
Một số bài nghiên cứu về cuộc đời tác giả, đặc điểm cơ bản về nội dung và
nghệ của tiểu thuyết như: Tổng quan lịch sử văn học Nhật Bản (Nguyễn Nam Trân),
Dazai Osamu tiểu thuyết gia hiện đại Nhật Bản (Phạm Vũ Thịnh), Tà dương, sống hay không sống (Hoài Nam), Hơn cả cái chết (Đặng Khánh Ly) và bài viết Cảm nhận về Tà dương của nhà phê bình hiện đại Nhật Bản Kakuta Mitsuyo đã được dịch
giả Hoàng Long dịch từ nguyên tác Nhật ngữ, in thay cho lời kết của tiểu thuyết Tà
Dương …
Công trình Tổng quan Lịch sử văn học Nhật Bản, tác giả Nguyễn Nam Trân
trong phần viết về Buraiha và tiểu thuyết thông tục mới của chương Đoạn đường vượt
thoát hậu chiến, trên cơ sở nêu ra những dấu mốc quan trọng trong cuộc đời và những
sáng tác tiêu biểu của nhà văn, Nguyễn Nam Trân đã chỉ ra những điều kiện ảnh
Trang 77
hưởng đến con người, phong cách văn chương và mối quan hệ của nhà văn với các tác giả đương thời Tác giả của công trình này cũng phác hoạ những nét cơ bản nội dung
mà Tà dương chứa đựng và cho rằng đây là tiểu thuyết mà “Tác giả Dazai Osamu đã
gửi gắm tâm sự của mình…trình bày tình cảm tuyệt vọng trước xã hội mới cũng như đưa ra tín điều luân lý của ông”[13]
Tác giả Phạm Vũ Thịnh trong bài viết Dazai Osamu – Tiểu thuyết gia hiện đại
Nhật Bản không chỉ nêu những nét tiêu biểu trong cuộc đời nhà văn mà còn cho thấy
sợi dây liên hệ giữa con người tiểu thuyết gia này với các nhân vật trong tác phẩm của
ông “tác phẩm của Dazai Osamu hàm chứa một nỗi bi quan sâu đậm, điều không có gì
lạ ở một người đã nhiều lần muốn tự tử chấm dứt đời mình Các nhân vật tiểu thuyết của ông cũng quan niệm chuyện tự tử như phương cách duy nhất có thể thay thế cho đời sống địa ngục của họ”[10] sau đó tác giả này đã chứng minh cho luận điểm của
mình bằng cách chỉ ra tâm lí khinh bạc với cuộc sống của Yoko và Naoji những nhân
vật chính trong hai tiểu thuyết tiêu biểu của Dazai Osamu là Thất lạc cõi người và Tà
dương
Tà dương sống hay không sống của tác giả Hoài Nam đề cập tới tác phẩm
bằng cách nêu đặc điểm của các nhân vật trung tâm “ba số phận cuộc đời nhuốm màu
của tà dương theo những cách khác nhau, nhưng đều để lại dư vị đắng chát trong người đọc khi cuốn sách đã gấp lại”[9] Trong đó, nhân vật Kazuko đại diện cho khả năng sống, tưởng như mong manh, dễ vỡ nhưng đằng sau và bên trong đó là cả một khối sống mạnh mẽ, cậu em trai Naoji đại diện cho khả năng không sống là mẫu hình
nhân vật văn học “Người xa lạ” kiểu Nhật Bản hoang mang mất định hướng Tà
dương phản ánh tâm trạng vỡ mộng và bế tắc đến cùng cực của một bộ phận nào đó
người Nhật thời hậu chiến, nhưng sống hay không sống trong Tà dương còn là sự nhận
thức về một nỗi đau trong đời sống tinh thần của thời hiện đại đó là cái tầm thường đang dần bức tử cái cao nhã Đây có thể coi là bài viết có cái nhìn sâu sắc đối với tác
phẩm Tà dương và nhà văn Dazai Osamu
Đặng Khánh Ly trong bài viết Hơn cả cái chết đã thể hiện sự ngưỡng mộ tác
giả tiểu thuyết trong việc nắm bắt tâm lí nhân vật, đặc biệt là tâm lí phụ nữ, Đặng Khánh Ly đã nêu ra những chi tiết tiêu biểu trong tác phẩm để chứng minh cho nhận định của mình, như lời lẽ trong thư gửi Uehara, sự chuyển biến tâm lí của nhân vật
Trang 8Kazuko, nét tinh tế của người mẹ qua cử chỉ hành động, sự mẫn cảm của cậu em trai Naoji với ý thức về sự lạc loài của bản thân trước thế gian Ngoài ra, tác giả còn phát hiện ra nét bút tài hoa của Dazai Osamu trong việc xây dựng các hình ảnh trong truyện, hình ảnh con rắn và Kazuko, hình ảnh hoa quỳnh và Naoji, hình ảnh người mẹ
và một quá khứ đẹp đẽ vĩnh viễn mất đi Dưới dạng một bài viết cảm nhận chủ quan nhưng Đặng Khánh Ly đã mang lại những cảm xúc mới mẻ, tạo ra một cái nhìn khá đầy đủ về tác phẩm
Bài viết Cảm nhận về Tà dương của nhà phê bình hiện đại Nhật Bản Kakuta Mitsuyo là bài viết khá đặc biệt, nói về quá trình mà nhà phê bình này hiểu Tà dương
Mười tuổi, mặc dù yêu thích nhưng Kakuta chỉ có thể kết luận mình không hiểu lắm
khi đọc tác phẩm lần đầu tiên, ngoài 20 tuổi là cảm giác phiền phức, ngại ngùng và
phải cho mãi đến 30 tuổi tác giả mới thẩm thấu được tiểu thuyết Tà dương, mới hiểu
được những điều mà nhà văn Dazai Osamu gửi gắm Ngoài ra, Kakuta Mitsuyo còn thể hiện sự ngưỡng mộ của mình khi nhận ra sự tươi mới hiện đại của ngôn từ được
tiểu thuyết gia sử dụng trong tác phẩm “ngôn ngữ thật mới mẻ tân kì đến mức dường
như đã vượt qua khoảng cách giữa thời đại được viết và thời đại được đọc”[6; tr.187]
bài viết này cũng như là một minh chứng cho nhận định của Hoàng Long khi dịch giả
này cho rằng “tác phẩm của Dazai được nhiều người nữ yêu thích đến tận hôm nay vì
ông rất hiểu tâm lí phụ nữ và đưa vào trong tác phẩm của mình một cách chân thành”[6; tr.10]
Các nhận định cũng như bài viết của những người nghiên cứu đi trước dù ít ỏi nhưng là những công trình quý báu cho việc giới thiệu nhà văn Dazai Osamu đến với độc giả Việt Nam góp phần khẳng định vị trí, làm sáng tỏ tài năng, sự sáng tạo và những đóng góp của Dazai với nền văn học Nhật Bản, và cũng là nền tảng cho người viết trong việc tìm hiểu, thực hiện đề tài của mình
3 Mục đích nghiên cứu
Qua quá trình tiếp cận với tác phẩm người viết mong muốn đạt được những mục đích sau: Trước hết, làm sáng tỏ cả hai phương diện: nội dung và nghệ thuật của
tiểu thuyết Tà dương, để góp phần lý giải nguyên nhân khiến nó trở thành tác phẩm
quan trọng gây tiếng vang và mang Dazai Osamu đến gần hơn với người đọc Bên
Trang 99
cạnh đó, thực hiện đề tài này là cơ hội để tích lũy thêm những kiến thức mới về văn học, đất nước và con người Nhật nói chung, cũng như về nhà văn Dazai Osamu một tiểu thuyết gia, tiếng nói văn học Nhật Bản tiêu biểu của thời kỳ vừa chấm dứt Thế
chiến thứ hai - một con người sống và viết cùng một nghĩa như nhau, thành thực mà bi
đát
4 Phạm vi nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, người viết đã khảo sát văn bản trên cuốn Tà dương
Dazai Osamu do Hoàng Long dịch của NXB Hội Nhà văn phối hợp Phương Nam Book giới thiệu năm 2012, từ đó rút ra những đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của tiểu thuyết Ngoài ra người viết cũng tham khảo các tác phẩm cùng tác giả và một số tài liệu có liên quan để phân tích, liên hệ so sánh nhằm giúp đề tài được sáng tỏ và hoàn thiện hơn
5 Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng đúng và có hiệu quả các phương pháp luận nghiên cứu khoa học sẽ tạo cho người viết những bước đi đúng hướng Những phương pháp được vận dụng trong quá trình nghiên cứu bao gồm:
Phương pháp lịch sử_xã hội: Nội dung và nghệ thuật ít nhiều chịu sự chi phối
của nền văn học và hoàn cảnh thời đại mà người cầm bút đang sống, vì vậy nghiên cứu tiến trình lịch sử và hoàn cảnh xã hội giúp người nghiên cứu có cái nhìn đúng đắn hơn
về đối tượng đang khảo sát
Phương pháp phân tích - tổng hợp: là một trong những phương pháp được vận
dụng xuyên suốt trong quá trình nghiên cứu đề tài Dựa vào một số nhận xét, đánh giá của các nhà phê bình, nghiên cứu và sự phân tích dựa trên văn bản tác phẩm mà người viết đưa ra những nhận xét, đánh giá của mình để bài viết mang tính khoa học và thuyết phục hơn
Phương pháp tiểu sử: Tìm hiểu mối quan hệ giữa cuộc đời đối với sự nghiệp
sáng tác của nhà văn, tìm ra sự ảnh hưởng để lý giải vấn đề trọng tâm
Trang 10Phương pháp so sánh - đối chiếu: là một phương pháp không thể thiếu Bằng
phương pháp so sánh đối chiếu các tác phẩm giúp ta có thể đi sâu hơn từng khía cạnh
và làm sáng tỏ vấn đề
Trang 1111
PHẦN NỘI DUNG
Trang 12CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ KHÁI QUÁT
1.1 Một số vấn đề chung về tiểu thuyết
So với các thể loại khác, tiểu thuyết xuất hiện muộn hơn, nó là một thể loại văn chương đang biến chuyển và còn chưa định hình, nghiên cứu về tiểu thuyết cũng như xác lập hệ thống quan niệm về thể loại văn học này trong lý luận văn học là một vấn
đề có tính thời sự cao, đòi hỏi bề dày tâm huyết của nhiều thế hệ các nhà nghiên cứu, phê bình, dịch thuật…
Định nghĩa về tiểu thuyết, công trình 150 thuật ngữ văn học của Lại Nguyên
Ân khẳng định, tiểu thuyết là “tác phẩm tự sự, trong đó sự trần thuật tập trung vào số
phận một cá nhân trong quá trình hình thành và phát triển của nó; sự trần thuật ở đây được khai triển trong không gian và thời gian nghệ thuật đến mức đủ để truyền đạt cơ cấu của nhân cách” [2; tr.325]
Trong công trình Lí luận văn học tác giả Phương Lựu (chủ biên), tiểu thuyết
được coi “là hình thức tự sự cỡ lớn đặc biệt phổ biến trong thời cận đại và hiện đại
Với những giới hạn rộng rãi trong hình thức trần thuật, tiểu thuyết có thể chứa đựng lịch sử của nhiều cuộc đời, những bức tranh phong tục đạo đức xã hội, miêu tả cụ thể các điều kiện sinh hoạt giai cấp, tái hiện nhiều tính cách đa dạng” [5; tr.387]
Ngoài ra còn có rất nhiều nhận định khác về thể loại tiểu thuyết, nhưng dù cho
sơ khai hay hiện đại thì chúng cũng giao nhau ở một số điểm nhất định, có thể hiểu tiểu thuyết là một thể loại của văn học dưới hình thức tự sự, có dung lượng lớn, có khả năng tái hiện hiện thực cuộc sống cũng như miêu tả số phận con người trong các mối quan hệ xã hội một cách sâu rộng
1.1.1 Đặc điểm nội dung
Trên cơ sở so sánh với một số thể loại văn học khác, Phương Lựu và các tác
giả trong công trình Lí luận văn học đã đưa ra sáu đặc điểm cơ bản về nội dung của tiểu thuyết như sau:
Đặc điểm đầu tiên làm tiểu thuyết khác với sử thi (anh hùng ca) và ngụ ngôn, tiểu thuyết nhìn cuộc sống từ góc độ đời tư, yếu tố đời tư được xem là chất tiểu thuyết,
là đặc trưng nổi bật của thể loại Tiểu thuyết miêu tả cuộc sống hiện tại không ngừng
biến đổi, phản ánh sâu rộng số phận con người trong các mối quan hệ xã hội Ý thức
Trang 1313
về số phận con người là nhân tố quyết định sự hình thành thể loại và là hạt nhân của nghệ thuật sáng tạo tiểu thuyết Tuỳ theo thời kì phát triển cái nhìn đời tư có thể kết hợp với vấn đề thế sự hoặc lịch sử dân tộc
Nét tiêu biểu thứ hai của tiểu thuyết là chất văn xuôi, miêu tả cuộc sống như
một thực tại cùng thời đang sinh thành, tức là một sự tái hiện không thi vị hoá, lãng mạn hoá, lí tưởng hoá Tiểu thuyết có sự pha trộn, chuyển hoá lẫn nhau của nhiều màu sắc thẩm mĩ, tiểu thuyết hấp thụ vào bản thân nó mọi yếu tố ngổn ngang, bề bộn của cuộc đời, bao gồm cả cái cao cả lẫn cái tầm thường, nghiêm túc và buồn cười, bi và
hài, cái lớn và cái nhỏ Chính chất văn xuôi đã mở ra một vùng tiếp xúc tối đa với
thời hiện tại đang sinh thành làm cho tiểu thuyết không bị giới hạn trong nội dung phản ánh, phơi bày sự phức tạp muôn màu của cuộc sống, mọi vấn đề hiện lên với đầy
đủ những góc cạnh từ sự hài hoà đẹp đẽ đến cái gai góc xù xì Tiểu thuyết tái hiện hiện thức cuộc sống một cách chân thực và đa diện nhất
Thứ ba, nhân vật tiểu thuyết là con người nếm trải, nhân vật xuất hiện như là
con người nếm trải tư duy, chịu khổ đau, dằn vặt ở đời Tiểu thuyết miêu tả con người trong hoàn cảnh, không tách nó khỏi hoàn cảnh, không cô lập nó cũng như không cường điệu sức mạnh của nó Nếu nhân vật kịch là con người hành động, nhân vật trữ tình của thơ ca thiên về cảm xúc, nhân vật truyện ngắn xuất hiện như một lát cắt của một cuộc đời thì nhân vật tiểu thuyết hiện lên đầy đủ và toàn diện trong một quãng đời dài với sự miêu tả tỉ mỉ, trong quãng đời ấy, số phận con người được khai thác đầy đủ chi tiết trong các mối quan hệ phức tạp của xã hội Miêu tả thế giới bên trong, phân tích tâm lí nhân vật là một phương diện không thể bỏ qua của bất kì loại hình văn học nào nhưng đây là lợi thế tối ưu đặc trưng của tiểu thuyết, tiểu thuyết có thể phân tích tâm lí bên trong của nhân vật một cách cặn kẽ và sâu sắc nhất
Thứ tư, tiểu thuyết chứa đựng các yếu tố nằm ngoài cốt truyện, được gọi là yếu
tố thừa Đó là các suy tư của nhân vật về thế giới, về đời người, sự phân tích cặn kẽ
các diễn biến tình cảm, sự trình bày tường tận tiểu sử của nhân vật, mọi chi tiết về quan hệ giữa người và người, về đồ vật, môi trường về toàn bộ tồn tại của con người, đây là cái chính yếu trong thành phần của thể loại tiểu thuyết Yếu tố thừa phơi bày ra toàn bộ sự đầy đặn của tồn tại như một trạng thái và quá trình, tạo nên giọng điệu cho tiểu thuyết đồng thời thể hiện tư tưởng của tác giả và nó được xem như phần trữ tình
Trang 14ngoại đề trong tác phẩm Yếu tố thừa tạo nên chất tiểu thuyết và là thành phần không thể thiếu của thể loại văn học này
Thứ năm, tiểu thuyết hướng về miêu tả hiện thực như cái hiện tại đương thời
của người trần thuật, xóa bỏ khoảng cách giữa người trần thuật và nội dung trần
thuật, tiểu thuyết cho phép người trần thuật tiếp xúc, nhìn nhận các nhân vật một cách
gần gũi, có thể hiểu họ bằng kinh nghiệm của mình Chính khoảng cách gần gũi này làm cho tiểu thuyết trở thành một thể loại dân chủ, nó cho phép người người trần thuật
có sự gần gũi với nhân vật của mình từ đó nhìn hiện tượng từ nhiều chiều Tiểu thuyết hấp thu mọi loại lời nói khác nhau của đời sống san bằng ngăn cách lời trong văn học
và ngoài văn học, tạo nên sự đối thoại giữa các giọng khác nhau
Cuối cùng, với các đặc điểm nêu, tiểu thuyết là thể loại văn học có khả năng
tổng hợp nhiều nhất các khả năng nghệ thuật của các loại văn học khác, khả năng tổng
hợp làm cho bản thân thể loại tiểu thuyết vận động không ngừng, tiểu thuyết là “thể
loại duy nhất đang hình thành và chưa xong xuôi” (Bakhtin) Yếu tố dung lượng là thế
mạnh của tiểu thuyết trong việc chứa đựng về nội dung cũng như khả năng tổng hợp nghệ thuật Tiểu thuyết có khả năng tổng hợp tính hiện thực của kí, chất trữ tình của thơ, tính lịch sử, chính trị của sử thi,… để tạo nên một chỉnh thể toàn diện ngoài ra tiểu thuyết không chỉ tổng hợp thi pháp của các loại hình văn học khác mà còn tiếp thu những thủ pháp của các loại hình ngoại biên khác như hội hoạ, âm nhạc hay điêu khắc… khả năng này giúp người viết thể hiện kiến thức của mình và người đọc tiếp nhận nhiều miền kiến thức khác nhau
Tóm lại, tiểu thuyết là thể loại tự sự dân chủ, năng động và giàu khả năng phản ánh đời sống nhiều mặt bậc nhất trong các thể loại văn học
1.1.2 Đặc điểm nghệ thuật
Tiểu thuyết là một thể loại không ngừng vận động nên các yếu tố đặc trưng cơ bản như nhân vật, cốt truyện, hoàn cảnh, chi tiết, kết cấu,… đều phát triển phong phú
và không ngừng biến đổi Tiểu thuyết là thể loại văn học chủ yếu của phương thức tự
sự, phương thức phản ánh hiện thực tường tận, tỉ mỉ như chính cuộc sống thực dạng tự xuất hiện và diễn biến trước mặt người đọc
Trang 1515
Theo quan niệm cổ điển truyền thống, nhân vật tiểu thuyết là nhân vật của hư
cấu và tưởng tượng, là nhân vật có tính chất điển hình được xây dựng theo quan niệm nghệ thuật của nhà văn, nhân vật tiểu thuyết được miêu tả nhiều mặt, chi tiết như con người sống từ tính cách đến số phận, từ hành động đến tâm lí, ngôn ngữ các thuộc tính của nhân vật được miêu tả trong quá trình, trong tổng hòa các bình diện Do không hạn chế về không gian và thời gian, tiểu thuyết cho phép người viết thể hiện trong tác phẩm của mình một dung lượng cuộc sống hết sức rộng lớn, đặc điểm này giúp nhà văn có thể khắc hoạ nhân vật, những kiểu mẫu, những điển hình sâu sắc cả về nội tâm cũng như ngoại hình, về cuộc sống lí tưởng cũng như cuộc sống hiện thực của nhân vật Tiểu thuyết không chỉ viết về một người mà còn viết về cả gia tộc, cả thế hệ, thậm chí nhiều thế hệ, số lượng nhân vật là không giới hạn Cách tiếp cận nhân vật cũng hết sức đa dạng, qua hành động, tâm lí hay cũng có thể miêu tả thuần túy qua hồi
ức hay dòng ý thức của nhân vật
Cốt truyện của tiểu thuyết tương đối phức tạp, có thể đơn tuyến hay đa tuyến,
đan bện nhiều quãng thời gian, có thể giàu kịch tính nhưng cũng có thể pha loãng để thể hiện tính chất triết lí hoặc chất trữ tình Cách trần thuật của tiểu thuyết cũng đa dạng, sử dụng nhiều loại điểm nhìn để khắc họa nhân vật từ nhiều góc độ Theo Phan
Cự Đệ, cốt truyện có ba nhiệm vụ cơ bản: “Thứ nhất, cốt truyện bộc lộ tính cách nhân
vật Thứ hai, cốt truyện phản ánh những mâu thuẫn và xung đột điển hình của hoàn cảnh xã hội Thứ ba, cốt truyện bộc lộ tư tưởng chủ đề và nội dung nghệ thuật”[14]
Cốt truyện luôn là sản phẩm sáng tạo của người nghệ sĩ, thông qua cốt truyện, nhà văn vừa khái quát những xung đột xã hội, vừa thể hiện tâm hồn, tình cảm và sự đánh giá chủ quan của họ đối với cuộc sống
Hoàn cảnh trong tiểu thuyết được khắc họa, phân tích rất chi tiết Đó có thể là
hoàn cảnh xã hội, hoàn cảnh tự nhiên, môi trường phong tục, văn hóa thậm chí là hoàn cảnh tưởng tượng Hoàn cảnh trong tiểu thuyết cung cấp không gian cho nhân vật hoạt đông, thúc đẩy nhân vật hoạt động làm phương diện bộc lộ tính cách, phân tích tâm lí, tạo không khí chung của tác phẩm
Về kết cấu, tiểu thuyết tổ chức mối liên hệ giữa các yếu tố thuộc nội dung tác
phẩm (tính cách và hoàn cảnh, hành động và biến cố trong cốt truyện) và các yếu tố khác thuộc hình thức (bố cục, hệ thống ngôn ngữ, nhịp điệu v.v ) Kết cấu phải xử lý
Trang 16mối liên hệ giữa tuyến sự kiện và tuyến nhân vật, đảm bảo sự thống nhất, nhà văn phải quan tâm đến tất cả các bộ phận và mối liên hệ giữa chúng trong một chỉnh thể nghệ thuật Nguyên tắc của kết cấu là làm sao cho tư tưởng chủ đề thấm sâu vào từng bộ phận của tác phẩm Kết cấu của tác phẩm bao giờ cũng tăng cường sức mạnh nghệ thuật của tác phẩm văn học, tạo nên sức hấp dẫn cho người đọc
Bên cạnh đó, ngôn từ trong tiểu thuyết cũng là một hiện tượng rất phong phú,
là đối tượng miêu tả của nhà văn, nhà văn miêu tả ngôn từ nhân vật như những sản phẩm cá thể hóa cao độ, phù hợp với đặc điểm cá nhân của từng nhân vật, ứng với nhu cầu miêu tả cá tính của nhân vật
Các đặc điểm trên làm cho tiểu thuyết đạt được trình độ phát triển cao so với các thể loại văn học tự sự khác Nhìn lại lịch sử hình thành có thể thấy ở một số nền văn học, có những giai đoạn, tiểu thuyết không được coi trọng, bị coi là thứ văn xuôi thứ cấp, phụ phẩm thì theo sàng lọc thời gian cùng với những ưu điểm vượt trội tiểu thuyết đã dần khẳng định vị trí của mình so với các loại hình văn học khác và trở thành hình thái chủ yếu của nghệ thuật ngôn từ, chẳng những đáp ứng nhu cầu đọc của công chúng mà còn là nguồn tài liệu quan trọng cung ứng cho việc chuyển thể sang sân khấu, điện ảnh, truyền hình
1.2 Vài nét về lịch sử xã hội và văn học Nhật Bản sau Thế chiến thứ hai
1.2.1 Bối cảnh lịch sử xã hội
Năm 1945, việc Mỹ thả bom nguyên tử xuống hai thành phố Hiroshima và Nagasaki cùng với sự tham chiến của Liên Xô đã làm cho chính phủ lẫn quân đội Nhật chấn động tận gốc rễ Ngày 15/08 Thiên hoàng tuyên bố chấp nhận sự thất trận Sau khi Nhật Bản kí vào Tuyên ngôn Postdam và đầu hàng vô điều kiện, quân Đồng Mình
đổ bộ lên đất nước mặt trời mọc, tiếng là quân Đồng Minh nhưng trên thực tế phải nói
là chỉ có người Mĩ cai trị trị Nhật Bản
Theo Nguyễn Nam Trân trong Giáo trình Lịch sử Nhật Bản, cuối mùa hè năm
1945, Nhật Bản chỉ còn trơ trụi và điêu tàn, gần 200 vạn đồng bào mà một phần ba là dân sự đã chết trong cuộc chiến tranh, những đống gạch vụn bao trùm 40% diện tích các thành phố và dân số thành thị đã hao đi một nửa Kỹ nghệ trở lại điểm xuất phát đầu tiên Nông nghiệp thiếu tất cả từ dụng cụ, thiết bị, phân bón đến nhân lực Nhật
Trang 1717
Bản vì chạy theo giấc mộng của các nhà lãnh đạo đã dồn hết tâm lực cho cuộc chiến nên đã trắng tay Người người bơ thờ, ngơ ngác, lần đầu tiên trong lịch sử của mình họ
bị quân đội nước ngoài chiếm đóng Sau chiến tranh, đất nước bị mất hết vị thế Tháng
01/1946, Thiên hoàng Showa đã đưa ra Nhân gian tuyên ngôn xác nhận rằng mình chỉ
là con người bình thường chứ không phải là một vị thần sống bất khả xâm phạm như cách người ta vẫn tôn vinh, nó đưa đến hệ quả là chính phủ không còn quản đốc, chi viện cho Thần đạo cũng như các Thần xã vốn có vai trò tượng trưng cho chế độ quân Phiệt, liên hệ giữa quốc gia và Thần đạo sẽ được phân biệt một cách minh bạch, vị trí tối cao của Thiên hoàng không còn khi chế độ quân chủ nghị viện được thiết lập Trong tình trạng kinh tế bị tàn phá, thất nghiệp trầm trọng, thiếu thốn thực phẩm, hàng hoá, lạm phát nặng nề Nhật Bản còn phải giải quyết vấn đề binh lính từ các chiến trường được giải ngũ trở về, những người thường dân di trú ở Mãn Châu quốc và các vùng khác nay cũng trên đường hồi hương, tổng cộng có đến 600 vạn người ùa về nước trong cùng một lúc, khó khăn chồng chất khó khăn
Trong thời gian chiếm đóng, Mĩ đã thi hành những chính sách để thực hiện hai
mục đích của mình là phi quân sự hoá và dân chủ hoá Nhật Bản, triệt tiêu sức mạnh
quân sự, đồng thời thay đổi từ căn bản cấu trúc xã hội của nước này để tạo ra một quốc gia dân chủ, quốc gia này trong tương lai sẽ không còn có những hành động đi ngược lại đường lối của Mĩ
Khi Nội các mới lên nắm quyền, chủ trương dân chủ được từng bước thực hiện Trước tiên, đó là việc dân chủ hoá guồng máy kinh tế, hàng loạt tập đoàn tài chính lớn phải giải thể, cổ phần của các nhà tài phiệt bị phân tán hòng phá vỡ sự tập trung và độc chiếm Đối với giáo dục, những nội dung không thích hợp vì tỏ ra sùng bái Thiên hoàng và ca tụng chính thể quân Phiệt, chứa đựng tư tưởng tận trung báo quốc, mang màu sắc thần quyền tôn vương theo cách thức chế độ cũ đều bị đình chỉ Tháng 12/1945, đạo luật về tổ chức công đoàn đã được ban bố tạo cho người lao động quyền lập hội, quyền thương lượng với chủ và quyền đình công Trong những cải cách lớn này thì có một cải cách liên hệ đến việc giải phóng phụ nữ, bộ luật về tuyển cử cho phép mọi công dân bất luận nam nữ, trên 20 tuổi đều có quyền đi bầu cử và cuộc bầu
cử đầu tiên sau chiến tranh (1946) đã có 39 phụ nữ trở thành thượng nghị sĩ mới,
Trang 18chuyện trọng nam khinh nữ đã dần có sự thay đổi, đánh dấu một bước chuyển lớn của thời đại
Tháng 05/1947, Hiến pháp Nhật Bản chính thức có hiệu lực, đây là tư liệu quý báu để hiểu về những đổi mới trong xã hội Nhật thời hậu chiến, trong đó ba điểm
chính đáng nhớ là chủ quyền tại dân, tôn trọng các quyền làm người cơ bản, chủ
trương gìn giữ hoà bình, đặc biệt Điều 9 của Hiến pháp mà người Nhật hầu như không
ai không biết: Nhật Bản vĩnh viễn từ bỏ chiến tranh, đây là một Hiến pháp hoà bình
đánh dấu sự chuyển biến lớn của thời đại Địa vị Thiên hoàng trước chiến tranh được xem như là quyền uy tuyệt đối thì với Hiến pháp, chức vị này vẫn còn được minh định, tuy nhiên, sự khác biệt lớn nhất so với trước là Thiên hoàng chỉ còn có tính cách tượng trưng cho sự thống nhất toàn thể quốc dân Hiến pháp cũng nhìn nhận Quốc hội do dân chúng trực tiếp bầu ra là cơ quan tối cao nắm giữ quyền lực quốc gia Xã hội Nhật Bản về cơ bản đã được dân chủ hoá
Tháng 09/1951, Hiệp ước hoà bình San Fancisco được kí kết, phục hồi chủ quyền như quốc gia độc lập của Nhật sau 6 năm bị Mĩ chiếm đóng
Đối với người dân Nhật Bản, hậu chiến có nghĩa là những khu nhà cửa cháy sém đổ nát, vật giá leo thang, lạm phát thiếu thốn thế nhưng cũng trong những năm đen tối ấy, xã hội Nhật đã bắt đầu nhìn thấy le lói những tia hi vọng của sự hồi sinh Năm 1947, tuyển thủ bơi lội Furuhashi Konoshin lập được kỉ lục thế giới 400 m tự do Năm 1949, giáo sư Yukawa Hideki đoạt giải Nobel vật lí Kurosawa Akira đã đạt giải
thưởng của Đại hội điện ảnh Venise với tác phẩm Cổng Rashomon (1951) khẳng định
đẳng cấp quốc tế của phim Nhật Năm 1968, nhà văn Kawabata Yasunari cũng được trao tặng Giải Nobel Văn học
Cho đến năm 1960, có nhiều biến chuyển rõ rệt về mọi mặt, điểm thứ nhất là
sự trung hoà về chính trị, tuy có sự khác nhau giữa cánh tả và cánh hữu nhưng không
có sự chống đối rõ rệt giữa hai phái nữa khi nền kinh tế đã ổn định Thứ hai, đó là những biến chuyển rõ nét về giá trị trong xã hội, người Nhật có ý thức về quyền lợi
và tự do cá nhân, tuy nhiên cái tôi của họ không phải là cái tôi Tây Phương mà là cái
tôi tập đoàn Người Nhật vẫn sống trong một xã hội mà gia đình là đơn vị cơ bản
Những năm 1940, người Nhật còn lo cái ăn, những năm 1950 mối lo của họ là nhà ở
Trang 1919
nhưng bước qua thập niên 1960, với sự đô thị hóa và những giấc mơ vật chất của xã
hội tiêu dùng, an ninh và tiện nghi cá nhân mới chính là những cái thiết thân của con
người thời buổi ấy Con người tìm cách tìm về nguồn gốc văn hóa của mình, tìm đặc sắc của văn hóa nội địa như một phản ứng chống lại Âu Mỹ Người Nhật lúc đó có nhu cầu ngược dòng lịch sử tái khám phá ca ngợi vẻ đẹp muôn thủa của đất nước Các phương tiện truyền thông như báo chí, phim ảnh, truyền thanh và truyền hình phát triển nhanh chóng ảnh hưởng to lớn đến con người và xã hội Trước những biến cố của lịch sử, văn học cũng như các loại hình khác thay đổi mình để phản ánh xã hội
1.2.2 Tình hình văn học
Đối với văn học, nếu đầu thế kỷ XX những sáng tác theo khuynh hướng tự nhiên chiếm ưu thế, thời Thế chiến với sự đụng độ của hai dòng văn học chính là văn
học vô sản vị nhân sinh và trường phái tân cảm giác vị nghệ thuật thì sau chiến tranh,
sự thất bại của nước Nhật đã ảnh hưởng sâu sắc đến đại bộ phận văn học Vết thương chiến tranh vẫn còn hằn sâu trong lòng người nhưng văn học Nhật Bản đã hồi phục ngay như đón nhận được một luồng sinh khí mới Những người tìm trở lại văn đàn sớm nhất là những tác gia lão thành, thứ đến là các nhà văn hệ phái văn học vô sản, họ bắt đầu tìm được không khí thích hợp để tiếp tục hoạt động Những nhà bình luận lại tiếp tục công việc lý luận văn học, rồi trường phái thơ văn hậu chiến bắt đầu sáng tác Tất cả những tư trào văn học ấy, được sự hỗ trợ của báo chí đã phát triển ngày càng rộng lớn, các tạp chí nối tiếp nhau ra đời hoặc được tục bản, giúp cho các nhà văn thế
hệ hậu chiến có chỗ đăng tải bài vở Nguồn sinh lực bị đè nén trong thời chiến tranh nay được bùng lên
Đó là sự hồi sinh của các nhà văn thành danh: Shiga Naoya với Trăng Xám
Nagai Kafuu viết Người vũ công, Huân Chương Tanizaki Junichirô hoàn thành Mong
manh hoa tuyết, cho ra đời Người mẹ của tướng Shigemoto Kawabata Yasunari viết Tiếng núi rền, Ngàn cánh hạc, Người đẹp say ngủ tiếp tục cuộc hành trình trên đường
đi tìm nét đẹp Nhật Bản
Sự ảnh hưởng của Buraiha (vô lại phái) và tiểu thuyết thông tục mới Buraiha
là tập hợp những nhà văn sáng tác theo khuynh hướng chống lại quan niệm văn học có màu sắc luân lý, được hình thành sau thời chiến Họ viết văn với tình cảm tự dằn vặt,
thái độ sa đọa Buraiha hay Shingesaku-ha (Tân hí tác phái) (Burai có hai nghĩa: kẻ
Trang 20không coi phép tắc hay kẻ cầu bơ cầu bất, không nơi nương tựa Ở đây, có thể hiểu như Buraiha là “kẻ bất cần đời”) Ishikawa Jun đã dùng từ tiếng Pháp libertins
(những kẻ phóng đãng) để nói về nhóm người viết văn cùng chung khuynh hướng này
Trường phái Buraiha có những nhà văn tiếu biểu, Ishikawa Jun (1899-1987) nhà văn
năng nổ, dịch thuật và sáng tác dồi dào, chịu ảnh hưởng văn học Pháp nhất là trường
phái tượng trưng, các tác phẩm tiêu biểu của ông là Phổ hiền, Truyền thuyết hoàng kim
nói về sự đối lập giữa cái thánh thiện và cái trần tục trong cuộc đời, những cảnh tượng
tan hoang của thời hậu chiến Tác giả Oda Sakunosuke (1913-1947) có truyện Người
đàn bà ngày thứ bảy và tập bình luận Loại văn chương có hiệu năng với chủ trương
chống đối đường lối viết văn hiện có Sakaguchi Ango viết Bạch tri, Đi tìm tình yêu,
tập bình luận Bàn về sa đọa nói lên tinh thần phản kháng đối với những lề lối thường
tình đang chi phối xã hội Dazai Osamu có Tà dương, Thất lạc cõi người bày tỏ thái
độ chống đối lối sinh hoạt của xã hội hậu chiến, ông bị coi như là một tâm hồn yếu đuối đứng trước sức ép của xã hội và thời thế Hầu hết các nhà văn thuộc trường phái này đều chết trẻ, hoặc vì mệt mỏi, hoặc vì dùng thuốc kích thích hay tự sát Điểm chung giữa họ là đứng dậy từ đống tro tàn của thời hậu chiến, có thể nói trên đống gạch vụn, đổ nát và sự hoang phế của lòng người, văn học hậu chiến Nhật Bản đã đứng dậy với nhóm Buraiha Sự góp mặt của tiểu thuyết đại chúng là một đặc điểm của văn học sau chiến tranh, tiểu thuyết mang tên đại chúng ghi chép lại chuyển biến
trong thế thái nhân tình từ khi xã hội bước vào thời hậu chiến Nhóm Buraiha có
khuynh hướng sáng tác chống lại quan niệm văn dĩ tải đạo đầy dụng ý luân lý, và có đời sống sa đoạ đi đến tự hủy Xã hội Nhật Bản ngay sau chiến bại với những băng hoại về luân lý và giá trị quan truyền thống khi đối đầu với bản năng tranh sống trong hoàn cảnh khắc nghiệt của đổ nát và túng thiếu, đã cung cấp cho nhóm tác gia Buraiha những điển hình văn học đặc biệt hậu chiến
Ngoài những nhà văn tiểu thuyết đại chúng, những nhà văn khuynh hướng vô
sản là những nhà văn xông xáo nhất thời hậu chiến Năm 1945, họ cùng nhau thành
lập tổ chức Hội Văn học Nhật Bản mới với ba nhân vật giữ vai trò chủ yếu là
Miyamoto Yuriko, Nakano Shigeharu và Kurahara Korehito, mục tiêu của họ là phát
triển văn học dân chủ chủ nghĩa; tác phẩm của học phải kể đến Năm be rượu nhỏ,
Mình ơi! Hãy ngủ, tập lý luận văn học Chủ nghĩa hiện thực vô sản
Trang 2121
Vào năm 1946, một số nhà văn cùng chí hướng đã qui tụ chung quanh tờ Cận
đại Văn học đó là Yamamuro Shizuka, Hirano Ken, Honda Shuugo, Haniya Yutaka,
Ara Masahito, Sasaki Kiichi, Odagiri Hideo, họ tập trung vào bình luận hơn sáng tác, chủ trương rằng chính là con người chứ không phải chính trị mới là cái đích nhắm của nhà văn Những cây viết tụ họp chung quanh tờ Kindai Bungaku và trào lưu bắt nguồn
từ khuynh hướng văn học này đã được mệnh danh là trường phái hậu chiến Phái hậu
chiến đợt I có các nhà văn tiêu biểu như Hara Tamiki, Ibuse Masuji với dòng văn học chống bom nguyên tử miêu tả thảm trạng gây ra bởi bom nguyên tử trên thành phố và
trên thân xác những nạn nhân, cũng như bày tỏ sự phẫn nộ đối với quân phiệt Nhật,
chính phủ Mỹ… và niềm khao khát hòa bình của họ Phái hậu chiến đợt II với các nhà văn Ooka Shohei, Takeda Taijun đỉnh cao là Đời tù binh, Phong môi hoa viết về
nỗi ám ảnh chiến tranh - một tổng thể của lo sợ, kinh hãi, phẫn nộ và bấn loạn, xảy ra từng phút từng giây chứ không phải bình lặng như trong tranh ảnh và con người như
con vật hy sinh của chủ nghĩa tư bản bành trướng Nhật Bản Lớp nhà văn mới thứ ba
xuất hiện trên văn đàn khoảng 1952- 1955, họ mượn hình thức tiểu thuyết tự thuật theo kiểu cũ nhưng để nói về cái trống rỗng của cuộc sống hiện tại với các nhà văn: Yasuoka Shotaro, Yoshiyuki Junnosuke, Endo Shuusaku, Kojima Nobuo
Nhìn chung, văn học sau chiến tranh ở Nhật Bản có hai khuynh hướng chính, một mặt gìn giữ một truyền thống đã có từ nhiều thế kỷ, một mặt đoạn tuyệt để xóa sạch tàn tích của thời quân Phiệt, xây dựng một nền văn học thích nghi cho xã hội mới, các tác phẩm thoát thai và trưởng thành trong thời kỳ hậu chiến khốc liệt mang nhiều khủng hoảng và đổ vỡ, nhưng ẩn sâu đó vẫn thấy có một điểm tựa để con người không sa vào bế tắc tuyệt đối, mà luôn có ý chí vùng vẫy để thoát ra - bằng hành động của chính mình Điểm tựa ấy chính là bản thân con người, bản thân cuộc sống
1.3 Nhà văn Dazai Osamu và tiểu thuyết Tà dương
1.3.1 Dazai Osamu cuộc đời và sự nghiệp sáng tác
Nhà văn Dazai Osamu (1909 - 1948) tên thật là Tsushima Shuji, là con thứ tám trong một gia đình mười một người con ở Kanagi, Aomori, phía bắc đảo Honshu Vì cha làm chính trị, thường xuyên xa nhà và mẹ bị bệnh kinh niên sau khi sinh đến mười một người con nên ông được một người cô nuôi nấng
Trang 22Theo tác giả Phạm Vũ Thịnh trong bài giới thiệu về Dazai Osaum – Tiểu
thuyết gia hiện đại Nhật Bản, thủa nhỏ, nhà văn từng học học ở trường trung học
Aomori và tốt nghiệp trường phổ thông Hirosaki Ông là một học sinh xuất sắc với khả năng viết tốt được phát hiện rất sớm lúc bấy giờ, ông tham gia chỉnh sửa và phát hành những tập san sách báo dành cho học sinh, sinh viên Cuộc đời của ông chỉ thay đổi
khi thần tượng văn học của ông lúc đó là nhà văn Akutagawa Ryunosuke tự tử năm
1927, ông bắt đầu lơ là việc học, phung phí chi tiêu của mình vào áo quần, rượu chè và
gái mại dâm, ông còn tiếp cận với phe cánh tả đang bị chính quyền đàn áp lúc đó Năm
1929, đêm trước kỳ thi tốt nghiệp mà ông không hi vọng qua được, ông tự tử bằng
cách uống thuốc ngủ quá liều nhưng được cứu sống và tốt nghiệp năm sau đó Dazai Osamu ghi danh vào đại học Tokyo, chuyên ngành Văn chương Pháp, sau đó ông chạy trốn cùng kỹ nữ Oyama Hatsuyo, tại thời điểm này, ông đã chính thức bị đuổi khỏi nhà Không mấy ngày sau khi bị từ, ông tự tự với một cô gái khác là Tanabe Shimeko, Shimeko chết, nhưng Dazai được cứu bởi một chiếc thuyền đánh cá, việc này đã để lại trong nhà văn một ám ảnh mạnh mẽ của tội lỗi Sau sự kiện náo động này, gia đình đã can thiệp để làm dịu đi tình hình, gia đình ông đồng ý để ông kết hôn với Hatsuyo
Năm 1936, Dazai li hôn với Hatsuyo và đã nhanh chóng tái hôn với một giáo viên tiểu
học tên là Michiko Ishihara
Tháng 12/1941, Nhật Bản tham gia Chiến tranh Thái Bình Dương, nhưng nhà
văn được miễn đi lính do được chẩn đoán là mắc bệnh lao, căn bệnh tưởng chừng sẽ ngăn ông tiếp tục văn nghiệp của mình, nhưng ông đã xoay xở để có thể xuất bản thêm vài câu chuyện khác và trở thành một trong những nhà văn hiếm hoi còn chút hứng thú trong sự nghiệp văn chương lúc bấy giờ Nhà của ông bị dội bom hai lần nhưng gia đình ông may mắn thoát chết với con trai một Masaki và con gái thứ ba Satoko, sau này trở thành nhà văn nổi tiếng với bút danh Yuko Tsushima
Sau này, Dazai Osamu qua lại với Shizuko Ota và có một cô con gái tên là Haruko, vốn ưa uống rượu, ông trở nên nghiện và sức khỏe giảm sút dần
Sau chiến tranh, nhà văn đã đạt tới đỉnh cao trong sự nghiệp viết văn của mình,
tinh thần phản xã hội của ông còn mạnh hơn trước Ông viết vở kịch Pháo bông mùa
đông, Người vợ của Villon, Anh đào đứng trên lập trường phê phán quan niệm đạo
đức đã an bài Tháng 07/1947, ông xuất bản tác phẩm Tà dương, tác phẩm đưa ông lên
Trang 2323
hàng tác gia danh tiếng nhất đương thời Sau này, Dazai gặp Tomie Yamazaki là một
chuyên viên làm đẹp ông bỏ vợ con theo cô và viết tiểu thuyết tự thuật Thất lạc cõi
người nói về nỗi sợ sệt đứng trước con người và lòng tin đã đánh mất đối với họ Sau
đó, ông tự sát ở hồ chưa nước ngọt của sông Tamagawa, gần Tokyo
Ngoài hai tác phẩm nổi tiếng là Tà dương và Thất lạc cõi người, nhà văn Dazai Osamu còn có những tác phẩm tiêu biểu như Nữ sinh (1939), Một trăm cảnh
núi Phú Sĩ (1939), Melos ơi! chạy nhanh lên (1940), Yêu cầu khẩn thiết (1940), Chính nghĩa và nụ cười (1942), Hữu đại thần Sanetomo (1943), Chiếc hộp Pandora
(1945), Chuyện kể dân gian (1945),…
Dazai Osamu bị coi như là một tâm hồn yếu đuối đứng trước sức ép của xã hội
và thời thế, ông nhiều lần tự tử hụt trước khi toại nguyện, thế nhưng ông lại rất được hâm mộ từ sau 1945 vì ông nói lên được nỗi tuyệt vọng và hổ thẹn của người Nhật chiến bại Hổ thẹn có hai mặt trái ngược, một là vì không đáp lại được lòng mong mỏi của giới lãnh đạo chiến tranh, hai vì đã đi lầm đường Nhà văn để lại di cảo đang viết
nửa chừng có nhan đề là Goodbye Và trong Thất lạc cõi người, tác phẩm cuối cùng
được ra mắt, ông đã đặt vào miệng nhân vật chính câu nói như "Đời tôi là một chuỗi
hổ thẹn!"[9] Đó là kết luận về đời văn và đời người của chính Dazai
Ðời viết văn chuyên nghiệp của Dazai chỉ có 15 năm, từ năm 1933 đến 1948, nhưng tác phẩm của ông còn được yêu thích mãi về sau, nhất là trong giới độc giả trẻ,
họ không chỉ cảm thông với ông nỗi khắc khoải tìm kiếm ý nghĩa của nhân sinh và sự thật trong quan hệ giữa người đời, mà còn bởi cuộc đời pha lẫn bi kịch và sa đoạ, cùng với ý thức tự hủy và nổi loạn của ông
1.3.2 Tiểu thuyết Tà dương
Tà dương là cuốn tiểu thuyết được xuất bản năm 1947 – một năm trước khi
Dazai Osamu tự sát, chính từ cuốn tiểu thuyết này mà trong từ điển tiếng Nhật đã xuất
hiện thêm một từ, bây giờ vẫn lưu hành: Tà dương tộc dùng để chỉ sự sa sút của giai
cấp thượng lưu vì một biến chuyển gấp gáp của xã hội [6; tr.7]
Ở nước ta, việc giới thiệu văn học Nhật Bản diễn ra chậm hơn so với văn học một số nước khác Điều này không chỉ bị hạn chế bởi hàng rào ngôn ngữ (những dịch giả thông thạo tiếng Nhật còn ít) mà do nước ta phải trải qua những năm tháng chiến tranh, chia cắt lâu dài Thời kì đầu chúng ta tiếp nhận văn học Nhật Bản thông qua các
Trang 24bản dịch từ tiếng Hán, Trung Quốc, Nga, Pháp, Anh các bản dịch từ nhiều ngôn ngữ
khác nhau nên rất phong phú và đa dạng Điều đặc biệt của tiểu thuyết Tà dương vừa
ra mắt độc giả Việt Nam vào đầu tháng 07/2012 là tác phẩm này được dịch giả Hoàng
Long “một trong số ít dịch giả có khả năng và tư duy chuyên nghiệp về mảng văn
chương Nhật”[11] dịch trực tiếp từ nguyên tác Nhật ngữ Tà dương là tiểu thuyết thứ
hai sau Thất lạc cõi người của Dazai Osamu được Hoàng Long chuyển ngữ nằm trong
Tủ sách tinh hoa văn học của Nhà xuất bản Hội nhà văn
Tiểu thuyết gồm có 8 chương hình thành trên nhật kí, những bức thư gửi nhà văn Uehara của nhân vật Kazuko và di chúc của Naoji, cho ta cảm nhận về sự đối mặt
của con người trước hiện thực cuộc sống sau chiến tranh “Tà dương” thứ ánh sáng
heo hắt trong khoảnh khắc suy tàn của một ngày để rồi bóng tối ập xuống ngay sau đó,
là hình ảnh biểu đạt chính xác tình cảnh của gia đình tiểu thư Kazuko, nhân vật người
kể chuyện xưng “Tôi” trong tiểu thuyết, cũng là tình cảnh xuống dốc nhanh dần đều
của tầng lớp quý tộc Nhật Bản ngay sau khi nước Nhật thất trận…
Gia đình Kazuko gồm ba người: bà mẹ, Kazuko, và cậu em trai Naoji Ba nhân vật tiểu thuyết, ba số phận cuộc đời nhuốm màu của tà dương theo những cách khác nhau Sau chiến tranh, hai mẹ con Kazuko phải rời bỏ ngôi nhà ở khu phố Nishikata để dọn về một sơn trang hẻo lánh nơi miền quê Naoji đi lính trở về sa đọa, nghiện ngập, tan nát tâm hồn, không thể chịu đựng một sự giả dối nào, bế tắc cuối cùng tự sát Người mẹ sống nốt những ngày cuối cùng của cuộc chiến như một người quý tộc cuối cùng, hiền dịu, nhẹ nhàng, khắc khoải trong nhớ nhung về một thời vàng son đã qua, mang theo mình cái đẹp bi thiết của tà dương để cuối cùng chết mòn vì bệnh lao phổi Kazuko 29 tuổi, sau cuộc hôn nhân tan vỡ quay về sống với mẹ, không thể chịu đựng nổi cuộc sống tẻ nhạt, cô quyết đứng lên đấu tranh, vượt qua mọi ràng buộc của đạo đức - cô có con một mình, trút bỏ con người cũ để trở thành một con người hành động của thời kì mới và bước đầu hoàn thiện cuộc cách mạng đạo đức của mình Tự do, cô cưu mang sự sống, đối mặt với những tan nát phũ phàng dẫu biết là bất định, sống như mình muốn cho một ngày mới
Ngoài nội dung đặc sắc, tác phẩm còn thể hiện tài năng bậc thầy của nhà văn trong việc nắm bắt tâm lí nhân vật, tinh tế và nhạy cảm trong việc sắp xếp cốt truyện, cách viết chân thành và thản nhiên đến kì lạ của một con người với một cuộc đời 39
Trang 2525
năm ngắn ngủi mà tự sát đến năm lần, khinh bạc thế gian, chết không được nên khinh
thường cả cái chết, sống lay lắt qua qua ngày, Tà dương và nhà văn Dazai Osamu đã
tạo ra những ám ảnh trăn trở, níu bám không dễ dàng buông bỏ trong lòng người đọc ngay cả khi tác phẩm đã khép lại
Trang 26CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG TIỂU THUYẾT TÀ DƯƠNG 2.1 Vẻ đẹp truyền thống và vẻ đẹp của tầng lớp quý tộc Nhật Bản
Tiểu thuyết là sản phẩm tinh thần của nghệ sĩ, cá nhân người nghệ sĩ lại thuộc
về một cộng đồng, một dân tộc nhất định vì vậy mỗi tác phẩm ít nhiều đều mang dấu
ấn riêng về văn hóa, phong tục tập quán hay tâm lí, tính cách đặc trưng của dân tộc mình Tính dân tộc có thể được xem như là một thuộc tính xã hội, thuộc tính tất yếu của việc sáng tạo văn học Trong cái nhìn của một người từng chứng kiến, trải qua giai
đoạn khó khăn của đất nước Tà dương khai thác từ sâu trong lòng xã hội những gì cốt
lõi nhất, nhà văn Dazai Osamu đã thấm đẫm tư tưởng và tinh thần nghệ thuật của thời đại ông, một thời đại mà giá trị của mỗi dân tộc phải chịu sự kiểm nghiệm qua cuộc cọ sát với những giá trị toàn nhân loại
Vẻ đẹp văn hoá truyền thống Nhật Bản thể hiện rõ nét trong tiểu thuyết Tà Dương thông qua hình ảnh người mẹ, một phụ nữ quý tộc chân chính cuối cùng của lớp vàng son truyền thống, ở bà mang vẻ đẹp cao sang, tâm hồn nhạy cảm và tinh tế
mà không phải ai cũng có được Đầu tiên là từ việc ăn uống, cách ăn súp “…dùng các
ngón của bàn tay tì nhẹ lên mép bàn, thẳng người, ngẩng mặt lên, đưa muỗng múc súp
mà hầu như không nhìn vào đĩa Rồi bà nhẹ nhàng và thinh khoái đưa đầu muỗng súp vào giữa hai môi theo một góc vuông khiến ta có thể hình dung tư thế ấy như một con chim én vậy Rồi vừa như vô tình nhìn xung quanh, bà vừa nhẹ nhàng đưa muỗng súp lên xuống như vẫy đôi cánh nhỏ, không bao giờ để rơi một giọt súp cũng không bao giờ phát ra tiếng động nào khi chạm vào đĩa lẫn khi đưa lên miệng…”[6; tr.13] cách
ăn bít tết “…nhanh chóng dùng dao và nĩa cắt thịt ra từng miễng nhỏ rồi bỏ dao đi,
chuyển cái nĩa sang tay phải rồi cứ thế xiên từng miếng một khoan thai đưa lên thưởng thức…”[6; tr.13] đến khi thưởng thức một miếng thịt gà có xương “…nhẹ nhàng dùng đầu ngón tay cầm chỗ xương ấy đưa lên miệng rồi tách phần thịt và xương Cái hành động thô lậu ấy khi mẹ tôi trình diễn lại vô cùng dễ thương thậm chí còn có đôi chút gợi tình nữa…”[6; tr.14] tất cả đều thinh khoái và thuần khiết, cái tính
từ thanh tao dùng trong trường hợp của bà không hề khoa trương chút nào, điều đặc
biệt, đó không phải là kiểu cách ăn uống được quy định chính thức lễ nghi, hầu hết chúng đều đi lệch ra ngoài khuôn khổ nhưng lại vô cùng khả ái, và cho dù Kazuko và Naoij có nhiều lần chật vật bắt chước bà thì cảm thấy tệ hại và vô cùng tuyệt vọng
Trang 2727
Nhật Bản luôn làm cả thế giới ngạc nhiên và thán phục về óc thẩm mỹ, từ cách trang trí nhà cửa, sắp xếp đồ đạc trong gia đình hay cách bài trí bữa cơm đều khiến cho mọi người có cảm giác tiếp cận một sự tinh tế, nhưng óc thẩm mỹ của người Nhật không chỉ biểu hiện qua các hiện tượng bên ngoài mà còn qua lối suy nghĩ và cung cách làm việc của họ hàng ngày, hay nói rộng ra là nhân sinh quan của họ Từ nhỏ mẹ
đã là người chăm chút cho Kazuko một cách chu đáo, khi chọn màu sắc trang phục, bà
cố tình chọn đan chiếc khăn màu hồng để Kazuko mang trong thời tiết mùa đông, để màu len hồng nhạt đan lẫn với bầu trời mưa xam xám tạo thành một màu đẹp mềm mại dịu dàng, và sự tinh tế này phải đến 20 năm sau Kazuko mới hiểu thấu được
Không chỉ ở cách ăn uống, cách nhìn, tinh hoa quý tộc nơi mẹ còn thể hiện ở những việc tưởng chừng thô lậu, việc đi tiểu của bà làm Kazuko hiểu lầm với việc hái hoa, mẹ như những quý phu nhân vương triều Louis ngây thơ, đáng yêu và cao sang quý phái vô cùng Với Kazuko và Naoji, mẹ là phu nhân quý tộc chân chính cuối cùng còn lại, vẻ đẹp hiền lành và dịu dàng ấy được cảm nhận khắp mọi nơi, dưới ánh chiều
tà, “mắt mẹ sáng lấp lánh gần như một màu xanh, gương mặt dường như mang một
chút gì giận dữ đẹp vô cùng, khiến người khác phải động lòng”[6; tr.22] ngay cả khi
ho lao đã hành hạ “gương mặt đang yên ngủ của mẹ cũng chẳng có vẻ gì là bệnh nhân
Hai mắt mẹ vẫn ngời sáng đẹp đẽ, sắc mặt hồng nhuận vô cùng… mẹ vẫn ngủ, không thể hiện ra bất kì sự khổ sở nào”[6; tr.120] và cả đến những giây phút cuối cùng của
cuộc đời, mẹ vẫn đẹp “Gương mặt mẹ khi mất hầu như không có gì thay đổi Lúc cha
lâm chung, sắc mặt ông đột nhiên biến đổi còn mẹ vẫn y như khi còn sống, chỉ có điều không thở nữa mà thôi Mẹ ngưng thở khi nào tôi cũng không biết nữa Chỗ sưng trên mặt mẹ đã xẹp xuống từ ngày hôm trước Hai gò má trơn mịn như sáp ong Đôi môi nhợt nhạt hơi cong như đang mỉm cười Trông mẹ còn đẹp đẽ hơn cả khi còn sống Tôi thoáng nghĩ đến đức mẹ Maria từ bi”[6; tr.124]
Vẻ đẹp hiền hậu, đáng quý của người phụ nữ trong tác phẩm còn được cảm nhận qua cái nhìn của Naoji về phu nhân Suga - người phụ nữ mà anh thầm yêu tha thiết, bà là vợ của của một hoạ sĩ trung niên nổi tiếng sau chiến tranh, một vị phu nhân
lúc nào cũng bình thản, mỉm cười dịu dàng “Có thể gọi là quý phái cũng được chăng?
Trong những kẻ quý tộc xung quanh mình, em đoán chắc ngoài mẹ và người có đôi mắt biểu cảm chính trực không chút đề phòng đó thì không có người thứ ba đâu” vẻ
Trang 28đẹp tinh tế giao hoà với không gian và thời gian được cảm nhận trong một buổi chiều
Tokyo xanh ngắt “nàng ôm con gái ngồi bên cửa sổ như chẳng để làm gì Cái gương
mặt nghiêng nghiêng đoan chính với những đường nét thanh tú nổi bật lên nền trời, đẹp như một bức tranh chân dung thời Phục Hưng…nàng ngồi đó và nhìn về phía xa xăm”[6; tr.158] Naoji tìm thấy ở người phụ nữ vẻ đẹp của sự tử tế, sự tử tế không có
chút sắc khí, chút tình dục nào, nàng đã hành động gần như vô thức như lòng cảm
thông đương nhiên của con người, vẻ đẹp mà “Trong những bức tranh của vị hoạ sĩ,
nếu có ít nhiều thể hiện ra một vẻ cao quý của nghệ thuật thì đó chỉ là phản chiếu cái tâm dịu dàng của người vợ mình thôi”[6; tr.159]
Chuyển đến Izu, Kazuko đã gây ra một vụ cháy, sau những nỗ lực dập tắt ngọn lửa, những lo lắng kinh hoàng, cảm giác hổ thẹn, bộ dạng nhếch nhác thê thảm nặng
nề khiến Kazuko vô cùng bối rối khi phải đối mặt với mẹ nhưng khi cô “rón rén bước
chân vào phòng khách xem thử thì thấy mẹ đã thức dậy mẹ mỉm cười… lên tiếng: - Đâu có chuyện gì đúng không? Chỉ là thanh củi bắt lửa thôi mà…”[6; tr.39] Lời nói đúng lúc như quả táo vàng trên đĩa bạc thật là được lời như cởi tấc lòng, câu nói của
mẹ thật cảm động, cô thấy lòng nhẹ nhõm như có ai đã đỡ giùm một gánh nặng, bà tế nhị, không nóng giận, hoàn toàn cảm thông trước những lỗi lầm vì sự sơ ý, vô tình của con gái Lời nói của người mẹ dịu hiền ấy làm Kazuko nhẹ cả người, nhận được sức mạnh từ tình yêu thương của mẹ cô có thể đi khắp mọi nhà để xin lỗi về việc hoả hoạn
mà không cảm thấy tủi hổ, và bà đã không nói thêm lời nào về đám cháy nhưng sau này, trong đêm bà thường hay nói mớ, những đêm gió lớn cho dù khuya khoắt cỡ nào
mẹ cũng ra khỏi giường, giả vờ đi vệ sinh để dạo quanh nhà xem xét
Muốn đề cập đến chuyện gì với con, bà thường chọn khi Kazuko thoải mái và
vui vẻ nhất “Mẹ định kể cho con nghe chuyện này từ trước rồi nhưng đợi đến khi cả
hai chúng ta đều có tâm trạng vui vẻ mới nói”[6; tr.49] đó là chuyện quay trở về của
Naoji, là tình trạng khó khăn của gia đình, chú Wada đề nghị nên tìm chỗ nào đó gả Kazuko Mẹ hiểu những gì Kazuko phải làm cho gia đình là quá bất công với cô -
trước phản ứng của Kazuko mẹ run lên vì giận dữ nhưng chỉ im lặng Tiểu thuyết Tà
Dương đang nói tới nét văn hoá giao tiếp tuyệt vời của người Nhật, người Nhật biết
tạo ra những nốt trầm im lặng khi nói chuyện và đặc biệt họ biết khi nào cần tới những nốt trầm ấy, khi nào sự im lặng có giá trị nhiều hơn, đây là một loại văn hóa kỳ diệu
Trang 2929
nhưng không dễ thực hiện Im lặng là một nghệ thuật và là cách thể hiện văn hóa cao cấp, là cách cư xử khôn ngoan của những người làm chủ được cảm xúc của mình Mẹ
đợi đến khi bản thân và Kazuko cùng "hạ nhiệt" mới gợi lại chuyện, “mẹ nhẹ nhàng
lên tầng hai, mở đèn, bước đến bên giường và gọi tên tôi thật dịu dàng”[6; tr.54] là
những việc làm nho nhỏ nhưng thực sự ý nghĩa của nó lẫn cái tầm của người Nhật không hề nhỏ, họ sống với cộng đồng, tránh không mất lòng nhau, luôn cố tạo cho đối phương một cảm giác dễ chịu nhất Thời kì hậu chiến Nhật Bản tiếp thu sự du nhập của văn hoá phương Tây, tuy vậy đất nước Phù Tang nằm trong Châu Á và vẫn bền bỉ duy trì những truyền thống văn hóa của mình
Khi bà mẹ bệnh, theo như sắp xếp của chú Wada, bác sĩ Miyake trước đây vốn
là y sĩ cung đình dẫn theo y tá xuống chẩn bệnh, ông vui vẻ kể chuyện trên trời dưới
đất Còn mẹ, vừa nhìn lên trần nhà vừa lắng nghe Trước mặt mẹ vị bác sĩ già nhẹ nhàng nói như không có gì xảy ra: Cái gì chứ, không sao cả đâu Nhưng sau đó bác sĩ Miyake đứng bật dậy và đi vào căn phòng bài trí kiểu Trung Hoa Tôi thấy hình như
có sự tình gì đó nên lặng lẽ đi theo sau Vị bác sĩ già đi đến bức bình phong của căn phòng của căn phòng thì dừng lại: - Bác nghe có tiếng lào xào…cả hai bên lá phổi luôn cháu à…”[6; tr.104] Đó là cách ông bác sĩ thông báo với Kazuko về bệnh ho lao
của mẹ, rất khéo léo và tế nhị, với khả năng nghề nghiệp, ông cố gắng xoa dịu phần nào nỗi đau đớn, tạo cho người bệnh tâm lí thoải mái nhất, bệnh nhân không đơn độc trong nỗi đau khổ của mình mà luôn có sự đồng hành và chia sẻ bởi những người thân bên cạnh Cuộc sống con người thật vô thường, thay đổi, hối hả, gánh nặng trách nhiệm, chợt ngoảnh lại thấy mình úa tàn, thời gian trôi mau đời người thật ngắn ngủi
vì vậy được sống thanh thản hưởng chọn niềm yêu thương là điều vô cùng quý giá
Tiểu thuyết Tà dương còn đề cập đến văn hoá xin lỗi của người Nhật, lời xin
lỗi đối với người Nhật không chỉ đơn giản là một câu nói suông, mà là cách để thể hiện thiện chí, tấm lòng và tinh thần trách nhiệm Sau chiến tranh, giấy là một vật phẩm rất
xa xỉ nhưng để thể hiện tấm lòng của mình Kazuko đã dùng giấy Mino để gói những tờ
tiền trên đó viết chữ “tạ lỗi”, Kazuko tìm đến cơ quan công vụ, đến nhà của trưởng
ban phòng vệ, đến nhà trưởng khu phố, nhà của anh cảnh sát tuần tra và đi quanh một
vòng các nhà hàng xóm để nói lời xin lỗi “Tối hôm qua tôi đã làm chuyện đáng trách
Từ nay về sau tôi sẽ cẩn thận Hãy tha thứ cho tôi”[6; tr.40] Và Kazuko sẵn sàng
Trang 30nhận trách nhiệm, lắng nghe sự giận dữ một cách chân thành, với người Nhật, để đối phương nói ra hết suy nghĩ, bực bội oán giận và rồi mọi thứ sẽ sớm được giải quyết Lời xin lỗi quả cảm đáng khâm phục, những giọt nước mắt ân hận của Kazuko buộc ta suy nghĩ nghiêm túc về sự xin lỗi chân thành và đúng lúc của người Nhật Hình ảnh người Nhật gập mình cúi đầu xin lỗi luôn gây ấn tượng tốt đẹp đối với thế giới, đây không chỉ là thói quen văn hoá tuyệt vời, mà hình ảnh ấy còn cho thấy một phẩm cách
rất đáng trọng - sự cao thượng Một khi họ gập mình cúi đầu xin lỗi hình ảnh của họ
được tôn cao lên, sự cao thượng được toả sáng, nhún nhường làm tăng thêm sự nể trọng của người đối diện Người Nhật biết rằng khi nhận lỗi và xin lỗi, nhất thời họ có thể bị mang tiếng xấu và thiệt hại quyền lợi riêng tư nhưng về lâu dài, và đây là vấn đề cốt lõi, chính họ sẽ luôn nhận lại được sự cảm mến và tin tưởng của mọi người, bài học thật giản đơn nhưng vô cùng đắt giá
Trong sinh hoạt hằng ngày, dù phải đối mặt với nhiều vấn đề hậu chiến, nhưng con người vẫn không quên duy trì thói quen sinh hoạt dân tộc như tắm phòng tắm ofuro thể hiện sự quan trọng trên hết của gia đình, ăn cơm nắm cuộn rong biển, ngủ chiếu tatami, uống rượu sake, ngâm nga kịch No một trong những loại hình đại diện cho nền mỹ học truyền thống Nhật Bản đặc biệt họ luôn ý thức giữ gìn trong suy nghĩ nề nếp, giữ thế giới tinh thần nề nếp, có bản lĩnh, bản sắc riêng, không lẫn vào đâu được
Càng đọc, càng tìm hiểu càng thấy sức mạnh của nước Nhật thật sự bắt nguồn
từ văn hóa, nhưng càng hiểu càng học càng thấy khó áp dụng, bởi lẽ không ai khác có thể cúi đầu đúng hơn người Nhật, cũng không thể cứ mặc Kimono thì sẽ thành người Nhật Phải chăng điểm cốt lõi của nền văn hóa Nhật Bản chính là lòng chân thành, hay nói cách khác, không bao giờ có chỗ cho sự giả dối trong văn hóa, những nét đẹp văn hóa không chỉ thâm nhập vào quốc kế dân sinh, mà còn tỏa sáng trên mọi lĩnh vực đời sống thường ngày như trong giao tiếp ứng xử và xuyên suốt tất cả là văn hóa trong
ý thức cá nhân và ý thức cộng đồng trước mọi tình huống cuộc sống Vẻ đẹp đất nước
là vẻ đẹp của sự kết hợp hài hòa giữa một bên là dáng vẻ hùng dũng của ngọn núi Phú
Sĩ, tinh thần quả cảm của các Samurai, vẻ đẹp thanh nhã, mong manh của những cánh hoa anh đào với một bên là sự cổ kính vẹn nguyên từ nếp sống đến ý thức mỗi người,
sự tôn nghiêm truyền đời của bản sắc văn hoá dân tộc Chiến tranh đi qua, tàn phá
Trang 3131
nhiều thứ vật chất nhưng không tàn phá được bản sắc và ý thức giữ gìn bản sắc dân tộc, nét cổ kính của con người ở đất nước Phù Tang ấy không thể bị phai mờ
2.2 Bi kịch nhân sinh của xã hội hậu chiến
Trong quỹ đạo chung của sự biến đổi, chiến tranh tác động trực tiếp đến đất nước Nhật trên mọi lĩnh vực của đời sống, không chỉ ở những cuộc khủng hoảng kinh
tế, chính trị, xã hội mà còn đậm nét trên cả tinh thần Chiến tranh và hậu quả của nó làm con người hoang mang trước số phận cuộc đời mình, họ không hiểu cuộc đời sẽ đi
về đâu và họ sẽ là gì trong cái vòng xoáy dữ dội thời đại với những biến thiên diễn ra
triền miên, dai dẳng
Tiểu thuyết Tà dương được xây dựng trên nhật kí của Kazuko, thư gửi Uehara
và di chúc của Naoji, cho ta cái nhìn nhiều chiều về sự cảm nhận và sự đối mặt của
con người với hiện thực sau chiến tranh
Chân dung tinh thần của nhân vật Naoji thể hiện qua những trang nhật kí hoa
quỳnh và bức thư Naoji viết cho chị gái Kazuko trước khi anh tự sát Sau khi nhập ngũ
trở về, Naoji chìm trong sa đoạ rượu chè, chán nản, mất niềm tin và mục đích sống, anh tượng trưng cho tâm thức vỡ mộng của Nhật Bản, không còn tìm thấy con đường sống, bắt buộc phải chết trong sự tự huỷ Niềm tự hào sụp đổ, anh thất vọng và xa lánh
xã hội, cô lập với người thân và bạn bè, lao vào ăn chơi như một sự giải thoát khỏi bế tăc, bức bối
Bức thư tuyệt mệnh của Naoji cho thấy từ sống đến cái chết của anh không hề
là một hành trình nhận thức đơn giản một chiều, thực chất đó là một quá trình đau khổ
Bi kịch của Naoji chính là ở việc không được thừa nhận, về cơ bản anh vẫn không
ngừng tôn thờ phẩm chất, nhân cách đáng ngưỡng vọng của quý tộc tính, không ngừng
ý thức về nguồn gốc của mình nhưng mặt khác Naoji muốn xoá bỏ căn cước giai cấp
và niềm tin quý tộc ấy để trở nên đê tiện, anh giao du với người như Uehara và đám bạn bè của ông ta, lăn lóc trong những tửu quán sa đoạ, dấn thân trong giả dối, vụng về một cách đáng thương… chính sự mâu thuẫn này khiến anh ngày một thêm căm ghét bản thân và ngày càng xa cách với nhân gian
Naoji khủng hoảng lòng tin, hoài nghi về mọi thứ, trong anh ươm mầm sự bất
tín đối với mọi tư tưởng, hoang mang cùng cực khi tan vỡ những kì vọng “Tư tưởng
Trang 32à? Láo toét cả Chủ nghĩa ư? Lí tưởng ư? Dối trá thôi Trật tự ư? Chân lí ư? Sự thuần tuý ư? Tất cả là vờ vịt…Lí luận cuối cùng cũng chỉ là thứ tình yêu hướng về lí luận, không phải là tình yêu hướng về con người đang sống Tiền và gái, lí luận ngượng ngùng vội vã lủi thủi đi mất…[6; tr.68] Niềm tin là hoóc môn, là điều kiện cần thiết để
sống đích thực, niềm tin giống như tờ giấy một khi đã làm nhàu thì cho dù có cố vuốt mạnh đến mấy cũng sẽ không bao giờ phẳng một cách hoàn hảo, mất niềm tin, Naoji sống một cách tối thiểu, rời rạc với mọi người và tối thiểu với chính mình Nhân vật như những chiến binh Samurai với nhận thức mạnh mẽ về nhân phẩm, danh dự đã dũng cảm đặt sức mạnh tinh thần và lòng tòng phục lãnh đạo tuyệt đối để vung thanh kiếm của mình, nhưng chiến tranh Nhật Bản vốn dĩ là một sự mù quáng - một sự liều lĩnh tuyệt vọng, niềm tin tôn thờ vỡ tan khi họ nhận ra cái gọi là sức mạnh chỉ là những kế hoạch đầy ảo tưởng, duy ý chí và người lính đã phải trả cái giá quá đắt cho lòng tin của mình Naoji thù ghét cái vẻ nghiêm túc dối trá của những tên chỉ huy,
những kẻ đại ngôn khoác lác “Chính nghĩa à? Bản chất của cái gọi là đấu tranh giai
cấp nằm ở chỗ đó Nhân đạo à? Đừng nói đùa nữa Tôi biết cả rồi Đó là đánh đổ kẻ khác vì hạnh phúc của mình…”[6; tr.71] Chiến tranh đi qua, kẻ thắng, người bại đều
trở về nhà, nhưng cuộc chiến không kết thúc vào lúc ngừng tiếng súng, nó vẫn còn tiếp diễn với những người lính thấm đẫm ý thức về danh dự như Naoji, nỗi ám ảnh, sự vỡ mộng tan hoang làm cho vết thương tâm hồn ngày càng trầm trọng Chiến tranh chà đạp lên số phận, tạo ra những vết sẹo lõm sâu trong tâm hồn không dễ phủ bỏ, nhà văn
đã cất lên tiếng nói đau đớn cho thân phận con người, lên án chiến tranh và những chuyển biến liên hồi của cuộc sống Dấu hỏi lớn về số phận dường như là không có lời đáp và nỗi đau chiến tranh mang lại không bao giờ là quá khứ
Tan hoang trong nhận thức và tâm tưởng Naoji lao vào tự huỷ như là một cách
phản ứng với xã hội “Tôi không muốn nghe bất cứ ai nói về suy nghĩ của mình Tôi
không có tư tưởng Tôi chưa bao giờ hành động dựa trên một tư tưởng hay triết lí nào ”[6; tr.97] Naoji vạ vật, rượu chè bê tha, nghiện ma túy, thất cách, không còn một
chút ý chí nào, từ mất niềm tin đến không có niềm tin để mất - một kiểu tâm thức rõ rệt đã hình thành bén lửa tạo ra khối nổi loạn chống lại nền tảng, đập tan mọi lề thói, phá vỡ quy chuẩn khuôn mẫu Đâu rồi hình ảnh kiếm sĩ Samurai can trường, thà tự sát quyết không chịu nhục? Dường như người đọc nghe đâu đó tiếng trầm buồn của Thiên Hoàng trong một ngày cuối thu vàng úa chấp nhận đầu hàng quân Đồng Minh Một
Trang 3333
huyền thoại đã sụp đổ Nỗi đam mê cháy bỏng trở thành người hùng, những Samourai gan dạ, những Ninja không biết đến cái chết trước khi đạt được mục đích giờ đây là những tâm hồn yếu ớt, những hình hài mỏng manh, như những con vật bị đồng loại vượt qua trong cuộc cạnh tranh sinh tồn khắc nghiệt, cất tiếng kêu bi thương trước khi chịu làm mồi cho thú dữ trong cuộc hiến tế bi hùng Phải chăng đó là một phần của nước Nhật, là cái giá phải trả cho bề nổi kiêu hùng, của một dân tộc kiêu hãnh, nơi mặt trời bừng tỉnh sau buổi hoàng hôn của trời Tây
Naoji cũng cố gắng sống như những con người bình thường, làm những gì một con người bình thường có thể làm, nhưng anh không hiểu được người khác, không thể
hoà nhập “Không biết chúng ta có tội tình gì chứ? Sinh ra trong gia đình quý tộc là tội
lỗi của chúng ta à? Tự nhiên vĩnh viễn chúng ta phải sống trong sợ hãi, phải vạ tội và
hổ thẹn như Jura bán Chúa hay sao?”[6; tr.154] Nhân vật đã trở nên đê tiện nhưng
chỉ là bề ngoài, gồng mình lên để rồi trở thành một gã kệch cỡm ngạo mạn, làm bộ làm tịch trong mắt kẻ khác Khi tiếp xúc với những người được nuôi dạy trong một giai cấp hoàn toàn khác, Naoji bị ép trước những người bạn cỏ dại mạnh mẽ và để không bị bỏ lại anh đã chơi ma tuý, sử dụng á phiện như là phương cách cuối cùng để sống còn, lao vào tối tăm cuồng loạn để quên đi truyền thống gia đình, phản kháng lại dòng máu của cha, cự tuyệt sự dịu dàng của mẹ Tất cả là sự bất lực khi biết chắc không còn làm gì
để thay đổi được, cảm giác như kẻ xa lạ đứng bên lề đời sống mà không thể bước vào,
tác giả Tà dương không nói rằng Naoji đã sung sướng trong những cuộc vui trác táng,
đã thỏa thuê tận hưởng cuộc sống, và nhân vật cũng không tìm thấy được hạnh phúc
và niềm tin trong đời sống của mình, tất cả thực chất là sự chán chường, tự đày đọa bản thân hơn là sự hưởng thụ…
Tâm thức con người sau chiến tranh được nhà văn phản ánh sống động, chân thực với đầy đủ vẻ gai góc của nó, những góc khuất đen tối, đau thương của hiện thực
bắt đầu được phơi bày Tà dương cắm rễ vào thực tại và cái cụ thể, tác phẩm của ông
hiện lên những con người bất lực, đau đớn và chán ghét đến ghê tởm cái tình trạng hoang mang khủng khiếp, nỗi cô đơn, nỗi khốn khổ của đời sống không có sự đồng
cảm thấu hiểu “khi tôi giả vờ nghiêm chỉnh đĩnh đạc, người ta truyền tai nhau rằng tôi
là người chín chắn, khi tôi giả bộ lười biếng, người ta nói tôi là kẻ lười chảy thây…khi tôi giả vờ nói dối người ta bảo tôi là người nói dối đấy…khi tôi làm bộ lãnh đạm,
Trang 34người ta bảo tôi là kẻ lạnh lùng Nhưng khi tôi đau khổ thật sự bất giác buông lời đau khổ, người ta lại bảo tôi đang làm bộ làm bộ tịch khổ đau…”[6; tr.71] Naoji ý thức
được mình “Khi nghĩ đến việc mình chỉ còn cách tự sát để chấm dứt đau khổ giày vò,
tôi đã gào khóc…”[6; tr.72] nhưng anh không thể thay đổi được gì, cuộc sống cứ bị cắt
đứt hoàn toàn với mọi mục đích, sứ mạng xã hội Trong cái sự tha hóa về tinh thần, cái chết dường như là lựa chọn để giải thoát cho những bi kịch quằn quại với nỗi đau cùng cực Tuyệt vọng, nhân vật quẫy đạp, cố vùng thoát ra lớp sương mù bao quanh, chạy trốn nỗi sợ hãi từ trong bản thể, cố tìm sự đồng cảm yêu thương, khát khao hướng
thiện trong thế giới đầy người nhưng cô độc “Thật tình, em không hiểu nổi tại sao
mình phải sống Chỉ những người muốn sống thì mới sống được thôi…những người muốn sống họ có thể làm bất cứ chuyện gì để sống còn Điều đó là tuyệt hảo và vinh quang của kiếp người chắc nằm ở chỗ đó Nhưng em nghĩ chết cũng không phải là tội lỗi”[5; tr.149] Nhà văn Dazai Osamu tạo trong lòng người đọc những tìm tòi, suy
ngẫm sâu sắc, khám phá trong chiều sâu trái tim mình một nỗi đau u hoài mà bấy lâu nay không thể nào diễn tả bằng lời, ở tinh thần hoài nghi cái chính thống, thái độ hoài
nghi đối với chân lí, qua Tà dương ông muốn gửi gắm tới độc giả thông điệp về tâm
trạng của thế hệ người Nhật sau chiến tranh với nhiều đổ vỡ và mất mát, rơi tự do trong trạng thái bi đát và buông bỏ, vấn đề sinh tồn của con người trong xã hội, sự hiện tồn của con người trong tác phẩm của ông trở thành một vấn đề nhức nhối
Cái chết không hề đáng sợ, cuộc sống mà không có một ý nghĩa gì mới thực sự đáng sợ Đất nước Nhật Bản bước vào thời kì hậu chiến với những biến đổi lớn lao, con người bị đẩy vào guồng quay cuả những biến đổi điên cuồng… Uehara là một nhà văn sống cuộc đời phóng đãng, tượng trưng cho tinh thần vỡ mộng tuyệt vọng và đồi
phế của tâm thức Nhật Bản “mỗi tối đều đi uống rượu, viết ra toàn những tác phẩm vô
đạoc đức bị thế gian xa lánh và ghét bỏ”[6; tr.99] Trong vòng xoáy điên loạn, Uehara
và những người trẻ, có cả thân sĩ, diễn viên kịch, những cô gái trẻ chấp nhận những thói xấu, sự hư hỏng mỗi ngày gặm nhấm, tàn phá thể xác, sự lạc lối, cô đơn của thế hệ trẻ Nhật được diễn đạt đầy ngụ ý Mỗi nhân vật độc lập nhưng đều mang trong mình
sự u ám với đầy những thương tổn về tinh thần, phản chiếu sự bế tắc, hẫng hụt, hoang
mang cực độ của xã hội Nhật thời đó“…trong phòng khói thuốc mịt mù, khoảng mười
người đang ngồi quanh một cái bàn lớn, uống rượu mạnh, quậy phá tưng bừng…phì phèo thuốc lá…hết người này đến người kia ca cái bài hát vô nghĩa không đầu không
Trang 3535
đuôi…rồi cụng li như thể đó là một nhịp điệu để lấy đà nốc rượu vào cổ họng…”[6;
tr.132] và tinh thần “như bọn chúng ta đây xem việc truy cầu những mĩ đức như thành
thực và đôn hậu chỉ là thứ ngáng chân vướng cổ mà thôi Đôn hậu à? Thành thực à? Vứt, vứt hết Chúng ta có thế sống bằng mấy thứ đó được không? Bây giờ nếu không thể chào nhau một tiếng nhẹ nhàng nữa thì chỉ còn có ba con đường Một là về quê làm ruộng, hai là tự sát, ba là bám váy đàn bà thôi…”[6;tr.139] Họ rơi vào trạng thái
bế tắc, hẫng hụt trong một xã hội mà mọi giá trị bị đảo ngược và bị từ chối, họ không chịu đựng nổi sự vấp váp, những tổn thương do đời sống thay đổi mang lại Sự thu mình vào bên trong như một cách đối phó, với mong muốn vết thương tinh thần phải được nhanh chóng chữa lành nhưng dường như mọi thứ lại biến chuyển ngược lại, trong sự thu mình đó họ lại gặm nhấm sự lạc lối, mọi sự vốn trước kia nề nếp thì bây giờ trở nên rối loạn điên đảo và hư đốn Trong cơn lốc ấy, những con người yêu thương trân trọng với nề nếp truyền thống trở thành lạc lõng, chẳng khác nào tiếng đàn Shamisen thỉnh thoảng chỉ còn được cất lên như sự gợi nhắc cái quá khứ một thời, cái khung đã trở thành quá chật chội, đằng sau sự chi phối nội dung, đời sống rộng lớn vẫn cứ trào ra, vô cùng mạnh mẽ đòi có tiếng nói riêng của nó
Hình ảnh người mẹ, một phụ nữ quý tộc cuối cùng của Nhật Bản cùng cái chết của bà có thể coi là sự cáo chung của giai đoạn lịch sử vàng son không bao giờ còn lặp
lại, với mẹ, biết đâu bây giờ lại là hạnh phúc “cái cảm giác hạnh phúc phải chăng
giống như mảnh bụi vàng lấp lánh dưới đáy sông tuyệt vọng? Nếu cái tâm trạng sáng sủa không thể ngờ khi vượt qua đáy sâu của nỗi buồn là hạnh phúc thì Thiên Hoàng,
mẹ và cả tôi nữa chắc chắn đang hạnh phúc”[6; tr.120] có lẽ mẹ là người cuối cùng có
thể sống được một cuộc đời đẹp đẽ và buồn bã, không ganh đua, không thù ghét sân hận, từ bây giờ chắc chẳng ai có thể sống được như vậy Dường như nhà văn Dazai Osamu mang âm hưởng đời mình vào trong tác phẩm để tạo ra một lớp thảm hư vô,
những bờ vực thẳm mà con người bị treo chơi vơi và lơ lửng“…tất cả những gì tôi viết
đều có vẻ nhảm nhí, chỉ có một nỗi buồn vô phương cứu vãn Buổi hoàng hôn của định mệnh Hoàng hôn của nghệ thuật Hoàng hôn của nhân loại Ngay cả điều đó, cũng tầm thường thôi…”[6; tr.140] Tác phẩm diễn tả cuộc sống con người, trong tính hiện
thực của nó, niềm vui luôn đi đôi với nỗi buồn, ánh sáng luôn xen lẫn bóng tối, những xung đột, có khi đầy bi kịch giữa vẻ đẹp quý tộc cao sang, tao nhã và cái giả dối, ồ ạt, giữa ước muốn và thực tại, cao thượng và cái thấp hèn
Trang 36Tuy nhiên những người trẻ trong sáng tác của Dazai Osamu không phải là những người trẻ tuổi lạc lối giữa cuộc đời, tìm đến lối sống truy lạc, sa đọa, sống một đời vô nghĩa lý, bi quan và đáng khinh như cách đơn thuần có thể hời hợt phê phán mà trên hết, bằng những trang văn sống động và sâu sắc, giọng điệu tự nhiên, thẳng thắn, chân thành tác giả đã thể hiện được bi kịch của những con người mãi trăn trở, ưu tư về
đời sống “…Cuộc sống này buồn quá Không phải dư thừa nỗi cô đơn, hay nghèo hèn
đâu mà là nỗi buồn đấy Khi cứ phải nghe tiếng thở dài u uất vọng từ bốn bức tường thì chắc chắn làm gì có hạnh phúc cho mình đúng không? Khi hiểu được hạnh phúc và vinh quang của mình chắc chắn không thể có được lúc còn sống thì người ta sẽ cảm thấy như thế nào đây? Nỗ lực ư? Cái thứ đó chỉ là miếng mồi cho những con dã thú
đói khát thôi Có quá nhiều những con người bi thảm…”[6; tr.146] Tà dương phải
chăng chính là kết quả của sự thao thức, khổ đau, hi sinh, trăn trở của tác giả, bởi ông, những nhân vật của ông và cả những người xung quanh, bằng cách này hay cách khác lao vào kiếm tìm ý nghĩa đích thực nhưng kết quả là trượt dài bên lề đời, đều cũng chỉ
là những nạn nhân đang bị cuốn trong guồng quay xuống dốc không phanh của xã hội
Có thể nói, dưới ngòi bút của Dazai Osamu, con người hiện đại bị bóc trần, hiện lên thảm hại, trống rỗng, họ chịu đựng từng giây phút như chịu từng nỗi đau đớn có thể cảm thấy được một cách sâu sắc nhất Đọc tác phẩm, người đọc không chỉ giật mình, không chỉ hướng về chia sẻ, mà còn phải nhìn lại chính những giá trị tự thân của đời
sống chúng ta, giá trị nhân bản của Tà dương có lẽ chính là ở chỗ đó
2.3 Khát vọng vượt thoát khỏi hoàn cảnh khó khăn để tồn tại
Sống trong thời kì đất nước có nhiều biến động về chính trị, kinh tế và xã hội, trải qua cuộc chiến tranh thế giới thứ hai với từng bước vươn lên của đất nước và con người, nhà văn dường như thẫm đẫm những nỗi niềm về con người, dường như đâu đó
là sự hi vọng cho sự vươn vai, vượt thoát mạnh mẽ để tồn tại
Kazuko một cô gái xuất thân gia đình quý tộc, được đào luyện trong môi trường giáo dục nghiêm cẩn và đậm chất quý phái, nhạy cảm trước vẻ đẹp thiên nhiên, bật khóc bất cứ lúc nào trước những nghịch cảnh và nỗi đau khổ… cô có vẻ là một tồn tại mong manh dễ vỡ, nhưng ở đằng sau vẻ mong manh dễ vỡ ấy là một khối sống mạnh mẽ Trong thời chiến, theo lệnh tổng động viên Kazuko có thể đào đất, vác đá, làm mọi việc nặng nhọc như bao người khác Sau thời chiến, gia đình sa sút, cô gái ấy
Trang 3737
cũng sẵn sàng làm mọi chuyện đồng áng như mọi nông phu khác,… Từ một quý tộc,
từ một tiểu thư khuê các, đã dũng cảm đi làm một cuộc cách mạng của chính mình, bằng cách tìm đến với Uehara, một nhà văn, một trí thức thất cách, như hình ảnh của chính Dazai Osamu, để có một đứa con với ông ta Kazuko tượng trưng cho sự vượt thoát lên trên hoang tàn đổ và đổ vỡ, vứt bỏ con người cũ của thủa vàng son để trở thành một người hành động của thế kỉ mới và hoàn thiện cuộc cách mạng đạo đức của mình Với cô, có thể làm chuyện mình thích thì đó mới là cuộc sống thực sự Cô chọn tình yêu là đích sống, khát vọng giải phóng, khát khao bung bức khỏi sự trì trệ bế tắc,
nỗ lực để sinh tồn “…Tôi như nghẹt thở với cái ngột ngạt của bến cảng Tôi muốn
căng buồm ra khơi dù cho ngoài kia đầy bão tố Những cánh buồm xếp xó luôn bám đầy bụi bặm Những kẻ nhạo báng tôi tất cả đều là những cánh buồm xếp xó chẳng làm được tích sự gì…thật là vô lí khi những kẻ bàng quan, không hề khổ sở chút nào
về chuyện của tôi lại lên tiếng bình phẩm, trong khi cánh buồm của họ lại rũ rượi nằm
đó…”[6; tr.97] ý thức trỗi dậy, bung bỏ, bứt phá tự giải phóng mạnh mẽ trong cô, quyết tâm vượt qua những định kiến để bảo vệ tình yêu và hạnh phúc, thực sự sống với cuộc đời của mình Sống dũng cảm không phải là cứ phải hi sinh cái gì đó, mà sống dũng cảm là biết thừa nhận, đối diện với khó khăn, sống có trách nhiệm và biết hành động để giữ lấy hạnh phúc của mình, dù biết sẽ đầy bão tố, Kazuko cũng muốn đi một lối riêng, không chấp nhận đi theo lối mòn, dũng cảm vượt qua tất cả để tự do ngụp lặn trong niềm yêu thích của riêng mình Kazuko không chỉ nhận thức được rằng đời sống chính là cuộc chiến sinh tồn, nàng còn thấu hiểu được ý nghĩa của cuộc chiến ấy, cái
vẻ đẹp của lý tưởng đằng sau cách mạng và tình yêu, những điều lâu nay được người
ta gán cho những ý nghĩa cao siêu mà bỏ qua bản chất cuối cùng của nó là sự đổi thay
và tựu thành “Tôi cho rằng, vì tình yêu và cách mạng thực sự là hai điều đẹp đẽ, tuyệt
vời nhất của cuộc đời này nên những kẻ thế gian mới ác ý nói dối chúng tôi rằng đó là những trái nho xanh Tôi muốn xác thực điều này Con người được sinh ra vì tình yêu
và cách mạng”[6; tr.112] Với một đất nước vừa thất trận nặng nề, cuộc cách mạng
cho một cô gái quý tộc bần hàn như Kazuko là cách mạng trong tình yêu cá nhân, sống
để tuyên chiến với thứ đạo đức cổ hủ, trói buộc con người, dìm con người sâu hơn vào những luân lí cổ điển phi lí, nhưng thế gian vẫn mặc lòng chấp nhận bởi người ta sợ cách mạng, sợ sự đổi thay, sợ gian khổ, Kazuko đã tuyên chiến với với nó, chấp nhận cuộc đấu tranh lâu dài, trước hết là sống và không chỉ là sống mà còn có đứa con ngoài
Trang 38giá thú với người mình yêu Cuộc sống giữa những biến cố của một thể chế suy vong, một gia tộc sa sút, khi những người thân yêu nhất lần lượt ra đi, thì để tồn tại và khẳng định thì nhất thiết phải có một cuộc cách mạng, và đứa con của Kazuko phải chăng chính là một tựu thành cuả cuộc cách mạng ấy Sự sống nảy mầm trong bụng Kazuko,
là tiếng thét mãnh liệt vào cuộc sống ngục tù, tăm tối, trụy lạc, phóng đãng… là phản kháng mãnh liệt cái ủy mị trước cuộc đời của những con người trượt sâu vào những thất vọng tan hoang để vùng lên đòi sống Cả một thể chế suy vọng, gia tộc sa sút và
vô số gia đình tan nát, thể chế ấy không cứu vãn nổi cho chính nó nhưng vẫn dựng lên như một biểu tượng cho hy vọng, cho một niềm tin khắc khoải đeo đẳng, rồi một ngày nào đó sẽ hồi sinh, và con người đứng trước cái chết vẫn còn hy vọng đó
Bất chấp sự khả tri hay bất khả tri trước cuộc đời, bất chấp cả mọi thứ đang dần
đi vào bế tắc, diệt vong, Kazuko vượt qua cái khoảng trống nhận thức đó, vùng vẫy
quyết liệt để sống – một cuộc đời dù có tanh mùi máu và xấu xa, nhơ nhuốc “Người
chết đi thật là đẹp Nhưng còn cuộc sống Sự sống còn”
Nếu mười hai năm trước đây, Kazuko mơ màng, mộng mị, ngơ ngác như cô gái trong nhật kí Sarashina chưa từng làm cách mạng cũng chẳng biết đến yêu thương, nghĩ rằng tình yêu và cách mạng là hai thứ đáng sợ và ghê tởm nhất thì bây giờ cô bắt
đầu thấy thích thú lạ kì với Kinh tế học nhập môn của Rosa rồi Tuyển tập Lenin hay
Cách mạng xã hội chào đón làn gió mới mẻ trong tâm hồn và nhận thức, thích thú với
“…sự liều lĩnh và dũng khí phá huỷ hết tư tưởng xưa nay từ gốc đến ngọn, không có
chút tự do nào Và tôi chợt nghĩ đến hình ảnh một người đàn bà chạy trong giá lạnh đến nhà người mình yêu cho dù điều đó vi phạm đạo đức đến thế nào đi nữa Tư tưởng phá hoại Sự phá hoại là điều buồn bã, bi ai nhưng đẹp đẽ Một giấc mơ về sự phá huỷ, tái thiết và tựu thành Mặc dù sau khi phá hoại, ngày tựu thành có lẽ sẽ không bao giờ đến nhưng vì tình yêu ta phải phá huỷ, ta phải làm một cuộc cách mạng…”[6;
tr.110] và vì lẽ đó, nước Nhật phải trường tồn, những giá trị tinh hoa của dòng dõi Thái Dương thần nữ phải sống, để bay lên từ đống tro tàn Người dân Nhật Bản sau
chiến tranh đã mất tất cả nhưng hiện thực chỉ là nhất thời “Không, em thích những
cành cây như thế này Không hoa không lá, không chồi gì cả Tuy vậy mà chúng vẫn đang sống, khác hẳn những cành cây khô”[6; tr.141] và họ phải đứng dậy từ đống đổ
nát mang trong mình niềm hy vọng và giấc mơ to lớn của tinh thần võ sĩ đạo, vốn