1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đặc sắc nội dung và nghệ thuật trong ngàn cánh hạc của y.kawabata

87 1,4K 13

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 87
Dung lượng 1,08 MB

Nội dung

ƯỜ NG ĐẠ Ơ TR TRƯỜ ƯỜNG ĐẠII HỌC CÂN TH THƠ ÂN VĂN KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NH NHÂ Ữ VĂN BỘ MÔN NG NGỮ SV : Tr Trầần Bảo Ti Tiêên MSSV:6106435 ĐẶ C SẮC NỘI DUNG VÀ NGH Ệ THU ẬT ĐẶC NGHỆ THUẬ ÀN CÁNH HẠC TRONG NG NGÀ CỦA Y.KAWABATA ng dẫn : Th.s Tr m Gi Giảảng vi viêên hướ ướng Trầần Vũ Th Thịị Giang La Lam 2013 0 NG TỔNG QU ÁT ĐỀ CƯƠ ƯƠNG QUÁ PH ẦN MỞ ĐẦ U PHẦ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Lịch sử vấn đề 3. Mục đích, yêu cầu 4. Phạm vi nghiên cứu 5. Phương pháp nghiên cứu ẦN NỘI DUNG PH PHẦ ƯƠ NG 1 :NH ỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CH CHƯƠ ƯƠNG :NHỮ 1.1 Giới thiệu về thể loại tiểu thuyết trong văn học Nhật Bản 1.2 Cuộc đời và sự nghiệp văn học của Y.kawabata 1.2.1 Đường đời của “người lữ khách u sầu” Y.Kawabata 1.2.2 Văn nghiệp 1.3 Vài nét về tiểu thuyết Ngàn cánh hạc của Kawabata 1.3.1 Xuất xứ 1.3.2 Tóm tắt nội dung tiểu thuyết ƯƠ NG 2: ĐẶ C SẮC VỀ NỘI DUNG CỦA TI ỂU THUY ẾT “NG ÀN CÁNH CH CHƯƠ ƯƠNG ĐẶC TIỂ THUYẾ NGÀ HẠC” 2.1 Các hình ảnh biểu tượng truyền tải ý nghĩa thẩm mĩ 2.1.1 Hình ảnh chiếc khăn thêu ngàn cánh hạc và ý nghĩa nhan đề tác phẩm 2.1.2 Hình ảnh chiếc chén Shino và chiếc bình Shino 2.1.3 Hình ảnh cặp chén Raku, chiếc chén Oribe và Kasatsu 2.1.4 Hình ảnh cái bớt của trà sư Chikako 2.2 Bi kịch tình yêu trong tác phẩm Ngàn cánh hạc 2.3 Tình yêu – phương diện khám phá tận cùng chiều sâu cái đẹp 2.4 Văn hóa Nhật Bản biểu hiện trong tiểu thuyết Ngàn cánh hạc 2.4.1 Biểu hiện của trà đạo trong tác phẩm 2.4.2 Sự tàn lụi của nghệ thuật trà đạo 2.4.3 Sự tiếc nuối và lòng trân trọng trà đạo 2.5 Thông điệp về cái đẹp gửi gắm trong tình yêu và trà đạo 2.6 Tâm hồn Nhật Bản qua tiểu thuyết Ngàn cánh hạc ƯƠ NG 3 : ĐẶ C SẮC VỀ NGH Ệ THU ẬT CỦA TI ỂU THUY ẾT “ NG ÀN CH CHƯƠ ƯƠNG ĐẶC NGHỆ THUẬ TIỂ THUYẾ NGÀ CÁNH HẠC” 3.1 Nghệ thuật tương phản và phép lặp 1 3.1.1 Nghệ thuật tương phản 3.1.2 Phép lặp 3.2 Nghệ thuật tạo dựng đối thoại và độc thoại nội tâm đặc sắc 3.2.1 Nghệ thuật độc thoại nội tâm 3.2.2 Nghệ thuật đối thoại 3.4 Không gian và thời gian nghệ thuật trong tác phẩm 3.4.1 Không gian nghệ thuật trong tác phẩm 3.4.2 Thời gian nghệ thuật trong tác phẩm 3.5.Thi pháp chân không và nghệ thuật chiếc gương soi ẦN KẾT LU ẬN PH PHẦ LUẬ 2 ẦN MỞ ĐẦU PH PHẦ 3 1. Lý do ch chọọn đề tài Nhật Bản là một trong những cường quốc phát triển hàng đầu thế giới mà nhân tố chính làm gốc rễ trung tâm của sự phát triển ấy là con người. Nhật Bản trải qua hai cuộc thế chiến và biết bao gian truân, động đất, thiên tai, vì chính nhân tố con người cần cù, chịu khó, không ngừng sáng tạo đã dựng xây nên một Nhật Bản với những thành tựu rực rỡ như ngày nay nhưng truyền thống dân tộc vẫn được bảo tồn và phát triển, là một cây đại thụ văn hóa trụ vững giữa những làn sóng du nhập hướng ngoại. Giữa nền văn hóa màu mỡ, dồi dào ấy đã vun đắp lên những bậc thầy trong làng văn học thế giới và đỉnh cao là những nhà văn được trao giải Nobel về văn học Y.Kawabata (1968) và tiếp nối là Oe Kenzaburo (1994).Trong thời đại đất nước Việt Nam đang thúc đẩy ngoại giao,“ mở cửa” giao lưu với văn hóa nước ngoài – trong đó có nền văn học Nhật Bản phương đông vừa thân quen nhưng lại rất mới mẻ.chứa đựng nhiều thử thách cho việc tiếp thu và khám phá, điều đó là động lực thúc đẩy chúng tôi tìm đến “miền đất hứa” này. Nói đến văn hóa Nhật Bản người ta không thể không nghĩ đến truyền thống nghi thức trà đạo- một sự kết hợp hoàn mĩ giữa Thiền đạo, Phật giáo và thú thưởng trà tao nhã xuất xứ từ Trung Quốc. Và trà đạo Nhật Bản đã được Y.kawabata tinh tế đưa vào tác phẩm Ng Ngààn cánh hạc bằng những thủ pháp nghệ thuật độc đáo truyền tải cảm xúc trân quý truyền thống của dân tộc nhằm gửi gắm về nỗi lòng của bản thân trước nền văn hóa Nhật đang ngày một đổi thay.Tác phẩm Ng Ngààn cánh hạc chứng tỏ được trình độ bậc thầy của Y.Kawabata bên cạnh Xứ tuy tuyếết, Cố đô khi được vinh danh trước toàn thế giới - đoạt giải Nobel văn học mang đến niềm tự hào vô hạn cho nền văn học xứ hoa anh đào. Nghiên cứu về văn chương Kawabata, người ta nhận thấy được hấp lực mạnh mẽ từ tinh hoa văn hóa dân tộc xứ Phù Tang trong từng ý văn của ông. Nhà triết học Mỹ học Niestzshe từng phát biểu rằng sáng tác của Y.Kawabata là “một cây đại thụ, khi càng vươn lên cao, cành lá càng đâm trổ vào bầu trời thì gốc rễ của nó càng đâm sâu vào lòng đất- mạch ngầm sâu của văn hóa dân tộc” [11;tr.4]. Quả thật như thế,văn chương của Kawabata thoạt nhìn như một viên ngọc thô khó nắm bắt và thưởng thức nhưng càng nhìn càng bắt sáng và ngày một rực rỡ trên bầu trời văn đàn thế giới. Sự tiếp nối và ngợi ca cái đẹp là bài ca muôn thuở của nhân loại và Y.Kawabata đã đóng góp vào bài ca ấy những câu hát mang dấu ấn của riêng ông, như dòng chảy bất tận về cái đẹp mà chúng ta cần lưu giữ, khám phá và phát huy nó. Một tác phẩm đặc sắc như Ng Ngààn cánh hạc được bạn đọc Việt biết đến trong khoảng thời gian khá sớm nhưng không phổ biến rộng rãi (xuất bản lần đầu 1969, Vũ Như Thanh dịch).Tác phẩm hạn chế phổ biển trong thế giới bạn đọc bởi nó hàm chưa nhiều tầng nghĩa và mức độ tiềm ẩn của nó được ví như phần chìm của tảng băng trôi – 4 tương đồng với phương thức truyền đạt của đại văn hào Hemingway phương Tây, và hơn hết, Ng Ngààn cánh hạc không đơn thuần biểu đạt theo tuýp “ ý tại ngôn ngoại” hay gợi mở mà mang tính chất thâm thúy, huyễn hoặc của phương Đông nói chung, Nhật Bản nói riêng. Bởi lẽ tác phẩm ẩn chứa nhiều tầng nghĩa nên thế giới chính mà tác phẩm mở ra không chỉ trên trang giấy phẳng mà là một thế giới trong tâm thức người đọc– nó mang màu sắc thế nào tùy theo từng độc giả. Nếu độc giả là một thanh niên đa tình sẽ tìm thấy chính bản thân mình trong tác phẩm,từ đó thấy thích thú và đam mê, hoặc giả như người đọc là một trung niên hoài cổ thì sẽ cảm nhận được sự mai một của truyền thống và cái đẹp như đang dần thoát li khỏi thực tại… Để tác phẩm thật sự truyền tải được đầy đủ và trọn vẹn đến độc giả không giới hạn qua lăng kính tuổi tác và tri thức, chúng tôi thực hiện đề tài này mong muốn có thể phổ biến sâu rộng hơn Ng Ngààn cánh hạc về cả đặc sắc nội dung lẫn đặc sắc về nghệ thuật, cũng như một mẩu độc đáo của văn hóa Nhật Bản, cố gắng góp một phần sức vào công cuộc giao lưu văn học giữa Việt Nam và các nước bè bạn trên thế giới. 2. Lịch sử vấn đề Khi nói đến văn chương của Y.Kawabata đã có nhiều nhà nghiên cứu Việt Nam nghiên cứu về vấn đề này. Các công trình nghiên cứu với quy mô mức độ khác nhau để mô tả về cuộc đời, sự nghiệp cũng như con đường văn chương của Y.Kawabata. Xuất hiện sớm nhất là các bài nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Văn như: Ch Châân dung Yasunari Kawabata – giải văn chương Nobel 1968 của Đào Hữu Dũng (Tạp chí văn, số n Kawabata (Trong cuốn Văn hóa, văn 90, tháng 6/1969). Trong bài Từ Murasaki đế đến học – từ một góc nhìn, nhà xuất bản Khoa học xã hội, hà Nội, 2002), Hà Thanh Vân đã phát thảo một cái nhìn vừa mang tính tổng quát và cụ thể về Kawabata trong dòng chảy văn học ở Nhật Bản , tóm lược những đặc điểm cơ bản của dòng văn chương Kawabata để mọi người thưởng thức sâu rộng về cách thức sáng tác của ông. Ở một góc nhìn khác, ữa dòng ch ng – Tây đã cho Đào Thị Thu Hằng trong bài Yasunari Kawabata gi giữ chảảy Đô Đông rằng những tác phẩm của Kawabata vừa mang đặc điểm truyền thống phương Đông, vừa đan cài yếu tố phương Tây hiện đại từ đó ta có thể tách biệt hoặc hòa lẫn hai yếu tố Đông -Tây trong công thức pha trộn văn học hết sức hài hòa của Kawabata ,thấy được tầm lớn lao về tư tưởng , cách nhìn thời đại và khả năng hành văn đặc sắc của ông. Bên cạnh đó, bà cũng xuất bản cuốn Văn hóa Nh Nhậật Bản và Yasunari Kawabata (NXB Giáo dục, Hà Nội, 2007), cuốn sách bày tỏ một hướng nghiên cứu mới về Kawabata là gắn sáng tác của nhà văn với văn hóa Nhật Bản để có cái nhìn đối sánh : “với số lượng trên 300 trang in, bao gồm phần chính văn và phụ lục, tác giả công trình đã đặt sáng tác của Kawabata trong dòng chảy văn học Nhật Bản” [12;tr.73], và tác giả cũng lưu ý rằng mục đích chính của công trình là trên cơ sở “ khảo sát Nhật Bản và cái đẹp lấy đó 5 làm nền tảng, (kết hợp với lý thuyết tự sự hiện đại của phương Tây ) để tìm hiểu Nghệ thuật kể chuyện của Yasunari Kawabata qua các bình diện : người kể chuyện, nhân vật, không gian, thời gian…” [7;tr.211].Trong cuốn Văn hóa Nh Nhậật Bản và Yasunari Kawabata này, tác phẩm Ng Ngààn cánh hạc cũng được đặt hướng tiếp cận trong tầm chuyên sâu – có thể nói là công trình nghiên cứu khá vĩ mô, tác giả Đào Thị Thu Hằng đã phân tích cốt truyện và dụng ý nghệ thuật của Kawabata dựa trên phương pháp tiểu sử của chính cuộc đời ông và việc tổng hợp phân tích từ các tác phẩm liên quan do ông sáng tác như Cố đô đô, Xứ tuy tuyếết, Người đẹp say ngủ, Tiếng rền của núi...Tác giả đã đưa ra nhận định sau khi đọc tác phẩm Ng Ngààn cánh hạc: “Cái còn đọng lại trong tâm hồn người đọc không phải là những mưu mô của cô Kurimoto Chikako, thậm chí cũng không phải là tình yêu nồng nàn của bà Ota, đầu tiên là đối với ông Mitani và sau này là đối với con trai ông ta, mà là vẻ đẹp đặc biệt kết hợp với những tách trà và sự hồi tưởng mà mỗi một đồ vật dụng trong nghi lễ trà đạo gợi lên cho những người tham dự” [7 tr.47].Công trình đã khẳng định cho chúng ta thấy được cái tận cùng cốt yếu mà Kawabata muốn truyền đạt không phải là tình yêu của lớp trẻ thời hậu trà đạo mà tình yêu chỉ là phương tiện để truyền đạt hiện thực của trà đạo.Về mặt nghệ thuật, Đào Thị Thu Hằng đưa ra những luận cứ trên cơ sở mục đích để người đọc tìm hiểu rõ hơn về không gian và thời gian nghệ thuật của các tác phẩm, trong đó có Ng Ngààn cánh hạc… dựa trên sự liên hệ mật thiết với dòng thơ truyền thống Haiku. Ngoài ra còn có những công trình nghiên cứu được xuất bản trong vòng những năm gần đây như: Yasunari Kawabata – cu cuộộc đờ đờii và tác ph phẩẩm của Lưu Đức Trung (Bước vào vườn hoa văn học châu Á, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1997)- công trình này được giới chuyên môn đánh giá là chuyên luận đầu tiên nghiên cứu chuyên sâu về Yasunari Kawabata , vừa phát họa cái nhìn cơ bản nhất và cũng đi sâu vào khám phá những biểu hiện tinh tế , sắc nét nhất của văn học Kawabata, Yasunari Kawabata tuy tuyểển tập tác ph phẩẩm (Nxb Lao động & Trung tâm văn hóa và Ngôn ngữ Đông Tây, 2005) cùng cuốn Văn hóa Nh Nhậật Bản và Yasunari Kawabata – Đào Thị Thu Hằng đã bước đầu đưa ra được những nhận xét kiến giải về tài năng nhiều mặt của Y.Kawabata và thế giới nghệ thuật trong tác phẩm của ông [17;tr.6]. Ngoài ra, Nhân dịp kỉ niệm 100 năm ngày sinh của Y.Kawabata (1899-1999) Lưu Đức Trung in trong bài : Thi ph phááp ti tiểểu thuy thuyếết của Y.Kawabata- nh nhàà văn lớn Nh Nhậật Bản (tạp chí Văn học số 9, 1999) ,tác giả đã khẳng định rằng tiểu thuyết của Y.Kawabata mang đầy đủ đặc trưng của mĩ học Thiền- nghệ thuật cần tạo ra sự hài hòa giữa nội tâm và ngoại giới”.Tác giả còn tinh tế nhận ra một điều : “ Y.Kawabata thường miêu tả truyền thống yêu cái đẹp của người Nhật Bản,tạo ra mỹ cảm trong tác phẩm.Người Nhật vốn thích sống thanh cao,biết trọng danh dự, giữ gìn đạo đức khuôn 6 phép.Tâm hồn rộng mở,thích hòa nhập với thiên nhiên.Họ yêu vẻ đẹp từ một phiến đá, một bông hoa trên cạnh, một cảnh tuyết rơi.Họ thích suy ngẫm qua một chén trà, trầm lắng trước cảnh một ngôi chùa cô tịch”[8;tr.24]. Một phong cảnh đẹp hiện diện trong tâm thức người đọc của nơi xa xăm phủ tuyết, của Cố đô trầm lắng, tiếng rền âm vang của núi, nét thanh thoát trong chiếc khăn thêu ngàn cánh hạc gợi cảm đưa ta đến chân trời Mĩ học với nét đẹp thân quen, ngập tràn cảm xúc.Vì thế, nét tương đồng trong văn hóa Việt và Nhật như được liên tưởng gắn kết với nhau và người lữ khách Y.Kawabata đã thật sự hoàn thành chặng đường “tìm kiếm cái đẹp đang bị mất, cứu vớt cái đẹp đang bị tàn phai”, làm sống lại những giây phút thần tiên của suối nguồn văn hóa Nhật Bản trong trái tim bạn đọc khắp thế giới. Từ đó, bạn đọc sẽ có cách nhìn nhận cao cả hơn, nghiêm túc về mảnh đất sinh thành của bản thân. Về mặt tư liệu, trên các diễn đàn, báo điện tử, tạp chí văn học cũng có không ích những tài liệu nói về trình độ bậc thầy trong các sáng tác của Kawabata. Điển hình là bài viết Ti Tiếếp nh nhậận tác ph phẩẩm của Y.Kawabata ở Vi Việệt nam (Hà Văn Lưỡng, Tạp chí khoa học, Đại học Huế, số 54,2009 ) đã tóm lược bao quát được quá trình dịch thuật và ng giới thiệu, nghiên cứu phê bình về tác phẩm Kawabata ở Việt Nam. Bài Bi Biểểu tượ ượng trong ti tiểểu thuy thuyếết của Yasunari Kawabata của Trần Thị Tố Loan có đề cập đến tác phẩm Ng Ngààn cánh hạc thông qua việc lí giải các hình ảnh biểu trưng trong tác phẩm : “ Trong các sáng tác của Kawabata, chiếc gương soi, chiếc đèn lồng, đôi chén Raku, chiếc cốc Shino, chiếc khăn có in hình ngàn cánh hạc, lửa, tuyết, thậm chí là cái bớt đen trên ngực nhân vật... cũng là những biểu tượng nghệ thuật gắn với ý đồ sáng tạo của ông” [19]. Từ đó, bài nghiên cứu giúp chúng tơi tiếp cận bước đầu với ý đồ nghệ thuật của tác giả, vì mang tính bao quát trong việt khảo sát nhiều tác phẩm nên trong bài không đề cập sâu sắc về riêng Ng Ngààn cánh hạc.Cùng với bài đăng của Đức Ninh là Y.Kawabata ngh nghệệ sĩ kỳ công nâng niu cái đẹ đẹpp (tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, số 339, 92012) cùng đi theo hướng phân tích những nét đẹp riêng của từng tiểu thuyết rồi đúc kết lại cái đẹp mĩ miều của người nghệ nhân tài hoa Kawabata có thể tạo hướng tiến sơ lược về cách hành văn của Kawabata trong tiểu thuyết ngàn cánh hạc :“Y.Kawabata hiểu được cái đẹp tinh khiết ấy thật mỏng manh, tan biến nhanh như bong bóng xà phòng, rơi rụng ngay như cánh hoa anh đào đang độ khoe hương sắc rực rỡ nhất”. Tài liệu trên đi sâu vào nghiên cứu khái quát phạm trù cái đẹp do một tay Kawabata kì công tạo dựng giúp ta nhận biết mĩ học Yasunari Kawabata là mỹ học chủ quan dựa trên thực ườ tiễn nghiên cứu các tác phẩm : Vũ nữ Izu, Xứ tuy tuyếết , Ng Ngààn cánh hạc , Ng Ngườ ườii đẹ đẹpp say ng ủ; đồng thời cũng đưa ra được nhận xét tóm lược về thủ pháp dòng ý thức của ngủ Kawabata trong quá trình sáng tác các tác phẩm .nhưng không chuyên sâu vào khám 7 phá nội dung và nghệ thuật từng công trình, điển hình như việc nghiên cứu Ng Ngààn cánh hạc. Ngoài ra, ở Việt Nam cũng có các công trình mang tính khái quát, khách quan về ới bi ng Y.Kawabata. Trong giới hạn tư liệu chúng tôi nghiên cứu được có Th Thếế gi giớ biểểu tượ ượng trong ti tiểểu thuy thuyếết của Y.Kawabta (Lê Thanh Huyền, khóa luận tốt nghiệp Đại học Vinh, 2009) đã làm sáng tỏ được hầu hết thế giới biểu tượng đa dạng trong bộ ba tiểu thuyết “ Xứ tuy tuyếết, Ng Ngààn cánh hạc, Cố đô” : “Biểu tượng trong sáng tác của Kawabata, một mặt, có nguồn gốc từ truyền thống, chịu ảnh hưởng đậm nét của mĩ học Thiền ; mặt khác, là những tìm tòi và sáng tạo mới mẻ của nhà văn.Chúng luôn có mối liên hệ với mẩu gốc biểu tượng văn hóa thế giới, song cũng đồng cũng luôn gợi lên cảm giác mới ườ mẻ và đầy ấn tượng với người đọc”[9;tr.99]. Tiếp đến còn có Y.Kawabata – Ng Ngườ ườii đi tìm cái đẹ đẹpp (Trần Thị Tố Loan, Luận văn Thạc sĩ ngữ văn, Đại học Vinh), bài luận đã ng soi, tạp chí nghiên tiếp bước Nhật Chiêu (Kawabata Yasunari và th thẩẩm mĩ chi chiếếc gươ ương cứu Nhật Bản số 4, 2000) nghiên cứu sâu hơn về cái đẹp trong tác phẩm của Y.Kawabata : “Quan niệm thẩm mĩ của ông bắt nguồn từ truyền thống yêu cái đẹp của con người Nhật bản và ông nâng nó lên thành những quan điểm thẩm mĩ riêng trong thời đại mới – thứ mỹ học mang màu sắc “Y.Kawabata””. Đồng thời bài luận của Trần Thị Tố Loan còn đưa ra được rút kết thẩm mĩ về phương diện đóng góp của ông trong tiến trình văn hóa, văn học: “ Tiếp thu truyền thống mĩ học Nhật một cách thuần thục, cái đẹp gắn với nỗi buồn, thẩm mĩ của chiếc gương soi – mĩ học Thiền ; đưa ra một quan niệm thẩm mĩ tích cực : cái đẹp là sự hài hòa giữa các mặt đối lập: xưa – nay, truyền thống – hiện đại, dân tộc – nhân loại;từ quan niệm mỹ học tiếp thu từ truyền thống dân tộc và nâng nó lên thành quan niệm thẩm mỹ riêng độc đáo,sáng tạo theo quy luật của cái đẹp ”[11;tr.66] .Từ quan niệm nghệ thuật được làm sáng tỏ từ bài viết, ta có thể thấy rõ phương thức sáng tác của Kawabata, Ng Ngààn cánh hạc cũng bao hàm là một tác phẩm chứa đựng cái đẹp mà ông tìm kiếm trong hành trình hơn bốn mươi năm cầm bút, từ đó phát triển tìm hiểu và nghiên cứu sâu hơn về giá trị nội dung của tác phẩm. Bên cạnh đó, chúng tôi còn nghiên cứu khóa luận tốt nghiệp (2005) của Trần Thị Thúy Quỳnh với đề tài Bản sắc Nh Nhậật trong sáng tác của Y.Kawabata, bài luận đã khám phá được sâu vào tâm hồn Nhật Bản thông qua các tác phẩm của Kawabata, trong đó có Ng Ngààn cánh hạc. Cuối cùng, chúng tôi tham khảo Độ Độcc tho thoạại nội tâm trong ti tiểểu thuy thuyếết Y.Kawabata (Trịnh Thị Thủy, Luận văn Thạc sĩ, Vinh, 2010), bài luận tập trung nghiên cứu về phương diện nghệ thuật độc thoại nội tâm trong hầu hết các sáng tác nổi tiếng của Kawabata như Xứ tuy tuyếết, Ng Ngààn cánh hạc, Cố đô đô,, Ti Tiếếng rền của núi… trong đó làm rõ mối quan hệ tương quan giữa độc thoại nội tâm với nội dung tác phẩm, điều đó có nghĩa là nghệ thuật truyền đạt nội dung cũng được sáng tỏ phần nào. Công trình 8 hướng cho chúng tôi biết được nhân vật trong tác phẩm là tuýp nhân vật mang dáng dấp nhân vật tự ý thức, và mỗi nhất cử nhất động trong tác phẩm đều mang ý nghĩa riêng: “Ngoài ra Kawabata còn đặt nhân vật Kikuji và Fumiko vào sự tự ý thức trong việc lựa chọn nên giữ vẻ đẹp của nghi lễ truyền thống hay phủ nhận trà đạo khi nó đã bị các yếu tố phàm tục làm hoen ố được thể hiện qua việc giữ lại hay đập vỡ chiếc chén Shino, chiếc cốc trà đã có hàng trăm năm tuổi, gắn bó với biết bao số phận. Fumiko đập vỡ chén trà, đó là một phán quyết về trà đạo, hoặc giữ nó với vẻ đẹp nguyên thủy hoặc xóa bỏ nó chứ nhất quyết không để bị hoen ố”[17;tr.74]. Bài Nét đặ đặcc sắc trong ti tiểểu thuy thuyếết Y.Kawabata trên Zing Blog từ công trình của Lê Thanh Huyền lại làm rõ nét tương quan đồng điệu giữa hai hình ảnh biểu trưng là “Cố đô và chén trà Shino” , từ đó tạo nên sự liên hệ gần gũi giữa hai tác phẩm Nobel Ng Ngààn cánh hạc và Cố đô trong phạm vi biểu tượng : “Chén trà Shino và Cố đô là hai hình tượng đặc biệt. Đó là dấu ấn đậm nét của một nền văn hóa lâu đời và đặc sắc mang phong cách Đông phương. Nhưng cả hai đều được miêu tả như cái đẹp trong chiều hướng phôi phai, nói đúng hơn là cái đẹp cổ điển đang đứng trước nguy cơ tan vỡ. Nếu chiếc chén Shino là hiện thân của vẻ đẹp thanh tao, trang nhã trong nếp uống trà đã thành một tôn giáo nghệ thuật thì những mối quan hệ, những nhỏ nhen, phàm tục xung quanh nó lại là biểu hiện của một sự suy vi, phai tàn….Vì vậy chén trà Shino hay Cố đô đều là biểu tượng sinh động về hiện trạng của cái đẹp truyền thống Nhật Bản khi lối sống phương Tây du nhập mạnh mẽ ” [19].Tiếp theo, Lê Thanh Huyền nghiên cứu công trình về phương pháp và phong cách xây dựng biểu tượng của Kawabata trong bộ ba tiểu thuyết : Xứ tuy tuyếết, Ng Ngààn cánh hạc, Cố đô đã nêu được các đặc trưng cơ bản nghệ thuật của Kawabata khi tạo dựng các tiểu thuyết này và rút ra được nhận xét rất xác đáng : “Thứ nhất, tiểu thuyết của Kawabata luôn có xu hướng tìm về với truyền thống trong một cảm thức mất mát và suy tàn. Thứ hai, cái chết là một ám ảnh ghê gớm với Kawabata, tiểu thuyết của ông luôn mang màu sắc buồn bã của sự chia ly và niềm tuyệt vọng. Thứ ba, cái đẹp với Kawabata là vũ trụ vĩnh hằng và Nữ tính vĩnh cửu. Vũ trụ là thiên nhiên hoang sơ, tuyệt mĩ và nữ tính vĩnh cửu là ở người con gái. Nhưng đó bao giờ cũng là cái đẹp mong manh và không thể sở hữu. Cái đẹp như một ước vọng không cùng. Thứ tư, tất cả những biểu tượng trong tiểu thuyết Kawabata đều gặp nhau ở sự biểu đạt tâm hồn Nhật Bản: tôn thờ cái Đẹp, hòa hợp tương giao giữa con người - tự nhiên và phát triển trong trạng thái đầy mâu thuẫn trái ngược ” [19].Lê Thanh Huyền qua công trình trên đã bước đầu đưa ra những khảo sát , ước lệ về nguyên lí sáng tạo cái đẹp trong hành trình sáng tác của Kawabata. Với những thông tin công trình trên cung cấp, chúng tôi nhận thấy được 9 sự tương đồng về mặt hình thức nghệ thuật giữa tác phẩm Ng Ngààn cánh hạc và các tác phẩm khác của Y.Kawabata, từ đó có thể thâm nhập sâu hơn vào tư tưởng, dụng ý nghệ thuật trong quá trình sáng tác của ông. Những công trình trên giúp chúng tôi thuận lợi hơn trong việc tiếp cận nghiên cứu đặc sắc nghệ thuật và nội dung của tác phẩm. Công trình nêu trên là những bài mang tính khái quát về tác phẩm của Kawabata mà chúng tôi sưu tầm được. Tuy nhiên, về đề tài của luận văn Ng Ngààn cánh hạc : Tình yêu và tr tràà đạ đạoo trong tác ph phẩẩm Ng Ngààn cánh hạc của Yasunari Kawabata (Sinh viên, đại học Huế, baomuahe2011 blog) cũng có nghiên cứu tường tận về tác phẩm và rút ra kết luận về thông điệp cũa tác phẩm truyền tải đến bạn đọc : “Hãy giữ truyền thống thanh cao đó của người Nhật với vẻ đẹp nguyên thủy, đừng làm nó bị hoen ố” [22].Về mặt nghệ thuật, bài báo có nêu rõ được thi pháp chân không, ý nghĩa nhan đề, các hình ảnh biểu tượng trong tiểu thuyết ngàn cánh hạc, định hướng được những nét nghệ thuật độc đáo mà Kawabata tạo dựng trong tác phẩm. Nhưng suy cho cùng, bài viết vẫn dừng ở mức nghiên cứu sơ khai, nội dung bài nghiên cứu chủ yếu chỉ đi sâu vào hai mảng tình yêu và trà đạo, chưa làm rõ được cái đẹp diệu kỳ kết hợp giữa hai điều ấy ẩn sâu dưới nỗi buồn bao trùm tác phẩm, các luận đề viết về nghệ thuật vẫn còn giới hạn ở mức sơ lược chưa chuyên sâu và ở đề tài luận văn này, chúng tôi sẽ cố gắng làm sáng tỏ điều ấy. ch, yêu cầu 3. Mục đí đích, Nghiên cứu về Ng Ngààn cánh hạc để làm sáng tỏ đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm thông qua các phương pháp nghiên cứu văn học, tra cứu tài liệu, nghiên cứu văn chương tuyển tập Y.Kawabata, để tác phẩm trở nên gần gũi và phổ biến hơn với độc giả Việt Nam. Cụ thể hơn, đầu tiên chúng tôi sẽ đi từ bề rộng đến bề sâu : tìm hiểu về thể loại tiểu thuyết đồng thời giới thiệu về tác giả, tác phẩm . Tiếp đến về mặt nội dung và nghệ thuật, chúng tôi sẽ làm sáng tỏ đặc sắc về nội dung bao gồm bên trong nó là các hình ảnh biểu tượng truyền tải ý nghĩa thẩm mĩ, tình yêu và sự ràng buộc, mối quan hệ giữa các nhân vật, vài khía cạnh của văn hóa Nhật Bản biểu lộ trong tác phẩm từ đó nêu bậc lên tâm hồn Nhật Bản rồi đúc kết đại ý của những vấn đề nội dung tác phẩm. Mặt khác, song hành với nội dung luôn luôn là nghệ thuật - đặc sắc nghệ thuật cũng được diễn đạt sáng tỏ về các khía cạnh nghệ thuật tương phản và phép lặp, cơ sở tạo dựng biểu tượng, nghệ thuật độc thoại nội tâm đặc sắc, không gian và thời gian nghệ thuật trong tác phẩm, nghệ thuật chiếc gương soi, thi pháp chân không. 10 4. Ph ạm vi nghi Phạ nghiêên cứu Về phần văn bản, tác phẩm Ng Ngààn cánh hạc của Y.Kawabata trích dẫn trong bài luận chủ yếu từ cuốn Tuy Tuyểển tập Y.Kawabata của nhà xuất bản Hội nhà văn (Ngô Quý Giang dịch). Y.Kawabata ghi dấu trên văn đàn thế giới với số lượng tác phẩm khá đồ sộ đa dạng..Do hạn chế về thời gian, tư liệu thu thập và giới hạn khuôn khổ bài luận văn nên chúng tôi chỉ trực tiếp nghiên cứu chuyên sâu về phần nội dung và nghệ thuật tác phẩm Ng Ngààn cánh hạc và vài nét sơ lược liên hệ, so sánh và đối chiếu với các tác phẩm khác của Y.Kawabata. ươ ng ph 5. Ph Phươ ương phááp nghi nghiêên cứu Trong luận văn, chúng tôi sử dụng kết hợp nhiều phương pháp khác nhau để thực hiện yêu cầu của đề tài, một số phương pháp chính được sử dụng là : Phương pháp phân tích -tổng hợp: Người viết sử dụng phương pháp phân tích để có thể làm sáng tỏ những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật trong tác phẩm Ng Ngààn cánh hạc của Y.Kawabata.Từ những biểu hiện cụ thể của từng vấn đề nghiên cứu, luận văn sẽ tổng hợp thành những luận điểm, luận cứ mang tính khái quát. Phương pháp tiểu sử : Song hành với việc phân tích – tổng hợp, làm sáng tỏ vấn đề bằng việc đưa tiểu sử “ người thật,việc thật” về cuộc đời của chính tác giả Y.Kawabata để có được sự đồng cảm khách quan nhất, chân thực nhất về tác phẩm. Phương pháp so sánh – đối chiếu: Phương pháp này được sử dụng khi luận văn bước đầu chỉ đưa ra được đặc sắc riêng mà Kawabata tạo dựng trong tiểu thuyết ngàn cánh hạc, kế thừa ý chính và dẫn nhập, so sánh liên hệ với các tác phẩm, với phạm trù văn hóa Nhật Bản,thấy được sự tương phùng đồng điệu của hồn văn Kawabata với những nhà văn khác trên văn đàn thế giới. Phương pháp so sánh lịch sử : Tìm hiểu, nghiên cứu quá trình sáng tác của nhà văn qua các chặng đường phát triển. 11 ẦN NỘI DUNG PH PHẦ 12 ƯƠ NG 1 : NH ỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CH CHƯƠ ƯƠNG NHỮ 1.2 Gi ới thi ật Bản Giớ thiệệu về th thểể lo loạại ti tiểểu thuy thuyếết trong văn học Nh Nhậ ữ văn học định nghĩa :” tiểu thuyết là tác phẩm tự sự cỡ lớn có Từ điển thu thuậật ng ngữ khả năng phản ánh hiện thực đời sống ở mọi giới hạn không gian và thời gian. Tiểu thuyết có thể phản ánh số phận của nhiều cuộc đời , những bức tranh phong tục tập quán , đạo đức xã hội , miêu tả các điều kiện sinh hoạt giai cấp tái hiện nhiều tính cách đa dạng” [6;tr.328].Dĩ nhiên không phải ngẫu nhiên mà tiểu thuyết địa vị trung tâm trong hệ thống các thể loại văn học cận đại, hiện đại, mà nó ó nguồn gốc xuất xứ sâu xa và đang được định dạng trên văn đàn : “Tiểu thuyết là thể loại văn chương duy nhất đang biến chuyển và còn chưa định hình”– M.Bakhtin nhận định. Trong sự đối chiếu và so sánh với các thể loại tự sự khác (ngụ ngôn, anh hùng ca, truyền thuyết ), tiểu thuyết là thể loại có khả năng tổng hợp nhiều nhất khả năng nghệ thuật của các thể loại khác với một phương thức biểu đạt riêng biệt : nhìn cuộc sống từ góc độ đời tư ; tái hiện cuộc sống đậm chất văn xuôi ; xây dựng nhân vật là con người nếm trải thay vì nhân vật hành động ; gia tăng yếu tố ngoài cốt truyện; xóa bỏ khoảng cách trần thuật. Xem xét tiểu thuyết từ các phương diện đó thì Nhật Bản có thể xếp vào những quốc gia có nền tiều thuyết hiện đại đầu tiên trên thế giới. Năm 2000, báo chí Pháp kỉ niệm, sinh nhật 1000 năm tác phẩm “tiểu thuyết đầu tiên của loài người”, một trong những kiệt tác mọi thời đại của nhân loại : Truy Truyệện Genji. Genji monogatari là cuốn tiểu thuyết vĩ đại nhất của nền văn học Nhật Bản, ra đời vào khoảng 1004-1011, của nữ sĩ tài ba Murasaki Shikibu (978 -1014). Truyện được sáng tác vào thời đại Heian bằng chữ viết kana, theo thể loại monogatari (truyện) cổ điển đã có lịch sử phát triển từ 200 năm trước đó của Nhật Bản. Truy Truyệện Genji cùng với văn chương Heian, gồm hai yếu tố “ dân tộc” và “nữ lưu” đã tạo dựng phát huy một nét đẹp huy hoàng chưa từng có trong lịch sử Nhật Bản.Thơ văn “nữ lưu” đỉnh cao là Genji monogatari đã đánh dấu sự có mặt thật sự của một nền văn hóa bản địa xứ Phù Tang trong sức ép ảnh hưởng của văn chương Trung Quốc thời bấy giờ. Kawabata trong Diễn từ Nobel đã khẳng định : “ Thời kỳ Heian đã đặt nền móng cho truyền thống vẻ đẹp Nhật Bản, và trong suốt tám thế kỉ đã ảnh hưởng đến nền văn học Nhật Bản, xác định tính chất của nó., Genji monogatari là đỉnh cao văn xuôi Nhật Bản tất cả mọi thời đại”.[17;tr.973]. Xoay quanh hình tượng nhân vật hoàng tử Genji trong phần chính và Kaoru, người con trai trên danh nghĩa của Genji trong phần thập thiếp cùng mối quan hệ của họ với những người phụ nữ, tác phẩm gồm 54 chương, thuộc một trong những truyện rất lớn về dung lượng, rất phức tạp về nội dung và rất quyến rũ về mặt hình thức 13 trong lịch sử văn học thế giới. Trở thành một hiện tượng có một không hai đối với văn học nhân loại vào thời kỳ trung cổ tiền Phục Hưng: về mặt lịch sử truyện được đánh giá là tiểu thuyết theo nghĩa hiện đại đầu tiên của nhân loại, sớm hơn rất nhiều so với sự ra n Kih đời của tiểu thuyết ở châu Âu với tác phẩm Đô Đôn Kihôôtê của Miguel de Cervantes vào thế kỷ XVI. Theo đó, nhà nghiên cứu N.T Phedorenko nhận xét : “ Genji monogatari của Murasaki là đỉnh cao của văn xuôi dân tộc, là tài sản vô giá của nghệ thuật văn chương Nhật, là mẫu mực ngôn ngữ hoàn chỉnh nhất của thời kỳ cổ điển. Chính trong thiên tiểu thuyết này, ngôn ngữ Nhật với tính biểu cảm phi thường của nó đã đạt tới đỉnh cao, xứng đáng được xếp vào hàng những ngôn ngữ văn học phát triển nhất của thế giới” [10 tr.1047]. Đây là tác phẩm ảnh hưởng rất lớn đến tác phong hành văn sau này của Y.Kawabta. Giai đoạn chuyển tiếp thời kì Heian, Nhật Bản bắt đầu tiến đến thời đại samurai đẫm máu chết chóc, chiến tranh nổ ra liên miên từ thế kỉ 13 đến tận 1868.Văn học hướng vào đề tài võ sĩ đạo, ca ngợi tinh thần cao cả hi sinh thay cho dòng “ nữ lưu” nữ tính, đồng thời hướng về tâm linh màu sắc Thiền học, tĩnh nhưng chất chứa niềm bi cảm, biểu hiện nỗi u huyền trầm lắng.Vào khoảng gần cuối thế kỉ XVII, văn đàn Nhật Bản đón nhận một hiện tượng mới – cuốn tiểu thuyết gây chấn động : Hi Hiếếu sắc nh nhấất ườ n ông đa tình” của Ihara Saikaku (1641-1639). Tác giả này nổi đạ đạii nam tức “ Ng Ngườ ườii đà đàn danh là tiểu thuyết gia bậc nhất thời Edo – thời kỳ văn học được mệnh danh là “ Văn chương phù thế”. Làn sóng văn chương này do tác giả Saikaku dẫn đầu, là văn chương của “ những ngọn sóng trần gian”, chỉ biết đến “ con người tại thế” và quay lưng với quá khứ tôn thờ thần linh.Tiểu thuyết người đàn ông đa tình đã khơi nguồn cho hàng loạt sáng tác “ Phù thế thảo tử” của Saikaku, ảnh hưởng đến thời đại và trở thành linh hồn của thời phục hưng Nhật Bản. Tiểu thuyết Nhật bản sau Saikaku được nhắc đến cùng hai tên tuổi Akinari với “Vầng tr trăăng trong mơ” và Ikaku với “Gót ch châân giang hồ”. Nói đến tác giả này, Ueda Akinari (1734-1809) được biết đến là văn sĩ tài ba nhất của văn xuôi Nhật thế kỉ XVIII. “Vầng trăng trong mưa” là truyện được xây dựng bởi các yếu tố kì ảo hoặc siêu nhiên. Tuy nhiên thế giới nghệ thuật của Akanari không phải là một thế giới ma quai như tác phẩm đình đám “Li Liêêu Trai ch chíí dị” của Trung Quốc, cái ảo của nó chỉ là lớp ảo che đậy sự thật tâm lí của con người.Đó là một thực tại ảo hóa, một không giang được bôi xóa và làm nhòe đi, đánh lạc hướng giác quan quan sát của con người. Học giả Nhật Chiêu đã đánh giá: “Vầng trăng trong mưa được sáng tạo bằng một phong cách văn chương cao nhã và đầy những tưởng tượng mới mẻ dù vẫn tiếp nối dòng mạch văn chương của cái ảo trong truyền thống. Có thể gọi đó là phong cách “ Tân cổ điển” [3;tr.252-253]. 14 Còn một hiện tượng độc đáo ở thời kì này là Tippensha Ikaku (1765-1831), tác giả này thì lại được tôn là người sáng tạo ra những trang văn xuôi đầy ấp tiếng cười, giàu chất hoạt kê nhất trong văn chương Nhật Bản. Thuộc loại sách gọi là Kokkeibon (hoạt kê bản), “Gót ch châân giang hồ” là một tác phẩm ngập tràn tiếng cười và thường được người đời liên tưởng đến cuốn Pickwich Papers (1837) của Dikens. Ngoài những tên tuổi kể trên, những bậc thầy trong làng tiểu thuyết thời Edo còn có : Ejima Kiseki (1667 -1736), Santo Kyoden (1761-1816),Takizawa Bakin (17671848), Sikitei Samba (1775-1922), Ryutei Tanchico (1783-1842), Tamenaga Shumsui (1789-1842).Tác phẩm của họ thường đi vào khai thác đề tài thương nhân sa đọa và chuyện tình buông thả. Vì thế sách của họ bị xếp vào hàng dâm thư, bị chính quyền bấy giờ cấm lưu hành.Theo G.B Sasom : “ Tuy vậy, điều mà các nhà cầm quyền lầm tưởng là suy đồi chỉ đem lại sự vui tươi. Đó là một hiện tượng hiếm trong lịch sử Nhật Bản “ [15;tr.256]. Như vậy, tiểu thuyết Nhật Bản trước 1868 mặc dù còn nhiều điểm giới hạn do tầm nhìn tghời đại nhưng vẫn phong phú đa dạng về số lượng lẫn chất lượng. Song có thể nói những bật tiểu thuyết gia thật sự hoạt động mạnh mẽ nhất nhờ cuộc Duy tân Minh Trị và hệ quả nó mang lại cho văn học. Mảnh đất Nhật Bản vốn màu mỡ nhưng chưa được khai thác tận cùng như được tưới làn nước mát một cách tinh khiết nhất: tư tưởng mới từ phương Tây, để đắm mình trong hơi thở của thời đại. Tuy nhiên, thành trì truyền thống văn hóa Nhật Bản bị xâm lấn quá mạnh, có nguy cơ bị lung lay, và là những nhà văn lỗi lạc, phải có trách nhiệm nhìn nhận và đánh giá nền văn học một cách khách quan nhất. Lớp nhà văn nghiêng về truyền thống phương Đông, lớp hướng ngoại kết hợp tư tưởng Đông Tây, điều đó làm nên một nền văn học Nhật đặc sắc, đa diện. Bước sang thời kì hiện đại hóa văn học, chủ nghĩa hiện thực được hình thành rõ nét với tên tuổi của Tshubouchi Shoyo (1859-1935) cùng tác phẩm “Bản ch chấất của ti tiểểu thuy thuyếết” xuất bản năm 1885. Từ đó nhiều sáng tác cách tân kiểu mới ra đời, khác hẳn với thể loại tiểu thuyết cổ điển trước đây.Sau đó, các trường phái văn học khác lần lược ra đời, trong tác phẩm của họ đã bắt đầu quan tâm đến số phận con người, bi kịch cá nhận, bi quan, thất vọng – một sự cộng hưởng từ văn học Châu Âu đương thời, đồng thời cũng xung đột khó trung hòa với chính luồng văn học châu Âu ấy. Đại biểu cho những trường phái này phải kể đến Kitamura Tokôku (1868-1894), nữ văn sĩ Higuchi Ichiyo (1872-1896), Mori Ogai (1862-1922). Chủ đề ấy trở thành chuyên môn của các tiểu thuyết gia thuở bấy giờ và nó trở đi trở lại mà sáng tác của Kawabata là hiện tượng tiêu biểu. 1.2 Cu Cuộộc đờ đờii và và sự nghi nghiệệp văn học của Y.Kawabata ng đờ ườ 1.2.1 Đườ Đường đờii của “ng ngườ ườii lữ kh kháách u sầu” Y.Kawabata 15 Kawabata (1899-1972) chào đời ở một làng quê gần thành phố Osaka trong một gia đình có người cha là thầy thuốc, gia đình có truyền thống yêu nghệ thuật. Ông sinh thành vào giai đoạn nước Nhật xảy ra nhiều biến cố lớn của cuộc Minh Trị Phục Hưng và bản thân ông cũng trải nghiệm sự tang tóc và đau thương khi những người thân yêu nhất lần lượt từ giã cõi đời. Mồ côi cha mẹ từ năm lên hai tuổi, từ đó ông sống cùng chị và ông bà ngoại, nhưng niềm hạnh phúc nhỏ bé, chút ấm áp tuổi thơ ấy cũng không tồn tại lâu khi bà ngoại và chị cũng lần lượt qua đời. Nỗi đau chưa dừng ở đấy, năm ông mười bốn tuổi, ông ngoại mất, ông đành lên Tokyo sống nhờ gia đình người dì. Vừa côi cúc, lại cô quạnh, ốm yếu, ông chỉ còn biết trông cậy vào năng lực sáng tạo của bản thân, chôn nỗi đau mất mát vào nơi sâu thẳm nhất ở cõi lòng. Điều này thể hiện rõ trong lời Tiến sĩ Anders đọc trong ngày trọng đại 1968 :“nhà văn Nhật Bản Yasunari Kawabata, sinh năm 1899 ở thành phố công nghiệp khá lớn Osaka, nơi cha ông, một bác sĩ có học thức cao và say mê văn chương, hành nghề. Tuy nhiên, từ khi còn nhỏ, ông đã buộc phải xa rời môi trường trưởng thành thuận lợi này sau cái chết bất ngờ của bố mẹ. Là đứa con độc nhất, ông được gửi đến ở với người ông mù lòa và đau yếu ở một vùng quê hẻo lánh. Những mất mát bi kịch này, có ý nghĩa gấp bội khi khi xét đến tình cảm sâu nặng về quan hệ ruột thịt của người Nhật Bản, rõ ràng đã ảnh hưởng đến toàn bộ cái nhìn của Kawabata về cuộc đời và là một trong những lý do khiến ông nghiên cứu giáo lý Phật giáo về sau này”[5]. Năm mười lăm tuổi, Y.Kawabata phải chật vật làm lụng, tự lo miếng ăn cho bản thân. Ông hiểu được những nỗi đau khổ, tủi nhục của một sinh linh sống dưới đáy xã hội.Thời niên thiếu đầy cay đắng và bất hạnh cũng là ngọn nguồn của những nỗi buồn vô định ấn trùm xuyên suốt tác phẩm của ông.. Và điều này đã làm nên Kawabata – một lữ khách u sầu lang thang tìm kiếm chân - thiện – mĩ hiện diện trên đời : "Không bao giờ tôi trút được ám ảnh rằng mình là một người lang thang ưu sầu. Luôn luôn mơ mộng tuy rằng chẳng bao giờ chìm đắm hoàn toàn trong mơ, mà vẫn luôn tỉnh thức giữa khi mơ, từ sau thất bại, tôi chìm vào nỗi buồn- một nỗi buồn ngự trị triền miên trong tâm thức người Nhật chúng tôi. Từ đó trở đi tôi chỉ viết những khúc bi thương!.." [24] .Kawabata cũng yêu thích hội họa, nhưng cuối cùng ông cảm thấy cái nghiệp đích thực lại là hành văn, ông theo đuổi nghiệp ấy nhưng trong sáng tác cảnh vật và con người vẫn hoàn hảo, hữu tình, hữu hình và sống động như bước ra từ trong tranh. Kawabata bắt đầu cầm bút viết văn từ rất sớm với Nhật kí tuổi mười sáu. Qua Nhật kí tuổi mười sáu, ta bắt gặp cậu thiếu niên Kawabata điềm tĩnh và đầy sức thanh xuân. Nhật kí bao gồm mười hai ngày trong tháng 5,năm 1914 và dừng lại một tuần sau khi người ông mất. Tuy nhiên, thời điểm ra đời thật sự của tác phẩm lại là đề tài gây nhiều tranh cãi. Các nhà nghiên cứu, phê bình sau khi xem xét văn phong của tác phẩm cho 16 rằng nó được viết vào chính năm tác giả cho xuất bản 1925. Thế nhưng cho dù Nhật kí tuổi mười sáu được viết chính xác vào năm nào đi chăng nữa, thì nhờ nó, người đọc biết thêm một Kawabata sống giàu tình cảm và do hoàn cảnh đã sớm trưởng thành. Và sau này, tác phẩm đóng một vai trò quan trọng trong sự nghiệp sáng tác văn chương của ông, luôn có trong các tuyển tập quan trọng. Tiếp sau đó là tập Thi hài miêu tả những ngày hấp hối của ông nội, được thai nghén năm 1916 và công bố năm 1945. Năm 1920, ông vào trường đại học Tổng hợp Tôkyô, trước tiên là khoa Anh ngữ, sau chuyển sang khoa Ngữ văn Nhật. Đây cũng là âm hưởng chung trong quá trình "trở về với truyền thống" trong văn nghiệp của Kawabata. Ở tuổi đôi mươi, Kawabata lại đánh mất một người mà ông hết lòng yêu thương, một thiếu nữ ông gọi là Chiyo. Ông đã cùng nàng hứa hôn nhưng khi mọi việc chuẩn bị xong, nàng bất ngờ từ hôn, không một lời giải thích.Trước, ông cũng đã từng có một cuộc tình thời phổ thông, một tình yêu trong sáng với cô bạn cùng lớp mà sau này mối tình ấy còn in dấu đậm nét trong cuộc đời cũng như trong sự nghiệp sáng tác của ông. Ba mươi năm sau, khi hồi tưởng lại mối tình ấy chính ông gọi đó là "cú sốc ngọt ngào". Trong tháng một năm 1916 ông chuyển sang một nhà trọ gần trường trung học cơ sở (tương đương với một trường trung học hiện đại) mà trước đây ông đã đến bằng tàu hỏa. Qua bao cuộc bể dâu của đời, ông gặt hái và tích lũy được nhiều vốn sống, điều đó rất có ý nghĩa cho những sáng tác sau này của Kawabata. Ông thường cho ấn tượng rằng nhân vật của ông đã xây dựng lên một bức tường xung quanh mà di chuyển chúng vào cô lập. Trong một tác phẩm xuất bản năm 1934 Kawabata đã viết: "Tôi cảm thấy như thể tôi chưa bao giờ nắm tay một người phụ nữ trong một cảm giác lãng mạn [...]... luôn là nghệ thuật - đặc sắc nghệ thuật cũng được diễn đạt sáng tỏ về các khía cạnh nghệ thuật tương phản và phép lặp, cơ sở tạo dựng biểu tượng, nghệ thuật độc thoại nội tâm đặc sắc, không gian và thời gian nghệ thuật trong tác phẩm, nghệ thuật chiếc gương soi, thi pháp chân không 10 4 Ph ạm vi nghi Phạ nghiêên cứu Về phần văn bản, tác phẩm Ng Ngààn cánh hạc của Y.Kawabata trích dẫn trong bài luận chủ... về mặt hình thức nghệ thuật giữa tác phẩm Ng Ngààn cánh hạc và các tác phẩm khác của Y.Kawabata, từ đó có thể thâm nhập sâu hơn vào tư tưởng, dụng ý nghệ thuật trong quá trình sáng tác của ông Những công trình trên giúp chúng tôi thuận lợi hơn trong việc tiếp cận nghiên cứu đặc sắc nghệ thuật và nội dung của tác phẩm Công trình nêu trên là những bài mang tính khái quát về tác phẩm của Kawabata mà chúng... mặt nội dung và nghệ thuật, chúng tôi sẽ làm sáng tỏ đặc sắc về nội dung bao gồm bên trong nó là các hình ảnh biểu tượng truyền tải ý nghĩa thẩm mĩ, tình yêu và sự ràng buộc, mối quan hệ giữa các nhân vật, vài khía cạnh của văn hóa Nhật Bản biểu lộ trong tác phẩm từ đó nêu bậc lên tâm hồn Nhật Bản rồi đúc kết đại ý của những vấn đề nội dung tác phẩm Mặt khác, song hành với nội dung luôn luôn là nghệ thuật. .. nhưng vẫn mang đậm dấu ấn sáng tạo của cá nhân và phong khí của thời đại Trong bài viết này, dựa trên cảm hứng từ tác phẩm chính Ng Ngààn cánh hạc và một số tác phẩm đương thời của Kawabata,diễn từ Nobel và một số tiểu luận bàn về cái đẹp, chúng tôi làm sáng tỏ đôi nét về quan niệm thẩm mỹ, lý thuyết sáng tác và đặc sắc nghệ 22 thuật, nội dung của Kawabata dưới lăng kính của một hệ thống mỹ học, đồng thời... phẩm khác của Y.Kawabata ươ ng ph 5 Ph Phươ ương phááp nghi nghiêên cứu Trong luận văn, chúng tôi sử dụng kết hợp nhiều phương pháp khác nhau để thực hiện yêu cầu của đề tài, một số phương pháp chính được sử dụng là : Phương pháp phân tích -tổng hợp: Người viết sử dụng phương pháp phân tích để có thể làm sáng tỏ những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật trong tác phẩm Ng Ngààn cánh hạc của Y.Kawabata. Từ... tập Y.Kawabata của nhà xuất bản Hội nhà văn (Ngô Quý Giang dịch) Y.Kawabata ghi dấu trên văn đàn thế giới với số lượng tác phẩm khá đồ sộ đa dạng Do hạn chế về thời gian, tư liệu thu thập và giới hạn khuôn khổ bài luận văn nên chúng tôi chỉ trực tiếp nghiên cứu chuyên sâu về phần nội dung và nghệ thuật tác phẩm Ng Ngààn cánh hạc và vài nét sơ lược liên hệ, so sánh và đối chiếu với các tác phẩm khác của. .. hồng thêu ngàn cánh hạc trên vai cô gái Chiếc khăn đó là tuy là vật dụng bình thường của Yukiko song nó lại gây sự chú ý đặc biệt của Kikuji Chàng chỉ gặp Yukiko hai lần nhưng mỗi khi nghĩ đến nàng thì hình ảnh chiếc khăn màu hồng thêu ngàn cánh hạc cứ trở đi trở lại trong tâm trí chàng Trong tác phẩm, hình ảnh chiếc khăn màu hồng thêu ngàn cánh hạc xuất hiện mười ba lần ở những không gian và thời gian... khiết của trà càng điểm tô thêm nét đẹp của nghi lễ trà đạo Tuy đó chỉ là một hình ảnh thấp thoáng nhưng cũng đủ nổi bật để làm sống dậy một nghi thức thiêng liêng trong tâm hồn người yêu nghệ thuật 26 Xuất hiện năm 1951, lập tức Ng Ngààn cánh hạc được nhận giải thưởng của Viện Hàn Lâm nghệ thuật Nhật Bản Ng Ngààn cánh hạc, câu chuyện tưởng như chỉ xoay quay hình ảnh tình yêu và chén trà nhưng bên trong. .. ngờ lửa tình bùng lên, bà yêu cái bóng của người cha trên thân xác của người con, cả hai đã yêu nhau và nhiều lần ân ái Xen vào chuyện tình tội lỗi đó là sự ghen tị, luôn tìm cách phá hoại của Chikako và sự phản đối ngầm trong tâm thức của nàng Fumiko về chuyện tình mẹ nàng và con trai tình cũ của bà Kikuji như đắm mình trong tình cảm đằm thắm của Ota và hương thơm của nàng mãi đến lúc chàng phát hiện... giả đã mô tả sự liên hệ yêu - ghét trong tâm hồn của Asako theo cách phân tích của Freud Sáng tác của kawabata luôn thể hiện nét tư duy thẩm mí độc đáo và tâm hồn nghệ thuật xứ hoa anh đào Và trong đó có mảng truyện ngắn.Truyện ngắn của Kawabata ta không thể không nói đến truyện ngắn Cánh tay (1963-1964) Đó là câu chuyện kể về đêm âu yếm của nhân vật tôi với cánh tay của người yêu.Ngay sau khi xuất bản,

Ngày đăng: 05/10/2015, 14:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w