Chúng tôi nghĩ đề tài Đặc sắc tạp văn nghệ thuật của Nguyễn Việt Hà sẽ góp phần làm sáng tỏ thêm diện mạo của thể loại này trong sự nghiệp sáng tác của nhà văn cũng như phân biệt được né
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
HOÀNG THỊ MẠI
ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT
CỦA TẠP VĂN NGUYÊN VIỆT HÀ
LUẬN VAN THAC SI NGU VAN
Chuyên ngành: Lý luận văn học
Mã số: 60.22.32
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS PHAN HUY DŨNG
NGHỆ AN - 2012
Trang 25 Phương pháp nghiÊn CỨU - - + St t2 219 1511 1111 101111111111 11k re
6 Đóng góp của luận VĂ - ¿c1 kg HT ngàn gi
7 Cấu trúc của luận văn .-c.- t2 tt S1 211211211E11211 511511111 rrky
Chương 1: SU PHAT TRIEN CUA TẠP VĂN TRONG VĂN HỌC
VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI VÀ CON ĐƯỜNG ĐÉN VỚI TẠP VĂN CUA NGUYEN VIET HÀ 552-scS22S222221112221221112211 2 cre
1.1 Khái niệm tạp văn
1.1.1 Xuất xứ khái niệm - cccccccccccsrrrrre
1.1.2 Phân biệt khái niệm tạp văn với các khái niệm gần gũi
1.1.3 Những đặc trưng của thê loại tạp văn -. : -:
1.2 Sự phát triển của tạp văn trong văn học Việt Nam đương đại
1.2.1 Những tiền đề phát triển
1.2.2 Tính tích cực xã hội - thâm mỹ của tạp VĂn sec
1.2.3 Những tác giả tác phẩm tạp văn tiêu biểu - 5555 5cscxzscse2 1.3 Con đường đến với tạp văn của Nguyễn Việt Hà -
1.3.1 Sơ lược tiỂu SỬ St 2t E111 E1 111111 111E1111111 1151111111111 crx 1.3.2 Hoạt động văn hỌc - +6 1t v11 HT HT ng ng ngư
1.3.3 Cái duyên với tạp VĂH - c c St vn HT HT HH TH ng rưy
Chương 2: ĐẶC SẮC CỦA TẠP VĂN NGUYÊN VIỆT HÀ TRÊN
PHƯƠNG DIỆN NỘI DŨNG -s ccsc treo
LINH, T01 nnn ố.(.ad
2.1.1 Những vấn đề nóng thời hội nhập 2-22 22 E+£E2£EE+EEe+zrrrrrre 2.1.2 Sinh hoạt văn hóa văn ngÏhỆ - 0 5:22 *+E St zxesererrrerrer
Trang 32.1.3 Muôn mặt đời thường 2:©2++++22+++22E++rtEExvrsrrkrrrtrkrrerrkrrrs
2.2 Điểm nhÌm - 5c: 25c CS S22 HH E2 2t 1e
2.2.1 Tính dân chủ của việc xác lập điểm nhìÌn s5 text czcrxererrcrs
2.2.2 Điểm nhìn của người trong cuộc nhập cuộc 2 s+zs<+¿
2.2.3 Điểm nhìn của một cốt cách văn hóa -. ©s:+xe2Et2EEExeExezErzkxsrxee
2.3 Tính chất chính luận, triết lý, giải trí ccc<sccccccerkrerereerree
3.1.1 Dựa trên liên tưởng đối lập
3.1.2 Dựa vào thủ thuật liên văn bản
3.1.3 Ngẫu hứng
3.2 Ngôn ngữ
3.2.1 Tính khẩu ngữ 2© +xzcczscres
3.2.2 Rành mạch khúc chiết trong sự rậm rạp cố ÔỎ
3.2.3 Một số kiểu câu, cụm từ đặc biệt «Hee
E1 4 "aaan
kc co gi ẽn 3.3.3 Giọng day nghién sat phạt s26 22c 2x23 cEEEtEEcrrrrrerrree
rsonn pm
'U.000/2909:70.09./71910ndÄñà
Trang 4MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
1.1 Trong những năm gần đây, sự bùng nỗ một cách mạnh mẽ của các phương tiện nghe nhìn kéo theo sự suy giám của văn hóa đọc, các tác phẩm văn học không còn chiếm vị trí độc tôn trong sự tìm tòi tri thức và giải trí
nghệ thuật Đứng trước yêu cầu của thời đại, nền văn học nói chung và văn
học Việt Nam nói riêng đã có những cách tân đáng kế về hệ thống thê loại để phù hợp với nhu cầu nhận thức và thâm mĩ của thời đại Một trong những thể loại có những biến thể phong phú và đa dạng nhất chính là tạp văn
Trong văn học Việt Nam, tạp văn là một thể loại còn non trẻ và chưa có tiếng nói riêng của mình Cho đến những năm đầu của thế kỷ XXI, trong tỉnh thần chung của sự đổi mới, tạp văn mới bắt đầu thu hút được sự chú ý của dư luận Tạp văn xuất hiện ngày càng nhiều trên báo chí cũng như trong đời sống văn học Nhận thức được tính phô cập, lan truyền tranh, đễ tiếp nhận của thé loại này, nhiều nhà văn đã có những tìm tòi thể nghiệm, thay đổi phương thức thể loại sáng tác và họ đã gặt hái nhiều thành công, để những dấu ấn khó phai
Sở đĩ thể loại này được nhiều người đọc ưa thích, đón nhận bởi độc giả dễ dàng năm bắt hàm y tác giả, nội dung chắt lọc, diễn biến nhanh gọn, kết thúc bat ngờ Đó là nhu cầu tìm hiểu tri thức mới của con người hiện đại Bên cạnh
đó, với hình thức viết văn nay, các tác giả tạo ra được những tác phẩm có thé
có cốt truyện hoặc không nhưng lại nêu lên được nhiều vấn đề sâu xa trong cuộc sông mà lại không bị ràng buộc, câu thúc gì đáng kế Có lẽ vì những điều
đó mà tạp văn ngày càng được ưa chuộng
1.2 Đầu thế kỷ XXI, văn học Việt Nam có sự nở rộ của thé loại tạp văn
với sự xuất hiện của rất nhiều tác giả và sự ra đời của rất nhiều tập tạp văn
Các tác giả nổi bật là Nguyễn Ngọc Tư, Phan Thị Vàng Anh (Thảo Hảo), Trần
Nhã Thụy, Lý Lan, Dương Ngọc Dũng, Việt Linh, Võ Phi Hùng, Thọ Diên,
Hoàng Thoại Châu, Đỗ Phấn, Hồ Anh Thái, Nguyễn Việt Hà Điều đặc biệt
Trang 5là các tác giả Nguyễn Ngọc Tư, Thảo Hảo, Hồ Anh Thái, Nguyễn Việt Hà sau khi thành công vang dội trên lĩnh vực truyện ngắn, tiểu thuyết đã bắt tay vào thể loại mới này và thành những nhà tạp văn Trong những năm vừa qua, đã xuất hiện rất nhiều tác giả vốn là những người ngoại đạo nhưng viết rất đồi dào và xuất bản nhiều tập tạp văn gây được tiếng vang Họa sĩ Đỗ Phần từng làm say lòng người với những bức tranh sắc nét, luôn nhận mình là tay ngang
là kẻ nghiệp dư khi đến với văn chương, nay lần lượt trình làng văn các tập tạp văn: Chuyện vãn trước gương (2005) Ông ngoại hay cười (2011), khiến những người chuyên nghiệp cũng phải ngưỡng mộ Nữ đạo diễn Việt Linh từng nồi tiếng với bộ phim Bóng tối quyến rũ nay lại trình làng với các cuốn tạp văn, tạp bút: Chuyện mình, chuyện người (2008), Chuyện và truyện
(2012) Hay dịch giả Lý Lan hơn mười năm trước đã làm mê hoặc độc giả
Việt với Harry Porter nay trái lòng mình với Ở ngưỡng cửa cuộc đời; Dương Ngọc Dũng là giảng viên môn Lịch sử Đại học KHXH và Nhân văn TP HCM lại cho ra đời Tạp văn Dương Ngọc Dũng Quả là một cuộc xâm thực rằm rộ
hiếm thấy vào địa hạt văn chương, như thể văn học Việt Nam đang được mùa tap van
1.3 Sự nở rộ của tạp văn những năm đầu thế kỷ XXI là một hiện tượng
văn học rất đáng lưu tâm Tuy nhiên trong lịch sử dường như chưa bao giờ tạp văn trở thành tâm điểm của giới nghiên cứu Hiện chưa có một nghiên cứu nào tổng quát, tìm hiểu sâu vào thế giới của tạp văn, những gì giới nghiên cứu quan tâm cho tạp văn gần đây chỉ là những bài giới thiêu, nhận xét nhỏ trên các trang báo mạng Trước thực tế đó, chúng tôi nghĩ, không nên dừng lại ở những bài giới thiệu nhỏ mà cần phải có sự nghiên cứu, đánh giá một cách
nghiêm túc, toàn diện, sâu sắc hơn Đến với tạp văn Nguyễn Việt Hà, chúng
tôi yêu thích cái hài hước dí đỏm, bình dị của người viết và trân trong hoc van uyên thâm, cách trích dẫn theo lối "nói có sách mách có chứng" với thái độ
cầm bút cực kì nghiêm túc Các tác phẩm của ông xoay quanh những van dé
trong cuộc sống hàng ngày đã có từ lâu mà tưởng như mới, bởi cái tài xây
Trang 6dựng ngôn ngữ, giọng điệu của nhà văn Chúng cho thấy một sự quan sát, phân tích sâu sắc đời sống xã hội, nhạy bén phản ánh những sự kiện xã hội
bằng ngòi bút sắc sảo, lão luyện Đọc tạp văn Nguyễn Việt Hà, ta sẽ nhận ra,
tìm thấy, học hỏi thêm được nhiều kinh nghiệm sống
Trên đây là những lý do khiến chúng tôi chọn đề tài Đặc sắc nghệ thuật của tạp văn Nguyễn Việt Hà Chúng tôi hy vọng đề tài này sẽ là một đóng góp nhỏ trong nghiên cứu khoa học, đồng thời có thể làm cơ sở để gợi ra những
hướng nghiên cứu mới cho các công trình sau
2 Lịch sử vấn đề
Tạp văn là một thể loại văn xuôi hiện đại Nó gần gũi với dạng tạp bút, tùy
bút, tiểu luận, thí luận , là những tác phẩm văn xuôi không lớn, có cấu trúc tự
do, thể hiện những cảm xúc và kiến giải cá nhân Ở Việt Nam, tạp văn đã có
lịch sử ngót một thế kỷ nhưng lịch sử nghiên cứu về nó thì dường như chỉ mới
bắt đầu Vì thế trong quá trình nghiên cứu đề tài, chúng tôi gặp phải một vài
khó khăn là các tuyến tập tạp văn được xuất bản rất nhiều trong những năm gần đây chủ yếu là các thành phẩm của tạp văn Nhưng những tài liệu viết về tạp văn, nhất là những định nghĩa tìm hiểu thê loại tạp văn thì còn rất hạn chế, thậm chí có những từ điển không có mục này Đây đó người ta có nhắc đến tạp văn Việt Nam đương đại nhưng chủ yếu là để điểm sách, giới thiệu những tập mới
được xuất bản hoặc lời tựa, bạt, một cách ngắn gọn, văn tắt và đa số mang màu sắc chủ quan Mặt khác, tạp văn với tư cách là một thể loại có nguồn gốc
từ phương Tây nên có những tài liệu nước ngoài liên quan đến đề tài mà chúng tôi không có điều kiện để khảo sát được đầy đủ Ghi dấu ấn mạnh mẽ của một
dong van hoc tir dau thé ky XX, tap văn hiện đại với tư cách là một thể loại có
những đặc điểm rõ rệt, phân biệt với các thể loại khác, sẽ không dung nạp một
số thể văn chỉ tồn tại trong một giai đoạn lịch sử nhất định
Nghiên cứu về tiểu thuyết của Nguyễn Việt Hà thì đã có nhiều công trình nhưng riêng về tạp văn Nguyễn Việt Hà thì số lượng bài viết, công trình
nghiên cứu còn khá ít ôi Nếu có chỉ là một vài bài nhận xét về tác giả, tác
Trang 7phẩm, những bài phỏng vấn tác giả Nguyễn Việt Hà trên một số trang báo mạng mà thôi, ví như: bài phỏng vấn trên báo Lao động, diễn đàn sachxua.net/froum/index.php.Viét Nam, diễn đàn Đàn ông, VietNamthuquan.net
Chúng tôi nghĩ đề tài Đặc sắc tạp văn nghệ thuật của Nguyễn Việt Hà sẽ góp phần làm sáng tỏ thêm diện mạo của thể loại này trong sự nghiệp sáng tác của nhà văn cũng như phân biệt được nét đặc sắc của Nguyễn Việt Hà so với những nhà văn khác khi viết tạp văn
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
phục vụ cho việc so sánh đối chiếu: Hoàng Thoại Châu (Ba Thợ Tiện), Dương Ngọc Dũng, Nguyễn Ngọc Tư, Thảo Hảo, Lý Lan, Dạ Ngân, Tạ Duy Anh,
Chu Lai, Nguyễn Quang Lập, Dương Thụ, Huỳnh Như Phương
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
1 Tìm hiểu sự phát triển của tạp văn trong văn học Việt Nam đương đại
và con đường đến với tạp văn của Nguyễn Việt Hà
2 Phân tích những đặc sắc của tạp văn Nguyễn Việt Hà ở phương diện nội dung: đề tài, vấn đề, tinh thần châm biếm
3 Làm sáng tỏ những đặc sắc của tạp văn Nguyễn Việt Hà trên phương diện hình thức nghệ thuật
Trang 85 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện luận văn này, chúng tôi chủ yếu vận dụng các phương pháp nghiên cứu sau: phương pháp cấu trúc - hệ thống, phương phápkhảo sát, thống kê, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp loại hình, phương pháp so sánh - đối chiếu
6 Đóng góp của luận văn
Đây là công trình nghiên cứu về những đặc sắc nghệ thuật trong tạp văn Nguyễn Việt Hà trên cở sở đối chiếu với tạp văn của các tác giả khác Luận văn sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho những công trình nghiên cứu tiếp theo
về tạp văn nói chung, tạp văn Nguyễn Việt Hà nói riêng Từ đó hiểu hơn về
giá trị thể loại đã góp phần làm nên tên tuổi nhà văn
7 Cấu trúc của luận văn
Ngoài Mỡ đầu, Kết luận và Tài liệu tham kháo, nội dung chính của luận
văn được triển khai qua 3 chương:
Chương 1 Sự phát triển của tạp văn trong văn học Việt Nam đương đại
và con đường đến với tạp văn của Nguyễn Việt Hà
Chương 2 Đặc sắc tạp văn Nguyễn Việt Hà ở phương diện nội dung Chương 3 Đặc sắc về hình thức của tạp văn Nguyễn Việt Hà
Trang 9Chương 1
SỰ PHÁT TRIÊN CỦA TẠP VĂN TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM
ĐƯƠNG ĐẠI VÀ CON DUONG DEN VOI TAP VAN
CUA NGUYEN VIET HA
1.1 Khai niém tap van
1.1.1 Xuất xứ khái niệm
Cho đến nay, tạp văn là một khái niệm chưa được định hình rõ ràng,
chưa được nghiên cứu một cách bài bản, còn lẫn lộn với nhiều tên gọI khác
nhau như tản văn, bút ký, tạp bút, tạp cảm Nhưng nhìn chung giới khoa học, văn nghệ cũng đang dần đặt sự quan tâm chú ý đến thé loại này một cách
nghiêm túc
Từ điển Tiếng Việt của Bùi Quang Tịnh (Nxb Văn hóa Thông tin, tr 842)
đã định nghĩa: “Tạp văn: nhiều loại văn lẫn lộn”
Đại từ điển Tiếng Việt của Nguyễn Như Ý (Nxb Văn hóa Thông tin, tr
1495) giải thích: “Tạp văn gồm nhiều thể tài linh hoạt như đoản thiên, tiểu phẩm, tùy bút”
Từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê (Nxb Đà Nẵng, tr 892) định nghĩa:
“Tạp văn loại văn có nội dung rộng, hình thức không gò bó, bao gồm những loại bình luận ngắn, tiểu phẩm tùy bút ”
Định nghĩa về khái niệm tạp văn thực sự đa dạng, phong phú và có nhiều
ý kiến khác nhau, thậm chí là có những ý kiến trái chiều Từ điển Văn học định nghĩa về tạp văn:
Tạp văn là những bài văn nghị luận có tính nghị luận Phạm vi của tạp văn rất rộng, bao gồm tạp cảm, tùy bút, tiểu phẩm bình luận ngắn gọn Đặc
điểm nồi bật là rất ngắn
Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa: “Tạp văn là những áng văn tiểu
phẩm có nội dung chính trị, có tác dụng chiến đấu mạnh mẽ Đó là một thứ
văn vừa có tính chính luận sắc bén, vừa có tính nghệ thuật cô đọng, phản ánh
Trang 10và bình luận kịp thời các hiện tượng xã hội” Nhà văn Lỗ Tắn viết: “Kỳ thực
cái gọi là tạp văn cũng không phải là món hàng mới mẻ ngày xưa cũng đã có
Phàm là văn chương, nếu xếp loại thì có loại để mà xếp, bat ké thé gi, moi thé
đều xếp vào một chỗ cả, thế là thành tạp” Ông đặc biệt để cao vai trò tạp văn
bút ký chính luận, ông xem tạp văn là loại “ngôn chí hữu vật” Tạp văn thể
hiện chức năng của nghệ thuật, tham gia vào việc đấu tranh của xã hội
D6 Hai Ninh xem tap van là một dạng nhỏ của “tản văn”, còn Hoàng Ngọc Hiến lại xem tạp văn là một thể loại của kí Đỗ Hải Ninh trong bài Kí trên hành trình đổi mới viết: “Chúng tôi quan niệm tản văn là một loại văn
ngắn gọn, hàm súc với khá năng khám phá đời sống bắt ngờ, thê hiện trực tiếp
tư duy, tình cảm của tác giá, bao gồm cả tạp văn, tùy bút, văn tiêu phẩm” Nhưng Dương Tắn Hào lại xem tạp văn dùng để chỉ thể văn đoản thiên, không
đồng một thể với thi ca, tan văn, bi kịch, và tiểu thuyết đã thịnh hành như xưa
Còn Hoang Ngọc Hiến trong cuốn sách Năm bài giáng về thể loại: Ký - Bi kịch - Trường ca - Anh hùng ca - Tiểu thuyết lại quan niệm: Trong nghiên cứu
văn học Việt Nam đương đại, kí là một thuật ngữ dùng đề goi tén một thé loai van hoc bao gồm nhiều thể hay nhiều tiểu loại, bút kí, hồi kí, du kí, chính luận, phóng sự, tùy bút, tản văn, tạp văn, tiểu phẩm [36, tr 5] Duong Ngoc
Dũng cho rằng: "tạp văn là một thuật ngữ rất tạm thời vì chính ban thân tác
giả không biết dùng cụm từ nào để mô tả những bài viết đăng rải rác trên báo
Tuổi trẻ chủ nhật, Nguyệt san pháp luật, Sài Gòn tiếp thị" Tác giả nhận định
thêm: "Tạp văn chỉ là những đoản văn đọc cho vui, ngắn gọn, dễ hiểu, hơi gây
sốc một chút nếu cần, không phải là những chuyên luận đăng trên tạp chí chuyên ngành Chú đề thì không có gì nhất định, lan man từ những mẫu
chuyện vụn vặt có thật trong đời sống xã hội Mỹ, đến một tiểu phẩm tưởng
tượng hoàn toàn, hay các bình luận thoáng qua về Shakespesre, cỗ sử Trung
Quốc Độc giả có thể mở sách ra, thích đâu đọc day, không cần phải quá bận tâm về "độ chính xác" hay hàm lượng thông tin của bài viết" [16, 2]
Trang 11Trong cuốn Khái niệm và thuật ngữ lý luận văn học Trung Quốc, Phạm Thi Hảo, Trung tâm nghiên cứu Quốc học, Nxb Văn học, cho rằng: "tạp văn là
một loại tản văn, bao gồm nhiều hình thức: Tạp cảm, tạp đàm, tạp luận loại
này yêu cầu phải có sự quan sát tìm hiểu và phân tích sâu sắc cuộc sống xã
hội, phải nhạy bén phản ánh những sự kiện xã hội và khuynh hướng xã hội,
bằng ngòi bút sắc sảo, lão luyện, đánh trúng vào những chỗ yếu của sự việc Loại văn này, tác phẩm ngắn, thường mang tính tư tưởng cao, giàu tính chiến đấu đồng thời giàu tính nghệ thuật Ở thời Chiến quốc, loại văn này khá phổ
biến Thời hiện đại Lỗ Tấn đã khiến "Tạp văn" phát huy được nhiều tác dụng
phê phán xã hội, châm biếm những tệ nạn đương thời Cho đến nay thể loại
tạp văn vẫn phát triển với diện mạo và nội dung ngày càng phong phú
Tuy vậy từ rất nhiều các ý kiến được đưa ra, có thể tóm lược được một số
đặc điểm chung của thể loại tạp văn như: Tạp văn là thể loại văn xuôi ngắn gọn, hàm súc, linh hoạt phù hợp với nhu cầu thưởng thức của độc giả hiện đại Nội dung của tạp văn khá phong phú đa đạng, có thể liên quan đến các vấn đề
chính trị - xã hội mang tính chính luận sắc sảo, cũng có thé là những thiên
“tạp cảm” giàu cảm xúc trữ tình, mang đậm dấu ấn phong cách nghệ thuật của tác giả văn chương Tạp văn thường chớp lấy một ý nghĩ, khoảnh khắc suy tư,
một thoáng liên tưởng bắt ngờ, độc đáo, đậm dấu ấn cá nhân của tác giả Có
nhiều ý tưởng ngầm trong một dung lượng tác phẩm ngắn
1.1.2 Phân biệt khái niệm tạp văn với các khái niệm gần gũi
Từ trước tới nay, ở Việt Nam giữa các khái niệm tản văn, tạp văn, tạp bút, tùy bút, kí, nhật kí thường có sự mập mờ Chính vì vậy việc phân biệt tạp
văn với các khái niệm gần gũi nó là điều quan trọng
Phân biệt với tán văn Theo Tir dién Tiếng Việt, Hoàng Phê chủ biên Nxb Đà Nẵng: tan van có 2 nghĩa: I (cũ) văn xuôi, 2: loại văn gồm các thê ki,
tùy bút Trước nay, ở Việt Nam thuật ngữ tản văn vẫn được dùng theo nghĩa
“văn xuôi” và nó còn được xếp vào nhóm từ cổ, ít dùng Vì vậy khảo sát một
số từ điển tiếng Việt hiện hành thì thấy nhiều từ điển không có mục từ “tản
Trang 12văn”, hoặc nếu có thì được giải nghĩa là “văn xuôi” Việc giải nghĩa như trên
có lẽ là do ảnh hưởng của việc sử dụng từ “tản văn” trong văn học Trung Quốc Ở Trung Quốc, thời cổ trung đại, “tản văn” có nghĩa là văn xuôi, phân biệt với “vận văn” - văn vần và “biền văn” - văn biền ngẫu Đó là cách phân loại đơn thuần dựa vào hình thức câu văn Vì thế những sáng tác không phải
là thơ, từ, phú, khúc đều được gọi là tán văn Cuốn Khái yếu lịch sử văn học Trung Quốc của Nxb Đại bách khoa toàn thư của Trung Quốc đã nói rõ:
“Trong quan niệm văn học truyền thống của Trung Quốc, còn có một thể văn quan trọng: tản văn - văn xuôi; cũng là văn học chính tông xếp ngang hàng với thơ từ” Trong lịch sử văn học Trung Quốc, tản văn bao giờ cũng được
khảo sát với tư cách là một thể loại lớn Diệp Thánh Đào trong bài Về sáng tác
tắn văn (Lý luận tán văn hiện đại Trung Quốc) cũng quan niệm: ngoài tiểu thuyết, thơ ca, hý kịch ra còn lại đều là tản văn Từ cách hiểu như trên mà việc
một số từ điển tiếng Việt giải nghĩa từ “tản văn” là văn xuôi là có thể lý giải
được
Từ điển thuật ngữ văn học (Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đồng chủ biên) là cuốn từ điển duy nhất đã xác định tản văn ngoài nghĩa là
văn xuôi còn có nghĩa dùng hiện nay là một thể loại văn học có đặc trưng
riêng biệt: “Nghĩa đen là văn xuôi, nhưng hiện nay tản văn được dùng đề chỉ
một phạm vi xác định, không hoàn toàn khớp với thuật ngữ văn xuôi Nếu văn
xuôi theo nghĩa rộng chỉ loại văn đối lập với văn vần, và trong nghĩa hẹp chỉ
các tác phẩm văn phân biệt với kịch, thơ, bao gồm một phạm vi rộng từ tiểu
thuyết, truyện vừa, truyện ngắn, ký, tiểu phâm chính luận thi tan văn chỉ phạm
vi văn xuôi hẹp hơn, không bao gồm các thể loại truyện hư cấu” [33, 293] Từ cách hiểu như trên, các tác gia cuốn từ điển đã cho rằng: “Trong văn học cô,
tản văn bao gồm các áng văn kinh, truyện, tử tập như Mạnh Tử, Tả truyện, Sử
ký, các bài biểu, chiếu, cáo, hịch, phú, minh luận ” [33, 294]
Ở Pháp, vào thế kỷ XVI, với ý thức chống lại thứ văn chương kinh
viện, giáo điều của nhà thờ, nhà văn M.E.Môngtenhơ (1533 - 1592) đã khai
Trang 13sinh ra thể loại tản văn Năm 1580, ông xuất bản tập Essais Từ đó tản văn
được nhiều nhà văn, nhà triết học sử dụng, trở thành một thể loại quan trọng
của văn học hiện đại Đặc biệt, sự xuất hiện của truyền thông báo chí ở thế kỷ
XVIII đã giúp tản văn phát huy tính năng động tiềm ấn và nhanh chóng khắng định vị thế bằng những thành tựu rực rỡ Không chí ở Pháp, ở Anh mà ở Mỹ cũng đã xuất hiện nhiều nhà tán văn nỗi tiếng
Ở Trung Quốc, đến đầu thế ký XX (thời kỳ Ngũ Tứ), tản văn theo hình thức phương Tây mới được du nhập vào nhằm chống lại thứ văn chương giáo điều, công thức đang thống trị trên văn đàn lúc bấy giờ Lỗ Tắn đã tỏ ra hào hứng và tin tưởng sâu sắc về tương lai đầy hứa hẹn của tản văn: “Tôi là một người thích đọc tạp văn, và hơn nữa còn biết rằng thích đọc tạp văn không chí
có mình tôi Tôi càng vui mừng với sự phát triển cúa tạp văn, ngày ngày được xem sự rạng rỡ của nó Thứ nhất, là làm cho giới trước tác Trung Quốc càng hoạt bát, náo nhiệt Thứ hai, làm cho những lũ không ra trò ra trống gì phải thụt đầu Thứ ba, là làm cho những tác phẩm nghệ thuật vị nghệ thuật, qua sự
so sánh với tạp văn, sẽ lộ ra cái tướng mạo sống dớ chết đở cúa nó” [32] Với mảng tạp văn đồ sộ của Lỗ Tắn, tản văn hiện đại đã có bước định hình và phát triển đáng kể trong lich sử văn học Trung Quốc Đương thời ấy bên cạnh Lỗ Tấn còn có thể kể đến những tên tuổi viết tán văn nỗi tiếng như Chu Tự Thanh,
Quách Mạt Nhược, Lâm Ngữ Đường, Chu Tác Nhân, Điền Hán,
Ở Việt Nam thể loại tạp văn, tản văn được hình thành khá sớm và phát
triển vào khoảng thập kỷ thứ hai của thế kỷ XX với sáng tác của Tán Đà, Nguyễn Văn Vĩnh, Nguyễn Bá Trác, Đạm Phượng, Huỳnh Thúc Kháng, Ngô
Tắt TỐ Trong số đó, Tản Đà được coi là người đi tiên phong, đặt nền móng
cho thể loại tản văn ở Việt Nam “Người thứ nhất có can đảm làm thi sĩ” ay
trong khi “nôm na phá nghiệp kiếm ăn xoàng” đã bứt phá ra khỏi hệ thống thé
loại cũ gò bó, xơ cứng Tan Da da ty di tim cho mình một hình thức biểu đạt
phù hợp với đời sống tinh thần và gu thâm mỹ của con người buổi giao thời Những tìm tòi thể nghiệm ấy có trong thơ, tiểu thuyết và đặc biệt là trong tan
Trang 14van Chang thé mà Phan Khôi đã nhận xét: “Anh Quỳnh, anh Vĩnh chỉ viết
theo sách, theo tư tưởng phương Tây; chứ đến thăng cha này (Tản Đà), hắn viết ra tư tưởng của hắn, chính hắn mới là tay sáng tạo
Phân biệt với tùy bút Tùy bút là thê kí ghi lại một cách tương đối, tự do
những cám nghĩ của người viết, kết hợp với việc phan ánh thực tế khách quan
Có vẻ như cách hiểu đơn giản theo cảm tính: tùy bút là những trang văn xuôi
ở đó nhà văn tùy theo ngòi bút mà đưa đấy - lâu nay đã được nhiều người yên tâm thừa nhận Ngay cả Nguyễn Tuân - nhà văn sáng tác tùy bút hàng đầu của Việt Nam - cũng có lần thừa nhận: “Nguyên tắc quan trọng nhất của tùy bút là
không có nguyên tắc gì cả” Cách hiểu này đặt cơ sở trên một nét đặc trưng
nghệ thuật của thể tùy bút là luôn coi trọng và phát huy tối đa cảm xúc, quan
điểm chủ quan ở người nghệ sĩ Tuy nhiên, những điểm bắt cập và chưa thỏa
đáng cũng náy sinh từ chính sự giản đơn ấy
Bat kỳ sáng tác văn chương có giá trị nào cũng đều bắt đầu từ những cung bậc cám xúc đậm màu sắc chủ quan, chứ không riêng øì tùy bút Để cho ngọn bút
có thần thì cảm xúc ở người nghệ sĩ phải chân thành, phải thăng hoa đến độ mãnh liệt Mặt khác, một cách hiểu không thỏa đáng về khái niệm tùy bút sẽ rất
dễ dẫn đến lẫn lộn giữa lối viết phóng khoáng, tự đo với lối viết tản mạn, bịa đặt tùy tiện; đồng thời cũng không chỉ ra được bản chất và vai trò của yếu tố chủ quan trong tùy bút Bởi vì: Những sự việc, những con người trong tùy bút tuy có thế không kết thành một hệ thống theo một cốt truyện, hay theo một tư duy luận
lý chặt chẽ, nhưng tất cá vẫn phái tuân thủ trật tự của dòng cám xúc, cái légic bên trong của cám hứng tác giá Và tất nhiên là sự việc được kế lọc qua cách
nhìn của chú thế thấm mỹ vẫn phái chân thực” [13, 188]
Nếu coi tùy bút là một cách viết hay một kiểu bút pháp thì chỉ mới dừng lại ở mức độ cảm tính trong nhận thức, chưa bao quát hết đối tượng Tùy bút còn là một thể loại văn học có những đặc trưng rõ nét cá về nội dung và nghệ
thuật biểu hiện, đủ sức tồn tại ngang hàng với những thể loại văn xuôi nghệ
thuật khác Từ góc nhìn từ nguyên học có thê tìm thấy những giả thiết đáng tin
Trang 15cậy, góp phần vào việc xác định khái niệm và phân định loại hình của tùy bút Trong Hán Việt từ điến giản yếu, từ “tùy bút” được Đào Duy Anh giải nghĩa là
“tùy thời mà biên chép” Nghĩa là thể loại này không chỉ bộc lộ cảm xúc chủ quan của người viết mà còn phải chịu sự chỉ phối từ hoàn cảnh khách quan Còn từ “bút”, ngoài nghĩa cái dùng để viết, có thêm nét nghĩa nữa là biên chép Vậy thì phải chăng từ “tùy bút” - trước khi được sử dụng để định danh cho một
thể loại văn xuôi Việt Nam hiện đại - vốn đã được hình thành từ Thuyết văn bút
thời Lục triều, trong lý luận văn học cô điển Trung Quốc? Vào buổi sơ khai của
việc phân loại, một số nhà lý luận Trung Quốc đã chia văn chương thành 2 loại:
có vần và không vần Ở chương Tổng thuật của tác phẩm Văn tâm điêu long, Lưu Hiệp có viết: “Kim chỉ thường ngôn, hữu Văn hữu Bút, dĩ vi vô vận giá Bút
dã, hữu vận giá Văn đã” (Ngày nay thường nói: có Văn có Bút, cho không vần
là Bút, có vần là Văn) Thời Lưu Tống, trong Nhan Quang Lộc tập, Nhan Diên
Chi lai chia van chương ra làm 3 loại: Ngôn, Bút, Văn Trong đó, “Bút” có phạm vi rộng hơn, bao gồm cả truyện ký [15, 29-30]
Trong nền văn học Trung Quốc, tùy bút được coi là một dạng thức tồn
tại và có nguồn gốc sâu xa từ tân văn truyền thống: “Một loại tản văn, viết theo cảm hứng tự do, không câu nệ theo một thể cách nào Nội dung rất rộng rãi, hoặc nói lên điều tâm đắc sau khi đọc sách, hoặc kế một sự việc, một danh nhân, hoặc nêu những kiến văn về nhiều phương diện, văn chương hoạt
bát” [15; 210]
Mặc dù tản văn là một trong những bộ phận hợp thành quan trọng của nền văn xuôi, đã được nhiều học giả dày công nghiên cứu, tuy nhiên quan niệm về tùy bút (hay tản văn thể tùy bút) vẫn chưa có được sự nhất trí cần thiết Có người đem hợp nhất hai loại: tiểu phẩm văn và tùy bút, cho rằng chúng có thể lẫn vào nhau Nhưng theo Lưu An Hải, Tôn Văn Hiến trong Lý luận văn học thì tùy bút và tiểu phẩm văn có ranh giới khá rõ: “Tùy bút và tiểu
phẩm văn xét về nội hàm và ngoại diên đều có khác biệt cơ bản: tùy bút
thường dài hơn, không tỉnh xảo, đẹp đẽ, ngắn gọn như tiểu phẩm văn vậy Tùy
Trang 16bút và tiểu phẩm văn đều chú trọng thế hiện cá tính, nhưng tùy bút tán mạn và
lý tính hơn, không thanh khiết, cô đọng như tiểu phẩm văn Tùy bút nghiêng
về “bút”, tiểu phẩm lại nghiêng về “phẩm” “Bút? là ghi chép lại, còn
“phẩm” là thướng thức” [13] Trong Thanh tân đích tiểu phẩm văn tự, Úc
Đạt Phu có lý giái cụ thé và so sánh chỉ tiết hơn: coi tùy bút là một dang tan văn được hình thành chủ yếu do ảnh hưởng từ essay của phương Tây Dần về sau, giới Tân văn học đã tìm được sự dung hợp giữa tản văn nghệ thuật truyền
thống với essay, tạo nên một hình thức độc dao: Tan văn thể tùy bút
Giới nghiên cứu có người cho tản văn là một loại ký, có người cho rằng
ký chỉ bao gồm một phạm vi hẹp hơn tản văn Có hai ý kiến như trên bởi khái
niệm tản văn được hiểu theo nghĩa rộng hoặc nghĩa hẹp Theo nghĩa rộng, tán
văn là văn xuôi, đối lập với vận văn (văn vần) Lưu Hiệp trong Văn tâm điêu long chía toàn bộ thư tịch thành "van" va "but", trong đó văn là "vận văn", còn
bút là tản văn Trong văn học cỗ các áng văn xuôi không viết theo văn biền
ngẫu như kinh, truyện, sử, tập, biểu, chiếu, cáo, hịch, phú, minh, luận đều là
tản văn Theo nghĩa hẹp, tản văn là tác phẩm văn xuôi ngắn gọn, hàm súc, giàu khả năng khơi gọi với kết cấu có sự kết hợp linh hoạt tất cả các phương
thức, phương tiện biểu hiện nghệ thuật, nội dung thường thể hiện đời sống theo kiểu chấm phá và đặc trưng quan trọng nhất là nó thể hiện đậm nét dấu
ấn cá nhân của người cầm bút
Ngoài những thể ký phô biến nói trên, trong thực tế còn có nhiều thé ky khác, và trong mỗi thể nói trên cũng có thể bao gồm nhiều tiểu thể loại Ranh giới giữa các thể loại ký nói trên cũng không tuyệt đối, luôn có tình trạng chuyển hóa, thâm nhập lẫn nhau Trong Người bạn đọc ấy Tô Hoài nhận xét: Trước kia từ điển văn học phân chia: phóng sự thì chỉ trình bày sự việc, bút ký
thì có những lời bình phẩm của người viết Bây giờ ta có thể đọc một bài bút
ký trong đó không thiếu những đoạn viết theo lối phóng sự, lẫn hồi ký, có khi
cả thể truyện ngắn Mà ai dám đánh cuộc: bút ký bây giờ không bằng ngày trước?" Chỉ trong những cuốn sách lý luận và sách giáo khoa các nhà nghiên
Trang 17cứu mới phân chia thể tài một cách chính xác, trong khi thực tế văn học luôn diễn ra những yếu tố ngoại biên, mờ nhòc, đặc biệt với những tác giả văn học
có năng khiếu đặc biệt và sự linh hoạt cao độ khi cầm bút
1.1.3 Những đặc trưng thể loại cúa tạp văn
Mảnh đất đầu tiên của tạp văn thời hiện đại là báo chí Có lẽ vì thế mà lối thể hiện đời sống trong tạp văn mang tính chấm phá, tuy vậy ngòi bút tạp văn chạm vào được những hiện tượng cốt yếu của đời sống một cách bắt ngờ
Viết tạp văn tạo cho tác giả một ý thức về sự suy nghĩ độc lập và mạnh dạn
trình bày những cảm xúc thật của mình Cũng vì sự ton tại trên báo chí cho nên tạp văn gắn rất chặt với đời sống xã hội đương đại Nói cách khác, tạp văn sống trong dòng chảy cuộc đời mà theo Hoàng Ngọc Hiến, có khi “nó như một thứ rượu được chưng cất, một thứ mật được chắt lọc Người viết giỏi là làm sao cho thứ rượu ấy không nhạt, thứ mật ấy đậm đà và quyện hương của ngàn hoa" Có khi tạp văn không phải là rượu cùng chẳng phải mật Nó như một cây kim đâm vao xương thịt, nhức nhối, thậm chí đau đớn, để người ta
phải giật mình, hoặc thẳng thốt, nhớ đời
Tạp văn thông qua trực cám, trực giác là điều rất quan trọng, nó đánh
dấu cho sự ra đời của tác phẩm Nhu cầu của tạp văn phản ánh hiện thực, cập
nhật kịp thời thông tin nhanh, gọn đây là nhu cầu xã hội của thê loại Còn đối với người viết, thì phải viết ngay khi có ý tưởng, phái bộc bạch trực tiếp, gián
tiếp vào chính tác phẩm của mình Với người đọc, phải tiếp nhận nhanh, sâu,
nắm bắt được lượng thông tin tác giả đưa lại Đặc trưng cơ bản nhất của tạp
văn trước hết là thể văn xuôi ngắn, vừa tự sự vừa trữ tình, vừa chính luận, cốt
sao bày tỏ tư tưởng, tình cảm thái độ của người viết một cách sắc sảo nỗi bật, gây ấn tượng mạnh cho người đọc Cho đến nay dù đã có khá nhiều định nghĩa về khái niệm tạp văn, song để tìm ra những đặc trưng cơ bản thì vẫn chưa có thể tìm ra nhưng dấu gạch đầu dòng một cách riêng rẽ so với nhưng thé loại văn học khác, nhưng khi đọc lên một tác phẩm, người đọc có thể đùng trực cảm của mình và những nhận định xung quanh khái niệm để xác nhận tác
Trang 18phẩm đó thuộc thể loại nào Dương Ngọc Dũng cho rằng: "tạp văn là một thuật ngữ rất tạm thời vì chính ban thân tác giả không biết đùng cụm từ nào để
mô tả những bài viết đăng rãi rác trên báo" hay như: "tác giả cố gắng hạn chế hàm lượng tri thức trong các bài viết đến mức tối thiêu để tránh cho người đọc cảm giác nặng nề, khó chịu Cũng có thể bạn đọc thích tác giả đi sâu phân tích nhiều hơn, cung cấp nhiều thông tin hơn, nhưng như thế thì không phải là tạp
văn nữa Chính vì những lý do đó mà khiến cho tạp văn khó có được một đặc
trưng thật sự khác biệt riêng, nhưng cũng không vì thế mà tạp văn mắt đi dấu ấn thể loại của mình, cũng chính vì những lý do đó mà tạp văn, tản văn đều có lối viết rất riêng rất đặc sắc
Tạp văn là thể loại có ưu thế về dung lượng ngắn gọn, cô đọng, linh hoạt,
nhạy bén trong phản ánh cuộc sống, tâm tư con người và khái quát được
những vấn đề lớn mang tính chất chính trị xã hội Đề tài tạp văn vô cùng
phong phú đa dạng hầu như đề cập đến mọi vấn đề trong xã hội Trong đó đề tài về văn hóa, phát triển và giáo dục được nhiều tác giả quan tâm chú ý nhất
Ở đó bức tranh toàn cảnh của xã hội Việt Nam với bao nhiêu là vấn đề, với
những bức xúc đang làm nhiều người lo lắng Các tác giả đựa vào tính thời sự, chính luận của tạp văn để công kích bài trừ cái xấu, nói lên suy nghĩ của mình
một cách trực tiếp
1.2 Sự phát triển của tạp văn trong văn học Việt Nam đương đại
1.2.1 Tiền đề phát triển của tạp văn trong bối cánh xã hội Việt Nam
đương đại
Trong xu thế văn học hiện nay, thể loại văn học tạp văn đang nhận được
sự quan tâm của độc giả Trên các tờ báo xuất hiện ngày cảng nhiều các
chuyên mục nhàn đàm, tản văn, tạp văn Có nhiều tác phẩm ra mắt bạn đọc
với sự góp mặt của nhiều thế hệ nhà văn như: Nguyễn Khải với Tạp văn, Đỗ Chu với Tản mạn trước đèn, Thảo Hảo với Nhân trường hợp chị thỏ bông, Tạ Duy Anh với Ngẫu hứng sáng trưa chiều tối, Nguyễn Ngọc Tư với Tạp văn,
sự ra đời của tuyên tập Văn học Việt Nam thế kỷ XX (Tạp văn và các thể kí
Trang 19Việt Nam 1945 - 1975) gồm 10 tập Nxb Văn học, 2009 do Trinh Ba Dinh lam
chủ biên
Từ lâu, thể loại tạp bút, tạp văn, tản văn đã được nhiều nhà văn viết,
đưa in trên các báo Đầu tiên vì độ đài của một tạp văn vừa phái nên rất tiện cho các báo xếp trang Nhà thơ Đỗ Trung Quân cho rằng: “Tản mạn khó viết
hay không là tùy người Nhưng tản mạn là gì? Thì tôi nói nó có thể viết gì
cũng được Và viết kiểu nào cũng được” Vì theo nhà thơ họ Đỗ, tản văn
không câu nệ hình thức cũng như đề tài nên không trói buộc người viết Tuy vậy không có nghĩa là tản văn thấp kém hơn các thể loại khác Mới đây, NXB Hội nhà văn cho in Tuyến tập tắn văn và truyện ngắn hay về Hà Nội thật đồ sộ gồm rất nhiều tác giá lừng danh
Tuyển tập chia làm hai phần tản văn và truyện ngắn cho thấy sự “bình
đẳng” giá trị giữa hai thể loại Còn nhà văn Nguyễn Huy Thiệp gom chung tản
văn và những kiểu lý luận phê bình viết như tản văn in chung thành một tập
Giăng lưới bắt chim cuối năm 2005 và vừa tái bản vào tháng 6 năm nay
Trong lời tựa Nghiêng tai dưới gió, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh nhận xét: “Tôi đọc, lại nghĩ mình đang đọc tự truyện” Người đọc sẽ cùng chung nhận xét với nhà văn Nguyễn Nhật Ánh khi bắt gặp nhiều mẫu chuyện như là hồi ký, nhật
ký về những sinh hoạt đời thường của mái ấm nhà thơ Lê Giang
Đọc tạp văn của nhiều nhà văn mới ta mới ngộ ra cảnh đời các tác giả từng trái thì đó là tự truyện Đọc tạp bút ngắn Ma và người của Nguyễn Ngọc
Tư độc giả phải bật cười thú vị Thì ra cô nhà văn hay nói chuyện “tưng tửng” này rất sợ ma Dù đoạn cuối tạp bút Nguyễn Ngọc Tư bảo mình bây giờ sợ người hơn Đó chỉ là cách nói cho đỡ sợ, vì theo Nguyễn Ngọc Tư: “Người sợ
ma có trí tưởng tượng ghê lắm” Tin rằng với trí tưởng tượng “ghê lắm” của mình, thì Nguyễn Ngọc Tư vẫn còn sợ ma vô cùng Nên người đọc sẽ vẫn yêu thích tạp bút, nếu không muốn nói hiện nay là thời của tạp bút khi quỹ thời gian của người đọc không đủ dành cho tiểu thuyết dài Tạp bút, tản mạn đâu phải chuyện “thiên tào”, mà là chuyện rất người
Trang 20Tuy có số lượng đông đảo các tác giả hướng đến thể loại tạp văn, nhưng
để đạt đến thành công nhất định, làm nên một phong cách văn chương của tác gia thi không phải là nhiều Tiêu biểu có thể kế đến tạp văn Nguyễn Khải, một
số bài tạp văn trong Di cáo của Chế Lan Viên, tạp văn Nguyễn Ngọc Tư, tạp
văn Dương Ngọc Dũng, Hoàng Thoại Châu, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái, Phan
Thị Vàng Anh, Nguyễn Việt Linh, Lê Thiết Cương, Trần Nhã Thụy Nguyễn
Việt Hà Nguyễn Việt Hà với tuyển tập: Đàn bà uống rượu, Nhà văn thì chơi với ai,Mặt của đàn ông,với số lượng bài viết khá lớn cung cấp cho người đọc
cái nhìn mới đa thanh, đa diện trong cuộc sống
1.2.2 Tính tích cực xã hội — thẩm mỹ của tạp văn
Tính tích cực thấm mỹ của tạp văn bắt nguồn từ những nhu cầu xã hội,
từ những vần đề của hiện tượng đời sống Đề tài tạp văn bắt nguồn từ bản chất
xã hội của tính cách, gắn liền với các hiện tượng lịch sử xuất hiện trong đời
sống và có âm vang trong đời sống tỉnh thần, hoặc trong một giới nào đó Các
hiện tượng đời sống có thể liên kết với nhau thành loại theo quan hệ bên ngoài hoặc bên trong của phạm vi hiện thực được phản ánh trong tác phẩm Cũng giống như các thể loại văn học khác, tạp văn là những tác phẩm văn học có tính chất đánh giá, bình luận, trực tiếp, vì thế việc lựa chọn đề tài chủ đề rất quan trọng Một bài tạp văn mang đúng màu sắc của thể loại hay không phụ
thuộc rất lớn vào việc lựa chọn đề tài Nhà văn Lỗ Tấn từng nói: "Mỗi khi
chọn đề tài tôi đều chọn những người bất hạnh trong xã hội bệnh tật với mục
đích lôi hết bệnh tật của họ ra, làm cho mọi người tìm cách chạy chữa” [63]
Văn học trong quá trình khám phá cuộc sống luôn hướng tới đề tài chứa đựng những triết lí sâu xa, những giá trị nhân bản vĩnh hằng Đồng thời qua
đó chúng ta cũng thấy được triết lí nhân sinh cũng như cách nhìn nhận của tác giả về cuộc đời, về xã hội tạp văn có cơ hội đi sâu bàn về những vấn đề trong
cuộc sống một cách cụ thể, trực tiếp, ngắn gon nhanh hơn những thể loại khác
Trong những trang viết trên bài tạp văn ta nhận ra văn hóa có vai trò rất to lớn trong sự tồn tại và phát triển kinh tế xã hội Không những thế, sự đổi mới còn
Trang 21được các tác giả viết tạp văn ngày nay dẫn kê một cách linh hoạt, đã kích, bài trừ cái xấu một cách mạnh mẽ
Xét về mặt câu chữ tạp văn là một thể loại có dung lượng ngắn, năng
động linh hoạt trong phản ánh những vấn đề có tính chất thời sự Về nội dung phản ánh đa dạng phong phú, có thể là những vấn đề liên quan đến kinh tế, chính trị, xã hội mang tính chính luận; cũng có thể là những trang viết giàu chất trữ tình về phong cảnh, đạo đức tình cảm lối sống Tạp văn thể hiện tư
tưởng tình cảm của người viết một cách trực tiếp Tạp văn là một thể loại vừa
hư cấu vừa có thật Chính vì thế chúng tôi xếp tạp văn vào thuộc vào (hoặc gần với) thể kí Nghiên cứu tạp văn để vừa thấy được đặc điểm của tạp văn
Nguyễn Việt Hà đồng thời vừa thấy được khả năng xử lí thể loại khi viết về
cùng một đề tài Nét nỗi bật của thể loại này là viết ra để tiếp thu liền một mạch, đọc một hơi không nghỉ Tạp văn là thể loại gần gũi với cuộc sống hàng ngày, súc tích dé doc, lại thường gắn với hoạt động báo chí, do đó có tác dụng ảnh hướng kịp thời trong đời sống, định hướng thắm mĩ cho người đọc một
cách kịp thời, trực tiếp Nhiều nhà văn lớn trên thế giới và nước ta đã đạt được
đỉnh cao trong sáng tạo nghệ thuật của thể loại này Tuy nhiên so sánh tạp văn
và truyện ngắn và tiểu thuyết nó có những dị biệt và tương đồng riêng, để có một cái nhìn đa diện hơn về tác giả
Sự khác nhau về đặc trưng ngôn ngữ và cách phản ánh hiện thực của hai thể loại kéo theo nhiều sự khác nhau nữa Chắng hạn, trong truyện xây dựng cả một hệ thống nhân vật công phu, sáng tạo trở thành những hình tượng nhân vật chuyền tải những ý tưởng sâu xa của tác giả Còn trong tạp văn nhân vật thường gần gũi xung quanh tác giả; những ý nghĩ tình cảm, thái độ được
tác giả bộc lộ khá thăng thắn, rõ ràng chứ không quá sâu xa ân ý như truyện
ngắn Và trong tạp văn thường không có cốt truyện, hoặc cốt truyện mờ nhạt, thường thì tạp văn xây dựng theo lối kết cấu - liên tưởng Bởi “truyện ngắn viết ra bắt buộc phải có nội dung, còn các ý tưởng mênh mông không rõ ràng,
đó là bút kí hoặc tạp văn chứ không phải truyện ngắn”
Trang 22Tạp văn Nguyễn Việt Hà, phản ánh hiện thực xã hội phong phú, đa dạng Những vấn đề về văn hóa và phát triển, giáo dục những con người bình
dị, đa tầng trong xã hội đi vào trang viết của ông linh hoạt sống động Thông qua đó nhà văn bộc lộ những nhận thức và tình cảm của mình đối với xã hội với cuộc sống và con người, bằng cái nhìn hài hước sâu cay
1.2.3 Những tác giá, tác phẩm tạp văn tiêu biểu
Ở Việt Nam, từ đầu thê kỷ XX tạp văn đã phát triển khá phổ biến Một
số tác giả nỗi tiếng đã tìm đến hình thức thể loại này để sáng tác Một số bài viết, tác phẩm của Chế Lan Viên, Nguyễn Khải, sau đó là hàng loạt tác giả mới nổi như Nguyễn Ngọc Tư, Dương Ngọc Dũng, Hồ Anh Thái, Nguyễn
Việt Linh, Lê Thiết Cương, Nguyễn Việt Hà
Tạp văn Nguyễn Khái bao gồm những bài báo bàn về các vấn đề đạo
đức, lối sống, những tự truyện, những mẫu chuyện liên quan đến nhiều khía cạnh của đời sống hiện thực, song nhìn chung là xoay quanh những suy nghĩ
về cuộc đời và nghề văn Ông khai thác những đề tài có phần hẹp nhưng tác phẩm của ông vẫn đạt đến mức độ khái quát cao, đó là những câu chuyện nhỏ nhặt hàng ngày nhưng lại có sức chuyên tải những câu chuyện lớn hơn Tạp văn của Nguyễn Ngọc Tư đặc biệt quan tâm đến mọi mặt trong đời sống của người dân Nam Bộ Tác giả chú ý đến đề tài chuyên dịch cơ cấu kinh
tế nông thôn, nhằm khắc họa hình ảnh người dân Nam Bộ lam lũ cực nhọc,
gặp nhiều khó khăn khi đối diện với nền kinh tế thị trường Nhưng họ là những con người thật thà, hiền lành, chất phác, biết yêu thương chia sẻ với nhau và luôn mang trong mình một tỉnh thần lạc quan nhìn về tương lai, về một ngày mai tươi sáng
Trong hệ thống tác phẩm của Tạ Duy Anh, tạp văn tuy không chiếm số lượng áp đảo, nhưng tạp văn đã tạo nên một phong cách, một cá tính riêng
không thể trộn lẫn của văn chương Tạ Duy Anh Trong tạp văn Tạ Duy Anh,
có những trang viết ngọt ngào về ký ức tuổi thơ, những suy ngẫm trầm tư trước thế sự, và những lo lắng băn khoăn trăn trở về nghề viết Khác với một
Trang 23Tạ Duy Anh đầy hiện thực, gai góc trong các tiểu thuyết và truyện ngắn Đọc
tạp văn Tạ Duy Anh để đến với những gam màu trầm lắng trong tâm hồn nhà văn Qua đó, cũng có thể thấy được những đóng góp quan trọng của Tạ Duy Anh cho thể loại tạp văn, và khẳng định vị trí của tạp văn trong sự nghiệp sáng tác của nhà văn
Cùng với tiểu thuyết tạp văn Nguyễn Việt Hà đã thực sự có những dấu
ấn, những đóng góp quan trong cho nễn văn học Việt Nam đương đại
1.3 Con đường đến với tạp văn của Nguyễn Việt Hà
1.3.1 Sơ lược tiểu sứ
Nguyễn Việt Hà tên thật là Nguyễn Mạnh Cường, sinh năm 1962, tự
nhận mình là người công giáo Anh xuất thân là một tiểu thị dân người Hà
Nội, với tuổi thơ bụi bặm và lang thang hè phó Sau khi tốt nghiệp trường Đại
học Kinh tế, anh làm việc cho một Ngân hàng Đến tháng 12 năm 2004 anh trở thành nhà văn chuyên nghiệp Anh tham gia viết kịch bản phim Của rơi năm 2001 Đến với nghiệp văn có lẽ với anh nó như một trải nghiệm, một sự giãi bày những gì anh cảm nhận, anh tư tưởng, chiêm nghiệm Những năm tháng sống bụi bặm với hè phố cho anh hấp thụ những âm thanh hỗn tạp của
đô thị, những cảnh đời lam lũ, đến những bản thánh ca trong giáo đường phố Nhà Chung Chính vì thế mà khi đọc tác phẩm của anh, độc giả cảm thấy hết sức gần gũi và thân thiện, như những con người đâu đó xung quanh mình Với
cách viết, cách xây dựng nhân vật của mình, tác giả đã để cho nhân vật sống thật với mình ,với những lo toan bộn bề của cuộc sống, với những dòng hồi ức
xen lẫn hiện tại, giữa thực và ảo với những điều họ mơ ước và khát khao 1.3.2 Hoạt động văn học
Nguyễn Việt Hà, một cây bút sẵn sàng nhập cuộc với những cách tân mới, khám phá về thể loại, nhân cách con người, và cuộc sống để xác lập cho
mình hướng đi riêng trong cách viết văn phản ánh hiện thực đời sống Ban đầu
khi đến với viết văn anh quan niệm viết cũng là một chủ đề văn học, nó vừa là
điểm xuất phát cũng vừa là điểm đích của nghệ thuật Ý thức nghề nghiệp
Trang 24hành thành ngay từ khi nhà văn tiếp cận với việc viết lách, bởi ở anh bao giờ
cũng là sự chắt lọc ngôn từ kỹ càng, sự đúng đắn với từng con chữ, tích lũy trong suốt quá trình sáng tác Trong giới văn nghệ sĩ trẻ Nguyễn Việt Hà là một trong những cây bút 'viết sắc, viết khỏe, bỏi hàng loạt những sáng tác có tính nghệ thuật cao, nội dung phong phú đã ra đời trong khoảng thời gian
không phải nhiều lắm, khoảng (2004-2012)
Bắt đầu với những truyện ngắn, Nguyễn Việt Hà bước vào làng văn với một loạt truyện ngắn hoạt kê, lối văn hết sức linh hoạt, giàu tính hài hước, hóm hinh, chế giễu chuyện đời Các truyện ngắn dần hình thành tên tuổi của nhà văn như: Thiền giá, Của rơi Nhưng phải đến khi sự ra đời của các tập
tiểu thuyết: Cơ hội của Chúa 1999, Khái huyền muộn 2005, được giải thưởng của Hội nhà văn Nguyễn Việt Hà mới thực sự gây ấn tượng mạnh đối với giới
nghiên cứu và người đọc So với sự xuất hiện của các cây bút kì cựu của lớp
nhà văn đi trước thi sự xuất hiện của Nguyễn Việt Hà như một gương mặt mới
cùng thế hệ trẻ đi sau Nguyễn Việt Hà là một cây bút sẵn sàng lao vào công
cuộc cách tân nghệ thuật không ngần ngại với một tâm thế nhập cuộc
Văn học luôn phản ánh hiện thực xã hội đương thời, Nguyễn Việt Hà lại viết về xã hội với quan niệm hoàn toàn mới, đánh giá nó tương quan với
chủ thể sáng tác, nhìn nhận sự việc trong sự biến đổi lôglc của cuộc sống VỚI
những phân mảnh, lắp ghép không có hồi kết Đây là cách đánh dấu một bước trưởng thành của văn học, chứng tỏ được năng lực bao quát đời sống và sự
từng trãi cùng trình độ nhận thức sâu sắc của nhà văn trong thời đoạn lịch sử
nhất định Nguyễn Việt Hà có cơ hội được hưởng luồng sinh khí của sự đổi mới dân chủ trong văn học Sự đổi mới này cho phép nhà văn có quyền nhìn
thắng vào sự thật và nói lên những điều mình nghĩ trên cơ sở hiện thực cuộc sống Đó là sự ngôn ngang, bộn bề, luôn biến đổi không ngừng Vì thế, nhân
vật trong tác phẩm của anh hiện lên như là những con người đương thời được soi chiếu từ nhiều góc độ, những giá trị thiêng liêng, những điều trăn trở cùng bao bí ấn xoay quanh tâm hồn họ, tạo nên một dòng chảy bắt tận Có phải
Trang 25chăng sự kéo dài các suy nghĩ, hoàn cảnh của nhân vật trong tiểu thuyết làm
cho nhân vật của anh, tác phẩm của như không có sự kết thúc, có một điểm dừng mà anh tim dén tạp văn để gieo ươm mầm cho hạt giống mới, khác biệt hơn, ngắn gọn, kết thúc nhanh hơn
Là một nhà văn có sự nhạy cảm đặc biệt trước những vẫn đề của xã hội,
Nguyễn Việt Hà, đã đúng đắn khi chọn cho mình thê loại tạp văn để chuyển tải những tư tưởng, tình cảm của mình về xã hội những mong ước về một sự tác động kịp thời, ý nghĩa từ văn chương làm cho xã hội và cuộc sống tốt đẹp hơn Sau sự thành công của hai tác phẩm Khái huyền muộn, Cơ hội của Chúa, anh sáng tác khá nhiều tạp văn đây là những tác phẩm văn học có ý nghĩa và có sức truyền cám nghệ thuật cao Điều này cũng đã góp phần cho thấy sự lựa chọn thể loại sáng tác của tác giả, đồng thời cũng thấy được sức
sống mới của thể loại tap van trong bối cảnh xã hội Việt Nam đương đại
1.3.3 Cúi duyên với tạp văn
Nguyễn Việt Hà từng được người đọc, giới nghiên cứu biết đến là một nhà văn viết tiểu thuyết, truyện ngắn thành công với lối tư duy mới Ông còn được xem như là một hiện tượng văn học nỗi bật, trong việc cách tân, đổi mới
tư duy tiểu thuyết Là một cây bút có trách nhiệm, tâm huyết với nghề, nên
ngay từ khi cầm bút, nhà văn luôn chú trọng ý thức nghề nghiệp của mình,
luôn trau đổi tích lũy kiến thức trong suốt quá trình sáng tạo Ngày nay, khi các phương tiện thông tin đại chúng phát triển mạnh mẽ thì trình độ nhận thức
và ý thức thẩm mỹ của người đọc được nâng cao, khiến cho các nhà văn phải luôn nỗ lực đáp ứng thị hiếu của quần chúng độc giả, để ghi dấu ấn cho mình,
cho tác phẩm một cách khác biệt, có như thế tên tuôi, tác phẩm nhà văn mới
sống được, mới đáng quý Nguyễn Việt Hà còn khắng định: "Viết văn với tôi
là một đam mê Vì thế, các tác phẩm của tôi quan tâm đến sáng tạo, trong đó
viết là một chủ đề văn học" Chính vì coi "viết là một chủ đề văn học",
Nguyễn Việt Hà đã đưa văn học trở về đúng vị trí của nó, coi tác phẩm như
một công trình thể nghiệm khả năng sáng tạo của mình, viết những điều mình
Trang 26muốn gữi đến người đọc, những tâm huyết với nghề Từ sự đột phá trong cách
viết tiểu thuyết Cơ hội của Chúa, Khải huyền muộn, Nguyễn Việt Hà đã tự
mình bứt khỏi ràng buộc, vượt thoát khỏi những barem rập khuôn trong hệ
thống tiểu thuyết Cũng nhiều lần Nguyễn Việt Hà lên tiếng "khó chịu" khi viết tiêu thuyết: "Tiểu thuyết là trường thiên, nó chạy đài trong một năm hoặc nhiều năm của người viết Nó sống lẫn với vợ con và bốn bề nội ngoại Nó nằm giữa và chen ngang vào các mối quan hệ xã hội, đặc biệt nguy hiểm là nó không sinh lợi Và điều phức tạp đến đáng sợ nhất là một thứ công việc không phải là công việc Nó quấy rầy trong căn phòng vốn hẹp của người viết [23,169-170] Từ cách tiếp cận đời sống một cách khắc nghiệt lẫn ý thức trách
nhiệm cầm bút rất lớn, đòi hỏi Nguyễn Việt Hà luôn nhận thức sâu sắc nghề
cầm bút và nỗi buồn nghề nghiệp mang theo: "Là nhà văn thì phải viết cho dù nỗi tiếng hay không nỗi tiếng Nhưng có một tý tẹo danh mọn thì thật khắc nghiệt, cảm thấy khó viết hơn Hoàn toàn không phải là hết vốn sống hay cạn kiến thức Có nhiều lý do dung tục lắm Thường thì cả đời người viết luôn luôn bị bôi Người này bôi cho tý son, người kia bôi cho tý mực." [24, 333] Việc tác giả bước vào công cuộc thể nghiệm lối viết văn mới, lựa chọn thể loại văn mới là cái cách đi thường thấy của những nhà văn giàu nghỉ lực,
giàu tính sáng tạo, để xây dựng cho mình một quan niệm mới về văn học, về
ngườ nghệ sĩ Nguyễn Việt Hà đã dần cho người đọc thấy được sự trở về của
người sáng tác đúng với vai trò của mình trong bầu không khí tự do, dân chủ
Tạp văn Nguyễn Việt Hà cung cấp cho ta cái nhìn đa thanh, đa diện của cuộc sống Một lần nữa cho ta thay sự phức tạp ngôn ngang của hiện thực đời
sống, con người phải đối diện bao khó khăn, được đi vào văn học như những
thước phim tỉ mỉ
Trang 27Chương 2
ĐẶC SẮC CỦA TẠP VĂN NGUYÊN VIỆT HÀ
Ở PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG
Tạp văn Nguyễn Việt Hà đưa đến cho người đọc những cái nhìn, cảm nhận sâu sắc và lý thú Nếu người ta từng biết đến một Vũ Bằng của thế kỷ 20 với những Món ngon Hà Nội thì người ta cũng nên biết một chút Nguyễn Việt
Hà của hôm nay, thế kỷ 21 với những Món hài Hà Nội (Nhã Thuyên - phỏng van Nguyễn Việt Hà, báo Người Đưa Tïn) một loạt các sáng tác trong tuyến
tập Đàn bà uống rượu, Mặt của đàn ông Loáng thoáng ban đầu là những bài
viết chuyên mục đăng trên báo, dần già với sự nỗ lực không ngừng nghỉ của nhà văn, những tác phẩm nhỏ nhỏ ấy lại liên tục đăng lên báo, tạp chí, blog , hình thành nên tuyển tập được nhà xuất bản tuyên chọn, chú ý, được bạn đọc
đón nhận một cách hồ hởi
Nguyễn Việt Hà tự nhận mình là tay "tán nhảm lắm mồm", nhưng cái sự lam nham cua tac giả, từ tập Mặt cúa đàn ông (NXB Hội Nhà Văn) đến Dan
bà uống rượu (NXB Văn Học), thấy chưa nhạt đi mà đậm hơn sâu sắc nước
đời hơn, giễu cợt hơn và đọc được nhiều hơn
Nhìn chung, hệ thống nhân vật vẫn gồm: đàn ông và đàn bà, diễn viên,
văn sĩ, thương gia, thầy giáo , với không gian đô thị, với thời gian bây giờ,
mỗi loại lại chứa nhiều "tập con" hành xử của đàn ông - đàn bà với mình, với
người, với thiên nhiên mưa gió bốn mùa Từ đó bày ra một bề mặt đô thị nhốn nháo, ngược xuôi giá trị, nhiều nghịch lý, ê hề cái phàm tục, đấp dính cả vào cái cao thượng ít ỏi Trong cái dung dịch phàm tục đó, cuốn trước, tác
giả thả những tranh vẽ "mặt của đàn ông", cuốn sau lại phơi một loạt thiếu nữ,
thiếu phụ Tuy nhiên đàn ông đọc hai tập tạp văn này được an ủi nhiều hơn đàn bà, thấy mình "nghĩa hiệp" hành sự hôn nhân như "chuyện không đáng làm mà không thể không làm" Cái dé tài xoay đi xoay lại không xong này ắt làm phật lòng nhiều đàn bà hiện đại, bực mình như bị soi nhằm phái gương
Trang 28xấu - cái gương không biết nịnh mặt, vì hôn nhân cũng là cái hạn không giải
được của bậc nữ nhỉ trót nông nỗi tin vào ái tình phút chốc và mơ mộng về tuyệt đối
Nguyễn Việt Hà xoay, dựng, ngắm nghía chuyện người, chuyện mình,
với cái nhìn từ bên ngoài, chứ không tự ru mình, không day dứt dẫn vặt,
không bày đủ hỉ nộ ái ố riêng tư, không ngao ngán đạo mạo Nhưng tác giả
không thể không bình luận và giễu cợt những thói hư tật xấu Cái giọng giễu
cợt đặc trưng qua cách dùng từ ngữ lung linh hoa mỹ cố tình, gieo vần, đảo tính từ nhắn mạnh, cách khóa bằng câu kết - nhiều câu "nhớ đời", một kiểu
"khâu văn" lại có đôi chút thơ và đậm đặc chất dân gian đương đại Làm cho
tạp văn của anh có những chất riêng, cái hay, cái khôi hài riêng đễ dàng phân biệt với hàng loạt các tac gia, tac phim tạp văn đương đại
2.1 Lựa chọn đề tài
Đề tài và chủ đề là những khái niệm chủ yếu thể hiện phương diện
khách quan của nội dung tác phẩm văn học Đọc bắt cứ tác phẩm văn học nào
ta cũng bắt gặp những cảnh, những người, những tâm tình cụ thể sinh động
Đó là phạm vi miêu ta trực tiếp của tác phẩm Mục đích của văn học không bao giờ chỉ là giới thiệu những hiện tương cụ thể của đời sống, mà phạm vi miêu tá trong tác phẩm nhằm khái quát lên một hiện thực đời sống nhất định
có ý nghĩa sâu rộng hơn Tầm quan trong của đề tài là ở đó, nếu chưa nhận ra được đề tài thì chưa thể bước vào tiếp nhận hình tượng Giới hạn phạm vi đề
tài được xác định phạm vi rộng hẹp khác nhau Đó có thể là một giới hạn bên ngoai như: đề tài loài vật, lao động sản xuất, kháng chiến Tuy nhiên đối
tượng cần nhận thức của văn học là cuộc sống, con người xã hôi với tính cách
va sé phận của nó, với quan hệ nhân sinh phức tap Do vay cần đi sâu vào
phương điện bên trong của đề tài Đó là cuộc sống nào, con người nào, van dé
gì, được miêu tả trong tác phẩm Đề tài chủ yếu của tạp văn Nguyễn Việt Hà hướng đến nhiều vấn đề nhạy cảm trong cuộc sống Anh chủ yếu viết về cuộc sống đô thị và đặc biệt là người Hà Nội Bên cạnh đó chủ đề về đàn ông, đàn
Trang 29bà cũng được đề cập rất nhiều với số lượng khá lớn: Mặt cúa đàn ông, Chồng ngoan,Đàn ông dỡ hơi, Đàn ông đọc sách, Đàn bà uống rượu, Đàn bà khó dạy, Đàn bà đọc Tam Quốc, Đàn bà có võ Nguyễn Việt Hà có cơ hội được hưởng luồng sinh khí mới của thời kì dân chủ trong văn học Anh có
quyền nhìn thắng, nhìn thật lên án sắc sảo những xấu xa, tệ nạn trong cuộc
sống, nói lên những điều mình nghĩ và suy ngẫm về thực tế Một thực tế ngồn ngang, đa tạp với những biến déi bat an, bắt ngờ Vì thế đề tài của anh viết về
những con người, hoàn cảnh đương thời được soi chiếu từ nhiều góc độ, cả về
sự linh thiêng bí ân lẫn thói thường cuộc sống
Thực chất đề tài là một khái niệm về loại của hiện tượng đời sống được
miêu tả Có bao nhiêu hiện tượng đời sống thì có bây nhiêu kiểu đề tài Việc
nhà văn nhận thức đề tài chỉ ra được bản chất xã hội của đời sống là đích đến
của sáng tác văn học nghệ thuật
Cũng giống như các thể loại văn học khác, tạp văn là những tác phẩm văn học có tính chất đánh giá, bình luận, trực tiếp, vì thế việc lựa chọn đề tài chủ đề rất quan trọng Một bai tạp văn có mạng đúng màu sắc của thể loại hay không phụ thuộc rất lớn vào việc lựa chọn đề tài Nhà văn Lỗ Tấn từng nói:
"Mỗi khi chọn để tài tôi đều chọn những người bất hạnh trong xã hội bệnh tật với mục đích lôi hết bệnh tật của họ ra, làm cho mọi người tìm cách chạy
chữa" [13] Chính từ quan điểm đó dé tai trong tạp văn Lỗ Tấn đậm chất chính trị, phê phán xã hội như đề tài chống phong kiến, để quốc, phê phán bệnh
trạng xã hội: mê muội tê liệt, bảo thủ, tự kiêu tự mãn, a dua mù quáng: đấu tranh chống bọn bồi bút chó săn: đấu tranh cho thắng lợi của văn học cách
mạng vô sản Đề tài trong tạp văn Nguyễn Khải là những vấn đề giản dị trong cuộc sống xung quanh ông như quan niệm về nghề văn, những vấn đề về đạo đức Đề tài tạp văn Nguyễn Ngọc Tư phản ánh cuộc sống của người dân Nam
Bộ trong cơ chế thị trường, đặc biệt nổi bật là đề tài về người nông dân trong
chuyển dịch cơ cấu sản xuất Với tạp văn Nguyễn Việt Hà đề tài khá da dang
Trang 30phong phú, hầu như ông đề cập đến mọi vấn đề, vấn nạn đang diễn ra trong đời sống xã hội
2.1.1 Những vẫn đề nóng cúa thời hội nhập
Giá trị và ý nghĩa nội dung tác phẩm văn học được đánh giá theo mức độ
phản ánh chân thật, sâu sắc hiện thực đời sống Hiện thực đời sống có thê
được nhà văn lí giải từ nhiều góc độ, bình điện khác nhau Văn học, bắt nguồn
từ cuộc sống và trở lai phục vụ cuộc sống, chính vì vậy, những vấn để của
hiện thực đời sống luôn xoay quanh ý đồ sáng tác của nhà văn và nội dung tác phẩm Đề có một tác phẩm thực thụ, người viết phái khai thác từ những tư liệu
thực tế có lựa chon, sắp xếp đề xây dựng nên thế giới riêng trong tác phẩm mô phỏng hiện thực, tái hiện lại đời sống một cách vừa khái quát, vừa cụ thể Để
làm được điều đó, nhà văn phải có tầm, có sự tỉ mi, hoạt động nghiêm túc
trong việc viết lách Tắt cả sự việc được tái hiện vừa như thực, vứa như kì ảo,
riêng biệt Thể hiện một vốn sống phong phú và sự hiểu biết sâu rộng về con
người và cuộc đời trong thực tại Nguyễn Đình Thi từng ví công việc của nhà văn như công việc của một con ong: "con ong thì rất kiên nhẫn và vất vả kiếm từng hạt phấn, nhụy hoa và đem về biến nhụy hoa ấy thành một chất mới,
trong và ngọt: là mật ong Đó là cách làm việc của một nhà văn lớn, họ lăn
lộn, học hỏi, tìm kiếm rất nhiều để hiểu biết thực tế đời sống thật sâu sắc và khi viết họ đem những điều đã suy xét, những tình cảm và lý tưởng của họ, nhào nặn với thực tế ấy [23, 281]
Trong sáng tác của mình, Nguyễn Việt Hà cũng mạnh đạn bày tỏ những quan niệm riêng với tư cách là một người viết văn, cho dù anh ý thức được
đấy là một nghề nghiệp yêu cầu sự khắc nghiệt "là nhà văn là phải viết cho dù
có nỗi tiếng hay không", "viết văn là phải nhắn nha", "viết văn là một công
việc rất linh tỉnh và lan man, nó luôn lân khuất, lẫn lộn vào cuộc sống thật [23, 341]
Để tạo ra phong cách riêng của mình là một điều không đơn giản, đòi hỏi
nhà văn phải có những đổi mới trong tư duy nghệ thuật, dé tránh những khuôn
Trang 31mẫu, những lỗi mòn trong nghệ thuật của truyền thống, của các tác gia lớn, và
cả lối mòn của chính bản thân tác giả Ý thức được điều đó, trên con đường đi đến những sáng tác thành công, Nguyễn Việt Hà đã góp phần mới mẻ của mình cho dòng văn học đương đại Tác giả không thần bí hóa nghệ thuật,
không vinh danh nó một cách khiên cưỡng, mà anh lại cho nó như là một lĩnh
vực vốn có của đời sống Nguyễn Việt Hà đã đưa tác phẩm của mình phù hợp với thực tại luôn biến đổi, xô bồ, nhộn nhịp Phù hợp với tỉnh thần dân chủ
hóa trong văn học của thời đại Đọc tác phẩm của anh độc giả tìm thấy được chính mình trong văn học, nhận thấy được sựu chủ động trong bút lực của nhà văn, nhận thấy sự cháy hết mình cho văn học của tác giả
Trong thời đại ngày nay, khi các phương tiện thông tin đại chúng phát triển mạnh mẽ, trình độ nhận thức và thị hiểu thẩm mĩ của người đọc được
nâng cao, đòi hỏi các nhà văn phải lao động thực thụ, nỗ lực hơn trong việc
lam mới văn chương, làm mới chính mình, làm mới cho cả bạn đọc Với tác giả văn chương thì viết văn cũng như là một lối ứng xử, mà theo Phạm Thì Hoài thì: "Trước hết là ứng xử với bản thân mình, sau là ứng xử với môi trường và môi trường ở đây là toàn bộ những gì tự nhiên và con người tạo ra,
kể cả những di sản trong quá khứ và những tín hiệu còn mơ hồ về tương lai"
Cá tính sáng tạo của nhà văn với tư cách là một chủ thể thâm mỹ có ảnh
hưởng rất lớn đối với sự ra đời một tác phẩm văn học Nó giúp nhà văn sáng
tạo một cách say mê Cũng chính sự bùng nỗ của công nghệ thông tin thời đại,
cùng với một "gu" thấm mĩ mới của người đọc tạp văn được đón nhận một
cách hồ hởi Các sáng tác tạp văn của nhiều nhà văn mới gần đây chủ yếu đề cập tới những vấn đề thiết yếu trong cuộc sống, những vấn đề được xã hội quan tâm
Tạp văn Tạ Duy Anh hàm chứa thái độ kính mến, yêu thương, sự đồng cảm trân trọng, bênh vực người nông dân, ngợi ca những vẻ đẹp yên bình của làng quê, ca ngợi những giá trị nhân bản Nhận thức về nông thôn của ông được đặt dưới sự so sánh, đối chiếu với thành phố, chính cuộc sống phồn hoa,
Trang 32xô bồ náo nhiệt ở thành phố đã thức tính những kí ức về cuộc sống êm đềm
nơi thôn đã Tạ Duy Anh, miêu tả một cách sâu sắc sự đối lập giữa nông thôn
và thành phố Nông thôn với những ký ức êm đềm tuổi thơ đã vun đắp nên nỗi nhớ, niềm thương và tâm hồn nhạy cảm, trong sáng của nhà văn Đọc tạp văn
Ta Duy Anh, một cảm giác thân thương ùa về trong những trưa hè ở làng quê ngọt lịm với tiếng rao kẹo kéo, bát nước chè xanh thắm đượm nghĩa tình, hay đĩa rau muống luộc với bát nước canh dầm sấu màu hồng đào Còn tạp văn Nguyễn Ngọc Tư cũng gặp gỡ tại điểm nhìn từ cuộc sống người nông dân lầm lũi, lại mangg đến cho ta những cảm xúc thân thuộc dâng trào Vẫn là giọng điệu thủ thỉ tâm tình của nhà văn vùng Đắt Mũi về những câu chuyện "nhỏ xíu" quanh mình Vẫn là chút lòng "để gió cuốn đi" của người ăn cơm nông dân, tắm nước sông và nghĩ về nông thôn với tất cả sự thuần hậu yêu thương Bằng giọng điệu nhỏ nhẹ ấy, tạo một dư vị đằm sâu trong lòng độc giả vốn là
việc khó Nói chuyện nhỏ mà vấn đề thực chất lại lớn, nói chuyện thời thế mà
chạm đến đáy những tắm lòng trong thiên hạ là việc chăng dễ dàng gì Đọc tạp văn chị, ta cùng chị ghé những quán chợ ven đường với những buổi họp chợ đường như "chỉ để trao đổi, san sẻ với nhau những gì mình có", để trò
chuyện, tâm tình Nét mới lạ nổi bật trong tập tạp văn này là giọng điệu chính
luận kiểu Nguyễn Ngọc Tư khi bàn về những vấn đề thiết thực, sát sườn với quê mình Đó là Ngậm ngùi Hưng Mỹ với tôm chết, hệ thống thủy lợi trục trặc, nợ ngân hàng chất chồng lên vai người nông dân Tính chính luận đó thể hiện nhẹ nhàng mà có phần nghiêm khắc trong Kính thưa anh nhà báo "Đoản
khúc kính thưa" này có thể làm giật mình nhiều nhà báo nhiều tờ báo khi chị
"nhắc nhở" rằng xin anh nhà báo đừng chỉ viết toàn tiêu cực về một vùng đất bởi vì vẫn còn đó những tắm lòng, những con người tốt đẹp đang vun đắp xây dựng Tạp văn Hồ Anh Thái cho ta cái nhìn sắc lẹm tỉ mẫn có vẻ như tác giả
không buông tha bất cứ điều gì Chuyện học thuật phong cấp phong hàm,
chuyện gái trai nhà nghỉ nhà trọ; chuyện hát hò, vẽ tranh nặn tượng, chữ nghĩa văn chương: cả chuyện đái đường và du lịch rác đến chuyện cô gái tuổi ba
Trang 33mươi “chưa chồng vì quá chín chắn”, chuyện các doanh nhân thời mở cửa ““đã yêu là yêu tỉnh táo”, chuyện các mađam quyền cao chức trọng dắt nhau tìm đất trang trại lập hội khai hoang, chuyện ông Vip được voi thì đòi Hai Bà Trưng đều có đủ, như chính cuộc sống vội vã này
Tạp văn là thể loại tự do ngày từ trong cảm xúc đến đề tài, là nơi nhà văn thể hiện quan điểm, chính kiến, lập trường của mình, đồng thời cũng là kênh thông tin giúp bạn đọc hiểu thêm về sáng tác thuộc thể loại khác của tac gia Chính tap văn là nơi tác giá thể hiện những trải nghiệm chân thật nhất về cuộc sống Tạp văn cũng là nơi thể hiện rõ nhất quan điểm của tác giá về các van dé
xã hội Đứng trước các vấn đề nhạy cảm trong cơ chế mới, với sự suy thoái về đạo đức văn hóa của một bộ phận xã hội, nhà văn Nguyễn Việt Hà đã không ngần ngại bộc lộ thái độ lên án gay gắt của mình Tạp văn là một thể loại văn linh hoạt dễ viết, nhưng để viết hay và cuốn hút lại không phải dé Tap van Nguyễn Việt Hà đã ghi được dấu ấn trong lòng độc giả, điều đó chứng tỏ tài năng thực sự của nhà văn Những bài viết trong tập tản văn của Nguyễn Việt
Hà đã mé xé, phân tích nhiều vấn đề, khai thác sự việc ở nhiều tầng via,
những vấn đề hội nhập của nền kinh tế thi trường, chuyện dù ở thời hiện dai cũng được soi xét tỉ mĩ từ cổ chí kim từ học thuyết đông tây Chứng tỏ, nhà văn là người quan sát cuộc sống rất tinh tế, những trăn trở của anh trước các vấn đề nổi cộm trong xã hội cho thấy một tinh thần luôn lo lắng cho tương lai, cho thời cuộc Tác phẩm của Nguyễn Việt Hà rất đa dạng, phong phú ở nhiều
thể loại khác nhau Đọc tạp văn của anh, độc giả có thể nhận thấy những suy
tư của một con người từng trải, những trăn trở về những góc khuất, mặt trái
của xã hội Và có thể cám nhận được tắm lòng của một nhà văn nặng tình đời,
tình người Cảm hứng chủ đạo trong các sáng tác của nhà văn là viết về hiện thực khắc nghiệt ở nông thôn sau công cuộc cải cách Viết về những kiếp người, những số phận người dân khốn cùng bởi sự đè nén của sự phát triển kinh tế, của đồng tiền, về những số phận người phụ nữ, những tính cách trách
Trang 34nhiệm của người đàn ông, những mảnh ghép của Hà Nội hiện lên đầy sông động chân thực
Hiện lên trong tác phẩm của anh là những suy nghĩ đắn đo, trăn trở của một kiếp người nhưng thực chất là trăn trở của tác giả Nguyễn Việt Hà đã khéo léo dùng từ "khốn nạn" để nói lên những uất ức, cay đắng cuộc đời trong tác phẩm của mình: "Ông Nguyễn Văn Vĩnh dịch Les Misérables là "những ké khốn nạn", hay "Nhà văn Nguyễn Công Hoan, nhà văn Nguyễn Trọng Phụng
rất thường dùng khốn nạn cho nó, khốn nạn cho thân tôi với xuất xứ nguyên
thủy trong sáng "thật khốn khó, thật hoạn nạn" Thế mà chưa đầy bốn mươi
năm sau, thì chỉ cần nói ai là đồ khốn nạn thì thậm là khốn nạn" Tạp văn ông
đề cập tới nhiều hạng người, lớp người trong cuộc sống,những bắt công, bạc bẽo trong nghề hay những vấn đề nóng thời nhận cuộc sâu hơn nữa là những cay đắng, thiếu hụt, hay mặt trái của lớp người buôn bán, công chức: "Các chánh phó tổng giám đốc trước khi nghĩ hưu trong số nhiều tài sản sở hữu thường có một tập thơ Đó là nét đẹp văn hóa truyền thống của quan trường phương Đông Công chức không phải toàn hay mà cũng có cái dở Giỗ, tết, hiếu, hi, đầy tháng, tân gia của từng người đều không được quên Cả cơ quan nhốn nháo quây quần chung vui sẽ buồn gây không ít lãng phí đến thời gian
tiền bạc"
2.1.2 Sinh hoạt văn hóa văn nghệ
Tạp văn Nguyễn Việt Hà mang đậm tư tưởng, nét sống, lối sinh hoạt của
người Việt không chỉ bởi những con người, những lối suy nghĩ, những mưu sinh, những vốn sống rất Việt mà cả cái giọng văn đều đều, tếu táo đầy chất khâu ngữ giọng điệu sinh hoạt hằng ngày của người Việt Những vấn đề trong
tạp văn của anh là những vấn đề mà hầu như mọi người dân Việt đều quan
tâm, chú ý đến Trước tiên, anh thả hồn Việt vào tác phâm bằng những câu văn đầy cánh văn hóa mà đọc đến thì người ta biết đó là văn hóa Việt Nam:
"Mùa Xuân là mủa lễ hội, của tiệc tùng, của cổ bàn Tắt cả các món ăn đếu rất
ngon, đều rất đậm, đều béo Bánh chưng rán để cạnh thịt đông, giò thủ để
Trang 35cạnh vịt nướng Chiều muộn trừ tịch giao thừa là cổ tất niên Sáng mồng một chúc tụng người trên ông bà bố mẹ là cô tân niên Sâm sắm tối muộn anh chị
em kiến giả nhất phận bỗng vui vẽ đoàn viên ngồi xếp mâm bày cổ Trưa mồng Hai thì mời bạn, tối mồng Hai thì bạn mời Cả ngày mồng Ba triỀền miên vẫn vậy, mồng Bốn cũng lặp lại triền miên Mộng Năm đang ngất ngư, ngây ngấy thì nhiều nhà đã sớm hóa vàng Ăn Tết, hay như cái cách ông nói những vấn đề hiện đại qua hình ảnh hài hước dí dỏm như bài thơ sau: Ôi bàn chân
em Có đú năm ngón không thừa ngón nào/ Hãy giữ gìn cho nó thật Ấm vì trời
đã sang đông/ Vâng, dù rằng tình anh là rất nóng/ Nhưng xin em cứ đi đôi tất
ni lông Tạp văn Nguyễn Việt Hà rất "chịu khó" tìm hiểu các giá trị, cách ứng
xử của Đàn ông, đàn bà, của vợ chồng với nhau hay với nhũng gì xung quanh, những vấn đề ông nói đến nó gần gũi thân thương như là vốn văn hóa thường thấy trong văn hóa giao tiếp người Việt Nam hàng ngày Các bài tạp văn viết
về phụ nữ chiếm gần 50% trong tuyển tập đàn bà uống rượu: Tuyệt Vọng tiểu
thu, Con gái đầu lòng, Đàn bà uống rượu, Đàn bà có võ, Đàn bà đọc Tam
Quốc, Đàn bà khó dạy, Chân hoa hậu, Mẹ và con trai, thiếu nữ hàng xóm,
Một nữa ở đàn bà, Thiều nữ làm phóng vấn, Thiếu nữ đánh cờ, Thiếu phụ
ngoại tình, Thời gian ớ phụ nữ Rất nhiều sáng tác đề cập tới chuyện đàn ông
và cách hành xử của họ: Đàn ông ở phòng khách, Đàn ông đọc sách, Đàn ông
Hát, Ngụy quân tứ, Tiền đè đàn ông, Mưa và đàn ông
Các câu chuyện được Nguyễn Việt Hà dẫn dụ một cách bình dị, như
chuyện "Trưa nắng hè râm ran chè xanh": "Vào cái thời xa vắng đó tuyệt
chưa có điêu toa in tờ nét còn đài và báo thì sạch vô cùng, người đẹp nỗi tiếng
là tự nhiên bình dị, mọi người tâm phục, khẩu phục qua thật thà truyền
miệng."
Hay: " "Dở hơi" theo nhiều từ điển Tiếng Việt được giải thích là hâm hấp
là gàn gàn là lẫn than Còn theo y học dân gian cô truyền thì "hơi" chính là
"khí" một thuật ngữ kinh điển Đông Y Khí quan trọng lắm Con người biết ăn
Trang 36biết yêu say mê chơi chứng khoán biết khôn ngoan nhận hối lộ chính là nhờ
sự thông hoạt của khí và huyết" trích "Đàn ông dỡ hơi"'[25, 39]
Sự phát triển và thâm nhập của văn hóa học vào nhiều ngành khoa học xã
hội và nhân văn ngày càng sâu sắc, làm cho mọi người càng thức nhận vai trò
và sự gắn kết của văn hóa với văn học vốn đã có từ bản chất đến nay càng sâu sắc và không thể chia tách Văn học là sự tự ý thức văn hóa Văn học chẳng
những là một bộ phận của văn hóa, chịu sự chi phối ảnh hưởng trực tiếp của
văn hóa mà còn là một trong những phương tiện tồn tại và báo lưu văn hóa Văn học chịu ảnh hưởng trực tiếp từ môi trường văn hóa thời đại và truyền thống văn hóa độc đáo của một dân tộc, đồng thời thể hiện cả nội hàm tâm lý văn hóa độc đáo của một thời đại và một cộng đồng dân tộc Cùng với hệ thống giá trị văn hóa là những mô thức văn hóa riêng của một cộng đồng dân
tộc, văn học đã tự giác tiếp nhận và thể hiện những giá trị và mô thức mà cả
cộng đồng tôn trọng và tuân thủ Mặt khác, nhà văn — chủ thể sáng tác phái là con đẻ của một cộng đồng, thuộc về một cộng đồng nhất định, muốn hay không anh ta cũng đã tiếp nhận những thành tố văn hóa của cộng đồng mình, những lối tư duy, những mô thức ứng xử trong đó chứa đựng nội hàm văn hóa tâm lý riêng của thời đại cũng như những ngưng tụ giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng Vì vậy nhà văn dù sáng tạo tới đâu, viết ra hay nói ra vấn đề gì thì cũng vẫn thể hiện tâm thái văn hóa và những kết cấu tâm lý văn
hóa độc đáo của dân tộc mình
Các dân tộc khác nhau có lịch sử phát triển văn hóa khác nhau, họ cùng
lúc sáng tạo ra nền văn hóa độc đáo, sáng tạo kết cấu tâm lý văn hóa riêng của
cộng đồng, song văn hóa dân tộc cũng không vượt được ra ngoài những biến
đổi không ngừng của những điều kiện lịch sử văn hóa xã hội cụ thể Kết cấu tâm lý văn hóa cũng sẽ vì vậy mà không ngừng điều chỉnh và chuyên đổi sáng tạo, do kế thừa giá trị văn hóa truyền thống cùng với việc tiếp nhận những giá
trị văn hóa ngoại lai trong điều kiện lịch sử văn hóa xã hội mới Vì vậy trong
kết cầu tâm lý văn hóa vừa ngưng tụ truyền thống văn hóa phong phú vừa có
Trang 37nội dung thời đại tươi sáng Phân tích tâm lý văn hóa tác phâm văn học, cần phân tích xu hướng thẩm mỹ của tác giả trên cơ sở những tính cách, ý tượng
và ngôn ngữ văn bản văn học, từ đó khám phá những nhân tố ngưng tụ truyền thống bao gồm cả tích cực và tiêu cực trong kết cấu tâm lý văn hóa dân tộc, khám phá những hình thái biểu hiện giá trị thầm mỹ và văn hóa trong hiện thực kết cấu tâm lý văn hóa cộng đồng Điều này làm cho văn học không chỉ
có thêm sức sống mà còn có nhiều ý nghĩa thực tiễn xã hội Như vậy chúng ta
có thể thu được những nhận thức mới do thâm nhập sâu hơn vào tính thâm mỹ
của hình tượng văn học, cũng có thể nắm bắt được những trạng thái vi tế sâu
kín của nội hàm tâm thái dân tộc
Tính chất văn hóa Việt Nam trong tạp văn Nguyễn Việt Hà có nhiều
trong các sinh hoạt hàng ngày, các sự kiện của các nhân vật được nói tới, có
khi ngay chính trong đề tai tac gia lựa chọn Về mặt tiêu đề, đề tài các dấu ấn văn hóa xuất hiện khá nhiều: Ăn tết, Con gái đầu lòng, Người Hà Nội, Phụ nữ
ớ Sài Gòn, Bi tráng anh em rễ, Con sáo sang sông, Hồ của người Hà Nội, Ngõ cúa Hà Nội, Trinh thám An Nam, Bán văn ngày tết,
Không chỉ đưa lối sinh hoạt văn hóa Việt vào các tiêu đề, đề tài Nguyễn Việt Hà còn đi sâu mổ xẻ các mối quan hệ ấy giới nhiều góc cạnh khác nhau,
trong cách nhìn của một con người văn hóa, văn hóa Việt Như đã biết, trong
cách ứng xử giao tiếp hằng ngày, người việt dùng nhiều đại từ nhân xưng thay
thế, các đại từ này không chỉ chỉ chủ thể giao tiếp mà còn cho người nghe
"phân cấp" một cách rõ ràng về giới tính, vai về, thứ bậc, độ thân tình của đối
tượng giao tiếp Nguyễn Việt Hà đi sâu phân tích các mối quan hệ ấy một cách đầy hóm hỉnh, nhẹ nhàng, làm chưa người đọc cười nhưng không chê vào đâu được "Không phải ngẫu nhiên mà người ta lại cay đắng gọi đám đàn
ông có chung bố mẹ vợ là anh em đồng hao Nếu không bị thiệt thòi hao hụt
mà con phát tài, phát lộc, phát vinh hoa, chắc hắn hoi sẽ được gọi anh em
đồng phát, hay bét nhất cũng gọi là đông tiến.", "Đồng hao" là tên của loại rau tần ô, ở ta kêu là cải cúc, một thứ rau dại mọc nông, khẻ quơ là bật gốc Quan
Trang 38hệ anh em rễ đại loại như vậy, chính vì thế nó con được gọi là anh em cọc (cột) chèo Thường đã là mối buộc thì phải chắc chắn, nhưng mối buộc ở cọc chèo lại rất lỏng lẻo, cốt để cho mái chèo khua khoắng Có người cẩn thận chèo, mái chèo ở đây là các nàng vợ" (Bi tráng anh em rể) Không chỉ có vậy, Nguyễn Việt Hà con hài hước "chua" vào nhiều mối quan hệ khác trong đó
mà người Việt khá để ý "Tục ngữ ở ta có câu "Dâu con rễ khách" Đã là
khách thì cái lưng là đẹp nhất Lễ tiếp khách bao giờ cũng trọng hơn đón
khách Trừ hiếm hoi một vài anh có số đỏ như thằng Xuân được nhà vợ coi là
khách quý, còn đa phần thời kì đầu hầu hết các ứng cử viên con rễ đều bị bố của nàng âu yếm nhìn bằng đôi mắt mang hình viên đạn", "Cái câu thành ngữ
"Vênh vênh như bố vợ phải đấm" không phải ngẫu nhiên mà có Nguyên bản
của câu này được các học giá có đông con gái tranh cãi rất nhiều Có người được rễ ngoan thì mềm mại giải thích "Vênh vênh như khố rợ phải lắm", có người được rễ sang thì hạnh phúc giải thích "Vênh vênh như bố vợ cậu ấm" Con rẻ có đấm bố vợ không là chuyện xưa nay khó đoán Sử sách hầu như không thấy chép, chỉ lãng đãng tồn ghi trong vài tác phẩm văn học khuyết danh" (Rễ hiền)
Ca dao, thành ngữ, tục ngữ Việt Nam, thậm chí cả thơ văn của các nhà thơ, nhà văn, được Nguyễn Việt Hà lấy ra dẫn dụ khá dày trong tác phẩm, gần
như cứ mỗi tác phẩm là một dẫn dụ hợp lý, sát sao, phù hợp với chủ đề tác phẩm Mang một phong cách viết cân thận, vốn văn hóa sâu Bàn về chuyện lấy chồng, ở rễ: "Lấy chồng từ thuớ mười ba đến nay mười chín thiếp đã năm
con Rế hiền" "yêu nhau chị em gái, rái nhau chị em dâu/ đánh nhau vỡ đầu
là anh em rễ"
Thậm chí còn trích cả ca, về tự chế của giới trẻ ngày nay "Hôm nay mồng
tám tháng ba/ Chị em khấn khới đi ra đi vào" [26, 199], "Hôm nay quần trễ ron lồi/ Khô tôi, khé cá bố tôi đang thiền /25, 174]; "Nhà văn Tô Hoài đã hơn
Ä
một lần kế: "Xuân Diệu khuyên tôi phái biết quý miếng ăn Xuân Diệu dạy tôi
Trang 39khi nào đứng đái phái cắn chặt hai hàm răng lại, nhw thé sé An khée chang kém hàng ngày uống vitamin BI" [25, 9]
Dĩ nhiên có cả nhạc "thôi đành ru lòng mình vậy/ dường như mùa đông
đã về [26, 168]
Địa danh Việt Nam, lối sống, sinh hoạt, con người ở các địa danh, được
thể hiện một cách rõ ràng Với hàng loạt tác phẩm: Người ở Hà Nội, phụ nũ ở Sài Gòn, Văn nữ trẻ Trung Quốc - một cái nhìn "tiểu ngạch" Những mánh đất con người, nếp sinh hoạt trong tạp văn Nguyễn Việt Hà nhắc tới có lẽ phải
ấn tượng đến Nhớ quà rong Ở Việt Nam hầu như các phố, tỉnh thành nào cũng có quà vặt đặc trưng từng vùng, nhưng nhiều nhất, phong phú, phổ biến
nhất có lẽ là thức quà của Hà Nội Theo cách nói của Nguyễn Việt Hà thì các
món quà xuất hiện tự nhiên như rớt trên môi người đọc, nhưng lại không tỉ mi chi tiết đi sâu miêu tả các món ăn như một số nhà văn nỗi tiếng khác "Vé
chúng loại thì quà rong có nhiều thứ lắm, kế cả những tay kiệt xuất ẩm thực
cỡ Vũ Bằng, Thạch Lam cũng khó mà đếm xuễể Quà phớ này quà bún này rồi
mì rồi miến món khô món nước hàng chục loại xôi hàng trăm loại bánh" [26,
254] Những câu văn khô giản dị đến mức mộc mạc "Chính vì thế, quà Hà Nội
ngon nhất lạ nhất vẫn là hàng rong Một cặp quang gánh (ví như bún phớ miến ) Một cái thùng gỗ (ví như tào phớ, bánh bao ) Vài ba cái mẹt (ví như xôi hoặc bánh cuốn ) [26, 254]
Cái cách Nguyễn Việt Hà đến với những nhận xét về ẩm thực đều trích dẫn từ những câu văn của các tác giả khác, anh tuyệt nhiên rất ít miêu tả đến
cái vị ngon, bùi, lạ miệng, nghiện thức quà đó, hầu hết anh chỉ đưa ra các nhận xét của các tác giả khác, khéo léo chồng chéo lên nhau, như một sự khách
quan khi nói về quà rong, quà vặt Tạo cho người đọc một sự trải nghiệm
riêng mình về thức quà được nhắc đến chứ không theo chiêm nghiệm của tác
gia cho trước "Những ẩm thực gia có tiếng như cụ Nguyễn Tuân, Thạch Lam,
Vũ Bằng đã bàn và luận nhiều Cái tỉnh tế và cầu kì cúa tùng cụ đều theo
chuẩn mực riêng": "Người sành ăn chỉ căn cứ khoái khâu của mình Tât nhiên
Trang 40những "thần khẩu" ấy đều đẳng cấp, nó thấm đẫm tỉnh hoa sự ăn và uống của thanh lịch Hà thành Người nghe, người đọc có hơi ngờ ngợ nhưng phía sâu đều tâm phục khẩu phục" [26, 106]
Không chỉ có quà ăn, thức uống, các địa danh trong đất nước Việt Nam
được Nguyễn Việt Hà nhắc gợi một cách tinh tế, với vài nhận xét ngắn gọn
những đủ khái quát lên tính cách cả một vùng miền "hẻm Sài Gòn dài và tương đối rộng, cới mớ bùng nhùng và vô số ngách Nó đậm đặc cái chất lam
lũ nhiều háo hơn bới có đông dân lao động chiều chiều cới trần ngồi nhậu trong các quán rượu cóc pháng phát Thúy Hứ Hẻm Sài gòn chân chất hầu như không có mùi lượm của bọn tham quan trọc phú Ngõ ở Hà Nội khiêm nhường hơn Nó mánh dé lưa thưa cây nối vào hai hoặc ba phố lớn (Những
ngõ loằng ngoằng dài kiểu như ngõ Văn Chương ở phố Khâm Thiên hay cụt
ngũn như ngõ Hàng Chí ở phố Hàng Hòm thường không có nhiều)" [26, 86]; 'Như vậy chí riêng về chuyện mạnh bạo hoạt bát con gái Hà Nội thua xa con gái Sài Gòn Với căn chất ấy, ngay từ hồi người Pháp vừa sang Thực dân, phụ
nữ Sài Gòn đã đi tiên phong vào những nghề mới mẽ Tây phương rất khó như nghề xuất bán, nghề báo": "nói chung những người phụ nữ đó đã làm nên một phong cách vô cùng độc đáo rất "gái dời nam" [25 116 - 117]
2.1.3 Muôn mặt đời thường
Nền kinh tế thị trường đã thúc đây nhanh sự phát triển xã hội, nhưng hệ
lụy của nó là những mặt trái, những hệ quả khó có thể xóa bỏ trong một sớm
một chiều Lối sống hiện đại khiến một bộ phận không nhỏ con người đang chịu sức cuốn hút của đồng tiền một cách mạnh mẽ Nó làm suy thoái đạo đức
con người Trong vòng xoáy của lực hút ấy, tất cả các mối quan hệ của con người đều bị chỉ phối bởi giá trị đồng tiền Người ta sống, làm việc, hưởng thụ
tất cả đều vội vã, tất bật không có thời gian tự nhìn nhận lại bản thân mình
Cuộc sống đang mất dan đi ý nghĩa đích thực, mắt dần đi những quan hệ tốt đẹp, mắt đi sự chân thực vốn có mà thay vào đó là sự giả đối Ngay như trong nghề viết văn, vốn là chân trời của nghệ thuật, nhưng khi đọc bài viết Giải