Giọng điệu tâm tình

Một phần của tài liệu nghệ thuật tiểu thuyết Sống đọa thác đầy của Mạc Ngôn (Trang 74)

B. NỘI DUNG CHÍNH

3.4.2. Giọng điệu tâm tình

Giọng điệu tâm tình là yếu tố hình thức thể hiện qua những ngữ âm, từ vựng, tiết tấu hay cách miêu tả của nhà văn trong tác phẩm đều mang tính trữ tình, sâu lắng. Lời văn, giọng kể của các nhân vật như những lời tâm sự, thủ thỉ. Cũng có khi, giọng điệu tâm tình trong tác phẩm còn thể hiện qua cả những hình thức phi ngôn từ như các dấu câu, ngắt đoạn hay xuống dòng.

Sống đọa thác đầy được xây dựng nên bởi một cuộc tâm tình dài giữa Lam Giải Phóng và Lam - Ngàn - Năm - Đầu - To. Giọng điệu tâm tình thể hiện ở ngay lời mào đầu của câu chuyện và khi kết thúc câu chuyện.

Này ông, bây giờ tôi kể chuyện năm một ngàn chín trăm năm tám đây.

[16,117].

Bây giờ tôi kể về cậu Tây Môn Trâu, câu chuyện này không thể không kể

[16,249].

Bạn đọc thân mến!

Câu chuyện đã nên kết thúc ở đây, nhưng còn rất nhiều nhân vật trong truyện không biết số phận thế nào... [16,783].

Giọng điệu tâm tình còn thể hiện ở việc chia sẻ tri kỷ giữa người và vật.

Tôi nhìn thấy đôi mắt cậu rực lên như có ánh lửa bên trong, nhưng từ đó hai dòng nước mắt lại trào ra.... Tây Môn Trâu ơi! .... Tây Môn Trâu bạn tôi ơi!

[16,303].

"Chó Bốn! Mày nghĩ tao phải làm gì bây giờ? Chó Bốn! Mày nghĩ là cô ta sẽ bỏ ông ấy chứ? ...

Chó Bốn! Mày nói đi Là tao sai hay ông ấy sai?" [16,683].

Tâm tình giữa con người với nhau hay giữa con vật với nhau là chuyện rất bình thường nhưng trong Sống đọa thác đầy con người và con vật mới thực sự là tri kỷ của nhau. Điều đó cho thấy sự cô đơn của con người trong cuộc sống ngày nay. Dường như, con người đang mất dần khả năng tri kỉ với nhau, họ chỉ có thể tìm sự đồng cảm chia sẻ từ một thế giới khác. Phải chăng, cuộc sống hiện đại với quá

nhiều dục vọng khiến con người không thể đặt lòng tin của mình vào đồng loại mà phải đem trao gửi nó vào những con vật gần gũi xung quanh.

Rồi đoạn gặp lại của anh em nhà Chó Bốn đầy "tình người" cũng đậm chất tâm tình.

Tôi và anh cả chúi mũi vào nhau, ngửi nhau, cắn nhau rồi ôm nhau ngã lăn ra đất. Loài người các ông có hiểu được cách biểu hiện tình cảm của loài chó không nhỉ?

Chó Bốn! Anh cứ nghĩ cả đời này anh không còn cơ hội gặp em nữa. Anh và chó hai nhớ em và chó ba lắm.

Anh Hai đâu? Tôi ngước mũi lên và chuẩn bị truy tìm mùi vị anh ấy. [16,686]. Hóa ra con vật lại mang tình người hơn cả con người. Giữa chúng có tình yêu thương chân thành, có sự nhân hậu, lương thiện mà ở con người đang bị che khuất mất.

Giọng điệu tâm tình còn ngọt ngào đầy chất thơ qua những đoạn miêu tả thiên nhiên hay nhân vật tự độc thoại với mình. Đặc biệt là hình ảnh trăng:

Đêm ấy trăng từ cao rơi xuống, đêm nay trăng lại từ mặt nước vọt lên cao. Nó cũng tròn trịa cũng đỏ rực khi vừa lên khỏi mặt nước, như một hài nhi vừ lọt ra khỏi bụng mẹ vũ trụ, cất tiếng khóc oa oa chào đời khi cả người đang còn dính dầy máu tươi của mẹ, khiến toàn bộ cảnh vật trông thay đổi mảu sắc. Trăng đêm ấy ngọt ngào và thông cảm, đến để chứng kiến hôn lễ của hai người trăng đêm nay hùng tráng và thê lương đến với nhân gian vì Mao Trạch Đông đã tạ thế. [16,520].

Những đoạn miêu tả như vậy giúp giãn cách việc kể, tạo ra tính trữ tình, chất thơ cho tác phẩm. Đồng thời, bộc lộ tâm trạng suy tư của nhân vật. Khi bỡn cợt, Mạc Ngôn sâu cay bao nhiêu thì khi tâm tình ông lại nhẹ nhàng bấy nhiêu. Có thể nói, cả cuốn tiểu thuyết Sống đọa thác đầy thấm đẫm chất tâm tình từ câu mở đầu đến đoạn kết thúc. Nó là tâm sự của hai con người mà cũng là cuộc đời của cả một đất nước. Giọng điệu bỡn cợt và tâm tình là hai giọng điệu gắn với bút pháp trào lộng và bút pháp tả của Mạc Ngôn thường thấy trong nhiều tiểu thuyết của ông. Đôi khi, còn có giọng điệu lạnh lùng, giọng điệu thế sự... Nhưng có thể thấy giọng bỡn cợt và tâm tình là hai giọng điệu phổ biến nhất làm nên giọng điệu chung cho nhiều tiểu thuyết của nhà văn này.

Và cũng như các tiểu thuyết nổi tiếng khác của mình, trong Sống đọa thác đầy,

Tây Môn Lừa đã gõ móng qua những năm cải cách ruộng đất, Tây Môn Chó thì sủa vang trong khung cảnh phố huyện thời mở cửa đầu tư rồi xử tử hình quan chức tham nhũng… Trong truyện Mạc Ngôn, chẳng có một cá nhân nào thoát khỏi những rung động phát ra từ vòng quay của bánh xe lịch sử. Họ chỉ có thể sống bám vào bánh xe ấy, rồi khi mỏi mệt thì sẽ tự động buông thân xác già nua xuống chiếc huyệt đã đào sẵn, như Mặt Xanh và Tây Môn Chó đã làm.

Trong thân xác của loài vật, linh hồn của Tây Môn Náo thổn thức đối thoại với trần gian đầy rẫy số phận con người buồn bã trong bối cảnh xã hội trải dài, từ thuở cải cách ruộng đất, cách mạng văn hóa cho đến những năm đầu thế kỷ 20 trên vùng đất Cao Mật.

Như vậy, Mạc Ngôn không hoàn toàn sử dụng lối nghệ thuật truyền thống hay hiện đại trong cách xây dựng nhân vật. Ông đi giữa các sợi dây, mạo hiểm thử thách ngòi bút của mình. Ông tập trung xây dựng các nhân vật dân đen đời thường, mang những bi kịch khổ đau của lịch sử nhưng vẫn ẩn chứa những nét đẹp đẽ của con người. Bằng giọng điệu bỡn cợt và tâm tình Sống đọa thác đầy vừa là khúc ca bi tráng về thân phận con người về lịch sử xã hội vừa là vở hài kịch về cuộc đời nhân sinh. Ẩn hiện sau mỗi câu chữ là tình người, tình yêu thương và trách nhiệm của một nhà văn với cuộc đời. Đọc Sống đọa thác đầy, người ta nhận ra sự biến đổi của xã hội từ chỗ con người thiếu thốn về vật chất đến những lo âu về tinh thần, về đời sống tình cảm... Thân phận con người vừa bị tha hóa vừa cô độc giữa cuộc sống hiện đại. Khát khao đổi mới của một nhà văn đã mang lại môt thành quả thật đáng ghi nhận. Dù vẫn khai thác những đề tài cũ trở đi trở lại trong nhiều tiểu thuyết của mình cũng như của nhiều nhà văn cùng thế hệ khác, nhưng tiểu thuyết của Mạc Ngôn vẫn có một sức sống một chỗ đứng riêng trong lòng bạn đọc, đặc biệt là bạn đọc Việt Nam. Giải thưởng Nobel văn học trao cho ông là hoàn toàn xứng đáng.

Một phần của tài liệu nghệ thuật tiểu thuyết Sống đọa thác đầy của Mạc Ngôn (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)