Giọng điệu.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu đặc sắc nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Tuân trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 (Trang 73)

việc thể hiện chủ đề, tư tưởng, hình tượng nhân vật, cách kể chuyện, thái độ, cảm xúc của tác giả... đều được thể hiện bằng một giọng điệu nhất định. Có nhà văn thiên về giọng điệu châm biếm, đả kích. Có nhà văn thiên về giọng điệu phê phán, tố cáo... Đối với nhà văn Nguyễn Tuân chúng ta nhận thấy giọng điệu của ông thật phong phú ở cả hai giai đoạn trước và sau Cách mạng tháng Tám.

Có thể nói một cách khái quát: Giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám, Nguyễn Tuân nói và viết bằng một giọng văn phù phiếm, kiêu bạc, nhưng cũng có khi lại rất đôn hậu, tinh tế. Sau cách mạng giọng văn của ông ấm áp và chân tình, gần gũi với cuộc sống của người lao động. ở đây chúng tôi chỉ xin được bàn tới các giọng điệu cơ bản của nhà văn trước Cách mạng tháng Tám năm 1945. Trước hết, chúng ta nói đến giọng điệu trào phúng trong các sáng tác của Nguyễn Tuân trước cách mạng. Giọng điệu trào phúng của Nguyễn Tuân bắt nguồn từ cảm hứng phê phán cái xấu, cái lố bịch trong xã hội thực dân phong kiến. Ông cười nhạo cái nhố nhăng, kệch cỡm, cái phi lí của người đời. Theo Phan Cự Đệ: "Đối với Nguyễn Tuân thời đó, Nghệ thuật là tất cả. Xuất phát từ cái Đẹp nghệ thuật vị nghệ thuật, Nguyễn Tuân châm biếm bọn trọc phú, đã giàu sụ lên một cách hỗn láo, bất lương nhưng lại cứ tự xưng là tài hoa, rồi cũng bắt chước mọi người khinh thế ngạo vật, phỉ báng đồng tiền... Nguyễn Tuân dè bửu hết lời những bọn lái buôn cứ đòi đốt trầm nắn phím và đau lòng trước những cuộc tàn sát thi ca của những ông lãnh binh sính làm thơ..."(56/107). Giọng điệu trào phúng gay gắt của Nguyễn Tuân trước tình huống nghịch lí: mọi người đến viếng người chết được định giá bằng giá cả sinh hoạt hàng ngày: "A, thế ra người ta đã có sẵn một cái định thức để mà buồn và khóc. Ba đồng một cái ý tình nhớ tiếc bằng dạ xanh chữ dạ đen. Năm đồng một cái tứ sầu hoài nền xa tanh chữ nhung. Bây giờ vải lụa cao. Giá sinh hoạt tăng nhiều, người ta không thể khóc người thiên cổ theo

giá cũ"(9/279-280). Trước sự giả dối của người đời, của bọn trưởng giả học làm sang, Nguyễn Tuân không kìm được sự phẫn nộ, ông đã lên tiếng phê phán:

"Nó không hay gì nhưng bày trong nhà, gáy xanh, gáy đỏ nhặng lên trông cũng vui mắt, cũng kín được mấy ngăn tủ sách bỏ trống. Nó táp nham thực đấy, nhưng không mất tiền. Tội gì? Tội gì?"(9/281-282). Đây là những kẻ mong được mọi người tặng sách để làm sang cho sự dốt nát của mình, Nguyễn Tuân bày tỏ sự mỉa mai, khinh bỉ.

Không chỉ cười người mà nhà văn Nguyễn Tuân còn cười mình, giễu mình. Nhân vật Tôi trong tác phẩm Chiếc lư đồng mắt cua là một con người sống buông thả theo những ham muốn cá nhân ích kỷ, sống vô trách nhiệm với gia đình, với vợ con. Có thể nói cuộc sống của anh ta chìm trong vũng bùn nhơ: "Thế này thì ra tinh thần tôi bạc nhược lắm rồi. Tôi tính lại niên xỉ của tôi. Chao ôi, đấy là cái thành tích rực rỡ của những đêm trăng bên những bông huệ tàn. Thức nữa nào. Cười nữa đi. Uống mãi vào. Hít nữa vào... ối! ối tôi ơi! ối những người bạn thân nhất của tôi ơi!"(9/319). Nhà văn sử dụng nhiều câu mệnh lệnh, nhịp ba có âm hưởng như lời kết tội kẻ tha hoá, bạc nhược. Một kẻ có thể ra đi bất cứ lúc nào nếu có được một lời mời đưa đón: "Không ai gọi tôi dậy cả, nhưng linh tính tôi nhớ đến giờ ra tàu tối, đã đánh thức tôi dậy. Nhà tôi thấy tôi xách va li ra xe, kéo riêng vào buồng hỏi tôi đi đâu? Đi làm ăn xa. Hơi xa một tí. Sẽ có thư về sau. Đừng cho ông bà biết vội"(13/215)

. Bên cạnh giọng điệu trào phúng là giọng điệu khinh bạc được thể hiện nổi bật trong những sáng tác của nhà văn Nguyễn Tuân trước cách mạng. Các nhà nghiên cứu đã có nhiều ý kiến khác nhau về giọng điệu khinh bạc trong văn Nguyễn Tuân. Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan vừa khen lại vừa chê: khen ở điểm là có duyên - chê ở điểm thiếu trong sáng. Nhà nghiên cứu Phan Cự Đệ thì cho rằng: ngôn ngữ của Nguyễn Tuân nhiều khi "kênh kiệu, dấm dẳng

điệu khinh bạc của nhà văn: "Giọng khinh bạc, gai góc của Nguyễn Tuân... ném mạnh vào những hạng người có đầu óc nô lệ"(8/40)

.

Vậy các nhà nghiên cứu không hề phủ định giọng văn khinh bạc của Nguyễn Tuân cho dù nó có gai góc, ngược đời và ngang ngạnh. Khi bàn luận về giọng văn khinh bạc của Nguyễn Tuân chúng ta nên đặt trong hoàn cảnh xã hội cụ thể. Xã hội mà Nguyễn Tuân phản ánh là xã hội thực dân phong kiến thối nát, bóp nghẹt sự sống của con người. Trước hiện thực ấy các nhà văn nói chung, nhà văn Nguyễn Tuân nói riêng không thể thờ ơ, họ đã phê phán và chống lại cái trật tự giả dối và xấu xa ấy. Nguyễn Tuân đã dùng ngôn ngữ khinh bạc của mình để "ném vào hạng người có đầu óc nô lệ", "những bọn lái buôn cứ đòi đốt trầm nắn phím và đau lòng trước những cuộc tàn sát thi ca của những ông lãnh binh sính làm thơ"(56/107). Nhà văn Nguyễn Tuân còn căm ghét sự giả dối, ông phê phán lối sống nô lệ, lối sống an phận... Trong tiểu thuyết Thiếu quê hương, nhân vật Bạch đã dùng lời giễu cợt, phũ phàng đối với Hồ, người bạn đường của mình thích cuộc sống yên ổn: "Mày hèn lắm, Hồ. Không những mày là một thằng hèn mà mày lại còn là hành khách thiếu kỷ luật trong sự giao thông công cộng nữa. Thôi câm đi. Đưa bao diêm đây..."(8/697). ở tuỳ bút Lại đi nữa cũng vậy, giọng điệu khinh bạc được thể hiện bằng rất nhiều những lời châm biếm, phũ phàng: "Đáng thương hại nhất là cặp uyên ương kia cứ sớm lại sớm, chiều lại chiều, lại nhìn ngắm nhau đến no cả mắt trong một gian phòng chung mà họ gọi là tổ ấm. Trong cái khăng khít của yên vui tầm thường, nếu hai linh hồn kia ở sát cạnh nhau mà không biết chán nhau thì cũng là sự đáng ngạc nhiên"(9/476). Nguyễn Tuân không chấp nhận cuộc sống yên phận nên ông đã dùng ngôn ngữ để giễu cợt châm biếm những ai chấp nhận lối sống ấy. Không những thế Nguyễn Tuân còn phê phán sự cổ hủ, lạc hậu, ông muốn thay đổi quan niệm: "Anh cũng

nguyền không bao giờ thèm thở những cái không khí của những gia đình nền nếp"(9/478-479)

.

Trong tác phẩm Thiếu quê hương của nhà văn Nguyễn Tuân, nhân vật Bạch coi việc đi là "một cái thú ở đời", nhưng nhiều khi lại nghĩ: "Ta đi để mà đau khổ cả lúc đi lẫn lúc nghỉ, ơi ta ơi là ta ơi". Như vậy trong suy nghĩ của nhân vật Bạch cũng có mâu thuẫn, đâu phải cứ đi là hạnh phúc. Nhiều khi nhân vật Bạch lên giọng khinh bỉ những tình cảm gia đình, coi thường những cảnh lên đường bịn rịn, sụt sùi nước mắt. Nhưng thực tế con người Bạch không hề như vậy, đối với cha, Bạch thú nhận: "Lòng thương cha ai mà không nặng"(8/849)

Còn đối với vợ, anh ta định bới móc mọi khuyết điểm của vợ để có thể ly dị nhưng rồi Bạch nhận thấy: "Tội nào của vợ chàng cũng đều có trường hợp giảm đẳng, đều đáng tha thứ cả"(8/873). Phải chăng chủ nghĩa xê dịch mà Bạch cổ vũ nhiệt tình theo đuổi thực ra chỉ là để chơi "ngông" với đời? Vì chán ghét cuộc sống tù túng bế tắc, nhà văn sống giữa quê hương mà luôn cảm thấy thiếu quê hương nên khát khao đi tìm một vùng đất mới, một chân trời mới. Bên cạnh giọng văn kênh kiệu, khinh bạc trong tác phẩm

Thiếu quê hương người đọc nhận ra giọng văn trữ tình đầm ấm của nhà văn qua những trang viết về cảnh đẹp của quê hương đất nước. Nhà văn không hề ngoảnh mặt quay lưng lại quê hương đất nước mà ngược lại có lòng yêu quê hương đất nước thiết tha.

Tác phẩm Ngọn đèn dầu lạcTàn đèn dầu lạc có thể coi là hai thiên phóng sự chân thực về những con người, những cảnh ngộ thật trớ trêu. Đó là cuộc sống của những con người đắm mình trong nghiện ngập, bên những ngọn đèn leo lét của tiệm hút. Từ hiện thực cuộc sống như vậy được nhà văn Nguyễn Tuân phản ánh trong tác phẩm một cách chân thực nhiều khi đến lạnh lùng. Đặc biệt trong tác phẩm Ngọn đèn dầu lạc giọng văn thật lạnh lùng khi

đám dài thêm mãi. Thật là cả một thế giới nghiện đang làm tối sẫm cả một con đường rộng sáng. Ngoài cái màu đen của tang tóc, lại còn cái màu cáu xỉn của xảm của sái, của muội đèn dầu nữa".(9/13) Nhìn đoàn người đưa đám vua tiệm ở xứ Bắc băng hà thật thê thảm. Bởi lẽ chính những con người ấy họ đã tự mình lựa chọn cho mình cuộc sống như vậy và chấp nhận cái chết thê thảm như thế. Đối với tác giả hay cũng như những người bình thường khác dám hoà mình vào dòng người đưa đám Chú Trô quả thật là đã xem thường bản thân mình, bởi người đời sẽ nhìn vào mình bằng ánh mắt dò xét, nghi ngờ. Nhà văn là người đã ý thức rất rõ về điều đó: "Khi mà tôi dám đi đưa ma Chú Trô thế này là tôi đã ngồi xổm lên luân lý của mọi người. Nếu tôi chưa có vợ thì tức là tự tôi, tôi đã đóng cửa tương lai thân thể của tôi vậy".(9/14) Qua đoạn văn trên, chúng ta có thể thấy rõ cái nhìn thờ ơ, lạnh nhạt của tác giả cũng như của người đời đối với những kẻ bước chân vào cuộc sống truỵ lạc. Có thể thấy cuộc sống của những kẻ không tự làm chủ được cuộc sống của mình thì dường như cuộc đời của họ đang trên bờ vực thẳm. Hãy ngừng lại, hãy từ chối một cách thẳng thắn những cám dỗ của cuộc sống thì cuộc đời mỗi người mới có hạnh phúc: "Đau đớn lắm, cô Tiên Nâu của tôi ơi! Tôi chán tôi lắm, tôi chán cô lắm. Hút điếu thuốc hôm nay, tôi thấy nó ngai ngái. Đành phải bỏ nhau. Và ngày mai tôi nguyện đem chẻ bàn đèn của tôi. Nàng Tiên Nâu nên thương tôi và tìm một người bạn khác".(9/24)

Đối với những con người đã bước chân vào chốn trụy lạc không những chỉ làm khổ bản thân anh ta mà còn làm khổ những ngưòi mà trước kia mình hết lòng thương yêu. Với những người coi nàng Tiên Nâu là bạn thì dường như họ không còn biết đến gia đình, vợ con, quê hương ở đâu? Quê hương của họ chính là tiệm hút. Nhà văn Nguyễn Tuân đã có những trang viết thật sắc sảo về những con người ấy. Trong tác phẩm Tàn đèn dầu lạc nhà văn Nguyễn Tuân có viết về nhân vật tên là Thần. Thần là người "chơi bời, mất

nết" như lời vợ anh ta nói. Thật nực cười và trớ trêu khi Thần là một hành khách đi tàu. Một hành khách kỳ cục duy nhất trên đời, đi tàu chỉ mong lỡ tàu: "Tao muốn cho nó nhỡ mẹ nó tàu đi. Thế mà nhỡ tàu thực, đúng như lời ước của bạn. Đến ga, tàu vừa ra khỏi đầu ghi. Thần vỗ tay: - Tao nói có sai đâu".(9/114) Khi Thần mong lỡ tàu là khi Thần phải về quê, phải xa Hà Nội, xa nơi tiệm hút mà bấy lâu nay Thần coi nó như nhà của mình. Vì thế mà mỗi dịp ở quê có giỗ chạp gì Thần phải về thì là khi Thần chỉ mong lỡ tàu, thậm chí có khi đã lên tàu về quê rồi mà Thần lại quay trở lại tiệm hút. Thần có biết đâu rằng ở nhà tất cả gia đình đang trông ngóng từng giờ, từng phút Thần trở về. Càng mong đợi Thần trở về thì lại càng chẳng thấy, để rồi người vợ khốn khổ phải bước đi tìm chồng và đã tìm thấy chồng ở nơi tiệm hút đang múa dọc tẩu, hát nghêu ngao với mấy người bạn. Người vợ khốn khổ nói với chồng: "Tôi đã van kêu mình, muốn chơi gì thì chơi. Hát xướng, nhảy đầm, me Tây, tôi có dám nói gì đâu. Nhưng mình tha cho tôi, đừng có hút xách vào. Mình không về thì mình bảo trước, việc gì mà làm khổ tôi đến thế này, hả mình".(9/118) Cuộc sống thật nghiệt ngã đối với những người phụ nữ phải làm vợ những kẻ đã bước chân vào cuộc sống truỵ lạc. Dường như những kẻ ấy không quan tâm gì hết ngoài tiệm hút và không thể đi xa nơi ấy được. Làm thế nào để thay đổi được tình cảnh ấy? Có lẽ chỉ có một cách mà nhà văn Nguyễn Tuân đã viết: "Ngọn đèn dầu lạc thắp ở nhà, dù sao cũng còn làm ấm được một khoảng giường".(9/119) Đây không phải là một cách tốt đẹp gì nhưng cũng là một cứu cánh để vơi đi nỗi trống trải và cuộc sống lạnh lẽo ở gia đình. Qua những trang viết của nhà văn Nguyễn Tuân về cuộc sống truỵ lạc, người đọc nhận thấy ông không ca ngợi cuộc sống ấy nhưng ông không có thái độ kiên quyết phủ nhận, lên án cuộc sống truỵ lạc. Có chăng chỉ là cái nhìn thông cảm với những con người đã sa cơ lỡ bước cùng với những người

chủ bản thân, làm chủ hành động của mình để không phải ân hận, nuối tiếc về những gì đã xảy ra.

Như chúng ta đã biết trong mỗi tác phẩm, mỗi giai đoạn sáng tác Nguyễn Tuân có cách thể hiện riêng, giọng điệu riêng. Nhìn chung trước Cách mạng tháng Tám, Nguyễn Tuân nói và viết bằng giọng trào phúng, khinh bạc, nhiều khi ông viết bằng giọng trữ tình khá sâu sắc. Trước hết chúng ta nhận thấy giọng điệu trữ tình của nhà văn Nguyễn Tuân biểu hiện qua phương diện cảm xúc, nhà văn đi sâu vào thế giới tình cảm của con người. Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, Nguyễn Tuân vừa phẫn uất, vừa dằn vặt đau đớn, vừa nhớ tiếc quá khứ, vừa khát khao thay đổi hiện thực... Trong các tác phẩm trước Cách mạng tháng Tám có thể nhận thấy tác phẩm Vang bóng một thời của nhà văn Nguyễn Tuân mà Vũ Ngọc Phan cho là "gần tới sự toàn thiện toàn mĩ"(56/37), đã thể hiện rõ nét giọng điệu trữ tình của nhà văn. Nhà văn đã tạo dựng không khí của một thời xa xưa mà nay chỉ còn vang bóng. Từ chuyện ngâm thơ, đánh cờ, thưởng trà, ngắm hoa... nhà văn kể lại một cách chân thực như chính mình là người trong cuộc. Cái tài của nhà văn là cho người đọc thấy được cái hay, cái đẹp của cuộc sống ẩn giấu đằng sau những chuyện ăn uống thường ngày. Với văn phong độc đáo của nhà văn dù là khi miêu tả hay dẫn truyện lúc nào nhà văn cũng điềm tĩnh, tự tin và thể hiện vốn hiểu biết phong phú của mình. Bởi vì nhà văn là người yêu cái đẹp và suốt đời đi tìm cái đẹp.

Đặc biệt trong truyện Chữ người tử tù nhà văn Nguyễn Tuân đã xây dựng nhân vật Huấn Cao từ một hình tượng nguyên mẫu Cao Bá Quát khiến người đọc vô cùng ngưỡng mộ. Huấn Cao một nghệ sĩ tài hoa, có tài viết chữ đẹp đồng thời là người có khí phách, không vì ngọc vàng hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ. Trước tấm lòng của viên quản ngục sống ở nơi cái ác ngự trị mà vẫn biết yêu mến, trân trọng cái đẹp nên Huấn Cao đã đồng

ý cho chữ. Có thể nói rằng đây chính là sự đáp lại của một tấm lòng với một tấm lòng. Trong phòng giam chật chội đầy mạng nhện và ẩm ướt Huấn Cao cổ đeo gông, chân vướng xiềng đang đậm tô những nét chữ vuông tươi tắn trên vuông lụa trắng. Viên quản ngục khúm núm, thầy thơ lại gầy gò run run

Một phần của tài liệu Tìm hiểu đặc sắc nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Tuân trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)