Giọng điệu

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Ếch của Mạc Ngôn (Trang 84)

6. Cấu trúc của luận văn

3.2. Giọng điệu

Cùng với ngôn ngữ, giọng điệu cũng là một phương thức độc đáo để tác giả thể hiện quan niệm nghệ thuật về con người và cuộc đời.

Giọng điệu là yếu tố cơ bản làm nên phong cách của nhà văn. Giọng điệu với tư cách là yếu tố hình thức mang tính nội dung thể hiện được thái độ, tình cảm, lập trường, đạo đức của nhà văn đối với hiện tượng được miêu tả‖. Giọng điệu còn phản ánh quan niệm nghệ thuật, thị hiếu thẩm mỹ, làm nên cá tính sáng tạo của nhà văn, điều mà như Turgheniev cho là ―không thể tìm thấy trong cổ họng bất kỳ người nào khác‖.

Theo Từ điển thuật ngữ văn học thì: ―Giọng điệu là thái độ, tình cảm, lập trường tư tưởng, đạo đức của nhà văn đối với các hiện tượng được miêu tả trong lời văn quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu, cách cảm thụ gần xa, thân sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm,… Giọng điệu phản ánh lập trường xã hội, thái độ tình cảm và thị hiếu thẩm mỹ của tác giả có vai trò rất lớn trong việc tạo nên phong cách nhà văn và tác dụng truyền cảm cho người đọc. Thiếu một giọng điệu nhất định nhà văn chưa thể viết ra được tác phẩm, mặc dù đã có đủ tài liệu và sắp xếp trong hệ thống nhân vật‖ [9, 135]. Mạc Ngôn cũng từng nói: ―Nhà văn cần phải có giọng điệu riêng của mình và phải nói lên tiếng nói đặc trưng của mình‖ [17, tr.343].

Dù viết về đề tài nào, theo khuynh hướng sáng tác nào ông cũng thể hiện rất rõ chất Cao Mật trong ngôn ngữ, giọng điệu. ―Đó là sự khinh bạc, kiêu ngạo nhưng đầy suy tư khắc khoải của người viết qua từng câu từng chữ của tiểu thuyết từ những lời thô tục nhất đến những lời trang nhã nhất, hài hước nhất đến

trầm uất nhất, đểu cáng nhất đến nghiêm túc nhất, chung nhất đến riêng nhất.‖ [37, tr.186].

Trong phần lớn các tiểu thuyết của Mạc Ngôn, trào lộng đã trở thành một bút pháp quen tay được nhà văn sử dụng khá độc đáo. Và từ bút pháp trào lộng đã bật lên những giọng điệu bỡn cợt, khoa trương, giễu nhại với tất cả những cung bậc của tiếng cười từ hài hước cho đến châm biếm sâu cay.

Trào lộng là một hình thức đặc biệt của lối diễn đạt có trong tất cả các loại hình nghệ thuật từ thời cổ đại. Theo Henri Benac, thủ pháp trào lộng ―thuộc về phạm vi của bông lơn và đặc biệt là của tính hài trong sử dụng từ ngữ, của châm biếm hay nói nhại, giễu cợt‖ [4, tr.111].

Như vậy trào lộng là một nguyên tắc phản ánh nghệ thuật trong đó các yếu tố của tiếng cười mỉa mai, châm biếm, phóng đại, khoa trương, hài hước… được sử dụng để chế nhạo, chỉ trích, phản kháng những cái tiêu cực, xấu xa, lỗi thời, độc ác trong xã hội‖ [9, tr.363].

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Ếch của Mạc Ngôn (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)