Nhân vật luôn đấu tranh cương quyết cho quyền riêng của mình

Một phần của tài liệu nghệ thuật tiểu thuyết Sống đọa thác đầy của Mạc Ngôn (Trang 59)

B. NỘI DUNG CHÍNH

3.2.2.Nhân vật luôn đấu tranh cương quyết cho quyền riêng của mình

Đoạn cuối của quyển 2: Kiếp trâu quật cường là minh họa rõ nét nhất cho đặc điểm này. Cuộc giằng co quyết liệt giữa Kim Long và Tây Môn Trâu cho thấy, ai cũng muốn thể hiện sức mạnh và sự tôn quý của bản thân mình:

Nhiều người khuyên Kim Long thôi đừng đánh nữa nhưng anh ta chẳng chịu dừng tay. Điểm giống nhau giữa anh ta và cậu - Tây Môn Trâu, là rất nganh ngạnh. Lửa giận trong lòng biến đôi mắt anh ta thành một hòn than đỏ rực, cũng làm miệng anh ta méo xếch đi thơ phì phò bốc ra mùi thối hoắc, toàn thân anh ta run lên bần bật, bước chân loạng choạng như kẻ say rượu. Không, anh ta không phải kẻ say mà là kẻ đánh mất lý trí hoàn toàn. Giống như cậu thà chết chứ không đứng dậy, Kim Long cũng muốn chứng minh ý chí của mình là phải làm mọi cách để cho địch thủ phải đứng dậy. Cả hai giống nhau đến kì kạ cậu muốn thể hiện sự tôn quý của cậu, còn Kim Long cũng muốn thể hiện sự tôn quý của mình. Đó là oan gia kẻ ương ngạnh tất gặp kẻ ương ngạnh. [16,310]

Dường như, họ có một sự quyết tâm sắt đá đến thành cố chấp. Đó là Mặt Xanh cương quyết làm cá thế, là Tây Môn Kim Long cương quyết làm "cách mạng", sống một cuộc sống mới, là Tây Môn Bảo Phương cương quyết giữ tình yêu của mình, là Hoàng Hợp Tác nhất định không chịu ly hôn, là Lam Giải Phóng bỏ lại mọi thứ chạy theo tình yêu, là Hồng Thái Nhạc không chịu thay đổi theo thời thế, và là Tây Môn Náo dù qua bao kiếp súc vật vẫn đòi công bằng bằng được dưới âm phủ. Họ có những khát vọng để theo đuổi, đó là khát vọng tự do, khát vọng tình yêu, khát vọng đổi đời, khát vọng về một cuộc sống tốt đẹp hơn theo cách riêng của họ. Quy tụ lại, dù nhỏ bé nhưng họ đều mang những khát vọng rất con người. Họ theo đuổi khát vọng của mình, kẻ thì quang minh chính đại, kẻ thì cơ hội... nhưng không gì có thể làm họ thay đổi khát vọng ấy. Đó có thể là sự cố chấp, nhưng cũng chính là sự kiên cường rất đặc biệt của các nhân vật trong tác phẩm này. Đó phải chăng cũng là một nét tính cách tiêu biểu của người Trung Quốc? Vì thế, khi đọc Sống đọa thác đầy ta vừa được thấy từng gương mặt riêng lại thấy một gương mặt chung. Đó là hình ảnh những người nông dân bé nhỏ trong

những năm tháng nhiều biến cố của lịch sử Trung Quốc luôn khát khao vượt lên trên số phận sống gắn bó với mảnh đất quê hương.

Một phần của tài liệu nghệ thuật tiểu thuyết Sống đọa thác đầy của Mạc Ngôn (Trang 59)