Ngôn ngữ đối thoại đậm chất thô tục

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Ếch của Mạc Ngôn (Trang 77)

6. Cấu trúc của luận văn

3.1.2. Ngôn ngữ đối thoại đậm chất thô tục

Theo nguyên lí tự thuật thì câu chuyện có lúc được kể khách quan theo ý muốn cá nhân nhân vật, nếu không thích thì câu chuyện đó sẽ không được kể, hoặc nếu kể thì tính trung thực của nó cũng giảm đi một nửa sự thực. Tuy nhiên, ở đây nhân vật ―tôi‖ kể từ A đến Z một cách tự nhiên, khách quan như những gì vốn có của nó. Tất cả sự thật, bí mật, những ngóc ngách sâu kín đều được phanh phui dưới con mắt sắc lẹm, lạnh lùng đến kinh ngạc. Mạc Ngôn đã không để cho nhân vật của mình độc thoại nhiều mà cho nhân vật đối thoại. Thông qua đối thoại nhân vật khác sẽ nói về vấn đề đó nhiều hơn. Tác giả đã cố đẩy từ cực chủ quan sang cực khách quan đến mức có thể. Ở đó nhân vật chính chỉ kể lại những gì nghe được, quan sát được. Sự đấu tranh nội tâm, sự dằn vặt trong tâm trạng đều bị đẩy lùi vào khoảng không.

Tư duy tiểu thuyết là viết về cuộc sống như những gì nó có. Nói tục cũng là lối nói phổ biến thông thường trong nhân gian. Đây cũng là tiếng nói trong cuộc sống hàng ngày của nhân dân. Có thể nói rằng, nói tục, chửi tục là nhu cầu của người dân, giúp họ giaỉ tỏa những cơn bực tức ở trong lòng, giải tỏa những căng thẳng, ức chế trong tâm lý.

Nói tục, chửi tục dù muốn cố gắng loại bỏ thì nó vẫn cứ tồn tại cùng đời sống con người. Dùng cái tục (trong cách nói) nghĩa là dùng những từ chi bộ phận kín của cơ thể, các hành vi tính giao, bài tiết, chửa đẻ,…trong một ngữ cảnh nào đó đều mang một chức năng nhất định.

Cái tục đi vào văn học dân gian Trung Quốc với tư cách là một phương tiện nhằm mục đích châm biếm, chế giễu, mỉa mai đối tượng. Sau rồi, cái tục đã đi vào văn học viết, và trở thành một phương tiện nghệ thuật độc đáo.

Là nhà văn chân đất lưng trần, chất liệu mà Mạc Ngôn sử dụng để viết nên tiểu thuyết rất giản dị. Đọc tác phẩm của ông, ta thấy cả một thế giới đời thường đang cựa quậy từ những lớp ngôn ngữ thông tục vốn chỉ được sử dụng một cách hạn chế trong khẩu ngữ và dường như tối kỵ trong ngôn ngữ sách vở. Phải chăng muốn tìm về với ngôn ngữ dân gian nên Mạc Ngôn sử dụng nhiều tiếng tục này.

Thuyết minh cho loại ngôn ngữ này của mình, Mạc Ngôn nói: ―Tôi là người xuất thân từ tầng lớp hèn kém cho nên tác phẩm của tôi chứa đầy quan điểm thế tục, nên ai đó định tìm những điều tao nhã trong tác phẩm của tôi chắc chắn sẽ phải thấy thất vọng. Đó là chuyện không thể khác hơn được, người thế nào thì nói thế ấy, chim nào thì hót tiếng ấy. Tôi lớn lên từ đói rét cơ hàn, tôi từng chứng kiến rất nhiều cảnh đau khổ và bất công trên đời, trong lòng tôi tràn đầy cảm thông đối với nhân loại và phẫn nộ đối với sự bất công. Do đó tôi chỉ có thể viết ra những tác phẩm như vậy‖.[17, tr.105].

Chửi thề và chửi tục ngập tràn trong ngôn ngữ của nhân vật Mạc Ngôn, những con người của làng quê Đông Bắc Cao Mật đầy khí khái, ngang tàng, phóng túng và cuồng nhiệt luôn sống hết mình với cái tôi ý thức. Đối với họ, chửi và chửi tục là một phần rất tự nhiên không thể thiếu được trong bản chất con người. Từ trẻ em đến người già, lưu manh đến trí thức, dân đen đến quan

lớn, con chiên đến mục sư, thứ dân đến thiên tử… khi tức giận và cả khi vui mừng, khen ngợi hay chê bai cũng đều dễ dàng văng tục. Vì thế nhân vật ―tôi‖ tức giận cũng có thể buông ra câu chửi: ―Bây giờ, tổ cha nó, chỉ có ruồi nhặng bâu quanh cô mà thôi‖ [25, tr. 41], Vương Cước sau khi bị giam giữ sau 15 ngày cũng hùng hổ tuyên bố: ―Có bản lĩnh thì cắt phăng con c. của ông đây đi‖ [25, tr. 98]. Tiêu Thượng Thần cũng thản nhiên văng tục: ―Đ.mẹ! Đúng là phong cảnh đặc trưng của miền bắc‖ [25, tr. 111].

Tác giả không ngần ngại để cho nhân vật tha hồ ―đ. mẹ‖, ―mẹ‖…và nói tất tần tật những từ ngữ tục tĩu vốn có và có thể là chưa từng có trên thế gian này. ―Đ.m nó. Có thiến trâu, thiến lợn, thiến lừa, thiến la chứ có bao giờ thiến người đâu.‖, ―biết đâu các bà ấy không những cắt phăng hai hòn dái mà còn cắt phăng con c. của chúng tôi không chừng.‖ [25, tr. 101-102]. ―ông đây thà để cho mày bắn bay mất c. còn hơn là để cho mụ đàn bà đó dùng dao cắt‖ [25, tr. 107].

Những hình ảnh ―phun cứt, phun đái‖ không còn quá lạ lẫm trong sáng tác của Mạc Ngôn. ―Đầu bà ta đập xuống nền đất, lúc này đang đầy cứt đái và máu huyết, mùi xú uế xông lên nồng nặc‖ [25, t32]…‖mỗi gia đình có một hoàn cảnh riêng, cậu thì biết cục cứt gì‖ [25, tr. t163], ―Cục cứt! Một cái chức quèn thôi‖ [25, tr. 198], ―Vương Kim Sơn, tôi ỉa vào tổ tông nhà ông‖ [25, tr.218], ―bồi cho ông cái cục cứt‖ [25, tr.222]…

Theo thống kê sơ bộ của chúng tôi, Mạc Ngôn đã để cho nhân vật của mình chửi tục 17 lần trong Ếch: ―tổ cha nó‖ [25, tr.41], ―con c.‖ [25, tr. 98], ―đ.mẹ nó‖ [25,tr. 101], ―con c‖ [25, tr. 102], ―con c.‖ [25, tr. 107], ―bây giờ các bà các cô thắt mẹ cái đường chảy ra của nó‖ [25, tr. 109], ―đ.m.‖ [25, tr. 111], ―cậu thì biết cục c. gì‖ [25, tr. 163], ―chó chết‖ [25, tr.197], ―cục cứt, một cái chức quèn thôi‖ [25, tr.198], ―Đ.m. ông ra đây‖ [25, tr.218], ―đ.mẹ.

Vương Kim Sơn‖ [25, tr. 219], ―bồi cho ông cái cục cứt‖ [25, tr.222], ―khốn kiếp‖ [25, tr.232], ―mẹ kiếp‖ [25, tr.265], ―phải đem bọn chó con chúng mày đem cắt d. hết‖ [25, tr. 508], ―nên đem lông chỗ ấy của chị ra mà thắt cho tôi thì đúng hơn – Vương Cước chỉ vào đũng quần của chủ tịch phụ nữ, chửi một cách thô lỗ‖ [25, tr. 107]

Theo PGS. Lê Huy Tiêu, ―Những từ tục tĩu này trong ý thức thẩm mỹ thông thường, người ta hay tránh né nhưng Mạc Ngôn đã đưa nó vào thánh đường văn học một cách đàng hoàng‖.[43, tr.195].

Trong phê bình văn học, người ta thường phê phán những nhà văn quá thiên về chủ nghĩa tự nhiên trong miêu tả nhân vật và cuộc sống; đòi hỏi nhà văn phải biết chắt lọc, lựa chọn, đẽo gọt hiện thực chứ không được bê nguyên xi tất cả để đặt vào tác phẩm bởi vì làm như thế sẽ khiến tác phẩm vượt ra khỏi hạn định thẩm mỹ của nghệ thuật. Dĩ nhiên là Mạc Ngôn bị phê phán vì những ―câu chữ bẩn thỉu ấy‖ nhưng ông lại cho rằng đó là cách phê bình ―bớt đầu xén đuôi‖, ―không dùng quan điểm văn học, mà lại dùng quan điểm sinh lý học và luân lý học thuần túy mà công kích không thương tiếc‖.[17, tr.225].

Với Mạc Ngôn, ngôn ngữ thô tục là cách thể hiện tâm lý và bản năng của con người thật nhất. Trong tình huống bị đẩy đến cùng của sự tức giận, vui mừng, phấn khích, con người thường mất kiểm soát về hành vi và cả ngôn ngữ.

Trong trường hợp này ―chửi người khác là một cách phát tiết, là một cách tự vệ, là một phương thức làm giảm bớt áp lực tâm lý, như là một hoạt động bản năng‖.[24, tr.201].

Dường như những câu chữ bẩn thỉu cũng là sự lựa chọn để Mạc Ngôn đẩy đến tận cùng quan niệm nghệ thuật hiện thực của mình. Đó là phương cách để ông thể hiện ―Chủ nghĩa hiện thực dữ dội‖.

Thông thường khi muốn phơi bày những gì thuộc về nhân tính, nhân bản của con người, các nhà văn hiện đại và hậu hiện đại chú ý đề cập đến bản năng tính dục như là bản năng gốc và xem đó là chiếc chìa khóa vàng để mở những cánh cửa bí ẩn trong sâu thẳm mỗi con người. Nhưng với Mạc Ngôn, chỉ bấy nhiêu thôi thì chưa đủ bởi vì ngoài việc để nhân vật bộc lộ mình qua hành động (tính dục) còn cần phải để nhân vật bộc lộ qua ngôn ngữ. Khi ―phun cứt, phun đái‖, nhân vật không còn vỏ bọc, tất cả đều bộc lộ, bóc trần đến tận cùng tình cảm, thái độ, tính cách của mình. Hiểu như vậy chúng ta sẽ thấy Mạc Ngôn rất nghiêm túc khi đặt bút viết ra những từ bậy bạ và sẽ thừa nhận ngôn ngữ tục tĩu như một cái mã riêng của tác gia tiểu thuyết này. Ông đã biến ngôn ngữ từ một phương tiện nghệ thuật trở thành đối tượng miêu tả, góp phần làm nên sự chân thật của cuộc sống và con người.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Ếch của Mạc Ngôn (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)