6. Cấu trúc của luận văn
2.1.1. Lý thuyết về người kể chuyện
Người kể chuyện hay còn gọi là người trần thuật, người tự sự là một thủ pháp nghệ thuật của nhà văn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong tác phẩm tự sự.
Người kể chuyện, đó là một khái niệm trung tâm của lý thuyết tự sự học Các nhà nghiên cứu từng có rất nhiều định nghĩa về người kể chuyện nhưng tựu trung, người kể chuyện được hiểu một cách đơn giản và thống nhất là người kể lại câu chuyện. Người kể chuyện tồn tại song song với câu chuyện như một quan hệ cộng sinh và nói như Tz.Todorov thì ―người kể chuyện là yếu tố tích cực trong việc kiến tạo nên thế giới tưởng tượng,... không thể có trần thuật thiếu người kể chuyện‖[34, tr.116].
Khái niệm người kể chuyện được nghiên cứu phổ biến vào những năm 60 ở Pháp, với những nhà tự sự học nổi tiếng như: R. Barthes, Tz. Todorov, đặc biệt là G.Genette… Qua những công trình nghiên cứu của mình, các tác giả đã đưa ra một số quan điểm tương đối rõ ràng về vấn đề này: Vai trò trần thuật, vị trí ngôi kể, và gắn với nó là các vấn đề phối cảnh trần thuật, điểm nhìn trần thuật.
Trong cuốn Dẫn luận nghiên cứu văn học, Pospelov viết: ―Hình thức phổ biến nhất miêu tả tự sự là trần thuật ở ngôi thứ ba không nhân vật hóa, mà đằng sau là tác giả. Những người trần thuật cũng hoàn toàn là tác giả, cũng
hoàn toàn có thể xuất hiện trong tác phẩm dưới hình thức một cái tôi nào đó‖. [29, tr.92]
G.Genette – nhà nghiên cứu Pháp hiểu người trần thuật có chức năng của tác giả, vừa kể chuyện, vừa chỉ huy cách kể, vừa truyền đạt thông tin vừa thuyết phục người đọc.
Lí thuyết tự sự học hiện đại càng khẳng định vai trò quan trọng của người trần thuật trong cấu trúc tự sự: ―Nó cho thấy người trần thuật đã can dự vào tiến trình tự sự như thế nào, từ hình thức đến bình luận‖ [34, tr.18].
Mặc dù vậy, cho đến nay, vấn đề này vẫn đang còn gây ra nhiều ý kiến chưa thống nhất cần được bàn luận thêm (chẳng hạn như còn có sự phân biệt giữa người trần thuật và người kể chuyện, mối quan hệ giữa nó với nhà văn…) Chúng tôi thống nhất với quan điểm coi người trần thuật tương đồng với người kể chuyện, là người được sáng tạo ra để mang lời kể, tức là nó được xem như ―một hiện tượng tồn tại ít nhiều độc lập‖, đồng thời còn có thể góp phần thể hiện quan điểm, tư tưởng của nhà văn thông qua hệ thống điểm nhìn. Người kể chuyện là công cụ do nhà văn hư cấu để kể chuyện, là nhân vật đặc biệt trong tác phẩm tự sự, nó thống nhất nhưng không đồng nhất với tác giả. Người kể chuyện có chức năng tổ chức kết cấu tác phẩm, dẫn dắt người đọc tiếp cận thế giới nghệ thuật.
Như vậy, có rất nhiều ý kiến về người kể chuyện, dù định nghĩa bằng những cách khác nhau nhưng đều khẳng định chức năng và vai trò quan trọng của người kể chuyện trong truyện kể.
Trong một tác phẩm văn học, hình tượng người kể chuyện đem lại cho tác phẩm một cái nhìn và một sự đánh giá bổ sung về mặt tâm lý, nghề nghiệp
hay lập trường xã hội cho cái nhìn tác giả, làm cho sự trình bày tái tạo con người và đời sống trong tác phẩm thêm phong phú hơn.
Nhìn một cách tổng thể, người kể chuyện thường được thể hiện dưới ba hình thức sau: người kể chuyện ngôi thứ nhất, người kể chuyện ngôi thứ hai và người kể chuyện ngôi thứ ba. Tuy nhiên, trên thực tế do phụ thuộc vào sự đa biến của công năng tự sự nên hình thức xuất hiện và vai trò của người kể chuyện nhiều khi khó có thể phân định rạch ròi, việc phân ngôi thứ của người kể chuyện chỉ là tương đối.