6. Cấu trúc của luận văn
1.2.1. Khái niệm cốt truyện
Cốt truyện ở đây được xem xét dưới góc độ là một yếu tố thuộc về kết cấu tác phẩm. Cốt truyện được định nghĩa là ―Hệ thống sự kiện cụ thể được tổ chức theo yêu cầu tư tưởng và nghệ thuật nhất định, tạo thành bộ phận cơ bản, quan trọng nhất trong hình thức động của tác phẩm thuộc các loại tự sự và kịch...Cốt truyện là một phương tiện bộc lộ tính cách, nhờ cốt truyện, nhà văn thể hiện sự tác động qua lại giữa các tính cách; mặt khác cốt truyện còn là phương tiện để nhà văn tái hiện các xung đột xã hội. Cốt truyện vừa góp phần bộc lộ có hiệu quả đặc điểm mỗi tính cách, tổ chức hệ thống tính cách, lại vừa trình bày một hệ thống sự kiện phản ánh chân thực xung đột xã hội có sức mạnh lôi cuốn và hấp dẫn người đọc‖ [9, tr.70 - 71].
Cốt truyện là một yếu tố quan trọng của hệ thống thi pháp. Chẳng riêng gì tiểu thuyết Pháp mà tiểu thuyết của các nền văn học trên thế giới thế kỷ XX trở về trước, cốt truyện cũng rất được quan trọng, chẳng hạn như: Ba người lính ngự lâm, Bá tước Monte Cristo, Nhà thờ đức bà Paris,... của Pháp; Hội chợ phù hoa, Đồi gió hú,... của Anh; Cuốn theo chiều gió của Mỹ; Hoàng Lê nhất thống chí, Tắt đèn, Giông tố,... của Việt Nam...
Trong mối quan hệ giữa chủ đề và tư tưởng tác phẩm với cốt truyện có thể nhận định: ―Chính sức lôi cuốn, hấp dẫn của cốt truyện sẽ góp phần tạo nên sức mạnh thuyết phục của chủ đề và tư tưởng tác phẩm, ngược lại, nếu cốt
truyện quá sơ lược, nhạt nhẽo và nhàm chán thì chủ đề và tư tưởng tác phâm sẽ trở thành một thứ lý thuyết suông, hoàn toàn áp đặt với người đọc. Và nếu không có cốt truyện hay thì sự hoạt động của các tính cách cũng trở nên buồn tẻ, những đặc điểm bản chất của từng tính cách cũng không được khẳng định rõ nét và mất đi tính sinh động cần có của nó‖ [8, tr. 136].