Lí thuyết tự sự học hiện đại lần đầu tiên cho người ta thấy sự phức tạp của cấu trúc tự sự, thể hiện ở một số khía cạnh như: cốt truyện, người kể chuyện, điểm nhìn, ngôn ngữ, không gian
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
BÙI HẢI HÀ
NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG TIỂU
THUYẾT ẾCH CỦA MẠC NGÔN
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI MÃ SỐ: 60.22.30
HÀ NỘI 5/2013
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
BÙI HẢI HÀ
NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG TIỂU
THUYẾT ẾCH CỦA MẠC NGÔN
CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI
MÃ SỐ: 60.22.30
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN
Người hướng dẫn khoa ho ̣c: PGS.TS Lê Huy Tiêu
HÀ NỘI 5/2013
Trang 3MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài ……… 1
2 Lịch sử vấn đề 5
3 Mục đích nghiên cứu……… 9
4 Phạm vi nghiên cứu 10
5 Phương pháp nghiên cứu 10
6 Cấu trúc của luận văn 11
NỘI DUNG 12
Chương 1: Nghệ thuật kết cấu và cốt truyện……… 13
1.1 Nghệ thuật kết cấu 13
1.1.1 Khái niệm kết cấu ……… 13
1.1.2 Kết cấu lồng ghép 15
1.2.3 Kết cấu từ góc độ thời gian……… 20
1.2 Cốt truyện ……….26
1.2.1 Khái niệm cốt truyện……… 26
1.2.2 Truyện lồng trong truyện……… 27
1.2.3 Cốt truyện xâu chuỗi và sự phân rã cốt truyện……….32
Chương 2: Người kể chuyện và nhân vật 37
2.1 Người kể chuyện……… 37
2.1.1 Lý thuyết về người kể chuyện… 37
2.1.2 Người kể chuyện trong Tiểu thuyết Ếch 39
2.2 Điểm nhìn tự sự……… 48
2.2.1 Lý thuyết về điểm nhìn tự sự……… 48
2.2.2.Điểm nhìn trong tiểu thuyết Ếch……….50
2.3 Nhân vật………56
2.3.1 Khái niệm Nhân vật………56
2.3.2 Nhân vật trong Tiểu thuyết Ếch……… 58
Trang 4Chương 3: Ngôn ngữ và giọng điệu 67
3.1 Ngôn ngữ……… 67
3.1.1 Ngôn ngữ cuồng hoan……… 68
3.1.2 Ngôn ngữ đối thoại đậm chất thô tục…… 73
3.1.3 Ngôn ngữ cảm giác……… 77
3.1.4 Ngôn ngữ biểu tượng………78
3.2 Giọng điệu 80
3.2.1 Giọng điệu bỡn cợt………81
3.2.2 Giọng điệu lạnh lùng 84
3.2.3 Giọng điệu tâm tình……… 86
KẾT LUẬN 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO 93
Trang 5PHẦN MỞ ĐẦU
Sau đại ―cách mạng văn hoá‖, đất nước Trung Quốc bước sang một trang mới và đã thực sự bừng tỉnh sau cơn ác mộng Trung Quốc bước vào thời kỳ cải cách mở cửa, nền kinh tế ngày một phát triển, đời sống nhân dân ngày một nâng cao Những biến động của đời sống xã hội đó đã tác động sâu sắc đến diện mạo nền văn học Văn học Trung Quốc và đặc biệt là tiểu thuyết Trung Quốc có bước phát triển rực rỡ, bước vào mùa hoàng kim của sáng tác văn học
Tiểu thuyết thời kỳ này không chỉ nhiều về số lượng, phong phú về đề tài
mà còn có giá trị cao về nội dung và hình thức thể hiện Một trong những người
có công trong việc đổi mới tiểu thuyết và làm cho tiểu thuyết đương đại khởi
sắc chính là nhà văn Mạc Ngôn
Là cây bút tiêu biểu cho văn xuôi đương đại thời kỳ đổi mới, tác phẩm của Mạc Ngôn đã ―làm mờ và xoá đi trung tâm của chủ đề phân tích và phán xét văn hoá của các tác phẩm tìm về cội nguồn, tiến tới làm cho lịch sử trở thành đối tượng thẩm mỹ và lĩnh vực tưởng tượng siêu nhiệm‖ [17, tr 197] Người khen nhiều, kẻ chê cũng không ít Đối với những người chỉ trích cũng như những lời khen, ông đều cám ơn vì nó đều giúp ích cho ông ―Ông lặng lẽ, không nói (Mạc Ngôn) âm thầm ―thâm canh‖ trên cánh đồng ―cao lương đỏ‖ quê nhà và đến nay ông đã có được 11 bộ tiểu thuyết dài, 30 truyện vừa, 100 truyện ngắn, 5 tập tản văn, 9 kịch bản phim, 2 kịch bản kịch nói Tác phẩm của ông đã được dịch ra nhiều thứ tiếng và đoạt nhiều giải trong và ngoài nước‖.[45, tr 59]
Với giải thưởng danh giá bậc nhất – giải Nobel văn chương 2012, nhà văn Mạc Ngôn - người có thứ văn chương ―hiện thực huyền ảo pha trộn những câu chuyện dân gian, lịch sử và hiện đại‖ [45, tr 57] - đã trở thành người Trung Quốc thứ ba nhận giải Nobel, sau Cao Hành Kiện (Nobel Văn chương 2000) và Lưu Hiểu Ba (Nobel Hòa bình 2010)
Trang 6Trên hành trình sáng tác, Mạc Ngôn sớm hình thành cho mình một lối đi riêng, một phong cách riêng Nhà văn từng mong muốn ―viết ra những thứ thuộc về tôi, nó khác với những người khác, và cũng khác với những nhà văn phương Tây, các nhà văn Trung Quốc‖ [17, tr.108] Niềm khát khao đó chính là động lực giúp nhà văn không ngừng đổi mới, không ngừng sáng tạo trong sáng tác văn chương
Là một tác giả có ý thức tránh nhiệm tự giác rất cao trong sáng tạo nghệ
thuật với phương thức người báo tin duy nhất, [17, tr.267], Mạc Ngôn đã khẳng
định, ―Viết gì thì đều phải có tính sáng tạo đầu tiên và độc nhất Người khác đã làm rồi thì không thể lặp lại Tốt nhất là viết những gì người khác chưa viết, thủ pháp cũng là cái mình chưa sử dụng lần nào‖ [17, tr.275] ―Tiểu thuyết hay trong lòng tôi, thứ nhất là phải có ngôn ngữ hay, thứ hai phải có cốt truyện hay, thứ ba phải chứa đựng nhiều điều thú vị và những trăn trở, để độc giả mong đợi, thứ tư phải để độc giả thấy được những thay đổi trong tư tưởng của nhà văn, cũng có nghĩa là phải để cho độc giả cảm thấy mình ở cùng vị trí với nhà văn‖ [17, tr 281] Như vậy, với Mạc Ngôn quan trọng nhất trong sáng tác nghệ thuật
là có sự tìm tòi về thể loại và ngôn ngữ, tối kị nhất là sự lặp lại người khác và không chấp nhận cả sự lặp lại của chính mình, luôn làm mới mình là yêu cầu
mà ông đặt ra và theo đuổi trong suốt các chặng đường sáng tác Từ Cao lương
đỏ của những năm 80, thế kỉ XX đến nay, mỗi bộ tiểu thuyết của Mạc Ngôn là
một sự đột phá trong phong cách thể hiện ngôn ngữ và hình thức thể loại
Ếch(cuối năm 2009) là cuốn tiểu thuyết mới nhất của Mạc Ngôn kẻ từ sau tiểu
thuyết Sống đọa thác đày năm 2006
Cuốn tiểu thuyết, với phương thức tự sự xưa nay chưa từng có – sự kết hợp của ba thể loại thư – kịch – tiểu thuyết, đã thể hiện một cách viết và cách
khai thác đề tài hoàn toàn mới lạ của Mạc Ngôn Ếch do NXB Văn nghệ
Thượng Hải xuất bản, phát hành tại Trung Quốc vào những ngày cuối tháng 12
Trang 7năm 2009, đã nhanh chóng thu hút đông đảo độc giả Trung Quốc và dấy lên làn sóng háo hức của độc giả nhiều nước vốn mê thích truyện của Mạc Ngôn
Cuốn sách xoay quanh cuộc đời và công việc của nhân vật chính – một
nữ bác sĩ chuyên đỡ đẻ ở khắp nông thôn Cao Mật, sau này phải chuyển sang nghề thắt ống dẫn tinh cho nam giới và nạo phá thai Đây là một đề tài cực kỳ hiếm hoi trong văn học, được nhà văn Mạc Ngôn miêu tả vô cùng khéo léo và đầy kịch tính Cuốn sách như một bức tranh xã hội sâu sắc ở Trung Quốc, phản ánh được những tác động của chính sách kế hoạch hóa gia đình kéo dài hơn 30 năm tới cuộc sống của người dân nước này Tác phẩm được đánh giá rất cao, xếp thứ hai trong kết quả bình chọn những đầu sách hay nhất tại Trung Quốc năm 2009, cũng là tác phẩm mang về cho Mạc Ngôn giải thưởng Mao Thuẫn năm 2010
Hiện nay, thành tựu sáng tác thể loại tiểu thuyết ở Việt Nam chúng ta chưa cao Các nhà văn Nguyễn Khắc Phê, Võ Thị Hảo, Trần Đăng Khoa… đều coi Mạc Ngôn như một tấm gương về sự sáng tạo, về tinh thần dũng cảm dám khẳng định cái quyền của nhà văn Xuất phát từ thực tiễn đó, việc nghiên cứu tiểu thuyết Mạc Ngôn nói chung và nghệ thuật tự sự của nhà văn này nói riêng
là việc làm vừa có ý nghĩa khoa học vừa có ý nghĩa thực tiễn
Cùng với thi pháp học, so sánh văn học, tiếp nhận văn học, tâm lý học văn học,…, tự sự học đang là một lĩnh vực nghiên cứu trọng yếu của lý luận văn học hiện đại Xuất phát từ tôn chỉ này, và cũng từ tiềm năng của ngành khoa học tự sự, rất nhiều nhà nghiên cứu đã chọn tự sự làm hạt nhân lý luận để nghiên cứu tiểu thuyết nói chung và tiểu thuyết Mạc Ngôn nói riêng
Tự sự học là ngành nghiên cứu còn non trẻ, định hình từ những năm 1960
- 1970 ở Pháp nhưng đã nhanh chóng vượt biên giới, trở thành một trong những lĩnh vực học thuật được quan tâm phổ biến Ở Việt Nam, các công trình về tự
sự học đã xuất hiện, tuy nhiên công trình chuyên sâu và dày dặn vẫn còn hiếm
Trang 8Hội thảo tự sự học đầu tiên ở nước ta (2001- khoa Ngữ văn, ĐHSPHN) và sau đó
là việc xuất bản công trình Tự sự học - một số vấn đề lí luận và lịch sử (Nxb
ĐHSP, 2003) dường như đã góp phần chính danh trong tiếng Việt tên gọi một
chuyên ngành nghiên cứu văn học quan trọng ở Âu - Mỹ, chuyên ngành Tự sự
học - Narratology Sau hội thảo này cho đến nay tiếp cận tác phẩm văn học dựa
trên lí thuyết tự sự đang trở thành một xu hướng và nó giúp chúng ta có cái nhìn đa chiều, đầy đủ hơn về đối tượng được đem ra nghiên cứu Lí thuyết tự sự có thể coi như một bộ phận không thể thiếu của hành trang nghiên cứu văn học hôm nay, là một bộ phận cấu thành lí luận hiện đại Lí thuyết tự sự học hiện đại lần đầu tiên cho người ta thấy sự phức tạp của cấu trúc tự sự, thể hiện ở một số khía cạnh như: cốt truyện, người kể chuyện, điểm nhìn, ngôn ngữ, không gian – thời gian, giọng điệu, nhân vật… Đã có rất nhiều bài viết vận dụng lý thuyết và ứng dụng của tự sự học của các tác giả như Trần Đình Sử - Đỗ Đức Hiểu - Nguyễn Tri Nguyên - Vương Trí Nhàn - Nguyễn Văn Hạnh - Nguyễn Thị Bình - Đào Tiến Thi - Đỗ Phương Thảo - Nguyễn Thanh Tú - Phạm Thị Lan - Đào Thủy Nguyên - Nguyễn Thị Bích… Tuy nhiên, những bài viết đó chủ yếu là đề cập đến các tác phẩm của văn học nước nhà hoặc của phương Tây là nhiều mà thường ít nghiên cứu về các vùng văn học khác Hiện nay, văn học Trung Quốc với những tên tuổi như Mạc Ngôn, Vương Mông, Trương Hiền Lượng, Lý Nhuệ, Dư Hoa…đang thu hút được sự quan tâm của nhiều độc giả Việt Nam và đang trở thành một mảnh đất màu mỡ cho giới nghiên cứu, phê bình
Trong sự nghiệp sáng tác đồ sộ của Mạc Ngôn với trên 200 tác phẩm thuộc nhiều thể loại, bao gồm tiểu thuyết, truyện vừa, truyện ngắn, tản văn, kịch…; tiểu thuyết là thể loại gây tiếng vang lớn nhất, gặt hái được nhiều thành tựu nhất Một trong những yếu tố khẳng định văn tài của Mạc Ngôn trong thể loại tiểu thuyết chính là nghệ thuật tự sự với những phương lược và sách lược
tự sự độc đáo Vì vậy, nghệ thuật tự sự là vấn đề xứng đáng được khảo sát tìm hiểu trong khi nghiên cứu về tiểu thuyết của tác gia này
Trang 9Chính vì những lí do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài Nghệ thuật tự sự
trong tiểu thuyết Ếch của Mạc Ngôn mong muốn từ việc nghiên cứu một tác
phâm cụ thể góp thêm cái nhìn tổng thể về thế giới nghệ thuật của nhà văn, đồng thời tìm hiểu những đóng góp của nhà văn Mạc Ngôn đối với tiểu thuyết hiện đại nói riêng và đối với nền tiểu thuyết nói chung
2 Lịch sử vấn đề
Mạc Ngôn là một trong những nhà văn đương đại Trung Quốc có phong cách sáng tác đa dạng phong phú Tác phẩm của ông tuy đã được dịch khá nhiều ở Việt Nam nhưng số lượng những công trình, bài viết nghiên cứu vầ tác giả cũng như tác phẩm chưa nhiều
Mạc Ngôn được giới thiệu đến độc giả Việt Nam qua cuốn Mạc Ngôn và
những lời tự bạch NXB Văn học, HN (2004) và Chuyện văn chuyện đời
(Mạc Ngôn), NXB Lao Động, HN (2004) của dịch giả Nguyễn Thị Thại Cuốn sách là tập hợp những bài phỏng vấn nhà văn qua đó tác giả trình bày những quan niệm của mình về sáng tác văn học cũng như những thủ pháp nghệ thuật tiêu biểu đem đến cho người đọc một cái nhìn tương đối phong phú về sáng tác của Mạc Ngôn Ngoài ra, trong nhóm tài liệu tự bạch của Mạc Ngôn còn có các
bài báo như: Mạc Ngôn- cá tính làm nên số phận (Văn nghệ số 15, 2006); Báu
vật của đời qua tiết lộ của Mạc Ngôn (Văn nghệ Công an nhân dân, tháng
5/2004) Các tài liệu này đã đề cập đến nhà văn Mạc Ngôn trên nhiều phương
diện: động cơ sáng tác, nguồn gốc ảnh hưởng, quan điểm, lập trường và phong cách sáng tác
Tại Việt Nam, phần lớn các nhà nghiên cứu tập trung đi vào một khía
cạnh hoặc một tác phẩm cụ thể, ví dụ như một vài bài viết về Thế giới nghệ
thuật của Mạc Ngôn qua hai tiểu thuyết Báu vật của đời và Đàn hương hình
của Nguyễn Khắc Phê, tạp chí sông Hương số 166 tháng 12 năm 2002, Thế
giới nghệ thuật trong tiểu thuyết Mạc Ngôn, PGS.Lê Huy Tiêu, tạp chí Văn
Trang 10học nước ngoài số 4-2003, Mạc Ngôn và Đàn hương hình, PGS.Lê Huy Tiêu , báo Văn nghệ số 27 tháng 7 năm 2003, Mạc Ngôn nhà văn của người nông
dân của Trần Minh Sơn, báo văn nghệ số 35 + 36 tháng 9 năm 2003 Trên
báo Văn nghệ số 5 tháng 12 năm 2003 có đăng bài viết Tiểu thuyết Mạc Ngôn
với độc giả Việt Nam của Hồ Sĩ Hiệp Bài viết tổng kết những bước đường sáng
tạo tiểu thuyết của Mạc Ngôn từ những tiểu thuyết đầu tiên đến khi đạt được vị trí vững chắc trên văn đàn
PGS.TS Lê Huy Tiêu trong các bài viết nói trên với hướng nghiên cứu thi pháp học và tự sự học đã phát hiện những cái ―lạ‖ của tiểu thuyết Mạc Ngôn qua ―đề tài rất rộng, cốt truyện không còn là cốt truyện hoàn chỉnh như tiểu thuyết truyền thống nữa mà nó chỉ còn là cái khung truyện mà thôi Nhưng trong cái khung truyện ấy chứa đầy cảm giác Đó là linh hồn của tiểu thuyết Mạc Ngôn Ông có biệt tài nắm bắt cảm giác‖ [40, tr.17] Nghệ thuật tự sự độc đáo với điểm nhìn tự thuật luôn biến hoá, kết cấu truyện, nghệ thuật xử lý không gian và thời gian, hệ thống nhân vật đều được tác giả phân tích tường tận và kiến giải sâu sắc
Bổ sung cho sự khiếm khuyết của cái nhìn phiến diện trong tình hình
nghiên cứu Mạc Ngôn hiện nay, trên báo Văn nghệ số 46 (2008), PGS TS Lê
Huy Tiêu có bài Thử phản biện Mạc Ngôn Bài viết đã tổng hợp những ý kiến phê phán Mạc Ngôn được đăng tải trong cuốn Tư liệu nghiên cứu Mạc Ngôn
do Dương Dương biên soạn, NXB Nhân dân Thiên Tân ấn hành năm 2005 Sau
đó PGS đã đưa ra quan điểm không tán thành đối với sự khoa trương quá đáng cũng như thái độ thích thú của nhà văn khi viết về cái ác và hành vi bạo lực
Với giải Nobel văn chương 2012, tên tuổi Mạc Ngôn trở nên nổi như cồn
PGS.TS Lê Huy Tiêu trong bài viết “Con đường Mạc Ngôn đi tới giải Nobel
văn học”, tạp chí nghiên cứu Trung Quốc (134) đã khẳng định: ―Giải thưởng
này xóa tan thành kiến của Ủy ban Nobel xưa nay vì quá thiên vị châu Âu
Trang 11Trong một thập kỷ qua, có đến 8 nhà văn châu Âu được Viện Hàn lâm Thụy Điển vinh danh; năm ngoái, giải được tặng cho nhà văn Thụy Điển Tomas Transtromer Giờ đây người phương Tây không còn coi văn học đương đại Trung Quốc là một ―bãi rác‖ nữa, họ bắt đầu thừa nhận ―Trung Quốc là nước lớn về văn học‖ Người Pháp coi Mạc Ngôn là ―đại thụ‖ trong khu rừng của văn học Trung Quốc Người Đức hết sức ca ngợi Mạc Ngôn Họ nói ―Trên bầu trời sao văn học có thêm một ngôi sao sáng‖ Nhiều người còn so sánh Mạc Ngôn với Kafka, Faulkner, J.Heller Có điều cách đánh giá của họ hơi thiên về việc Mạc Ngôn đã tả được nhược điểm nhân tính của xã hội Trung Quốc, phản ánh được mặt đen tối của nền chính trị và phơi bày phê phán mạnh mẽ cái xấu xa, kệch cỡm của xã hội‖ [45, tr.60]
Nhà thơ Trần Đăng Khoa trong bài phỏng vấn trên báo Tiền phong với
nhan đề Thấy Mạc Ngôn đoạt Nobel mà sốt cả ruột! đã hết lời ca ngợi Mạc
Ngôn Ông khẳng định: ―Chỉ có Mạc Ngôn là đáng đọc thôi Ở thời điểm ấy, anh
có hai cuốn dịch sang ta đều vào loại rất hay Không còn nghi ngờ gì nữa, Mạc Ngôn là một trong những nhà văn lớn nhất của hành tinh này ở chính thời điểm này‖ [47,tr 1]
Một số sinh viên và học viên các trường đại học đã chọn tiểu thuyết Mạc Ngôn làm đề tài nghiên cứu cho khoá luận, luận văn tốt nghiệp của mình
Phạm Thị Nhung đi sâu tìm hiểu Nghệ thuật tiểu thuyết Sống đoạ thác
đày của Mạc Ngôn, Mã Thị Chinh thì tiếp cận Đặc điểm nghệ thuật tiểu thuyết Báu vật của đời (Mạc Ngôn), Trần Thị Lệ Quý lại nghiên cứu thi pháp
hiện đại của Mạc Ngôn qua Cao Lương đỏ Nguyễn Thị Minh Quân, Trần Thị
Thanh Thủy, Lương Thị Mai cũng đi sâu phân tích nghệ thuật tự sự trong tiểu
thuyết Mạc Ngôn qua các tác phẩm như Đàn hương hình, 41 chuyện tầm
phào, Báu vật của đời…
Các tác giả đều nhấn mạnh các vấn đề người tự sự, thời gian tự sự và không gian tự sự, cốt truyện lồng ghép, thời gian lồng ghép, ngôn ngữ cảm
Trang 12giác Qua đó khẳng định tính ―đa phong cách‖ và sức hấp dẫn của tiểu thuyết Mạc Ngôn với độc giả
Đặc biệt, luận án tiến sĩ Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết của Mạc
Ngôn của Nguyễn Thị Tịnh Thy là công trình đầu tiên khảo sát toàn bộ 11 tiểu
thuyết trường thiên của Mạc Ngôn dưới góc độ nghệ thuật tự sự trên các bình diện người kể chuyện, điểm nhìn, thời gian, kết cấu, ngôn ngữ và giọng điệu
Với kết quả nghiên cứu này, luận án góp phần khẳng định sự cần thiết của việc kết hợp lí thuyết tự sự học của cả phương Đông lẫn phương Tây khi ứng dụng vào nghiên cứu các hiện tượng văn học phương Đông, đặc biệt là các tiểu thuyết hiện đại của Trung Quốc Từ việc phân tích và kiến giải những đặc điểm, vị trí và công năng của các yếu tố tự sự trong mối quan hệ lôgic giữa chúng, luận án đã xác định phong cách ―tự sự kiểu Mạc Ngôn‖ Đó là một phong cách được hình thành nên bởi sự tổng kết giữa đặc trưng tự sự ―cực hạn‖
và đặc trưng hậu hiện đại của văn học Trung Quốc Từ sự chi phối của điểm nhìn, với hai nhãn quan hiện thực và kì ảo, Mạc Ngôn đã xây dựng nên trong tiểu thuyết của mình một thế giới ngôn từ đặc biệt: hồn nhiên, ngạo ngược, trần tục và đầy nhục tính nhưng cũng rất nhuần nhị, uyển chuyển, đa biến và ảo diệu
Bằng những nghiên cứu của mình, tác giả luận án khẳng định trong tiểu thuyết của Mạc Ngôn có sự kết hợp khéo léo, nhuần nhuyễn giữa những sách lược tự sự cổ xưa nhất với hiện đại nhất Qua sự cách tân bằng con đường phục cổ, Mạc Ngôn đã khẳng định sức sống thanh tân và trường cửu của tiểu thuyết nói chung, lí luận tự sự truyền thống của Trung Quốc nói riêng, từ đó xác lập nên một đặc trưng hậu hiện đại kiểu Trung Quốc: hậu hiện đại thực chất là
sự phục sinh, phục hưng của hậu cổ đại kết hợp với yếu tố hậu hiện đại của phương Tây
Trang 13Luận án được đánh giá là có nhiều đóng góp về mặt lí luận và thực tiễn, đặc biệt đã nêu ra một hướng tiếp cận mới trong các sáng tác của Mạc Ngôn nói riêng, trong các tác phẩm văn học phương Đông nói chung, đặc biệt
là khi giải mã các tác phẩm văn học phải đặt chúng trong mối quan hệ với đặc thù triết học và mĩ học bản địa để tìm hiểu cội nguồn các yếu tố văn hóa và tâm thức cộng đồng được phản chiếu qua tác phẩm ấy
Ếch là tác phẩm mới nhất của Mạc Ngôn kể từ sau tiểu thuyết Sống đọa thác đày xuất bản từ năm 2006 Trong luận văn tiến sĩ nói trên của Nguyễn Thị
Tịnh Thy, tác giả cũng đã có những nghiên cứu bước đầu về tiểu thuyết này trong mối tương quan so sánh với các tác phẩm khác của Mạc Ngôn trên các phương diện như: nghệ thuật tổ chức thời gian và kết cấu, đặc trưng ngôn ngữ
và giọng điệu,… Nhưng nhìn chung, theo hiểu biết của chúng tôi, về tác phẩm này của Mạc Ngôn chưa có một công trình nghiên cứu chuyên sâu nào, phần lớn các ý kiến mới chỉ dừng lại ở việc giới thiệu chung về nội dung cũng như
nhận xét khái quát nét độc đáo của tác phẩm Do đó, cuốn tiểu thuyết Ếch là
một nguồn đề tài mới, một mảnh đất màu mỡ đang cần được khai phá
3 Mục đích nghiên cứu
Hiện tại, ở Việt Nam, cho đến nay chưa có một công trình nào nghiên
cứu chuyên sâu về tác phẩm Ếch của Mạc Ngôn Chính vì vậy mà tiếp cận tiểu
thuyết này ở phương diện nghệ thuật tự sự chúng tôi hướng đến giải quyết những vấn đề sau:
Thứ nhất, vận dụng lí thuyết tự sự học để tìm hiểu, phân tích nghệ thuật
tự sự của tiểu thuyết Ếch, qua đó làm nổi bật đặc trưng nghệ thuật của tiểu
thuyết từ góc độ thi pháp học và giúp bạn đọc hiểu rõ hơn giá trị nội dung tư tưởng của tác phẩm
Trang 14Thứ hai, với việc tiếp cận dựa trên lý thuyết tự sự chúng tôi muốn tìm hiểu và phần nào đánh giá những thành công và sự đổi mới trong tư duy và quan niệm nghệ thuật của nhà văn Mạc Ngôn
Qua việc thực hiện đề tài này, chúng tôi hi vọng sẽ góp một tiếng nói riêng vào việc nghiên cứu Mạc Ngôn và các tác phẩm của ông để một lần nữa khẳng định tài năng của nhà văn vùng Cao Mật
4 Phạm vi nghiên cứu
Với đề tài Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Ếch của Mạc Ngôn, chúng tôi sử dụng văn bản chính là cuốn tiểu thuyết Ếch của NXB Văn học, HN, 2010
do tác giả Nguyên Trần dịch
5 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn này tiếp cận tác phẩm từ phương pháp tự sự học Chúng tôi khảo sát các yếu tố hình thức của tác phẩm để thấy được nghệ thuật tiểu thuyết của Mạc Ngôn Tuy nhiên không coi hình thức là một yếu tố riêng biệt mà hình thức đi cùng nội dung nên ngoài phương pháp trên chúng tôi còn sử dụng một
số phương pháp khác để có cái nhìn tổng quan và chính xác hơn về đối tượng nghiên cứu
- Phương pháp tiếp cận hệ thống: Giải mã cấu trúc văn bản nghệ thuật ngôn từ dưới góc độ thi pháp học Khai thác các thủ pháp nghệ thuật của từng yếu tố trong hệ thống văn bản: Kết cấu, cốt truyện, nhân vật, nghệ thuật trần thuật, giọng điệu, ngôn ngữ
- Phương pháp phân tích - tổng hợp: Nhằm phân tích và khái quát được đặc điểm nổi bật về mặt thi pháp của tác phẩm
- Phương pháp so sánh, đối chiếu: So sánh tác phẩm được khảo sát với các tác phẩm khác cùng thời, cùng thể loại, cùng đề tài để từ đó khẳng định những đóng góp riêng của Mạc Ngôn từ bình diện thi pháp tiểu thuyết
Trang 15- Phương pháp thống kê: Phương pháp này giúp chúng tôi chỉ ra được các loại hình nhân vật khác nhau, sự biểu hiện đa dạng trong ngôn ngữ, giọng điệu tác phẩm
- Phương pháp liên ngành: Đó là phương pháp thi pháp học, phong cách học, lý thuyết tiếp cận hiện đại để tìm ra những nét riêng trong phong cách nghệ thuật của Mạc Ngôn
6 Cấu trúc luận văn
Luận văn gồm ba phần ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo thì phần nội dung chính gồm 3 chương
Chương 1 : Nghệ thuật kết cấu và cốt truyện
Chương 2: Người tự sự và nhân vật
Chương 3 : Ngôn ngữ và giọng điệu
Trang 16NỘI DUNG CHÍNH
Trong thế kỷ XX, lý luận văn học đã thu được những thành tựu rực rỡ ở rất nhiều phương diện Đặc biệt, vấn đề lý thuyết tự sự ngày càng được quan tâm rộng rãi: ―Lý thuyết tự sự cung cấp những khái niệm về cấu trúc văn bản tự sự‖ [13, tr 19]
Trong sự nghiệp sáng tác đồ sộ của Mạc Ngôn với trên 200 tác phẩm thuộc nhiều thể loại, bao gồm tiểu thuyết, truyện vừa, truyện ngắn, tản văn, kịch…; tiểu thuyết là thể loại gây tiếng vang lớn nhất, gặt hái được nhiều thành tựu nhất Một trong những yếu tố khẳng định văn tài của Mạc Ngôn trong thể loại tiểu thuyết chính là nghệ thuật tự sự
Ngày nay, khái niệm nghệ thuật tự sự đã thu hút nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu phê bình văn học Có ý kiến đồng nhất tự sự với trần thuật, nhưng cũng có ý kiến phân giới giữa hai thuật ngữ này Lại Nguyên Ân nói:
―Tôi đề nghị gọi đây là môn trần thuật học thay vì dùng thuật ngữ tự sự học‖ [34, tr.145] Theo đó, ông coi tự sự là một thể loại văn học để phân biệt với trần thuật – một phương thức kể chuyện
Trần Đình Sử thì gọi lĩnh vực nghiên cứu này là tự sự học chứ không phải trần thuật học: ―Ngày nay tự sự học không chỉ đơn giản là việc kể chuyện
mà là một phương pháp không thể thiếu để giải thích, lý giải quá khứ có nguyên
lý riêng‖ [34, tr.12]
Trong luận văn này, chúng tôi sử dụng nghệ thuật tự sự không phân biệt với nghệ thuật kể chuyện, nghệ thuật trần thuật Nghệ thuật tự sự chính là những thủ pháp, phương thức mà nhà văn sử dụng để kế chuyện
Tự sự học có một phạm vi rất rộng đối với mỗi tác phẩm văn học, trong phạm vi đề tài, chúng tôi xin làm sáng tỏ một vài phương diện sau, đó là: cốt truyện và kết cấu; nhân vật, người tự sự và ngôn ngữ tự sự
Trang 17CHƯƠNG 1: NGHỆ THUẬT KẾT CẤU VÀ CỐT TRUYỆN
1.1 Nghệ thuật kết cấu
1.1.1: Khái niệm kết cấu
Kết cấu là một yếu tố vô cùng quan trọng trong việc hình thành một tác phẩm văn học Nó là một yếu tố của hình thức tiểu thuyết, là ―điều kiện tất yếu
và phương diện cơ bản của sáng tác nghệ thuật‖ [6, tr.15 - 17]
Từ điển thuật ngữ văn học do Lê Bá Hán, Nguyễn Khắc Phi, Trần Đình
Sử chủ biên định nghĩa: ―Yếu tố kết cấu là đặc trưng cho bản chất nghệ thuật nói chung của văn học, nó tạo ra nhịp điệu chung cho tác phẩm và cho từng bộ phận…Kết cấu tạo điều kiện để người đọc có khả năng khái quát hoá chủ đề tư tưởng, nắm bắt được tính cách nhân vật một cách trực tiếp theo quy luật và trình độ phát triển của nội dung, hình thức tác phẩm‖ [9, tr.52]
Theo giáo trình Lý luận văn học do Hà Minh Đức chủ biên thì kết cấu là
―sự tạo thành và liên kết các bộ phận trong bố cục của tác phẩm, là sự tổ chức sắp xếp các yếu tố, các chất liệu tạo thành nội dung tác phẩm trên cơ sở đời sống khách quan và theo một chiều hướng tư tưởng nhất định.‖ [8, tr.143]
Như vậy, kết cấu là toàn bộ tổ chức phức tạp và sinh động của tác phẩm,
tổ chức tác phẩm không chỉ giới hạn ở sự tiếp nối bề mặt, ở những tương quan bên ngoài giữa các bộ phận, chương đoạn mà còn bao hàm sự liên kết bên trong, nghệ thuật kiến trúc nội dung cụ thể của tác phẩm Bố cục là một phương diện của kết cấu Ngoài bố cục, kết cấu còn bao gồm: Tổ chức hệ thống tính cách, tổ chức thời gian và không gian nghệ thuật của tác phẩm, nghệ thuật tổ chức những liên kết cụ thể của các tác phẩm của cốt truyện, nghệ thuật trình bày, bố trí các yếu tố ngoài cốt truyện sao cho toàn bộ tác phẩm thực sự trở thành một chỉnh thể nghệ thuật
Trang 18Bất cứ tác phẩm văn học nào cũng có một kết cấu nhất định Kết cấu là phương tiện cơ bản và tất yếu của khái quát nghệ thuật ―Kết cấu đảm nhiệm các chức năng rất đa dạng: bộc lộ chủ đề và tư tưởng của tác phẩm, cấu trúc hợp lý hệ thống, tính cách, tổ chức điểm nhìn trần thuật của tác giả, tạo ra tính toàn vẹn của tác phẩm như là một hiện tượng thẩm mỹ‖ [8, tr 156 - 157]
Với cách hiểu như vậy, kết cấu có một phạm vi rất rộng, dung chứa nhiều phương diện của hệ thống thi pháp, nhưng cốt lõi của nó là tổ chức bên trong của thế giới nghệ thuật, sự liên kết, hô ứng giữa các thành tố trong tác phẩm
Trong văn học, có nhiều kết cấu khác nhau: kết cấu chương hồi, kết cấu tương phản, kết cấu đầu cuối tương ứng, kết cấu tâm lý, kết cấu đơn tuyến, kết cấu đa tuyến,…Nếu tiểu thuyết truyền thống có kết cấu đơn tuyến, cấu trúc mặt bằng, thì kết cấu của truyện hiện đại đòi hỏi nhà văn phải xử lý mối quan hệ giữa tuyến sự kiện và tuyến nhân vật, phải tổ chức các yếu tố tự sự xen lẫn với miêu tả sinh động, với những đối thoại, độc thoại nội tâm, những lời bình luận trữ tình ngoại đề một cách hợp lý đảm bảo sự thống nhất chặt chẽ trong một chỉnh thể nghệ thuật
Nhà văn Mạc Ngôn không đi theo kết cấu đơn nhất mà trong tác phẩm của ông đã xuất hiện những yếu tố mới của một kết cấu đa tuyến Ông đã trình bày trước chúng ta hàng loạt tác phẩm có cấu trúc đa tầng gồm các yếu tố được đan kết một cách khéo léo, tinh vi
Do điểm nhìn tự thuật luôn biến hóa, nên kết cấu truyện của Mạc Ngôn cũng xuất hiện một hình thức tương xứng mới mẻ về không gian và thời gian
―Dựa vào sự tưởng tượng như ―ngựa thần bay‖ ranh giới thời gian và không gian, lịch sử và hiện tại, vật lí và tâm lí trở nên mơ hồ Nghệ thuật xử lí không gian và thời gian trong tiểu thuyết của Mạc Ngôn giống như trong phim của trường phái hiện đại chủ nghĩa, vừa tồn tại một kết cấu nội tại vừa có một kết cấu ngoại tại Bản thân cốt truyện có thời gian tuyến tính, nhưng xuất phát từ
Trang 19điểm nhìn của ―tôi‖, ―tôi‖ cắt cốt truyện ra thành nhiều đoạn, sau đó dùng kí ức
ảo mộng của ―tôi‖ để tái tạo nên một thế giới hoàn toàn mới Tiểu thuyết của ông là một loại kết cấu phức hợp, tuần hoàn, phi tuyến tính, phi lôgic, rất ―hỗn
độn‖, vô thủy vô chung‖ [40, tr.18]
1.1.2 Kết cấu lồng ghép trong tiểu thuyết Ếch
Trong tiểu thuyết Mạc Ngôn, sự tổng hợp thể loại đã vượt ra khỏi địa hạt văn học để mở rộng sang các loại hình nghệ thuật khác, tạo nên một sự dung hợp độc đáo giữa các thể loại Đan lồng trong tiểu thuyết là các thể loại truyện
truyền kỳ (Tổ tiên có màng chân, Thập tam bộ), truyện ngắn (như trường hợp
Rượu cồn, Trẻ thịt, Thần đồng, Phố lừa trong Tửu quốc), truyện vừa (Cao lương đỏ, Rượu cao lương trong Gia tộc cao lương đỏ );, hát xẩm (Cây tỏi nổi giận), hý khúc Miêu Xoang (Đàn hương hình), báo chí (Thập tam bộ), và
trong Ếch là kịch bản văn học và thư tín
Ếch gồm 5 chương, riêng chương cuối cùng là một vở kịch 9 màn 4
chương đầu được thể hiện dưới hình thức thư tín Sự kết hợp ấy góp phần mở rộng không gian biểu đạt của tiểu thuyết thể hiện một cách chân thực và rõ nét
về cuộc đời, số phận cũng như tính cách và nội tâm của nhân vật
Rõ ràng, sự lồng ghép trong tác phẩm Ếch phức tạp hơn nhiều so với các
tác phẩm khác của Mạc Ngôn, vừa có tiểu thuyết trong thư, vừa có kịch trong tiểu thuyết, nghĩa là có đến hai cấp độ lồng ghép với ba thể loại văn học Tuyến truyện về cuộc đời bác sĩ Vạn Tâm được kể theo hình thức truyện trong thư Cái kết của tuyến truyện này lại mở đầu cho tuyến truyện về cuộc đấu tranh giành một đứa con trai giữa hai bà mẹ Tiểu sư tử và Trần Mi được viết bằng thể loại kịch
Có thể rút ra công thức kết cấu riêng cho Ếch như sau: Tiểu thuyết = 4
thư + 1 kịch Sự kết hợp này đã dường như bẻ đôi tác phẩm thành hai phần
Trang 20hoàn toàn tách biệt, nhưng lại bổ sung nhau thể hiện mối quan hệ biện chứng trong tư duy lôgich của tác giả
Nếu tiểu thuyết trong tuyến truyện đầu thể hiện chất tự truyện thì vở kịch
ở tuyến truyện sau lại thể hiện sự hư cấu Tự truyện là để giải bày, kịch là để trình diễn Tự truyện xuất phát từ tình cảm, kịch xuất phát từ lý trí Tự truyện là
thật, kịch là ảo Vì thế sự lồng ghép thể loại trong tiểu thuyết Ếch là cách làm
ảo hóa hiện thực đau lòng của nhân vật ―tôi‖ đã vì cái gọi là ‗tiền đồ‖ của mình
mà ―tiễn đưa‖ vợ và đứa con chưa kịp chào đời xuống địa ngục trong phong trào kế hoạch hóa gia đình Khi viết kịch, người kể chuyện đã đẩy mình từ vị trí của người kể chuyện sang vị trí của nhân vật hành động Vì thế, việc lồng ghép thể loại cũng cho thấy sự cố gắng của người kể chuyện nhằm thể hiện một cách khách quan nhất bi kịch của bản thân và dân tộc
Hơn nữa, người kể chuyện còn tâm nguyện rằng, viết kịch ―là một cách chuộc lỗi với cuộc đời‖ Vậy mà sau khi vở kịch hoàn thành, cảm giác tội lỗi trong anh ta không hề giảm nhẹ: ―Có phải một khi tay đã vấy máu thì vĩnh viễn không bao giờ rửa sạch? Có phải một linh hồn bị cảm giác tội lỗi chế ngự thì vĩnh viễn không bao giờ giải thoát‖ [25, tr 469] Lồng ghép thể loại lúc này đã trở thành một ẩn dụ về khát vọng thoát ra khỏi mặc cảm tội lỗi
Tiểu thuyết trong thư
Thư từ không đơn giản chỉ là một phương tiện giao tiếp bằng ngôn ngữ viết mà bản thân nó còn chứa đựng nhiều giá trị nghệ thuật Vì thế, người ta vận dụng nhiều thư từ vào trong tác phẩm văn học Trong tác phẩm văn học, đặc biệt là trong truyện ngắn và tiểu thuyết, thư từ được sử dụng như một mô típ nghệ thuật Nó thường sử dụng với mục đích nhấn mạnh tính xác thực, thuyết phục độc giả về vấn đề được đặt ra trong truyện
Có thư từ là đầu mối của sự kiện, trung tâm của cốt truyện, có những bức thư chỉ xuất hiện vào một thời điểm nào đó trong tiến trình của câu chuyện, như
Trang 21Bà Bôvary của G Flaubert, Đỏ và Đen của Stendhal, Hội chợ phù hoa của
W.M Thackeray, Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách Nhưng nhìn chung, trừ một
số bức thư tham gia đắc lực vào tiến trình hành động, dẫn dắt sự kiện hoặc thực
sự gây ―biến cố‖, sự có mặt của các bức thư trong truyện thường làm chậm nhịp
kể Lượng thông tin trong thư thường không đủ để lặp lại tính liên tục của câu chuyện Nhưng ở góc độ khác, thư từ không những là phương tiện hữu hiệu để rút ngắn khoảng cách, duy trì liên hệ mà còn duy trì thông tin cho người đọc những lúc nhân vật thực hiện những chuyến du hành của họ hay những lúc họ phải cách ngăn
Điểm nhìn bên trong của tiểu thuyết và truyện ngắn được nhân lên qua các bức thư, trong đó có các nhân vật bộc lộ cảm nghĩ, đánh giá của mình về các sự kiện và về các nhân vật khác
Tiểu thuyết bằng thư là hình thức tiểu thuyết sử dụng thư như một phương tiện chuyển tải hữu hiệu của quá trình tự sự, sử dụng lối kể và hư cấu của tiểu thuyết, vay mượn hình thức của thư từ, trong đó các bức thư đóng vai trò quan trọng trong tổ chức cốt truyện
Tiểu thuyết Ếch có kết cấu dưới hình thức bức thư khá độc đáo.Với kết
cấu theo hình thức thư như vậy, những điều riêng tư sâu kín sẽ được thổ lộ, phô bày một cách tự nhiên hơn và nội dung được kể cũng có thể dàn trải, biến hoá linh họat hơn và tạo ấn tượng đậm nét về một cái tôi nhân vật Nói cách khác, hình thức bức thư thường tạo ra kết cấu mở cho tác phẩm
Thế mạnh của loại truyện kết cấu dưới hình thức bức thư này là làm nổi
rõ cái tôi chủ quan của nhân vật Đặc điểm của loại truyện này là luôn tạo ra
một không gian không phải là thực tại, đó có thể là không gian mơ, là không gian quá khứ hoặc không gian tâm trạng… Do vậy nó cho phép tác giả vận dụng nhiều bút pháp linh hoạt để phù hợp với hình thức truyện
Trang 224 bức thư dưới góc nhìn của người kể chuyện Khoa Đẩu kể về thân thế truyền kì của cô, nữ bác sĩ phụ khoa Đồng thời lấy thân thế của cô làm đầu mối triển khai một cách chân thực và sâu sắc vấn đề lịch sử của Trung Quốc mà cho đến nay vẫn mang tính thời sự – chính sách sinh đẻ có kế hoạch Lịch sử xã hội được triển khai qua lịch sử cá nhân, các bước thăng trầm trong cuộc đời của cá nhân cũng chính là ―cái gương‖ phản ánh những biến chuyển của xã hội
Kịch trong tiểu thuyết
Phần hai của tiểu thuyết Ếch là một vở kịch 9 màn, là sự tiếp nối, bổ
sung làm cho phần một đạt đến sự thăng hoa nghệ thuật, như chính tác giả đã viết: ―Tôi muốn viết một vở kịch về chính cuộc đời cô mình…Tôi cần phải viết, viết ra những kịch bản ruồi nhặng, nhơ nhuốc, dũng cảm hướng về mục tiêu trở
thành một ―đại kịch tác gia‖ [25, tr.7]
Vở kịch trong Ếch là sự tiếp thu, học hỏi nghệ thuật gián cách từ vở kịch Vòng phấn Côcazơ của Becton Brech, người được mệnh danh là ―người
cha của dòng sân khấu tự sự Tây phương‖ [5, tr.27]
Gián cách là một thuật ngữ trong nghệ thuật sân khấu được nhà soạn kịch Becton Brech đề xuất, chỉ những biện pháp nhằm ngăn cản khán giả hoà đồng với nhân vật đang được diễn xuất, giữ khán giả ở trạng thái tỉnh táo khi giao lưu với những sự kiện diễn ra trên sân khấu
Brecht cho rằng khán giả cần phải có khoảng cách cảm xúc để nhìn nhận
sự việc một cách phê bình và khách quan, trái ngược lại hiệu quả gây ảo giác sân khấu của thể loại kịch thông thường
Cũng là sự kiện hai người mẹ tranh nhau một đứa bé nhưng bối cảnh và mục đích sáng tạo lại hoàn toàn khác nhau Thực ra ―cái vòng phấn‖ là một môtip vốn rất quen thuộc trong văn học dân gian nhiều nước Châu Á, đặc biệt
là trong truyện cổ Trung Hoa và Kinh thánh Nó tượng trưng cho sự công bằng
Trang 23và khách quan khi xử kiện, đến Becton Brech thì hình ảnh ―cái vòng phấn‖ đã
bị lạ hóa đi nhiều
Trong câu chuyện vòng phấn Côcazơ, khi hai người đàn bà tranh chấp nhau quyền làm mẹ, quan tòa đã vẽ một vòng phấn, cho đứa trẻ đứng vào giữa,
ai lôi được nó về phía mình sẽ thắng Một trong hai người đàn bà đã ôm mặt khóc, buông tay ra chịu thua vì sợ đứa bé sẽ bị xé xác mất
Quan tòa Azđăc đã xử cho Grusa, mẹ nuôi thắng kiện vì quan niệm về quyền sở hữu tập thể, ―một vật phải thuộc về người làm cho nó ngày một thêm hoàn hảo Trẻ em thuộc về những tấm lòng nhân hậu, để chúng trưởng thành trong mối yêu thương Chiếc xe kia muốn khỏi đổ giữa đường, thì phải thuộc về tay người lái giỏi Đồng ruộng phải thuộc về tay người chăm bón tưới, để từ đất kia quả ngọt nẩy đầy cây‖ [5, tr 173]
Đến Mạc Ngôn, ông đã tiếp thu nghệ thuật gián cách trong kịch Becton Brech để tố khổ xã hội, hạ bệ quan phụ mẫu – những người đại diện thi hành chính sách pháp luật Trần Mi và Tiểu Sư tử trên công đường nhờ Cao tri huyện – Cao Mộng Cửu xử vụ kiện tranh quyền nuôi đứa trẻ tên Kim Oa Không cho
đi xét nghiệm AND mà Cao tri huyện đã có cách phán quyết ―biến giả thành thật‖: ―Bản quan không thể phán định đứa trẻ này thuộc về ai, đành phải dùng cách này: Cả hai đồng thời xông đến đây, ai cướp được đứa bé trong tay ta thì
nó thuộc về người ấy‖ [25, tr 550]
Qua vở kịch mang tên ―Cao Mộng Cửu ― này, điều Mạc Ngôn muốn nói đến chính là cái phi lí trong cuộc đời: cuộc sống hiện thực hóa ra chỉ là một vở kịch lớn chứa đựng rất nhiều vở kịch nhỏ, con người đối xử với nhau hóa ra chỉ
là đóng kịch Kịch diễn trong kịch với cái lí lẽ ―án kiện mơ hồ thì phải dùng cách phá án mơ hồ‖ [25, tr 550] Sự kết hợp giữa thể loại thư mang đặc trưng riêng tư, tự do ngôn luận, có thể mở rộng trường liên tưởng, chuyển đổi chủ đề, chuyển cảnh liên tục, đang kể việc này có thể nhảy cóc sang việc khác; với kịch
Trang 24gián cách, phi lí giúp người đọc không đồng nhất mình với nhân vật kịch mà tìm cách làm cho họ luôn giữ khoảng cách và đối lập với hành động kịch, không muốn đem đến cho người xem những xúc động ủy mị mà muốn xóa bỏ những ảo tưởng gợi cho độc giả những suy nghĩ phê phán mang tính chất ―phản tư‖ hiện thực xã hội
1.1.3 Kết cấu từ góc độ thời gian
Thời gian trong tác phẩm văn học là một nhân tố cấu trúc nghệ thuật của
truyện bởi vì cái được trần thuật bao giờ cũng diễn ra trong thời gian, được biết qua thời gian trần thuật Theo GS.TS.Trần Đình Sử, ―Thời gian nghệ thuật là một trong những phạm trù quan trọng nhất của thi pháp học, bởi vì nó thể hiện thực chất sáng tạo của người nghệ sĩ Nghệ sĩ có thể chọn điểm bắt đầu và kết thúc, có thể kể nhanh hay chậm, có thể kể xuôi hay đảo ngược, có thể chọn độ dài một khoảnh khắc hay nhiều thế hệ, nhiều cuộc đời.Thời gian thể hiện ý thức sáng tạo chủ động,tự do, chủ quan của nghệ thuật‖ [35, tr.84]
Các nhà tự sự học đều thống nhất nhận định mỗi tác phẩm tự sự đều có hai loại thời gian, đó là thời gian của chuyện và thời gian của truyện Thời gian của chuyện là trạng thái thời gian tự nhiên của sự phát sinh câu chuyện, thời gian của truyện là thời gian tự sự, là trạng thái thời gian thể hiện trong văn bản
tự sự ―Thời gian của chuyện và thời gian tự sự thường có sự sai biệt, cho nên
từ xưa đến nay thời gian tự sự đã trở thành một loại diễn ngôn tự sự và sách lược tự sự quan trọng của các nhà văn‖ [35, tr.132]
Các câu chuyện trong tiểu thuyết của Mạc Ngôn đều đã diễn ra ở thời quá khứ, chúng được tái hiện qua hồi ức nhiều chồng lớp của người kể chuyện với những điểm nhìn bên trong day dứt về một thời đã qua Tính chất hồi cố và đa điểm nhìn đã làm gãy đổ thời gian vật lý, tác động đến nghệ thuật tổ chức thời gian tự sự trong truyện
Trang 25Thời gian trong Ếch không liền mạch mà đứt đoạn, trên đó các sự kiện,
dữ kiện của truyện không nối tiếp nhau trải dài mà đưa ra những mảng thời gian rời như những màn, cảnh (scene) trong sân khấu và điện ảnh Những ―vách ngăn‖ như vậy của thời gian tạo ra một cấu trúc tập trung, sắc nét hơn Trong khi đó, những đứt quãng không làm câu chuyện rời rạc, vỡ vụn mà trái lại, tạo
ra một khoảng lặng tâm trạng, một ―độ ngưng‖ suy tưởng, nơi mà ta có thể thả trôi mình vào những trầm tư…
Như đã nói, tính chất hồi cố và đa điểm nhìn đã làm gãy đổ thời gian vật
lý, tác động đến nghệ thuật tổ chức thời gian tự sự Chính điều này khiến cho các hình thức đảo thuật, dự thuật, ngưng trệ thời gian trở thành đặc điểm sở trường của cây bút Mạc Ngôn
Theo dòng hồi ức đầy xáo trộn, ngắt quãng của người kể chuyện, câu chuyện sẽ diễn ra không theo mạch thẳng của thời gian vật lý mà luôn có sự đảo lộn, xoay chiều giữa quá khứ và hiện tại, giữa sự kiện này và sự kiện kia tạo cảm giác cuộc sống được dựng nên trong tác phẩm dường như bộn bề hơn, sâu sắc hơn, hỗn loạn hơn
Thời gian đảo thuật (đảo chiều) chính là thời gian của hồi cố Thời gian
đảo chiều thường gắn với điểm nhìn phóng chiếu về quá khứ của người kể chuyện Tiểu thuyết của Mạc Ngôn đa phần là chuyện của những cái ―tôi‖ mang nặng ám ảnh quá khứ Những quá khứ ăm ắp bi hoan li hợp, thăng giáng thịnh suy của con người và xã hội luôn đau đáu trong ký ức họ, buộc họ phải hồi tưởng lại một cách đau xót với dòng hồi ức không liền mạch Vì vậy, thời gian
tự sự luôn đảo ngược, bắt đầu bằng quá khứ chứ không phải bằng hiện tại tạo nên một sự đảo chiều của thời gian
―Viết lại lịch sử‖ đã từng là xu thế thời thượng trong tiểu thuyết Trung Quốc từ những năm 1990; nó đã hấp dẫn những độc giả đang phải vật lộn khi đối mặt với câu hỏi ―chuyện gì đã diễn ra?‖ trên đất nước trong và sau thời kỳ
Trang 26Đại Cách mạng Văn hóa (1966-1976), nó đã cướp đi mạng sống hằng triệu người dân, và đầu độc tinh thần dân tộc với sự yếm thế và hoài nghi sâu sắc đến nỗi thậm chí hôm nay, cái tinh thần đó vẫn chưa hoàn toàn hồi phục Những đề tài đó từng bị coi là ―nhạy cảm‖ và nói chung là vùng cấm đối với những nhà văn ―quốc doanh‖ Song một nhà văn, khi dựng lại toàn cảnh, không thể bỏ qua những giai đoạn đó được Mạc Ngôn là một trong số những nhà văn dũng cảm đối diện với quá khứ và cũng rất thành công khi viết về chủ đề này
Có một mảng thời gian cứ hiện về trong ký ức của người kể chuyện với một sức ám ảnh ghê gớm, đó là Cách mạng văn hóa 1966-1976 Cách mạng văn hóa là một vết thương rất lớn và rất sâu của lịch sử, của dân tộc và của mỗi một con người Khi trở thành một đề tài lớn của văn học, ―vết thương‖ là một hình tượng, một trào lưu sáng tác gặt hái được nhiều thành quả
Mạc Ngôn không muốn bị bó hẹp trong một khuynh hướng sáng tác, một trào lưu văn học nào nhưng dù không phải là tác giả thuộc ―trào lưu vết thương‖, văn chương của ông và các nhà văn đương đại Trung Quốc khác như Trương Hiền Lượng, Vương Tiểu Ba, Đới Tư Kiệt, Cao Hành Kiện, Sa Diệp Tân, Trương Khiết…cũng phải quay về với ―vết thương‖ như một sự ám ảnh truyền kiếp
Trong ký ức của Kim Đồng (Báu vật của đời ), quá khứ là nỗi ám ảnh
về cái đói, đói đến mức ―phụ nữ đều tắt kinh,vú lép xẹp, còn đàn ông thì hai hòn dái rắn như đá cuội treo tòn ten trong cái bìu trong suốt, không còn khả năng đàn hồi‖ [18, tr.573]
Thời gian ám ảnh trong Ếch là thời gian của mất mát, đau thương Mạc
Ngôn đã để cho nhân vật cô tôi chiêm nghiệm về quá khứ đầy ám ảnh đó, đó là thời ―Tham quan ô lại chủ hầm lò Tính mệnh dân công như bùn đất Mỗi hòn than đều nhuốm máu người dân‖ [ 25, tr.66] Đó là hiện thực đau xót khi ―hai năm liền, cả bốn mươi thôn của công xã nơi tôi ở không có đứa trẻ nào ra đời
Trang 27Nguyên nhân ư? Đương nhiên là vì đói : ―Vì đói nên đàn bà không có kinh nguyệt Vì đói nên đàn ông đều biến thành thái giám‖, là hình ảnh Bác sĩ Vạn Tâm cũng bị giật từng lọn tóc, ―máu túa ra dầm dề xuống mặt, xuống tai, xuống cổ‖ [25, tr.128]
Tiếp cận thời gian đã qua từ hiện tại bằng cách kết hợp với phương thức
tự sự theo dòng hồi ức, liên tưởng của người kể chuyện và điểm nhìn bên trong quay ngược về thời quá khứ, thời gian tự sự theo hình thức đảo thuật của Mạc Ngôn cho phép khám phá những bí mật trong mỗi con người và lịch sử
Vẫn sử dụng những trạng ngữ thời gian như ―ngày ấy‖ [25, tr.20], ―mấy năm trước‖ [25, tr.89], ―những ngày ấy‖ [25, tr.101] hoặc bắt đầu bằng động từ
―nhớ‖ (tôi vẫn còn nhớ) [25, tr.43] làm tín hiệu đảo chiều thời gian tự sự nhưng không nhiều lắm; phần lớn Mạc Ngôn thường đảo chiều một cách đột ngột và liên tục để có thể chuyển tải những phức tạp của hiện thực và những rối bời trong ký ức con người
Ếch là sáng tác thuộc dòng văn học ―vết thương‖ mang ý nghĩa phản tư
về chính trị, luân lí, văn hóa, nhân cách…với ý nghĩa sâu sắc Cách mạng văn hóa, lịch sử đã đi không trở lại, nhưng nỗi đau, vết thương nó để lại còn làm con người trăn trở và suy tư Mạc Ngôn đã chứng tỏ được bản lĩnh của mình khi tìm được một cách tiếp cận phù hợp để nhìn nhận, suy tư về một vấn đề nhạy cảm của xã hội mà không bị rơi vào trạng thái cực đoan
Bên cạnh việc đảo chiều thời gian thì trong Ếch cũng xuất hiện nhiều
kiểu thời gian dự thuật ―kiểu Mạc Ngôn‖
Dự thuật là cách kể trước các sự kiện sẽ xảy ra ở thì tương lai (sự kiện
tiên báo) vì thế, nó làm giảm bớt và thậm chí tiêu hủy đi sự bất ngờ đối với độc giả khi tước mất quyền phán đoán, khám phá tác phẩm của họ
Dự thuật trong văn học Trung Quốc được sử dụng nhiều trong Tả truyện,
Sử kí Tư Mã Thiên, truyền kì đời Đường, tiểu thuyết Minh Thanh… với các
Trang 28môtíp tiên báo như lời bói toán, tiên tri, mộng mị, điềm triệu Chẳng hạn, đoạn
mở đầu trong câu chuyện về cuộc đời của Lưu Bang (Sử kí) có đến sáu dự thuật tiên đoán ông sẽ là người nổi danh trong thiên hạ Tác giả Hồng lâu mộng thì
dành hẳn hồi thứ năm để tiên báo tất cả những nhân vật và sự việc có quan hệ mật thiết với Bảo Ngọc và gia đình họ Giả qua những bài thơ mà chàng đọc được trong giấc mộng lên chơi Ảo Cảnh
Thời Tống chia tiểu thuyết ra làm nhiều hồi, đầu mỗi hồi bao giờ cũng có một cặp câu đối tóm tắt nội dung chính của hồi đó để giới thiệu, tạo sự hứng thú cho người nghe, mỗi cặp câu đối có ít nhất hai sự kiện được báo trước Đó là kiểu dự thuật theo kết cấu chương hồi Minh Thanh và đã trở thành một đặc trưng dự thuật ―kiểu Trung Quốc‖
Đến thời hiện đại mà cụ thể là trong suốt thế kỉ XX, khi kết cấu chương hồi đã trở thành lịch sử thì hình thức dự thuật theo ―kiểu Trung Quốc‖ cũng gần như bị các nhà tiểu thuyết lãng quên Mạc Ngôn thì khác, ông đã sử dụng dự thuật rất nhiều theo kiểu vừa phục cổ vừa cách tân
Nếu Sống đọa thác đày sử dụng lối dự thuật kiểu chương hồi truyền
thống thì ở các tiểu thuyết khác lại gặp nhiều kiểu dự thuật ―kiểu Mạc Ngôn‖
Ếch là cuốn tiểu thuyết bằng thư Khoa Đẩu gửi thư cho nhà văn Nhật
Bản Sugitani Yoshihito để trao đổi về những tác phẩm của mình đã, đang, và sẽ viết Thư có trước, tác phẩm có sau nên những bức thư ấy thường hé lộ nhiều thông tin mang tính dự thuật Khi Khoa Đẩu viết cho Sugitani Yoshihito: ―Ở cái tuổi gần đất xa trời rồi nhưng gần đây tôi lại trở thành bố của một đứa trẻ‖ [25,
tr 295] thì sau này, thế nào Khoa Đẩu cũng được làm cha Hay khi Khoa Đẩu
kể : ―Trước cổng, chúng tôi nhìn thấy dượng tôi – Hách Đại Thủ người trước đây không lâu đã được phong danh hiệu ―Nghệ nhân mỹ thuật dân gian‖ đã im lìm đứng đợi cô từ lúc nào‖, thì trong lời kể đã dự báo thông tin trong tương lai,
Trang 29cô và Hách Đại Thủ sẽ trở thành vợ chồng Về mặt hình thức, cách bố trí các
sự kiện tiên báo của Ếch là cách bố trí theo trật tự kể trước tả sau
Kiểu thời gian dự thuật trong dự thuật cũng được Mạc Ngôn vận dụng
một cách khéo léo Dự thuật trong dự thuật nghĩa là lần trần thuật sau không lặp lại y nguyên thông tin của lần trước mà bổ sung thêm một vài chi tiết nhằm làm
rõ hơn thông tin của lần trước
Trong Ếch, nói về người vợ của mình là Vương Nhân Mỹ, người kể
chuyện Khoa Đẩu đưa ra hai lần dự thuật:
+ Lần một: ―Vương Nhân Mỹ học cùng lớp với chúng tôi, sau này thì trở thành vợ tôi‖ [25, tr.13]
+ Lần hai: ―Vợ đầu của tôi - Vương Nhân Mỹ cũng ăn rất nhiệt tình‖ [25, tr.17] (lúc này cả hai người mới bảy tuổi)
Dự thuật lần một đưa ra một thông tin: Vương Nhân Mỹ sẽ là vợ của Khoa Đẩu
Dự thuật lần hai chứa ba thông tin:
• Vương Nhân Mỹ sẽ là vợ của Khoa Đẩu
• Vương Nhân Mỹ chỉ là ―vợ đầu‖, nên hoặc cô sẽ chết trước hoặc hai người bỏ nhau
• Khoa Đẩu chắc chắn cưới thêm vợ hai
Chỉ cần nửa câu, một dự thuật thôi, Mạc Ngôn đã tung ra ba sự kiện tiên báo Cách tự sự này còn kiệm lời hơn cả nghệ thuật hàm súc trong thơ và đã đạt đến hiệu quả ý tại ngôn ngoại Cứ ngỡ là càng lộ thì càng bớt hấp dẫn, nhưng trái lại, từ sự gợi mách của sự kiện tiên báo, bạn đọc sẽ càng bất ngờ, tò mò, thắc mắc, nóng lòng muốn tìm lời giải đáp cho nguyên nhân và kết quả của sự kiện, vì vậy sức hấp dẫn của truyện càng tăng
Trang 30Mạc Ngôn đã chen ngang, ―thả‖một cách tùy tiện tình tiết của mạch truyện sau vào mạch truyện trước chỉ bằng một, thậm chí nửa câu ngữ pháp Đột ngột ―thả‖ rồi đột ngột dừng lại Bị những tình tiết ―thả‖ này làm cho bất ngờ, người đọc phải tiếp tục đuổi theo cho đến lúc nào thấy được sự lý giải tường tận Sức cuốn hút người đọc của sự kiện tiên báo mạnh mẽ hơn nhiều so với cách dừng chuyện ―hồi sau sẽ rõ‖ của các tiểu thuyết chương hồi ngày xưa
1.2 Cốt truyện
1.2.1 Khái niệm cốt truyện
Cốt truyện ở đây được xem xét dưới góc độ là một yếu tố thuộc về kết cấu tác phẩm Cốt truyện được định nghĩa là ―Hệ thống sự kiện cụ thể được tổ chức theo yêu cầu tư tưởng và nghệ thuật nhất định, tạo thành bộ phận cơ bản, quan trọng nhất trong hình thức động của tác phẩm thuộc các loại tự sự và kịch Cốt truyện là một phương tiện bộc lộ tính cách, nhờ cốt truyện, nhà văn thể hiện sự tác động qua lại giữa các tính cách; mặt khác cốt truyện còn là phương tiện để nhà văn tái hiện các xung đột xã hội Cốt truyện vừa góp phần bộc lộ có hiệu quả đặc điểm mỗi tính cách, tổ chức hệ thống tính cách, lại vừa trình bày một hệ thống sự kiện phản ánh chân thực xung đột xã hội có sức mạnh lôi cuốn và hấp dẫn người đọc‖ [9, tr.70 - 71]
Cốt truyện là một yếu tố quan trọng của hệ thống thi pháp Chẳng riêng
gì tiểu thuyết Pháp mà tiểu thuyết của các nền văn học trên thế giới thế kỷ XX
trở về trước, cốt truyện cũng rất được quan trọng, chẳng hạn như: Ba người
lính ngự lâm, Bá tước Monte Cristo, Nhà thờ đức bà Paris, của Pháp; Hội chợ phù hoa, Đồi gió hú, của Anh; Cuốn theo chiều gió của Mỹ; Hoàng Lê nhất thống chí, Tắt đèn, Giông tố, của Việt Nam
Trong mối quan hệ giữa chủ đề và tư tưởng tác phẩm với cốt truyện có thể nhận định: ―Chính sức lôi cuốn, hấp dẫn của cốt truyện sẽ góp phần tạo nên sức mạnh thuyết phục của chủ đề và tư tưởng tác phẩm, ngược lại, nếu cốt
Trang 31truyện quá sơ lược, nhạt nhẽo và nhàm chán thì chủ đề và tư tưởng tác phâm sẽ trở thành một thứ lý thuyết suông, hoàn toàn áp đặt với người đọc Và nếu không có cốt truyện hay thì sự hoạt động của các tính cách cũng trở nên buồn
tẻ, những đặc điểm bản chất của từng tính cách cũng không được khẳng định rõ nét và mất đi tính sinh động cần có của nó‖ [8, tr 136]
1.2.2 Truyện lồng trong truyện
Theo Từ điển Tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên thì ―lồng ghép là việc
cho vật này vào bên trong vật khác hay được nối vào, đưa vào cho khớp với nhau làm thành một chỉnh thể‖ [27, tr 583]
Theo Tzventan Todotor thì ―khi một truyện thứ hai được bao gồm trong truyện thứ nhất, thủ pháp này gọi là sự lồng ghép‖ [46, tr.46] Những câu chuyện của các nhân vật được lồng trong một câu chuyện chung, câu chuyện lớn, tạo nên dòng chảy tuyến tính của cuốn tiểu thuyết
Xây dựng cốt truyện theo kiểu truyện lồng trong truyện có nghĩa là trong cốt truyện lại có nhiều tình huống, sự kiện đan cài vào nhau Trong câu chuyện này lại có những câu chuyện khác được đan cài vào trong quá trình kể
Trong cuốn Mạc Ngôn và những lời tự bạch, nhà văn Mạc Ngôn từng
cho biết: ―Tôi đã sáng tác trên hai mươi năm, đã viết trên hai mươi cuốn sách, đại khái có thể phân làm hai loại: một loại viết về lịch sử và một loại viết về cuộc sống hiện thực‖ [17, tr 288]
Ếch được xem như một bức tranh xã hội Trung Quốc sâu sắc và toàn
diện, phản ánh được những tác động của chính sách kế hoạch hóa gia đình kéo dài hơn 30 năm tới cuộc sống của người dân nước này và thể hiện trực tiếp cái nhìn chế giễu cay độc vào cái mà tác giả Mạc Ngôn gọi là "sự ngu xuẩn" của xã hội, trong một cốt truyện đượm màu chính trị
Trang 32Tuy lựa chọn khai thác một đề tài có phần gai góc và hết sức táo bạo trong xã hội Trung Quốc hiện đại, nhưng bằng cách viết về quá khứ theo khuynh hướng hiện thực huyền ảo, tinh tế và bằng một ngòi bút khéo léo, uyển
chuyển, Mạc Ngôn đã mang đến cho Ếch một dáng vẻ hấp dẫn, lôi cuốn, sâu
sắc và thấm đẫm tinh thần nhân văn - điều mà không nhiều tiểu thuyết gia làm được Xã hội dưới con mắt của Mạc Ngôn đầy rẫy những vấn đề cần mổ xẻ, kể
cả trách nhiệm và tình người
Mặc dù Mạc Ngôn không phải là người khơi nguồn cho kiểu kết cấu lồng ghép trong tiểu thuyết nhưng ông đã sáng tạo nên một thế giới nghệ thuật mà
trong đó trên nhiều phương diện đều có sự đan xen thú vị Trong Ếch, điều đó
thể hiện ở việc lồng ghép những câu chuyện nhỏ vào cốt truyện chính và sư đan xen, kết hợp các yếu tố tự sự trong một tiểu thuyết
Sử dụng kiểu cốt truyện ―truyện lồng trong truyện‖ Mạc Ngôn đã cho chúng ta thấy nhều khía cạnh khác nhau trong cuộc sống, đó có thể là những câu chuyện của cá nhân nhưng cũng có thể là câu chuyện của dân tộc, thời đại mình Các câu chuyện được đan cài, lồng vào nhau tạo nên sự ly kỳ hấp dẫn người đọc
Câu chuyện diễn ra ở một vùng quê nghèo nàn, lạc hậu thuộc vùng Đông Bắc Trung Quốc Người kể chuyện xưng ―tôi‖ kể về ―cô tôi‖ từ khi còn là một
cô gái trẻ trung đầy nhiệt huyết trải qua mấy chục năm làm bác sĩ phụ khoa ở bệnh viện Cao Mật với công việc chính là đỡ đẻ ở nông thôn, sau này chuyển sang nghề thắt ống dẫn tinh cho nam giới và nạo phá thai đã chứng kiến những điều không thể nói đến khi trở thành bà lão ngoài 70, bà sống và tạo ra nhiều con búp bê bằng đất như một sự chuộc tội, một sự sám hối chân thành và sâu sắc Chính Mạc Ngôn đã từng quan niệm về mục đích sáng tác của mình ―Khi viết về số phận cá nhân thì phải động đến nỗi đau lớn nhất của tâm hồn người
Trang 33ấy; viết về nhân sinh thì phải lục lọi những điều không dám ngoái đầu nhìn lại trong ký ức của mình.‖ [25, tr.294]
Ếch là một cuốn tiểu thuyết khá dày với số trang lên tới gần 560 Vẫn là
một quá khứ đầy đau thương với những vụ đấu tố, những đường lối cách mạng sai lầm ở nông thôn, cụ thể là vùng Đông Cao Mật, Mạc Ngôn đã lựa chọn một người đàn bà gan dạ, bất khuất, cứng rắn làm nhân vật chính cho cuốn tiểu thuyết của mình Đây cũng là hình ảnh đại diện của mọi nhận thức sai lầm, lòng tin mù quáng trong công việc triệt sản và đỡ đẻ - hậu quả từ các chính sách kế hoạch hóa gia đình – chính sách một con - kéo dài hơn 30 năm của chính quyền Trung Quốc Bên cạnh đó, nhân vât người cô hiện thân vừa như một bà mụ tài
ba nhưng cũng như một hung thần bị nguyền rủa
Ngoài câu chuyện cuộc đời cô cô là câu chuyện chính, xuyên suốt tác phẩm còn có nhiều chuyện khác của những người có liên quan đến nhân vật chính: chuyện của tôi, chuyện của ông nội tôi, chuyện anh phi công quân đội Vương Tiểu Thích, chuyện anh chàng nghệ nhân mỹ thuật dân gian Hách Đại Thủ, Nhiều câu chuyện với nhiều hướng giải quyết khác nhau liên quan đến nhân vật chính góp phần thể hiện tính cách của các nhân vật, tô đậm thêm mối quan hệ giữa các nhân vật với nhau và làm nổi rõ tính cách của nhân vật chính
Các câu chuyện phụ và câu chuyện chính có quan hệ mật thiết với nhau , bổ sung cho nhau , có khi một sự kiện phụ nào đó lại có ý nghĩa q uyết đi ̣nh cuô ̣c đời nhân vâ ̣t chính Sự xuất hiện của anh chàng phi công tài hoa Vương Tiểu Thích có thể nói đã ảnh hưởng rất lớn đến cuộc đời của Vạn Tâm Chính Mạc Ngôn cũng thừa nhận: ―Tôi đã chuẩn bị tất cả tài liệu để viết cuốn tiểu thuyết, nếu là tiểu thuyết thì đương nhiên Vương Tiểu Thích sẽ là nhân vật chính‖ [25,
tr 73] Trong con mắt của người dân thời ấy, ―phi công là rồng, là phượng trong thế giới loài người‖ [25, tr 65] Thêm vào đó, hoàn cảnh xuất thân của Vương Tiểu Thích không chê vào đâu được, bố là cán bộ cao cấp, mẹ là giáo sư
Trang 34đại học Căn cứ vào tiêu chuẩn thẩm mỹ đương thời, Vương Tiểu Thích và Vạn Tâm quả là xứng đôi vừa lứa Nhưng việc Vương Tiểu Thích bỏ trốn sang Đài Loan đã khiến ―cô tôi‖ ―suýt bị hủy hoại‖ Bị coi là ―phản động‖, bị ép vào tội
―phản cách mạng, tội đặc vụ‖, Vạn Tâm đã dùng cách tự sát để ―thị uy với Đảng‖: ―Cô tôi cắt động mạch trên cổ tay trái, dùng ngón tay phải thấm máu viết một bức thư: ―Tôi hận Vương Tiểu Thích Tôi sống là Đảng viên, chết cũng biến thành quỷ của Đảng‖ [25, ttr 87] Cô được cứu sống, nhưng cũng chính
cú sốc này đã khiến cho một người con gái ―quá chân chính‖ trở thành một tội nhân, một đày tớ trung thành của chính quyền trong việc thực thi chính sách dân số của chính phủ Trung Quốc Cô chấp nhận sống cuộc sống cô đơn cho đến hơn 40 tuổi khi gặp và được Hách Đại Thủ cứu trong rừng sâu
Ếch được coi là cuốn sách dữ dội nhất của Mạc Ngôn trong việc khắc
họa hình ảnh quan chức Trung Quốc ở vùng nông thôn Trong quá trình thực thi triệt để chính sách một con tại địa phương mình, họ hiện lên thật đáng sợ Ông
đã dùng những trải nghiệm của người cô cũng như trải nghiệm của chính ông để
viết nên tác phẩm này Trong Ếch, xuyên suốt câu chuyện về cuộc đời nhân vật
cô cô còn có hàng loạt câu chuyện đầy ám ảnh về thân phận con người
Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên trong bài bình luận có nhan đề Sự
sinh, sự chết và sự sống – Đọc Báu vật của đời của Mạc Ngôn từng liên tưởng
Mạc Ngôn với Lỗ Tấn, giải thích hai nhà văn Trung Quốc, một ở đầu và một ở cuối thế kỷ 20, đã gặp gỡ nhau trong suy nghĩ về đất nước mình Mạc Ngôn thuộc thế hệ nhà văn Trung Quốc dám phanh phui đào sâu vào hiện thực xã hội Mạc Ngôn tạo ra địa danh Cao Mật (giờ đây đã được coi như một địa danh văn chương) ở đó tập trung mọi số phận, con người Cao Mật tựa một xã hội Trung Quốc thu nhỏ, dấy lên sức khái quát cao Từ Cao Mật người ta nhìn thấy số phận người nông dân Trung Quốc, những người chân đất
Trang 35Thân phận con người được Mạc Ngôn viết đầy đau đớn Trong tác phẩm
Sống đọa thác đày thậm chí Mạc Ngôn để cho nhân vật hóa ra kiếp trâu, kiếp
ngựa để kể về kiếp sống trầm luân đau khổ của mình
Trong Báu vật của đời, ông đã gửi gắm suy nghĩ của mình trong câu nói
của nhân vật Lỗ Thị : "Mẹ nhận ra một chân lý nghiệt ngã: là đàn bà không lấy chồng không được, lấy chồng mà không sinh con không được, sinh con toàn con gái cũng không được Muốn có địa vị trong gia đình, dứt khoát phải sinh
con trai" [18, tr 267]
Trong Ếch, tác giả kể về ba cái chết của ba người đàn bà Họ trót mang
thai phi pháp Họ bất chấp quy định của chính quyền mang thai đứa con thứ hai, với mong muốn có một đứa con trai Luật sinh con – hạn chế hà khắc của Trung Quốc khiến họ trốn chui, trốn lủi, hòng tìm cách sinh thêm con
Người đàn bà đầu tiên thiệt mạng khi mang thai được 5 tháng Bà ta bơi rất giỏi, nhưng cứ liên tục bơi dưới sự truy đuổi của những người thực thi chính sách trên chiếc thuyền chuyên dụng của tổ sinh đẻ Dù là tay bơi hạng cừ khôi, Cảnh Tú Liên – vợ Trương Quyền cuối cùng cũng phải chết Mạc Ngôn tả:
―Lúc ấy, thân hình người đàn bà đột nhiên chìm nghỉm, đồng thời có cảm giác mùi máu tanh xộc lên mũi‖ [25, tr.189]
Hài nhi người đàn bà thứ hai mang trong bụng đã đến tháng thứ 7 Người
ép cô phải bỏ thai chính là cô ruột chồng Vương Nhân Mỹ cố tình tháo vòng, giấu chồng để sinh con Nhưng rồi vì sự nghiệp của chồng, vì hứa hẹn một cuộc sống tốt đẹp, cô tự nguyện bỏ đi đứa trẻ Không ngờ, trong quá trình phẫu thuật
do người mẹ trẻ mất máu quá nhiều nên cả hai mẹ con đã thiệt mạng
Trang 36Người thứ ba thì đã cận ngày sinh Mong muốn có con trai nối dõi tông đường, Trần Tị đã đưa Vương Đảm đi trốn Nhưng rồi sự bí bách, hoảng sợ, bấn loạn khi bị truy đuổi khiến bà mẹ đã không kịp nhìn mặt con
Một quyển sách với lời lẽ cay độc, giọng văn khôn ngoan, đầy giễu nhại
đã lột tả vô cùng khéo léo những đường lối cách mạng sai lầm và cách áp dụng tàn nhẫn bằng các biện pháp cưỡng bức phá thai, triệt sản của chính quyền địa phương đang diễn ra ở vùng nông thôn, cụ thể là vùng Đông Bắc Cao Mật Đây
là một đề tài nhạy cảm cực kỳ hiếm hoi trong văn học song đã được nhà văn
Mạc Ngôn khắc họa một cách chi tiết và đầy kịch tính Tác phẩm Ếch được
xem như một bức tranh xã hội Trung Quốc sâu sắc và toàn diện, phản ánh được những tác động của chính sách sai lầm tới cuộc sống của người dân nước này
và thể hiện trực tiếp cái nhìn chế giễu cay độc vào cái mà tác giả Mạc Ngôn gọi
là "sự ngu xuẩn" [25, tr 69], ―dã man‖ [25, tr 213] của xã hội, trong một cốt truyện giàu kịch tính và độc đáo
1.2.3 Cốt truyện xâu chuỗi và yếu tố ngoài cốt truyện
Trong tiểu thuyết Ếch, người kể chuyện đồng thời là nhân vật của tác
phẩm Cốt truyện phát triển cùng với sự phát triển các tuyến nhân vật Nhân vật không còn tồn tại thì cốt truyện cũng kết thúc Người kể chuyện tham gia trực tiếp vào cốt truyện nhưng cốt truyện lại không bị hạn chế bởi ở đây, nhân vật kể chuyện dưới dạng những bức thư cho nên đang kể chuyện này có thể ―nhảy‖ sang chuyện khác một cách thoải mái Tất nhiên, ở đây người kể chuyện thực hiện sự chuyển giao một cách khéo léo nên không gây ra cảm giác hẫng hụt, khó chịu ở người đọc Chẳng hạn, đang bày tỏ cảm xúc về tình yêu, các nhân vật có thể chuyển sang nói chuyện chính trị, bàn về giáo dục hay đang tả cảnh thiên nhiên bỗng quay sang bộc lộ tâm trạng của bản thân mà người đọc có thể chấp nhận được
Trang 37Cốt truyện xâu chuỗi
Ếch không phải do một nhân vật tạo thành một tuyến cốt truyện mà là
một mạng lưới nhiều đầu mối phức tạp Sự phát triển của tình tiết cốt truyện
vừa tiến theo chiều thời gian vừa tiến theo chiều không gian và vừa theo diễn biến tâm trạng của nhân vật Truyện mở đầu bằng bức thư nhân vật ―tôi‖ (tức Khoa Đẩu) gửi cho tiên sinh Sugitani Yoshihito mong muốn viết một vở kịch
kể về cuộc đời của ―một nữ bác sĩ cùng với chiếc xe đạp lao băng băng trên mặt sông đã kết băng, một nữ bác sĩ sau lưng đeo hòm thuốc, tay che dù, quần xắn cao cùng với bầy cóc nhái kết đoàn kết đội lầm lũi đi về phía trước, hình tượng một nữ bác sĩ đang bế những hài nhi, tay dính đầy máu nhưng miệng cười rất tươi‖ [ 25, tr 6].và kết thúc bằng lá thư là lời sám hối chân thành của nhân vật
―tôi‖
Vì cốt truyện ở đây là cốt truyện chuỗi, cho nên khi nói đến kết thúc ta không thể chỉ xét đến kết truyện của toàn bộ câu chuyện, cái kết đến trên dấu chấm cuối cùng ở trang cuối cùng của cuốn sách
Kết thúc của chương trước báo hiệu cho những xung đột sẽ xuất hiện
ở chương sau, nhờ vậy mà cấu trúc truyện vẫn không bị phá vỡ, các sự kiện của cốt truyện vẫn liên hệ với nhau theo tuần tự nhân quả
Hệ thống sự kiện là yếu tố cốt lõi của cốt truyện Quan hệ chính giữa các
sự kiện hình thành nên cốt truyện là quan hệ nhân quả Ta có thể mường tượng việc các sự kiện nương tựa vào nhau, xô đẩy nhau Tác phẩm không chỉ là một tiểu thuyết toàn vẹn, nó còn là một tuyển tập những câu chuyện hoàn chỉnh: năm phần trong cuốn sách có thể xem như năm câu chuyện độc lập Vì lối kết
cấu này mà cốt truyện của Ếch không còn là cốt truyện đơn nhất, liền mạch như
vẻ thoạt nhìn lúc ban đầu Nó trở thành một chuỗi cốt truyện kế tiếp nhau, tập hợp bởi những câu chuyện nhỏ Các câu chuyện ở đây cấu kết với nhau bởi người kể chuyện Tuy có thể tách rời các chương nhưng mạch truyện không hề
Trang 38bị đứt gãy, rời rạc Bởi lẽ Mạc Ngôn đã khéo léo cài một ―mầm phôi‖ vào cuối mỗi chương truyện, mầm phôi ấy sẽ nảy nở và phát triển thành những
―bộ phận‖ mới – có thể là một nhân vật, một tình huống hoặc thậm chí một chi tiết – trong những chương kế tiếp Bằng cách đó tác giả của nó không chỉ giữ vững được tính cố kết của truyện, lôi cuốn người đọc đuổi theo những trang truyện, mà đồng thời còn tạo nên lối kết thúc ấn tượng cho mạch truyện Ví dụ: chương 2 khép lại bằng cái chết của Vương Nhân Mỹ nhưng lại là sự bắt đầu cho một cuộc sống mới với ―tôi‖ ( điều này sẽ được tác giả kể lại rất kỹ trong chương 3: đám cưới với Tiểu Sư Tử) Hay hình ảnh kết thúc chương 3 với sự xuất hiện của Trần Mi, chính sự xuất hiện này là một sự kiện quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến cuộc đời của nhân vật ―tôi‖: ―Ở cái tuổi gần đất xa trời rồi nhưng giờ đây, tôi lại trở thành bố của một đứa trẻ‖ [25, tr 295] Trần Mi chính
là nhân vật chính trong vở kịch tranh giành quyền nuôi con giữa hai người đàn
bà diễn ra trong chương cuối của tác phẩm
Yếu tố ngoài cốt truyện
Trong các truyện ngắn và tiểu thuyết hiện đại, yếu tố ngoài cốt truyện là một phương diện quan trọng giúp tác giả làm sáng tỏ thêm nội dung, tư tưởng của tác phẩm Điều này đã được các nhà văn cả phương Đông và phương Tây
sử dụng, nhưng ở mỗi tài năng, mỗi cá tính sáng tạo, mỗi môi trường văn học, chúng có thể có hiệu quả khác nhau Mạc Ngôn là một người có cách tổ chức cốt truyện năng động, độc đáo Truyện của ông thường đan cài các yếu tố trong
và ngoài cốt truyện, tạo dạng thức truyện dày đặc tình huống, sự kiện, chi tiết
mà vẫn phóng túng, bay bổng Các cốt truyện ở đây có khi bị gián đoạn, mạch
kể bị chuyển hướng đột ngột từ sự việc này sang sự việc khác Sự gián đo¹n ấy làm giảm độ căng của tình huống nhưng lại bắt người đọc ―cảnh giác‖ vì những đơn vị chen ngang ấy trước sau cũng liên quan đến vấn đề tác giả đang hoặc sẽ bàn đến
Trang 39Ếch là một tiểu thuyết bằng thư cho nên trong hầu như tất cả các bức thư
ít hay nhiều người viết đều có thể nói chuyện này, chuyện khác bằng liên hệ tạt ngang
Hồi ức của nhân vật thường được đánh thức bằng sự liên tưởng Tâm hồn
họ vô cùng mẫn cảm, chỉ cần một chất xúc tác nhỏ như làn gió, mùi hương, ánh trăng, cơn đói, một vết ố trên tường… là ký ức chợt ùa về, cắt ngang thời hiện tại của câu chuyện
Trong cái hộp ký ức của người kể chuyện không chỉ chứa đựng chuyện của mình mà còn có chuyện của người khác khiến mỗi sự kiện như mỗi sợi nhớ
có thể vẫy gọi nhau, chen vào nhau làm cho cốt truyện càng thêm chằng chịt
Ví dụ như khi nhân vật ―Tôi‖ đang kể chuyện Tiểu sư tử chăm sóc Trần
Mi (trong quá khứ) – con gái của Trần Tị và Vương Đảm ―Trong những ngày
ấy thiên chức làm mẹ cua Tiểu Sư Tử bộc lộ rất rõ rệt Ôm ấp, hôn hít Trần Mi dường như vẫn chưa làm cô ta thỏa mãn.Thậm chí, tôi còn nghĩ rằng cô ấy còn lén lút vạch vú cho con bé bú‖ [25, tr 307] thì lại quay sang kể chuyện thuở nhỏ (quá khứ của quá khứ) ― đã từng xem một vở kịch‖ về một chuyện thần kì khi cô gái trinh nguyên 18 tuổi cho cậu em trai của mình bú sữa, tiếp đó, suy nghĩ của tác giả lại trở về hiện tại kể chuyện về bạn đại học của con gái ―bố của
nó là chủ một mỏ khai thác than đá, tiền nhiều đến độ chỉ biết đếm bằng găng tay trong khi nông dân đào than cho lão ta thì ăn không đủ no ‖ hay là khi đang
kể chuyện về việc làm trong trại nuôi ếch ngồi trong nhà hàng có tên Don Quijote, nhân vật ―tôi‖ lại liên tưởng đến văn hoá Trung Quốc hay phương Tây
― Vả lại, thưa tiên sinh, như ngài đã nói, truyền thống về thực chất cũng chỉ là một loại hình tiền nghệ thuật mà thôi…Xin lỗi tiên sinh, tôi lại đi quá xa vấn đề rồi.‖ [25, tr 387]
Trang 40Chính yếu tố ngoài cốt truyện với những liên hệ tạt ngang này giúp nhân vật có thể nói nhiều chuyện không liên quan đến nhau trong một bức thư làm cho nội dung càng thêm phong phú
Tiểu thuyết Ếch có kết cấu dưới hình thức bức thư khá độc đáo.Với kết
cấu theo hình thức thư tín như vậy, những điều riêng tư sâu kín sẽ được thổ lộ, phô bày một cách tự nhiên hơn và nội dung được kể cũng có thể dàn trải, biến hoá linh họat hơn và tạo ấn tượng đậm nét về một cái tôi nhân vật Nói cách khác, hình thức bức thư thường tạo ra kết cấu mở cho tác phẩm Phần hai của
Ếch là một vở kịch 9 màn, là sự tiếp nối, bổ sung làm cho phần một đạt đến sự
thăng hoa nghệ thuật
Có một mối liên hệ rất chặt chẽ giữa người kể chuyện, điểm nhìn với thời gian và kết cấu tự sự của tiểu thuyết Mạc Ngôn Người kể chuyện với dòng hồi
ức và điểm nhìn hồi cố đã phá vỡ mọi trật tự của câu chuyện Mỗi khi nhân vật
‗nhớ lại‖ là thời gian tự sự lập tức ngược về quá khứ hoặc vượt trước đến tương lai làm nên nhiều sự đảo chiều đầy bất ngờ của dự thuật và đảo thuật
Sử dụng kiểu cốt truyện ―truyện lồng trong truyện‖ Mạc Ngôn đã cho chúng ta thấy nhều khía cạnh khác nhau trong cuộc sống, đó có thể là những câu chuyện của cá nhân nhưng cũng có thể là câu chuyện của dân tộc, thời đại mình Các câu chuyện được đan cài, lồng vào nhau tạo nên sự ly kỳ hấp dẫn người đọc