Không gian nghệ thuật trong tác phẩm

Một phần của tài liệu đặc sắc nội dung và nghệ thuật trong ngàn cánh hạc của y.kawabata (Trang 69 - 71)

5. Phương pháp nghiên cứu

3.4.1 Không gian nghệ thuật trong tác phẩm

3.4

3.43.4 KhKhKhKhôôôôngngngng giangian vgiangianvvvàààà ththththờờờờiiii giangian nghgiangiannghnghnghệệệệ thuthuthuthuậậậậtttt trongtrong ttttátrongtrong ááácccc phphphphẩẩẩẩmmmm 3.4.1

3.4.1

3.4.13.4.1 KhKhKhKhôôôôngng gianngnggiangiangian nghnghnghnghệệệệ thuthuậthuthuậậậtttt trongtrongtrongtrong ttttáácccc pháá phphphẩẩẩẩmmmm

Theo Từ điển thuật ngữ văn học không gian nghệ thuật là : “ Hình thức bên trong của hình tượng nghệ thuật, sự miêu tả, trần thuật trong nghệ thuật bao giờ cũng xuất phát từ điểm nhìn diễn ra trong một trường nhìn nhất định… không gian nghệ thuật gắn với cảm thụ về không gian nên mang tính chủ quan, ngoài không gian vật thể

có không gian tâm tưởng.Do vậy không gian nghệ thuật có tính độc lập tương đối, không quy được vào không gian địa lý” [8;tr.109].Các nhà nghiên cứu (Lê Bá Hán…) cho rằng không gian nghệ thuật trong tác phẩm văn học có tác dụng mô hình hóa …Không gian nghệ thuật chẳng những cho thấy cấu trúc nội tại của tác phẩm văn học, các ngôn ngữ tượng trưng mà còn cho thấy quan niệm về thế giới, chiều sâu cảm thụ của tác giả. Điều này thật đúng với Kawabata.Không gian nghệ thuật kể chuyện của Kawabata đã mang phong cách riêng với những không gian biểu tượng mang đậm nét phương Đông.Điển hình như hình ảnh căn phòng nơi diễn ra bữa tiệc trà ở màng bắt đầu tác phẩm : “Chàng nhìn vào trong nhà.Phòng chính khá rộng, khoảng độ tám thước

vuông.Dù vậy, khách đến quỳ xung quanh phòng khá đông.Dường như chỉ toàn khách đàn bà, những người đàn bà mặc Kimono màu sáng” [5;tr.509]. Trà thất được thiết kế

khá trang trọng và rộng, điều này không phù hợp với những buổi tiệc trà truyền thống Nhật bản, trà thất khi ấy bố trí đơn giản và nhỏ nhắn, để không gian thanh tịnh và ấm cúng cho trà khách thưởng thức. Túp lều nơi cha chàng tổ chức buổi tiệc trà cũng là một trong những không gian nghệ thuật gây chú ý của tác phẩm, từng là một túp lều bị Kikuji bỏ mặc hoang sơ :“chàng đóng cửa túp lều từ ngày mẹ chàng mất. Người tớ gái giúp việc cho gia đình chàng từ thời cha chàng thường mở cửa lều cho thoáng khí mỗi năm độ vài lần” [5;tr.539].Không gian trà thất bị bỏ hoang cho thấy nghệ thuật trà đạo

cũng “ giậm chân tại chỗ”, bị mai một, không được lớp trẻ mảy may chú ý đến. Mặc khác, túp lều bỗng may mắn được chàng nhớ đến nhờ sự xuất hiện của người con gái nhà Inamura : “Chàng cảm thấy như hương thơm con gái của nàng còn vương vấn

trong túp lều và chàng đã nuôi ý muốn trở lại thăm túp lều vào lúc nửa đêm”[5;tr.548].Không gian nghệ thuật cũng song hành với thời gian nghệ thuật qua

cách miêu tả của Kawabata trong cái ngày chàng biết mình sẽ mất bà Ota vĩnh viễn, không gian ấy gắn với tâm trạng ưu tư ẩn uất đau buồn của chàng : “Chàng trông thấy mặt trời về chiều như chàng đã từng trông thấy thế sau đêm trải qua với bà Ota : vầng mặt trời hiện lên sau dãy cửa sổ xe lửa, phía sau lùm cây ngôi đền Homonji. Vầng mặt trời dường như sắp rơi xuống trên những cành cây. Lùm cây trở nên đen xạm”[5;tr.564].Cảnh vật soi chiếu tâm hồn con người, cảnh lùm cây trở nên tối màu

cũng như hiện thực tình yêu giữa chàng và bà Ota đã đi đến hồi kết, không còn chút hi vọng.Tuy nhiên trong phúc chốc, không gian tâm tưởng của Kikuji xuất hiện hình ảnh quen thuộc thanh tẩy mặc cảm tội lỗi trong chàng, làm nó vơi nhẹ đi phần nào, hình ảnh ấy thuộc về thế chủ quan của nhân vật : “Bầy hạc trắng in trên chiếc khăn choàng của

cô gái nhà Inamura bay ngang qua vầng mặt trời chiều và chúng vẫn còn ngự trị trong mắt chàng”[5;tr.564]. Đến đây, có thể nói không đời thực trong tiểu thuyết Kawabata

thức của nhân vật cũng tựa như câu “ Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Phong

cảnh đẹp hay xấu, vui hay buồn phụ thuộc vào tâm trạng nhân vật.Ở tác phẩm, người kể chuyện chỉ đóng vai trò như một họa sĩ vẽ phong cảnh, cây cọ,đôi tay thuộc về anh ta nhưng tâm trạng và nhãn quan lại thuộc về nhân vật.

Vì thế, trong tác phẩm NgNgNgNgàààànnnn ccccáááánhnhnhnh hhhhạạcccc, không gian nghệ thuật nổi trội nhất là không gian tâm tưởng.Có rất nhiều không gian liên quan đến tâm trạng con người. Trong tác phẩm gia đình Kikuji bị Chikako “ám” khi chàng còn là một cậu bé và cứ sợ mỗi khi xuất hiện của cô ta, chàng thấy không gian xung quanh dường như cũng trở nên xấu xí, ảm đạm,dù đó là một không gian miêu tả qua người kể chuyện nhưng độc giả cũng nhận thấy rõ nó đã được soi chiếu bằng tâm tư của nhân vật. Trên đường từ sở làm về, khi biết Kurimoto đã tự ý sắp xếp một buổi trà đạo nho nhỏ trong nhà mình, Kikuji đã thấy không gian xung quanh mình xấu xí và ảm đạm, chật vật như mớ suy nghĩ trong đầu chàng :“khách bộ hành qua lại thưa thớt một cách khác thường.Con phố im lìm và

hoang vắng. Những chiếc xe lửa đông người, chàng cảm thấy con đường bên dưới như đang nổi trôi bồng bềnh trong cái khoảng khắc chiều tà xa lạ, tựa hồ như lạc lõng về đây từ phương chời xa xôi nào” [5;tr.542] Và “ khi chàng nhìn vào bóng tối dày đặc của cây bạch lựu, bỗng dưng chàng liên tưởng tới cái bớt của Chikako.Chàng lắc đầu. Tia nắng cuối cùng của buổi chiều tà khắc lên những phiến đá trong phòng cây dưới phòng khách”[5;tr.546]. Mặc dù đó là không gian thực nhưng được khúc xạ qua tâm

tưởng nhân vật không gian đó sẽ trở thành không gian tâm lí của nhân vật. Khác với không gian bối cảnh, không gian do thiên nhiên, xã hội, con người tạo ra thì không gian tâm tưởng lại hoàn toàn phụ thuộc vào tâm trạng nhân vật. Có thể hiểu nôm na, không gian bối cảnh về thiên nhiên “thiên tạo” còn không gian tâm tưởng lại hoàn toàn “ nhân tạo”.Trong tác phẩm của Kawabata, người kể chuyện miêu tả không gian tâm tưởng lại chính là bằng con mắt của nhân vật, phụ thuộc vào dòng ý thức của nhân vật. Vẫn hết sức tự nhiên như đối với không gian hiện tại, không gian trong miền suy tưởng của nhân vật, khung cảnh qua lời miêu tả của người kể chuyện ảnh hưởng rất nhiều từ nhãn quan của chính nhân vật ấy. Mọi góc nhìn của độc giả hướng tới đều thông qua cách nhìn và xúc cảm của nhân vật chủ đạo ấy, trong tiểu thuyết ngàn cánh hạc là Kikuji. Không gian tâm tưởng trong tiểu thuyết Kawabata dù “ hướng ra thế giới bên ngoài “ hay “ xuất hiện nhờ những dòng hồi ức triền miên của nhân vật” thì cũng đều rất rộng lớn, hầu như không gợi lên nét chung và không mang tính cố định .

Một phần của tài liệu đặc sắc nội dung và nghệ thuật trong ngàn cánh hạc của y.kawabata (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)