5. Phương pháp nghiên cứu
2.1.4 Hình ảnh cái bớt của trà sư Chikako
2.1.4 2.1.4
2.1.4 HHHHììììnhnhnhnh ảảảảnhnhnhnh ccccááááiiii bbbbớớớớtttt ccccủủủủaaaa trtràtrtrààà ssssưưưư ChikakoChikakoChikakoChikako
Những hình ảnh biểu tượng như “chiếc chén Shino”, “Cặp chén Raku”, “chiếc bình Shino” đều là những tác phẩm nghệ thuật truyền tải ý nghĩa thẩm mĩ về cái đẹp bền vững nhưng cũng mong manh dễ lụi tàn, nghệ thuật trong những món đồ ấy gần như bị giết chết chết bởi thái độ thờ ơ của thế hệ “ hậu trà đạo”.Chiếc khăn thêu ngàn cánh hạc cũng minh chứng cho vẻ đẹp cao quí con người luôn muốn hướng tới.Đặt bên cạnh những biểu tượng giàu chất thẩm mĩ lại là hình mẫu của một “cái bớt đen lông lá”. Nhờ vậy, cái xấu trong hình ảnh biểu tượng “ cái bớt đen” đã đóng vai trò một gam màu tối tôn vinh lên sự rực rỡ của hình ảnh chiếc khăn thêu ngàn cánh hạc- làm tăng độ tương phản giữa cái đẹp và cái phàm phu, giữa cái tốt đẹp và cái xấu xa. Nếu thực sự cái bớt đó chỉ có xấu xa như vẻ ngoài thì sẽ không gây ấn tượng mạnh với độc giả …cái bớt thật sự tượng trưng cho bản chất của Chikako thích gieo rắc nọc đọc, ích kỷ và ham muốn chiếm hữu xuyên suốt tác phẩm đã không ngừng làm Kikuji khó chịu và ngán ngẩm.Chikako dường như là nhân vật nữ duy nhất của Kawabata xấu cả người lẫn nết và có ảnh hưởng quá lớn tới cuộc đời Kikuji [7;tr.146]. Kikuji và Chikako là hai nhân vật trung tâm của thiên tiểu thuyết. Qua cái nhìn của Kikuji thì Chikako Kurimoto là một người đàn bà đã rải chất độc vào trong tâm hồn chàng ngay từ khi Kikuji mới chỉ là một cậu bé không quá chín tuổi : “ Có lẽ dạo chàng mới độ tám, hay chín tuổi thì phải? Một lần cha mang theo chàng đến thăm Chikako và họ gặp cô ta trong phòng điểm tâm. Chiếc kimono của cô ta bỏ ngỏ. Cô ta đang ngồi cắt những sợi lông mọc trên cái bớt nơi ngực bằng một chiếc kéo nhỏ. Cái bớt lớn bằng bàn tay che tới nửa ngực bên trái xuống tuốt đến chỗ trũng giữa hai vú. Mớ lông mọc trên cái bớt màu tím than dường như khá rậm và cô ta đang cắt bớt đi”.[5;tr.503]. Cái bớt này đã phản ánh chân thực cá
tính của nhân vật Chikako và là tình tiết quan trọng để tăng sức gay cất trong tình huống truyện thông qua cách nhìn của nhân vật Kikuji.
Cái bớt của Chikako đã đeo bám trí óc Kikuji,ngay cả khi chàng đã trưởng thành vẫn không thể nào quên và thoát ra khỏi sự ám ảnh đó. Có thể nói cái bớt của Chikako là một hình ảnh mang tính biểu tựợng, đó là hiện thân của sự nhơ nhớp, phàm tục. Cái bớt xấu xí đó cũng như bản chất của Chikako: ghen gét, mưu toan, đố kị.Dòng suy tưởng của Kikuji về cái bớt của Chikako thể hiện thái độ của chàng đối với người phụ nữ này, chàng khó chịu, bực bội hay nói chính xác hơn là kinh tởm Chikako.Ngay từ
khi mới mười tuổi,Kikuji đã bị ám ảnh bởi ý nghĩ “một đứa trẻ được nuôi bằng sữa từ
bầu vú có cái bớt đầy những lông lá như thế kia thì chỉ có thể trở nên một quái vật”
[5;tr.506]. Với một cá tính Nhật Bản vốn ưa chuộng cái đẹp, sự thanh khiết thì sự tồn tại của nó trong thân thể của một người phụ nữ, hơn nữa đó lại là một vị trà sư thì có lẽ không chấp nhận được.Và nếu như cái bớt chỉ dừng lại ở vẻ ngoài xấu xí thì có lẽ Kikuji sẽ dễ dàng chấp nhận nó hơn là sự chối bỏ nó một cách dữ dội như thế.Vì bản thân tính cách của Kurimoto vốn không tốt đẹp gì.Trong buổi trà đạo mở đầu thiên truyện, trước mặt chàng và bà Ota, những người đã từng sở hữu hoặc liên quan đến chiếc chén Oribe, Chikako vẫn mang chiếc chén ra dùng khiến Kikuji chưng hửng trước thái độ thiếu tế nhị của bà [5;tr.517].Trong khi chàng đi vắng,cô ta còn tự ý đến nhà dọn dẹp bếp núc và tổ chức một tiệc trà nho nhỏ rồi mới gọi điện thông báo cho chàng, thái độ tự tiện ấy làm Kikuji càng khó chịu : “Thái độ ngoan cố độc địa đó dường như vươn tới chàng qua đường dây điện thoại. Chàng nghĩ đến cái bớt chiếm nửa bên vú của người đàn bà.Tiếng động của cái chổi nơi tay người đàn bà bỗng trở thành tiếng động của một cái chổi vô hình quét sạch những gì chứa đựng trong đầu chàng và tà áo dài thườn thượt đang lướt dưới hàng hiên tựa như đang chà sát óc chàng.” [5;tr.541].Nhân
vật Chikako như cái bớt đen của chính cô ta cứ bám riết lấy cuộc đời Kikuji, Chikako hiện lên như một kẻ xấu xa và đáng ghê tởm. Biểu hiện của cái bớt không phải đơn thuần là lời lẽ phiến diện trong suy nghĩ của Kikuji mà vì hành động lời nói việc làm của Chikako rất khớp với hình thức cái bớt của cô ta nên suy nghĩ của Kikuji là mang tính chất khẳng định. Và rồi hình ảnh cái bớt của Kurimoto cứ lặp đi, lặp lại trong tác phẩm với một tần số lớn và nó thường xuất hiện trong không gian của trà đạo và cũng thường đồng hiện với hình ảnh đẹp đẽ là người thiếu nữ với chiếc khăn tay thêu ngàn cánh hạc nhà Inamura. Chính cái bớt đó hiển nhiên khiến Chikako có mặc cảm và điều đó càng làm động lực cho cô ta hành động đáng ghê tởm hơn.
Cái bớt của Chikako là một hình ảnh sáng tạo độc đáo, nó không chỉ ám ảnh chàng Kikuji mà nó còn ám ảnh cả người đọc, khiến chúng ta phải suy nghĩ. Phải chăng khi xây dựng hình ảnh cái bớt xấu xí trên thân thể của một trà sư, Kawabata muốn nói về một nền văn hóa trà đạo Nhật Bản đang trên đà suy vi, bị “nhiểm khuẩn” và mất đi những giá trị vốn có.
2.2 2.2
2.22.2 BiBiBiBi kkkkịịịịchchchch ttttììììnhnhnhnh yyyyêêêêuuuu trongtrongtrongtrong ttttáááácccc phphẩphphẩẩẩmmmm NgNgNgNgàààànnnn ccccáááánhnhnhnh hhhhạạạạcccc
Ng Ng
NgNgàààànnnn ccccáánháánhnhnh hhhhạạạạcccc là câu chuyện về những mối tình thanh cao xen lẫn phàm tục. Đó là thực sự là câu chuyện về những mối tình xuyên thế hệ của các nhân vật. Ông Mitani yêu bà Ota. Khi ông mất, bà Ota tìm lại hình bóng ông qua hình ảnh của người con trai là Kikuji, kém bà những hơn hai mươi tuổi.Và con trai ông là Kikuji lại yêu người tình của cha mình. Sau khi bà Ota qua đời, Kikuji lại tìm thấy hình bóng bà Ota
qua hiện thân của người con gái là Fumiko và trong khi đó chàng cũng phần nào dành tình cảm cho cô gái có chiếc khăn thêu in ngàn cánh hạc Yukiko - người con gái của dòng họ Inamura. Cách thuật dòng kể câu chuyện tình lồng vào nhau ấy của Y.Kawabata thật day dứt và sâu lắng khiến người ta đắm chìm vào thế giới tình yêu đa chiều và phức tạp. Cuộc tình ngang trái giữa ông Mitani và bà Ota luôn hiện diện trong ký ức của Kikuji ngay cả khi người cha đã qua đời.Lúc Kikuji và bà Ota yêu nhau, cuộc tình quá vãng ấy luôn ám ảnh người trong cuộc và sợi dây tình vướng víu ấy đã làm cho câu chuyện phức tạp, đa diện hơn. Còn mối tình giữa Kikuji và Fumiko không bao giờ trọn vẹn - tuy có tình cảm với cô nhưng Kikuji lại luôn nhớ về bà Ota qua chiếc chén uống trà Shinô có in vết son môi của bà và trong chàng, hình ảnh Yukiko luôn hiện diện trong tâm trí . Hai tuyến câu chuyện trên đã đan xen, mâu thuẫn giằng xé và phối hợp lẫn nhau tạo nên sức hấp lực của tác phẩm.
Ông Mitani là người trải qua những mối tình khởi nguồn cho mối quan hệ phức tạp giữa các nhân vật sau này. Ông là một nhân vật chỉ xuất hiện rất ít trong tác phẩm nhưng lại có ảnh hưởng rất lớn, dường như ông chi phối cuộc sống của các nhân vật còn lại ngay cả khi còn sống lẫn lúc đã mất. Ông Mitani là một người đã có gia đình, nhưng ngoài mối quan hệ với vợ, ông đã có thêm hai người đàn bà của riêng mình. Đó là bà Ota - vợ của một người bạn và Chikako - một vị trà sư, tất cả đều hết lòng với ông ta. Thứ nhất, mối tình giữa ông Mitani và bà Ota là mối tình tội lỗi nhưng lại nhuốm đầy đam mê. Tội lỗi vì đây là mối quan hệ ngoài vợ chồng. Từ sau khi chồng bà Ota qua đời, ông Mitani có trách nhiệm gìn giữ các vật dụng uống trà của chồng bà Ota sưu tầm. Tình cảm quyến luyến giữa ông Mitani và bà Ota nảy sinh từ đó. Ông Mitani giấu giếm vợ con quan hệ với bà Ota trong một thời gian dài, mãi cho đến khi ông qua đời. Xét về phía bà Ota đây là một tình yêu đam mê mặc dù có tội lỗi. Bà chấp nhận làm người tình của ông Mitani, với niềm hạnh phúc được yêu Mitani đến tận ngày ông nhắm mắt. Chikako lại hạnh phúc và sống với ý nghĩ là người mà ông Mitani yêu thích nhất, dù chuyện tình giữa bà và ông chưa lần nào thực sự bùng cháy và âm ỉ như với Ota. Tình yêu của cả hai người phụ nữ đối với ông Mitani không bao giờ ngừng tắt kể cả khi ông đã qua đời, họ đều cố tìm về quá khứ tình yêu với ông Mitani đã khuất bằng những cách khác nhau. Trong khi Ota khao khát được nhìn thấy con trai người cũ như một chút dư âm còn vang vọng thì ngọn lửa yêu thương trong bà đã bùng cháy, một lần nữa bà rơi vào lưới tình đam mê tội lỗi. Bà đã tìm thấy được hình ảnh của người tình qua chính đứa con trai của ông. Mối tình thứ hai là mối tình giữa ông Mitani và Chikako. Chikako đã từng là một “món đồ chơi” trong tay cha Kikuji trong một thời gian rất ngắn. Cô không được may mắn là người mà ông Mitani yêu thích nhất, ngay từ khi cuộc tình vừa bắt đầu nó đã kết thúc: “Chikako đã từng là một món đồ chơi trong
tay cha Kikuji trong một thời gian rất ngắn. Cô ta không có lí do chính đáng nào để buộc tội bà Ota.Thế mà người ta vẫn có thể tưởng tượng được là cô ta ghét cay ghét đắng người đàn bà đã có diễm phúc ở với cha chàng cho đến ngày ông nhắm mắt”
[5;tr.584]. Với ông Mitani, Chikako chỉ là một “món đồ chơi” nhưng có lẽ Chikako đã dành cho ông Mitani một thứ tình cảm đặc biệt. Chikako cố gắng chiếm đoạt tình yêu từ ông Mitani, bởi vì đó là thứ mà cô ta khao khát nhưng lại không bao giờ có được. Cô ta dùng mọi thủ đọan từ việc làm thân với mẹ của Kikuji rồi trở thành người theo dõi mối tình vụng trộm giữa ông Mitani và bà Ota; sỉ nhục bà Ota bằng những lời nói tàn nhẫn, thậm chí không ngần ngại rải chất độc vào tâm hồn Kikuji. Hơn nữa, Chikako còn tìm mọi cách để chen chân vào cuộc đời của Kikuji bằng việc mai mối cho chàng với cô con gái nhà Inamura.
Trong một buổi họp mặt ở trà đường của Chikako, Bà Ota chỉ muốn gặp Kikuji, con trai của người tình cũ nay đã trưởng thành, để ngỏ lời xin lỗi, nhưng tình yêu đã nảy nở giữa hai nhân vật này.Tình yêu mặn nồng và dữ dội, nó giáng xuống tâm hồn, trước cái bóng của người xưa, Kikuji là con của Mitani - người tình mà bà một thuở yêu say đắm và ngọn lửa đam mê ấy chưa bao giờ lụi tàn, hình ảnh Kikuji gần gũi gần như xúc tác mạnh mẽ vào ngọn lửa ấy,và Ota đã yêu Kikuji. Đối với Kikuji thì Ota luôn xuất hiện như một thoáng chiêm bao nhưng hương thơm và sự dịu dàng của bà chính là hiện thân của tình yêu tuyệt đối, xuyên thế hệ, xuyên kiếp người. Tình yêu của bà Ota và Kikuji là một tình yêu đam mê, tội lỗi vì các mối quan hệ ràng buộc của xã hội không cho phép, nói cách khách đó là một thứ tình yêu vô luân. Nhưng ngọn lửa tình yêu là thế, càng cố dập tắt nó càng bùng lên mạnh mẽ và khát khao được yêu như chiếm hữu cả thân xác và lí trí : Kikuji và Ota yêu nhau và ân ái cùng nhau. Dù mọi người nói tình yêu không có sai hoặc đúng nhưng tôn ti trật tự cũng như đạo đức lễ nghĩa vẫn trên hết : sự chỉ trích trong một xã hội Nhật Bản vẫn nặng về lễ giáo phong kiến nhắm vào, bà Ota không thể thoát khỏi những mặc cảm tội lỗi mà mình đã gây ra, không thể thoát được miệng lưỡi của người đời. Ota cũng như Eva, sau khi phạm cấm, tất phải đọa đầy , phải hối hận, mặc cảm, tội lỗi đến cùng cực, rồi tất cả những dằn vặt ấy đẩy nàng vào cái chết. Tất cả được xây dựng như một bi kịch cổ điển Shakespeare, nhưng vô cùng thanh thoát như vòng luân hồi bể khổ, bến mê của nhà Phật : “Liệu có phải bà Ota chết vì không gột bỏ được mặc cảm tội lỗi? Hay vì tình yêu dằn vặt, bà đã thấy là không kiềm chế được? Tình yêu hay tội lỗi đã giết người đàn bà? Suốt tuần qua Kikuji đã quay quắt với vấn đề này.Bây giờ đây, khi chàng quì gối với đôi mắt nhắm nghiền trước mớ tro tàn, hình ảnh người đàn bà không đến với tâm trí chàng ; nhưng sự nồng nàng của bà ta vây bọc lấy chàng, làm chàng ngây ngất trong hương thơm của sự nồng nàn đó.Một sự kiện lạ lùng, nhưng đến từ người đàn bà, dường như lại rất tự nhiên. Và mặc
dù sự nồng nàn của người đàn bà vây bủa chàng, cái cảm giác đó dường như thuộc về thính giác, một cái gì đó gần với âm nhạc, hơn là thuộc về xúc giác” [5;tr.568]. Ota chết đi, nhưng mùi hương nàng vẫn còn đọng lại. Mùi hương hay xúc cảm còn đọng lại trong tâm trí đều xuất phát từ một tình yêu mang đậm sắc dục, nhưng đi sâu đến tận cùng đó vẫn là tình yêu. Kikuji ngậm ngùi day dứt với một mùi hương, mùi hương mà chỉ có những ngòi bút tuyệt vời của Kawabata mới tìm thấy chữ, dù đôi lúc chính Kikuji cũng mặc cảm tội lỗi về chính tình yêu của bản thân dành cho Ota : “sự mong mỏi vào những lúc như vậy có thể làm cho chàng suýt run lên và còn sự say đắm hòa lẫn nỗi sợ sệt, như tỉnh ngộ từ một tội lỗi” [5;tr.588].Thế nhưng trong phút chốc mặc cảm tội lỗi ấy vẫn bị niềm đam mê một thuở cuốn đi, cả tình yêu và mặc cảm sống trọn vẹn với nhau nhưng không thể hài hòa khiến Kikuji tha thiết không thể dứt : “Cái gì đã biến mình thành một tội phạm?” [5;tr.588]. Chàng cũng hiểu rõ điều đó, vì tình yêu là nguồn gốc của sự rối bời trong tâm trí chàng, dù xưa nay bản chất tình yêu vẫn là vô tội. Một Ota bằng xương thịt, nàng thật như thân xác, nàng thật như hương trà, nàng thật như đắm say, nàng thật như tình yêu xuyên cõi chết. Kikuji đã yêu nàng và Kikuji tiếp tục sống những giây phút thần tiên của nhục cảm với hương nàng, cho đến ngày chàng nhận thấy mùi hương ấy không chỉ là mộng ảo, mà còn hiện hữu trên tấm thân người con gái của nàng: Fumiko. Và đúng như ước muốn của Ota, Kikuji tiếp bước con đường cũ nàng đã đi: chàng yêu người con gái qua hình ảnh người mẹ. Cái chết tồn tại không phải là một mặt đối lập với cuộc sống mà nó là một phần của cuộc sống, chết chưa hẳn là hết, mà nhiều khi chỉ là khởi hành. Kawabata rõ hơn ai hết về cái chết sau mỗi tác phẩm: Ota đã hoàn tất "tác phẩm" của cuộc đời mình, đã đi trọn cuộc tình xuyên thế hệ: