Nhân vật

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Ếch của Mạc Ngôn (Trang 60)

6. Cấu trúc của luận văn

2.3.Nhân vật

Nhà văn M.Gorki có lần từng khuyên một nhà văn trẻ: ―Anh hãy bỏ nghề viết đi. Đấy không phải là việc của anh. Anh hoàn toàn không có khả năng miêu tả con người cho sinh động, mà đấy là điều chủ yếu‖. [9, tr. 126]

Miêu tả con người, đó chính là việc xây dựng nhân vật của nhà văn. Vì thế, nhân vật là con người được miêu tả, thể hiện trong tác phẩm văn học, và chính là phương tiện cơ bản để nhà văn khái quát hiện thực một cách hình tượng

Nhân vật là yếu tố trung tâm quy định cách tổ chức cấu trúc tác phẩm. Khi tiếp xúc với tác phẩm nghĩa là người đọc bước vào thế giới của các nhân vật. Ở đó, người đọc sẽ đứng ở vị trí khách quan theo dõi tâm lí và hành động của từng nhân vật. Nhân vật là nơi tập trung giá trị tư tưởng, tri thức, giá trị nghệ thuật của tác phẩm. Thông qua tâm lí và hành động, mỗi nhân vật sẽ đi vào tác phẩm với một hình tượng riêng, một tính cách riêng.

Henri Bénac trong Dẫn giải ý tưởng văn chương cho rằng: ―nhân vật là tấm gương cho phép người ta hiểu rõ hơn quy luật của tâm hồn con người‖.[4, tr. 640].

Về vị trí của nhân vật trong tác phẩm văn học, Hà Minh Đức trong giáo trình Lý luận văn học đã khẳng định: ―Nhân vật là người dẫn dắt người đọc vào một thế giới riêng của đời sống trong mọt thời kỳ lịch sử nhất định‖ [8, tr. 126].

Từ những cách hiểu nhân vật trên đây chúng tôi nhận thấy nhân vật văn học, đó là một người được tưởng tượng hư cấu trong tác phẩm văn học, là sự thể hiện quan niệm nghệ thuật của nhà văn về con người và nó có thể được xây dựng trên cơ sở quan niệm ấy. Vì thế, nhân vật vừa tồn tại chủ quan bởi tư tưởng của nhà văn vừa tồn tại khách quan với những quy luật tâm lý rất thực của con người.

2.3.2. Nhân vật trong Ếch của Mạc Ngôn

Nhân vật của Mạc Ngôn không hấp dẫn người đọc bởi những ý niệm lạ lẫm hay tính đột phá trong nghệ thuật biểu hiện mà có sức lôi cuốn riêng từ chính những nét vẻ đời thường. Những nhân vật vừa thật như từ cuộc sống bước vào, vừa đậm đà cái bản sắc mà ta biết chỉ có văn chương mới dệt nên. Chính Mạc Ngôn cũng từng tâm sự: ―Tác phẩm của tôi thể hiện cuộc sống của nhân dân Trung Quốc, thể hiện văn hóa và phong tục dân tộc độc đáo của Trung Quốc, đồng thời tiểu thuyết của tôi cũng miêu tả nhân tính theo nghĩa rộng, tôi luôn đứng ở góc độ con người để tả con người, vượt qua giới hạn địa lý và chủng tộc‖! [45, tr. 58]

Trong tiểu thuyết của Mạc Ngôn thường xuất hiện ba thế hệ nhân vật: ông bà, bố mẹ, ―tôi‖ và bạn bè cùng trang lứa với ―tôi‖. Dựa vào ba thế hệ đó, tác giả tạo ra một hệ thống ẩn dụ có ý nghĩa tượng trưng, một bức tranh nhân sinh biến ảo đa sắc màu. Đó là đặc điểm nổi bật trong việc sáng tạo nhân vật của ông. Nhân vật của ông có nhiều loại nhưng chủ yếu vẫn là ba thế hệ đó, và ba thế hệ này chỉ có khi là có quan hệ huyết thống là người thân của ―tôi‖, nhưng cũng có khi chỉ là nhân vật tượng trưng ẩn dụ có một nhân cách độc lập có vốn sống văn hóa riêng có nội hàm sinh mệnh riêng.

Đối với nhiều nhà văn, ngoại hình nhân vật bao giờ cũng có ý nghĩa nào đó trong việc tạo tình tiết hoặc khơi mở một nét tính cách đặc trưng. Thế nhưng, một điều lạ là những nhân vật trong Ếch ít được miêu tả một cách tỉ mỉ về ngoại hình. Các nhân vật chính là những chân dung được ―làm mờ ngoại hình‖, hoặc ngoại hình chỉ là một yếu tố phụ được nói đến một cách chung chung. Nhà văn đã chọn cách đẩy nhân vật vào trong ấn tượng của ta chủ yếu bằng hành động.

Khi miêu tả ngoại hình nhân vật, Mạc Ngôn không miêu tả từ đầu đến cuối mà nhà văn luôn có sự lựa chọn chi tiết đặc sắc nhất từ đó góp phần thể hiện cá tính của nhân vật.

Nhân vật chính của truyện – bác sĩ Vạn Tâm - hiện lên qua lời kể của nhân vật ―Tôi‖: ―cô tôi có một dung nhan không hề tầm thường. Không nói đầu tóc, không nói khuôn mặt, không nói mũi, cũng không nói đôi mắt, chỉ nói đến hàm răng. Quê tôi là vùng khí hậu chứa nhiều flo, vì vậy từ trẻ đến già đều có hàm răng xấu xí và đen đúa. Lúc còn bé, cô tôi đã sống ở vùng Đông Bắc Giảo Đông, uống nước suối trong rừng, lại học được thói quen đánh răng ở Bát Lộ Quân. Có lẽ vì những nguyên nhân ấy nên đôi hàm răng cô không hề bị sâu, đen. Nói tóm lại là, cô tôi có một bộ răng mà tất cả chúng tôi, nhất là phái nữ, ngày đêm mơ ước‖ [25, tr.30].

Hình ảnh đôi bàn tay của Vạn Tâm được Mạc Ngôn miêu tả rất kỹ về hình dáng bên ngoài, cảm xúc bên trong của người sở hữu chúng lẫn cảm xúc của những đối tượng xung quanh về chính chúng.

Tác giả miêu tả cảm giác dịu mát của đôi bàn tay Vạn Tâm – người bác sĩ đã từng đỡ đẻ cho hơn mười ngàn đứa trẻ ở Đông Bắc Cao Mật ra đời từ năm 1953 đến 1998. Bàn tay của bà ―không giống với người thường‖… ―xuân hạ thu đông đều mềm, đều mát‖, mềm như ―trong gấm có ẩn kim, trong nhu có cương‖, ―mát nhưng không phải là cái mát của băng giá mà là… trong ấm ngoài mát, giống như lụa quý, cái mát của loại lụa bảo vệ cho trân châu bảo ngọc‖. [25, tr.33].

Mạc Ngôn từng nói: ―Các tiểu thuyết của tôi hoặc là tập trung viết về sức sống của bản năng, của nhân tính, như Cao lương đỏ , hoặc là tập trung viết về tâm lý hiếu kỳ và tâm lý biểu diễn của người Trung Quốc như Đàn hương

hình. Sống đọa thác đày chú ý hơn cả đến việc miêu tả và phân tích những cá tính có giá trị.

Khi tôi viết tiểu thuyết, đầu tiên là xuất phát từ số phận, từ tính cách con người, trên cái nền là bối cảnh xã hội đương thời. Bởi vì cá tính làm nên số phận, chứ hoàn cảnh xã hội không phải là nguyên nhân chủ yếu. Đặc biệt là ở thời đại mà cá tính bị soi xét từ mọi phía, một người có cá tính sẽ phải chịu búa rìu của cả xã hội‖. [1, tr. 13].

Tiểu thuyết Ếch của Mạc Ngôn tập trung vào tình tiết, chọn tình tiết làm trung tâm, đề cao cá tính nhân vật. Các câu văn trong Ếch xuất hiện một mật độ đông đúc những động từ, phản ánh những tác động của chính sách kế hoạch hóa gia đình kéo dài hơn 30 năm tới cuộc sống của người dân Trung Quốc, truyện có sự dồn nén cao độ về tình tiết và sự kiện.

Nhân vật liên tục di chuyển từ hành động này sang hành động khác. Không có nhiều không gian cho sự dàn trải, kể lể tỉ mỉ chi tiết. Không có nhiều trang văn tả cảnh ngụ tình. Hành động là cái mách bảo cho ta tâm trạng của con người. Chính lối miêu tả này mang đến cho văn phong của Mạc Ngôn vẻ lạnh lùng, một phong thái nhàn nhã ung dung bao bọc dòng chảy sục sôi của những biến cố có thể xảy đến. Cô cô trong tiểu thuyết Ếch là một nhân vật hành động với cá tính mạnh mẽ, thậm chí ―ngông cuồng‖ [25, tr.129]. Với quan niệm ―cống hiến cái sinh mệnh bé nhỏ cho sự nghiệp phát triển đất nước‖ [25, tr.182], cô cô quyết tâm ―bằng mọi giá phải để cho nhân khẩu hạ xuống mức thấp nhất‖ [25, tr. 208], chính sách là như thế ―cần uống thuốc độc thì không ai giật bình thuốc, muốn treo cổ thì có sẵn người cho mượn dây thừng‖ [25, tr. 204], huyện đã ra lệnh nhất định phải mang những người mang thai phi pháp ra nạo hết nên vói cương vị là đội trưởng đội công tác về sinh đẻ có kế hoạch, cô không thể bỏ qua cho một ai, kể cả Vương Nhân Mỹ, cháu dâu của mình, cô

cũng không buông tha: ―Tôi biết, làm việc này là thiếu đạo lý, nhưng thà hy sinh một chút đạo lý nhỏ để phục vụ cho một đạo lý vĩ đại hơn. Đạo lý vĩ đại đó là gì? Là sinh đẻ có kế hoạch. Tôi không sợ mình biến thành một kẻ ác. Tôi biết các vị đang nguyền rủa tôi khi chết sẽ xuống địa ngục. Ngay cả khi có địa ngục thật, tôi cũng chẳng sọ. Tôi không xuống địa ngục thì còn ai xuống đó nữa! Mở dây xích ra, buộc vào cổng‖ [25, tr.220].

Trong Ếch, Mạc Ngôn đã xây dựng rất thành công kiểu nhân vật sám hối.

Trong tiểu thuyết Sa đọa của Albert Camus chúng ta đã bắt gặp loại hình nhân vật này qua hình tượng quan tòa Clamence. Cuộc đời anh ta là cuộc đời hai mặt của một kẻ hai mặt: từ tính cách, nghề nghiệp, hoàn cảnh sống .v.v. đều được phơi bày ra trên cả bề trái lẫn bề phải của nó. Là một trạng sư ở thành phố Paris thành đạt trên mọi phương diện, anh ta tự coi mình là một kẻ thống trị đầy quyền uy cho đến một ngày kia, khi đột nhiên nhận ra tính hai mặt trong tính cách và thành công của mình. Anh ta bị ám ảnh bởi cái chết của một người phụ nữ ngã xuống dòng sông Seine mà anh ta không dám cứu; bởi hành động chiếm lấy phần nước cuối cùng ít ỏi và vô ích của một người bạn tù; bởi cái mặt trái trong tính cách của mình; đến mức trở nên sa đọa, phải rời Paris đến Amsterdam, tự lưu đày mình cả về mặt tinh thần và thể xác. Anh ta trở thành một quan-toà-sám-hối, kiếm tìm vô vọng sự giải thoát cho mình.

Clamence-trước đã đứng trên tột đỉnh vinh quang, còn Clamence-sau dường như lại xuống đến tận cùng của sa đọa. Tự gọi mình là quan-toà-sám- hối, Clamence-sau không ngừng dằn vặt và sám hối. Chính trong khi đó, anh ta đã thể hiện con người thật của mình. Không còn bị che mắt bởi những hào quang giả tạo, anh ta nhận ra bản tính thực của mình, nhận ra rõ rệt cả hai bề trái - phải trong con người mình.

Nghề quan-toà-sám-hối mà anh ta tự nhận, ở bề trái của nó là sám hối để trở thành quan toà, nhưng ở bề mặt của nó lại là sám hối trước khi trở thành quan toà. Trở thành quan toà xét xử chính mình trước khi xét xử người khác; điều đó cũng đồng nghĩa với việc mỗi người phải nhìn nhận những tội lỗi của mình, thẳng thắn đánh giá bề trái trong con người mình; cũng như mỗi người phải sống, sám hối một cách chân thật. Cuộc sống có thể phi lí, nhưng bằng sự phản kháng và sám hối, con người có thể chiến thắng, có thể hoàn thiện mình.

Trong tiểu thuyết Ếch của Mạc Ngôn, nhân vật sám hối thể hiện rất rõ nét qua hình tượng ―tôi‖ và người cô của tôi. ―Hơn bất cứ lúc nào tôi đã ý thức được rằng chính tôi mới là tội đồ…Người khác có tội, tôi cũng có tội,.. cảm giác tội lỗi trong tôi không hề giảm nhẹ đi [25, tr. 469].

Nhân vật ―tôi‖ đã bị ám ảnh một thời gian dài bởi cảm giác tội lỗi, bởi sự sám hối và phán xử chính mình. Kể câu chuyện cuộc đời mình cho một người khác nghe chính là quá trình tự thú của nhân vật; chính là sự thôi thúc bởi mong muốn được giải thoát, được phán xử, được đền tội. Đối diện với một quan toà không phải là mình, chấp nhận đặt mình dưới sự phán xét của một người mới quen, ―Tôi‖ đã chứng tỏ một sự chân thật thực sự, một sự sám hối chân thành, ―Nếu như ai cũng có thể thẩm xét lại lịch sử, thẩm xét chính mình, nhân loại đã có thể tránh được không biết bao nhiêu là hành vi ngu xuẩn‖ [25, tr. 134].

Dù không muốn nhưng Khoa Đẩu phải đưa vợ đến trạm xá để phá thai. Rốt cuộc, vợ Khoa Đẩu chết ngay trên bàn phẫu thuật. Nỗi đau mất vợ con luôn dằn vặt anh. Mặc cảm tội lỗi đeo bám, chế ngự linh hồn người kể chuyện, anh cảm thấy có lỗi với người vợ trẻ Vương Nhân Mỹ: ―Đây là nỗi đau lớn nhất vẫn còn âm ỉ trong lòng. Nghĩ về chuyện này, tôi vẫn cho rằng, mình là tội phạm trong cái chết của cô ấy‖ [25, tr.414], cảm thấy có lỗi với con gái của mình ―bởi cái chết của mẹ nó liên quan trực tiếp đến tôi. Vì cái gọi là tương lai, là tiền đồ

của mình, tôi đã hủy diệt sinh mạng Vương Nhân Mỹ và cái hình hài nhỏ nhoi nằm trong bụng cô ấy‖ [25, tr.452].

―Lâu nay tôi vẫn nghĩ rằng, viết là một cách chuộc lỗi với cuộc đời, nhưng sau khi hoàn thành vở kịch, cảm giác tội lỗi trong tôi không hề giảm nhẹ đi, thậm chí càng thêm nặng nề. Cái chết của Vương Nhân Mỹ và đứa con trong bụng cô ấy (…), chính tôi mới là tội đồ, là mầm mống của tai họa. (…). Tôi đã từng tưởng tượng rằng, đứa con trai do Trần Mi sinh ra là đứa con của tôi và Vương Nhân Mỹ đầu thai chuyển thế. Nhưng tôi phủ nhận ngay lập tức và xem đó chẳng qua cũng chỉ là một cách để tự an ủi mình. Nó cũng giống như cô tôi ngày đêm làm ra những con búp bê bằng đất sét mà thôi. Mỗi đứa trẻ đều chỉ có một, duy nhất, không thể thay thế, không có sinh mệnh lần thứ hai. Có phải một khi tay đã vấy máu thì vĩnh viễn không bao giờ rửa sạch? Có phải một linh hồn bị cảm giác tội lỗi chế ngự thì vĩnh viễn không bao giờ được giải thoát?‖ [25, tr. 7]. Nhân vật ―Tôi‖ chìm trong cảm giác tội lỗi và cố tìm cách để chuộc lỗi cho chính mình.

Có thể nói rằng Ếch là những thử nghiệm mới trong việc đắp nặn hình tượng nhân vật. Nhân vật chính trong tác phẩm được xây dựng từ nguyên mẫu trong hiện thực, chính là cô của Mạc Ngôn. Xây dựng cô, một bác sĩ phụ sản nổi tiếng của vùng đông bắc Cao Mật trong quan hệ mâu thuẫn mà thống nhất. Một mặt cô được đề cập đến như bồ tát sống, như thiên sứ của sự sống. Mặt khác cô lại bị coi là tội nhân, là ác quỷ, là kẻ sát nhân máu lạnh. Toàn bộ tiểu thuyết xoay quanh cuộc đời trung thành với Đảng của cô thông qua việc thực thi chính sách kế hoạch hóa gia đình trong đại cách mạng văn hóa Trung Quốc.

Lấy đề tài khá nhạy cảm mà xã hội né tránh này làm phông nền của tác phẩm, Mạc Ngôn không truy tìm phân định hay luận bàn về công tội mà chính sách kế hoạch hóa đã thực hiện. Bởi nếu không có chính sách này thì Trung (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Quốc sẽ bùng nổ dân số, kinh tế không thể phát triển ―Mỗi cặp vợ chồng chỉ có một con. Đó là chính sách, năm mươi năm vẫn không hề thay đổi. Không khống chế tăng trưởng, Trung Quốc sẽ tiêu vong‖ [2, tr. 149], ― Sinh đẻ có kế hoạch là chuyện quốc gia đại sự, không hạn chế nhân khẩu thì không có lương thực để ăn, không có quần áo để mặc,…‖ [25, tr. 182] Trong quá trình thực thi chính sách sinh đẻ có kế hoạch cô đã không từ bỏ một thủ đoạn nào để làm hạn chế ở mức thấp nhất mức gia tăng dân số ―Huyện đã ra lệnh cho cô là phải bắt tất cả những người mang thai phi pháp ra để nạo hết‖ [25, tr. 213] cho nên cô vừa là anh hùng vừa là sát nhân. Mạc Ngôn đã đổi mới hình tượng nhân vật trên cái phông nền bối cảnh văn hóa ấy.

Trong cô luôn diễn ra sự đấu tranh nội tâm gay gắt: ―Trên đôi bàn tay ta đã nhiễm hai thứ máu. Một loại thơm ngát và một loại máu rất thối tha tanh tưởi‖. Cô vừa là nguyên mẫu cô trong hiện thực, vừa là hư cấu nhân vật trong tiểu thuyết.

Ở những tác phẩm trước Ếch, nhân vật được xây dựng dựa trên lối khoa trương, hư cấu, tưởng tượng (tuy không hẳn là những hư cấu tuyệt đối) như Tôn Mi Nương, Tôn Bính, Triệu Giáp, Tiền Đinh….trong Đàn hương hình thì với

Ếch ,tuy lấy chất liệu từ hiện thực nhưng Mạc Ngôn đã không bị văn hóa hiện

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Ếch của Mạc Ngôn (Trang 60)