cùng những tác phẩm không chỉ minh họa xuất sắc cho bước chuyển âm thầm mà quyết liệt trong quan niệm sáng tác mà còn đạt tới sự hoàn thiện nghệ thuật, Nguyễn Minh Châu đã tạo cho mình m
Trang 1ĐạI HọC QUốC GIA Hà NộI TRƯờNG ĐạI HọC KHOA HọC Xã HộI Và NHÂN VĂN
nguyễn thị huê
sự đổi mới trong quan niệm nghệ thuật
của nhà văn nguyễn minh châu và mạc ngôn
luận văn thạc sĩ Chuyên ngành: Lí luận văn học
hà nội, 2013
Trang 2ĐạI HọC QUốC GIA Hà NộI TRƯờNG ĐạI HọC KHOA HọC Xã HộI Và NHÂN VĂN
nguyễn thị huê
sự đổi mới trong quan niệm nghệ thuật
của nhà văn nguyễn minh châu và mạc ngôn
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, những nhận định, kết luận trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Huê
Trang 4Cuối cùng, tôi xin được gửi lời cám ơn chân thành tới gia đình, bạn bè
và đặc biệt là người yêu của tôi, đã luôn ở bên cạnh động viên, hỗ trợ và giúp
đỡ nhiệt thành, giúp tôi hoàn thành luận văn này
Hà Nội, ngày 18 tháng 11 năm 2013
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Huê
Trang 5MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do lựa chọn đề tài 6
2 Lịch sử vấn đề 8
3 Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu 11
4 Phương pháp nghiên cứu 11
5 Cấu trúc luận văn 11
Chương 1: SỰ CHUYỂN BIẾN TRONG HÌNH TƯỢNG NGHỆ THUẬT 12 1.1 Khái niệm hình tượng nghệ thuật và sự chuyển biến trong hình tượng nghệ thuật 12
1.1.1 Khái niệm hình tượng nghệ thuật 12
1.1.2 Sự chuyển biến trong hình tượng nghệ thuật 13
1.2 Sự chuyển biến hình tượng nghệ thuật trong các sáng tác của Nguyễn Minh Châu và Mạc Ngôn 13
1.2.1 Hình tượng người nông dân 13
1.2.2 Hình tượng người phụ nữ 17
1.2.3 Hình tượng người lính 24
Chương 2: SỰ ĐỔI MỚI TRONG QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT 35
2.1 Khái niệm quan niệm nghệ thuật 35
2.2 Sự đổi mới trong quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu và Mạc Ngôn 36
2.2.1 Quan niệm về văn học và nhà văn 36
2.2.2 Quan niệm về hiện thực và phản ánh hiện thực trong tác phẩm văn học 41
2.2.3 Quan niệm về con người/ nhân vật trong tác phẩm văn học 66
Chương 3: SỰ PHẢN ÁNH LỊCH SỬ CÙNG SỰ VẬN ĐỘNG CỦA VĂN CHƯƠNG TRONG TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA NÓ 85
3.1 Bối cảnh lịch sử như một tiền đề cho quá trình ―đối mới‖ 85
3.2 Đổi mới như một tất yếu trong sự vận động của văn chương trong tiến trình phát triển của nó 88
KẾT LUẬN 92
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 95
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Lý do lựa chọn đề tài
Phong trào Đổi mới, khởi lên ở Việt Nam giữa những năm 1980, đã đưa tới những đổi thay rõ rệt và đáng kể nhất trong đời sống kinh tế xã hội của đất nước vài chục năm nay, từ những năm cuối thế kỷ XX sang những năm đầu thế kỷ XXI
Đời sống văn hóa xã hội cũng chịu ảnh hưởng của công cuộc đổi mới, tuy không phải bất cứ ai cũng dễ dàng chấp nhận những đổi thay ở lĩnh vực này do những tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của tiến trình đổi mới gây nên
Điều thấy rõ là số đông văn nghệ sĩ đã hưởng ứng phong trào Đổi mới ngay khi phong trào này được Đảng Cộng sản Việt Nam phát động Nhưng con đường đổi mới không phải chỉ được nghĩ ra một lần là đủ, không phải chỉ được định ra một lần là xong Ngược lại, quan niệm về đổi mới luôn luôn được bổ sung, điều chỉnh; thực tiễn đổi mới luôn luôn được "nghiệm thu", phân tích Và điều này tác động không chỉ đến hoạt động kinh tế xã hội mà còn đến cả các hoạt động văn hóa văn nghệ Vì lẽ đó và nhiều lẽ khác nữa, bức tranh đời sống văn nghệ ở nước ta, kể từ thời đổi mới, đã trở nên đa sắc
đa diện hơn trước
Trên thực tế, giới văn nghệ sĩ lên tiếng về đổi mới từ khá sớm, từ đầu những năm 1980, khi họ, trên thực tế, đã tham gia cuộc tranh luận có quy mô rộng về kinh tế, xã hội bằng các sáng tác ở đủ các thể loại: phim truyện, phim tài liệu, kịch, phóng sự, tiểu thuyết Khi Đảng chuẩn bị Đại hội VI với việc phát động "đổi mới tư duy, nhìn thẳng vào sự thật", hầu hết văn nghệ sĩ đã hưởng ứng tích cực và đồng thời tìm thấy ở đấy con đường đưa sáng tác văn nghệ thoát khỏi tình trạng trì trệ và công thức, giáo điều
Có thể nhận định rằng, Nguyễn Minh Châu chính là ngòi bút tiêu biểu của thời kỳ văn học đổi mới, nói như Nguyên Ngọc, thì ông chính là ―người
mở đường đầy tài hoa và tinh anh‖ Với một loạt các bài phê bình, tiểu luận…
Trang 7cùng những tác phẩm không chỉ minh họa xuất sắc cho bước chuyển âm thầm
mà quyết liệt trong quan niệm sáng tác mà còn đạt tới sự hoàn thiện nghệ thuật, Nguyễn Minh Châu đã tạo cho mình một vị trí không thể thay thế trong giai đoạn quá độ của văn học trước và sau 1975, trở thành một nhà văn đặt nền móng toàn diện và sâu sắc cho sự đổi mới cả về quan niệm nghệ thuật lẫn phương thức biểu đạt
Cũng từ những năm 80 của thế kỷ XX, nền văn học Trung Quốc có một diện mạo mới với những bước đột phá, cách tân về thi pháp Mạc Ngôn được coi là một trong những đại diện tiêu biểu của nền văn học Trung Quốc thời kỳ này Sáng tác của ông là sự kết hợp nhuần nhuyễn những yếu tố truyền thống với hiện đại Tác phẩm của ông thực sự thu hút được nhiều tầng lớp độc giả trong cũng như ngoài nước Trước đó, theo Annie Wang thì Mạc Ngôn được coi như một ứng cử viên tiềm năng của giải Nobel trong con mắt cả giới lãnh đạo Bắc Kinh lẫn các tác giả như Kenzaberô Oe, và tới năm 2012, Mạc Ngôn
đã vinh dự là cái tên được xướng lên trong lễ vinh danh giải thưởng Nobel về văn học, như một sự trân trọng và tôn vinh tài năng cũng như những nỗ lực không mệt mỏi của ông trong suốt những tháng năm cầm bút trước đó
Mặt khác, trong thời kỳ mà hầu như địa hạt nào cũng được toàn cầu hóa, người ta không ngần ngại khẳng định, hoặc tái khẳng định, rằng văn học của mọi quốc gia không thể đứng biệt lập, nó nằm trong Cộng hòa văn chương thế giới Nói cách khác, dù muốn dù không, văn học quốc gia không thu mình trong tháp ngà của dân tộc trung tâm luận mà nó nằm trong các mối quan hệ phức tạp Tương tự như vậy, một trào lưu văn học của một đất nước, một nhà văn, một tác phẩm nào đó cũng không thể nằm ngoài hệ thống các mối quan hệ chằng chịt Các nền văn học, các trào lưu văn học, các nhà văn, các văn bản văn học tiếp xúc với nhau, giao thoa với nhau, ảnh hưởng tới nhau, thậm chí xung đột với nhau Cũng tương tự như vậy, bản thân văn học cũng không thể co ro trong bộ áo choàng mỹ miều của mình mà chịu ảnh
Trang 8hưởng của các loại hình nghệ thuật khác, và những yếu tố phi văn học khác Văn học so sánh là một chuyên ngành có khả năng giải thích và nghiên cứu những mối quan hệ đó
Xét trong mối tương quan giữa hai nhà văn Nguyễn Minh Châu và Mạc Ngôn, người viết nhận thấy có khá nhiều điểm tương đồng lí thú giữa hai tác giả này, cả về quan niệm nghệ thuật được thể hiện trong tác phẩm lẫn những yếu tố gốc gác mang tính cá nhân xem như có vẻ rất ngẫu nhiên: đều là nhà văn quân đội; đều đến với văn chương khá muộn (Nguyễn Minh Châu được
độc giả biết tới với truyện ngắn đầu tay Sau một buổi tập năm 1960, khi ông
30 tuổi; còn Mạc Ngôn viết và công bố truyện sau khi nhập ngũ, thi đỗ vào khoa Văn thuộc Học viện nghệ thuật Quân Giải phóng 1981); đều sinh ra, lớn lên và gắn bó mật thiết với một làng quê nghèo lam lũ, vất vả nhưng lại sở hữu kho tàng văn hóa dân gian đặc sắc và để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng tác giả Tuy nhiên, điều mà luận văn muốn hướng tới ở đây chính là, bằng những thao tác của văn học so sánh, qua việc tìm hiểu sự chuyển biến trong hình tượng nghệ thuật thuật dẫn đến sự đổi mới quan niệm nghệ thuật trong các sáng tác của Nguyễn Minh Châu và Mạc Ngôn, có thể nhận thấy mối liên đới dây chuyền mà yếu tố chi phối dẫn tới những sự chuyển biến tương đồng
ấy, chính là xu thế/ khuynh hướng phát triển tất yếu mà mọi nền văn học cần phải trải qua, cùng phản ánh lịch sử cũng như sự vận động của văn chương trong tiến trình phát triển tất yếu của nó
Trang 9Với Nguyễn Minh Châu, gần như đã được khai thác một cách trọn vẹn hầu hết các tác phẩm - di phẩm của ông: truyện ngắn, tiểu thuyết, tiểu luận phê bình, nên trong phần lịch sử vấn đề này, chúng tôi xin phép không điểm lại những công trình/ bài viết nghiên cứu về sự nghiệp văn chương của Nguyễn Minh Châu
Với Mạc Ngôn, tình hình nghiên cứu ở Việt Nam lại chưa nhiều, bởi các sáng tác của Mạc Ngôn được độc giả Việt Nam biết đến chỉ từ bắt đầu
những năm đầu của thế kỷ XXI, đầu tiên là Báu vật của đời, xuất bản 2/2001,
Nxb Văn nghệ tp HCM, với công đầu có thể coi là của dịch giả Trần Đình Hiến; sau đó, hàng loạt các tiểu thuyết của Mạc Ngôn được giới thiệu rộng
rãi: Đàn hương hình, Cây tỏi nổi giận (hay Bài ca ngồng tỏi thiên đường),
Tửu quốc, Rừng xanh lá đỏ, một phần trong Gia tộc cao lương đỏ, Sống đọa thác đầy, Ếch Những tác phẩm của Mạc Ngôn đã dấy lên nhiều cuộc tranh
luận sôi nổi, song những cuộc tranh luận này thường sa đà vào một số khía cạnh không cơ bản trong những vấn đề nổi bật có thể thấy ở tiểu thuyết của
ông Trừ Báu vật của đời đã có hẳn một cuộc hội thảo do Hội nhà văn Hà Nội
tổ chức với những ý kiến và nhận định cùng nghiên cứu xác đáng, còn lại, những tác phẩm khác của Mạc Ngôn chưa được nghiên cứu một cách hệ thống và việc tìm hiểu quan niệm nghệ thuật cũng như những hình tượng nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm của Mạc Ngôn chưa được đặt trong một diễn trình tất yếu của văn chương cũng như sự tự ý thức của chính nhà văn về công việc của mình
Ngoài một số bài báo mang tính chất giới thiệu, đã có công trình khoa học nghiên cứu về tiểu thuyết Mạc Ngôn và chủ yếu cũng hướng vào tự sự học – một hệ hình nghiên cứu văn chương còn khá mới mẻ đang thu hút giới học thuật, nhưng chưa nhiều, và thực sự chưa xứng tầm với vị trí và tài năng của Mạc Ngôn PGS.TS Lê Huy Tiêu trong Tạp chí Văn học nước ngoài số
4/2003 và trong cuốn sách Tiểu thuyết Trung Quốc thời kỳ đổi mới (1976 -
Trang 102000) đã có hai bài nghiên cứu về Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết Mạc
Ngôn, và Mạc Ngôn và tiểu thuyết Đàn hương hình Bằng hướng nghiên cứu thi
pháp học và tự sự học, tác giả đã phát hiện những cái lạ của tiểu thuyết Mạc Ngôn, như: cốt truyện không còn là cốt truyện hoàn chỉnh (giống như tiểu thuyết truyền thống) mà chứ đầy cảm giác, đề tài rộng, người kể chuyện biến hóa…
Bên cạnh đó, một số bài viết mang tính nghiên cứu về Mạc Ngôn và tác
phẩm của ông hiện dừng lại ở việc tìm hiểu Thế giới nghệ thuật của Mạc
Ngôn qua hai tiểu thuyết “Báu vật của đời” và “Đàn hương hình” (bài của
Nguyễn Khắc Phi, đăng trên Tạp chí Sông Hương số 166 năm 2002); Thế giới
nhân vật trong tiểu thuyết “Đàn hương hình” của Mạc Ngôn của tác giả
Nguyễn Thị Cẩm Anh (Tạp chí Ngiên cứu văn học số 10/ 2008); Tình yêu và
nhu cầu giải tỏa trong tiểu thuyết Mạc Ngôn của tác giả Nguyễn Thị Vũ Hoài
(bao gồm 2 phần, được đăng trên E - văn cuối năm 2010) hay Kết cấu dán
ghép điện ảnh trong “Cao lương đỏ” của Mạc Ngôn của Nguyễn Thị Tịnh
Thy trong Tạp chí nghiên cứu văn học số 3/ 2007 Mới đây nhất, sau khi Mạc Ngôn giành giải Nobel Văn học 2012, đã có thêm nhiều bài viết kỹ hơn, tìm hiểu sâu sắc và mang tính hệ thống hơn về các tác phẩm của ông, nhưng công
trình tiêu biểu có thể kể tới là chuyên luận Tự sự kiểu Mạc Ngôn của Nguyễn
Thị Tịnh Thy (Nhà xuất bản Văn học kết hợp Trung tâm văn hóa Đông Tây xuất bản, 7/2013) Tuy nhiên, đây là chuyên luận nghiên cứu tiểu thuyết Mạc Ngôn dưới góc nhìn của tự sự học, và việc nghiên cứu hai tác giả Nguyễn Minh Châu và Mạc Ngôn cũng như tác phẩm của họ đặt trong sự đối sánh ở nước ta hiện nay là chưa có Trong khi đó, như đã trình bày trong phần trên, chúng tôi nhận thấy có rất nhiều điểm tương đồng thú vị ở hai nhà văn này Việc chưa có bài viết/ nghiên cứu nào theo hướng này khiến chúng tôi có gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm tài liệu tham khảo, song cũng là một động lực khiến chúng tôi thêm cố gắng làm việc một cách nghiêm túc, đồng thời có thể áp dụng lí luận của nhiều phương pháp tiếp cận mới, đặc biệt là của văn
Trang 11học so sánh – tuy rằng còn khá mới mẻ song hứa hẹn nhiều triển vọng, để có cái nhìn rộng hơn cho công trình
3 Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu: Tìm hiểu, nghiên cứu và đánh giá sự đổi mới trong quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu và Mạc Ngôn thông qua việc tìm hiểu, nghiên cứu và đánh giá sự chuyển biến của hình tượng nghệ thuật trong các sáng tác của hai nhà văn này
Đưa việc chuyển biến hình tượng nghệ thuật và sự đổi mới quan niệm nghệ thuật trong các sáng tác của Nguyễn Minh Châu và Mạc Ngôn nằm trong mối liên đới dây chuyền, có quan hệ hữu cơ và trực tiếp với nhau, và cùng phản ánh lịch sử cũng như sự vận động của văn chương trong tiến trình phát triển của nó
- Đối tượng – phạm vi nghiên cứu của luận văn: Trên văn bản một số tác phẩm tiêu biểu của hai nhà văn Nguyễn Minh Châu và Mạc Ngôn, tập trung vào các tác phẩm thời kỳ đổi mới văn học của 2 đất nước: Việt Nam và Trung Quốc
4 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp so sánh như là công cụ chủ đạo, ngoài ra còn sử dụng các phương pháp khác: phương pháp thống kê, tự sự học, thi pháp học…
5 Cấu trúc luận văn
Ngoài Mở đầu và Kết luận, nội dung của luận văn được triển khai qua
3 chương:
Chương 1 Sự chuyển biến trong hình tượng nghệ thuật
Chương 2 Sự đổi mới trong quan niệm nghệ thuật
Chương 3 Sự phản ánh lịch sử cùng sự vận động của văn chương
trong tiến trình phát triển của nó
Trang 12Chương 1
SỰ CHUYỂN BIẾN TRONG HÌNH TƯỢNG NGHỆ THUẬT 1.1 Khái niệm hình tượng nghệ thuật và sự chuyển biến trong hình tượng nghệ thuật
1.1.1 Khái niệm hình tượng nghệ thuật
Theo như định nghĩa trong Từ điển thuật ngữ văn học (Nxb Giáo dục
2006, do Lê Bá Hãn, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đồng Chủ biên) hình tượng nghệ thuật là ―sản phẩm của phương thức chiếm lĩnh, thể hiện và tái tạo hiện thực theo quy luật tưởng tượng, hư cấu nghệ thuật Nghệ sĩ sáng tạo ra tác phẩm là để nhận thức và cắt nghĩa đời sống, thể hiện tư tưởng và tình cảm của mình, giúp con người thể nghiệm ý vị của cuộc đời và lĩnh hội mọi quan
hệ có ý nghĩa muôn màu muôn vẻ của bản thân và thế giới xung quanh‖ [20, tr.146] Như vậy, ―hình tượng nghệ thuật chính là các khách thể đời sống được nghệ sĩ tái hiện bằng tưởng tượng sáng tạo trong những tác phẩm nghệ thuật Giá trị trực quan độc lập là đặc điểm quan trọng của hình tượng nghệ thuật Bằng chất liệu cụ thể, nó làm cho người ta có thể ngắm nghía, thưởng ngoạn, tưởng tưởng‖ [20, tr.147] Hình tượng có thể tồn tại qua vật chất nhưng giá trị của nó là ở phương diện tinh thần Nói tới hình tượng nghệ thuật, người ta hay nghĩ tới hình tượng con người, bao gồm cả hình tượng một tập thể người với những chi tiết biểu hiện cảm tính phong phú Hình tượng nghệ thuật tái tạo đời sống nhưng không phải sao chép y nguyên những hiện tượng có thật, mà là tái hiện có chọn lọc, sáng tạo thông qua trí tưởng tượng
và tài năng của nghệ sĩ, sao cho các hình tượng truyền lại được ấn tượng sâu sắc, từng làm cho nghệ sĩ trăn trở, day dứt cho người khác Hình tượng nghệ thuật vừa có giá trị thể hiện những nét cụ thể, cá biệt không lặp lại, lại vừa có khả năng khái quát, làm bộc lộ được bản chất của một loại người hay một quá trình đời sống theo quan niệm của nghệ sĩ Hình tượng nghệ thuật không phải phản ánh các khách thể thực tại tự nó, mà thể hiện toàn bộ quan niệm và cảm thụ sống động của chủ thể đối với thực tại
Trang 131.1.2 Sự chuyển biến trong hình tượng nghệ thuật
Suy rộng ra từ cách định nghĩa ở trên, sự chuyển biến trong hình tượng nghệ thuật chính là kết quả của sự chuyển biến trong toàn bộ quan niệm và cảm thụ cuốc sống của chủ thể đối với thực tại Nói một cách đơn giản, xem xét và nghiên cứu sự chuyển biến trong hình tượng nghệ thuật chính là xem xét, nghiên cứu sự chuyển biến trong quan niệm và sự cảm thụ của hình tượng nghệ thuật đó đối với thực tại, hay chính là đối với những vấn đề thực tại mà hình tượng nghệ thuật được xem xét đó tiếp xúc, cảm nhận; những tâm tư, tình cảm, những phản ứng và hành động của hình tượng nghệ thuật đó trước các vấn đề nảy sinh: Nó thay đổi như thế nào, khác trước ra sao, theo chiều hướng nào và
có xu hướng gì trong quá trình diễn tiến? Và, điều đó thể hiện điều gì?
1.2 Sự chuyển biến hình tƣợng nghệ thuật trong các sáng tác của Nguyễn Minh Châu và Mạc Ngôn
Trong khuôn khổ luận văn này, chúng tôi tập trung đi vào tìm hiểu sự chuyển biến một số hình tượng nghệ thuật tiêu biểu trong các tác phẩm của Nguyễn Minh Châu và Mạc Ngôn mà chúng tôi cho là có sự chuyển biến sâu
sắc nhất, rõ nét nhất, đó là: Hình tượng người lính, hình tượng người nông
dân và hình tượng người phụ nữ
1.2.1 Hình tượng người nông dân
Sở dĩ chúng tôi lựa chọn người nông dân là hình tượng đầu tiên để làm sáng tỏ sự chuyển biến trong việc xây dựng hình tượng nghệ thuật trong các sáng tác của Nguyễn Minh Châu và Mạc Ngôn, chính là bởi hai nhà văn này vốn xuất thân từ những làng quê thuần nông, bản thân họ ban đầu cũng là những ―anh nông dân‖ thực sự, rồi được học hành, vào bộ đội rồi theo nghiệp viết lách văn chương Viết về những con người thân thuộc với mình, viết về làng quê gắn bó với cả tuổi thơ của mình… là lẽ đương nhiên của các nhà văn, và trong đó, không loại trừ Nguyễn Minh Châu và Mạc Ngôn
Trang 14Hình tượng người nông dân trong văn học trước đó vốn không hề xa lạ Chỉ có điều, trong những sáng tác của Nguyễn Minh Châu và Mạc Ngôn thời
kỳ đầu đổi mới của hai nền văn học, họ - người nông dân, đều được khắc họa nên một cách sinh động với nhiều nét tính cách mới, mà trước đó chưa được thể hiện, hoặc giả, cũng chỉ là tiềm ẩn…
Trong những sáng tác của Nguyễn Minh Châu, nhân vật người nông dân điển hình có thể nhắc tới chính là lão Khúng (nhân vật chính trong hai
thiên truyện Khách ở quê ra và Phiên chợ Giát) Lão là một nông dân ròng, từ
cách sống tới lối cư xử, hành động, đã tâm niệm rằng cuộc đời mình không thể rời xa hòn đất được Môi trường lão sống phải là miền đất cát, núi rừng hồn nhiên và hoang dã Đã là nông dân, ai chẳng gắn bó với đất đai, song với lão Khúng, sự gắn bó đó đã được Nguyễn Minh Châu đẩy lên ở mức độ cao nhất, vừa hồn nhiên vừa táo bạo, và kiên trì đến ghê gớm Nhân vật này hiện lên trước hết với vẻ đẹp cổ sơ trên nền một cánh đồng hoang, đối chọi lại những sắc mầu rực rỡ của văn minh đô thị Lão không như hình ảnh người nông dân một thời, hồ hởi vào hợp tác xã và xây dựng hợp tác với phơi phới niềm tin có phần ngây thơ Lão là một nhân cách mãnh liệt, táo bạo, không hề biết sợ hãi, dám thách thức cả với thần linh, đưa vợ con lên sống giữa rừng xanh núi đỏ, thách thức bão giông, thiên tai, bão gió, thú dữ, quỷ thần, viết tiếp trang sử hoành tráng của cha ông khi xưa khai sơn phá thạch, tạo lập cơ đồ… Dũng mãnh nhưng không vũ phu, lão Khúng cư xử với người vợ thị thành nhan sắc của mình rất đằm thắm và bao dung, vượt lên cả trên bi kịch ghen tuông, lão yêu thương và tự hào về những đứa trẻ khác máu hơn cả con mình Lão Khúng chính là hình tượng nghệ ghi lại một kết thúc đau đớn nhưng tốt lành, báo hiệu mở đầu cho thời kỳ người nông dân không còn là công cụ của những cuồng vọng sai lầm, mà thực sự phải là chủ nhân của chính mình trên đồng ruộng quê hương
Trang 15Sự chuyển biến trong hình tượng người nông dân tiêu biểu của Nguyễn Minh Châu qua nhân vật lão Khúng ở đây, chính là việc lão Khúng xuất hiện với tất cả sự đa dạng và phong phú trong nội tâm, ẩn giấu đằng sau vẻ ngoài mộc mạc, chất phác muôn đời của người nông dân Việt Nam Ông cũng đã lột
tả được những khía cạnh bảo thủ, trì trệ trong bản tính người nông dân Thế nhưng, điều làm nên sự trân trọng của bạn độc đối với hình tượng lão Khúng qua ngòi bút của Nguyễn Minh Châu chính là việc, ông đã dựng lên một hình tượng người nông dân không đơn thuần, đơn giản là một người chân lấm tay bùn, mà còn hiện lên như một nhà tư tưởng của thời đại, có tiếng nói riêng, có thế giới riêng Chính sự trân trọng và niềm tin vào những khả năng tiềm ẩn, vào cái tốt trong bản chất con người đã giúp Nguyễn Minh Châu có được hình
tượng người nông dân kì vĩ tới mức đó Lão hiện lên đúng kiểu nhân vật
lưỡng diện, phức tạp của Nguyễn Minh Châu khi quan niệm về con người của ông thay đổi
Đối với Mạc Ngôn, người đã tuyên bố ―tôi muốn viết ra những thứ thuộc về tôi‖, thì khi xây dựng hình tượng người nông dân cũng chính là khi
tác giả xây dựng một phần mình trong đó Tìm hiểu trong Đàn hương hình, sẽ
thấy người nông dân Đông Bắc Cao Mật quê hương ông hiện lên ấn tượng và sắc nét đến nhường nào, vừa chân chất, tình cảm, nhưng cũng hết sức kiên cường đấu tranh cho cuộc sống êm ái, yên ả cho làng quê của mình
Bối cảnh lịch sử được tác giả sử dụng trong Đàn hương hình diễn ra tại
vùng Đông Bắc Cao Mật năm 1900, là thời kỳ chống lại quân xâm lược Đức của nhân dân Trung Quốc Tác phẩm kể lại cuộc đấu tranh mang tính tự phát của người dân vùng Cao Mật chống lại quân Đức, khi chúng tiến hành xây dựng tuyến đường sắt Giao Tế chạy qua thôn Cao Mật Nhân vật trung tâm Tôn Bính được xây dựng dựa trên nguyên mẫu một nhân vật có thật trong lịch sử Theo Mạc Ngôn, trong tiểu thuyết, Tôn Bính đã được ―nâng lên rất nhiều Ông được xây dựng thành một nhân vật anh hùng chẳng kém gì Lý Tư Thành‖
Trang 16Đàn hương hình đã đặt ra những vấn đề lớn không chỉ ở thôn Đông Bắc -
Cao Mật mà còn của cả lịch sử phát triển đất nước Trung Hoa Đó trước hết là mâu thuẫn gay gắt giữa chính nghĩa - những người đứng lên chống lại quân xâm lược và phi nghĩa - kẻ xâm lược Cuộc đấu tranh của Tôn Bính, xét theo quan điểm hiện đại là hành động ngu muội, không chịu tiếp nhận cái mới, nhưng nó
đã phản ánh được thái độ phản ứng của nhân dân Trung Quốc, đặc biệt là người nông dân Trung Quốc trước quân xâm lược Thông qua đó, Mạc Ngôn đã chỉ ra
sự vận động trong ý thức hệ của người dân Cao Mật nói riêng và nhân dân Trung Quốc nói chung Một vấn đề khác được Mạc Ngôn đề cập đến trong tác phẩm là mâu thuẫn giữa hiện đại và truyền thống Vấn đề này không chỉ tồn tại khi đó,
mà cho đến nay, nó vẫn là vấn đề đáng được quan tâm Trong tác phẩm, để thể hiện vấn đề này, Mạc Ngôn đã đưa ra hai hệ thống âm thanh tồn tại song song với nhau Âm thanh của tuyến đường sắt Giao Tế là đại diện cho sự xuất hiện
của yếu tố hiện đại nhưng ngoại lai Ngược lại, những làn điệu Miêu Xoang lại
vang lên tiêu biểu cho nền văn hóa dân gian truyền thống, lâu đời Hai loại âm thanh này đã trở thành nỗi ám ảnh trong từng trang viết của Mạc Ngôn
Cũng theo Mạc Ngôn, việc xây dựng kết cấu truyện theo kiểu ―chương
mở đầu phải đẹp như đầu chim phượng hoàng, phần kết thúc phải mạnh mẽ,
có sức thuyết phục như đuôi con báo, phần giữa phải phình to ra và nhiều mỡ như bụng của con lợn‖ (Đầu phụng - Bụng heo - Đuôi beo) không nằm ngoài
ý muốn tôn vinh giá trị nền văn hóa dân gian Ở đây, nền văn hóa dân gian đó chính là loại hình hý kịch Miêu Xoang - một loại hình nghệ thuật mang đậm chất Đông Bắc Cao Mật
Trong tiểu thuyết Đàn hương hình, Mạc Ngôn đã khắc họa rõ nét vấn
đề mâu thuẫn xã hội cơ bản - một bên là tầng lớp thống trị và một bên là tầng lớp bị trị mà giữa hai tầng lớp này luôn tồn tại mối quan hệ đối nghịch, trái ngược nhau về quyền lợi, về tư tưởng Mâu thuẫn xã hội này được bộc lộ qua một đối tượng trung gian là người Đức
Trang 17Rõ ràng, hình tượng người nông dân trong các sáng tác của Nguyễn Minh Châu và Mạc Ngôn, như chúng tôi vừa trình bày, đã hiện lên ở một tầm vóc khác Họ không còn là người nông dân chỉ biết lao động ngoài ruộng vườn, họ còn là những người dám đấu tranh cho cuộc sống của mình; không chịu lệ thuộc mình vào những điều bị áp đặt, cưỡng bức Dám đấu tranh, và
có những suy nghĩ cấp tiến, mới mẻ về vị trí, vai trò cũng như quyền lợi của mình ngay chính nơi họ sống, hình tượng người nông dân trong các tác phẩm của Nguyễn Minh Châu và Mạc Ngôn đã vượt lên cái bóng của chính họ trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc
tỉ mỉ tới những chi tiết nhỏ nhất, nhưng lại có tác dụng, ý nghĩa vô cùng mạnh
mẽ Và, điều mà độc giả dễ dàng nhận thấy tiểu thuyết nào của Mạc Ngôn, các nhân vật nữ đều có chung một khao khát mãnh liệt về tình yêu, đều rất chủ động trong tình yêu, ai cũng sẵn sàng xăm xăm rẽ lối hồng lần tìm vườn yêu cho riêng mình Họ chủ động hơn, mạnh mẽ hơn, bạo dạn hơn Trong
Đàn hương hình, khi cuộc đọ râu giữa cha đẻ (Tôn Bính) và cha nuôi trên
danh nghĩa (Tiền Đinh) diễn ra, Mi Nương là người mạnh dạn bước lên để phân xét ai thắng, ai thua, nhưng bất ngờ ở chỗ, mục đích chính của nàng là
để tiếp cận quan lớn Tiền Đinh ―Nàng cảm thấy môi nóng ran, sự thèm muốn như con trùng nhỏ, cứ nhè trái tim mà cắn! Nàng muốn cúi xuống hôn khắp người ông…‖ [47, tr.199] Những xúc cảm ấy còn mãnh liệt hơn khi biết tin quan lớn bị ốm nặng Mi Nương đã liều mình vượt qua bao rào cản để vào phủ gặp Tiền Đinh
Trang 18Ta cũng nhìn thấy sự chủ động ấy ở hầu hết các nhân vật nữ trong Báu
vật của đời Lỗ Thị chủ động đi tìm những người đàn ông có thể cho cô một
đứa con trai Khi Kim Đồng xấu hổ vì nhận thấy mình là một đứa con lai, Lỗ Thị đã đánh đứa con mà bà rất mực thương yêu này, bởi trong suy nghĩ của
bà, người phụ nữ chủ động tìm kiếm hạnh phúc cho mình không có gì là đáng chê trách, không lý do gì phải xấu hổ Lai Đệ bất chấp sự ngăn cấm của mẹ để lấy Sa Nguyệt Lượng; sau này, khi đã là vợ của thằng Câm, cô vẫn đi theo Hàn Chim mà không sợ bất cứ điều gì Chiêu Đệ tự nguyện lấy Tư Mã Khố mặc dù cũng bị mẹ ngăn cấm…
Ngay trong Sống đọa thác đày, tác phẩm thường chú tâm tỏ rõ khí
phách nam giới, cũng có những Xuân Miêu chống trả lại mọi sự o ép, nhảy qua cửa sổ tìm người tình, có những Hỗ Trợ, Hợp Tác, những Phượng Hoàng chủ động, mạnh mẽ trong tình yêu
Như thế, nhiều người phụ nữ trong tiểu thuyết Mạc Ngôn đã tỏ rõ tinh thần độc lập, dứt khoát tự giải thoát khỏi những ràng buộc của chế độ phụ hệ,
cả trong chuyện phòng the, chăn gối Trong Báu vật của đời, độc giả cũng
không thể quên cảnh Kim Một Vú ―hướng dẫn‖ một Kim Đồng đã ngoài bốn mươi tuổi làm tình Giới nữ trong tiểu thuyết Mạc Ngôn đã gián tiếp lên tiếng chống lại những thân phận tùng thuộc, chờ đợi Họ vạch mặt những quyền lực đàn áp của định chế chính trị, của xã hội, của đồng lõa phái nam Bà Lã - bà nội của những đứa trẻ nhà Thượng Quan, Lỗ Thị và các cô con gái, Kỷ Quỳnh
Chi (Báu vật của đời), Mi Nương (Đàn hương hình)… là những hiện thân tiêu
biểu cho điều này Họ không chỉ đòi bình quyền mà còn tự chứng minh, tự xác tín cái cá biệt ―nữ‖, khác biệt về tình dục, về kinh nghiệm Họ cũng biết làm chủ cơ thể, cảm xúc Jung cho rằng xét từ tố chất tâm lý thì nữ giới thuộc
―loại hình tình cảm‖ Một số nhà giải phẫu học cũng đã khẳng định nữ giới thường tư duy thiên về phía bán cầu não bên trái, tức là bộ phận nặng về tình cảm, tưởng tượng, hồi tưởng Nhiều nhà tâm lý học cũng cho rằng nữ giới rất
Trang 19nhạy cảm, dễ xúc động Thần kinh của nữ giới nói chung không ổn định như nam giới, dễ vui buồn nhanh chóng trước những thay đổi, diễn biến dù là nhỏ nhất của sự vật Tục ngữ có câu: ―Mắt con trai, tai con gái‖ cũng nhằm chỉ
rõ đặc điểm của phụ nữ: thính, nhạy, tình cảm và thường nhận định qua con đường âm thanh, phân tích qua trò chuyện, trao đổi, và tình yêu cũng vậy ―Họ rất nhạy cảm với những xúc phạm dù là nhỏ nhặt nhất, ngay đối với sự lạnh nhạt, thiếu tôn trọng không đáng kể, họ cũng cảm thấy tức
thì‖ (Kant) Trong Đàn hương hình, nhân vật Mi Nương cũng nổi bật cái
nhìn đầy tính nữ Từ cách nàng đánh giá Triệu Giáp cho đến việc nàng soi ngắm Tiền Đinh tất cả đều mang màu sắc cảm tính rõ nét Nàng nhìn mọi thứ đều đầy màu sắc, mùi vị Nàng cảm nhận được cả mùi hương tỏa
ra từ thân thể Tiền Đinh, mong ước được lưu giữ mùi hương ấy Trong một thoáng nào đó, sự nhạy cảm và những xúc động rất thật của người phụ nữ đã lấp lánh trên trang viết Mạc Ngôn
Tuy nhiên, cũng cần nói thêm, với hình tượng người phụ nữ, Mạc Ngôn trong tiểu thuyết của mình còn xây dựng nhiều phụ nữ có đời sống tình dục sa đọa Ý thức của họ bị bản năng lấn át, họ không làm chủ được hành vi của
mình Trong Báu vật của đời, có tới mười bốn lần tác giả miêu tả chuyện làm
tình Trong số đó, không ít lần nhân vật rơi vào lầm lỡ Vì chồng bất lực mà
Lỗ Thị quan hệ với Vu Bàn Vả, thầy lang, anh chàng chăn vịt, cả hòa thượng
và mục sư… Đó là sự buông thả của một người phụ nữ chịu nhiều xiềng xích, kiềm tỏa và uất hận Nhưng đó cũng là khao khát có được ―một người thứ ba (một đứa con trai) còn chưa được cấu sinh‖ Những người phụ nữ nhà Thượng Quan đều có lối sống cuồng nhiệt nhưng buông thả, có khi tình dục là một cách để ―trả thù‘‘ Kim Một Vú lại là kẻ ―lão luyện" trong chuyện chăn gối Mặc dù người phụ nữ này luôn chủ động nhưng sự chủ động ấy không xuất phát từ tình cảm chân chính mà chỉ để thỏa mãn ham muốn xác thịt Đau
lòng nhất là quan hệ loạn luân trong Sống đọa thác đày Chính lỗi lầm của
Trang 20những người đi trước đã ―đổ lên đầu" tình yêu của thế hệ sau Tác giả miêu tả những ―cuộc tình" như thế chỉ để mỉa mai, phê phán lối sống lệch lạc của những người phụ nữ bị dục vọng tầm thường chi phối Ẩn đằng sau những trang viết đó còn là sự chua xót về những con người tha hóa, làm nô lệ cho dục tính tầm thường
Mạc Ngôn là nhà văn đứng từ phía nam giới để nhìn nhận đời sống tình yêu – tình dục của một bộ phận nữ giới đương thời ở dân tộc ông Đó là một thế giới hư cấu của tiểu thuyết nhưng ít ai phủ nhận rằng nó cũng có tính điển hình Tình yêu ngự trị ở khắp nơi, ở tất cả mọi người Tiểu thuyết Mạc Ngôn thật hiếm thấy những mối tình hoàn hảo Tình yêu trong tác phẩm của ông là những mảnh chắp vá hạnh phúc và đau khổ của người này - người kia Có người đã nói rằng ―đối với những người đang yêu say đắm, cả thế giới đều như đang mỉm cười‖, nhưng nhân vật trong trang viết Mạc Ngôn dù có yêu say đắm thì thế giới cũng thường quay lưng với họ Đó là hiện thực nghiệt ngã, vùi dập những ước mơ, khao khát mãnh liệt trong tình yêu
Đó là với Mạc Ngôn Còn với Nguyễn Minh Châu, trong cuộc đời cầm bút của mình, như đã thấy, ông cũng đã dành rất nhiều trang viết về số phận người phụ nữ Những tác phẩm của ông là sự cảm thông sâu sắc đối với mỗi
số phận, đồng thời là một khúc ca về phẩm chất cao đẹp của người phụ nữ Việt Nam Mỗi nhân vật với số phận của họ là một khám phá mới của nhà văn Họ hiện lên rất riêng nhưng đều thể hiện cái nhìn ấm áp, đôn hậu của nhà văn đối với người phụ nữ Việt Nam nói chung
Đất nước có chiến tranh, người chồng, người con lên đường đi chiến đấu và có không ít người đã hi sinh, để lại trong lòng người phụ nữ một vết thương, một nỗi đau âm ỉ không bao giờ tắt Có biết bao người phụ nữ Việt Nam đã phải chịu cảnh góa bụa, chịu đựng nỗi đau về sự mất mát hi sinh của những người mình thương yêu nhất Mỗi con người một cảnh ngộ nhưng đều
là những mảnh đời éo le, bất hạnh Quỳ trong Người đàn bà trên chuyến tàu
Trang 21tốc hành đã yêu Hòa bằng một tình yêu say đắm, nồng nhiệt, tôn thờ anh như
một ―thánh nhân‖ nhưng rồi chị thất vọng vì anh cũng chỉ là một con người bình thường như bao con người khác Cái chết của Hòa đã làm Quỳ bị ám ảnh suốt đời Đôi bàn tay ―dấp dính mồ hôi‖ trước đây của Hòa làm chị ghê sợ thì giờ đây lại đem đến cho chị sự tiếc thương vô hạn Đó là đôi bàn tay của một con người tài giỏi, vì vậy mà giờ đây Quỳ đau đớn thốt lên: ―Dù có phải xông vào lửa đạn, dù có phải dùng hai bàn chân trần dậm lên vách tai bèo, dù có phải lặn xuống tận đáy bể khơi hay băng qua sa mạc cháy bỏng, dù có phải đi khắp cùng trời cuối đất, thì tôi cũng không từ nan, tôi cũng xông đi, nếu lấy
về được để trả lại cho anh ấy đôi bàn tay luôn dấp dính mồ hôi‖ Nhưng tất cả
đã quá muộn, giờ đây trong Quỳ là sự ―ngẩn ngơ thương tiếc‖ đến nhói đau Khi chị cảm thấy yêu đôi bàn tay ấy thì cũng là lúc là nó vĩnh viễn không còn nữa và ―trong tất cả sự mất mát thì mất một con người là không bù đắp được, không sao lấy lại được‖ Quỳ đi tìm ―thánh nhân‖ trong Hòa nhưng không gặp, khi chấp nhận anh ấy là ―người thường‖ thì anh ấy đã không còn Nước mắt chị không rơi, chị ―nằm im mà tâm hồn vật vã‖ vì nỗi đau ấy quá lớn Với Hậu, chị chỉ thấy anh là một ―người thường‖ thì chính anh lại mang phẩm chất của một ―thánh nhân‖ trong tình yêu Cái chết của Hậu làm se thắt lòng người Anh đã ngã xuống cho tình yêu, anh cho đi mà không mong nhận lại Hậu không thể sống lại cho dù Quỳ ―khóc đến khô kiệt giọt nước mắt cuối cùng‖ của mình Làm sao mà Quỳ có thế quên được khi tận mắt chứng kiến cái chết của một người mình yêu và một người yêu mình Người chết thì mãi mãi nằm xuống nhưng để lại vết thương khó liền sẹo trong lòng người đang sống Cuộc đời Quỳ trớ trêu, éo le là vậy
Đến Cỏ lau, Thai cũng hiện lên với cuộc đời đầy bi kịch Chị phải xa
người chồng mới cưới khi chưa có đủ một tuần hạnh phúc bên nhau Thai đã vượt lên sự xa cách, nỗi nhớ thương để chăm sóc bố chồng, tham gia công tác
xã hội và hoạt động cách mạng Nhưng đau xót hơn là chị nghĩ mình đã tự tay
Trang 22chôn cất người chồng mà mình hết mực yêu thương Nỗi đau ấy tưởng chừng như đã ngủ yên trong kí ức, Thai đã quyết định đi bước nữa với Quảng và có một gia đình đầm ấm Trớ trêu thay, sau 24 năm xa cách người chồng mà chị tưởng như đã chết ấy nay quay trở về Cuộc gặp gỡ đã đánh thức tình yêu tuổi trẻ của Thai và gieo vào lòng chị nỗi xót xa, ân hận Chị mong muốn có thể xoa dịu vết thương mà chiến tranh để lại cho Lực (người chồng cũ), muốn bù đắp lại cho anh dẫu biết rằng điều đó gây khổ đau cho Quảng, cho con cái, cho cả gia đình bé nhỏ của mình Nhưng số phận đã an bài, chị không dễ gì thay đổi hoàn cảnh éo le của mình
Huệ trong Khách ở quê ra và Phiên chợ Giát lại là một số phận khác
Người con gái ấy quyết tâm đoạn tuyệt với gốc gác thị thành, gắn bó với mảnh đất do hai vợ chồng khai khẩn để làm ăn kiếm sống Và giờ đây, ―chính Huệ cũng đã trở thành một người đàn bà nông dân với cái tính ki cóp, chắt bóp, tham công tiếc việc, tham của, thậm chí đôi khi còn lắm điều nữa‖ Vì sao vậy? Vì Huệ đã trở thành cái "máy đẻ" để có người lao động sau này Chị phải chăm lo cho đàn con, cùng chồng lao động để bảo vệ sự tồn tại của gia đình ấy Bao nhiêu sức lực chị đã trút gần như cạn kiệt Đôi bàn tay của người con gái thành thị xưa kia, giờ đây lao động vất vả đã trở nên ―đen đúa và sứt sẹo‖ Nhưng nếu trong lòng Huệ không còn khắc khoải về một người đàn ông thành thị xưa kia thì cuộc đời chị có lẽ cũng đã hạnh phúc Đằng này chị luôn day dứt về quá khứ với một con người mà chị vừa thương hại, vừa căm giận nhưng vẫn yêu Chị hiểu được nỗi đau của cuộc sống khi tách biệt với xung quanh nhưng chính chị chấp nhận lấy số phận cuộc đời mình làm phép thử cho điều ấy Chị sống bằng niềm tin, hy vọng trong tương lai một thành phố nữa sẽ
ra đời ngày trên chính mảnh đất này để đem đến sự đổi đời cho các con chị
Có thể nói, Nguyễn Minh Châu đã viết về người phụ nữ trong nhiều tư cách khác nhau nhưng nhà văn đầy hào hứng và ưu ái khi viết về người đàn
bà là mẹ, ―người đàn bà luôn cảm nhận không chỉ bằng ý thức mà bằng bản
Trang 23năng thiên chức làm mẹ, người mẹ sinh ra và chăm sóc những người con, nguồn gốc và nền tảng của cuộc sống‖ Thiên chức làm mẹ của người phụ nữ
đã làm bệ đỡ đưa họ ra khỏi cuộc sống éo le Quỳ đã thú nhận ―…trong một lúc, tôi hiểu được thế nào là người đàn bà, tôi hiểu chính tôi bấy lâu nay Tôi
đã trông thấy, trong một phút, tất cả cái phần sâu thẳm như một thứ thiên phú riêng của tâm hồn những người đàn bà chúng tôi: đó là bản năng chăm lo, bảo
vệ lấy sự sống của con người – do chính chúng tôi mang nặng đẻ đau sinh ra
Đó là tình thương người bẩm sinh của nữ tính – sợi dây thần kinh đặc biệt nhạy cảm của nữ giới chúng tôi‖ Bằng tình yêu của mình Quỳ đã nâng đỡ, an
ủi, đã đẩy lùi được cái chết đối với chiến sĩ bị thương ngoài mặt trận, gây dựng lại niềm tin cho người đang sống trong cảnh lao tù Điều đó không chỉ đem lại ý nghĩa cuộc sống cho những người xung quanh mà còn cho chính bản thân Quỳ
Cùng với Quỳ, Huệ trong Phiên chợ Giát và người mẹ trong Mùa trái
cóc ở miền Nam cũng là những người luôn ý thức về trách nhiệm, thiên chức
của mình Cũng chính thiên chức làm mẹ, tình thương con vô bờ mà người
mẹ trong Mùa trái cóc ở miền Nam lúc nào cũng sống trong sự dằn vặt, ân
hận: ―tôi vẫn thường thấy đau đớn trong lòng, lúc nào cũng đau tận trong cuống ruột, nghĩ rằng mình là người mẹ sa đọa, đáng bỏ đi, hơn thế nữa, một
kẻ thù của con tôi, cái đứa con trai yêu quý nhất của mình Có phải đấy là tội lỗi hay là số phận hả ông?‖
Có thể nói, phẩm chất cao quý đó có ở hầu hết các nhân vật của Nguyễn Minh Châu dù họ đã từng hay chưa từng làm mẹ Các nhân vật nữ của ông với bề ngoài dịu dàng nhưng bên trong lại luôn mạnh mẽ, vượt lên trên sự khắc nghiệt của hoàn cảnh Đó là đức hi sinh cao độ, lòng thủy chung vẹn nguyên và ý thức về thiên chức rất đẹp của người phụ nữ Phẩm chất đó giúp họ trở nên cao cả hơn, làm nên nét riêng cho nhân vật người phụ nữ trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu
Trang 24Cùng xây dựng hình tượng người phụ nữ, nhưng trong cách khắc họa nhân vật của Nguyễn Minh Châu và Mạc Ngôn có nhiều điểm khác nhau Điểm tương đồng ở đây chính là việc cả hai nhà văn đã nhìn nhận và xây dựng cho hình tượng người phụ nữ trong tác phẩm của mình sống đời sống nội tâm phong phú, sâu sắc, luôn luôn khát khao hướng tới hạnh phúc thực sự, chứ không bó hẹp vào khuôn khổ người phụ nữ truyền thống Họ không ngần ngại thể hiện niềm hoan lạc và hạnh phúc khi được thỏa mãn dục vọng, cũng như không ngừng mơ ước về một người yêu, một tình yêu lý tưởng Điểm khác biệt lớn nhất trong việc khắc họa hình tượng người phụ nữ giữa hai nhà văn này, đó chính là sự giãn biên về mặt thời gian sáng tác của họ Nếu như Nguyễn Minh Châu sớm dừng lại cuộc viễn chinh trong việc khám phá và thể hiện con người, đặc biệt là người phụ nữ bởi sự ra đi đột ngột của mình – khi
mà quá trình Đổi mới văn học nghệ thuật Việt Nam mới thực sự đi vào quỹ đạo của nó, thì ở bên kia biên giới, lúc bấy giờ Mạc Ngôn mới bắt đầu bước vào giai đoạn viết sung mãn nhất của bản thân mình Mạc Ngôn hòa mình vào không khí Cải cách chung của cả xã hội Trung Quốc, do đó, sự táo bạo trong cách thức biểu hiện các hình tượng nghệ thuật, đặc biệt là hình tượng người phụ nữ, là điều dễ hiểu, và hoàn toàn hợp lí
1.2.3 Hình tượng người lính
Đều là những nhà văn trưởng thành trong môi trường quân đội, người lính có thể coi là một trong số những hình tượng được Nguyễn Minh Châu và Mạc Ngôn chủ tâm khắc họa
Tìm hiểu những sáng tác của hai nhà văn, chúng ta có thể nhận thấy, cùng với những bước tiến dài của lịch sử, ―người lính‖ trong sự khắc họa của Nguyễn Minh Châu và Mạc Ngôn đều mang những nét bản chất của hình tượng này: Đẹp, thậm chí đẹp như một nhân vật sử thi với sức mạnh và ý chí quật cường, có khả năng lãnh đạo và hô hào nhân dân, quần chúng đi cùng
mình Những người lính trong Dấu chân người lính của Nguyễn Minh Châu,
Trang 25hay nhân vật Tư lệnh trong Gia tộc cao lương đỏ của Mạc Ngôn là những ví
dụ điển hình cho người lính như thế
Nhưng, điều quan trọng ở chỗ, cả Nguyễn Minh Châu và Mạc Ngôn đều không chỉ xây dựng hình tượng người lính trong thời chiến, mà còn hướng ngòi bút của mình vào cuộc sống và tâm tư, tình cảm của họ thời hậu chiến, khi mà chiến tranh đã qua đi, họ phải đối diện với những vấn đề mới trong cuộc sống, thậm chí, suy ngẫm lại cả những điều đã trải qua, khi đứng trên ranh giới mong manh là đối mặt với cái chết…, để nhìn nhận một cách sâu sắc hơn, ý nghĩa hơn, bao dung hơn về cuộc sống, và về chính cả cuộc chiến tranh đó
Trước hết, tìm hiểu trong sáng tác của Mạc Ngôn, có thể lấy truyện dài
Ma chiến hữu (hay Chiến hữu trùng phùng) như một ví dụ cụ thể nhất, sinh
động nhất cho những trăn trở mới của nhà văn về người lính, về chiến tranh…
Có thể khẳng định rằng, cuộc gặp gỡ của hai chiến hữu – một người sống và một hồn ma chỉ là cái cớ để tác giả Mạc Ngôn thể hiện quan điểm của những người lính đã từng đi qua chiến tranh lên án cuộc chiến tranh vô nghĩa, phơi bày những khó khăn và thân phận con người sau cuộc chiến và những hệ lụy của nó Đó là gì? Đó là quân đội lạc hậu, kinh tế đói nghèo, bởi vào những năm 70, 80 của thế kỷ XX, về mặt quân sự, khi các cường quốc trên thế giới
đã trang bị các phương tiện kỹ thuật quân sự hiện đại, vũ khí tối tân thì quân đội Trung Quốc vẫn còn nằm trong một nước có nền quân sự lạc hậu Hãy xem nhà văn Mạc Ngôn giễu cợt nền quân sự của nước mình, khi miêu tả các
vị chỉ huy suốt ngày chỉ biết hô khẩu hiệu nghiêm, nghỉ; chiến thuật chủ yếu
là dạy cách ném lựu đạn, gài bộc phá, đào hầm; công việc chính hằng ngày của người được coi là ―chỉ huy‖, ―cấp trên‖ chỉ là săm soi cách gấp chăn của
các tân binh “Tiểu đội trưởng La Nhi Hổ chỉ là một gã ngốc nghếch, suốt
ngày chỉ biết cầm thước đo chăn gấp, miệng lúc nào cũng chỉ biết nói: rộng quá một phân, hẹp quá một phân… khi vào chiến trường thì chân nhũn, tay
Trang 26ôm lấy đầu, ném lựu đạn thì quên rút chốt” [50, tr.35]; vũ khí thì thô sơ lạc hậu: “Mẹ kiếp! Thế mà cũng gọi là súng à? Là chiến lợi phẩm thu được của
bọn quỷ Nhật trong thời kỳ kháng chiến, giống như một bà mẹ đã đẻ mười đứa con không bằng, nòng rộng hoác, đạn rời khỏi nòng là bay xiên xiên vẹo
vẹo, các bộ phận thì rệu rã hết” [50, tr.143] Thậm chí, Mạc Ngôn còn chua
chát, khi nhận xét quân lính mình không sáng tạo trong chiến đấu bằng lính
Việt Nam “Pháo cao xạ mà bắn ngang là sáng tạo của những người phía bên kia chiến tuyến” [50, tr.33]
Trong khi đó, kinh tế Trung Quốc còn đang đói nghèo, phần đông người lính xuất thân từ nông thôn thất học, thiếu hiểu biết nên dễ bị lợi dụng, tuân phục mệnh lệnh vô điều kiện Không ít người, tình nguyện vào quân đội
vì sẽ đỡ miệng ăn cho gia đình, đi lính còn có ―gạo trắng, canh rau‖, ở quê nhà họ chỉ có khoai, củ mà vẫn không đủ ăn Cảnh vật làng quê nghèo xơ xác Đây là hình ảnh của gia đình người lính Khương Bảo Châu trong một lần về thăm nhà: ―Nhà cửa tan hoang, khắp nơi phân gà vương vãi, mấy chiếc bát sứt
mẻ nằm chỏng chơ trong nồi, trên bếp lò chỉ có vài củ khoai mốc thếch Bố
mắc bệnh lao, mà vẫn ra ngoài đồng chăn trâu Việc đồng áng một tay vợ anh quần quật cả ngày, bỏ lại đứa con chỉ mới vài tháng tuổi cho mẹ anh ở nhà chăm sóc Nhà quá nghèo, không có tiền mua sữa bột Con bé đói quá, người
bà phải nhai mấy mẩu bánh khô mớm vào mồm Có hôm vét mấy hạt cơm dưới đáy nồi còn sót cho vào phích nước đã hỏng, không còn giữ được độ
nóng, cho con bé uống thứ nước ấy” [50, tr.47-49]
Mặt khác, trong quân đội, nhân sự mục ruỗng, nhiều kẻ cơ hội, hèn nhát, có địa vị nhờ đút lót, nạn tham nhũng tràn lan: ―Ông già mặt mày hồng hào và mập mạp có con trai làm cán bộ huyện, ăn nói rất bốp chát: Bảo bố anh bỏ ra tí máu mua một ít quà cáp ở quê mang về đơn vị biếu cho tiểu đoàn trưởng, chính trị viên, nhất định sẽ có chỗ tốt… Cứ tin lời tôi, ông hãy bỏ ra
ba trăm mà lo liệu, chờ cho đến khi Bảo Châu làm quan quân đội, nó sẽ thu
Trang 27về, ông chẳng lỗ vốn đâu mà sợ.‖ Con trai ông — từ người làm một việc tẹp
nhẹp trên huyện — nhờ ông mua chuộc các vị lãnh đạo ở huyện mà sau đợt
cải tổ nhân sự, con trai ông được đề bạt lên chức cục trưởng ―Bây giờ nó ngồi
xe con bóng lộn, thuốc lá thơm ngoại nhập, uống rượu hảo hạng, bữa ăn nào cũng bảy tám món, trong nhà nuôi con chó béc giê chỉ biết ăn thịt cá, ăn đến
nỗi lông bóng mượt” [50, tr.52-53]
Đó là gì? Đó còn là thân phận người lính sau cuộc chiến
Sau cuộc chiến, thân phận người lính bao giờ cũng chịu nhiều thiệt thòi, bên cạnh những chấn thương về mặt tâm lý, cuộc sống vật chất của họ cũng rơi
vào cảnh thương tâm Đây là lời tâm sự của hai người lính: “Tai tớ bị đạn làm
cho điếc rồi… Miệng tớ cũng bị lửa đạn thiêu cho cháy sém… nhưng cái gì chờ
tớ nào? Phục viên! Đ mẹ nhân gian sao mà bất công!‖ [50, tr.131]; ―còn đám
chiến hữu trở về cùng một lúc với cậu ra sao? – Ngụy Đại Bảo thì đi tù do lỡ tay
đánh chết vợ hàng xóm Vì từng tham gia chiến tranh nên hình phạt giảm nhẹ còn hai mươi năm tù Cậu ta vừa vào nhà giam, vợ ở nhà ôm con đi tái giá Trương Tư Quốc thì vẫn là ‗lính phòng không‘… nó trở về quê với một thân hình đầy thương tích, mặt cũng đã bị phá nát, nằm chết gí trong làng, ngay cả cái chức chi ủy viên cũng không đến tay nó… Mấy ngày trước có đến tìm tớ mượn tiền, bảo rằng muốn tích góp chút vốn để làm ăn buôn bán Tớ nghèo rớt mồng
tơi, làm gì có tiền cho cậu ta mượn‖ [50, tr.132]
Những gia đình liệt sĩ neo đơn thì không ai quan tâm Người bố già tàn tật của Tiền Anh Hào không ai giúp đỡ, khi cậy nhờ bạn cùng chiến đấu với con mình cũng bị từ chối, nhưng ở đây không phải cậy nhờ tiền, mà là cậy nhờ ―cái tình con người.‖ Hãy nghe ông già còm cõi, cậy nhờ bạn con mình:
―Cháu Kim Khố à, cách đây mấy ngày bác có nằm mơ thầy Tiền Anh Hào nói
với bác: Bố ơi, con ở nơi này không quen vì khí hậu quá ẩm ướt, trong nhà thì
đầy dẫy giun đất… bố ơi, bố đến đây đem hài cốt con về quê chôn ở bờ bắc
con sông, bên cạnh phần mộ mẹ con… Cháu Kim Khố à, cháu và Anh Hào là
Trang 28bạn của nhau, vừa là chiến hữu, lại đã từng đánh nhau ở biên giới phía nam, quen đường quen sá Bác định nhờ cháu đi về đó một phen, đưa nắm xương của Anh Hào về đây, chi phí cho công việc bác lo toan chu tất…‖ Nhưng Quách Kim Khố thẳng thừng từ chối lời đề nghị đi tìm mộ bạn vì ―sợ phải tốn tiền‖ [50, tr.166-167], để rồi cuối cùng, ông già cụt một chân phải một mình
lê bước về phương Nam “Đêm ấy mưa rất lớn Những ánh chớp màu lam
xuyên thấu qua đất đá và bê tông, chiếu sáng những rễ cây tua tủa như râu bạch tuộc chung quanh vách mộ, nước mưa thấm theo những rễ cây nhỏ xuống như những giọt nước mắt khiến chung quanh tớ, đất sình lên nhão nhoẹt Tớ dùng một miếng bom thật sắc chặt đứt rễ cây, nhưng chỉ qua một lát
là chúng lại mọc ra như cũ Quả nhiên vùng đất phương nam này là một nơi biểu tượng của sự sinh sôi nảy nở vô cùng mạnh mẽ…(…) Lại một tia chớp nữa lóe lên, tớ vô cùng kinh ngạc khi nhìn thấy một bóng người còm nhom, bước thấp bước cao xuất hiện trước phần mộ của mình Cái âm thanh lộc cộc quen thuộc kể từ khi tớ ra đời vang lên…(…) – Anh Hào con, bố đã đến đây,
bố sẽ đưa con trở về quê hương!” [50, tr.178-179]
Qua cuộc nói chuyện của những người ―đồng đội‖ nhưng ở hai thế giới
âm dương, cùng nói về chiến tranh đã qua và cuộc sống hiện tại, chúng ta
thấy thái độ của họ đối với cuộc chiến Đó là một cuộc chiến vô nghĩa Từng
là một người lính, Mạc Ngôn thấu hiểu và thương xót cuộc đời của các chiến
sĩ Nhà văn căm phẫn khi nhìn thấy cuộc chiến vô nghĩa đã giết chết bao chàng trai trẻ của đất nước một cách vô lý Tiền Anh Hào là một người lính
cừ khôi, tiền đồ còn rực rỡ, biết sống theo suy nghĩ của riêng mình, vượt xa những đồng đội khác khi chỉ biết tuân lệnh rập khuôn, dù đó chỉ là những quy
định vô lý “Cả một năm chúng tôi không dám phơi chăn, vì phơi chăn xong
khó mà gấp lại cho có góc cạnh… có khi họ phải phun nước vào chăn để xếp
vuông vức như một viên gạch Trái lại, cả trung tâm dự bị chỉ có mình Tiền
Anh Hào dám phơi chăn Ngày nào anh cũng đem chăn ra phơi, vì theo anh
Trang 29ánh nắng có tia tử ngoại có thể tiêu diệt được vi khuẩn, siêng năng phơi chăn
rất có lợi cho sức khỏe, không phơi chăn sẽ làm cho sức khỏe hao mòn Thế
nhưng, cuối cùng một người luôn đứng đầu khi thao tác các kỹ thuật quân sự,
tài trí, thông minh như anh lại chết lãng nhách: ―… khi nằm chờ giây phút
xung phong, cái mông của tiểu đội trưởng La Nhi Hổ vổng cao lên quá, cặp mông của cậu ta nhô lên trước mắt kẻ địch, làm mục tiêu cho nòng pháo cao
xạ, vậy là La Nhi Hổ bị toi mạng, kéo theo cả Tiền Anh Hào mới vừa ra chiến trường, chưa kịp bắn viên đạn nào cũng bị chết oan uổng.‖ Đến nỗi, người lính Triệu Kim đã phải thốt lên: ―Anh Hào, cậu đáng ra phải trở thành một đại
anh hùng, tiếc thay vận cậu lại không ra gì‖ [50, tr.35]
Điều day dứt của người khi đó còn là sợ bị xã hội lãng quên Đó là một cuộc chiến ―tế nhị‖ mà cả hai nước đều không muốn nhắc đến Chính vì vậy khi đọc báo thấy tin ―mối quan hệ giữa hai nước Trung Quốc và Việt Nam đã
bắt đầu bình thường hóa,‖ hồn ma Hoa Trung Quang khóc than trong nấm
mồ “Tiếng khóc rất dễ lây lan, nhiều chiến sĩ cũng bật lên khóc nức nở” [50,
tr.171], thế là hơn một ngàn hồn ma cả nghĩa trang biên giới vang rền tiếng khóc Đó là tiếng khóc uất nghẹn của những linh hồn trẻ, hầu hết là những tân binh, cảm thấy mình chết thật oan uổng Và để khỏa lấp những cái chết vô lý
đó, Nhà nước Trung Hoa thường xoa dịu bằng những ngôn từ tốt đẹp vinh
danh một cách giả tạo Với những câu khẩu hiệu vô hồn: “Chúng ta hy sinh là
vinh quang, quá khứ của chúng ta là vinh quang, lúc này cũng vinh quang,
tương lai cũng vẫn cứ vinh quang” [50, tr.171] Nó giống như một thứ ánh sáng ―đom đóm lập lòe trên từng nấm mộ.” Sự thật chỉ là hư danh, theo phép
―thắng lợi tinh thần‖ của AQ
Bên cạnh đó, Mạc Ngôn còn bày tỏ thái độ chỉ trích không nên thu lợi
từ chiến tranh Thái độ vô tư, không cầu lợi của người lính Trương Tư Quốc ở
cuối tác phẩm, chính là điều mà nhà văn Mạc Ngôn muốn mọi người hướng đến Trương Tư Quốc là một chiến sĩ phá mìn, trong một trận đánh, anh cùng
Trang 30đồng đội phá xong 5 quả mìn định hướng, cả nhóm tiếp cận một điểm cao ở phía bên phải trận địa thì hai đồng đội anh vướng mìn hy sinh, riêng anh bị thương Chẳng kêu tiếng nào, anh tiếp tục phá mìn mở đường Mọi người đều thấy anh bò lên trên sườn dốc cao rồi lăn lông lốc xuống, sau đó mìn nổ vang rền, anh bị thương và được đưa đến trạm xá Cuộc chiến vừa kết thúc, người
ta ghi công, chuẩn bị tài liệu để báo cáo phong danh hiệu ―anh hùng phá mìn,‖ nhưng anh không nhận Anh nói với các chuyên viên cục chính trị rằng ―tất cả tài liệu đều bảo tôi phá được năm quả mìn là không đúng, thực ra tôi phá có một quả, còn bốn quả kia là do đồng đội tôi phá, họ đều đã chết Hãy ghi công cho họ, tôi còn sống được là đã hưởng nhiều diễm phúc lắm rồi‖ [50, tr.193] Dưới con mắt những người cơ hội thì Trương Tư Quốc là thằng ngốc đã vứt cái danh hiệu anh hùng đã nằm gọn trong tay mình…, Trong khi đó, không ít người, sau thời hậu chiến đã dùng ―nhãn hiệu‖ anh hùng để ăn bám suốt cả cuộc đời Luồn lách qua mọi kẽ hở của chính quyền để tranh giành địa vị, hưởng bổng lộc, từ đời cha đến đời con, trở thành gánh nặng của đất nước, qua chi tiết này, thấy rõ Mạc Ngôn như nhắn nhủ, cho dù một cá nhân hay
một dân tộc, thu lợi từ chiến tranh vẫn cứ là bất nhẫn, cần lên án
Và qua đó, chúng ta thấy được cái nhìn nhân bản về con người Là một tác phẩm viết về chiến tranh, nhưng nhà văn không miêu tả cảnh hô hào bắn giết, uống máu quân thù của người lính Trái lại, bạn đọc sẽ bắt gặp những cảnh bi hài của người lính trên thao trường, trong cuộc sống Họ là những người xuất thân từ nông dân hiền lành, ngốc nghếch, cả tin Trường đoạn miêu tả cảnh các chàng tân binh mê đắm cô giới thiệu chương trình Ngưu Lệ Phương được ―tô son trát phấn,‖ ôm bó hoa nhựa lộng lẫy trên sân khấu với đôi môi đỏ rực, cặp nhũ hoa ―độn cao‖ săn cứng, cười nói nhỏ nhẹ; nhưng thực chất sau hậu trường là một người ăn nói chanh chua, với đôi mắt độc ác, cái mũi to, miệng rộng quá khổ Sự đối nghịch giữa thực và ảo trong các chi tiết là dụng ý của tác giả, để nói lên sự giả dối của cái hào nhoáng Chính
Trang 31những người nông dân kém hiểu biết ấy, là những người dễ bị lợi dụng trước cái giả dối, dễ phục tùng vô điều kiện trước mệnh lệnh Bản chất họ là những người hiền lương, sống có nghĩa có tình Tiền Anh Hào, cương quyết thả con chim
nhạn mà cả bọn vừa bắt được, tính làm thịt chỉ vì những giọt nước mắt của con
linh vật biết khóc như người Trương Tư Quốc thì mơ ước sau này phục viên sẽ
lấy số tiền giải ngũ để mua con ngựa ở đơn vị đã từng cứu sống mình, đem về nuôi Bên trong họ vẫn còn là những thanh niên thích đùa nghịch, trong độ tuổi
tán tỉnh, thèm yêu đương “Buổi tối, tớ dẫn tiểu đội đi tuần tra, không hiểu làm
sao tớ lại vượt qua biên giới, bị bốn người bên phía đối phương chụp lấy, tớ trấn tĩnh tinh thần bật dậy, ba chân bốn tay tả xung hữu đột giữa bọn họ Tớ chạy đằng trước, họ đuổi theo sau, vừa đuổi vừa gọi: Này, người anh em, không đánh
nhau nữa, đùa với nhau một tí thôi mà!” Trong lúc cuống cuồng chạy nấp vào khu chợ biên giới thì thấy: “Những cô gái bên đối phương và những chàng trai bên ta đang đứng hai bên một con phố trêu đùa nhau‖ Và nêu lên quan điểm rỏ ràng “Đã có quy ước rồi, chúng ta không cho phép họ sang, tất nhiên chúng ta cũng không được sang bên ấy một cách tùy tiện” [50, tr.176]
Đối với Nguyễn Minh Châu, sau Dấu chân người lính, là sự tiếp tục ra
đời của những sáng tác mang cảm hứng sử thi được chắt lọc từ hiện thực đời
sống như Miền cháy, Những người đi từ trong rừng ra, Lửa từ những ngôi nhà.
Miền cháy (tiểu thuyết, 1977) là tác phẩm đánh dấu bước chuyển
mình của Nguyễn Minh Châu từ chủ nghĩa hiện thực bay bổng chất lãng mạn
cách mạng và cảm hứng sử thi bước sang chủ nghĩa hiện thực tỉnh táo Gương mặt những người anh hùng hiện lên trong những trang viết này đầy ―tâm trạng‖: khắc khổ, dằn vặt, bất an Người đọc như ngộ ra một sự thật khắc nghiệt: người Việt Nam bước ra khỏi chiến tranh cũng cần phải có bản lĩnh và
sẽ phải đối mặt với những thách thức không kém sự khốc liệt như khi còn chiến tranh Miền cháy là mảnh đất miền Trung xác xơ trong lửa đạn - sau khói lửa đạn bom phải bắt đầu từ cái gì để nhanh chóng hồi sinh trước ngổn ngang đổ nát, bộn bề lo toan!
Trang 32Lửa từ những ngôi nhà (tiểu thuyết, 1977) là những suy nghĩ sâu sắc về
vai trò của gia đình đối với cuộc sống của người chiến sỹ Đó là cuốn sách ông
viết lâu nhất, những 7 năm, cũng là cuốn sách mà ông rất thích thú Lửa từ
những ngôi nhà là bộ mặt khắc khổ của những người lính từng là anh hùng nơi
chiến trường nhưng xa lạ với lo toan đời thường sau chiến tranh, sống bất an
trong hòa bình Trong trang viết của Nguyễn Minh Châu, cuộc sống hiện lên đa
chiều, đầy những vết nham nhở, góc cạnh, ở đó có cả niềm vui lẫn nỗi buồn, sự vật vã, bức bối phức tạp và bất an Nhà văn đã đi sâu vào những ―góc che khuất‖ của chiến tranh, của tâm hồn con người, điều mà trước đây, do nhiều nguyên nhân buộc ông phải ―ngoảnh mặt làm ngơ‖ hoặc nhìn nhận khác
Những vấn đề của Miền cháy và Lửa từ những ngôi nhà sẽ được đề cập sâu
hơn, triệt để hơn trong những tác phẩm cuối đời của Nguyễn Minh Châu…
Vấn đề trách nhiệm đạo đức trước những người lính của cuộc chiến
tranh vừa qua được Nguyễn Minh Châu viết ―rất kỹ‖ trong truyện ngắn Bức
tranh (được viết từ 1976 nhưng đến1982 mới công bố được) rất đặc sắc…
Bức tranh chưa phải là kiệt tác của Nguyễn Minh Châu nhưng đó là truyện
ngắn bản lề báo hiệu một bước chuyển mới trong sáng tạo văn học, dự báo một quan niệm, một bút pháp hoàn toàn mới, đánh dấu những trăn trở nhức
nhối của ông về con người, cuộc sống lẫn người nghệ sĩ Trong Bức
tranh, không có con người ―lý tưởng hóa‖ mà đó là con người đa nhân cách:
có cả cao đẹp lẫn thấp hèn Từ những dằn vặt, đối chứng của nhân vật người họa sỹ, câu hỏi lớn - nhức nhối đặt ra cần được trả lời ngay trong tác phẩm là: chúng ta không thể vì cái danh hiệu vinh quang của cộng đồng dân tộc mà bỏ qua số phận cá nhân Cái nhìn của nhà văn đã thay đổi theo hướng nhìn thẳng vào bản chất của hiện thực: Chiến tranh không chỉ là ánh hào quang của Chủ nghĩa Anh hùng cách mạng mà còn có cả mất mát, đớn đau, giả dối; Chiến tranh còn làm ―cho người ta hư đi hơn là làm người ta tốt hơn‖; con người cũng không còn lấp lánh vẻ đẹp thiên thần mà hội tụ cả những ham muốn tầm
Trang 33thường, thấp hèn Kế liền sau Bức tranh là Người đàn bà trên chuyến tàu tốc
hành (1983) - những vấn đề của ―hậu chiến‖ được Nguyễn Minh Châu suy
nghĩ nghiêm túc Hoặc có thể nói, sau âm hưởng sử thi-anh hùng ca là thứ âm hưởng khác dữ dội hơn, khốc liệt hơn trong các truyện ngắn như Bức tranh,
Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành Đó là âm hưởng của một nỗi đau
không thể nói thành lời trước những mất mát mà chiến tranh gây ra cho dân tộc nói chung, cho mỗi con người cụ thể nói riêng
Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành là câu chuyện về người đàn bà
tên Quỳ, với những kỷ niệm thời chiến tranh, với người yêu của cô là anh trung đoàn trưởng Hòa - một con người đáng mặt nam nhi quân tử, tập trung
―tất cả tinh hoa của nam giới‖ Yêu Hòa nhưng Quỳ lại đòi hỏi nơi anh phải như một ―thánh nhân‖ Hòa hy sinh, Quỳ luôn dằn dặt, khổ đau, … và rồi cô lấy Ph (bạn cũ của Hòa) làm chồng Rồi tai họa rơi xuống, Ph bị đi tù Quỳ luôn sống trong những mộng tưởng Người ta đưa cô vào bệnh viện tâm thần Câu chuyện được Quỳ kể lại với người bạn cùng bệnh viện tâm thần …
Có thể nói, hình tượng người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành đã tạo nhiều ám ảnh ở người đọc Qùy là con người cô đơn, suốt đời ―lang thang đi tìm cái chân trời của những giá trị tuyệt đối hoàn mỹ‖ Nơi cánh rừng Trường Sơn trong những cuộc chiến khốc liệt nhất Qùy đã từng là ―nàng công chúa‖ nhưng lúc quay về đời thường người đàn bà này lại mang căn bệnh mộng du Những suy tư, trăn trở bao lâu mà Qùy ấp ủ bằng trái tim rỉ máu, bằng khát vọng mãnh liệt đã trở thành hài hước và cứng nhắc giữa cuộc đời thường nhật… Quỳ tự hiểu mình, hiểu người, hiểu đời, hiểu tất các những nỗi đau riêng chung tê dại Hòa bình đã không thể làm lành hết những vết thương ở trong cô Có lẽ vì thế Quỳ luôn phải sống cô đơn, phiêu du cùng hoài niệm
Đó chính là sự khắc nghiệt của chiến tranh! Sự khắc nghiệt đó đã in dấu lên
cuộc đời của mỗi thân phận con người bé nhỏ Người đàn bà trên chuyến tàu
tốc hành viết về một đề tài không dễ, đề tài mà văn học Việt Nam hiện đại
Trang 34phải ―quên đi‖ (Hữu Loan vì nói đến trong Màu tím hoa sim mà ―thân bại
danh liệt‖) - đề tài về người phụ nữ trong chiến tranh và số phận của họ sau chiến tranh, một số phận không giản đơn, không ngọt ngào, bởi những bi kịch của chiến tranh không hề mất đi mà bám dai dẳng vào từng số phận con
người Về đề tài này, tám năm sau Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, tiểu thuyết Bến không chồng (Giải thưởng năm 1991 của Hội Nhà văn VN)
của Dương Hướng là một thành công rất đáng chú ý của thời kỳ đầu những năm 1990, tức vẫn trong 10 năm đầu của sự nghiệp Đổi mới
Có thể nói, hình tượng người người lính trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu và Mạc Ngôn đã có những thay đổi đáng kể so với người lính truyền thống trong sáng tác trước đó của các nhà văn khác, cũng như của chính họ Với Mạc Ngôn, ta thấy đậm nét sự ―đổi mới‖ trong tư duy và cách thể hiện một cách táo bạo, còn với Nguyễn Minh Châu, ―sự chuyển biến‖ là điều rõ ràng nhất Người lính, họ không còn đơn thuần là những người được điều động ra mặt trận khi có chiến tranh, sống mái với kẻ thù ngoài mặt trận, đau đáu nỗi lòng chiến đấu vì quê hương đất nước… Vượt lên trên cả tầm vóc
đó, họ vừa là những anh hùng, vừa là những người bình thường, mơ ước lập nên những chiến công vĩ đại, hiển hách, được lưu danh lịch sử, nhưng cũng đau đáu những nỗi niềm riêng, những khát khao riêng, những ham muốn bình
dị, thậm chí là trần tục, tầm thường Họ trở nên tầm vóc hơn khi rũ bỏ khỏi mình hình tượng ―anh hùng một chiều‖, mà trăn trở thực sự cho cuộc sống của người thân, cho những người xung quanh mình Bước ra khỏi cuộc chiến,
họ không ăn mày dĩ vãng với những chiến công hiển hách, đòi hỏi quyền lợi
từ những phục vụ trước đó của mình, mà họ đau đớn trước những mặt trái của
xã hội, dám thẳng thắn nhìn lại chính cuộc chiến mà mình đã tham gia, để thấu hiểu những mất mát hiện thời là sự thật, để thấy được những khó khăn, khổ sở của chính bản thân mình và những người đồng trang lứa khi phải hòa nhập vào xã hội phức tạp hiện tại, đầy những mưu mô, đầy những lọc lừa
Trang 35Chương 2
SỰ ĐỔI MỚI TRONG QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT
2.1 Khái niệm quan niệm nghệ thuật
Theo Từ điển thuật ngữ văn học (Sđd), quan niệm nghệ thuật chính là
nguyên tắc cắt nghĩa thế giới và con người vốn có của hình thức nghệ thuật, đảm bảo cho nó khả năng thể hiện đời sống với một chiều sâu nào đó [20, tr.273] Quan niệm nghệ thuật thể hiện cái giới hạn tối đa trong cách hiểu thế giới và con người của một hệ thống nghệ thuật, thể hiện khả năng, phạm vi, mức độ chiếm lĩnh đời sống của nó [20, tr.274] Khác với tư tưởng, tác phẩm văn học tập trung vào thể hiện một thái độ đối với cuộc sống trong bình diện quan hệ giữa hiện thực và lý tưởng, khẳng định cuộc sống nào, phê phán cuộc sống nào, quan niệm nghệ thuật chỉ cung cấp một mô hình nghệ thuật về thế giới có tính chất công cụ để thể hiện những cuộc sống cần phải có mang tính khuynh hướng khác nhau [20, tr.274] Với tính chất công cụ đó, quan niệm nghệ thuật chẳng những cung cấp một điểm xuất phát để tìm hiểu nội dung của tác phẩm văn học cụ thể, mà còn cung cấp một cơ sở để nghiên cứu sự phát triển, tiến hóa của văn học Bởi lẽ, điều chủ yếu trong sự tiến hóa của nghệ thuật và của xã hội nói chung, là đổi mới cách tiếp cận và chiến lĩnh thế giới và con người.và do đổi mới quan niệm mà thế giới cũng được chiếm lĩnh
sâu hơn, rộng hơn, với những phạm vi, giới hạn, ất lượng mới
Quan niệm nghệ thuật là hình thức bên trong của sự chiếm lĩnh đời sống, là hệ quy chiếu ẩn chìm trong hình thức nghệ thuật, nó gắn với các phạm trù phương pháp sáng tác, phong cách nghệ thuật, làm thành thước đo
và là cơ sở của tư duy nghệ thuật
Trang 362.2 Sự đổi mới trong quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu và Mạc Ngôn
Theo quy tắc kế thừa, ở phần này, chúng tôi sẽ đi vào tìm hiểu sự đổi mới trong quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu và Mạc Ngôn Những điểm rút ra được ở phần này cũng chính là điều suy rộng ra, hay là sự cắt nghĩa, lí giải cho những chuyển biến trong hình tượng nghệ thuật đã trình bày Chương 1 Và, những hình tượng nghệ thuật đó được xây dựng, không đâu khác, từ chính những quan niệm của nhà văn (tức Nguyễn Minh Châu và Mạc Ngôn) về văn học và nhà văn, về hiện thực, về việc phản ánh hiện thực trong tác phẩm, về con người trong tác phẩm văn học
2.2.1 Quan niệm về văn học và nhà văn
Trước hết, đối với Nguyễn Minh Châu, có thể nói, quan niệm về văn học và nhà văn của ông thể hiện khá đều đặn trong các tiểu thuyết, truyện ngắn của mình kể cả trước và sau khi quá trình Đổi mới được manh nha rồi đi vào quỹ đạo của nó Nhất là trong bộ phận Tiểu luận phê bình của ông, những quan niệm này càng được thể hiện một cách sâu sắc và hệ thống
Về văn học, với Nguyễn Minh Châu, rõ ràng nổi lên những quan điểm nổi bật: Văn học vừa phải mang tính thời sự, vừa mang tính trường tồn
Nguyễn Minh Châu nhấn mạnh đến tính thời sự của văn học như là điều tâm đắc nhất của bản thân ông, bởi ông nhận thấy thực trạng văn học đất
nước sau chiến tranh đang đi vào lối mòn, đi sau cuộc sống Trong Trang giấy
trước đèn, ông khẳng định: ―Tác phẩm văn học phải là một thứ vũ khí trên
mặt trận tư tưởng và ít nhiều mang tính thời sự Như vậy, trước khi viết, nhà văn phải hình dung ra cái tác phẩm của mình và đem nó ướm vào cuộc sống trong một tương lai vài ba năm, thử xem nó có nằm trong cái mạch chính của cuộc sống hay không, thử nhìn xem nó có lạc hậu hoặc đứng trước quá xa bước tiến triển của xã hội không, thử nhìn xem với tác phẩm đó anh có đem đến cho xã hội một tiếng nói bổ ích không‖ [5, tr.43] ―Văn học bao giờ cũng
Trang 37phải trả lời những câu hỏi của ngày hôm nay, bao giờ cũng phải đối thoại với chính những người đương thời về những câu hỏi cấp bách của đời sống‖ [5, tr.78]
Do đó, tính thời sự của văn học, theo cách nghĩ của Nguyễn Minh Châu, phải là cái hiện thời, cái đang có của hôm nay, cái mà toàn xã hội đang quan tâm theo dõi Tính thời sự của văn học mà nhà văn nói tới phải gắn với không gian, thời gian lịch sử đang diễn ra, là khoảng thời gian hiện thời, là cái
mà người dân đang quan tâm nóng bỏng, chứ không phải điều gì đó đã đến
―ngày hôm qua‖ Tuy nhiên, nhà văn cũng không hề cực đoan rằng ―ngày hôm nay‖ chỉ là những việc vừa xảy ra hôm nay, bởi, có những vấn đề từ xa xưa mà đến hôm nay vẫn không hề cũ, vẫn còn nguyên tính thời sự, nhức nhối
và cần phải tiếp tục giải quyết Bên cạnh đó, tính trường tồn, mà thước đo là sức sống của hình tượng nhân vật cũng như sự kế thừa của văn học cũng là vấn đề mà Nguyễn Minh Châu đặc biệt quan tâm trong khi thể hiện quan điểm của mình về văn học
Với ông, hình tượng nghệ thuật ―không chỉ tái hiện đời sống mà còn cải biến nó để tạo ra một thế giới mới, chưa từng có trong hiện thực‖ [5, tr.124],
và ông nhận định ―Tác phẩm văn học phải qua phán xét nghiêm khắc của thời gian mới được đánh giá thực sự đúng đắn‖ [5, tr.299] Sức sống lâu bền của hình tượng sẽ tạo cho tác phẩm văn chương sức sống cùng thời gian, tạo ra tính trường tồn của tác phẩm văn học Sự đóng góp của Nguyễn Minh Châu với văn học Việt Nam chính là qua những tác phẩm để lại cho đời, ông đã dựng lên được những hình tượng nghệ thuật có sức lay động tâm hồn độc giả qua nhiều năm tháng
Với Mạc Ngôn, thông qua những tác phẩm của ông, thông qua những bài nói chuyện của ông, ta có thể thấy ông cũng thể hiện một cách mạnh mẽ quan niệm của mình về văn học
Trang 38Ngay trong Diễn từ Nobel mà Mạc Ngôn đọc trong ngày ông nhận giải
thưởng danh giá mà bất kì nhà văn nào cũng mơ ước chạm tới, ông cũng đã khẳng khái rằng: ―Khi viết cuốn tiểu thuyết sát sao với hiện thực xã hội ―‖Bài
ca ngồng tỏi thiên đường‖, vấn đề lớn nhất mà tôi đối mặt thực ra không phải
là chuyện tôi dám hay không dám phê bình các hiện tượng đen tối trong xã hội, mà là chuyện những cảm xúc và lòng căn giận bừng bừng ấy có thể làm cho chính trị áp đảo văn học, khiến cho bộ tiểu thuyết đó trở thành một phóng
sự tường thuật xã hội‖[Diễn từ Nobel, bản dịch Nguyễn Hải Hoành, tạp chí
Tia sáng, 13/12/2012]
Rõ ràng, với Mạc Ngôn, tính thời sự cũng là điều đầu tiên mà ông muốn một tác phẩm văn học cần phải có Tuy nhiên, Mạc Ngôn kỳ vọng nhiều hơn vào việc nhà văn phản ánh tính thời sự đó vào trong tác phẩm của mình như nào, hơn là việc bê nguyên xi sự vật, sự việc vào đó, một cách đơn điệu và thô kệch Ông khẳng định ―Nhà tiểu thuyết là một con người trong xã hội, lẽ tự nhiên phải có lập trường và quan điểm của mình, nhưng khi sáng tác thì nhà tiểu thuyết phải đứng trên lập trường của con người, coi tất cả mọi người đều là con người để mà diễn tả Có như vậy thì văn học mới có thể khởi đầu sự kiện và vượt qua sự kiện, quan tâm chính trị nhưng lớn hơn chính trị‖
Như vậy, với Nguyễn Minh Châu cũng như Mạc Ngôn, văn học luôn là tấm gương phản chiếu đời sống, nhưng nó không đơn giản là phản chiếu một cách rập khuôn và máy mọc hiện thực đời sống trong đó Văn học phải vượt lên trên sự phản ánh cơ học, nó phải vừa lột tả được tính thời sự trong bản chất sự vật, sự việc, nó còn phải tạo dựng lên những hình tượng nghệ thuật điển hình để lột tả một cách nghệ thuật đời sống, và hình tượng đó, vượt lên trên sự kiện, vượt lên trên chính trị… để có sức sống lâu dài, thậm chí, vươn lên tầm trường tồn
Có thể nói, cả Nguyễn Minh Châu và Mạc Ngôn đều có rất nhiều lần bày tỏ quan điểm của mình về nhà văn, công việc của nhà văn
Trang 39Quan niệm truyền thống coi văn chương chỉ là một trong nhiều thú chơi tao nhã của những người có học, hoặc coi văn chương là nơi kín đáo gửi gắm tâm sự của mình trước thời cuộc hay oan trái cuộc đời Ở Việt Nam, coi văn chương như là một nghề để kiếm sống hoàn toàn không có trong văn học trung đại, trong khi trên thế giới, nó đã tồn tại từ lâu Coi văn chương như một nghề để nuôi sống bản thân thực sự chỉ xuất hiện ở nước ta từ những năm đầu thế kỉ XX với nhà thơ Tản Đà, kế đó là Vũ Trọng Phụng, thế nhưng, mãi về sau, khi văn học có những bước phát triển mạnh mẽ khác thì không phải người cầm bút nào cũng coi viết văn là nghề kiếm sống với họ Trong văn học
1945 - 1975, ta rất hiếm gặp nhà văn nào thể hiện tư tưởng đó, ngoại trừ Chế Lan Viên, với bút danh ―Chàng văn‖
Với Nguyễn Minh Châu, ông quan niệm viết văn là một nghề, và ông lên tiếng: ―Không có một nghề nào mà kết quả công việc lại có thể cắt nghĩa
rõ rệt chân giá trị của người làm ra nó như nghề viết văn‖ Ông không chỉ coi
mà còn gọi hẳn tên cái nghề ông đang làm: nghề viết văn Và như thế, người viết văn được gọi là nhà văn, cũng cần có ý thức to lớn về công việc của mình, vai trò của mình, nhiệm vụ của mình…
Nhìn vào những sáng tác của Nguyễn Minh Châu, có thể thấy ngay hầu hết đều dính dáng ít nhiều tới chiến tranh Nguyễn Minh Châu nghiệm thấy, quãng đời làm lính đã giúp cho họ làm được một cái gì đó trong nghề nghiệp của mình, nên ông biết, phải sống như một người lính trước đã, rồi hãy nghĩ tới mình là một người cầm bút Những phẩm chất tốt đẹp của người lính xông pha nơi lửa đạn sẽ giúp người cầm bút đứng vững trước những cam go, thử thách khốc liệt của đời thường cũng như của nghề nghiệp Ông hiểu, để cho ra đời những sáng tác nghệ thuật đích thực, người cầm bút phải chấp nhận, vượt qua những khắc nghiệt của nghề nghiệp Chỉ có vượt qua, tồn tại và được thì lúc đó mới được gọi là nhà văn, mới được bạn độc và đồng nghiệp chấp nhận Môi trường viết văn cũng khốc liệt, mất mát, hy sinh chẳng khác nào người
Trang 40lính cầm súng ngoài mặt trận, thậm chí, có khi còn hơn thế Bởi mất mát, tổn thất về tinh thần là lớn lao nhất, không gì sánh nổi, mà văn chương nghệ thuật lại là một lĩnh vực tinh thần mang bản sắc rất riêng
Do đó, Nguyễn Minh Châu đề cao vai trò, trách nhiệm của ―mỗi nhà văn‖ Ông yêu cầu sự nghiêm túc trong trăn trở cũng như từng con chữ của mình và đồng nghiệp, và, ông quan sát chính mình, ông quan sát đồng nghiệp,
để nhận thấy có những kiểu nhà văn khác nhau Tại sao lại có những kiểu nhà văn khác nhau như vậy? Chính là do xuất phát từ những tiêu chí Nguyễn Minh Châu dùng phân loại khác nhau, mà chủ yếu là trên tiêu chí: thái độ của họ - những nhà văn như ông thấy, với các vấn đề xã hội như thế nào, để rồi, ông nhiều lần ―gọi tên‖ thành: kiểu nhà văn hiền lành vô sự, kiểu nhà văn dũng cảm, kiểu nhà văn có tài Mỗi ―kiểu‖ nhà văn ông đều đưa ra những nhận xét, đánh giá rất chi tiết, cụ thể, chân thực về nhiều mặt (mặt được, cũng như mặt chưa được), và từ đó, mong muốn mỗi người cầm bút tự nhìn nhận, đánh giá mình đang ở kiểu nào, để sống, và viết có trách nhiệm hơn, có ý nghĩa hơn, xứng đáng với danh xưng ―nhà văn‖ mình đang mang Ở phương diện này, có thể thấy, Nguyễn Minh Châu là người rất quyết liệt trong việc hối thúc bản thân và đồng nghiệp nhìn nhận một cách chân thực công việc, vai trò của mình đối với xã hội, đối với người đọc Niềm trăn trở, nỗi niềm đau đáu ấy thể hiện một nhân cách lớn trong văn chương, một nhân cách lớn trong đời sống
Còn với Mạc Ngôn, quan niệm về nhà văn của ông cũng hết sức đơn giản Ông lấy mình ra làm thí dụ cho những điều mình nói, chứ không đao to búa lớn, bởi khi mới đặt chân vào địa hạt văn chương, ông luôn có mặc cảm,
tự ti về mình, phần cũng do những quan điểm của ông thể hiện cụ thể trong các sáng tác ban đầu chưa được coi trọng, chú ý Mạc Ngôn nói rằng ông đến với nghiệp viết lách rất tình cờ, ban đầu chỉ là mong mình có thể nuôi sống miệng ăn của mình, sau là có thể ―mua được một cái đồng hồ Thượng Hải để đeo vào tay cho oách‖, nhưng sau một vài tác phẩm đầu tay, những giản đơn