1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đặc sắc nghệ thuật của tập bày tỏ tình yêu ( lý lan )

62 2,7K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 62
Dung lượng 226,5 KB

Nội dung

Luận văn, khóa luận, tiểu luận, báo cáo, đề tài

Trang 1

Trờng đại học vinh Khoa ngữ văn -

đặc sắc nghệ thuật của tập bày tỏ tình yêu

( lý lan )

Khoá luận tốt nghiệp đại học

Chuyên ngành văn học việt nam

Ngời hớng dẫn khoa học: pgs.ts biện minh điền

SINH VIÊN THựC HIệN: NGUYễN THị CHÂU SA

LớP: 47B4 - NGữ VĂN

Trang 2

1.2 Lý Lan là một ngời phụ nữ đa tài, bà vừa là một nhà báo, nhà biên kịch

điện ảnh, một dịch giả rất nổi tiếng khi dịch thành công bộ truyện Harry Potter

của nữ nhà văn Anh - bà J.K.Rowling, sang tiếng Việt Bên cạnh đó, Lý Lan còn là một cây bút nữ năng động Bà sáng tác văn học với nhiều thể loại nh: truyện ngắn, thơ, tiểu thuyết, ký, và ở thể loại nào cũng thành công Lý Lan đã đạt nhiều giải…thởng nh giải thởng của Báo Tuổi trẻ cho truyện ngắn đầu tay Chàng nghệ sĩ

(1987), giải thởng văn học thiếu nhi của hội Nhà Văn Việt Nam cho tập truyện thiếu nhi Ngôi nhà trong cỏ (Nxb Kim Đồng, Hà Nội, 1994), giải thởng thơ của

hội Nhà Văn TP Hồ Chí Minh cho tập thơ Là Mình (Nxb TP Hồ Chí Minh, 2005)

Có lẽ vì thế, khi tìm hiểu nghiên cứu về Lý Lan, ngời ta thờng quan tâm đến bà với

Trang 3

vai trò dịch giả, tác giả truyện ngắn, thơ, hay tiểu thuyết mà ít để ý đến những tác phẩm ký.

1.3 Lý Lan viết ký không nhiều nhng lại viết thành công ở thể loại này dới nhiều thể khác nhau nh: bút ký, du ký, hồi ký, tuỳ bút, v v Một số tập ký thành…công của Lý Lan nh Sài Gòn Chợ Lớn Rong Chơi (Nxb Văn nghệ, TP Hồ Chí

Minh, 1998), Dặm Đờng Lang Thang (Nxb Văn nghệ, TP Hồ Chí Minh, 1999) và

mới đây tháng 9 năm 2009 Nxb Văn nghệ, TP Hồ Chí Minh đã phát hành tập ký

Bày tỏ tình yêu - -tác phẩm đợc đánh giá là một tập ký thành công của nữ nhà văn

đa tài này Từ việc đi vào tìm hiểu tập ký Bày tỏ tình yêu của Lý Lan ngời viết và

những ngời tiếp cận tác phẩm của Lý Lan có thể tìm hiểu thêm nhiều bài học quý giá cho mình trong việc sáng tác và nghiên cứu về thể loại ký, cũng nh có thêm những hiểu biết về phong cách sáng tác của Lý Lan trong thể loại ký nói riêng và các thể loại khác nói chung

2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu

Trong văn xuôi, bên cạnh các thể loại nh truyện ngắn, tiểu thuyết thì thể ký

có một tầm quan trọng đặc biệt Các tác phẩm ký có khả năng đáp ứng những nhu cầu bức thiết của xã hội và thời đại, đồng thời vẫn giữ đợc tiếng nói của nghệ thuật, góp phần tạo nên bộ mặt đa dạng của văn học Chính vì thế thể ký ngày càng phát triển

Không ít những nhà văn đi trớc bên cạnh sáng tác các thể loại văn xuôi chính

nh tiểu thuyết, truyện ngắn, còn viết thành công ở thể loại ký nh Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nam Cao, Nguyễn Khải Nhiều nhà văn đã gắn tên tuổi mình với…một thể ký nh Vũ Trọng Phụng với phóng sự, Nguyễn Tuân với thể tuỳ bút

Lý Lan là một nhà văn nữ có sức sáng tạo đa dạng trong sáng tác văn học Sáng tác và thành công trên nhiều thể loại văn học nhng đến nay các công trình nghiên cứu về Lý Lan vẫn còn rất ít ỏi, chủ yếu tập trung vào các tác phẩm truyện ngắn, tiểu thuyết, thơ hay vai trò dịch giả của bà Những nghiên cứu, nhận xét hay

Trang 4

đánh giá về tác giả này nằm rải rác ở các bài báo hay các trang web trên mạng Internet.

ở thể loại ký, Lý Lan đã có nhiều tác phẩm xuất bản nh: Sài Gòn Chợ Lớn Rong Chơi (Nxb Văn nghệ, TP Hồ Chí Minh, 1998), Dặm Đờng Lang Thang (Nxb

Văn nghệ, TP Hồ Chí Minh, 1999), Miên man tuỳ bút (Nxb Văn nghệ, TP Hồ Chí

Minh, 2007) Và gần đây nhất, tháng 9 năm 2009, Nxb Văn nghệ, thành phố Hồ Chí Minh đã phát hành tập ký Bày tỏ tình yêu của Lý Lan cùng với hai tác phẩm

khác của bà là ở ngỡng cửa cuộc đời ( tản văn dành cho sinh viên) và Hồi xuân

có sức sáng tạo đa dạng'' (Mặc Lâm - phóng viên đài RFA) đăng trên trang web:

www.Viet_studies.info; ''Không ồn ào phô trơng, không vội vàng đua chen, bền bỉ

đặt ra cho mình những ''cột mốc'' riêng để tự vợt qua chính mình, Lý Lan lẳng lặng học và làm việc''(www.nld.com.vn); v v

Tập ký Bày tỏ tình yêu đợc Nxb Văn nghệ, thành phố Hồ Chí Minh phát

hành vào tháng 9 năm 2009 Có lẽ do tác phẩm vừa ra đời không lâu nên hầu nh

ch-a có một bài viết hch-ay công trình nghiên cứu nào đi sâu vào tìm hiểu tác phẩm này

Đây cũng là một điều dễ hiểu bởi bất kì một tác phẩm nào cũng cần trải qua sự kiểm định của thời gian Bày tỏ tình yêu vừa ra đời cha lâu nên chỉ có một vài ý

kiến nhận xét, bình luận trên các trang báo điện tử nh: "Những ghi chép ngẫu hứng, dờng nh không đầu không cuối, tởng chừng vu vơ nhng cũng có ý nghĩa sâu xa, bắt gặp lại Lý Lan của quyển ''Sài Gòn Chợ Lớn Rong Chơi'' một thời đọc tới, đọc lui,

đọc xuôi, đọc ngợc.'' (www.enatmedia.com, 23/2/2010).

Trang 5

''300 trang viết tản mạn nhng ý niệm rõ ràng '' (Dẫn theo báo … Sài Gòn tiếp thị trên trang www.vinabook.com, 13/12/2009) và còn nhiều những lời nhận xét,

giới thiệu về cuốn sách trên các báo điện tử khác

Các lời nhận xét, đánh giá này cha phải là công trình nghiên cứu có tính hệ thống về Bày tỏ tình yêu Tuy nhiên, tất cả những lời nhận xét, giới thiệu đó đều là

những gợi mở quan trọng giúp ích cho chúng tôi trong quá trình thực hiện đề tài này Khi chọn đề tài này, chúng tôi cố gắng đa ra một cái nhìn sâu hơn, toàn diện,

hệ thống hơn về tập ký Bày tỏ tình yêu của Lý Lan nói riêng và phong cách ký Lý

Lan nói chung

3 Đối tợng nghiên cứu và giới hạn của đề tài

3.1 Đối tợng nghiên cứu

Khoá luận tập trung tìm hiểu và nghiên cứu về tập ký Bày tỏ tình yêu của Lý

Lan trên cả hai phơng diện nội dung và nghệ thuật

3.2 Giới hạn của đề tài

Tiến hành đề tài này, chúng tôi tập trung tìm hiểu, nghiên cứu về thể loại ký của Lý Lan qua tập Bày tỏ tình yêu Các tác phẩm thuộc thể loại khác trong sáng

tác của Lý Lan, trong đó có tuỳ bút, tản văn, dĩ nhiên khoá luận vẫn quan tâm…nhng chỉ là đối tợng để tham chiếu, đối sánh nhằm thấy rõ hơn đặc điểm ký của tác giả thể hiện qua tập Bày tỏ tình yêu.

Văn bản các tác phẩm ký trong Bày tỏ tình yêu của Lý Lan khoá luận dựa và

tác phẩm Bày tỏ tình yêu của Lý Lan, Nxb Văn nghệ, TP Hồ Chí Minh, 9/2009.

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

4.1 Đa ra cái nhìn khái quát về sáng tác của Lý Lan và tập Bày tỏ tình yêu

trong nền văn học Việt Nam hiện nay

4.2 Khảo sát, phân tích, xác định những đặc sắc về cảm hứng, nội dung của tập ký Bày tỏ tình yêu.

Trang 6

4.3 Khảo sát, phân tích, xác định những đặc sắc về thể loại, bút pháp, giọng

điệu và ngôn ngữ của tập Bày tỏ tình yêu Từ đó rút ra một số thành công của Lý

Lan qua tập ký này

6.2 Cấu trúc của khoá luận

Ngoài Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của khoá luận đợc triển khai trong 3 chơng:

Chơng 1: Sáng tác của Lý Lan trong bối cảnh văn xuôi Việt Nam đơng đại.

Chơng 2: Đặc sắc trong cảm quan nghệ thuật của Lý Lan qua tập Bày tỏ

tình yêu.

Chơng 3: Đặc sắc thể loại, bút pháp, giọng điệu và ngôn ngữ của Lý Lan

qua tập Bày tỏ tình yêu.

Trang 7

Chơng 1 Sáng tác của Lý Lan trong bối cảnh văn xuôi việt nam đơng đại

1.1 lý Lan - nhà văn nữ năng động của văn xuôi Việt Nam đơng đại

1.1.1 Giới thiệu về Lý Lan

Trên trang báo điện tử: www.nld.com.vn thứ Ba ngày 30/3/2010 có đăng bài

viết ''Lý Lan: ''Tôi là mình'''' viết về cuộc nói chuyện giữa phóng viên Th Hiền và

nhà văn Lý Lan Tác giả bài báo có đa ra một nhận xét rất hay về nữ nhà văn đa tài này: ''Không ồn ào phô trơng, không vội vàng đua chen, bền bỉ đặt ra cho mình những ''cột mốc'' riêng để tự vợt qua chính mình, Lý Lan lẳng lặng học và làm việc'' Lý Lan nh con ong chăm chỉ và cần mẫn tích góp những giọt mật ngọt cho

đời

Nhà văn Lý Lan sinh ngày 16/7/1957 tại xã Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dơng

Là ngời mang trong mình hai dòng máu Hoa và Việt Cha bà là ngời ở Triều Dơng, thành phố Sán Đầu, tỉnh Quảng Đông Ông sang Việt Nam lập nghiệp và kết hôn cùng mẹ nhà văn, một phụ nữ ngời Lái Thiêu

Tám năm đầu đời Lý Lan sống ở quê mẹ, sau khi mẹ qua đời thì về sống ở Chợ Lớn và định c cho đến nay

Thủa nhỏ, Lý Lan học một năm ở trờng làng, nửa năm ở trờng Trung Chánh

và học hết tiểu học ở trờng Chợ Quán, học trung học ở trờng Gia Long Sau đó vào học trờng Đại học S phạm thành phố Hồ Chí Minh và giành học bổng Fulbright về Cao học văn chơng Bà đã học cao học Anh văn ở trờng Đại học Wake Forest của Mỹ

Năm 1980, Lý Lan bắt đầu dạy học ở trờng Trung học Cần Giuộc, tỉnh Long

An Năm 1984 thì chuyển về dạy Trung học Trng Vơng, thành phố Hồ Chí Minh

Trang 8

năm 1991 chuyển qua trờng Trung học Lê Hồng Phong, năm 1995 sang dạy ở ờng Đại học Văn Lang đến năm 1997 thì nghỉ dạy hẳn.

tr-Bên cạnh vai trò là một nhà giáo bà còn là một cây bút nữ đầy tài năng và là một nhà dịch thuật nổi tiếng

Trong cuộc sống riêng t, Lý Lan kết hôn với Mart Stewart - một giáo s ngời Mỹ

Hiện nay, Lý Lan sống và làm việc ở cả Việt Nam và Mỹ

1.1.2 Sáng tác của Lý Lan

Lý Lan sáng tác từ rất sớm Năm 1978, truyện ngắn đầu tay Chàng nghệ sĩ

đợc đang trên báo Tuổi trẻ và giành đợc giải thởng Sau đó, Lý Lan tiếp tục viết

truyện đăng trên các báo nh báo Tuổi trẻ, Văn nghệ Giải phóng, Khăn quàng đỏ.

Năm 1983, Lý Lan cho ra đời tập truyện đầu tay Cỏ hát, in chung với nhà

văn nữ Trần Thuỳ Mai, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội

Năm 1984, Nxb Kim Đồng, Hà Nội cho phát hành tập truyện thiếu nhi Ngôi nhà trong cỏ của Lý Lan và tập truyện này đã giành đợc giải thởng văn học thiếu

nhi của hội nhà văn Việt Nam

Lý Lan viết chắc và đều tay, hầu nh năm nào bà cũng có những sáng tác mới

để phục vụ bạn đọc Các tác phẩm của Lý Lan đã xuất bản nh:

- Nơi bình yên chim hót (Nxb Cà Mau, 1986)

- Chút lãng mạn trong ma (Nxb Trẻ, TP Hồ Chí Minh, 1987)

- Hội lồng đèn (Nxb Kim Đồng, Hà Nội, 1991)

- Chiêm bao thấy núi (Nxb Trẻ, TP Hồ Chí Minh, 1991)

- Truyện (in chung với Nguyễn Thị Minh Ngọc và Nguyễn Hải Chí, Nxb

Văn nghệ, TP Hồ Chí Minh, 1992)

- Những ngời lớn (Nxb Kim Đồng, Hà Nội, 1998)

- Ma chuồn chuồn (Nxb Kim Đồng, Hà Nội, 1993)

- Chân dung ngời Hoa (Nxb Văn hoá, Hà Nội, 1994)

Trang 9

- Ngời đàn bà kể chuyện (nxb Văn nghệ, tp Hồ Chí Minh, 2006)

- Miên man tuỳ bút (nxb Văn nghệ, tp Hồ Chí Minh, 2007)

- Tiểu thuyết Đàn bà (nxb Văn nghệ, tp Hồ Chí Minh, 2008)

- Hồi xuân (nxb Văn nghệ, tp Hồ Chí Minh, 2009)

- ở ngỡng cửa cuộc đời (nxb Văn nghệ, tp Hồ Chí Minh, 2009)

- Bày tỏ tình yêu (nxb Văn nghệ, tp Hồ Chí Minh, 2009)

Là một cây bút nữ năng động và đa tài, Lý Lan không chỉ sáng tác ở nhiều thể loại, tham gia hoạt động dịch thuật các tác phẩm văn học nớc ngoài, và trên lĩnh vực nào bà cũng đạt nhiều thành công

Trang 10

Trong lĩnh vực dịch thuật, Lý Lan rất nổi tiếng khi dịch thành công bộ truyện

Harry Potter sang tiếng Việt, có nhiều ngời chỉ biết đến Lý Lan với vai trò là một

1.2 Bày tỏ tình yêu - một tập ký thành công của Lý Lan

1.2.1 Một cái nhìn chung về sức hấp dẫn của Bày tỏ tình yêu

Tháng 9 năm 2009, đợc sự đồng ý của Lý Lan, Nxb Văn nghệ, TP Hồ Chí Minh cho phát hành đồng thời ba tác phẩm của bà, gồm có: Bày tỏ tình yêu, Hồi xuân, ở ngỡng cửa cuộc đời.

Bày tỏ tình yêu vừa xuất bản đã nhận đợc những lời nhận xét đầy cảm tình

trên các trang báo điện tử nh:

''Với 300 trang sách viết, tản mạn nhng ý niệm lại rất rõ ràng, chỉ có một

ng-ời phụ nữ ngập tràn yêu thơng mới có thể viết ra những dòng ấm áp nh thế Nhiều

đề tài, từ chính sự cho đến những chuyện nhỏ nhặt trong gia đình dới con mắt nhà văn cũng có chuyện Chuyện nhỏ để tâm sự với mọi ngời, chuyện lớn thì để răn mình, nhng cách nói của ngời phụ nữ, mà lại là một ngời lớn lên ở Sài Gòn trải đầy những biến cố xã hội mới thực là chiêm nghiêm.'' (Www.vinabook.com).

''Bày tỏ tình yêu hoá ra không phải điều dễ dàng nh chúng ta vẫn tởng, ngay cả khi tình yêu đó tràn đầy trong lồng ngực, nh chính Lý Lan chia sẻ trong tập bút

ký Bày tỏ tình yêu ''Bày tỏ tình yêu thật khó, nhiều khi nói ra điều giản dị không

dễ dàng chút nào, và một tình cảm rất chân thật nhiều khi nói ra thật gợng gạo, giả tạo gì đâu ''.…

Đọc 58 bài tạp bút trong tập sách, ngời đọc có thể thấy Lý Lan đã thành công trong việc bày tỏ tình yêu của mình Khi ngôn ngữ tràn đầy cảm xúc đã giúp chị

Trang 11

chuyển tải những tình cảm tốt đẹp dành cho đôi lứa, cho thiên nhiên, đất nớc, con ngời đến với trái tim ng… ời đọc'' (Www.Đenthan.com)

Cuốn tạp ký không dày lắm, chỉ hơn 300 trang thôi nhng đã để lại trong lòng ngời đọc những ấn tợng hết sức sâu sắc Những câu chuyện đợc tác giả ghi chép lại hết sức phong phú, viết về nhiều đề tài Từ những ngời thân trong gia đình tác giả

nh bà ngoại trong hồi ký Tết, bánh tét, tiếng cời của ngoại, ba trong Ông sầu riêng,

má trong Nhà má hay em gái trong Bày tỏ tình yêu cho đến những ngời bạn, những

ngời đồng nghiệp trong các câu chuyện khác

Bên cạnh đó còn là những câu chuyện về những ngời nông dân chân lấm tay bùn, vất vả cực khổ nhng thân thiện và cởi mở trong ấn tợng ruộng đồng, những

nhà văn, những nhà văn hoá suốt đời tìm hiểu và lu giữ những tinh hoa văn hoá của quê hơng nam bộ nh Sơn Nam trong Lần theo ''Hơng rừng Cà Mau'', Đi tìm chiếc ghe ngo, Theo cô út về rừng, hay Vơng Hồng Sển trong Cổ tích Sài Gòn; những

nhà khoa học đang cống hiến tài năng và trí tuệ của mình nhằm cải thiện đời sống cho ngời nông dân, phát triển nông nghiệp cho đất nớc nh giáo s Võ Tòng Xuân trong Con trâu Việt Nam.

Con ngời trong những câu chuyện của Bày tỏ tình yêu không chỉ có ngời lớn

mà có cả trẻ em Những đứa trẻ trong Bọn trẻ đồng năn đã để lại cho ngời đọc

những ấn tợng hết sức tốt đẹp về một thế hệ tơng lai của đất nớc

Không chỉ dừng lại ở những ghi chép về con ngời, tập ký còn đề cập đến những vấn đề bức xúc đang đợc đặt ra trong xã hội hiện nay: Sự ô nhiễm môi trờng ngày càng nghiêm trọng trong một loạt bài nh Chiều dã ngoại, Ma quái, Bảy tỷ cây, Phơng tiện xanh, Ngày trái đất, Giờ trái đất ; Thái độ và trách nhiệm của…con ngời trong việc giữ gìn môi trờng sống trong Cây dầu, cột điện, thùng rác; Sự

giáo dục cho thế hệ trẻ ý thức bảo vệ môi trờng trong trờng học trong Vệ sinh công cộng.

Trang 12

Nhiều câu chuyện trong Bày tỏ tình yêu là những nỗi buồn và tuyệt vọng sâu

kín của con ngời trong cuộc sống mà đôi khi nhìn bên ngoài chúng ta không thể thấy đợc nh tâm sự của ngời phụ nữ trong Bám víu cuối cùng; những nỗi niềm trăn

trở, suy t về cuộc đời trong Tự sự một ngôi nhà, Nhịp cầu lắt lẻo; ớc mong tìm đợc

sự thanh thản trong tâm hồn khi đã bớc sang cái tuổi trung niên của những ngời phụ nữ trong Tiểu thần tiên hay những nuối tiếc, nhớ mong về một tuổi thơ đẹp đẽ đã

qua, ớc mơ trở về quê hơng của những Việt kiều xa xứ trong Di dân Việt, Ngôi nhà trong hoài niệm.

Viết về cuộc sống, Bày tỏ tình yêu còn đề cập đến những vấn đề luôn đợc

mọi ngời quan tâm đó là những biến động của cuộc sống hàng ngày nh giá cả hàng hoá, những vấn đề bất cập trong việc tổ chức đầu ra cho nông sản của ngời dân trong Chợ nông dân; thị trờng tiêu thụ và nhu cầu tiêu dùng của ngời dân hiện nay

trong Hội chợ nông nghiệp, Hàng nội hàng ngoại; những dịch bệnh đang diễn ra

trên thế giới nh dịch cúm H1N1 trong Thời mắc dịch hay đơn giản là những thay

đổi của con ngời nhằm thích nghi với khủng hoảng kinh tế đang diễn ra trong Thời khủng hoảng.

Cuộc sống con ngời ngày càng biến động phức tạp, kéo theo đó là sự đổi thay của cả những mảnh đất họ sống Có những sự thay đổi đáng mừng nh ở Đồng Rùm trong câu chuyện cùng tên hay ở cánh đồng năn trong Trở về cánh đồng năn

Nhng cũng có những sự thay đổi đã làm mất đi những nét đẹp văn hoá mà thế hệ

tr-ớc đã cố công gìn giữ nh trong Cổ tích Sài Gòn, Đờng Nguyễn Tri Phơng.

Lý Lan mang trong mình hai dòng máu Hoa và Việt nên ở trong quê hơng

đang sống là Việt Nam luôn ẩn chứa những tình cảm sâu sắc dành cho quê nội Vì thế hình ảnh những con phố của ngời Hoa, những món ăn của ngời Hoa xuất hiện khá nhiều trong các tác phẩm của Lý Lan Đọc Phong vị Chợ Lớn ta hiểu hơn về

cuộc sống và những nét văn hoá của ngời Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh Và không chỉ một mình tác giả mà rất nhiều những nhà văn gốc Hoa khác trong Văn

Trang 13

học Hoa văn Việt Nam đang cố gắng phát triển văn học Trung Hoa trên đất Việt

bằng việc cho xuất bản đặc san Văn học Hoa văn Việt Nam Dù đó là một công việc không dễ dàng nhng tất cả họ đều mang cố gắng và quyết tâm chỉ vì tình yêu với Hoa văn

Nh một cuốn tạp ký, Bày tỏ tình yêu thể hiện cái nhìn và suy nghĩ của Lý

Lan về nhiều vấn đề trong cuộc sống

1.2.2 Bày tỏ tình yêu trong sự nghiệp sáng tác của Lý Lan

Lý Lan đến với văn chơng bằng thể loại truyện ngắn và tài năng văn chơng của bà cũng đợc khẳng định trớc hết qua thể loại này Năm 1978, Lý Lan cho đăng truyện ngắn đầu tay của mình là Chàng nghệ sĩ trên báo Tuổi trẻ và tác phẩm này

sau đó đã giành đợc giải thởng Rồi sau đó năm 1984, Lý Lan giành đợc giải thởng của hội Nhà Văn Việt Nam với tập truyện thiếu nhi Ngôi nhà trong cỏ.

Qua thời gian, độc giả không chỉ biết đến một Lý Lan không chỉ tài năng trong truyện ngắn mà còn sáng tác ở rất nhiều thể loại khác và ở thể loại nào cũng

đạt đợc những thành công nhất định

Năm 2005, tập thơ Là Mình của Lý Lan nhận đợc giải thởng Thơ của hội

Nhà Văn thành phố Hồ Chí Minh Và gần đây nhất, năm 2009, Lý Lan một lần nữa giành giải thởng của hội Nhà Văn thành phố Hồ Chí Minh với tác phẩm Tiểu thuyết Đàn bà.

Bên cạnh hoạt động sáng tác văn học, tên tuổi nhà văn Lý Lan còn đợc độc giả biết đến với vai trò là một dịch giả Lý Lan là một trong số không nhiều những nhà văn có trình độ ngoại ngữ đáng nể trọng với khả năng giao tiếp, đọc báo, viết báo bằng tiếng Anh Và tài năng dịch thuật của Lý Lan đã đợc khẳng định khi bà dịch thành công bộ truyện Harry Potter sang tiếng Việt Độc giả Việt Nam đọc tác

phẩm này và thấy rất dể hiểu, sinh động, hấp dẫn bởi Lý Lan đã khéo léo chuyển những câu chuyện từ tiếng Anh sang tiếng Việt một cách sinh động, linh hoạt và gần gũi

Trang 14

Đợc đánh giá là một cây bút nữ năng động và đa tài, Lý Lan viết ở nhiều thể loại nh: truyện ngắn, tiểu thuyết, thơ, ký, Trong đó ký là thể loại có số l… ợng tác phẩm ít nhất Lý Lan viết ký không nhiều, trong gần 30 đầu sách đã xuất bản thì ký chiếm một số lợng khá khiêm tốn Tuy nhiên, ký lại là thể loại có vai trò quan trọng thể hiện rõ nét cái tài hoa và tinh tế của ngòi bút Lý Lan.

Có lẽ trớc khi Bày tỏ tình yêu ra đời thì Sài Gòn Chợ Lớn rong chơi là tập ký

đợc độc giả biết đến nhiều nhất của Lý Lan

Sài Gòn Chợ Lớn rong chơi đợc Nxb Văn nghệ, TP Hồ Chí Minh phát hành

vào tháng 4 năm 1999, cách đây đã gần một thập kỉ 22 bài viết là những ghi chép của Lý Lan về Sài Gòn Chợ Lớn, mảnh đất mà ngời Trung Quốc đã sinh sống và làm ăn, nơi gắn với tuổi thơ và cả cuộc đời của tác giả

Trong tập ký chỉ hơn 100 trang đó, Lý Lan đã tái hiện lại trớc mắt ngời đọc một Sài Gòn Chợ Lớn ngày xa, một Sài Gòn mà cứ mỗi lần ma thì trẻ con lẫn ngời lớn cùng rủ nhau đi bắt lơn (Đêm Sài Gòn nghe ếch nhái kêu), hay dấu tích còn lại

của những địa danh, cảnh vật đã từng tồn tại ở đây trong quá khứ Đó là Chợ Lá, là những ngôi chùa hay phố cổ của ngời Trung Hoa và cũng là nơi in dấu những kí

ức tuổi thơ đẹp đẽ và trong sáng của tác giả gắn liền với hình ảnh những ngời thân, bạn bè và đặc biệt là hình ảnh bà ngoại - ngời bà không biết chữ nhng lại là ngời thầy đầu tiên dạy tác giả những hiểu biết về sinh học qua việc bà phân biệt các loại cây xung quanh nhà Bà không biết tên gọi chính xác của các loại cây, bà chỉ phân biệt chúng qua việc ''ăn đợc'' và ''không ăn đợc'' Ngời bà đã ''nuôi tôi muối đậu và rau cỏ dại trong vờn'' (Bông chùm bao trắng).

Tập ký còn ghi lại hình ảnh những ngời Trung Hoa, cách sống và cuộc sống của họ ở Sài Gòn Chợ Lớn Những nét tính cách của ngời Hoa đợc Lý Lan tái hiện qua Câu chuyện làm ăn, những tập tục, sinh hoạt văn hoá của ngời Hoa đợc giới

thiệu qua Múa lân, ăn cháo Tiều…

Cuốn tạp ký còn ghi chép về những con ngời sống ở Sài Gòn, họ là những ngời lao động bình dân lấy lề đờng làm nhà ở (Dân ngã T) hay sống trong những

Trang 15

con hẻm ''sâu hun hút, lối nhỏ quanh co lầy lội'', nơi họ sống ''mỗi cơn ma đi qua,

dù lớn dù nhỏ, nớc nh dòng cuồng lu ào ạt chảy vào rồi mắc kẹt trong hẻm N… ớc

có thể ngập đầu đứa con nít lên mời'' Tuy khó khăn làm vậy nhng họ vẫn sống, vẫn

cố gắng vơn lên làm ăn lơng thiện Họ sống một cuộc sống chật vật và vất vả nhng vẫn ''cời thản nhiên'' khi có tin bão cấp 12 chuẩn bị đến

Những kỉ niệm tuổi thơ cũng đợc Lý Lan ghi lại trong Sài Gòn Chợ Lớn rong chơi Đó là sự nuối tiếc, có chút ân hận khi tác giả ''chạy vội về với cơn ma,

bất chợt dẫm nhằm quyển sách nằm lăn lóc trên sàn'' Đó là cuốn sách mà tác giả

đã lấy cắp của th viện trờng Trung học Cần Giuộc nhng rồi sau khi đọc cuốn sách lại bị ''lãng quên hơn 10 năm'' Bây giờ khi nhìn lại thì nó ''giấy đã ố vàng, bìa đã sút ra và còn lem dấu giày ớt nhem tôi vừa vô tình dẫm lên''

Cảm giác hối hận dâng lên trong lòng tác giả khi ''đã lấy đi một cuốn sách

mà không trả một đồng nào'', và những thế hệ học sinh sau này khi bớc vào trờng sẽ không còn biết đến cuốn sách đó nữa

Cũng có những hồi tởng về sự ngọt ngào, nhớ mãi trong đời của tác giả về kẹo ú bà Hai Một thứ kẹo rẻ tiền nhng ngon hơn hết thảy tất cả những thứ kẹo bây giờ Chỉ làm đơn giản với mật mía với một thứ bột gì đó nhng khi bỏ vào miệng thì ''tan dịu dàng'', ''đầu lỡi thấm thía vị ngọt ngào hoà với cay the'', ''kẹo giữ nguyên mùi thơm của mật mía và mùi vị đặc biệt của gừng già''

Qua câu chuyện giản dị ấy, tác giả nhớ tới Sơn Nam, nhớ tới câu chuyện ông

đã viết về cô Bảy bán cháo lòng, và hiểu thấm thía ''ngời mình, dân quê mình, trong từng công việc nhỏ nhặt, một chén cháo, một cục kẹo, đều ẩn tàng trong đó một tấm lòng''

Cuốn tạp ký này còn viết về những sinh hoạt thơng mại buôn bán của Sài Gòn Đó có thể là những cách thức làm ăn kinh doanh của ngời Hoa ở Sài Gòn trong Chuyện làm ăn, Chợ Lá và Dòm Mé Sáu, hay những tiểu thơng Việt Nam

buôn bán nhỏ lẻ trong Dân ngã T, Tiệm nớc.

Trang 16

Trong cuốn sách còn là những tâm sự, những suy nghĩ của tác giả về con

ng-ời, sự thay đổi của cuộc sống trong Du xuân, Th viết ở Sài Gòn hay Bé Sáo vào đại học.

Một cuốn sách mỏng tập trung những ghi chép thú vị và hấp dẫn về cuộc sống ở Sài Gòn Chợ Lớn

Ai đã đọc Sài Gòn Chợ Lớn rong chơi của Lý Lan thì hẳn sẽ nhận thấy

những giá trị của Bày tỏ tình yêu Tuy mới đợc xuất bản vào tháng 9 năm 2009

nh-ng cuốn tạp ký này đã nhận đợc nhữnh-ng lời đành giá đầy cảm tình từ các tranh-ng báo

điện tử

Đọc Bày tỏ tình yêu, ngời đọc cảm nhận thấy sự diễn tả nội tâm tinh tế, nghệ

thuật xây dựng hình ảnh gợi cảm, đa nghĩa, đặc biệt là sự linh hoạt trong cái Tôi của nhà văn Vừa miêu tả, kể chuyện, kết hợp với bày tỏ nhận thức, suy nghĩ và thái độ của chính mình - một ngời phụ nữ đã sống và trởng thành trong môi trờng

đó

Sự ra đời của tập ký Bày tỏ tình yêu đã đánh dấu sự thành công của Lý Lan ở

thể loại ký Đề tài phản ánh đợc mở rộng, cách viết cũng đa dạng hơn

Các sáng tác thuộc mảng đề tài các vấn đề xã hội của Lý Lan khá phong phú Ngòi bút nhà văn hớng thẳng vào những bức xúc đang đợc đặt ra trong đời sống xã hội thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nh: ô nhiễm môi trờng trong Đâu chỉ ở U Minh, Chiều dã ngoại, Ma quái, Bảy tỷ cây, Ngày trái đất, Giờ trái đất Trong…những bài viết của mình Lý Lan đã phản ánh một thực tế hiện nay đó là môi trờng sống của chúng ta đang bị ô nhiễm nặng nề, nguồn nớc mà ngời dân ở nhiều nơi, tiêu biểu là ngời dân vùng U Minh Thợng đang sử dụng làm nớc sinh hoạt là nớc kênh, nguồn nớc mà ''dài theo bờ kênh là chuồng heo, cầu cá '' Dòng sông lấy nớc chảy vào kênh thì ''rác rởi dập dềnh trôi nổi'' (Đâu chỉ ở U Minh) Ngay những

nguồn nớc từng đợc xem là nớc sạch an toàn nh nớc ma hay nớc suối thì giờ cũng

đang bị nhiễm bẩn Nớc suối thì ''hòa lẫn vô số những hoá chất không thể định danh từ các thứ phân bón và thuốc trừ sâu'', ''nớc thải và rác rởi'' (Chiều dã ngoại)

Trang 17

Còn nớc ma thì đang bị nhiễm bẩn bởi nguồn thán khí trên bầu khí quyển, ''nhìn thấu qua làn nớc trong là cặn bụi đen đen lắng đọng'' (Ma quái) Nguồn nớc bị ô

nhiễm, môi trờng không khí cũng bị ô nhiễm nặng nề bởi chính ý thức của con ngời chúng ta Rác sau khi sử dụng đợc vất thẳng xuống sông (Đâu chỉ ở U Minh),

những chất thải độc hại nh phân bón, thuốc trừ sâu, nớc thải, rác thải sinh hoạt của con ngời đều đợc thải thẳng xuống suối (Chiều dã ngoại) Còn không khí đang bị ô

nhiễm nặng nề vì mỗi năm con ngời ta thải vào không khí đến 10 tỉ tấn khí thải

Môi trờng sống đang bị ô nhiễm nặng nề, và chính chúng ta, những ngời gây

ra điều đó đang phải gánh chịu hậu quả bởi việc làm của chính mình Môi trờng biến đổi, hàng loạt bệnh dịch phát sinh, có những bệnh có khả năng lây nhiễm cao

và hậu quả nghiêm trọng đến mức báo động thế giới nh H1N1 (Thời mắc dịch)

Nhận thức đợc điều đó, nhiều tổ chức quốc tế đã phát động, kêu gọi mọi ngời dân trên thế giới hãy chung tay bảo vệ môi trờng Trong tập ký này Lý Lan cũng đã đề cập đến một số chơng trình hành động nhằm bảo vệ môi trờng sống nh phát động mọi ngời tham gia trồng cây trong Bảy tỷ cây, kêu gọi các nớc cùng ngời dân tiết

kiệm điện dù chỉ là cùng nhau tắt điện trong một giờ đồng hồ trong Giờ trái đất,

hãy sử dụng những đồ thừa, đồ cũ hợp lý, bớt xả rác trong Ngày trái đất.

Viết về vấn đề ô nhiễm môi trờng, Lý Lan không chỉ thực trạng ô nhiễm môi trờng nghiêm trọng đang diễn ra mà còn thẳng thắn chỉ rõ ý thức, trách nhiệm của mỗi ngời chúng ta trong việc bảo vệ môi trờng (Cây dầu, cột điện, thùng rác), và

việc giáo dục cho thế hệ trẻ - những ngời chủ nhân tơng lai của đất nớc về ý thức bảo vệ môi trờng (Vệ sinh công cộng).

Bao giờ cũng vậy, trong cuộc sống của con ngời kinh tế luôn là một trong những mối quan tâm hàng đầu Nắm chắc đặc trng thể loại của Ký ''viết về ngời thật, việc thật, có tính chất thời sự'', và là một ngời năng động, Lý Lan đã ghi lại những thực tế đang tồn tại trong nền kinh tế nớc ta Việc nông sản của ngời dân làm

ra cha có những chính sách thu mua hợp lý khiến họ phải tự mình đem đi bán, dù rất vất vả nhng còn hơn qua tay thơng lái để rồi bị ép giá trong Chợ nông dân Hay

Trang 18

những ảnh hởng của cuộc khủng hoảng kinh tế đến cuộc sống và thói quen của con ngời trong Thời khủng hoảng Vì sao những ngời dân khi cuộc sống có điều kiện

hơn lại chuộng hàng ngoại, hàng nhập khẩu trong khi những mặt hàng trong nớc cũng rất tốt? (Hàng nội hàng ngoại)…

Song song với kinh tế, văn hoá cũng là một đề tài đợc đề cập đến trong tập

Bày tỏ tình yêu Trong những bài viết của mình về văn hoá miền Nam, Lý Lan

nhắc nhiều đến Sơn Nam - một nhà văn, nhà văn hoá Ông đợc coi là một nhà Nam

bộ học bởi vốn hiểu biết sâu sắc của mình về miền Nam Viết về Sơn Nam, Lý Lan viết về nét đẹp văn hoá của miền Tây sông nớc - quê hơng của cố nhà văn này nh chiếc ghe ngo (Đi tìm chiếc ghe ngo), nhắc lại những kỷ niệm, cho ngời đọc biết

thêm về cuộc đời của con ngời nhà văn Sơn Nam (Theo cô út về rừng) Đồng thời

bà cũng đề cập đến những thay đổi của vùng đất này qua thời gian (Miền Tây của Sơn Nam, của bây giờ và mai sau) Bên cạnh đó là những nét đẹp văn hoá của

vùng miền khác nh Tây Nguyên (Con vỏi con voi).

Mảng đề tài về mảnh đất Sài Gòn Chợ Lớn đợc Lý Lan viết nhiều, viết với một tình yêu tha thiết, với một nguồn cảm hứng bất tận Bày tỏ tình yêu tập trung đi

vào phản ánh những thay đổi của mảnh đất quê hơng qua Cổ tích Sài Gòn, Hẻm Sài Gòn, Đờng Nguyễn Tri Phơng,…

Là một nhà văn mang trong mình hai dòng máu Hoa - Việt, Lý Lan yêu cả hai quê hơng Việt Nam và Trung Hoa Tuy cha một lần về thăm quê nội và vẫn cảm thấy ''giật mình ray rứt'' khi không thể giúp cha mình viết một bức th bằng tiếng Hoa nhng ''tình yêu Hoa văn hầu nh phục sẵn trong máu thịt mình, chỉ chờ cơ hội bùng lên'' Chính vì thế, tác giả cùng những nhà văn gốc Hoa khác đã cùng nhau cố gắng phát triển Văn học Hoa văn trên đất Việt, dù biết đó là một việc không dễ dàng, mọi ngời làm việc không lơng nhng ai cũng nhiệt tình tham gia vì tình yêu với quê cha đất tổ (Văn học Hoa văn Việt Nam).

Trang 19

Con ngời luôn là đối tợng trung tâm của văn học Trong tập ký này Lý Lan dành một số lợng bài viết không nhỏ để viết về những ngời dân Nam bộ Họ là những ngời dân đang cố gắng cải thiện cuộc sống, vơn lên làm giàu từ tàn d chiến tranh - những mảnh bom, đạn, pháo mà Mỹ đã để lại trong chiến tranh (Đồng Rùm), hay từ những vùng đất cằn cỗi, phèn trũng, chỉ toàn cỏ năn, tởng nh không

có sự sống nh cánh đồng năn (Trở về cánh đồng năn).

Bên cạnh những ngời nông dân, tập ký còn viết về những con ngời đang miệt mài đóng góp tri thức của mình nhằm làm giàu cho tổ quốc trong kinh tế nh Giáo s

Võ Tòng Xuân (Con trâu Việt Nam), hay cố nhà văn Sơn Nam, nhà văn hóa Vơng

Hồng Sển - những ngời suốt đời tìm hiểu và gìn giữ những giá trị văn hoá miền Nam

Những ghi chép sắc sảo mà tinh tế của Lý Lan về các hiện tợng trong đời sống, trong văn hoá đã cho ngời đọc ấn tợng về một Lý Lan năng động và nhạy bén, nhng khi đọc những bài viết mang tính chất tâm sự, ghi lại những kỉ niệm, suy

t của tác giả về gia đình (Tết, bánh tét, tiếng cời của ngoại; Nhà Má; Ông Sầu Riêng), về cuộc sống (Bày tỏ tình yêu, Nhịp cầu lắt lẻo ) ngời đọc lại cảm thấy

một Lý Lan đằm thắm, thiết tha, nồng ấm trong tình cảm Những trang viết nh những trang nhật ký mà tác giả tâm sự với chính mình

Lý lan viết nhiều, viết đều tay Trong số gần 30 đầu sách đã xuất bản của bà,

số lợng các tác phẩm ký không nhiều lắm, chỉ vài tác phẩm nh Sài Gòn Chợ Lớn rong chơi, Dặm đờng lang thang, Một góc phố Tàu, Miên man tuỳ bút, và gần đây

Bày tỏ tình yêu Nhng không vì điều này mà chúng ta phủ nhận những giá trị của

Trang 20

cũng có những suy nghĩ, những trăn trở nh nhân vật trong câu chuyện ''nhận ra nhiều khi nói một điều giản dị không dễ dàng chút nào, và một tình cảm chân thật nhiều khi nói ra thì gợng gạo giả tạo gì đâu Trong khi những lời tức giận, cay

đắng, đay nghiến nhiều khi thốt ra không kềm đợc, đau thấu tim ngời, để rồi hối hận, tổn thơng lâu dài, mà thực lòng mình không muốn vậy, không chủ ý nói vậy''

Lối viết giản dị, không cầu kỳ hoa mĩ, Bày tỏ tình yêu ra đời giúp ngời đọc

nhận thấy ở Lý Lan - cây bút nữ đa tài và năng động này một nét tính cách khác

Đó không chỉ là ngời phụ nữ sắc sảo và thành công trong sự nghiệp mà còn là ngời phụ nữ ngập tràn yêu thơng, đằm thắm và dịu dàng

Chơng 2

đặc sắC TRONG Cảm quan NGHệ THUậT

của Lý Lan ở Bày tỏ tình yêu

2.1 Cái nhìn về con ngời

Trang 21

2.1.1 Các dạng thái nhân vật đợc đề cập trong Bày tỏ tình yêu

Tuy chỉ 270 trang sách, tập hợp những ghi chép tản mạn của tác giả về cuộc sống nhng thế giới nhân vật trong 58 câu chuyện của Lý Lan vô cùng phong phú,

đa dạng với những con ngời với đủ mọi thành phần, nghề nghiệp Những con ngời trong Bày tỏ tình yêu tạo cho ngời đọc ấn tợng về khả năng quan sát tinh tế của tác

giả

Có những câu chuyện trực tiếp viết về con ngời nhng cũng có những câu chuyện viết về những vấn đề khác trong cuộc sống, nhng dù là trực tiếp hay gián tiếp thì con ngời vẫn là đối tợng hớng đến

Con ngời đợc nhà văn nhắc đến nhiều nhất trong tập ký này có lẽ là ngời nông dân, ''những ngời đã cần cù nhẫn nại phục hồi sự sống'' cho những mảnh đất cằn cỗi, tởng nh không thể có sự sống nh cánh đồng năn, hay những nơi mà hậu quả chiến tranh vẫn còn rất nặng nề nh Đồng Rùm

Viết về những ngời nông dân, Lý Lan bày tỏ những tình cảm trân trọng của mình đối với họ Bà kính trọng và nể phục những ngời nh ông Lê Văn Bé, một ngời nông dân mà tác giả tình cờ gặp ở Mộc Hoá, Long An khi cùng chồng và bạn chồng đi về miền sông nớc Cửu Long Tuy là một ngời nông dân, cuộc sống vất vả nhng ông đã vơn lên bằng chính sức lao động của mình Ông nuôi các con ăn học, làm đợc một căn nhà ''tuy vách lá mái tôn nhng nền gạch tàu, ba gian rộng rãi, có

điện, có ti vi, tủ lạnh, có cả máy vi tính tuy cha có internet'' (ấn tợng ruộng đồng)

Có những ngời nông dân thành đạt nh ông Bé, cũng có những ngời khác không may mắn đợc nh ông Họ không có ruộng để canh tác, không có sức lao

động để làm thuê, họ nghèo khó nhng họ vẫn giữ đợc lòng tự trọng Đó là những'' ngời giũ lúa'' và những ngời này hầu hết là phụ nữ và trẻ em

Ngời nông dân trong tập ký còn là những ngời thanh niên ngày ngày đạp xe

đi bán rong những thứ rau củ mà gia đình mình sản xuất đợc (Chợ nông dân) hay

những đứa trẻ tuổi còn nhỏ nhng đã thông thạo việc nhà nông (Bọn trẻ đồng năn).

Trang 22

Mỗi ngời một ngành nghề, dù là lao động chân tay hay lao động trí óc thì họ

đều là những con ngời đáng quý Bên cạnh những ngời nông dân, Bày tỏ tình yêu

còn là những trang viết về những ngời thợ thủ công đang cố gắng giữ lại nghề truyền thống của ông cha mình (Lò rèn Hoà Hảo), những ngời trí thức đang đóng

góp sức mình vào sự phát triển của đất nớc nh nhà khoa học, giáo s Võ Tòng Xuân (Con trâu Việt Nam), hay những nhà văn hoá, trọn đời nghiên cứu, tìm hiểu, cố

gắng giữ gìn những giá trị văn hoá cho đất nớc nh nhà văn Sơn Nam (Lần theo

''H-ơng rừng Cà Mau'', Đi tìm chiếc ghe ngo ), nhà văn hoá V… ơng Hồng Sển (Cổ tích Sài Gòn).

Là một ngời phụ nữ Việt Nam lấy chồng là ngời ngoại quốc, cuộc sống của

Lý Lan chia đều cho cả hai đất nớc Sống cùng chồng ở Mỹ, Lý Lan có thêm những hiểu biết về cuộc sống, về tâm t của những ngời dân Việt đang sống ở nớc ngoài (Ngôi nhà trong hoài niệm; Di dân Việt) cũng nh hiểu thêm về những con ngời xa

xứ, sinh sống ở một đất nớc khác nh những ngời Trung Quốc ở Việt Nam (Phong

vị Chợ Lớn; Văn học Hoa văn Việt Nam).

Phần cuối của Bày tỏ tình yêu, Lý Lan dành riêng cho những ghi chép về

ng-ời thân của mình Đó là bà ngoại (Tết, bánh tét, tiếng cời của ngoại), là má (Nhà Má), là ba (''Ông Sầu Riêng''), những con ngời gắn bó máu thịt với tác giả hiện lên

qua những ghi chép rất thân thơng và gần gũi

Thật khó lòng đi vào miêu tả chi tiết thế giới nhân vật trong Bày tỏ tình yêu

Có những chuyện trực tiếp viết về con ngời, có những chuyện viết về những vấn đề khác nh môi trờng, nét đẹp văn hoá, cuộc sống sinh hoạt đời thờng, v v Nhng hình bóng con ngời vẫn thấp thoáng phía sau

Những con ngời đủ mọi lứa tuổi, ngành nghề, quê quán, hoàn cảnh sống khác nhau đợc tác giả phản ánh trong Bày tỏ tình yêu đã tạo cho tác phẩm sự đa

dạng trong thế giới nhân vật

2.1.2 Quan niệm về con ngời của Lý Lan trong Bày tỏ tình yêu

Trang 23

Trong 58 bài viết của Bày tỏ tình yêu, Lý Lan dành một số lợng khá lớn để

viết về con ngời Có khi là những suy nghĩ, kí ức về ngời thân nh bà ngoại, má, ba,

có khi là những ngời đồng nghiệp, có khi là những ngời lạ tình cờ tác giả gặp trên

đờng Tất cả những con ng… ời ấy đều đi vào sáng tác của Lý Lan một cách sinh

động và chân thực

ý thức rõ nhiệm vụ của nhà văn là tìm kiếm và phát hiện cái đẹp trong cuộc sống, Lý Lan không ngừng tìm kiếm và ngợi ca vẻ đẹp của những ngời dân Nam bộ trong cuộc sống đời thờng Bà trân trọng tái hiện họ qua những trang ký của mình

để chia sẻ với ngời đọc

Trong Bày tỏ tình yêu, những ngời nông dân hiện lên tuy là những ngời còn

nghèo khổ nhng thuần hậu, chất phác, luôn luôn lạc quan và cố gắng vơn lên trong cuộc sống

Nh những ngời dân sống ở cánh đồng năn - ấp Kinh 12, xã Tân Thành, huyện Mộc Hoá, tỉnh Long An Vùng đất mà lúc xa khi tác giả có dịp đến thăm chỉ thấy ''nắng chói chang, con đờng không tráng nhựa mịt mù bụi, nớc con kinh cặp theo lộ trong leo lẻo, và chung quanh phẳng lỳ đến tận chân trời, không một bóng cây, không một mái nhà '' Cái vùng đất xa chỉ toàn cỏ năn mọc ấy, bây giờ với bàn tay cần cù chịu khó của những ngời nông dân đã trở thành những ''cánh đồng xanh mớt lúa hai tuần tuổi'', sự sống tràn ngập khắp nơi với ''cò bay, cá lội, mạ xanh xanh, nớc lúp xúp '' Niềm vui chan hoà cùng với sự nể phục khi tác giả ghé thăm ngôi nhà ''sơ sài không có gì để lo mất cắp'' với tủ lạnh, tivi, bếp ga Những đồ vật

có giá trị đó đợc để trong một ngôi nhà không cần đóng cửa Và cô gái đa tác giả đi tham quan cánh đồng là một sinh viên năm thứ 3, khoa chế biến thực phẩm của tr-ờng Đại học Công nghiệp

Những ngời nông dân Việt Nam suốt đời ''bán mặt cho đất, bán lng cho trời'' nhng họ ''còn nguyên vẻ đẹp chân chất hồn hậu'', những con ngời đang ''cần cù nhẫn nại phục hồi sự sống'' trên những mảnh đất cằn nh cánh đồng năn

Trang 24

Khi viết về những ngời nông dân, Lý Lan không giấu những tình cảm kính trọng và cảm phục họ Không chỉ cần cù chịu khó mà họ còn là những ngời giàu lòng mến khách, hết sức cởi mở Trong một lần tình cờ cùng chồng và bạn của chồng mình, một sử gia kinh tế của trờng Đại học North Carolina về Long An, tác giả gặp một ngời nông dân Một ngời nông dân với cái tên giản dị nh chính cuộc sống và suy nghĩ của ông, ông Lê Văn Bé Ông là ngời điển hình cho những ngời nông dân Việt Nam: một vợ và bốn đứa con Tuy cuộc sống khó khăn nhng ông luôn cố gắng để cho vợ và đặc biệt là những đứa con của ông có một tơng lai tốt hơn, ông cố gắng kiếm tiền, thậm chí là vay nợ bảy, tám chục triệu để lo cho con cái một tơng lai sáng sủa với một suy nghĩ rất đơn giản nhng cũng rất sâu sắc Chính ông đã tâm sự với tác giả: ''Tôi nói thật, tôi thất học Hồi nhỏ bị chiến tranh, tản c lên quận 8, hoà bình mới về đây, học bổ túc cấp 1 Bởi vậy giá nào tôi cũng ráng cho con học.'' (ấn tợng ruộng đồng)

Con ngời hiền hậu, chân thật và hết sức cởi mở đó với vẻ cảm kích đã ''mời anh em uống với gia đình tôi một ly rợu'', mặc dù những ngời khách mà ông gặp chỉ tình cờ dừng lại chụp hình cánh đồng mạ xanh đầy quyến rũ

Chính tấm lòng đó của ngời nông dân Việt Nam, ngời ''tự nhận mình là thất học'' nhng đã khiến những vị giáo s Mỹ hết sức kính trọng bởi ông ứng xử một cách thân thiện và có văn hoá

Có những ngời nông dân thành đạt nh ông Lê Văn Bé thì cũng không thiếu những ngời nông dân cực khổ, không có ruộng để canh tác, không có sức lao động

để đi làm thuê làm mớn, không có tiền để mua gạo ăn, họ phải đi ''giũ lúa'' Những ngời làm việc này thờng là phụ nữ và trẻ em Họ đi lợm lặt những hột lúa còn sót lại sau khi ngời ta đã thu hoach mùa màng Đó là ''một công việc không vẻ vang nhng

tự trọng'' Đúng nh vậy, họ không đủ sức khỏe để làm việc kiếm bát cơm nhng họ cũng không sống bám vào ngời khác, họ không đi ăn xin, không đi ăn cắp mà họ chỉ lợm lặt những cái ngời ta bỏ đi để tự nuôi mình Họ bỏ chút sức lực nhỏ bé của mình để tự lao động kiếm sống bằng công việc giũ lúa Đó không phải là công việc

Trang 25

quá nặng nề nhng cũng không hề đơn giản bởi sau một ngày giũ lúa ''khiến đôi cánh tay chị thiếu điều không bng nổi chén cơm'' lúc chiều về nhà.

Đối với những con ngời thiếu phần may mắn đó, tác giả không hề có ý khinh thờng hay rẻ rúng họ, mà ngợc lại, nhà văn đã thể hiện thái độ cảm thông, chia sẻ

và có phần mến thơng khi đợc bà ngoại dạy cho một tấm lòng nhân ái ngay từ nhỏ ''Bà ngoại tôi không gọi họ là ngời mót lúa, mà nói họ là ngời lợm hột Hình nh từ ''mót'' không đợc thanh tao lắm Các cậu tôi đập lúa ẩu, vung vãi nhiều hột lúa nhng không bị rầy Hình nh ai cũng ngầm coi là tử tế khi rộng rãi chừa cho kẻ nghèo khó còn cái mót lợm để sống hiền lơng'' (Ngời giũ lúa)

Trên những mảnh đất khô cằn, cỏ năn mọc lên dày đặc, vùng đất tởng nh không thể có sự sống hay những mảnh đất đầy những miếng bom mảnh đạn sót lại

từ cuộc chiến tranh những ngời nông dân đã làm nên điều kì diệu, họ đã sống và thậm chí là sống rất tốt

Nơi chiến tranh đi qua nhng dấu tích để lại còn rất sâu đậm nh Đồng Rùm, nơi mà ''đất ở đó cuốc xuống một cái là nghe ''beng'' một cái, lỡi cuốc mẻ nẩy lên vì chạm miểng bom'', nơi mà ''một thời ác liệt của chiến tranh biên giới Tây Nam, của

đói khát, bệnh tật, chết chóc'' Nơi mà trớc đây con ngời sống ''cực hết biết'' thì bây giờ, với bàn tay cần cù lao động, với ý chí và quyết tâm vợt khó của con ngời thì ''những rừng cây cao su đứng im lìm, xanh âm u'' Ngời dân nhờ cây cao su mà khấm khá lên, nhiều ngôi nhà đợc xây cất ''kiến trúc và bề thế trông nh những ngôi biệt thự ở bên Tây'' Ngời dân đã cải tạo cuộc sống của mình trên hậu quả chiến tranh mà Mỹ để lại Họ đi rà miểng bom kiếm sống, thu mua sắt vụn và làm giàu lên từ đó

ở những nơi điều kiện sống khó khăn nh thế, những ngời nông dân vẫn sống một cuộc sống tơi vui, ''ngời ta đi thành hàng một, chuyện trò lớn tiếng, gió đa tiếng họ băng đồng, nghe xa xa mà lại rõ ràng, nghe cả tiếng cời khe khẽ'' Tuy cuộc sống cha hoàn toàn thoải mái dễ chịu, họ vẫn mặc ''quần áo lấm lem bùn, đội nón lá te tua, khăn choàng kín mặt'' nhng họ vẫn sống hết sức lạc quan, tràn đầy

Trang 26

tình yêu với mảnh đất đó ''Họ thong thả giữa cánh đồng, gần gũi, hài hoà nh một phần tự nhiên của bức tranh phong cảnh này'' (Trở về cánh đồng năn)

Và cũng trên mảnh đất đó, thế hệ tơng lai đã ra đời, phát triển khỏe mạnh, hồn nhiên, ''có đứa nhỏ mặc xà lỏn, ở trần'' và cũng hết sức nghịch ngợm, ''một đứa nhỏ nắm chân tôi la ré lên ''bà này run quá trời'' Một đứa khác dỗ tôi qua cầu khỉ, khi ra đợc giữa cầu, nó bỗng bớc thoăn thoắt qua tuốt bờ kia, bỏ mặc tôi phát khóc trên cầu '' Những đứa trẻ với một sức sống mãnh liệt đã cùng cha mẹ, ng… ời thân, xóm làng của chúng tồn tại trên mảnh đất mà ''không hiểu làm sao một con ngời tồn tại đợc nơi đây, đừng nói chi tới một đứa trẻ'' Và những đứa trẻ ấy cũng hết sức giỏi giang khi ''thành thạo việc nhà nông mặc dù mới chừng mời tuổi'' Những đứa trẻ hồn nhiên và trong trẻo đó là niềm hi vọng về một tơng lai tơi sáng mà ông cha

nó đang hớng tới, đầu t vào đó mặc dù có thể họ phải sống chật vật, thậm chí là vay

nợ để cho chúng học hành, sau này kiếm một công việc đỡ cực hơn

Trong xã hội, mỗi con ngời làm một nghề khác nhau, nhng tất cả đều đang góp phần sức lực của mình để phát triển đất nớc Bên cạnh những ngời nông dân trong các bài viết ấn tợng ruộng đồng, Đồng Rùm, Trở về cánh đồng năn, Lý Lan

còn viết về những ngời thợ thủ công trong Lò rèn Hòa Hảo Giữa cuộc sống mà

khắp nơi tràn ngập các thứ hàng ngoại nhập, sản xuất bằng máy móc hiện đại với nguyên liệu là inốc sáng loáng thì những con dao hay những cây kéo làm bằng ph-

ơng pháp thủ công không còn đợc a chuộng nh trớc nữa, mặc dù chúng vẫn rất tốt

Để thích nghi và cạnh tranh với sản phẩm hiện đại đó, những ngời thợ rèn phải nỗ lực hết mình, tạo ra những công cụ tốt mà rẻ, theo cơ chế thị trờng cũng có dịch vụ bảo hành Và trong công việc nặng nhọc ấy, bên cạnh những ngời đàn ông thì cũng

có rất nhiều ngời phụ nữ là lao động chính Nhờ những nỗ lực cố gắng đó của những ngời thợ rèn mà đến nay, nghề rèn vẫn còn giữ đợc

Bên cạnh những con ngời lao động chân tay, Bày tỏ tình yêu còn có những

ghi chép về những nhà khoa học đang miệt mài đem trí tuệ, đem chất xám của mình để làm giàu cho đất nớc nh giáo s Võ Tòng Xuân, hay những nhà văn hoá đã

Trang 27

dành cả cuộc đời để tìm hiểu và lu giữ những giá trị văn hoá cho dân tộc nh Sơn Nam, Vơng Hồng Sển.

Giáo s Võ Tòng Xuân, nguyên hiệu trởng Viện đại học An Giang, năm nay cũng đã bớc sang tuổi 70 nhng vẫn ''nh một ngời đang ở đỉnh sung mãn'' ở cái tuổi

xa nay hiếm, song ông vẫn làm việc không ngừng Thời gian biểu của ông luôn kín

Là một nhà giáo, một nhà khoa học có tên tuổi trong ngành nông nghiệp, ông dành cả cuộc đời mình để đóng góp cho sự phát triển của đất nớc từ trong chiến tranh cho đến ngày hoà bình Ông ''gắn bó trong đói nghèo gian khó với nông dân, đào tạo con em họ và giúp họ vơn lên từ chỗ thiếu ăn đến xuất khẩu gạo hạng nhì trên thế giới'' Và đến nay, tuy đã về hu nhng cuộc sống của ông vẫn là liên tục những ngày bận rộn, để ''tiên phong mở những con đờng đa nông dân Việt Nam vơn ra thế giới'' Những ngời bạn quốc tế nể trọng và thán phục gọi ông là ''Con trâu Việt Nam''

Sơn Nam, Vơng Hồng Sển vừa là những nhà văn, vừa là những nhà văn hoá của đất nớc Gần nh suốt cuộc đời, họ đi tìm, su tập, gìn giữ những giá trị văn hoá của dân tộc, đặc biệt là những giá trị của văn hoá miền Nam - quê hơng họ Họ cống hiến cuộc đời mình cho những công việc đó không chỉ bởi nhiệt huyết và tài năng mà còn bởi tấm lòng, tình yêu đối với mảnh đất mà họ sống Nhà văn Sơn Nam đã nói: ''Tôi viết văn chỉ với một t tởng yêu nớc'', mà yêu nớc với ông là ''yêu

cỏ cây sản vật, yêu con ngời lao động quê xứ mình, nói chung là yêu văn hoá và thổ nhỡng xứ mình, giữ nớc là giữ những thứ đó''

Thế hệ những ngời đi trớc nh Sơn Nam, Vơng Hồng Sển đã cố gắng gìn giữ những nét đẹp văn hoá của quê hơng để truyền lại cho con cháu Nhng chúng ta, những ngời đang sống hiện nay đã thực sự có trách nhiệm với những giá trị văn hoá

đó hay cha? Ngôi nhà của cụ Vơng Hồng Sển, ngôi nhà ''xa mấy trăm năm, cụ gìn giữ từng cây cột, miếng ngói với nguyện vọng làm nhà bảo tàng để công chúng đến xem cho biết một cổ tích đất Sài Gòn'', thì giờ đây, khi tác giả đến thăm thì ''nhà xuống cấp không đợc bảo quản, cổ vật đã chở đi đâu hết '', không gian phía trớc thì

Trang 28

''hàng quán chen chúc bít mất cái cổng nhỏ'' Mảnh vờn xa ''nay đã thành bãi gởi mấy chiếc xe hàng rong'' Sự xuống cấp tiêu điều ấy làm cho tác giả chạnh lòng, và chúng ta - những ngời còn sống nên xem lại trách nhiệm của mình trong vấn đề gìn giữ và bảp vệ những giá trị văn hoá của dân tộc.

Trong những trang ký của Bày tỏ tình yêu, Lý Lan cũng hớng đến những vấn

đề trong đời sống tinh thần của con ngời giữa thời đại kinh tế thị trờng với một cái nhìn cảm thông và chia sẻ Viết nh tâm sự với chính mình về con ngời, về cuộc sống, về những tình cảm yêu thơng, những nỗi niềm khó bày tỏ Bày tỏ tình yêu là

tên một bài viết đợc chọn làm tên cho cả tập ký Trong câu chuyện đó Lý Lan trăn trở với chính mình về những tình cảm tởng nh bình thờng, giản dị nhng để bày tỏ thật không dễ Tình cờ bắt gặp một ngời đàn ông đang chăm chú lựa chọn một lẵng hoa, tác giả bỗng cảm thấy trăn trở, chợt nhận ra rằng ''nhiều khi nói ra một điều giản dị không dễ một chút nào, và một tình cảm chân thật nhiều khi nói ra thì gợng gạo, giả tạo gì đâu Trong khi những lời tức giận, cay đắng, đay nghiến, nhiều khi…thốt ra không kiềm đợc, đau thấu tim ngời, để rồi hối hận, tổn thơng lâu dài mà thực lòng mình không muốn vậy, không chủ ý nói vậy '' Có lẽ đó không phải là…những trăn trở, tâm sự riêng của một mình nhà văn mà là của chung tất cả mọi ngời Những ngời sống quanh ta, nhiều khi tình cảm dành cho nhau rất tốt, quan tâm, chăm sóc nhau nhng thật không dễ để nói ra những lời yêu thơng trìu mến Nhng những lúc tức giận, không kiềm chế đợc cơn nóng nảy của mình, chúng ta vô tình thốt ra những lời nói thiếu suy nghĩ, làm tổn thơng ngời nghe, mặc dù đó chỉ là lời nói ra trong một phút nóng giận Nhng lời nói nh một mũi tên, đã bắn ra không lấy lại đợc nữa và để lại những tổn thơng tinh thần

Tác giả mua tặng em gái mình một lẵng hoa nhân ngày Thánh lễ Tình yêu, ''mợn cớ giải thích là dịp ngời ta bày tỏ tình yêu với ngời khác, không chỉ là của tình nhân hay vợ chồng, mà với ngời mình yêu thơng: cha mẹ, anh, chị, em '' Thế…nhng khi đã ''sẵn sàng để nói'' thì lại không thể thốt ra lời Nhng tình yêu có lẽ không cần lời nói bởi ''tình yêu không có lời'' Em gái nhà văn hiểu và cảm nhận đ-

Trang 29

ợc tình yêu đó, cô không nói gì mà lặng lẽ vào bếp chuẩn bị món ăn ngon cho gia

đình

Ngời ta thờng nói, tình yêu không thể hiện ở lời nói mà thể hiện ở hành động

cụ thể bởi ''tình yêu giản dị và kín đáo'', tình yêu ''đợc cảm nhận trực tiếp bằng chung vui sẻ buồn chứ không bằng phô trơng bày vẽ'' Thế nhng để học đợc cách bày tỏ một tình yêu thật không dễ dàng

Con ngời trong Bày tỏ tình yêu có những ngời ngập tràn yêu thơng nhng thật

khó mà bày tỏ, nhng cũng có những con ngời cô đơn, bé nhỏ, khát khao tình yêu

th-ơng Ngòi bút của Lý Lan khai thác đến tận phần sâu thẳm nhất của tâm hồn con ngời, đặc biệt là ngời phụ nữ

Trong cuộc sống, con ngời chúng ta ai cũng có những giây phút cô đơn, kể cả những ngời có cuộc sống hạnh phúc Cô đơn là một trạng thái tinh thần bi kịch

và có lẽ là nỗi đau đớn tinh thần lớn nhất của con ngời Khi con ngời cảm thấy những ngời xung quanh mình không thể hiểu, không thể đồng cảm và chia sẻ với mình thì sự cô đơn bao bọc lấy tâm hồn họ

Cô đơn là sự ý thức về bản ngã cuả từng cá nhân Cái cô đơn của con ngời ra

đời trong phong trào Thơ Mới và dần đi vào văn học nh một mảng đề tài hấp dẫn Nhng không giống nh trong các thể loại truyện ngắn, tiểu thuyết hay thơ, ký là những ghi chép về ngời thật, việc thật Bởi thế, nỗi cô đơn mà Lý Lan đề cập trong những trang ký của Bày tỏ tình yêu không phải là h cấu mà là những nỗi cô đơn của

con ngời thật trong cuộc sống

Những trang viết nh tâm sự, kể lể của nhà văn đã cho thấy một con ngời cô

đơn đến bi kịch nhng lại sống trong vỏ bọc của sự hạnh phúc nh ngời phụ nữ trong

Bám víu cuối cùng.

Ngời phụ nữ trong câu chuyện có học thức, có địa vị xã hội và có phẩm hạnh Khi mới lập gia đình chị ''học nấu ăn ngon, mở những cuộc nhậu tại nhà cho chồng mời bạn bè tới chơi thả cửa '' để nhằm giữ chồng khỏi những cạm bẫy Rồi khi có con, nh những ngời phụ nữ Việt Nam khác, chị thà chấp nhận nguy cơ mất

Trang 30

chồng hơn là h mất con nên chị để chồng ra ngoài nhậu nhẹt vì không muốn con cái tiêm nhiễm những thói h tật xấu Một ngời phụ nữ đợc tác giả đánh giá là ''ngời đàn

bà can đảm, có tri thức, có chuyên môn và thành đạt và nhân cách, gia đình và sự…nghiệp của chị khiến bất cứ ai mến mộ '' Những tởng rằng ngời phụ nữ ấy có đợc một cuộc sống hạnh phúc viên mãn Thế nhng ngời phụ nữ ấy lại cảm thấy cô đơn, một nỗi buồn và tuyệt vọng đang ngự trị trong tâm hồn ''Chỉ một mình tôi, nh chị nói, biết chị buồn và tuyệt vọng nh thế nào'' Con ngời rơi vào cô đơn, tuyệt vọng khi không thể chia sẻ Họ không tìm đợc ngời đồng cảm để cho họ một lời khuyên,

họ không dám nói với ngời thân, bạn bè những tâm sự của mình vì không muốn

ng-ời thân phải lo lắng, và có lẽ cũng vì họ không muốn ''vạch áo cho ngng-ời xem lng'', không muốn ngời khác biết về những cái xấu trong gia đình hoàn hảo của mình Và vì thế nên ''chị không muốn những ngời thân khác biết, nh thói quen lâu nay, và thực ra do thói quen đó, chị không thể chia sẻ với họ nữa, cho dù có muốn'' Cứ khép mình lại nh thế, con ngời ta rơi vào sự cô đơn

Với một trái tim nhạy cảm, đầy tình yêu thơng, Lý Lan nhìn con ngời trong cuộc sống với cái nhìn đồng cảm, thiết tha và chia sẻ

2.2 Cái nhìn về cuộc sống

2.2.1 Các hiện tợng trong đời sống văn hoá Nam bộ

Văn hoá đợc xem là báu vật của con ngời, là những giá trị vô giá cần nâng niu, gìn giữ Yêu quê hơng miền Nam, Lý Lan không chỉ yêu Sài Gòn Chợ Lớn, mà còn yêu những nét đẹp văn hoá của những vùng miền khác nhau

Mở đầu tập ký, tác giả ghi lại những cảm xúc của mình khi lên thăm lại Tây Nguyên Những chú voi - nét văn hoá đặc trng của vùng Tây nguyên đã để lại trong lòng tác giả những ấn tợng cực kì sâu sắc, bởi những con voi đó chính là ''thần tợng tuổi thơ'' của tác giả Và theo năm tháng cuộc đời, dù trớc những va vấp, những lần thất bại hay ''vỡ mộng'', nhà văn lại thấy ''hình ảnh sừng sững của những ông voi trong hạnh phúc tuổi thơ đã nh một cột trụ neo giữ niềm tin khiến cho trong những tình huống tuyệt vọng nhất, tôi lại thấy voi hiện ra _ dĩ nhiên là trong tâm tởng

Trang 31

mình'' Những con voi đó là biểu tợng cho cả tự nhiên và văn hoá Tây Nguyên trong các lễ hội lẫn các khu du lịch Cùng với thời gian, sự thay đổi của môi trờng sống, những chú voi không đợc tắm ở sông nh tự nhiên nữa mà chúng đang phải thích nghi để tồn tại ''tắm ở tiệm rửa xe'' Đặc trng văn hoá Tây nguyên đang có những thay đổi theo sự biến đổi của cuộc sống.

Viết về văn hoá Nam bộ, Lý Lan viết nhiều về Sơn Nam, một nhà văn, một nhà Nam bộ học - ngời chuyên nghiên cứu về văn hoá Nam bộ với một vốn kiến thức và hiểu biết sâu sắc về miền Nam, đặc biệt là về miền Tây sông nớc quê hơng

ông

Trong 58 bài viết trong Bày tỏ tình yêu, có đến 6 bài tác giả viết về nhà văn

Sơn Nam, hay nói chính xác hơn là viết về những câu chuyện xung quanh cuộc đời

ông

Nhà văn, nhà Nam bộ học Sơn Nam tên thật là Phạm Minh Tài, sinh năm

1926 ở Kiên Giang Nhng sau đó, ông nội Sơn Nam đa cả gia đình từ cù lao Ông Chởng đến lập nghiệp tại vùng ven rừng U Minh Cà Mau, nơi ngời Khơme sinh sống Cuộc sống gần gũi với thiên nhiên và hơng sắc rừng Cà Mau đã là nguồn cảm hứng cho những sáng tác của Sơn Nam

Hơn nửa thế kỉ nay, từ những năm 1950, Sơn Nam đợc giới văn học biết đến

nh một tài năng văn chơng Nam bộ Không những thế ông còn đợc đánh giá cao bởi vốn hiểu biết sâu sắc về văn hoá miền Nam Gần đây, những tác phẩm của nhà văn này liên tục đợc xuất bản và tái bản

Sơn Nam đợc đánh giá là một nhà văn ''không giống ai'' - một nhà văn Nam

bộ với tính cách đặc biệt Nam bộ Ông tự đi theo con đờng riêng của mình, quay về với cội nguồn văn hoá dân tộc với lối văn mộc mạc, giản dị và gần gũi với cuộc sống

Trong câu chuyện Lần theo''Hơng rừng Cà Mau, Lý Lan đã khẳng định:

''Nhà văn Sơn Nam cũng là một cây giá của văn học Việt Nam'' Xin hiểu cho rằng ''cây giá'' ở đây là cây giá nguyên sinh Đó là loại cây mà theo nhà văn Sơn Nam

Ngày đăng: 17/12/2013, 21:35

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w