Nói tới tiểu thuyết Mạc Ngôn người ta nói nhiều đến thànhcông của ông trong việc kết hợp nhuần nhuyễn giữa kỹ thuật tiểu thuyếtphương Tây và lối biêu hiện của văn học dân gian Trung Quốc
Trang 1BỌ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
Chuyên ngành: LÝ LUẬN VĂN HỌC
Mã số: 60.22.32
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề lài 1
2 Lịch sử vấn đề 1
3 Mục đích, nhiệm vụ của đề tài 9
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 9
5 Phưcmg pháp nghiên cứu 10
6 Cấu trúc luận văn 10
Chương 1 VÀI NÉT VÈ HUYỀN THOẠI TRONG VĂN HỌC VÀ TIỂU THUYẾT SỐNG ĐỌA THÁC ĐÀY CỦA MẠC NGÔN 11
1.1 Vấn đề huyền thoại trong văn học 11
1.1.1 Giớ i thuyết khái niệm huyền thoại 11
1.1.2 Phương thức huyền thoại trong văn học
14
1.1.3 Phương thức huyền thoại trong tiểu thuyết Mạc Ngôn .lố 1.2 Song đoạ thác đày trên hành trình tiểu thuyết của Mạc Ngôn 19
1.2.1 Con đường sáng tạo nghệ thuật của Mạc Ngôn
19
1.2.2 Tiểu thuyết Mạc Ngôn - một cái nhìn khái lược .24
1.2.3 So ng đọa thác đày - một tiểu thuyết thành công của Mạc Ngôn 29
1.2.3.1 về đề tài
1.2.3.2 Nghệ thuật kể chuyện 33 1.1.3.3 Ngôn ngữ trần thuật 37 Chương 2 HUYỀN THOẠI HOÁ CỔT TRUYỆN, NHÂN VẬT TRONG TIÉU THUYẾT SÓNG ĐỌA THÁC ĐẦY 43
Trang 22.2.2 Xây dựng nhân vật huyền thoại Tây Môn Náo60
2.2.3 Lồng ghép, đan cài hư và thực trong kết cấu nhân vật64
2.2.4 Biể
u tượng hóa nhân vật huyền thoại 702.2.4.1 Biểu tượng lừa72
2.2.4.2 Biểu tượng trâu74
2.2.4.3 Biểu tượng lợn76
2.2.4.4 Biểu tượng chó77
2.2.4.5 Biểu tượng khỉ78
Chương 3 HUYỀN THOẠI HOÁ KHÔNG - THỜI GIAN NGHỆ THUẬT
TRONG TIỂU THUYẾT SỐNG ĐỌA THÁC ĐÀY 80
3.1 Huyền thoại hoá không gian nghệ thuật 813.1.1 Vấn đề không gian nghệ thuật trong văn học 81
3.1.2 Tính bất định của không gian trong sống đọa thác đày
833.1.3 Mừ ảo hoá không gian 883.2 Huyền thoại hoá thời gian nghệ thuật 903.2.1 Vấn
đề thời gian nghệ thuật trong văn học 903.2.2 Xu
hướng nhòe mờ các lớp thời gian trong Song đọa thác đày 92
3.2.3 Thời gian luân hồi 973.2.4 Sửdụng thời gian mang tính biểu tượng 98
3.3 Mối quan hệ giữa không - thời gian trong tiểu thuyết Song đọa thác đày 100
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
1.1 Tháng 10 năm 2012 giải Nobel Văn học trao cho Mạc Ngôn là sựthừa nhận mang tính toàn cầu tài năng văn học của Mạc Ngôn Tuy nhiên,trước đó ông đã dược biết đến như một tài năng xuất sắc, nổi bật nhất của vănhọc Trung Quốc đương đại Tác phẩm của ông đã được dịch, giới thiệu ranhiều thứ tiếng trên thế giới, trong đó có tiếng Việt
1.2 Mạc Ngôn viết trên nhiều thể loại, trong đó, tiểu thuyết là thể loạithành công nhất Nói tới tiểu thuyết Mạc Ngôn người ta nói nhiều đến thànhcông của ông trong việc kết hợp nhuần nhuyễn giữa kỹ thuật tiểu thuyếtphương Tây và lối biêu hiện của văn học dân gian Trung Quốc, trong đóphương thức huyền thoại được xem là một kỹ thuật viết nổi bật của tiểuthuyết Mạc Ngôn
1.3 Trong mười hai tiểu thuyết Mạc Ngôn đã xuất bản, Song đọa thác đày là một tác phẩm khá đặc biệt Đây là tiểu thuyết ông viết trong một thời
gian ngắn nhất (43 ngày) và là tiểu thuyết có tính quy mô nhất (hơn 800trang) Theo cách nói của ông, nếu các tiểu thuyết trước đó là những kiến trúc
về Cao Mật - quê hương ông, thì sổng đọa thác đày là kiến trúc tiêu biểu
nhất Trong đó, huyền thoại hóa là phương thức cơ bản, chủ yếu đê tái hiệnnhững vấn đề hiện thực nhức nhối của xã hội Trung Quốc trong nửa sau thế
Trang 4Dựa vào nguồn tư liệu bao quát được, và trong phạm vi quan tâm của đề tài,chúng tôi điém lại một số vấn đề sau:
Ngay sau khi tiểu thuyết Báu vật của đời, Đàn hương hình ra đời và tiếp đó là tiếu thuyết Sổng đọa thác đày , Êch Mạc Ngôn đã thu hút sự chú ý
của giói nghiên cứu phê bình ở Trung Quốc và thế giới Đặc biệt, là sự kiệnlần đầu tiên giải Nobel văn học được trao cho một nhà văn Trung Quốc, cànglàm cho tên tuổi Mạc Ngôn có sức thu hút mạnh mẽ đối với giới nghiên cứu,phê bình văn học Từ những góc nhìn khác nhau, các nhà nghiên cứu cónhững cách nhìn nhận riêng về nhà văn Đứng trên lập trường chính trị, xã hộinhiều nhà nghiên cứu ở Trung Quốc đã phê phán mạnh mẽ các tiểu thuyết
Mạc Ngôn Khi tác phẩm Báu vật của đời xuất hiện, bàn về tiểu thuyết này,
nhiều người nói đến “tài phù phép của Mạc Ngôn” Trên báo Tiền phong,
Nguyễn Khắc Phê trong bài viết Tài phủ phép của Mạc Ngôn đã nói đến thủ pháp lạ hóa trong tiểu thuyết Mạc Ngôn, mà Báu vật của đời được xem là thể
hiện tập trung nhất Đây là tác phâm của Mạc Ngôn có sức thu hút mạnh mẽ,
sự quan tâm của độc giả, và giới phê bình văn học ở Việt Nam Bàn về nghệ
thuật tiểu thuyết Mạc Ngôn trong Báu vật của đời, dịch giả Trần Đình Hiến trong lời giới thiệu đã cho rằng trong Báu vật của đời, Mạc Ngôn khai thác tối
đa chất liệu dân gian truyền thống, chứ không phải chịu ảnh hưởng củaMarquez hay Faulkner Chia sẻ quan điểm ấy, Phạm Xuân Nguyên trong bài
Sự sinh, sự song, sự chết đăng trên tanviet.net, ngày 04/08/2005 cho rằng, về nghệ thuật viết tiểu thuyết Báu vật của đời của Mạc Ngôn không hẳn là xuất
sắc Trong chừng mực nào đó, nó vẫn thuộc truyền thống của lối kẻ chuyệnmang tính cổ truyền Trung Quốc Theo ông, cái độc đáo của cuốn tiểu thuyếtnày là “Cái nhìn nghệ thuật - lịch sử, tỉnh táo và sắc sảo của nhà văn” Trongkhi đó, Nguyễn Thanh Sơn lại nói đến sự kết hợp hài hòa giữa bút pháp tiểuthuyết truyền thống và tiếu thuyết hiện đại Có cùng cách nhìn ấy, Võ ThịHảo lại nói đến “Một bút pháp hiện đại vượt khỏi những lối mòn” Tiếp đó,
nhiều tác phẩm của Mạc Ngôn đã được dịch, giới thiệu, như: Đàn hương
2
Trang 5hình, Sổng đọa thác đày, Cao lương đỏ, Cây tỏi nôi giận, Êch Ngoài ra,
một số nhà nghiên cứu lại cho rằng, tiểu thuyết của Mạc Ngôn đã vi phạm vào
“vùng cấm” của văn học Nhà phê bình Vuơng Cán phê phán Mạc Ngôn có tutuởng chống lại quy phạm truyền thống Hạ Thuận Tuấn, Phan Khải Hùngthừa nhận sức mạnh tirởng tuợng của Mạc Ngôn rất phong phú, kỳ lạ, nhungduới sụ chỉ đạo của tư tuởng “thiên mã hành không” nên ngòi bút của ôngkhông giữ đuợc mực thuớc Bên cạnh đó, xuất phát từ góc nhìn nghệ thuật,nhiều nhà nghiên cứu đã vận dụng những lý thuyết về tiếu thuyết của M.Bakhtin, lý thuyết tụ sụ học của Gentte, chủ nghĩa hiện thục huyền ảo MỹLatinh đê phân tích, lý giải tiểu thuyết Mạc Ngôn Từ đó họ khẳng định “sụtrở về và virựt lên”, tạo nên đắng cấp thế giói của tiểu thuyết Mạc Ngôn.Trong các bài viết của mình, họ chỉ ra sự sáng tạo trong việc tạo ra thủ phápmới lạ, độc đáo, sáng tạo những huyền thoại mới bên cạnh huyền thoại cổxua
ơ Việt Nam, Mạc Ngôn đuợc biết đến với hiện tirợng “gây sốt” khi
Bán vật của đời xuất hiện Và tiếp đó sổng đọa thác đày ra đòi, đirực dịch giả
Trần Đình Hiến chuyển ngữ, NXB Phụ nữ xuất bản năm 2007 Cũng chính
dịch giả này đã đua các tác phẩm của Mạc Ngôn vào Việt Nam nhu Đàn hương hình, Cao lương đỏ, Báu vật của đời, Cây tỏi nôi giận Trên báo chí,
đặc biệt là báo điện tử xuất hiện nhiều bài phỏng vấn và bài viết hên quan tớinội dung tác phẩm Mạc Ngôn cũng đirợc giới thiệu với độc giả Việt Nam
thông qua cuốn Mạc Ngôn và những lời tự bạch của dịch giả Nguyễn Thị
Thại Cuốn sách là tập hợp các bài phỏng vấn của nhà văn, qua đó tác giảtrình bày những quan niệm của mình về sáng tác văn học, bật mí những thủpháp nghệ thuật thirờng dùng và dấu ấn tuối thơ trong sáng tác Có thể nóicuốn sách đã cho nguời đọc nhìn nhận nhiều chiều về con ngirời và sáng táccủa Mạc Ngôn
Trên báo Văn nghệ, số 5 tháng 12 năm 2003 có đăng bài viết Tiếu thuyết Mạc Ngôn với độc giả Việt Nam của Hồ Sỹ hiệp Bài viết tổng kết
Trang 6những bước đường sáng tạo của Mạc Ngôn từ những tiếu thuyết đầu tiên Córất nhiều bài báo, bài nghiên cứu phê bình của các học giả nước ngoài cũngđược dịch rộng rãi ở Việt Nam, trong đó phải kể đến bài đăng trên báo Trung
Hoa độc thư báo tháng 1 năm 2004 có tựa đề Chín nhà vãn an tượng nhất năm 2000 do Trần Sơn dịch Tiếp đó, bài viết của Lê Huy Tiêu Thế giói nghệ thuật trong tiểu thuyết của Mạc Ngôn in trong cuốn Cảm nhận mới về vãn hỏa văn học Trung Quốc, đã khái quát đặc điểm nghệ thuật trong tiểu thuyết
Mạc Ngôn từ hình ảnh, cảm giác, giọng điệu, nghệ thuật tự sự, ngôn ngữ, bảnsắc dân gian Nguyễn Thị Tịnh Thy đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ với
đề tài Nghệ thuật tự sự trong tiếu thuyết Mạc Ngôn Trên cơ sở nghiên cứu
tiểu thuyết của Mạc Ngôn nói chung tác giả đã khảo sát đề tài trên ba phươngdiện: Người kể chuyện và điểm nhìn tự sự; nghệ thuật tổ chức thời gian và kếtcấu tự sự; nghệ thuật kiến tạo ngôn ngữ và giọng điệu tự sự Từ đó, tác giả đãchỉ ra những thành tựu và hạn chế của nghệ thuật tiểu thuyết cũng như chỉ ra
vị trí của Mạc Ngôn trong dòng tiểu thuyết Trung Quốc đương đại xác địnhphong cách “tự sự kiểu Mạc Ngôn” Bài viết của Nguyễn Thị Tịnh Thy ngày
trên tạp chí sông Hương số 285 vơi tựa đề Mạc Ngôn - người vinh danh làng quê Cao Mật bằng bút pháp hậu hiện đại kiếu Trung Ouổc đã nêu lên ba vấn
đề chính: Cao Mật - Trung Quốc - nhân loại: duy nhất và tất cả, kết họp đặctrưng tự sự truyền thống của Trung Quốc với tự sự hiện đại và hậu hiện đạiphương Tây, tái sinh những sách lược tự sự cổ xưa nhất của Trung Hoa.Phong cách “tự sự kiểu Mạc Ngôn”: Chân đất, lưng trần, bụng đói, tâm hồnchứa đầy những câu chuyện kỳ ảo của xứ sở Liêu Trai và khởi nghiệp vănchương bằng ước mơ nhỏ nhoi là một ngày được ăn ba bữa bánh sủi cảo
có nhân thịt; đã từng nói “văn không nên nhất, võ không nên nhì” nhưng đếnbây giờ, Mạc Ngôn đã có một sự nghiệp lẫy lừng Ngoài huy chương và danhhiệu, có thể nói Mạc Ngôn đã xác lập được phong cách “tự sự kiểu MạcNgôn” mà ông cho là không giống một ai, kẻ cả ở phương Tây lẫn TrungQuốc Đó là phong cách có được từ sự kết hợp giữa đặc trưng tự sự “cực hạn”
4
Trang 7và đặc trưng hậu hiện đại của văn học Trung Quốc Mạc Ngôn đã đưa Cao
Mật - quê hương Cao ỉưong đỏ - của mình ra thế giới bằng bút pháp đặc thù
và phong cách riêng ấy Có thể thấy, dù chưa nhiều, nhưng nhìn chung cácsáng tác của Mạc Ngôn, nhất là tiểu thuyết được nhiều nhà nghiên cứu ở Việt
Nam quan tâm Trong đó, các tiêu thuyết nổi tiếng của Mạc Ngôn như Cao lương đỏ, Báu vật của đời, Đàn hương hình, Tứ thập nhất pháo đã được
nhiều người đề cập đến trong những bài viết của mình
Dưới ánh sáng của nghệ thuật tự sự, những vấn đề như: người kểchuyện, điểm nhìn, kết cấu, không - thời gian, ngôn ngữ với hàng loạt các thủpháp của chủ nghĩa hiện thực huyền ảo đê lật đổ thủ pháp tự sự truyền thống
đã bước đầu được nói tới Bên cạnh đó, dựa trên chủ nghĩa hình thức Nga vànhững ảnh hưởng của M Bakhtine đến văn học Trung Quốc nhiều người đãnói tới “lập trường dân gian” trong tác phẩm của Mạc Ngôn: hay từ góc độbiểu tượng văn hóa đế tìm ra những ẩn ý trong biểu tượng mà Mạc Ngôn sửdụng
Mạc Ngôn đã được độc giả Việt Nam biết đến qua nhiều tác phẩm nổi
tiếng như Cao lương đỏ, Đàn hương hình Song việc nghiên cứu về nhà văn
này cũng như tác phâm khác của ông vẫn chưa nhiều Chủ yếu xuất hiện trêncác trang báo điện tử dưới dạng điểm sách, các cuộc phỏng vấn của một số
dịch giả khi tiếp cận với chính tác giả khi nói về sống đọa thác đày Do chưa
có điều kiện tiếp cận với mọi nguồn tài liệu nghiên cứu về sổng đọa thác đày của Mạc Ngôn ở Việt Nam, chúng tôi chỉ mới thấy bài viết Nhà vãn Mạc Ngôn Song đọa thác đày là “nhánh mới trên cái cây già nua” của Trần Trung Sáng trên báo văn hóa Văn nghệ Theo ông, trước đây, nếu chưa đọc Báu vật của đòi sẽ không thê hiểu được Mạc Ngôn, còn Tứ thập nhất pháo là “nhành cây xanh trên cái cây già nua màu đen” Vậy thông điệp của sống đọa thác đày là gì? Ông nói: Song đọa thác đày chính là “nhánh mới trên cái cây già
nua đó” Hình thức của cuốn tiểu thuyết này khác biệt rất lớn với các cuốntiểu thuyết trước của Mạc Ngôn Điều kiện tiên quyết của mỗi nhà văn khi
Trang 8sáng tác mỗi tác phẩm mới là chỉ cần khi anh ta nhận thấy cuốn sách mìnhđang viết là mới, có phát triên trên cơ sở cũ, và không hề lặp lại, anh ta mới
có đủ dũng cảm để cầm bút sống đọa thác đày đã nêu ra một so sánh hình
tượng hóa Nếu như nói tác phẩm của Mạc Ngôn đều là kiến trúc trên bản đồquê hương Đông Bắc Cao Mật thì cuốn sách này phải là kiến trúc mang tínhtiêu biểu nhất
Theo dịch giả Trần Đình Hiến - người đã dày công nghiên cứu tácphẩm của Mạc Ngôn và chuyển thể nhiều tác phẩm của ông sang ngôn ngữViệt, nét độc đáo của giọng văn Mạc Ngôn nằm ở hai khía cạnh chính Thứnhất, ông học tập những nhà văn nổi tiếng bằng cách đi sâu nghiên cứu tácphẩm của họ, tìm hiểu thế giới quan, nhân sinh quan của họ rồi từ đó áp dụngvào hoạt động sáng tác chuyên nghiệp Sau quá trình nghiên cứu, học hỏi đó,thứ “vàng ròng” mà ông thu nhận được tuyệt đối không phải là của đi saochép, nhái lại, hoặc nhang nhác một ai đó Ông đã gạn lọc học hỏi và tự thainghén ra một giọng văn mới đặc chất Mạc Ngôn
Thứ hai, Mạc Ngôn thường đưa vùng đất Cao Mật quê ông vào trongcác tác phẩm văn học của mình Khi đó, Cao Mật là hình ảnh do ông tưởngtượng ra trên cơ sở những trải nghiệm thực tế của tuổi thơ, ông biến nó thànhmột Trung Quốc thu nhỏ, rồi đồng hoá niềm vui nỗi buồn của người dân CaoMật với niềm vui nỗi buồn, những vấn đề thường thấy của nhân loại Từ đó,ông thu hút được sự quan tâm của người đọc trên toàn thế giới Ông dùng quákhứ để viết văn nhưng không “ăn mày dĩ vãng”, thay vào đó ông nâng tầmnhững những ký ức đó lên trở thành những vấn đề nhân sinh quan của nhânloại và không ngừng tự làm mới câu chuyện của mình, dù trở đi trở lại trongnhiều tác phẩm nhưng Cao Mật và người dân nơi đây “mỗi lần đến vẫn mangtheo bí mật” Con người Mạc Ngôn thực ra là một người phá cách bấm sinhthích tự sự, ông chỉ thích kế chuyện mà thôi, còn khí chất của người thuyếtsách và thê chương hồi của thể loại sách bình Trung Quốc chang qua chỉ vì
phù hợp nên ông đã áp dụng một chút, từ đó mà sổng đọa thác đày đã ra đời.
6
Trang 9Niềm hạnh phúc của Mạc Ngôn là ở chỗ, ông có thể thố lộ dục vọng của mình
chuyển vào thành câu chữ Ngoài ra, phải kể đến bài viết Thời gian trong Sổng đoạ thác đày của Mạc Ngôn của Nguyễn Thu Phương trên
lĩttp:/Avww ■ docs■ vn/vi/van-hoc-59/28725 ơ bài viết này, tác giả đã lập ra thời gian
biểu, các sự kiện chính và ngôi kế trong tác phẩm Song đọa thác đày song chỉ
mới dừng lại ở việc khảo sát chưa đi sâu phân tích, dấu ấn từng mốc thời gian.Khóa luận tốt nghiệp đại học của Phạm Thị Nhung (ĐHQG Hà Nội, 2012) với
đề tài Nghệ thuật tiếu thuyết sổng đọa thác đày của Mạc Ngôn, đã đi sâu phân
tích tác phẩm về tố chức kết cấu tác phấm, nhân vật, không - thời gian Luậnvăn đã chỉ ra những nét đặc sắc về nghệ thuật trong tác phấm Cuộc trò
chuyện về Nhà văn Mặc Ngôn: “43 năm thai nghén sổng đọa thác đày”
Nguyễn Lệ Chi@Nguoilaodong thực hiện Hầu hết các bài nghiên cứu chỉdừng lại ở điểm sách, chưa tác giả nào nghiên cứu thật sâu sắc về nội dung và
nghệ thuật trong tác phẩm sổng đọa thác đày.
Như đã nói ở trên, phương thức huyền thoại đang được sử dụng khárộng rãi và thu hút sự chú ý của các nhà văn ở Trung Quốc và các nước trênthế giới Trong bài viết “Thi pháp huyền thoại”, E M.Meletinski đã tóm tắtđược bản chất của huyền thoại qua bốn điểm: Xác định huyền thoại có nguồngốc từ nguyên thủy, là thứ ngôn ngữ hóa để con người mô hình hóa, đây làmột gợi ý quan trọng Còn bài viết trong cuốn sách “Những huyền thoại”, tácgiả Roland Barthes đã đi sâu khám phá cấu trúc tạo lập huyền thoại từ góc độ
kí hiệu học, đưa ra một lý thuyết mới mẻ mang tính ứng dụng cao Các bàiviết về phương thức huyền thoại trong tiểu thuyết Mạc Ngôn xuất hiện khá
nhiều Trước hết, đó là bài viết “Yếu tố kì ảo trong tiểu thuyết Báu vật của đời của Mạc Ngôn”, luận văn thạc sĩ, ĐHSP Hà Nội, 2007, Nguyễn Thị
Khánh Linh đã nghiên cứu yếu tố kỉ ảo của tác phâm thông qua hệ thống nhânvật với kiểu nhân vật dị thường (Kim Đồng), kiểu nhân vật hóa thân (LãnhĐệ) Đặc biệt luận văn đã chú ý đến biêu tượng bầu vú và nâng biểu tượng
Trang 10này lên “giá trị ca ngợi sự hi sinh, nuôi dưỡng và tình yêu thương chở che củangười mẹ”.
Tiếp đó, còn có bài viết “Thế giới nghệ thuật của Mạc Ngôn qua hai tác
phẩm Báu vật của đời và Đàn hương hình ”, tạp chí Sông Hương 2002, của
Nguyễn Khắc Phê Bài viết đã nêu sự tài tình của Mạc Ngôn trong việc sử
dụng yếu tố “lạ hóa” và sử dụng ngôn ngữ trong hai tác phấm Báu vật của đời
và Đàn hương hình Tuy nhiên, tác giả mới chỉ nhấn mạnh “chuyên lạ” trong
hai tác phẩm trên chứ chưa đi sâu vào từng phương diện của bút pháp huyềnthoại Cũng nói về cái “lạ” nhưng bài viết “Nghệ thuật trần thuật gắn với thủpháp lạ hoá trong tiểu thuyết Mạc Ngôn”, tạp chí Sông Hương số 244 (2008)Hoàng Thị Bích Hồng lại có cái nhìn khác về cái “lạ” Tác giả đã đề cập đếnnghệ thuật miêu tả cảm giác và thủ pháp kì ảo với hiệu quả gián cách nghệthuật trong các tác phâm của Mạc Ngôn Vói đề tài “Cái kỳ trong tiểu thuyếtMạc Ngôn”, luận văn thạc sĩ, ĐHSP thành phố Hồ Chí Minh, 2011, Võ
Nguyễn Bích Duyên đã khái quát cái kỳ đó là : Kỳ nhân, kỳ cảnh và thủ pháp
nghệ thuật đậm chất kỳ trong toàn bộ tác phẩm của Mạc Ngôn Đề tài đã bướcđầu tìm hiểu về phương diện nghệ thuật của Mạc Ngôn, song vẫn chưa thểbao quát toàn bộ phương thức nghệ thuật mà Mạc Ngôn sử dụng trong tácphẩm một cách trọn vẹn và hoàn chỉnh
Sức hút của hiện tượng Mạc Ngôn còn được thê hiện ở sự xuất hiệntrong một số khóa luận, luận văn tốt nghiệp các bậc Cử nhân, Thạc sĩ trongmột số trường Đại học Gần đây, năm 2011 tại trường Đại học Vinh, hai họcviên Hoàng Thị Thanh Lê và Lê Thị Hương Thủy, đã bảo vệ thành công Luậnvăn Thạc sĩ về tiểu thuyết Mạc Ngôn Trong đó, Hoàng Thị Thanh Lê bàn về
“41 chuyên tầm phào của Mạc Ngôn”, còn Lê Thị Hương Thủy tập trung vào
“Con người bản năng trong tiểu thuyết Báu vật của đời của Mạc Ngôn” Luận
văn đã xem xét vấn đề con người bản năng từ nhiều góc nhìn, trong đó có gócnhìn lý thuyết hậu hiện đại mà tập trung nhất ở chương ba Luận văn Thạc sĩcủa Nguyễn Thị Hoài, năm 2012 bàn về “Những dấu hiệu của chủ nghĩa hậu
8
Trang 11hiện đại trong tiểu thuyết Mạc Ngôn” đã nêu rõ tâm thức hậu hiện đại trongtiêu thuyết Mạc Ngôn: có cái nhìn mới về xã hội, về con người và cách viếtcủa Mạc Ngôn Ổ chương ba, tác giả đã đề cập tới những dấu ấn hậu hiện đạitrong tiểu thuyết Mạc Ngôn trên một số phương diện tổ chức trần thuật: cốttruyện và kết cấu phân mảnh, pha trộn, đan xen nhiều sắc thái giọng điệu, phá
vỡ thời gian tự sự từ điếm nhìn bên trong
Điém lại những ý kiến trên đây, có thể thấy tuy đã có một số bài viết,công trình nghiên cứu, phê bình của các tác giả ở Trung Quốc và trên thế giớitrong đó có Việt Nam về tiểu thuyết Mạc Ngôn Song có thể nhận thấy các bàiviết, bài nghiên cứu chỉ mới khái quát chung, giới thiệu, nêu cảm nhận về tiểuthuyết Mạc Ngôn và chỉ tập trung ở một vài tác phẩm chủ yếu ở tiểu thuyết
Báu vật của đời, chưa công trình nghiên cứu nào đi sâu và phân tích tường minh tiểu thuyết Song đọa thác đày Đó là cơ sở đế chúng tôi thực hiện đề tài
nghiên cứu của mình
3 Mục đích, nhiêm vụ của đề tài
3.1 Như tên đề tài đã xác định, mục đích nghiên cứu của đề tài là tìmhiểu phương thức huyền thoại với tư cách là một biện pháp kỹ thuật được
Mạc Ngôn sử dụng trong tiểu thuyết Song đoạ thác đày.
3.2 Với mục đích đó, đề tài đặt ra nhiệm vụ:
Thứ nhất, xác định vị trí tiểu thuyết Song đọa thác đày trên hành trình
sáng tạo tiểu thuyết của Mạc Ngôn
Thứ hai, chỉ ra được những biểu hiện của phương thức huyền thoại trong tiểu thuyết Song đọa thác đày và đánh giá mức độ thành công của nó.
Thứ ba, trong chừng mực nhất định, chỉ ra được những tương đồng, khác biệt của Mạc Ngôn trong việc sử dụng phương thức huyền thoại ở Song đọa thác đày và một số tiểu thuyết khác của Mạc Ngôn.
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cún
4.1 Đối tượng nghiên cứu của đề tài là phương thức huyền thoại, một
kỹ thuật tiểu thuyết ngày càng được sử dụng rộng rãi trong sáng tạo
Trang 124.2 Là một biện pháp kỹ thuật, phương thức huyền thoại chi phối mọiphương diện trong thế giới nghệ thuật của tác phẩm Tuy nhiên, trong khuônkhổ một luận văn thạc sĩ, chúng tôi giới hạn khảo sát trên một số phương diệnchủ yếu: cốt truyện, nhân vật, không gian, thời gian.
4.3 Phạm vi khảo sát chính là tiểu thuyết Song đọa thác đày, Nhà xuất
bản Phương Nam, 2011 Ngoài ra chúng tôi còn khảo sát thêm một số tiểuthuyết khác của Mạc Ngôn
5 Phương pháp nghiên cứu
Đe giải quyết tốt các nhiệm vụ khoa học của đề tài, chúng tôi sử dụngmột số phương pháp như: Khảo sát, thống kê; phân tích, tổng hợp; So sánhđối chiếu
6 Cấu trúc luận văn
Ngoài mở đầu và kết luận, luận văn gồm ba chương:
Chương 1 Vài nét về huyền thoại trong văn học và tiểu thuyết sống đọa thác đày của Mạc Ngôn
Chương 2 Huyền thoại hoá cốt truyện, nhân vật trong Sổng đọa thác đày.
Chương 3 Huyền thoại hoá không gian, thời gian nghệ thuật trong
Song đọa thác đày.
10
Trang 13Chương 1
1.1 Vấn đề huyền thoại trong văn học
1.1.1 Giói thuyết khái niệm huyền thoại
Huyền thoại dân gian ra đời từ rất sớm, làm chất liệu quý giá cho vănhọc nghệ thuật từ bao đời Sáng tác dân gian sử dụng yếu tố huyền thoại (vóicách hiểu đơn giản là những gì kỳ ảo, phi thường) để thể hiện ước mơ, khátvọng, lý giải những gì bình thường không thể lý giải, trong đó có đời sống vôthức, tiềm thức của con người, và để tạo sức hấp dẫn cho tác phẩm vănchương Có thể nói huyền thoại là vấn đề rất rộng, đi qua nhiều giai đoạn, ởtừng thời kỳ lịch sử, lại có những chuyến biến khác nhau Xuất hiện từ lâutrong sáng tác văn chương nghệ thuật, qua nhiều giai đoạn phát triển của vănhọc, huyền thoại được nhìn nhận chủ yếu từ hai góc độ: thứ nhất là một kiểu
tư duy và thứ hai là một thủ pháp nghệ thuật độc đáo Còn huyền thoại hóa là
ý thức về huyền thoại thành một phương thức nghệ thuật chứa đựng cả quanniệm nhà văn về đời sống lẫn khát vọng kiếm tìm những hình thức tự sự mới
lạ cho nghệ thuật văn xuôi
Huyền thoại là một khái niệm được biết từ lâu, nhưng cách hiểu của nócũng rất phong phú và không ngừng thay đổi qua thời gian Khái niệm huyềnthoại trong hệ thống thần thoại Hy Lạp không giống với khái niệm huyền
Trang 14giải mã nó mới tìm ra được ấn ý Nội dung của huyền thoại thường bị che lấpphía sau những thứ linh tinh chang liên quan gì tới bản thân nó Huyềnthoại kể một sự kiện chưa từng bao giờ xảy ra để nói về một điều đã tồn tại từ
xa xưa (Salluste, sử gia La Mã cố đại), kể “một sự kiện đã xảy ra trong thờinguyên thuỷ, thời hoang đường khai thiên lập địa” (Mircea Eliade); Huyềnthoại là truyện hoang đường từ xa xưa, qua đó thể hiện một cách tượng trưngquan niệm về thế giới (Từ điển Encarta) Khái niệm huyền thoại thời đó, dùng
để chỉ những chuyện hoang đường, xuất hiện nơi dân gian trong đó sức mạnhcủa tự nhiên và các hiện tượng tiêu biểu của cuộc sống thường được nhâncách hóa, mang nghĩa là những truyện thiêng liêng giải thích thế giới và conngười đã hình thành và có được dạng tồn tại như hôm nay như thế nào
Một số cuốn từ điến thuật ngữ chuyên ngành văn học cũng không đi xa
hơn nội hàm ấy bao nhiêu Từ vựng các thuật ngữ vãn học của M Jarrety
định nghĩa huyền thoại là “truyện hoang đường truyền từ đời nọ qua đời kia,trái với truyền thuyết có tầm hạn hẹp (nó gắn với một địa diêm chẳng hạn),huyền thoại có khuynh hướng mang ý nghĩa phổ quát (vũ trụ, siêu hình hoặc
nhân loại)” Từ điên thuật ngữ vãn học của p Aron, D Saint Jacques, A.
Viala(2) có vẻ đi ngược xa hơn về ngọn nguồn “lời nói” khi viết : “Huyềnthoại bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp mythos có nghĩa là truyện kể (récit), truyệnhoang đường (íable), “và truy nguyên xa hơn nữa là lời nói” (tôi nhấn mạnh -PVT) ; tiếc rằng sau đó các ông lại chỉ dựa vào “récit” và “fable” khi địnhnghĩa: “Huyền thoại là một truyện hoang đường tự kể ra”
Từ điển Robert định nghĩa: “Huyền thoại là một câu chuyện hoangđường có nguồn gốc dân gian từ thời sơ khai, nó kể chuyện dưới dạng biểutượng, những con người, những sức mạnh thiên nhiên như là các mặt kháccủa thân phận con người Huyền thoại là câu chuyện hư tưởng tiếng Latinh làMythos và có ý nghĩa biếu tượng mang nhiều nghĩa bí ấn
12
Trang 15Các Mác và F- Ăngghen đã giải thích khái niệm này theo quan điếmduy vật lịch sử và biện chứng “Huyền thoại là một hình thái ý thức xã hội đãphản ánh thực tại với tất cả bản chất năng động của con người”[ 42].
Tất cả những định nghĩa trên là khái niệm về huyền thoại của các nhànghiên cứu cổ và trung đại Hầu hết các khái niệm này đều gặp nhau ở việcthời gian ra đời, yếu tố hoang đirờng và biếu tượng của huyền thoại chính làlời nói
Từ điển văn học (bộ mói) lại cho rằng: ở thế kỉ XX, huyền thoại trở lạivới nhân loại nó nhập vào dân tộc học, nhân chủng học, nhân loại học, lịch sửvăn học (sáng tác và phê bỉnh) khai thác triệt đê huyền thoại, nhà văn tái hiệnhuyền thoại cổ dưới dạng hiện đại (Xizip, Ăngtigôn) với ý nghĩa hiện đại và
ra đời với những bộ môn phê bình “Phê bình huyền thoại học”, “phân tíchhuyền thoại học”
Hiện nay huyền thoại được nói đến theo nghĩa rộng là huyền thoạinhững câu chuyện có ý nghĩa sâu thắm, vĩnh cửu và toàn nhân loại thườngdưới dạng biếu tượng và có chức năng biểu đạt thân phận con người Nhânvật lịch sử có thể trùng với nhân vật huyền thoại: truyện pha trộn cái thực vớicái hoang đường, cái hư ảo, kì diệu bằng phưcmg pháp phóng đại các kích
cỡ, làm lệch lạc hình tượng nhân vật, sự kiện lịch sử có khi thần bí nó
GS Hữu Ngọc cho rằng: “Huyền thoại là những chuyên do trí tưởngtượng tập thể đặt ra đẻ giải thích những thành tích kì diệu của thần thánh, anhhùng, những hiện tượng tự nhiên hoặc xã hội và gửi gắm những nguyện vọngthầm kín của cộng đồng Huyền thoại nằm sâu lắng trong tiềm thức dân tộc vàtruyền từ thế hệ này sang thế khác qua con đường vô thức” [36]
Như vậy, nói đến huyền thoại là người ta nghĩ ngay đến những yếu tốsiêu nhiên, hoang đường Huyền thoại xưa tôn vinh các nhân vật, các sự kiệnsiêu phàm, nên ngày nay trong đời sống xã hội, ta cũng dùng thuật ngữ ấy đểnói về những sự kiện, những nhân vật kiệt xuất hoặc tài ba trong cuộc sống đờithường, chẳng hạn huyền thoại Trường Sơn, huyền thoại Maradona Do tính
Trang 16chất hư cấu, không có thật của huyền thoại xưa, nên nhiều khi thuật ngữ ấy cònđược dùng để chỉ những sự việc, những mơ ước hão huyền Nhưng trongphạm vi nghiên cứu của luận văn này, chúng tôi xem huyền thoại như mộtphương thức nghệ thuật trong sáng tạo văn học Từ đó, ta có thể đi vào kháiniệm huyền thoại hóa là một phương thức tư duy, sau đó là một kí hiệu nghệthuật, một ngôn từ đặc sắc và hướng tới một xu thế thi pháp văn học đặc thù,
xu thế thẻ hiện Có thê xem đây là một nghiên cứu góp phần tìm hiểu thêm vềphương thức huyền thoại trong tác phấm văn học cụ thế của Mạc Ngôn
1.1.2 Phương thức huyền thoại trong văn học
Có thế nói văn học là một thế giới nghệ thuật trong đó chứa đựng đầy
ắp những huyền thoại Văn học bao giờ cũng hướng tới sáng tạo của huyềnthoại của mình thông qua hình tượng, hình ảnh, biểu tượng nhằm tạo nênnhững giá trị mang ý nghĩa khái quát, lý tưởng
Trong văn học, phương thức huyền thoại được sử dụng không mang ýnghĩa rộng như trong các lĩnh vực khác mà nó được xem như một kỹ thuậtsáng của văn học nói chung và lĩnh vực tiểu thuyết nói riêng Theo cách nóicủa GS Phùng Văn Tửu mối quan hệ giữa huyền thoại và văn học diễn ra trênnhiều bình diễn khác nhau, và huyền thoại hóa là một phương thức nghệ thuậtđộc đáo: Cái thực được diễn đạt qua cái ảo, cái bình thường được thể hiệnbằng cái kỳ lạ, phi thường mà qua đó nhà văn bộc lộ quan niệm về con người,
về đời sống Nó được tạo nên nhờ trí tưởng tượng của nhà văn và đi sâu vàokhai thác, chiếm lĩnh đời sống nội tâm, tinh thần bí ẩn của con người Tất cảđược phản ánh nhờ văn học Từ xa xưa con người đã biết tìm đến huyền thoại
để “Giải thích những hiện tượng tự nhiên bằng những tư duy non nớt, mơ hồ”nhưng đến bây giờ khi những kĩ thuật văn chương tiến bộ vượt bậc và hiệnđại hơn tư tưởng huyền thoại ấy thì những quan niệm đó không còn giá trịtrong một thời gian khá dài Cho đến những năm 60 của thế kỉ XX nhờ có sựhồi sinh mạnh mẽ , huyền thoại đã phục sinh trở lại ở Châu Mỹ Latinh trongsáng tác văn học mang màu sắc huyền thoại tạo thành một trào lưu văn học
14
Trang 17theo chủ nghĩa hiện thực huyền ảo Theo từ điển thuật ngữ văn học: “Các nhàvăn của trào lưu này thường mượn những truyền thuyết dân gian xưa để tạo racác huyền thoại mới Các tác phẩm vừa có những cảnh tượng ly kỉ, hư ảo, vừa
có những chi tiết và hoàn cảnh hiện thực gây cho người đọc cảm giác về hiệntượng nghịch lí” [38] Chính vấn đề này thu hút sự chú ý của văn chương trênthế giới trong đó có Mạc Ngôn
Nói đến huyền thoại chúng ta không thể không nói đến sáng tác củaKafka, người đã sử dụng thành công phương thức huyền thoại hóa khi xâydựng tác phẩm và mang lại một diện mạo mới cho tác phẩm của mình Kafkaluôn coi bản chất của thế giới và con người như một cái gì phi lí, quái dị,
không nhận thức được Chẳng hạn, trong tiểu thuyết Vụ Án nhà văn đã thành
công trong việc xây dựng những biểu tượng nghệ thuật và ông chú tâm vàomiêu tả vào những cái không cụ thế (Khu phố, giới công thương), ngay cảnhững nhân vật trong tác phẩm chỉ mang một cái tên chung là K, không giớithiệu một cách cụ thê về nhân vật K mà ngay cái tên nhân vật và tình tiếttrong tác phẩm cũng tạo cái gì đó mơ hồ, mông lung K tự nhiên bị kết án, kkhông hiểu mình bị kết tội gì K tìm đến những vị chức trách tìm cách biệnmình cho mình nhưng không ai biết và không một lời đáp K chết đời thật philí Nhà văn đã sáng tạo tác phẩm một cách độc đáo và mới lạ thông qua tácphẩm Kafka muốn gửi thông điệp cho người đọc “Chính sự không hòa hợpgiữa con người với cuộc sống với xã hội là cái vô lí và quái dị.”
Văn học như thế giới cúa huyền thoại Sở dĩ nói, như vậy là bởi vì vănbản văn học là một kí hiệu đặc thù, bản thân văn học là một hệ thống ký hiệunghệ thuật đặc thù Đó là hệ thống ký hiệu thứ hai được nhà văn tái mã hóa từ
hệ thống ngôn ngữ của đời sống Huyền thoại cũng là một hệ thống ký hiệunghệ thuật tạo thành một thế giới nghệ thuật của văn chương và cần phải đượcgiải mã Việc xây dựng nên huyền thoại trong văn học là xây dựng nên mộtgiá trị nội tại của văn chương Thông qua những hình tượng văn học, hìnhảnh, biểu tượng văn học tạo nên ngôn ngữ của riêng mình, đó là huyền
Trang 18thoại Hệ thống hình tượng, hình ảnh được sáng tạo bởi nhà văn trong tácphâm bao giờ cũng hướng tới ý nghĩa văn học nhất định, thể hiện quan niệmcuộc sống của tác giả, phạm vi đối tượng của hiện thực cuộc sống mà nhàvăn quan tâm Như vậy, huyền thoại xuất hiện như một hệ thống hình thứcmang giá trị trong thế giới nghệ thuật của tác phâm văn học Đi sâu vào cáchthức xây dựng huyền thoại hay huyền thoại hóa trong văn học chúng ta thấyrằng: Huyền thoại hóa chính là xu hướng xây dựng hình tượng văn học theohướng tách rời đối tượng, hướng về cái chủ quan, lý tưởng văn học Và đặcđiểm lớn nhất của huyền thoại hóa trong văn học đó là tính biểu trưng, không
có thật trong đời sống và khả năng phản ánh hiện thực của huyền thoại Tácphẩm dược xem thành công xuất sắc trong việc sử dụng phương thức huyền
thoại là tiểu thuyết Trăm năm cô đơn của Macket Trong tác phẩm có chi tiết
Rémédied - người đẹp đang tồn tại giữa trần thế lạ không thuộc về cõi thế tục
mà nàng đang sống nên cuối cùng nàng đã bay lên trời Hay những chi tiếtkhông thực do nhà văn sáng tạo ra Những trận mưa lụt, mưa hoa, cái đuôi lợncủa con người, vụ thảm sát 3000 người ở Côlômbia Đã đẩy những cái cótrong thực tế thành những cái phi hiện thực và thậm chí là quái dị để thể hiện
sự tù đọng, trì trệ của xã hội Mỹ Latinh lúc bấy giờ và kêu gợi con người đoànkết để thoát khỏi những trì trệ ấy
Như vậy có thể thấy “phương thức huyền thoại” trong văn học là mộtphương thức sáng tạo được nhiều nhà văn sử dụng, và đã thành công trongsáng tạo nghệ thuật Với phương thức huyền thoại nhà văn dễ dàng hơn trongviệc tiếp cận, lý giải những hiện tượng phức tạp về ý thức cả trong vô thức vàtiềm thức của con người Nó giúp nghệ thuật vượt trên mâu thuẫn giữa cái vôthường và tính chất trường tồn của thời gian, lý giải những điều không thể lýgiải nổi, trong đó có sự lý giải về đời sống tâm linh, tinh thần phức tạp củacon người
1.1.3 Phương thức huyền thoại trong tiếu thuyết Mạc Ngôn
16
Trang 19Như đã nói trên, phương thức huyền thoại hóa là một phương thứcnghệ thuật đã và đang được các nhà văn sử dụng một cách linh hoạt Tuynhiên, mỗi một nhà văn đều có cách vận dụng huyền thoại để chuyển tải nộidung tư tưởng tác phẩm mà nhà văn gửi gắm Mạc Ngôn là một trong nhữngnhà văn đã thành công với phương thức sáng tạo này Ông đã vận dụng huyềnthoại vào tác phẩm của mình một cách độc đáo, đa dạng và nhuần nhuyễn,nhất là tiêu thuyết Nhìn chung phương thức huyền thoại được thể hiện trongcác tiểu thuyết của Mạc Ngôn ở ba điểm sau:
Thứ nhất đó là việc sử dụng các thủ pháp lạ hóa, phóng đại, biến dạng(phân thân, hóa thân) khi miêu tả, nhại các hình thức huyền thoại truyềnthống Có vô số chuyên lạ trong tác phẩm của Mạc Ngôn Chỉ riêng kiểu xử
tử Đàn hương hình kỳ lạ và gớm ghiếc kia cũng còn nhiều chuyên lạ kèm
theo nữa; Như cách ngâm tấm gỗ đàn hương, cách đổ sâm hàng ngày giữ chotội nhân không được chết, rồi chuyện “cướp pháp trường” với đoàn múa hát
Miêu Xoang bị tắm trong bê máu Chuyện lạ trong Đàn hưong hình không
chỉ toàn cảnh ghê rợn mà còn nhiều pha rất vui vẻ hiếm thấy như cảnh “đọrâu” giữa Tôn Bính và viên quan huyện, cảnh bà huyện “đánh ghen” rồi chính
bà lại che giấu Mi Nương ngay trong phòng mình khi nàng bị quan quân đuổi
bắt Hay trong Báu vật của đời cũng không ít chuyện lạ Thế gian này hiếm
có gia đình nào có chín đứa con mà số phận đứa nào cũng éo le bi thảm như giađình Thượng Quan Và Tư Mã Khố, ngoài các giai thoại truyền tụng, tác giảcòn đặc tả vị anh hùng này trước khi bị cách mạng xử tử chỉ yêu cầu được sửasang râu tóc, nhưng lưỡi dao cạo của thợ hót tóc bị mẻ hết vì râu hắn cứng nhưbàn chải bằng dây thép! Chưa hết! Khi một chị công an mở còng cho hắn tựcạo lấy, hắn nhìn rất lâu bộ ngực nhô cao sau lần áo quân phục màu vàng, nói:
“- Này cô em, vú cô không nhỏ chút nào! Dù bị mắng, hắn còn dám nói tiếp:
- Cô em, tôi đã đ không biết bao nhiêu phụ nữ, chỉ tiếc rằng cho đếnnay vẫn chưa đ được một nữ đảng viên Cộng sản” [485] Và ở đâu cóchuyện lạ như cảnh “chợ Tuyết”, không ai được nói câu nào, người đóng vai
Trang 20Công tử Tuyết đeo mạng che mặt được sờ vú chị em! “Ngày hôm đó, tôi sờkhoảng một trăm hai mươi cặp vú Hai tay tôi nâng bầu vú nặng chịch, to
quá cỡ Chị hướng dẫn tôi sờ nắn từng phân da trên vú chị ”[412] Báu vật của đời - nguyên tác tên là Phong nhũ phì đồn, nghĩa là Mông to vú nở Dan
ra “cái vú” - thứ bảo vật luôn luôn được giữ kín và văn chương ta thườngkiêng kị nhắc đến tên thật của nó, mà “cái vú” chỉ là biểu tượng mang nhiều ýnghĩa Dễ thấy hơn cả, hình tượng ấy thể hiện sức sống, sự sinh sôi nẩy nởcủa đất nước Trung Quốc
Đi liền với thủ pháp lạ hóa là sự phóng đại Trong Đàn hirơng hình dễ
gì con người ta sống được khi bị tùng xẻo 500 miếng thịt hay khi lục phủ ngũtạng đã thối rữa sau nhiều ngày bị kiếm “đàn hương” xuyên suốt thân mình
Những chi tiết biến dạng trong Song đọa thác đày cũng không thiếu như: Tây
Môn Náo bị thiêu và đầu thai sang nhiều kiếp khác, người biến thành lừa,trâu, ngựa, khỉ, chó và có sự phân thân giữa người - vật Rõ ràng đây là thủpháp của tác giả và độc giả có lẽ cũng biết tất cả chỉ là do tác giả “bày đặt”(nếu không muốn nói là bịa đặt) và cường điệu lên Những trang sách khônggiống như đời thật ấy lại có sức cuốn hút người đọc chính vì con người ta đếnvới nghệ thuật cốt để tìm cái khác thường, để được cùng tác giả thăng hoa khiđưa trí tưởng tượng bay lên với cảm xúc dâng trào Những giây phút ấy, nhưnhiều nhà văn đã tự bạch, nhân vật (và cả tình tiết đã dự kiến) vượt ra ngoài
sự trù liệu, sắp đặt của tác giả Hầu hết các nhân vật của Mạc Ngôn đều cónhững phút “xuất thần” như thế nhưng người đọc lại không nghĩ đó là chuyệnhoang đường, vì nó bắt nguồn từ cảm xúc chân thực của tác giả và dựa vàobản chất, vào khả năng tiềm tàng có thật của nhân vật cũng như tình huống
câu chuyện Hình phạt Đàn hưong hình có thẻ chưa xảy ra như thế, nhưng sự
dã man của bọn phong kiến Trung Hoa là có thật và nhân loại đã nhiều lầnchứng kiến con người đã biến thành quỷ dữ khi cái ác lồng lên hoặc được kích
thích vì một tham vọng nào đó; có thẻ không có ai như Tôn Bính trong Đàn hưong hình và mẹ con nhà Thượng Quan trong Báu vật của đời đã chịu đựng
18
Trang 21nối cảnh đày đoạ ghê gớm như thế, nhưng nhân loại từng biết những conngười - thường là những anh hùng - đã chứng tỏ sức chịu đựng phi thường.Vừa có những chi tiết kỳ lạ vừa tạo ra chi tiết thực để hấp dẫn người đọckhiến cho người đọc chập chờn giữa cái thực và cái ảo - Đó là sự tài tình củaMạc Ngôn.
Thứ hai, Huyền thoại hóa ở cả cốt truyện và nhân vật trong tác phẩm.Bằng hiện tượng phân mảnh cốt truyện, lồng ghép hư thực ở cốt truyện vànhân vật đó là sự chồng chất các kết cấu lồng ghép Kết cấu lồng ghép chính
là một phương thức đan cài các thành phần xen vào cốt truyện Lồng ghép dễnhận thấy nhất là lồng ghép các cốt truyện, các môtíp, các bình diện của đờisống, lồng ghép các hệ thống nhân vật, lồng ghép huyền thoại và hiện thực, dã
sử và lịch sử, phong tục và cá nhân, lịch sử và cá nhân Chúng ta dễ dàng
thấy điều này qua các tiểu thuyết của Mạc Ngôn: Cao lương đỏ, Báu vật của đời, Đàn hương hình, Song đọa thác đày, Êch
Trong hầu hết các tiểu thuyết Mạc Ngôn, chúng ta thấy ông cũng sửdụng không gian, thời gian mang tính huyền thoại Đây là một trong nhữngdạng thức quan trọng của nghệ thuật huyền thoại hóa, đó là biện pháp làm
nhòe mờ, đảo lộn trật tự không gian, thời gian của kết cấu trần thuật Sụ
chồng xếp các lớp thời gian: Hiện tại chồng lên quá khứ, thời gian sự kiệnchồng lên thời gian tâm trạng Khiến cho nhân vật luôn có sự lẫn lộn giữathời gian hiện tại và thời gian quá khứ, tương lai Phù hợp để nhân vật thê
hiện những cảm xúc của mình Chẳng hạn trong tiểu thuyết Báu vật của đời
không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật đạt đến độ biến hoá, ảo diệu.Không gian nghệ thuật có sự đan xen, chuyển hoá linh hoạt giữa các mảngkhông gian hiện thực, không gian tâm tưởng, không gian huyền thoại Dòngthời gian tuyến tính trong tác phâm bị đứt gãy bởi hiệu quả của các yếu tố: Saitrật, ngoái lại, báo trước, quãng ngưng, dán ghép
1.2 Song đoạ thác đày trên hành trình tiếu thuyết của Mạc Ngôn
1.2.1 Con đuờng sáng tạo nghệ thuật của Mạc Ngôn.
Trang 22Mạc Ngôn là nhà văn lớn của Trung Quốc và Thế giới Giải Nobel vănhọc năm 2012 đã thuộc về ông đã khăng định vị trí và tài năng của Mạc Ngôntrên văn đàn quốc tế Để có được thành quả ấy, không chỉ có tài năng mà ông
đã trải nghiêm bằng chính cuộc đời mình trong cuộc sống gia đình, quê hương
- nơi ông sinh ra, và ông đã chọn cho mình một con đường sáng tạo nghệthuật riêng
Mạc Ngôn sinh ngày 17 tháng 2 năm 1955 tại huyện Cao Mật, tỉnh SơnĐông, Trung Quốc Tên thật của ông là Quản Mạc Nghiệp, Mạc Ngôn là bútdanh Quê hương Cao Mật vốn là một huyện nghèo nàn, lạc hậu nhưng chínhnơi đây đã hun đúc cho tâm hồn và nguồn cảm hứng một “cái bao tải khổnglồ” tất cả các sáng tác của Mạc Ngôn Ông sinh ra trong một gia đình nghèokhố nhưng rất yêu văn chương Những người lớn trong nhà là cả kho truyện
kể, cứ đêm đêm Mạc Ngôn và các anh chị thi nhau kê chuyện Và cho tới bâygiờ nhà văn vẫn nhắc tới được 300 câu chuyện, cứ mỗi câu chuyện ấy sau này
là một tiểu thuyết Chính gia đình là nôi nuôi dưỡng tâm hồn văn chương vànguồn tài liệu khống lồ cho nhà văn sáng tác
Từ khi là một đứa trẻ Mạc Ngôn đã nếm trải những vất vả, cực nhọc ,nghèo khó Ong đã kê về tuổi thơ của mình “Hồi nhỏ tôi đi chăn trâu, lúc nàobụng cũng đói, bị mệt bèn nằm dài ra đất ngẩn ngơ nhìn mây trắng trên trời,bởi vì tôi cảm thấy đám mây trắng kia dường như sẽ lập tức biến thành cáibánh bao rơi vào mồm tôi Giờ nhìn thấy đường chân trời, tôi lại nhớ tới thờiniên thiếu nghèo khó của mình Tôi đứng bên của sổ, nhìn dòng nước lớnlững lờ trôi mà cảm thấy vừa rợn ngợp vừa tráng lệ Một ấn tượng sâu đậmnữa chính là tiếng kêu của hàng trăm ngàn con ếch, inh tai nhức óc, có khingay trong đêm khuya, nghe như tiếng ma quỷ Nước lũ và tiếng ếch kêu làhai nỗi ám ảnh lớn nhất quanh tuổi thơ tôi.” [72.] Từ rất sớm, Mạc Ngôn đãthể hiện rõ là một đứa trẻ thông minh, lém lỉnh, ham học và có khiếu vănchương, sự say mê văn học Đi học lúc sáu tuổi và biết đọc, chín tuổi đã đọc
nhiều quyển sách có được trong thôn: Tam Quốc Diễn Nghĩa, Thủy Hử, Nho
20
Trang 23Lâm Ngoại Sử Phá Hiểu Kỷ , Ông lão đánh cá và con cá vàng của Puskin, Cô
bẻ bán diêm của Andersen, Quản nhà Lâm của Mao Thuẫn, Tưòng lạc đà của Lão Xá, Khuất Nguyên của Quách Mạc Nhược Ong say mê sách như những
vụn sắt bị nam châm hút Nội dung những cuốn sách ấy vô cùng hấp dẫn đã
để lại trong lòng ông ấn tượng khó quên, như lời Mạc Ngôn từng nói: “mấyquyển sách giáo khoa văn học ấy đã mở rộng tầm mắt tôi rất ghê” Đó lànhững Thân Công Báo cưỡi trên lưng báo, Thố Hành Tôn động thổ (trong
Phong Trần diễn nghĩa), những mối tình ngây thơ của các cô gái trong từng
trang sách hay những cái chết đau lòng Tất cả hiện lên sống động trước mặt
và ám ảnh trong tâm hồn ông Mạc Ngôn đã bắt đầu “cuộc đời đọc sách” củamình Cách mạng văn hóa diễn ra Mạc Ngôn đang học giở tiểu học (lóp 5)đành phải nghỉ học, đi làm nhiều việc khác nhau ở nông thôn để miru sinh
Tháng 2 năm 1976 Mạc Ngôn gia nhập quân đội Luôn ấp ủ trong mìnhgiấc mơ học Đại học để trở thành nhà văn, Mạc Ngôn đã giành nhiều thờigian cho việc nghiên cứu sách về lí luận và chính trị rồi tập tành sáng tác.Năm 1984, Mạc Ngôn đã trúng tuyển vào khoa văn thuộc Học viện nghệ thuậtquân giải phóng, năm 1986 ông tốt nghiệp Năm 1988 Mạc Ngôn trúng tuyểnlớp nghiên cứu sinh khoa lí luận sáng tác thuộc học viện văn học Lỗ Tấntrường Đại học sư phạm Bắc Kinh lấy bằng thạc sĩ năm 1991 Hiện nay ôngđang là sáng tác viên của cục chính trị - Bộ tổng tham mưu quân giải phóngcủa Nhân Dân Trung Quốc Những kiến thức học được ở hai viện trên đã giúp
sự nghiệp sáng tác văn học của ông thăng hoa
Tác phấm góp phần làm nên tên tuổi Mạc Ngôn là truyện vừa Cao lương diở(T987, bản tiếng Anh Red Sorghum, 1993 ) Đây là mốc son trên chặng đường văn học của ông Cao lương dỏ đưa độc giả trở về thập niên
1920 - 1930, trên mảnh đất quê hương của chính tác giả - mảnh đất Cao Mậtcủa tỉnh Sơn Đông Những nhân vật trong truyện hiện ra đầy cá tính, khíphách, sống ngang tàng, lạc quan như những ngọn cao lương thắng tắp vút lêntrên bầu trời Cao Mật Đây là nét tính cách điển hình của người dân Cao Mật
Trang 24mà chúng ta sẽ gặp lại trong rất nhiều các tác phẩm sau này của Mạc Ngôn.Ông thường lấy hình ảnh của người dân sống trên mảnh đất quê hương để
nhào nặn thành các hình tượng văn học Cao lương dỏ ca ngợi tình yêu và sự
tự do Tác phẩm vừa khốc liệt, vừa bay bống, vừa rất thực mà lại hòa trộn cảnhững yếu tố kỳ ảo, phi thường Tác phấm đã được đạo diễn tài danh TrươngNghệ Mưu dựng thành phim và được giải Con gấu vàng ở Liên hoan phimBerlin 1998 Từ đấy tên tuối của Mạc Ngôn được nhiều độc giả biết đến
Phong nhũ phì đồn {Báu vật của đời, 1995, bản tiếng Anh Big Breasts and Wide Hips 2004) là một bích họa lịch sử miêu tả Trung Quốc thế kỉ 20 qua lăng kính cuộc sống của một gia đình Báu vật của đời là một tác phâm nổi tiếng khác trong vốn liếng văn chương của Mạc Ngôn Nó tìmg là hiện
tượng của nền văn học Trung Quốc, tác phẩm được Hội Nhà văn Trung Quốc
trao giải nhất ở thể loại tiêu thuyết năm 1995 Báu vật của đời đem lại cái
nhìn khái quát về giai đoạn lịch sử hiện đại của Trung Quốc, vẫn lấy bối cảnhchính là huyện Cao Mật, Mạc Ngôn đã đưa tới cho người đọc những mảngsáng - tối, khuất - tỏ của lịch sử Trung Quốc trong vòng 100 năm Tác phẩm
là đại diện tiêu biểu cho phong cách sáng tác dựa trên đề tài lịch sử của ông
Tiểu thuyết Song đọa thác đày (2006, bản tiếng Anh Life and Death are WearỉngMe Out 2008) sử dụng sự trào phúng đế mô tả cuộc sống thường
nhật và những biến chuyên dữ dội ở nước Cộng hòa Nhân dân non trẻ lúc bấygiờ
Đàn hương hình{200A, in bản tiếng Anh Sandaỉwood Death 2013) là câu
chuyện về sự tàn bạo thuở đế chế phong kiến đang sụp đổ Sử dụng chất liệuvăn học dân gian làm phông nền khắc họa một giai đoạn lịch sử đẫm máu ởTrung Quốc từ năm 1895-1915 Khi đó Trung Quốc trở thành chiếc bánh ga-
tô ngon lành đê các đế quốc chia nhau xâu xé Triều đình Mãn Thanh thối nát,bất lực Quan lại đương thời hoặc tiếp tay cho giặc hoặc ươn hèn, thối chí.Đời sống nhân dân vô cùng rối loạn, " lãnh tụ " của cuộc khởi nghĩa chốngquân Đức ở huyện Cao Mật khi đó chỉ là một ông bầu gánh hát Tác phẩm
22
Trang 25này đã đem về cho Mạc Ngôn giải Mao Thuẫn - giải thưởng văn học danh giá
nhất tại Trung Quốc Chất liệu văn hóa dân gian được sử dụng trong Đàn hương hình là hý kịch Miêu Xoang, một loại nhạc dân gian phổ biến ở vùng
đông bắc Cao Mật Tiểu thuyết một lần nữa khắc họa tính cách ngang tàng,khí khái, lạc quan của người dân Cao Mật trên cái nền là những sự kiện cách
mạng nóng hổi Đàn hương hình ngoài việc giới thiệu về lịch sử của hý kịch
Miêu Xoang còn cho người đọc biết về lịch sử các ngón đòn tra tấn, tử hình ở
Trung Quốc Tác phẩm mói nhất của Mạc Ngôn Êch (2009, bản tiếng Pháp Grenoin ilỉes 2011) Mạc Ngôn kể về truyền thống trọng nam khinh nữ ở
Trung Quốc, dẫn tói việc phá thai và bỏ mặc những bé gái kéo dài tới ngày
nay ở nhiều vùng nông thôn Ẽch là câu chuyên kể về một cô vợ lẽ ở nông
thôn Trung Quốc bị buộc phải phá thai và triệt sản Đồng thời phác họa những
hệ lụy của chính sách một con độc đoán của Trung Quốc
Có thể nói, Mạc Ngôn đã sáng tác một sự nghiệp văn học khá đồ sộ với
11 bộ tiểu thuyết dài, 30 truyện vừa, 100 truyện ngắn, 5 tập tản văn, 9 kịchbản phim, 2 kịch bản kịch nói Tác phẩm của ông đã được dịch ra nhiều thứtiếng và đoạt nhiều giải trong và ngoài nước Qua sự pha trộn vừa hư ảo vừathực tế, vừa mang tính lịch sử vừa mang tính xã hội đương đại, Mạc Ngôn đãtạo ra một thế giới khiến người ta nhớ đến những sự phức tạp của cuộc sốngnhư trong các tác phẩm của William Faulkner (Nobel Văn học 1949) vàGabriel García Márquez (Nobel Văn học 1982) trong khi vẫn giữ phong cáchvăn chương Trung Hoa cố và văn hóa dân gian truyền thống Ngoài tiểuthuyết, Mạc Ngôn còn xuất bản nhiều truyện ngắn và tạp luận về những đề tàikhác nhau, và mặc dù ông giương mũi nhọn chỉ trích đối với xã hội đươngthời nhưng trên quê hương của mình ông vẫn được xem là một trong nhữngtác giả đương đại xuất sắc nhất
Con đường đến với nghệ thuật của Mạc Ngôn không phải là thuận chèomát mái như nhiều người tưởng mà là quanh co, trắc trở Song nhờ có ý chí,nghị lực, kiên trì và có ước mơ ông đã làm nên tên tuổi và sự nghiệp của mình
Trang 26trên văn đàn văn học Trung Quốc và Thế giới Để có được thành công ấyngoài yếu tố bản thân còn có yếu tố quê hương, gia đình và chính con ngườiMạc Ngôn Bang cách viết về quá khứ, chọn phong cách hiện thực huyền ảotinh tế và khéo léo Mạc Ngôn đã tạo cho mình một phong cách riêng khác vớicác nhà văn đương thời.
Các giải thưởng văn học mà ông đã giành được :
• Giải nhất hội nhà văn Trung Quốc cho tiêu thuyết Báu vật của đờitháng 12 năm 1995
• Giải Mao Thuẫn cho tiểu thuyết Đàn Hương hình
• Giải tiểu thuyết toàn quốc lần thứ tư 1987 cho Cao Lương Đỏ,Trương Nghệ Mưu dựng thành phim và được giải Con gấu vàng ở Liên hoanphim Berlin 1998
• Giải văn học hên hiệp ( Đài Loan)
• Giải văn học nước ngoài Laure Batlin của Pháp
• Giải thưởng lớn cho văn hóa Châu Á (Nhật)
• Huân chương kỵ sĩ nghệ thuật văn hóa Pháp tháng 3 năm 2004
• Tiến sĩ văn học danh dự cho trường ĐH công khai Hồng Công traotặng tháng 12 năm 2005
• Tiểu thuyết Ềch mới nhất đạt giải văn học Mao Thuẫn 2010.
• Giải Nobel văn học tháng 10 năm 2012
1.2.2 Tiếu thuyết Mạc Ngôn - một cái nhìn khái lược.
Mạc Ngôn thành công nhất ở nhiều thẻ loại nhưng thế loại ghi danh têntuổi của ông với độc giả thế giới vẫn là tiểu thuyết Tiểu thuyết là một thế loạiquá quen thuộc với mỗi chúng ta, song khi đọc tiểu thuyết của Mạc Ngôn vẫnluôn cuốn hút người đọc bởi các yếu tố thực ảo cứ hòa quyện vào nhau, tạonên sự hấp dẫn bởi các chi tiết, nhân vật tạo nên Đế có được thành công ấyngoài sự dam mê, sự tìm tòi còn đó chính là sự trải nghiệm, quan niệm củanhà văn về tiểu thuyết nói riêng và văn học nói chung
24
Trang 27Tất cả những gì tiểu thuyết phản ánh đều xuất phát từ cuộc sống thựctại Mạc Ngôn đã từng đưa ra nhiều định nghĩa về tiêu thuyết: tiểu thuyết đó
là sự ghi chép “những tưởng tượng ngông cuồng của nhà văn hay đó là sự kếthợp giữa cõi mộng với sự thật,cũng có lúc nó là cái thùng chứa đựng nhữngtình cảm của nhân loại, tiêu thuyết là lát cắt có tính sinh lý đời sống tinh thần
của nhà văn ".Trong một bài phát biểu Bài ca cây tỏi thiên đường nhà văn
đã từng viết: “Khi viết cuốn tiểu thuyết sát sao với hiện thực xã hội, vấn đềlớn nhất mà tôi đối mặt thực ra không phải là chuyên tôi dám hay không dámphê bình các hiện tượng đen tối trong xã hội mà là chuyện những cảm xúc vàlòng căm giận bừng bừng ấy có thế làm cho chính trị áp đảo văn học, khiếncho bộ tiểu thuyết đó trở thành một phóng sự tường thuật sự kiện xã hội.Nhiều tiểu thuyết là một con người trong xã hội, lẽ tự nhiên phải có lậptrường và quan điểm của con người, coi tất cả mọi người đều là con người đê
mà diễn tả Chỉ có như vậy văn học mới có thể khởi đầu sự kiện và vượt qua
sự kiện, quan tâm chính trị nhưng lớn hơn chính trị
Có thể là do tôi từng trải qua cuộc sống gian khó lâu dài, điều đó khiếntôi có sự hiểu biết khá sâu sắc về tính người Tôi biết thế nào là dũng cảm thật
sự, cũng hiểu được buồn thương là gì Tôi hiểu trong cõi lòng mỗi người đều
có một vùng mờ ảo; cái vùng ấy khó có thể diễn tả thỏa đáng bằng một từ ngữđơn giản nó là phải hay trái, thiện hay ác Cái vùng ấy chính là vùng trời đấtbao la mà nhà văn có thể thi thố tài hoa của mình Chỉ cần là một tác phẩm
mô tả chuẩn xác, sinh động cái vùng mờ ảo đầy những mâu thuẫn ấy, thì cũngtất nhiên sẽ vượt qua chính trị và có được những phâm chất văn học ưu tú.”
(Trích trong Diễn từ Nobel, bản dịch của Nguyễn Hải Hoành ngày 13 tháng 12 năm 2012).
Mạc Ngôn đã từng phát biêu quan niệm của nhà văn khi cầm bút viếttiểu thuyết Theo ông đã là tiểu thuyết thì ít nhất về ngôn ngữ tác phẩm sauphải khai thác tác phấm trước, cốt truyện phải độc đáo và không thể là sự lặplại Mỗi tiểu thuyết của ông là một con đường tìm tòi, sáng tạo độc đáo, tạo ra
Trang 28những phong cách tiểu thuyết riêng: Phong cách Hiện thực huyền ảo như Tửu quốc; phong cách Tân lịch sử như Báu vật của đòi và Đàn hương hình Thế
nhưng, có một chất keo dính kết các tiểu thuyết góp phần làm nên phong cáchtác giả chính là cách lạ hoá văn chương trong miêu tả, kể chuyện Mạc Ngôncũng từng nói xu hướng của ông là “lấy không có tư tưởng làm vinh”, đặc biệtkhi sáng tác tiếu thuyết Cái ông gọi là “ không có tư tưởng” tức là trong tiểuthuyết nhà văn không được lấy tư tưởng của mình đê áp đặt cho nhân vật mànhân vật phải tuân theo logíc của cốt truyện Cho dù trong các tiểu thuyết củamình viết ra vẫn mang cách nghĩ của nhà văn nhưng chỉ dừng lại ở cách nghĩchứ không thể phát triên lên thành tư tưởng
Tuổi thơ sống trong nghèo đói, trong những lo lắng và tủi nhục vềmiếng cơm manh áo càng khiến cho Mạc Ngôn có cái nhìn về cuộc đời vàchân thực hơn: “Tôi là người xuất thân từ tầng lớp thấp kém, tác phấm của tôichứa đầy quan điểm thế tục Nếu ai đó định tìm thấy những điều tao nhã sangtrọng trong tác phâm của tôi, chắc chắn họ sẽ thất vọng Đó là điều không thể.Người thế nào nói lời thế ấy, cây nào thì quả ấy, chim nào thì tiếng hót ấy.Tôi lớn lên từ cái đói rét cơ hàn, đã từng chứng kiến nhiều cảnh khổ đau vàbất công” [52] Một nhà văn đã từng nói: “Tiếu thuyết Mạc Ngôn được moi
ra từ chiếc bao tải rách của cái làng Đông Bắc, Cao Mật ấy” Tất cả nhữngtiểu thuyết của ông đều lấy cảm hứng từ làng quê nơi ông sinh ra, với MạcNgôn “chiếc bao tải” ấy là một kho báu quý giá Ông trở thành vị hoàng đếkhai thiên lập địa của văn học làng Đông Bắc để được tha hồ hò hét, hạ lệnh,muốn làm mưa làm gió gì trong tác phâm của mình “cái ập vào đầu óc tôi lạitoàn là tình cảm quê hương” Mạc Ngôn cho rằng, tác phẩm giúp ông nổi
tiếng là Củ cà rốt trong suốt viết về quãng đời nhọc nhằn của chính mình.
Tuy nhiên, tác phấm đưa tên tuổi Mạc Ngôn bay khắp lãnh thổ Trung Quốc
và vươn ra quốc tế là Cao lương đỏ Mạc Ngôn tiếp tục khai thác mảnh đất quê hương thành những tác phâm tiếp theo như Châu chau đỏ, Củ cải đỏ, Bông hoa trắng, Hoan lạc, Ouổc tửu, Báu vật của đời
26
Trang 29Đối với tiểu thuyết trong quan niệm của Mạc Ngôn là nó phải có huơng
vị tiểu thuyết, ông cho rằng: “Tôi thích đọc những tiểu thuyết có mùi vị, tôinhận thấy những cuốn tiểu thuyết có “mùi vị là những cuốn tiểu thuyết hay,những cuốn tiểu thuyết độc đáo là cuốn tiểu thuyết hay nhất, những nhà vănlàm cho cuốn tiểu thuyết của mình chứa đầy hucmg vị là nhà văn giỏi, nhữngnhà văn làm cho cuốn sách của mình có hương vị độc đáo riêng là nhà văngiỏi nhất” Tạo ra một thế giới mùi vị đó là sở trường của Mạc Ngôn, xuấtphát từ trực giác và sự di chuyển vào tâm linh, Mạc Ngôn đã tạo ra thế giớiđầy mùi vị bằng cảm giác, năng lực nắm bắt cảm giác trong tiểu thuyết MạcNgôn gắn liền với quan niệm nghệ thuật về thế giới vừa có chiều sâu tâm linh,vừa sống động Dùng bút pháp tả thực, dựa vào kinh nghiêm sống của nhàvăn, đặc điểm là những kí ức về quê hương để mang mùi vị tới cho các vật thể
như trong Đàn hương hình có sự đan xen giữa thực và ảo, mùi dầu cháo quậy
thơm lừng như đọng lại kí ức của mỗi người
Trong quan niệm tiểu thuyết của Mạc Ngôn, tiêu thuyết không chỉ cómùi vị mà còn có cảm giác của sự sống Nhìn chung, tiểu thuyết Mạc Ngôn bịảnh hưởng bởi trường phái cảm giác mới “ khi viết văn nhà văn phải huyđộng mọi giác quan của mình: Vị giác, thính giác, khứu giác hoặc là một cảmgiác kỳ diệu vượt qua tất cả mọi cảm giác kể trên” [ 49.19] Trong tiểu thuyết
Song đọa thác đày Mạc Ngôn coi trọng nhiều chi tiết mới mẻ của tác giả.
Trước hết, là cách miêu tả cảm giác như một sự say mê và tài hoa Nhiềungười xem tiểu thuyết Mạc N gôn là tiểu thuyết mới, nó không đơn thuần miêu
tả hiện thực bề ngoài mà nhấn mạnh cảm thụ trực giác đưa cảm giác chủ quanvào trong khách thể nhằm tạo ra một hiện thực mới mẻ Ngoài ra, tác giả cònthể hiện nhiều chi tiết, sự kiện khác thường, độc đáo và khả năng kích thíchhứng thú cho người đọc Mở đầu tác phẩm qua lời kê của nhân vật tôi hìnhảnh Tây Môn Náo chịu nhục hình kêu oan trước điện: “Rồi một ngày kia, tôi
bị bỏ vào vạc dầu, thân thê tôi bị bọn tiểu quỷ nhào lên lật xuống như người tarán một con gà, đau đớn không thể tả Sau đó chúng dùng gậy xiên qua người
Trang 30tôi, đưa lên cao rồi đem đặt lại trên đại điện Từ trong thân thể tôi rỉ ra nhữnggiọt dầu tí tách, chảy thành dòng trên sàn, từ đó bốc lên một làn khói vàngvàng ( ) Tôi biết mình đã bị khô giòn, chỉ cần một cái chạm nhẹ là vỡ ra từngmảnh Trong ánh sáng rực rỡ của hàng ngàn ngọn nến từ trên caoxuống ”[1.12]; Khi miêu tả về cái chết, người ta tránh nói nhiều thì người kêchuyện ở đây lại kể với cảm giác và truyền cảm giác ghê rợn cho người đọcchứ không phải là nỗi đau trước cái chết thông thường Cảm giác không tồnthực tế chúng chỉ có siêu nhiên do thị giác, thính giác, xúc giác đã tạo ra mộthoàn cảnh đặc biệt mà thôi Hay đó, là cảm giác đặc sắc trong việc miêu tảkhả năng giao lưu giữa người và vạn vật gây tò mò cho độc giả như cuộc trò
chuyện giữa Hàn Chim và Sói, giữa Kim Đồng với những bầu vú trong Báu vật của đời Trong quan điểm phương Đông, vạn vật tương liên tương thông,
tương cảm nên con người với vạn vật chỉ là một Đó cũng là cơ sở cho nhữngcuộc rong ruổi cảm giác trong kể tả Đặc biệt trong quá trình miêu tả cảmgiác, người kể chuyên còn cấp cho nhân vật những mùi vị riêng, ơ diêm nàyMạc Ngôn rất gần với W.Faulknner Nhân vật của W.Faulknne có “mùi cây”như Caddy trong “Âm thanh và cuồng nộ”, nhân vật của Mạc Ngôn có Tư MãLương mùi “hăng hắc cây hòe”, MaLôa mùi “ngay ngậy” Kỷ Quỳnh Chi mùi
“kem đánh răng”, Lai Đệ “mùi chua”, Kim Một Vú mùi “sữa tươi” hoặc làgắn với ấn tượng “Đinh Câu, sa panh, đen nhẻm, nụ cười có gai” Tạo ra mộtthế giới mùi vị bằng cảm giác là sở trường trong miêu tả của nhà văn xuấtphát từ trực giác và di chuyến vào tâm linh, sáng tạo ra một thế giới mới mẻ.Năng lực nắm bắt cảm giác trong tiểu thuyết của Mạc Ngôn gắn vói quanniệm nghệ thuật về một thế giới vừa có chiều sâu tâm linh vừa sống động
Hầu như khi sáng tác nhà văn luôn huy động mọi tế bào của cơ thể đêkhám phá hiện thực Dù là một làn gió nhẹ, một nhánh cỏ, một cây cao lương,một giọt nước trong Cũng được miêu tả có hồn mang đậm chất chủ thể hóa.Tác giả mượn nhân vật trong truyện Hồng Hoàng để nói lên ý đồ sáng tác củamình: “Sẽ có ngày tôi soạn một vở kịch chân chính, trong đó có mộng ảo và
28
Trang 31hiện thực, khoa học và đồng thoại, thượng đế và ma quỷ, ái tình và mại dâm,cao quý và ti tiện, mĩ nữ và đại tiện, quá khứ và hiện tại Đều được đan xenvới nhau, gắn chặt với nhau, cái nọ nối cái kia tạo thành một thế giới hoànchỉnh” [52] Theo quan niệm của Mạc Ngôn, các giải thưởng văn học và vinh
dự cá nhân không phải là những thứ quan trọng, bởi trung thực mới là thứđáng quý nhất của con người, nó là vấn đề đạo đức Trong quá trình sáng tácvăn học cũng như tiểu thuyết Mạc Ngôn luôn tìm cho mình một lối đi riêng,ông đã tìmg mong muốn viết ra những thứ thuộc về mình, nó khác với nhữngngười khác, và cũng khác với các nhà văn phương Tây, các nhà văn TrungQuốc Chính niềm khát khao ấy, là động lực giúp nhà văn không ngừng đổimới trong quan niệm và sáng tạo trong văn chương, sự sáng tạo ấy theo ôngkhông phải sự chen nhau chạy theo mốt mà là cách viết những gì quen thuộc,với ngòi bút tả thực cùng sự tưởng tượng của nhà văn để tạo ra những “mùivị” không tồn tại và những sự thực không có thực, làm cho tiểu thuyết có cảmgiác của sự sống Mạc Ngôn đã làm thay đổi diện mạo nền văn học đương đạibằng những quan niệm nghệ thuật như Ông đã làm mờ và phá đi trung tâmcủa chủ đề phân tích và phán xét văn hóa của tác phấm tìm về cội nguồn, tiếntới làm cho lịch sử trở thành đối tượng thâm mỹ và lĩnh vực tưởng tượng siêunhiệm Và giải Nobel văn học năm 2012 dành cho Mạc Ngôn chính là kết quảghi nhận cụ thê nhất
1.2.3 Song đọa thác đày - một tiếu thuyết thành công của Mạc Ngôn
ỉ 2.3.1 về đề tài
Mạc Ngôn đã từng nói “Tìm kiếm sự thay đổi là mục tiêu của nhữngngười sáng tạo nghệ thuật và đó cũng là điều hiển nhiên vì cách tư duy củachúng ta sẽ tự khắc thay đối theo thế giới không ngừng biến động Chăng cónhà văn nào là không thay đổi trong suốt quá trình cầm bút” Do đó, các sángtác của Mạc ngôn có phạm vi đề tài khá rộng như: Phản ánh sinh hoạt của
quân đội thời hiện đại {Bãi cát đen, Đoạn thủ), miêu tả phong tục tập quán nông thôn (Vết hõm trong dép cỏ), phản ánh lịch sử, suy ngẫm nhân sinh {Củ
Trang 32cà rổt trong suốt, Làm đường), phản ánh cuộc kháng chiến chống quân xâm lược {Gia tộc Cao ỉuong đỏ, Báu vật của đòi, Đàn hưong hình), viết về người nông dân và xã hội Trung Quốc thời ki cải cách {Sổng đọa thác đày) Đề tài
trong tiểu thuyết Mạc Ngôn vô cùng phong phú, những chuyện trên trời dướiđất, từ tài tử đến giai nhân, sơn cùng thủy tận tất cả đều có thể bước vàonhững câu chuyện của nhà văn
Các tác phâm của Mạc Ngôn luôn chuyển tải những chủ đề nóng bỏngnhất của lịch sử và thời đại Sở dĩ như thế là vì ông sống trong một bói cảnhthời đại lịch sử đầy những biến động, mang tính bi kịch Đó là sự trói buộcchính trị, là cuộc “Đại cách mạng văn hóa vô sản” và còn là vấn đề nhận thứclại cuộc sống Bối cảnh lịch sử xã hội Trung Quốc năm mươi năm đầu của thế
kỉ XX : Đó là công cuộc cải cách ruộng đất ở nông thôn, đấu tố địa chủ, đãmắc sai lầm nghiêm trọng như thời cổ đại Tiếp đó, công cuộc xây dựng Chủnghĩa xã hội với những mô hình ấu trĩ, duy ý chí, “công xã nhân dân”, phongtrào “Đại nhảy vọt” Tình trạng quan liêu cửa quyền, tham nhũng triền miên,kinh tế suy đốn Xã hội điêu tàn, chính trị khủng hoảng, văn nghệ khô cứng.Tình trạng đó tất yếu phải dẫn đến một sự đố vỡ nào đó Vai trò lãnh đạo chủtịch Mao Trạch Đông suy yếu, cặp Lâm Bửu - Giang Thanh rồi đến “bè lũbốn tên” chụp lấy cơ hội thao túng chính trường, đặc biệt “Mười năm Đạicách mạng văn hóa vô sản” Thực chất cách mạng văn hóa chỉ diễn ra trong
ba năm (1966 - 1969) nhưng hậu quả của nó kéo dài đến 1979 và nhiều dichứng lâu dài hơn Lịch sử gọi đó là “Mười năm động loạn”, văn hóa nghệthuật chân chính bị tê liệt Thay vì cải tổ, cải cách vực dậy tình trạng suy đốnđất nước, Lâm Bưu - Giang Thanh và “bè lũ bốn tên” âm mưu cướp đoạtchính quyền của Đảng - Nhà nước bằng cách mở chiến dịch mang tên “Đạicách mạng văn hóa vô sản” Nhân danh cách mạng chân chính, thực chất họ
là phái tả (nghĩa là duy trì cách mạng vô sản một cách cực đoan, tiến hành vội
vã, làm ẩu, áp đặt bất chấp thực tiễn và bỏ qua quy luật, đốt cháy giai đoạn),
họ tung nhiều “chưởng”, tàn bạo, dã man, đạp thêm cho đất nước Trung Quốc
30
Trang 33ngày càng lún sâu xuống vũng bùn suy đồi Lịch sử Trung Quốc sẽ khôngbao giờ quên “Mười năm động loạn”, khủng khiếp hơn cả thời đế chế TầnThủy Hoàng Trong thời kì xây dựng hòa bỉnh mà có tới hàng triệu người,trong đó có hàng trăm văn nghệ sĩ - cách mạng bị bức hại đến chết, tất cảtrường Đại học, học viện đóng cửa Từ sau năm 1976 đến 1982 nhữngngười Đảng viên cộng sản chân chính với sự ủng hộ của quần chúng cáchmạng, kiên quyết đấu tranh chống “bè lũ bốn tên” đã giành lại quyền lãnh đạocách mạng Đất nước Trung Quốc tìm ra đường lối mở cửa, phát triển “Bốnhiện đại hóa” theo đường lối tư tưởng của lãnh tụ Đặng Tiểu Bình Từ đó,cuộc sống xã hội có nhiều thay đổi, từ sự bưng bít, trói buộc đến sự tự do, mởcửa giao lưu Như một tất yếu lịch sử, trong hoàn cảnh đó con người phảinhận thức lại các giá trị Văn nghệ sĩ luôn là người nhạy cảm nhất, nhanh nhấttrước thời cuộc, văn hóa cuộn mình trội dậy Dòng văn học “vết thương”,dòng văn học “sám hối” với những tác phẩm sục sôi đòi thanh toán nỗi uất ức
“Mười năm khủng khiếp” triệt để phê phán giai đoạn sai lầm, ấu trĩ đã ra đời,
mở ra thời ki phục hưng văn học Từ năm 1982 trở về sau, phong trào văn học
“Trăm hoa đua nở” những cây bút trẻ hăm hở tìm tòi phương pháp mới đồngthời kế thừa phương pháp truyền thống của Trung Quốc và nhân loại Nhiềuphong cách mới, tác giả mới xuất hiện mau chóng tạo ra sức thu hút mạn mẽtrong đời sống văn học nghệ thuật Văn học “lột xác” đê phục hưng nền vănhóa Trung Quốc Mạc Ngôn cùng với các đồng nghiệp của mình như TrươngHiền Vượng, Vương Mông, Giả Bình Ao, Cao Hiểu Thành làm nối bật lêncho nền văn học nước nhà với hàng trăm tác phám xuất sắc Đã bắt kịp tưtưởng, phương pháp nghệ thuật Tây Au - Nga, Mỹ
Trong số các nhà văn ở Trung Quốc, có thẻ nói không ai sánh với MạcNgôn về tình yêu quê hương và viết về chính quê hương mình thành công nhưông Độc giả Việt Nam đã biết đến Mạc Ngôn với hàng loạt tác phẩm như
Đàn hưong hình, Bán vật của đòi, Cây tỏi nôi giận, Rìmg xanh ỉ á đỏ Nhưng người ta biết đến sổng đọa thác đày với nhiều ý nghĩa ẩn chứa trong đó Đây
Trang 34là tiểu thuyết hay nhất của nhà văn Mạc Ngôn đang gây xôn xao du luận vàcũng là cuốn sách đầu tiên ông viết tay, vứt bỏ máy tính, gồm 49 vạn từ Tốc
độ sáng tác rất nhanh, chỉ trong 43 ngày nhung có thể tổng kết được nhữngkinh nghiệm sống tích lũy được 43 năm qua Với lối viết dùng hình thức nghệthuật dân gian đê viết tiểu thuyết theo lời nhận xét nhà văn Vương Trọng
Tường : “Tác phẩm sổng đọa thác đày còn đi xa hơn nữa, nó như sách bình
luận theo thê chương hồi, ngôn ngữ của nó cũng là phong cách của sách bình,từng đoạn từng đoạn rành mạch, từng cảnh tìmg chuyên được miêu tả rất rõràng, khí thế hào hùng, không đứt mạch chút nào, nếu như đem ra để đọc diễncảm đảm bảo sẽ rất thú vị”
Không chỉ hướng người đọc về quá khứ lịch sử như các nhà văn đươngthời mà Mạc Ngôn vừa hướng ngòi bút của mình tới quần chúng nhân dân,phản ánh số phận con người ,đặc biệt là người nông dân trong xã hội Đó làLam Mặt Xanh, bà Bạc, là Tây Môn Náo - một địa chủ của làng Tây Môn -sau khi bị bắn chết đã luân hồi đầu thai thành Tây Môn Lừa, Tây Môn Trâu,Tây Môn Lợn, Tây Môn Chó và Tây Môn Khỉ Trong thân xác của loài vật,linh hồn của Tây Môn Náo thổn thức đối thoại với trần gian đầy rẫy bao nhiêu
số phận con người buồn bã trong bối cảnh chính trị xã hội trải dài từ thuở cảicách ruộng đất, cách mạng văn hóa cho đến những năm đầu thế kỷ 20 diễn ratrên vùng đất Cao Mật
Trên vùng đất quê hương thấm đẫm chất thơ mà đớn đau ấy, mọi sốphận con người từ ba người vợ Bạch Hạnh Nhi, Nghinh Xuân, Thu Hươngcho đến con trai con gái Kim Long, Bảo Phượng, bí thư huyện ủy Kháng Mỹ,phó huyện trưởng Lam Giải Phóng, kể cả Mạc Ngôn - với tư cách là một nhânvật - đều là những mảnh đời bi kịch Tất cả họ đều là ngừời nông dân bìnhthuờng, trong họ tồn tại sự ích kỉ, nhỏ nhen, bần tiện như Thu Hương đê antòan cho bản thân sẵn sàng vu oan cho Tây Môn Náo và Bạch Hạnh Nhi Tất cả lặn lội trong sự tranh chấp giữa tình yêu và quyền lực, danh lợi vàlương tâm Chỉ có Lam Mặt Xanh, người đầy tớ già nua của Tây Môn Náo,
32
Trang 35người nông dân kiên trung, chấp nhận làm một “điểm đen duy nhất trên toàncõi Trung Quốc” không chịu vào công xã, suốt một đời sống chết với 1,6 mẫuruộng bởi trong lòng Lam Mặt Xanh: “chỉ khi nào đất là của chúng ta, chúng
ta mới trở thành ông chủ chân chính của đất” Với triết lý “ tất cả những gìđược sinh ra từ đất đều quay về với đất”, sau một kiếp sống đọa đày giữa tìnhyêu và lòng hận thù, mưu mô và ngây thơ, bi hùng và bạc nhược, cả người lẫnvật đều vùi thân chính trên mảnh đất cá thê Lam Mặt Xanh Mang tâm thế củaloài vật, khóc cười theo tìmg chương hồi nghiệt súc mà mình hóa thân, TâyMôn Náo đã nhận ra với cuộc sống hèn hạ gian ác của mình, con người chính
là loài vật bỉ ổi nhất, còn loài vật lại sống một đời sống rất người bằng tìnhyêu thương sẻ chia động lòng đến cả trời xanh Nhưng sâu thẳm trong họ vẫn
là sự thiện lương Họ là nạn nhân của lịch sử, họ mang nỗi đau, sống cuộc đờinhư chúng ta, do đó họ gần gũi và thế tục bao nhiêu Vì thế, tiểu thuyết MạcNgôn vừa chân thực, vừa sâu sắc và rất nhân văn Đây là nét đặc biệt của tiểuthuyết Mạc Ngôn so với tiểu thuyết truyền thống của truyền thống TrungQuốc luôn xây dựng hình mẫu nhân vật anh hùng lớn lao
1.2.3.2 Nghệ thuật kể chuyện
Nghệ thuật tự sự của Mạc Ngôn có nhiều sự tìm tòi và sáng tạo mới.Nếu như tiểu thuyết truyền thống dùng ngôi thứ ba để thuật chuyện thì trongtiểu thuyết Mạc Ngôn có sự hiện diện tất cả các ngôi kể thứ nhất, thứ hai vàthứ ba., nhưng chủ yếu vẫn ngôi kể thứ nhất “tôi” - có khi là người có khi là
đồ vật hay động vật, có cái “tôi” là thực, có cái “tôi” kết hợp giữa người và
vật trong Đàn hương hình, người kê chuyện hóa thân thành nhân vật Mị
Nương, Triệu Giáp, Triệu Con, Tiền Đinh, Tôn Bính, Tri huyện để thuật lạimọi sự việc với tầm hiểu biết của mình, ở đây người kê chuyện đứng ngangtầm nhân vật tôi, sự hiếu biết của “tôi” về câu chuyện là ngang hàng nhau
“Tôi” chỉ kể những điều “tôi” biết, nhưng từ chương mười ba tác giả sử dụng
góc nhìn của người kể chuyện theo ngôi thứ ba Ở sổng đọa thác đày người
kể chuyên ở ngôi thứ nhất là hai nhân vật Lam Mặt Xanh và Lam Ngàn Năm
Trang 36Đầu To, ngôi thứ hai Tây Môn Náo - nhân chứng lịch sử, ngôi thứ ba - nhânvật tiềm ân - Mạc Ngôn kết hợp ba ngôi kê những gì nhân vật biết nhân vật sẽ
kể làm cho câu chuyện mang tính khách quan hơn Cái sáng tạo của MạcNgôn ở đây đã phá vỡ khuôn thước của tiểu thuyết truyền thống Trung Quốc
sử dụng ngôi thứ ba đê kế chuyện hầu như biết tất cả, tầm nhìn không hạn chếcòn ngôi kể chuyện trong tiểu thuyết Mạc Ngôn ngôi thứ ba có tầm nhìn hạnchế, sự hiểu biết về câu chuyên ít hơn nhân vật Nhờ có góc nhìn tự thuật đadạng, luôn thay đổi để tạo ra hiệu quả nghệ thuật, tác giả cố ý bảo lưu một số
bí mật, gợi lên trí tò mò của độc giả Chính vì điều này cho nên kết cấu cốttruyện của Mạc Ngôn cũng rất mói mẻ hình thức tương xứng về không gian
và thời gian, ranh giới thời gian và không gian, lịch sử và hiện tại, vật lí vàtâm lí trở nên mơ hồ, có khi bị nhòe có khi giống như phim của trường pháihiện đại chủ nghĩa vừa tồn tại một kết cấu nội tại vừa có một kết cấu ngoại tại.Tiểu thuyết Mạc Ngôn sử dụng kết cấu phức họp, tuần hoàn, phi tuyến tính,phi logic vô thủy, vô chung và rất hỗn độn
Với sổng đọa thác đày Mạc Ngôn đã thế hiện được một phong cách
nghệ thuật mới phong cách chủ nghĩa hiện thực nhất quán Nhân vật chínhtrong truyện là Tây Môn Náo, kiếp trước là địa chủ, sau khi chết đi, đượcchuyển kiếp, hóa thành lừa, trâu, lợn, chó, khỉ và đứa bé đầu to Tuy rằng đãtrải qua “lục đạo luân hồi” nhưng vẫn giữ được tư duy của con người, thôngqua cái nhìn của con lừa con trâu để nhìn chuyện trong thế gian, từ đó có thểthấy sức tưởng tượng của Mạc Ngôn vô cùng phong phú Nhà văn đã thôngqua giọng trần thuật của người kê chuyện xưng “tôi” ở ngôi thứ nhất: LamGiải Phóng và Lam Ngàn Năm Đầu To, và người kể chuyện ngôi thứ ba - tácgiả thực tế Mạc Ngôn, họ đã cùng kế cho nhau nghe và tái hiện lịch sử vùngđất Đông Bắc Cao Mật trong khoảng 50 năm vói bao thăng trầm, vinh nhục
Một cái mới trong sổng đọa thác đày đó là Mạc Ngôn đã kể về cuộc đời của
Tây Môn Náo và các nhân vật bằng lối nghệ thuật kê chuyên phác họa rất gầngũi, bình dị nhưng cũng đầy yếu tố lạ hóa tạo ra mối liên kết giữa thực tại và
34
Trang 37lịch sử Đó là việc tạo dựng nhân vật Tây Môn Náo của quá khứ và phân thântrong thân thê xác của các con vật ở hiện tại, đó là sự lớn lên của nhân vật tôi.Mạc Ngôn đã khéo léo dẫn dắt người đọc về cuộc đời của Tây Môn Náo vừathực vừa mộng Đầu tiên là mộng, người đọc đi theo linh (hay oan) hồn củađịa chủ Tây Môn Náo mới bị xử bắn xuống xếp hồ sơ trình Diêm Vươngduyệt dự án đầu thai Tiếp theo là thực, hồn của Tây Môn Náo quay trở vềđúng ngôi nhà của mình, đầu thai vào kiếp lừa, chứng kiến cảnh vợ mìnhthành vợ người khác, con mình thành con người khác Rồi kiếp lừa qua hếtlại tới kiếp trâu, lợn, chó , Tây Môn Náo trong lốt lừa, trâu, lợn vẫn gắn
bó với những con người trong ngôi làng ở vùng Đông Bắc Cao Mật ấy, cùng
họ đi qua những cột mốc thời gian tính bằng sự kiện “đại nhảy vọt” cuối thập
kỷ 50, Cách mạng Văn hóa cuối thập kỷ 60 - đầu 70, Cải cách Khai phóngnhững năm 80 Theo lời nhận xét của Trương Thành - Nhà văn Thượng Hải
bỏ khá nhiều công sức để mổ xẻ và tìm ra 3 phương pháp trong nghệ thuậtviết của Mạc Ngôn : “Thứ nhất, Mạc Ngôn có ý đồ thiết lập nên kết cấu thuậttruyện độc đáo của riêng ông Thứ hai, Mạc Ngôn có ý đồ cường điệu hóa sự
hạ thấp tư thế sáng tác của bản thân Trong Song đọa thác đày ta thấy được
cách kế chuyện theo kiểu “dùng mắt chó nhìn người thấy cao”, người kêchuyện lại biến thành lừa, thành trâu, thành lợn, thành chó, thành khỉ, tức làkhông phải làm người Từ góc độ ấy khiến cho người kể chuyện có thể lêntrời, xuống đất một cách dễ dàng Thứ ba, Mạc Ngôn có ý đồ thực hiện sự liênkết giữa kể chuyện dân gian và kể chuyện quy mô lớn”
Có thế nói nghệ thuật kê chuyện độc đáo còn hấp dẫn độc giả ở sự đanxen những yếu tố ảo giữa nền thực Đúng như nhận định của úy ban NobelVăn chương: “Qua sự kết họp giữa chủ nghĩa hiện thực huyền ảo với văn họcdân gian, cái nhìn lịch sử, xã hội và cuộc sống hiện đại đã tạo nên một thếgiới phức tạp, cũng giống như đã thấy trong văn chương của WilliamFaulkner và Gabriel Garcia Marquez, cùng lúc đưa ra một hướng đi khác biệtvới văn chương truyền thống Trung Quốc” Peter Englund, Tổng thư ký
Trang 38thường trực ủy Ban Nobel nói trên truyền hình Thụy Điển: “Mạc Ngôn nóirất vui mừng và hồi hộp Mạc Ngôn có lối viết cực kỳ độc đáo Chỉ cần đọcnửa trang viết của Mạc Ngôn, đã có thể nhận ra văn phong của Mạc Ngôn.Phong cách của Mạc Ngôn là một “đài phun nước” của từ ngữ và những câuchuyện kê Chuyện lồng trong chuyện, câu chuyện này mở câu chuyện khác
và cứ thế, Mạc Ngôn là một nhà văn hấp dẫn” Mạc Ngôn đã tạo ra một câuchuyên riêng cho mình về câu chuyện xưa bằng bút pháp hiện đại và hậu hiệnđại Tác phẩm được phân chia nhiều đoạn, nhiều chương nhìn có vẻ tách bạch
về cuộc đời của Tây Môn Náo và mỗi nhân vật trong tác phấm Việc táchriêng từng câu chuyện, từng mảnh vụn ghép nối thành tổng thể hài hòa, gắnkết nhau như vậy đó là ẩn ý của Mạc Ngôn giúp độc giả có thể hình dung toàn
bộ xã hội Trung Quốc những thập niên 60, 70
Cái tài của Mạc Ngôn không dừng lại ở đó mà còn thể hiện trong việcthể hiện kết cấu theo phương thức tự sự truyền thống: Coi trọng cốt truyện,dung lương tác phẩm và nhân vật được miêu tả tỉ mỉ, chi tiết vừa kiểu kết cấudán ghép điện ảnh bang cách xáo trộn, song hành không gian, thời gian, chitiết tác phấm ở quá khứ và hiện tại đan xen nhau và kết cấu lồng ghép cáctruyền kì lịch sử Mạc ngôn đã tạo nên một khúc nhạc hay bằng việc sử dụnggiọng kể đan xen nhau Với hai nhân vật xưng tôi ở ngôi thứ nhất Lam GiảiPhóng và Lam Ngàn Năm Đầu To tái hiện lại lịch sử Vùng đất Cao Mật trongmột thời gian dài Ngôi kể thứ ba xuất hiện ở phần “kết cục” và “mở đầu”độc giả mới thấy một kiểu người kể chuyện - tác giả thực tế - Mạc Ngôn
“Câu chuyện đã nên kết thúc ở đây, nhưng còn rất nhiều nhân vật trong truyệnchưa biết sẽ kết thúc ra sao Thế thỉ hãy để hai người kể chuyện nghỉ ngơi vàtôi, Mạc Ngôn, bạn của họ được phép viết thêm một đoạn vĩ thanh của câuchuyện vốn đã khá dày này
Sau khi mai táng bố, giải phóng và Xuân Miêu có ý định ở nhưngbất hạnh là .” [1.783] Người kẻ chuyên Mạc Ngôn là người kê chuyện toàntri, thông hiểu tường tận câu chuyện được kể mọi sự kiện, tình huống, diễn
36
Trang 39biến câu chuyện đều được tác giả liên kết, suy ngẫm, thuộc lòng từ lâu Đặcbiệt với ngôi kể chuyên thứ hai rất hấp dẫn kê lại theo lời của nhân chứng lịch
sử - đó là Tây Môn Náo tên địa chủ bị lôi ra hành hình và hàng loạt nhữnghóa thân của hắn Mỗi kiếp luân hồi, nghiệt súc của hắn tưong ứng với mỗikiếp của lịch sử Trung quốc hơn 50 năm - nửa cuối thế kỉ XX: Cải cáchruộng đất, cách mạng văn hóa, thời kì cải cách và mở cửa Cách kể chuyệnnày làm cho câu chuyện được kể chân thực, khách quan và ý nghĩa tác phẩmnhờ vậy cũng thâm thúy và sâu sắc hơn.Trong tiểu thuyết của Mạc Ngôn, ông
đã có sự chuyển giọng, thay thế giọng kể linh hoạt đồng thời sử dụng điểmnhìn trẻ thơ, diêm nhìn súc vật như một cái “mã riêng” của nhà văn làm chocâu chuyện hấp dẫn và kích thích trí tò mò của độc giả khiến cho họ hứng thúhơn
Cũng viết về con người và vùng đất Cao Mật, nhưng không giống vớicác tác phẩm khác, lần này chỉ trong 43 ngày miệt mài, nhà văn Mạc Ngôn đã
hoàn thành tác phâm sổng đọa thác đày bằng một thi pháp mới lạ Kết cấu
truyện theo kiểu “sáu đạo luân hồi” của Phật giáo cùng phong cách hành văn
bi hài, sự chuyến tải ý tưởng nhòe quyện giữa người và vật, vật và người,truyện trong truyện, huyền ảo trong hiện thực và hiện thực trong siêu
thực, Sổng đọa thác đày như một tấm thảm ngôn ngữ rực rỡ đan dệt những
câu chuyện hấp dẫn và bất ngờ
1.1.3.3 Ngôn ngữ trần thuật
Trong sáng tạo nghệ thuật ngôn ngữ trần thuật đóng vai trò vô cùngquan trọng nhất là trong tác phâm tự sự Đây là yếu tố đầu tiên đẻ thế hiệnphong cách sáng tạo của một nhà văn thông qua đó nhà văn thể hiện cái nhìn,giọng điệu, cấu trúc và quan diêm của mình trong tác phẩm Mạc Ngôn làngười luôn tìm cho mình sự mới mẻ trong văn chương vì thế trong tác phâmcủa mình ngôn ngữ luôn được trau chuốt, đa dạng và có sự sáng tạo Trongtác phẩm Mạc Ngôn là cả thế giới đang cựa quậy nhờ vào thứ ngôn ngữ sân
khấu dân gian, thành ngữ, tục ngữ dân gian và thứ ngôn ngữ tục tĩu sổng đọa
Trang 40thác đày cho người đọc thấy bức tranh chân thực nhất về quê hương Cao Mật
mà ngôn ngữ tiếng nói được bộc lộ một cách phóng khoáng, hồn nhiên.Thiên nhiên và con người mang những nét sắc riêng không thể pha trộn vớibất cứ vùng đất nào trên trái đất này, ngay cả mảnh đất hiện sinh ra nó
Đọc Song đọa thác đày chúng ta bắt gặp rất nhiều thứ ngôn ngữ “tục
tĩu” đây vốn là một trong những diều cấm kị trong văn chương mỹ học, ấyvậy mà Mạc Ngôn đã đưa thứ ngôn ngữ ấy vào với tần suất dày đặc Chửi vàchửi tục ngập tràn trong ngôn ngữ của nhân vật Mạc Ngôn Từ trẻ em đếnngười già, lưu manh đến trí thức, dân đen đến quan lớn, con chiên đến mụcsư trong bất cứ trạng thái cảm xúc nào khi tức giận, khi vui mừng, khenngợi hay chê bai cũng dễ để văng tục Thằng bé Lam Ngàn Đầu to trong vaitrò người kể chuyện cũng không ít lần văng tục, nhân vật trong tiếu thuyếtvừa có thể nói thứ ngôn ngữ văn hoa, tinh tế nhưng cùng lúc đó vẫn văng tục:
“Sau lưng bà Bạch là hai tay dân binh mang súng dài Tôi bỗng hiểu ra rằng
họ đưa bà Bạch đi bắn Hai tay bị trói đằng sau, tôi đành phải dùng đầu húcvào cửa sổ la lớn:
- Đừng bắn vợ tao!
Rồi nói với Hồng Thái Nhạc :
- Đồ gõ trống múa xương kiếm ăn hạng ba kia! Đối với tao màykhông bằng con c Trong quần tao Nhưng tao không gặp thời, rơi vào bọncùng khổ chúng mày, ý trời khó tránh, tao chịu thua rồi, tao là con của chúng
mày vậy.[5.68]
Không hề gì! Hồng Thái Nhạc nói: để có một nghìn đồng Đại Dương,không chỉ phải đào phân, mà bảo chúng tao nhảy vào bể phân bơi lội cũngđược [5.71]
Hay chính là sự nổi cáu của Tây Môn Náo khi phải đối diện với haitrạng thái nửa người, nửa lừa: Cút mẹ mày đi Tây Môn Náo, Trịnh TrungLương! Đừng có đến mà léo nhéo chuyện phúc đức, tao bây giờ, là một conlừa đực, lửa dục phừng phừng Lôi chuyện Tây Môn Náo vào đây là sẽ rơi
38