Điểm nhìn hư ảo

Một phần của tài liệu nghệ thuật tiểu thuyết Sống đọa thác đầy của Mạc Ngôn (Trang 47)

B. NỘI DUNG CHÍNH

2.2.2.2. Điểm nhìn hư ảo

Trong bài Điểm nhìn nghệ thuật trong tiểu thuyết của Mạc Ngôn của tác giả Nguyễn Thị Tịnh Thy có viết: “Cái nhìn hư ảo là bút pháp mượn hư chứng thực mà Mạc Ngôn kế thừa từ văn học truyền thống. Những cái nhìn nhiều khi là say nhưng lại ở trong trạng thái tỉnh. Chúng có thể thấu suốt nhân tâm của con người và phơi bày chân tướng của hiện thực cuộc sống với bao bộn bề, mâu thuẫn giăng mắc, đan cài vào nhau. Ảo mà thật, sự thật khi được ảo hóa càng gây ấn tượng, càng sinh sắc hơn” [36,286].

Trong Bốn mươi mốt chuyện tầm phào, khi kể về cuộc đời của mình, La Tiểu Thông không còn là một con người cụ thể. Bản thân cậu cũng là hư ảo, không là thân xác cũng không là linh hồn. Cậu là một sự “kể”. Cậu cũng chỉ tồn tại trong tư cách kể chuyện. Thoát ra khỏi chức năng kể chuyện, cậu sẽ không còn là gì cả.

Vô hình và hư ảo, La Tiểu Thông dùng cái nhìn hư ảo của một kẻ say thịt để kể chuyện cuộc đời mình. Cậu ta sống vì thịt, chết cũng vì thịt. Gia đình cậu tan nát vì thịt cũng như nông dân đang điên đảo với thời kỳ kinh tế thị trường dưới bàn tay điều khiển của bọn cường hào thời hiện đại.

Còn trong Tửu Quốc, Đinh Câu bắt đầu say từ khi bước chân vào xứ sở của rượu để điều tra vụ án ăn thịt trẻ em của quan chức thành phố. Từng bước anh ta rơi vào cạm bẫy, và từng bước anh ta chìm trong hư ảo. Cái nhìn của Đinh Câu càng hư ảo thì mối hoài nghi càng lớn. Chuyện ăn thịt trẻ có thể là ảo, nhưng sự tha hóa đến tận cũng của quan chức thành phố rượu là có thật.

Với điểm nhìn hư ảo, các nhân vật này của Mạc Ngôn luôn ở trong trạng thái chông chênh, mơ hồ giữa hai bờ thực - ảo, say – tỉnh.

Trong Sống đọa thác đầy, điểm nhìn của Lam Ngàn Năm Đầu To trong tác phẩm chính là điểm nhìn hư ảo. Tạm gọi anh ta là người bởi kì thực anh ta chỉ mang kí ức trong cái đầu của một con người, trong hình hài không hoàn thiện. Cái nhìn toàn bộ câu chuyện của Lam Ngàn Năm khiến ta nghi ngờ về tính chân thực của nhân vật này? Liệu có thực tồn tại một con người như thế hay đó là một ảo ảnh, một sự tượng trưng cho sự tha hóa, lại giống của con người.

Quả là một đứa bé không bình thường. Thân thể nó nhỏ thó nhưng cái đầu cực to, có một trí nhớ phi phàm và khả năng nói năng thì không chê vào đâu được. Giải Phóng và Hỗ Trợ dường như mơ hồ nhận ra gốc gác không bình thường của nó và đắn đo mãi quyết định lấy họ Lam cho nó. [16,814].

Cái nhìn hư ảo giúp cho việc kể một câu chuyện thực trở nên hấp dẫn mà mơ hồ hơn. Nó tạo ra độ giãn cách giữa đời sống và tiểu thuyết để chúng ta luôn ý thức được rằng tiểu thuyết là hư cấu. Đồng thời, cái nhìn hư ảo nhân lên các điểm nhìn cho ta thêm một góc độ để nhìn cuộc sống sâu hơn nữa. Điểm nhìn hư ảo của Mạc

Ngôn khác với điểm nhìn hư ảo ở nhiều nhà văn khác là đặt điểm nhìn phát ngôn vào một chủ thể mơ hồ khó xác định, hoặc đặt điểm nhìn vào một nhân vật ma quỷ nào đó. Cái hư ảo trong tiểu thuyết của Mạc Ngôn là ở tính hoài nghi về sự tồn tại của nhân vật, ở trong thái tỉnh say bất phân của nhân vật, ở sự ám ảnh và nhập nhằng của kí ức. Người đọc chỉ biết một Lam Ngàn Năm mang trong mình kí ức của lợn, trâu, chó, lừa, khỉ và Tây Môn Náo. Vậy anh ta là ai? Là Tây Môn Náo quay trở về trong một hình hài khác? Hay là một con người mới ra đời?

Trong Sống đọa thác đầy, điểm nhìn hư ảo không phải là điểm nhìn chủ yếu dẫn dắt câu chuyện. Nó chỉ là những nét phác thêm cho một tác phẩm rất nhiều những chi tiết sự kiện. Nhưng nó vẫn mang những giá trị tự sự, thể hiện đúng bút pháp của Mạc Ngôn.

2.2.2.3. Điểm nhìn loài vật

Trong Sống đọa thác đầy, hầu như điểm nhìn quán xuyến toàn bộ tác phẩm là của loài vật: Lừa, trâu, lợn, chó, khỉ. Qua điểm nhìn của chúng, người đọc cảm nhận được, cọn người và xã hội ở Sống đọa thác đầy dường như có quá nhiều dã tính và sai lầm. Để cho loài vật phán xét con người, dùng góc nhìn của động vật để quan sát sự biến đổi của thế giới loài người, quan sát và thể nghiệm sự thay đổi của nông thôn. Đó cũng là nét lạ hóa đặc sắc trong nghệ thuật tự sự của Mạc Ngôn.

Những con vật trong Sống đọa thác đầy đều là hậu kiếp của địa chủ Tây Môn Náo, con người “cả đời chưa làm điều gì thất đức” – bị giết oan trong cải cách ruộng đất.

Tây Môn Lừa chứng kiến cảnh Lam Mặt Xanh làm ăn cá thể, cả xã hội đã tẩy chay ông, loại ông ra khỏi xã hội. Hậu quả của việc này là những người của công xã đã đến cướp hết lương thực của Lam Mặt Xanh. Tây Môn Lừa đã nhìn thấy hết thảy những bất công mà xã hội đã tạo ra với mình và ông chủ của mình.

Dưới đôi mắt của loài vật, Tây Môn Trâu vẫn nhìn thấy, nhận ra những sai lầm của kiểu làm ăn tập thể. Trong khi đó, toàn xã hội loài người không thể hoặc không dám nhận ra điều đó. “Trâu cá thể là trâu phản động”, bản án đã tròng vào cổ Tây Môn Trâu. Và con trâu ấy đã chấp nhận một cách kiên cường, cho dù bị đày đọa thân xác nhưng vẫn quyết không trở thành trâu của công xã.

Tây Môn Lợn lại tỏ ra hiểu biết hơn khi nhận ra rằng, trong thời cách mạng văn hóa, người ta “sẽ làm được những chuyện mà ngày nay mọi người có thể cho là tức cười và ấu trĩ, nhưng trong thời ấy lại là một kỳ tích vinh quang” [16,325]. Sống trong tập thể đó, nó ghét cái gọi là “hội nghị điển hình tiên tiến về nuôi lợn”…. Và nó dám bỏ trại nuôi lợn để đi tìm tự do. Tây Môn Lợn thể hiện cái nhìn sâu soi rọi vào tâm can nhân tính và thú tính. Không phải ngẫu nhiên mà kiếp lợn lại có thời gian văn bản dài hơn các kiếp khác. Ở kiếp sống này Tây Môn Lợn đã cho người đọc thấy được cái nhìn cả về xã hội con người cũng như động vật.

Tây Môn Chó không chỉ hiểu cuộc sống nhân tính của con người mà nó còn biết cảm thông cho những bi kịch mà con người phải gánh chịu. Nếu theo dõi toàn bộ câu chuyện, người ta dễ dàng nhận thấy rằng nếu ở các quyển trước con người và cả loài vật phải đấu tranh với cái đói, cái khát, lúc nào cũng đứng trước nguy cơ bị diệt vọng vì cuộc sống gian khổ, thì đến quyển 4, người và chó đều có một cuộc sống no đủ, thậm chí dư thừa tới mức Chó Bốn được ăn cả những sơn hào hải vị. Nhưng khi đã đầy đủ về vật chất thì những dục vọng của con người lại đẩy họ vào bi kịch. Chó Bốn không những biết được tâm tư của người trong gia đình ông chủ mà dường như nó còn thấu hiểu và cảm thông với từng người. Ở quyển này, Chó Bốn cũng rời xa vùng Cao Mật để đến với thành phố, một không gian khác một cuộc sống khác, một người chủ khác. Nhưng Chó Bốn vẫn thể hiện cái nhìn rất sâu sắc và tri kỷ với con người. Trong mục 41 của quyển 4, Chó Bốn có kể câu chuyện tình cảm, những rạn nứt trên của Lam Giải Phóng và Hợp Tác:

"Tôi biết khi làm tình với vợ, trong lòng ông nổi lên cảm giác đạo đức khiến ông có thể chế ngự cảm giác ghét bỏ đối với vợ" [16,626]

Với vai trò của người kể chuyện, chó Bốn cũng đã nói hộ tâm tư, bộc lộ những suy nghĩ của Hợp Tác – khi mà chồng cô là Lam Giải Phóng đang bỏ mặc cô để đến với Xuân Miêu:

Hay "Chó Bốn! Mày nghĩ tao phải làm gì bây giờ? Chó Bốn! Mày nghĩ là cô ta sẽ bỏ ông ấy chứ? ...

Chó Bốn! Mày nói đi. Là tao sai hay ông ấy sai?" [16,683]

Rất nhiều lần Chó Bốn dùng cùng từ "tôi biết" để thể hiện sự thông hiểu của mình với tâm tư sâu kín của con người, và cũng rất nhiều lần con người nhìn nó, nói chuyện với nó như một người tri kỉ vậy.

Dưới con mắt của Tây Môn Khỉ, nó lại chứng kiến những đổi thay hoàn toàn khác và những quả báo mà họ phải gánh chịu. Những cái chết bất đắc kỳ tử liên tiếp dồn đến gia đình này. Những cậu ấm, tiểu thư của gia đình này trở thành kẻ bụi đời và đỉnh điểm là anh em chú bác ruột loạn luân với nhau. Và kết quả là họ sinh ra “đứa con của thiên niên kỷ”, Lam Ngàn Năm Đầu To chính là kiếp luân hồi cuối cùng của Tây Môn Náo sau 5 kiếp làm súc vật. Tây Môn Khỉ không lên tiếng, không kể chuyện và nó cũng xuất hiện trong quãng thời gian ngắn ngủi. Nhưng Tây Môn Khỉ chính là người bạn, là niềm động viên an ủi duy nhất và cuối cùng của cô chủ Phượng Hoàng.

Đến cả kiếp sống cuối cùng khi được quay về làm người, Lam Ngàn Năm Đầu To cũng không phải là một con người hoàn thiện. Nó gợi nhắc người đọc đến đoạn kết thúc của tác phẩm từng được giải Nobel Trăm năm cô đơn của G. Marquez. Về hình ảnh hậu duệ cuối cùng của dòng họ trăm năm có cái đuôi lợn bị kiến ăn. Phải chăng ở đây Lam Ngàn Năm Đầu To vẫn tồn tại để kể về câu chuyện của cuộc đời mình. Lam Ngàn Năm Đầu To sử dụng những điểm nhìn từ các kiếp loài vật của mình để kể chuyện. Vì thế, nó dễ dàng thấu hiểu 2 thế giới: thế giới con người và thế giới loài vật.

Lừa, trâu, lợn, chó, khỉ, mỗi kiếp luân hồi đều tương ứng với mỗi giai đoạn của lịch sử Trung Quốc nửa cuối thế kỷ XX: cải cách ruộng đất, hợp tác hóa, cách mạng văn hóa, cải cách mở cửa… Trải qua các kiếp đầu thai, mãi cũng không thoát khỏi kiếp đọa đầy. Mỗi kiếp sống vừa kể về cuộc đời của loài súc vật đó với yêu thương và hận thù, khát vọng và hiện thực. Đây là những hình ảnh đậm chất Phật giáo lại cũng là những hình ảnh ẩn dụ về những khổ đau của con người Trung Quốc trong suốt 50 năm.

“Trâu chân thực mà quật cường, lợn bần tiện mà dữ tợn, chó trung thành mà nịnh bợ, khỉ nhanh nhảu mà láu cá”. Dưới góc nhìn của chúng, xã hội thời bấy giờ dường như có quá nhiều dã tính. Những nhược điểm của chúng, con người đều có, thậm chí còn nhiều hơn cả chúng. Còn những ưu điểm có ở chúng thì lại không có ở con người. Cũng chỉ có chúng mới có thể nhận ra những bất công và tồi tàn trong xã hội ngày ấy.

Những sai lầm của con người trong lịch sử được chúng nhìn nhận ra. Còn con người mù quáng và không nhận ra điều đó, thậm chí con người vẫn còn trượt trên con dốc của sự sai lầm đó. Trong văn học cổ điển Trung Quốc, cũng từng có những câu chuyện đặt điểm nhìn vào súc vật như Tây Du Ký (vào khỉ và lợn). Nhưng nếu trong chuyện cổ, Trư Bát Giới, Tôn Ngộ Không là những anh hùng thì ở đây chúng chỉ là những loài vật bình thường. Nếu Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới là những nhân vật được người kể chuyện kể thì ở đây chúng đóng vai trò là nhân vật xưng tôi tự kể chuyện. Đặc biệt, chúng sống bên cạnh loài người, quan sát mọi hoạt động của con người, vừa cố lý giải đến tận cùng những trạng thái cảm xúc của con người vừa phán xét những hành vi của người Trung Quốc.

Dùng góc nhìn của loài vật để phán xét, để quan sát sự thay đổi của thế giới loài người là nét đặc sắc trong nghệ thuật lạ hóa của Mạc Ngôn. Bằng bút pháp nhân hóa đến độ sâu sắc, Mạc Ngôn đã thể hiện thành công giọng điệu châm biếm sâu cay. Nó giống như việc dùng các nhân vật điên để phác họa một con người ở trạng thái khác. Dùng loài vật cũng là cách nhìn về con người, để dễ dàng nhận ra sự tha hóa đạo đức của xã hội.

Lý Nhuệ, một nhà văn Trung Quốc cùng thời cũng có đề tài sáng tác khá gần gũi với Mạc Ngôn. Trong tiểu thuyết Cây không gió, ông cũng để cho con Lừa kể chuyện. Nhưng trong tiểu thuyết của Lý Nhuệ, con Lừa chỉ lên tiếng như một người kể chuyện làm chứng chứ nó không phải nhân vật trung tâm, nhân vật chính của câu chuyện. Cách nhìn của nó giống như đi bên cạnh cuộc đời con người chứ không phải ở trong xã hội đó để phán xét, đánh giá con người. Do đó, có thể thấy cách kể chuyện này là sáng tạo độc đáo của riêng nhà văn trên cơ sở tiếp thu truyền thống.

Trong ba cách nhìn được Mạc Ngôn thể hiện trong Sống đọa thác đầy không có sự tách biệt nhau. Mặt khác, luôn có sự đan xen lẫn nhau. Điểm nhìn của Lam Ngàn Năm Đầu To là điểm nhìn của trẻ thơ, của hư ảo và của loài vật. Sự hòa trộn giữa các điểm nhìn này đã khiến cho điểm nhìn nghệ thuật trong tiểu thuyết của Mạc Ngôn có sự thống nhất và sức hấp dẫn diệu kỳ. Có thể nói, những đánh giá của các nhà nghiên cứu về Mạc Ngôn không quá lời, rằng nghệ thuật điểm nhìn của ông được coi là tuyệt sắc trong những cách thể hiện của nghệ thuật tự sự. Các điểm nhìn có tính song trùng, phức điệu rất cao. Nó khiến cho một câu chuyện vừa bi ai lại vừa sâu sắc. Nó thể hiện nhiều tầng của hiện thực. Đó là hiện thực xã hội nhưng cũng là hiện thực của tâm trạng con người. Con người có thể là ông chủ trong thế giới của mình nhưng cũng vẫn chỉ là một sinh linh nhỏ bé chịu sự xoay vần của con tạo và cũng là nạn nhân của chính lịch sử do mình tạo ra.

Trong ba điểm nhìn trên chúng tôi đánh giá cao hơn cả là điểm nhìn loài vật. Đây chính là điểm nhìn mang dấu ấn Mạc Ngôn nhất và cũng là điểm nhìn đặc trưng cho Sống đọa thác đầy. Điểm nhìn này đã tạo nên thành công cho nghệ thuật trần thuật của tác phẩm đồng thời khẳng định sự thống nhất nhưng sáng tạo giữa các tác phẩm trong hệ thống tiểu thuyết Mạc Ngôn.

Như vậy, trong Sống đọa thác đầy cũng như trong nhiều tiểu thuyết khác của mình, Mạc Ngôn đã chủ động lựa chọn một lối trần thuật phức điệu, đa dạng về người kể chuyện với đủ các ngôi kể các điểm nhìn khác nhau. Sự di động điểm nhìn cũng tăng lên cùng với diễn tiến của câu chuyện. Người đọc có cảm giác mơ hồ về sự tồn tại của một nhà tổng điều phối hay người trần thuật giấu mặt, một tác giả ẩn tàng đằng sau câu chuyện. Thủ pháp này làm tăng chiều kích cho hiện thực được phản ánh, khiến nó không chỉ rộng hơn mà còn sâu hơn. Điểm nhìn di động từ người kể chuyện này sang người kể chuyện khác, từ ngoài vào trong, từ các ngôi kể. Tất cả tạo nên sự dịch chuyển bất ngờ, đồng thời tạo nên tính co giãn linh hoạt cho nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết Mạc Ngôn. Một điểm đặc biệt khác trong tiểu thuyết của Mạc Ngôn là các nhân vật kể chuyện có sự luân phiên vai kể vai nghe của người kể chuyện, để từ đó họ có thể vừa xác nhận câu chuyện một cách chân

thực hơn. Ví dụ như khi cùng kể về chuyện tình của Lam Giải Phóng với Xuân Miêu, dưới lời kể của Chó Bốn ta có sự thương cảm với người vợ và đứa con, thì dưới lời kể của chính Lam Giải Phóng ta lại có thể biện hộ được cho những hành

Một phần của tài liệu nghệ thuật tiểu thuyết Sống đọa thác đầy của Mạc Ngôn (Trang 47)