1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tìm hiểu đặc điểm nội dung và nghệ thuật trong thơ Bùi Văn Dị

96 968 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 96
Dung lượng 197,07 KB

Nội dung

MỤC LỤCMỤC LỤC1MỞ ĐẦU11.Lý do chọn đề tài11.1.Lý do khoa học11.2.Lý do thực tiễn12.Lịch sử vấn đề24.Đối tượng nghiên cứu, phạm vi tư liệu nghiên cứu75.Phương pháp nghiên cứu86.Bố cục luận văn8NỘI DUNG9CHƯƠNG 1:9TIỀN ĐỀ LỊCH SỬ VÀ SỰ NGHIỆP VĂN CHƯƠNG9BÙI VĂN DỊ91.1.Tiền đề lịch sử91.1.1.Kinh tế chính trị91.1.2Văn hóa141.1.3.Văn học151.2.Cuộc đời và sự nghiệp Bùi Văn Dị181.2.1.Cuộc đời và sự nghiệp chính trị181.2.2.Sự nghiệp văn chương23Tiểu kết chương 1:28CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG THƠ BÙI VĂN DỊ292.1.Tâm sự trung quân “ưu quốc”292.1.1.Nỗi thẹn “quốc ân vị báo”302.1.2.Ca ngợi con người362.1.3.Khát vọng đất nước độc lập, thái bình372.2.Chân dung tâm hồn thi sĩ472.2.1.Tình yêu thiên nhiên482.2.2.Tình cảm riêng tư542.2.3.Nỗi niềm hoài cổ và tâm sự cô đơn57CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT THƠ BÙI VĂN DỊ643.1.Thể thơ643.1.1.Luật thi653.1.2.Cổ phong703.2.Nghệ thuật đối723.3.Ngôn ngữ thơ763.3.1.Điển cố763.3.2.Từ láy82Tiểu kết chương 3:873.4.Thơ kỷ sự và việc mở rộng chức năng của thơ ca88KẾT LUẬN88

Trang 1

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

1.1 Lý do khoa học 1

1.2 Lý do thực tiễn 1

2 Lịch sử vấn đề 2

4 Đối tượng nghiên cứu, phạm vi tư liệu nghiên cứu 7

5 Phương pháp nghiên cứu 8

6 Bố cục luận văn 8

NỘI DUNG 9

CHƯƠNG 1: 9

TIỀN ĐỀ LỊCH SỬ VÀ SỰ NGHIỆP VĂN CHƯƠNG 9

BÙI VĂN DỊ 9

1.1 Tiền đề lịch sử 9

1.1.1 Kinh tế - chính trị 9

1.1.2 Văn hóa 14

1.1.3.Văn học 15

1.2 Cuộc đời và sự nghiệp Bùi Văn Dị 18

1.2.1 Cuộc đời và sự nghiệp chính trị 18

1.2.2 Sự nghiệp văn chương 23

Tiểu kết chương 1: 28

CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG THƠ BÙI VĂN DỊ 29

2.1 Tâm sự trung quân “ưu quốc” 29

2.1.1 Nỗi thẹn “quốc ân vị báo” 30

2.1.2 Ca ngợi con người 36

Trang 2

2.1.3 Khát vọng đất nước độc lập, thái bình 37

2.2 Chân dung tâm hồn thi sĩ 47

2.2.1 Tình yêu thiên nhiên 48

2.2.2 Tình cảm riêng tư 54

2.2.3 Nỗi niềm hoài cổ và tâm sự cô đơn 57

CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT THƠ BÙI VĂN DỊ 64

3.1 Thể thơ 64

3.1.1 Luật thi 65

3.1.2 Cổ phong 70

3.2 Nghệ thuật đối 72

3.3 Ngôn ngữ thơ 76

3.3.1 Điển cố 76

3.3.2 Từ láy 82

Tiểu kết chương 3: 87

3.4 Thơ kỷ sự và việc mở rộng chức năng của thơ ca 88

KẾT LUẬN 88

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Tác giả văn học là người sáng tạo ra những giá trị văn học, là người đưa

ra ý kiến, quan điểm của mình về cuộc đời thông qua những văn bản ngôn từ,đặc biệt là tác phẩm văn học Vì vậy, việc nghiên cứu về các tác giả và tácphẩm của họ là vô cùng quan trọng, nhất là những tác giả và tác phẩm vănhọc chưa được phổ biến rộng rãi

Thơ văn nửa sau thế kỉ XIX có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong tiếntrình văn học Việt Nam Các tác gia đã làm cho văn học nửa sau thế kỷ XIXhiện lên một cách phong phú, đa dạng và chân thực Bên cạnh những tên tuổinhư Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Xuân Ôn, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xươngcòn có rất nhiều những tác gia khác Ở luận văn này, chúng tôi sẽ đề cập đếnmột trong những tác giả ấy, đó là nhà thơ Bùi Văn Dị

Bùi Văn Dị thường được biết đến là một vị quan thanh liêm, chính trực,hết lòng vì nước, vì dân, nhưng đồng thời cũng là một nhà thơ yêu nước nửasau thế kỷ XIX – thời kỳ đầy biến động của dân tộc Số lượng tác phẩm BùiVăn Dị tương đối lớn (gần 600 bài) trong khi mới chỉ được nghiên cứu ở mức

độ khái quát ngắn gọn hoặc đi vào cụ thể từng tập thơ mà chưa bao quát đượctoàn bộ hệ thống tác phẩm Vì vậy, việc nghiên cứu nội dung và nghệ thuậttrong thơ ông sẽ có nhiều đóng góp vào sự nghiệp nghiên cứu văn học trungđại nước nhà, cho thấy rõ sự phong phú của kho tàng văn học nghệ thuật dântộc

1.2 Lý do thực tiễn

Trong chương trình Ngữ văn các cấp, văn học yêu nước có vai trò vôcùng quan trọng Bộ phận văn học này góp phần nuôi dưỡng tinh thần yêunước, yêu hòa bình cho học sinh

Thơ Bùi Dị chưa được đưa vào chương trình của các cấp học nhưng việctìm hiểu thơ ông sẽ tạo nên một nguồn kiến thức mới Đề tài này sẽ góp phần

Trang 4

tìm hiểu đặc điểm nội dung và nghệ thuật trong thơ Bùi Văn Dị để bổ sungthêm nguồn tư liệu bổ ích cho việc so sánh, đối chiếu với các tác giả, tácphẩm đồng đại và lịch đại đã được đưa vào nhà trường.

2. Lịch sử vấn đề

Các công trình nghiên cứu về Bùi Văn Dị được chia thành hai nhóm cơbản sau:

2.1 Công trình giới thiệu tác giả và văn bản thơ Bùi Văn Dị

Công trình của các học giả:

Năm 1962, trong sách Lược truyện các tác gia Việt Nam, Tập 1: Tác gia các sách Hán Nôm [5], Trần Văn Giáp giới thiệu Bùi Văn Dị sinh năm 1931

nhưng không rõ năm mất; tóm tắt ngắn gọn sự nghiệp chính trị và nêu tên 6

tập thơ: Du Hiên tùng bút, Du Hiên thi thảo, Vạn lý hành ngâm, Tốn Am thi sao, Trĩ Chu thù xướng tập Đến năm 1984, ông giới thiệu các trước tác của Bùi Văn Dị trong cuốn Tìm hiểu kho sách Hán Nôm Việt Nam [6].

Năm 1981, trong cuốn Văn học yêu nước và cách mạng Hà Nam Ninh

[11], Nguyễn Văn Huyền giới thiệu sơ lược về cuộc đời Bùi Văn Dị và tuyển

dịch, giới thiệu 17 bài thơ trong tập Du hiên thi thảo và 4 bài trong tập Tốn

Am thi sao Đến năm 1993, trong cuốn Tổng tập văn học Việt Nam, tập 17

[12], ông tiếp tục giới thiệu sơ lược về tiểu sử Bùi Văn Dị (sinh năm 1831,

không rõ năm mất) và phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ 10 bài trong Du Hiên thi thảo và 1 bài trong Tốn Am thi sao.

Năm 1993, trong Di sản Hán Nôm Việt Nam – thư mục đề yếu [25], Trần

Nghĩa và Francois Gros đã giới thiệu về Bùi Văn Dị với các bút danh cùngsáng tác của ông

Cũng trong năm này, cuốn Thơ đi sứ do Phạm Thiều và Đào Bình

Phương đã giới thiệu tên tự, tên hiệu và quê quán của Bùi Văn Dị, đồng thờituyển dịch 6 bài thơ được làm trong thời gian đi sứ

Năm 1997, Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam (In lần thứ tư) [32],

Nguyễn Quang Thắng, Nguyễn Bá Thế nói Bùi Dị, cũng gọi là Bùi Văn Dị,

Trang 5

sinh năm 1832, không rõ năm mất, khái quát về tên tự tên hiệu và sự nghiệplàm quan Tác giả dẫn bài thơ “Nhị nguyệt, thập cửu, nhị thập liên nhật quanquân dữ tha giao chiến” (Liền hai ngày 19 và 20 tháng hai, quan quân giao

chiến với địch) của tập Du Hiên thi thảo.

Năm 2002, trong cuốn Tên tự, tên hiệu các tác gia Hán Nôm Việt Nam

[23], Trịnh Khắc Mạnh giới thiệu về tên tự và tên hiệu của Bùi Văn Dị: ÂnNiên, Châu Giang, Du Hiên, Hải Nông và Tốn Am Trong phần giới thiệu vềtên hiệu Tốn Am, Trịnh Khắc Mạnh nêu vài nét về các giai đoạn làm quan và

tên 7 tập thơ do Bùi Văn Dị sáng tác (Du hiên thi thảo, Du hiên thi tự, Du hiên thi, Du hiên tùng bút, Đại châu sứ bộ xướng thù, Tốn Am thi sao, Vạn lý hành ngâm), ông tham gia biên soạn sách Trĩ Chu thù xướng tập và bình

phẩm trong cuốn Giá viên toàn tập; liệt kê 8 tên sách có tác phẩm của Bùi

Văn Dị (Biểu chiếu phú hợp tuyển, Cử nghiệp thi tập, Chư danh gia thi, Chư

đề mặc, Danh thần bút lục, Quốc triều danh nhân mặc ngân, Thi ca tạp biên, Thi thảo tạp biên)

Năm 1995, trong cuốn Bùi Văn Dị - Nhà thơ yêu nước thế kỉ XIX [13], Nguyễn Văn Huyền phiên âm, dịch nghĩa và dịch thơ 40 bài thơ trong tập Tốn

Am thi sao, 9 bài trong tập Vạn lý hành ngâm, 22 bài trong tập Du hiên thi thảo Đây có thể được coi là công trình tương đối hoàn chỉnh đầu tiên về cuộc

đời và thơ của Bùi Văn Dị

Năm 2004, Từ điển văn học [8] đã giới thiệu khái quát về con người và

tên các tập thơ của Bùi Văn Dị

Các luận văn:

Năm 2010, trong luận văn Thạc sĩ Khảo cứu văn bản “Du hiên thi thảo” của Bùi Văn Dị [4], Phạm Thị Gái, đã giới thiệu về cuộc đời và sự nghiệp Bùi Văn Dị, đồng thời tuyển chọn, phiên âm, dịch nghĩa 32 bài thơ trong Du hiên thi thảo.

Năm 2013, trong luận văn Thạc sĩ Khảo sát văn bản và nghiên cứu giá trị “Tốn Am thi sao” của Bùi Văn Dị [38], Nguyễn Văn Trung đã giới thiệu

Trang 6

về cuộc đời và sự nghiệp Bùi Văn Dị, đồng thời phiên âm, dịch nghĩa 26 bàicủa tập thơ này.

Năm 2014, trong luận văn Thạc sĩ Khảo sát văn bản và nghiên cứu giá trị tập thơ “Vạn lý hành ngâm” của Bùi Văn Dị [10], Nguyễn Thị Thúy

Hương, đã giới thiệu về cuộc đời và sự nghiệp Bùi Văn Dị, đồng thời phiên

âm và dịch nghĩa 31 của tập thơ

Năm 2014, trong luận văn Thạc sĩ Khảo cứu văn bản “Trĩ Chu thù xướng tập” của Bùi Văn Dị [37], Nguyễn Thị Thư đã giới thiệu về cuộc đời

và sự nghiệp Bùi Văn Dị, đồng thời phiên âm, dịch nghĩa 24 bài thơ trong tậpnày

Trong các luận văn này, ngoài việc nghiên cứu cuộc đời và sự nghiệpBùi Văn Dị, các tác giả còn lựa chọn thiện bản các tập thơ Việc lựa chọnthiện bản của một tác phẩm văn học có ý nghĩa rất lớn và đặc biệt có ích đốivới hoạt động nghiên cứu nội dung và nghệ thuật của tác phẩm đó

Công trình của các học giả:

Năm 1993, cuốn Thơ đi sứ [35] đánh giá cao thơ văn Bùi Văn Dị, khẳng

định “Thơ Bùi Văn Dị làm khi đi sứ tiêu biểu cho tâm sự của một số sĩ phulúc bây giờ Đó là tâm sự buồn u ẩn trong khi nước mất mà mình bất lực…Thơ Bùi Văn Dị giàu cảm xúc Nhiều bài độc đáo về mặt diễn tả”

Năm 1995, trong cuốn Bùi Văn Dị - Nhà thơ yêu nước thế kỉ XIX [13]

Nguyễn Văn Huyền đã nhận xét rằng: ông có một “cuộc đời hiển hách nhưngcũng trĩu ưu tư, sầu muộn; một năng lực thi ca uẩn súc và tài hoa”[tr10] Giáo

sư sử học Đinh Xuân Lâm cũng nhận xét về “Những bài thơ sáng tác trongthời gian ra Bắc tham gia chống Pháp thể hiện tình yêu nước thiết tha, nỗiquan hoài lớn lao trước thời cuộc và quyết tâm sắt đá của văn thân họ Bùimuốn đóng góp cho công cuộc bảo vệ độc lập dân tộc” [tr6] Trần Lê Vănkhông ngần ngại nói: “Thơ Bùi Văn Dị là một hợp lưu trong dòng văn họcyêu nước Đó cũng là một cây đàn có nhiều cung bậc phong phú Có dáng

Trang 7

mây bay, có tiếng suối chảy, có giọng bình văn dịu êm, có tiếng gươm khuahùng tráng Có tiếng phẫn nộ với kẻ thù, có lời âm thầm tự trách Có vần thơtâm sự với non sông, có vần thơ thủ thỉ xót thương với người bạn đời đãkhuất…” [tr38] Tuy Lý quận vương Vi Dã lão nhân từng nhận xét về tập thơ

bao trùm cả đời thơ Bùi Văn Dị (Tốn Am thi sao) rằng: “ý thơ trầm lắng mà

sâu xa, tiết tháo uất kết mà uyển chuyển, ngôn từ chặt chẽ mà trong sáng,khoáng đạt So với cổ nhân cũng không thua kém mấy” [tr47] Ngay cả Nhịphẩm Tú chính đại phu Nghê Mậu Lễ, người Trung Quốc, cũng phải công

nhận tài năng văn chương của ông khi tiếp xúc với tập Vạn lý hành ngâm: “…

thơ gửi ý sâu, lời ra thật khéo Tất cả điều đó đều do bản tính mà ra, tuyệtkhông tơ hào tô điểm Điều mà người ta bảo là không cầu kỳ một chữ mà vẫntoát vẻ phong lưu là vậy chăng? Song đây mới chỉ là nhìn một cái đốm màthôi Nếu như được xem cả con báo thì mới thấy hết vẻ hoa lệ Lại cũngkhông dám dùng ngôn từ mỹ miều mà tán dương đâu” [tr79] Ngoài ra, thơBùi Văn Dị còn nhận được nhiều lời khen ngợi từ nhiều người khác như vua

Tự Đức, Bùi Hữu Tạo, Dương Ân Thọ…

Năm 2004, trong cuốn Từ điển văn học [8], Đỗ Đức Hiểu đã trích lời

nhận xét của Nguyễn Huệ Chi về thơ Bùi Văn Dị: “Trong thơ Bùi Văn Dị,con người chức năng phận vị không hề trùm lấp con người thi nhân…thơ ôngvọng lên âm ba của cuộc sống thật Chất liệu của thơ là những tình huống rất

cụ thể, do ông trải nghiệm Có thể đấy là những hiện tượng thời sự xã hội khácập nhật nhưng đều thông qua cả xúc của một tâm trạng nên trở thành tiếngnói của riêng ông” Nguyễn Huệ Chi kể đến một số đối tượng được đưa vàothơ Bùi Văn Dị như cảnh lụt, trường thi, cảnh đêm khuya, cảnh chiến trận,niềm vui chiến thắng v.v… Ông nói thêm: “Tâm thế thời đại khiến cho thơBùi Văn Dị mang một âm hưởng trầm buồn, hiếm hoi lắm mới có một niềmvui bất chợt”

Luận văn:

Trang 8

Năm 2010, Phạm Thị Gái, trong luận văn Thạc sĩ Khảo cứu văn bản

“Du hiên thi thảo” của Bùi Văn Dị, đã giới thiệu cuộc đời và sự nghiệp văn

chương Bùi Văn Dị, đồng thời nghiên cứu cụ thể giá trị nội dung và nghệthuật của tập thơ

Năm 2013, Nguyễn Văn Trung, trong luận văn Thạc sĩ Khảo sát văn bản

và nghiên cứu giá trị “Tốn Am thi sao” của Bùi Văn Dị, đã giới thiệu về cuộc

đời và sự nghiệp văn chương Bùi Văn Dị, đồng thời công trình cũng nghiên

cứu giá trị nội dung và nghệ thuật của Tốn Am thi sao.

Năm 2014, Nguyễn Thị Thúy Hương, trong luận văn Thạc sĩ Khảo sát văn bản và nghiên cứu giá trị tập thơ “Vạn lý hành ngâm” của Bùi Văn Dị,

đã giới thiệu về cuộc đời và sự nghiệp văn chương Bùi Văn Dị, đồng thời

công trình nghiên cứu cụ thể giá trị nội dung và nghệ thuật của Vạn lý hành ngâm.

Năm 2014, Nguyễn Thị Thư, trong luận văn Thạc sĩ Khảo cứu văn bản

“Trĩ Chu thù xướng tập” của Bùi Văn Dị, đã giới thiệu về cuộc đời và sự

nghiệp văn chương Bùi Văn Dị, đồng thời có tìm hiểu cụ thể nội dung vànghệ thuật của tập thơ

Tổng hợp các công trình nghiên cứu trên đây, chúng tôi thấy rằng, cónhiều công trình đề cập đến Bùi Văn Dị nhưng chỉ dừng lại ở việc giới thiệutên, quê quán, ngay cả năm sinh năm mất cũng chưa rõ ràng, không thốngnhất; giới thiệu tên một số tập thơ, văn Số lượng công trình nghiên cứu giá trịthơ văn ông không nhiều và chủ yếu ở chuyên ngành Hán Nôm, hơn nữa đều

ở mức lẻ tẻ từng tập thơ chứ chưa bao quát được toàn bộ sự nghiệp vănchương của ông

Có thể khẳng định, đề tài Nghiên cứu đặc điểm nội dung và nghệ thuật thơ Bùi Văn Dị là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách tổng thể về

đặc điểm nội dung và nghệ thuật thơ Bùi Văn Dị

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Trang 9

Thông qua việc nghiên cứu nội dung và nghệ thuật thơ Bùi Văn Dị,luận văn góp phần khẳng định vai trò, vị trí của thơ Bùi Văn Dị trong văn họcnửa sau thế kỷ XIX và trong toàn bộ nền văn học dân tộc.

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Khảo sát, thống kê, phân loại, phân tích những vấn đề về nộidung chủ yếu và những đặc sắc về nghệ thuật trong thơ Bùi Văn Dị

- Tiến hành so sánh ở mức độ nhất định về đặc điểm nội dung vànghệ thuật trong thơ Bùi Văn Dị với đặc điểm nội dung và nghệ thuật trongthơ của các nhà thơ khác để thấy được nét riêng của tác giả

- Đưa ra những đánh giá khách quan về giá trị về thơ của Bùi Văn

Dị đối với nền văn học dân tộc nói chung và thời kỳ văn học trung đại ViệtNam nói riêng thông qua những bài thơ đã được phiên dịch

4. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi tư liệu nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

- Những đặc điểm về nội dung phản ánh và hình thức nghệ thuậtđược sử dụng trong thơ Bùi Văn Dị

- Một số vấn đề về cuộc đời của Bùi Văn Dị, nhất là những yếu tốảnh hưởng đến quan niệm sáng tác của ông

4.2 Phạm vi tư liệu nghiên cứu

Chúng tôi kết hợp phần văn bản trong các tài liệu sau:

71 văn bản thơ trích dịch từ Tốn Am thi sao, Vạn lý hành ngâm, Du hiên thi thảo trong tài liệu số 13.

6 văn bản thơ trích dịch từ các tập thơ làm khi đi sứ trong tài liệu số 35

32 văn bản thơ được trích dịch từ Du hiên thi thảo trong tài liệu số 4.

26 văn bản thơ được trích dịch từ Tốn Am thi sao trong tài liệu số 38.

31 văn bản thơ được trích dịch từ Vạn lý hành ngâm trong tài liệu số 10.

21 văn bản thơ được trích dịch từ Trĩ Chu thù xướng tập trong tài liệu số

37

Trang 10

Trong năm tài liệu này, có những văn bản trùng nhau, sau khi thống kê,chúng tôi tổng hợp được 133 văn bản Đây chính là số lượng văn bản chúngtôi sử dụng để nghiên cứu đặc điểm nội dung và nghệ thuật thơ Bùi Văn Dị.

5 Phương pháp nghiên cứu

Căn cứ vào mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn,chúng tôi chủ yếu sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau:

5.1 Phương pháp phân tích tác phẩm văn học:

Phân tích đặc điểm về nội dung và nghệ thuật trong thơ Bùi Văn Dị

5.2 Phương pháp văn học sử:

Đặt Bùi Văn Dị và tác phẩm của ông vào bối cảnh lịch sử của xã hộiViệt Nam nửa sau thế kỷ XIX để hiểu được tư tưởng, quan niệm của ôngtrong thơ và trong cuộc sống, qua đó hiểu được vị trí của ông trong lịch sử vàtrong nền văn học dân tộc

5.3 Phương pháp so sánh văn học:

Tiến hành so sánh những đặc điểm về nội dung và nghệ thuật trong thơBùi Văn Dị với những đặc điểm về nội dung và nghệ thuật trong thơ của cáctác giả khác thời trung đại, từ đó thấy được nét riêng của nhà thơ

5.4 Thao tác thống kê, phân loại

Chúng tôi sử dụng phương pháp trong một số trường hợp cụ thể khi cầnkhảo sát một đặc điểm nào đó về nội dung hoặc nghệ thuật của thơ Bùi VănDị

6 Bố cục luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, nội dung chính củaluận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Tiền đề lịch sử và sự nghiệp văn chương Bùi Văn Dị

Chương 2: Đặc điểm nội dung thơ Bùi Văn Dị

Chương 3: Đặc điểm nghệ thuật thơ Bùi Văn Dị

Trang 12

NỘI DUNG CHƯƠNG 1:

TIỀN ĐỀ LỊCH SỬ VÀ SỰ NGHIỆP VĂN CHƯƠNG

BÙI VĂN DỊ 1.1 Tiền đề lịch sử

Nửa sau thế kỷ XIX là giai đoạn diễn ra đầy những biến động lớn vềmọi mặt Chính trị, kinh tế, văn hóa thời kỳ này gắn liền với cuộc chiến tranhxâm lược của thực dân Pháp và cuộc chiến đấu anh dũng chống kẻ thù, điềunày ảnh hưởng sâu sắc đến nền văn học của dân tộc

1.1.1 Kinh tế - chính trị

a) Chính trị

Nửa cuối thế kỷ XIX, dưới sự thống trị của nhà nước phong kiến, đấtnước ngày càng trở nên lạc hậu xo với xu thế chung của thời đại đồng thời trởthành mục tiêu của các đế quốc phương Tây Ngày mùng 1 tháng 9 năm 1858,Pháp nổ súng đánh chiếm bán đảo Sơn Trà, chính thức mở màn xâm lượcViệt Nam Triều đình cử Nguyễn Tri Phương chỉ huy kháng chiến, huy độngnhân dân thực hiện kế sách “vườn không nhà trống”, gây cho Pháp nhiều khókhăn và bước đầu thất bại Tháng 2 năm 1859, liên quân Pháp và Tây BanNha chiếm được thành Gia Định nhưng gặp phải sử chống đối kịch liệt củanhân dân nên chúng buộc phải phá hủy thành và rút xuống thuyền Lúc này,thực dân Pháp cũng đang bị sa lầy ở các chiến trường Italia, Trung Hoa… nênkhông thể viện trợ cho chiến trường ở Việt Nam Pháp rơi vào cảnh tiến thoáilưỡng nan Tranh thủ cơ hội này, nhân dân tiếp tục chống phá quân giặc đếntận tháng 7 năm 1860 Giữa lúc phong trào kháng chiến của nhân dân dângcao, triều đình lại chuyển từ thế quyết tâm chống trả sang vừa thương thuyếtvừa đánh cầm chừng, đồng thời quyết định ký Hiệp ước Nhâm Tuất(05/06/1862) Đến năm 1867, sáu tỉnh Nam kỳ đã rơi vào tay giặc

Ngay sau khi chiếm được Nam Kỳ, Pháp âm mưu xâm lược Bắc Kỳ.Ngày 20 tháng 11 năm 1873, Garnier kéo quân ra Bắc, chiếm thành Hà Nội

Trang 13

nhưng đến tháng 12 thì bị Lưu Vĩnh Phúc tiêu diệt Lúc này, cục diện chiếntranh thay đổi có lợi cho ta, nhưng triều đình nhà Nguyễn lại bỏ lỡ cơ hội tiêudiệt giặc, ra lệnh bãi binh, giải tán các đội dân binh để thương lượng với Pháp

kí Hiệp ước Giáp Tuất (15/03/1874) Pháp nghiễm nhiên thoát khỏi thế bị tiêudiệt Đây là Hiệp ước bất bình đẳng thứ hai mà nhà Nguyễn ký với thực dânPháp, thừa nhận chủ quyền sáu tỉnh Nam Kỳ thuộc về Pháp, nền ngoại giaonước ta cũng lệ thuộc vào đường lối ngoại giao của nước Pháp Hiệp ước mộtlần nữa chứng tỏ thái độ nhu nhược của triều đình nhà Nguyễn, đi ngược lạilợi ích của nhân dân Điều này dẫn đến việc ngày càng xuất hiện những phongtrào đấu tranh ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ

Năm 1876, chuyến đi sứ nhà Thanh đầu tiên diễn ra kể từ khi kí Hiệpước Giáp Tuất năm 1874, do Bùi Văn Dị dẫn đầu sứ đoàn Cần nói thêm, từlâu Pháp đã luôn nung nấu ý định xâm lược Trung Quốc Vì vậy, cuộc đi sứlần này gây ra rất nhiều tranh luận, liên quan trực tiếp đến vấn đề chính trịgiữa nước ta, Pháp và Trung Hoa Ngày 19 tháng 7 năm 1876, Rheinart (viênchức người Pháp đại diện cho chính quyền bảo hộ ở Trung Kỳ, điều hành việccai trị) viết: “Sứ bộ sắp đi Trung Hoa năm nay sang bên đó không phải chỉ đểchúc mừng Thiên tử mới, mà còn để dâng những cống phẩm mà quốc vương

An Nam phải nộp cho Trung Hoa ba năm một lần, với tư cách là nước chưhầu” [14, tr151], tức là, theo Rheinart, nước ta lúc bấy giờ tuy danh nghĩa làmột nước độc lập nhưng thực tế vẫn là nước chư hầu của Trung Hoa Ngày 27tháng 9 năm 1876, Kergaradec (Tổng Lãnh sự Pháp ở Bắc Kỳ) lại nêu quanđiểm khác: “Theo lời người ta nói với tôi, đây là sứ bộ mà triều đình Huế cửsang Trung Hoa ba năm một lần, theo một thông lệ từ xưa, và không có tínhchất đặc biệt nào khác Có thể tin đó là sự thật, vì những người được cử đi đều

là quan chức cấp thấp” [14, tr151] Khi nói chuyện với Bùi Văn Dị,Kergaradec cũng biết thêm rằng sau khi hoàn thành nhiệm vụ, Bùi Văn Dịvẫn phải đến thăm đại sứ Pháp nếu được sự đồng ý của các quan chức TrungHoa được giao việc tiếp ông Có thể thấy, quân Pháp có phần lo ngại về

Trang 14

chuyến đi này bởi chúng nghi ngờ triều đình Huế cử người đi sứ để cầu việnchính quyền Trung Hoa giúp Việt Nam chống Pháp Dù lo lắng nhưng chúngkhông thể ngăn cản Rheinart buộc phải coi như sứ bộ không thực hiện nhiệm

vụ nào khác ngoài việc Bùi Văn Dị cùng với phái đoàn mang theo “nhữngcống phẩm ít giá trị (30 thanh quế, 3 cân gỗ trầm, 1 sừng tê, 1 cặp ngà voi và

100 xấp lụa), sứ bộ phải dâng hai bức thư, một thư để dâng cống phẩm và mộtthư để tạ ơn về việc Trung Hoa đã giúp Việt Nam chống Lý Dương Tài” [14,tr153] Tuy nhiên tên này cũng không khẳng định mục đích của sứ đoàn chỉ

có vậy Người Pháp coi chính sách đi sứ này là cách mà Việt Nam gắn chặtmối quan hệ giữa nước chư hầu và thượng quốc Nếu mối quan hệ này cànggắn chặt thì âm mưu chiếm Trung Quốc của chúng sẽ hoàn toàn thất bại.Nhưng trong thực tế, việc đi sứ nhà Thanh chỉ thể hiện quan hệ bang giaomang tính truyền thống giữa nước ta và Trung Quốc, thậm chí Tự Đức còn tỏ

ra khá xa lánh nước láng giềng Thư từ trao đổi chỉ là hình thức, đặc biệt làkhông hề đề cập đến các hoạt động của người Pháp Mặt khác, lúc này ởTrung Quốc cũng diễn ra nhiều cuộc nổi loạn, không có thời gian quan tâmđến Việt Nam; hơn nữa, họ không được thông tin về Việt Nam vì đường liênlạc giữa hai nước bị quân Thái Bình Thiên quốc cắt đứt, đồng thời chínhquyền Tự Đức cũng không hề muốn cung cấp thông tin cho họ

Từ sau Hiệp định năm 1874, thực dân Pháp ra sức tiến hành âm mưuchiếm toàn bộ Việt Nam Tháng 4 năm 1882, địch đã nổ súng, thành Hà Nộithất thủ Tháng 5 năm 1883, dưới sự trợ giúp của quân đội Trung Hoa, quânPháp bị ta giáng một đòn nặng nề ở Cầu Giấy, Rivière và nhiều quan lính bịgiết Chiến thắng này có tác dụng cổ vũ tinh thần rất lớn đối với nhân dân.Khâm sai Phó Kinh lược sứ Bắc Kỳ Bùi Văn Dị khi đang ở chiến trường Ninh

Thái, nghe tin đã rất sung sướng, tự hào: Nhĩ thủy hà ưu bất cách hiều/ Thăng Long vượng khí vị hoàn tiêu (Lo gì sông Nhị chẳng lột được da lũ cú vọ/

Vượng khí Thăng Long chưa hẳn đã tiêu tan hết) Trước đó, vào cuối tháng 3,Bùi Văn Dị cũng đã chỉ huy quân đánh phá đồn địch bên bờ sông Hồng thành

Trang 15

công Ngày 19 tháng 7 năm 1883, vua Tự Đức mất, Tôn Thất Thuyết vàNguyễn Văn Tường đưa Hiệp Hòa lên ngôi Nhưng vị vua trẻ chủ trương hòabình này lại bị hai quan phụ chính ép uống thuốc độc mà chết Hoàng tử KiếnPhúc được đưa lên thay Pháp chiếm Thuận Hóa rồi quyết định đánh thẳngvào Huế, áp đặt Hiệp ước Hác – măng ngày 25 tháng 8 năm 1883 buộc triềuđình công nhận Nam Kỳ là thuộc địa, Bắc Kỳ là đất bảo hộ của Pháp, cònTrung Kỳ, chúng đưa Đồng Khánh lên ngôi, quản lý dưới sự điều khiển củaPháp Vấn đề ngoại giao, quân sự và kinh tế đều do Pháp nắm giữ Lúc này,Pháp chính thức biến Việt Nam thành một nước thuộc địa nửa phong kiến.Ngày 6 tháng 6 năm 1884, Pháp ký Hiệp ước Pa – tơ – nốt với triều đình Huế,khẳng định sự thành công của thực dân Pháp trong việc xâm lược Việt Nam.Lúc này, trong triều đình phân thành hai phe chủ chiến và chủ hòa, trong đóđứng đầu phe chủ chiến là Tôn Thất Thuyết Tháng 8, vua Hàm Nghi lên ngôi

đã ra Chiếu Cần Vương, kêu gọi nhân dân cùng vua cứu nước Từ năm 1885đến 1913, các phong trào Cần Vương, khởi nghĩa Yên Thế và phong tràochống Pháp của đồng bào miền núi liên tiếp diễn ra, gây cho Pháp nhiều phennáo loạn, quyền thế lung lay nhưng cuối cùng đều thất bại Pháp tiến hành đợtkhai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897-1914)

Các phong trào khởi nghĩa bị Pháp đàn áp hết sức dã man, lần lượt tan

rã nhưng không thể dập tắt lòng yêu nước của dân tộc ta Bùi Văn Dị cũngluôn nung nấu tinh thần yêu nước, khát vọng đánh đuổi quân thù

b) Kinh tế

Trước khi thực dân Pháp xâm lược, kinh tế nước ta chủ yếu vẫn là nềnkinh tế nông nghiệp lạc hậu, quan hệ phong kiến bóc lột lại càng làm cho nềnkinh tế không có những tiến bộ lớn Bên cạnh đó, thủ công nghiệp và thươngnghiệp lại có những bước tiến đáng kể nhưng cũng chỉ nhằm giải quyết cácnhu cầu về xây dựng, giao thông, sản xuất những sản phẩm thiết yếu cho triềuđình và dân cư Các cơ sở khai thác khoáng sản của nhà nước cũng chỉ dùngcác phương pháp thủ công

Trang 16

Kể từ khi Pháp xâm lược, nền công nghiệp chính thức xuất hiện ở nước

ta Pháp cho xây dựng các cơ sở công nghiệp nhằm phục vụ chiến tranh ởViệt Nam và nhu cầu đời sống cho quân đội Pháp Năm 1864, họ cho xâydựng đầu tiên – nhà máy đóng tàu Ba Son ở Hải Phòng Năm 1867, họ tiếptục xây dựng một số cơ sở chế biến, nhà máy cưa; năm 1874, lập hãng rượubia và mở một số cơ sở sản xuất ở khu vực Sài Gòn; năm 1876, xây dựng nhàmáy kéo sợi Từ năm 1870 đến 1885, thực dân Pháp liên tục xây dựng tới 200xưởng xay xát lúa gạo nhằm vơ vét nguồn lương thực để xuất khẩu

Năm 1876, Tự Đức cho phép xuất khẩu gạo, tình hình thương nghiệptốt, giá gạo ngày càng tăng Pháp tuyên bố “Bắc Kỳ có thừa mứa gạo” [14,tr320] nên người Trung Hoa đã đi khắp Bắc Kỳ để mua gạo trực tiếp từ ngườisản xuất Nhưng cũng chính điều này đã gây ra hiện tượng đói kém ở nhiềunơi thuộc vùng Trung Kỳ và Nam Kỳ Như vậy, có thể thấy hiện thực trớ trêulúc này: gạo xuất khẩu nhiều nhưng dân chúng thì vẫn đói Hơn nữa, việc mởrộng ngoại thương đã giúp người Hoa tăng cường dân số lên đến 5000 người

ở Hải Phòng Họ tự do buôn bán, một số người còn du nhập một số lượng lớntiền giả vào Bắc Kỳ

Từ khi chiếm được cả Bắc Kỳ, thực dân Pháp lập tức thực hiện âm mưucủa mình Trong khi thương nghiệp nằm trong tay người Hoa, việc vậnchuyển đường biển của Anh và Đức thì thực dân Pháp tập trung khai thác các

mỏ khoáng sản ở Bắc Kỳ, đây là mối lợi rất lớn của chúng

Toàn bộ nền kinh tế nước ta thời kỳ này đều nằm trong tay của kẻ xâmlược Điều này tiết lộ rõ ràng sự bất lực về mặt kinh tế của triều đình nhàNguyễn

1.1.2 Văn hóa

Xã hội Việt Nam sau cuộc xâm lược của thực dân Pháp chính thức bắtđầu chuyển sang xã hội thực dân nửa phong kiến, gia nhập vào hệ thống thuộcđịa của chủ nghĩa đế quốc Thực dân Pháp một mặt tiến hành vơ vét kinh tế,một mặt lại tìm cách phá vỡ những truyền thống văn hóa nước ta, hạn chế

Trang 17

những ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc Hơn nữa, chúng còn duy trìnhững mặt hạn chế của chế độ phong kiến cũ, kết hợp với những cặn bã củavăn minh phương Tây để tạo nên một xã hội nửa Tây nửa Tàu, dựng lên một

xã hội lai căng nhằm dễ cai trị Văn hóa phương Tây du nhập vào Việt Namtheo bước chân của kẻ xâm lược nên gặp phải không ít khó khăn Lúc này, hainền văn hóa Đông và Tây có sự giao tranh theo hướng lấn át của văn hóaphương Tây

Điều kiện in và xuất bản phát triển hơn nhưng chất lượng và tầm ảnhhưởng của sản phẩm này ít đặc sắc, thậm chí có phần kém hơn giai đoạntrước Tầng lớp phong kiến có ý thức thúc đẩy các hoạt động văn hóa nhưngđây lại là thế lực tiêu cực nên văn hóa cũng không có gì khởi sắc

Nho giáo vẫn giữ vị trí làm quốc giáo, coi Khổng, Mạnh, Trình, Chu lànhững vị thánh Sự tôn sùng Nho học đến mức bảo thủ đã dẫn đến những hạnchế trong giáo dục, thi cử Học trò đi thi chỉ cần học thuộc một số đoạn cầnthiết, có sẵn, đến khi thi chế biến lại đoạn đó Tự Đức có ý muốn thay đổibằng cách đưa ra đề thi mang tính thời sự nhưng cũng không cải thiện đượctình hình

Nho giáo là quốc giáo nhưng ở giai đoạn này, Phật giáo, Đạo giáo vàmột số tín ngưỡng khác cũng rất phát triển Các vị tướng trước khi ra trậnthường được vua sai người bói xem thế nào Bùi Văn Dị trên đường đi sứ haytrong thời gian chống Pháp, khi đến đền thờ nào cũng cầu cho đất nước đượcđộc lập, thái bình Tuy nhiên, việc bói toán, dựa vào việc cầu đảo không chỉdừng lại ở đó mà tiến đến mực cực đoan, khi bệnh dịch hoành hành, nhà nướckhông lo tìm cách chạy chữa mà lại lập đàn cúng tế Tình trạng này trở nên rấtphổ biến dẫn đến rất nhiều người cho rằng mọi thứ đều nằm ở hai chữ “mệnhtrời”

Vào giai đoạn này, thực dân Pháp bên cạnh đánh chiếm thuộc địa, thựcdân Pháp cũng chú ý đến vấn đề văn hóa Chúng mở trường cho trẻ em và đào

tạo tay sai Chúng cho phát hành rộng rãi tờ Gia Định báo để phổ biến chính

Trang 18

sách cai trị mà chúng thực hiện Ngoài ra, chúng ý định thay thế chữ Hánbằng hệ thống ngôn ngữ Latinh nhưng bị phản đối gay gắt.

Trong khi thực dân Pháp ra sức tác động vào đời sống văn hóa tư tưởngViệt Nam thì một số sĩ phu như Nguyễn Trường Tộ và Nguyễn Lộ Trạch đãđưa ra hàng loạt những cải cách xã hội nhưng tiếc rằng không có nhiều tácdụng, thậm chí còn bị triều đình quên lãng

Có thể thấy, cuối thế kỷ XIX, con người một mặt muốn đổi mới, mộtmặt lại trở về với những suy nghĩ cổ hủ trước kia khiến cho đời sống văn hóatuy có nhiều tác động nhưng vẫn dậm chân tại chỗ Điều này ảnh hưởng rấtlớn đối với sự phát triển của văn học

1.1.3.Văn học

Văn học cuối thế kỷ XIX kế thừa truyền thống văn học ở những giaiđoạn trước, nhưng do đặt trong hoàn cảnh thời chiến nên có những nét độcđáo, riêng biệt

Có thể nói, chưa bao giờ lực lượng sáng tác lại sôi nổi, đông đúc nhưgiai đoạn này với đủ các tầng lớp xã hội, nhưng chủ yếu là thành phần nho sĩ

Họ sáng tác dưới sự ảnh hưởng của hệ tư tưởng Nho giáo Đặc biệt, văn học

có sự xuất hiện của đội ngũ nhà thơ trào phúng và những tác giả sáng tác bằngchữ quốc ngữ vào những năm cuối thế kỷ

Nửa cuối thế kỷ XIX, văn học yêu nước chống Pháp trở thành bộ phậnchủ lưu chi phối đời sống văn học của cả nước Khác với văn học giai đoạntrước, văn học giai đoạn này nổi bật lên chính là tính chất thời sự của nó Vănhọc trở thành tấm gương phản chiếu cuộc chiến tranh đầy bi thương đó Conngười trong văn học vì thế cũng không còn là những tài tử giai nhân đối đầulại những khuôn khổ khắt khe của Nho giáo như Kim Trọng – Thúy Kiều,không phải anh hùng tung hoành ngang dọc, cũng không phải công tử say sưavới “chí nam nhi” mà là những con người yêu nước chống Pháp, họ chiến đấu

và hi sinh vì độc lập tổ quốc Văn học thực sự là vũ khí chiến đấu chống giặc

Trang 19

thù, nổi lên với những tác giả như Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Xuân Ôn,Nguyễn Quang Bích…

Khi phong trào đấu tranh chống Pháp đi vào giai đoạn cuối, văn họcphê phán, tố cáo bắt đầu phát triển mạnh và là nội dung hoàn toàn mới củavăn học giai đoạn này Văn chương trào phúng trước đây chủ yếu phát triển ởmảng văn học dân gian, đến lúc này trở thành bộ phận quan trọng nhất trongvăn học phê phán và tố cáo hiện thực Xuất hiện nhiều những nhà văn, nhàthơ trào phúng “chuyên nghiệp” như Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương, KépTrà, Nguyễn Thiện Kế,… Họ cùng nhau hoàn thiện bức tranh về sự tàn lụicủa Đạo học và chế độ phong kiến với hình tượng những Tiến sĩ, những ôngquan dốt, quan tham, những kẻ hỏng thi, kẻ thất tiết,… Bộ phận văn học tràophúng đã thúc đẩy sự xuất hiện của khuynh hướng văn học hiện thực phêphán đầu thế kỷ XX như Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng

Bên cạnh đó, văn học cũng hướng vào việc thể hiện thế giới tình cảmriêng tư của con người Thơ Nguyễn Khuyến hay người bạn thân của ông làBùi Văn Dị đều thể hiện tâm trạng và những chiêm nghiệm cá nhân một cáchsâu sắc

Những tác giả nửa cuối thế kỷ XIX không chỉ để lại bức tranh bi trángcủa chiến tranh, của xã hội, mà còn vẽ nên những bức họa về danh lam thắngcảnh và cuộc sống nông thôn yên bình Đây là lần đầu tiên trong lịch sử vănhọc dân tộc, bức tranh làng quê Việt Nam trong thơ ca lại chân thực và phongphú như vậy Chúng ta dễ dàng gặp những bức tranh ấy trong sáng tác củaNguyễn Khuyến, Bùi Văn Dị hay Trần Tế Xương… Hiện thực đời sống trongthơ của họ đã trở thành những dấu hiệu đầu tiên cho sự chuyển mình sang xuthế hiện thực của văn học dân tộc

Sự đa dạng về mặt nội dung đã tạo nên sự phong phú về khuynh hướngvăn học trong đó có bốn khuynh hướng tiêu biểu là khuynh hướng văn họcyêu nước chống Pháp, khuynh hướng văn học tố cáo và phản tỉnh hiện thực,khuynh hướng văn học tài tử lãng mạn và khuynh hướng văn học nô dịch

Trang 20

Sự đổi mới về nội dung sẽ dẫn đến những thay đổi trong hình thức nghệthuật Về hình thức biểu hiện, văn học giai đoạn này vẫn chủ yếu bao gồm hai

bộ phận chữ Hán và chữ Nôm Hai bộ phận này đều phát triển nhưng có phầnnghiêng về những sáng tác bằng chữ Nôm Bên cạnh những tác giả sáng tácchữ Nôm như Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị, Trần Tế Xương, … vẫn cónhiều tác giả sáng tác bằng chữ Hán như Nguyễn Xuân Ôn, Nguyễn QuangBích, Bùi Văn Dị, Nguyễn Tư Giản, … thậm chí có cả những tác giả sáng tác

cả chữ Hán và chữ Nôm như Nguyễn Khuyến Bên cạnh chữ Hán và chữNôm, chữ quốc ngữ cũng phát triển Chữ quốc ngữ thường chỉ xuất hiện trong

những tờ báo có tính chất công báo như Gia Định báo, Nhật trình Nam Kỳ,…;

văn học thường chỉ dừng lại ở thao tác phiên âm, dịch nghĩa một số tác phẩmchữ Nôm và chữ Hán ra chữ quốc ngữ và những sáng tác bằng chữ quốc ngữvẫn chịu ảnh hưởng của lối văn biền ngẫu nhà nho Tuy nhiên, văn học miềnNam đã xuất hiện một số tác phẩm viết bằng chữ quốc ngữ đầu tiên như

Chuyến đi Bắc Kỳ năm Ất Hợi của Trương Vĩnh Ký và Thấy Lazaro Phiền

của Nguyễn Trọng Quản Điều này cho thấy sự thoát ly dần truyền thống vănhọc dân tộc của các tác giả cuối thế kỷ XIX

Về thể loại, đây là giai đoạn văn chính luận rất phát triển, bên cạnhhịch, chiếu, biểu, thư còn có những bản điều trần của Nguyễn Trường Tộ,Nguyễn Xuân Ôn, Nguyễn Lộ Trạch… Nghệ thuật viết văn chính luận đã đạtđến đỉnh cao Tuồng, truyện thơ, hát nói vẫn tiếp tục phát triển và đạt đượcnhiều thành tựu Thơ Nôm Đường luật có những thành tựu nổi bật với cácsáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương Bên cạnh

đó, số lượng tác phẩm thơ Đường luật chữ Hán và cổ phong cũng không ít,trong đó có hàng trăm sáng tác của Bùi Văn Dị

Những vấn đề về nội dung và nghệ thuật trên đây đã tạo nên một diệnmạo văn học mới hết sức phong phú, đa dạng, đánh dấu những bức chuyểnbiến từ văn học trung đại sang văn học hiện đại của dân tộc

Trang 21

1.2 Cuộc đời và sự nghiệp Bùi Văn Dị

1.2.1 Cuộc đời và sự nghiệp chính trị

Bùi Văn Dị (17/05/1833 – 22/09/1895) sinh tại làng Châu Cầu, naythuộc phường Lương Khánh Thiện và Minh Khai, thành phố Phủ Lý, tỉnh HàNam Tổ tiên họ Bùi của ông có gốc ở xã Triều Đông, huyện Thượng Phúc,phủ Thường Tín, tỉnh Hà Tây, nay là thành phố Hà Nội, cuối đời Lê mớichuyển xuống đây, Bùi Văn Dị là đời thứ sáu Đời thứ hai, kể từ khi về làngChâu Cầu, trong dòng họ có người giữ một chức quan võ nhỏ ở triều Lê, đờithứ ba có người làm Huyện thừa dưới triều Nguyễn, các đời sau đều có ngườitheo con đường nho học Cha ông là Bùi Văn Hy, đỗ tú tài thời vua MinhMệnh

Bùi Văn Dị hiệu Tốn Am, Hải Nông và Châu Giang; tự là Ân Niên.Khi ra làm quan, vì kiêng quốc húy nên vua Tự Đức dùng hai chữ Ân Niên đểđặt tên cho ông Lịch sử triều Nguyễn đều ghi theo tên này Bản thân là ngườikhiêm tốn nên ông lấy tên Tốn Am Ông sinh ra ở làng Châu Cầu, bên cạnhdòng sông Châu nên lấy hiệu là Châu Giang Sau khi nhà Nguyễn ký Hòaước Quý Mùi (05 – 06 – 1862), đất nước rơi vào tay giặc Pháp, Bùi Văn Dịcùng một số tướng sĩ khác phải bãi binh Ông lui về vùng đất Hải Quật (huyệnYên Định, tỉnh Thanh Hóa), cất một ngôi nhà nhỏ và cấy trồng sinh nhai nên

có hiệu là Hải Nông

Các chặng đường của Bùi Văn Dị:

- Đi thi, đỗ đạt:

Bùi Văn Dị đi học từ rất sớm, trí nhớ tốt, từ thuở thiếu thời đã bộc lộ rõ

tư chất thông minh, xán lạn Năm 13 tuổi, cậu vượt qua kỳ thi khảo hạch để đithi Hương Sau đó, hai khoa 1850 và 1852 đều đỗ tú tài, khi đó ông mới 18 và

20 tuổi, đến năm 1855, tiếp tục đỗ Cử nhân Sau khi đỗ Cử nhân, ông bướcvào con đường hoạn lộ Thời gian đầu, ông được bổ nhiệm lần lượt làm trihuyện Lang Tài, Việt Yên, Yên Dũng, thuộc tỉnh Bắc Ninh Dù là quan ở đâuthì ông cũng vẫn được nhân dân hết lòng tin yêu

Trang 22

Đến năm 23 tuổi (1865) ông vào Huế thi Hội, thi Đình và đạt học vịPhó bảng cùng người em con chú ruột là Bùi Văn Quế Đây là một trườnghợp đặc biệt Trong kỳ thi Hội (1855), Bùi Văn Dị được “chánh trúng cách”,tức là đỗ chính thức Theo đúng nguyên tắc thời bấy giờ, khi đã “chánh trúngcách” thì thi Đình nhất thiết phải đỗ Tiến sĩ (đỗ Tiến sĩ sẽ được hưởng lệ

“vinh quy”), trừ khi có sai phạm nghiêm trọng Còn Bùi Văn Dị lại chỉ đượcphong Phó bảng, điều này là việc chưa từng có trong lịch sử khoa cử triềuNguyễn

Làm quan chưa được bao lâu, năm 1867, Pháp đã đánh chiếm cả Nam

Kỳ Sau một thời gian, ông phải về quê hộ tang Đến năm 1872, ông được cácđại thần Bùi Tuấn1, Nguyễn Tư Giản2 vốn biết tài nhau tiến cử vào Nội các3tại Kinh thành Huế

Năm 1873, thực dân Pháp âm mưu chiếm Bắc Kỳ Vua Tự Đức đã pháimột số quan chức người Bắc vốn thông thạo công việc, dân tình ra phối hợpvới quan lại địa phương giải quyết các vụ việc lúc này, lực lượng quân Phápcòn yếu nên không dám manh động, phải rút quân khỏi bốn tỉnh Bắc Kỳ Năm

1874, Bùi Văn Dị được cử làm Án sát Ninh Bình, cùng với Bố Chính và ĐặngVăn Huấn tiếp quản

Một năm sau, ông được triệu về kinh thăng Quang lộc tự khanh, lạisung vào Nội các Năm đó, triều đình mở kỳ thi Hội, thi Đình Nguyễn TưGiản, Nguyễn Văn Tường được cử làm độc quyển, Trần Văn Chuẩn và Bùi

1 Bùi Tu n ấn (1808-1872), ngư i xã Liên B t, huy n S n lãng, t nh Hà N i (nay là thôn Liên B t, xã Liên ạt, huyện Sơn lãng, tỉnh Hà Nội (nay là thôn Liên Bạt, xã Liên ện Sơn lãng, tỉnh Hà Nội (nay là thôn Liên Bạt, xã Liên ơn lãng, tỉnh Hà Nội (nay là thôn Liên Bạt, xã Liên ỉnh Hà Nội (nay là thôn Liên Bạt, xã Liên ội (nay là thôn Liên Bạt, xã Liên ạt, huyện Sơn lãng, tỉnh Hà Nội (nay là thôn Liên Bạt, xã Liên

B t, huy n ng Hòa, Hà N i), đ Gi i nguyên khoa Canh Tý (1840) Năm 1841, ông đ Đ tam giáp ạt, huyện Sơn lãng, tỉnh Hà Nội (nay là thôn Liên Bạt, xã Liên ện Sơn lãng, tỉnh Hà Nội (nay là thôn Liên Bạt, xã Liên ội (nay là thôn Liên Bạt, xã Liên ỗ Giải nguyên khoa Canh Tý (1840) Năm 1841, ông đỗ Đệ tam giáp ải nguyên khoa Canh Tý (1840) Năm 1841, ông đỗ Đệ tam giáp ỗ Giải nguyên khoa Canh Tý (1840) Năm 1841, ông đỗ Đệ tam giáp ện Sơn lãng, tỉnh Hà Nội (nay là thôn Liên Bạt, xã Liên

đ ng Ti n sĩ xu t thân khoa Tân S u Sau khi đ , ông đ ửu Sau khi đỗ, ông được cử làm Tri phủ Thụ Xuân Năm 1848, ông ỗ Giải nguyên khoa Canh Tý (1840) Năm 1841, ông đỗ Đệ tam giáp ược cử làm Tri phủ Thụ Xuân Năm 1848, ông ửu Sau khi đỗ, ông được cử làm Tri phủ Thụ Xuân Năm 1848, ông c c làm Tri ph Th Xuân Năm 1848, ông ủ Thụ Xuân Năm 1848, ông ụ Xuân Năm 1848, ông

v kinh và đ ược cử làm Tri phủ Thụ Xuân Năm 1848, ông c b nhi m vào Vi n t p hi n, thăng Th gi ng h c sĩ Năm 1869, ông đ ện Sơn lãng, tỉnh Hà Nội (nay là thôn Liên Bạt, xã Liên ện Sơn lãng, tỉnh Hà Nội (nay là thôn Liên Bạt, xã Liên ập hiền, thăng Thị giảng học sĩ Năm 1869, ông được cử làm ị giảng học sĩ Năm 1869, ông được cử làm ải nguyên khoa Canh Tý (1840) Năm 1841, ông đỗ Đệ tam giáp ọc sĩ Năm 1869, ông được cử làm ược cử làm Tri phủ Thụ Xuân Năm 1848, ông c c làm ửu Sau khi đỗ, ông được cử làm Tri phủ Thụ Xuân Năm 1848, ông

Tu n ph h lý T ng đ c Ninh Thái, ít lâu sau thì m t ần phủ hộ lý Tổng đốc Ninh Thái, ít lâu sau thì mất ủ Thụ Xuân Năm 1848, ông ội (nay là thôn Liên Bạt, xã Liên ốc Ninh Thái, ít lâu sau thì mất.

2 Nguy n T Gi n ễn Tư Giản ư Giản ản (1823–1890) sinh t i làng Du Lâm, huy nạt, huyện Sơn lãng, tỉnh Hà Nội (nay là thôn Liên Bạt, xã Liên ện Sơn lãng, tỉnh Hà Nội (nay là thôn Liên Bạt, xã Liên Đông Ngàn, phủ Thụ Xuân Năm 1848, ông T S n ừ Sơn ơn lãng, tỉnh Hà Nội (nay là thôn Liên Bạt, xã Liên , t nh ỉnh Hà Nội (nay là thôn Liên Bạt, xã Liên B c ắc Ninh (nay là thôn Du Lâm, xã Mai Lâm, huy n ện Sơn lãng, tỉnh Hà Nội (nay là thôn Liên Bạt, xã Liên Đông Anh, thành ph Hà N i ốc Ninh Thái, ít lâu sau thì mất ội (nay là thôn Liên Bạt, xã Liên ), trong m t gia đình khoa ội (nay là thôn Liên Bạt, xã Liên

b ng nhi u đ i, nh ng gia c nh đã đ n h i sa sút Ông là cháu n i danh sĩ ải nguyên khoa Canh Tý (1840) Năm 1841, ông đỗ Đệ tam giáp ư ải nguyên khoa Canh Tý (1840) Năm 1841, ông đỗ Đệ tam giáp ội (nay là thôn Liên Bạt, xã Liên Nguy n Án ễn Án , đ ng tác giải nguyên khoa Canh Tý (1840) Năm 1841, ông đỗ Đệ tam giáp

sách Tang th ương ngẫu lục ng ng u l c ẫu lục ục Cha ông là Nguy n Tri Hoàn, làm quan t i ch c Lang trungễn Án ới chức Lang trung ức Lang trung b Hình ội (nay là thôn Liên Bạt, xã Liên d ưới chức Lang trung i

th i Minh M ng ạt, huyện Sơn lãng, tỉnh Hà Nội (nay là thôn Liên Bạt, xã Liên Ông là m t danh sĩ và là m t v quan t ng tr i qua nh ng ch c v tr ng y u su t g n ội (nay là thôn Liên Bạt, xã Liên ội (nay là thôn Liên Bạt, xã Liên ị giảng học sĩ Năm 1869, ông được cử làm ừ Sơn ải nguyên khoa Canh Tý (1840) Năm 1841, ông đỗ Đệ tam giáp ững chức vụ trọng yếu suốt gần ức Lang trung ụ Xuân Năm 1848, ông ọc sĩ Năm 1869, ông được cử làm ốc Ninh Thái, ít lâu sau thì mất ần phủ hộ lý Tổng đốc Ninh Thái, ít lâu sau thì mất.

40 năm, ph c v 7 đ i vua ụ Xuân Năm 1848, ông ụ Xuân Năm 1848, ông nhà Nguy n ễn Án ở Vi t Nam ện Sơn lãng, tỉnh Hà Nội (nay là thôn Liên Bạt, xã Liên v i nhi u ch c v khác nhau Tháng 3 năm 1887, ới chức Lang trung ức Lang trung ụ Xuân Năm 1848, ông xin t quan, v n thân ừ Sơn ẩn thân d y h c ạt, huyện Sơn lãng, tỉnh Hà Nội (nay là thôn Liên Bạt, xã Liên ọc sĩ Năm 1869, ông được cử làm ở Phát Di m ện Sơn lãng, tỉnh Hà Nội (nay là thôn Liên Bạt, xã Liên (thu c ội (nay là thôn Liên Bạt, xã Liên Ninh Bình) cho đ n năm Canh D n ần phủ hộ lý Tổng đốc Ninh Thái, ít lâu sau thì mất (1890) thì

m t t i đây, th 67 tu i ạt, huyện Sơn lãng, tỉnh Hà Nội (nay là thôn Liên Bạt, xã Liên ọc sĩ Năm 1869, ông được cử làm

3 N i các ội các c a ủ Thụ Xuân Năm 1848, ông nhà Nguy n ễn Án là m t c quan c a tri u đình thành l p năm 1829 tri u vua ội (nay là thôn Liên Bạt, xã Liên ơn lãng, tỉnh Hà Nội (nay là thôn Liên Bạt, xã Liên ủ Thụ Xuân Năm 1848, ông ập hiền, thăng Thị giảng học sĩ Năm 1869, ông được cử làm Nguy n Thánh ễn Án

T , chuyên lo vi c gi y t cùng liên l c v i N i v Ph ện Sơn lãng, tỉnh Hà Nội (nay là thôn Liên Bạt, xã Liên ạt, huyện Sơn lãng, tỉnh Hà Nội (nay là thôn Liên Bạt, xã Liên ới chức Lang trung ội (nay là thôn Liên Bạt, xã Liên ụ Xuân Năm 1848, ông ủ Thụ Xuân Năm 1848, ông.

Trang 23

Văn Dị được cử làm duyệt quyển Trong chế độ khoa cử trước đây, ngườiđược giao làm duyệt quyển thi Đình là một vinh dự lớn, người được chọnbuộc đó phải là người tài năng, đức độ và đáng tin cậy.

- Thời gian đi sứ:

Năm 1876, đến kỳ tuế cống nhà Thanh, Bùi Văn Dị được vua Tự Đứcthăng chức Thị lang bộ Lễ và cử làm Chánh sứ phái đoàn ngoại giao đi sứTrung Quốc Đi cùng ông là hai phó sứ Lê Cát và Lâm Hoàng Việc đi sứ làmột trọng trách nặng nề mà triều đình giao phó Người được giao phó buộcphải là người có tài năng, trí tuệ và kinh nghiệm Bùi Văn Dị tuy nhận thứcđược đây là một nhiệm vụ quan trọng và nhiều nguy hiểm nhưng chính ôngcũng lại coi đây là dịp ông có thể mắt thấy tai nghe những điều về TrungQuốc mà ông mới chỉ thấy trong sử sách Trong chuyến đi này, ông để lạinhiều ấn tượng với một số quan lại nhà Thanh Viên quan nhị phẩm NghêMậu Lễ (Trung Quốc) đã nhận xét: “Sứ thần Việt Nam là tôn bá Châu Giang– Bùi Văn Dị, một con người thung dung, phong nhã, trác lạc khó ai bằng.Ngoài lúc bút đàm ra, nghe giọng nói thanh cao, biết rằng sự am hiểu về lễnhạc đã đạt đến độ uẩn súc rất sâu” [13, tr79] Cuối năm Mậu Dần (1878),sau 20 tháng giữ trọng trách cầm đầu sứ bộ, Bùi Văn Dị cùng đoàn sứ bộ vềđến kinh thành Huế

Về nước, ông tiếp tục được sung vào Nội các như cũ Đến năm 1879,trong khoa thi Kỷ Mão, ông lại được cử tham gia chấm thi Hội và thi Đìnhvới cương vị duyệt quyển Trước đó, vua Tự Đức đã giao thêm cho ông chứcQuyền Tham trị bộ Lại để hợp pháp hóa việc cử ông chấm thi Năm 1881,ông được lên chức đại thần, chuyển sang quản lý Nha Thương bạc chuyêngiao thiệp với Pháp và trông nom thuyền buôn

- Thời kỳ chống Pháp:

Năm 1882, trước khi Pháp đánh chiếm Bắc Kỳ lần hai, dù là quan vănnhưng Bùi Văn Dị đã dâng sớ xin triều đình đi đánh giặc Mãi đến khi giữchức Khâm sai Phó Kinh lược sứ Bắc Kỳ, ông mới được trực tiếp cầm quân,

Trang 24

đôn đốc quan binh, phối hợp với quan lại địa phương tổ chức công tác phòngthủ Đây chính là thời gian mà ông được bộc lộ tinh thần yêu nước của mìnhmột cách nồng nhiệt nhất Ông trực tiếp tham gia trận đánh vào hai ngày 19

và 20 tháng hai năm Quý Mùi (tức ngày 27 và 28 tháng 3 năm 1883) Sau trậnđánh, Bùi Văn Dị được thưởng Quân công kỷ lục hai lần và một đồng tiềnvàng đồng thời trở thành Tham tán quận thứ Bắc Ninh, phối hợp với Tổngđốc Bắc Ninh (Trương Quang Đản) chỉ huy lực lượng quân sự tỉnh, chuẩn bịđánh giặc

Ngày 17 tháng 8 năm 1883, vua Tự Đức mất Pháp tấn công Thuận An

và buộc triều đình ký Hiệp ước Quý Mùi Đến tháng 10 năm đó, Bùi Văn Dịđược cử làm Tổng đốc Ninh – Thái nhưng ông lấy cớ bị bệnh nên từ chối, đâycũng là hành động thể hiện sự phản ứng lại lệnh bãi binh của triều đình Saukhi đất nước rơi vào tay giặc Pháp, triều đình chịu cảnh cảnh “tứ nguyệt tamvương”, tức là bốn tháng ba vua (Dục Đức, Hiệp Hòa, Kiến Phúc)

Trong khi nhiều chí sĩ chọn cuộc sống ẩn dật, lánh đời như NguyễnKhuyến, Nguyễn Đình Chiểu, thì Bùi Văn Dị vẫn dốc sức mình cống hiếncho triều đình Năm 1884, ông được triệu về kinh giữ chức Tả tham bộ Lại,rồi sung vào làm Nhật giảng quan để giảng kinh sách cho vua Kiến Phúc Đâycũng là năm Pháp buộc triều đình ký Hiệp ước Giáp Thân vào ngày mồng 6tháng 6 xác nhận quyền đô hộ lâu dài của Pháp trên nước ta

- Thời kỳ tị địa:

Khi vua Hàm Nghi lên ngôi (06/06/1884), Bùi Ân Niên tiếp tục giữchức Tả tham bộ Lại, sung vào Biện sử vụ Viện cơ mật Ông cùng Tôn ThấtThuyết (Thượng thư bộ Binh), Nguyễn Văn Tường (Thượng thư bộ Hộ),Phạm Thận Duật (Thượng thư bộ Lại) và các quan văn võ tham gia công tácchuẩn bị đánh Pháp lần thứ 2 Nhưng do bệnh tình nên ông không thể trựctiếp tác chiến vào trận đem mồng 4 rạng sáng mồng 5 tháng 7 năm 1885 màphải trở về Thanh Hóa khiến ông luôn mang tâm trạng buồn rầu vì khônggiúp gì được cho đất nước Ông ở đây cho đến năm 1887

Trang 25

- Những năm cuối đời:

Năm 1887, ông được vua Đồng Khánh gọi về kinh thành giữ chứcTham sứ Bắc Kỳ nhưng Pháp can thiệp và yêu cầu Bùi Văn Dị nghỉ hưu vìtrước đây ông từng chống Pháp, hơn nữa, con rể Vũ Hữu Lợi cũng đã bị kết

án tử hình vì điều này Vua Đồng Khánh không đồng ý nhưng đành phảichuyển ông sang làm việc ở Nội các

Đến năm 1888, ông được thăng làm Thượng thư bộ Lễ, kiêm Phó tổng

tài Quốc sử quán, biên soạn bộ sử triều Nguyễn Đại Nam thực lục chính biên

đệ tứ kỷ

Tháng 2 năm 1889, vua Thành Thái lên ngôi, Bùi Văn Dị càng đượctrọng dụng Ông vừa làm Kinh Diên giảng quan vừa phụ đạo đại thần dạy vuahọc Mấy năm sau, ông lên chức Thượng thư bộ Lại và Phụ chính đại thần.Chính trong dịp này, ông đã đề nghị xét lại học vị Phó bảng trước đây Sau

đó, vua Thành Thái đã đặc cách, ban cho Bùi Ân Niên học vị Đệ tam giápĐồng Tiến sĩ xuất thân Bia đá chỉ khắc duy nhất họ tên một Tiến sĩ Đây là divật vô tiền khoáng hậu, chưa từng có, hiện được bảo lưu tại Văn Miếu Quốc

Tử Giám Huế Nhiều nhà Nho lấy chuẩn mực của Bá Di, Thúc Tề mà chêtrách việc làm của ông Nhưng ở mỗi thời đại khác nhau, chúng ta nên có cáinhìn công bằng hơn Trường hợp Bùi Văn Dị là hy hữu trong lịch sử khoa cử

của mọi triều đại phong kiến ở nước ta Sách Các nhà khoa bảng Việt Nam có

ghi: “Bùi Văn Dị 34 tuổi đỗ Phó bảng khoa Ất Sửu niên hiệu Tự Đức 18(1865) Năm Thành Thái thứ 2 (1890) ông lại thi Hội đỗ Đệ tam giáp đồngTiến sĩ” Còn trong bài “Những nhà khoa bảng Hà Nội thời Nguyễn đượckhắc trên bia Tiến sĩ ở Văn Miếu - Huế” của Nhà nghiên cứu Tăng Khôi viết:

“Thực ra khoa thi này dưới triều Thành Thái không có thực, chỉ duy nhất ôngBùi Ân Niên (Bùi Văn Dị) được vua ban đặc ân để dành bảng vàng và khắctên riêng vào một tấm bia ở Văn Miếu, lấy khoa thi Ất Sửu (1865) dưới triều

Tự Đức mà riêng ông đã đỗ Phó bảng để truy phong học vị Tiến sĩ cho ông”

Trang 26

Điều này cho thấy Bùi Văn Dị thực sự là một tài năng hiếm có cuối thế kỉXIX.

Dưới triều Thành Thái, dù được trọng dụng nhưng ông vẫn luôn mangtrong mình nỗi buồn, nỗi nhục mất nước Cũng vì lẽ này, năm 1890, ông xin

từ chức và chỉ giữ chức Phụ đạo đại thần kiêm Phó tổng tài Quốc sử quán.Những năm cuối đời, ông tập trung dạy học cho vua Thành Thái, soạn quốc

sử và biên tập thơ vịnh sử của vua Tự Đức Ông mất vào ngày mồng 4 tháng

8 năm Ất Mùi (tức ngày 22 tháng 9 năm 1895) tại bàn làm việc ở Quốc sửquán

Như vậy, có thể thấy Bùi Văn Dị trưởng thành trong giai đoạn đất nước

có nhiều biến động lớn, thực dân Pháp xâm lược, ông đã đứng trên vũ đàichính trị với tư cách là một văn thân sĩ phu yêu nước Trong suốt 29 năm làmquan, ông đã mang hết năng lực của mình để phục vụ cho 7 đời vua nhàNguyễn (Tự Đức, Dục Đức, Hiệp Hòa, Kiến Phúc, Hàm Nghi, Đồng Khánh,Thành Thái) Cuối đời, ông không lúc nào nguôi ngoai nỗi buồn khổ khi phảiphục vụ cho một chính quyền bù nhìn nên đã tập trung vào sự nghiệp giáodục, gìn giữ văn hóa Ông đã để lại nhiều tác phẩm có giá trị, đóng góp vào sựnghiệp văn học dân tộc

1.2.2 Sự nghiệp văn chương

Không chỉ có những đóng góp đáng kể cho sự nghiệp chính trị nướcnhà, Bùi Văn Dị cũng có những cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp vănchương Sáng tác của ông gắn liền với thời kỳ biến động của dân tộc nửa sau

thế kỷ XIX Ông để lại nhiều tập thơ bằng chữ Hán như Vạn lí hành ngâm (Thơ về chuyến đi vạn dặm), Du hiên thi thảo (Bản thảo tập thơ viết ra trên chiếc xe nhẹ), Tốn Am thi sao (Thơ của Tốn Am), Tốn Am thi thảo (Bản thảo tập thơ Tốn Am), Du hiên tùng bút (Tập tùy bút làm trên chiếc xe nhẹ), Trĩ Chu thù xướng tập (Tập xướng họa ở Trĩ Chu), Hơn nữa, ông còn là đồng tác giả bộ sách Đại Nam thực lục chính biên đệ tứ kỷ.

Trang 27

Sự nghiệp văn chương của Bùi Văn Dị chưa nhiều người biết đếnnhưng hễ ai đọc cũng nhận thấy tài năng thơ văn của ông Vua Tự Đức côngnhận tài năng thơ ca của ông qua nhiều lần xướng họa Trần Lê Văn nhận xét:Thơ ông “là một cây đàn có nhiều cung bậc phong phú Có dáng mây bay, cótiếng suối chảy, có giọng bình văn dịu êm, có tiếng gươm khua hùng tráng.

Có tiếng phẫn nộ với kẻ thù, có lời âm thầm tự trách, có vần thơ tâm sự vớinon sông, có vần thơ thủ thỉ xót thương với người bạn đời đã khuất…”[18,tr38] Hậu học Lư Giang, Văn Đào tử Bùi Hữu Tạo đã từng “kinh hồn” vì sợmất đi tập thơ của Bùi Văn Dị, Tạo coi thơ của Bùi Văn Dị là tài sản “gối đầugiường” của mình Ngay cả Chủ sự bộ Lại, Phụng chính đại phu, tiến sĩ xuấtthân Long Văn Bân hay Nhị phẩm Tú chính đại phu Nghê Mậu Lễ (ngườiTrung Quốc) cũng hết lời ca ngợi thơ của Bùi Văn Dị Điều này chứng tỏ, thơBùi Văn Dị từng được nhiều người đánh giá cao Thơ ca Bùi Văn Dị dựngmột bức tranh hiện thực đất nước cuối thế kỉ XIX

Vài nét về bốn tập thơ trong phạm vi tư liệu của luận văn:

Tốn Am thi sao (Thơ của Tốn Am) là tập thơ bao trùm cả đời thơ

Bùi Văn Dị, suốt từ thời gian thi cử, làm quan cho đến cuối đời (trừ thời gian

đi sứ và chống Pháp) Trong tập thơ này, tác giả lấy hiệu là Châu Giang vàHải Nông Trong lời đề tựa, Bùi Văn Dị kể lại chuyện: “…tiên sinh Vi Dãhỏi: ‘Hai tập thơ của ông đã khắc in rồi Còn những bài ứng chế cùng nhữngbài lặt vặt khác đã gom lại thành tập chưa?’ Ta bèn trả lời: ‘Chưa’ Tiên sinhlại bảo: ‘Đó đều là tâm huyết, không thể bỏ được’ Ta bèn về thu nhặt trongtráp thì trước đây do có việc phải đi tỵ địa, những bài đem theo mất đến mộtnửa Nhân đó mới gom trọn được hơn hai trăm bài cổ, cận thể để in, đặt tên là

Tốn Am thi sao, hợp cùng với hai tập trước để lại cho con cháu đời sau… Ôi!

Thơ thật là việc rất thừa, thế mà những duyên cớ vui buồn, hờn giận, âu lo ởđời đều có thể thấy được trong đó” [39, tr42] Sau khi Bùi Văn Dị đồng ý,Tuy Lý Quận vương Vi Dã Lão Nhân (Nguyễn Viên Trinh) đã viết lời đề từ:

“Tiên sinh lấy cái tài linh để suy nghĩ, lấy tài hóa mà học tập, cho nên số thơ

Trang 28

ba trăm bài để khắc đều lấy sở đắc từ đời Hán Ngụy xuống đến Vãn Đường, ýthơ trầm lắng mà sâu xa, tiết tháo uất kết mà uyển chuyển, ngôn từ chặt chẽ

mà trong sáng, khoáng đạt So với người xưa cũng không thua kém là mấy”[13, tr47] Đây là những nhận xét ngắn gọn nhưng vô cùng sâu sắc của ông

Theo bản in kí hiệu VHv.701 lưu giữ trong Thư viện Hán Nôm do Cửnhân Bùi Hướng Thành và Bùi Hướng Lập (hai người con của Bùi Văn Dị)hiệu chỉnh, tập thơ gồm 185 bài thơ, chia làm 4 quyển:

Quyển 1: gồm 54 bài, được làm trong khoảng thời gian thi cử và bắtđầu làm quan (1850 – 1871)

Quyển 2: gồm 40 bài ứng chế, họa vần với vua Tự Đức khi ông làm ởViện hàn lâm và Nội các (1871 – 1883)

Quyển 3: gồm 48 bài được làm trong thời gian tỵ địa ở Thanh Hóa vàtrở lại làm quan dưới triều Đồng Khánh (1885 – 1888)

Quyển 4: gồm 43 bài được làm trong khoảng thời gian cuối đời, làmquan dưới triều Thành Thái (1889 – 1895)

Vạn lý hành ngâm (Thơ về chuyến đi vạn dặm) là tập thơ được

làm trên đường đi sứ nhà Thanh, từ mùa hạ năm Bính Tý (1876) đến mùaxuân năm Mậu Dần (1878), từ Huế sang Yên Kinh rồi trở về Trong bài tựcuối tập thơ, Bùi Văn Dị viết: “Vâng lệnh của Hoàng thượng, chuyến đi này

cả đi lẫn về hơn 22 tháng Trong suốt quá trình đó, có lúc sứ đoàn phải đibằng thuyền, bằng xe ngựa qua khắp núi sông, thành thị cho đến những danhlam thắng cảnh đẹp thì đều để lại những cảm xúc, sự kính nể, hâm mộ, buồn

có, vui có Ngày thường vẫn đọc sách mà nhớ việc đã qua, thấy mình maymắn được tận mắt nhìn thấy những nơi ấy, cũng vì yêu thích mà làm ra mấybài thơ quê mùa này Xem lại những bài thơ này thấy rõ những việc đã trôiqua, những nơi đã đến, nhớ lại những cảnh núi sông như hiện ra trước mặt

Bởi thế, có thể nói Vạn lý hành ngâm là cuốn nhật ký vạn dặm, cũng có thể

gọi là nhật ký qua các điểm dừng chân của sứ đoàn Cũng có thể như cái chổi

Trang 29

nát dựa vào đình, cũng chỉ là ý hẹp của tôi đây, dẫu sao cũng là ý hẹp củamình, sao có thể bỏ quên được”[10, tr22].

Tập thơ gồm 275 bài, chủ yếu là thất ngôn bát cú và thất ngôn tứ tuyệt.Đầu sách có năm bài tựa của các quan chức – văn thân nhà Thanh là Dương

Ân Thọ, Long Văn Bân, Nghê Mậu Lễ, Thịnh Tích Ngô và Dương Trọng.Ngoài ra còn có bài đề từ của Tuy Lý – Miên Trinh (Việt Nam)

Trĩ Chu thù xướng tập (Tập xướng họa ở Trĩ Chu) cũng được

làm ngay trong chuyến đi sứ nhà Thanh năm 1876 của Bùi Văn Dị gồm 105bài thơ ứng đối với Dương Ân Thọ (người được phía Trung Quốc giao nhiệm

vụ đón sứ giả), trong đó có 49 bài của Bùi Văn Dị Ở tập này, ông lấy hiệu làChâu Giang, Ân Thọ lấy hiệu là Bồng Hải Tập thơ được Dương Ân Thọ viếtlời tựa và in ngày trên đất Trung Hoa vào năm Quang Tự thứ 3 (1877) Trongbai tựa này, Dương Ân Thọ viết: “Tính cùng sứ thần sớm tối cùng nhau đếnmột tháng Trong khoảng thời gian đó, lúc thì chính sự nhàn rỗi, lúc thì lấy cớbệnh để cáo từ bẵng đi ba bốn ngày không gặp, đến khi gặp chắc chắn có thơ

để đàm đạo Chiều tối mà vẫn chưa có thơ trả lời thì trong lòng thấy sốt sắngkhông yên Ôi chao, sứ thần là người từ phương xa tới, những ngày tháng bamùa xuân tươi đẹp, những thắng địa như Động Đình, Giang Hán, khói sóngnhư tô vẽ thêm cảnh đẹp ấy, lấy việc thù xướng làm niềm vui Tuy quê mùanhư Ân Thọ, lại được cùng người quân tử nước ngoài dùng văn tự mà kết giaovới nhau, nhân đó chép lại mà đưa tôi xem” [38, tr47] Tập thơ vừa thể hiệnmối quan hệ gắn bó, thấu hiểu nhau giữa Ân Thọ và Châu Giang đồng thờicho thấy rằng tài năng của sứ giả nước Nam đã làm cho nước bạn nể phục

Du hiên thi thảo (Bản thảo tập thơ viết ra trên chiếc xe nhẹ) là

tập thơ đuộc viết trong thời kỳ Bùi Văn Dị cầm quân đánh Pháp (1882 –1883), lấy bút hiệu là Ân Niên Tập thơ gồm 47 bài do Bùi Hữu Tạo viết lờitựa và đưa in, Vi Dã lão nhân đề từ và cùng Nguyễn Tư Giản viết lời bình

phẩm, Kỳ Sơn tàng bản Trong “Lời tựa thơ Du hiên”, Bùi Hữu Tạo nhận xét:

“Tập thơ đại để là những bài thơ đời thường, cảm việc, lấy cái tài lỗi lạc, hùng

Trang 30

vĩ, bộc lộ những điều phẫn uất, bất bình trong lòng, cái khí trung quân ái quốctràn ra ngoài lời” [13, tr104] Tập thơ từng có nguy cơ mất khi kinh thànhHuế thất thủ (7 – 1885), Hữu Tạo phải chạy thoát khỏi kinh thành, cứ dừngchân là ông phảo mở rương ra xem tập thơ vẫn còn hay mất Đến khi đi tàu

máy vượt biển, ông đã “kinh hồn” vì ngỡ tập Du hiên bị mất Điều này cho thấy với ông, tập Du hiên của Bùi Văn Dị là vô cùng quý giá Khi gặp lại, ông

kể cho Bùi Văn Dị chuyện tập thơ chưa bị mất và đư vào đầu tập để khắc in.Nhiều bài thơ chứng minh một cách sâu sắc rằng Bùi Văn Dị là một nhà thơyêu nước nhiệt tình thời chống Pháp

Như vậy, sự nghiệp văn chương của Bùi Văn Dị khá đồ sộ với nhiều tập

thơ, văn khác nhau được in cả ở Việt Nam và Trung Quốc Bốn tập thơ đượcđều được nhiều người đánh giá cao như Trần Lê Văn, Vi Dã lão nhân, Nhịphẩm Tú chính đại phu Nghê Mậu Lễ, Tiến sĩ Long Văn Bân, Hậu học Lưgiang Văn Đào tử Bùi Hữu Tạo,…

Tiểu kết chương 1:

Ở chương 1, chúng tôi đã thực hiện được những công việc như sau:Khái quát những vấn đề thời về thời đại (kinh tế - chính trị, văn hóa,văn học) có vai trò làm tiền đề hình thành và phát triển sự nghiệp văn chươngcủa Bùi Văn Dị Nửa cuối thế kỷ XIX, thực dân Pháp nổ súng xâm lược Bắc

Kỳ, triều đình nhà Nguyễn bộc lộ rõ sự bất lực trước quân giặc Văn hóa có

sự giao thoa giữa phương Đông và phương Tây, tạo nên một xã hội lố lăng.Chính trị - kinh tế, văn hóa như vậy đã tác động mạnh mẽ đến nền văn họcnước nhà Văn học…

Tìm hiểu cuộc đời và sự nghiệp của Bùi Văn Dị Bùi Văn Dị là mộtcon người hiếu học, thông minh, nhiều kinh nghiệm, luôn mong muốn dốc hếtsức mình để đền ơn vua, trả nợ nước Ông làm nhiều chức quan lớn nhỏ khácnhau nhưng dù ở cương vị nào thì ông cũng hết lòng cống hiến, ngay cả khituổi đã xế chiều ông vẫn không thôi ước muốn ấy Sự nghiệp chính trị và con

Trang 31

đường văn chương gắn liền với lịch sử đầy biến động của nước nhà Tài năngvăn chương của ông cũng được nhiều người cả Việt Nam lẫn Trung Quốcphải công nhận

Tiến hành khái quát sự nghiệp văn chương Bùi Văn Dị; tổng hợp, giới

thiệu hoàn cảnh ra đời của 4 tập thơ Tốn Am thi sao, Vạn lý hành ngâm, Trĩ Chu thù xướng tập và Du hiên thi thảo Tổng các bài thơ trong bốn tập là 612

bài trong đó có 563 bài của Bùi Văn Dị

Ở luận văn này, chúng tôi dựa vào bản phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ

của bốn tập thơ lớn: Tốn Am thi sao, Vạn lý hành ngâm, Trĩ Chu thù xướng tập và Du hiên thi thảo để nghiên cứu đặc điểm và nội dung trong tác phẩm

của Bùi Văn Dị

Trang 32

CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG THƠ BÙI VĂN DỊ

Bùi Văn Dị chủ trương sáng tác theo thuyết “tính linh” Thuyết nàyđược dùng để chỉ thế giới nội tâm của con người Thuyết tính linh xuất hiện ởTrung Hoa từ khá sớm và phát triển qua các thời Nam Bắc Triều, thời Đường,thời Tống,… nhưng phải sang thế kỷ XIX, thuyết tính linh mới thực sự địnhhình ở Việt Nam với tên tuổi tiên phong là Cao Bá Quát, sau có Trương ĐăngQuế, về sau các soạn giả như Vương Duy Trinh, Nguyễn Thượng Hiền,Hoàng Mậu cũng hết sức tâm đắc với thuyết này Họ coi “tính linh là cốt lõicủa việc làm thơ,…là sự đề cao một lối thơ tự nhiên, chân thực” [47] “Cuối

thế kỉ XIX, thuyết tính linh lại được Bùi Văn Dị đề cập đến trong bài Tốn Am thi sao tự tự (1894) Trong bài tựa, ông dẫn lời cha là quan Trung phụng đại

phu (?) rằng: “Thơ nói chí, đấy là cái tính linh minh lưu hành từ khí tự nhiên,rồi phát ra thành lời ca vịnh, mới không rơi vào khuôn sáo tầm thường Từxưa đến nay những nhà làm thơ, đều chuyên về sở trường riêng, nhưng chỉngười có khí tính linh được thể hiện ra là hạng nhất […] cả Cao Bá Quát,Trương Đăng Quế, thân phụ Bùi Văn Dị và Bùi Văn Dị đều ý thức được rất rõnội hàm và chiều sâu quan niệm của hai chữ tính linh!”[47] Thuyết tính linh

đề cao tính chân thực trong việc bộc lộ thế giới nội tâm của con người Đóchính là quan điểm sáng tác của Bùi Văn Dị Dù nói về tâm sự trung quân “ưuquốc” hay về tâm hồn yêu thiên nhiên, con người, nỗi niềm cô đơn… thì thơông vẫn luôn giản dị và hết sức chân thực

2.1 Tâm sự trung quân “ưu quốc”

Tâm sự trung quân “ưu quốc” là một trong những phương diện cơ bảnthể hiện tinh thần yêu nước của các nhà nho thời phong kiến Những năm đầucủa thế kỷ XIX, Nho giáo giữ vị trí độc tôn và trở thành hệ tư tưởng chínhthống của nhà nước phong kiến Ở Nho giáo Trung Hoa, tư tưởng trung quânđóng vai trò rất quan trọng Chữ “trung” gắn liền với sự hi sinh, tận tụy vìngười đã nuôi mình, tức là đề cao vai trò của cá nhân thủ lĩnh Tiếp thu nộidung này, các vua Nguyễn đã luôn đề cao phạm trù “trung”, thưởng công lớn

Trang 33

cho những bề tôi, người dân nào tận trung với vua, chết vì vua, hết lòng cangợi những tấm gương tiết nghĩa vì vua Hơn nữa, khi gia nhập vào ViệtNam, tư tưởng trung quân còn gắn liền với tinh thần yêu nước và trở thànhmột trong những phương diện nổi bật để thể hiện lòng yêu nước của các nhànho.

Để nói về lòng yêu nước, về tấm lòng trung quân, thế kỷ XV, Nguyễn

Trãi dùng từ “ưu ái” (Bui một tấc lòng ưu ái cũ), thế kỷ XVI, Nguyễn Bỉnh Khiêm dùng từ “ái ưu” (Ái ưu vằng vặc trăng in nước), còn đến thế kỷ XIX, Bùi Văn Dị lại dùng từ “ưu quốc” (Ưu quốc do lai nguyện tuế phong)

Tâm sự trung quân “ưu quốc” của Bùi Văn Dị thể hiện qua nỗi thẹn

“quốc ân vị báo” (Quốc ân vị báo gia an tại), ca ngợi tài năng con người và

khát vọng đất nước độc lập thái bình Tâm sự trung quân “ưu quốc” chính làphương diện bộc lộ tinh thần yêu nước sâu sắc của Bùi Văn Dị

2.1.1 Nỗi thẹn “quốc ân vị báo”

Sự đề cao tư tưởng trung quân đã gây nên một tâm lý thường thấy ở các

vị trung thần, đó là nỗi thẹn “quốc ân vị báo”, tức là thẹn vì những gì mìnhlàm chưa thể báo đáp hết ơn vua Cho đến giai đoạn cuối cùng của nhà nướcphong kiến, nỗi thẹn này vẫn còn hiện hữu Suốt 29 năm làm quan của mình,Bùi Văn Dị luôn giữ cho mình khí chất của một bậc trung thần mẫu mực đồngthời cũng mang nặng nỗi thẹn “quốc ân vị báo”

Thơ văn Bùi Văn Dị thể hiện lòng biết ơn sâu sắc của ông đối với vua

Năm 1855, ông đã “Tự thuật khi đỗ cử nhân khoa Ất Mã0” (Ất Mão lĩnh hương tiền tự thuật): Hữu duyên bằng thế đức/ Bất phân hạ hoàng ân (Có

duyên được nhờ đức tổ đời đời để lại/ Không tách khỏi điều trông cậy ơnvua) Khi đỗ cử nhân, Bùi Văn Dị vừa vui sướng vì công sức học tập, rènluyện của mình nay đã được công nhận vừa không quên thể hiện lòng biết ơn,cảm tạ đến mọi người Ông biết ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ đã đặt niềm tin vàomình, đồng thời ông cũng hết lòng cảm tạ nhà vua, người đã tạo cơ hội chonhững sĩ tử được thể hiện tài năng, được cống hiến cho đất nước Trong bài

Trang 34

Tống đệ Cát Trai chi Quảng Yên hậu bổ (Tiễn em Cát Trai đi nhậm chức ở

Quảng Yên), ông cũng không quên nhắc đến ơn nghĩa của nhà vua đối với hai

anh em: Thánh trạch như kim nan sổ đắc (Ơn vua như ngày nay, khó mà kể

hết được) Bùi Văn Dị có hai người em trai là Văn Lễ và Văn Chỉ, trong đó,Văn Lễ hiệu là Cát Trai cũng làm quan cho triều Nguyễn Buổi tiễn đưa emtrai đi nhậm chức ở nơi góc bể chân trời, tâm trạng lưu luyến và tình thươngyêu, tha thiết trước sự chia ly không biết khi nào gặp lại của hai anh em baotrùm bài thơ Trong tình cảnh ấy, Bùi Văn Dị không quên nhắc em về ơnnghĩa của vua, phải nhớ đến để hết lòng phục vụ cho đất nước, cho nhân dân

Hay trong bài Cung họa ngự chế thị chư văn thần nguyên vận (Họa nguyên vận thơ vua răn bảo các văn thần), Bùi Dị cũng nói: Thiên hải ân nan báo/ Giang sơn mộng huống tằng (Ơn vua như trời bể khôn bề báo đáp/ Huống chi

lại từng mộng ước với non sông) Theo quan niệm của Nho giáo, người làmquan phải là người mạnh, là người phải lập được công danh, nhằm báo đền ơnvua, làm rạng danh cho đất nước, cho gia đình, tổ tiên Vì vậy, làm gì, ở đâuthì người làm quan – bậc trung thần vẫn luôn nhớ đến ơn vua để hành động vàcống hiến Bùi Văn Dị cũng là một trong những trung thần ấy

Bùi Văn Dị không chỉ nhớ ơn triều vua ông đang phục vụ mà còn luôn

thể hiện lòng nhớ ơn đến cha ông trước đây đã hi sinh vì đất nước Trong dịp

được phái làm Bắc Kỳ Kinh lược Phó sứ, khi qua Lam Sơn – Thanh Hóa,

“Vào bái yết lăng Lê Thái Tổ, đề thơ” (Cung yết Lê Thái Tổ lăng, bái đề): Cố cung hoa thảo uất thành lâm/ Thiết mã kim qua khí vị trầm/ Tứ thế bốc cư vương nghiệp tạo/ Vạn niên lập quốc đế công thâm (Nơi cung cũ cây và hoa

um tùm thành rừng/ Khí thế ngựa sắt giáo vàng vẫn chưa hề lắng/ Chuyển đếnđây bốn đời mới nên vương nghiệp/ Dựng nước muôn ngàn năm, công vuathật lớn lao) Người anh hùng Lê Lợi – vua Lê Thái Tổ là người đã có côngđánh đuổi quân Minh sau 20 năm cai trị, chấm dứt hẳn sự đô hộ của TrungQuốc thời phong kiến và sáng lập nhà Hậu Lê, đây cũng là triều đại tồn tại lâunhất trong lịch sử Việt Nam Vua Lê Thái Tổ sống cách Bùi Văn Dị gần năm

Trang 35

thế kỷ, nhưng khi đứng trước lăng của vua, Bùi Văn Dị không khỏi xúc động

tạ ơn người, đồng thời cũng băy tỏ lòng tự hăo về truyền thống yíu nước củadđn tộc

Có thể thấy, Bùi Văn Dị lă vị quan luôn thờ kính vua, luôn nhớ đến ơnvua Nhưng chính vì luôn ý thức được công sức lớn lao của vua như vậy mẵng mang trong mình sự mặc cảm bởi thấy mình chưa bâo đền được cho vua.Mặc cảm ấy dường như thường trực vă liín tục đi văo thơ ông Có lẽ đđykhông phải tđm trạng của riíng tâc giả mă còn lă nỗi lòng của rất nhiều nhăthơ, nhă văn, nhiều vị trung thần khâc thời phong kiến Cuối thế kỷ XIII, đầu

thế kỷ XIV, Phạm Ngũ Lêo cũng đê từng nói lín nỗi trăn trở của mình: Nam nhi vị liễu công danh trâi/ Tu thính nhđn gian thuyết Vũ Hầu (Thuật hoăi).

Người quđn tử thời xưa luôn có khât vọng lập nín sự nghiệp, lập nín côngdanh Nếu chưa thực hiện được tức lă họ còn mắc nợ với quí hương, với vua,với nhđn dđn Phạm Ngũ Lêo đê không khỏi hổ thẹn khi nghe lại cđu chuyện

về Khổng Minh – Gia Cât Lượng (Vũ Hầu) - người có tăi kinh bang tế thế,một nhă ngoại giao cự phâch, chiến lược gia vĩ đại vă xuất sắc nhất trong thờiTam Quốc, giúp Lưu Bị lăm nín cơ nghiệp nhă Thục Phạm Ngũ Lêo cũngvốn lă một tướng giỏi của nhă Trần, từng lập nhiều chiến công trong ba lầnchống quđn Nguyín, nhưng với ông, những gì ông lăm được vẫn còn rất nhỏ

bĩ, nhất lă khi so sânh với sự nghiệp của Vũ Hầu Ông còn muốn cống hiến,còn muốn lăm nhiều hơn thế nữa để bâo đâp đn nghĩa của vua Ngay cả trongthơ Đỗ Phủ (712 – 770), một trong hai nhă thơ vĩ đại nhất Trung Quốc, nỗi

lòng ấy cũng luôn thường trực: Duy tương trì mộ cung đa bệnh/ Vị hữu quyín

ai đâp thânh triều – Dê vọng (Tuổi tâc sắp giă,căng đau ốm luôn/Chưa có

chút mảy may năo bâo đâp ơn vua)

Nỗi “thẹn” quốc đn vị bâo dường như lă một cảm hứng xuyín suốt quanhiều giai đoạn lịch sử của văn học Cuối thế kỷ XIX, nỗi thẹn của câc nhănhơ, câc vị quan thường lă nỗi thẹn vì tăi năng của mình không thể giứ gì chođất nước Giống như Bùi Văn Dị, Nguyễn Xuđn Ôn “thẹn” khi phải chứng

Trang 36

kiến cảnh giặc hoành hành trước mắt (Đất giặc chỉ bằng một huyện mà mình phải nộp lụa, Giả Nghị lấy làm thương tâm/ Để cho người Trung nguyên phải xoã tóc, lòng ta thẹn với Di Ngô ) Nguyễn Quang Bích “thẹn” vì thấy bất lực trước thời đại (Đời người hổ thẹn bạc đầu râu) Sau Bùi Văn Dị, đầu thế kỷ

XX, ta lại gặp nỗi niềm trăn trở, ngượng ngùng trong thơ Phan Bội Châu

Phan Bội Châu thấy Thẹn cùng sông, buồn cùng núi, tủi cùng trăng (Bài ca chúc tết thanh niên) Cụ “thẹn” vì hơn hai mươi năm hoạt động cách mạng,

tìm đường cứu nước mà chưa giành lại được độc lập, tự do cho Tổ quốc Cái

“thẹn” của Bùi Văn Dị hay của những người trước và sau ông như Phạm NgũLão và Phan Bội Châu đều không phải cái thẹn của một của một con ngườiriêng tư nhỏ bé mà là cái “thẹn” của một bậc anh hùng, một bậc trung quân ưuquốc Cái “thẹn” của họ đều vì đấng minh quân, vì quê hương đất nước

Khi rơi vào trạng thái cảm xúc “thẹn” vì thấy mình chưa báo đền được

ơn vua, nợ nước, người ta thường có quyết tâm và mong muốn được cốnghiến Họ cố gắng dốc hết sức mình để phục vụ cho nhân dân Khi được giaonhiệm vụ chấm thi, ông đã không giấu nổi sự háo hức, nóng lòng quyển đến

để bắt tay vào việc Bài Lễ vi thí viên tác thị đồng sự (Ở trường thi hội, viết gửi đồng sự) kể về chuyện đêm đến rồi mà bài thi của các sĩ tử vẫn chưa đến tay Bùi Văn Dị, sốt ruột nên ông đã đặt bút đề vài câu thơ: Ngũ canh sa lậu hòa yên ấp/ Bán dạ chung thanh đối vũ sơ/ Ngân chúc thiêu tàn trì tống quyển/ Thiền đăng chiếu cận tính quan thư (Năm canh, giọt cát trộn vào khói

ẩm/ Nửa đêm, tiếng chuông đem mưa phùn lại/ Nén bạc đã tàn, quyển thichậm chưa đến/ Đèn chùa chiếu gần, lặng dở sách ra xem) Giữa canh khuya,người thi sĩ âm thầm trông ra ngoài cửa, trời mưa phùn hòa vào khói ẩm thêm

cả tiếng chuông chùa báo chuyển canh Lúc này, mọi người đều đã chìm vàogiấc ngủ yên lành, còn ông vẫn thức để đọc sách Ông phải nhanh chóng hoànthành một cách tốt nhất để không phụ lòng tin tưởng của vua Dù ở vị trí nào,ông cũng làm việc một cách say mê Khi làm việc ở nội các, ông cũng từng

chép lại công việc (Thư sự - Chép việc) hàng ngày của mình, từ sáng đến

Trang 37

đêm, không lúc nào rảnh rỗi: Triều thượng Bồng Doanh thị giảng diên/ Dạ lai Thái Ất chiêu lê nhiên/ Tiên hoàng thủ trạch tân thi sử/ Tam bách thiên di mệnh tục biên (Sáng lên cõi Bồng Doanh hầu giảng sách/ Tối đến thầnThái Ất

soi đuốc gỗ lê/ Bộ sử thi mới do Tiên hoàng tự tay viết/ Ba trăm thiên, có dimệnh duyệt tiếp) Không giống như Nguyễn Khuyến, sau một thời gian làmquan thì về sống cuộc đời bình dị tại quê nhà, Bùi Văn Dị chọn con đườngkhác Bùi Văn Dị từng về Thanh Hóa sống cuộc đời ẩn dật, cùng xướng họathơ ca với Nguyễn Khuyến, nhưng khi được vua mời ra làm quan, ông lại tiếptục cống hiến và dốc sức mình cho vua, cho triều đình và nhân dân Ông cũng

tự cười mà trách mình bởi phải chăng đã sống vì cái danh hão: Tùng cúc vị năng cao ngọa ổn/ Bách niên quá bán hối phù danh (Chưa thể thảnh thơi vui

với tùng cúc/ Hối hận quá nửa đời lận đận vì danh hão) Ông nhận nhiều lờichê trách của những nhà nho giữ khí tiết, lấy cách cư xử của Bá Di, Thúc Tềlàm chuẩn mực, ngay cả người bạn thân – Nguyễn Khuyến cũng trách ông.Thực tế, ông nhận lời tiếp tục ra làm quan không phải vì ham chức ham quyền

mà là bởi ông muốn cống hiến, muốn thực hiện chí nam nhi của mình Năm

1890, ông vẫn hăng hái, dốc hết sức lực của mình, “chỉ mong cùng chư ông

hết sức giúp công cuộc thái bình” (Duy vọng quần công trí thái bình – Trích Canh Dần xuân, tương nhập đô lưu giản chư thân hữu – Tốn Am thi sao).

Nhưng một phần vì tâm lý bi quan mà ông thấy hổ thẹn, day dứt nên tự cườicái quyết định của mình Có lần, ông đau đớn khi bất lực nhìn đất nước dầnrơi vào tay thực dân Pháp:

Tinh vệ

Tây phong khởi tuyệt tái

Thương hải phan ba đào

Hữu điểu phàm thạch ai

Độc lập trung lâm hào

Chí trường hạch nãi đoản Thủy thâm sơn cánh cao

Tứ cố hà mang mang Thử sinh không lao lao

Trang 38

(Chim tinh vệ

Gió tây nổi từ nơi ải xa

Biển xanh nổi sóng lừng

Có con chim ngậm đá đau buồn

Đứng một mình giữa rừng gào

khóc

Chí nó lớn mà trụ cánh lại ngắnNước thì sâu mà núi càng caoNhìn bốn chung quanh sao mà mênh mang

Kiếp này chỉ uổng công khó nhọc)

Tinh vệ là một loài chim nhỏ thường sống ở vùng duyên hải ViễnĐông Thần thoại Trung Hoa có nhắc đến Tinh Vệ vốn là con gái của Viêm

Đế họ Thần Nông có nhan sắc tuyệt vời Một lần ra Đông Hải chơi, chẳngmay thuyền của của nàng bị sóng đánh chìm mà chết đuối Linh hồn nàng hóathành một loài chim, nhân gian gọi luôn loài chim ấy bằng tên của nàng Vìoán hận biển cả nên ngày ngày nàng thường ngậm đá ở núi Tây Sơn mang thảxuống hòng lấp biển để trả thù Sau này, người ta dùng điển tích "Tinh Vệhàm thạch" nghĩa là chim Tinh Vệ ngậm đá để chỉ việc oán thù sâu xa Bùivăn Dị đã lấy hình ảnh chim tinh vệ để chỉ mối oán thù của mình đối với thựcdân Pháp – kẻ mang dã tâm chiếm Việt Nam Ở đây, nhà thơ chính là loàichim ấy, ông mang nặng mối thù đất nước nhưng cũng là sự tự ý thức đượcsức lực, tài năng của mình Với ông, cái tài của ông so sự nghiệp to lớn nàycũng chỉ như viên đá nhỏ mà chim tinh vệ đã thả xuống biền Ông tự thừanhận rằng mình là người có chí nhưng lực bất tòng tâm Đó chính là nỗi thẹn

“quốc ân vị báo”, thẹn vì tài năng và sức lực của mình còn nhiều hạn chế sovới yêu cầu của đất nước Chính điều này đã khiến ông rơi vào trạng thái bấtlực, xấu hổ về bản thân mình Đây là sự bi quan của ông trước cuộc đời, suynghĩ ấy làm ông luôn buồn rầu Sự mâu thuẫn giữa khát vọng và khả năng đãgây ra bi kịch cho con người

Trang 39

Có thể thấy, Bùi Văn Dị lă một nhă nho hănh đạo, ngay cả khi tuổi cao,ông vẫn không lânh đời mă vẫn hăng hâi xông pha trín đấu trường chính trị,toăn tđm phục vụ đất nước

Như vậy, qua thơ văn của Bùi Văn Dị, chúng tôi nhận thấy rằng, ông lămột con người luôn giữ trọn đạo vua tôi, không bao giờ quín đn đức vua ban

vă luôn nỗ lực cống hiến sức mình cho đất nước, cho dđn tộc Cũng vì vậy mẵng luôn mang trong mình nỗi thẹn “quốc đn vị bâo”, ông luôn trâch mìnhchưa lăm được nhiều để bâo đâp ơn vua Ông thật sự lă một bậc trung thần,một sĩ phu yíu nước sđu sắc cuối thế kỷ XIX Qua đó cũng cho thấy tư tưởngtrung quđn “ưu quốc” lă phương tiện thể hiện tinh thần yíu nước của quđn vădđn ta, đặc biệt lă khi dđn tộc trở thănh món mồi hấp dẫn của bọn thực dđnPhâp

2.1.2 Ca ngợi con người

Tấm lòng trung quđn “ưu quốc” của Bùi Văn Dị còn thể hiện ở sựngưỡng mộ vă ca ngợi của ông đối với những người tăi đức Thế kỷ XVIII,đầu thế kỷ XIX, văn học thường chú ý ca ngợi tăi năng câ nhđn như cầm, kỳ,

thi, họa Năng Dao Tiín trong Hoa Tiín đê được khắc họa với hình tượng của một con người đầy tăi năng (Ngửng lín vâch phấn thơ đđu?/ Keng văng chữ chữ rắc chđu hăng hăng), Thúy Kiều trong Truyện Kiều cũng được Nguyễn

Du đặc biệt chú ý về phương diện tăi năng (Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngđm) Đến cuối thế kỷ XIX, tiếp thu người đi trước, Bùi Văn Dị đề cao tăi

năng câ nhđn con người, đặc biệt lă tăi năng văn chương Ông ca ngợi

Nguyễn Văn Siíu lă người có tăi số một ở trín đời: Tuyệt thế hữu giai nhđn…/…Văn chương thiín hạ cổ tại (Có người tăi phiệt ở trín đời…/ …Văn

chương ông còn lại với ngăn thưở) Tuy nhiín, Bùi Văn Dị không chỉ dừng lại

ở việc ca ngợi tăi năng văn chương mă ông còn đặc biệt chú ý đến tăi năngquđn sự của câc sĩ phu trong phong trăo yíu nước vă có xu hướng nghiíng vềtăi năng năy Bùi Đn Niín hết lòng ca ngợi tăi năng quđn sự của Tôn Thất

Thuyết (Tối liín đại tướng thănh công nhật/ Hựu thị huđn thần tận tiết thu

Trang 40

-Đáng yêu biết mấy bậc đại tướng trong ngày thành công/ Cũng lại là lúc vịhuân thần tỏ hết khí tiết) Người không chỉ có tài thơ phú mà còn giỏi quân

sự Những câu thơ của Bùi Văn Dị không chỉ là lời ca ngợi mà còn là sự tựhào về con người Việt Nam, tự hào về đội ngũ hiền tài của đất nước

Không chỉ ca ngợi tài năng mà ông còn rất đề cao vẻ đẹp nhân phẩm.Trong bài Ức Vân Lộc Nguyễn tiên sinh (Nhớ tiên sinh Nguyễn Vân Lộc),

ông ví Vân Lộc như bậc hiền xưa, như bậc tiên dưới đất (Chân tác địa hành tiên…Phong tao khởi tích hiền) Hơn nữa, ông còn đưa ra những tấm gương nhân phẩm tốt đẹp của Trung Hoa để mọi người học tập Trong bài Yết tiên hiền Tử Cống từ (Bài từ về việc đến bái yết tiên hiền Tử Cống) ông viết: Hạ

Ân hồ liễn khí/ Khổng môn cao đệ tuyển/ Nhất quan tác ấp Tể/ Thiên thu lưu

đỗ điện (Là báu vật thời Hạ Ân/ Là đệ tử chốn Khổng Môn/ Một lần làm quan

ở đất Tể/ Còn lưu đến thiên thu) Tử Cống (người Trung Quốc) là một trongnhững học trò xuất sắc của Khổng Tử Tử Cống không chỉ là người có tài màcòn là người đức độ Trong đời chỉ một lần làm quan ở nước Tể nhưng để lạitiếng vang muôn đời bởi đã yêu thương và giúp đỡ rất nhiều cho nhân dân

Dù là người Việt Nam hay Trung Quốc thì đối với Bùi Văn Dị, những conngười tài năng và phẩm chất tốt đẹp luôn cần được tôn vinh Ông coi họ lànhững tấm gương sáng, cần phải noi theo để giữ trọn được tấm lòng trungquân “ưu quốc” của mình

2.1.3 Khát vọng đất nước độc lập, thái bình

Đến cuối thế kỷ XIX, Pháp nổ súng xâm lược nước ta và nhanh chóngchiếm được Nam bộ Mâu thuẫn dân tộc được đặt lên hàng đầu Lúc này, vua,quan và dân đều dựa vào cương thường để chống ngoại xâm Nguyễn ĐìnhChiểu, Nguyễn Xuân Ôn, Nguyễn Quang Bích, Phan Đình Phùng, đã dùngnho giáo để củng cố mọi quan hệ như vua và quan, vua và dân, quan và dân,đồng thời qua đó thể hiện tinh thần chiến đấu chống lại kẻ thù Đây là thờiđiểm mà tinh thần yêu nước – truyền thống quý báu của dân tộc phát triểnmạnh mẽ Tinh thần yêu nước trải qua nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau lại

Ngày đăng: 22/09/2016, 08:17

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đào Duy Anh, Hán Việt từ điển giản yếu, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin, 2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hán Việt từ điển giản yếu
Nhà XB: Nhà xuất bản Văn hóa thông tin
2. Nguyễn Thanh Bình, Tư tưởng về đạo trị nước ở các nhà Nho Việt Nam, Tạp chí triết học, số 1, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư tưởng về đạo trị nước ở các nhà Nho Việt Nam
3. Philippe Devillers, Người Pháp và người An Nam bạn hay thù?, Nhà xuất bản Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, 2006 (B.S Ngô Văn Sĩ dịch) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Người Pháp và người An Nam bạn hay thù
Nhà XB: Nhà xuất bản Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh
4. Phạm Thị Gái, Khảo cứu văn bản “Du hiên thi thảo” của Bùi Văn Dị, Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Hán Nôm, trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo cứu văn bản “Du hiên thi thảo” của Bùi Văn Dị
5. Trần Văn Giáp (chủ biên), Lược truyện các tác gia Việt Nam, Tập 1: Tác gia các sách Hán Nôm, Nhà xuất bản Sử học – Viện sử học, 1962 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lược truyện các tác gia Việt Nam, Tập 1: Tác gia các sách Hán Nôm
Nhà XB: Nhà xuất bản Sử học – Viện sử học
6. Trần Văn Giáp, Tìm hiểu kho sách Hán Nôm Việt Nam (Nguồn tư liệu văn học, sử học Việt Nam), Nhà xuất bản Văn hóa, Hà Nội, 1984 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu kho sách Hán Nôm Việt Nam
Nhà XB: Nhà xuất bản Văn hóa
7. Lê Bá Hán – Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên), Từ điển thuật ngữ văn học, Nhà xuất bản Giáo dục, 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ văn học
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
8. Đỗ Đức Hiểu (chủ biên), Từ điển văn học, Nhà xuất bản Thế giới, 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển văn học
Nhà XB: Nhà xuất bản Thế giới
9. Mai Hương (tuyển chọn và biên soạn), Nguyễn Khuyến – Thơ, lời bình và giai thoại, Nhà xuất bản Văn hóa – thông tin, 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Khuyến – Thơ, lời bình và giai thoại
Nhà XB: Nhà xuất bản Văn hóa – thông tin
10. Nguyễn Thị Thúy Hương, Khảo sát văn bản và nghiên cứu giá trị tập thơ “Vạn lý hành ngâm” của Bùi Văn Dị, Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Hán Nôm, trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát văn bản và nghiên cứu giá trị tập thơ “Vạn lý hành ngâm” của Bùi Văn Dị
11. Nguyễn Văn Huyền (chủ biên), Văn học yêu nước và cách mạng Hà Nam Ninh, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 1981 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học yêu nước và cách mạng Hà Nam Ninh
Nhà XB: Nhà xuất bản Khoa học xã hội
12. Nguyễn Văn Huyền, Tổng tập văn học Việt Nam, tập 17, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 1993 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng tập văn học Việt Nam
Nhà XB: Nhà xuất bản Khoa học xã hội
13. Nguyễn Văn Huyền (chủ biên), Bùi Văn Dị - Nhà thơ yêu nước thế kỉ XIX, Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, 1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bùi Văn Dị - Nhà thơ yêu nước thế kỉ XIX
14. Đinh Gia Khánh (Chủ biên), Điển cố văn học, Nhà xuất bản Văn học, 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điển cố văn học
Nhà XB: Nhà xuất bản Văn học

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w