Song bên cạnh đó nhà văn Thạch Lam cũng đã chỉ ra những phần khiếm khuyết trong Vang bóng một thời của nhà văn Nguyễn Tuân: "Về mặt văn chương, chúng ta muốn tác giả Vang bóng một thời
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Trang 2Vì thế từ khi Nguyễn Tuân ra đi đã để lại một khoảng trống không dễ gì bù đắp được cho nền văn học nước nhà Trong bức điện của Hội nhà văn Liên
Xô gửi Hội nhà văn Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 80 năm ngày sinh và ba năm
ngày mất của nhà văn Nguyễn Tuân in trên Báo văn nghệ số 33, năm 1990 đã
khẳng định: "Đó là một thiên tài kỳ lạ mà văn xuôi của ông ngày càng trở
thành một bộ phận không thể tách rời khỏi di sản cổ điển, người ta sẽ nghiên cứu học tập thứ văn xuôi ấy Dẫn chứng cho điều đó là sự thành công về mặt độc giả không chỉ ở quê hương ông, mà còn ở rất nhiều nước khác, trong đó
ở cả Liên Xô chúng tôi "
Năm tháng qua đi, do sự thử thách, chọn lọc khắc nghiệt của thời gian có những tác phẩm văn học bị chìm vào quên lãng, có những tác phẩm được in sâu vào trong tâm trí người đọc Chẳng hạn như trong kho tàng văn học dân gian: những bài ca hay, những câu chuyện kể hấp dẫn giàu giá trị văn chương
Trang 3đã được lưu truyền đến hôm nay và mãi mãi về sau Còn đối với văn học viết, những tên tuổi như: Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Cao Bá Quát, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Khuyến, Tú Xương, Phan Bội Châu, Nguyễn ái Quốc - Hồ Chí Minh, Tố Hữu, Xuân Diệu, Huy Cận, Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Nguyễn Tuân, Tô Hoài
đã, đang và sẽ mãi là niềm tự hào cho dân tộc Việt Nam Đối với nhà văn Nguyễn Tuân, khi viết về cuộc đời và sự nghiệp văn học của ông, nhà văn
Nguyễn Đình Thi cho rằng: "Nguyễn Tuân là một trong mấy nhà văn lớn mở
đường và đắp nền cho văn xuôi Việt Nam thế kỷ XX Cùng với những bạn cùng thời như Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Thạch Lam, Nam Cao, Nguyễn Tuân đã đặt viên đá riêng vào cái nền còn mới mẻ của văn xuôi tiếng Việt ta và viên đá của Nguyễn Tuân là một hòn đá tảng, mà tôi tin
là chắc bền trong thời gian "(56/546)
Một điều chắc chắn rằng giá trị đích thực của văn chương sẽ được người đời ghi nhận Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan nhận xét về sự nghiệp văn học
của Nguyễn Tuân: "Một ngày không xa khi mà văn chương Việt Nam được
người Việt Nam ham chuộng hơn bây giờ, tôi dám chắc những văn phẩm của Nguyễn Tuân sẽ còn có một địa vị xứng đáng hơn nữa"(56/52) Lời tiên đoán của Vũ Ngọc Phan đã trở thành hiện thực Bởi lẽ những đóng góp to lớn của nhà văn Nguyễn Tuân đối với nền văn học Việt Nam đã được Đảng và Nhà nước trao tặng cho ông phần thưởng cao quý - giải thưởng Hồ Chí Minh (đợt đầu tiên, ngày 04/11/1996)
Vì vậy đã có nhiều công trình nghiên cứu thành công về cuộc đời cũng như văn nghiệp của nhà văn Nguyễn Tuân Trong luận văn này chúng tôi xin được tiếp thu những thành tựu của các nhà nghiên cứu đi trước, đồng thời cũng muốn được nói lên suy nghĩ của bản thân về đặc sắc nghệ thuật của nhà
Trang 4Chúng tôi đi sâu vào tìm hiểu: Quan điểm nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Tuân - Thế giới nhân vật - Thời gian nghệ thuật và không gian nghệ thuật - Ngôn ngữ và giọng điệu Mong rằng điều đó sẽ làm sáng tỏ được phần nào những giá trị đích thực của các tác phẩm trước cách mạng cũng như những đóng góp to lớn của nhà văn Nguyễn Tuân đối với nền văn học dân tộc Đồng thời về mặt thực tiễn việc tìm hiểu đặc sắc nghệ thuật trong các sáng tác của nhà văn góp phần khẳng định phong cách độc đáo của nhà văn và giúp ích cho việc giảng dạy cũng như nghiên cứu các tác phẩm thêm hiệu quả
Lam trong bài viết năm 1940 khi đọc Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân
đã nhận xét: "Người ta lấy làm sung sướng khi thấy một nhà văn kính trọng
và yêu mến cái đẹp, coi công việc sáng tạo là công việc quý báu và thiêng liêng"(56/229) Song bên cạnh đó nhà văn Thạch Lam cũng đã chỉ ra những phần
khiếm khuyết trong Vang bóng một thời của nhà văn Nguyễn Tuân: "Về mặt
văn chương, chúng ta muốn tác giả Vang bóng một thời đến một sự giản dị sáng sủa hơn nữa, cố tránh những lối hành văn cầu kỳ - sự cầu kỳ trong cái tìm tòi, không phải cái cầu kỳ trong cách điệu tả - tránh những chữ nhắc lại, những sự kiểu cách, những lối về âm điệu trong câu văn Có lẽ tác giả muốn nói hết cả những cái mình biết và tác giả biết nhiều nên có sự lộn xộn đó chăng?"(56/230)
Trang 5
Đối với nhà văn Vũ Ngọc Phan trong cuốn Nhà văn hiện đại, ông đã có
những nhận xét rất xác đáng về phong cách văn chương của nhà văn Nguyễn
Tuân: "Chỉ người ưa suy xét đọc Nguyễn Tuân mới thấy thú vị, vì văn Nguyễn
Tuân không phải thứ văn chương để người nông nổi thưởng thức Một ngày không xa khi mà văn chương Việt Nam được người Việt Nam ham chuộng hơn bây giờ, tôi dám chắc những văn phẩm của Nguyễn Tuân sẽ còn có địa vị xứng đáng hơn nữa"(56/52) Và một điều chắc chắn rằng giá trị đích thực của văn chương sẽ được người đời ghi nhận
2.2 Từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1975
Sau Cách mạng tháng Tám một loạt sáng tác mới của nhà văn Nguyễn
Tuân ra đời như: Ngày Cách mạng đầy tuổi tôi, Đường vui, Tình chiến dịch, Tuỳ bút kháng chiến Dù là những sáng tác mới song các nhà nghiên cứu vẫn nhận ra bóng dáng con người cũ của nhà văn Đọc Gió Lào năm
1947, Trương Chính phê phán Nguyễn Tuân: "Sao mà kềnh càng đến thế" ở
Hội nghị tranh luận văn nghệ Việt Bắc năm 1948 nhà văn Nguyên Hồng có
nhận xét về tuỳ bút Đường vui của nhà văn Nguyễn Tuân: "Nguyễn Tuân yêu
mình quá, dựng mình lên nhiều quá"(34/7) Đối với Triều Mai thì lại đồng tình
với Nguyễn Tuân khi xem quyển Nguyễn: "Tôi muốn tống táng cho xong một
cái thời Có đào sâu chôn chặt rồi thì sau mới yên tâm mà làm việc mới"(34/260)
Năm 1957, khi viết về con người và tác phẩm của nhà văn Nguyễn Tuân,
Trương Chính đã có cách nhìn mới: "Ông là một nhà văn độc lập và độc đáo
về cách hành văn Một nhà văn chủ quan nhất trong các nhà văn của ta "(56/53) Có thể nhận thấy từ sau Cách mạng tháng Tám các sáng tác của nhà văn Nguyễn Tuân được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm Năm 1960
Nguyễn Tuân cho ra mắt bạn đọc tập tuỳ bút Sông Đà đã gây được nhiều chú
Trang 6Sông Đà là: "Một cuốn tiểu thuyết viết theo lối riêng là tác phẩm về non
sông đất nước Tây Bắc Khi nói cảm tưởng về Sông Đà, trước hết là tôi muốn chào mừng ở anh Nguyễn Tuân một cách đứng mới, một vị trí mới"(56/271) Bên cạnh việc khẳng định nội dung giàu giá trị, giàu chất thơ của tuỳ bút
Sông Đà, Trương Chính vẫn chỉ ra điểm hạn chế của tác phẩm: "Đứng về
phong cách mà nói thì phong cách của Nguyễn Tuân vẫn chưa hề thay đổi Vẫn lôi thôi, dài dòng như thuở nào Ông là người không bao giờ biết tự hạn chế Người đọc cứ phải theo ông mà đi như đi vào một bát trận đồ không có lối ra Cũng may là được cái có duyên"(56/282)
Nếu như trong các sáng tác của Nguyễn Tuân trước Cách mạng tháng Tám nhà văn quá đề cao cái Tôi cá nhân, ẩn mình trong cái vỏ cá nhân, không hoà mình với thế giới xung quanh thì các sáng tác sau Cách mạng tháng Tám ông quan tâm hết thảy mọi việc xung quanh, quyết tâm đoạn tuyệt với quá khứ Chính vì thế mà các nhà nghiên cứu đã có cái nhìn trân trọng và cảm thông cũng như nhận ra được phong cách riêng của nhà văn Nguyễn Tuân
2.3 Từ năm 1975 đến nay
Sau khi cả hai miền Nam Bắc hoàn toàn thống nhất, đất nước ta bước vào giai đoạn xây dựng nền kinh tế mới Đối với văn học trong thời kỳ này (đặc biệt từ năm 1986 trở đi) cũng đã có nhiều thay đổi, người sáng tác được tự do phát huy hết khả năng của mình Các nhà nghiên cứu cũng đã có cái nhìn mới, cởi mở hơn đối với nhà văn Nguyễn Tuân Năm 1977, Phong Lê có viết bài
Nguyễn Tuân trong tuỳ bút, ông phê phán tuỳ bút Phở của Nguyễn Tuân:
"Những câu chuyện ngoài lề, chứ chưa phải là nơi chứa đựng những vấn đề mới dồn tụ những âm vang lớn của đời sống, nhất là đời sống trong xây dựng chủ nghĩa xã hội"(56/88)
Ông còn nói thêm: "Trong giai đoạn cách mạng mới
này qua tuỳ bút Nguyễn Tuân, dù viết về chiến tranh hay về xây dựng hoà bình, nhà văn thường hay cài vào những ý lấp lửng Nhiều trang viết của
Trang 7anh có một vẻ gì đó không bình thường"(56/88) Đó là cách nhìn và đánh giá rất khắt khe của Phong Lê đối với nhà văn Nguyễn Tuân
Trong số các nhà nghiên cứu về Nguyễn Tuân đáng phải kể đến là Nguyễn Đăng Mạnh, ông là người nghiên cứu về Nguyễn Tuân một cách khá toàn diện và sâu sắc Nguyễn Đăng Mạnh nghiên cứu về Nguyễn Tuân từ năm
1968 với bài Con đường Nguyễn Tuân đi đến bút ký chống Mỹ; hai bài giới thiệu có quy mô cho Tuyển tập Nguyễn Tuân (2 tập năm 1984 - 1986)
và Toàn tập Nguyễn Tuân (1988); bên cạnh đó Nguyễn Đăng Mạnh còn có bài viết về Nguyễn Tuân Một phong cách độc đáo và tài hoa Các bài viết
của Nguyễn Đăng Mạnh đã phân tích một cách sâu sắc, thấu đáo sự nghiệp, quan điểm, phong cách nghệ thuật, đặc trưng thể loại của nhà văn Nguyễn Tuân Nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh nhấn mạnh đến nét nổi bật ở nhà
văn Nguyễn Tuân đó là cá tính Ngông: "Nguyễn Tuân bước vào nghề văn như
để chơi Ngông với thiên hạ Về căn bản đó là phản ứng của chủ nghĩa cá nhân kiêu ngạo ở một thanh niên trí thức giàu sức sống nhưng bế tắc Nhu cầu chơi Ngông buộc Nguyễn Tuân phải đẩy mọi cái thông thường tới cực đoan, thậm chí tới mức trở thành những kỳ thuyết, nghịch thuyết "(8/89-90)
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh còn nhấn mạnh đến cái Tôi của nhà văn Nguyễn Tuân như là một yếu tố có tính quyết định tới phong cách riêng của
nhà văn: "Nguyễn Tuân quả thực không phải là một con người hoàn toàn
dửng dưng với ngoại cảnh và thời cuộc Không thể nói Nguyễn Tuân đi và viết hoàn toàn để tìm mình, để sống cái cá nhân kín mít của mình"(8/33)
Ngoài
ra Nguyễn Đăng Mạnh còn có những nhận xét rất sâu sắc về ngôn ngữ của
nhà văn Nguyễn Tuân: "Nguyễn Tuân có một kho từ vựng hết sức phong
phú Không chỉ tích luỹ những từ sẵn có, ông luôn luôn có ý thức sáng tạo từ mới và cách dùng từ mới"(56/123) Nguyễn Đăng Mạnh có cách nhìn và đánh
Trang 8giá hoàn toàn mới mẻ và sâu sắc so với các nhà nghiên cứu khác Ông có lòng
ưu ái và trân trọng đặc biệt đối với nhà văn Nguyễn Tuân
Nhà nghiên cứu Phan Cự Đệ cũng vậy, ông đánh giá cao nhà văn Nguyễn
Tuân Năm 1983 trong cuốn Nhà văn Việt Nam 1945 - 1975, tập 2, Phan Cự
Đệ khẳng định: "Trước cách mạng ta chỉ có một Nguyễn Tuân nghệ thuật vị
nghệ thuật, một Nguyễn Tuân nghệ sĩ thuần tuý Bây giờ ta đã có một công dân Nguyễn Tuân bên cạnh một Nguyễn Tuân nghệ sĩ, một cán bộ Nguyễn Tuân hoà hợp với một nhà văn Nguyễn Tuân"(56/106) Nhà văn Nguyễn Tuân đã trải qua con đường đầy gian khổ với rất nhiều trăn trở, day dứt để phủ định
con người cũ và xây dựng con người mới Quá trình Lột xác đó không hề đơn
giản đối với nhà văn, điều này đã được Phan Cự Đệ lý giải một cách sâu sắc:
"Sau cách mạng nhà văn không đối lập hai yếu tố thẩm mĩ và xã hội nhưng anh vẫn bắt nhanh những mặt đẹp, nhạy cảm với cuộc sống mới từ góc độ thẩm mĩ"(56/107) Quan niệm của nhà văn Nguyễn Tuân khi nhìn nhận, đánh giá mọi mặt của cuộc sống đều xuất phát từ cái đẹp và chỉ cái đẹp mà thôi Phan
Cự Đệ còn nhận thấy ở nhà văn Nguyễn Tuân có điểm đặc biệt: "Nguyễn
Tuân thuộc số người mê say Đôxtôiepxki thời ấy Họ cũng muốn tung hê nổi loạn như các nhân vật của Đôxtôiepxki, muốn chống lại một thứ trật tự giả dối "(56/104)
Trang 9tiêu biểu của bạn bè, đồng nghiệp đối với nhà văn Nguyễn Tuân Qua những bài viết này chúng ta càng hiểu thêm về nhân cách con người cũng như sự nghiệp sáng tác văn học của nhà văn Một con người có nhân cách, có bản lĩnh không chỉ tài năng trong sáng tác văn học mà còn "sống đẹp từng ngày"
Từ năm 1975 đến nay có rất nhiều công trình nghiên cứu về cuộc đời, sự nghiệp văn học của nhà văn Nguyễn Tuân Năm 1997, Hoàng Xuân tuyển
chọn và giới thiệu tập sách Nguyễn Tuân - người đi tìm cái đẹp gồm 46 bài
viết của 36 tác giả nghiên cứu về nhà văn Nguyễn Tuân Năm 1988, Tôn
Thảo Miên tuyển chọn và giới thiệu tập sách Nguyễn Tuân về tác gia và tác phẩm gồm có 93 bài viết của nhiều tác giả như: Vũ Ngọc Phan, Nguyễn Đình
Thi, Nguyễn Đăng Mạnh, Phan Cự Đệ, Trương Chính, Phong Lê, Vương Trí Nhàn, Ngọc Trai, Hà Văn Đức, Vũ Đức Phúc, Hoàng Như Mai, Nam Mộc, Văn Tâm, Nguyễn Thị Thanh Minh, Hoài Anh, Nguyễn Thành
Trong suốt 60 năm qua, đã có khá nhiều công trình, bài viết nghiên cứu về sáng tác của Nguyễn Tuân Có thể thấy rằng sự nghiệp văn học của Nguyễn Tuân đã trải qua nhiều bước thăng trầm song ngày càng được khẳng định và đánh giá cao Phong cách cá nhân cũng như cái Tôi độc đáo của nhà văn không còn bị phê phán như trước mà ngược lại được trân trọng, đề cao Tuy nhiên để hiểu được con người và sự nghiệp văn học của Nguyễn Tuân đòi hỏi phải có sự đóng góp lớn lao của các nhà nghiên cứu Đối với chúng tôi trong
luận văn này mong muốn được Tìm hiểu đặc sắc nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Tuân trước Cách mạng tháng Tám năm 1945
3 Mục đích, nhiệm vụ của đề tài:
Trong luận văn này chúng tôi chỉ tập trung Tìm hiểu đặc sắc nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Tuân trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 Đây
Trang 10Nguyễn Đăng Mạnh: "Nguyễn Tuân là một hiện tượng văn học phức tạp nhất
giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám"(56/91) Nhưng với lòng say mê và ngưỡng mộ nhà văn Nguyễn Tuân, chúng tôi mong muốn được góp phần làm
rõ nét độc đáo và những đặc sắc nghệ thuật của Nguyễn Tuân trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 Hy vọng rằng đó là những đóng góp nhỏ bé của chúng tôi góp phần vào việc khẳng định Nguyễn Tuân là một nhà văn có phong cách độc đáo tài hoa và có một sự nghiệp văn học phong phú và đa dạng
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Tuân kéo dài hơn 60 năm và trải đều ở hai chặng đường trước và sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở chặng đường nào ông cũng có những thành tựu đặc sắc Nhưng trong khuôn khổ một luận văn thạc sĩ, chúng tôi chỉ đề cập đến những sáng tác của ông giai đoạn trước cách mạng Thông qua việc tìm hiểu những sáng tác của nhà văn Nguyễn Tuân giai đoạn này, luận văn cố gắng làm nổi rõ được những đặc sắc nghệ thuật và phong cách tài hoa độc đáo của nhà văn
5 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học sau:
5.1 Phương pháp hệ thống: nhằm nghiên cứu những sáng tác của nhà
văn Nguyễn Tuân theo một hệ thống từ quan điểm nghệ thuật, thế giới nhân vật, thời gian nghệ thuật, không gian nghệ thuật, ngôn ngữ và giọng điệu
5.2 Phương pháp so sánh văn học: được tiến hành ở một số nét tiêu biểu
về nghệ thuật sáng tác trong các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Tuân với các nhà văn, nhà thơ khác để tìm ra nét riêng độc đáo của nhà văn này
Trang 115.3 Phương pháp phân tích tổng hợp: nhằm tìm hiểu đặc sắc về nghệ
thuật trong các sáng tác của nhà văn Nguyễn Tuân từ chi tiết, cụ thể đến khái quát giúp cho việc nghiên cứu có sức thuyết phục cao
Ngoài ra luận văn còn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu văn học khác như phương pháp loại hình văn học, phương pháp lịch sử cụ thể
6 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung chính của luận văn được triển khai trong bốn chương:
Chương 1: Quan điểm nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Tuân
Chương 2: Thế giới nhân vật trong các sáng tác của nhà văn Nguyễn Tuân
trước Cách mạng tháng Tám năm 1945
Chương 3: Thời gian nghệ thuật và không gian nghệ thuật trong các sáng
tác của nhà văn Nguyễn Tuân trước Cách mạng tháng Tám năm 1945
Chương 4: Ngôn ngữ và giọng điệu
Trang 12Phần Nội dung
Chương 1
Quan điểm nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Tuân
Cuộc đời và sự nghiệp văn học của nhà văn Nguyễn Tuân đã có những đóng góp quan trọng đối với nền văn học dân tộc và nhân loại Qua những trang viết của nhà văn, người đọc có thể nhận ra được đó là văn chương của Nguyễn Tuân, những câu chữ này là của riêng Nguyễn Tuân Ngay từ những tác phẩm đầu tiên của ông người đọc đã có thể nhận ra cái riêng, cái độc đáo tài hoa, uyên bác của cá nhân nhà văn Nhà văn Nguyễn Tuân là người có tài,
có sự am hiểu sâu sắc, có vốn từ phong phú, có lòng say mê nghề nghiệp, ham tìm tòi sáng tạo Mọi câu, mọi chữ nhà văn sử dụng rất hợp lý vừa lại có duyên, dường như có sự hoà quyện cả thơ, ca, nhạc, họa Nhà văn Anh Đức
đã khẳng định Nguyễn Tuân rất xứng đáng là: "Một bậc thầy của nghệ thuật
ngôn từ một nhà văn độc đáo vô song mà mỗi dòng chữ tuôn ra đầu ngọn bút đều như có đóng một dấu triện riêng"(56/524) Không phải dễ gì nhà văn nào cũng xây dựng được cho mình một phong cách riêng, mà thực ra chỉ những nhà văn lớn, có tài năng mới có thể xây dựng cho mình một phong cách riêng độc đáo Đối với nhà văn Nguyễn Tuân, trải qua hơn 60 năm cầm bút đã để lại cho đời một di sản văn học đáng quý Để hiểu được các sáng tác của nhà văn Nguyễn Tuân, trước hết chúng ta phải hiểu được: Quan điểm nghệ thuật của Nguyễn Tuân
Quan điểm nghệ thuật của Nguyễn Tuân là một vấn đề khá phức tạp, có nhiều mâu thuẫn, không nhất quán, nhất là giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 Khi bàn tới quan điểm nghệ thuật của Nguyễn Tuân, Nguyễn
Đăng Mạnh trong Lời giới thiệu tuyển tập Nguyễn Tuân, tập 1, năm 1981
Trang 13có viết: "Một nhà văn của quan điểm duy mỹ ( ) một môn đồ của thuyết nghệ
thuật vị nghệ thuật ( ) chỉ trọng cái đẹp hình thức, không cần nội dung, chủ trương viết văn không khuynh hướng, nghĩa là muốn đặt nghệ thuật lên trên mọi thứ thiện ác ở đời"(56/91) Theo Nguyễn Đăng Mạnh quan điểm ấy được
thể hiện ngay trong các sáng tác của nhà văn Nguyễn Tuân: "Thể hiện ngay ở
những nhân vật ưa thích nhất của ông trước cách mạng: những con người tài hoa tài tử, dù tĩnh tại hay xê dịch đối với cuộc sống, đối với quê hương đều chỉ là những kẻ ăn tạm, ở nhờ, những con người sinh ra dường như chỉ để ngắm đời, ngoạn cảnh cho giác quan được no nê thanh sắc và để trổ tài khoe chữ, chứ không chịu gánh lấy một trách nhiệm xã hội nào"(56/91) Quan điểm nghệ thuật ấy không chỉ được thể hiện thông qua những hình tượng nhân vật trong tác phẩm của nhà văn, mà nhiều khi còn được thể hiện dưới dạng những khái niệm hoặc những câu chữ trực tiếp trong tác phẩm Trong tác phẩm
Nguyễn nhà văn Nguyễn Tuân có viết: "Mỹ thuật vốn không là bà con với
luân lý của thời đại Một thằng ăn cắp đã trở nên đẹp đẽ vô cùng khi hắn cắt túi người ta rất gọn, rất nhanh"(9/1011)
Đối với nhà văn Nguyễn Tuân, dường như nghệ thuật là tất cả, quan niệm "nghệ thuật vị nghệ thuật" được xem như một tiêu chuẩn của lý tưởng thẩm mĩ Khát vọng của nhà văn muốn vươn tới và thể hiện trong tác phẩm
của mình là "cái đẹp" và chỉ "cái đẹp" mà thôi Trong tuỳ bút Tóc chị Hoài
Nguyễn Tuân cho rằng: "Cái người nào trong suốt một đời người mà không
được ngắm một mớ tóc cho tử tế thì cái thẩm mĩ quan của người ấy còn lung lay lắm"(13/338) Nhiều khi Nguyễn Tuân còn ca ngợi vẻ đẹp ma quái của tiếng đàn, cuộc đàn hát cứ như một thứ thôi miên, dường như tiếng đàn làm cho
người ta quên đi mọi thứ ở trên đời: "Người ta vừa hát, vừa khóc và người ta
đàn đến cái mức hộc máu ra mà gục chết dưới gốc nhạc khí"(13/407)
Trang 14
Như vậy chúng ta có thể thấy rằng: trước Cách mạng tháng Tám quan điểm nghệ thuật của Nguyễn Tuân rất trọng cái đẹp hình thức, thậm chí có lúc đến mức cực đoan Nói như vậy cũng không có nghĩa là lúc nào quan điểm ấy cũng chi phối ngòi bút của ông Bởi lẽ có nhiều trang viết của Nguyễn Tuân
đã thể hiện thái độ yêu ghét, trọng khinh rõ ràng mà không phải xuất phát từ tiêu chuẩn hình thức Những trang viết về nhân vật Huấn Cao trong truyện
ngắn Chữ người tử tù là một ví dụ: Huấn Cao là một nghệ sĩ tài hoa, có tài
viết chữ nổi tiếng tỉnh Sơn, mà chơi chữ là một thú chơi tao nhã của người xưa, rất nhiều người mơ ước, đặc biệt là viên quan coi ngục mơ ước có được
chữ của Huấn Cao treo trong nhà: "Có được chữ Huấn Cao mà treo là có một
báu vật ở trên đời"(13/100) Huấn Cao không chỉ là một nghệ sĩ tài hoa mà còn
là một bậc anh hùng cứu nước, tuy chí lớn không thành nhưng lúc nào cũng giữ tư thế hiên ngang bất khuất Huấn Cao coi thường quyền lực, khinh bỉ viên quan coi ngục Nhưng sau khi hiểu được tấm lòng của viên quản ngục, một con người mặc dù ở chốn ngục tù đen tối nơi cái ác, cái xấu ngự trị mà
vẫn biết yêu, biết quý cái đẹp, Huấn Cao đã đồng ý cho chữ: "Nào ta có biết
đâu một người như thầy Quản đây mà lại có những sở thích cao quý như vậy Thiếu chút nữa, ta đi phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ"(13/101)
Không những thế mà Huấn Cao còn khuyên nhủ rất chí tình đối với viên quản ngục:
"Ta khuyên thầy Quản nên thay đổi chốn ở đi ( ) ở đây khó giữ thiên lương cho lành vững, rồi cũng nhem nhuốc mất cả đời lương thiện"(13/102)
Như vậy vẻ đẹp trong nhân cách của Huấn Cao có sự thống nhất giữa tài hoa, khí phách hiên ngang và cái tâm trong sáng Qua hình tượng nhân vật Huấn Cao, chúng ta thấy được một phương diện nào đó trong quan niệm về cái đẹp của nhà văn Nguyễn Tuân: cái tài gắn với cái đẹp - cái đẹp ở vẻ tài hoa, cái đẹp ở khí phách hiên ngang bất khuất và cái đẹp ở tâm hồn trong sáng
của con người Trong tác phẩm Vang bóng một thời, Nguyễn Tuân say sưa
Trang 15đi tìm vẻ đẹp của một thời xưa cũ mà nay chỉ còn vang bóng Đây là một công việc có ý nghĩa lớn lao: phải yêu quý và muốn lưu giữ lại những vẻ đẹp đã
qua thì tác giả mới say sưa, miệt mài viết về nó như vậy Chữ người tử tù nói riêng hay Vang bóng một thời nói chung là một tác phẩm đặc sắc đánh dấu
bước đường trở lại tìm những vẻ đẹp xưa mà người đời thường quên lãng
Trong truyện Bữa rượu máu in trong tập Vang bóng một thời cũng
vậy, không phải chỉ có chủ nghĩa hình thức là chủ đạo mà truyện còn có nội dung xã hội mang ý nghĩa sâu sắc Thông qua những hình tượng, những chi tiết trong truyện tác giả đã lên án và tố cáo chế độ tàn bạo của thực dân Pháp cùng tội ác của những tên bán nước hại dân, chúng đã bày ra nghệ thuật chém đầu người Trong truyện dường như tác giả có vẻ rất thản nhiên khi miêu tả cảnh tên công sứ Tây và thằng Tổng đốc, vui vẻ chúc rượu nhau trước khi ra lệnh chém đầu mấy nghĩa quân Bãi Sậy Đây là hành động của những kẻ độc
ác, man rợ, lạnh lùng thản nhiên trước cái chết của những người nghĩa quân yêu nước Chính vì thế mà tội ác của chúng gây ra cuối cùng phải trả giá Bỗng nhiên một cơn lốc dữ dội đột ngột xoáy bốc cát mù mịt đuổi theo chúng, ném cái mũ của tên công sứ lăn lộn dưới bãi cỏ pháp trường Đây là một trong những chi tiết thật sâu sắc của tác phẩm thể hiện thái độ phê phán kín đáo và không kém phần thâm thuý của tác giả
Nếu nhìn từ góc độ lịch sử cụ thể để xem xét quan điểm nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Tuân, chúng ta có thể hiểu được những mâu thuẫn trong quan điểm nghệ thuật của nhà văn Nhà văn Nguyễn Tuân vốn là môn đồ của thuyết: "nghệ thuật vị nghệ thuật", "trọng cái đẹp hình thức" Nhà văn có quay lưng lại với hiện thực nhưng đó là hiện thực đen tối của xã hội thực dân phong kiến, chứ không phải quay lưng lại với những tinh hoa, truyền thống tốt đẹp của dân tộc cũng như những cảnh đẹp nên thơ của quê hương, đất
Trang 16xã hội thực dân phong kiến mặc dù ông có lòng yêu dân, yêu nước tha thiết
Vì thế tất cả những gì mà ông yêu quý cũng như tâm sự của chính mình Nguyễn Tuân đều gửi gắm vào trong các tác phẩm văn chương
Qua các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Tuân, người đọc nhận thấy: suốt
cả cuộc đời cầm bút của mình, Nguyễn Tuân đã khao khát đi tìm và tôn thờ cái đẹp, cái thật trong cuộc sống hiện tại, trong quá khứ, trong cả cuộc sống giang hồ, xê dịch Chính vì thế mà trong bài điếu văn truy điệu nhà văn
Nguyễn Tuân, nhà văn Nguyễn Đình Thi có viết: "Tôi nghĩ rằng có lẽ trong
những trang viết của Nguyễn Tuân ở dưới sâu những cái bề ngoài nổi gai góc hoặc phiêu lãng, ở đằng sau những sự ngoa ngoắt và cả khinh bạc của một thời ngột ngạt, quẩn quanh, tù túng, bế tắc, ở dưới sâu tất cả những cái ấy là
sự đi tìm cái đẹp và đi tìm cái thật, là nỗi khao khát cái đẹp và nỗi khao khát cái thật, là lòng yêu cái đẹp và yêu cái thật"(56/547)
Trong bài Nguyễn Tuân và cái đẹp, nhà nghiên cứu Hà Văn Đức có
viết về quan niệm của nhà văn Nguyễn Tuân: "Tách rời cái đẹp khỏi cái có
ích, đề cao cái đẹp thuần tuý không vụ lợi ( ) cái đẹp chỉ nhằm thoả mãn, đáp ứng những khoái cảm thẩm mĩ của cá nhân"(56/180) Về phương diện nào
đó quan niệm của Nguyễn Tuân có điểm gặp gỡ tương đồng với Kant - nhà triết học Đức nổi tiếng, người đề xướng nhận thức duy tâm chủ quan Kant
cho rằng: "Cái đẹp không phải ở má hồng người thiếu nữ mà là trong con mắt
xanh của kẻ si tình" Chính tư tưởng ấy đã nhiều lần bộc lộ trong các tác
phẩm của nhà văn Nguyễn Tuân trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 như:
Vang bóng một thời, Thiếu quê hương, Chiếc lư đồng mắt cua, Tóc chị Hoài Người đọc dễ nhận thấy trong các tác phẩm của Nguyễn Tuân, ông hết
sức nâng niu, trân trọng và khao khát đi tìm cái đẹp Nguyên Ngọc rất trân
trọng và ngưỡng mộ nhà văn Nguyễn Tuân, trong Hồi ức và Kỷ niệm về nhà
văn Nguyễn Tuân, ông viết: " Nguyễn Tuân luôn muốn mỗi ngày sống, mỗi
Trang 17trang đời của mình là một trang nghệ thuật ( ) Đó là thái độ thẩm mĩ đặc biệt của ông, riêng ông đối với cuộc sống"(56/534)
Nguyễn Tuân đã khao khát đi tìm cái đẹp trong cuộc sống hiện tại đương thời, nhưng đã không được toại nguyện Hay nói cách khác, ông khó lòng tìm thấy cái đẹp, cái thật trong xã hội "ối a ba phèng", ông chán ghét cuộc sống hiện tại xấu xa, thối nát Nguyễn Tuân đã đi tìm cái đẹp trong quá khứ, cái đẹp của một thời còn vang bóng Thế rồi cuộc sống giang hồ, xê dịch
đã hấp dẫn, cuốn hút ông, Nguyễn Tuân lại khao khát đi tìm cái đẹp để thoả lòng mình Lý do khiến Nguyễn Tuân phải đi tìm cái đẹp trong quá khứ hay
trong cuộc đời xê dịch theo Nguyễn Đình Thi là vì: "Trong cuộc đời ông sống
trước cách mạng, cái đẹp với cái thật không bao giờ khớp được với nhau"(56/547) Cuộc sống hiện thực mà người nghệ sĩ đang sống toàn những chuyện xấu xa, lừa lọc Chính vì thế mà Nguyễn Tuân tìm kiếm, theo đuổi cái đẹp trong quá khứ, trong bước đường giang hồ xê dịch Tuy nhiên, cũng xuất phát từ góc độ cái đẹp, nhà văn Nguyễn Tuân đã có phát hiện một cách sắc sảo những nét phản thẩm mĩ, những mặt xấu xa, thấp hèn của bọn người trọc phú, trưởng giả trong xã hội đương thời Điều đáng chú ý ở đây là thái độ phê phán của nhà văn Nguyễn Tuân đối với xã hội chủ yếu xuất phát từ góc độ thẩm mĩ, chứ không phải quan điểm giai cấp Ông lên án bọn người xấu xa vì chúng không biết nâng niu, trân trọng cái đẹp, chứ không phải vì chúng áp bức bóc lột Đây chính là điểm phân biệt rõ nét nhà văn Nguyễn Tuân với các nhà văn hiện thực cùng thời Đối với nhà văn Nguyễn Tuân, việc phản ứng lại
xã hội trên phương diện mĩ học là một đặc điểm nổi bật không giống với bất
cứ nhà văn nào Ông suốt đời tôn thờ cái đẹp và khao khát đi tìm cái đẹp như một cứu cánh, một phương tiện để khẳng định mình Chính điều này đã lí giải những ưu điểm cũng như những hạn chế trong quan niệm về cái đẹp của nhà
Trang 18phẩm của nhà văn Nguyễn Tuân, người đọc nhận thấy trong việc tôn thờ cái đẹp nghệ thuật, đôi khi nhà văn đã quá sa đà và trở nên cực đoan Trong tác
phẩm Tóc chị Hoài của Nguyễn Tuân viết: "Chị Hoài mỗi lúc vừa nằm xuống
rất nhẹ nhàng thì cả một mớ tóc trần quấn rất chắc ấy đổ tung xuống như một trận mưa rào đen nhánh Rồi mớ tóc mây dài như một sải rưỡi ôm lấy gáy ấp lấy bả vai ( ) cái người nào trong suốt một đời người mà không được ngắm một mớ tóc cho tử tế thì cái thẩm mĩ quan của người ấy còn lung lay lắm"(13/338) Khi miêu tả vẻ đẹp của mái tóc, Nguyễn Tuân đã tuyệt đối hoá cái đẹp về hình thức
Quan điểm thẩm mĩ của nhà văn Nguyễn Tuân trước Cách mạng tháng Tám có lẽ ít nhiều chịu ảnh hưởng từ thế giới quan duy tâm siêu hình, với một cái tôi cá nhân chủ nghĩa cực đoan nên nó mang đậm màu sắc bi quan Tuy nhiên có thể hiểu rằng những tuyên ngôn của nhà văn về cái đẹp mang màu sắc duy mĩ, cực đoan, nhiều khi chỉ là một cách để nhà văn phản ứng lại xã hội, hoặc chứng tỏ cái tôi độc đáo của mình Xét về một khía cạnh nào đó, trong quan niệm của nhà văn còn có những yếu tố hạn chế, song điều đáng nói ở đây là qua những trang viết của nhà văn Nguyễn Tuân, người đọc vẫn nhận thấy giá trị đích thực của văn chương Một trong những giá trị đó chính là: lòng tự hào dân tộc, ý thức giữ gìn đề cao những vẻ đẹp và giá trị thẩm mĩ dân tộc Hay nói cách khác đó chính là lòng yêu quê hương, đất nước thiết tha của nhà văn Nguyễn Tuân
Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công nhà văn Nguyễn Tuân vẫn tiếp tục trên con đường đi tìm cái đẹp, cái thật Ông đã say sưa với cuộc sống
hiện tại và miệt mài sáng tác những tác phẩm giá trị như: Đường vui, Tình chiến dịch, Tuỳ bút kháng chiến, Sông Đà, Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi Nếu
như ở thời kỳ trước Cách mạng tháng Tám, Nguyễn Tuân cảm thấy "cái đẹp
và cái thật không ăn khớp nhau" thì sang thời kỳ sau Cách mạng tháng Tám,
Trang 19Nguyễn Tuân mới nhận thấy giữa cái đẹp và cái thật có sự hoà hợp tương đồng Trong cái đẹp bao hàm cả cái thật và chính cái thật, cái hiện thực của cuộc sống đã khiến Nguyễn Tuân khám phá được vẻ đẹp của cuộc sống, của tâm hồn mỗi con người và giúp ông cảm thấy yêu đời, yêu cuộc sống hơn bao giờ hết Ông đã hoà mình vào cuộc sống của nhân dân, cuộc sống chiến đấu
và xây dựng đất nước Như vậy con đường đi đến cái đẹp, cái thật, đến với chân lí của nhà văn Nguyễn Tuân đó chính là con đường nhà văn trở về với nhân dân, với dân tộc
Như đã nói ở trên quan điểm nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Tuân là một vấn đề khá phức tạp Và tính phức tạp ấy còn được thể hiện ở cái Tôi cá nhân nhà văn
Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, nhìn chung cái Tôi của Nguyễn Tuân là cái Tôi cá nhân chủ nghĩa đối lập với xã hội Trong cuốn
Nhà văn Việt Nam 1945 - 1975, tập 2, GS.Phan Cự Đệ nhận xét: "Đó là cái
tôi lập dị, ngang chướng, đi lù lù giữa cuộc đời, ném đá vào những kẻ xung quanh, khiêu khích với xung quanh ( ) Nhân vật Nguyễn chốc buồn đấy rồi chốc lại vui đấy, ngủ lúc đứng, ăn lúc nằm, đi tản bộ trong cơn mưa rào; khi không giữa một tiệc thọ vui lại khóc rống lên vì thương nhớ một người bạn đã khuất bóng từ bao giờ và lôi ra toàn những chuyện xe đòn, mũ mấn áo trám giữa một tiệc cưới mà thực khách đều mặc toàn áo gấm trần"(56/103) Nhiều khi Nguyễn Tuân sống và viết là chỉ cốt sao thể hiện cái cá nhân của mình, còn thế giới khách quan không có gì đáng kể Nguyễn Tuân đã từng tự hoạ chân
dung của mình trong tuỳ bút Tóc chị Hoài: "Rồi tôi vẫn vênh váo đi giữa
cuộc đời như một viễn khách không có quê hương nhất định, cái gì cũng ngờ hết, duy chỉ có tin chắc ở cái kho cái vốn tình cảm và cảm giác của mình"(13/337) ở đây Nguyễn Tuân đã không ngần ngại để nói về mình, chính
Trang 20Tôi cá nhân, ẩn mình trong cái vỏ cá nhân, không hoà mình với thế giới xung quanh, nên nhiều khi Nguyễn Tuân mất niềm tin vào cuộc sống, không dám tin vào bất cứ điều gì, ngoài bản thân mình Vì quá đề cao cái Tôi cá nhân mà nhiều khi có ảnh hưởng tiêu cực đến các sáng tác của nhà văn, khiến cho một
số sáng tác của nhà văn trước Cách mạng tháng Tám đi vào ngõ cụt, không lối thoát Đây là một hạn chế trong quan điểm nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Tuân Vì lẽ đó đã khiến cho nhà văn nhiều khi lại tự chán mình Trong tập
truyện Nguyễn, Nguyễn Tuân đã viết: "A, cái đời tiềm tàng của riêng mỗi
người, Nguyễn chán lắm rồi, không thể chán hơn được thế này nữa Chàng đã mất hết cả tin tưởng trong cái lối sống riêng biệt mà trước kia chàng cho là màu nhiệm kỳ thú lắm"(9/1020)
Bên cạnh cái hạn chế đó, thì người đọc cũng nhận thấy nhà văn Nguyễn Tuân không hoàn toàn quay lưng lại với cuộc đời mà ngược lại ông vẫn mở rộng lòng mình đón nhận thế giới xung quanh Điều đó được thể hiện qua những trang viết của nhà văn Có thể nói rằng phải có một tâm hồn rộng mở, phải có một tình yêu tha thiết đối với quê hương, đất nước mới giúp được nhà văn có những trang viết thật sinh động và nên thơ Từ một dòng sông, một con đò, một sân ga, một con đường mà Nguyễn Tuân đã gặp trên con đường
xê dịch của mình, những cảnh vật hết sức thân quen, gần gũi, vậy mà dưới ngòi bút của nhà văn nó thực sự trở nên hấp dẫn lạ kỳ và dường như chứa đựng cả tâm tư, tình cảm của con người trong đó Bức tranh cuộc sống của ông cha ta ngày trước đã được Nguyễn Tuân ghi lại thật rõ nét Chẳng hạn như cảnh những người dân nghèo vất vả, lam lũ, buôn bán trên bến Hội An
(Cửa Đại), hay vùng mỏ Vàng Danh, Uông Bí, nơi tài nguyên giàu có của Tổ
quốc thực ra chỉ là cái địa ngục đối với người phu mỏ ngày xưa thời thuộc Pháp Đằng sau nhiều trang viết, cứ tưởng rằng đó chỉ là sự quẩn quanh với cái Tôi cá nhân nhà văn, nhưng thực ra không hoàn toàn phải như vậy mà là
Trang 21một Nguyễn Tuân thực sự gắn bó với cuộc đời, với thiên nhiên, với con người
Mặc dù còn có hạn chế trong quan điểm nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Tuân, song người đọc vẫn nhận thấy rằng thời kỳ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, Nguyễn Tuân không phải hoàn toàn thoát ly đời sống hiện thực, quay lưng lại với cuộc đời Mà ngược lại ông vẫn mở rộng lòng mình để đón nhận cuộc sống khách quan, chỉ có điều là Nguyễn Tuân có thói
quen đi để viết: "Chỉ có cuộc đời rộng rãi, chỉ có trường đời vô thường định
mới dạy cho người ta biết được những câu đẹp đẽ"(9/588)
Và chính cái ham muốn xê dịch ấy đã giúp cho nhà văn Nguyễn Tuân có vốn sống phong phú,
có sự hiểu biết sâu sắc những phong tục tập quán cổ truyền của dân tộc, từ đó mới góp phần vào việc giữ gìn những tinh hoa, những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Ông không phải là thoát ly đời sống hiện thực hay là quay lưng lại với cuộc đời như nhiều người đã từng nghĩ
Trên đây là những quan điểm nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Tuân khi sáng tác văn học nghệ thuật Có thể thấy rằng quan điểm nghệ thuật của nhà văn có những mặt mâu thuẫn, không nhất quán Để lý giải điều này theo
Nguyễn Đăng Mạnh: "Trước hết đặt Nguyễn Tuân vào vị trí của ông trong
tình hình phân hoá của các xu hướng văn học nước ta thời kỳ 1930 -1945 ( ) Cho rằng bộ phận văn học tư sản, tiểu tư sản thời kỳ này phân hoá dứt khoát thành hai dòng đối lập nhau: dòng lãng mạn thoát ly và dòng hiện thực phê phán là không sát với sự thật Trong thực tế có những cây bút không thuộc hẳn một dòng nào một cách thật rõ ràng và nhất quán: Thạch Lam, Thanh Tịnh, Nguyễn Tuân, cả Xuân Diệu với Phấn thông vàng " (56/97)
Đối với nhà văn Nguyễn Tuân khi bước vào đời đã mang tâm sự bất hoà sâu sắc với xã hội đương thời về mặt phong tục, thị hiếu, thẩm mĩ Cuộc
Trang 22luôn tồn tại toàn chuyện xấu xa, bỉ ổi Nguyễn Tuân đã viết nhiều tác phẩm
lên án bọn thống trị thực dân và phong kiến tay sai như: Một vụ bắt rượu lậu, Bữa rượu máu, Những ngày Thanh Hoá Nguyễn Tuân lên án bọn
người xấu xa bởi vì chúng chà đạp lên cái đẹp, không biết nâng niu trân trọng cái đẹp Ông dè bửu hết lời những bọn lái buôn "cứ đòi đốt trầm nắn phím" và đau lòng trước "những cuộc tàn sát thi ca của những ông lãnh binh sính làm thơ" Trước Cách mạng tháng Tám, tuy Nguyễn Tuân có những trang viết nhằm vào bọn thực dân, phong kiến, nhưng không phải ông đứng trên lập trường cách mạng, mà về cơ bản lòng yêu nước của ông vẫn mang tính chất tiểu tư sản Nguyễn Tuân chưa đủ sức mạnh và quyết tâm để ngả theo một dòng văn học tiến bộ nào Chính sự phân vân không nhất quán trong tư tưởng, chính sự giằng co giữa chủ nghĩa cá nhân và lòng yêu nước, tinh thần dân tộc
đã khiến cho Nguyễn Tuân một mặt muốn trốn tránh, ẩn mình vào cái Tôi cá nhân, nhưng mặt khác tâm hồn nghệ sĩ của một trí thức yêu nước đã kéo ông trở lại với cuộc đời, với thiên nhiên đất nước, con người
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh đã có nhận xét khá chính xác, sâu
sắc về tính phức tạp trong quan điểm nghệ thuật của Nguyễn Tuân: "Nghĩa là
cái tính chất không nhất quán, không dứt khoát giữa hai mặt tích cực và tiêu cực trong ý thức nghệ thuật Nguyễn Tuân, ngay cả ở những thời kỳ bế tắc nhất, xét đến cùng là do cái thế giằng co giữa chủ nghĩa cá nhân và lòng yêu nước, tinh thần dân tộc Nó khiến cho ông không quay lưng hẳn được với hiện thực, muốn thoát ly đấy nhưng không thật đành lòng"(56/98)
Cách mạng tháng Tám thành công đã đem lại sức sống mới cho rất nhiều nhà văn, trong đó có nhà văn Nguyễn Tuân Chính nhờ có cách mạng
mà dẫn tới sự đổi thay cái Tôi cá nhân của nhà văn: từ cái Tôi cực đoan đến cái Tôi công dân nghệ sĩ Nhờ có cách mạng mà nhà văn Nguyễn Tuân đã khám phá và nắm bắt được quy luật thẩm mĩ chung nhất phù hợp với quan
Trang 23niệm của nhân dân, của đất nước và của thời đại Quá trình này diễn ra hợp lý, bởi vì nhà văn Nguyễn Tuân sinh ra để tôn thờ cái đẹp mà cách mạng chính là cái: "chân - thiện - mĩ" chân chính nhất Nguyễn Tuân đã tìm thấy cái đẹp ngay ở trong cuộc sống nhân dân, trong tâm hồn mỗi người dân lao động Và chính cái đẹp của cuộc sống, cái đẹp bao la của đất trời, cái đẹp từ những người lao động đã khiến Nguyễn Tuân thực sự xúc động và nảy nở những tình cảm chân thành Tất cả những điều đó được người đọc dễ dàng nhận thấy trong các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Tuân - một nhà văn đã dành cả cuộc
đời của mình để đi tìm "cái đẹp và cái thật"
Trang 24Chương 2 Thế giới nhân vật trong các sáng tác của nhà văn Nguyễn
Tuân trước Cách mạng tháng Tám năm 1945
Tác phẩm văn học bao giờ cũng phản ánh đời sống bằng hình tượng và
được diễn đạt bằng ngôn từ, nhằm thể hiện tư tưởng, tình cảm của con người
Trong thế giới hình tượng đó thì nhân vật trong văn học không phải là sự sao
chép mọi chi tiết biểu hiện của con người mà chỉ là sự thể hiện con người qua
những đặc điểm về tiểu sử, nghề nghiệp, hình dáng, tính cách, tâm hồn
Nhân vật trong văn học được hiểu là những con người dù có tên hay không có
tên, dù được khắc họa sâu đậm hay chỉ xuất hiện thoáng qua
Chúng ta nhận thấy: nhân vật chính là phương tiện cơ bản để nhà văn khái
quát được hiện thực cuộc sống Trong các tác phẩm văn học, các loại hình
nhân vật rất đa dạng và phong phú:
“- Xét về vai trò nhân vật trong tác phẩm có thể nói tới: nhân vật chính,
nhân vật phụ, nhân vật trung tâm
- Xét về phương diện hệ tư tưởng về quan hệ đối với lý tưởng xã hội của
nhà văn lại có thể nói tới nhân vật chính diện và nhân vật phản diện
- Sau nữa, có thể nói tới loại nhân vật tư tưởng, thường được nhà văn
sáng tạo để minh hoạ cho một quan điểm, tư tưởng của mình, hoặc để thể
hiện một tư tưởng nào đó của thời đại”(24/127)
Có thể thấy rằng thế giới nhân vật trong tác phẩm văn học vô cùng sinh
động Trong các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Tuân- một nhà văn có phong
cách độc đáo và tài hoa- thì thế giới nhân vật được đề cập tới vô cùng phong
phú và hấp dẫn ở đây, chúng tôi xin được nói tới một số nhân vật tiêu biểu
mà nhà văn Nguyễn Tuân sáng tác trong giai đoạn trước Cách mạng tháng
Tám năm 1945 Qua những nhân vật này chúng ta sẽ thấy được phần nào
Trang 25quan điểm thẩm mĩ cũng như tư tưởng của nhà văn Nguyễn Tuân và của thời đại
2.1 Cái Tôi độc đáo, khác người của Nguyễn Tuân
Nhà văn Nguyễn Tuân nổi tiếng trên văn đàn từ những năm trước cách
mạng Tên tuổi của nhà văn gắn liền với trào lưu văn học Việt Nam đầu những năm 1940 Đây là thời kỳ chủ nghĩa lãng mạn Việt Nam bị ảnh hưởng của nhiều loại thế giới quan siêu hình, đặc biệt là chủ nghĩa cá nhân cực đoan được biểu hiện qua Nisơ trong triết học và Andre Gide trong văn học A.Gide
là nhà văn Pháp nổi tiếng, đi theo khuynh hướng chủ nghĩa cá nhân, thách thức xã hội, bất chấp mọi dư luận Riêng tư tưởng của Nguyễn Tuân và những sáng tác của ông trước cách mạng dĩ nhiên không nằm ngoài những đặc điểm và quy luật chung của chủ nghĩa lãng mạn cuối mùa, song biểu hiện của nó có những nét độc đáo khác biệt với các tác giả đương thời Bên cạnh
đó, trong thế giới quan của Nguyễn Tuân có ảnh hưởng của tư tưởng Lão
Trang, sống giữa cuộc đời mà “không có lấy một giây phút trịnh trọng đối với
nhân sinh”(13/121)
ảnh hưởng này bắt nguồn từ cụ Tú Lan thân sinh của nhà văn Nguyễn Tuân Điều này Nguyễn Tuân không hề giấu giếm, khi nhà nghiên cứu phê bình văn học Ngọc Trai có hỏi Nguyễn Tuân: ảnh hưởng của gia đình đối với bác như thế nào? Nguyễn Tuân trả lời: “Phải nói rằng nhà tôi
có cái gien giang hồ Không hiểu cụ tổ tôi thế nào, chứ từ ông nội tôi, đến bố tôi và cho đến tôi thì cái gien ấy như ngày càng mạnh lên ”
Và có lẽ trong cuộc sống ít ai dám nói ra cái tật, cái xấu của mình; ở Nguyễn Tuân thì lại khác, ông đã nói rất thành thật về bản thân mình Ông tâm sự: “Tôi chơi bời cũng là một cách tự phá phách để lẩn trốn mình, chứ có thích thú gì đâu Sau mỗi cuộc chơi bời phá phách về, mình lại tự chán mình,
Trang 26tự xỉ vả mình, nhưng sau đó lại lao vào con đường cũ Vào kháng chiến đi với bộ đội, tôi như trẻ lại, tôi đã tìm thấy mình, nên tôi thật lạc quan ”
Đây là những dòng tâm sự rất chân thành của nhà văn Nguyễn Tuân xuất phát từ cuộc đời thực của chính mình Và ở đây cần nói thêm rằng: trong thế giới quan của Nguyễn Tuân còn chịu ảnh hưởng tư tưởng của nhà văn Pháp Pônmôrăng nổi tiếng về triết lý xê dịch với lời tuyên bố: “Ta muốn sau khi ta chết đi, có người thuộc da ta làm chiếc va li” mà Nguyễn Tuân đã nhắc lại
làm châm ngôn ở đầu tác phẩm Thiếu quê hương Ngoài ra Nguyễn Tuân rất
say mê văn của Đôxtôiepxki, ông đã có nhiều bài viết về văn chương của
Đôxtôiepxki Trong Nhà văn Việt Nam 1945 - 1975, tập 2, Phan Cự Đệ đã
chỉ rõ: "Nguyễn Tuân thuộc số người mê say Đôxtôiepxki Họ cũng muốn tung
hê nổi loạn như các nhân vật của Đôxtôiepxki, muốn chống lại một thứ trật tự giả dối "(56/109)
Khi bàn tới vấn đề về cái Tôi cá nhân trong văn học là một vấn đề độc đáo
và hấp dẫn Cái Tôi cá nhân đứng ra trực tiếp đối thoại với độc giả đã có từ thời Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Tú Xương, đến Nguyễn Tuân có lẽ cái Tôi ấy càng được phóng đại, kênh kiệu hơn bao giờ hết Trước Cách mạng
tháng Tám, theo Nguyễn Đăng Mạnh: “Cái Tôi Nguyễn Tuân về căn bản là
cái Tôi cá nhân chủ nghĩa đối lập với xã hội Hồi ấy, sống hay viết đối với ông nhiều khi chỉ là để tìm mình, để thực hiện cái cá nhân mình cho đến kỳ cùng ”(56/93) Cái Tôi của Nguyễn Tuân là cái Tôi tự ý thức về mình, ý thức
về tài năng, về bản lĩnh, về tính cách Nhiều khi để thoả mãn lòng mình, để thể hiện cá tính của mình, Nguyễn Tuân chấp nhận hy sinh nhiều cái khác:
"Mỗi người đều có cái ý định phát huy cái cá tính của mình cho đến kỳ cùng, kết quả của phấn đấu về tinh thần là nhiều khi để lại bao sự thiệt thòi cho những người xung quanh, có khi là vô tội Có những cái tia lửa lúc bùng cháy lên là đốt luôn cả những vật gần mình Nhưng những tia lửa đó đem góp lại
Trang 27đã kết lên thành một kinh thành ánh sáng và làm vẻ vang cho một nơi vốn gọi
là kết tinh của trí thức"(9/942) Để giữ được cá tính của mình, chấp nhận sự phản đối của những người xung quanh, Nguyễn Tuân vẫn can đảm giữ vững
quan điểm: "Phải đương đầu Phải khai chiến Phải đánh nhau với chung
quanh Nguyễn vẫn bướng bỉnh"(9/966) Có thể khẳng định Nguyễn Tuân là người ý thức rất rõ về cái Tôi của mình, ông chấp nhận đối lập với xung quanh để cái Tôi của mình được tự do
Cái Tôi trong tác phẩm của nhà văn Nguyễn Tuân rất đặc biệt, không giống với bất cứ ai và cũng không muốn ai bắt chước được mình Nói như
Phan Cự Đệ: “Đó là một cái Tôi lập dị, ngang chướng, đi lù lù giữa cuộc đời,
ném đá vào những kẻ xung quanh, khiêu khích với xung quanh ”(56/103)
Nhà văn Nguyễn Tuân đã thổi phồng cái Tôi của mình lên, thậm chí “lập dị, ngang chướng” Đây là một hiện tượng tiêu cực và không giải quyết được gì về phương diện thực tế, nhưng nó là sự phản ứng của nhà văn Nguyễn Tuân đối với xã hội, ông không chấp nhận một cuộc sống tù túng, bế tắc Việc đề cao cái Tôi của nhà văn Nguyễn Tuân phải chăng cũng là một thứ vũ khí để chống trả lại xã hội thực dân phong kiến xấu xa theo kiểu riêng độc đáo của Nguyễn
Tuân Nguyễn Đăng Mạnh trong Lời giới thiệu Nguyễn Tuân toàn tập,
tập 1, có nhận xét: "Ngông là một sự chống trả với mọi thứ nền nếp, phép tắc,
mọi thứ đạo lý thông thường của xã hội bằng cách làm ngược lại với thái độ ngạo đời Đó là đặc điểm của tất cả các nhân vật ưa thích nhất của Nguyễn Tuân trong các tác phẩm của ông trước Cách mạng tháng Tám"(8/90) Khi đọc những sáng tác trước cách mạng của nhà văn Nguyễn Tuân, nhà nghiên cứu Phong Lê vừa phê phán vừa biện hộ cho cái Tôi khác người của Nguyễn
Tuân: "Nguyễn Tuân o bế cái tôi cá nhân, thi vị hoá lối sống lập dị, âu cũng
là một phản ứng cực đoan lại cái xã hội" Cái lối sống lập dị ấy là cái lối sống
Trang 28tác phẩm, các nhân vật của Nguyễn Tuân có những biểu hiện trái ngược nhau
Người ta mong được khoẻ mạnh, nhân vật Nguyễn lại mong được ốm: "ốm đã
là một thói quen Lúc ốm còn là một dịp để đình chiến với cuộc sống, bỏ dở những công cuộc làm chung với những bọn ngu tợn, bướng mà lỡ gặp phải trên đường đời"(9/227) Và thật ngược đời khi mọi người ốm thì chàng Nguyễn
lại thấy mình cần phải khoẻ: "Mình cần phải khoẻ Khoẻ để mà gánh lấy việc,
lấy tai mắt mình ra làm chứng cho thời đại"(9/230) Nhiều khi các nhân vật của Nguyễn Tuân hay có thể nói là bản sao của chính ông đã cố tình tạo ra những cách khác người, đối lập với xung quanh: thích hành động kỳ quặc, trái
khoáy, thách đố với thiên hạ Nguyễn thích cuộc sống vô định: "Không có bờ
bến, không có ngày tháng, không có đầu, không có cuối"(9/877) Nguyễn thích
chơi với lửa: "Vào rừng trúc, sớm nay, Nguyễn rắp tâm phải chơi lửa một
hôm cho thực thoả thích trước khi trở về Hà Nội Chàng đánh diêm châm vào
cỏ gianh, cỏ bùng cháy và ngọn lửa dần dà liếm vào cánh rừng trúc Trúc nổ lách tách rồi nổ đánh đùng Bên cạnh lửa, trong suối nước, Nguyễn thấy sung sướng "(8/276)
Nhà nghiên cứu Triều Mai khi đọc quyển Nguyễn đã thốt lên:
"Ngay trang đề tặng ta thấy gì? Thấy ông Nguyễn Tuân tay cắp quyển Nguyễn; ông ta quỳ xuống dưới bàn thờ Trên bàn thờ ông Nguyễn Tuân ngồi chễm chệ Dưới bàn thờ, ông Nguyễn Tuân lúc ngúc lạy, càng lạy ông càng khấn: Kính tặng tôi! Kính tặng tôi! Trong quyển Nguyễn, rõ ràng có một người nói giọng ê chề để tự chán Nhưng họ chỉ tự chán để tự khoe Càng nói những cái tự chán của họ, họ càng tự khoe những cái tật bé bỏng xinh xinh của mình"(56/262) Nguyễn Tuân "tự khoe", tự cung kính mình hay chính là
cách khẳng định sự hiện diện cái Tôi độc đáo, khác người của mình
Nguyễn Tuân tự coi mình là một kẻ khác người Ngay từ khi bước chân vào văn đàn cho đến khi có hàng loạt các tác phẩm ra đời, Nguyễn Tuân đã thể hiện được cái Tôi cá nhân độc đáo của mình Ông đã tâm sự trong tiểu
Trang 29thuyết Thiếu quê hương: “Người lỗi lạc sống một cách đặc biệt không giống
ai và không cho ai bắt chước được mình, chết là mang cả cái bản chính đi, chứ không để lại một bản sao nguyên cảo nào ”(8/801) Nhà nghiên cứu Hà Văn Đức có nhận xét về các nhân vật trong các sáng tác của nhà văn Nguyễn
Tuân: “Nhiều nhân vật trong tác phẩm, Nguyễn Tuân sử dụng đại từ nhân
xưng thứ nhất Tôi và thậm chí các nhân vật khác của ông mặc dù tên gọi có khác nhau: Vi, Bạch, Hoàng, Nguyễn thì thực chất vẫn mang rõ hình bóng chủ quan của tác giả”(56/139)
Có thể nói rằng không biết đích xác ngày nào chữ Tôi xuất hiện trên thi đàn Việt Nam, khi chữ Tôi xuất hiện nó thực bỡ ngỡ và lạc lõng Theo nhận
xét của nhà nghiên cứu phê bình văn học Hoài Thanh- Hoài Chân trong Thi
nhân Việt Nam: “Khi chữ Tôi, với cái nghĩa tuyệt đối của nó, xuất hiện giữa
thi đàn Việt Nam, bao nhiêu con mắt nhìn vào nó một cách khó chịu Nó cứ luôn luôn đi theo những chữ anh, chữ bác, chữ ông đã thấy chướng Huống bây giờ nó đến một mình ”(65/45)
Nhà văn Nguyễn Tuân từ năm 1939 khi mới bước chân vào văn đàn, cái Tôi của nhà văn đã xuất hiện một cách độc đáo khác người, khác đời Trong
tác phẩm Phong vị tỉnh xép, Nguyễn Tuân đã tuyên bố: “Phải làm cho trọn
bổn phận tối thiểu của thằng người đời Nghĩa là phải sống, sống với thị dục, sống với giác quan, sống bằng xác thịt ”(8/457) Quan niệm này đã chi phối tới cuộc đời và ngòi bút sáng tác của nhà văn Nguyễn Tuân Một nhà văn có thói
quen: “Đi và viết Đi để rồi viết”(12/970) và một lối sống hoàn toàn khác hẳn với xung quanh Ông quan niệm đã là con người phải có cái gì độc đáo, khác người là của riêng mình chứ không nên lẫn với một ai khác; Hoặc là ở thái cực này, hoặc là ở thái cực kia chứ không nên "nhờ nhờ" ở giữa Nhà thơ Xuân Diệu cũng đã thổi bùng lên khát vọng sống của con người, sống vội
Trang 30vàng, cuống quýt và mãnh liệt: “Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt- Còn
hơn buồn le lói suốt trăm năm”(65/116)
chuyện, những tâm trạng của chính tác giả và bạn bè trong những ngày sống ở
nơi đất khách quê người Đọc Một ngày một đêm cuối năm trong tập du ký Một chuyến đi của Nguyễn Tuân, chúng ta nhận thấy những con người lãng
du, tài tử, ham cuộc sống giang hồ xê dịch nhưng lại rất nặng lòng với quê hương đất nước Tâm trạng chán chường, buồn tủi của tác giả cũng như của
bạn bè khi năm hết tết đến nơi đất khách quê người: “Phải sống một ngày giai
tiết ở nơi đất khách, không có bánh chưng, không có cây nêu, hoàn toàn thiếu mất những hương vị êm dịu của quê hương, nhiều anh em cho thế là một sự bất hạnh lớn trong đời một người An Nam”(13/18)
Dường như trong lòng tác giả và cũng như bạn bè của mình thì những phong tục tập quán, những truyền thống văn hoá của dân tộc Việt Nam đã ăn sâu vào trái tim, khối óc của họ Nên ở phương trời nào họ cũng nghĩ về quê hương với một tấm lòng yêu mến và trân trọng Trong ngày và đêm cuối năm
ở Hương Cảng, đối với người dân nơi đây thật tưng bừng náo nhiệt, mọi người đổ ra đường trông như dòng nước cuốn Đặc biệt phiên chợ tết ở Hương Cảng người đông như trẩy hội, hàng hoa được bày bán rất nhiều và đẹp nhất vẫn là hoa đào, vì hoa đào đặc trưng của hoa ngày tết
Trước cảnh đông vui nhộn nhịp ấy tác giả có hoà vào dòng người đi trong đêm cuối năm nhưng trong lòng tác giả vẫn dửng dưng, vẫn cảm thấy cô đơn,
buồn tẻ: “ Tôi rảo bước, giữa cái tưng bừng của một thị trấn lớn, tôi lang
thang, cô độc như một kẻ bị đi đày”(13/22) Và chỉ đến khi được ngắm những
Trang 31gốc đào tươi tua tủa những hoa nhạt và nụ thắm thì trong lòng tác giả dịu lại
Tác giả muốn mua: “một gốc yêu đào gọi là ghi lấy phút sung sướng trong
một ngày tuế mộ ở ngoài quê hương”(13/23) Nhưng điều đó tác giả không làm
được, bởi lẽ: “Cái hận lớn của một thằng phiêu đãng như tôi, trong một ngày
cuối năm như hôm nay là không đủ tư cách để làm nổi một việc xa xỉ ”(13/23)
Trong quan điểm nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Tuân, chúng ta đã biết: khát vọng mà nhà văn Nguyễn Tuân muốn vươn tới và thể hiện trong tác phẩm của mình là cái đẹp và chỉ cái đẹp mà thôi Hay nói cách khác cái Tôi của Nguyễn Tuân là một cái Tôi nghệ sĩ Trong các tác phẩm của mình, ông nhìn sự vật bằng con mắt thẩm mĩ, những nhân vật mà ông xây dựng nên đều
là những bậc tài hoa, nghệ sĩ Chúng ta nhận thấy không chỉ trong trang sách
mà ngoài cuộc đời của tác giả cũng vậy, nhà văn Nguyên Ngọc có nhận xét:
“Hình như ta ít gặp nhà văn nào nhất quán triệt để đến như ông giữa trang viết và cách sống hàng ngày của mình Đó là một thái độ thẩm mĩ đặc biệt của ông, riêng ông đối với cuộc sống ”(56/534)
Trong Hồi ký sống đẹp từng ngày nhà văn Nguyên Ngọc có viết về một kỷ niệm thật đẹp đẽ trong đời của
nhà văn Nguyễn Tuân khi ông đang ở Matxcơva Đó là một buổi chiều Nguyễn Tuân có nhờ cô phiên dịch Tônhia mua hộ ông ba đoá hoa hồng
- "Tônhia: Trời ơi! Ông có biết bây giờ là mùa gì không? Thưa ông
bây giờ đang là mùa đông ạ! Hoa hồng ư, giữa mùa tuyết này đắt như vàng
- Nguyễn Tuân: Đó là việc của tôi
- Nguyễn Tuân nâng lấy ba đoá hoa từ tay cô gái, ông nâng niu ngắm
nghía hồi lâu, rồi ông ngẩng lên:
- Tônhia! Ba đoá hoa này, già Tuân tặng cô đấy!
Trang 32Không chỉ riêng đối với Tônhia mà còn đối với rất nhiều bạn bè của mình, Nguyễn Tuân cũng đều làm như vậy Những cử chỉ, lời nói, việc làm của nhà văn thật cao đẹp, khiến cho mọi người vô cùng ngưỡng mộ Phạm Tường Hạnh có ghi lại một kỷ niệm đẹp đẽ của nhà văn Nguyễn Tuân: một lần có một người bạn rủ nhà văn Nguyễn Tuân đi dự đám cưới của hai anh chị tự vệ của nhà máy cơ khí Hà Nội, trong khi Nguyễn Tuân không hề quen biết họ Đám cưới được tổ chức trong khi những đợt B52 đang đánh phá dữ dội ở Hà
Nội Nguyễn Tuân nói: “Vậy để mình đi mua bó hoa tặng cặp vợ chồng
này ”(56/450)
Như vậy đối với nhà văn Nguyễn Tuân dù trong trang sách hay ngoài cuộc đời thì cái Tôi của nhà văn luôn khao khát và đi tìm cái đẹp Cái đẹp ở hiện tại không đủ để thoả mãn lòng mình, nhà văn Nguyễn Tuân đã đề xướng
và cổ vũ nhiệt thành cho chủ nghĩa xê dịch Với hai tập tuỳ bút: Tuỳ bút I và Tuỳ bút II đã tập hợp được nhiều bài viết sắc sảo của nhà văn Nguyễn Tuân
về đề tài xê dịch như: Thèm đi, Lại đi nữa, Một lần đi thăm nhau, Những ngày Thanh Hoá, Cửa Đại, Chiếc vali mới Tư tưởng chủ yếu của thiên
tuỳ bút này là tư tưởng hưởng lạc, nhà văn muốn tận hưởng tất cả những cảnh
đẹp, những thú vui ở bất kỳ nơi nào Trong Chiếc vali mới, Nguyễn Tuân có
viết: “Cái vali đẹp nhất cuộc đời này vẫn là một cái vali chứa toàn bản thảo
của những năm tháng đi làm việc thui thủi ở phương xa trở về ”(13/282)
hay
“chỉ có cuộc đời rộng rãi, chỉ có đường đời vô định mới dạy cho ta biết được những câu đẹp đẽ một cách quái dị như thế thôi”(9/588)
Cùng viết về đề tài xê dịch, Nguyễn Tuân có viết cuốn tiểu thuyết với
nhan đề Thiếu quê hương Nhân vật chính của truyện là Bạch, một người
luôn thích đi, “thèm đi”, đi không cần mục đích: “lấy nguyên cái việc đi là
một cái thú ở đời ”(8/840) Nếu không được đi Bạch: “lấy làm đau khổ vô
cùng Bạch thấy mình bây giờ đã hết là mình rồi và những ngày sống chỉ còn
Trang 33là rất dài và rất nhạt thôi ”(8/735) Dường như đối với Bạch đi chỉ là để tận hưởng những ham muốn của cảm giác Đi là một hình thức tốt nhất của sự thoát li, thoát li khỏi cái tủn mủn của cuộc sống hàng ngày, đi để thoát khỏi mọi giàng buộc với gia đình với xã hội Việc “thèm đi” của Bạch là căn bệnh của chủ nghĩa cá nhân hưởng lạc, của lòng ích kỷ, của thói vô trách nhiệm với
gia đình với xã hội Với Bạch hạnh phúc gia đình chẳng có nghĩa lý gì, “chỉ
có nhà ga,bến tàu, con đường thiên lí, mặt nước rộng là mới gợi được cho Bạch ý nghĩa của đời sống đích đáng ”(8/847) Bạch đã tìm ra mọi cớ, mọi lý
do để ghét vợ, để li dị vợ, mặc dù người vợ rất mực yêu chồng, thương con Với Bạch gia đình vợ con đều là cục chì, đều là những mối bận bịu níu chân Bạch, khiến Bạch không thực hiện được bản ngã của mình: “Đời họ có những hòn chì, toàn là những hòn chì vướng vào cổ chân”
Đằng sau những trang viết, những dòng chữ viết về nhân vật Bạch, ở khía cạnh nào đó chính là cái Tôi của nhà văn, là hình bóng của tác giả Nguyễn Tuân Và người đọc đều nhận thấy: trong tâm trạng của nhân vật Bạch không hẳn lúc nào cũng vui vẻ, phấn khởi, thực ra đó là một tâm trạng chán nản, cô đơn Nếu như trước kia các nhân vật của nhà văn Nguyễn Tuân luôn cổ vũ nhiệt thành cho chủ nghĩa xê dịch: đi tức là hạnh phúc; đi để thay đổi thực đơn cho giác quan; đi mới thấy được ý nghĩa của đời sống thích đáng; đi là phải gây nên những thứ đoạn tuyệt, đoạn tuyệt với vợ con, với nhà cửa, với quê hương bản quán Nhưng nhiều khi chính bản thân họ quyết định sự ra đi
ấy lại cảm thấy lo lắng, chán nản, cô đơn: “Bạch chỉ chờ đợi tàu cặm luôn
luôn và giữ mình làm trọng đứng thủ thế vạn toàn trong song loan, chàng thoáng thấy buồn: không dám sống với nguy hiểm nữa rồi sao? Chàng ngờ chàng bắt đầu sợ sống ”(13/177)
Rõ ràng Bạch đâu phải là con người tàn nhẫn, lạnh lùng, chỉ quan tâm đến
Trang 34hương mà luôn cảm thấy thiếu quê hương nên luôn khao khát đi tìm một vùng đất mới, một chân trời mới để thoát khỏi cuộc sống tù túng, bế tắc, tủi nhục vì
phải sống thân phận nô lệ Bên cạnh đó, trong tác phẩm Thiếu quê hương,
Nguyễn Tuân đã dành nhiều trang viết ca ngợi cảnh giàu có của quê hương đất nước như vùng mỏ: Vàng Danh, Uông Bí Nói như vậy để thấy rằng cái Tôi của nhà văn Nguyễn Tuân không hề ngoảnh mặt, quay lưng lại với quê hương đất nước mà ngược lại vẫn một lòng chân thành yêu quê hương đất nước thiết tha
Chính vì càng yêu quê hương đất nước và muốn khẳng định giá trị bản sắc văn hoá truyền thống của dân tộc mà nhà văn Nguyễn Tuân đã phủ nhận xã hội đương thời xấu xa, đồi bại bằng con đường xê dịch của mình Con đường
xê dịch ấy vẫn chẳng làm thay đổi được gì hiện thực cuộc sống, không khoả lấp được những trống trải trong lòng mình nên Nguyễn Tuân đã quay trở về với quá khứ, với cội nguồn dân tộc, sống lại với những vẻ đẹp của một thời đã qua nay chỉ còn vang bóng Tất nhiên đây cũng chỉ là một thái độ phản ứng với xã hội đương thời mà trở về với quá khứ Cũng có nhiều nhà văn, nhà thơ giống với nhà văn Nguyễn Tuân đi tìm vẻ đẹp của một thời đã qua, bởi lẽ họ quá thất vọng trước cuộc sống hiện tại ngột ngạt và bế tắc Nhà thơ Vũ Đình Liên luôn nhớ về hình bóng ông Đồ xưa:
“ Bày mực tàu giấy đỏ
Bên phố đông người qua Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa, rồng bay” (65/66)
Trong bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ cũng vậy, giữa quá khứ và hiện tại
luôn trái ngược nhau Hiện tại là hình ảnh con hổ bị nhốt ở vườn Bách Thú mang trong mình nỗi uất hận vì bị giam cầm, bị mất tự do và lòng nhớ tiếc về quãng đời được tự do tung hoành của một chúa tể chốn sơn lâm:
Trang 35“Gặm một nỗi căm hờn trong cũi sắt
Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua”(65/54)
Nhà thơ Thế Lữ đã mượn lời con hổ bị nhốt trong vườn Bách Thú để bộc
lộ cảm xúc và khát vọng tự do của mình và của những lớp người đang bị giam cầm trong vòng nô lệ nghiệt ngã của xã hội thực dân phong kiến Nhà văn Nguyễn Tuân không giống với các nhà văn, nhà thơ khác, ông đã trở về với quá khứ bằng cách riêng của mình Nhà văn Nguyễn Tuân không tìm thấy cái đẹp hiện hữu trong cuộc đời, nên đã trở về với quá khứ ,với cội nguồn dân tộc Nhà văn Nguyễn Tuân đã đi tìm và chắt chiu, gạn lọc tất cả những nét
đẹp trong quá khứ để thể hiện trong tác phẩm của mình Với tác phẩm Vang bóng một thời, Nguyễn Tuân đã làm sống lại những nét đẹp trong cuộc sống
của một thời đã qua Đúng như nhận xét của nhà văn Vũ Ngọc Phan: “Đọc
Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân, người ta cũng có một cảm tưởng gần giống như những cảm tưởng trong khi ngắm một bức hoạ cổ "(56/37)
Và nhà nghiên cứu Văn Tâm thì cho rằng: ở Vang bóng một thời ngoài Bữa rượu
máu và Khoa thi cuối cùng thì “ mười truyện còn lại, có thể coi như mười
nén tâm hương nguyện cầu cho cái đẹp cổ truyền Việt Nam đó là: uống đẹp (Những chiếc ấm đất, Chén trà sương); nhắm đẹp (Hương cuội); chơi đẹp (Thả thơ, Đánh thơ, Đèn đêm thu tức, Một cảnh thu muộn); ứng xử đẹp (Ngôi
mả cũ); hoa tay đẹp (Trên đỉnh non Tản); tài nghệ đẹp (Những người bất đắc chí) và nhân cách đẹp (Chữ người tử tù) ”(56/249) Nhà văn Nguyễn Tuân không giống các tác giả cùng thời ca ngợi, lý tưởng hoá chế độ phong kiến, mặc dù Nguyễn Tuân sinh trưởng trong một gia đình Nho giáo, nhưng bản
thân Nguyễn Tuân không phải là phong kiến Trong tác phẩm Vang bóng một thời, Nguyễn Tuân có đề cao thú uống trà như một thứ trà đạo, hay lý
tưởng hoá những thú vui: thả thơ, đánh thơ đó là biểu hiện quan điểm nghệ
Trang 36vào cái Tôi hưởng lạc, thoát li cuộc sống, vô trách nhiệm trước cuộc đời, ngày càng cách biệt với thế giới xung quanh để bước vào thế giới kinh dị ma
quái như: Trên đỉnh non Tản, Khoa thi cuối cùng Và nhiều khi cái Tôi
của nhà văn có sống buông thả theo chủ nghĩa cá nhân, hay muốn xê dịch trong không gian, muốn tiến, muốn lui theo thời gian, muốn đi lên non Tản hay xuống cõi âm thì thế giới đó vẫn là một thế giới tù túng, chật hẹp, thiếu vắng hơi người
Khi nhà Nguyễn Tuân trở về với quá khứ, với cội nguồn dân tộc thì cũng chỉ là hoài niệm về một thời đã qua mà thôi Thất vọng trước cuộc sống thực tại, nhà văn Nguyễn Tuân muốn phủ nhận nó, muốn chống trả nó nên đã chọn một con đường khác đó là: thoát li vào con đường trụy lạc Đây là một hướng thoát li tiêu cực, bởi lẽ nhân vật Tôi đã tìm đến những xóm cô đầu, bên bàn đèn thuốc phiện, biến ngày thành đêm, đêm thành ngày, thay đổi trật tự thời
gian Tác phẩm Ngọn đèn dầu lạc, Tàn đèn dầu lạc, Chiếc lư đồng mắt cua là những tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Nguyễn Tuân viết về cuộc
sống trụy lạc
Tác phẩm Tàn đèn dầu lạc, Ngọn đèn dầu lạc là hai thiên phóng sự miêu
tả thật cụ thể tình cảnh và tâm trạng của những người nghiện thuốc phiện, những con người không làm chủ được bản thân nên đã rơi vào tình cảnh khốn
cùng, sống cuộc đời cô đơn, buồn tẻ Còn Chiếc lư đồng mắt cua được coi là
một thiên sám hối, là lời thú tội của một con người đã một thời đắm mình trong nghiện ngập, trong những cuộc truy hoan thâu đêm, suốt sáng sống vô trách nhiệm với gia đình, với xã hội Đúng như lời tác giả thú nhận trong phần
(thay lời tựa) của tác phẩm: “Là những trang tuỳ bút chép lại một ít tâm trạng
của tôi trong những ngày phóng túng hình hài”(13/204) Nhân vật Tôi trong tác phẩm, dù có sa chân vào những xóm cô đầu, đã đắm mình trong nghiện ngập, nhưng có thể nói rằng: con người ấy chưa hoàn toàn mất hết nhân cách Bởi lẽ
Trang 37mỗi khi ngoảnh lại nhìn lại mình, tự thẹn với mình, đau đớn, xót xa khi thấy
mình trở nên đồi bại: “ối! ối, tôi ơi! ối những người bạn thân nhất của tôi
ơi! lần này là lần cuối cùng ”(9/319) Nhưng cái Tôi vị kỷ trong con người anh ta vẫn tồn tại một cách ngang bướng, chưa có ý định rời bỏ cuộc sống cũ Mỗi khi có một lời chào mời, đưa đón, nhân vật Tôi lại trở lại con đường cũ, lại bỏ nhà ra đi, chẳng thiết gì đến gia đình, vợ con
Tác phẩm: Chiếc lư đồng mắt cua của nhà văn Nguyễn Tuân không ca
ngợi cuộc sống trụy lạc nhưng ở đây tác giả chưa thể hiện một thái độ phê phán nghiêm khắc lối sống vô trách nhiệm, buông thả theo những ham muốn
cá nhân ích kỷ Nhân vật Tôi trong tác phẩm là một thanh niên trí thức do bất mãn với xã hội, muốn phủ nhận xã hội nhưng do thiếu ý chí, nghị lực nên đã rơi vào chủ nghĩa cực đoan Tác phẩm có thể coi là lời thú tội của một con người đã một thời đắm mình trong nghiện ngập, sống vô trách nhiệm với gia đình, với xã hội Nhưng ở đây có điều đặc biệt là nhân vật Tôi, cũng như ông Thông Phu, cô đào Tâm, những con người tài hoa dù có bước chân vào cuộc sống truỵ lạc nhưng trong tâm hồn những con người ấy vẫn ẩn chứa những đốm sáng lương thiện, vẫn khát khao có cuộc sống tốt lành Họ đã mượn tiếng đàn, lời hát để nói lên rằng: Đằng sau cái vẻ bề ngoài xấu xa, nhơ nhớp, thì
trong tâm hồn họ vẫn cái gì đó thánh thiện và thanh cao: “Một giọng hát hay
run run này là một bài kệ ngâm lên để rửa hết tội lỗi trong đời Tâm , trước cái thuần tuý của đàn hát nàng và Tôi đang cùng chung thứ tiếng của tâm hồn ”(13/257) Đây chính là ý nghĩa sâu sắc của tác phẩm mà nhà văn muốn gửi gắm vào trong đó Nhân vật Tôi có những lúc sống buông thả mình trong cuộc sống trụy lạc, trong cuộc sống giang hồ, xê dịch, đó chính là cách tác giả che đậy sự chán chường, tuyệt vọng của mình và muốn phủ nhận xã hội hiện tại
Trang 38Như vậy cái Tôi của nhà văn Nguyễn Tuân trước cách mạng là cái tôi cá nhân chủ nghĩa, là sản phẩm tinh thần của lớp trí thức tiểu tư sản cô đơn, bế tắc trước cuộc đời Song bên cạnh đó trong cái Tôi này vẫn chứa đựng những yếu tố tích cực: đó là tinh thần dân tộc, là con người có nhân cách không chịu đầu hàng, thoả hiệp trước những cái xấu xa của xã hội Đối với chúng ta khi tìm hiểu đánh giá cái Tôi của nhà văn Nguyễn Tuân cần quan tâm tới cả hai mặt: thành công và hạn chế Bởi lẽ ở cái Tôi nhà văn không chỉ có cái Tôi hưởng lạc, thoát li cuộc sống, vô trách nhiệm trước cuộc đời mà ngược lại còn
có một cái Tôi độc đáo khác người của một tâm hồn gắn bó tôn thờ, cái đẹp, một tâm hồn yêu đời, yêu quê hương đất nước thiết tha Hai mặt: thành công
và hạn chế trong cái Tôi của nhà văn Nguyễn Tuân đã tạo nên mâu thuẫn trong nhận thức tư tưởng và trong quan điểm nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Tuân, khiến ông trở thành một trong những hiện tượng phức tạp của Văn học Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm 1945
2.2 Những nhà nho thất thế, bi quan, chán nản trước cuộc đời
Như chúng ta đã biết, trước Cách mạng tháng Tám để phủ nhận xã hội hiện tại nhà văn Nguyễn Tuân đã lấy cuộc sống giang hồ xê dịch, cuộc sống trụy lạc làm cái cớ để thoát li Nhưng cách đó chẳng làm vơi đi nỗi chán chường trong lòng tác giả mà lại càng làm cho tác giả rơi vào con đường tuyệt vọng, bế tắc Nguyễn Tuân đã tìm cách trở về với quá khứ, với cội nguồn dân tộc, tìm lại những nét đẹp của một thời đã qua mà trong buổi Tây Tàu nhố nhăng này khó mà giữ được những giá trị văn hoá cổ truyền của dân tộc Con đường trở về với quá khứ là một trong những con đường nhà văn khao khát đi tìm giá trị đích thực của cuộc sống Trong rất nhiều các tác phẩm của nhà văn
Nguyễn Tuân, đặc biệt với tác phẩm Vang bóng một thời đã khiến người đọc
ngỡ ngàng trước một Nguyễn Tuân rất mực tài hoa: Không phải chỉ có một Nguyễn Tuân “lập dị, ngang chướng” mà ở đây là một Nguyễn Tuân say sưa
Trang 39tôn thờ cái đẹp, một tấm lòng tha thiết gắn bó và giữ gìn những giá trị văn hoá tinh thần của dân tộc Nhà văn Nguyễn Tuân đã xây dựng nên những hình tượng nhân vật rất tinh tế và sâu sắc, với những câu văn, lời văn gợi hình, gợi cảm Hình tượng những nhà nho cuối mùa, thất thế, bi quan, chán nản trước cuộc đời trong các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Tuân đã phần nào nói lên tâm sự cũng như quan niệm thẩm mĩ của tác giả đối với cuộc đời
Hình ảnh những nhà nho như những ông Phủ, ông Nghè, ông ấm trong các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Tuân là hình ảnh tiêu biểu cho một lớp người trong xã hội phong kiến có tâm huyết với cuộc đời, với nhân sinh nhưng họ đều rơi vào tâm trạng chán nản, bi quan, bất lực trước cuộc đời đầy biến động Bởi lẽ họ không đủ sức để làm thay đổi diện mạo xã hội, lập lại trật tự xã hội dù họ có tâm huyết đến đâu Thất vọng trước cuộc sống hiện tại,
họ chỉ biết đi tìm những thú vui tao nhã, những trò thả thơ, đánh thơ, nhấm nháp chén trà buổi sớm, uống rượu Thạch lan hương Đây là những thú vui của các nhà nho cuối mùa, dù có thất thế nhưng họ vẫn sống cuộc sống nhàn
hạ, thanh tao và biết giữ gìn, chắt chiu cái đẹp trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày Có lẽ đây cũng là quan niệm trong cuộc sống và trong văn chương của nhà văn Nguyễn Tuân
Trong truyện Chén trà sương của nhà văn Nguyễn Tuân, chúng ta nhận
thấy cụ ấm sống cuộc sống nhàn tản, hưởng thụ những lạc thú ở đời Cụ thưởng thức chén trà buổi sớm pha với thứ nước đọng trên lá sen, rồi từ cách nhóm bếp, đun nước, rồi chọn bạn uống trà, đàm đạo thơ văn tất cả đều trở
thành lễ nghi thiêng liêng: “Chưa bao giờ ông già này dám cẩu thả trong cái
thú chơi thanh đạm Pha cho mình, cũng như pha trà mời khách cụ ấ m đã để vào đấy bao nhiêu công phu Những công phu đó đã trở nên lễ nghi, nếu trong ấm trà pha ngon, người ta chịu nhận thấy một chút mùi thơ, một vị triết
Trang 40công việc gì dường như tập trung tất cả sức lực vào công việc đó Khi không
lấy được nước pha trà đọng trên lá sen: “Cụ ấm than tiếc cái mùa thu đã đi
mất rồi, để sen hồ rách hết tàn rũ hết lá ”(13/116)
Cụ ấm, một con người luôn
đi tìm những thú vui tao nhã, thanh đạm Với cụ dường như ý nghĩa của cuộc đời đọng trong hương vị của trà Tàu, nên cụ đã nhấm nháp hưởng thụ nó và
cụ đam mê cái phong vị trà Tàu, đam mê đến mức sa đà
Không chỉ có cụ ấm trong Chén trà sương mà chúng ta còn nhận thấy cụ Sáu trong Những chiếc ấm đất cũng rất nghiện trà Tàu Mỗi khi pha trà cụ
cũng rất cầu kỳ, phải xin được nước giếng ở chùa Đồi Mai xa làng nửa ngày đường người nhà gánh về cụ mới pha trà Cụ Sáu đã có lần tâm sự với nhà sư
ở chùa Đồi Mai, dù biết rằng nhà sư sống ở nơi thanh tịnh xa lánh những
phàm tục ở đời: “Chùa nhà ta có cái giếng này quý lắm Nước rất ngọt Có lẽ
tôi nghiện trà Tàu vì nước giếng nhà chùa đấy Tôi sở dĩ không đi đâu xa được cũng là vì không đem theo được nước giếng này đi để pha trà ”(13/50)
Một thú vui cầu kỳ, đài các của cụ Sáu khiến người đọc liên tưởng tới một con người chỉ biết tôn thờ cái đẹp, khao khát cái đẹp tồn tại mãi trong cuộc đời Phải chăng cụ Sáu muốn quên đi hiện thực đen tối đang diễn ra trước mắt
để tìm đến thú vui tao nhã, thanh đạm, tìm đến với cái đẹp trong cuộc sống
Ngoài ra, chúng ta còn nhận thấy ở cụ Sáu trong truyện Những chiếc ấm đất có khả năng quan sát mọi việc rất tinh tế và sắc sảo Chẳng hạn như phân
biệt thế nào là nước sôi và nước mới sủi: “Cứ nhìn tăm nước to được bằng
cái mắt cua thì là sủi vừa và khi mà tăm nước to bằng mắt cá thì là nước sôi già chứ gì ”(13/53) Một sự liên tưởng và so sánh của cụ Sáu thật dễ hiểu và hấp dẫn trong hiện tượng nước sôi mà mấy ai trong chúng ta để tâm tới nó đến mức tỷ mỷ, kỹ càng đến thế Từ khi đọc được những trang viết của nhà văn Nguyễn Tuân trong mỗi chúng ta đều ít nhất một lần để tâm tới hiện tượng này thì quả đúng là như vậy Qua đó chúng ta càng hiểu thêm rằng