Như chúng ta đã biết, trước Cách mạng tháng Tám để phủ nhận xã hội hiện tại nhà văn Nguyễn Tuân đã lấy cuộc sống giang hồ xê dịch, cuộc sống trụy lạc làm cái cớ để thoát li. Nhưng cách đó chẳng làm vơi đi nỗi chán chường trong lòng tác giả mà lại càng làm cho tác giả rơi vào con đường tuyệt vọng, bế tắc. Nguyễn Tuân đã tìm cách trở về với quá khứ, với cội nguồn dân tộc, tìm lại những nét đẹp của một thời đã qua mà trong buổi Tây Tàu nhố nhăng này khó mà giữ được những giá trị văn hoá cổ truyền của dân tộc. Con đường trở về với quá khứ là một trong những con đường nhà văn khao khát đi tìm giá trị đích thực của cuộc sống. Trong rất nhiều các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Tuân, đặc biệt với tác phẩm Vang bóng một thời đã khiến người đọc ngỡ ngàng trước một Nguyễn Tuân rất mực tài hoa: Không phải chỉ có một Nguyễn Tuân “lập dị, ngang chướng” mà ở đây là một Nguyễn Tuân say sưa
tôn thờ cái đẹp, một tấm lòng tha thiết gắn bó và giữ gìn những giá trị văn hoá tinh thần của dân tộc. Nhà văn Nguyễn Tuân đã xây dựng nên những hình tượng nhân vật rất tinh tế và sâu sắc, với những câu văn, lời văn gợi hình, gợi cảm. Hình tượng những nhà nho cuối mùa, thất thế, bi quan, chán nản trước cuộc đời trong các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Tuân đã phần nào nói lên tâm sự cũng như quan niệm thẩm mĩ của tác giả đối với cuộc đời.
Hình ảnh những nhà nho như những ông Phủ, ông Nghè, ông ấm trong các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Tuân là hình ảnh tiêu biểu cho một lớp người trong xã hội phong kiến có tâm huyết với cuộc đời, với nhân sinh nhưng họ đều rơi vào tâm trạng chán nản, bi quan, bất lực trước cuộc đời đầy biến động. Bởi lẽ họ không đủ sức để làm thay đổi diện mạo xã hội, lập lại trật tự xã hội dù họ có tâm huyết đến đâu. Thất vọng trước cuộc sống hiện tại, họ chỉ biết đi tìm những thú vui tao nhã, những trò thả thơ, đánh thơ, nhấm nháp chén trà buổi sớm, uống rượu Thạch lan hương... Đây là những thú vui của các nhà nho cuối mùa, dù có thất thế nhưng họ vẫn sống cuộc sống nhàn hạ, thanh tao và biết giữ gìn, chắt chiu cái đẹp trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Có lẽ đây cũng là quan niệm trong cuộc sống và trong văn chương của nhà văn Nguyễn Tuân.
Trong truyện Chén trà sương của nhà văn Nguyễn Tuân, chúng ta nhận thấy cụ ấm sống cuộc sống nhàn tản, hưởng thụ những lạc thú ở đời. Cụ thưởng thức chén trà buổi sớm pha với thứ nước đọng trên lá sen, rồi từ cách nhóm bếp, đun nước, rồi chọn bạn uống trà, đàm đạo thơ văn... tất cả đều trở thành lễ nghi thiêng liêng: “Chưa bao giờ ông già này dám cẩu thả trong cái thú chơi thanh đạm. Pha cho mình, cũng như pha trà mời khách cụ ấm đã để vào đấy bao nhiêu công phu. Những công phu đó đã trở nên lễ nghi, nếu trong ấm trà pha ngon, người ta chịu nhận thấy một chút mùi thơ, một vị triết
công việc gì dường như tập trung tất cả sức lực vào công việc đó. Khi không lấy được nước pha trà đọng trên lá sen: “Cụ ấm than tiếc cái mùa thu đã đi mất rồi, để sen hồ rách hết tàn rũ hết lá...”(13/116)
Cụ ấm, một con người luôn đi tìm những thú vui tao nhã, thanh đạm. Với cụ dường như ý nghĩa của cuộc đời đọng trong hương vị của trà Tàu, nên cụ đã nhấm nháp hưởng thụ nó và cụ đam mê cái phong vị trà Tàu, đam mê đến mức sa đà.
Không chỉ có cụ ấm trong Chén trà sương mà chúng ta còn nhận thấy cụ Sáu trong Những chiếc ấm đất cũng rất nghiện trà Tàu. Mỗi khi pha trà cụ cũng rất cầu kỳ, phải xin được nước giếng ở chùa Đồi Mai xa làng nửa ngày đường người nhà gánh về cụ mới pha trà. Cụ Sáu đã có lần tâm sự với nhà sư ở chùa Đồi Mai, dù biết rằng nhà sư sống ở nơi thanh tịnh xa lánh những phàm tục ở đời: “Chùa nhà ta có cái giếng này quý lắm. Nước rất ngọt. Có lẽ tôi nghiện trà Tàu vì nước giếng nhà chùa đấy. Tôi sở dĩ không đi đâu xa được cũng là vì không đem theo được nước giếng này đi để pha trà...”(13/50)
. Một thú vui cầu kỳ, đài các của cụ Sáu khiến người đọc liên tưởng tới một con người chỉ biết tôn thờ cái đẹp, khao khát cái đẹp tồn tại mãi trong cuộc đời. Phải chăng cụ Sáu muốn quên đi hiện thực đen tối đang diễn ra trước mắt để tìm đến thú vui tao nhã, thanh đạm, tìm đến với cái đẹp trong cuộc sống. Ngoài ra, chúng ta còn nhận thấy ở cụ Sáu trong truyện Những chiếc ấm đất có khả năng quan sát mọi việc rất tinh tế và sắc sảo. Chẳng hạn như phân biệt thế nào là nước sôi và nước mới sủi: “Cứ nhìn tăm nước to được bằng cái mắt cua thì là sủi vừa và khi mà tăm nước to bằng mắt cá thì là nước sôi già chứ gì...”(13/53). Một sự liên tưởng và so sánh của cụ Sáu thật dễ hiểu và hấp dẫn trong hiện tượng nước sôi mà mấy ai trong chúng ta để tâm tới nó đến mức tỷ mỷ, kỹ càng đến thế. Từ khi đọc được những trang viết của nhà văn Nguyễn Tuân trong mỗi chúng ta đều ít nhất một lần để tâm tới hiện tượng này thì quả đúng là như vậy. Qua đó chúng ta càng hiểu thêm rằng
không chỉ trong cuộc sống hàng ngày mà cả trong các tác phẩm, Nguyễn Tuân muốn khám phá sự việc gì thì phải xem xét, khám phá cho đến tận cùng sự việc đó. Trong truyện Những chiếc ấm đất nhà văn Nguyễn Tuân còn có cách dẫn dắt câu chuyện bằng những chi tiết thật hấp dẫn: tác giả kể về một lão hành khất rất sành trà Tàu, một kẻ ăn mày được một ấm trà và ung dung uống như một tay quý phái. Chính người ăn mày đó đã khiến cụ Sáu trong tác phẩm Những chiếc ấm đất phải thốt lên: “Giá cái lão ăn mày ấy sinh vào thời này, thì tôi dám mời anh ta đến ở luôn với tôi để sớm tối có nhau mà thưởng thức trà ngon...”(13/52). Từ cách kể chuyện hấp dẫn của tác giả, người đọc có thể tự rút ra cho mình bài học nhân sinh: Không thể nhìn bề ngoài để đánh giá một con người, họ có thể là người hành khất với bề ngoài nhếch nhác, lôi thôi nhưng trong tâm hồn họ thì vô cùng thánh thiện, khiến người đời ngưỡng mộ. Thời thế thay đổi khiến cuộc đời của mỗi con người cũng bị đổi thay. Hình ảnh các nhà nho cuối mùa, thất thế, họ bi quan, chán nản trước cuộc đời, nhưng ở họ có những điều rất đáng quý, đáng trọng đó là: họ biết giữ gìn trân trọng cái đẹp trong cuộc sống.
Đối với truyện ngắn Hương cuội của nhà văn Nguyễn Tuân cũng là một ví dụ tiêu biểu về các nhà nho đáng kính. Nhà văn Nguyễn Tuân đã dựng lên một hình tượng nhân vật: cụ Kép làng Mọc, hàng ngày cụ chăm chút mấy chục chậu hoa lan rất công phu: “Cụ Kép nguyện đem cái quãng đời xế chiều của một nhà nho để phụng sự lũ hoa thơm cỏ quý...”(13/85). Cụ Kép còn có thú vui uống rượu, thưởng hoa rất cầu kỳ, khác người: cụ uống rượu với đá cuội tẩm kẹo mạch nha ướp với hương lan, ủ kín trong lồng bàn giấy qua đêm và khi cuộc rượu bắt đầu thì từng lồng bàn giấy được mở ra: “Rồi mỗi chén rượu ngưng là một lời thơ ngâm trong trẻo. Cứ thế cho tàn hết buổi chiều...”(13/93). Cuộc sống của các cụ thật thanh nhàn và vui vẻ. Phải chăng các
Bên cạnh cụ ấm, cụ Sáu, cụ Kép còn có những ông Phủ, cụ Nghè Móm, cô Tú... thích uống trà Tàu, chơi cây cảnh, đọc Đường thi, chơi trò thả thơ, đánh thơ. Những thú vui tao nhã đó có một sức hấp dẫn, cuốn hút rất đặc biệt nhất là vào những đêm trăng những tiếng thơ ngâm là một thanh âm trong trẻo “du dương và thái bình như tiếng vang của một hội tao đàn...”(13/61)
. Dường như cuộc sống nơi đây thật thanh bình, nhàn nhã với cụ Hồ Viễn trong
Ngôi mã cũ của nhà văn Nguyễn Tuân. Cụ sống cảnh vẻ, đài các: “Hai móng tay út lá lan... uốn vòng như râu rồng”(13/76)
luôn luôn phải rửa bằng chanh, rồi “mỗi ngày hai bữa rượu và mỗi phiên chợ một bữa thuốc phiện”(13/76)
. Có thể nói rằng cuộc sống, sinh hoạt của cụ Hồ Viễn cầu kỳ, đài các như vậy không phù hợp chút nào. Bởi lẽ để có được những thứ cần trong cuộc sống của cụ thì cô Tú, cậu Chiêu phải vất vả rất nhiều vì hoàn cảnh gia đình đang sa sút. Nhưng ở cụ Hồ Viễn có điều khiến người đời rất thán phục đó là cái tài chơi cờ của cụ: “Cụ Hồ nguyên là tướng Cờ Đen”(13/78). Cụ Hồ và cậu Chiêu có thể: “đánh với nhau mấy ván cờ không có quân đi, không có bàn bày, đánh cờ bằng miệng chứ không phải bằng tay đụng quân”(13/83). Tài nghệ của cụ Hồ Viễn, của cậu Chiêu khó ai có thể có được. Việc chơi cờ đã khó, chơi cờ không cần quân đi, không có bàn bày thật là kỳ thú. Chúng ta có thể nhận thấy: Nhân vật của Nguyễn Tuân là những nhà nho, ông Nghè, ông Cử... những người đã sa cơ thất thế không còn chỗ đứng ở chốn quan trường, địa vị của họ trong xã hội cũ cũng không còn được trọng dụng và được đề cao nữa. Họ đã đi tìm thú vui (hay là một cách để tự khẳng định mình) ở những trò thả thơ, đánh thơ, uống trà... đây cũng là một cách để chứng tỏ nét tài hoa nghệ sĩ, sự "hơn người", "khác người" của họ. Quả thật những trang viết về những người này của Nguyễn Tuân thật đặc sắc, thật hấp dẫn và tinh tế.
Thế giới nhân vật của Nguyễn Tuân còn tạo nên được sự độc đáo, cuốn hút bởi những câu chuyện kể về cõi âm, ma quái, hư hư, thực thực. ở đây
chúng ta cần nói thêm, trong xã hội cũ không phải cứ có tài, học rộng, biết nhiều là có thể thi đỗ, có thể làm nên việc lớn. Có một sự thật diễn ra trong
Khoa thi cuối cùng của nhà văn Nguyễn Tuân, có hai anh em Đầu Xứ học giỏi nhất làng mà đều thi trượt, bởi do có oan hồn hiện về báo oán. Nhà văn Nguyễn Tuân xây dựng chi tiết oan hồn hiện về báo oán là một hư cấu nghệ thuật, là cái cớ để nhà văn phủ định xã hội hiện tại. Trong xã hội cũ, nhiều nhà nho học rộng, biết nhiều nhưng họ đã thất thế, bi quan, chán nản trước cuộc đời, họ giống như những người thừa trong xã hội. Nỗi niềm, tâm sự của các nhà nho được nhà văn Nguyễn Tuân thấu hiểu và phản ánh trong tác phẩm của mình và ngày hôm nay thế hệ con cháu hiểu được càng trân trọng hơn thế hệ cha ông đi trước.
Như vậy trong các tác phẩm nhà văn Nguyễn Tuân đã xây dựng một số hình tượng nhân vật là những nhà nho thất thế, bi quan, chán nản trước cuộc đời. Họ đã trở về với quá khứ, với những nét đẹp trong phong tục truyền thống của người Việt Nam. Trở về với cuộc sống thanh tao, với những thú vui tao nhã, với những lễ nghi thiêng liêng trong cuộc sống sinh hoạt... đó là một cách để các nhà nho giãi bày tâm sự và sống thật với lòng mình. Đồng thời đây cũng là một cách phản ứng tiêu cực của các nhà nho trước những biến động của thời cuộc.