Trong văn học nghệ thuật thời gian và không gian có sự đan xen hoà quyện không hề tách rời nhau. Chúng tôi chia ra tìm hiểu thời gian nghệ thuật và không gian nghệ thuật trong các sáng tác của nhà văn Nguyễn Tuân trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 chỉ là một cách tương đối để dễ theo dõi.
Trước hết nói về thời gian nghệ thuật, thi pháp học chỉ ra rằng: thời gian nghệ thuật là hình thức nội tại của hình tượng nghệ thuật, cho nên chúng ta có thể nhận thấy thời gian nghệ thuật là một phương tiện nghệ thuật cần thiết để xây dựng nên tác phẩm văn học và là một phương thức để phản ánh đời sống. Không giống như thời gian tự nhiên, thời gian nghệ thuật vận động trên cả ba chiều: quá khứ, hiện tại, tương lai. Thời gian nghệ thuật không tuân theo một cách nghiêm ngặt thời gian của tự nhiên mà thời gian nghệ thuật có thể đảo ngược trình tự thời gian, thay đổi nhịp độ thời gian. Thời gian tự nhiên là một dòng chảy vô tình một đi không trở lại. Nhưng nghệ thuật có thể làm tái hiện thời gian đã qua bằng cách để con người tìm về với quá khứ, hoà mình với hiện tại và luôn hướng về tương lai.
Đối với các sáng tác của nhà văn Nguyễn Tuân trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 dường như thời gian trong quá khứ và thời gian của hiện tại được đề cập đến nhiều hơn thời gian của tương lai. Thời gian trong quá khứ
được Nguyễn Tuân tái hiện một cách thật sinh động trong tập Vang bóng một thời. Đó là câu chuyện về một thời đã qua mà nay chỉ còn vang bóng. Với cách xây dựng thời gian bằng cách trở về với quá khứ từ điểm nhìn thực tại, Nguyễn Tuân muốn đi tìm những giá trị đích thực của cuộc sống. Người đọc thực sự ngỡ ngàng trước một Nguyễn Tuân rất mực tài hoa, một Nguyễn Tuân say sưa tôn thờ cái đẹp. Nói như nhà nghiên cứu Văn Tâm: ở Vang bóng một thời ngoài Bữa rượu máu và Khoa thi cuối cùng thì: "Mười truyện còn lại có thể coi như mười nén tâm hương nguyện cầu cho cái Đẹp cổ truyền Việt Nam đó là: Uống đẹp (Những chiếc ấm đất, Chén trà sương); nhắm đẹp (Hương cuội); chơi đẹp (Thả thơ, Đánh thơ, Đèn đêm thu tức Một cảnh thu muộn); ứng xử đẹp (Ngôi mả cũ); Hoa tay đẹp (Trên đỉnh non Tản); tài nghệ đẹp (Những người bất đắc chí) và nhân cách đẹp (Chữ người tử tù)..."(56/249). Với nhà văn Nguyễn Tuân đó là một quá khứ vàng son, một đi không trở lại. Một quá khứ đẹp đẽ với những con người biết yêu quý, trân trọng và nâng niu cái đẹp. Trong tác phẩm Chữ người tử tù, Nguyễn Tuân đã làm sống lại một hình tượng nhân vật đáng kính sống cách xa chúng ta hàng thế kỷ qua hình tượng nhân vật Huấn Cao (hay đó chính là Cao Bá Quát con người một đời chỉ cúi đầu tạ lễ trước hoa mai). Cao Bá Quát, người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Mỹ Lương thế kỷ XIX, chống lại chế độ thực dân phong kiến xấu xa, tàn bạo. Trong tác phẩm tác giả bày tỏ lòng nuối tiếc một nét đẹp trong đời sống văn hoá dân tộc, đó là thú chơi chữ (thư pháp) đang bị lụi tàn. Hình ảnh thật hấp dẫn trong tác phẩm: Một con người cổ đeo gông, chân vướng xiềng đang đậm tô những nét chữ trên tấm lụa trắng. Những nét chữ như "Phượng múa rồng bay" lại ra đời trong ngục tối, trong buồng gian "Chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phần chuột, phân gián"(13/101)
. ở giữa cảnh tối tăm này không phải cái ác đang ngự trị mà là cái thiện, cái đẹp đang làm chủ. Như vậy trong truyện ngắn Chữ người tử tù không chỉ đề cao
một con người có phẩm chất, nhân cách cao đẹp mà còn thể hiện được quan niệm của nhà văn về cuộc sống. Một nhà văn luôn kính trọng và yêu mến cái đẹp, có điều cái đẹp không dễ tìm thấy trong buổi "Tây Tàu nhố nhăng" nên nhà văn đã trở về với quá khứ của dân tộc để tìm lại nét đẹp xưa.
ở nhà văn Nguyễn Tuân không giống các tác giả cùng thời ca ngợi lý tưởng hoá chế độ phong kiến. Việc đề cao thú: Uống đẹp, nhắm đẹp, chơi đẹp, ứng xử đẹp, hoa tay đẹp, tài nghệ đẹp cũng là một cách để biểu hiện quan điểm nghệ thuật vị nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Tuân. Với Nguyễn Tuân quá khứ thật đẹp, thật hấp dẫn; ở đó có những con người biết yêu, biết quý cái đẹp; có những người thợ thật khéo tay được mời lên núi; có những thú chơi lan, chơi cúc, thả thơ và đánh thơ, thật tao nhã; có những con người nhân cách, cử chỉ đẹp...
Trở lại với quá khứ chính là cách để nhà văn Nguyễn Tuân bày tỏ thái độ của mình đối với cuộc sống hiện tại, đối với một xã hội "Tây Tàu nhố nhăng". Thật nực cười trong xã hội: có những kẻ quyền thế, giàu sang mà phàm phu tục tửu, có những kẻ trọc phú, ti tiện mà học làm sang. Kẻ ăn xin phân biệt được hương vị của trà lẫn vỏ trấu mà những kẻ trọc phú tự cho mình là sành điệu, lịch lãm lại không phân biệt được... Không những thế trong Khoa thi cuối cùng nhà văn còn đề cập đến tệ nạn nơi trường thi, phòng thi, sự đồi bại của xã hội cũ. Nhà văn lấy câu chuyện từ quá khứ để minh chứng cho điều đó: "ở cuốn lịch niên hiệu Duy Tân năm thứ 10, bìa vàng nhoè nét son dấu kim ấn toà Khâm Thiên Giám, thấy tiết thu phân và ngày lập thu qua đã lâu rồi"(13/149). Vẫn là trở về với quá khứ nhưng ở đây nhà văn sử dụng những yếu tố thời gian tâm tưởng, sử dụng những yếu tố huyền ảo để nói về hiện tại, lên án xã hội đương thời: "Lúc sinh thời, Cụ Huấn đẻ ra ông đã phạm vào một việc thất đức (...) cụ đã mang lấy trách nhiệm tinh thần về cái chết của một
Anh... trông thấy bóng người đàn bà mặc đồ trắng, xoã tóc, kiễng gót thu một đứa trẻ con vào tà áo sổ gấu, đi tuột vào phía nhà ngang....Cái người đàn bà mặt đồ trắng, chân không sát đất lại lẻn trở ra và khi lướt qua mặt ông, cười gằn một tiếng, tà áo quất vào má ông, nhức nhối và buốt lạnh như chưa bao giờ cảm thấy”(13/162). ở đây nhà văn kể lại câu chuyện mấy chục năm trước để nói về hiện tại. Tác giả mượn chuyện oan hồn để nói về xã hội phong kiến mục ruỗng, xấu xa, đồi bại, một xã hội lũng đoạn mua quan, bán tước không biết trọng dụng người tài. Hình ảnh người phụ nữ bế con cười gằn, quất mớ tóc vào mặt người Đầu Xứ Anh để anh ta phải hỏng thi trong khi quyển nháp của anh ta người khác chép thì lại đỗ. Đây là một trong rất nhiều tệ nạn, gian lận chốn trường thi trong xã hội đương thời. Không chỉ có như vậy mà trong truyện Bữa rượu máu nhà văn Nguyễn Tuân đã miêu tả cảnh chém đầu người thật man rợ mà trong xã hội cũ được coi là "nghệ thuật". Cái "tài" của tên đao phủ Bát Lê, chém đầu người một cách gọn ghẽ, không cần đến nhát thứ hai, đầu lìa khỏi cổ nhưng không rơi xuống đất. Đằng sau những trang viết, những dòng chữ có vẻ lạnh lùng ấy là cả tấm lòng nhân hậu bao la của tác giả. Đó là tấm lòng xót thương và cảm phục những chiến sĩ cách mạng yêu nước đã vì dân vì nước mà phải chịu án chém. Tội ác của bọn thực dân, quan lại phong kiến , tay sai khiến trời không dung, đất không tha và cuối cùng chúng đã phải trả giá thích đáng cho những hành động mà chúng gây ra.
Như vậy với tập Vang bóng một thời nhà văn Nguyễn Tuân đã trở về với quá khứ, trở về với một thời đã qua mà nay chỉ còn vang bóng. Đó là cách nhà văn bày tỏ quan niệm cũng như thái độ của mình về cuộc sống. Nhà văn muốn phủ nhận tất cả những gì xấu xa, đồi bại đang tồn tại trong cuộc sống. Nói như vậy không có nghĩa là nhà văn chỉ đắm chìm quá khứ mà người đọc nhận thấy ở nhà văn Nguyễn Tuân, ông đã dành nhiều trang viết về cuộc
sống hiện tại về thời gian hiện tại đang diễn ra trước mắt. Cuộc sống hiện tại đã đi vào những trang viết của nhà văn thật phong phú muôn hình, muôn vẻ.
Với hai mảng đề tài: giang hồ xê dịch và đề tài trụy lạc trong các sáng tác của nhà văn Nguyễn Tuân trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã cho thấy rõ hiện thực cuộc sống, thời gian hiện tại đang diễn ra. Năm 1938 Nguyễn Tuân đã cho ra mắt tập du ký Một chuyến đi. Đây là kết quả sau chuyến đi sang Hồng Kông làm bộ phim Cánh đồng ma của Nguyễn Tuân. Có thể nói rằng tập du ký Một chuyến đi là tập hợp gồm nhiều bài viết chân thực về tâm trạng của tác giả cùng bạn bè trong những ngày sống ở nơi đất khách quê người. Theo thời gian lịch đại một ngày, một đêm bằng 24 giờ đồng hồ. Trong truyện Một ngày, một đêm cuối năm của nhà văn Nguyễn Tuân bước đi của thời gian như chậm đi hơn bởi tâm trạng của người lữ khách chán chường và buồn tủi khi năm hết tết đến vẫn vất vưởng tha hương ở nơi đất khách quê người. ở nơi ấy "Không có bánh chưng, không có cây nêu hoàn toàn thiếu mất hương vị êm dịu của quê hương"(13/18)
.
Mặc dù là người ham thích cuộc sống giang hồ, xê dịch, lấy việc đi là một thú vui ở đời nhưng trong lòng tác giả lại rất nặng lòng với quê hương đất nước, yêu quê hương, đất nước thiết tha. Những phong tục tập quán, truyền thống văn hoá của người Việt Nam đã in đậm trong lòng tác giả nên dù ở phương trời nào tác giả cũng luôn nhớ về quê hương, về cội nguồn dân tộc.
ở hai tập Tuỳ bút I, Tuỳ bút II và tiểu thuyết Thiếu quê hương, tư tưởng chủ đạo của những tác phẩm này vẫn là tư tưởng hưởng lạc. Nhà văn muốn tận hưởng tất cả những cảnh đẹp, những thú vui ở bất kỳ nơi nào. Một con người sống giữa quê hương mà luôn cảm thấy "thiếu quê hương". Phải chăng cuộc sống hiện tại trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 thật tẻ nhạt, buồn chán và bế tắc? Điều đó hoàn toàn chính xác bởi trước Cách mạng tháng
bào ta vô cùng cực khổ. Trước thực tế đó nhà văn Nguyễn Tuân khao khát đi tìm một vùng đất mới , một chân trời mới, nhà văn muốn thoát khỏi cuộc sống tù túng, bế tắc, muốn chống trả, muốn phủ nhận nó. Tư tưởng khát vọng của nhà văn rất cao đẹp, song hướng đi của nhà văn có phần hạn chế. Vì thất vọng trước cuộc sống hiện tại nhà văn thoát li vào con đường trụy lạc, một hướng thoát li tiêu cực, một số sáng tác của nhà văn Nguyễn Tuân như: Chiếc lư đồng mắt cua, Ngọn đèn dầu lạc, Tàn đèn dầu lạc... là những tác phẩm tiêu biểu viết về cuộc sống trụy lạc. Lời tác giả thú nhận trong phần thay lời tựa của tác phẩm Chiếc lư đồng mắt cua: "Là những trang tùy bút chép lại một ít tâm trạng của tôi trong những ngày phóng túng hình hài"(13/204). “Những ngày” đó là thời gian mà nhân vật Tôi đắm mình trong nghiện ngập, trong những cuộc truy hoan thâu đêm, suốt sáng ở những xóm cô đầu, bên bàn đèn thuốc phiện...Cũng có lúc nhân vật Tôi ngoảnh lại nhìn bộ dạng của mình:
"Nhìn cái bộ quân áo vò nhầu, ngắm cái đầu bù trong gương và cái bộ răng vàng ệch những khói các thứ thuốc..tôi đã tự ngắm đi ngắm lại cái mình tôi, lấy làm ê chề đau tủi vô cùng, tưởng rằng không thể nào trở lại xóm yêu hoa được nữa"(13/248)
.
Nỗi tủi hổ trong lòng nhân vật Tôi, lòng hối lỗi ấy có lẽ chỉ có được vào vài giờ buổi sớm, những lúc ở nhà hát ra về. Rồi sau một giấc ngủ ngày, nhân vật Tôi lại cảm thấy lòng mình vui vui: "Và trong tai hình như có đủ âm tiếng đàn đáy. Buổi hoàng hôn mà nhiều khi lại có cái phong vị của bình minh. Cái giờ này mới là lúc khai mào cho ngày sống của tôi"(13/249). Cuộc sống của nhân vật Tôi đảo lộn tất cả không theo trật tự của thời gian: biến ngày thành đêm biến đêm thành ngày, buổi hoàng hôn có phong vị của buổi bình minh. Với mọi người vào buổi hoàng hôn là kết thúc một ngày làm việc, riêng nhân vật Tôi thì đó mới thực sự là lúc bắt đầu của một ngày mới. Phải chăng đây là cách nhân vật Tôi (hay nhà văn Nguyễn Tuân) với quay lưng lại
xã hội đương thời? Hướng đi của nhà văn như chúng ta biết có phần tiêu cực song tư tưởng khát vọng của nhà văn thật cao đẹp muốn thay đổi cuộc sống hiện tại bằng một cuộc sống mới có ý nghĩa.
ở đây cần nói thêm rằng trong các sáng tác của nhà văn Nguyễn Tuân trước Cách mạng tháng Tám thì tương lai ít được đề cập tới, bởi lẽ do hoàn cảnh xã hội, Nguyễn Đăng Mạnh cho rằng: "Trong hoàn cảnh mất nước mà chưa có gan đứng lên cứu nước, con người ấy đã dồn tất cả lòng yêu Tổ quốc vào tình yêu tiếng mẹ đẻ"(56/100). Nguyễn Tuân đã dồn tất cả tâm huyết của mình vào sáng tác văn học, trên từng câu, từng chữ. Sống trong xã hội cũ, một xã hội tù túng, bế tắc khiến nhà văn Nguyễn Tuân luôn dằn vặt, đau đớn, vùng vẫy tìm cách thoát li hiện thực. Một con người sống giữa quê hương mà luôn cảm thấy "thiếu quê hương" nên khao khát đi tìm một chân trời mới. ở chân trời mới ấy nhà văn mong muốn chỉ có "cái đẹp, cái thật" ngự trị mà thôi.
Nhìn chung các sáng tác của nhà văn Nguyễn Tuân trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 đi sâu vào thời gian của quá khứ, thời gian của hiện tại từ điểm nhìn của cuộc sống hiện tại. Với thời gian của quá khứ nhà văn đã làm sống lại những nét đẹp xưa, những nét đẹp cổ truyền của dân tộc Việt Nam. ở thời gian của hiện tại, nhà văn muốn thay đổi cuộc sống tù túng, bế tắc và cổ vũ nhiệt tình cho chủ nghĩa giang hồ, xê dịch hay buông thả mình trong cuộc sống truỵ lạc. Đối với thì tương lai hầu như ít được nhắc đến trong tác phẩm của Nguyễn Tuân, thảng hoặc được nói đến thì cũng rất mờ nhạt và chứa đựng nhiều sự bất trắc. Đây là một hướng đi riêng của nhà văn Nguyễn Tuân, không giống với bất cứ một nhà văn nào. Chính điều đó góp phần làm nên một phong cách độc đáo của nhà văn Nguyễn Tuân.