Ngôn ngữ biểu tượng

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Ếch của Mạc Ngôn (Trang 82)

6. Cấu trúc của luận văn

3.1.4.Ngôn ngữ biểu tượng

Ở các tiểu thuyết của Mạc Ngôn, cái biểu đạt đều tập trung trong một, hai từ, như từ ―cao lương‖ (高粱) trong Gia tộc cao lương đỏ, ―vú‖ (乳)(奶) trong

Báu vật của đời, ―rượu‖ (酒) trong Tửu quốc, ―thịt‖ (肉) trong 41 chuyện tầm phào, ―Miêu Xoang‖ (猫腔) trong Đàn hương hình, ―tỏi‖ (蒜) trong Cây tỏi nổi giận, ―ếch‖(蛙) trong tác phẩm cùng tên. Đây đều là những danh từ chỉ vật và Mạc Ngôn đã huyền thoại hóa chúng bằng thủ pháp trùng điệp.

Tiếng ếch (蛙) kêu ―oa... oa‖ như tiếng trẻ con khóc yếu ớt với hình ảnh giống như thai nhi trong bụng mẹ của đàn ếch trong tác phẩm Ếch cũng trở thành biểu tượng của bóng ma lịch sử, của món nợ quá khứ không thể nào trả nổi đối với người.

Ếch, tên chữ Hán của tác phẩm là 蛙 – wa con ếch, đồng âm với 娃 – wa đứa trẻ, đồng âm với 娲 – wa nữ Oa. Con ếch là biểu tượng tín ngưỡng phồn

thực của dân tộc Choang Trung Quốc, vừa là biểu tượng cho việc sinh đẻ nhiều, vừa là biểu tượng cao quý của thần linh, mỗi đứa trẻ sinh ra đều đeo hình con ếch ở cổ tượng trưng cho sức khỏe, may mắn. Nhưng câu chuyện mà Khoa Đẩu – Nòng Nọc kể thực ra không liên quan đến con ếch thật trong đời sống. Như vậy nhan đề và ngụ ý nhan đề gợi mở là mang tính chất biểu trưng cho sinh mệnh của con người mà cụ thể là trẻ con trong chính sách kế hoạch hóa gia đình. Tiếng ếch kêu làm bà cô sợ hãi cũng là tiếng khóc đòi mạng sống của những bào thai chưa chào đời. Món thịt ếch cũng là ẩn dụ cho xã hội ăn thịt người, ăn thịt trẻ con. Công ty nuôi ếch mà thực chất là công ty đẻ thuê, ―công ty sản suất trẻ‖. Con người được nhìn từ góc độ đồng âm với ếch cũng chính là bút pháp một thăng một giáng được sử dụng đắc lực, hiệu quả nhất trong tác phẩm này.

Như thế, dù là người hay vật, tình hay cảnh, xa hay gần, thực hay ảo, xưa hay nay đều không một phút một li nào tách rời biểu tượng. Bằng thủ pháp huyền thoại hóa, nhà văn đã thổi hồn vào các sự vật vô tri, biến chúng từ cụ thể

thành trừu tượng, từ vô tri giác trở nên có thông linh, tri giác; thành niềm vui và nỗi đau, hạnh phúc và bất hạnh, lẽ sống và lẽ chết của con người.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Ếch của Mạc Ngôn (Trang 82)