Sự đa dạng của ngôi kể

Một phần của tài liệu nghệ thuật tiểu thuyết Sống đọa thác đầy của Mạc Ngôn (Trang 34)

B. NỘI DUNG CHÍNH

2.1.2.Sự đa dạng của ngôi kể

Phương thức tự sự của tiểu thuyết thời kỳ đổi mới thực sự khác so với tiểu thuyết truyền thống, đặc biệt là cách thức trần thuật của thời kỳ này.

Trong văn học truyền thống, người trần thuật thường dùng giọng điệu của người ngoài cuộc (ngôi thứ ba) kể chuyện. Người trần thuật ở đây là người biết hết tất cả, người trần thuật lớn hơn cả nhân vật. Cách trần thuật đó có lợi thế là tác giả có điều kiện tự do phóng khoáng trong cách viết nhưng sẽ có trường hợp việc này làm nảy sinh tùy tiện khống chế, sắp xếp các nhân vật và sự kiện. Người đọc sẽ không có cơ hội được hoài nghi, tranh cãi hay đặt ra một câu về một sự tranh luận nào đó. Người đọc có cảm giác có một đấng toàn năng đang chi phối câu chuyện này chứ không thấy câu chuyện diễn tiến một cách tự nhiên, phát triển một cách logic theo nội tại của nó.

Trong một vài năm đầu thời kỳ đổi mới, do sự đổi mới trong quan niệm nghệ thuật và con người thì các nhà văn đã nhận thấy sự độc quyền của việc sử dụng ngôi kể thứ ba là không còn phù hợp. Vì vậy, sự xuất hiện của nhân vật người kể chuyện hiện diện trong tác phẩm đã tạo điều kiện cho nhà văn thâm nhập sâu hơn vào thế giới nội tâm con người.

Xuất hiện trong tác phẩm văn học tự sự với tư cách là người tái hiện những vấn đề nhà văn đặt ra trong tác phẩm, là cầu nối để nhà văn thể hiện quan điểm và tư tưởng của mình, người kể chuyện có vai trò hết sức quan trọng. Sẽ không có và không thể cảm thụ được trọn vẹn giá trị của tác phẩm nếu không theo dõi kiểu cách trần thuật trong từng lời, từng ý của nhân vật người kể chuyện. Sẽ là chân thực và

đặc sắc hơn nếu tác phẩm có sự đa dạng về ngôi kể. Sống đọa thác đầy là tác phẩm đã chiếm lĩnh được độc giả bởi sự đa dạng đó. Không chỉ bắt gặp hình thức người kể chuyện ở ngôi thứ nhất mà còn xuất hiện một phương thức hiếm gặp là người kể chuyện ở ngôi thứ hai. Hơn thế nữa, việc sử dụng Mạc Ngôn - tác giả thực tế, như một cách kể chuyện đặc biệt là nét độc đáo trong Sống đọa thác đầy. Sự đa dạng ngôi kể cho thấy câu chuyện được nhìn từ bên trong ra, từ bên ngoài vào. Do đó, ít nhiều mang tới cho câu chuyện sự đan xen, lồng ghép và sự chân thực.

Một phần của tài liệu nghệ thuật tiểu thuyết Sống đọa thác đầy của Mạc Ngôn (Trang 34)