Một trong những yếu tố khẳng định văn tài của Mạc Ngôn trong thể loại tiểu thuyết chính là nghệ thuật tự sự và các nhân tố cấu thành nghệ thuật tự sự trong tác phẩm.. Từ kết cấu câu chuy
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Trang 3MỤC LỤC
A MỞ ĐẦU 3
1 Lý do chọn đề tài 3
2 Lịch sử vấn đề 5
3 Đối tượng, phạm vi và mục đích nghiên cứu nghiên cứu của đề tài 12
4 Phương pháp nghiên cứu 14
5 Cấu trúc luận văn 14
B NỘI DUNG CHÍNH 15
CHƯƠNG 1: TỔ CHỨC KẾT CẤU TÁC PHẨM 15
1.1 Khái niệm kết cấu 15
1.2 Kết cấu đặc trưng trong Sống đọa thác đầy 17
1.2.1 Kết cấu mô phỏng theo phương thức tự sự truyền thống 17
1.2.2 Kết cấu đồng hiện, lồng ghép 22
1.2.3 Kết cấu vòng tròn 27
CHƯƠNG 2: NGƯỜI KỂ CHUYỆN VÀ ĐIỂM NHÌN 30
2.1 Người kể chuyện 30
2.1.1 Khái niệm người kể chuyện 30
2.1.2 Sự đa dạng của ngôi kể 32
2.1.2.1 Người kể chuyện ở ngôi thứ nhất 33
2.1.2.2 Người kể chuyện ở ngôi thứ hai 36
2.1.2.3 Người kể chuyện đặc biệt Mạc Ngôn 39
2.2 Điểm nhìn 43
2.2.1 Khái niệm điểm nhìn 43
2.2.2 Các kiểu điểm nhìn 43
Trang 42.2.2.1 Điểm nhìn trẻ thơ 43
2.2.2.2 Điểm nhìn hư ảo 45
2.2.2.3 Điểm nhìn súc vật 47
CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG NHÂN VẬT 53
3.1 Khái niệm nhân vật 53
3.2 Đặc điểm nhân vật 55
3.2.1 Nhân vật của Mạc Ngôn xuất hiện với cá tính rất riêng biệt 55
3.2.2 Nhân vật luôn đấu tranh cương quyết cho quyền riêng của mình 57
3.2.3 Nhân vật là những người dân bình thường nhất 58
3.2.4 Nhân vật mang những nét kì ảo 58
3.3 Một số loại hình nhân vật 60
3.3.1 Tây Môn Náo - Kiếp luân hồi thể hiện nỗi đau khổ của con người 60
3.3.2 Mặt Xanh - Kẻ chống đối “cách mạng” mang khát vọng con người 63
3.3.3 Hồng Thái Nhạc - Người lãnh đạo hẹp hòi, tàn ác 65
3.3.4 Một số nhân vật khác 66
3.4 Giọng điệu nhân vật 68
3.4.1 Giọng điệu bỡn cợt 68
3.4.2 Giọng điệu tâm tình 72
C KẾT LUẬN 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO 78
Trang 5A MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài:
Văn hóa, văn học Việt Nam và Trung Quốc có mối quan hệ mật thiết và lâu dài Từ văn học trung đại đến văn học hiện đại, ở các mức độ khác nhau văn học Trung Quốc luôn có những ảnh hưởng nhất định tới nền văn học Việt Nam Xuất phát từ lý do đó, trong quá trình tìm hiểu, chúng tôi có sự lưu ý đặc biệt tới hiện tượng này Bởi xét đến cùng việc nghiên cứu văn học nước ngoài, một mặt nào đó cũng là để hiểu hơn nền văn học nước nhà trong mối tương quan so sánh khách quan Nền văn học Trung Quốc vừa gần gũi vừa có nét tương đồng, lại vừa có những thành tựu vượt xa chúng ta Tìm hiểu hiện tượng này hứa hẹn nhiều điều lý
thú và hấp dẫn
Nếu như trong nền văn học cổ điển Trung Quốc chúng ta thường nhắc đến
những bộ tiểu thuyết nổi tiếng như: Tam Quốc diễn nghĩa của La Quán Trung,
Thủy Hử của Thi Nại Am hay Hồng Lâu Mộng của Tào Tuyết Cần… thì trong nền
văn học đương đại, chúng ta lại bắt gặp rất nhiều tên tuổi các nhà văn được bạn đọc trong và ngoài nước biết đến Tiêu biểu trong số đó phải kể đến như: Vương Mông, Giả Bình Ao, Lục Văn Phu, Trương Tử Long, Cao Hiểu Thanh, Hàn Thiếu Công… Đặc biệt, trong số đó không thể không nhắc tới nhà văn Mạc Ngôn - Nhà văn của vùng đất Cao Mật, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc
Là cây bút tiêu biểu cho văn xuôi đương đại thời kỳ đổi mới, tác phẩm của Mạc Ngôn đã làm thay đổi diện mạo của nền văn học đương đại Được xem là nhà văn có bút lực mạnh nhất hiện nay ở Trung Quốc, là “nhân vật khai phá của thế kỷ XX” ở Châu Á, Mạc Ngôn đã và đang trở thành một hiện tượng trên văn đàn Trung Quốc và Thế giới Mới đây, ông đã được trao giải thưởng Nobel văn học 2012 Giải thưởng đó là sự ghi nhận và đánh giá chính xác nhất về những gì Mạc Ngôn đã cống hiến cho nền văn học Trung Quốc và thế giới Lựa chọn Mạc Ngôn để nghiên cứu và tìm hiểu, chúng tôi muốn thông qua một cây bút xuất sắc để có cái nhìn khách quan về quá trình đổi mới nền văn học của Trung Quốc, cũng như thấy được nét đặc sắc của cây bút này
Trang 6Mạc Ngôn thành công ở cả trên ba thể loại là tiểu thuyết, truyện vừa và truyện ngắn Đặc biệt, ở thể loại tiểu thuyết, không ít các tác phẩm của ông được dịch ra
nhiều thứ tiếng trên thế giới và được giới nghiên cứu đánh giá cao như: Báu vật của
đời, Đàn hương hình, Gia tộc cao lương đỏ… Ở Việt Nam, các tiểu thuyết của
Mạc Ngôn đã được xuất bản khá đầy đủ, được đông đảo bạn đọc quan tâm, được các nhà nghiên cứu phê bình chú ý và đánh giá cao
Một tác phẩm gần đây nhất của ông cũng được bạn đọc trong nước và thế giới
quan tâm là Sống đọa thác đầy Đây được coi là cuốn tiểu thuyết khẳng định thêm
một lần nữa sức mạnh tài năng và ngòi bút phi thường của nhà văn vùng đất Cao Mật này
Sống đọa thác đầy (生死疲劳) là tác phẩm mới của Mạc Ngôn, được xuất bản
năm 2007 Tác phẩm đánh dấu sự thành công đỉnh cao của ông cả về nội dung và hình thức: thể hiện được cuộc sống và những bước đi lên của lịch sử đất nước Trung Quốc; nghệ thuật thể hiện mang đậm tính hiện đại phương Tây, cách tiếp cận mới mẻ, tạo ấn tượng đối với độc giả khiến họ muốn tìm tòi và khám phá
Một trong những yếu tố khẳng định văn tài của Mạc Ngôn trong thể loại tiểu thuyết chính là nghệ thuật tự sự và các nhân tố cấu thành nghệ thuật tự sự trong tác phẩm Từ kết cấu câu chuyện, người tự sự, điểm nhìn, nhân vật, không – thời gian… Tất cả những yếu tố mới lạ và độc đáo này được bắt gặp trong hầu hết các
tiểu thuyết của ông và độc giả sẽ càng thấy mới lạ hơn trong Sống đọa thác đầy Trước đây, ông từng nói nếu chưa đọc Báu vật của đời sẽ không thể hiểu được Mạc Ngôn Ông cũng đã từng nói tác phẩm Tứ thập nhất pháo là “nhành cây xanh trên cái cây già nua màu đen” Và khi Sống đọa thác đầy ra đời thì ông tiếp tục đưa
ra thông điệp của tác phẩm này chính là “nhánh mới trên cái cây già nua” đó Hình thức của cuốn tiểu thuyết này khác biệt rất nhiều so với các cuốn tiểu thuyết trước
của Mạc Ngôn Nội dung được kể trong đó cũng khác với nội dung của Tứ thập
nhất pháo hay Báu vật của đời Ông cũng đã từng nói, điều kiện tiên quyết để mỗi
nhà văn cầm bút sáng tác là khi nhận thấy cuốn sách mình đang viết là mới, có phát triển trên cơ sở cũ và không hề lặp lại
Trang 7Trên hành trình của sáng tạo nghệ thuật, Mạc Ngôn đã sớm khẳng định cho mình một phong cách riêng không giống với bất kỳ con đường sáng tác của một nhà văn nào Ông luôn mong muốn viết ra những cái gì thuộc về riêng mình, nó khác với nhà văn phương Tây và cũng khác với các nhà văn của đất nước ông Đó là động lực khiến ông hăng say tìm tòi để đổi mới, không ngừng sáng tạo phong cách độc đáo cho riêng mình Theo ông, sự sáng tạo “không phải là sự chen nhau chạy theo mốt mà là cách viết về những gì mà mình đã quen thuộc, dùng ngòi bút tả thực, đồng thời dựa vào sức tưởng tượng để tạo ra những mùi vị không tồn tại và thực sự không có thực để làm cho tiểu thuyết có cảm giác của sự sống” [27]
Ở Việt Nam, ngoài một số bài báo mang tính chất giới thiệu, đã có các công trình khoa học nghiên cứu về tiểu thuyết của Mạc Ngôn Tuy nhiên, trên thực tế cũng chưa có nhiều Đặc biệt, để có một công trình nghiên cứu riêng về tiểu thuyết
nổi tiếng Sống đọa thác đầy thì rất hiếm thấy Vì thế, đề tài này được thực hiện sẽ
hết sức cần thiết, góp phần tìm hiểu thêm về nghệ thuật và phong cách viết tiểu thuyết của nhà văn vùng Đông Bắc Cao Mật
Tiểu thuyết của Mạc Ngôn đã chinh phục được nhiều bạn đọc trong và ngoài nước Đó là bởi không những ông đã đi sâu miêu tả đời sống chân thực của con người, phong tục tập quán ở nông thôn, những xung đột ý thức mới và cũ trong cuộc cải cách… mà quan trọng hơn là phong cách nghệ thuật độc đáo của ông Phong cách đó không giống với bất cứ của một nhà văn nào trên thế giới
Xuất phát từ thực tiễn trên, việc nghiên cứu tiểu thuyết của Mạc Ngôn nói chung
và cụ thể là yếu tố nghệ thuật tự sự về kết cấu và người kể chuyện, nhân vật trong tiểu
thuyết Sống đọa thác đầy, chúng tôi muốn khám phá sâu hơn về khía cạnh nghệ thuật,
phong cách viết truyện để thấy được cái “không giống một ai” của ông
2 Lịch sử vấn đề:
Trên thực tế, các tác phẩm của Mạc Ngôn đã trở thành đối tượng của nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới Họ tìm hiểu các tác phẩm của nhà văn này trên nhiều phương diện khác nhau như: đề tài, nhân vật, kết cấu, ngôn ngữ, giọng điệu… Trong đó, vấn đề về nghệ thuật tự sự và tìm hiểu yếu tố mới lạ vẫn được nhiều nhà
Trang 8nghiên cứu quan tâm và đánh giá cao Những tài liệu nghiên cứu về Mạc Ngôn trên
cơ sở liên quan tới vấn đề kết cấu và người kể chuyện trong một số tác phẩm của ông, chúng tôi đã sưu tầm và thấy được có sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu
2.1 Tài liệu Tiếng Việt
2.1.1 Tài liệu do Mạc Ngôn viết
Phần tài liệu này bao gồm những bài trả lời phỏng vấn và những diễn thuyết của Mạc Ngôn ở trong và ngoài nước được dịch giả Nguyễn Thị Thại dịch ra tiếng
Việt trong 2 cuốn sách là: Mạc Ngôn và những lời tự bạch, Lâm Kiến Phát - Vương Nghiêu, NXB Văn học, 2004 và Chuyện văn chuyện đời, Mạc Ngôn, NXB
Lao Động, 2004 Ngoài ra, còn có một số tờ báo và các bài phỏng vấn trên nhiều trang mạng điện tử Các tài liệu này đã đề cập đến nhà văn Mạc Ngôn trên nhiều phương diện như: động cơ sáng tác, nguồn gốc ảnh hưởng, quan điểm, lập trường
và phong cách sáng tác
2.1.2 Tài liệu nghiên cứu về Mạc Ngôn
Những năm gần đây, đã có nhiều tác giả nghiên cứu về các tác phẩm của Mạc Ngôn Chúng tôi xin điểm qua một vài công trình nghiên cứu dưới đây:
Nhà văn và văn đàn Trung Quốc những năm 90 của tác giả Trần Tuấn Đào,
Tạp chí Văn học 1/2000 Bài viết tập trung nhấn mạnh đến yếu tố đổi mới nghệ thuật trong phong cách viết tiểu thuyết của nhà văn của Trung Quốc những năm 90, trong đó có Mạc Ngôn
Thế giới nghệ thuật của Mạc Ngôn qua hai tiểu thuyết Báu vật của đời và Đàn hương hình của tác giả Nguyễn Khắc Phê, tạp chí Sông Hương số 166,
12/2002 Trong bài viết này, tác giả đã đi sâu vào việc tìm hiểu thế giới “lạ hóa”
trong hai tác phẩm Trong bài viết, tác giả có đề cập đến tài nghệ sử dụng ngôn ngữ
của Mạc Ngôn, nhưng còn hạn chế là chưa đi sâu tìm hiểu và chứng minh cụ thể qua hai tác phẩm Bài viết vẫn chỉ dừng lại ở dạng bài điểm sách Tuy nhiên, bài viết của tác giả Nguyễn Khắc Phê cũng giúp chúng tôi nhận rõ nét đặc trưng trong phong cách nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ của tiểu thuyết Mạc Ngôn Phong cách
này cũng được thể hiện rất rõ trong khi ông viết Sống đọa thác đầy
Trang 9PGS.TS Lê Huy Tiêu trong tạp chí Văn học nước ngoài số 4/2003 và trong
cuốn sách Tiểu thuyết Trung Quốc thời kỳ đổi mới (1976 - 2000) đã có hai bài nghiên cứu sâu về Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết Mạc Ngôn và Mạc Ngôn
và tiểu thuyết Đàn hương hình Bằng hướng nghiên cứu thi pháp học và tự sự
học, tác giả đã phát hiện những cái “lạ” trong tiểu thuyết của Mạc Ngôn Cốt truyện không còn là cốt truyện giống hệt như tiểu thuyết truyền thống nhưng nó vẫn mang vẻ cổ điển Trong cái cổ điển ấy lại chứa đầy cảm giác mới lạ Và đó là linh hồn của tiểu thuyết Mạc Ngôn Qua cuốn sách của PGS.TS Lê Huy Tiêu, người đọc nhận thấy, nghệ thuật tự sự độc đáo của Mạc Ngôn luôn có sự biến hóa Kết cấu cốt truyện, cách xử lý tình huống, nghệ thuật sắp xếp không gian và thời gian đều được xây dựng mới lạ và độc đáo Những yếu tố đó càng khiến độc giả nhận rõ hơn điểm rất riêng của nhà văn này Đó là yếu tố không giống với bất cứ một nhà văn nào Có thể coi, đây là công trình nghiên cứu về tiểu thuyết Mạc Ngôn có giá trị khoa học rất cao
Các bài viết của PGS.TS Lê Huy Tiêu đã gợi ý, giúp ích rất nhiều cho chúng
tôi thực hiện luận văn này Sống đọa thác đầy là sự thể hiện đỉnh cao thế giới nghệ
thuật tiểu thuyết của Mạc Ngôn Từ cách tiếp cận và nghiên cứu theo hướng thi
pháp học và tự sự học trong bài viết trên, có thể thấy ở Sống đọa thác đầy là một sự
“lạ hóa” độc đáo Từ cốt truyện vừa mang nét truyền thống, vừa mang vẻ hiện, rồi đến cách thể hiện, nghệ thuật sắp xếp tình tiết trong câu chuyện đã đưa ngòi bút thần của Mạc Ngôn đạt đến đỉnh cao
Ngoài ra, nhiều cuốn tiểu thuyết của Mạc Ngôn còn là đề tài khóa luận, luận văn của nhiều sinh viên các trường đại học Tiêu biểu phải kể đến :
Khảo sát Báu vật của đời trên phương diện cốt truyện và kết cấu, Khóa luận
tốt nghiệp, Đại học Sư phạm Huế, 2004 của Cao Thúy Hà Phát hiện về điểm nhìn trẻ thơ là đóng góp đáng nghi nhận của khóa luận này Điểm nhìn này cũng được
thể hiện rất rõ trong Sống đọa thác đầy Nhưng có điều khác với các tác phẩm trước
của ông là trong tác phẩm này, điểm nhìn trẻ thơ được thể hiện một cách tinh tế, đa dạng và độc đáo hơn rất nhiều
Trang 10So sánh nghệ thuật trần thuật trong Trăm năm cô đơn và Báu vật của đời,
Luận văn thạc sĩ, Đại học Sư phạm Huế, 2005 của Trần Thị Năm Việc so sánh người kể truyện và điểm nhìn, giọng điệu trần thuật, không gian – thời gian nghệ thuật giữa hai tác phẩm là điểm thành công của luận văn Từ phạm vi và góc độ nghiên cứu của luận văn, có thể ứng dụng và tìm hiểu rõ hơn về nghệ thuật điểm
nhìn và giọng điệu của Mạc Ngôn trong Sống đọa thác đầy
Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Đàn hương hình của Mạc Ngôn, Luận
văn thạc sĩ, ĐHSP Hà Nội, 2006 của Nguyễn Thị Minh Quân Luận văn đã đi sâu phân tích những thành công của tác phẩm qua các vấn đề như: người tự sự, thời gian tự sự và không gian tự sự Luận văn cũng nhấn mạnh đến sự kết hợp của các yếu tố thực và ảo trong không gian – thời gian nghệ thuật Bằng cách đó, tác giả đã
có cách đánh giá và cảm nhận mới về lịch sử xã hội một thời đã qua
Yếu tố kỳ ảo trong tiểu thuyết Báu vật của đời của Mạc Ngôn, Luận văn
thạc sĩ, ĐHSP Hà Nội, 2007 của Nguyễn Thị Khánh Linh Luận văn đã nghiên cứu yếu tố kỳ ảo của tác phẩm qua hệ thống nhân vật với kiểu nhân vật dị thường (Kim Đồng), kiểu nhân vật hóa thân (Lãnh Đệ) Đặc biệt, luận văn chú ý đến bầu
vú như một biểu tượng của huyền thoại và nâng biểu tượng này lên “giá trị ca ngợi
sự hy sinh, sự nuôi dưỡng và tình thương yêu che chở của người mẹ” Đây là bài viết có tính phát hiện rất tốt Tác giả nhìn nhận vấn đề nghệ thuật thông qua cách thể hiện nhân vật trong mỗi tác phẩm Vận dụng từ luận văn này, trong phần nghiên cứu của mình, chúng tôi cũng sẽ làm rõ hơn yếu tố kỳ ảo, lạ hóa trong
Sống đọa thác đầy Đây cũng là yếu tố làm nên thành công rất lớn trong nhiều
tiểu thuyết của Mạc Ngôn
Như vậy, các công trình nghiên cứu trên, phần nào đã đi sâu phân tích những thành công trong các tác phẩm của Mạc Ngôn qua các vấn đề về người tự sự, điểm nhìn, không - thời gian… Đồng thời, bước đầu đã có sự tìm hiểu và nghiên cứu những yếu tố “lạ hóa” trong tiểu thuyết của nhà văn này
Cũng trên báo văn nghệ số 46 (11/2008), PGS.TS Lê Huy Tiêu đã có bài Thử
phản biện Mạc Ngôn được xem như là một cách bổ sung cho sự khiếm khuyết của
Trang 11cái nhìn phiến diện trong tình hình nghiên cứu Mạc Ngôn hiện nay Bài viết đã tổng hợp những ý kiến phê phán Mạc Ngôn được đăng tải trên rất nhiều sách báo khác nhau Nhà nghiên cứu Lê Huy Tiêu đã đưa ra quan điểm không tán thành đối với sự khoa trương quá đáng cũng như thái độ thích thú của nhà văn khi viết về cái ác và bạo lực Đồng thời, nhà nghiên cứu cũng chỉ ra một dấu hiệu đáng mừng đó là Mạc
Ngôn đã có sự điều chỉnh trong tiểu thuyết Sống đọa thác đầy Trên cơ sở những nhận định từ bài viết này, khi khảo sát và tìm hiểu về thế giới nghệ thuật trong Sống
đọa thác đầy, chúng tôi cũng đã nhận ra sự cân đối đó trong cách viết của nhà văn
Như vậy, có thể nói, nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Mạc Ngôn nói chung và
trong Sống đọa thác đầy nói riêng đã và đang thu hút được rất nhiều nhà nghiên
cứu Việt Nam Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu này chỉ dừng lại ở giới hạn một hoặc một vài cuốn tiểu thuyết của Mạc Ngôn Còn cuốn tiểu thuyết được xuất
bản gần đây nhất và được độc giả trên thế giới đánh giá cao là Sống đọa thác đầy
thì ít có một công trình nghiên cứu nào viết về tác phẩm này một cách hoàn thiện Nếu có thì chỉ đi sâu tìm hiểu chi tiết về một khía cạnh nào đó trong nghệ thuật tự
sự của tác phẩm Gần đây nhất, có Luận án tiến sĩ Khoa học Ngữ văn mang tên
Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết của Mạc Ngôn của tác giả Nguyễn Thị Tịnh
Thy, Viện văn học, 2009 Công trình này đã được tác giả nghiên cứu khái quát chín
bộ tiểu thuyết của Mạc Ngôn là : Gia tộc cao lương đỏ, Cây tỏi nổi giận, Thập tam
bộ, Tửu quốc, Báu vật của đời, Rừng xanh lá đỏ, Đàn hương hình, Bồn mươi mốt truyện tầm phào, Sống đọa thác đầy Tại sao lại lựa chọn chín cuốn tiểu thuyết
này? Có lẽ đó là các tác phẩm trường thiên tiểu thuyết của Mạc Ngôn thể hiện rõ nhất văn tài của ông Trọng tâm của luận án này là đi sâu vào tìm hiểu nghệ thuật tự
sự của tiểu thuyết Mạc Ngôn thông qua những phương diện chủ yếu như: người kể chuyện, điểm nhìn, kết cấu, ngôn ngữ, giọng điệu Từ đó, tác giả xác định phong cách sáng tác và vị trí của nhà văn trong dòng chảy của thể loại tiểu thuyết Trung Quốc Đối với những công trình nghiên cứu có tính quy mô lớn như thế này, việc đi sâu nghiên cứu chi tiết yếu tố nghệ thuật trong từng tác phẩm là rất khó Cho đến nay, ở Việt Nam cũng ít có một công trình nào khảo sát trọn vẹn chín cuốn tiểu thuyết trên Trong quá trình thực hiện đề tài, ở một vài yếu tố cần thiết, chúng tôi cũng có tham khảo và đối chiếu với nguyên tác của từng tác phẩm
Trang 12Tuy nhiên, tác giả Nguyễn Thị Tịnh Thy cũng cố gắng phân tích và đưa ra
điểm mới lạ trong từng tác phẩm của Mạc Ngôn, trong đó có Sống đọa thác đầy Lần đầu tiên, tác phẩm Sống đọa thác đầy có mặt trong một công trình nghiên cứu
về nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết, gồm nhiều tác phẩm khá thành công của Mạc
Ngôn từ trước tới nay
Từ luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Thị Tịnh Thy, chúng tôi đã học tập được nhiều điều và có thể ứng dụng được vào trong luận văn này Từ cách phân tích điểm nhìn và người kể chuyện; thời gian và kết cấu; ngôn ngữ và giọng điệu đều có so
sánh và phân tích từ Sống đọa thác đầy Tuy nhiên, do tiếp cận ở 9 cuốn tiểu thuyết
khác nhau nên ở mỗi tác phẩm, khi nhìn nhận trên một phương diện nghệ thuật, tác giả Tịnh Thy cũng chỉ đưa ra được một vài điểm nổi bật nhất mà chưa có sự phân tích chi tiết, tỷ mỉ trong luận án của mình
Có thể thấy rằng, ở Sống đọa thác đầy chúng ta bắt gặp một cây bút hoàn hảo
nhất Văn tài của Mạc Ngôn đã đạt đến đỉnh cao khi ông thể hiện nghệ thuật tự sự trong cuốn tiểu thuyết này
2.2 Tài liệu Tiếng Trung
2.2.1 Tài liệu tự bạch của Mạc Ngôn
Trong cuốn Phong vị của tiểu thuyết (小说的气味) của Mạc Ngôn, NXB Văn
nghệ Xuân Phong, 2003 có nhiều bài đối thoại và tự bạch miêu tả thế giới văn nghệ của Mạc Ngôn Phần lớn những nội dung quan trọng mà Mạc Ngôn tự bạch trong các tác phẩm này cũng đã được dịch giả Nguyễn Thị Thại dịch ra Tiếng Việt trong
02 cuốn sách là: Mạc Ngôn và những lời tự bạch, Lâm Kiến Phát - Vương Nghiêu, NXB Văn học, 2004 và Chuyện văn chuyện đời, Mạc Ngôn, NXB Lao Động, 2004
Nội dung được dịch trong 02 cuốn sách này đã đề cập đến nhà văn Mạc Ngôn trên nhiều phương diện như: động cơ sáng tác, quan điểm, lập trường và phong cách
sáng tác
Ngoài ra, trong nhiều bài trả lời phỏng vấn báo giới được đăng tải trên các trang mạng điện tử của Trung Quốc hay tham luận trong một số diễn đàn về văn học Trung Quốc, Mạc Ngôn cũng bày tỏ quan điểm của mình rất quan tâm đến vấn đề
tự sự học tiểu thuyết Ông đã từng khẳng định trong một bài trả lời phỏng vấn trên
Trang 13trang mạng tushucheng (http://www.tushucheng.com): “điểm nhìn chính là kết cấu,
ngôi kể chính là kết cấu Sau khi xác định được ngôi kể, bạn sẽ không phải đang kể chuyện mà đang trải qua câu chuyện” Mạc Ngôn cũng chỉ ra được những đặc điểm chung trong nghệ thuật tự sự của mình như: Điểm nhìn trẻ thơ, ngôn ngữ thô tục, kết cấu dân gian…
2.2.2 Tài liệu nghiên cứu về Mạc Ngôn
Tài liệu nghiên cứu về Mạc Ngôn rất nhiều, nội dung nghiên cứu cũng rất sâu rộng và phong phú Tuy nhiên, trong phạm vi và định hướng của đề tài, chúng tôi chỉ điểm lại một vài bài viết trong một số tác phẩm được coi là tiêu biểu khi đánh giá về nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết của ông
nhiều đến những đổi mới trong phong cách sáng tác của Mạc Ngôn Đồng thời, nêu
ra được những yếu tố nghệ thuật sự tự trong một số tác phẩm nổi tiếng của ông
Cũng trong cuốn sách này, tác giả Trần Tư Hòa trong bài viết Trần thuật dân
gian trong tiểu thuyết Mạc Ngôn những năm gần đây (莫言近年小说的民间是叙
Tư Hòa cũng cho rằng, tiểu thuyết của Mạc Ngôn đã “mở ra một không gian của sự sống và số mệnh một cách to lớn nhất trong tự sự lịch sử”, hình thành nên “thi pháp lịch sử” đặc hữu và đó cũng là “đóng góp quan trọng nhất của Mạc Ngôn đối với sự phát trển của nghệ thuật tự sự của tiểu thuyết đương đại” [43, 337]
Trong trang điện tử Baidu 百度, tìm kiếm về các bài viết nghiên cứu về nghệ thuật tiểu thuyết của Mạc Ngôn, có thể thấy một số bài viết có tính phát hiện vấn
đề rất tốt
Trong đó, có luận văn thạc sĩ Giá trị tự sự học trong tiểu thuyết Mạc Ngôn (莫
言小说的叙事学价值) của tác giả Tô Quốc Bình, Đại học Tô Châu, 2004 Trong luận văn này, tác giả đã nhấn mạnh đến sự chuyển đổi một cách tự do giữa người kể chuyện ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba, giọng điệu chủ quan và khách quan… Từ cách tiếp cận và nghiên cứu đó, Tô Quốc Bình đã khái quát được đặc điểm của phương
Trang 14thức tự sự Mạc Ngôn
Cũng trong hệ thống tư liệu của trang điện tử Baidu 百度, có luận văn thạc sĩ
của tác giả Lý Cương ở Đại học Liêu Thành, 2006 với nhan đề Nghiên cứu tự sự
học trong phong cách mỹ học sáng tác của Mạc Ngôn (莫言创作美学品格的叙
事学研) Sự phân tích người kể chuyện ngôi thứ nhất của Mạc Ngôn, người kể chuyện toàn tri là những đóng góp rất lớn của luận văn này Cả hai bản luận văn của hai tác giả trên đã giúp chúng tôi có cái nhìn sâu sắc và chi tiết hơn khi phân tích về
nghệ thuật ngôi kể và điểm nhìn trong Sống đọa thác đầy
Khi triển khai đề tài của mình, chúng tôi đã kế thừa những thành quả nghiên cứu của những người đi trước để ứng dụng vào trong luận văn Với các phương diện nghệ thuật đã được nhiều tác giả nghiên cứu và phân tích trước đó như: các ngôi kể, điểm nhìn trẻ thơ, điểm nhìn hư ảo, điểm nhìn súc vật, các cách kết cấu, các kiểu xây dựng nhân vật và giọng điệu nhân vật thể hiện trong tác phẩm… đều có trong
Sống đọa thác đày Chính những yếu tố nghệ thuật đỉnh cao này đã tạo ra sự “lạ
hóa” cho tác phẩm Đồng thời, những mảng trống còn thiếu sót trong các phần
nghiên cứu của những người đi trước chính là những gợi ý quý báu, đáng lưu tâm khi chúng tôi triển khai luận văn
3 Đối tượng, phạm vi và mục đích nghiên cứu nghiên cứu của đề tài:
3.1 Phạm vi nghiên cứu:
Chúng tôi sẽ tiến hành khảo sát trọn vẹn yếu tố trên qua cuốn tiểu thuyết Sống
đọa thác đầy của Mạc Ngôn Cuốn sách được xuất bản năm 2007, được dịch bởi tác
giả Trần Trung Hỷ, nhà xuất bản Phụ nữ
Nhiệm vụ của luận văn là tìm hiểu về kết cấu và người kể chuyện trong Sống
đọa thác đầy Để làm nổi bật vấn đề, những tài liệu lý luận về tự sự học liên quan
cũng được quan tâm khai thác Đồng thời, sẽ đưa ra sự so sánh với các tiểu thuyết khác của Mạc Ngôn ở một vài khía cạnh nghệ thuật tự sự Mục đích hơn hết là để
thấy rõ ở Sống đọa thác đầy thể hiện đầy đủ phong cách vừa cổ điển, vừa hiện đại,
và là tác phẩm thể hiện văn tài vượt bậc của Mạc Ngôn
Trả lời nhân viên của Ủy ban Nobel khi ông nhận giải Nobel Văn học năm
Trang 152012, Mạc Ngôn có nói: Có ba tác phẩm quy tụ phong cách nghệ thuật viết tiểu
thuyết của ông và cũng là ba tác phẩm đáng đọc nhất, đó là: Cao lương đỏ, Đàn
hương hình và Sống đọa thác đầy
3.2 Đối tượng nghiên cứu:
Trong luận văn này, đối tượng nghiên cứu sẽ hướng trọng tâm vào việc tìm
hiểu vấn đề kết cấu và người kể chuyện trong tiểu thuyết Sống đọa thác đầy của Mạc Ngôn Sống đọa thác đầy là tiểu thuyết quy tụ rất nhiều thành công về nghệ
thuật tự sự của tiểu thuyết Mạc Ngôn nhưng luận văn chỉ nghiên cứu phương diện
về kết cấu, người kể chuyện và nhân vật Thiết nghĩ, đó là những yếu tố quan trọng
và đánh dấu thành công lớn của Mạc Ngôn trong tiểu thuyết này Đây là ba thành tố chính cấu tạo nên một tác phẩm Khi tập trung làm rõ các vấn đề đó chúng tôi cũng
sẽ làm rõ một số yếu tố khác như ngôn ngữ, giọng điệu
Trên cơ sở đó, luận văn xác định phong cách sáng tác và vị trí của Mạc Ngôn trên văn đàn Trung Quốc nói chung và các nhà văn đương đại nói riêng
3.3 Mục đích nghiên cứu:
Trong thế kỷ 20 vừa qua, lý luận văn học đã thu được những thành tựu đáng tự hào ở trên nhiều phương diện khác nhau Đặc biệt, vấn đề lý thuyết tự sự đang ngày càng được quan tâm rộng rãi Nhà nghiên cứu Trần Đình Sử đã từng khẳng định:
“lý thuyết tự sự sẽ cho ta thấy không chỉ là kỹ thuật trần thuật của các thể loại, các nhà văn, mà còn cho tất cả truyền thống văn hóa ở đằng sau nó” [37,86] Cũng chính vì thế mà nghiên cứu tự sự học ngày càng trở nên đặc biệt quan trọng Trong
đó, các yếu tố về kết cấu, người kể chuyện và nhân vật được xem như điểm nhấn
của mỗi nhà văn trong tác phẩm của mình Vì vậy, với đề tài Nghệ thuật tự sự
trong Sống đọa thác đầy của Mạc Ngôn, chúng tôi mong muốn được tìm hiểu và
khám phá chi tiết hơn về thế giới nghệ thuật trong tác phẩm này của nhà văn Công trình hy vọng sẽ góp thêm nhận định và quan điểm mới trong việc nghiên cứu Mạc Ngôn cũng như những tác phẩm của ông, để một lần nữa khẳng định thêm tài năng của nhà văn vùng Đông Bắc Cao Mật
Trang 164 Phương pháp nghiên cứu:
Căn cứ vào đối tượng nghiên cứu đã được xác định, luận văn sẽ sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản sau:
Phương pháp thống kê, tổng hợp và phân tích tài liệu
Phương pháp cấu trúc
Phương pháp hệ thống tài liệu
Phương pháp so sánh
Phương pháp tiếp cận thi pháp học
5 Cấu trúc luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phần nội dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Tổ chức kết cấu tác phẩm
Chương 2: Người kể chuyện và điểm nhìn
Chương 3: Xây dựng nhân vật
Trang 17B NỘI DUNG CHÍNH CHƯƠNG 1: TỔ CHỨC KẾT CẤU TÁC PHẨM
Ở chương đầu tiên này, chúng tôi tập trung làm rõ vấn đề kết cấu ở hai góc
độ chính Thứ nhất, giải quyết khái niệm kết cấu, làm rõ thuật ngữ để có một cách hiểu thống nhất cho quá trình nghiên cứu của mình Thứ hai, chúng tôi khảo sát các kiểu kết cấu đặc trưng của tác phẩm, trong đó chỉ ra 3 loại kết cấu chính đó là: kết cấu truyền thống, kết cấu lồng ghép và kết cấu vòng tròn Từ những gì khảo sát được chúng tôi sẽ có những đánh giá nghệ thuật xây dựng kết cấu cốt truyện của Mạc Ngôn
Ở một số luận văn hay bài nghiên cứu khác, chúng tôi nhận thấy người viết thường đi khái thác các vấn đề về nhân vật, người kể chuyện trước rồi mới đến vấn
đề kết cấu tác phẩm Ở đây, chúng tôi lựa chọn tìm hiểu kết cấu tiểu thuyết trước bởi trong quan niệm của chúng tôi kết cấu chính là yếu tố quan trọng hàng đầu, tạo nên không gian cho nhân vật, và các thành tố nghệ thuật khác hình thành
1.1 Khái niệm kết cấu:
Văn học là sự sáng tạo ngôn từ Trong sự sáng tạo đó, vai trò của hình thức tự
sự là rất lớn, đặc biệt là kết cấu của tác phẩm Sở dĩ như vậy bởi tất cả những yếu tố nội dung bao giờ cũng được thể hiện bằng một hình thức nhất định Để tạo ra được
sự khác lạ của tác phẩm, mỗi nhà văn đã tìm riêng cho mình một hình thức kết cấu khác nhau cho từng tác phẩm cụ thể Chính nét đặc trưng đó đã tạo sắc thái riêng của nhà văn đối với mỗi cuốn tiểu thuyết của mình Hay nói cách khác, kết cấu của một tác phẩm thể hiện rất rõ nhận thức, tài năng và phong cách của nhà văn Các nhà văn hiện đại, hậu hiện đại khi cách tân tiểu thuyết của mình đã rất tập trung vào vấn đề này
Bởi, kết cấu giống như một bộ khung xương định hình nên hình hài của một con người Không sáng tạo ở bộ khung, không thay đổi từ trong cốt lõi thì khó có được sự sáng tạo thực sự Như vậy, có thể thấy kết cấu có vai trò rất đặc biệt đối với mỗi tác phẩm Đó là cơ sở để chuyển tải tư tưởng chủ đề tác phẩm, là không gian để
Trang 18khi tìm hiểu Sống đọa thác đầy chúng tôi rất quan tâm tới vấn đề này trước Trước
khi tìm hiểu các kiểu kết cấu cụ thể, chúng tôi muốn làm rõ khái niệm thuật ngữ này
Từ đó, thống nhất cách hiểu về kết cấu, đồng thời ứng dụng tìm hiểu vào trong tác phẩm Trên thực tế, có rất nhiều cách hiểu khác nhau về kết cấu tiểu thuyết
Trong giáo trình Lý luận văn học do Hà Minh Đức chủ biên, có định nghĩa
một cách hiểu khá đơn giản Kết cấu là “sự tạo thành và liên kết các bộ phận trong
bố cục của tác phẩm, là sự tổ chức, sắp xếp các yếu tố, các chất liệu tạo thành nội dung của tác phẩm trên cơ sở đời sống khách quan và theo một chiều hướng tư tưởng nhất định” [10,143]
Trong Từ điển Thuật ngữ văn học của Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn
Khắc Phi đã định nghĩa: “Yếu tố kết cấu là đặc trưng cho bản chất nghệ thuật nói chung của văn học, nó tạo ra nhịp điệu chung cho tác phẩm và cho từng bộ phận” [11,52] Nói như vậy, có nghĩa kết cấu sẽ tạo điều kiện để độc giả có thể khái quát một cách đơn giản chủ đề tư tưởng, nắm bắt được tính cách của nhân vật theo quy luật và sự phát triển về nội dung và hình thức của tác phẩm đó
Trần Đình Sử lại cho rằng: Kết cấu là toàn bộ tổ chức sinh động của tác phẩm, phục tùng đối tượng nghệ thuật và nhiệm vụ nghệ thuật cụ thể mà nhà văn đặt ra cho mình Như vậy, kết cấu không tách rời nội dung cuộc sống và tư tưởng nghệ thuật Trên cơ sở đó, ông đã đưa ra hai phương diện kết cấu cơ bản: cấp độ hình tượng và cấp độ trần thuật Ở cấp độ hình tượng, khi nghiên cứu kết cấu, người ta chú ý đến việc tổ chức các quan hệ nhân vật, thành phần của cốt truyện… Ở cấp độ trần thuật, kết cấu là sự sắp xếp, tổ chức các thành phần khác nhau của trần thuật như sự thay đổi của điểm nhìn, sự luân phiên, xen kẽ các sự kiện và các đoạn tả cảnh, tả tình khác nhau
Hiểu một cách đơn giản, kết cấu chính là kiến trúc của một tác phẩm bất kỳ nào đó Nó gắn với cốt truyện, là cách tổ chức cốt truyện, đồng thời làm nhiệm vụ chuyển tải quan niệm của nhà văn về đời sống, tư tưởng chủ đề tác phẩm Bởi mỗi cuốn tiểu thuyết là một cuộc sống thu nhỏ, nhà văn nhìn cuộc sống như thế nào sẽ tổ chức kết cấu tác phẩm của mình theo lối ấy Do vậy, không sai khi nói nó là một tổ
Trang 19chức sinh động nhưng cũng rất phức tạp Trong tác phẩm văn học, kết cấu đóng một vai trò quan trọng, bởi nó khiến tác phẩm trở nên mạch lạc và có “vẻ duyên dáng của sự trật tự” (Horatius)
Trong bất cứ một tác phẩm văn học nào cũng hàm chứa một kiểu kết cấu chủ yếu nhất định Nó có chức năng đa dạng Không chỉ bộc lộ rõ chủ đề tư tưởng của tác phẩm, triển khai, trình bày cốt truyện, cấu trúc hợp lý tính cách nhân vật, tổ chức điểm nhìn của tác giả mà còn tạo ra tính toàn vẹn của tác phẩm như một hiện tượng thẩm mĩ Một cuốn tiểu thuyết thành công không thể có một kết cấu lỏng lẻo
Do vậy, kết cấu chặt chẽ thể hiện rõ tư duy nghệ thuật của tác giả là yêu cầu hàng đầu đối với tất cả các nhà văn Có những tác phẩm rất đồ sộ về dung lượng nhưng lại có kết cấu hết sức đơn giản, song cũng có những tác phẩm tuy không quá quy
mô nhưng lại có lối kết cấu phức tạp nhiều tầng Các dạng kết cấu chính thường là kết cấu chương hồi, kết cấu tâm lý, kết cấu đan xen, đồng hiện, lồng ghép, kết cấu theo dòng ý thức
Trong Sống đọa thác đầy, chúng ta dễ dàng nhận ra không chỉ có một cách kết
cấu duy nhất mà còn có thể khám phá kết cấu của tác phẩm này ở nhiều góc độ Tác phẩm này là sự tổng hợp rất nhiều bút pháp nghệ thuật khác nhau: cổ điển mà hiện đại, hiện đại mà cổ điển, đúng theo quan niệm rất biện chứng của người Trung Quốc nói riêng và người Phương Đông nói chung Là một cuốn tiểu thuyết khá dày dặn về dung lượng, kể một câu chuyện gắn với nhiều biến cố lớn của lịch sử, trong một quãng thời gian tương đối dài (khoảng 50 năm), với nhiều nhân vật từ con
người tới súc vật Sống đọa thác đầy đã có một kết cấu chặt chẽ và sáng tạo, vừa cổ điển vừa cách tân Tìm hiểu về tổ chức kết cấu trong Sống đọa thác đầy của Mạc
Ngôn, một lần nữa chúng ta khẳng định tài năng nghệ thuật với những đổi mới không ngừng của nhà văn này
1.2 Kết cấu đặc trưng trong Sống đọa thác đầy
1.2.1 Kết cấu mô phỏng theo phương thức tự sự truyền thống
Trong văn học hiện đại, hậu hiện đại và trào lưu "tiểu thuyết mới", các nhà văn
đã tìm mọi cách để đổi mới tiểu thuyết, một trong các cách đó là sự tấn công vào kết
Trang 20cấu cốt truyện, dẫn đến sự phân rã đến rời rạc của kết cấu, thậm chí họ chủ trưởng tiểu thuyết phản tiểu thuyết, xóa mờ nhân vật và kết cấu Các nhà văn phương Tây
đã đem đến cho người đọc các câu chuyện bằng dòng ý thức Mạch truyện trở nên
mơ hồ, kết cấu hoàn toàn phụ thuộc vào tâm lý nhân vật Tiếp cận những tiểu thuyết này bạn đọc truyền thống sẽ gặp không ít khó khăn Là một nhà văn hiện đại của Trung Quốc, có nhiều sáng tạo nhưng Mạc Ngôn không đi theo hướng đó Ông tìm cho mình một cách riêng, đó là xây dựng kết cấu theo kiểu kết cấu truyền thống của tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc Kiểu kết cấu truyền thống có một ưu điểm là cốt truyện rành mạch, đi theo một trật tự thời gian khách quan (ít bị lệ thuộc vào dòng ý thức của nhân vật), rất dễ theo dõi đối với bạn đọc Vì thế, rất thích hợp để kể câu chuyện dài mang nhiều biến cố
Sống đọa thác đầy có hình thức thể tài tự sự của văn học truyền thống Trung
Quốc Đó chính là việc coi trọng cốt truyện, coi trọng người kể chuyện Thời gian
tự sự chủ yếu được tổ chức theo biên niên, theo trật tự tuyến tính Thời gian sự kiện được xác định bằng ngày, tháng, năm, thậm chí đến từng giờ, phút, giây Địa điểm
và hoạt cảnh xảy ra sự kiện, vấn đề cũng được thể hiện rõ ràng đến minh bạch Người đọc có thể nhìn nhận và liên tưởng vấn đề một cách sinh động theo chiều hướng tổ chức và cách miêu tả, trần thuật của nhà văn Cách kết cấu này thường đưa
ra nhiều sự kiện, thiên về kể mà ít tả, đặc biệt ít tập trung vào tâm lý nhân vật mà thường tập trung vào hành động của nhân vật Lấy kiểu kết cấu truyền thống, Mạc Ngôn một mặt khai thác ưu điểm là tập trung vào các sự kiện phản ánh được vô số những biến cố trong 50 năm lịch sử của biết bao con người, mặt khác ông khéo léo đan xen việc tả từ thiên nhiên đến tâm lý con người Do đó, dù sử dụng phương thức kết cấu truyền thống có dấu ấn của tiểu thuyết chương hồi nhưng kết cấu của
Sống đọa thác đầy vẫn mang một hơi thở mới, ghi dấu ấn cá nhân mang màu sắc
sáng tạo của Mạc Ngôn
Đầu mỗi chương của Sống đọa thác đầy đều có hai câu đối làm chức năng tóm
tắt nội dung sẽ được kể ra trong chương đó Người đọc có thể nhìn nhận, thông hiểu vấn đề thông qua hai câu đối Mạc Ngôn đặt ở đầu mỗi chương truyện Cách làm
Trang 21này giống với kết cấu chương hồi của tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc Nhưng những câu đối này lại mang một màu sắc rất đương đại, nó không mang nét cổ kính, mẫu mực của văn học cổ, nó được tạo nên từ những ngôn từ hiện đại, gần gũi đời sống, hàm chứa những ý nghĩa đa tầng Tiểu thuyết chương hồi là một kiểu kết cấu khá phổ biến trong văn học trung đại của Trung Quốc gắn với nhiều tác phẩm nổi tiếng Trong các bộ tiểu thuyết cổ, hai câu đối ở đầu hay cuối mỗi chương vừa cân chỉnh về các vế đối, vừa làm nhiệm vụ dẫn dắt người đọc, thâu tóm nội dung của mỗi chương Nó giống như tên của mỗi chương được viết một cách sáng tạo Ở
Sống đọa thác đầy, các câu đối này cũng làm nhiệm vụ tương tự Nhưng nó được
sử dụng ngôn ngữ rất "trần tục"
Ví dụ như: Tây Môn Lợn đại chiến Tiểu Tam
Bài ca nhỏ hòa niềm hoan lạc [16,473]
Bị lửa đốt Sứt tai vong mạng Bay lên thuyền, vua lợn phục thù [16,575]
Bên cạnh kết cấu chương hồi là kết cấu luân hồi Nếu kết cấu chương hồi mang lại dáng vẻ cổ điển thì kết câu luân hồi lại mang đến màu sắc hư ảo Dù trong quá trình kể, Mạc Ngôn làm cho câu chuyện của mình hết sức chân thật, mỗi lần đầu thai vừa giống như một sự ngẫu nhiên vừa như một sự hiển nhiên, song người đọc vẫn luôn được nhà văn nhắc nhở rằng, đây là câu chuyện hư cấu đậm chất kỳ ảo
mà thôi Hai kiểu kết cấu này đặt cạnh nhau giống như thực và ảo song song cùng tồn tại, như các yếu tố lịch sử tồn tại bên cạnh các yếu tố hư ảo vậy Cách tổ chức
truyện theo từng kiếp đầu thai của Sống đọa thác đầy chịu ảnh hưởng phần nào bởi kết cấu luân hồi trong Liêu trai chí dị của Bồ Tùng Linh Toàn bộ tác phẩm được
Trang 22Quyển 4: Kiếp chó trung thành gồm 17 chương truyện ứng với khoảng 192 trang truyện
Quyển 5: Kết cục và mở đầu gồm 5 chương truyện ứng với khoảng 33 trang truyện Mỗi quyển là một kiếp sống của Tây Môn Náo theo quá trình biến hóa từ Tây Môn Náo - Tây Môn Lừa - Tây Môn Trâu - Tây Môn Lợn- Tây Môn chó - Tây Môn Khỉ - Lam Ngàn Năm Đầu To Mỗi lần đầu thai thành một kiếp sống, Tây Môn Náo lại được trải nghiệm một cuộc sống khác nhau của các loài động vật Một cuộc sống bên cạnh con người, đồng hành cùng con người, chịu những nét tác động chung của lịch sử nhưng lại mang một màu sắc riêng của kiếp động vật Mỗi quyển sách vừa có thể được tách ra thành một câu chuyện riêng, một tác phẩm độc lập, lại vừa gắn kết với các quyển còn lại thể hiện một cuộc đời ở nhiều kiếp luân hồi của Tây Môn Náo Kiểu kết cấu luân hồi này, cho phép tác giả nối tiếp mạch truyện dù nhân vật chính đã thay hình đổi dạng, ở một trạng thái sống hoàn toàn khác Đồng thời, nó liên kết các
sự kiện thành một chuỗi liền mạch Tây Môn Náo dù sống ở kiếp sống nào cũng luôn nhớ về quá khứ của mình, những người thân của mình Do đó, kí ức của nhân vật này luôn chảy trôi trong toàn bộ mạch truyện dù nhân vật đang ở kiếp sống nào đi nữa
Bồ Tùng Linh trong Liêu trai chí dị cũng sử dụng kiểu nhân vật luân hồi, tái sinh
Nhưng nó được thể hiện ở những câu chuyện nhỏ, đồng thời nó không được tổ chức một cách chủ động và chặt chẽ như trong tác phẩm của Mạc Ngôn
Cách tổ chức kết cấu tác phẩm này cho thấy quan niệm của nhà văn về thế giới Thế giới bên ngoài chúng ta không đơn điệu như chúng ta nhìn thấy Nó là một thế giới nhiều mặt Con người cũng chỉ là một thành tố nhỏ trong đó, sự tồn tại của con người ở kiếp sống này cũng chỉ là một phần của sự sống Mạc Ngôn đã để nhân vật hóa thân, chuyển kiếp mà không cần tách thành các quyển riêng Như vậy, người đọc vẫn không gặp khó khăn gì trong việc tiếp cận tác phẩm Nhưng ông chọn cách tách thành các quyển với tên riêng như vậy để cho thấy rằng: Tây Môn Náo, Tây Môn Lừa, Tây Môn Trâu, Tây Môn Lợn, Tây Môn Chó, Tây Môn Khỉ, Lam Ngàn Năm Đầu To vừa là một mà vừa không phải là một Mỗi nhân vật này sống một kiếp sống khác nhau, cùng với con người ở làng Cao Mật trải qua các thời kỳ khác
Trang 23nhau của lịch sử Nhưng mỗi kiếp sống riêng ấy lại giống như một mặt của khối rubic làm tròn làm đầy một cuộc đời, một cách nhìn Nó thể hiện một nỗi ám ảnh đau đáu của con người rằng dù làm kiếp gì thì mỗi chúng ta cũng đều phải trải qua những đau khổ ấy Những hạnh phúc và đắng cay ấy, đều phải sống, phải chết, phải mệt mỏi đấu tranh và trăn trở Liệu có thể đi đâu, đầu thai thành kiếp gì để thoát khỏi cuộc đời này? Tây Môn Náo chịu kiếp thác đầy, lương thiện và có đầy đủ phẩm chất của một người nông dân thực thụ Ông ta yêu đất, hăng say lao động, biết làm ăn tính toán, giàu lên nhờ vào chính đôi bàn tay của mình Ngay cả khi đã trở nên giàu có, tình yêu đối với ruộng đồng, đối với lao động của ông vẫn không hề thay đổi Chẳng phải cuộc sống của chúng ta rất cần những người nông dân như vậy sao? Nhưng sau một cuộc cách mạng, ông bị quy kết là địa chủ, bị đấu tố, gia đình
li tán, vợ quay đầu lại vu oan, tài sản thì mất hết, bản thân ông bị tử hình Nỗi uất ức theo ông ta xuống tận âm phủ, một mực kêu oan dẫu bị đòn roi thế nào Nhưng rồi hết lần này đến lần khác, ông ta vẫn bị đầu thai thành kiếp súc vật không được trở lại làm người Cả khi làm súc vật, ông ta vẫn phải chịu những khổ đau, bi ai Chỉ đến cuối cùng, ông ta mới được trở lại làm người, nhưng trong một hình hài của quái thai Phải chăng, đúng như quan niệm của Phật Giáo, đời chính là bể khổ, là kiếp trầm luân mà con người phải kinh qua
Kết cấu luân hồi cho thấy sự ảnh hưởng của tư tưởng Phật giáo đối với Mạc Ngôn Mặc dù, ý tưởng về tác phẩm này đã được ông suy ngẫm trong suốt 43 năm, dựa vào những chuyện có thật ông đã từng chứng kiến Nhưng sự khơi gợi cảm xúc sáng tác và hoàn thành ý tưởng chính là bức tranh của Phật giáo thể hiện 6 kiếp sống của con người Các con vật như: lừa, trâu, lợn, chó, khỉ cũng là những con vật gần với con người nhất Cuối tác phẩm, Diêm Vương có giải thích lý do không cho Tây Môn Náo đầu thai thành người là vì anh ta vẫn mang quá nhiều hận thù Nếu quay lại kiếp người thì chỉ "oan oan tương báo" mà thôi Những triết lý về cuộc sống, cách nhìn nhận về thế giới được thể hiện trong cuốn sách này rất gần với Phật giáo
Chúng tôi nêu chi tiết các quyển và số trang văn bản cho mỗi một phần này để nhận thấy rằng, bốn quyển từ quyển 1 tới quyển 4 có số trang văn bản tương đối
Trang 24giống nhau, khá tương xứng với nhau về dung lượng và cốt truyện Quyển 5 có số lượng trang ít hơn cả dù thể hiện 2 kiếp luân hồi (từ chó thành khỉ, từ khỉ trở về kiếp người) Nó giống như phần vĩ thanh của tác phẩm vậy Đây cũng chính là một kiểu kết cấu khác Giống như một vở kịch có phần giới thiệu, nội dung chính và hạ màn Kiểu kết cấu này cho phép tác giả gần người đọc hơn, giao lưu với người đọc và có tác dụng định hướng khơi mở cho người đọc
Trong Cao lương đỏ, tác phẩm đầu tiên đã mang lại vinh quang cho Mạc
Ngôn đã được dựng thành một bộ phim nổi tiếng Nhà văn dùng lối kết cấu hiện đại dán ghép mang tính điện ảnh rất cao Điều đó cho thấy, tuy thống nhất về phong cách nhưng Mạc Ngôn rất quan tâm đổi mới các tiểu thuyết của mình, sao cho mỗi câu chuyện lại được kể bằng một cách khác nhau
Cách kết cấu của Sống đọa thác đày mang đặc trưng truyền thống này Nhìn
bên ngoài có vẻ giống với kết cấu trong tiểu thuyết cổ điển quen thuộc nhưng thực
tế, Mạc Ngôn chỉ mượn đó như một cách tạo hình thức cổ điển bề ngoài của tác phẩm Thực chất, bên trong sự trật tự của chương hồi là một thế giới phi trật tự khác
lạ Kết quả của một kết cấu phi trật tự đó là cách kết cấu đồng hiện, lồng ghép Cách thể hiện này đã mang đậm phong cách hiện đại và hậu hiện đại của nhà văn đương đại Trung Quốc
1.2.2 Kết cấu đồng hiện, lồng ghép
Kết cấu đồng hiện, lồng ghép là kiểu kết cấu của tiểu thuyết hiện đại cho phép nhà văn cùng một lúc kể nhiều câu chuyện khác nhau Mỗi câu chuyện ấy có thể độc lập, có thể có quan hệ mật thiết với các câu chuyện khác trong tác phẩm, có thể xảy ra ở cùng một thời gian hoặc ở những không gian khác nhau Nhưng nó thể hiện tính phức điệu của bản nhạc cuộc sống Với kiểu kết cấu này thường người kể chuyện và điểm nhìn cũng trở nên linh hoạt và phong phú
Yếu tố nhận ra trong cách kết cấu đồng hiện là thời gian Hay nói chính xác hơn có thể là thời điểm, thời đoạn Cùng trong một thời điểm, thời đoạn nhất định nhưng có nhiều sự kiện xảy ra và tác giả phải bố trí chúng bằng sự đồng hiện của thời gian
Trang 25Sống đọa thác đầy có sự đồng hiện của hai sự kiện hoàn toàn giống nhau
Nhưng có cái khác nhau là một bên là thực còn một bên là giả Cảnh thực là mẹ Lam Giải Phóng chết, cảnh giả là mẹ của nhân vật chính trong phim mà Lam Giải Phóng đóng cũng mất
Nỗi đau cùng là của con người nhưng có nỗi đau trong phim cảnh, có nỗi đau thật ngoài đời Độc giả được chứng kiến tang lễ thật và tang lễ giả cùng xảy ra song hành, cùng diễn ra theo lời kể của hai người kể chuyện luân phiên là Lam Giải Phóng và Tây Môn Chó Hai câu chuyện này được tác giả bố trí đan cài xít xao Nếu ở các đoạn trước Lam Giải Phóng và Tây Môn Chó cũng thay nhau kể chuyện nhưng mỗi người bọn họ kể một chương, thì giờ đây chỉ một đoạn văn ngắn họ lại đổi vị trí kể chuyện cho nhau Do đó, hai câu chuyện này hiện ra trước mắt người đọc như cùng diễn ra một lúc, gay cấn lẫn lộn vào nhau Cảm xúc của Lam Giải Phóng trong bộ phim anh diễn cũng giống như cảm xúc thực của một con người trước nỗi đau mất mẹ vậy
Chó kể chuyện thật, người kể chuyện giả Câu chuyện thật – giả hòa trộn, kết nối vào nhau thành một chuỗi sự kiện theo đúng logic Cùng một lúc, độc giả có thể lĩnh hội được sự kiện khung cảnh ở nhiều nơi dưới nhiều góc độ khác nhau thông qua cách kể chuyện của hai nhân vật Sức hấp dẫn của câu chuyện đã được nâng lên Hơn thế nữa, sự xen lẫn câu chuyện thật và giả, lời kể của người và vật còn mang đậm ý nghĩa nhân sinh Nỗi đau thật của con người hiện ngay ra vẻ bề ngoài Nỗi đau giả của hiện thực nơi đây cũng chính là nỗi đau thật nơi quê nhà Lam Giải Phóng không có cơ hội được chịu tang mẹ như lẽ thông thường của một người con,
và Mạc Ngôn đã để cho nhân vật của mình được chịu nỗi đau ấy trong một bộ phim Giải tỏa được nỗi đau ấy, ít nhiều Lam Giải Phóng cũng vơi đi được cảm giác có lỗi của một người con không thể tiễn biệt mẹ
Khi hai sự kiện này đồng hiện, đan xen vào nhau tạo ra một giá trị nghệ thuật đặc biệt Không gian trong tác phẩm được mở rộng ra, con người trong các mối liên
hệ có sự giàng buộc và móc xích vào nhau Thời gian câu chuyện như được trì hoãn lại, tiết tấu câu chuyện cũng chậm dãi lại Cảm giác sự chuyển đổi trong câu chuyện,
Trang 26sự kiện của nhân vật khá nặng nề và chậm chạp, nỗi đau và sự day dứt trong tâm hồn nhân vật như kéo dài thêm Trong khi đó, người kể chuyện lại đang phải làm việc thật cật lực và tốc ký để kể lại câu chuyện đang diễn ra ở hai nơi với hai không gian và tâm trạng con người đang lẫn lộn, xen kẽ Sự hấp dẫn của tình tiết câu chuyện, sự thú vị và kích thích trí tò mò của người đọc chính là ở cách thể hiện này của Mạc Ngôn Cách kết cấu này gợi cho ta đến lối kết cấu đậm chất điện ảnh trong
Cao lương đỏ
Sống đọa thác đầy còn hấp dẫn người đọc bởi cách kết cấu lồng ghép Mạc
Ngôn đã khéo léo lồng ghép vào trong đó những câu chuyện liên quan đến truyền thuyết lịch sử và sự kiện thời thế
Sự kiện thời thế và lịch sử luôn có mối quan hệ lẫn nhau Điều này hoàn toàn được sắp xếp một cách tinh tế qua ngòi bút và cách kể chuyện của Mạc Ngôn Có thể nhận ra một điều, toàn bộ câu chuyện hơn 800 trang, gồm 5 chương lớn với những tình tiết vô cùng phức tạp Những sự kiện liên quan đến thế sự và đời tư, lịch
sử và cá nhân, hoang đường và chân thực luôn luôn song hành và có sự đan cài, kết nối và tan biến trong nhau Cuộc đời, bước thăng trầm của mỗi nhân vật được đặt trong phông nền lịch sử, sự đan cài giữa cuộc đời thế sự và sự kiện lịch sử được thể hiện một cách thuần thục dưới ngòi bút của nhà văn Chính từ cảm hứng lịch sử đã
tạo nên một cốt truyện có kết cấu chặt chẽ như Sống đọa thác đầy Lịch sử được ghi
lại không phải bằng ngày tháng năm với các số liệu khô cứng mà lịch sử của một giai đoạn bão táp được tái hiện qua số phận mỗi kiếp người Đó mới chính là sự kiện lịch sử chân thực nhất, sống động nhất và sâu sắc nhất Từng bước đi của cuộc cách mạng, từ năm 1950 tới công cuộc Cải cách, rồi đến Tứ Thanh, Cách mạng văn hóa, công cuộc cải cách sau này, rồi đến những năm đầu của thế kỷ 21 Với mỗi con người, 50 năm là một hành trình dài đủ để sinh ra từ đất mẹ và trở về với đất mẹ Với một quốc gia dân tộc, 50 năm cũng không phải là một chặng đường ngắn Nó
đủ chất chứa những điều vĩ đại mà cũng rất nhiều đau thương Không quá xoáy sâu vào những gay cấn của thời thế lịch sử, Mạc Ngôn chủ yếu tái hiện lại các chi tiết
có thật thông qua những cuộc đời cụ thể Đọc Sống đọa thác đầy, người Trung
Trang 27Quốc sẽ được thấy lại một chặng đường họ đã đi qua với cả thành tựu và mất mát Chính Mạc Ngôn cũng đã từng trả lời phỏng vấn rằng, câu chuyện này ông viết dựa trên những hình mẫu có thực của vùng Đông Bắc Cao Mật quê ông Chứng kiến tận mắt những thăng trầm đó ông đã ấp ủ sáng tác cuốn tiểu thuyết này từ rất lâu Do đó,
Sống đọa thác đầy hiển nhiên không phải chỉ là một sản phẩm của hư cấu
Lịch sử với những trầm luân khổ ải còn được nhìn dưới cuộc sống xã hội ánh
mắt của súc vật cũng đầy những bi hoan, ly hợp Những yếu tố có thực gắn liền với
lịch sử khiến câu chuyện trở nên gần gũi, hấp dẫn người đọc Chúng ta được dẫn dắt qua cuộc đời của Lừa với tình yêu lứa đôi bên dòng sông bàng bạc ánh trăng, qua những năm tháng lao động cá thể của Tây Môn Lừa với Mặt Xanh, những ngày phục vụ chủ tịch huyện, những ngày tàn phế trở về lao động Kiếp sống đó gắn với những năm đầu của cuộc cách mạng, khoảng từ những năm 1950 đến trước 1964 Lịch sử thời thế không chỉ tác động lên con người mà còn chi phối đến cuộc đời của súc vật Tây Môn Lừa khi oai vệ, anh hùng, lúc bi thương đau đớn, cuối cùng cũng chết vì sự đói khát của con người Những gì chân thực nhất của xã hội loài người và loài lừa, những suy nghĩ được nhìn từ trong hình hài của một con người - lừa (Tây Môn Náo) đã giúp người đọc được nhìn rõ hơn cuộc sống của người dân Trung Quốc thời kỳ đầu cải cách ruộng đất Rồi kiếp trâu khoảng từ 1964 đến những năm
70, kiếp lợn từ 1974 đến khoảng 1982, kiếp chó từ 1982 đến những năm 90 và kiếp khỉ cuối những năm 90 cho đến đầu thế kỉ 21 Mỗi kiếp luân hồi làm súc vật của Tây Môn Náo tương ứng với mỗi thời kỳ của lịch sử Trung Quốc thế kỷ XX: cải cách ruộng đất – hợp tác xã – cách mạng văn hóa – cải cách mở cửa Một xã hội loài vật được miêu tả chân thực, độc đáo Từ thói quen sinh hoạt của từng loài tính cách đặc trưng của từng con, những kiến thức về súc vật, rồi cách chúng nhìn về xã hội con người tất thảy đều cho ta một cái nhìn mới mẻ Qua cuộc sống của các loài vật, chúng ta cũng có thể soi chiếu cuộc sống của chính mình trong đó Từ cuộc sống kiếp lừa thiếu ăn, kiếp trâu đói khát đến cuộc sống ngày một sung túc đủ đầy hơn, thậm chí đến kiếp chó đã xuất hiện một cuộc sống xa xỉ, vương giả Các chi tiết dù nhỏ, dù vụn vặt nhưng góp phần không nhỏ trong việc tái hiện cuộc sống
Trang 28Dường như, ta đang được đọc lại lịch sử dưới một cách nhìn khác - sinh động hơn, gần gũi hơn và đắng cay hơn
Cũng dùng kết cấu lồng ghép đồng hiện nhưng trong Báu vật của đời, Mạc
Ngôn sử dụng hai trục thực - ảo với những quan hệ phức tạp chằng chịt Còn ở
Sống đọa thác đầy, người đọc có thể không bị cuốn vào cái ảo, cả thế giới súc vật
cũng được miêu tả chân thực Mạc Ngôn đã thể hiện khả năng tưởng tượng cũng như quan sát kĩ càng của mình về thế giới loài vật Những đoạn miêu tả của ông hết sức hấp dẫn:
Đứng trên bờ đê cao, mùi vị đặc biệt của cô ả lan tỏa trong không khí Cái mùi sao mà nồng nàn, đầy ma lực ấy làm tim tôi đập rộn rã, gân cốt cũng cứng cáp hẳn lên, máu trong huyết quản như chảy mạnh hơn Tôi hứng phấn đến cực điểm nhưng không thể nói câu nào, đành phải ngẩng đầu kêu lên mấy tiếng theo ngôn ngữ của loài lừa Ôi lừa cái yêu quý của tôi [16,80]
Không chỉ đám lợn cái ở đây nhảy nhót theo tiếng nhạc huyền diệu ấy mà cả trại lợn con nào biết nhảy một tí đều nhảy lung tung nhặng xị cả lên, con không biết nhảy thì vin chân trước vào tường, ngước nhìn cảnh tượng kỳ dị ấy [16,475]
Loài chó chúng tôi cảm nhận thế giới thông qua mùi vị, cũng thông qua mùi vị
mà phán đoán tính chất của mọi việc, từ đó quy định hành động của chúng tôi Đó
là bản năng của loài chó, không qua trường lớp huấn luyện nào cả Con người huấn luyện chó là dạy cho chó biết cách dùng hành vi để biểu thị cho con người, vốn không có khứu giác tốt biết được những gì mà chó đã ngửi ra, chẳng hạn lôi được đôi giày của kẻ phạm tội từ trong hàng đống giày ra Đối với chó, lôi ra đôi giày vì nhận ra mùi vị của đôi giày, nhưng con người thì lại nhận ra đó là đôi giày
[16,626]
Bên cạnh các câu chuyện của loài vật, sự đồng hiện của kết cấu còn thể hiện ở việc tác giả đưa các tác phẩm của một nhân vật tên Mạc Ngôn lồng vào câu chuyện chính Đặc biệt, càng về sau các chi tiết về nhân vật này trong tác phẩm càng đậm đặc hơn Đây là dạng thức truyện lồng trong truyện rất quen thuộc với các nhà tiểu thuyết hiện đại Cái hay của Mạc Ngôn là nhân vật ấy mang chính tên của ông,
Trang 29mang chính những nét gợi về ông, các tác phẩm của nhân vật ấy cứ lẫn lộn vào mạch truyện chính vừa giống vừa khác tạo cảm giác phức điệu khó tách bạch rạch ròi Các tuyến truyện trong tác phẩm vừa đứng độc lập vừa kết nối vào trong tác phẩm theo một mạch ngầm Nó có vai trò quan trọng trong việc chuyển tải ý đồ nghệ thuật của nhà văn với bạn đọc
Lối kết cấu đồng hiện, lồng ghép này có thể bắt gặp trong rất nhiều nhà văn hiện đại của Việt Nam Ví dụ như Nguyễn Bình Phương trong nhiều tiểu thuyết của mình cũng đan xen những câu chuyện lịch sử (về Đội Cấn, về công chúa Lý Huyền Trân) với các câu chuyện ở thực tại, đan xen câu chuyện của cõi âm với cõi dương
(Người đi vắng) Đây là một cách xây dựng kết cấu khôn ngoan, nó giúp tác giả có
thêm đất để thể hiện câu chuyện của mình Đồng thời, thể hiện sự phức tạp của xã hội hiện đại
1.2.3 Kết cấu vòng tròn
Hai kiểu kết cấu ở trên là hai kiểu kết cấu chính của tiểu thuyết này Bên cạnh
đó chúng ta còn bắt gặp kiểu kết cấu vòng tròn Cả tác phẩm là câu chuyện kể về một địa chủ tên là Tây Môn Náo bị giết oan và không ngừng luân hồi trong các kiếp nghiệt súc, cuối cùng mới trở thành con người
Các kiếp luân hồi mà tên địa chủ đã phải trải qua: Tây Môn Lừa, Tây Môn Trâu, Tây Môn Lợn, Tây Môn Chó và Tây Môn Khỉ Trong một lần trả lời phỏng vấn, Mạc Ngôn đã nói rằng ông ấp ủ câu chuyện này từ khá lâu, khi đó một lần đến thăm một ngôi chùa nhìn thấy bức tranh về các kiếp luân hồi thì ý tưởng được ấp ủ ấy bùng phát, về nhà ông bắt tay vào viết ngay Kết cấu vòng tròn của cuốn tiểu thuyết này về mặt hình thức thì đơn giản là sự gặp nhau của điểm đầu và cuối câu chuyện nhưng sâu xa bên trong nó ẩn chứa một quan niệm, một triết lý sống đậm chất phương Đông
Đó là sự luân hồi của một kiếp người, sự tuần hoàn của thời gian dường như sẽ không bao giờ có điểm kết, cứ nối tiếp nhau và đến khi kết thúc cũng là một sự bắt đầu Câu chuyện được bắt đầu kể từ 1/1/1950 và kết thúc câu chuyện lại quay trở về thời điểm của nơi bắt đầu câu chuyện, tức là 1/1/1950 Kết cấu vòng tròn này tạo cho người đọc cảm giác quay trở lại chính nhân vật tâm điểm là Tây Môn Náo và các kiếp đầu thai của tên địa chủ này
Trang 30Mở đầu câu chuyện: “Câu chuyện của tôi bắt đầu từ ngày một tháng một năm một ngàn chín trăm năm mươi” và kết thúc câu chuyện trong phần 5 của quyển 5: Đứa con của thiên niên kỷ Đó là thời điểm đầu năm 2001, giây phút chuyển giao thiên niên kỷ mới Như vậy, thời gian của sự kiện, của cuộc đời, số phận con người được kể kéo dài trong 50 năm Vào đúng dịp đầu xuân của năm mới 2001, những còn người còn sống là Hỗ Trợ và Giải Phóng, họ đã ôm nhau khóc và nói trong nước mắt: “Bắt đầu từ hôm nay, chúng ta làm người”
Và đứa trẻ họ đón trên tay được sinh ra trong thời khắc của thiên niên kỷ mới
là một đứa trẻ không bình thường “Thân thể nó nhỏ nhưng cái đầu cực to, có một trí nhớ phi phàm và khả năng nói năng thì không chê vào đâu được” Và đó chính là LAM – NGÀN – NĂM – ĐẦU – TO mà đã từng xuất hiện trong cả câu chuyện này Đến 5 tuổi, Lam – Ngàn – Năm – ĐẦU – TO đã gọi chính Mạc Ngôn, Lam Giải Phóng đến để kể một câu chuyện dài Đó chính là câu chuyện được “bắt đầu từ ngày một tháng một năm một nghìn chín trăm năm mươi…”
Điều đặc biệt là mỗi một kiếp nghiệt súc đều thể hiện cách nhìn của nhân vật người kể chuyện về thời đại của xã hội Trung Quốc: con người, xã hội, phát triển kinh tế - đất nước…Tất cả đều có mối quan hệ lẫn nhau, phản ánh đúng thực trạng của đất nước Trung Quốc trong và sau giai đoạn cải cách Như đã phân tích ở các phần trên, kiểu kết cấu luân hồi thể hiện tư tưởng của Phật giáo Và kết cấu vòng tròn thể hiện rõ nét hơn điều đó Tây Môn Náo cuối cùng đã được quay về kiếp người dù không thật hoàn hảo và chính anh ta đã kể lại câu chuyện cuộc đời mình cùng với các nhân vật khác
Chúng ta đã từng bắt gặp trong văn học nhiều nhân vật với các kiếp biến hóa khác nhau, từ văn học cổ đến văn học hiện đại, từ văn học phương đông đến văn học phương tây Nhưng nếu trong văn học cổ các nhân vật sau quá trình biến hình quay về hình hài con người sẽ trở nên hoàn mỹ hơn Hoặc trong văn học hiện đại khi nhân vật bị tha hóa biến hình thì mất đi khả năng trở về hình hài con người (Biến dạng F Kapka) Ở đây, Tây Môn Náo không chỉ biến hình mà anh ta thực sự thay đổi kiếp sống, anh ta mang đầy đủ phẩm chất của cái lốt mà anh ta đội (tính cách tập tính của lừa, của trâu, của lợn, của chó, của khỉ), nó khác với việc chỉ bị
Trang 31thay đổi hình dáng bên ngoài nhưng tâm tính bên trong vẫn không hề thay đổi như nhiều nhân vật khác Điều đó cho thấy, đây là một vòng tròn nhưng không phải vòng tròn khép kín, điểm đầu và điểm cuối gặp nhau nhưng không hoàn toàn trùng khớp Tây Môn Náo và Lam Ngàn Năm Đầu To, là một linh hồn nhưng không phải một con người Chính sự không khép kín của vòng trong này cho phép người đọc được tiếp cận nhân vật câu chuyện ở nhiều chiều hơn
Trong vòng xoay về kiếp một con người, không gian câu chuyện được di chuyển khá linh hoạt và rộng lớn Không gian của vùng quê làng Tây Môn, không gian của phố huyện, không gian tại rất nhiều nơi nhân vật người kể chuyện lưu lạc
và xuất hiện
Như vậy, Mạc Ngôn đã khá thành công trong việc xây dựng kết cấu trong tác phẩm Không có những đột phá, không tạo ra cách kết cấu nào mới lạ, sử dụng thủ pháp truyền thống một cách sáng tạo, nhà văn đã đem đến cho chúng ta một cái nhìn mới Lối kết cấu này vừa thể hiện cái sâu sắc, nhiều tầng của câu chuyện, cái bộn bề của sự kiện, của lịch sử, cái kỳ ảo của kiếp người và sự phức điệu của cuộc đời Nếu các nhà văn phương Tây như J.Joye tấn công vào kết cấu đẩy câu chuyện thành những mảng rời rạc thì Mạc Ngôn nhặt nhạnh những câu chuyện vụn vặt xâu chuỗi nó thành hình hài để người đọc thưởng thức Mỗi cách làm ứng với một quan niệm và đều có những giá trị riêng Không chỉ khác với các nhà văn khác, mà kết
cấu trong cuốn tiểu thuyết này cũng là sự khác biệt với chính ông Sống đọa thác
đầy không đậm chất điện ảnh như Cao lương đỏ, không hư ảo như Báu vật của đời,
nó vừa giản dị, vừa đa thanh mời gọi sự khám phá của bạn đọc Nếu đặt trong hệ
thống các tiểu thuyết khác của Mạc Ngôn thì Sống đọa thác đầy vẫn sử dụng những
thủ pháp quen thuộc trong cách xây dựng kết cấu của nhà văn này, đó là: truyền kỳ, lồng ghép, cắt dán kiểu điện ảnh Nét khu biệt lớn nhất là nhà văn đã không dùng lối kể chuyện thông thường mà để nhân vật Tây Môn Náo với nhiều mảng kí ức khác nhau kể chuyện Cho nên, kết cấu của toàn bộ tiểu thuyết này thực tế là dựa trên những mảng hồi ức của nhân vật Do đó, vừa có dáng vẻ truyền thống theo trật
tự tuyến tính của thời gian vừa mang chất hiện đại với sự xáo trộn của kí ức
Trang 32CHƯƠNG 2: NGƯỜI KỂ CHUYỆN VÀ ĐIỂM NHÌN
Trong chương hai, chúng tôi khảo sát về người kể chuyện và điểm nhìn Có thể nói, người kể chuyện là nhân vật mấu chốt của tác phẩm Nhân vật này dẫn dắt câu chuyện, định hướng câu chuyện ít nhiều thể hiện suy tư, tình cảm của người viết Người kể chuyện luôn nhìn và kể lại chuyện từ một điểm nhìn nhất định và từ một ngôi kể xác định Do đó, tìm hiểu về người kể chuyện không thể tách rời vấn đề về ngôi kể và điểm nhìn Đây là những mảng lý thuyết quan trọng của nghệ thuật tự sự được các nhà nghiên cứu phê bình đặc biệt quan tâm Người kể chuyện trong tiểu thuyết của Mạc Ngôn khá đa dạng Có người kể chuyện đứng ngoài cốt truyện, có người kể chuyện là nhân vật, có người kể chuyện ở ngôi thứ nhất, ngôi thứ ba và cả
ở ngôi thứ hai Sống đọa thác đầy chủ yếu được kể từ ngôi thứ nhất với hình ảnh
người kể chuyện khá độc đáo
2.1 Người kể chuyện:
2.1.1 Khái niệm người kể chuyện
Người kể chuyện hay người trần thuật (ở đây chúng tôi không tách bạch hai
khái niệm này mà xem chúng thực chất là một): là một nhân vật hư cấu hoặc có
thật mà văn bản tự sự là do hành vi ngôn ngữ của anh ta tạo thành [10,221] Người
trần thuật là nhân vật không thể thiếu trong bất kỳ tiểu thuyết nào Người trần thuật
có thể hiện hình hoặc ẩn nấp, có thể trực tiếp tham gia vào cốt truyện hoặc chỉ đóng vai trò quan sát, người kể chuyện có thể là một hoặc nhiều hơn thế trong một tác phẩm Nhưng dù dưới hình thức nào thì người kể chuyện cũng là người mà phát ngôn cho câu chuyện Anh ta đứng từ đâu để nhìn câu chuyện thì đó sẽ chính là điểm nhìn của tác phẩm
Có nhiều quan niệm khác nhau về người kể chuyện Nhưng tất cả các quan niệm đều thống nhất ở điểm khẳng định vai trò của nhân vật này Bởi với tiểu thuyết hiện đại, cái mà người ta quan tâm hơn là cách kể chứ không chỉ đơn giản là cái được kể Người kể chuyện lại chính là nhân vật tạo nên cái cách kể đó
Theo mô hình truyện kể của các nhà nghiên cứu tự sự học thuộc trường phái Tây Âu và Hoa Kỳ, người trần thuật là người đóng vai trò thực sự quan trọng trong
Trang 33tác phẩm Vì từ đó mà hình thành câu chuyện, cốt truyện cũng hình thành từ chính
hành động kể chuyện của anh ta Đúng như Todorov đã từng nói bản thân biến cố
thì không thể tự kể về mình Giữa người kể chuyện và tác giả là một khoảng gián
cách Tác giả sáng tạo ra người kể chuyện nhưng cả khi tác giả xưng tôi để kể thì giữa nhân vật người kể chuyện và vị tác giả kia cũng vẫn không thể là một Do vậy, không thể đồng nhất hai khái niệm này
Người kể chuyện gắn với khái niệm ngôi kể và điểm nhìn Ngôi kể có thể là
ngôi thứ ba hoặc ngôi thứ nhất Điểm nhìn là sự lựa chọn cự ly trần thuật nào đó
loại trừ được sự can thiệp của tác giả vào các sự kiện được miêu tả và cho phép văn xuôi trở nên tự nhiên hơn, phù hợp hơn với cuộc sống Đó chính là vị trí mà
người trần thuật chọn để từ đó nhìn ra và miêu tả cuộc sống Do đó, điểm nhìn có thể đặt bên trong hoặc bên ngoài nhân vật Từ đó, đặt ra một vấn đề là tiêu cự Theo nhà nghiên cứu Pouillon thì nếu nhìn từ bên trong: người kể chuyện biết bao nhiêu, nhân vật biết bấy nhiêu thì lúc này tiêu cự bằng 0; nếu nhìn từ đằng sau thì người kể chuyện biết nhiều hơn nhân vật luôn đóng vai trò biết tuốt yểm trợ nhân vật; nếu nhìn từ bên ngoài từ người kể chuyện sẽ biết ít hơn nhân vật thì chỉ đóng vai trò quan sát nhân vật Trong mối quan hệ tương tác qua lại thì người kể chuyện, ngôi kể
và điểm nhìn chỉ cần một thành tố thay đổi sẽ kéo theo sự thay đổi của các thành tố còn lại dẫn đến sự biến hóa trong cách kể chuyện Tiểu thuyết truyền thống thường được kể từ ngôi ba với điểm nhìn từ đằng sau, người kể chuyện đóng vai trò thượng
đế, biết tuốt liên tục mách nước, nhắc vở cho người đọc về nội tâm, tính cách nhân vật Ngược lại, ở tiểu thuyết hiện đại người kể chuyện dần mất đi năng lực này, không còn khả năng chi phối tới toàn bộ cốt truyện, đôi khi người kể chuyện cũng chỉ như người nghe chuyện hoặc biết ít hơn cả nhân vật Và vì vậy, trong tiểu thuyết hiện đại cũng mất đi một chỗ dựa là người kể chuyện để dắt lối vào câu chuyện
Trong Từ điển thuật ngữ văn học của Lê Bá Hán, Trần Đình Sử và Nguyễn
Khắc Phi chủ biên, có đưa ra định nghĩa: Người kể chuyện là “hình tượng ước lệ về người trần thuật trong tác phẩm văn học, chỉ xuất hiện khi nào câu chuyện được kể bởi một nhân vật cụ thể trong tác phẩm” Một tác phẩm văn học, có thể có một
Trang 34người kể chuyện hoặc nhiều người kể chuyện Sự hiện diện của nhân vật người kể chuyện cũng đem lại cho độc giả sự tin cậy chân thực đối với hiện thực được ghi chép trong mỗi tác phẩm
Tham gia trực tiếp vào trong tác phẩm, hoạt động độc lập như các nhân vật khác, nhân vật người kể chuyện như một sợi dây vô hình kết nối các sự kiện, nhân vật nhằm thể hiện một ý đồ tư tưởng chung Và không phải tác phẩm nào cũng có cách tổ chức và sắp xếp giống nhau
2.1.2 Sự đa dạng của ngôi kể:
Phương thức tự sự của tiểu thuyết thời kỳ đổi mới thực sự khác so với tiểu thuyết truyền thống, đặc biệt là cách thức trần thuật của thời kỳ này
Trong văn học truyền thống, người trần thuật thường dùng giọng điệu của người ngoài cuộc (ngôi thứ ba) kể chuyện Người trần thuật ở đây là người biết hết tất cả, người trần thuật lớn hơn cả nhân vật Cách trần thuật đó có lợi thế là tác giả
có điều kiện tự do phóng khoáng trong cách viết nhưng sẽ có trường hợp việc này làm nảy sinh tùy tiện khống chế, sắp xếp các nhân vật và sự kiện Người đọc sẽ không có cơ hội được hoài nghi, tranh cãi hay đặt ra một câu về một sự tranh luận nào đó Người đọc có cảm giác có một đấng toàn năng đang chi phối câu chuyện này chứ không thấy câu chuyện diễn tiến một cách tự nhiên, phát triển một cách logic theo nội tại của nó
Trong một vài năm đầu thời kỳ đổi mới, do sự đổi mới trong quan niệm nghệ thuật và con người thì các nhà văn đã nhận thấy sự độc quyền của việc sử dụng ngôi
kể thứ ba là không còn phù hợp Vì vậy, sự xuất hiện của nhân vật người kể chuyện hiện diện trong tác phẩm đã tạo điều kiện cho nhà văn thâm nhập sâu hơn vào thế giới nội tâm con người
Xuất hiện trong tác phẩm văn học tự sự với tư cách là người tái hiện những vấn đề nhà văn đặt ra trong tác phẩm, là cầu nối để nhà văn thể hiện quan điểm và
tư tưởng của mình, người kể chuyện có vai trò hết sức quan trọng Sẽ không có và không thể cảm thụ được trọn vẹn giá trị của tác phẩm nếu không theo dõi kiểu cách trần thuật trong từng lời, từng ý của nhân vật người kể chuyện Sẽ là chân thực và
Trang 35đặc sắc hơn nếu tác phẩm có sự đa dạng về ngôi kể Sống đọa thác đầy là tác phẩm
đã chiếm lĩnh được độc giả bởi sự đa dạng đó Không chỉ bắt gặp hình thức người
kể chuyện ở ngôi thứ nhất mà còn xuất hiện một phương thức hiếm gặp là người kể chuyện ở ngôi thứ hai Hơn thế nữa, việc sử dụng Mạc Ngôn - tác giả thực tế, như
một cách kể chuyện đặc biệt là nét độc đáo trong Sống đọa thác đầy Sự đa dạng
ngôi kể cho thấy câu chuyện được nhìn từ bên trong ra, từ bên ngoài vào Do đó, ít nhiều mang tới cho câu chuyện sự đan xen, lồng ghép và sự chân thực
2.1.2.1 Người kể chuyện ở ngôi thứ nhất
Đa phần trong các tiểu thuyết của Mạc Ngôn đều có sự tham gia của cái “tôi”
tự thuật Có thể nói, trần thuật ở ngôi thứ nhất đã tạo một bước tiến quan trọng trong việc sáng tạo và khám phá hiện thực
Khác với nhiều nhà văn và các tác phẩm khác của Mạc Ngôn, nhân vật người
kể chuyện xưng tôi trong Sống đọa thác đầy của ông là một con vật Nhân vật đó đã
kể chuyện bằng tất cả sự trải nghiệm, có lúc kể chuyện người khác với tư cách chứng nhân
Toàn bộ quyển 1 được kể bằng ngôi thứ nhất: Kiếp lừa phóng đãng Câu chuyện được nhân vật tôi – Tây Môn Lừa và Tây Môn Náo kể về cuộc đời bị đày đọa dưới âm tào địa phủ, chịu cực hình tàn khốc được đầu thai thành lừa trải qua mọi thăng trầm của cuộc sống
Cuộc sống là những ngày lao động vất vả, cực nhọc và vô vàn khó khăn Đó cũng là những năm mất mùa lớn “Cái đói làm cho con người biến thành một loài dã thú hung tàn…” [16,150] Hoàn cảnh đói khổ lúc đó khiến con người phải làm những việc không đành để nuôi sống mình Dân làng đã giết lừa lấy thịt chia nhau Kiếp lừa hóa kiếp và kết thúc từ đây “Linh hồn tôi bay lên, lơ lửng trên không gian, nhìn xuống thấy những người đói khát kia kẻ dao người thớt đang cắt vụn thi thể tôi thành hàng trăm mảnh” [16,150] Đó là thời điểm của năm 1959 Như vậy, kiếp lừa tồn tại trong vòng 9 năm trời và đã kể một sự loạt những sự kiện lớn liên quan lẫn nhau làm nền cho câu chuyện ban đầu
Trang 36Quyển 2: Kiếp trâu quật cường Nhân vật tôi đóng vai trò là người kể chuyện chính là Lam Giải Phóng Tây Môn Lừa giờ đây đã đầu thai thành Tây Môn Trâu Hai bố con Mặt Xanh ra chợ mua trâu và câu chuyện lôi kéo mọi người vào công xã cũng nảy sinh từ đây Cho dù, mọi người khuyên can nhưng Mặt Xanh quyết giữ con trâu của mình và quyết không gia nhập công xã Mặt Xanh và Tây Môn Trâu tự
do tự tại đi theo con đường của mình dù có bị gia đình li tán, bị chèn ép ra sao họ vẫn ngày đêm cần cù trên mảnh đất nhỏ giữa những thửa ruộng lớn
Cuối cùng Tây Môn Trâu bị tra tấn dã man dưới bàn tay của Kim Long Và qua lời kể của Lam Giải Phóng thì câu chuyện lại càng cảm động hơn bởi tình người và con vật thân yêu “… Tây Môn Trâu chết trên mảnh đất cá thể của bố tôi Cái chết của cậu đã làm mọi người tỉnh ra rất nhiều trong cái cao trào cách mạng văn hóa ấy”
Kiếp trâu quật cường đã đầu thai thành kiếp lợn hoan lạc
Quyển 3, người kể chuyện ở ngôi thứ nhất là Tây Môn Lợn
Toàn bộ quyển 3 có thời gian văn bản hơn 250 trang, là quyển dài nhất kể về cuộc đời của kiếp lợn với bao sóng gió và sự kiện diễn ra trong hơn mười năm (từ những năm 70 đến năm 1982) 5 năm làm vua lợn, đối với Tây Môn Lợn đó là cả một thời kỳ có cả huy hoàng, có cả sự thất bại và cuối cùng cũng phải ra đi vì cứu những đứa trẻ con Câu chuyện về Tây Môn Lợn phấn khởi với chỗ ở mới và công cuộc cho đại hội nuôi lợn ở làng quên Đông Bắc Cao Mật, rồi đến cuộc đại chiến của Tây Môn Lợn với Tiểu Tam
Câu chuyện có sự đan xen vào nội dung trong tiểu thuyết là nhân vật Mạc
Ngôn kể chuyện Đó là tiểu thuyết Ghi chép về chuyện nuôi lợn: “Theo lời kể của Mạc Ngôn trong cuốn tiểu thuyết Ghi chép về chuyện nuôi lợn đầy tai tiếng của nó,
trong lúc những cái đầu uyên bác của làng Tây Môn chỉ biết lắc lắc ngao ngán thì
nó đường đường chính chính bước tiến thẳng vào phòng hội nghị Lời của nó chẳng thể tin được, những gì nó nói đều là bịa đặt, chỉ để tham khảo thôi…” [16,441] Và như vậy, câu chuyện của Mạc Ngôn bắt đầu được kể trong truyện khoảng thời gian văn bản 8 trang
Trang 37Liên tục trong ngôi kể thứ nhất – Tây Môn Lợn, có sự đan xen câu chuyện về tiểu thuyết trên của Mạc Ngôn: “Tôi biết, trong tiểu thuyết Ghi chép về chuyện nuôi lợn, Mạc Ngôn đã tả việc người ta đem những con lợn chết ném xuống dòng sông như sau…” [16,519]
Nếu kiếp trâu hóa kiếp một cách đau đớn và nặng nề bao nhiêu thì kiếp lợn lại nhẹ nhàng bấy nhiêu Trước khi chết, Tây Môn Lợn còn cứu đám trẻ con: “Trước lúc chết, nhớ lại chuyện xưa Cứu trẻ con, vua lợn hóa kiếp” Một câu kể về sự hóa kiếp thật nhẹ nhàng và thanh thản: “Ba tháng sau tôi chết Đó là vào một buổi chiều không có mặt trời Trên dòng sông phía sau làng Tây Môn, một đám trẻ con đến mười mấy đứa đang nô đùa trên băng dày” [16,584]
Quyển 4: Kiếp chó trung thành Lam Giải Phóng và Tây Môn Chó là hai nhân vật thay nhau kể chuyện Hai người kể chuyện đan xen nhau, đều ở ngôi thứ nhất Câu chuyện được nhìn nhận ở dưới nhiều góc độ khác nhau, tạo nên nét đặc sắc rất
riêng chỉ có ở Sống đọa thác đầy
Đặc biệt, trong mục 50, mật độ kể chuyện đan xen lẫn nhau của hai nhân vật này dày hơn Mỗi người kể chuyện về một sự kiện, một vấn đề nhưng đều liên quan lẫn nhau Tưởng như vấn đề rời rạc nhưng hoàn toàn không phải vậy Mạc Ngôn hẳn phải thật nhạy bén trong việc sắp xếp và đặt các câu chuyện, tình tiết vào miệng mỗi nhân vật khi kể
Mức độ đan xen luân chuyển vai trò kể chuyện của hai nhân vật này càng về sau càng cao hơn Ban đầu là sự luân chuyển cách chương nhưng sau đó chỉ là cách đoạn, từ cách đoạn dài đến cách những đoạn ngắn Người đọc cảm nhận được sự nhanh chóng và hoạt bát trong câu chuyện có sự chuyển đổi từ nhân vật, sự kiện đến thời gian và không gian
Có thể nhận thấy ngôi thứ nhất là ngôi kể chính của toàn bộ câu chuyện và có nhiều nhân vật tham gia kể chuyện từ ngôi này: Tây Môn Náo, Tây Môn Lừa, Tây Môn Trâu, Tây Môn Lợn, Tây Môn Chó, Lam Giải Phóng, Lam Ngàn Năm Đầu To, Mạc Ngôn Nhân vật trung tâm đứng ra xưng tôi kể chuyện khiến cho câu chuyện vừa khách quan vừa chủ quan Nó góp phần bộc lộ tâm trạng, cái nhìn của nhân vật
Trang 38một cách dễ dàng hơn Đồng thời, tuy cùng dùng ngôi thứ nhất kể nhưng mỗi nhân vật lại có lối kể chuyện khác nhau, và có sự thay đổi linh hoạt làm cho cách kể không trở nên nhàm chán trong suốt 800 trang truyện Sự đa dạng về người kể chuyện khiến câu chuyện đôi lúc giống như một cuộc đối thoại giữa Lam Giải Phóng, Lam Ngàn Năm Đầu To và ẩn trong một người kể chuyện Lam Ngàn Năm Đầu To là hình ảnh của nhiều người kể chuyện khác (Tây Môn Náo, Tây Môn Trâu, Tây Môn Lừa, Tây Môn Lợn, Tây Môn Chó) Cái hay là độc giả biết từ đầu đây là một người đã biết hết câu chuyện kể lại cuộc đời mình Nhưng ở mỗi quyển, mỗi phần người đọc lại như được gặp một người kể chuyện khác Cuộc đối thoại giữa Lam Giải Phóng và Lam Ngàn Năm Đầu To nhiều lúc còn hé mở cho người đọc những chi tiết chuyện sẽ xảy ra trong tương lai (như câu chuyện tình giữa Lam Giải Phóng với Xuân Miêu, việc họ sẽ yêu nhau, sẽ bỏ trốn đã được nhắc tới từ trước) Điều này vừa khơi gợi sự tò mò cho người đọc vừa hướng người đọc đi theo con đường mà người kể chuyện mong muốn
Kể chuyện từ ngôi thứ nhất là một hình thức quen thuộc trong tiểu thuyết Mạc Ngôn Thường các nhân vật đóng vai trò người kể chuyện này cũng là nhân vật tham gia trực tiếp vào cốt truyện, kể lại câu chuyện của mình và của người khác vừa với tư cách người tham gia vừa với tư cách người chứng kiến Nét độc đáo nhất của tiểu thuyết này là ở thân phận của người kể chuyện Lam Ngàn Năm Đầu To Do đó,
về hình thức có hai người kể chuyện ở ngôi thứ nhất nhưng thực tế lại có tới 7 người cùng tham gia kể chuyện
2.1.2.2 Người kể chuyện ở ngôi thứ hai
Trong các tác phẩm tiểu thuyết, người kể chuyện ở ngôi thứ hai là trường hợp rất hiếm gặp Nhưng chính cái hiếm gặp này lại bắt gặp trong một số tiểu thuyết của
Mạc Ngôn, trong đó có Sống đọa thác đầy
Phương thức tự sự của tiểu thuyết thời kỳ đổi mới thật sự đã khác so với tiểu thuyết truyền thống, đặc biệt là cách thức trần thuật của tiểu thuyết thời kỳ này Cho đến những năm 80, góc nhìn tự sự, tức là góc nhìn từ bên trong đã có sự hạn chế Người trần thuật phân tích sự kiện và tâm lý theo tầm nhìn của nhân vật Xin trích
Trang 39một ý kiến trong công trình nghiên cứu Diện mạo văn học Trung Quốc thời kỳ đổi
mới của PGS.TS Lê Huy Tiêu để làm rõ vấn đề này: “Các nhà tiểu thuyết mới của
Trung Quốc còn sử dụng góc nhìn tự sự đa nguyên, góc nhìn tự sự phức điệu Tiểu
thuyết Bạch lộc nguyên của Trần Trung Thực, Đàn hương hình của Mạc Ngôn
được kể với nhiều góc nhìn khác nhau Điều này trong văn học truyền thống chưa
hề xuất hiện”
Sống đọa thác đầy còn chọn cách kể theo ngôi thứ hai, kể lại theo lời của nhân
chứng, cho nên lịch sử được nhìn nhận một cách khách quan hơn, chân thực hơn Ý nghĩa của tác phẩm cũng thâm thúy hơn
Kể chuyện ở ngôi thứ hai thực chất là kể về người nghe Đây là ngôi kể không phổ biến, do đó cũng khó nhận dạng Đây là dạng trần thuật mà vai chính được hướng tới ở ngôi thứ hai Đó có thể là cái tôi của người kể chuyện nhưng được gián cách, một cái tôi được kể ra chứ không phải một cái tôi tự kể Hình thức kể chuyện
ở ngôi thứ hai này thường có độ tin cậy hơn vì nó được cả người kể chuyện và người được kể thừa nhận
Người kể chuyện ở ngôi này thực chất là một biến thể của cái “tôi” tự bạch Đứng ở vị trí của người kể chuyện ở ngôi thứ nhất, dùng điểm nhìn toàn tri để kể về người khác (你) Thực chất đó là sự phân thân của người kể chuyện “Tôi” đang kể
về “tôi” nhưng thực chất lại tự tách mình ra và kể về người khác Người kể chuyện
ở ngôi thứ hai này tự đứng riêng và phán xét, nhận định bản thân mình và người khác bằng chất giọng chân thực mà thân thiết Cách kể chuyện ở ngôi thứ hai này mang đậm cái tôi tự bạch hơn vì nó được phân trần trên cái nhìn vừa mang sắc thái chủ quan vừa khách quan
Ở quyển 2: Kiếp trâu quật cường Nhân vật người kể chuyện ở ngôi thứ hai này chính là Lam Giải Phóng Tây Môn Lừa giờ đã đầu thai thành Tây Môn Trâu Lam Giải Phóng kể câu chuyện về cuộc đời của Tây Môn Trâu gắn với gia đình nhà mình ra sao Anh ta đứng ở ngôi thứ nhất để kể nhưng không phải kể về mình mà kể
về Tây Môn Trâu Lam Ngàn Năm nghe câu chuyện về chính mình từ người kể chuyện khác Đây chính là nét độc đáo và cũng là sự thay đổi hình thức kể chuyện
vô cùng linh hoạt
Trang 40Ở quyển 4: Kiếp chó trung thành Chúng ta lại bắt gặp hình thức kể chuyện này Đặc biệt, từ phần 52 của chương 4 trở đi cho đến hết, có sự đan xen của người
kể chuyện ở ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai Sự đan xen này thể hiện trong các đoạn
kể rất ngắn, càng cuối chương truyện mức độ càng dầy hơn Sự đan xen của hai ngôi kể chuyện, tức là Tây Môn Chó và Lam Giải Phóng thay nhau kể chuyện
Đó chính là câu chuyện Lam Giải Phóng và Xuân Miêu nhận lời tham gia đóng phim Và ngay trong câu chuyện đóng phim thì mẹ Lam Giải Phóng cũng qua đời Thật và giả được xen lẫn vào câu chuyện Sự thật là Thái Nhạc Kim Long đã qua đời và giả là mẹ của Lam Giải Phóng đóng trong phim cũng qua đời Trong gần
30 trang văn bản, gồm 16 đoạn kể chuyện có chủ đích của từng nhân vật, trong đó
có 8 đoạn kể chuyện của Tây Môn Chó và 8 đoạn kể chuyện của Lam Giải Phóng đan xen nhau
Lúc này, Tây Môn Chó lại đóng vai người kể chuyện ở ngôi thứ hai kể về cuộc đời của Lam Giải Phóng: “Lam Giải Phóng … mẹ ông chết, ông không về chịu tang,
đó là đại nghịch bất hiếu, e rằng lần này Mạc Ngôn cũng không thể biện hộ được cho ông nữa rồi”
Ngay sau đó là lời kể chuyện từ ngôi thứ nhất – Lam Giải Phóng: “….Tôi không nhận được tin mẹ mất Sau khi chạy đến Tây An, tôi như một tên tội phạm cố gắng che giấu tung tích, tên tuổi…Cho dù tôi không thể về nhà chịu tang mẹ, nhưng ngay trong những ngày ấy, tôi đã có gắng làm phận sự của đứa con có hiếu trong một vai diễn của một bộ phim truyền hình”
Cho đến gần cuối của chương truyện vẫn là lời kể của Lam Giải Phóng Cái chết của mẹ, của bố và của cả con chó đã khiến cho nhân vật như bừng tỉnh nhận ra chân lý của cuộc đời sau bao năm tháng phiêu bạt nơi đất khách quê người cùng Xuân Miêu: “Tất cả những gì sinh ra từ đất đều quay về với đất” Đó cũng chính là triết lý trong Kinh Thánh Con người sinh ra, sống trên mảnh đất bao năm gắn bó và chết đi cũng quay trở về với cõi đất Mảnh đất một thước sáu sào của Mặt Xanh sẽ còn là nơi quy tụ của những con người trong đại gia đình ông quay trở về cõi đất cho đến cuối câu chuyện này Mỗi người khi nằm xuống đều có nguyện vọng và mong muốn của mình với chính mảnh đất đó