1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đặc điểm nổi bật về nội dung tư tưởng và đặc sắc nghệ thuật của tạp văn Phan Thị Vàng Anh

110 673 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 110
Dung lượng 686,5 KB

Nội dung

2. Lịch sử vấn đề2.1. Những ý kiến đánh giá chung về văn xuôi Phan Thị Vàng AnhTrong khoảng thời gian hơn mười năm viết truyện ngắn, chị có bốn mươi nhăm truyện được tập hợp trong bốn tập: Khi người ta trẻ (1993); Hội chợ (1995); Truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh Nguyễn Trọng Nghĩa (NXB Công an nhân dân, 1999); Truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh (NXB Trẻ, 2011). Dù không nhiều về số lượng song truyện ngắn của chị đã tạo được dấu ấn sâu sắc trong lòng độc giả cũng như những nhà nghiên cứu, phê bình văn chương.Nhận xét về tài viết truyện ngắn của Phan Thị Vàng Anh, đáng chú ý là ý kiến của dịch giả Huỳnh Phan Anh: “Vàng Anh là một tài năng trẻ, một nhà văn sớm định hình ngay từ tập truyện ngắn đầu tay, một giải thưởng Quốc gia dành cho nhà văn trẻ... và còn gì nữa? Tất cả đều đúng nhưng tôi không quên rằng vượt lên những thông tin đó, tác phẩm của Vàng Anh hay bất luận của ai khác dù bao người đã đọc tới và nói tới, vẫn còn và mãi mãi còn một sự chờ đợi, thách thức” 31,16.Đánh giá về hai tập truyện ngắn Khi người ta trẻ và Hội chợ, Huỳnh Như Phương khẳng định: “Hai tập truyện ra đời trong khoảng cách hai năm, mỏng mảnh như nhau, bao gồm những truyện ngắn có khi rất ngắn, bấy nhiêu cho một thế giới đang hình thành sinh sôi, nảy nở, một thế giới không ngớt trở về trên những trang giấy, đang kêu gọi, bổ sung cho nhau, vẫn là nó, nhưng không đơn giản là nó, bởi nó luôn được vén mở soi rọi thêm, nó luôn tìm kiếm những bến bờ và chiều sâu mới” 31,18. Ông một lần nữa ghi nhận tài năng của chị trong bài viết Sân chơi của Vàng Anh: “Vàng Anh biết lạ hóa những điều quen thuộc, biết làm cho da diết những điều tưởng như nhạt nhẽo” 3,6. Ở truyện ngắn của chị, người đọc như được đồng hành cùng một người trẻ tuổi đang say mê khám phá chính mình, lứa tuổi mình và thời đại mình. Đó là tất cả những gì cụ thể, rất thường tình mà ta có thể gặp ở bất cứ đâu trong cuộc sống hiện đại hôm nay, trong mối quan hệ gia đình, bè bạn, thầy trò, tình yêu..., từ đó, nhận ra bao hiện thực ngổn ngang của thế sự qua cách nhìn của giới trẻ những con người tuổi còn trẻ nhưng lắm ưu tư. Chung quan điểm ấy, Bùi Việt Thắng tâm đắc với chiều sâu tác phẩm Phan Thị Vàng Anh: “Đọc Phan Thị Vàng Anh ta bớt được một phần lối nhìn đời đơn giản một chiều, thêm một lần ta tới gần được cái thế giới bí ẩn của đời sống và con người vốn không thôi làm ta ngạc nhiên. Chí ít đó cũng là thành công của người viết văn trẻ” 21,6.Ghi nhận đóng góp của các nhà văn trẻ đương đại (trong đó có Phan Thị Vàng Anh) trong tiến trình đổi mới văn học, Nguyễn Thị Bình đã nhìn nhận: “Nhìn chung ưu thế về tốc độ ngôn ngữ cũng như trong sinh hoạt thuộc về lớp trẻ. Vàng Anh viết cứ như chơi mà lột tả thật chính xác cái nhịp điệu cuộc sống, nhịp điệu tâm lí của bao hạng người, bao lứa tuổi...” 37,117. Tác giả đánh giá cao tài năng của Vàng Anh không chỉ ở phương diện trí tuệ, thái độ thẳng thắn, quyết liệt mà còn ở tư duy ngôn ngữ gọn, sắc, hóm hỉnh, bất ngờ mà sâu sắc.

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

1.1 Theo M Bakhtin, thể loại luôn là nhân vật chính trên sân khấu vănhọc Thể loại vừa chứa đựng hạt nhân cơ bản ổn định, có tính loại hình, vừakhông ngừng vận động, biến đổi, không chịu gò mình trong giới hạn truyềnthống Vì thế, thể loại cũng là nơi thể hiện rõ nét cá tính sáng tạo của nhà văn

Thể tạp văn xuất hiện khá sớm trong lịch sử văn học Việt Nam, song lâunay ít được giới nghiên cứu quan tâm, chú ý như với các thể loại khác Mộtphần vì người sáng tác không mấy ai chọn tạp văn để thực hiện mơ ước về tácphẩm để đời Một phần nữa do quan niệm của số đông độc giả coi tạp văn nhưthể loại “cận văn học”, gắn với báo chí, là một thứ văn không có diện mạo,không được định danh một cách nhất quán

Trong hai thập kỉ trở lại đây, văn học Việt Nam đã và đang tự làm mớimình bằng sự xuất hiện của nhiều nhà văn trẻ tài năng, giàu tâm huyết Những

con người trẻ tuổi, trẻ lòng ấy đã thổi luồng sinh khí mới vào một “thế giới văn chương già cỗi - hay nói đúng hơn có nguy cơ già cỗi” [3,6] Thói quen làm

việc với internet, điện thoại di động, cách ứng xử ở thời đại bùng nổ thông tin,tốc độ sống chóng mặt khiến tạp văn trở nên đắc dụng Hầu hết các tờ báođều dành đất cho tạp văn, quy tụ được không ít cây bút vốn đã thành danh ở

những thể loại văn học khác Có thể kể tới Tản mạn trước đèn của Đỗ Chu (giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam năm 2005); Nghiêng tai dưới gió của

Lê Giang; Kí ức vụn của Nguyễn Quang Lập, Gánh đàn bà của Dạ Ngân; Tản mạn nhớ và quên của Nguyên Ngọc; các tác phẩm của Tô Hoài, Nguyễn Khải,

Hồ Anh Thái, Băng Sơn, Nguyễn Trương Quý, Nguyễn Việt Hà, Nguyễn Ngọc

Tư, Phan Thị Vàng Anh Với tạp văn, người viết dường như thỏa sức bày tỏnhững trăn trở, nghĩ suy của mình về cuộc sống Vì thế, đã không ít người cho

rằng thời nay là “thời của tản văn, tạp bút” (Trần Hoàng Nhân).

Trang 2

1.2 Phan Thị Vàng Anh (Thảo Hảo hay An Bàng) là một trong số nhữngcây bút thành công trong vài chục năm gần đây với cá tính mạnh mẽ Từ tácphẩm đầu tay là những bài thơ ngộ nghĩnh, hồn nhiên khi ở lứa tuổi học trò

(Mèo con đi học) đến các tập truyện ngắn rất ấn tượng (Khi người ta trẻ, Hội chợ) rồi tới tập tạp văn Nhân trường hợp chị Thỏ Bông chị đã chứng tỏ được

tài năng đa dạng, đủ tạo được cho mình một “thương hiệu” riêng Những nỗ lực,tìm tòi, sáng tạo đã mang lại cho chị nhiều giải thưởng văn học như: Tặng

thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1993 cho tập truyện Khi người ta trẻ;

giải nhất cuộc thi truyện rất ngắn của tạp chí Thế giới mới năm 1995 cho tác

phẩm Hoa muộn; giải thưởng của Hội Nhà văn Hà Nội năm 2007 cho tập thơ Gửi VB Phan Thị Vàng Anh từng được đánh giá: “là cây bút truyện ngắn biến

ảo, lúc trang nghiêm, lúc sắc ngọt, lúc đắm đuối Văn Phan Thị Vàng Anh là lối văn tung phá mang dấu ấn của kẻ trưởng thành ” [8] Bậc cha chú Nguyễn

Khải dành tặng chị một lời khen rất súc tích: “Nguyễn Huy Thiệp mặc váy”

Ngoài truyện ngắn, chị còn là gương mặt quen thuộc trên chuyên mục tạp

văn của khá nhiều tờ báo: Thể thao - Văn hóa, Đại biểu của Nhân dân, Tuổi trẻ, Tia Sáng, Thời báo Kinh tế Sài Gòn Những bài viết xuất hiện đơn lẻ ấy được

tập hợp lại thành hai tuyển tập: Nhân trường hợp chị Thỏ bông (NXB Hội Nhà văn, 2005); Tạp văn Phan Thị Vàng Anh (NXB Trẻ, 2011) được độc giả đón

nhận nhiệt thành đã khẳng định năng khiếu nổi bật của chị ở địa hạt này

Nhiều công trình nghiên cứu chọn khảo sát truyện ngắn Phan Thị VàngAnh nhưng hầu như chưa mấy người lưu tâm đúng mức đến tạp văn của chị.Chúng tôi muốn đi sâu tìm hiểu thể loại này để nhìn nhận toàn diện hơn tàinăng cũng như đóng góp của chị trong văn học Việt Nam đương đại

2 Lịch sử vấn đề

2.1 Những ý kiến đánh giá chung về văn xuôi Phan Thị Vàng Anh

Trong khoảng thời gian hơn mười năm viết truyện ngắn, chị có bốn mươi

nhăm truyện được tập hợp trong bốn tập: Khi người ta trẻ (1993); Hội chợ

Trang 3

(1995); Truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh - Nguyễn Trọng Nghĩa (NXB Công

an nhân dân, 1999); Truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh (NXB Trẻ, 2011) Dù

không nhiều về số lượng song truyện ngắn của chị đã tạo được dấu ấn sâu sắctrong lòng độc giả cũng như những nhà nghiên cứu, phê bình văn chương

Nhận xét về tài viết truyện ngắn của Phan Thị Vàng Anh, đáng chú ý là ý

kiến của dịch giả Huỳnh Phan Anh: “Vàng Anh là một tài năng trẻ, một nhà văn sớm định hình ngay từ tập truyện ngắn đầu tay, một giải thưởng Quốc gia dành cho nhà văn trẻ và còn gì nữa? Tất cả đều đúng nhưng tôi không quên rằng vượt lên những thông tin đó, tác phẩm của Vàng Anh hay bất luận của ai khác dù bao người đã đọc tới và nói tới, vẫn còn và mãi mãi còn một sự chờ đợi, thách thức” [31,16].

Đánh giá về hai tập truyện ngắn Khi người ta trẻ và Hội chợ, Huỳnh

Như Phương khẳng định: “Hai tập truyện ra đời trong khoảng cách hai năm, mỏng mảnh như nhau, bao gồm những truyện ngắn có khi rất ngắn, bấy nhiêu cho một thế giới đang hình thành sinh sôi, nảy nở, một thế giới không ngớt trở

về trên những trang giấy, đang kêu gọi, bổ sung cho nhau, vẫn là nó, nhưng không đơn giản là nó, bởi nó luôn được vén mở soi rọi thêm, nó luôn tìm kiếm những bến bờ và chiều sâu mới” [31,18] Ông một lần nữa ghi nhận tài năng

của chị trong bài viết Sân chơi của Vàng Anh: “Vàng Anh biết lạ hóa những

điều quen thuộc, biết làm cho da diết những điều tưởng như nhạt nhẽo” [3,6].

Ở truyện ngắn của chị, người đọc như được đồng hành cùng một người trẻ tuổiđang say mê khám phá chính mình, lứa tuổi mình và thời đại mình Đó là tất cảnhững gì cụ thể, rất thường tình mà ta có thể gặp ở bất cứ đâu trong cuộc sốnghiện đại hôm nay, trong mối quan hệ gia đình, bè bạn, thầy trò, tình yêu , từ

đó, nhận ra bao hiện thực ngổn ngang của thế sự qua cách nhìn của giới trẻ những con người tuổi còn trẻ nhưng lắm ưu tư Chung quan điểm ấy, Bùi Việt

-Thắng tâm đắc với chiều sâu tác phẩm Phan Thị Vàng Anh: “Đọc Phan Thị Vàng Anh ta bớt được một phần lối nhìn đời đơn giản một chiều, thêm một lần

Trang 4

ta tới gần được cái thế giới bí ẩn của đời sống và con người vốn không thôi làm ta ngạc nhiên Chí ít đó cũng là thành công của người viết văn trẻ” [21,6].

Ghi nhận đóng góp của các nhà văn trẻ đương đại (trong đó có Phan ThịVàng Anh) trong tiến trình đổi mới văn học, Nguyễn Thị Bình đã nhìn nhận:

“Nhìn chung ưu thế về tốc độ - ngôn ngữ cũng như trong sinh hoạt - thuộc về lớp trẻ Vàng Anh viết cứ như chơi mà lột tả thật chính xác cái nhịp điệu cuộc sống, nhịp điệu tâm lí của bao hạng người, bao lứa tuổi ” [37,117] Tác giả

đánh giá cao tài năng của Vàng Anh không chỉ ở phương diện trí tuệ, thái độthẳng thắn, quyết liệt mà còn ở tư duy ngôn ngữ gọn, sắc, hóm hỉnh, bất ngờ

mà sâu sắc

Báo Sinh viên với bài Trong nhiều Vàng Anh, có một Vàng Anh (15/12/2004) và Việt báo (vietbao.vn - 28/10/2011) với bài Phan Thị Vàng Anh - cây bút đa năng cùng khẳng định tố chất nghệ thuật bẩm sinh cùng sự

phấn đấu không mệt mỏi của chị trên con đường chinh phục các loại hình nghệ

thuật: “con người Vàng Anh tồn tại nhiều mặt tính cách Vàng Anh của thơ, của truyện, của kịch bản phim, biên tập sách, của tạp bút, tiểu phẩm và gần đây nhất là Vàng Anh trong phim tài liệu hiện đại” Trong gương mặt đa năng

đấy, vẫn luôn hiện diện một cây bút sắc sảo, tinh tế và đầy tinh thần đương đại

Những công trình nêu trên chủ yếu khái quát đặc điểm nội dung và nghệthuật truyện ngắn của Phan Thị Vàng Anh Tuy không đề cập tới tạp văn nhưng

đó sẽ là những gợi dẫn để chúng tôi liên hệ đối sánh khi tìm hiểu đặc điểm tạpvăn của chị

2.2 Những ý kiến trực tiếp bàn về tạp văn Phan Thị Vàng Anh

Ấn tượng về tập sách Nhân trường hợp chị Thỏ Bông đã khiến Trần Thị Trâm viết những dòng nhận xét đầy ưu ái (đăng trên tạp chí Người làm báo):

“Đọc những bài báo này, ta sẽ có được một cảm giác thật là thú vị: chúng đều tập trung phản ánh và giải quyết những vấn đề cấp thiết của đời sống hiện tại bằng cách cảm, cách nghĩ, cách nói của lớp người đương thời ngôn ngữ

Trang 5

điện đại, bằng cách tư duy mới mẻ, bằng những ý tưởng trẻ trung hình thức ngắn gọn, cô đọng, hàm súc, hấp dẫn và minh triết” Bà cũng tinh tường phát hiện ra rằng mỗi bài viết của Phan Thị Vàng Anh có “sự tích hợp những ưu thế của cả hai loại hình: văn chương và báo chí, chất báo và chất văn hòa quyện vào nhau, tạo nên một phong cách nghệ thuật riêng, phong cách của một nhà văn đi làm báo” Phong cách ấy được chị thể hiện trong cách phát hiện, kiếngiải vấn đề thông minh, sắc bén, trong nghệ thuật biểu hiện độc đáo và giàuchất u-mua.

Trên trang Phongdiep.net, bài viết Tản văn - thể loại không dành cho người viết trẻ?, tác giả Nguyễn Hồng Nga đánh giá về khả năng hàm chứa, tính

triết lý sâu sắc trong sáng tác của Phan Thị Vàng Anh: “Tạp văn Phan Thị Vàng Anh đầy tính tư duy và hàm chứa nhiều ý nghĩa cuộc sống về con người, đất nước Việt Nam ” Còn nhà báo Thu Hà, trên VnExpress nhận xét: “Trong nhịp sống gấp gáp đang trôi qua hờ hững, khi đọc những dòng suy nghĩ của Thảo Hảo, người ta bỗng giật mình vì dường như mình đã làm vuột qua nhiều điều thú vị trong cuộc sống Nó có sự logic sắc sảo của lý trí, phân tích nhìn nhận vấn đề theo nhiều chiều Tác giả không ngại nói thẳng, thậm chí ngoa ngoắt khi bàn đến những mặt trái trong cuộc sống Ẩn sau mỗi sự kiện là tâm trạng nôn nóng, tấm lòng trách nhiệm của người cầm bút ” [41] Quả đúng

vậy, mỗi bài viết của Vàng Anh dù chỉ luận về một vấn đề, một hiện tượng nhỏtrong đời sống song đủ sức gợi ra những triết lý sâu xa, khiến người đọc khôngkhỏi ngỡ ngàng, tâm đắc

Cũng là một trong những cây bút khá thành công với thể loại tạp văn,Nguyễn Trương Quý đánh giá cao tài năng của người đồng nghiệp trong cách

khai thác đề tài, chiều sâu tư duy và thái độ quyết liệt: “Hồi tản văn Thảo Hảo

ra mắt, mọi người ngay lập tức xếp tác giả của chúng vào hàng cây bút xuất sắc nhất của thể loại này Khi ấy chưa có các trang mạng xã hội và blog rầm

rộ, nên hằng tuần những bài tản văn ngắn như Ai cho mày chê con tao xấu?,

Trang 6

Gửi Đoàn của tôi, Nhân trường hợp chị Thỏ Bông, Nhật ký (gã) đào đường thành một thức ăn nuôi độc giả đặng tiêu hóa những vấn đề thời sự.

Những vấn đề có khi cũng nhỏ thôi, nhưng người viết đã mở ra vô số cánh cửa, cánh nào cũng hứng gió ào ạt về” [73] Theo Nguyễn Trương Quý, trong khi

một số cây bút tạp văn khác hay nương vào những trải nghiệm cá nhân có tính

tự sự, trữ tình để gánh đỡ cho cái khô khan thông tấn kia thì Vàng Anh chọn

cách mổ xẻ chính cảm xúc của mình, “chỉ bảy tám trăm chữ, quá lắm là một ngàn chữ, với một sự kiện đinh, không gì ngoài chuyện thời cuộc, mà Vàng Anh trần mình ra chế biến” [73] Lùi xa khỏi sự kiện, mỗi bài viết của chị là một bài

học về phép ứng xử với cuộc sống, với chữ nghĩa

Tới nay, đã có khá nhiều ý kiến khẳng định tài năng và đóng góp củaPhan Thị Vàng Anh trong đời sống văn học đương đại, đặc biệt với thể loại tạpvăn Những ý kiến này rất hữu ích với chúng tôi khi nghiên cứu đề tài

4 Phạm vi nghiên cứu

Tạp văn Phan Thị Vàng Anh được đăng rải rác trên nhiều báo và tạp chí.Tuy nhiên, để thuận tiện cho việc khảo sát, chúng tôi chủ yếu tập trung vào haitập sách:

1 Nhân trường hợp chị Thỏ Bông (2005) - NXB Hội Nhà văn, Hà Nội.

2 Tạp văn Phan Thị Vàng Anh (2011) - NXB Trẻ, TP Hồ Chí Minh.

Trang 7

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp thống kê, phân loại: được sử dụng chủ yếu khi nhậndiện đặc điểm tạp văn Phan Thị Vàng Anh

5.2 Phương pháp phân tích tác phẩm theo thể loại: nhằm chỉ ra nhữngsáng tạo của ngòi bút tạp văn Phan Thị Vàng Anh

5.3 Phương pháp so sánh - đối chiếu: nhằm tìm ra chỗ tương đồng vàkhác biệt giữa tạp văn với truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh, giữa tạp văn PhanThị Vàng Anh với tạp văn của một số cây bút cùng thời

6 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và thư mục tài liệu tham khảo, phần nộidung của luận văn gồm ba chương:

Chương 1 Vài nét về thể loại tạp văn và vị trí của tạp văn trên hành trình văn

học của Phan Thị Vàng Anh

Chương 2 Đặc điểm tạp văn Phan Thị Vàng Anh nhìn từ góc độ nội dung Chương 3 Đặc điểm tạp văn Phan Thị Vàng Anh nhìn từ góc độ nghệ thuật

Trang 8

PHẦN NỘI DUNGCHƯƠNG 1: ĐÔI NÉT KHÁI QUÁT VỀ THỂ LOẠI TẠP VĂN VÀ VỊ TRÍ CỦA TẠP VĂN TRÊN HÀNH TRÌNH VĂN CHƯƠNG PHAN THỊ VÀNG ANH

1.1 Quan niệm về tạp văn

Những năm gần đây, các nhà văn lựa chọn tạp văn làm đất dụng võ ngày càng nhiều, đồng nghĩa với việc số lượng tạp văn ngày một tăng lên Tuy vậy, việc giới thuyết khái niệm tạp văn cho tới nay vẫn còn nhiều điểm chưa thống nhất, còn nhiều tranh luận, bàn cãi quanh câu hỏi: Thế nào là tạp văn? Có thể nói rằng câu chuyện tìm một định nghĩa thống nhất cho tạp văn sẽ còn dài kì nếu tạp văn vẫn còn hấp dẫn người nghiên cứu.

Có người cho rằng tạp văn là “nhiều loại văn lẫn lộn” [75,842] hoặc

“Tạp văn là thể văn gồm nhiều thể loại có tên gọi khác nhau như đoản bình, tiểu phẩm, tùy bút ” [76,1451] Trong cách hiểu này, chữ “tạp” trong tạp văn

được dùng với nghĩa là sự hỗn tạp, pha trộn nhiều thể loại, đồng thời cũng baohàm nghĩa là sự tạp nhạp, vụn vặt, nhỏ lẻ Nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Nam

quan niệm: “Tạp văn là những bài văn nghị luận có tính nghệ thuật Phạm vi của tạp văn rất rộng, bao gồm tạp cảm, tùy cảm, tiểu phẩm, bình luận ngắn Đặc điểm nổi bật là ngắn gọn ” [60] Định nghĩa này còn chung chung, chưa

vạch ra được những đặc trưng cơ bản để phân loại chính xác những tác phẩm

nào thuộc thể loại tạp văn Từ điển thuật ngữ văn học đưa ra cách hiểu về tạp

văn như sau: “Những áng văn tiểu phẩm có nội dung chính trị, có tác dụng chiến đấu mạnh mẽ Đó là một thứ văn vừa có tính chính luận sắc bén, vừa có tính nghệ thuật cô đọng, phản ánh và bình luận kịp thời các hiện tượng xã hội Phần lớn tạp văn mang yếu tố châm biếm, trào lộng, đả kích” [42,294] Tương đồng với ý kiến này, nhiều nhà nghiên cứu gọi tạp văn là “Một thể loại thuộc tản văn trong văn học Trung Quốc, thiên về nghị luận nhưng cũng giàu ý nghĩa văn học Đặc điểm chung của tạp văn là ngắn gọn, đa dạng, linh hoạt:

Trang 9

phản ứng một cách nhanh nhạy, kịp thời trước những vấn đề bức xúc của xã hội với những ý kiến đánh giá rõ ràng, sắc sảo” [44,1601] Trong cách diễn giải này, các tác giả đều quan niệm tạp văn bắt nguồn từ văn học Trung Quốc

mà người khởi xướng chính là Lỗ Tấn Họ nêu những đặc điểm chính của tạp văn: kết hợp tính chính luận và tính văn học, tính ngắn gọn, tính thời sự Định nghĩa đó không sai nếu ta soi chiếu vào tạp văn của Lỗ Tấn hay Ba Thợ Tiện

(Hoàng Thoại Châu) ở Trung Quốc (thí dụ tác phẩm: Con chó hay đồ chó, Cái đầu, Chất lượng, Nghệ thuật ăn, Hạ cánh an toàn ) hay tạp văn của các nhà

văn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám 1945 như Ngô Tất Tố, Ngô Đức

Kế Tạp văn của họ đều đậm chất thời sự, tính chiến đấu Nhưng khi soi chiếu vào tạp văn của các cây bút đương đại, sẽ có sự vênh lệch Đọc tạp văn của

Trần Huyền Ân, Lê Giang, Nguyễn Ngọc Tư ta thấy họ nghiêng nhiều về suy

tư, cảm xúc hơn là tính chiến đấu, tính thời sự Trong cách nhìn truyền thống

thì tạp văn có lúc bao gồm cả tản văn, có lúc lại là một tiểu loại trong tản văn.

Thực tế, một bộ phận lớn tác phẩm được chính người cầm bút gọi là tạp văn ở nước ta hiện nay không phải là tạp văn như định nghĩa truyền thống Nhiều tạp văn, nhất là những tạp văn trên blog, đơn thuần chỉ là những áng văn

ngắn ghi lại những suy tư, những ý kiến chủ quan của người viết về những vấn

đề hết sức cá nhân

Tinh tế và hài hước, Võ Phiến bàn về tạp văn qua sự chia sẻ nỗi khổ của nhà phê bình Hoài Thanh: “Khi Hoài Thanh viết xong cuốn Thi nhân Việt Nam, muốn tự xếp cho mình một chỗ ngồi trên văn đàn, ông loay hoay khổ sở: Ông

là gì đây? Là tiểu luận gia chăng? Là tùy bút gia? là tùy hứng gia chăng? Nhưng dù là gì đi nữa, sự phân vân ấy của ông cũng chưa diễn tả hết mọi phiền hà rắc rối ngụ trong chữ essai (essay) của Tây phương Nó là tiểu luận,

là tùy hứng, cũng là tùy bút, bút ký, là tạp ký, tạp luận, tạp bút, tạp văn, là

nhận định, phiếm luận ” (Tổng quan văn học miền Nam, www.tienve.org).

Như vậy nghĩa là tác phẩm tạp văn vừa có chất của một tác phẩm văn học nghệ

Trang 10

thuật, vừa có những chất ngoài nghệ thuật, ở nó có sự dung hợp nhiều thể loạidẫn đến người ta khó phân định một cách rạch ròi Nhưng thực tế nghiên cứu

luôn muốn hướng đến sự phân biệt rõ ràng giữa tạp văn với ký, tùy bút hay tản văn

Hoàng Ngọc Hiến coi tạp văn là một tiểu loại của ký: “ký là một thuật ngữ được dùng để gọi tên một thể loại văn học bao trùm nhiều thể hoặc tiểu loại: bút ký, hồi ký, du ký, phóng sự, tùy bút, tản văn, tạp văn, tiểu phẩm (ét-xe)” [43] Nhà lý luận Trần Đình Sử nhìn nhận tạp văn như những tác phẩm “gắn rất chặt với đời sống đương đại, nó sống cùng dòng chảy cuộc đời là thể văn xuôi ngắn, vừa tự sự vừa trữ tình, vừa chính luận, cốt sao bày tỏ tư tưởng, tình cảm, thái độ của người viết một cách sắc sảo, nổi bật, gây ấn tượng cho người đọc” (Lưu

Nghi, Nhân cuộc phỏng vấn về truyện ngắn của Bách Khoa, thử xét trường hợp “Ba con cáo” của Bình Nguyên Lộc, www.vietduc.de) Theo quan điểm

của hai nhà khoa học này, tạp văn gặp gỡ ký ở chỗ cùng bày tỏ sự quan tâm đến

những sự kiện, những biểu hiện có thực ngoài đời, đồng thời bộc lộ trực tiếp cátính sáng tạo và tinh thần trách nhiệm xã hội của tác giả Trần Đình Sử nhấn

mạnh hơn đến lối viết, cá tính của người viết Theo ông, tạp văn rất cần sự độc

đáo, nó đòi hỏi người viết phải có vốn sống phong phú, kiến thức sâu rộng, bútlực dồi dào, văn chương phải tài hoa, tinh tế mới có thể đem lại sự thành công

Số đông trong giới học thuật có xu hướng đồng nhất tạp văn với tản văn hay ký, là thể loại trung gian giữa văn chương và báo chí Tạp văn thường có

dung lượng nhỏ, được viết dưới hình thức văn xuôi, có sự kết hợp tự do các văn

phong, các phương thức phản ánh đời sống khác nhau Kết quả là tạp văn khi thì giống ngụ ngôn, lúc lại gần với giai thoại, có lúc tương đồng với tùy bút, bút ký Lâu nay, khái niệm tạp văn và tản văn chưa được phân định rạch ròi,

dẫn đến việc đôi lúc người sử dụng nhầm lẫn Quả thực, việc phân định hai thểloại này gặp nhiều khó khăn bởi đối chiếu nhiều văn bản mà người viết tự định

danh là tạp văn hay tản văn ta cũng khó nhận ra sự khác biệt Một số nhà

Trang 11

nghiên cứu xếp những tác phẩm được chính nhà văn định danh là tạp văn vào

thể loại tản văn như Lê Trà My trong Bước đầu tìm hiểu tản văn Việt Nam thời kỳ đổi mới (Luận văn Thạc sĩ, ĐHSP Hà Nội, 2005), Phạm Thị Thanh Thủy trong Đặc điểm thể loại tản văn Tô Hoài (Luận văn Thạc sĩ, ĐHSP Hà Nội, 2008), Nguyễn Phương Thùy trong Đặc điểm tản văn Nguyễn Ngọc Tư

(Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP Hà Nội, 2008) Điều này có nguyên do là quan

niệm khá rộng về tạp văn Theo nhiều học giả, cả tạp văn và tản văn đều là

những khái niệm có nguồn gốc Trung Quốc, được du nhập vào Việt Nam màkhó có thể tìm thấy trong ngôn ngữ châu Âu những khái niệm có nội hàmtương đương Tuy vậy, trong văn học đương đại Việt Nam, các khái niệm này

cũng có những biến chuyển Khái niệm tạp văn có vẻ ngày một tách xa khái niệm tản văn.

Tản văn được sử dụng để xác định một thể thức tổ chức văn bản Trong lý

luận cổ Trung Hoa, dựa vào thể thức tổ chức văn bản, người ta chia văn bản

thành ba loại thông dụng: vận văn (văn vần), tản văn (văn xuôi), biền văn (văn biền ngẫu) Theo đó, tản văn có nội hàm thể loại rất rộng Khái niệm tản văn

được dùng để chỉ phương thức phản ánh đời sống của tác phẩm, đó thường là

phương thức tự sự nhiều hơn là phương thức trữ tình Trong thời hiện đại, tản văn chỉ tất cả những thể loại có tính trữ tình, tính nghị luận, tính tự sự mà không

phải là thơ ca, tiểu thuyết, kịch, văn học điện ảnh Do đó có thể phân loại thành

tản văn trữ tình, tản văn tự sự, tản văn nghị luận Trên nghĩa hẹp, tản văn chuyên

chỉ văn xuôi trữ tình, vì theo sự phát triển của thể loại, những cách viết chuyên

để đặc tả, ghi chép, báo cáo trong tản văn tự sự đã phát triển thành thể loại độc

lập (như kí sự, phóng sự); và tản văn nghị luận lại phát triển riêng thành tạp văn Gần đây tản văn và tạp văn về mặt hình thức dần dần phân biệt rõ.

Có thể nói, tạp văn là một nhánh của tản văn, là một biến thể của văn

nghị luận, có cả tính nghị luận lẫn tính trữ tình, thường rất ngắn, hình thức đadạng, dùng đủ các loại thủ pháp tu từ để chuyển tải kiến giải và tình cảm, ngôn

Trang 12

ngữ linh động, uyển chuyển mà giàu tính châm biếm Cũng cần lưu ý, trên

phương diện nội dung, tạp văn cố gắng giảm nhẹ yếu tố tình cảm, vì nếu yếu tố này nhiều quá thì sẽ trở thành tản văn, ngôn ngữ tạp văn cố gắng khách quan

hóa Tạp văn cũng thường chứa lượng thông tin thời sự lớn, nhanh nhạy với

những bình luận sắc sảo Về cơ bản, người ta chia tạp văn thành hai loại: tạp cảm và tạp luận.

Như vậy, tạp văn là khái niệm được sử dụng để chỉ các tác phẩm văn

xuôi có dung lượng nhỏ, trong đó có sự kết hợp thoải mái các loại “văn” (kể cảnghệ thuật và phi nghệ thuật), kết hợp các phương thức phản ánh đời sống (tự

sự và trữ tình) Vì thế tạp văn đôi khi rất gần gũi với thể loại ngụ ngôn hay giai

thoại, có lúc lại gần với bút ký, tùy bút trữ tình trong đó cái tôi của nhà văn

xuất hiện rõ rệt, mang lại một cái gì đó mới mẻ, bất ngờ cho người đọc trongcách phát hiện, liên tưởng, đề cập, kiến giải vấn đề Sự lí giải của nhà vănthường vượt ra khỏi những lí lẽ thông thường bằng cái nhìn cuộc sống ở nhữngchiều kích khác thường với những ý tưởng sâu sắc ít ai ngờ

Chẳng hạn trong Nhân trường hợp chị Thỏ bông của Phan Thị Vàng

Anh, câu chuyện dí dỏm của cô gái làm nghề mát-xa đã đem lại cho người đọcbao suy ngẫm về những vấn đề vốn được coi như thường tình, vụn vặt mà ai soi

vào đó cũng thấy thấm thía, ngộ ra nhiều điều Hay trong Cái túi nilông của Tô

Hoài, cái túi nhỏ bé, mỏng manh theo bước chân các bà, các mẹ đi chợ đầy tiệnlợi đã thay thế cho cái thúng, cái rổ, cái làn năm xưa Câu chuyện không dừnglại ở việc nói tới diện mạo của thời kì hiện đại, khi đâu đâu cũng cần nhanhgọn, khẩn trương, tiện lợi mà còn mang lại cho ta suy ngẫm sâu sắc về sự thayđổi lối sống của người Việt Nam Nói về điều này, Nguyễn Trương Quý cho

rằng: “Thường thì người viết trọng kỹ thuật chọn lối vòng vèo nhiều thủ pháp đánh lừa người đọc hoặc gài bẫy, phục bút để độc giả thu được sự khoái trá khi đọc xong Tuy vậy, đạt tới sự giản dị và nhuần nhuyễn trong cách viết mà

Trang 13

giấu được những kỹ thuật đi là điều khó nhất Đó là thách thức trong việc tiếp cận chủ đề” [73].

Nhìn chung, tạp văn mang một số đặc trưng cơ bản dễ nhận diện:

Thứ nhất, tạp văn là những tác phẩm văn xuôi ngắn gọn, hàm súc, khác biệt với các tác phẩm thuộc thể ký (tùy bút, phóng sự, du ký) thường khá dài Tạp văn có dung lượng nhỏ, thường xoay quanh một hình ảnh, một chi tiết nào

đó để làm nổi bật tư tưởng chủ đề của tác phẩm Tạp văn ra đời đáp ứng nhu

cầu phản ánh, bộc lộ lập tức ý nghĩ, suy ngẫm của người viết trước một vấn đềcuộc sống Vì thế, hệ thống hình ảnh, chi tiết được sử dụng cũng hết sức tinh

lọc, ngắn gọn, không quá tản mạn như tùy bút nhằm tập trung làm nổi bật cảm xúc cơ bản của người viết về vấn đề bên ngoài hoặc cá nhân Vì lí do này, tạp văn dễ tìm được chỗ đứng trên các trang báo, dễ tới với người đọc trong sự tất bật của cuộc sống hiện đại Trần Hoàng Nhân cho rằng: “hiện nay là thời của tạp bút khi quỹ thời gian của người đọc không đủ dành cho tiểu thuyết dông dài Tạp bút, tản mạn đâu phải chuyện “thiên tào”, mà là chuyện rất người” [68] Mỗi tạp văn thường chỉ khoảng tám trăm đến hai nghìn từ, vừa vặn với một trang giấy hay một, hai cột báo Song không vì thế mà tạp văn mất đi tính

hấp dẫn hay không thể nói tới những vấn đề có tầm vóc lớn lao

Thứ hai, tạp văn có sự tương đồng với thể ký ở vai trò trung tâm của hình tượng tác giả Đa phần các tạp văn được trần thuật bởi ngôi thứ nhất xưng

“tôi” Đối với những tạp văn không có nhân vật xưng “tôi” thì hình tượng tác

giả vẫn hiện diện, trực tiếp dẫn dắt, chỉ đạo các yếu tố khác như chi tiết, hìnhảnh trong tác phẩm nhằm đưa người đọc đến với cái đích mà tác giả mong

muốn Như vậy, trong tạp văn, người viết vừa là chủ thể biểu hiện, vừa là đối tượng miêu tả trung tâm Các nhà văn “muốn góp những tiếng nói chân thực và biểu lộ chính kiến của chính họ về tất cả các vấn đề trong cuộc sống bộc lộ trực tiếp cái tôi của người sáng tác” [59,285] Có thể nói, qua tạp văn, người

đọc dễ dàng nắm bắt được bức chân dung tinh thần của người cầm bút như:

Trang 14

“Nguyễn Trương Quý giỏi lắt léo cộng gia vị giễu nhại thì Nguyễn Ngọc Tư đượm nồng như món sống “đưa cay”; Phan Cẩm Thượng thư thái, uyên thâm thì Nguyễn Quang Lập riết róng, hài hước Nguyễn Việt Hà cũng hài hước nhưng tung tẩy chuyện đời nhiều hơn Lê Giang viết tạp văn như lấy trong túi ra Nguyễn Nhật Ánh viết tạp văn như người đi bộ, gặp gì viết nấy ” (Việt

Quê, Giãi bày với tạp văn, www.baomoi.com).

Thứ ba, đặc trưng nổi trổi của tạp văn chính là tính chất thời sự rõ nét Tạp văn thường viết về những vấn đề thường nhật, thậm chí đôi khi vụn vặt song đậm hơi thở của thời đại, của cuộc sống: “từ những góc khuất riêng tư, những biến thái linh diệu của hồn người đến những sự kiện có tầm vóc quốc gia, quốc tế, từ những khoảnh khắc ngắn ngủi, sâu kín đến những vấn đề mang tính muôn thuở, muôn đời; từ những điều hiện hữu hôm nay đến những điều đã lùi sâu trong quá khứ hoặc những dự cảm về tương lai; từ những sự vật có hình hài, thanh sắc đến những ấn tượng vô hình trong thế giới của những ý niệm hay trực giác mơ hồ ” [59,287] Ta có thể bắt gặp những rung cảm tha

thiết với đời, với người, thể hiện một mĩ quan nhân ái và đặc biệt tinh tế của

một con người từng trải ở tạp văn Vợ cũ của Nguyễn Văn Thọ Trong khi tạp

văn Phan Thị Vàng Anh thu hút người đọc trước hết bởi những vấn đề văn hóa

xã hội, những câu chuyện “nóng hổi” của cuộc sống được nhà văn làm phát lộnhững ý nghĩa bất ngờ, thấm thía

Những tác phẩm này “góp phần thức tỉnh và lưu giữ những giá trị nhân bản, những nhân cách cao đẹp, những cách ứng xử văn hóa giữa con người với con người, con người cá nhân với cộng đồng, con người với quê hương đất nước, con người với thiên nhiên ” [59,287] Vì vậy, tạp văn tăng thêm sức

nặng cho báo chí, ngược lại, sự sôi động của báo chí tác động tích cực đến sự

phát triển của thể loại này Các chuyên mục tạp văn như: “Thú chơi người Hà Nội” (Người Hà Nội), “Nhàn đàm” (Văn nghệ), “Nhàn đàm” (Thanh niên),

Trang 15

“Tôi nghe, đọc, xem, thấy” (Thể thao - Văn hóa), “Tạp văn Hà Nội” (Hà Nội mới cuối tuần) đã thực sự được độc giả yêu thích.

Thứ tư, phải nói tới khả năng dung hợp dễ dàng các thể loại, các phương

thức nghệ thuật biểu hiện dẫn đến hình thức tự do, phóng túng của tạp văn Ngô Tất Tố khẳng định: “Tạp văn là một lối văn đặc biệt Nhẹ nhàng mà vẫn thâm thúy, thẳng thắn mà vẫn kín đáo, cứng rắn mà không làm mất duyên dáng, nghiêm nghị mà không làm mất thân mật, bóng bẩy nhưng vẫn rõ ràng như cục đất ném vào mặt, với một chút gì, nhưng chất phác, tinh nghịch, như dí dỏm, khóc hổ người, cười ra nước mắt, đó là tạp văn” [48,139] Ở tạp văn,

người viết có thể kết hợp cả những yếu tố nghệ thuật và phi nghệ thuật (vănchương và báo chí) Nó dung nạp cả phương thức tự sự, phương thức trữ tình

và phương thức nghị luận, có thể đan xen “những điều trông thấy” và những

cảm xúc, suy tư, liên tưởng của người viết Điều đó mang lại cho tạp văn bản chất năng động, khi gần gũi ngụ ngôn, giai thoại, lúc mang dáng dấp của bút

ký, tùy bút Trong tạp văn, người đọc cảm nhận được cá tính riêng của tác giả

thể hiện ở vấn đề mà họ đề xuất, cách kiến giải vấn đề và sự can dự của ngườiviết vào thời đại mình đang sống với tư cách của một nhà tư tưởng, một triếtgia hay một nghệ sĩ

Do sự bề bộn của tạp văn đương đại, chúng tôi chấp nhận một định nghĩa

về tạp văn với nội hàm tương đối rộng mở, điều đó phù hợp với thực tiễn vận

động và sự tương tác thể loại trong văn chương thời hậu hiện đại

Tạp văn Phan Thị Vàng Anh vừa chứa đựng những đặc trưng thể loạiquen thuộc vừa in đậm cá tính sáng tạo độc đáo của tác giả

1.2 Đôi nét khái quát về tạp văn trong văn học hiện đại Việt Nam

Bản thân văn học luôn có mối quan hệ chặt chẽ với lịch sử xã hội Sự

ra đời của một thể loại văn học ngoài ảnh hưởng của các yếu tố bên trong

Trang 16

bản thân văn học, bao giờ cũng chịu sự chi phối của các yếu tố lịch sử xã hộibên ngoài.

1.2.1 Tạp văn trước đổi mới

1.2.1.1 Tạp văn trước năm 1945

Những năm đầu thế kỉ XX, tạp văn ra đời đồng thời với nền văn xuôitiếng Việt hiện đại Phạm Quỳnh đã ghi lại diễn biến của sự kiện văn học ấy

bằng thái độ trân trọng, cổ vũ: “ đương buổi quốc văn phôi thai này người nào đã lưu tâm đến văn Quốc ngữ đều là có công trong việc xây dựng cái nền quốc văn cho nước nhà mai sau cả ” Nếu văn học Trung đại chủ yếu phát

triển thơ ca phú lục, văn xuôi không được coi trọng, thì bước vào thời đại mới,cùng với sự ra đời của chữ quốc ngữ, sự nở rộ của báo chí, nghề in, nhiều thểloại văn xuôi đã phát triển mạnh mẽ, trong đó có một tiểu loại viết bằng chữquốc ngữ gắn liền với tên tuổi của Tản Đà, Nguyễn Tuân, Xuân Diệu, LưuTrọng Lư, Thạch Lam, Tùng Vân, Vũ Ngọc Liễn mà hồi ấy được gọi chung

là tản văn, sau được định danh là tạp văn

Sự giao lưu với văn hóa Tây Âu là cơ sở dẫn tới sự xuất hiện đội ngũ nhàvăn chuyên nghiệp mang trong mình cái hăm hở tiên phong của nền quốc vănViệt Nam thời ấy Nhu cầu thưởng thức đa dạng của công chúng cùng ý thứcnghề nghiệp khiến họ không ngừng khám phá, kiếm tìm những hình thức vănchương mới Trong không khí sôi nổi ấy, tạp văn ra đời như một thể nghiệm tự

do với hình thức ngắn gọn, trình bày trực tiếp tư tưởng tác giả về những vấn thềthời sự, xã hội và nhân sinh, được đăng chủ yếu trên các báo và tạp chí bấy giờ

như: mục "văn xuôi" của Nam Phong tạp chí, mục "Xét tật mình" của Đông Dương tạp chí, "Câu chuyện hàng tuần" hay "Góp nhặt" trên Sông Hương tục bản Các sáng tác ấy cũng xuất hiện đơn lẻ, rời rạc chứ người viết chưa

chú tâm hướng đến những tuyển tập dầy dặn (trừ một vài tuyển tập hiếm hoi:

Tản Đà tản văn (Hương Sơn, 1942), Trước đèn của Phùng Tất Đắc (Tân Dân,

Trang 17

1939), Tản văn mới của nhiều tác giả (Văn Lâm, 1940), Tùy bút của Nguyễn

Tuân (Cộng Lực, 1941) )

Đội ngũ viết tạp văn bấy giờ phải kể tới những học giả đi đầu trong việc

hô hào tân văn như: Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh, Phan Khôi có nhữngnhà văn vốn xuất thân Nho học nhưng chịu không ít ảnh hưởng văn hóa Tâyphương như Tản Đà, có những cây bút tiêu biểu cho giai đoạn văn học trước

1945 như: Lưu Trọng Lư, Thạch Lam, Hoài Thanh, Xuân Diệu, NguyễnTuân ; có người vì duyên nợ với văn chương mà thường xuyên góp mặt bằngbài tạp văn trên các báo và tạp chí hàng kì như: Vũ Ngọc Liễn, Mân Châu,Minh Phượng, Châu Nguyên, Hoàng Ngọc Phách, Phan Kế Bính, Hoàng TíchChu, Hội Nhân, Phạm Kỹ, Nguyễn Khắc Hanh

Về nội dung, tạp văn đầu thế kỉ XX xoay quanh một số đề tài cơ bản.Hoặc nghiêng về giới thiệu các địa danh, các chuyên du ngoạn, các thú vui

chơi, lễ hội như: Khai bút của N.V.V trên Đông Dương tạp chí, Lễ thanh minh của Phó Đức Thành trên Nam Phong tạp chí, Bài kí núi Cố Tính của Dương Mạnh Huy hay Hà Nội băm sáu phố phường của Thạch Lam ; hoặc nghiêng

về luận lẽ đời, thời vận, văn chương như: Xã hội loài nhảy của Tùng Vân, Tính dễ tính khó của Hoàng Tích Chu, Mái Tây của Lưu Trọng Lư, Văn nghệ

của Hoài Thanh ; hoặc nghiêng về bộc lộ cảm xúc trước thiên nhiên, hồi

tưởng kỉ niệm, bày tỏ nỗi niềm riêng như: Văn chỉ làng tôi của Vũ Ngọc Liễn, Chú lái khờ của Xuân Diệu, Am chúng sinh của Phan Kế Bính; Kỉ niệm hoa đào của Tản Đà, Gió của Nguyễn Tuân Đây là những thành tựu ban đầu, là

mạch nguồn để nhiều năm sau khơi mở, kích hoạt cho sự phát triển tạp văntrong thời kì đổi mới

Tạp văn của Tản Đà thực chất là sự bộc lộ bản lĩnh, cách nhìn riêng củaông về các vấn đề nhân sinh, thế sự không khuôn sáo, là cách ông vượt thoátnhững định kiến văn chương xưa cũ để chứng minh giá trị của tự do cá nhân.Ông viết về những chuyện đời thường, chuyện lấy vợ lấy chồng, chuyện tang

Trang 18

ma rầu rĩ, chuyện phục trang đến thú vui đánh bạc, cảnh túng thiếu, đói nghèo

Ta còn thấy rõ những dấu tích của thi pháp Trung đại như việc sử dụng nhữngđiển tích điển cố, hoặc đôi chỗ đan xen những đoạn văn mang tính biền ngẫu

như: Văn chỉ làng tôi của Vũ Ngọc Liễn, Đánh bạc của Tản Đà Bài Giải sầu, chỉ trong vòng hai trang giấy mà Tản Đà sử dụng tới mười bảy điển tích,

điển cố Trung Hoa!

Càng về sau văn phong và cấu trúc tạp văn càng hiện đại hơn Câu vănbớt dần sự dài dòng, rối rắm với nhiều từ đệm hay khẩu ngữ kiểu văn xuôiQuốc ngữ buổi đầu mà được người viết tổ chức lại theo một hình thức mới,ngắn gọn, sáng rõ, thoát khỏi lối miêu tả tượng trưng, ước lệ, khuôn sáo để làm

hiện hình sự vật một cách cụ thể, sinh động Chẳng hạn: “Bảy giờ sáng Hà Nội, ngồi trên gác phố Hàng Trống, khoác cái chăn, hút điếu thuốc, mà trông xuống đường Không kể người nước ngoài, người nước ta cũng nhiều người ăn mặc

quần áo lối nước ngoài” (Văn minh - Tản Đà).

Dù nhiều người vẫn coi toàn bộ sáng tác của Nguyễn Tuân là tùy bútsong kì thực trong những tác phẩm của ông thời kì này, khá nhiều bài mangdáng dấp tạp văn Ông không chú trọng mô tả hiện thực khách quan, không kểchuyện, mà tất cả những cảnh đời thường chỉ là cái cớ để nhà văn bộc lộ cái tôi

của mình Chẳng hạn: Một lá thư không gửi, Một người lữ khách giữa thành phố chúng ta, Lại đi nữa Có lẽ vì thế, Vương Trí Nhàn nhận định: “Tùy bút

Nguyễn Tuân ở phương diện này chính là sự kéo dài của tạp văn Tản Đà đến

một trình độ mà Tản Đà chưa thể nghĩ tới” (Nguyễn Tuân và thể tùy bút, Tạp

chí Văn học, số 6/1997).

Có thể nói những cây bút tạp văn tiêu biểu đầu thế kỉ XX đã có ảnhhưởng tích cực tới sự phát triển của thể loại tạp văn sau này

1.2.1.2 Tạp văn từ 1945 đến trước đổi mới

Trong khoảng thời gian diễn ra hai cuộc kháng chiến chống Pháp vàchống Mĩ, văn học hướng tới quần chúng công - nông - binh với mục tiêu tuyên

Trang 19

truyền chính trị, cổ vũ tinh thần chiến đấu, ca ngợi các giá trị truyền thống nhưlòng nhân ái, niềm tự hào dân tộc, tinh thần đoàn kết chiến đấu Con ngườicộng đồng, tập thể lên ngôi, con người cá nhân bị khước từ, dẹp bỏ Các thểloại lấy cái tôi làm trọng tâm đương nhiên không thể phát triển như giai đoạntrước Tản văn, tạp văn giai đoạn này tập trung vào nội dung cơ bản là ngợi cađất nước tươi đẹp, truyền thống đấu tranh anh dũng, kiên cường, những địa

danh lịch sử hào hùng, những anh hùng dân tộc Hà Nội giải tù Mỹ qua phố

Hà Nội, Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi của Nguyễn Tuân tiêu biểu cho hướng chuyển

động này Chất kí sự pha trữ tình sử thi đã thay đổi diện mạo tạp văn Người ta

ít nói đến tạp văn theo nghĩa là nói chuyện đời thường vụn vặt, với cái nhìnriêng, cá biệt

Vì tạm gác những vấn đề riêng tư, cá nhân hoặc những điều không thực

sự ích lợi cho hoàn cảnh đất nước thời ấy nên tạp văn kém phong phú về đề tài,cảm hứng và sắc màu thẩm mĩ Các sáng tác đều mang âm hưởng chung củathời đại: cổ vũ chiến đấu, khẳng định chân lý Xã hội chủ nghĩa Cấu tứ chủ yếudựa trên sự liên tưởng từ hiện tại hào hùng đến quá khứ lịch sử và niềm tin

tưởng vào tương lai Bút pháp thường thấy là đối lập - tương phản (Những dấu chân lịch sử của Võ Văn Trực, Ý thức trước mùa hoa của Chế Lan Viên ).

Đó cũng chính là đặc điểm của thể loại tạp văn thời kì này

Tuy nhiên, không phải vì vậy mà ta không thể tìm thấy ít nhiều áng vănđậm màu sắc trữ tình, lãng mạn, những trang viết giàu chất thơ viết về cảnh tríthiên nhiên đất nước, về tình cảm gia đình, những nét đẹp truyền thống, về

niềm vui cách mạng và niềm tin vào ngày mai tất thắng như: Dưới một vầng sáng đục của Anh Đức, Những dấu chân lịch sử của Võ Văn Trực

Đội ngũ các cây bút viết tạp văn bấy giờ không thể không kể tới nhữngtên tuổi tiêu biểu như: Nguyễn Tuân, Nguyễn Huy Tưởng, Xuân Diệu, NguyễnKhải, Anh Đức, Nguyên Ngọc Những năm sau 1975 đến trước thời điểm đổimới, nhìn chung tạp văn chưa có sự đổi khác đáng kể về thi pháp so với tạp văn

Trang 20

những năm đầu thế kỉ XX Sự chuyển biến mạnh mẽ và thành tựu đáng kể của

nó có lẽ nằm trọn trong chặng đường từ đổi mới trở đi

1.2.2 Tạp văn từ đổi mới đến nay

Bước ngoặt lịch sử của Đại hội Đảng VI với sự lựa chọn con đường đổimới cho đất nước không chỉ đem lại bầu không khí dân chủ tràn ngập mà cònthổi luồng sinh khí mới vào đời sống văn học nghệ thuật Có thể nói văn

chương đã bước sang “một thời kì khác” (Nguyễn Kiên), “Văn chương sẽ sống cái sức sống tự nhiên của nó Nhưng như tất cả mọi việc trên đời này, văn chương cũng có giới hạn, có sự sáng lên, sự mất đi, có sự cao cả cũng như cái bình thường” (Lê Minh Khuê).

Các phương tiện truyền thông đại chúng phát triển rầm rộ, báo chí ngàymột gia tăng về số lượng và đi sâu, sát hơn vào thực tiễn đời sống, sự xuất hiệncủa mạng internet tại Việt Nam đã mang lại những hình thức báo mạng, blog,diễn đàn văn học đầy mới mẻ Điều kiện công bố thuận lợi, những đổi thay

vũ bão của cuộc sống khiến người ta muốn viết, muốn trình bày, tranh luận vớingười khác tất cả những gì đang diễn ra quanh mình Vì thế không chỉ các nhàvăn chuyên nghiệp mà những cây bút nghiệp dư cũng thỏa sức thể hiện mình.Trước nhịp sống hối hả, khi con người ngày càng bị cuốn vào dòng chảy bấttận của công việc, của xã hội công nghệ, của áp lực thời gian thì những trangviết càng đòi hỏi sự súc tích, nén thông tin, sao cho người đọc thỏa mãn lượngthông tin tối đa trong lượng thời gian tối thiểu Do vậy, yêu cầu viết ngắn, viếthàng ngày đã trở thành thói quen của nhiều cây bút và kéo theo sự phát triểnmạnh mẽ của thể loại ngắn về dung lượng, độc đáo về ý tưởng và sâu sắc về tưtưởng, đó chính là tạp văn

Có thể nói, tạp văn ở Việt Nam đã đạt đến đỉnh cao trong những năm gầnđây Số lượng tác phẩm xuất hiện trên các trang báo, các trang blog hay được inthành sách thật khó có thể thống kê hết Người ta có thể nhận thấy nguồn xuấthiện tạp văn thông thường là từ các trang blog cá nhân như của Nguyễn Quang

Trang 21

Lập, Hồ Anh Thái, Phong Điệp , từ các trang báo giấy, báo mạng của MaiVăn Tạo, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Băng Sơn, Nguyễn Việt Hà, NguyễnTrương Quý, Phan Thị Vàng Anh

Hơn mười năm cuối thế kỉ XX và những năm đầu thế kỉ XXI là khoảngthời gian tạp văn phát triển sôi nổi nhất Các tờ báo từ lớn tới nhỏ, từ truyềnthống tới mới xuất hiện, ở từng lĩnh vực, từng lứa tuổi, từng địa phương báonào cũng dành một mục thường xuyên đăng tải các bài tạp văn như: “Thú chơi

người Hà Nội” (Người Hà Nội), “Nhàn đàm” (Văn nghệ), “Nhàn đàm” (Thanh niên), “Tôi nghe, đọc, xem, thấy” (Thể thao - Văn hóa), “Tạp văn Hà Nội” (Hà Nội mới cuối tuần) Sự nở rộ của thể loại tạp văn trong văn học đương đại một

phần lớn nhờ vai trò của báo chí Ngoài xuất hiện trên báo chí, còn có nhiều tácgiả cho xuất bản cả tập tạp văn một lúc, có điều cách gọi của họ chưa thật

thống nhất: Mai Văn Tạo với Tản văn, Chu Lai với Tạp văn, Băng Sơn với đoản văn U tôi, Nguyễn Hà với tùy bút Hà thành hương và vị, Nguyễn Quang Lập với tập Kí ức vụn, Phan Thị Vàng Anh với Nhân trường hợp chị Thỏ bông, Huỳnh Như Phương với Ngôi nhà và con người, Dạ Ngân với Gánh đàn bà và Phố của làng, Lê Giang với Nghiêng tai dưới gió, Đình Quang với Tạp văn Đình Quang, Nguyễn Việt Hà với Nhà văn thì chơi với ai và Con giai phố cổ, Nguyễn Trương Quý với bốn tập: Xe máy tiếu ngạo, Ăn phở rất khó thấy ngon, Tự nhiên như người Hà Nội và Hà Nội là Hà Nội

Tạp văn thời kì này chủ yếu hướng vào những vấn đề của đời sống cơm

áo, của văn hóa và nghệ thuật

Ở mạch cảm hứng về văn hóa dân tộc, người viết thường miêu tả hìnhảnh quê hương đất nước qua nhiều góc nhìn, nhiều khía cạnh phong phú Chấtchứa trong những bài tạp văn ấy là cảm xúc nồng nàn, yêu mến, gắn bó thathiết với quê hương xứ sở Quê hương qua những cảnh, sắc, hương và vị rất đặctrưng của mỗi miền đất, dù có nơi lam lũ, tảo tần, có nơi thanh bình trong trẻo,

có nơi dân dã, xô bồ nhưng bao giờ cũng trĩu nặng yêu thương Địa danh xuất

Trang 22

hiện nhiều nhất trong tạp văn đương đại có lẽ là Hà Nội với những con phố cổ,những đêm hoa sữa nồng nàn, bờ bãi ven sông Hồng tốt tươi, xanh mướt,

những món ngon, những thú vui rất “Hà thành” Đó là cái nhìn đầy tự hào của

những con người thuộc nhiều thế hệ gắn bó, hiểu rõ về Hà Nội như nhà văn

Băng Sơn (Xưa nối nay vào Hà Nội), như Diệu Trang (Duyên ngõ Hà Thành) hay như Hoàng Thị Thu Trang (Chỉ còn mùi hoa sữa nồng nàn) Và còn có

một Hà Nội nữa, Hà Nội trẻ trung, hối hả, ồn ã với nhiều cá tính thế hệ, giới

tính trong: Con giai phố cổ của Nguyễn Việt Hà, bốn tập tạp văn của Nguyễn

Trương Quý Xuất hiện trong các tác phẩm ấy là những chi tiết ngồn ngộn củađời sống hàng ngày, là sự nóng hổi của những sự kiện từ chính thống đến vỉa

hè Từ đó, người đọc thấy rõ cách nhìn, cách nghĩ và kiến giải của lớp người trẻtuổi, đang sống cùng nhịp thở của Hà Nội hôm nay

Đó là cố đô Huế trầm mặc, ưu tư với những lăng tẩm, đền đài, thànhquách, với dòng Hương giang thơ mộng gắn với điệu hò sâu thẳm, thiết tha

trong tạp văn Trung tâm thành Châu Hóa của Hoàng Phủ Ngọc Tường Đó còn là Sài Gòn năng động, ồn ào, náo nhiệt, đa dạng về văn hóa trong Không gian tiệm nước (Sài Gòn tạp văn) của 26 tác giả thuộc đủ mọi ngành nghề, từ

nhà văn, nhà thơ, đến Giáo sư dạy Đại học, nhạc sĩ hay họa sĩ Mỗi ngườiđóng góp một cách nhìn nhận, một phương diện khác nhau để làm nên cảnh sắc

và tính cách con người Sài Gòn Đó cũng có thể là miền Tây nước nổi An

Giang trong sáng tác của cây bút chuyên về tạp văn Mai Văn Tạo với Miền đất quê hương, Lúa trời, vườn sầu riêng Bình Thủy và đặc biệt là miền đất mũi

Cà Mau trong trang viết của Nguyễn Ngọc Tư với Đất Mũi mù xa, Ngủ ở Mũi, Chút tình sông nước, Nước và gió, Trăm năm bến cũ con đò

Cũng trong đề tài này, nhiều tạp văn hào hứng khám phá những nét sinhhoạt truyền thống, phong tục tập quán, phép ứng xử của con người Việt Nam Sựgiao lưu quốc tế rộng rãi càng đòi hỏi phải gìn giữ nét đẹp truyền thống Đó là

thú chơi cây kiểng trong tạp văn của Nguyễn Hà (Mai phương Nam, đào xứ

Trang 23

Bắc; Chơi hoa thủy tiên ) là thú ẩm thực trong Rượu làng Vân của Hoàng Phủ Ngọc Tường, thú cơi cờ trong Luyện cờ của Hoàng Minh Thắng, thú nghe hát trong Mê chèo của Vũ Tam Huề Những tạp văn này thiên về tính tự sự, thường

được bộc bạch thông qua câu chuyện từ chính cuộc đời thực của người viết

Nhưng, điểm mới nhất của tạp văn đề tài này là ở chỗ một số tác giả đisâu vào các vấn đề của hiện thực đời sống với cảm hứng chính luận Tạp vănthời kì này tiếp cận hiện thực bộn bề, thậm phồn, những chính sách của Nhànước, những vấn đề có tính thời sự nóng bỏng của cơ chế thị trường, văn hóathời mở cửa, những vấn nạn của xã hội như quan liêu, tham nhũng, cửa quyền,chuyện thiên tai bão lũ, chuyện xây đường - đào đường, chuyện cái phong bì Tạp văn đương đại không xa rời thời cuộc, tinh và sắc trong việc nắm bắt cácvấn đề của cuộc sống, biết thể hiện nó một cách chân thực mà vẫn nghệ thuậttrên từng trang viết của mình Đây là xu thế chủ đạo của tạp văn thời kì đổimới Nhìn chung, tạp văn viết về cuộc sống quê hương đất nước thực chất vẫn

là sự nối tiếp của tạp văn thời kì trước đó, tuy đã có sự mở rộng không giannghệ thuật, mới mẻ và tạo bạo hơn trong cách nêu vấn đề

Ở cảm hứng về các vấn đề văn học nghệ thuật, nhà văn thường khắc họacác chân dung văn học Đó thường là chân dung nghệ sĩ được cảm nhận qualăng kính chủ quan của nhà văn, mang lại cho người đọc khoái cảm bất ngờ,thú vị Nhiều tạp văn gây ấn tượng mạnh bởi tâm huyết với đời sống văn họcnghệ thuật nước nhà (những trăn trở về vấn đề xuất bản, in ấn, phát hành, hìnhảnh người nghệ sĩ trên sân khấu trình diễn, vị trí nào cho tài năng của ngườinghệ sĩ, vấn đề đạo đức nghề nghiệp, việc chạy theo thành tích, chạy đua sốlượng, đào tạo thế hệ kế cận ra sao ) Có nhà văn coi sáng tác của mình nhưnhững dòng nhật kí chân thực, ghi lại tâm sự về nghề nghiệp, về niềm vui, nỗibuồn, là những dòng cảm xúc về một tác phẩm văn học nào đó Tiêu biểu là

Hiện tượng đả kích tu sĩ trong văn học dân gian của Vũ Bằng, Nhọc nhằn

Trang 24

chữ nghĩa và Vẫn thăng hoa những cây bút nữ của Chu Lai Ở đây, vai trò

của nhà văn với nhà nghiên phê bình hòa nhập làm một

Tóm lại, cùng với tiến trình hiện đại hóa văn học dân tộc, tạp văn đãchứng tỏ sức sống mãnh liệt của một thể loại nhỏ gọn mà cơ động, phóng túng

mà tâm huyết với cuộc đời Ở thời kì đổi mới, nhờ có thêm điều kiện thuận lợi(phương tiện truyền thông hiện đại, không gian sáng tạo rộng mở) và khát vọngdân chủ hóa mạnh mẽ của toàn xã hội mà đội ngũ sáng tác tạp văn trở nên đôngđúc, sắc sảo đáp ứng tầm đón đợi của người đọc đương đại Trong nhữnggương mặt tiêu biểu góp phần làm nên diện mạo thể loại mấy thập kỉ qua, phải

kể tới cây bút đầy cá tính Phan Thị Vàng Anh

1.3 Ví trí của tạp văn trên hành trình văn học của Phan Thị Vàng Anh :

1.3.1 Vài nét tiểu sử

Phan Thị Vàng Anh là một trong những cây bút khẳng định được mìnhtrong sự đa dạng của nền văn học Việt Nam đương đại Chị đã kịp ghi dấu ấncủa mình ở một số thể loại như: thơ, truyện ngắn, kịch bản phim và nhất là tạpvăn Sau thành công ở thể loại truyện ngắn, chị trở thành cây bút quen thuộctrên của mục tạp văn trên một số trang báo Mỗi bài tạp văn, chị đều thể hiệncách nhìn, cách cảm của một người trẻ nhưng giàu trí tuệ, một công dân giàutrách nhiệm và ý thức về cái tôi một cách sâu sắc Độc giả bắt đầu chú ý tới chịngay từ những năm đầu của thập kỉ 90, thế kỉ XX, khi chị được giải thưởng

trong cuộc thi viết truyện rất ngắn của tạp chí Thế giới mới và sau đó là tặng

thưởng uy tín của Hội Nhà văn năm 1994

Phan Thị Vàng Anh sinh ngày 18 tháng 8 năm 1968 tại Hà Nội, quê ởhuyện Cam Lộ, tỉnh Quảng trị Chị tốt nghiệp Đại học Y khoa TP Hồ Chí Minhnăm 1993, trở thành hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1996 và năm 2005được bầu làm ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam nhiệm kì VII

Trang 25

Sinh ra trong một gia đình có truyền thống văn chương (cha là nhà thơ nổitiếng Chế Lan Viên, mẹ là nhà văn Vũ Thị Thường), chị thừa hưởng được nhiều

tố chất của cả cha và mẹ Sau khi tốt nghiệp đại học, chị về công tác tại một bệnhviện lớn tại TP Hồ Chí Minh Ngoài công việc chuyên môn ở bệnh viện, chị còntích cực phát hiện những tài năng hội họa và giúp họa sĩ trẻ bán tranh Có thờigian chị còn làm thêm công việc kế toán cho một siêu thị Những công việc ấymang lại cho chị vốn sống phong phú, trải nghiệm đa dạng để rồi sau đó hóathân vào mỗi trang văn của chị, cho chị thể hiện mình ở nhiều thể loại

1.3.2 Vàng Anh của thơ

Thuở bé thơ, Vàng Anh đã làm thơ và nổi tiếng với bài thơ Mèo con đi học từ năm lên 9 tuổi Bài thơ được tổ chức Liên hiệp quốc về văn hóa, khoa học và giáo dục UNESCO trao tặng giải thưởng Bài thơ Cảm xúc lần đầu tiên

cũng đã từng được đưa vào sách giáo khoa tiếng Việt Lớp 1

Sáng nay con vào lớp mẹ Học trò tíu tít gọi cô Lần đầu tập làm cô giáo Con như đi trong giấc mơ

Khá nhiều thơ Phan Thị Vàng Anh đăng trên các tờ báo Khăn quàng đỏ, báo Kim Đồng được các bạn nhỏ cùng thời hết sức yêu thích.

Bẵng đi rất lâu, Vàng Anh không công bố thơ nữa khiến người đọc ngỡngàng khi chị xuất hiện với truyện ngắn đầu những năm 90 Mãi gần đây chị

mới quay trở lại với thơ khi giới thiệu với người đọc tập thơ Gửi VB Đâu đó

qua những vần thơ hàm súc, trí tuệ và đầy triết lý, ta bắt gặp bóng dáng ngườicha của chị - thi sĩ Chế Lan Viên

Tập thơ gợi nghĩ đến nghệ thuật “tối giản” trong hội họa, điêu khắc Từcái tên chung của cả tập đến cái tên riêng của mỗi bài thơ đều hết sức ngắn gọn

(Gửi VB, Công chức, Về nhà, Ốm, Tân hôn ) và đậm tính văn xuôi (Trước khi đi Hội An, Ngày thứ hai ở Hội An, Ngày thứ ba ở Hội An ) Một trong

Trang 26

những đặc điểm nổi bật của thơ chị chính là cách mô tả và “phát hiện lại” cuộcsống một cách tinh tường và sắc sảo Chị chỉ gợi ra một vài chi tiết, hình ảnhnhưng đời sống hàng ngày bỗng hiện ra trước mắt người đọc với những vẻ đẹp

hồn nhiên và không ít thi vị Có thể nói tập thơ Gửi VB của Phan Thị Vàng

Anh là “triết lý của cái đơn giản trong cuộc sống, trong sự sáng tạo” Tập thơđược trao tặng giải thưởng của Hội Nhà văn Hà Nội năm 2007

1.3.3 Vàng Anh của truyện ngắn

Thể loại ghi dấu ấn đậm nét nhất của Phan Thị Vàng Anh trên văn đàn làtruyện ngắn Chị bắt đầu được công chúng biết tới với một số truyện ngắn đăng

đơn lẻ trên các báo Áo trắng, Tuổi trẻ, Tiền phong, Văn nghệ, Lao động từ

khoảng những năm 1988, 1989 Trong quãng thời gian hơn mười năm viết

truyện ngắn, chị có chừng trên bốn mươi truyện được in thành bốn tập: Khi người ta trẻ (1993), Hội chợ (1995), Truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh - Nguyễn Trọng Nghĩa (NXB Công an nhân dân, 1999), Truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh (NXB Trẻ, 2011).

Ở độ tuổi hai mươi, Vàng Anh đã tạo nên một phong cách truyện ngắnrất đặc trưng: viết như chơi mà nghiêm cẩn, súc tích mà sắc sảo, thâm thuý,không lẫn vào đâu được, một lối viết ẩn mình bên dưới dòng chảy điềm tĩnh,tinh tế của văn chương Nhiều người nói đọc văn chị dễ nhầm với những câuchuyện học trò, nhưng đọc kĩ lại nhận ra một câu chuyện chất chứa xung độtnhư một vở kịch câm Năng khiếu truyện ngắn của chị được ghi nhận bằng

Tặng thưởng đặc biệt của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1993 cho tập truyện Khi người ta trẻ, giải Nhất cuộc thi truyện ngắn dưới một nghìn từ của tạp chí Thế giới mới năm 1995 cho tác phẩm Hoa muộn Như nhiều cây bút trẻ cùng thời,

truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh ra đời từ sự trải nghiệm, bằng những kỉ niệm

dồn nén, để rồi được viết ra như “một cuộc thử sức sinh tử”, trút hết tất cả

những gì mình có trên trang giấy

Trang 27

Qua truyện ngắn, chị đưa người đọc đến với một thế giới tưởng như gầngũi mà lại xa lạ của những bạn trẻ thời nay Tình yêu học trò, tình yêu sinhviên, tình đơn phương, tình tay ba với những kết cục chẳng đi đến đâu là nội

dung cơ bản của hai tập Khi người ta trẻ và Hội chợ Những truyện như: Truyện trẻ con, Khi người ta trẻ, Si tình, Mười ngày, Một ngày, nghỉ hè, Thương, Có con, Xa nhà, Hội chợ, Tưởng, Yêu, Hoa muộn ám ảnh người

đọc bởi những kết thúc bi hài, xót xa, cười ra nước mắt của các trò “vớ va vớvẩn”, “điên rồ”, “ngông cuồng” mà tuổi trẻ dù biết vẫn cứ lao vào như thiêuthân gặp ánh lửa Thái độ sống thờ ơ với tất cả, sống hời hợt, thiếu đam mê,thiếu trách nhiệm của một bộ phận người trẻ đã được lột tả đắc địa qua giọngvăn thản nhiên, uể oải khiến các bậc cha chú như Nguyên Ngọc, Nguyễn Khảirất phục

Là người tiết kiệm chữ nghĩa, Phan Thị Vàng Anh không dụng công dẫndắt diễn biến, cốt truyện không có đột biến hay yếu tố bất ngờ Tất cả diễn ragiản dị, tự nhiên dưới ngòi bút có phần lạnh lùng mà vô cùng nhạy bén, sắcsảo, tinh tế, có thể nắm bắt được những gì bình thường nhất, mơ hồ nhất Ngòibút chị làm bật lên cái nghiêm trọng từ những điều tưởng như không đáng gì

ấy Có chuyện ngộ nghĩnh, giản dị như trang giấy học trò (Xe đêm, Cuộc du ngoạn ngắn ngủi ), có chuyện lắt léo, phức tạp (Phục thiện, Trò dối ), có chuyện dí dỏm, nhẹ nhàng (Có vợ, Chuyện Hồng), lại có chuyện đầy day dứt,

dữ dội (Hoa muộn, Nhật kí, Kịch câm, hoài cổ ) Mỗi câu chuyện là một

mảng màu ghép nên bức tranh cuộc sống đa dạng, phức tạp trong cái nhìn nhạycảm, đầy phát hiện của cây bút trẻ giàu nội lực

Có thể nói Phan Thị Vàng Anh là một trong không nhiều cây bút trẻ sớmthu hoạch được thành quả đáng ghi nhận trong giai đoạn truyện ngắn hiện đạiViệt Nam khởi sắc

1.3.4 Vàng Anh của phim

Trang 28

Phan Thị Vàng Anh còn thử sức ở lãnh địa phim tài liệu Sau ba thángtheo lớp học làm phim tài liệu Varan (làm phim trực tiếp), thành quả của chị là

bộ phim tài liệu dài 33 phút có cái tên rất ấn tượng Trong phường Thành Công,

có làng Thành Công Phim làm xong từ năm 2003, nhưng tới tháng 11 năm

2004 mới được chiếu tại L’Espace trong chương trình phim tài liệu Sống ở thành phố Tại hội trường hôm đó, có khoảng một phần ba là khán giả ngoại

quốc, lâu lâu lại rộ lên cười từng hồi khi chứng kiến cảnh sinh hoạt của nhữngngười lao động bình thường trong một khu phố nhỏ của Hà Nội

Có vẻ như Vàng Anh chỉ đơn giản xoáy ống kính máy quay vào một chitiết rất thú vị trong đời sống thường nhật của người dân đô thị nhưng ít ai để ý -

cái loa phường Qua cận cảnh những sinh hoạt náo nhiệt của một ngôi làng cổ trong phường Thành Công, Vàng Anh bất ngờ làm bật lên tính chất hỗn tạp, lạc

hậu của đô thị Việt Nam thời hiện đại Máy quay (do chính chị tự quay và đạodiễn) bắt đầu mô tả cảnh sinh hoạt thường ngày của bà con lao động trong khuphố, những gánh hàng rong, chiếc xe chở than tổ ong, một con cua nhỏ thoát ra

từ rổ cua của chị bán hàng rong bò trên phố rồi đến cảnh lắp đặt loa phường.Thế là nảy sinh đủ chuyện, đường làng quá hẹp khó bắt dây vào, phát thông tingiờ nào hiệu quả nhất, bố trí thế nào cho hợp lý để bà con khỏi kêu là chĩathẳng vào nhà, loa đinh tai nhức óc đến nỗi nhiều người dân phải lén phá loahoặc xoay loa hướng lên trời Có những chi tiết rất “đắt” như chi tiết chú chótheo chủ đi tiêm phòng, tiêm xong chú ta nhảy tót lên ngồi đợi trên xe máy, rồichủ ngồi trước, chú vừa dựa vừa ôm phía sau hay đoạn đối thoại của cô phát

thanh viên với cộng sự khi bí nội dung phát thanh: “Hay em bật xừ băng ca nhạc bầu cử nhé!”.

Đoạn kết phim đọng lại nhiều dư âm Sau một ngày sinh hoạt náo nhiệt,

bà con làng Thành Công thu dọn trở về nhà trả lại cho phố phường sự yên tĩnh,ánh sáng của đèn điện hắt lên tường những con ngõ sâu hun hút, chiếc loaphường nằm lặng lẽ cô độc trên cao Theo đạo diễn tài danh Trần Văn Thủy

Trang 29

thì đây chính là lối làm phim tài liệu nghệ thuật mà các nền điện ảnh hiện đạirất ưa chuộng trong khi ở Việt Nam hầu như ít người biết đến Có thể nóikhông quá rằng, Phan Thị Vàng Anh thuộc số ít người làm phim tài liệu đã dòdẫm đi vào con đường đó và bước đầu đạt được thành công.

1.3.5 Vàng Anh của tạp văn

Đứng chung hàng ngũ với những nhà văn “giữ vai trò là người đối thoại, đưa ra những nhận xét, đề nghị với người đọc, để cùng suy nghĩ, tìm kiếm, có thể cả tranh luận” (Lê Minh Khuê), Phan Thị Vàng Anh còn mang đến cho

người đọc nhiều bất ngờ thú vị khi đi từ thành công của truyện ngắn tới một thểloại mới: tạp văn

Sau gần 3 năm liên tục xuất hiện trên mục “Tôi xem, nghe, đọc, thấy”

-báo Thể thao - Văn hóa (từ 2002 đến 2004), Vàng Anh tập hợp lại trong Nhân trường hợp chị Thỏ Bông dưới bút danh Thảo Hảo Năm 2011, NXB Trẻ cho

ra đời tập Tạp văn Phan Thị Vàng Anh, tập sách tập hợp các bài viết đã đăng

trên các báo Thể thao - Văn hóa; Đại biểu Nhân dân; Tuổi trẻ; Tia sáng; Thời báo Kinh tế Sài Gòn… từ năm 1988 đến 2010.

Các bài viết trong hai tập tạp văn này cho thấy một cây bút đầy tinh thần

công dân, thẳng thắn và dân chủ trước những vấn đề thời sự bức xúc (Nếu tao

là nhà nước; Tư cách con cá; Cụ Rùa thuộc biên chế bộ nào?; Chất vấn, chất vấn, chất vấn nữa ), những vấn nạn xã hội (Giao trứng cho ác; Món nợ ngành giáo dục; Tôi cũng muốn ăn cắp, Sự nan giải của Tí; Cuối cùng là lè lưỡi; Học phí trả bằng máu ), một trái tim trăn trở những nỗi đau nhân thế (Ai khiến mày lạ?; Học cách chết; Để bóp (gần) chết lòng yêu nghề; Lên đường đi, các bác! ), một năng khiếu hài hước đầy trí tuệ (Nhân trường hợp chị Thỏ Bông; Tôi biết ơn Hội Nhà văn, và ) Tạp văn của chị là những mảnh

ghép chân thực về muôn mặt cuộc sống Ẩn sau những sự kiện ấy, những tình

Trang 30

huống thường nhật hoặc bất thường, là một cái tôi công dân đầy trách nhiệm vàmột nghệ sĩ mẫn cảm, thông minh.

Với Phan Thị Vàng Anh, khi quyết tâm từ bỏ những nghề khác để viếtvăn thì tạp văn vừa là phương tiện mưu sinh, vừa giúp chị viết báo mà khôngđánh mất đi chất văn của ngòi bút Tinh nhạy, sắc sảo khi phát hiện những vấn

đề cuộc sống, tạp văn chính là nơi để Vàng Anh kịp thời bày tỏ những bức xúc,suy tư, trăn trở trước những điều mình “xem, nghe, đọc, thấy” hay trực tiếp trảiqua Vì thế chị viết tạp văn để sẻ chia cách nhìn, cách cảm với muôn vàn tâmhồn đồng điệu Và lý do quan trọng nữa, ấy là mong muốn khẳng định mìnhchính đáng của bất cứ ai làm nghệ thuật trên hành trình bao giờ cũng đầy tháchthức Điều đó dẫn chị tới với tạp văn Tạp văn khá tự do, vừa phù hợp với cảmxúc dạt dào vừa thích hợp để thể hiện chất trí tuệ sắc bén Sau hơn chục nămgắn bó với tạp văn, chị đã thực sự ghi được dấu ấn trong lòng độc giả

đề, giàu tính phản biện và sau đó là một lối văn cô đúc mà hài hước

Ở những chương sau, chúng tôi đi sâu tìm hiểu đặc điểm tạp văn PhanThị Vàng Anh

Trang 31

CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM TẠP VĂN PHAN THỊ VÀNG ANH NHÌN TỪ

GÓC ĐỘ NỘI DUNG

Cũng như trong truyện ngắn, tạp văn của Phan Thị Vàng Anh luôn thểhiện một cái nhìn sắc sảo, một giọng văn “thản nhiên tưng tửng” mà dư ba,thâm thúy Nhà thơ Lê Thiếu Nhơn, đồng thời cũng là người viết nhiều tạp văn

đã nhận xét về Nhân trường hợp chị thỏ bông của Phan Thị Vàng Anh như

sau: “Tôi phục Phan Thị Vàng Anh viết tạp văn rất khéo, biết cách đưa đẩy tình huống và biết chọn văn cảnh thích hợp để tung ra những bình luận xác

đáng” (Gửi VB gửi gì cho thơ?, www.thotre.com, 15/10/2007).

So với Nguyễn Ngọc Tư, tạp văn Phan Thị Vàng Anh ít hoài niệm, ít tâm

sự, ít trữ tình Đúng như tên gọi chuyên mục mình phụ trách, mỗi bài viết củachị là một câu chuyện cụ thể đang diễn ra mà chị xem, nghe, đọc, thấy Sự biệngiải sắc bén, con mắt quan sát tinh tường, khả năng liên tưởng, khả năng pháthiện vấn đề và dẫn dắt vấn đề làm cho câu chuyện bỗng trở nên đáng chú ý.Người đọc có cảm giác như nhà văn đang chơi trò tung hứng với một nụ cườihóm hỉnh thấp thoáng Nội dung tạp văn của chị nổi bật ở mấy chủ đề sau:

2.1 Niềm trăn trở trước thực trạng văn hóa, giáo dục:

2.1.1 Giáo dục và những bất cập

Giáo dục luôn được coi là một trong những ưu tiên hàng đầu của bất kìquốc gia nào Lịch sử hàng ngàn năm cũng ghi nhận rằng các triều đại phongkiến Việt Nam luôn có ý thức phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng những người hiền

tài bởi “Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh

mẽ, nguyên khí suy thì thế nước yếu kém” (Thân Nhân Trung) Khát vọng hiện

đại hóa càng đặt lên vai ngành giáo dục trọng trách lớn lao Làm sao để cóđược một triết lý giáo dục đúng đắn, thiết kế được một chương trình phù hợp đểphát huy sự chủ động, tích cực của cả người dạy và người học luôn làm đauđầu nhà chức trách Tình trạng thiếu đồng bộ giữa cơ sở hạ tầng quá lạc hậu với

Trang 32

mục tiêu đào tạo những sản phẩm tiên tiến của thời đại vẫn là bài toán nan giải.Trong khi đó, sự nghiệp “trồng người” lại luôn vấp phải vô số rào cản, vô sốtình huống nghịch lý dở khóc dở cười “Qua giọt nước thấy biển cả”, mỗi tìnhhuống cụ thể ấy qua góc nhìn của Phan Thị Vàng Anh như một điểm giao cắtcủa nhiều “véc - tơ” lực trái chiều nhau, phản ánh tình trạng bất cập của giáodục Chị có biệt tài làm nổi bật cái “vĩ mô” qua cái “vi mô”.

Bài tạp văn Giao trứng cho ác đặt ra thật nhiều suy nghĩ nghiêm túc

xung quanh câu chuyện học hành của trẻ con Thông tin trên báo Tuổi trẻ cho

biết Sở Giáo dục & Đào tạo Cần Thơ ngày 21/05/2002 đã ra đề thi tốt nghiệp

Tiểu học: “Một hôm, sẻ được bà ngoại gửi cho một chiếc hộp đựng đầy hạt kê.”[1,91] Yêu cầu: “Tìm và ghi ra từ trái nghĩa với từ “bà ngoại” trong câu trên” Đáp án của Sở là “bà nội” Đáp án làm nhiều người băn khoăn, sau bao

tranh cãi, bàn luận, họp hành, cuối cùng, Sở quyết định bổ sung thêm các đáp

án: ông nội, ông ngoại.

Câu chuyện “lẩn thẩn” ấy, qua sự phân tích của tác giả, làm không ít bậc

phụ huynh, nhà sư phạm phải giật mình: “Cứ tưởng tượng chừng đó con người, hàng ngày sẽ là người đưa con cái chúng ta vào khu vườn tri thức mênh mông

và mới lạ, một hôm có thể tụ tập lại (theo lệnh triệu tập), để bàn bạc một cách nghiêm túc, xem từ trái nghĩa với “bà ngoại” là gì, mà kinh Trong số những người dự cuộc họp như vậy, có mấy người coi chuyện đó là điên rồ, là ngớ ngẩn? Để đến nỗi sau cả một cuộc họp như thế, cái đề thi ấy vẫn giữ nguyên.

Và hôm sau, thí sinh tiểu học vào phòng, ngơ ngác khi lần đầu trong đời biết được (bằng văn bản) là bà ngoại cũng có đối thủ” [1,93] Việc dạy học theo lối

áp đặt thô thiển những cách tư duy máy móc, nhiều khi lạc hậu đến phi lý khiến

cho học trò không còn khả năng sáng tạo Tại sao người ra đề chỉ nghĩ từ “bà ngoại” phải trái nghĩa với các từ “bà nội”, “ông nội”, “ông ngoại” mà không hề

quan tâm đến tâm lý lứa tuổi, đến sự nhạy cảm kiểu trẻ thơ? Đề thi của Sở giáo

Trang 33

dục và Đào tạo Cần Thơ là một thí dụ nổi bật về cách tư duy máy móc, giáođiều, hết sức tai hại, thậm chí phản giáo dục.

Tháng 05 năm 2005 Phan Thị Vàng Anh đăng báo bài (Điểm) tuy là mất, tiếng vang như mõ, nhân cuộc bàn tán sôi nổi của dư luận về việc một kì thi học sinh giỏi có đề bài: “Hãy giới thiệu vẻ đẹp của tác phẩm Văn tế nghĩa

sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu” và một học sinh tên T viết trong bài

làm:

“ Em không hề thích tác phẩm này, như vậy em có thể viết hay được không? Dường như học sinh bọn em không có quyền nói lên chính kiến của mình Chưa bao giờ bọn em được tỏ rõ chính kiến của mình trong một bài thi cả, tất cả chỉ vì áp lực điểm số ” [1,209].

Tác giả phân tích hai cách nhìn nhận, đánh giá của dư luận về suy nghĩ

của học sinh T và theo chị phe nào cũng có lý, không phe nào nói sai “Phe yêu

cụ Đồ Chiểu nhất định cho T là “dốt”, không làm được bài nên nói bừa Phe nữa, cũng yêu cụ Đồ, nhưng căm thù lối giáo dục “một chiều” thì khen T là dũng cảm” [1,210] Nhìn chung dư luận cũng chỉ tập trung vào hai hướng ấy.

Chỉ Vàng Anh bắt chúng ta “ngộ ra” là vì sao mọi người chỉ xoay quanh em Tchứ không hề bận tâm đến vấn đề mấu chốt là cái cách dạy chúng ta dạy họctrò, bắt chúng yêu ghét theo chúng ta? Câu chuyện này gợi nhớ tới mẩu chuyệnhài hước có thật mà nhà văn Tô Hoài kể về việc ông giúp cháu ông phân tích

đoạn trích tác phẩm Dế mèn phiêu lưu ký Cô giáo chấm bài, cho điểm kém

với lời phê: “Không đúng ý tác giả” Lời phê khiến nhà văn ngỡ ngàng Với lốigiáo dục biến học trò thành thụ động ấy, Vàng Anh rút ra kết luận chua xót

trong Tôi có đủ thuốc ngủ rồi: “Cái con thú não bộ của bọn trẻ đã bị tiêm

thuốc ngủ bằng những bài văn mẫu, những dòng tóm tắt nội dung bài học in sẵn cho học thuộc Rừng đã biến thành công viên với những lối đi tráng cứng

xi măng” [1,40] Dư luận phàn nàn từ lâu về bệnh thành tích, về áp lực điểm số

khiến học sinh đánh mất tư duy độc lập sáng tạo, không được phép sống thật

Trang 34

với mình còn thầy cô phải nhượng bộ những tiêu cực, sai trái để đảm bảo chohọc sinh phải đỗ cao chót vót Qua cách phản biện của nhà văn, tình trạng này

trở thành nỗi phẫn nộ sâu sắc: “Với cơ chế giáo dục không để trẻ con sống thật, thì biết bao nhiêu phần trăm trò ngoan trò giỏi, trông lúc nào cũng tươi cười lễ phép như T đó, mà thực ra đang âm thầm thủ một gói bức xúc ở sau lưng hú vía vì may mình không phải làm giáo viên, nhất là giáo viên Văn thời nay”

[1,213] Những ai thật sự quan tâm đến giáo dục chắc không khỏi ngậm ngùikhi nghe lời tâm huyết của chị

Sự nan giải của Tí mang đến cho người đọc một kinh nghiệm giáo dục

“phản chính thống” thú vị: một ông bố “cấp” cho con trai mới vào cấp ba mảnh

“giấy phép” “Không cần là học sinh giỏi trong trường” Ông rất thực tiễn khi

trang bị cho con những kĩ năng cần thiết như đọc báo, phân tích thời sự, thamgia ý kiến vào các công trình của bố, mày mò sửa điện trong nhà Cậu trởthành học trò duy nhất đứng ngoài cách giáo dục “học vẹt” trong lớp cậu, vì thếtrở nên đáng ghét, “cá biệt” Cậu chấp nhận phản ứng của số đông vốn quen vớicái trì trệ, thụ động nhưng điều đau đớn nhất với cậu bé là đề xuất của một

quan chức Bộ Giáo dục & Đào tạo: “Chỉ những thí sinh khá, giỏi mới nên dự thi đại học” [1,102] Ý kiến của ông có một động cơ lộ liễu: “Việc các em có học lực quá kém đi thi làm thành tích của ngành giáo dục tỉnh đó bị ảnh hưởng

rõ rệt” [1,103] Vì ông là quan chức cao cấp nên dù chỉ là ý kiến cá nhân

nhưng đã gây xôn xao dư luận, bởi thói quen ở ta, “ý kiến” cấp trên đươngnhiên thành “quyết định”, rồi được triển khai thành “đường lối” ở cấp dưới.Cho nên thành tích cao đến đâu cũng không che lấp nổi lỗ hổng lớn của giáodục Ngòi bút sắc sảo của tác giả vạch ra rằng lãnh đạo ngành, lãnh đạo địa

phương vụ thành tích, sợ nhìn thẳng vào sự thật nên phải “ngăn chặn bọn học kém mà lắm ước mơ đi thử sức” [1,104] Nếu cái “ý kiến” ấy thành quyết định

thực sự thì không biết có bao nhiêu đứa trẻ như Tí, sẽ không biết cánh cổngtrường Đại học ra sao, sẽ oán bố cả đời Và bố Tí, giờ mới hiểu nỗi lòng giáo

Trang 35

viên khi phải đối mặt với áp lực “thành tích” đã lây lan từ nhà trường sang phụ

huynh, nên đành phải “ngậm ngùi nhìn Tí bay theo đàn chim vẹt” [1,104].

Những chi tiết cụ thể, sống động như thế đã rung lên hồi chuông cảnhbáo về giáo dục nước nhà Bệnh thành tích làm học trò mụ mẫm, quên cả cuộcsống thực, thiếu kĩ năng sống một cách trầm trọng Chỉ trích không khoannhượng căn bệnh này, Phan Thị Vàng Anh đương nhiên cổ vũ cho ý thức độclập tư duy, cho một phương pháp giáo dục lấy học trò làm chủ thể nhận thức.Chúng tôi nghĩ rằng, Vàng Anh đã tìm hiểu chương trình giáo dục trong nhàtrường rất nghiêm túc, kĩ càng mới có thể nhận ra sự khác biệt của các bộ sách

giáo khoa tiểu học Trong Món nợ của ngành giáo dục, chị nhận xét: nửa đầu của thế kỉ XX, học sinh bậc Tiểu học đều được học bộ Quốc văn giáo khoa thư do bốn học giả, đứng đầu là ông Trần Trọng Kim biên soạn Bộ sách đơn

giản, ngắn gọn, dễ nhớ, dễ hiểu, mỗi bài học đều có chừng mực, không cần quáhay nhưng rất mẫu mực giáo khoa Bài học thường có những câu hỏi dễ thương

để trò nhỏ hiểu ra được cái chân lý mà thầy gợi Chẳng hạn:

“Ta thường chăn trâu ở đâu?

Ta chăn trâu để làm gì?

Đi chăn trâu có gì là thú vị?” [1,97]

Và cuối bài được tóm lược lại một cách ngộ nghĩnh: “Dắt trâu ra đồng cho nó ăn cỏ” [1,97] Có lẽ học sinh bậc Tiểu học chỉ cần nhớ và hiểu được

thế, những kiến thức giản đơn nhưng rất thiết thực Còn sách giáo khoa ngàynay sau bao lần chỉnh lý, sửa chữa, thay đổi đã dạy học sinh như thế này:

“Giao tiếp là hoạt động truyền đạt, tiếp nhận tư tưởng, tình cảm bằng phương tiện ngôn từ.

Văn bản là chuỗi lời nói miệng hay bài viết có chủ đề thống nhất, có liên kết, có mạch lạc, vận dụng phương thức biểu đạt phù hợp để thực hiện mục đích giao tiếp.” (Sách Ngữ Văn cải cách lớp 6 - bài 1) [1,98]

Trang 36

Chỉ cần đặt hai đoạn văn ấy cạnh nhau, chị giúp độc giả có ngay kết luận

về cái hay - cái dở, cái đúng - cái sai trong việc thiết kế nội dung chương trìnhsách giáo khoa Những cô bé, cậu bé 11, 12 tuổi sao có thể lĩnh hội nổi nhữngtri thức uyên bác được trình bày bằng ngôn ngữ hàn lâm? Vậy là chương trìnhdạy học bây giờ đang biến học trò thành những vật thí nghiệm, ngành giáo dục

đang nợ bao thế hệ học trò Việt Nam món nợ “tình nghĩa giáo khoa thư”.

Từ “vĩ mô” (chương trình, sách giáo khoa, quan điểm giáo dục, bệnh

thành tích), nhà văn khám phá giáo dục ở cấp “vi mô” Câu chuyện trong Cuối cùng là lè lưỡi là cuộc truy vấn tư cách người thầy Người thầy giáo xưa nay

được hưởng tình cảm “tôn sư trọng đạo” vì xã hội giao cho họ công việcnghiêm túc, thiêng liêng Đáng tiếc hiện nay, trách nhiệm ấy đối với một sốngười lại mặc nhiên bị chuyển hoá thành một thứ “quyền lực” cho họ được

“cao cao tại thượng”, có “quyền sinh quyền sát” Sau khi đọc bài báo đưa tinmột cô giáo bắt học trò liếm ghế cho mình, dư luận công chúng đều lên án gay

gắt hành vi của cô giáo nọ Riêng Vàng Anh có cách nhìn khác: “Phần tôi, đọc xong, thấy giận cái “con” cô giáo kia 1, thì giận đám học trò kia 47 (bởi có 47 trò mà !)” [1,106] Chị quan tâm đến việc vì sao 47 học sinh kia không em nào

dám bộc lộ lòng tự trọng, lòng kiêu hãnh về giá trị bản thân Theo chị, đấy mới

thực sự là nỗi đau, sự mất mát lớn nhất của giáo dục bởi “cái nỗi xấu hổ có con mất dạy đánh thầy, làm sao bằng nỗi nhục có con ngoan ngoãn liếm ghế cô!” [1,06] Chị đi sâu phân tích hệ lụy của cách giáo dục áp đặt trẻ từ lúc nhỏ cho

đến khi trưởng thành, theo thời gian, lòng tự trọng của trẻ dần bị mai một Chị

băn khoăn rằng lâu lắm rồi không có học sinh mắng bạn “Không có lòng tự trọng à?”, còn bố mẹ thì khuyên con về cách xử sự dĩ hòa vi quý, chẳng dại gì

“bóp nát quả cam”, im lặng chấp nhận cho yên thân Có ai nghĩ được rằng cung

cách đó dần tước mất ở trẻ một trong những phẩm chất đẹp nhất của con người

mà lúc nào cũng cần được bồi đắp, đó là lòng tự trọng “Rồi lòng kiêu hãnh ấy mất dần Chẳng ai khuyến khích nữa Thế rồi một ngày kia, cái đứa trẻ cách

Trang 37

đây mới có bảy năm, bướng bỉnh nhưng đầy tự trọng khi bước vào lớp 1, qua bao nhiêu lửa luyện của một lối giáo dục, đã sẵn sàng cúi đầu liếm cái ghế sạch như lau” [1,109] Câu chuyện khép lại mà dư âm của nó còn đủ khiến

những ai làm cha, làm mẹ phải mất ngủ Nếu còn tiếp diễn lối giáo dục ấy,không ai biết nhân cách của con người Việt Nam rồi sẽ đi về đâu Nhà văn lãothành Nguyên Ngọc cũng chia sẻ suy ngẫm này với Phan Thị Vàng Anh khi

ông viết về nỗi buồn giáo dục trong nhiều bài tạp văn như: Giáo dục nước ta hiện nay đi ra bằng con đường nào?; Thêm đôi diều suy nghĩ về giáo dục; Giáo dục phổ thông có nên lạc quan hay không?

Trong thời điểm này, một người lạc quan nhất cũng phải thừa nhận giáodục Việt Nam đang đối mặt với nhiều vấn đề nghiêm trọng Sắc sảo và tráchnhiệm, chỉ từ những chuyện thường ngày nghe - xem - thấy - đọc, Vàng Anh đãvạch ra tài tình những phần chìm lấp của giáo dục mà lâu nay người ta thườnghay né tránh Tạp văn của chị đã cật vấn, truy hỏi ráo riết những nhà quản lý giáodục, những người thầy và những bậc phụ huynh học sinh Chị thường đi từnhững câu chuyện cụ thể, những chi tiết sống động rồi bình luận bằng một giọngvăn sắc lẻm, không thiếu chất u-mua có khả năng ám ảnh đông đảo độc giả

bá và phát triển du lịch Việt Nam Điều này được khẳng định trong Pháp lệnh

Du lịch: “Nhà nước Việt Nam xác định du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp

quan trọng, mang nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và

xã hội hóa cao; phát triển du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng của nhân dân và khách quốc tế, góp phần nâng cao dân trí, tạo việc làm và phát triển kinh tế xã hội của đất nước” Du lịch Việt Nam muốn

Trang 38

phát triển tất yếu phải khai thác, phát huy các giá trị văn hóa, di sản văn hóacủa dân tộc.

Bằng con mắt tinh nhạy và ý thức công dân sâu sắc, Phan Thị Vàng Anh

đã nhận ra một hiện trạng đáng buồn là so với các quốc gia có thế mạnh du lịchtrên thế giới và trong khu vực, Việt Nam không thua kém về sự đa dạng, phongphú của tài nguyên, chiều sâu văn hóa, bản sắc dân tộc nhưng vẫn chưa thực sựthu hút được du khách Ngành du lịch, bảo tồn di sản của ta vẫn đang luẩn quẩntrong kiểu làm ăn manh mún, ăn xổi ở thì

Khá nhiều tạp văn của chị dành cho chủ đề này Từ những trải nghiệmnho nhỏ nhân các chuyến đi thăm Cúc Phương, đi phố cổ Hội An đến những sựkiện lớn hơn, gây nhiều tranh cãi như xây khách sạn cao tầng trên đồi VọngCảnh ở Huế chị đã truyền đến độc giả nỗi day dứt khôn nguôi về cách đối xửphi văn hóa của ngành du lịch với thắng cảnh tự nhiên, với các giá trị văn hóa

phi vật thể Đọc Nét hiện đại của câu chuyện 300 tuổi, Ai dám nhận là mình xấu xí?, Hội An có những thứ rất mâu thuẫn, Hiểu Huế để mà thương

“vọng cảnh” ít ai không cảm động trước nỗi buồn của chị khi chứng kiến

tình cảnh văn hóa đang bị xâm thực, phôi pha

Trong tình yêu của chị với Sài Gòn và mảnh đất Nam bộ, ta thấy một nỗiđau đáu lo âu Chị nhấn mạnh rằng chúng ta cần có ý thức và tầm nhìn chiến

lược bảo tồn văn hóa chứ không phải các lễ lạt rùm beng Nét hiện đại của câu chuyện 300 năm tuổi làm sống lại hình ảnh con kênh Vĩnh Tế, chứng tích hùng

hồn công cuộc khẩn hoang của dân tộc, gợi nhắc một thời kì lịch sử hào hùng:

“Từ thuở mang gươm đi mở cõi Ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long”

Trang 39

năm thành lập Sài Gòn sẽ chẳng có nghĩa nếu chỉ tổ chức mít tinh, lễ lạt ở vài

di tích, ba phố cổ mà phải coi đó là “sinh nhật lần thứ 300 của tinh thần Nam

bộ Một thứ tinh thần “đất mới” rất hào sảng kết tinh của bao nhiêu thế hệ những người mở đất như Thoại Ngọc Hầu” [1,14] Đó chính là hành trang cần

thiết để chúng ta vững bước trong công cuộc hiện đại hóa và hội nhập Quốc tế

Vàng Anh đã lý giải ý nghĩa sâu xa đó thật giản dị rằng “Không có văn hóa, người ta không thể tự nhiên gặp lịch sử , tội nghiệp hơn, lịch sử mất đi giá trị

“bài học”, chỉ còn lại “sự kiện” mà thôi” [1,14].

Trân trọng giá trị văn hóa lịch sử của Sài Gòn, Vàng Anh càng lo ngại,bức xúc trước cách đối xử của những người có trách nhiệm và sự thờ ơ của baongười đang sống ngay tại thành phố này Chị phân tích thật thuyết phục: mộttrong những giá trị độc đáo của Sài Gòn là Bến Bình Đông dọc kinh Tàu Hũ

được chị miêu tả “với hai bên bờ là nhà cổ, xưởng xay lúa, là những thứ mà cái

túi “vốn cổ” của chúng ta chẳng có nhiều, nhất đây lại là cái thứ hữu hình, bằng nước, bằng gạch, bằng kiểu nhà, cách sinh sống; chứ không phải những thứ lù mù truyền thống, phục hồi lại mỗi nơi một màu cờ phướn và một kiểu đuôi

nheo” (Ai dám nhận là mình xấu xí?) Nhưng ở “tuổi thọ” 303, Bến Bình Đông

đang bị con người thời nay đe dọa bởi bản quy hoạch thiết kế đại lộ Đông Tây.Những người quyết tâm xây dựng công trình tầm cỡ ấy khẳng định lợi ích kinh

tế mà đại lộ mang lại gấp nhiều lần việc để lại một danh thắng cũ kĩ, không mấylớn lao Theo chị, số phận cảnh quan trên bến dưới thuyền rất Nam bộ xưa củabến Bình Đông sẽ chẳng khác gì số phận rêu trăm tuổi của tháp Rùa Hà Nội

Nếu Nguyễn Đình Đầu kêu thống thiết “Xin hãy giữ lấy cảnh quan của Sài Gòn sông nước trên bến dưới thuyền” ở báo Tuổi Trẻ thì Vàng Anh gửi thông điệp

phản đối bằng giọng văn nhỏ nhẹ mà thâm trầm tới những người hừng hực quyết

tâm phá dỡ: “Giải tán một khu vực thật chẳng khó, cũng như việc dọn rêu thôi, nhưng cái nỗi ám ảnh rằng mình đã phá tan chỗ trú ngụ của hàng trăm năm lịch

sử có đeo đuổi được những người kí quyết định không?” [1,28]

Trang 40

Có lúc chị bày tỏ thái độ phản đối một cách hài hước bằng việc tự nhận

về mình thói xấu hay đẩy lỗi cho người khác, nghĩa là trốn tránh trách nhiệm

(Có đổ tội được mới nhẹ người) Chị bảo người làm cho chị mắc tội trên

không ai khác chính là ngành du lịch Sài Gòn bởi “Hội An làm du lịch tốt hơn Sài Gòn gấp bội Sao có cả một khu vực hữu tình thế này mà không khai thác thành một khu đi dạo kiểu như Hội An ?” [1,175] Nụ cười hóm hỉnh, thâm thúy của chị thấp thoáng sau: “Tôi đã nhận ra lỗi, và nhận lỗi Lại tìm ra giải pháp làm yên ả cái lương tâm (công dân) tôi khi tôi đã đổ được một phần lỗi của tôi sang cơ quan có thẩm quyền khác” [1,177].

Tình cảm yêu mến, trân trọng di sản văn hóa dân tộc còn giúp chị “nhạycảm” với nhiều điều bất ổn khác Ở Hội An, nơi mà theo Nguyên Ngọc,

“những nhân tố tự nhiên và lịch sử đặc thù từng đưa đến một hình thái kinh tế

xã hội cởi mở năng động nhất”, Vàng Anh đã nhận ra nhiều các tồn tại, bất ổn

(Không bao giờ hoàn hảo; Hội An có những thứ rất mâu thuẫn ) Chỉ có chị

mới không bị lừa bởi cảm giác lâng lâng, bay bổng khi ngắm nghía những nét

đẹp của Hội An Chị tinh quái so sánh với cảm giác của người ăn chay: “Kỳ lạ quá, ăn chay vào nó cứ làm mình lừ đừ, không nghĩ ác được Thì ở Hội An cũng thế Sự yên bình làm cho mình không nghĩ ác nổi Bạn không cảm thấy hơi tiền lởn vởn trong không khí Khách sạn mà có đắt thì bạn cũng chỉ nghĩ:

“Ừ, ở đây nó đắt!” chứ không có cảm giác người ta chặt mình” [1,183] Kết

luận được rút ra là: Hội An có phố cổ, có vườn, có biển mênh mông nhưng

ngành du lịch chỉ “chăm chăm vào một cụm phố cổ với những vật trang trí xinh xinh” [1,185], những ngôi nhà, cửa hiệu giống hệt nhau Chính “sự đơn điệu, hiền lành làm du khách lừ đừ” [1,185], không du khách nào hào hứng lâu với cảm giác lừ đừ ngái ngủ cả Tại sao ta không nhận ra điều đó, để chịu “nghĩ thêm, hoàn thiện thêm, sáng tạo thêm, làm đến cùng cái việc mình được giao,

để cho nó trở thành hoàn hảo” [1,186] Như vậy, chỉ một phát hiện nhỏ (cảm

giác lừ đừ của người ăn chay), tác giả đã đặt ra một vấn đề nhận thức lớn, cần

Ngày đăng: 12/04/2016, 12:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w