Cái Tôi độc đáo, khác người của Nguyễn Tuân.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu đặc sắc nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Tuân trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 (Trang 25)

Nhà văn Nguyễn Tuân nổi tiếng trên văn đàn từ những năm trước cách mạng. Tên tuổi của nhà văn gắn liền với trào lưu văn học Việt Nam đầu những năm 1940. Đây là thời kỳ chủ nghĩa lãng mạn Việt Nam bị ảnh hưởng của nhiều loại thế giới quan siêu hình, đặc biệt là chủ nghĩa cá nhân cực đoan được biểu hiện qua Nisơ trong triết học và Andre Gide trong văn học. A.Gide là nhà văn Pháp nổi tiếng, đi theo khuynh hướng chủ nghĩa cá nhân, thách thức xã hội, bất chấp mọi dư luận ... Riêng tư tưởng của Nguyễn Tuân và những sáng tác của ông trước cách mạng dĩ nhiên không nằm ngoài những đặc điểm và quy luật chung của chủ nghĩa lãng mạn cuối mùa, song biểu hiện của nó có những nét độc đáo khác biệt với các tác giả đương thời. Bên cạnh đó, trong thế giới quan của Nguyễn Tuân có ảnh hưởng của tư tưởng Lão Trang, sống giữa cuộc đời mà “không có lấy một giây phút trịnh trọng đối với nhân sinh”(13/121)

. ảnh hưởng này bắt nguồn từ cụ Tú Lan thân sinh của nhà văn Nguyễn Tuân. Điều này Nguyễn Tuân không hề giấu giếm, khi nhà nghiên cứu phê bình văn học Ngọc Trai có hỏi Nguyễn Tuân: ảnh hưởng của gia đình đối với bác như thế nào? Nguyễn Tuân trả lời: “Phải nói rằng nhà tôi có cái gien giang hồ. Không hiểu cụ tổ tôi thế nào, chứ từ ông nội tôi, đến bố tôi và cho đến tôi thì cái gien ấy như ngày càng mạnh lên ...”.

Và có lẽ trong cuộc sống ít ai dám nói ra cái tật, cái xấu của mình; ở Nguyễn Tuân thì lại khác, ông đã nói rất thành thật về bản thân mình. Ông tâm sự: “Tôi chơi bời cũng là một cách tự phá phách để lẩn trốn mình, chứ có thích thú gì đâu. Sau mỗi cuộc chơi bời phá phách về, mình lại tự chán mình,

tự xỉ vả mình, nhưng sau đó lại lao vào con đường cũ ... Vào kháng chiến đi với bộ đội, tôi như trẻ lại, tôi đã tìm thấy mình, nên tôi thật lạc quan ...”.

Đây là những dòng tâm sự rất chân thành của nhà văn Nguyễn Tuân xuất phát từ cuộc đời thực của chính mình. Và ở đây cần nói thêm rằng: trong thế giới quan của Nguyễn Tuân còn chịu ảnh hưởng tư tưởng của nhà văn Pháp Pônmôrăng nổi tiếng về triết lý xê dịch với lời tuyên bố: “Ta muốn sau khi ta chết đi, có người thuộc da ta làm chiếc va li” mà Nguyễn Tuân đã nhắc lại làm châm ngôn ở đầu tác phẩm Thiếu quê hương. Ngoài ra Nguyễn Tuân rất say mê văn của Đôxtôiepxki, ông đã có nhiều bài viết về văn chương của Đôxtôiepxki. Trong Nhà văn Việt Nam 1945 - 1975, tập 2, Phan Cự Đệ đã chỉ rõ: "Nguyễn Tuân thuộc số người mê say Đôxtôiepxki. Họ cũng muốn tung hê nổi loạn như các nhân vật của Đôxtôiepxki, muốn chống lại một thứ trật tự giả dối..."(56/109)

.

Khi bàn tới vấn đề về cái Tôi cá nhân trong văn học là một vấn đề độc đáo và hấp dẫn. Cái Tôi cá nhân đứng ra trực tiếp đối thoại với độc giả đã có từ thời Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Tú Xương, đến Nguyễn Tuân có lẽ cái Tôi ấy càng được phóng đại, kênh kiệu hơn bao giờ hết. Trước Cách mạng tháng Tám, theo Nguyễn Đăng Mạnh: “Cái Tôi Nguyễn Tuân về căn bản là cái Tôi cá nhân chủ nghĩa đối lập với xã hội. Hồi ấy, sống hay viết đối với ông nhiều khi chỉ là để tìm mình, để thực hiện cái cá nhân mình cho đến kỳ cùng...”(56/93). Cái Tôi của Nguyễn Tuân là cái Tôi tự ý thức về mình, ý thức về tài năng, về bản lĩnh, về tính cách. Nhiều khi để thoả mãn lòng mình, để thể hiện cá tính của mình, Nguyễn Tuân chấp nhận hy sinh nhiều cái khác:

"Mỗi người đều có cái ý định phát huy cái cá tính của mình cho đến kỳ cùng, kết quả của phấn đấu về tinh thần là nhiều khi để lại bao sự thiệt thòi cho những người xung quanh, có khi là vô tội. Có những cái tia lửa lúc bùng cháy lên là đốt luôn cả những vật gần mình. Nhưng những tia lửa đó đem góp lại

đã kết lên thành một kinh thành ánh sáng và làm vẻ vang cho một nơi vốn gọi là kết tinh của trí thức"(9/942). Để giữ được cá tính của mình, chấp nhận sự phản đối của những người xung quanh, Nguyễn Tuân vẫn can đảm giữ vững quan điểm: "Phải đương đầu. Phải khai chiến. Phải đánh nhau với chung quanh. Nguyễn vẫn bướng bỉnh"(9/966). Có thể khẳng định Nguyễn Tuân là người ý thức rất rõ về cái Tôi của mình, ông chấp nhận đối lập với xung quanh để cái Tôi của mình được tự do.

Cái Tôi trong tác phẩm của nhà văn Nguyễn Tuân rất đặc biệt, không giống với bất cứ ai và cũng không muốn ai bắt chước được mình. Nói như Phan Cự Đệ: “Đó là một cái Tôi lập dị, ngang chướng, đi lù lù giữa cuộc đời, ném đá vào những kẻ xung quanh, khiêu khích với xung quanh...”(56/103)

. Nhà văn Nguyễn Tuân đã thổi phồng cái Tôi của mình lên, thậm chí “lập dị, ngang chướng”. Đây là một hiện tượng tiêu cực và không giải quyết được gì về phương diện thực tế, nhưng nó là sự phản ứng của nhà văn Nguyễn Tuân đối với xã hội, ông không chấp nhận một cuộc sống tù túng, bế tắc. Việc đề cao cái Tôi của nhà văn Nguyễn Tuân phải chăng cũng là một thứ vũ khí để chống trả lại xã hội thực dân phong kiến xấu xa theo kiểu riêng độc đáo của Nguyễn Tuân. Nguyễn Đăng Mạnh trong Lời giới thiệu Nguyễn Tuân toàn tập, tập 1, có nhận xét: "Ngông là một sự chống trả với mọi thứ nền nếp, phép tắc, mọi thứ đạo lý thông thường của xã hội bằng cách làm ngược lại với thái độ ngạo đời. Đó là đặc điểm của tất cả các nhân vật ưa thích nhất của Nguyễn Tuân trong các tác phẩm của ông trước Cách mạng tháng Tám"(8/90). Khi đọc những sáng tác trước cách mạng của nhà văn Nguyễn Tuân, nhà nghiên cứu Phong Lê vừa phê phán vừa biện hộ cho cái Tôi khác người của Nguyễn Tuân: "Nguyễn Tuân o bế cái tôi cá nhân, thi vị hoá lối sống lập dị, âu cũng là một phản ứng cực đoan lại cái xã hội". Cái lối sống lập dị ấy là cái lối sống

tác phẩm, các nhân vật của Nguyễn Tuân có những biểu hiện trái ngược nhau. Người ta mong được khoẻ mạnh, nhân vật Nguyễn lại mong được ốm: "ốm đã là một thói quen. Lúc ốm còn là một dịp để đình chiến với cuộc sống, bỏ dở những công cuộc làm chung với những bọn ngu tợn, bướng mà lỡ gặp phải trên đường đời"(9/227). Và thật ngược đời khi mọi người ốm thì chàng Nguyễn lại thấy mình cần phải khoẻ: "Mình cần phải khoẻ. Khoẻ để mà gánh lấy việc, lấy tai mắt mình ra làm chứng cho thời đại"(9/230). Nhiều khi các nhân vật của Nguyễn Tuân hay có thể nói là bản sao của chính ông đã cố tình tạo ra những cách khác người, đối lập với xung quanh: thích hành động kỳ quặc, trái khoáy, thách đố với thiên hạ. Nguyễn thích cuộc sống vô định: "Không có bờ bến, không có ngày tháng, không có đầu, không có cuối"(9/877). Nguyễn thích chơi với lửa: "Vào rừng trúc, sớm nay, Nguyễn rắp tâm phải chơi lửa một hôm cho thực thoả thích trước khi trở về Hà Nội. Chàng đánh diêm châm vào cỏ gianh, cỏ bùng cháy và ngọn lửa dần dà liếm vào cánh rừng trúc. Trúc nổ lách tách rồi nổ đánh đùng. Bên cạnh lửa, trong suối nước, Nguyễn thấy sung sướng..."(8/276)

. Nhà nghiên cứu Triều Mai khi đọc quyển Nguyễn đã thốt lên:

"Ngay trang đề tặng ta thấy gì? Thấy ông Nguyễn Tuân tay cắp quyển Nguyễn; ông ta quỳ xuống dưới bàn thờ. Trên bàn thờ ông Nguyễn Tuân ngồi chễm chệ. Dưới bàn thờ, ông Nguyễn Tuân lúc ngúc lạy, càng lạy ông càng khấn: Kính tặng tôi! Kính tặng tôi! Trong quyển Nguyễn, rõ ràng có một người nói giọng ê chề để tự chán. Nhưng họ chỉ tự chán để tự khoe. Càng nói những cái tự chán của họ, họ càng tự khoe những cái tật bé bỏng xinh xinh của mình"(56/262). Nguyễn Tuân "tự khoe", tự cung kính mình hay chính là cách khẳng định sự hiện diện cái Tôi độc đáo, khác người của mình.

Nguyễn Tuân tự coi mình là một kẻ khác người. Ngay từ khi bước chân vào văn đàn cho đến khi có hàng loạt các tác phẩm ra đời, Nguyễn Tuân đã thể hiện được cái Tôi cá nhân độc đáo của mình. Ông đã tâm sự trong tiểu

thuyết Thiếu quê hương: “Người lỗi lạc sống một cách đặc biệt không giống ai và không cho ai bắt chước được mình, chết là mang cả cái bản chính đi, chứ không để lại một bản sao nguyên cảo nào...”(8/801). Nhà nghiên cứu Hà Văn Đức có nhận xét về các nhân vật trong các sáng tác của nhà văn Nguyễn Tuân: “Nhiều nhân vật trong tác phẩm, Nguyễn Tuân sử dụng đại từ nhân xưng thứ nhất Tôi và thậm chí các nhân vật khác của ông mặc dù tên gọi có khác nhau: Vi, Bạch, Hoàng, Nguyễn... thì thực chất vẫn mang rõ hình bóng chủ quan của tác giả”(56/139)

.

Có thể nói rằng không biết đích xác ngày nào chữ Tôi xuất hiện trên thi đàn Việt Nam, khi chữ Tôi xuất hiện nó thực bỡ ngỡ và lạc lõng. Theo nhận xét của nhà nghiên cứu phê bình văn học Hoài Thanh- Hoài Chân trong Thi nhân Việt Nam: “Khi chữ Tôi, với cái nghĩa tuyệt đối của nó, xuất hiện giữa thi đàn Việt Nam, bao nhiêu con mắt nhìn vào nó một cách khó chịu. Nó cứ luôn luôn đi theo những chữ anh, chữ bác, chữ ông đã thấy chướng. Huống bây giờ nó đến một mình...”(65/45)

.

Nhà văn Nguyễn Tuân từ năm 1939 khi mới bước chân vào văn đàn, cái Tôi của nhà văn đã xuất hiện một cách độc đáo khác người, khác đời. Trong tác phẩm Phong vị tỉnh xép, Nguyễn Tuân đã tuyên bố: “Phải làm cho trọn bổn phận tối thiểu của thằng người đời. Nghĩa là phải sống, sống với thị dục, sống với giác quan, sống bằng xác thịt...”(8/457). Quan niệm này đã chi phối tới cuộc đời và ngòi bút sáng tác của nhà văn Nguyễn Tuân. Một nhà văn có thói quen: “Đi và viết ... Đi để rồi viết”(12/970)

và một lối sống hoàn toàn khác hẳn với xung quanh. Ông quan niệm đã là con người phải có cái gì độc đáo, khác người là của riêng mình chứ không nên lẫn với một ai khác; Hoặc là ở thái cực này, hoặc là ở thái cực kia chứ không nên "nhờ nhờ" ở giữa. Nhà thơ Xuân Diệu cũng đã thổi bùng lên khát vọng sống của con người, sống vội

vàng, cuống quýt và mãnh liệt: “Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt- Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm”(65/116)

.

Và từ lối sống và thói quen “đi để rồi viết” đã khiến cho ngòi bút của nhà văn Nguyễn Tuân ngày càng sắc sảo và chân thực. Sau một chuyến đi cùng bạn bè sang Hồng Kông đóng phim Cánh đồng ma Nguyễn Tuân đã cho ra mắt tập du ký Một chuyến đi năm 1938. Nội dung của tác phẩm là những câu chuyện, những tâm trạng của chính tác giả và bạn bè trong những ngày sống ở nơi đất khách quê người. Đọc Một ngày một đêm cuối năm trong tập du ký

Một chuyến đi của Nguyễn Tuân, chúng ta nhận thấy những con người lãng du, tài tử, ham cuộc sống giang hồ xê dịch nhưng lại rất nặng lòng với quê hương đất nước. Tâm trạng chán chường, buồn tủi của tác giả cũng như của bạn bè khi năm hết tết đến nơi đất khách quê người: “Phải sống một ngày giai tiết ở nơi đất khách, không có bánh chưng, không có cây nêu, hoàn toàn thiếu mất những hương vị êm dịu của quê hương, nhiều anh em cho thế là một sự bất hạnh lớn trong đời một người An Nam”(13/18)

.

Dường như trong lòng tác giả và cũng như bạn bè của mình thì những phong tục tập quán, những truyền thống văn hoá của dân tộc Việt Nam đã ăn sâu vào trái tim, khối óc của họ. Nên ở phương trời nào họ cũng nghĩ về quê hương với một tấm lòng yêu mến và trân trọng. Trong ngày và đêm cuối năm ở Hương Cảng, đối với người dân nơi đây thật tưng bừng náo nhiệt, mọi người đổ ra đường trông như dòng nước cuốn. Đặc biệt phiên chợ tết ở Hương Cảng người đông như trẩy hội, hàng hoa được bày bán rất nhiều và đẹp nhất vẫn là hoa đào, vì hoa đào đặc trưng của hoa ngày tết.

Trước cảnh đông vui nhộn nhịp ấy tác giả có hoà vào dòng người đi trong đêm cuối năm nhưng trong lòng tác giả vẫn dửng dưng, vẫn cảm thấy cô đơn, buồn tẻ: “... Tôi rảo bước, giữa cái tưng bừng của một thị trấn lớn, tôi lang thang, cô độc như một kẻ bị đi đày”(13/22). Và chỉ đến khi được ngắm những

gốc đào tươi tua tủa những hoa nhạt và nụ thắm thì trong lòng tác giả dịu lại. Tác giả muốn mua: “một gốc yêu đào gọi là ghi lấy phút sung sướng trong một ngày tuế mộ ở ngoài quê hương”(13/23). Nhưng điều đó tác giả không làm được, bởi lẽ: “Cái hận lớn của một thằng phiêu đãng như tôi, trong một ngày cuối năm như hôm nay là không đủ tư cách để làm nổi một việc xa xỉ...”(13/23)

.

Trong quan điểm nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Tuân, chúng ta đã biết: khát vọng mà nhà văn Nguyễn Tuân muốn vươn tới và thể hiện trong tác phẩm của mình là cái đẹp và chỉ cái đẹp mà thôi. Hay nói cách khác cái Tôi của Nguyễn Tuân là một cái Tôi nghệ sĩ. Trong các tác phẩm của mình, ông nhìn sự vật bằng con mắt thẩm mĩ, những nhân vật mà ông xây dựng nên đều là những bậc tài hoa, nghệ sĩ. Chúng ta nhận thấy không chỉ trong trang sách mà ngoài cuộc đời của tác giả cũng vậy, nhà văn Nguyên Ngọc có nhận xét:

“Hình như ta ít gặp nhà văn nào nhất quán triệt để đến như ông giữa trang viết và cách sống hàng ngày của mình... Đó là một thái độ thẩm mĩ đặc biệt của ông, riêng ông đối với cuộc sống...”(56/534)

. Trong Hồi ký sống đẹp từng ngày nhà văn Nguyên Ngọc có viết về một kỷ niệm thật đẹp đẽ trong đời của nhà văn Nguyễn Tuân khi ông đang ở Matxcơva. Đó là một buổi chiều Nguyễn Tuân có nhờ cô phiên dịch Tônhia mua hộ ông ba đoá hoa hồng.

- "Tônhia: Trời ơi! Ông có biết bây giờ là mùa gì không?... Thưa ông bây giờ đang là mùa đông ạ!... Hoa hồng ư, giữa mùa tuyết này đắt như vàng.

- Nguyễn Tuân: Đó là việc của tôi...

- Nguyễn Tuân nâng lấy ba đoá hoa từ tay cô gái, ông nâng niu ngắm

nghía hồi lâu, rồi ông ngẩng lên:

Không chỉ riêng đối với Tônhia mà còn đối với rất nhiều bạn bè của mình, Nguyễn Tuân cũng đều làm như vậy. Những cử chỉ, lời nói, việc làm của nhà văn thật cao đẹp, khiến cho mọi người vô cùng ngưỡng mộ. Phạm Tường Hạnh có ghi lại một kỷ niệm đẹp đẽ của nhà văn Nguyễn Tuân: một lần có một người bạn rủ nhà văn Nguyễn Tuân đi dự đám cưới của hai anh chị tự vệ của nhà máy cơ khí Hà Nội, trong khi Nguyễn Tuân không hề quen biết họ. Đám cưới được tổ chức trong khi những đợt B52 đang đánh phá dữ dội ở Hà Nội. Nguyễn Tuân nói: “Vậy để mình đi mua bó hoa tặng cặp vợ chồng này...”(56/450)

.

Như vậy đối với nhà văn Nguyễn Tuân dù trong trang sách hay ngoài cuộc đời thì cái Tôi của nhà văn luôn khao khát và đi tìm cái đẹp. Cái đẹp ở hiện tại không đủ để thoả mãn lòng mình, nhà văn Nguyễn Tuân đã đề xướng và cổ vũ nhiệt thành cho chủ nghĩa xê dịch. Với hai tập tuỳ bút: Tuỳ bút I

Tuỳ bút II đã tập hợp được nhiều bài viết sắc sảo của nhà văn Nguyễn Tuân

Một phần của tài liệu Tìm hiểu đặc sắc nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Tuân trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)