Điểm nhìn tự sự

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Ếch của Mạc Ngôn (Trang 52)

6. Cấu trúc của luận văn

2.2.Điểm nhìn tự sự

2.1.1. Lý thuyết về Điểm nhìn tự sự

Bên cạnh vai trò của người tự sự, các nhà tự sự học cũng nhấn mạnh đến sự chi phối của điểm nhìn đối với người kể chuyện. Bên cạnh vấn đề ―ai kể‖, họ còn chú ý đến vấn đề ―ai nhìn‖bởi vì phối cảnh trần thuật có thể luôn biến đổi tùy thuộc vào các sự vật mà điểm nhìn của nó trở thành đối tượng miêu tả. Vì vậy khi nghiên cứu người kể chuyện thì cần thiết phải đặt nó trong tương quan với vấn đề điểm nhìn.

Điểm nhìn là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu của mỗi tác phẩm nghệ thuật. ―Điểm nhìn mang tính ẩn dụ, bao gồm mọi nhận thức, đánh giá, quan sát, cảm thụ của chủ thể đối với thế giới. Nó là các vị trí dùng để quan sát, cảm nhận, đánh giá bao gồm cả khoảng cách giữa chủ thể và khách thể, cả phương diện vật lý, tâm lý, văn hoá‖. [35, tr. 149].

Mỗi biểu đạt thể hiện một điểm nhìn có vai trò quan trọng trong việc đánh giá nhìn nhận các sự vật, sự việc xung quanh hay thái độ, cử chỉ trong khi giao tiếp.... ―Điểm nhìn‖ có vai trò riêng trong từng ngành nghệ thuật nó là một trong những yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của tác phẩm nghệ thuật. Bởi vì: ―Vị trí từ đó người trần thuật nhìn ra và miêu tả sự vật trong tác phẩm. Không thể có nghệ thuật nếu không có điểm nhìn, bởi nó thể hiện sự chú ý, quan tâm và đặc điểm của chủ thể trong việc tạo ra cái nhìn nghệ thuật. Giá trị của sáng tạo nghệ thuật một phần không nhỏ là do đem lại cho người thưởng thức một cái nhìn mới đối với cuộc sống. Sự thay đổi của nghệ thuật bắt đầu từ thay đổi điểm nhìn‖ [9, tr.113 ].

Trong văn học, điểm nhìn là vị trí, là chỗ quan sát của người trần thuật chọn để nhìn hiện thực và thuật lại câu chuyện mình chứng kiến hoặc ―trải nghiệm‖ cho người đọc. Nói cách khác, điểm nhìn trần thuật biểu hiện qua các phương tiện nghệ thuật như: ngôi kể, cách xưng gọi vật, cách dùng từ ngữ, kiểu câu …

Điểm nhìn trần thuật được xem như hệ quy chiếu về tư tưởng, quan niệm nghệ thuật của nhà văn. Các tác phẩm dù công khai hay ẩn đi dưới mọi hình thức thì đều ẩn chứa quan niệm và tư tưởng của người sáng tạo.

Trong Diễn ngôn truyện kể, G.Genette cho rằng, phần lớn các nhà lý luận đã nhầm lẫn đáng tiếc giữa người quan sát và người mang điểm nhìn. Họ lẫn lộn giữa hai câu hỏi: ai là nhân vật có quan điểm hướng tới điểm nhìn tự sự, với câu hỏi khác: ai là người kể? Vấn đề đó có thể biểu hiện quan điểm của Genette qua công thức sau:

- Ai nói, ai kể tức là sự trần thuật

- Ai nhìn, ai cảm nhận? Tức là sự tiêu điểm hay tiêu cự hoá‖ [32, tr. 99]. Để tránh sự chồng chéo các khái niệm, Genette đã đề xuất một khái niệm trung tâm: focalisation - sự tiêu cự hóa.

Trong Focalisation, Genette đưa ra ba kiểu: Điểm nhìn bằng không (focalisation zéro), điểm nhìn bên trong (focalisation internet) và điểm nhìn bên ngoài (focalisation externe).

Điểm nhìn bằng không, tức là không có phối cảnh, nhân vật không có tâm lý, chủ yếu là nhân vật chức năng, các bản chất của nhân nhân vật hầu như do một ai đó gán ghép, điểm nhìn bằng không cũng có thể gọi là ―điểm nhìn mù‖.

Điểm nhìn bên trong, tức nhà văn đặt tâm lý vào bên trong nhân vật và vì vậy điểm nhìn của nhân vật trong truyện, điểm nhìn của người trần thuật thậm chí người đọc đều hướng về một điểm bên trong, nhân vật tự cảm xúc, hay tự đánh giá, nhận xét, bộc lộ về chính bản thân hay các hiện tượng bên ngoài nó. Đối với điểm nhìn bên trong có ba dạng tiêu biểu: điểm nhìn cố định, điểm nhìn biến đổi và điểm nhìn đa bội.

Điểm nhìn bên ngoài: tức người kể chuyện biết ít hơn điều nhân vật biết, người kể chuyện khước từ lý giải chủ quan, không cung cấp thông tin về nhân vật, biến cố, sự kiện.

Trong đời sống cũng như trong nghệ thuật, khi chúng ta kể về những sự kiện, con người nào đó thì sẽ có hai khả năng xảy ra: hoặc ta kể lại những sự việc mà ta nhìn thấy được từ bên ngoài, hoặc chúng ta phải tưởng tượng, tái tạo trạng thái tình cảm, suy nghĩ, động cơ bên trong của nhân vật, điều ta không thể quan sát trực tiếp. Sự mô tả quan sát từ bên ngoài là điểm nhìn bên ngoài, sự hình dung tái tạo nội dung thế giới tình cảm, suy nghĩ của nhân vật là điểm nhìn bên trong. Trong trường hợp ta được nghe ai đó kể lại về những sự kiện, con người nào đó thì tình hình cũng xảy ra giống hệt như vậy. Còn trong sáng tạo nghệ thuật, nếu như có những tác phẩm, nhân vật chủ yếu được tác giả sử dụng nhiều lần điểm nhìn bên ngoài thì cũng có nhiều tác phẩm nhân vật khác lại chủ yếu được miêu tả từ bên trong. Mặc dù vậy, ít có tác phẩm nào sử dụng đơn nhất một điểm nhìn mà thông thường, hai điểm nhìn thường được sử dụng phối hợp, luân phiên nhau.

2.2.1.Điểm nhìn trần thuật trong Ếch

Tự sự ngôi thứ nhất theo điểm nhìn đa tuyến là hình thức tự sự mà ở đó điểm nhìn không còn bị ―trói chặt‖ trong giới hạn phạm vi ý thức của một nhân vật người kể chuyện xưng ―tôi‖ mà có sự dịch chuyển trên hai hay nhiều người

nào đó như trong các truyện kể ở ngôi thứ nhất theo điểm nhìn đơn tuyến. Chúng tồn tại với tư cách là những chủ thể độc lập, mang quan điểm riêng, thể hiện rõ sự mâu thuẫn nội tại trong ý thức. Nói cách khác, mỗi cái ―tôi‖ đều được miêu tả như một ý thức. Có thể gọi đây là dạng tự sự nhiều người kể.

Đối chiếu điểm nhìn trần thuật trong Ếch, chúng tôi nhận thấy nhà văn

Mạc Ngôn đã đặt cho hình tượng người trần thuật ―tôi‖ điểm nhìn từ bên trong vừa kể, vừa tả, vừa bình luận và nhân vật này hướng điểm nhìn đến mọi nơi, mọi chỗ. Bên cạnh đó, người kể chuyện ngôi thứ ba hướng điểm nhìn từ bên ngoài để bổ trợ và làm sáng rõ điểm nhìn cho nhân vật tôi.

Các câu chuyện trong tiểu thuyết Ếch của Mạc Ngôn đều đã diễn ra ở thời quá khứ, chúng được tái hiện qua hồi ức nhiều chồng lớp của người kể chuyện với những điểm nhìn bên trong day dứt về một thời đã qua.

Hồi ức của nhân vật nào cũng chứa bi kịch, hay nói đúng hơn những con người có bi kịch thường hay hồi ức. Tất cả hồi ức ấy đều được nhìn từ điểm nhìn bên trong đầy trải nghiệm của chính người kể chuyện, hoặc nếu là hồi ức của người kể chuyện về nhân vật thì cũng được nhìn bằng điểm nhìn toàn tri, biết hết bằng cách nương theo tâm lý nhân vật như trường hợp Tôi nhìn vào cuộc đời của cô mình là Vạn Tâm. ―Cái tôi‖ của ngày xưa với những chấn thương tinh thần mới thiêm thiếp ngủ, chỉ cần có một bàn tay duyên cớ của hiện tại chạm vào khẽ vào, nó sẽ cựa mình tỉnh giấc và cất tiếng nói đầy chua xót của đời mình

Điểm nhìn bên trong của Ếch là điểm nhìn của chính nhân vật ―tôi‖. Toàn bộ cuốn tiểu thuyết là lời của nhân vật ―tôi‖ kể về cuộc đời của chính người cô của mình. ―Tôi‖ vừa là một nhân vật trực tiếp hoà mình vào câu chuyện, tham gia vào các sự kiện biến cố của cốt truyện vừa giữ vai trò dẫn dắt, kể lại câu chuyện.

Tràn ngập trong tác phẩm tác giả sử dụng đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất số ít (tôi) có khi sử dụng đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất số nhiều (chúng tôi) thể hiện sự gắn bó từng trải của chính mình với mọi người.

Nhân vật ―tôi‖ kể về cuộc đời cô tôi một cách say sưa với tiên sinh Sugitani nhưng từ sự hồi tưởng, người kể chuyện vẫn lùi điểm nhìn thời gian về thời điểm hiện tại – thời điểm viết thư cho tiên sinh Sugitani. Những lúc ấy là lúc tạo khoảng dừng cho câu chuyện. Điểm nhìn thời gian thể hiện khá rõ qua các từ: đêm ấy, mùa xuân năm ấy, hồi nhỏ, thời trẻ…từ quá khứ quay lùi về hiện tại rồi lạ quay ngược về quá khứ, lời kể của tôi là những dòng suy nghĩ đứt đoạn, trở thành dấu hiệu của những đoạn dừng trong tiểu thuyết [25, tr. 379, 380].

Tiểu thuyết Ếch còn được kể theo điểm nhìn của ý thức nhân vật. Ở đây, các trạng thái tinh thần: ý nghĩ, cảm xúc, cảm giác… thường vẫn nổi lên trên chuyện. Người kể không phải chỉ kể chuyện (miêu tả những gì ―tôi thấy‖) mà còn kể tâm trạng (miêu tả những gì ―tôi cảm‖, ―tôi nghĩ‖). Những cái ―tôi‖ ấy không bao giờ đứng yên mà nó ―đang tư duy‖, ―đang cảm thấy‖, nó đồng thời đảm nhiệm hai chức năng: nhận thức xã hội và ý thức về bản thân. Do đó, nó luôn luôn sống động và hết sức phức tạp. Kể và suy ngẫm, kể và tự ý thức, kể và độc thoại là những biểu hiện đặc biệt của cách kể chuyện trong tiểu thuyết này.

Do bị quy định bởi điểm mốc của điểm nhìn người trần thuật - trần thuật ở điểm nhìn nhân vật ngôi thứ nhất, đã hình thành nên trong tiểu thuyết Ếch

một cách thể hiện thời gian: thời gian hồi tưởng, thời gian được kể lại. Những sự kiện của truyện được trình bày từ điểm mốc hồi tưởng này theo một chiều thời gian ngược với chiều kim đồng hồ. Các sự kiện được nhân vật ―tôi‖ kể lại có vai trò quan trọng đối với tiến tình phát triển của cốt truyện chứ không chỉ là

sự hồi tưởng để làm sáng rõ cho một sự kiện, tình tiết truyện. Chính bởi vậy cuộc đời của từng nhân vật không xuất hiện liên tục, đều đặn mà được kể theo hồi ức một cách đứt đoạn. Nhịp độ của truyện phụ thuộc vào chủ quan của nhân vật người kể chuyện, vào thái độ, cảm xúc của anh ta đối với các sự kiện, tình tiết truyện. Người kể chuyện có thể dừng lâu hoặc lướt qua một sự kiện do cảm nhận chủ quan của mình. Cuối tác phẩm cô hiện lên như một kẻ chiến bại sau những ngày chiến thắng oanh liệt. Bàn tay nhuộm đỏ máu của cô đã biến cô từ một người không biết sợ bất cứ thứ gì thành một tâm hồn mềm yếu đến mức nghe tiếng ếch cũng sợ. Quyết định gắn bó đời mình với nghệ nhân Hách Đại Thủ nặn ra những con búp bê bằng đất sét chính là một hình thức để chuộc tội. Nhưng mỗi đứa trẻ, mỗi con người chỉ có một linh hồn, một khi linh hồn đã bị hủy diệt thì làm thế nào để chuộc tội? ―Tôi‖ miêu tả rất chi tiết tâm trạng của cô và nỗi ám ảnh với bầy ếch [25, tr. 354 – 356] nhằm nổi bật sự đấu tranh ghê gớm bên trong con người ―cô tôi‖, luôn bị ám ảnh, luôn chìm trong cảm giác tội lỗi và cố tìm cách để chuộc lỗi cho chính mình: ―Từ trước đến nay cô không hề biế sợ là gì. Nhưng đêm ấy thì cô đã biết thế nào là sợ. Người ta thường nói, tiếng ếch kêu như tiếng trống. Nhưngg, cô tôi nói, đêm ấy tiếng ếch kêu giống như tiếng khóc, tiếng khóc của hàng nghìn hàng vạn đứa hài nhi cùng cất lên một lúc. Đêm ấy, trong tiếng kêu của ếch có sự rền rĩ, sự oán hận. Hình như tinh linh của hàng vạn đứa trẻ sơ sinh đã bị hại cùng cất lên tiếng khóc than cho số phận của mình‖ [25, tr. 355]. Cách kể này đã tạo nên tính đa phức điệu, đa thanh của tác phẩm văn học, đồng thời phù hợp với tư duy của người đọc hiện đại.

Trong tiểu thuyết Ếch người trần thuật ở điểm nhìn bên ngoài hầu như không xuất hiện, bởi toàn bộ câu chuyện là hồi ức của tôi về cô tôi do chính tôi kể lại. Mặc dù câu chuyện được kể lại từ điểm nhìn bên trong – điểm nhìn ngôi thứ nhất xưng tôi - nhưng điểm xuất phát vẫn là từ điểm nhìn bên ngoài – điểm

nhìn từ ngôi thứ ba tác giả. Nhà văn từ một điểm nhìn khách quan của mình để soi vào nhân vật, tạo dựng cho nhân vật của mình một điểm nhìn để trần thuật.

Điểm nhìn trần thuật trong truyện luôn có sự di động, tạo nên cái nhìn nhiều chiều hấp dẫn. Có thể nói, với lối tự sự này, đề cao thế giới bên trong nhân vật, vừa mang âm hưởng khách quan khi kể về người khác, vừa gợi lên những ý nghĩ, tâm trạng có tính chất chủ quan của người kể, tác phẩm mang giọng điệu đa âm với những cặp đặc điểm đối nghịch: sắc lạnh - tình cảm, tỉnh táo nghiêm nhặt - chan chứa trữ tình. Bởi vậy, chúng có khả năng tác động tới cả lý trí và tình cảm người đọc, cùng lúc khơi dậy nơi họ nhiều xúc cảm và suy ngẫm. Người kể chuyện trong Ếch là nhân vật hành động của truyện nhưng bằng thủ pháp phân thân, thủ pháp hồi cố… tác giả đã đẩy họ sang vai trò người kể chuyện chứng nhân để kể lại chính câu chuyện của mình với tư cách là một người khác. Vậy là từ ―những cái tôi tự thuật‖ họ lùi lại hoặc tách mình ra để làm những ―cái tôi chứng nhân‖ khiến điểm nhìn của người trong cuộc và ngoài cuộc hòa phối với nhau tạo nên sự song trùng, thậm chí là đa trùng của điểm nhìn. ― Tôi‖ viết tác phẩm này như một cách tự sám hối một cách chuộc tội với cuộc đời. ―Tôi‖ đứng bên ngoài thế giới của các bậc tiền bối để đảm bảo tính khách quan của câu chuyện và ―tôi‖ đã biến mình trở thành chứng nhân. Nhưng ―tôi‖ là một chứng nhân đa cảm và dễ đồng cảm. Vì thế ―tôi‖ không gọi các nhân vật trong truyện theo ngôi thứ ba mà trìu mến gọi họ bằng các đại từ sở hữu là ―cô tôi‖, ―ông tôi‖, ―mẹ tôi‖, ―cha tôi‖,... Vậy là trong ông - bà - cha - mẹ đã có ―tôi‖. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong Ếch còn có sự dịch chuyển điểm nhìn từ người kể chuyện vào bên trong nhân vật. Người kể chuyện mượn giọng nhân vật để kể.

Nhân vật cô tôi hiện lên qua lời kể của ―mẹ tôi‖: ―Khi còn sống mẹ tôi thường nói: ―cô của con có đôi bàn tay không giống với người thường. Người

bình thường có đôi bàn tay lúc lạnh lúc nóng, lúc cứng lúc mềm, lúc khô lúc đổ mồ hôi. Nhưng đôi bàn tay cô xuân hạ thu đông đều mềm, đều mát…‖ [25, tr. 33].

―Bố tôi‖ cảm thán khi kể về lòng trung thành của cô đối với đảng cộng sản: ―cô ấy trung thành tuyệt đối với đảng cộng sản. Ý thức trách nhiệm cao đến độ ấy, con nói thử xem, còn là con người nữa không? Là thánh thần hay quỉ dữ?‖ [225, tr.249].

Qua lời của Trần Tị, cô hiện lên là một nhân vật có sức ảnh hưởng lớn lao tại vùng đất Cao Mật: ―Tấm lòng cô trong sáng như gương, chuyện trẻ con vùng Đông Bắc Cao Mật ta đều do một tay cô cai quản, giống nhà nào không nảy mầm, đất nhà nào không lên cỏ, cô đều biết. Cô giúp họ mượn đất, giúp họ gieo hạt. Cô biến giả thành thật, đổi trắng thay đen, che tròi vượt biên, thay đào đổi lý, giương đông kích tây,…Ba mươi sáu kế, kế nào cũng được cô thực hiện hết‖ [25, tr. 536].

Chứng mất ngủ của cô được tiết lộ qua lời kể của Vương Can: ―Chứng mất ngủ của bà cô cậu đã nổi tiếng khắp vùng Đông Bắc Cao Mật. Nửa đêm canh ba, khi vạn vật đã say sưa trong giấc ngủ thật nồng thường có một tiếng hát ẩn ẩn chìm chìm trong không gian. Đó lầ tiếng hát của bà ấy. Bà ấy đi dạo trong đêm…‖ [25, tr.336],…

Mạc Ngôn đã xây dựng hình ảnh cô cô, một bác sĩ phụ sản nổi tiếng của vùng đông bắc Cao Mật trong quan hệ mâu thuẫn mà thống nhất. Một mặt cô được đề cập đến như bồ tát sống, như thiên sứ của sự sống. Mặt khác cô lại bị coi là tội nhân, là ác quỷ, là kẻ sát nhân máu lạnh. Trong quá trình thực thi chính sách sinh đẻ có kế hoạch cô đã không từ bỏ một thủ đoạn nào để làm hạn

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Ếch của Mạc Ngôn (Trang 52)