Người kể chuyệ nở ngôi thứ hai

Một phần của tài liệu nghệ thuật tiểu thuyết Sống đọa thác đầy của Mạc Ngôn (Trang 38)

B. NỘI DUNG CHÍNH

2.1.2.2. Người kể chuyệ nở ngôi thứ hai

Trong các tác phẩm tiểu thuyết, người kể chuyện ở ngôi thứ hai là trường hợp rất hiếm gặp. Nhưng chính cái hiếm gặp này lại bắt gặp trong một số tiểu thuyết của Mạc Ngôn, trong đó có Sống đọa thác đầy.

Phương thức tự sự của tiểu thuyết thời kỳ đổi mới thật sự đã khác so với tiểu thuyết truyền thống, đặc biệt là cách thức trần thuật của tiểu thuyết thời kỳ này. Cho đến những năm 80, góc nhìn tự sự, tức là góc nhìn từ bên trong đã có sự hạn chế. Người trần thuật phân tích sự kiện và tâm lý theo tầm nhìn của nhân vật. Xin trích

một ý kiến trong công trình nghiên cứu Diện mạo văn học Trung Quốc thời kỳ đổi mới của PGS.TS Lê Huy Tiêu để làm rõ vấn đề này: “Các nhà tiểu thuyết mới của Trung Quốc còn sử dụng góc nhìn tự sự đa nguyên, góc nhìn tự sự phức điệu. Tiểu thuyết Bạch lộc nguyên của Trần Trung Thực, Đàn hương hình của Mạc Ngôn được kể với nhiều góc nhìn khác nhau. Điều này trong văn học truyền thống chưa hề xuất hiện”.

Sống đọa thác đầy còn chọn cách kể theo ngôi thứ hai, kể lại theo lời của nhân chứng, cho nên lịch sử được nhìn nhận một cách khách quan hơn, chân thực hơn. Ý nghĩa của tác phẩm cũng thâm thúy hơn.

Kể chuyện ở ngôi thứ hai thực chất là kể về người nghe. Đây là ngôi kể không phổ biến, do đó cũng khó nhận dạng. Đây là dạng trần thuật mà vai chính được hướng tới ở ngôi thứ hai. Đó có thể là cái tôi của người kể chuyện nhưng được gián cách, một cái tôi được kể ra chứ không phải một cái tôi tự kể. Hình thức kể chuyện ở ngôi thứ hai này thường có độ tin cậy hơn vì nó được cả người kể chuyện và người được kể thừa nhận.

Người kể chuyện ở ngôi này thực chất là một biến thể của cái “tôi” tự bạch. Đứng ở vị trí của người kể chuyện ở ngôi thứ nhất, dùng điểm nhìn toàn tri để kể về người khác (你). Thực chất đó là sự phân thân của người kể chuyện. “Tôi” đang kể về “tôi” nhưng thực chất lại tự tách mình ra và kể về người khác. Người kể chuyện ở ngôi thứ hai này tự đứng riêng và phán xét, nhận định bản thân mình và người khác bằng chất giọng chân thực mà thân thiết. Cách kể chuyện ở ngôi thứ hai này mang đậm cái tôi tự bạch hơn vì nó được phân trần trên cái nhìn vừa mang sắc thái chủ quan vừa khách quan.

Ở quyển 2: Kiếp trâu quật cường. Nhân vật người kể chuyện ở ngôi thứ hai này chính là Lam Giải Phóng. Tây Môn Lừa giờ đã đầu thai thành Tây Môn Trâu. Lam Giải Phóng kể câu chuyện về cuộc đời của Tây Môn Trâu gắn với gia đình nhà mình ra sao. Anh ta đứng ở ngôi thứ nhất để kể nhưng không phải kể về mình mà kể về Tây Môn Trâu. Lam Ngàn Năm nghe câu chuyện về chính mình từ người kể chuyện khác. Đây chính là nét độc đáo và cũng là sự thay đổi hình thức kể chuyện vô cùng linh hoạt.

Ở quyển 4: Kiếp chó trung thành. Chúng ta lại bắt gặp hình thức kể chuyện này. Đặc biệt, từ phần 52 của chương 4 trở đi cho đến hết, có sự đan xen của người kể chuyện ở ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai. Sự đan xen này thể hiện trong các đoạn kể rất ngắn, càng cuối chương truyện mức độ càng dầy hơn. Sự đan xen của hai ngôi kể chuyện, tức là Tây Môn Chó và Lam Giải Phóng thay nhau kể chuyện.

Đó chính là câu chuyện Lam Giải Phóng và Xuân Miêu nhận lời tham gia đóng phim. Và ngay trong câu chuyện đóng phim thì mẹ Lam Giải Phóng cũng qua đời. Thật và giả được xen lẫn vào câu chuyện. Sự thật là Thái Nhạc Kim Long đã qua đời và giả là mẹ của Lam Giải Phóng đóng trong phim cũng qua đời. Trong gần 30 trang văn bản, gồm 16 đoạn kể chuyện có chủ đích của từng nhân vật, trong đó có 8 đoạn kể chuyện của Tây Môn Chó và 8 đoạn kể chuyện của Lam Giải Phóng đan xen nhau.

Lúc này, Tây Môn Chó lại đóng vai người kể chuyện ở ngôi thứ hai kể về cuộc đời của Lam Giải Phóng: “Lam Giải Phóng … mẹ ông chết, ông không về chịu tang, đó là đại nghịch bất hiếu, e rằng lần này Mạc Ngôn cũng không thể biện hộ được cho ông nữa rồi”.

Ngay sau đó là lời kể chuyện từ ngôi thứ nhất – Lam Giải Phóng: “….Tôi không nhận được tin mẹ mất. Sau khi chạy đến Tây An, tôi như một tên tội phạm cố gắng che giấu tung tích, tên tuổi…Cho dù tôi không thể về nhà chịu tang mẹ, nhưng ngay trong những ngày ấy, tôi đã có gắng làm phận sự của đứa con có hiếu trong một vai diễn của một bộ phim truyền hình”.

Cho đến gần cuối của chương truyện vẫn là lời kể của Lam Giải Phóng. Cái chết của mẹ, của bố và của cả con chó đã khiến cho nhân vật như bừng tỉnh nhận ra chân lý của cuộc đời sau bao năm tháng phiêu bạt nơi đất khách quê người cùng Xuân Miêu: “Tất cả những gì sinh ra từ đất đều quay về với đất”. Đó cũng chính là triết lý trong Kinh Thánh. Con người sinh ra, sống trên mảnh đất bao năm gắn bó và chết đi cũng quay trở về với cõi đất. Mảnh đất một thước sáu sào của Mặt Xanh sẽ còn là nơi quy tụ của những con người trong đại gia đình ông quay trở về cõi đất cho đến cuối câu chuyện này. Mỗi người khi nằm xuống đều có nguyện vọng và mong muốn của mình với chính mảnh đất đó.

Người kể chuyện ở ngôi thứ hai về hình thức là mượn cách xưng tôi của người kể chuyện của ngôi thứ nhất. Nhưng về bản chất là đã đứng tách ra bên ngoài cái tôi đó để kể chuyện. Đây là một cách kể rất sáng tạo và hiếm gặp. Nó cho phép người kể chuyện đối thoại với nhân vật xưng tôi. Giống như người kể và người nghe cùng hiển thị để minh chứng cho câu chuyện. Lối kể này được Mạc Ngôn sử dụng trong một số tiểu thuyết khác của mình như: Rừng xanh lá đỏ, Thập tam bộ... Người kể chuyện phân thân đa ngã này đem đến nét độc đáo cho tiểu thuyết của Mạc Ngôn, góp phần hình thành nên phong cách của ông.

Một phần của tài liệu nghệ thuật tiểu thuyết Sống đọa thác đầy của Mạc Ngôn (Trang 38)